GIỚI THIỆU .9
PHẦN I – PHÂN TÍCH CÁN CÂN THANH TOÁN (BOP) TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ .10
I.1. GIỚI THIỆU 10
I.2. TỔNG QUAN CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM 10
I.2.1 Đặc điểm BOP ở Việt Nam 10
I.2.2 Diễn biến cán cân thương mại 15
I.3. SỰ BỀN VỮNG VÀ VẤN ĐỀ MANG TÍNH CƠ CẤU CỦA BOP 18
I.4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHÍNH SÁCH 19
I.4.1. Đề xuất biện pháp ngắn hạn 19
I.4.2. Đề xuất biện pháp dài hạn .21
PHẦN II – KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI .22
II.1. QUY ĐỊNH VỀ BOP CỦA WTO LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA 22
II.1.1 Ngoại lệ BOP trong hệ thống GATT/WTO .22
II.1.2 Quy định BOP áp dụng với các thành viên phát triển (Điều XII GATT 1994)
22
II.1.3 Quy định BOP áp dụng với các nước đang phát triển (Điều XVIII:B GATT
1994) .23
II.1.3 Hình thức các biện pháp BOP .23
II.1.4 Mức độ, cơ chế quản lý giám sát, phạm vi và thời hạn áp dụng hạn chế 24
II.1.5 Vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) .26
II.1.6 Khía cạnh pháp lý và quy định về thủ tục Tham vấn về BOP .30
II.2. QUY ĐỊNH BOP CỦA WTO TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 38
II.3 CÁC CUỘC THAM VẤN TRONG KHUNG KHỔ UỶ BAN BOP 38
II.3.1 Giới thiệu .38
II.3.2 Các đợt tham vấn đầy đủ quan trọng nhất giữa Uỷ ban BOP của WTO với các
nước đang phát triển đến năm 2000 39
II.3.3 Tham vấn đầy đủ với các thành viên LDC 43
II.3.4 Tham vấn với các nền kinh tế chuyển đổi theo Điều XII GATT 1994 đến năm
2000 43
II.3.5 Các đợt tham vấn gần đây .48
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .55CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Trung Quốc
AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
AJFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Nhật Bản
AKFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Hàn Quốc
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BOP Các cân Thanh toán
CAB Cán cân Tài khoản vãng lai trong Cán cân Thanh toán
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài
FTA Thỏa thuận Thương mại Tự do
G20 Nhóm 20 nước
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KAB Cán cân Tài khoản vốn trong Cán cân Thanh toán
MUTRAP Chương trình Hỗ trợ Thương mại Đa biên
US Hoa Kỳ
USBTA Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ-Việt Nam
US$ Đôla Mỹ
VND Đồng Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
LDC Nước/Quốc gia kém phát triển
GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại2
BÁO CÁO TÓM TẮT
Kể từ 2002, ở Việt Nam đã xuất hiện thâm hụt thương mại gia tăng mang tính chất hệ
thống, đến nay đã đạt đến mức cao trong lịch sử. Thâm hụt thương mại mang tính cơ cấu
là gánh nặng lớn đối với Cán cân Thanh toán (BOP) của quốc gia, và kết quả là cán cân
vãng lai đã rơi vào tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Mặc dù tình hình BOP
của Việt Nam không bị coi là đáng báo động, nhưng thực trạng này yêu cầu cần phân tích
sâu sắc về các nguyên nhân kinh tế và chính sách thương mại cũng như các bước đi để
loại bỏ bất cập này. Nghiên cứu này của MUTRAP ghi nhận sự thay đổi sâu sắc đối với
cơ cấu cũng như chức năng của nền kinh tế Việt Nam kể từ thời điểm bắt đầu quá trình
cải cách kinh tế xã hội chủ nghĩa vào giữa những năm 90 và việc tự do hóa đáng kể hoạt
động nhập khẩu là kết quả của việc Việt Nam trở thành thành viên WTO và ngày càng
tham gia nhiều hơn vào các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực. Quá
trình hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới cũng định hình lại môi trường chính
sách thương mại ở Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế trong lĩnh vực thương mại tạo
ra khung khổ cho các biện pháp đối phó với các bất cập liên quan đến BOP.
64 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thâm hụt thương mại của Việt Nam và các điều khoản về cán cân thanh toán của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thâm hụt
67
Báo cáo Hội đồng Phúc thẩm, Ấn Độ - Hạn chế Định lượng, đoạn 95
68
Đoạn 1. Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ39
thương mại. Nhưng cũng có những trường hợp các nước đang phát triển không muốn sử
dụng biện pháp này vì có thể làm phát sinh chi phí xã hội. Tỷ giá giảm xuống sẽ làm giá
trong nước trở nên cao hơn, bao gồm cả giá của những mặt hàng thiết yếu và cũng có thể
gây ra lạm phát. Một khó khăn nữa đó là việc điều chỉnh tỷ giá này cần có thời gian. Điều
này đặt ra câu hỏi về vấn đề thanh khoản, có nghĩa là một nước có thâm hụt thương mại
cần phải có đủ dự trữ để có thể tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng thực sự cần thiết cho tới
khi trạng thái cân bằng được thiết lập trở lại. Điểm này cũng cho thấy trong các vấn đề về
BOP, lập luận lý thuyết trừu tượng trong một số trường hợp cụ thể khó có thể giúp đưa ra
quyết định xác đáng được.
Điểm đáng lưu ý kể từ đầu thập kỷ 70 đó là số lượng các nước tham vấn theo điều khoản
BOP của GATT/WTO liên tục giảm xuống. Trong thập kỷ 60, 10 nước đang phát triển đã
vận dụng điều khoản BOP của GATT.
69
Trong thập kỷ 70 và 80, chỉ có 3-4 nước. Nhưng
hầu hết các biện pháp hạn chế nhập khẩu áp dụng đều được duy trì trong thời gian dài.
Ấn Độ duy trì hạn chế định lượng BOP trong 37 năm, Hy Lạp 32 năm, Bangladesh 31
năm và Pakistan 41 năm.
Trong 5 năm đầu sau khi WTO được thành lập, ngoài các thành viên đã vận dụng trước
đó, hầu như tất cả các thành viên có nền kinh tế chuyển đổi (Bulgaria, Cộng hoà Séc,
Hungary, Ba Lan, Rumania và Slovakia) đều áp dụng hạn chế định lượng trong một thời
gian ngắn vì lý do BOP theo Điều XII GATT 1994. Ukraina, cũng có nền kinh tế chuyển
đổi, đã thông báo áp dụng biện pháp hạn chế BOP vào đầu năm 2009 và thực hiện tham
vấn trong Uỷ ban BOP. Thực tế nhiều nước chuyển đổi vận dụng các quy định về BOP là
rất đáng chú ý đối với Việt Nam, điều này cho thấy các nền kinh tế chuyển đổi thường
gặp phải các điều kiện kinh tế mang tính chất gánh nặng đối với BOP. Ngoài Ukraina,
Ecuador cũng chịu ảnh hưởng lớn của khủng hoảng kinh tế và cũng phải áp dụng biện
pháp hạn chế nhập khẩu vì lý do BOP. Cả Ukraina và Ecuador đều gặp phải đối xử lạnh
lùng của Uỷ ban BOP và được yêu cầu xoá bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế trong vòng
vài tháng. Các thành viên khác thực hiện tham vấn với Uỷ ban BOP đều từng bước không
vận dụng quy định BOP của WTO nữa. Như vậy, từ năm 2001 đến 2008, không có cuộc
tham vấn nào về BOP trong khung khổ WTO. Nước cuối cùng thôi không vận dụng là
Bangladesh sau khi nước này xoá bỏ biện pháp hạn chế vào năm 2008.
Trong 14 năm thực tiễn hoạt động của WTO, có thể rút ra kết luận rằng trong khung khổ
WTO, nước tham vấn thường ít được thông cảm hơn tại Uỷ ban BOP so với thời GATT.
Các nước áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu được yêu cầu xoá bỏ hạn chế BOP trong
thời gian ngắn và được khuyến nghị áp dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô để giải quyết
khó khăn BOP của mình. Trong nhiều trường hợp, thành viên bảo lưu quyền của mình,
điều này thể hiện một thông điệp rõ ràng tới thành viên tham vấn rằng trong trường hợp
có sự không phù hợp quy định, thì cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ được vận dụng. Như
thảo luận ở trên, tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ đã được quyết định trong khung khổ
Hội đồng giải quyết tranh chấp và Hội đồng phúc thẩm. Xu hướng gần đây khuyến cáo
các nước có ý định áp dụng biện pháp hạn chế thương mại trong WTO là họ sẽ nhận
được rất ít sự cảm thông từ Uỷ ban BOP.
