Phân tích thị trường lao động Hưng Yên và Bắc Ninh

Mức tiền lương cao sẽ khiến cho chi phí lao động cao, tuy nhiên ở khía cạnh khác, nó phản ánh sức cạnh tranh trên thị trường lao động. Với mức tiền lương cao, các doanh nghiệp Hưng Yên sẽ có cơ hội thu hút lao động nhiều hơn, giảm khó khăn trong tuyển dụng lao động. Hiện tại, các doanh nghiệp Bắc Ninh gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động sản xuất vì lý do tiền lương. Tiền lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thấp hơn của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước khiến cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khó khăn trong tuyển dụng lao động hơn. Trong năm 2009, 2010 đã xảy ra nhiều cuộc đình công tại các doanh nghiệp có vốn ĐTNN do lao động đòi tăng lương. Bắc Ninh và Hưng Yên đều có những lợi thế nhất định về lao động. Hai tỉnh đều có nguồn cung lao động phổ thông dồi dào. Bắc Ninh có lợi thế hơn về lao động có kỹ thuật. Hưng Yên có lợi thế hơn trong việc thu hút và tuyển dụng lao động. Việc sử dụng lao động ngoại tỉnh cũng làm gia tăng chi phí lao động của doanh nghiệp. Một bất lợi là mức sống sinh hoạt tại Bắc Ninh là khá cao so với Hưng Yên. Lao động Hưng Yên còn ảnh hưởng tác phong sản xuất nông nghiệp nên hiền lành, chất phác, kém năng động. Quá trình lựa chọn đòi hỏi nhà đầu tư cần cân nhắc thận trọng để có quyết định phù hợp nhất với mục tiêu của mình.

pdf15 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích thị trường lao động Hưng Yên và Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 27 Phân tích Thị trường Lao động Hưng Yên và Bắc Ninh Ths.Phạm Minh Thu - Ths. Phạm Thị Bảo Hà Viện Khoa học Lao động và Xã hội ừ sau đổi mới, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ tăng trưởng cao và ổn định. Trải qua khủng hoảng kinh tế, GDP năm 2009 vẫn tăng trên 6%, GDP bình quân đầu người sơ bộ là 1064 đô la Mỹ. Chính phủ Việt Nam đã có hàng loạt những chính sách vĩ mô nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt phát triển các khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX). Tính đến hết năm 2009, Việt Nam đã có 249 KCN được thành lập, trong đó, 162 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy các KCN đã vận hành đạt khoảng 48%. Các KCN đã thu hút được trên 3.600 dự án đầu tư nước ngoài và 3.200 dự án đầu tư trong nước; giải quyết việc làm cho hơn 1,34 triệu lao động. Bắc Ninh và Hưng Yên là 2 tỉnh ráp gianh cùng thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đang nổi lên là những tỉnh thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của 2 tỉnh này liên tục tăng trong vài năm gần đây và dẫn đầu ở vùng đồng bằng sông Hồng. Lợi thế cạnh tranh được cấu thành từ nhiều yếu tố như: hạ tầng, môi trường pháp lý, nhân lực trong đó nhân lực được coi là yếu tố cạnh tranh mang tính quyết định. Ưu thế lớn nhất của vùng kinh tế này là nhân lực có đào tạo tốt, có điểm thi vào các trường đại học cao đẳng cao nhất nước và tỷ lệ sinh viên trên đầu người cao nhất nước. Báo cáo này đánh giá thực trạng thị trường lao động tại hai tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, so sánh, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu về vốn nhân lực trên hai địa phương này. Báo cáo có thể xem là một nguồn tham khảo cho các doanh nghiệp dự kiến đầu tư vào địa bàn cân nhắc những thuận lợi và khó khăn liên quan đến một trong những đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất: đó chính là lao động. Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: (i) quy mô thị trường lao động tại 2 tỉnh; (ii) nguồn nhân lực có kỹ năng; và (iii) mức lương trên thị trường. Nguồn số liệu sử dụng trong báo cáo: - Tổng điều tra doanh nghiệp – Tổng cục Thống kê, 2005-2009 - Tổng điều tra dân số và nhà ở – Tổng cục Thống kê, 2009 - Số liệu thống kê địa phương – Cục thống kê Hưng Yên và Bắc Ninh, 2009 - Số liệu thống kê địa phương – Sở LĐTBXH Hưng Yên và Bắc Ninh, 2009 PHẦN I – THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH HƯNG YÊN 1. Các đặc điểm chung Hưng Yên là một tỉnh được tái thành lập 1/1/1997 sau gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương, có diện tích tự nhiên 932,09 km2. Với vị trí ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên đã có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư và được xem như “Bình Dương” của miền Bắc. T Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 28 Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có các khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B (khu công nghiệp dệt may), Thăng Long II, Minh Đức, Minh Quang, Như Quỳnh A, Như Quỳnh B, và khu công nghiệp thị xã Hưng Yên. Các khu công nghiệp đi vào hoạt động đã tạo việc làm thường xuyên cho 7,5 vạn lao động. Dân số và lực lượng lao động Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, tính đến 1/4/2009, dân số tỉnh Hưng Yên là 1.128.702 người, mật độ đạt 1.222 người/km2. Dân số thành thị chiếm 12,3% và tỷ số giới tính (nam/100 nữ) là 96,5. Dân số từ 15 tuổi trở lên ở Hưng Yên là khoảng 866 nghìn người. Trong đó, tỷ lệ biết chữ là 96,9%. Dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60) tuổi chiếm 64,9% (tương ứng 732.527 người), thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (66%) và khu vực đồng bằng sông Hồng (65,7%). Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là do di dân. Số lượng người xuất cư ở Hưng Yên còn cao hơn số người nhập cư vào tỉnh, theo thống kê, cứ 1 lao động ở tỉnh khác vào Hưng Yên thì có đến 2 người rời khỏi tỉnh. Những người xuất cư phần lớn là với mục đích đi học và đi làm việc tại tỉnh khác. Hình 1.1. Dân số trên 15 tuổi theo trình độ CMKT Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 Trình độ CMKT của lao động ở Hưng Yên khá thấp, tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm đến 87% dân số trên 15 tuổi so với mức chung của cả nước là 86,7% và của vùng đồng bằng sông Hồng là 80,6%. Trong nhóm có trình độ CMKT, chiếm tỷ lệ cao nhất là trung cấp và thấp nhất là trình độ cao đẳng. Việc làm và thất nghiệp Năm 2009, lực lượng lao động của Hưng Yên chiếm tỷ lệ 85,2% dân số từ 15 tuổi trở lên, ước khoảng 680 nghìn người. Trong đó, số có việc làm là 668,6 nghìn người và số thất nghiệp là 11,1 nghìn người. Tỷ số việc làm trên dân số là 52,7%. Lao động nữ chiếm 49,1% trong tổng số lao động đang làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 2,8%, thấp nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng. Bảng 1.1. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế (%) Nông lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng số 2000 83.84 7.95 8.21 100 2005 70.94 16.37 12.69 100 2009 60 21.5 18.5 100 Nguồn: Điều tra LĐ-VL 2000,2005 và Tổng Điều tra dân số 2009. Cách đây 10 năm, lao động nông nghiệp chiếm đến 83,8% lao động ở Hưng Yên, tương ứng 451 nghìn người, thì hiện tại lao động ngành này đã giảm 23,8 điểm % xuống còn 60%, tương ứng 400 nghìn lao động. Cơ cấu lao động ngành công nghiệp từ 7,95% năm 2000 (tương đương 43 nghìn người) đã tăng lên 21,5% tổng số lao động (tương đương 143 nghìn lao động) năm 2009. Cũng trong thời kỳ này, số lao động Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 29 ngành dịch vụ đã tăng 2,8 lần từ 44 nghìn người lên 123 nghìn người. Nghề nghiệp của các lao động này chủ yếu trong nhóm nghề giản đơn tương ứng với lao động không được đào tạo CMKT. Các nhóm khác có tỷ trọng lớn trong cơ cấu nghề nghiệp người lao động của tỉnh là thợ thủ công (thợ dệt, da giày, thợ nề, thợ điện,), thợ lắp ráp vận hành máy móc thiết bị, các nghề có kỹ thuật trong nông, lâm, ngư nghiệp, các nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng. Nhóm trình độ bậc trung và bậc cao có khoảng 33 nghìn người. Hình 1.2. Nghề nghiệp của lao động tỉnh Hưng Yên Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 Theo ước tính từ số liệu điều tra doanh nghiệp 2009, trong 668.000 lao động có việc làm ở Hưng Yên chỉ có trên 100.000 lao động là đang làm việc tại các doanh nghiệp, số còn lại hoạt động trong khu vực phi chính thức (kinh tế cá thể, hộ gia đình). Bảng 1.2. Số doanh nghiệp và số lao động trong các doanh nghiệp Hưng Yên <200LĐ 200- <300LĐ 300LĐ trở lên Tổng số DN Tổng số LĐ 2000 205 7 12 224 16.946 2005 658 23 38 719 59.120 2008 1277 25 53 1355 91.381 Nguồn: Điều tra doanh nghiệp, TCTK 2009. Có thể thấy số lao động làm công ăn lương và lao động làm trong khu vực kinh tế chính thức (các doanh nghiệp) đã tăng lên một cách đáng kể trong những năm qua. Bình quân trong thời kỳ 2005-2009 mỗi năm số lao động trong các doanh nghiệp tăng thêm trên 10.000 lao động. Lao động tỉnh khác vào Hưng Yên làm việc theo điều tra là khoảng 20 nghìn người trong tổng số khoảng 28 nghìn người nhập cư vào tỉnh. Dòng người đến chủ yếu từ các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Bình, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nam Định, Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 30 Các thể chế trung gian Hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo ở Hưng Yên gồm có 2 trường đại học, 4 trường cao đẳng và 5 trường trung học chuyên nghiệp với số lượng tuyển sinh hàng năm trên 12 nghìn lượt sinh viên. Hệ thống các cơ sở dạy nghề gồm có 8 trường dạy nghề, 3 trường đại học, cao đẳng, THCN có dạy nghề và 14 cơ sở dạy nghề khác. Đối tượng được đào tạo chiếm một tỷ lệ khá lớn đến từ các tỉnh thành khác trong cả nước, đặc biệt là tại các trường đại học và cao đẳng, tỷ lệ sinh viên ngoại tỉnh chiếm 60 – 70%. Hiện nay các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã triển khai dạy 51 