Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long

Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay do NHNo ấn định. Mức lãi suất này luôn luôn biến động do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong những năm gần đây, ảnh hưởng kinh tế Thế giới và khu vực đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam làm mất cân đối lượng cung cầu trong nước. Vì vậy, lãi suất trong những năm nay được thay đổi liên tục nhằm cân bằng cung cầu và ảnh hưởng nền kinh tế của đất nước. Riêng đối với tỉnh Vĩnh Long mức lãi suất được thay đổi và áp dụng với từng khu vực.

doc77 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dư nợ ngắn hạn của tư nhân và cá thể hộ sản xuất là 94.579 triệu đồng chiếm tỷ trọng 92% trong tổng dư nợ ngắn hạn, còn dư nợ ngắn hạn của cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm tỷ trọng 8% tương ứng với số tiền là 8.224 triệu đồng. Sang năm 2002 thì con số này tăng lên là 120.767 triệu đồng trong đó dư nợ ngắn hạn của tư nhân và cá thể hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 90%, với số tiền 108.690 triệu đồng còn dư nợ ngắn hạn của cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 12.076,7 triệu đồng chiếm 10% tổng dư nợ ngắn hạn. Đến năm 2003 thí tổng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế là 137.732 triệu đồng trong đó dư nợ ngắn hạn của tư nhân và cá thể hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 88,3% tổng dư nợ ngắn hạn với số tiền 121.617 triệu đồng, các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 16.115 triệu đồng chỉ chiếm tỷ trọng 11,7% tổng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế. @. Tư nhân cá thể hộ sản xuất. Dư nợ ngắn hạn của đối tượng này tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2001 dư nợ ngắn hạn của đối tượng này là 94.579 triệu đồng chiếm tỷ trọng 92% sang năm 2002 con số này tăng lên đạt 108.690 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90% tăng 14.112 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 14,9% so với năm 2001. đến năm 2003 con số này tiếp tục tăng lên đạt 121.617 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,3%, tăng 12.927 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 11,9%. @ Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế nhưng dư nợ ngắn hạn của đối tượng này tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2001 dư nợ ngắn hạn là 8.224 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8% sang năm 2002 con số này tăng lên đạt 12.077 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10% tổng dư nợ ngắn hạn, tăng 3.853 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 46,8%. Con số này tiếp tục tăng lên vào năm 2003 đạt 16.115 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,7%, tăng 4.038 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 33,4%. Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng phân theo thành phần kinh tế đã thể hiện rõ sự chênh lệch giữa dư nợ ngắn hạn của tư nhân và cá thể hộ sản xuất so với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng đã thấy được sự chênh lệch trên nên có sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư qua các năm, nâng dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với tư nhân và cá thể hộ sản xuất trong tổng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế. c. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo địa bàn. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo địa bàn của NHNo&PTNT huện Bình Minh tăng dần qua các năm. Cụ thể là tổng dư nợ ngắn hạn theo địa bàn năm 2001 là 102.803 triệu đồng sang năm 2002 con số này tăng lên đạt 120.767 triệu đồng tăng 17.964 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 17,5%. Đến năm 2003 tổng dư nợ ngắn hạn đạt 137.732 triệu đồng tăng lên 16.965 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 14%. Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO ĐỊA BÀN QUA 3 NĂM. Đơn vị tính: triệu đồng Tên địa bàn Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Thuận An 7.082 6,9 9.438 7,8 11156 8,1 2.356 33,3 1.718 18,2 Mỹ Thuận 5.761 5,6 6.380 5,3 6.504 4,7 619 10,7 124 1,9 Ng.V.Thảnh 6.285 6,1 8.463 7,0 12152 8,8 2.178 34,7 3.662 43,3 Đông Thành 6.270 6,1 7.460 6,2 8.074 5,9 1.190 19,0 614 8,2 Thành Lợi 6.428 6,3 7.992 6,6 9.474 6,9 1.564 24,3 1.482 18,5 Mỹ Hòa 4.047 3,9 5.471 4,5 6.472 4,7 1.424 35,2 1.001 18,3 Thị Trấn 3.685 3,6 4.298 3,6 4.555 3,3 613 16,6 257 6,0 Tân Lược 7.057 6,9 8.219 6,8 8.945 6,5 1.162 16,5 726 8,8 Tân Qưới 8.045 7,8 7.066 5,9 8.421 6,1 -979 -12,2 1.355 19,2 Thành Đông 6.207 6,0 7.486 6,2 8.174 5,0 1.279 20,6 688 9,2 Thành Trung 5.424 5,3 6.651 5,5 6.828 5,0 1.227 22,6 177 2,7 Tân Hưng 5.771 5,6 6.077 5,0 7.325 5,3 306 5,3 1.248 20,5 Tân an Thạnh 6.883 6,7 7.431 6,2 8.300 6,0 548 8,0 869 11,7 Tân Bình 8.436 8,2 10.256 8,5 11289 8,3 1.820 21,6 1.033 10,1 Tân Thành 2.867 2,9 3.259 2,7 3.883 2,8 392 13,7 624 19,1 Đông Bình 6.544 6,4 7.937 6,6 8.708 6,3 1.429 21,8 735 9,2 Đông Thạnh 6.011 5,8 6.487 5,7 7.499 5,4 836 13,9 652 9,5 Tổng 102.803 100,0 120767 100,0 137732 100,0 17.964 17,5 16.965 14 Nguồn: phòng kế toán @ Thuận An. Là một vùng chuyên canh trồng cải xà lách xoong rất hiệu quả nên dư nợ ngắn hạn tăng lên qua ba năm. Dư nợ ngắn hạn xã này năm 2001 là 7.082 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,9% tổng dư nợ ngắn hạn. Sang năm 2002 con số này tăng lên đạt 9.438 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,8%, tăng 2.356 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 33.3%. Đến năm 2003 dư nợ ngắn hạn của xã là 11.156 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,1% tổng dư nợ ngắn hạn của địa bàn, tăng 1.718 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 18,2% so với