II.3.2 Các đợt Tham vấn đầy đủ quan trọng nhất giữa Uỷ ban BOP của WTO với các
nước đang phát triển đến năm 2000
Các nước đang phát triển
69
Gần đây AITIC chuẩn bị «Nghiên cứu cơ bản» rất hữu ích về vấn đề này. Nghiên cứu có tiêu đề “Các cuộc tham vấn
BOP trong WTO: liệu có bắt đầu phổ biến trở lại?” tại trang web: www.aitic.org40
Ấn Độ
70
Như đã nêu ở phần trên, Ấn Độ tham vấn với Uỷ ban BOP của WTO vào năm 1995 và
1997. Dự trữ ngoại hối tương đương 6.5 tháng nhập khẩu. IMF tuyên bố BOP của Ấn Độ
bền vững và ổn định trong trung hạn. Nước này không phải đối mặt với nguy cơ về suy
giảm nghiêm trọng dự trữ tiền tệ. Theo IMF, biện pháp hạn chế định lượng do Ấn Độ áp
dụng là không cần thiết để tăng dự trữ lên một mức hợp lý.
Ấn Độ duy trì hạn chế định lượng đối với hơn 2700 dòng thuế, chủ yếu là nhóm hàng tiêu
dùng và áp dụng thông qua hệ thống giám sát cấp phép nhập khẩu rất phức tạp.
Trong quá trình tham vấn BOP, nhiều thành viên trong Uỷ ban đã nhận xét Ấn Độ có
điều kiện kinh tế đối ngoại ổn định, vì vậy việc tiếp tục duy trì hạn chế nhập khẩu là
không hợp lý khi căn cứ vào các quy định BOP của WTO. Ngoài ra, thành viên cũng nêu
rõ Ấn Độ không đưa ra cơ sở hợp lý của việc sử dụng biện pháp hạn chế định lượng, như
vậy là không phù hợp với quy định nêu trong Cách hiểu mà các thành viên đã cam kết ưu
tiên sử dụng biện pháp theo giá. Đa số các nước đều yêu cầu Ấn Độ xoá bỏ ngay lập tức
các biện pháp hạn chế nhập khẩu duy trì theo Điều XVIII:B GATT 1994.
Trong đợt tham vấn năm 1997, Ấn Độ đề xuất từng bước xoá bỏ hạn chế trong 9 năm,
sau đó điều chỉnh xuống còn 7 năm, rồi 5 năm. Đề xuất này không được một số thành
viên Uỷ ban chấp nhận, các thành viên này bảo lưu quyền của mình trong WTO. Hoa Kỳ
vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp và thắng kiện. Ấn Độ phải xoá bỏ hạn chế nhập
khẩu áp dụng vì lý do BOP vào năm 2000.
Sri Lanka
Trong tài liệu cung cấp phục vụ tham vấn BOP với Sri Lanka trong năm 1995, IMF báo
cáo rằng dự trữ chính thức của nước này tăng lên mức 5 tháng nhập khẩu. Thâm hụt cán
cân tài khoản vãng lai tăng cao lên mức 7% GDP. Tình hình tài khoá tiếp tục đáng lo
ngại. Thâm hụt ngân sách, một phần là do cuộc nội chiến tiếp tục căng thẳng, đã tăng lên
tới mức 9,5% GDP.
Sri Lanka duy trì hạn chế nhập khẩu đối với 200 mặt hàng vì lý do an ninh quốc gia, sức
khoẻ cộng đồng, đạo đức cộng đồng và môi trường. Một số hàng lương thực thực phẩm
bị hạn chế định lượng nhập khẩu vì lý do BOP đã bị nhiều thành viên phê phán do không
áp dụng hình thức biện pháp theo giá.
Uỷ ban BOP đi đến kết luận là “hầu hết các thành viên không nhận thấy nguy cơ suy
giảm dự trữ quốc tế của Sri Lanka theo như quy định nêu tại đoạn 9 Điều XVIII, cũng
như không có dấu hiệu tình hình cán cân thanh toán nghiêm trọng như nêu tại khoản 3
trong Cách hiểu… Uỷ ban nhận định rằng, ngay cả khi có khó khăn về cán cân thanh
toán, thì với tác động hạn chế của biện pháp cấp phép nhập khẩu đối với hàng nông
nghiệp nói chung và với các cân thương mại tổng thể, biện pháp này khó có thể giải
quyết được khó khăn. Trên cơ sở nhận định trên, và căn cứ trên các quy định của GATT
1994, Uỷ ban khuyến nghị Sri Lanka không vận dụng quy định của Điều XVIII:B”.
71
70
Một số khía cạnh của các tham vấn BOP của Ấn Độ được mô tả chi tiết trong phần trước của báo cáo này.
71 WT/BOP/R/841
Trong năm 1998, Sri Lanka chấm dứt vận dụng Điều XVIII:B GATT 1994 và xoá bỏ
toàn bộ các hạn chế nhập khẩu vì lý do BOP.
72
Nigeria
Nigeria tham vấn BOP lần đầu với Uỷ ban BOP dưới thời GATT vào năm 1984, sau đó
tiếp tục tham vấn trong khung khổ WTO vào 1996, 1997 và 1998.
Theo IMF, tình hình kinh tế của Nigeria xấu đi đáng kể từ năm 1990. “Trong giai đoạn
1990-1993, thặng dư cán cân thương mại đã giảm hơn 1 nửa và cán cân tài khoản vãng
lai đã chuyển từ thặng dư gần 10% GDP sang thâm hụt 3%. Đồng thời, tổng dự trữ giảm
xuống từ tương đương 5 tháng nhập khẩu xuống còn khoảng 1 tháng… Thâm hụt ngân
sách của Chính phủ liên bang tăng lên 6 lần trong giai đoạn 1990-1993.” Nợ nước ngoài
lên tới “31 tỷ đôla Mỹ, tương đương 91% GDP vào cuối năm 1994… tình hình kinh tế
đối ngoại dự kiến sẽ tiếp tục diễn biến bất thường và dự trữ chính thức sẽ ở mức khá thấp
trong nhiều năm tiếp theo.” Mặc dù có tình hình kinh tế đối ngoại rất xấu như vậy nhưng
IMF vẫn đề xuất “thực hiện dứt khoát các chính sách kinh tế vĩ mô mạnh, chứ không nên
áp dụng hạn chế thương mại… để cải thiện tình hình một cách bền vững. Cán bộ Quỹ
khuyến khích thống nhất tỷ giá, và thông qua lộ trình xoá bỏ hạn chế về tỷ giá.”
73
Thành viên Uỷ ban đặt câu hỏi về sự phù hợp của việc duy trì biện pháp cấm nhập khẩu
để giải quyết khó khăn BOP. Biện pháp cấm nhập khẩu được áp dụng với ngô, lúa miến,
kê, bột lúa mỳ, dầu thực vật, ba-rít và ben-tô-nít, thạch cao, các vật dụng gia đình bằng
nhựa, lốp cũ, lốp đắp lại, sợi dệt may các loại và các sản phẩm dệt may, ôtô và xe máy có
tuổi đời trên 8 năm, đồ gỗ và máy chơi trò chơi, là không phù hợp với quy định của
WTO. Việc nhập khẩu bột lúa mỳ và thạch cao bị hạn chế theo Điều XIX của GATT, còn
hạn chế đối với ôtô và máy chơi trò chơi là theo Điều XX. Hạn chế định lượng không
được áp dụng để kiểm soát tổng mức nhập khẩu chung và Nigeria không chứng minh
được lý do tại sao biện pháp theo giá không đủ để xoá bỏ bất chấp về BOP và không tạo
ra tác động đối với thương mại. “Ngoài ra, phần lớn nhập khẩu của Nigeria bao gồm hoá
chất, hàng chế tạo, máy móc và thiết bị vận tải trong khi đó biện pháp cấm nhập vì lý do
cán cân thanh toán lại chỉ tập trung áp dụng với một số ít nhóm hàng thuộc các lĩnh vực
được bảo hộ có lựa chọn… biện pháp cấm nhập đã vượt quá mức cần thiết để giải quyết
bất cập về cán cân thanh toán”
74
.
Trong phiên tham vấn tiếp theo Uỷ ban đi đến kết luận là “biện pháp cấm nhập của
Nigeria không còn phù hợp với Điều XVIII:B và Cách hiểu” và yêu cầu Nigeria thông
báo các quyết định có liên quan cho Uỷ ban. Thành viên cũng bảo lưu quyền theo GATT
1994.
75
Trong phiên tham vấn tiếp theo Nigeria được Uỷ ban yêu cầu đưa ra lộ trình xoá
bỏ các biện pháp không phù hợp với WTO.
76
Trong đợt tham vấn nối tiếp, Nigeria đưa ra lộ trình 8 năm xoá bỏ các hạn chế và không
được các thành viên chấp nhận. Phiên tháng 2 và tháng 7 năm 1997 cũng không thành
công, vì vậy Chủ tịch Uỷ ban báo cáo các quan điểm khác nhau trong Uỷ ban lên Đại Hội
đồng.
77
Trường hợp này không cần vận dụng điều khoản giải quyết tranh chấp trong
72 WT/BOP/R/44
73 WT/BOP/R/13
74 WT/BOP/R/13
75 WT/BOP/R/18
76 WT/BOP/R/25
77 WT/BOP/R/35 và 4142
WTO, vì Nigeria đã thông báo với Uỷ ban là nước này xoá bỏ mọi hạn chế vào trước
1/01/2000.