nghề cho người lao động. Năm 2009 các cơ sở này đã đào tạo cho 43,5 nghìn lao động (ngắn hạn 38,4 nghìn, dài hạn 5,1 nghìn) và đã giới thiệu được việc làm cho trên 85% lao động sau đào tạo. Hệ thống các Trung tâm việc làm nằm dưới sự quản lý của Sở LĐTBXH. Sở LĐTBXH còn quản lý Sàn giao dịch việc làm và website về việc làm của tỉnh (www.vieclamhungyen.vn). Ngoài các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh đã tổ chức các phiên giao dịch cố định hoặc lưu động đến các huyện, xã trong tỉnh. 2. Cung cầu lao động có kỹ năng Bảng số liệu tổng hợp cho thấy giữa cung và cầu lao động tại Hưng Yên đang có một sự chênh lệch đáng kể ở nhóm trình độ CNKT. Trong khi lực lượng lao động chưa qua đào tạo lên đến trên 592.000 người thi nhu cầu về lao động phổ thông chỉ có 380.000 lao động. Cầu về lao động tương ứng đòi hỏi có trình độ CNKT lên đến 250 ngàn lao động thì cung lao động chỉ có 24 ngàn. Khi xem xét trong phạm vi lao động trong các doanh nghiệp thì cầu về lao động có trình độ CNKT hiện tại cũng lên đến 50 nghìn lao động, vượt quá cung lao động ở trình độ này. Bên cạnh đó, với dự báo mỗi năm khối doanh nghiệp sẽ tăng cầu lao động khoảng trên dưới 10.000 lao động (cơ cấu trình độ CMKT giả định không thay đổi) sẽ tạo nên một sức ép không nhỏ về vấn đề lao động có kỹ thuật. Bảng 1.3. Lực lượng lao động, lao động có việc làm và lao động trong các doanh nghiệp phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 2009 (người) Trình độ CMKT Lực lượng lao động Nghề Lao động có việc làm LĐ trong các doanh nghiệp LĐ phổ thông 591.872 Nghề giản đơn 380.517 21.995 CNKT không bằng Thợ thủ công Thợ vận hành LĐ KT trong NN Nhân viên sơ cấp Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng 250.876 29.880 CNKT có bằng 24.140 20.707 THCN 34.000 CMKT bậc trung 16.325 9.536 CĐ, ĐH trở lên 15.912 CMKT bậc cao 20.914 8.718 Tổng số 680.000 668.632 105.600 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Điều tra dân số 2009, Điều tra doanh nghiệp 2009, điều tra mẫu DN ILSSA Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 31 Bên cạnh sự mất cân đối cung cầu về lao động có trình độ CNKT, thị trường lao động Hưng Yên còn cho thấy sự thiếu hụt lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Trong khi lao động có trình độ CĐ,ĐH trở lên có gần 16 nghìn lao động thì hiện tại số người có việc làm đòi hỏi có trình độ cao đẳng, đại học lên đến 21 nghìn lao động. Như vậy có ít nhất khoảng 5000 lao động làm công việc đòi hỏi trình độ CĐ,ĐH nhưng chưa được đào tạo ở trình độ này. Những số liệu sau đây cho thấy tình hình sử dụng lao động nội tỉnh và ngoại tỉnh tại các doanh nghiệp Hưng Yên. Như vậy, đối với lao động có trình độ CNKT, hiện tại hầu hết các ngành (trừ ngành xây dựng) đều phải sử dụng lao động ngoại tỉnh với tỷ lệ trên 10%. Ngành cơ khí chế tạo máy và công nghiệp chế biến khác phải sử dụng một tỷ lệ lớn lao động ngoại tỉnh (40-60%). Bảng 1.4. Tỷ trọng lao động nội tỉnh và ngoại tỉnh phân theo cấp trình độ CMKT (%) Ngành CNKT có bằng THCN CĐ, ĐH trở lên Nội tỉnh Ngoại tỉnh Nội tỉnh Ngoại tỉnh Nội tỉnh Ngoại tỉnh Xây dựng 98,1 1,9 98,8 1,2 96,8 3,2 TM-DV 73,6 26,4 85,2 14,8 72,6 27,4 Cơ khí chế tạo 56,8 43,2 55,7 44,3 28,6 71,4 Dệt may 87,8 12,2 80,4 19,6 72,8 27,2 CN chế biến khác 42,9 57,1 76,4 23,6 62,6 37,4 Nông nghiệp 88,9 11,1 92,3 7,7 92 8 Chung 77,3 22,7 69,5 30,5 52,6 47,4 Nguồn: Khảo sát mẫu DN Hưng Yên, ILSSA. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phải sử dụng một tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lớn hơn đối với lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học trở lên. Cụ thể, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh đối với trình độ trung cấp là 30% và đối với trình độ cao đẳng, đại học là 47%. Mặc dù trên số liệu chung toàn tỉnh, số lượng cung và cầu về lao động trình độ THCN không có sự thiếu hụt nhưng thực tế các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật nội tỉnh. Nguyên nhân có thể giải thích như sau: (1) Lao động trình độ cao còn phân bố trong khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực kinh tế phi chính thức; (2) Lao động trình độ cao nội tỉnh di chuyển đến những tỉnh khác để làm việc với mức thu nhập cao hơn và có môi trường làm việc tốt hơn; (3) Lao động trình độ cao nội tỉnh không đáp ứng yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ) đều có biến động lao động trực tiếp sản xuất với chu kỳ ngắn 2-3 tháng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: (1) Tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp – Hưng Yên vẫn là tỉnh có tỷ trọng lao động nông nghiệp cao (60%), bởi vậy khi đến mùa vụ thu hoạch vẫn thu hút một số lượng lớn lao động về khu vực nông nghiệp; (2) Lao động nữ Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 32 