năm 2002. @ Nguyễn Văn Thảnh. Năm 2001, dư nợ ngắn hạn xã này đạt được 6.285 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,1% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn của xã năm 2002 là 8.463 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,0%, tăng 2.178 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 34,7%. Đến năm 2003 dư nợ ngắn hạn xã này tăng lên đạt 12.125 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,8% tổng dư nợ ngắn hạn, tăng 3.662 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 43,3%. Ở một số xã còn lại cũng có tình hình dư nợ ngắn hạn theo địa bàn tăng tương tự qua ba năm. Ngoại trừ xã Tân Quới năm 2001 dư nợ ngắn hạn của xã là 8.045 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,8% tổng dư nợ ngắn hạn ngắn hạn. Năm 2002, dư nợ ngắn hạn đạt 7.066 triêu đồng chiếm tỷ trọng 5,9% giảm 979 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 12,2% so với năm 2001. Tuy nhiên đến năm 2003, dư nợ ngắn hạn xã này tăng lên đạt 8.421 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,1%, tăng 1.355 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 19,2%. 3.2. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn. Cùng với doanh số cho vay thì thu nợ là một vấn đề mà chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Minh đặc biệt quan tâm. Nó thể hiện rõ khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có đúng hay không đúng đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng . a. Phân tính tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành . Bên cạnh việc mở rộng đầu tư tín dụng thì việc thu nợ cũng không kém phần quan trọng, sau khi giải ngân thì nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là thường xuyên kiểm tra giám sát các khoản tiền vay của mình, xem khách hàng vay có sử dụng đúng mục đích hay không, để từ đó có những biện pháp kịp thời. BẢNG 12: TÌNH HÌNH THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH QUA BA NĂM. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 86.496 100,0 113103 100,0 186530 100,0 26.606 30,8 73.427 64,9 A.Nông nghiệp 73.192 84,6 101497 89,7 122461 65,6 28.305 38,7 20.964 20,7 -Trồng trọt 1.286 1,5 996 0,9 1.726 0,9 -290 -22,6 730 73,3 -Chăn nuôi 22 0,03 431 0,4 5.226 2,8 409 1859,1 4.795 1112,5 -KT tổng hợp 71.158 82,3 97.681 86,4 114055 61,1 26.532 37,3 16.374 16,8 -Máy ngắn hạn 726 0,8 2.389 2,1 1454 0,8 1.663 229,1 -935 -39,1 B.TTCN-DV & ĐS 13.304 15,4 11.606 10,3 64.069 34,3 -1.698 12,8 52.463 452 -TTCN-TM-DV 13.304 15,4 11.606 10,3 64.055 34,3 -1698 12,8 52.449 452 -Khác 0.000 0,0 0.000 0,0 14 0,01 0.000 0,0 14 0,0 Nguồn: phòng kế toán Qua bảng 12 ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên tương đương với sự gia tăng của doanh số cho vay là dấu hiệu tốt. Chứng tỏ công tác thu nợ ngắn hạn của chi nhánh đạt kết quả khả quan. Cụ thể năm 2001 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 86.496 triệu đồng trong đó ngành nông nghiệp có thu nợ ngắn hạn là 73.192 triệu đồng chiếm tỷ trọng 84,6% trong doanh số thu nợ, còn thu nợ ngắn hạn ngành tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ và đời sống là 13.304 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15,45% tổng thu nợ ngắn hạn. Sang năm 2002 doanh số thu nợ ngắn nợ tăng lên đạt 113.103 triệu đồng tăng 26.607 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với tốc độ tăng 30,8% trong đó ngành nông nghiệp là 101.497 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89,7% còn tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ và đời sống là 11.606 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10.3%. Đến năm 2003 con số này tiếp tục tăng lên đạt 186.530 triệu đồng tăng 73.427 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 64,9% so với năm 2002 trong đó ngành nông nghiệp là 122.461 triệu đồng chiếm 65.6%, còn tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ và đời sống là 64.069 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,31%. Nguyên nhân tăng là do nhiều yếu như: trồng trọt, chăn nuôi a.1. Ngành nông nghiệp. @ Trồng trọt. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng sản xuất có xu hướng giảm, năm 2001 doanh số thu nợ ngắn hạn là 1.286 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,5% trong doanh số thu nợ ngắn hạn, sang năm 2002 thu nợ ngắn hạn trồng trọt là 996 triệu đồng chì chiếm tỷ trọng 0,9% giảm 290 triệu đồng so với năm 2001 với tốc độ giảm 22,6%. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư tập trung vào mô hình kinh tế hỗn hợp nên doanh số cho vay và thu nợ ngắn hạn của đốt tượng trồng trọt giảm. Đến năm 2003 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên đạt 1.726 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,9% tăng 730 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng là 73,3% @ Chăn nuôi: Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành chăn nuôi liên tục tăng qua các năm cụ thể là năm 2001 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 22 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,03% trong tổng thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn này tăng lên vào năm 2002 đạt 431 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,4% thu nợ ngắn hạn tăng 409 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng là859,1%. Đến năm 2003 con số này tiếp tục tăng lên đạt đến 5.226 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,8% tăng 4.795 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1.112,5% so với năm 2002. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay ngành chăn nuôi tăng, được tiêm phòng dịch bệnh kịp thời không làm lây lan gia súc gia cầm cùng với sự ổn định của giá cả thị trường người dân thu hồi vốn nhanh và trả nợ ngân hàng kịp thời và đúng lúc. @ Kinh tế tổng hợp. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn so với các đối tượng sản xuất khác. Năm 2001 thu nợ ngắn hạn mô hình này là 71.158 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,3% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Năm 2002 doanh số thu nợ ngắn hạn mô hình kinh tế tổng hợp là 97.681 triệu đồng chiếm tỷ trọng 86,4% tăng 26.523 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng là 37,3%. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2003 là 114.055 triệu đồng chiếm tỷ trọng 61,1% so với năm 2002 tăng 16.374 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 16,8%. Doanh số mô hình kinh tế tổng hợp tăng là điều đáng mừng cho công tác thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Bởi vì, mô hình này khá mới mẻ đối với bà con nông dân và doanh số thu nợ ngắn hạn thể hiện khả năng trả nợ của khách hàng nên doanh số này ngày càng cao cho thấy khả năng trả nợ của bà con càng tốt. Điều này chứng tỏ sự đầu tư của ngân hàng hợp lý và thật sự mang lại hiệu quả cho khách hàng. @ Máy nông nghiệp ngắn hạn. Năm 2001 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 726 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,8% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Sang năm 2002 đạt được 2.389 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,1% tăng 1.663 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 229,1%. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay tăng lên, mặt khác trình độ học vấn của nông dân ngày càng được nâng cao biết sử dụng những tiến bộ kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp nên năng suất lao động tăng lên dẫn đến lợi nhuận tăng, rất thuận lợi cho công tác thu nợ của ngân hàng. Đến năm 2003 chỉ đạt 1.454 triệu đồng giảm 935 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ giảm 39,1%. a2. Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ và đời sống. @ Tiểu thủ công nghiệp – thương mại - dịch vụ Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành này năm 2001 đạt 13.304 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15,4% trong tổng thu nợ, sang năm 2002 thu nợ ngắn hạn đối tượng này đạt 11.606 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,3% giảm 1.698 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ giảm 12,8%. Đến năm 2003 đạt 64.055 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,3% tăng 52.449 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 451,9% so với năm 2002. Các đối tượng như chăn nuôi, trồng trọt và sửa chữa máy thì có doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổnh doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Doanh số thu nợ một mặt thể hiện công tác thu nợ của ngân hàng, mặt khác nó còn phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Khi lượng tiền khách hàng vay tăng lên thì nức trả nợ cũng tăng theo và ngược lại lượng tiền vay giảm thì doanh số thu nợ của ngân hàng cũng giảm, đây là qui luật. Sự biến động của doanh số thu nợ tại ngân hàng trong ba năm cũng tăng theo qui luật này. b. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Tương tự như doanh số cho vay, tình hình thu nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế tăng dần qua các năm, có sự chênh lệch rất lớn giữa thành phần kinh tế tư nhân và cá thể hộ sản xuất với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BẢNG 13: TÌNH HÌNH THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA BA NĂM. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % + Tư nhân và cá thể hộ SX 83.209 96,2 104.620 92,5 169.742 91 21.411 25,7 65.122 62,2 + CSSX và DNNQD 3.287 3,8 8.483 7,5 16.788 9 5.196 158,1 8.305 97,9 Tổng 86.496 100,0 113.103 100,0 186.530 100,0 26.607 30,8 73.427 64,9 Nguồn: phòng kế toán Năm 2001, tổng doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 86.496 triệu đồng trong đó tư nhân và cá thể hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 96,2% với số tiền 83.209 triệu đồng còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ đạt 3.287 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,8% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Năm 2002 tổng thu nợ ngắn hạn là 113.103 triệu đồng trong đó thu nợ ngắn hạn tư nhân và cá thể hộ sản xuất là 104.620 triệu đồng chiếm tỷ trọng 92,5% tăng 21.411 triệu đồng so với năm 2001 với tỷ lệ tăng là 25,7%, còn doanh số thu nợ cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 8.483 triệu đồng tăng 5.196 triệu đồng với tốc độ tăng 158,1% so với năm 2001 chiếm 7,5% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2003 tiếp tục tăng lên đạt 186.530 triệu đồng trong đó tư nhân và cá thể hộ sản xuất trả với số tiền là 169.742 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91% tổng thu nợ ngắn hạn tăng 65.122 triệu đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng 62,2%, còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 16.788 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9% tổng thu nợ ngắn hạn, tăng 8.305 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 97,9% so với năm 2002. c. Phân tích tình thu nợ ngắn hạn theo địa bàn Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng có đúng hay không đúng. Do đó, công tác thu hồi nợ được xem là việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng ở từng địa bàn mà cán bộ tín dụng quản lý. BẢNG 14: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO ĐỊA BÀN QUA BA NĂM. Đơn vị tính: triệu đồng Tên địa bàn Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Thuận An 7.796 9,0 9.111 8,1 15663 8,4 1.315 16,9 6.552 79,1 Mỹ Thuận 8.743 10,1 8.985 7,9 11194 6,0 242 2,8 2.209 24,6 Ng.V.Thảnh 6.225 7,2 8.379 7,4 14695 7,9 2.154 34,6 6.316 75,4 Đông Thành 4.528 5,2 