78
Tunisia
Trong đợt tham vấn với Tunisia vào 6/1996, IMF báo cáo rằng trong năm 1994 nước này
xảy ra thâm hụt tài khoá chung ở mức 3% GDP, mức này tăng lên 4,2% trong năm tiếp
theo. Thâm hụt ngân sách đã đạt đến mức 5,3% GDP. Trong năm 1994, thâm hụt cán cân
vãng lai, không tính viện trợ, thu hẹp xuống còn 2,9% GDP, từ mức 7,7% trong năm
1993. Theo ước tính, thâm hụt tài khoản vãng lai đã tăng lên mức 4,5% GDP trong 1995.
Cán cân tổng thể BOP đạt thặng dư 2% GDP trong 1994 và giảm xuống còn 0,3% GDP
năm 1995. Tổng dự trữ chính thức tính đến cuối năm 1995 giảm xuống mức tương đương
2,6 tháng nhập khẩu và ước tính tương đương 2 tháng nhập khẩu vào thời điểm cuối
tháng 4/1996. Báo cáo của IMF cũng phân tích tình hình cải cách kinh tế của Tunisia, và
cuối cùng Quỹ khuyến khích chính quyền xoá bỏ ngay tất cả các biện pháp hạn chế
thương mại vì lý do BOP.
Tại cuộc họp vào 6/1996, thành viên Uỷ ban ghi nhận tình hình BOP của nước này có
khả năng biến động lớn, nhưng cũng nêu rõ rằng các biện pháp hạn chế định lượng với
ôtô nhập khẩu không dựa vào giá và cũng không được áp dụng nhằm kiểm soát tổng mức
nhập khẩu chung.
79
Trong phiên tiếp theo vào 6/1997, IMF báo cáo dự trữ của nước này đang có xu hướng
tăng lên (3,2 tháng nhập khẩu) và thâm hụt tài khoản vãng lai đối ngoại đã thu hẹp xuống
còn 3% GDP trong năm 1996, thể hiện sự cải thiện về cán cân thương mại cũng như dịch
vụ. IMF tiếp tục khuyến nghị chính quyền xoá bỏ ngay hạn chế định lượng vì lý do BOP.
Uỷ ban hoan nghênh kế hoạch xoá bỏ biện pháp của Tunisia, bao gồm 4 giai đoạn tự do
hoá, bắt đầu từ 1/7/1997 và kế thúc vào 31/12/2000. Trên cơ sở kế hoạch này, Uỷ ban đã
khuyến nghị lên Đại Hội đồng như sau “…bằng việc tuân thủ kể hoạch đề ra, Tunisia
được coi là tuân thủ với các nghĩa vụ của thành viên này trong GATT 1994.”
80
Tunisia
xoá bỏ tất cả các biện pháp hạn chế nhập khẩu còn lại trước 31/12/2000 đúng như kế
hoạch đề ra.
81
Pakistan
Pakistan là thành viên thường xuyên tham vấn trong Uỷ ban BOP, lần tham vấn đầu tiên
là vào 1960. Tại phiên 4/1997 tại Uỷ ban BOP của WTO, đại diện IMF ghi nhận tình
hình BOP khá nhạy cảm của nước này. Thâm hụt tài khoản vãng lai tại mức 6,8% GDP,
phản ánh mức thâm hụt thương mại lớn. Mức dự trữ chính thức tại thời điểm cuối tháng
3/1997 tương đương 3,6 tuần nhập khẩu. Thâm hụt ngân sách đứng ở mức 4,8% GDP.
Tại thời điểm tham vấn, Pakistan duy trì các biện pháp hạn chế nhập khẩu (QR) và thuế
đặc biệt đối với 68 mặt hàng với lý do sức khoẻ, an toàn, đạo đức xã hội hoặc an ninh
82
.
Thành viên của Uỷ ban ghi nhận rằng Pakistan phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về
78 WT/BOP/R/47
79 WT/BOP/R/14
80 WT/BOP/R/31
81 WT/BOP/N/58
82
Diện mặt hàng gồm : thịt, stearin của cây cọ, lá thuốc lá, thuốc lá điều, hoá chất, giấy và sản phẩm giấy, một số máy
móc, ổ bi, nồi hơi kim loại, sản phẩm điện, xe an ninh có vũ trang, thuyền và thiết bị y tế. 34 sản phẩm được phép nhập
khẩu nếu thoả mãn các yêu cầu về an toàn và sức khoẻ43
BOP và nhất trí về cơ sở hợp lý để sử dụng các biện pháp phù hợp với Điều XVIII:B
GATT 1994. Các thành viên yêu cầu Pakistan thông báo các mặt hàng thuộc đối tượng
hạn chế theo Điều XVIII:B
83
.
Uỷ ban thực hiện tham vấn với Pakistan các lần tiếp theo vào 11/1997, 5/2000 và
11/2000. Tình hình BOP của nước này vẫn có nguy cơ cao, dự trữ đầu năm 2000 chỉ ở
mức tương đương hơn 1 tháng nhập khẩu. Tuy nhiên, Uỷ ban yêu cầu Pakistan đưa ra kế
hoạch xoá bỏ biện pháp hạn chế BOP và thực thi kế hoạch này. Vào 12/2001 Pakistan
thông báo rằng nước này sẽ xoá bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu vì lý do BOP trước
6/2002.
84
II.3.3 Tham vấn đầy đủ với các thành viên LDC
Trong WTO, chỉ có duy nhất 1 trường hợp tham vấn của nước thành viên là LDC, đó là
Bangladesh, vốn được bắt đầu từ thời GATT trong những năm 70. Do Bangladesh là
LDC nên đối xử với thành viên LDC sẽ ít có ý nghĩa đối với Việt Nam, vì vậy phần này
sẽ không cần đi sâu vào chi tiết của vụ việc. Tuy nhiên, đáng chú ý là trong 2 lần tham
vấn cuối cùng vào 2004 và 2007, Uỷ ban cũng gây sức ép với cả thành viên là LDC buộc
nước này xây dựng kế hoạch xoá bỏ hạn chế nhập khẩu vì lý do BOP và thực hiện đúng
theo kế hoạch này.
85
Kết quả là, vào 4/2007, Bangladesh đã thông báo nước này sẽ xoá
bỏ hạn chế nhập khẩu đối với muối và gà con trước 31/12/2008.
86
II.3.4 Tham vấn với các nền kinh tế chuyển đổi theo Điều XII GATT 1994 đến năm 2000
Trong đầu thập kỷ 90 và giai đoạn 1995-2000, tất cả các thành viên có nền kinh tế
chuyển đổi đều áp dụng hạn chế nhập khẩu vì lý do BOP do các thành viên này gặp phải
bất cập nghiêm trọng về BOP. Các phiên tham vấn cho thấy nguyên nhân chính làm cán
cân thanh toán xấu đi đều xuất phát từ các khó khăn hay diễn biến gắn kết chặt chẽ với
quá trình chuyển đổi kinh tế tại các nước này. Các vấn đề này bao gồm: sụt giảm thương
mại truyền thống do Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CMEA) bị giải tán và và sự cần thiết
phải định hướng lại quan hệ thương mại với các thị trường có đồng tiền chuyển đổi; sự
sụt giảm mạnh của GDP; sự cần thiết phải điều chỉnh lại cơ cấu cơ bản của nền kinh tế và
thương mại; thương mại gia tăng và thâm hụt cán cân vãng lai; dự trữ quốc tế sụt
giảm;cán cân vãng lai thiếu khả năng chuyển đổi, thâm hụt ngân sách lớn; nợ nước ngoài
tăng lên; tư nhân hoá; thành lập cơ chế thị trường; tự do hoá; nới lỏng quy định quản lý
nhà nước; tái cơ cấu hệ thống bảo hiểm xã hội; lạm phát cao; bất ổn tỷ giá; nợ nước ngoài
tăng lên..v.v…
Chính vì vậy, tất cả các nền kinh tế chuyển đổi là thành viên của GATT/WTO đều áp
dụng hạn chế nhập khẩu theo Điều XII GATT trong giai đoạn này, và hình thức chủ yếu
của biện pháp là phụ thu nhập khẩu nhằm ngăn chặn nguy cơ, hoặc chấm dứt tình trạng
suy giảm dự trữ.
Uỷ ban BOP yêu cầu các nước tham vấn phải đảm bảo biện pháp áp dụng phù hợp với
quy định của WTO và xoá bỏ ngay khi có thể. Trong tất cả các trường hợp này, IMF đều
có chung quan điểm là biện pháp hạn chế nhập khẩu không phải là giải pháp phù hợp và
nhấn mạnh tính bền vững của các chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn và cải các cơ cấu
nhằm giải quyết vấn đề cơ cấu của BOP. Do các biện pháp hạn chế đều được xoá bỏ
83 WT/BOP/R/27
84 WT/BOP/R/51, 56 và WT/BOP/N/59
85 WT/BOP/R/76 và 86
86 WT/BOP/N/64 và WT/BOP/R/8844
trong thời gian tương đối ngắn (1 đến 2 năm), nên không xảy ra trường hợp nào phải vận
dụng thủ tục giải quyết tranh chấp.