đến độ tuổi lập gia đình và sinh con; (3) Sự chênh lệch thu nhập của người lao động giữa các doanh nghiệp trên cùng địa bàn cũng gây nên những biến động vào-ra cho doanh nghiệp. Hưng Yên là một tỉnh vẫn mang đậm dấu ấn của kinh tế nông nghiệp, bởi vậy con người ở đây có đặc tính hiền hòa, chất phác và trung thực. Số vụ đình công ở Hưng Yên cũng được đánh giá là thấp. Tuy nhiên, cũng do ảnh hưởng của kinh tế nông nghiệp, người lao động Hưng Yên còn được đánh giá là chưa có nhiều năng động, sáng tạo trong công việc, chưa có tác phong công nghiệp hiện đại. 3. Tiền lương và thu nhập của người lao động 3.1 Tiền lương theo ngành Có thể thấy tiền lương của ngành công nghiệp chế biến thấp hơn mức tiền lương chung khoảng 18%. Trong ngành công nghiệp chế biến, những ngành có mức tiền lương bình quân thấp là dệt, may, da giày và chế biến gỗ. Hai ngành có mức tiền lương cao là sản xuất kim loại và sản xuất hóa chất với mức tiền lương bình quân cao xấp xỉ 1,4 đến 1,9 lần tiền lương bình quân ngành công nghiệp chế biến.. Bảng 1.5. Tiền lương bình quân tháng 2009 của một số ngành sản xuất TT Ngành Tiền lương bình quân tháng (1.000đ) Khoảng cách với tiền lương BQ chung Khoảng cách với tiền lương BQ ngành CN chế biến 1 Chung 3160 1 1.1 Công nghiệp chế biến 2579 0.82 1 Trong đó: 1.1.1 SX thực phẩm và đồ uống 2596 0.83 1.01 1.1.2 Dệt may 2200 0.70 0.85 1.1.3 Da giày 2222 0.71 0.86 1.1.4 Chế biến gỗ và các SP từ gỗ 1746 0.56 0.68 1.1.5 SX giấy và các SP từ giấy 2618 0.83 1.02 1.1.6 SX hóa chất và các SP hóa chất 4896 1.56 1.90 1.1.7 SX các Sp từ cao su và plastic 2802 0.89 1.09 1.1.8 SX thủy tinh, gốm sứ 2783 0.89 1.08 1.1.9 SX kim loại 3659 1.16 1.42 1.1.10 SX máy móc thiết bị điện 2937 0.93 1.14 1.1.11 SX radio, tivi và các thiết bị truyền thông 3007 0.96 1.17 1.1.12 SX dụng cụ y tế 2780 0.88 1.08 Nguồn: Tính toán từ Số liệu điều tra doanh nghiệp, TCTK và Điều tra TL-BHXH, MOLISA. 3.2 Tiền lương theo nhóm nghiệp vụ Có những sự khác biệt về mức lương giữa các loại hình doanh nghiệp. Ở những vị trí quản lý hay bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, mức lương của các doanh nghiệp ĐTNN là cao nhất. Đối với Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 33 bộ phận trực tiếp sản xuất và nhân viên thừa hành phục vụ thì người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước có mức lương bình quân tháng cao hơn hai khu vực tư nhân và ĐTNN. Mức lương của lao động doanh nghiệp tư nhân ở tất cả các bộ phận đều thấp hơn của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Dãn cách tiền lương giữa các vị trí công việc ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là cao hơn. Tuy nhiên mức lương của bộ phận trực tiếp sản xuất của khối tư nhân đã ngang bằng với khu vực đầu tư nước ngoài cho thấy khả năng cạnh tranh của khối tư nhân trong việc thu hút lao động đã được cải thiện hơn. Bảng 1.6. Tiền lương bình quân 2009 theo nhóm chuyên môn nghiệp vụ (1.000đ/tháng) Chung DNNN Tư nhân ĐTNN Quản lý 7750 7374 6243 12437 Chuyên môn nghiệp vụ 4007 3918 3261 4914 Trực tiếp sản xuất 2285 2832 2078 2063 Nhân viên thừa hành, phục vụ 2213 2982 1813 2186 Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp, Sở LĐTBXH Hưng Yên. 3.3 Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của lao động khu vực ngoài quốc doanh, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp ở Hưng Yên đã tăng nhanh một cách đáng kể trong 3 năm vừa qua (2007-2009). Theo số liệu điều tra doanh nghiệp 2009, với tốc độ tăng thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp lên đến 33%/năm, Hưng Yên là tỉnh có tốc độ tăng thu nhập lao động cao nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng. Thu nhập bình quân của một lao động trong các doanh nghiệp ở Hưng Yên năm 2009 đạt trên 3,5 triệu đồng/người. Mức thu nhập này tương ứng 86% mức thu nhập của lao động ở Hà Nội và cao hơn so với các địa bàn lân cận như Hải Dương, Hà Nam và gấp hơn hai lần thu nhập của người lao động ở Thái Bình. Bảng 1.7. Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp Hưng Yên 2005 2006 2007 2008 2009 Thu nhập BQ Hưng Yên (1.000đ/người/ tháng) 1132 1272 1625 2680 3571 Khoảng cách thu nhập với: Hà Nội 0.60 0.59 0.57 0.79 0.86 Hải Dương 1.05 0.95 0.96 1.24 1.30 Hà Nam 1.12 1.12 1.19 1.57 1.76 Thái Bình 1.57 1.37 1.44 2.15 2.39 Nguồn: Điều tra Doanh nghiệp TCTK; số liệu 2009 – ước tính Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 34 PHẦN II – THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH 1. Các đặc điểm chung Bắc Ninh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Diện tích cả tỉnh là 822,71 km2 (nhỏ nhất cả nước), dân số khoảng 1,02 triệu người. Trong những năm gần đây Bắc Ninh cũng nổi lên như một điểm nóng về thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. GDP