Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU . 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1 1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung . 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu . 3 1.3.1. Không gian . 3 1.3.2. Thời gian . 3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3 CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 4 2.1. Phương pháp luận 4 2.1.1Những vấn đề cơ bản về tín dụng . 4 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng 4 2.1.1.2. Bản chất tín dụng 4 2.1.1.3. Phân loại tín dụng . 5 2.1.1.4. Chức năng của tín dụng . 6 2.1.1.5. Vai trò của tín dụng . 6 2.1.2. Các khái niệm về nợ . 8 2.1.2.1. Dư nợ 8 2.1.2.2. Nợ quá hạn 8 2.1.2.3. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ 8 2.1.3. Phân loại nợ . 8 2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong ngân hàng . 9 2.2. Phương pháp nghiên cứu 11 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 11 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 11 CHƯƠNG 3 - GIỚI THIỆU TỘNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH CẦN THƠ 12 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 12 3.2. Nguyên tắc hoạt động 15 3.3. Cơ cấu tổ chức 16 3.4. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận . 16 3.5. Một số quy định về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) . 18 3.5.1. Nguyên tắc vay vốn . 18 3.5.2. Điều kiện vay vốn . 18 3.5.3. Đối tương cho vay . 18 3.5.4. Các phương thức cho vay 19 3.5.5. Thời hạn cho vay . 19 3.5.6. Trả nợ gốc và lãi 19 3.5.7 Quy tắc xử lý nợ vay 20 3.5.8. Lãi suất cho vay . 20 3.5.9. Quy trình cho vay 20 3.5.10. Định mức cho vay . 22 3.5.11. Kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm (2006 -2008) . 23 3.6. Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng năm 2008 27 3.6.1. Thuận lợi . 27 3.6.2. Khó khăn . 28 3.7. Định hướng phát triển . 28 3.7.1. Tôn chỉ hoạt động 28 3.7.2. Mục tiêu tổng quát . 28 3.7.3. Kế hoạch trong thời gian tới 29 CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH CẦN THƠ . . 30 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn 30 4.1.1. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng . 30 4.1.2. Tình hình huy động vốn 32 4.2. Phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng . 37 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay . 37 4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 37 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế . 41 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ . 45 4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn 45 4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế . 49 4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ 53 4.2.3.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng 53 4.2.3.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 57 4.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu . 61 4.2.4.1. Tình hình nợ xấu theo thời hạn . 61 4.2.4.2. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế 65 4.3. Đánh giá hoạt động tín dụng qua 3 năm của ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính . 70 4.3.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động . 71 4.3.2. Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản . 71 4.3.3. Chỉ tiêu rủi ro tín dụng 71 4.3.4. Chỉ tiêu hệ số thu nợ . 72 4.3.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng . 72 CHƯƠNG 5 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG . . 73 5.1. Những mặt đã đạt được và tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng . 73 5.1.1. Những mặt đã đạt được . 73 5.1.2. Những tồn tại và hạn chế . 73 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng . 75 5.2.1. Nâng cao nguồn vốn huy động 75 5.2.2. Nâng cao hiệu quả tín dụng . 76 CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 79 6.1. Kết luận . 79 6.2. Kiến nghị . 80 Tài liệu tham khảo 83

pdf90 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2006, sang năm 2008 thì tốc độ này giảm xuống nhưng vẫn tăng so với năm 2007, cụ thể năm 2008 tăng 2.043.636 triệu đồng, tương ứng tăng 48,8% so với năm 2007. Trong đó: * Dư nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng vẫn chiếm ưu thế trong tổng dư nợ. Dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 2.671.477 triệu đồng tăng 2.359.933 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng tương ứng là 757,5%, đến năm 2008 dư nợ này tăng thêm 766.075 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 28,7 % so với năm 2007. Khoảng chênh lệch dư nợ rất lớn nguyên nhân chủ yếu là do trong www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 56 năm 2007 tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng; sang năm 2008, chuyển biến nền kinh tế có nhiều bất ổn nên có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân rất dè dặt trong việc vay vốn của ngân hàng để kinh doanh vì sợ kết quả thu được không cao. Từ đó tốc độ tăng dư nợ của năm 2008 so với năm 2007 không cao bằng tốc độ của năm 2007 so với năm 2006. Về tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn thì có sự sụt giảm đáng kể ở năm 2008 so với 2 năm trước. Ta có, năm 2006 tỷ trọng là 63,2%, tuy có tăng chút đỉnh ở năm 2007 là 63,9% nhưng giảm mạnh ở năm 2008, chỉ còn 55,2%. Cơ cấu dư nợ ngắn hạn của ngân hàng giảm như vậy là do ngân hàng có xu hướng chuyển sang cho vay dài hạn để có được nguồn ổn định lâu dài trong thời gian tới. * Dư nợ trung và dài hạn Đối với dư nợ trung và dài hạn về mặt số tiền thì cũng tương tự như vậy, năm 2006 dư nợ trung và dài hạn là 181.440 triệu đồng chiểm tỷ trọng 36,8%, sang năm 2007 thì tăng lên 1.512.026 triệu đồng với tỷ trọng 36,1%, tăng 1.330.586 triệu đồng tương đương tăng 733,3% so với năm 2006. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn đã tăng lên ở năm 2008, nó chiếm 44,8% trong tổng dư nợ của ngân hàng và tăng lên 2.789.587 triệu đồng. Như vậy đã tăng 1.277.561 triệu đồng ứng với tăng 84,5% so với năm 2007. Nếu xét về mặt tỷ lệ thì mức tăng dư nợ trung và dài hạn của năm 2008 so với năm 2007 nhỏ hơn nhiều tỷ lệ tăng của năm 2007 so với năm 2006, tuy nhiên nếu xét về mặt số tiền tăng thì mức tăng của năm 2008 so với năm 2007 cũng tương đương gần bằng với mức tăng năm 2007 so với năm 2006. Sự tăng trưởng này là do ngân hàng có chính sách cho vay hợp lý như: cho vay tín chấp, chiết khấu chứng từ, cho vay với lãi suất thỏa thuận… làm cho hiệu quả hoạt động tăng tạo nguồn thu cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng trưởng dư nợ phải kết hợp tốt với công tác thu nợ nếu không cho dù dư nợ có tăng mà thu nợ không tốt thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tóm lại, với việc mở rộng đầu tư đã được thực hiện trong chính sách cho vay ta thấy dư nợ của ngân hàng qua các năm đạt kết quả tốt, đặc biệt trong việc chuyển dịch cơ cấu tăng dư nợ trung và dài hạn. Kết quả này đã chứng tỏ khả năng sử dụng www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 57 vốn của ngân hàng trong việc đầu tư tín dụng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. 4.2.3.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế Việc phân phối vốn tín dụng của ngân hàng bên cạnh mục đích là đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, nó còn thể hiện mục tiêu đầu tư của ngân hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng muốn mở rộng ngành nào, thu hẹp ngành nào được đánh giá dựa vào mức dư nợ hàng năm có tăng trưởng hay không. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình dư nợ theo mỗi ngành kinh tế tại ngân hàng SHB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 như sau: www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 58 Bảng 09: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế trong 3 năm (2006, 2007 và 2008) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông, lâm nghiệp 80.658 16,4 601.595 14,4 1.449.357 23,3 520.937 645,9 847.762 140,9 Thương nghiệp 412.326 83,6 1.380.593 33,0 2.549.205 40,9 968.267 234,8 1.168.612 84,6 Thủy sản 609.646 14,6 488.703 7,8 - - -120.943 -19,8 Xây dựng 1.534.769 36,7 1.404.539 22,6 - - -130.230 -8,5 Ngành khác 56.901 1,4 335.335 5,4 - - 278.434 489,3 Tổng 492.984 100,0 4.183.503 100,0 6.227.139 100,0 3.690.519 748,6 2.043.636 48,8 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 59 Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu dư nợ của một số ngành qua các năm có xu hướng tăng, giảm không ổn định. Cụ thể: * Ngành nông lâm nghiệp: Dư nợ của ngành nông lâm nghiệp năm 2007 601.595 triệu đồng tăng 520.937 triệu đồng với tốc độ tăng 645,9% so với năm 2006. Đến năm 2008, dư nợ tiếp tục tăng 1.449.357 triệu đồng với tốc độ tăng 140,9% so với năm 2007. Ngoài số tiền dư nợ tăng lên qua các năm, thì tỷ trọng dư nợ của ngành nông nghiệp cũng tăng lên đáng kế tuy có giảm nhẹ ở năm 2007. Ở năm 2006 thì tỷ trọng của ngành là 16,4%, đến năm 2008 thì đã tăng lên 23,3%. Nhìn chung là do trong các năm qua chi nhánh ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội đã cố gắng gia tăng mức dư nợ cho ngành này, nhằm thực hiện tốt chủ trương của nhà nước ta là phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, ổn định sản xuất lâu dài để góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh nhà phát triển mạnh. * Ngành thương nghiệp Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cũng tăng qua 3 năm: năm 2007 dư nợ là 1.380.593 triệu đồng, tăng 968.267 triệu đồng 234,8% hay 234,8% so với năm 2006. Qua năm 2008, giá trị dư nợ tăng cao hơn, tăng 1.168.612 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ 84,6%. Nguyên nhân, do nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, doanh nghiệp cần nhiều vốn để cải tiến kỹ thuật, mua thêm nhiều thiết bị để nâng cao chất lượng kinh doanh nhưng vốn tự có không đủ để thực hiện nên họ không đủ để thực hiện nên họ phải cần đến nguồn vốn hổ trợ từ ngân hàng. Ta thấy số dư tiền của ngành thương nghiệp tăng cao sau các năm nhưng tỷ trọng của ngành thương nghiệp có sự giảm sút. Năm 2006 là 83,6%, năm 2007 là 33,0%, đến năm 2008 là 40,9% . Sự sụt giảm này chủ yếu là do ngân hàng có chính sách thay đổi cơ cấu tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng muốn đa dạng các loại hình nên giảm bớt tỷ trọng dư nợ tín dụng của ngành thương nghiệp xuống, điều này giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng đồng thời vẫn có được nguồn thu ổn định. * Ngành thủy sản Năm 2007, dư nợ tín dụng của ngành là 609.646 triệu đồng chiếm 14,6% của tổng dư nợ tín dụng, đến năm 2008 thì giảm xuống còn 488.703 triệu đồng tương www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 60 ứng chiếm tỷ trọng 7,8%, tức là giảm 120.943 triệu đồng tương ứng giảm 19,8% so với năm 2007. Điều này lý giải là do ngành thủy sản năm 2008 phải đối mặt với nhiều dịch bệnh, giá cả thức ăn tăng cao, giá sản phẩm bán ra không tăng kịp, điều này làm cho người dân giảm nuôi trồng thủy sản, cầu vốn từ đó cũng giảm, khiến cho dự nợ và tỷ trọng ngành này đều giảm. * Ngành xây dựng Trong năm 2007, mức dư nợ của ngành này là 1.534.769 triệu đồng. Sang năm 2008 thì còn 1.404.539, như vậy năm 2008 đã giảm 130.230 triệu đồng tương ứng giảm 8,5% so với năm 2007. Nguyên nhân là trong năm 2008, ngành này gặp nhiều khó khăn, ngân hàng nhà nước cũng có nhiều chỉ thị nhằm hạn chế sự phát triển tín dụng của ngành này. Ta thấy dư nợ của ngành giảm khá ít nhưng tỷ trọng của ngành giảm khá nhiều, ở năm 2007 tỷ trọng dư nợ của ngành xây dựng ở mức 36,7% nhưng đến năm 2008 thì còn 22,6%, như vậy tỷ trọng giảm tới 14,5%, đây là mức giảm cao so với các ngành còn lại. Lý do là trong năm 2008, Ngân hàng đã hạn chế cấp thêm tín dụng cho ngành này; bên cạnh đó, thời hạn tín dụng của khách hàng trong ngành xây dựng ở năm 2007 chủ yếu là trung và dài hạn nên những khoản nợ này vẫn chưa đến hạn tất toán nợ. Chính vì vậy dư nợ giảm ít nhưng tỷ trọng dư nợ của ngành giảm nhiều như vậy. * Ngành khác Riêng đối với ngành khác, ta thấy được sự tăng trưởng mạnh từ năm 2007 sang năm 2008. Ta có, dư nợ của những ngành khác năm 2007 là 56.901 triệu đồng với tỷ trọng là 1,4%. Sang năm 2008 dư nợ tăng thêm 278.434 triệu đồng, tương đương tăng 489,3% so với năm 2007 và chiếm 5,4% trên tổng dư nợ. Ta thấy tỷ lệ tăng dư nợ như vậy là do tỷ lệ tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều cao. Nhóm khách hàng này có đặc điểm khác với những khách hàng đã phân tích ở trên, đa số họ có thu nhập ổn định nên Ngân hàng đã mạnh dạn tăng tỷ trọng dư nợ của ngành này lên vì rủi ro sẽ thấp hơn. Tóm lại, tuy tình hình thị trường trong 3 năm qua có nhiều thay đổi, cơ cấu dư nợ của mỗi ngành tăng, giảm không ổn định nhưng vẫn góp phần vào sự tăng trưởng dư nợ chung của toàn ngân hàng, đảm bảo hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 61 luôn đạt hiệu quả. Ngân hàng chủ trương mở rộng, tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng kiểm soát, phân loại nợ theo đúng qui định. Bổ sung đầy đủ hoàn thiện hồ sơ pháp lý, khắc phục các kiến nghị từ các đoàn kiểm tra của NHNN và Trung Ương, thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo giúp món vay được đảm bảo và ít rủi ro hơn. Đồng thời kiên quyết xử lý và hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu đến mức thấp nhất. 4.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu 4.2.4.1. Tình hình nợ xấu theo thời hạn Bảng 10 - Tình hình các loại nợ tín dụng trong 3 năm (2006, 2007 và 2008) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 Tỷ lệ (%) 2007 Tỷ lệ (%) 2008 Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 1 (nợ quá hạn dưới 10 ngày) 480.905 97,55 4.157.402 99,38 5.778.807 92,80 Nợ nhóm 2 (nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày) 5.334 1,08 5.053 0,12 289.807 4,65 Nợ nhóm 3 (nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày 4.582 0,93 15.323 0,37 21.960 0,35 Nợ nhóm 4 (nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày) 2.162 0,44 1.914 0,05 117.218 1,88 Nợ nhóm 5 (nợ quá hạn trên 360 ngày) 1 0,00 3.811 0,09 19.347 0,31 Tổng 492.984 100,00 