Trường hợp của Việt Nam tương tự như các nền kinh tế chuyển đổi ở châu Âu, nhưng
phức tạp hơn vì Việt Nam có mức độ phát triển thấp hơn so với các nước Trung và Đông
Âu trong những năm 90. Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa nên gặp phải nhiều rào cản như đã nêu ở trên, ngoài ra còn có những
khó khăn liên quan đến trình độ của một nền kinh tế đang phát triển nữa. Vì các lý do
này, điều quan trọng là phải nghiên cứu kinh nghiệm của các nền kinh tế châu Âu chuyển
đổi trong WTO nói chung cũng như trong quan hệ với tham vấn BOP nói riêng vì nhiều
khả năng là việc vận dụng quy định về BOP của một nền kinh tế đang phát triển và
chuyển đổi có thể được đúc rút ra từ kinh nghiệm tham vấn với các nền kinh tế chuyển
đổi Trung và Đông Âu.
Slovakia
Cộng hòa Slovakia tham vấn với Uỷ ban BOP của GATT và sau đó là WTO kể từ năm
1994. Quá trình chuyển đổi kinh tế của Slovakia khá dài và nhiều chông gai, với nhiều
giai đoạn thăng trầm, điều này giải thích cho việc nước này phải áp dụng hạn chế nhập
khẩu vì lý do BOP cho tới tận năm 2001.
Trong năm 1994, tình hình kinh tế của đất nước khá nghiêm trọng do đất nước SécSlovakia bị tách thành 2 nước. GDP giảm xuống, cán cân vãng lai và thương mại thâm
hụt ở mức lớn, dự trữ rất thấp (tương đương dưới 1 tháng nhập khẩu) là những đặc trưng
cơ bản. Vào 3/1994 Slovakia áp dụng biện pháp phụ thu nhập khẩu tạm thời ở mức 10%
đối với hàng tiêu dùng và thực phẩm, chiếm khoảng 13% tổng nhập khẩu. Tại Uỷ ban
BOP, Slovakia bị lên án là đã không xoá bỏ phụ thu vào cuối năm 1994, như cơ quan có
thẩm quyền của nước này đã hứa. Sau khi áp dụng phụ thu, tình hình kinh tế của đất nước
được cải thiện đáng kể. IMF báo cáo GDP tăng 5%, dự trữ ngoại hối tăng gấp 4 lần, lạm
phát giảm một nửa còn 12%, thâm hụt ngân sách giảm bớt 5% xuống còn 2,5% GDP.
Tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến thuận lợi trong năm 1995, nhưng chính quyền
Slovakia quyết định duy trì phụ thu vì họ cho rằng tình hình BOP vẫn nhạy cảm. Uỷ ban
BOP đưa ra kết luận rằng rất tiếc vì Slovakia không thực hiện đúng theo dự kiến đã tuyên
bố là sẽ xoá bỏ phụ thu vào cuối năm 1994 và nhấn mạnh rằng theo quy định có liên quan
của GATT/WTO, biện pháp thương mại chỉ được sử dụng trong trường hợp có khó khăn
nghiêm trọng về BOP. Uỷ ban yêu cầu Slovakia “xoá bỏ phụ thu nhập khẩu vào cuối năm
1995, nếu có thể, nhưng trong mọi trường hợp phải xoá bỏ trước 30/6/1996”
87
.
Tuy nhiên, Slovakia không xoá bỏ phụ thu vào 30/6/1996, mà chỉ hạ mức phụ thu xuống
còn 7,5%. Trong năm 1995, tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện; theo IMF, dự trữ
chính thức tăng lên tương đương 4,4 tháng nhập khẩu. Nhân tố tiêu cực còn lại là thâm
hụt cán cân vãng lai với mức 8% GDP phản ánh mức tăng trưởng nhập khẩu ở mức cao
trong khi xuất khẩu không tăng. Tại phiên tham vấn BOP 6/1996, IMF thúc giục chính
quyền Slovakia loại bỏ phụ thu và nhấn mạnh rằng “chính sách tài chính, chứ không phải
là phụ thu nhập khẩu, mới là giải pháp phù hợp để đối phó với sự mất cân đối cán cân
thành toán”
88
Trong kết luận của mình “Uỷ ban ghi nhận… rằng mặc dù mức dự trữ đã .
được cải thiện, nhưng Slovakia vẫn không thực hiện cam kết đã đưa ra trong WTO. Uỷ
ban nhắc lại một lần nữa rằng biện pháp cán cân thanh toán là biện pháp tạm thời và rằng
biện pháp này không được dùng để phục vụ mục tiêu thu ngân sách hoặc bảo hộ. Uỷ ban
87 WT/BOP/R/4
88 WT/BOP/R/15, Ý kiến của IMF45
thể hiện sự lo ngại về việc tiếp tục sử dụng phụ thu nhập khẩu. Ngoài ra, Uỷ ban nêu rõ
quan điểm phản đối áp dụng phụ thu một cách có chọn lọc”
89
.
Trong năm 1996 và 1997 thâm hụt tài khoản vãng lai của Slovakia trở nên trầm trọng
hơn, vượt mức 9% GDP và dự trữ ngoại hối chính thức giảm xuống mức tương đương 3
tháng nhập khẩu. Vào 1/1997 Slovakia xoá bỏ phụ thu nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng
nhưng vào 7/1997 lại áp dụng phụ thu mới “nhằm giải quyết khó khăn BOP và dự trữ
ngoại hối thấp”
90
Phụ thu 7% được áp dụng với tất cả các mặt hàng ngoại trừ với một số .
sản phẩm nông nghiệp, nguyên vật liệu thô (than nâu, năng lượng, quặng sắt, khí tự nhiên
và một số nguyên liệu cho ngành dệt may). Trong cuộc họp tháng 10 và tháng 12 năm
1997 của mình, Uỷ ban BOP chấp nhận kế hoạch mà chính quyền Slovakia đưa ra rằng sẽ
xoá bỏ phụ thu vào 1/10/1998 và tuyên bố rằng “Cộng hòa Slovakia đã tuân thủ theo các
nghĩa vụ của mình trong GATT 1994, nếu như thành viên này tuân thủ đúng theo lộ trình
điều chỉnh”. IMF cho rằng không nên áp dụng phụ thu và nhấn mạnh “phụ thu không thể
thay thế cho việc thắt chặt tài khoá phù hợp để giải quyết thâm hụt đối ngoại ở mức bền
vững…”
91
.
Nhưng câu chuyện về tham vấn BOP của Slovakia chưa chấm dứt ở đây. Vào 1/10/1998,
Slovakia đã xoá bỏ phụ thu đưa vào áp dụng từ 1997, nhưng từ 1/6/1999 thành viên này
lại áp dụng phụ thu nhập khẩu mới ở mức 7% và áp dụng đối với 74% tổng nhập khẩu.
Phụ thu này không áp dụng với nguyên vật liệu cơ bản, sản phẩm dược, công nghệ phục
vụ đầu tư để không ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài. Phụ thu được áp dụng đối với mọi
đối tác thương mại, bao gồm cả các thành viên của liên minh quan thuế và FTA. Lý do áp
dụng phụ thu mới đó là vì thâm hụt cán cân vãng lai đã vượt mức 10% GDP, cán cân
tổng thể thâm hụt ở mức 60% GDP và dự trữ ngoại hối chính thức giảm xuống mức
tương đương 2,5 tháng nhập khẩu. Tại cuộc họp 9/1999 của Uỷ ban BOP “Thành viên
cảm thấy kinh nghiệm của Slovakia thể hiện rõ rằng biện pháp tại biên giới không thể
giải quyết được bất cập về cán cân thanh toán mà cần có một loạt các biện pháp kinh tế vĩ
mô để khắc phục yếu điểm của nền kinh tế”. IMF giữ nguyên quan điểm như đã nêu từ
lần trước và cho rằng không nên áp dụng phụ thu.
92
Lần tham vấn cuối cùng của Slovakia tại Uỷ ban BOP là vào 9/2000, tại đây đại diện cả
nước này tuyên bố sẽ xoá bỏ phụ thu vào cuối năm 2000.
93
Hungary
Sau 4-5 năm kể từ khi chuyển đổi kinh tế, nền kinh tế Hungary rơi vào tình trạng khá
nghiêm trọng. Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên gần 10% GDP trong năm 1993 và
1994, chủ yếu là do thâm hụt thương mại rất lớn, lên tới mức 9% GDP. Thâm hụt ngân
sách ở mức 6% GDP, trong khi dự trữ ngoại hối giảm xuống còn 5,7 tháng nhập khẩu.