của tỉnh tăng trưởng nhanh, bình quân khoảng 12 – 15% năm. GDP đầu người 2009 khoảng 1.100 đô la Mỹ, cao hơn mức bình quân trung của cả nước. Với 4.300 doanh nghiệp, 5 năm qua, tỉnh đã thu hút 3,4 tỷ USD vốn FDI, đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có 15 khu công nghiệp: Tiên Sơn, Quế Võ I, II, III, Đại Đồng – Hoàn Sơn, Yên Phong I, II, Thuận Thành I, II, III, Nam Sơn – Hạp Lĩnh, Đại Kim, Hanaka, Từ Sơn, Gia Bình, Việt Nam – Singapore. Dân số và lực lượng lao động Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, tính đến 1/4/2009 dân số Bắc Ninh là 1.024.151 người, mật độ dân số 1.245 người/km2. Trong đó, dân thành thị chiếm 23,6% và tỷ số giới tính (nam/100 nữ) là 96,6. Dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60) tuổi chiếm 64,7% thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (66%) và khu vực đồng bằng sông Hồng (65,7%). Số người từ 15 tuổi trở lên ở Bắc Ninh là khoảng 763 nghìn người. Trong đó, tỷ lệ biết chữ là 96,9%. Trình độ CMKT của lao động ở Bắc Ninh khá thấp, tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm 85,4% dân số trên 15 tuổi, thấp hơn Hưng Yên và cao hơn của vùng đồng bằng sông Hồng là 80,6%. Trong nhóm có trình độ CMKT, chiếm tỷ lệ cao nhất là trung cấp và thấp nhất là trình độ cao đẳng. Hình 2.1. Dân số trên 15 tuổi theo trình độ CMKT Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 Việc làm và thất nghiệp Dân số trong tuổi lao động ở Bắc Ninh là 640,9 nghìn người, trong đó số người tham gia vào lực lượng lao động chiếm 92,5% (tương ứng 593,1 nghìn người). Số lao động có việc làm là 578,2 nghìn người và 14,8 nghìn người thất nghiệp. Số người có việc làm trên tổng dân số là 51,4%; lao động nữ chiếm 49,6% trong tổng số lao động đang làm việc và tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 4,1%. Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế (%) Nông lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng số 2001 62,6 15 22,4 100 2009 42,8 35,4 21,8 100 Nguồn: Điều tra LĐ-VL 2001 và Tổng Điều tra dân số 2009 Trong nhiều năm qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 35 hoá, hiện đại hoá diễn ra ở Bắc Ninh một cách mạnh mẽ hơn so với các địa phương khác. Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng ở Bắc Ninh đứng thứ 4 trong cả nước (chỉ sau Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh), cao hơn nhiều mức bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng là 26,7%. Nghề nghiệp của các lao động chủ yếu trong nhóm nghề thợ có kỹ thuật trong nông lâm ngư nghiệp. Do Bắc Ninh khá phát triển về công nghiệp và dịch vụ nên các nhóm nghề thủ công, thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị cũng như nhóm dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng chiếm tỷ lệ khá cao. Hình 2.2. Nghề nghiệp của lao động tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 Bắc Ninh nổi tiếng là một tỉnh có nhiều nghề truyền thống, các làng nghề được khôi phục và phát triển mạnh, thu hút hàng triệu lao động tại chỗ cũng như lao động từ tỉnh khác. Các nghề truyền thống vốn rất nổi tiếng như gỗ mỹ nghệ, đúc đồng, làm giấy, làm tranh, dệt, gốm, Theo ước tính từ số liệu điều tra doanh nghiệp, trong 578.000 lao động có việc làm ở Bắc Ninh có khoảng 98.000 lao động là đang làm việc tại các doanh nghiệp, số còn lại hoạt động trong khu vực phi chính thức (kinh tế cá thể, hộ gia đình). Bảng 2.2. Số doanh nghiệp và số lao động trong các doanh nghiệp Bắc Ninh <200LĐ 200- <300LĐ 300LĐ trở lên Tổng số DN Tổng số LĐ 2000 338 5 20 363 24.400 2005 1079 15 26 1120 51.439 2008 2093 25 44 2162 83.382 Nguồn: Điều tra doanh nghiệp, TCTK 2009 Tuy đã phát triển nhiều khu công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp, số doanh nghiệp tăng lên trong những năm qua chủ yếu rơi vào doanh nghiệp nhỏ có qui mô dưới 200 lao động. Bình quân trong thời kỳ 2005-2009 mỗi năm số lao Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 36 động trong các doanh nghiệp tăng thêm trên 10.000 lao động. Lao động tỉnh khác vào Bắc Ninh làm việc là khoảng 22 nghìn người trong tổng số khoảng 30 nghìn người nhập cư vào tỉnh. Dòng người đến chủ yếu từ các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên,Thái Bình, Thanh Hóa, Số lượng người xuất cư ở Bắc Ninh cũng cao hơn số người nhập cư vào tỉnh (khoảng 41 nghìn người xuất cư). Các thể chế trung gian Bắc Ninh có hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề rất phát triển. Theo số liệu từ Sở LĐTBXH, đến 2009, Bắc Ninh có hệ thống gồm 43 cơ sở dạy nghề trong đó có 2 trường cao đẳng nghề, 12 trường trung cấp nghề và 20 trung tâm dạy nghề, 7 trường CĐ, ĐH, THCN có dạy nghề và 1 TTGTVT có dạy nghề, số nghề đào tạo là 45 nghề. Số lượt đào tạo hàng năm tăng bình quân 20% đến 2009 đạt trên 20 nghìn lượt