5.320 4,7 9.125 4,9 792 17,5 3.805 71,5 Thành Lợi 5.545 6,4 7.433 6,6 14560 7,8 1.888 34,0 7.127 95,9 Mỹ Hòa 6.577 7,6 6.289 6,0 8.143 4,4 -288 -4,4 1.854 29,5 Thị Trấn 4.336 5,0 9.336 8,3 18748 10,1 5.000 115,3 9.412 100,8 Tân Lược 5.925 6,9 9.146 8,1 20006 0,7 3.221 54,4 10.860 118,7 Tân Qưới 2.662 3,0 5.324 5,0 9835 5,3 2.702 103,1 4.511 84,7 Thành Đông 4.048 5,8 5.654 4,7 5.726 3,1 606 12,0 72 1,3 Thành Trung 3.826 4,4 4.111 3,6 5.747 3,1 285 7,4 1.636 39,8 Tân Hưng 2.202 2,5 4.049 3,6 5.126 2,7 1.847 83,9 1.077 26,6 Tân an Thạnh 4.020 4,6 7.426 6,6 13346 7,2 3.406 84,7 5.920 79,7 Tân Bình 3.916 4,5 5.743 5,1 10026 5,4 1.827 46,7 4.283 74,6 Tân Thành 4.586 5,3 5.684 5,0 9.790 5,2 1.098 23,9 4.106 72,2 Đông Bình 5.831 6,7 6.019 5,3 8.285 4,4 188 3,2 2.266 37,6 Đông Thạnh 4.770 5,5 5.094 4,5 6.515 3,5 324 6,8 1.421 27,9 Tổng 86.496 100,0 113103 100,0 186530 100,0 26.067 30,8 73.427 64,9 Nguồn: phòng kế toán Qua bảng 14 ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn theo địa bàn tăng dần qua các năm. Năm 2001 tổng thu nợ ngắn hạn đạt 86.496 triệu đồng sang năm 2002 tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng có xu hướng tăng lên đạt 113.103 triệu đồng tăng 26.607 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 30,8%. Đến năm 2003 tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tiếp tục tăng lên đạt 186.530 triệu đồng tăng 73.427 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 64,9% so với năm 2002. Tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngắn hạn có xu hướng tăng lên là do tác động của các xã Thuận An, Nguyễn Văn Thảnh, Tân Lược, Thị Trấn Đạt được kết quả trên là nhờ sự nổ lực trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng mà trực tiếp là cán bộ tín dụng ở các xã, mặt khác chứng tỏ khả năng trả nợ của bà con nông dân ngày một tốt hơn. 3.3. Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn. Trong đầu tư vốn thì bao giờ cũng có rủi ro nhưng mức rủi ro thế nào là hợp lý, việc phân tích nợ quá hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và tại chi nhánh NHNo&PTNT huyên Bình Minh nói riêng vì sau một thời gian cho vay đến kỳ hạn nợ mà không thu hồi được vốn lãi và cũng không thể cho gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì rủi ro tín dụng sẽ xảy ra ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn. BẢNG 15: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN QUA BA NĂM. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn 99 100,0 249 100,0 240 100 150 151,1 -9 -3,6 -Trồng trọt 7 7,1 2 0,8 0 0 -5 -74,1 -2 -100,0 -Chăn nuôi 0 0,0 5 2,0 0 0 5 100 -5 -100,0 -KT tổng hợp 92 92,9 230 92,4 240 100 138 150 10 4,3 -TTCN-TM-DV 0 0 12 4,8 0 0 12 100 -12 -100,0 Nguồn: phòng kế toán Nợ quá hạn là số tiền mà khách hàng vay ngân hàng, khi đáo hạn khách hàng vẫn chưa trả hết nợ cho ngân hàng nhưng không làm thủ tục xin gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ. Tình hình nợ quá hạn là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhìn chung trong ba năm nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng biến động theo chiều tăng rồi lại giảm. Năm 2001 tổng dư nợ quá hạn là 99 triệu đồng sang năm 2002 tăng lên đáng kể đạt 249 triệu đồng, tăng 150 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 151,5%. Đến năm 2003 tổng dư nợ quá hạn giảm xuống còn 240 triệâu đồng giảm 9 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 3,6% so với năm 2002. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tại ngân hàng chủ yếu phát sinh từ mô hình kinh tế tổng hợp và các ngành tiểu thủ công nghiệp – thương mại và dịch vụ còn lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi thì có nợ quá hạn không đáng kể. @ Kinh tế tổng hợp . Năm 2001 nợ quá hạn mô hình này là 92 triệu đồng chiếm tỷ trọng 92,9% tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng, sang năm 2002 do doanh số cho vay mô hình này tăng cao nên tình hình nợ quá hạn cũng tăng theo, số tiền là 230 triệu đồng chiếm tỷ trọng 92,4% tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng, tăng 138 triệu đồng ứng với mức tăng 150% so với năm 2001. Đến năm 2003 số tiền này tiếp tục tăng lên đạt 240 triệu đồng chiếm 100% tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng, tăng 10 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 4,3%. @ Các ngành còn lại có xu hướng giảm qua các năm, đây là điều rất đáng được trân trọng và phát huy bởi vì thông thường doanh số cho vay tăng thì sẽ kéo theo sự gia tăng của dư nợ quá hạn. Vì vậy số liệu trên đã thể hiện sự đầu tư hiệu quả của ngân hàng và nhân dân trong huyện vào các ngành tiểu thủ công nghiệp – thương mại và dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời cho thấy đây là lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển nếu được đầu tư đúng mức. Tóm lại, tuy có sự biến động tăng giảm khác nhau nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ hữu hiệu của ngân hàng luôn ở mức độ thấp, thấp hơn nhiều so với mức cho phép của NHNo&PTNT Vĩnh Long và NHNo&PTNT Việt Nam. Điều đó chứng minh rằng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Bình Minh luôn đạt hiệu quả cao, góp phần vào thắng lơị chung của nền kinh tế huyện nhà. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO VAY NGẮN HẠN. Để nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất nên tổ chức cho vay thông qua các tổ chức trung gian để làm đầu mối. Biện pháp này có tác dụng tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại và truyền tải vốn đến tận tay các hộ sản xuất thiếu vốn. Đa dạng hóa các dịch vụ nhất là cầm cố, cho vay tiêu dùng, hình thức thuê mua gắn chặt với nhu cầu thực tế của nông thôn. Giải pháp này có tác dụng tạo ra thêm nhiều nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, đáp ứng nhu của nông dân nhưng các biện pháp này phức tạp khó quản lý. Xây dựng chương trình tín dụng mới mang tính chất đặc thù đối với vùng bị lũ lụt theo chính sách thể lệ riêng và đầu tư đồng bộ khép kín. Giải pháp này có tính thiết thực và giúp giải quyết được một phần nổi lo âu hậu quả thiên tai gây ra cho người nông dân. Song song đó nó đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng tính đặc thù của từng vùng tránh lệch lạc gây thất thoát vốn. Mở rộng đối tượng vay đặc biệt phát triển công nghệ xây dựng và dịch vụ tại chỗ trong nông thôn. Biện pháp này có tác dụng tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng vật nuôi, ngành nghề khác trong nông thôn, tạo sự chuyển đổi đầu tư tránh rủi ro do thiên tai dịch bệnh. Tuy nhiên, ngân hàng không thể tránh khỏi việc đầu tư sai đối tượng do sử dụng vốn sai mục đích. Phát triển các làng nghề để có sự chuyển biến nhanh chóng về các loại hoạt động nhằm tạo khối lượng sản phẩm hàng hóa không những phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Biện pháp này tạo tính đặc thù của nền công nghiệp đất nước chính là khai thác hết khả năng tiềm tàng về các nghề trong nông thôn, nhưng biện pháp này đòi hỏi được đầu tư một cách thỏa đáng về vốn và kỹ thuật mới phát huy tác dụng tốt. Bên cạnh đó cần tập trung đầu tư vào những khâu có tính chất quyết định trong quá trình phát triển nông nghiệp - nông thôn chẳng hạn như đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi để giải quyết nước cho nông nghiệp là điều cần thiết, sau đó phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Biệân pháp này có tác dụng tạo sự tăng trưởng trong nông nghiệp và nông thôn phát triển thì hệ thống Ngân hàng Nhà nước cũng phát triển theo bởi nông nghiệp là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng. Những biện pháp này có tính vĩ mô, yêu cầu sự hổ trợ của Ngân Sách Trung Ương và chính quyền đoàn thể. 1. Các biện pháp về tình hình nguồn vốn. Với phương châm “đi vay để cho vay” để có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngày càng cao của người dân, chi nhánh không ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Tuy nhiên do ngân hàng đóng ở địa bàn huyện người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nên rất khó cho đơn vị trong việc cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay do vậy việc sử dụng vốn điều chuyển của chi nhánh là một tất yếu. Huy động vốn là một trong những mục tiêu đặc biệt quan trọng của ngân hàng, muốn thực hiện mục tiêu trên, ngân hàng phải có chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau: - Áp dụng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng gửi món tiền lớn trong thời gian dài. Hiện nay, mức lãi suất huy động của ngân hàng là tương đối thấp so với các chi nhánh khác trên cùng điạ bàn điều này ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nên tăng mức lãi suất huy động ngang với các ngân hàng bạn. - Ngân hàng nên chú trọng hơn nữa hình thức tiền gửi thanh toán vá tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và nhân dân trên địa bàn. Vì vậy, ngân hàng nên đa dạng hóa các hình thức huy động như: tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm bằng VNĐ được bảo đảm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầy tiềm năng này. Tiến hành thông báo và quãng cáo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân biết được: cơ chế lãi suất linh hoạ, hấp dẫn, hợp lý;hình thức trả lãi phong phú; các dịch vụ hỗ trợ đa dạng và chất lượng cao bằng một nguồn quỹ Marketing chính thức. Từ đó, tạo được nguồn khách hàngtiềm năng cũng như duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng truyền thống. 2. Các biện pháp về tình hình cho vay. Nếu huy động vốn mà không sử dụng thì việc huy động sẽ vô nghĩa. Vì vậy, bên cạnh việc huy động vốn NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Minh cần đưa ra một số biện pháp để gia tăng doanh số cho vay. Đặc biệt trong điều kiện phải đối đầu với sự cạnh tranh của những chi nhánh ngân hàng khác. Để nâng cao chất lượng cho vay, Ngân hàng cần chú ý các giải pháp sau: - Thực hiện việc cho vay phải đúng tính chất, mục đích của nguồn vốn và khả năng thanh toán của khách hàng, lựa chọn các chương trình, các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế xã hội đã được thẩm định và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tín dụng. Cần xác định thị phần đầu tư ở nông thôn từ đó có những biện pháp thích hợp để mở rộng thị phần trong đó chú trọng vào bà con nông dân. - Ngân hàng cần có những chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ. Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên, xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động linh hoạt có đủ tư cách đạo đức nghề nghiệp phục vụ khách hàng cảm thấy hài lòng trong giao dịch. - Mọi khoản vay mới phải thực hiện theo đúng chế độ đúng các điều kiện luật pháp huy định. Riêng các đối tượng vốn chỉ định của Chính phủ, vừa phải thực hiện chính sách ưu đãi, vừa phải đảm bảo điều kiện cho vay, đặc biệt hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo thu hồi vốn lãi đúng hạn. - Cần đơn giãn thủ tục cho vay, thẩm định chặt chẽ điều kiện và mục đích sử dụng vay vốn của khách hàng, không nên mềm dẻo để tránh rủi ro có thể xảy ra. - Kiểm tra tính chất pháp lý của hồ sơ vay vốn . - Nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính hiệu quả, ý nghĩa kinh tế, khả năng trả lãi gốc cho ngân hàng. - Tính hợp pháp của tài sản chế chấp, quyền của người vay, tinh thần trách nhiệm của các thành viên tong gia đình. - Thường xuyên tiến hành kiểm tra trong và sau khi cho vay. - Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay. - Kiểm tra quá trình sử dụng vốn đúng mục đích. - Kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh chất lượng sản phẩm theo dõi thời gian tiêu thụ và thời gian thanh toán tiền hàng, để đôn đốc thu nợ gốc và lãi đúng và kịp thời. - Biện pháp khai thác: áp dụng cho những đối tượng vay do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán kinh doanh thu lỗ không trả các khoản nợ đến hạn. Đối với các đối tượng này ngân hàng cần xuống tận địa phương xem xét và yêu cầu khách hàng cam kết trả nợ lần cuối. - Nâng cao công tác tín dụng, giảm thấp nợ quá hạn với phương châm “ An toàn và phát triển”. Đối với khoản cho vay mới, nhất thiết phải đảm bảo hiệu quả, cho vay phải tuân thủ đầy đủ quy định của ngành của pháp luật, phải chú trọng phẩm chất của nhười vay phải hoàn toàn trung thực. 3. Các biện pháp về tình hình dư nợ. Dư nợ là những khoản vay qua các năm của khách hàng nhưng chưa đến kỳ hạn trả theo hợp đồng đã ký kết. Dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng, việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, doanh số dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng là phản ánh hoạt động của công tác cho vay của ngân hàng, nếu doanh số dư nợ càng cao thì công tác cho vay của ngân hàng càng cao và ngược lại nếu doanh số dư nợ của ngân hàng càng thấp thì phải kiểm tra và cải thiện công tác cho vay, làm sao cho khách hàng đến ngân hàng ngày càng nhiều càng tốt. Do đó, ngân hàng cần có một số biện pháp để nâng cao khả năng dư nợ: - Tiến hành phân loại khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống, có kinh nghiệm làm ăn, có uy tín với ngân hàng nhằm thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài. - Tuyên truyền quãng cáo thông tin đến quần chúng nhân dân đến tận vùng sâu để thu hút lượng khách hàng mới. - Cần áp dụng lãi suất cho vay thích hợp để khuyến khích người dân vay vốn của ngân hàng. - Thủ tục vay vốn cần đơn giãn dễ hiểu. - Mở rộng nhiều hình thức cho vay, nhiều thành phần kinh tế. 4. Các biện pháp về tình hình thu nợ. Thu hồi nợ là vấn đề cần thiềt đối với Ngân hàng, bởi vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp- một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản cũng rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ: - Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi. Bằng cách phát động các phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời những cá nhân xuất sắc trong công tác thu hồi nợ cũng như kỹ luật cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn và nợ khó đòi chiếm tỷ lệ cao (trên 1%). - Đối với các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi, tuỳ tình hình cụ thể mà ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn trường hợp ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện chưa có khả năng vì cần thêm vốn. Khi đó ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá một chu kỳ sản xất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. - Đối với các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp, ngân hàng nên trích một khoản tiền hoa hồng cho họ theo từng tháng hoặc từng quý; có thể khen thưởng “nóng” những cá nhân tích cực, tận tình giúp đỡ các bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ. Những biện pháp này giúp ngân hàng bảo tồn nguồn vốn hoạt động nhưng cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu khách hàng. 5. Các biện pháp về nợ quá hạn. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú, phức tạp của cơ chế thị trường . Vấn đề nợ quá hạn hiện nayđang là điểm nóng đối với các ngân hàng. Nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân rất đa dạng, phức tạp vì vậy đòi hỏi các biện pháp tổ chức thực hiện cũng phải dùng nhiều hình thức phong phú và phù hợp cụ thể với từng địa phương. Để giải quyết vấn đề này cần có một số biện pháp sau: - Thống kê toàn bộ nợ quá hạn để phân loại nợ: nợ quá hạn có thể thu hồi, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi để từ đó biết được tính chất và đặc điểm của từng loại khoản vay dẫn tới nợ quá hạn có thể giải quyết. - Nếu như nhận thấy khoản nợ quá hạn có thể thu hồi và khách hàng có ý muốn trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng thì ngân hàng có thể hướng dẫn, tư vấn trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo vốn và thu được lợi nhuận. Mặt khác ngân hàng có thể gia hạn nợ cho khoản vay thêm một thời gian nhưng khoản vay không quá một chu kỳ sản xuất, có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng để giảm qui mô, áp lực hoàn trả trước ngày, khi xét thấy khách hàng có khả năng thật sự thì ngân hàng có thể tiếp vốn để tăng thêm tài chánh cho doanh nghiệp. Nhưng vấn đề này phải hết sức thận trọng trong việc nhận xét đánh giá khách hàng để tránh tình trạng nợ cũ chưa thu hồi mà nợ mới lại phát sinh thêm. Một mặt ngân hàng phải thường xuyên giám sát, theo dõi hoạt động của khách hàng cho tới khi nợ được hoàn trả. Tóm lại, phương pháp này được thực hiện khi đánh giá khoản nợ quá hạn có thể thu hồi đuợc cùng với sự thành thực và ý muốn trả nợ của người vay khi mà khoản vay tới hạn nhưng do yếu tố khách quan mang lại như: do thời tiết, khí hậu, sâu bệnh Có thể thu hoạch trễ hơn thời vụ. Sau khi ngân hàng đã dùng mọi biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chánh của khách hàng mà vẫn không mang lại kết quả, mà người vay không có biện pháp tích cực trả nợ, thì biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ quá hạn là tiến hành phát mãi tài sản của người vay theo hợp đồng đã ký kết. Đây là tình thế bắt buộc mà ngân hàng không mong muốn xảy ra, vì khi buộc lòng phát mãi tài sản người vay vốn, người bảo lãnh hợp đồng có liên quan đến vấn đề xã hội, uy tín của ngân hàng, đồng thời thủ tục phát mãi tài sản sẽ gặp nhiều khó khăn. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN. Tín dụng là doanh từ luôn gắn liền với hoạt động của ngân hàng, thật vậy đối với hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT huyện Bình Minh nói riêng, hoạt động tín dụng là không thể thiếu cho sự tồn tại phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng chi ta thấy tính hữu ích của nguồn vốn tín dụng đối với việc sản xuất kinh doanh và đời sống tinh thần của nhân dân của huyện, đồng thời thấy được tác dụng của nó đối với hoạt động và phát triển của Ngân hàng. Trong thời gian qua chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Minh đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp huyện nhà, góp phần to lớn trong việc đổi mới bộ mặt nông thôn. Lấy nông nghiệp nông thôn làm thị trường chính, đặc biệt là hổ trợ vốn cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao mức sống của người dân đưa nông thôn của huyện ngày càng phát triển, ngân hàng cũng không ngừng đổi mới để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh và ngày càng phát triển. 1. Kết luận về tình hình nguồn vốn. Thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng đóng vai trò là trung gian là cầu nối giữa những nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Trong những năm qua, chi nhánh NHNo&PTNT Bình Minh đã hoàn thành xuất sắc vai trò trung gian này. Bằng các hình thức huy động vốn và cho vay ngày càng đa dạng và phong phú. Ngân hàng đã huy động được một lượng đáng kể đồng vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, trong địa bàn. Nông nghiệp phát triển nông thôn vẫn là thành tựu đáng kể nhất của hoạt động Ngân hàng. Trong những năm qua với nguồn vốn cho vay ngắn hạn trong NHNo&PTNT huyện Bình Minh đã góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hoá đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện đời sống người nghèo. Cung cấp cho nông dân những khoản vay vốn để họ mua phân bón, giống nuôi, máy móc thiết bị nhằm mở rộng qui mô sản xuất hay hoạt động thâm canh tăng vụ, góp phần làm nhu cầu sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân. Qua phân tích cho ta thấy được hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Minh, Ngân hàng đã thực hiện tốt hai chức năng của mình là: hoạt động tốt về kinh tế, lợi nhuận của Ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, Ngân hàng làm tốt nhiệm vụ của cấp trên giao là làm đúng vai trò của mình đối với chính sách phát triển của địa phương. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm, năm 2001 là 228.259 triệu đồng, năm 2002 là 238.800 triệu đồng sang năm 2003 là 255.560 triệu đồng. Chính kết quả này nó đã tạo điều kiện cho Ngân hàng có nguồn vốn vay để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Bên cạnh những cái đạt được thì việc Ngân hàng quan tâm các vấn đề chưa làm được điển hình như các chỉ tiêu về vốn huy động trên tổng nguồn vốn, vốn huy động trên tổng dư nợ, Chứng tỏ rằng tình hình huy động vốn tại chi nhánh chưa tốt nó chỉ chiếm một phần trên tổng nguồn vốn, chưa đáp ứng nhu cầu người dân, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Mặt khác, cần thay đổi thói quen giữ các của cải dưới hình thức “ tiền chết” của người dân bởi nó cũnh ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội. 2. Kết luận về tình hình cho vay ngắn hạn: Trong nền kinh tế đang phát triển nhu cầu sản xuất là rất cần thiết, nhận thức được vai trò đómà NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT huyện Bình Minh nói riêng không ngừng phát huy khả năng kinh doanh đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp. Trong công tác sử dụng vốn, không phải mọi khoản cấp phát tín dụng của Ngân hàng khi đến kỳ hạn là đều được hoàn trả đủ cả tiền gốc lẫn tiền lãi. Vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế đến mức thấp nhất độ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời tạo ra được khoản lợi nhuận đủ để bù đắp chi phí và duy trì sự tồn tại của Ngân hàng, sáng tạo ra bộ phận giá trị thặng dư cho xã hội. Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua ba năm tăng dần, năm 2001 là 113.252 triệu đồng, năm 2002 là 131.067 triệu đồng đến năm 2003 là 203.495 triệu đồng. Sau sáu tuần thực tế tại NHNo&PTNT huyện Bình Minh em nhận thấy rằng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng nông thôn nói riêng đã mang lại nhiều lợi ích hết thức thiết thực cho xã hội và cho cả nền kinh tế, từng bước làm cho xã hội có văn hóa hơn. NHNo&PTNT huyện Bình Minh đang từng bước mở rộng qui mô tổ chức, cải thiện hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh để phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá đất nước. Trong năm 2003 nguồn vốn huy động đã tăng dần qua các quý, hoạt động cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm vị trí cao trong hoạt động của Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng đã hoà mức lãi xuấtcho vay ở mức độ tương đối ổn định, mở rộng các hình thức vay, Ngân hàng điều hoà được tiền mặt phục vụ cho nhu cầu tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh đặc biệt của Ngân hàng là “đi vay cho vay” mà Ngân hàng có được thì không thể tránh những rủi ro và khó khăn nhất định. Do đó mỗi Ngân hàng phải tự mình hoàn thiện hơn từng bước giúp cho Ngân hàng khắc phục những khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cùng với chủ trương lấy chất lượng tín dụng đặt lên hàng đầu NHNo&PTNT huyện Bình Minh luôn nổ lực tích cực đề ra những chủ trương biện pháp hữu hiệu để mở rộng địa bàn hoạt động, nâng cao qui mô tín dụng cả về số lượng lẫn chất lượng để góp phần tích cực vào sự nghiệp kinh tế xã hội của huyện, thay đổi bộ mặt nông thôn theo định hướng của Đảng và Nhà Nước ta. 3. Kết luận về tình hình dư nợ, thu nợ, nợ quá hạn. Về công tác thu nợ, trong nhiều năm qua với sự phấn đấu bền bỉ, không ngại khó