Đầu năm 1995, vấn đề trở nên xấu hơn nữa. Vào 3/1995, Chính phủ Hungary áp dụng các
biện pháp kinh tế mạnh mẽ nhằm giải quyết bất cấp. Các biện pháp này bao gồm áp dụng
phụ thu nhập khẩu ở mức 8% có hiệu lực kể từ 20/3. Thông báo của Hungary gửi WTO
nêu rõ tình hình BOP xấu đi “tạo ra nguy cơ lớn về sụt giảm dự trữ ngoại hối”. Phụ thu
được áp dụng với nhập khẩu từ tất cả các nước và với hầu hết các mặt hàng khác nhau,
89 WT/BOP/R/15
90 WT/BOP/N/46
91 WT/BOP/R/40
92 WT/BOP/48
93 WT/BOP/R/5246
chỉ có năng lượng cơ bản và máy móc phục vụ đầu tư được miễn trừ.
94
Ngoài ra, đồng
tiền Hungary được phá giá 9% đi kèm với áp dụng chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh.
Tại phiên tham vấn 6/1995, Uỷ ban BOP ghi nhận khó khăn BOP của Hungary và nêu rõ
mong muốn “rằng vào lần tham vấn kế tiếp, sẽ tổ chức vào mùa hè 1996, Hungary sẽ có
thể đánh giá hết được ảnh hưởng của phụ thu đối với cán cân thanh toán và làm rõ hơn ý
định thay thế phụ thu bằng biện pháp cơ cấu sử dụng trong dài hạn. Uỷ ban yêu cầu
Hungary trình bày lộ trình giảm và xoá bỏ phụ thu nhập khẩu tại phiên tham vấn kế
tiếp.”
95
Tại phiên tham vấn tiếp theo vào 9/1996, đại diện IMF tuyên bố rằng “chương trình điều
chỉnh thực hiện từ đầu 1995 đã có những kết quả quan trọng giúp ổn định kinh tế vĩ mô”.
Dự trữ chính thức tăng lên mức 9,5 tháng nhập khẩu vào cuối 1995. Uỷ ban kết luận rằng
không còn nguy cơ lớn làm sụt giảm dự trữ tiền tệ của Hungary nữa, theo Điều XII:2(a)
GATT 1994…”
96
Vào 1/7/1997 Hungary xoá bỏ phụ thu.
Cộng hoà Séc
Theo báo cáo của IMF, thâm hụt cán cân vãng lai đã tăng lên 5,5% GDP trong năm 1996,
và tiếp tục tăng lên 10% GDP vào 3/1997, phản ánh tình trạng nhu cầu nhập khẩu tăng
mạnh trong khi xuất khẩu không tăng. Dự trữ chính thức ở mức 3,5 tháng nhập khẩu vào
cuối tháng 5 năm 1997. Vào 4/1997, để giải quyết tình trạng tài khoản kinh tế đối ngoại
xấu đi liên tục, chính quyền Séc áp dụng cơ chế đặt cọc nhập khẩu, áp dụng với hàng tiêu
dùng và thực phẩm (chiếm khoảng 30% tổng nhập khẩu) và yêu cầu đặt cọc 20% giá trị
nhập khẩu vào tài khoản 6 tháng không được hưởng lãi. “Cơ chế này dự kiến sẽ giúp
ngăn chặn nguy cơ lớn làm suy giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại hối”.
97
Uỷ ban đón nhận cơ chế đặt cọc nhập khẩu của Séc một cách tiêu cực. “Đa số thành viên
của Uỷ ban lập luận rằng biện pháp này không phù hợp, đặc biệt là phạm vi áp dụng chỉ
mang tính chọn lọc, được thiết kết không phù hợp để giải quyết mất cân đối về kinh tế vĩ
mô. Thành viên thúc giục chính quyền Séc xoá bỏ biện pháp này…”
98
Do không bền
vững, nên vào 21/8/1997, tức là chỉ 5 tháng sau khi áp dụng, cơ chế đặt cọc nhập khẩu đã
bị bãi bỏ.
99
Bulgary
Do có sự mất cân đối trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Bulgary đã áp dụng phụ thu
nhập khẩu tạm thời ở mức 3% trước khi gia nhập WTO, ngay từ 8/1993 “để ngăn chặn
nguy cơ lớn làm suy giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại hối. Phụ thu này được giảm xuống
và sau đó được xoá bỏ vào 1/1/1996. Sau khi gia nhập WTO, Bulgary áp dụng phụ thu
nhập khẩu mới với mức 6% vào 4/6/1996 nhằm bảo vệ cán cân thanh toán của mình. Phụ
thu được áp dụng chủ yếu với hàng tiêu dùng và hàng bán thành phẩm, chiếm khoảng
50% tổng nhập khẩu. Phụ thu được giảm xuống 4% vào 7/1997, xuống 2% vào 7/1998 và
xoá bỏ vào 1/1999.
94 WT/BOP/N/2
95 WT/BOP/R/3
96 WT/BOP/R/17
97 WT/BOP/N/19
98 WT/BOP/R/33
99 WT/BOP/R/3747
Bulgary áp dụng hạn chế nhập khẩu do gặp phải vấn đề BOP nghiêm trọng. Theo IMF,
BOP có cán cân tổng thể thâm hụt lớn, chủ yếu là do tình trạng rút vốn và nghĩa vụ trả nợ
nước ngoài lớn. Dự trữ chính thức giảm xuống dưới 1 tháng nhập khẩu năm 1996.
Tại cuộc họp 7/1997, Uỷ ban BOP ghi nhận tình hình BOP đáng lưu ý của Bulgary và
cho rằng việc vận dụng Điều XII GATT 1994 là có cơ sở. Uỷ ban hoan nghênh biện pháp
phụ thu là minh bạch, không phân biệt đối xử, dựa theo giá và ít ngăn cản thương mại
nhất. Uỷ ban quyết định khuyến nghị lên Đại Hội đồng rằng Bulgary tuân thủ theo các
nghĩa vụ của mình trong WTO.
100
Trong lần tham vấn kế tiếp và lần cuối cùng, Uỷ ban BOP đánh giá cao việc Bulgary thực
hiện đúng cam kết về cải cách và tự do hoá và hoan nghênh quyết định của Bulgary xoá
bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu trước 18 tháng so với dự kiến. IMF báo cáo rằng dự trữ
chính thức tăng trở lại mức tương đương 4,8 tháng nhập khẩu và tài khoản vãng lai đã đạt
thặng dự lớn (4.3% GDP) vì nhập khẩu đã giảm xuống do chịu tác động khủng hoảng.
101
Rumany
Trong năm 1997-98, tình hình kinh tế Rumany xấu đi đáng kể. Theo số liệu của IMF,
GDP thực đã giảm xuống khoảng 5,5% trong năm 1998, so với mức tăng 6,5% trong năm
1997. Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên mức 7,5% GDP, phản ánh việc đồng leu tăng
giá và cạnh tranh gia tăng từ các nhà xuất khẩu Đông Á. Tổng dự trữ ngoại hối giảm
xuống còn 2,2 tháng nhập khẩu vào cuối 1998. Thâm hụt chung của chính phủ khoảng
4% GDP năm 1998. Theo IMF, tình hình kinh tế của Rumany là hậu quả của phối hợp
chính sách tài chính thiếu cân đối, và sự yếu kém mang tính cơ cấu trong khu vực doanh
nghiệp và ngân hàng. Trên cơ sở đó, IMF khuyên không nên áp dụng phụ thu nhập
khẩu
102
.
Vào 10/1998, Rumany áp dụng phụ thu nhập khẩu 6% “nhằm giải quyết khó khăn về cán
cân thanh toán”. Phụ thu được áp dụng với nhập khẩu từ mọi nguồn và đối với tất cả các
mặt hàng ngoại trừ năng lượng, dược phẩm và hàng hoá đầu tư, chiếm khoảng 60% tổng
kim ngạch nhập khẩu.
103
Trong đợt tham vấn 2/1999, các thành viên tỏ ra thông cảm với khó khăn kinh tế cũng
như mức độ nghiêm trọng của cán cân thanh toán của Rumany. Nhưng thành viên cũng
yêu cầu làm rõ phạm vi áp dụng của phụ thu tại sao không mở rộng hơn. “Thành viên
khuyến nghị Rumany thực hiện giải pháp bền vững để xử lý khó khăn cán cân thành toán
thông qua cải cách căn bản về kinh tế vĩ mô, bao gồm thắt chặt chính sách tài khoá, áp
dụng chính sách tỷ giá phù hợp và đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế. Uỷ ban nhận thấy
Rumany thực hiện đúng theo nghĩa vụ tại Điều XII GATT 1994.”
104
Tình hình kinh tế của Rumany được cải thiện trong năm 1999. GDP tăng ước tính khoảng
1-1,5% trong nửa đầu năm 2000, thâm hụt tài khoản vãng lai giảm xuống còn 1,2% GDP,
tổng dự trữ ngoại hối tăng lên mức 2,7 tháng nhập khẩu, thâm hụt ngân sách vào khoảng
3,5%. Tại cuộc họp 9/2000, Uỷ ban hoan nghênh việc nước này tuân theo đúng lộ trình
xoá bỏ biện pháp và “đánh giá cao việc chấm dứt áp dụng phụ thu nhập khẩu vào cuối
năm mặc dù có những vấn đề nhất định. Uỷ ban nhất trí rằng Rumany đã tuân thủ hoàn
100 WT/BOPIR/34
101 WT/BOP/R/43
102 WT/BOP/R/45, Phụ lục 2, Ý kiến của đại diện IMF
103 WT/BOP/N/42
104 WTO/BOP/R/4548
toàn các nghĩa vụ nêu tại Điều XII GATT 1994”.