người trong đó từ trung cấp nghề trở lên khoảng 3,5 nghìn lượt người. Hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc quản lý của Bộ GD-ĐT gồm 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng và 9 trường trung cấp tuyển sinh hàng năm khoảng 15 nghìn lượt người. Hiện tại tỉnh đã có 6 trung tâm Giới thiệu việc làm. Năm 2009 các trung tâm đã tư vấn được cho 16,5 nghìn lượt người và 4 nghìn người đã tìm được việc làm thông qua các trung tâm này. Các trung tâm này đồng thời cũng tổ chức đào tạo được cho 3,5 nghìn người trong đó 2,6 nghìn người đã tìm được việc làm. Trung tâm giới thiệu Việc làm Bắc Ninh, đơn vị trực thuộc Sở quản lý www.vieclambacninh.com.vn là website việc làm của tỉnh và định kỳ tổ chức các phiên giao dịch việc làm vào ngày 15 hàng tháng. Trong năm 2009, sàn giao dịch hoạt động 12 phiên thu hút trên 300 đơn vị và trên 7000 lao động đăng ký tham gia, kết quả đã có 3,5 nghìn lao động được tuyển dụng thông qua sàn giao dịch việc làm. 2. Cung cầu lao động có kỹ năng Bảng 2.3. Lực lượng lao động, lao động có việc làm và lao động trong các doanh nghiệp phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (người) Trình độ CMKT Lực lượng lao động Nghề Lao động có việc làm LĐ trong các doanh nghiệp LĐ phổ thông 506.507 Nghề giản đơn 67.235 57.790 CNKT không bằng Thợ thủ công Thợ vận hành LĐ KT trong NN Nhân viên sơ cấp Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng 469.211 CNKT có bằng 17.141 28.405 THCN 37.306 CMKT bậc trung 17.363 11.755 CĐ, ĐH trở lên 32.087 CMKT bậc cao 24.438 Tổng 593.100 578.245 97.950 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Điều tra dân số 2009, Điều tra doanh nghiệp 2009, điều tra DN Sở LĐTBXH Bắc Ninh. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 37 Mặc dù tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo còn khá lớn, nhưng so với các địa phương khác, Bắc Ninh có số lượng lao động có trình độ cao đẳng đại học cao (trên 32 nghìn lao động). So với nhu cầu về lao động CMKT bậc cao, cung lao động hoàn toàn có khả năng đáp ứng được về số lượng. Cũng giống như nhiều tỉnh khác, Bắc Ninh cũng có một sự mất cân đối giữa cung lao động có trình độ CNKT và cầu về những nghề đòi hỏi trình độ CNKT. Toàn tỉnh có trên 17.000 lao động có trình độ CNKT trong khi nhu cầu về lao động có nghề đòi hỏi trình độ CNKT lên đến xấp xỉ 470.000 người. Những số liệu sau đây cho thấy tình hình sử dụng lao động nội tỉnh và ngoại tỉnh tại các doanh nghiệp Bắc Ninh. Bảng 2.4. Thực trạng sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chung FDI Trong nước Chung FDI Trong nước Chung FDI Trong nước Tổng số DN 118 47 71 155 62 93 191 85 106 Tổng số LĐ 19,476 12,546 6,930 33,111 23,899 9,212 41,323 29,580 11,743 LĐ Bắc Ninh 8,093 5,887 2,206 20,231 15,330 4,901 21,900 16,009 5,891 Tỷ lệ (%) 42 47 32 61 64 53 53 54 50 Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh Cũng tương tự như Hưng Yên, các doanh nghiệp ở Bắc Ninh, đặc biệt là các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp sử dụng một tỷ lệ lớn lao động ngoại tỉnh. Lao động ngoại tỉnh phần lớn là lao động trực tiếp sản xuất và chưa qua đào tạo. Địa phương có lao động di cư nhiều nhất đến Bắc Ninh là Bắc Giang. Bắc Ninh là một tỉnh đa dạng ngành nghề, hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khá phát triển bởi vậy con người ở đây có đặc tính thông minh, năng động, nhanh nhẹn. Có 10% những người lao động trong khu công nghiệp khi được phỏng vấn trả lời họ không hài lòng với công việc hiện tại vì mức lương quá thấp. Số vụ đình công ở Bắc Ninh khá nhiều với 24 vụ trong năm 2009 và 7 vụ trong 6 tháng đầu năm 2010. Nguyên nhân hầu hết các vụ đình công này xuất phát từ vấn đề lương. 3. Tiền lương và thu nhập của người LĐ 3.1 Tiền lương theo ngành Có thể thấy tiền lương của ngành công nghiệp chế biến thấp hơn mức tiền lương chung khoảng 17%. Trong ngành công nghiệp chế biến, những ngành có mức tiền lương bình quân thấp là dệt, may, da giày và chế biến gỗ. Hai ngành có mức tiền lương cao là sản xuất thuốc lá và sản xuất hóa chất với mức tiền lương bình quân cao xấp xỉ 1,7-1,9 lần tiền lương bình quân ngành công nghiệp chế biến. 3.2 Tiền lương theo nhóm nghiệp vụ Có những sự khác biệt về mức lương giữa các loại hình doanh nghiệp. Ở những vị trí quản lý hay bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, mức lương của các doanh nghiệp ĐTNN cao hơn hai khu vực còn lại. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất và nhân viên thừa hành phục vụ thì người lao động ở doanh nghiệp Nhà nước có mức lương bình quân tháng cao hơn hai khu vực tư nhân và ĐTNN. Dãn cách tiền lương giữa các vị trí công việc ở các Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 38 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là cao hơn. Tuy nhiên mức lương của bộ phận trực tiếp sản xuất của khối tư nhân cao hơn khu vực đầu tư nước ngoài gây khó khăn không ít cho việc tuyển dụng và thu hút lao động của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 3.3 Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp Trong giai đoạn 2005-2009, thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp ở Bắc Ninh đã tăng với tốc độ 22%/năm. Thu nhập bình quân của một lao động trong các doanh nghiệp ở Bắc Ninh năm 2009 đạt trên 2,4 triệu đồng/người. Mức thu nhập này tương ứng 59% mức thu nhập của lao động ở Hà Nội, 88% mức thu nhập của lao động ở Hải Dương và cao hơn 10% so với Bắc Giang. Như vậy, mức thu nhập lao động trong các doanh nghiệp ở Bắc Ninh sẽ kém cạnh tranh trong điều kiện cần thu hút lao động từ khu vực phi chính thức và từ các tỉnh lân cận. Bảng 2.5. Tiền lương bình quân tháng 2009 của một số ngành sản xuất TT Ngành Tiền lương bình quân tháng (1.000đ) Khoảng cách với tiền lương BQ chung Khoảng cách với tiền lương BQ ngành CN chế biến 1 Chung 2051 1 1.1 Công nghiệp chế biến 1703 0.83 1 Trong đó: 1.1.1 SX thực phẩm và đồ uống 1695 0.83 1.00 1.1.2 SX các SP thuốc lá, thuốc lào 3347 1.63 1.97 1.1.3 Dệt may 1512 0.74 0.89 1.1.4 Da giày 1536 0.75 0.90 1.1.5 Chế biến gỗ và các SP từ gỗ 1139 0.56 0.67 1.1.6 SX giấy và các SP từ giấy 1709 0.83 1.00 1.1.7 SX hóa chất và các SP hóa chất 3008 1.47 1.77 1.1.8 SX thủy tinh, gốm sứ 1710 0.83 1.00 1.1.9 SX máy móc thiết bị điện 1804 0.88 1.06 1.1.10 SX radio, tivi và các thiết bị truyền thông 1847 0.90 1.08 Nguồn: Tính toán từ Số liệu điều tra doanh nghiệp, TCTK và Điều tra TL-BHXH, MOLISA Bảng 2.6. Tiền lương bình quân 2009 theo nhóm chuyên môn nghiệp vụ (1.000đ/tháng) Chung DNNN Tư nhân ĐTNN Quản lý 5314 5057 7676 8528 Chuyên môn nghiệp vụ 2748 2686 3033 3370 Trực tiếp sản xuất 1567 1942 1747 1415 Nhân viên thừa hành, phục vụ 1650 2045 1841 1499 Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp, Sở LĐTBXH Bắc Ninh Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 39 Bảng 2.7. Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp Hưng Yên 2005 2006 2007 2008 2009 Thu nhập BQ Bắc Ninh (1.000đ/người/ tháng) 1086 1267 1607 1983 2423 Khoảng cách thu nhập với: Hà Nội 0.58 0.59 0.57 0.58 0.59 Hải Dương 1.01 0.94 0.95 0.91 0.88 Bắc Giang 1.04 1.04 1.09 1.10 1.10 Nguồn; Điều tra Doanh nghiệp TCTK; số liệu 2009 – ước tính PHẦN III. SO SÁNH NHỮNG ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TTLĐ HƯNG YÊN VÀ BẮC NINH 1. Các đặc điểm chung Bắc Ninh và Hưng Yên là hai điểm kinh tế phát triển trong vòng vài năm trở lại đây. So với Hưng Yên, Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế phát triển mạnh hơn về công nghiệp, số khu công nghiệp nhiều, hạ tầng cơ sở phát triển hơn. Mức sống người dân ở Bắc Ninh cũng cao hơn ở Hưng Yên. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh cho thấy Bắc Ninh có nhiều lợi thế cạnh tranh so với Hưng Yên. Tuy kém phát triển hơn nhưng Hưng Yên cho thấy đây là một tỉnh có nhiều tiềm năng, và việc phát triển sau cũng tạo ra cơ hội chọn lọc những nhà đầu tư lớn, công nghệ hiện đại hơn. Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội Hưng Yên và Bắc Ninh Hưng Yên Bắc Ninh Tăng trưởng GDP 2009 (%) 7,01 12 Cơ cấu kinh tế 2009 (%): Nông nghiệp 27,06 11 Công nghiệp 42,36 64,8 Dịch vụ 30,58 14,2 Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 61.31 65.70 Số khu công nghiệp 8 15 Dân số (người) 1.128.702 1.024.151 Lực lượng lao động (người) 680.000 640.900 Số người thất nghiệp (người) 11.100 14.800 Cơ cấu lao động (%): Nông nghiệp 60 42,8 Công nghiệp 21,5 35,4 Dịch vụ 18,5 21,8 Lao động trong các doanh nghiệp 105.656 101.979 Lao động trong các khu CN 75.000 41.223 GDP bình quân đầu người 2009 832USD 1800USD Nguồn: Số liệu thống kê cấp tỉnh, 2010. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 40 Về dân số và lao động, Hưng Yên có lực lượng lao động nhiều hơn Bắc Ninh 6%, tuy nhiên số người thất nghiệp lại ít hơn 3.700 người. Một đặc điểm cần chú ý là cơ cấu lao động Hưng Yên có đến 60% lao động trong ngành nông nghiệp trong khi ở Bắc Ninh cơ cấu lao động nông nghiệp chỉ có 42,8%. Thực trạng này phần nào giải thích được số người thất nghiệp thấp, vì lao động trong nông nghiệp có thời gian sử dụng lao động thấp hơn 2 ngành còn lại. Trong xu hướng chuyển dịch lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động nông nghiệp dự thừa sẽ là nguồn cung đáng kể cho thị trường lao động. Mặc dù có số lượng ít hơn so với Bắc Ninh, các khu công nghiệp ở Hưng Yên thu hút nhiều hơn lao động vào làm việc (75 nghìn lao động so với 41 nghìn lao động). Tuy nhiên, lao động trong khu công nghiệp ở Bắc Ninh và Hưng Yên đều chiếm đến 50% là lao động ngoại tỉnh. 2. Lao động có kỹ năng Những phân tích riêng biệt