khăn, đội ngũ nhân viên Ngân hàng đã đi tận đến các vùng sâu vùng xa vận động bà con trả nợ đúng hạn. Hơn nữa, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các Ban Ngành, Đoàn thể, Hội nông dân Trong huyện đã giúp Ngân hàng kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư tín dụng. Từ đó phần lớn các hộ vay đều trả nợ, trả lãi đúng hạn: nợ đến hạn và nợ quá hạn được xử lý kịp thời nên chất lượng tín dụng của Ngân hàng luôn được củng cố và nâng cao; nợ quá hạn luôn ở dưới mức cho phép (1%) cụ thể là: Tình hình dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng tăng qua ba năm đây là xu hướng tốt, chẳng những thể hiện được uy tín của Ngân hàng ngày một tăng lên mà còn phản ánh công tác tín dụng đạt kết quả tốt, năm 2001 dư nợ ngắn hạn đạt 102.803 triệu đồng sang năm 2002 đạt 120.767 triệu đồng đến năm 2003 là 137.732 triệu đồng. Tình hình thu nợ ngắn hạn cũng tăng qua ba năm, chứng tỏ công tác thu nợ ngắn hạn của chi nhánh đạt kết quả khả quan. Năm 2001 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 86.496 triệu đồng sang năm 2002 là 113.103 triệu đồng đến năm 2003 là 186.530 triệu đồng. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tuy có sự biến động tăng giảm khác nhau nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ hữu hiệu của Ngân hàng luôn ở mức độ thấp. Điều này chứng minh hoạt động tín dụng tại chi nhánh luôn đạt hiệu quả cao, góp phần vào thắng lợi chung của nền kinh tế huyện nhà. Bên cạnh những kết quả đạt được, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Minh vẫn còn những hạn chế nhất định đó là: Cơ cấc dư nợ cho vay ở từng lĩnh vực, từng đối tượng chưa đều nhau như: lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 50% tổng dư nợ) còn các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp-thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều. KIẾN NGHỊ. Kiến nghị đối với cấp trên. Cần nhanh chóng đổi mới và hoàn thiện trang thiết bị hiện đại đảm bảo khâu phục vụ khách hàng kịp thời nhanh chóng và chính xác ở tại Hội sở và các chi nhánh huyện, trực thuộc tỉnh và xã trực thuộc huyện. - Nên thành lập phòng Marketing chuyên đi sâu nghiên cứu thị trường để thu hút khách hàng gửi và vay tiền bằng nhiều hình thức tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, giải quyết công việc vướng mắc, khó khăn đối với khách hàng nhất là đối tượng nông dân, từ đó tạo nguồn khách hàng tiềm năng cũng như duy trì mối quan hệ thường xuyên đối với khách hàng truyền thống. - Phân tích khả năng cạnh tranh của Ngân hàng mình với các Ngân hàng bạn và các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn, vừa xây dựng chiến lược khách hàng vừa giữ khách hàng. - Áp dụng lãi suất cạnh tranh bằng biện pháp giảm chi phí Ngân hàng kết hợp mở ra các dịch vụ hiểm trợ. - Duy trì chính sách bảo hiểm tiền gửi đối với khách hàng tiền gửi. - Duy trì phát động phong trào thi đua hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, có tổng kết kịp thời khen thưởng những đơn vị cá nhân có thành tích tốt điển hình nhân rộng. Kiến nghị đối với chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Minh: - Do tín chất phức tạp của công tác tín dụng, nên có chíng sách ưu đãi đối với cán bộ tín dụng về thu nhập, thường xuyên quan tâm đến việc động viên khen thưởng cho đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi. - Chấp hành nghiêm túc chủ trương chính sách của Nhà nước, nguyên tắc, chế độ, thể lệ, nghiệp vụ tín dụng trong việc đầu tư đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân. - Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ đối với chính quyền địa phương, hội nông dân, các tổ chức, ban ngành, đoàn thể huyện, xã trong khâu chọn lọc giới thiệu khách hàng, xét duyệt và thu hồi nợ. - Thực hiện điều tra kinh tế hộ thường xuyên để phân biệt hộ từ đó có chính sách đầt tư thích hợp. - Qua điều tra cần quan tâm phân tích nguyên nhân các hộ có nhu cầu vay vốn nhưng chưa quan hệ vay với NHNo để có kế hoạch phát triển đầu tư. - Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ thủ tục vay vốn của NHNN, mọi thắc mắc liên hệ đến NHNo phải được cán bộ tín dụng hướng dẫn giải thích thông suốt và hướng dẫn trực tiếp hồ sơ, thủ tục vay vốn. - Tiếp tục phát huy công tác huy động vốn thông qua phương tiện thông tin đại chúng, về loại tiền gửi, lãi suất huy dộng của từng loại. Đồng thới thực hiện thu tiền gửi theo yêu cầu khách hàng, có quà tặng cho khách hàng, nhằm tăng nguồn vốn tại chỗ phục vụ cho vay. - Chỉ đạo triệt để cán bộ tín dụng phải nắm vững hồ sơ kinh tế của khách hàng, địa bàn mình phụ trách, tiến hành điều tra thực tế kinh tế hộ, có cơ sở phân loại khách hàng chính xác, nắm vững từng hộ để chủ động trong đầu tư tín dụng và giữ vững thị phần đầu tư. 3. Kiến nghị đối với khách hàng: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Một khi người sản xuất thua lỗ thì họ sẽ chuyển rủi ro này về phía Ngân hàng. Vì vậy khi Ngân hàng cho khách hàng vay vốn thì Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải thực hiện đúng những nguyên tắc sau: - Khách hàng sử dụng vốn vay phải đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Khách hàng trả gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. -Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ. - Không được vay dùm người thân, bạn bè khi họ không có khả năng thế chấp hay đã bị Ngân hàng từ chối quan hệ. -Không được cho người khác mượn hồ sơ, giấy chứng minh nhân dân, quyền sử dụng đất để mạo danh vay vốn Ngân hàng như cha cho con mượn, anh cho em mượn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTN.DOC
  • docBIA1.doc
  • docdanhmuc.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docmuc luc1.doc
  • docNXDVTT.DOC
  • docNXGVHD.DOC
  • doctham khao.doc
Tài liệu liên quan