105
Rumany chấm dứt áp dụng phụ thu
vào 1/1/2001.
106
Ba Lan
Ba Lan không tham vấn với Uỷ ban BOP vì vào 1/1/1996 nước này chấm dứt áp dụng
phụ thu nhập khẩu 5% được áp dụng lần đầu vào 12/1992 dưới thời GATT 1947. Phụ thu
được áp dụng “nhằm ngăn chặn nguy cơ lớn làm sụt giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại hối
của Ba Lan” lúc đó tương đương 5 tháng nhập khẩu.
107
II.3.5 Các đợt tham vấn gần đây
Trong giai đoạn 2001-2008, không có cuộc tham vấn nào tại Uỷ ban BOP. Không nước
nào vận dụng Điều XII hoặc XVIII:B. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế và tài chính đã
buộc Ecuador và Ukraina phải vận dụng các điều khoản này trong thời gian gần đây.
Phản hồi từ phía các thành viên có ảnh hưởng trong WTO khá nhanh và rõ ràng, sự
nương nhẹ đối với biện pháp hạn chế nhập khẩu vì lý do BOP đã bị thu hẹp lại. Cả 2
nước này đều có nguy cơ bị vận dụng điều khoản về giải quyết tranh chấp, và được yêu
cầu xoá bỏ hoặc thay đổi biện pháp hạn chế ngay lập tức.
Ecuador
Từ 8/2008, môi trường kinh tế của Ecuador xấu đi rõ rệt. Giá dầu giảm, xuất khẩu phi
dầu và kiều hối do lao động gửi về nước bị ảnh hưởng tiêu cực. Chế độ tiền tệ đôla hoá
của Ecuador làm hạn chế tác dụng của chính sách tiền tệ nhằm đối phó với các cú sốc
này. Dự trữ chính thức giảm xuống còn 2,2 tháng nhập khẩu vào 4/2009. GDP thực tế dự
kiến sẽ giảm đi 2% trong 2009. IMF dự báo tài khoản đối ngoại sẽ dịch chuyển từ thặng
dư 2,5% năm 2008 sang thâm hụt 3,5% GDP trong năm 2009. Tài sản nước ngoài thuần
(NFA – thuật ngữ dùng cho dự trữ ngoại tệ được IMF sử dụng trong trường hợp một
nước sử dụng đồng đôla Mỹ làm tiền tệ quốc gia) ước tính giảm xuống dưới 2 tháng nhập
khẩu vào cuối năm 2009.
Vào 1/2009, Ecuador áp dụng các biện pháp thương mại vì lý do BOP có hiệu lực trong
vòng 1 năm, bao gồm cả biện pháp theo giá (tăng thuế nhập khẩu) và hạn chế định lượng
đối với nhập khẩu. Các biện pháp thương mại được Ecuador áp dụng với 630 dòng thuế
HS 10 số, chiếm 8,7% tổng số dòng thuế; diện mặt hàng hầu hết bao gồm hàng tiêu dùng
lâu bền và thiết bị vận tải, dệt may và quần áo và giày dép. Các biện pháp này áp dụng
đối với nhập khẩu từ mọi xuất xứ.
Biện pháp theo giá bao gồm: (a) tăng thuế 30 hoặc 35% thuế tỷ lệ đối với 75 dòng thuế
(trên 1% tổng số dòng thuế); (b) tăng thuế bằng cách áp dụng thuế tuyệt đối cộng dồn
trên thuế tỷ lệ đối với 284 dòng thuế, chiếm 3,9% tổng số dòng thuế. Thuế tuyệt đối là
12 đôla Mỹ/kilo đối với hàng dệt may và quần áo, và 10 đôla Mỹ/đôi đối với giày dép.
Tăng thuế được áp dụng thông qua các biện pháp gần đây được cộng dồn vào các biện
pháp được mô tả trước đây, đã được áp dụng từ năm 2008, và tăng thuế áp dụng của các
mặt hàng này lên bằng mức thuế cam kết trần trong WTO. Biện pháp hạn chế định lượng
được áp dụng với 271 dòng thuế, chiếm 3,7% tổng số dòng thuế; trong số này có 248
dòng được áp dụng hạn ngạch nhập khẩu tương đương 70% giá trị nhập khẩu của năm
105 WTO/BOP/R/53
106 WTO/BOP/N/56
107
BOP/R/228, WT/BOP/N/849
2008; 23 dòng khác được áp dụng hạn ngạch tương đương 65% giá trị nhập khẩu năm
2008. Hạn ngạch không được phân phối theo nước mà theo nhà nhập khẩu; quota được
dự kiến cấp cho từng nhà nhập khẩu căn cứ theo giá trị nhập khẩu thực tế của họ trong
giai đoạn 2006-2008. Các nhà nhập khẩu mới được cấp 5% giá trị nhập khẩu cho mỗi
dòng thuế. Hạn ngạch sẽ được theo dõi sử dụng hết theo từng quý; hạn ngạch không thể
chuyển nhượng hoặc đàm phán lại. Hạn ngạch không được sử dụng trong 2 quý đầu năm
sẽ bị huỷ bỏ.
Các biện pháp do Ecuador áp dụng ảnh hưởng tới tổng kim ngạch thương mại trị giá 4,3
tỷ đôla Mỹ (2008), tương đương 23% tổng nhập khẩu năm 2008 theo giá CIF. Nhập khẩu
các mặt hàng thuộc diện bị áp dụng các biện pháp trên tăng lên 25% trong giai đoạn
2007-2008. Tổng hạn ngạch áp dụng với các sản phẩm này trong năm 2009 là 2,28 tỷ
đôla Mỹ, trong đó 702,97 triệu đôla Mỹ là giá trị các mặt hàng chịu hạn ngạch 65% giá
trị nhập khẩu 2008, và 1,425.47 triệu đôla Mỹ là giá trị các mặt hàng chịu hạn ngạch
bằng 70% mức nhập khẩu tương ứng trong năm 2008
108
.
Trong phiên tham vấn 4/2009, nhiều thành viên Uỷ ban bày tỏ lo ngại về lựa chọn kết
hợp chính sách mà Ecuador đưa ra, đặc biệt là sự phụ thuộc quá mức vào hạn chế thương
mại khi so sánh với mức độ của biện pháp điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô. Một số
thành viên cho rằng hạn chế thương mại không phải là giải pháp tối ưu và lâu dài để phục
hồi sự cân bằng của cán cân thanh toán. Đại diện IMF cũng phát biểu tại cuộc họp rằng
hạn chế nhập khẩu không giúp giải quyết vấn đề tài khoá. Giảm chi tiêu cần được triển
khai, đặc biệt là khi mức chi tiêu gần đây đã vượt mức bền vững do nguồn thu sụt giảm
mạnh. Một vài thành viên cũng tuyên bố rằng việc áp dụng hạn chế định lượng là không
nên và kém hữu hiệu so với biện pháp theo giá và việc sử dụng hạn chế định lượng cũng
chưa đủ thuyết phục đồng thời kém minh bạch. Theo một số thành viên các biện pháp
này không phù hợp với WTO. Điểm đáng lưu ý nữa là các biện pháp này ảnh hưởng tới
chưa đến 9% tổng số dòng thuế và chỉ khoảng 23% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Dưới sức ép của Uỷ ban BOP, Ecuador đã đồng ý thay thế hầu hết các biện pháp hạn chế
định lượng bằng các biện pháp theo giá trước ngày 1/9/2009. Uỷ ban hoan nghênh cam
kết của Ecuador sẽ xoá bỏ toàn bộ biện pháp thương mại vì lý do BOP trước ngày
22/1/2010. Kết luận của Uỷ ban kết thúc bằng một câu răn đe: “Khi biện pháp còn có
hiệu lực, các thành viên vẫn bảo lưu quyền của mình theo GATT 1994”
109
.
Ukraina
Vào 4/3/2009, Ukraina thông báo với WTO rằng bắt đầu từ 7/3/2009 sẽ áp dụng phụ thu
nhập khẩu 13% đối với một số mặt hàng vì lý do cán cân thanh toán trong giai đoạn 6
tháng. Quy định ban đầu được áp dụng với tổng số là 24 chương theo HS
110
Phụ thu áp .
dụng bổ sung vào giá trị hải quan của hàng hoá, trước khi tính các loại thuế nội địa (như
thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt); như vậy, nếu thuế MFN là 10%, thì tổng số thuế phải
nộp bao gồm cả phụ thu sẽ là 23%.