ở từng tỉnh đều cho thấy hai tỉnh đều có tình trạng dư cung lao động phổ thông và thiếu hụt lao động có trình độ CNKT. Tại địa bàn cả 2 tỉnh, các doanh nghiệp phải áp dụng 2 cách để giải quyết tình trạng mất cân đối cung cầu về lao động có trình độ CNKT: (1) tuyển dụng lao động ngoại tỉnh có trình độ CNKT; (2) sử dụng lao động phổ thông vào những công việc đòi hỏi có trình độ CNKT (doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo cho số lao động phổ thông này). Hình thức đào tạo phổ biến với lao động này là kèm cặp tại nơi làm việc với thời gian dưới 6 tháng, phổ biến là từ 1 đến 3 tháng. Một số ít doanh nghiệp áp dụng hình thức đào tạo tập trung tại doanh nghiệp tuy nhiên với thời gian rất ngắn (1-2 tuần). Bảng 3.2. Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Trình độ chuyên môn kỹ thuật Hưng Yên Bắc Ninh Không có CMKT 591.872 506.507 Công nhân kỹ thuật (CNKT) 24.140 17.141 Trung học chuyên nghiệp (THCN) 34.000 37.306 Cao đẳng, đại học 15.912 32.087 Tổng số 680.000 593.100 Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, Tổng cục Thống kê, 2010. Bên cạnh đó, tại Hưng Yên tình trạng thiếu hụt lao động cũng diễn ra cả với lao động có trình độ cao (trình độ cao đẳng, đại học). Cầu về lao động có trình độ cao trên địa bàn lên đến trên 20 nghìn người trong đó bộ phận các doanh nghiệp cần 8.700 lao động. Hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn 2 tỉnh đã được phát triển khá nhanh trong thời gian gần đây và sẽ là nguồn bổ sung sự thiếu hụt về lao động kỹ thuật. Trong đó, Bắc Ninh được đánh giá là có lợi thế hơn về hệ thống đào tạo nghề. 3. Chi phí lao động Mức lương tối thiểu mà các doanh nghiệp tại Bắc Ninh và Hưng Yên đang áp dụng đều là mức lương tối thiểu vùng 3 và vùng 4. Sở LĐTBXH Bắc Ninh đang Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 41 kiến nghị nâng mức lương tối thiểu vùng đồng loạt lên 20% (thông qua điều chỉnh vùng áp dụng tiền lương từ vùng 3, vùng 4 lên vùng 2, vùng 3) do mức lương thấp nhất hiện tại đều cao hơn mức lương tối thiểu 20% và mức sống sinh hoạt tại Bắc Ninh khá đắt đỏ so với những tỉnh khác. Bảng 3.3. Tiền lương 2009 theo ngành, vị trí công việc tại Hưng Yên và Bắc Ninh Hưng Yên Bắc Ninh Tiền lương ngành chế biến LTTP 2.596.000 1.695.000 Tiền lương bộ phận trực tiếp sản xuất 2.285.000 1.567.000 Thu nhập bình quân chung của người lao động 3.571.000 2.423.000 Nguồn: Tính toán từ Điều tra Doanh nghiệp, TCTK + Điều tra tiền lương Bộ LĐTBXH + Khảo sát doanh nghiệp Sở LĐTBXH tỉnh. Mức tiền lương được tính cho khu vực kinh tế chính thức (doanh nghiệp) Mức tiền lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp tại Hưng Yên cao hơn mức tiền lương bình quân ở Bắc Ninh. Hưng Yên là tỉnh có mức tăng tiền lương, thu nhập cao nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng. Một trong những nguyên nhân khiến tiền lương trong các doanh nghiệp tăng cao là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài. Số liệu chung cũng cho thấy tuy có ít khu công nghiệp hơn nhưng số lao động trong các khu công nghiệp Hưng yên cao gấp hơn 1,5 lần số lao động trong các khu công nghiệp của Bắc Ninh. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp của Hưng Yên khá gần Hà Nội, do đó mức tiền lương Hưng Yên cũng phần nào chịu ảnh hưởng của giá lao động tại Hà Nội. Mức tiền lương cao sẽ khiến cho chi phí lao động cao, tuy nhiên ở khía cạnh khác, nó phản ánh sức cạnh tranh trên thị trường lao động. Với mức tiền lương cao, các doanh nghiệp Hưng Yên sẽ có cơ hội thu hút lao động nhiều hơn, giảm khó khăn trong tuyển dụng lao động. Hiện tại, các doanh nghiệp Bắc Ninh gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động sản xuất vì lý do tiền lương. Tiền lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thấp hơn của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước khiến cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khó khăn trong tuyển dụng lao động hơn. Trong năm 2009, 2010 đã xảy ra nhiều cuộc đình công tại các doanh nghiệp có vốn ĐTNN do lao động đòi tăng lương. Bắc Ninh và Hưng Yên đều có những lợi thế nhất định về lao động. Hai tỉnh đều có nguồn cung lao động phổ thông dồi dào. Bắc Ninh có lợi thế hơn về lao động có kỹ thuật. Hưng Yên có lợi thế hơn trong việc thu hút và tuyển dụng lao động. Việc sử dụng lao động ngoại tỉnh cũng làm gia tăng chi phí lao động của doanh nghiệp. Một bất lợi là mức sống sinh hoạt tại Bắc Ninh là khá cao so với Hưng Yên. Lao động Hưng Yên còn ảnh hưởng tác phong sản xuất nông nghiệp nên hiền lành, chất phác, kém năng động. Quá trình lựa chọn đòi hỏi nhà đầu tư cần cân nhắc thận trọng để có quyết định phù hợp nhất với mục tiêu của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_thi_truong_lao_dong_hung_yen_va_bac_ninh.pdf
Tài liệu liên quan