108 WT/BOP/S/15/Rev1
109 WT/BOP/R/91
110
Nhóm HS 0202, 0203, 0206 - 0210, 0504 - 0506, 0509, 0511 (trừ dòng 0511 10 00 00), 0808, 1601 - 1605, 1701,
1702 (trừ đường tinh chế ở dòng 1702 30 99 00), 2204 - 2208, 2701, 4203, 4303, 57, 60 - 65, 6806, 6901, 7201, 7301,
7321, 8401, 8414, 8418, 8501, 8516, 8702, 8703, 8704. 50
Vào 14/5/2009, Ukraina thông báo với WTO rằng phụ thu 13% được xoá bỏ đối với toàn
bộ nhập khẩu ngoại trừ tủ lạnh (HS 8418) và ôtô (HS 8703)
111
Phụ thu đối với các mặt .
hàng này dự kiến được áp dụng trong 6 tháng, có nghĩa là cho đến 7/9/2009.
IMF báo cáo rằng tình hình kinh tế Ukraina đã tăng trưởng nhanh kể từ năm 2000 với
mức tăng trưởng bình quân trên 7%/năm. Tuy nhiên, vào đầu năm 2008, nền kinh tế trở
nên quá nóng. Tăng trưởng tín dụng vượt trên 70%, lạm phát qua chỉ số CPI tăng cao trên
30%, thị trường tài sản bùng nổ đẩy giá lên cao. Nhập khẩu tăng mạnh với mức 50–60%
và thâm hụt tài khoản vãng lai đạt 7% GDP vào 6/2008, dẫn tới đồng tiền được cố định tỷ
giá trở nên bị định giá cao hơn giá hợp lý ước khoảng 10–20%.
Gần như đồng thời với quá trình khủng hoảng ngày càng sâu sắc của tài chính toàn cầu
diễn ra vào mùa hè năm 2008, Ukraina lại phải hứng chịu cú sốc về giá cánh kéo giữa
nhập khẩu và xuất khẩu. Đặc biệt, khi giá hàng hoá thế giới giảm xuống, giá thép giảm
khoảng 80% so với mức đỉnh đạt được trong năm trước. Đồng thời, từ góc độ nhập khẩu,
Nga xoá bỏ những chương trình trợ cấp còn lại đối với khí đốt nhập khẩu. Trong bối cảnh
khủng hoảng tài chính, Ukraina cũng gặp phải tình trạng vốn nước ngoài bị rút ra và thị
trường vốn quốc tế không vận hành, dù rằng tín dụng trực tiếp vẫn tiếp tục được ra hạn.
Trong năm 2008, thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới 7,2% GDP, nhưng đối với 2009, với
điều kiện có dấu hiệu ổn định kinh tế, IMF dự báo mức thâm hụt này còn 2%. Theo IMF,
dự trữ quốc tế vẫn ở mức đảm bảo
112
.
“Uỷ ban lưu ý về việc các biện pháp thương mại của Ukraina chỉ áp dụng với 0,6% số
dòng thuế, ảnh hưởng tới khoảng 7,3% tổng kim ngạch nhập khẩu theo giá CIF. Vì vậy,
theo quan điểm của Uỷ ban, biện pháp của không kiểm soát tổng lượng nhập khẩu và các
biện pháp này dự kiến không hỗ trợ xử lý vấn đề cán cân thanh toán. Ngoài ra, Uỷ ban
lưu ý về việc các đối tác ưu đãi của Ukraina được đối xử ngoại lệ không hải áp dụng các
biện pháp thương mại, trong khi quy định tại XII, Cách hiểu, hoặc Điều XXIV không cho
phép các ngoại lệ này.”
“Uỷ ban kết luận rằng Ukraina chưa đưa ra được cơ sở hợp lý rằng các biện pháp này là
cần thiết trong tình hình BOP hiện nay, khi so sánh với các yêu cầu nêu tại Điều XII
GATT 1994 và các biện pháp này không được áp dụng theo cách phù hợp với quy định
nêu tại Điều XII GATT 1994 và Cách hiều. Trên cơ sở đó, Uỷ ban ghi nhận cam kết của
Ukraina sẽ xoá bỏ các biện pháp này trước 7/9/2009 như được nêu trong văn bản ban
hành, và cố gắng xoá bỏ biện pháp vào giữa tháng 7, đồng thời thông báo ngay cho Uỷ
ban về hành động của mình. Uỷ ban sẽ triệu tập họp để xem xét hành đồng này.
Trên cơ sở yêu cầu này, và căn cứ trên cam kết mà Ukraina đưa ra, Uỷ ban nhất trí chấm
dứt đợt tham vấn.
Khi các biện pháp trên còn hiệu lực, thành viên bảo lưu quyền của mình theo GATT
1994.”
113
111
Tài liệu của WTO WT/BOP/N/68, 18/5/2009.
112 WT/BOP/S/16
113 WT/BOP/R/9351
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách kinh tế từ giữa thập kỷ 90, Việt Nam đã thực hiện
cải cách thị trường vốn và thương mại theo từng bước. Việc này tạo ra nhiều khó khăn
hơn cho các nhà xây dựng chính sách khi phải đối phó với các cú sốc về kinh tế vĩ mô mà
một nền kinh tế mở phải đối mặt. Đặc biệt, Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá ngoại hối thả
nổi có quản lý bằng cách gắn chặt tỷ giá đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ, trong khi đó
Việt Nam đã tự do hoá đáng kể dòng luân chuyển thương mại và vốn. Do tỷ giá không
thể điều chỉnh để giảm thiểu tác động từ biến động bất thường trên thị trường vốn quốc
tế, nên Việt Nam phải đối mặt với thách thức lớn trong điều chỉnh luồng vốn và thương
mại. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến:
· Tăng trưởng kinh tế cao do đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ở mức
cao;
· Phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu máy móc và đầu vào trong ngành sản xuất chế
tạo và xây dựng;
· Thương mại liên tục biến động mạnh và thâm hụt cán cân vãng lai;
· Mức dự trữ ngoại hối thấp;
· Tại nhiều thời điểm, tỷ giá thực được định giá cao hơn mức phù hợp;
· Dòng vốn vào liên tục tăng, mặc dù còn biến động khá lớn;
· Nền kinh tế ngầm khá lớn và đầu tư nằm ngoài hệ thống ngân hàng cao.
Trọng tâm của báo cáo này là nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại lớn và các quy
định và thực tiễn của WTO về cán cân thanh toán với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam xây dựng
chiến lược vượt qua khó khăn về cán cân thanh toán của mình.
Các kết luận chính của báo cáo nghiên cứu này như sau:
Kết luận về Chính sách Kinh tế
· Nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam là thâm hụt tài
khoản dịch vụ và hàng hoá, và thâm hụt tài khoản thu nhập tuy nhỏ nhưng liên
tục. Chuyển khoản dưới hình thức kiều hối và đầu tư không chính thức từ Việt
Kiều làm giảm bớt mức độ thâm hụt khá cao của tài khoản vãng lai, mặc dù kiều
hối có giảm xuống trong năm 2008 do chịu áp lực của khủng hoảng tài chính quốc
tế và sự suy giảm niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam;
· Thâm hụt tài khoản vãng lai hiện đang được bù đắp bằng nguồn vốn vay nợ dài
hạn, dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo truyền thống thường được
đưa vào ngành xuất khẩu và sản xuất chế biến. Từ năm 2008, một tỷ lệ lớn FDI đã
đầu tư vào đầu cơ bất động sản và dịch vụ, chứ không phải là sản xuất chế biến
nữa, với hệ quả là không đóng góp vào nâng cao năng lực thương mại trong tương
lai của Việt Nam. Như vậy, chất lượng FDI đang có dấu hiệu ít đem lại lợi ích
hơn cho Việt Nam so với trước đây. Ngoài ra, đầu tư gián tiếp tăng mạnh cũng
giúp bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai trong những năm gần đây. Vốn nợ ngắn
hạn này có khả năng biến động cao hơn cũng làm gia tăng lo ngại về tác động khi
tâm lý của nhà đầu tư thay đổi hoặc có khó khăn về cán cân thanh toán;
· Mặc dù có xu hướng ngày càng mất cân đối về thương mại và luồng vốn vào ít
đóng góp vào năng lực sản xuất hơn, nhưng tình hình cán cân thanh toán không
có dấu hiệu báo động vì mức dự trữ, mặc dù thấp, vẫn đủ để thực hiện các nghĩa
vụ trả nợ ngắn hạn và thanh toán nhu cầu nhập khẩu. Trong dài hạn, cần phải thực 52
hiện điều chỉnh kinh tế vĩ mô nhằm giảm mức nợ và chuyển trọng tâm sang tiêu
dùng trong nước và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên trong hiện tại tình
hình cán cân thanh toán là bền vững;
· Nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối trong giao dịch quốc tế của Việt Nam
chính là sự mất cân đối về kinh tế vĩ mô, gây ra bởi các nhân tố ngoại sinh như
sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu của thế giới, khủng hoảng tài chính quốc tế và môi
trường đầu tư theo xu hướng giá giảm, lãi suất thấp tại tất cả các nước phát triển,
và các nhân tố nội sinh như việc nới lỏng chính sách tài khoá cho các dự án cơ sở
hạ tầng lớn và chính sách tiền tệ mở rộng dưới hình thức hỗ trợ lãi suất. Chính
sách tài khoá và tiền tệ mở rộng đã làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu và làm tăng cả
nhu cầu vay nợ nước ngoài do mức tiết kiệm trong nước không đủ để thực hiện
đầu tư trong nước;
· Nghiên cứu này xem xét các yếu kém thương mại trong điều kiện thương mại
chung của Việt Nam và gợi ý các kênh giải quyết những yếu kém này nhằm khắc
phục sự mất cân đối về thương mại. Cụ thể giải pháp bao gồm tăng giá trị gia tăng
của sản xuất trong nước để cải thiện tỷ lệ giá cánh kéo thương mại, nâng cao
nguồn vốn con người, nâng cao việc sử dụng các Hiệp định thương mại song
phương theo hướng có lợi cho Việt Nam và sử dụng các biện pháp tự vệ hoặc các
công cụ bảo vệ thương mại được phép khác nếu cần thiết;
· Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính của việc suy
giảm dự trữ không liên quan đến thương mại (mặc dù thương mại là một nhân tố)
mà đây thường là hệ quả của chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam, của
chính sách tài khoá nới lỏng, của việc sụt giảm đầu tư nước ngoài và kiều hối.
Các kết luận về Chính sách Thương mại
· Hiện tại Việt Nam chưa găp phải “khó khăn về cán cân thanh toán” hay “tình
trạng nghiêm trọng về cán cân thanh toán” theo nghĩa của Điều XVIII: B GATT
1994 và “Cách hiểu về Quy định BOP của GATT 1994”. Vì vậy, trong điều kiện
BOP hiện này, chưa cần thiết phải áp dụng hạn chế nhập khẩu nhằm đảm bảo
điều kiện kinh tế đối ngoại của đất nước và đảm bảo mức dữ trữ đủ để thực hiện
chương trình phát triển kinh tế;
· Nếu trong tương lai gần Việt Nam vận dụng quy định về BOP của WTO và áp
dụng hạn chế nhập khẩu vì lý do BOP, thì việc tiếp nhận các biện pháp này nhiều
khả năng sẽ tiêu cực. Việt Nam sẽ được các thành viên có ảnh hưởng của Uỷ ban
BOP và IMF lưu ý rằng giải pháp phù hợp nhất để xử lý vấn đề kinh tế nằm ở các
biện pháp chính sách kinh tế vĩ mô và biện pháp hạn chế thương mại có thể bị coi
là trái với quy định WTO và sẽ được yêu cầu xoá bỏ biện pháp này ngay lập tức,
kèm theo sự đe doạ sẽ vận dụng quy định về giải quyết tranh chấp của WTO;
· Việc áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu vì lý do BOP sẽ ảnh hưởng xấu tới uy
tín của Việt Nam là một nước có môi trường kinh tế dễ đoán định, sẽ làm hạn chế
quan hệ trong các FTA với các đối tác thương mại chính khác bao gồm cả các
nhà đầu tư nước ngoài và có thể tạo ra hậu quả nghiêm trọng khác về kinh tế.
Khuyến nghị Chính sách Thương mại
Mở cửa nền kinh tế Việt Nam với thế giới bên ngoài, đặc biệt là việc gia nhập WTO và
tham gia vào các thoả thuận thương mại tự do đã đem lại sự gia tăng nhập khẩu. Nếu
nhập khẩu gia tăng làm phát sinh các bất cập đối với nền kinh tế trong nước, nhiều khả 53
năng Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu theo quy định trong nước và
phù hợp với cam kết quốc tế (WTO, FTA và các hiệp định song phương). Nội dung gợi ý
về chính sách thương mại bao gồm như sau:
· Phân tích sự khác nhau giữa thuế áp dụng hiện hành với cam kết thuế trần
trong WTO và tăng mức thuế suất lên bằng với cam kết thuế trần;
· Cân nhắc việc áp dụng biện pháp tự vệ trong WTO và điều khoản tự vệ
trong các FTA. Trong WTO, một thành viên có thể thực hiện biện pháp “tự vệ”
(bao gồm hạn chế nhập khẩu tạm thời với một mặt hàng nhằm bảo vệ ngành sản
xuất trong nước cụ thể khỏi tình trạng gia tăng nhập khẩu một sản phẩm bất kỳ
dẫn tới hoặc có nguy cơ dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất
trong nước. Cho tới cuối năm 2008, có tổng số 168 trường hợp vận dụng quy định
tự vệ được báo cáo lên Ban Thư ký WTO;
· Xem xét áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO,
nếu một công ty xuất khẩu một sản phẩm ở mức giá thấp hơn giá thông thường
được bán tại thị trường trong nước, thì sản phẩm đó được coi là “phá giá”. Hiệp
định chống phá giá của WTO nêu rõ các nguyên tắc mà các chính phủ được phép
hoặc không được phép khi xử lý hiện tượng phá giá — điều chỉnh các hành động
chống bán phá giá. Trong năm 2008, có 208 vụ điều tra chống bán phá giá được
tiến hành;
· Cân nhắc áp dụng thuế đối kháng theo Hiệp định về Trơ cấp và Thuế đối
kháng của WTO. Theo Hiệp định này, một nước có thể sử dụng thủ tục giải
quyết tranh chấp của WTO để yêu cầu thu hồi biện pháp trợ cấp hoặc xoá bỏ tác
động tiêu cực của biện pháp trợ cấp. Hoặc một nước có thể tự tiến hành điều tra
và cuối cùng áp dụng thuế bổ sung (“thuế đối kháng”) đối với hàng nhập khẩu
được trợ cấp làm thiệt hại tới các nhà sản xuất trong nước. Trong năm 2008, có 14
trường hợp thực hiện thủ tục áp dụng thuế đối kháng được báo cáo lên WTO;
· Cân nhắc sử dụng Điều XXVIII GATT 1994 (Thay đổi Biểu cam kết) để đàm
phán lại cam kết thuế khi gia nhập. Đàm phán lại thường sẽ giải quyết vấn đề
bồi thường lại cho các yêu cầu giảm thuế;
· Theo dõi sát diễn biến về BOP. Nếu tình hình BOP của Việt Nam trở nên
nghiêm trọng, cần có giải pháp nhanh, thì có thể cân nhắc việc áp dụng hạn
chế nhập khẩu vì lý do BOP, nhưng đây là giải pháp cuối cùng, vì có nhiều tác
động tiêu cực gắn với việc áp dụng các biện pháp hạn chế này;
· Để bảo đảm kết luận phản ánh đủ các nội dung đã trình bày và giúp chính phủ có
cái nhìn tổng thể phần kết luận nên hình thành theo các nội dung:
1. Chính sách cơ cấu: Cần khẩn trương xây dựng đề án tái cấu trúc nền kinh
tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để tăng hàm lượng nội và giá trị gia
tăng của hàng hóa và bắt đầu thực hiện một bước trong năm 2010 và thực
hiện mạnh trong thời kỳ 2011- 2015 và cho đến năm 2020. Điều cần thiết
là định hướng lại thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên thu hút các dự án đầu
tư tạo ra năng lực xuất khẩu mới;54
2. Chính sách tài chính tiền tệ (các công cụ vĩ mô; tỷ giá, chính sách tài
khóa) cần phân tích giới hạn của việc sử dụng chính sách này do tác động
phụ của chúng;
3. Cải cách thể chế và thủ tục hành chính để thu hút FDI và giảm chi phí giao
dịch cho doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
4. Chính sách thương mại :
- Phân tích kỹ lưỡng trước khi tham gia vào các FTA, hiệp định thương
mại khu vực (RTA), đồng thời nâng cao khả năng tận dụng các hiệp định
RTA, FTA đặc biệt từ năm 2019. Vào thời điểm này thuế nhập khẩu ở
khoảng 90% số dòng thuế của các nước ASEAN 6, Trung Quốc được cắt
giảm xuống 0%;
- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt ở các thị trường mà ở đó kim
ngạch xuất khẩu của một mặt hàng nào đó tuy còn nhỏ nhưng tốc độ tăng
trưởng cao;
- Chi tiết hóa hơn nữa biểu thống kê xuất khẩu. Vì hiện nay nhóm hàng
được thống kê hải quan ghi vào danh mục mặt hàng khác có kim ngạch
xuất khẩu lớn (xấp xỉ 9 tỷ đôla Mỹ) và tốc độ tăng trưởng rất cao
(khoảng 35%/ năm) nhưng không rõ là mặt hàng gì để có chính sách
khuyến khích sản xuất và hộ trợ xúc tiến thương mại;
- Nghiên cứu đưa thuế một số mặt hàng không phải là nguyên liệu cho
sản xuất hàng xuất khẩu hoặc hàng hóa thay thế nhập khẩu (trong điều
kiện lạm phát thấp) lên mức trần cam kết;
- Áp dụng các biện pháp điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các
biện pháp tự vệ theo quy định của WTO hoặc theo các FTA.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bop_8839.doc