4.183.503 100,00 6.227.139 100,00 (Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ) Ngoài bảng số liệu trên ta có bảng số liệu về nợ xấu của ngân hàng như sau: www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 62 Bảng 11 - Tình hình nợ xấu theo thời hạn trong 3 năm (2006, 2007 và 2008) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 6.141 91,0 19.523 92,8 140.121 88,4 13.382 217,9 120.598 617,7 Trung và dài hạn 604 9,0 1.525 7,2 18.404 11,6 921 152,5 16.879 1106,8 Tổng 6.745 100,0 21.048 100,0 158.525 100,0 14.303 212,1 137.477 653,2 (Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 63 Tình hình nợ xấu theo thời hạn (2006 - 2008) 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng Biểu đồ 04 - Tình hình nợ xấu trong 3 năm (2006, 2007 và 2008) Bên cạnh việc tăng dư nợ thì tồn tại khá nhiều nợ xấu trong 3 năm, với xu hướng tăng giảm không ổn định. Ở năm 2006, tổng nợ xấu của ngân hàng là 6.745 triệu đồng, sang năm 2007 thì số nợ xấu này tăng lên thêm 14.303 triệu đồng, tương đương 212,1% so với năm 2006. Chuyển sang năm 2008, thì số nợ xấu này tiêp tục tăng thêm 137.477 triệu đồng, tương ứng với tăng 653,2%. Tuy nhiên, nếu nhìn theo hướng tổng thể thì số nợ xấu tăng lên này vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu này là do dư nợ trong các năm qua tăng lên rất nhiều, việc nợ xấu này tăng kèm theo cũng là một điều dễ hiểu. * Nợ xấu ngắn hạn Cụ thể sự tăng lên của nợ xấu theo thời hạn trong những năm qua như sau: nợ xấu trong ngắn hạn năm 2007 là 19.523 triệu đồng, tăng lên 13.382 triệu đồng, ứng với tăng 217,9%. Năm 2008, nợ xấu ngắn hạn này lại tăng thêm đáng kế, đó là tăng thêm 120.598 triệu đồng hay 617,7% so với năm 2007. Xét về mặt cơ cấu thì tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn luôn ở mức cao trên 85% nhưng nó đang có xu hướng giảm nhẹ ở năm 2008. Năm 2006, nợ xấu ngắn hạn chiếm 91,0%, năm 2007 là 92,8% và năm 2008 giảm còn 88,4%. * Nợ xấu trung và dài hạn www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 64 Đối với nợ xấu của trung và dài hạn thì cũng tăng lên nhiều, tuy nhiên nó chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nợ xấu, khoảng từ 7% đến 12% của tổng nợ xấu. Cụ thể, nợ xấu trung dài hạn của năm 2006 là 604 triệu đồng, năm 2007 tăng thêm 921 triệu đồng bằng 152,5% so với năm 2006, và năm 2008, tăng thêm 16.879 triệu đồng, bằng 1106,8% so với năm 2007. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến nợ xấu tăng lên như vậy? Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu của cả ngắn, trung và dài hạn trong 2 năm 2007 và 2008 là do sự tăng trưởng dư nợ tín dụng mạnh và những tình hình bất ổn của nền kinh tế, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bất cứ ngành nghề nào, dù cho có thuận lợi và phát triển đến mấy thì vẫn tồn tại những nhân tố làm ảnh hưởng và kiềm hãm sự phát triển đó, mà bản thân ta không thể triệt tiêu hoàn toàn được nó mà chỉ có thể đưa ra những giải pháp để hạn chế nó. Đây cũng là nhân tố tồn tại trong họat động tín dụng ở ngân hàng, một vài nguyên nhân khác dẫn đến nợ xấu tăng là do một vài yếu tố khách quan sau: - Một số khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn đã đề xuất với Ngân hàng trước đây. - Ý thức của một số khách hàng vay không cao, bên cạnh những khách hàng trả nợ sòng phẳng vẫn còn một số khách hàng không có thiện trí trả nợ, sau khi có được thu nhập họ không thanh toán cho Ngân hàng mà chiếm dụng vốn vay vào mục đích khác… Tỷ trọng nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng ở năm 2008 có sự thay đổi so với 2 năm 2006 và 2007; đó là do tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn giảm, tỷ trọng nợ xấu trung dài hạn tăng, điều này là do Ngân hàng có chính sách thay đổi cơ cấu cho vay, Ngân hàng muôn tăng phần nào tỷ trọng dư nợ của khoản vay trung dài hạn lên, dẫn đến tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn cũng tăng theo (từ 9,0% năm 2006 đã lên 11,6% ở năm 2008). Mặt khác nợ xấu trung dài hạn tăng còn do các dự án đầu tư hoàn thành chậm so với thời hạn hoặc do chi phí cao khách hàng không tiết kiệm được đủ tiền trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 65 4.2.4.2. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế Sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình nợ xấu cụ thể theo mỗi ngành kinh tế và xem mức nợ xấu này có phù hợp với dư nợ của mỗi ngành hay không, qua đó nhằm để xây dựng một cơ cấu dư nợ hợp lý hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta có bảng số liệu sau: www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 66 Bảng 12 - Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế trong 3 năm (2006, 2007 và 2008) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông, lâm nghiệp 1.930 28,6 4.184 19,9 44.521 28,1 2.254 116,8 40.337 964,1 Thương nghiệp 4.815 71,4 6.922 32,9 43.185 27,2 2.107 43,8 36.263 523,9 Thủy sản 2.876 13,7 30.441 19,2 - - 27.565 958,4 Xây dựng 5.949 28,3 29.276 18,5 - - 23.327 392,1 Ngành khác 1.117 5,3 11.102 7,0 - - 9.985 893,9 Tổng 6.745 100,0 21.048 100,0 158.525 100,0 14.303 212,1 137.477 653,2 (Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 67 Nhìn chung nợ xấu của các ngành kinh tế đều tăng qua các năm. Cụ thể như sau: * Ngành nông lâm nghiệp Đây là ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất nhì trong các ngành (trung bình qua các năm là 25,5%). Trong năm 2007 nợ xấu của ngành này là 4.184 triệu đồng tăng 2.254 triệu đồng, tương đương 116,8% so với năm 2006. Mức nợ xấu này tiếp tục tăng ở năm 2008, cụ thể tăng thêm 40.337 triệu đồng, ứng với tăng 964,1% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do những năm qua, ngành nông nghiệp của địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề của dịch bệnh và chi phí đầu vào tăng cao, làm cho người nông dân bị lỗ hoặc huề vốn, điều này làm cho người nông dân không thể thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn. * Ngành thương nghiệp Ngành thương nghiệp là ngành có mức tỷ trọng dư nợ cao nhất trong toàn ngành (tỷ trọng dư nợ ngành thương năm 2008 là 40,9%), điều này hiển nhiên sẽ dẫn đến tỷ trọng nợ xấu cũng sẽ cao. Ở năm 2006 mức tỷ trọng nợ xấu của ngành là 71,4%, đến năm 2007 là 32,9% và sang năm 2008 là 27,2%. Tuy vẫn ở mức cao nhưng ta thấy được sự giảm sụt rất nhiều trong tỷ trọng nợ xấu của ngành thương nghiệp. Có được điều này là nhờ vào phần nào công tác kiểm tra, thẩm định của các cán bộ tín dụng trong Ngân hàng, đã cố gắng kiểm duyệt kỹ các dự án trong ngành thương nghiệp trước khi cho vay, để hạn chế phần nào rủi ro tín dụng trong ngành thương nghiệp. Tuy vậy thì nợ xấu của ngành thương nghiệp vẫn tăng hàng năm. Trong năm 2007, nợ xấu là 6.922 triệu đồng, tăng 2.107 triệu đồng hay 43,8% so với năm 2006. Sang năm 2008, nợ xấu của ngành tăng thêm 36.263 triệu đồng, chiếm 523,9% so với năm 2007. Ta thấy đây là ngành phát triển khá ở thành phố Cần Thơ nhưng do tính chất của ngành là không đồng nhất, có những khu vực thì luôn tấp nập khách hàng nhưng có những khu vực thì chỉ chờ đến dịp cuối tuần hoặc lễ, tết mới có thu nhập vì vậy nợ xấu rất dễ phát sinh. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 68 * Ngành thủy sản Nợ xấu của ngành thủy sản trong năm 2007 là 2.876 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,7%, qua năm 2008, mức nợ xấu này đã tăng lên 30.441 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 19,2% trong tổng nợ xấu; như vậy nợ xấu của ngành thủy sản đã tăng thêm 27.565 triệu đồng, tương ứng tăng 436,9% so với năm 2007. Ngoài ra, ta thấy rằng mặc dù dư nợ đối với ngành này chẳng những không tăng mà còn giảm (giảm 19,8% ở năm 2008). Điều này cho thấy đây là ngành có mức độ rủi ro cao, các cán bộ tín dụng cần phải thẩm định kỹ trước khi cho vay. Lý giải cho tất cả những điều này là do trong năm 2008, giá cá tra, cá ba sa giảm sút, tuy có những lúc tăng cao nhưng khi vào vụ thu hoạch đồng loạt ở nhiều nơi thì giá cá đã bị các chủ thương láy và nhà máy chế biến đẩy xuống thấp. Điều này đã làm cho không ít người nuôi thủy sản phải đối mặt với tình cảnh thua lỗ nặng, do giá thức ăn đầu vào tăng mạnh, nhưng giá cá không tăng hoặc còn giảm. * Ngành xây dựng Trong năm 2007 là năm làm ăn thuận lợi của ngành này, tuy nhiên mức nợ xấu vẫn tồn tại, cụ thể là năm 2007 mức nợ xấu của ngành xây dựng là 5.949 triệu đồng. Bước qua năm 2008, mức nợ xấu này tăng lên rất nhanh lên đến 29.276 triệu đồng, như vậy tăng 23.327 triệu đồng hay tăng 392,1%, đây là mức tăng thấp nhất trong các ngành, nhưng cũng là một mức tăng khá cao. Lý giải điều này là vào năm 2008, thị trường bất động sản bị đóng băng, giá cả sụt giảm, các nhà đầu tư, nhà thầu không bán được nhà. Vì thế, họ đã không thanh toán được cho ngân hàng đúng hạn theo hợp đồng. Mặt khác đa số tài sản đảm bảo là giá trị thi công các công trình nhưng tình hình xây dựng các công trình thường kéo dài, thời gian thanh toán chậm nên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và trả nợ vay. Tuy thế nhưng tỷ trọng nợ xấu của ngành xây dựng đã có sự sụt giảm. Ở năm 2007, mức nợ xấu của ngành xây dựng chiếm 28,3% của tổng nợ xấu, đến năm 2008 thì chỉ còn 18,5%. Lý do điều này phần nào là do năm 2008 Ngân hàng thực hiện theo chính sách hạn chế tín dụng đối với ngành bất động sản của Ngân hàng Nhà Nước nên đã hạn chế tỷ trọng dư nợ đối với ngành xây dựng xuống kéo theo tỷ trọng nợ xấu của ngành này cũng giảm. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 69 * Ngành khác Ngành khác có mức nợ xấu năm 2007 là 1.117 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,3%, sang năm 2008 tăng thêm 9.985 triệu đồng, tương ứng tăng 893,9% so với năm 2007 và tỷ trọng của ngành khác năm 2008 là 7,0%. Tuy tăng cao như vậy nhưng đây vẫn là ngành có tỷ trọng nợ xấu thấp nhất, chiếm tỷ lệ bình quân hai năm khoảng 6,2% trên tổng nợ xấu của ngân hàng. Ta thấy trong những năm qua, mức nợ xấu của ngân hàng tăng lên rất lớn, đều tăng ở mọi ngành lĩnh vực kinh tế. Mức tăng này là do chịu sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Để giảm thiểu mức nợ xấu này xuống thấp thì ngân hàng cần phải có nhiều chính sách tín dụng hợp lý, đặc biệt là trong khâu thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn. Từ đó sẽ giảm thiếu được tối đa những rủi ro trong tín dụng. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 70 4.3. Đánh giá hoạt động tín dụng qua 3 năm của ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính Bảng 11 - Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm (2006, 2007 và 2008) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản Triệu đồng 1.322.027 12.367.441 14.381.310 Vốn huy động Triệu đồng 770.001 9.896.654 11.743.226 Doanh số cho vay Triệu đồng 717.174 5.955.660 8.522.981 Doanh số thu nợ Triệu đồng 454.039 2.265.142 6.479.345 Tổng dư nợ Triệu đồng 492.984 4.183.503 6.227.139 Dư nợ bình quân Triệu đồng 501.027 3.901.209 6.183.417 Nợ xấu Triệu đồng 6.745 21.047 158.525 Doanh thu Triệu đồng 54.463 570.963 1.640.166 Lợi nhuận Triệu đồng 9.797 176.235 269.361 Tổng dư nợ/Vốn huy động % 64,0 42,3 53,0 Tổng dư nợ/Tổng tài sản % 37,3 33,8 43,3 Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 63,3 38,0 76,0 Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay % 1,4 0,5 2,5 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,91 0,58 1,05 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 71 4.3.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt. Nhìn chung qua ba năm ngân hàng đã không sử dụng hết vốn huy động của mình, biểu hiện rõ là chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn một. Điều này cho thấy, tình hình huy động của ngân hàng ngày càng hiệu quả được biểu hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ qua 3 năm tương đối ổn định. Cụ thể là năm 2006 một đồng vốn huy động chỉ có 0,62 đồng dư nợ. Năm 2007 tình hình huy động vốn cũng cao hơn nhiều so với năm 2006 và tốc độ tăng của vốn huy động lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ nên năm 2007 bình quân một đồng vốn huy động có 0,423 đồng dư nợ. Sang năm 2008, chỉ tiêu này tăng 0,53 đồng dư nợ có trong một đồng vốn huy động. Dù có giảm so với năm 2006 nhưng dư nợ của Ngân hàng vẫn tăng qua các năm do tốc độ tăng của dư nợ có chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn huy động. 4.3.2. Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản Đây là chỉ tiêu phản ảnh chính sách tín dụng của ngân hàng, nó cho chúng ta biết hoạt động của ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng không. Trong 3 năm qua, tại ngân hàng SHB chỉ tiêu này chỉ khoảng giao động ở mức từ 33% đến 43%. Điều này cho thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh không tập trung hầu hết vào lĩnh vực cấp tín dụng, mà mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác. Vì thế, ngân hàng luôn vẫn đảm bảo lợi nhuận và đồng thời phân tán được rủi ro. 4.3.3. Chỉ tiêu rủi ro tín dụng (Nợ xấu trên tổng dư nợ) Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, ngân hàng có tỷ lệ này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao. Nhìn vào bảng ta thấy, năm 2006 nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,4%, sang năm 2007 là 0,5%, giảm được 0,9%. Có được điều này là do trong công tác tín dụng cụ thể là trong công tác thẩm định các dự án trước khi cho vay vốn là tương đối tốt, các dự án đầu tư trong năm luôn thực hiện đúng quy định cho phép và theo sự lãnh đạo của ban lãnh đạo ngân hàng. Đến năm 2008, tỷ lệ này tăng lên 2,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn đảm bảo dưới mức cho qui định của NHNN là 5%. Mặc dù ngân hàng www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 72 đã đạt được kết quả khả quan như trên nhưng ngân hàng cũng cần phải xem xét nợ xấu phát sinh do yếu tố khách quan để giảm nợ xấu xuống mức thấp nhất. 4.3.4. Chỉ tiêu hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ/doanh số cho vay) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng biến động tăng giảm qua ba năm. Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay năm 2006 là 63,3%, đến năm 2007, tỷ lệ này giảm còn 38,0%. Nguyên nhân là do những khoản tín dụng ngắn hạn đã được ngân hàng cấp nhiều cho khách hàng vào sáu tháng cuối năm, đồng thời những khoản tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng năm 2007 cũng tăng lên, cho nên ngân hàng phải để đến năm sau mới thu được nợ. Chính vì thế mà hệ số này năm 2008 đã tăng lên trở lại đạt 76,0%, cao hơn cả năm 2006. Điều này cho thấy ngân hàng đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp đồng vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn từ khâu chọn lựa khách hàng có uy tính, có năng lực tài chính để cho vay đến khâu xét duyệt cho vay và thu nợ khi đến hạn. 4.3.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Nhìn chung qua bảng số liệu, ta thấy vòng quay vốn tín dụng cũng có sự biến động qua các năm. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 0,91 vòng, đến năm 2007 thì chỉ còn 0,58 vòng, như vậy đã giảm 0,33 vòng, điều này cho thấy tốc độ tăng dư nợ bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ. Đến năm 2008, vòng quay vốn này tăng lên đạt 1,05 vòng, như vậy đã tăng lên lại 0,47 vòng so với năm 2007 hay tăng 0,14 vòng so với năm 2006. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, doanh số thu nợ cao. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì vậy chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả cho nên ngân hàng phải cố gắng chú trọng để duy trì được vòng quay vốn ổn định và ngày càng tăng nhanh hơn. Với vòng vay vốn tín dụng như vậy, hiện tại Ngân hàng cần có nhiều cải tiến hơn nửa để vòng vay vốn này ngày càng tăng lên, để nâng cao được hiệu quả tín dụng của mình. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 73 CHƯƠNG 5 - CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.1. Những mặt đã đạt được và tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 5.1.1. Những mặt đã đạt được Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ đã có sự quan tâm đến việc quản trị rủi ro lãi suất, cụ thể là ngân hàng luôn làm tốt những qui định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay mà ngân hàng SHB gửi điện báo. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn chú trọng điều chỉnh lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý theo sự biến động của thị trường. Trong vòng ba năm qua, ngân hàng đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy vi tính, các phần mềm tin học phục vụ cho phòng vốn, nơi quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng. Không những thế, công tác quản lý tài sản và nguồn vốn của ngân hàng không ngừng được quan tâm hơn nữa và kết quả là ngân hàng luôn duy trì một cơ cấu hợp lý giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. - Trong năm vừa rồi, ngân hàng SHB đã hoàn thành được kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Từ đó, có thể gia tăng dư nợ tín dụng tối đã cho những khách hàng có tiềm lực tài chính và khách hàng thường xuyên của ngân hàng mà không bị vi phạm qui định an toàn tín dụng của NHNN (không cấp tín dụng cho một hoặc một nhóm khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng) 5.1.2. Những tồn tại và hạn chế * Đối với công tác huy động và các dịch vụ của ngân hàng. - Sản phẩm huy động vốn chưa đa dạng do SHB phát triển sản phẩm còn chậm. - Nguồn vốn huy động tăng trưởng chưa nhiều, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm đa số trong khi huy động từ dân cư rất ít dẫn đến thiếu tính ổn định. - Hệ thống máy ATM (Automated Teller Machine) chưa được chú ý phát triển trên địa bàn. Đây cũng là một nguồn huy động vốn quan trọng, góp phần tăng trưởng nguồn vốn nhàn rổi của trong nền kinh tế. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 74 - Thực hiện Marketing chưa mang tính chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp còn yếu, hình thức tuyên truyền quảng bá thương hiệu, sản phẩm của còn đơn điệu, thiếu biện pháp tiếp cận khách hàng. - Dịch vụ ngân hàng SHB còn đơn điệu, chưa đa dạng, chưa thiết kế cho từng nhóm khách hàng khác nhau nên thu hút khách hàng chưa mạnh. Hạn chế lớn nhất của SHB là chưa triển khai được dịch vụ (do chưa được cấp phép, chỉ mới được thực hiện nghiệp vụ giao ngay). Đây là mảng dịch vụ được xem là rất quan trọng để cấu thành lợi nhuận chủ yếu của hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại trên địa bàn. * Đối với công tác tín dụng: - Hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng còn thấp trong tổng doanh số cho vay trong khi lãi suất cho vay trung hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, nếu ngân hàng mở rộng được hoạt động tín dụng trung hạn sẽ đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. - Dư nợ tăng trưởng chậm, thị phần suy giảm, nợ xấu có chiều hướng gia tăng. - Lực lượng cán bộ còn mỏng, địa bàn hoạt động rộng lớn và bị động trong cho vay các doanh nghiệp, một mặt do báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đầy đủ, chưa kịp thời dẫn đến cán bộ tín dụng lo lắng vì thiếu thủ tục nên chuyển sang cho vay kinh tế hộ gia đình. - Khả năng tiếp cận, khai thác thông tin khách hàng của cán bộ còn yếu, công tác cảnh báo những đối tượng rủi ro thiếu tính kịp thời. * Đối với công tác xử lý, thu hồi nợ: - Chưa mạnh dạn xử lý tài sản đảm bảo nợ vay nhất là giá trị quyền sử dụng đất. Toà án giải quyết hồ sơ chậm, thi hành án tốn nhiều thời gian và chi phí, chưa có biện pháp cưỡng chế khi người vay cố tình không thi hành án. - Các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ khoanh thu hồi còn chậm, chưa có biện pháp kiên quyết xử lý. - Cán bộ cho vay chủ yếu dựa vào giá trị tài sản bảo đảm nợ vay, chưa quan tâm đến chuyển nhượng ở thị trường nên khi xử lý rất khó bán như giá trị quyền sử dụng đất. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 75 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 5.2.1. Nâng cao nguồn vốn huy động Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có bước tiến triển tốt hơn thể hiện qua mức huy động năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa nguồn vốn huy động phục vụ tốt hơn các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì ta cần thực hiện những giải pháp hợp lý: - Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với lãi suất thị trường. Đa dạng các kỳ hạn gởi và lãi suất cụ thể không thấp hơn lãi suất huy động của các NHTM trên địa bàn. - Áp dụng các hình thức huy động dự thưởng trúng vàng, quà tặng khuyến mãi cho khách hàng gửi vào và một số hình thức huy động khuyến mãi khác phù hợp với sở thích người dân trên địa bàn theo từng thời kỳ. - Đẩy mạnh hoạt động chuyển tiền kiều hối, để huy động được nguồn ngoại tệ cho ngân hàng. - Đối với các tổ chức kinh tế: tăng cường giao lưu tạo sự quan hệ giữa ngân hàng với đơn vị, từ đó tranh thủ sự đồng tình và khuyến khích đơn vị giao dịch qua Ngân hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là các đơn vị lớn như: kho bạc nhà nước, bưu điện, bảo hiểm xã hội…và các đơn vị kinh tế ngoài địa bàn. - Tăng cuờng các thông tin tuyên truyền tiếp thị, tiến hành chỉnh sửa và nâng cấp các trụ sở làm việc, các phòng giao dịch, tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu với khách hàng. Đồng thời, mở đợt thông tin tuyên truyền tiếp thị lớn thông qua đài phát thanh, băng rôn quảng cáo, phát các tờ bướm, tờ rơi tới từng cơ quan đơn vị và hộ gia đình để giới thiệu sản phẩm dịch vụ đồng thời tạo lòng tin và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mục tiêu nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng thị phần tạo ra lượng khách hàng truyền thống ổn định trong kinh doanh. - Kết hợp với ban đền bù giải toả, tìm hiểu những hộ có nguồn thu từ đền bù giải toả để có hướng tiếp thị khuyến khích khách hàng gởi vào. Đây là những khách hàng có số tiền nhàn rỗi rất lớn mà ngân hàng có thể huy động vốn. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 76 - Triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: thẻ ATM, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ để thu hút tiền nhàn rỗi với lãi suất thấp. Thương xuyên mở các đợt khuyến mãi làm thẻ miễn phí cho khách hàng, giảm mức phí của dịch vụ thẻ xuống mức cơ thể, dù lợi nhuận có giảm nhưng mức vồn huy động được từ dịch vụ này là rất cao. - Tiến hành mở rộng tiếp thị, giới thiệu tới từng phòng ban và người lao động về công tác huy động vốn và khuyến khích khách hàng của ngân hàng. Có chế độ hoa hồng phù hợp cho những tổ chức cá nhân có công việc vận động khách h àng gởi vào Ngân hàng. 5.2.2. Nâng cao hiệu quả tín dụng Bên cạnh việc huy động vốn vào ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt hấp dẫn thì ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh cho đồng tiền không bị đóng băng làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận thì ngân hàng phải có những biện pháp thật sự hài hòa giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Và cũng như chiến lược huy động vốn chi nhánh cũng hạ lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng để chiếm ưu thế hơn về lãi suất so với ngân hàng khác. Với thực tế sử dụng vốn vay của ngân hàng trong những năm qua xét thấy có nhiều vấn đề cần phải cải thiện nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Vì vậy, SHB Cần Thơ cần phải thực hiện một số vấn đề sau đây để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình. * Thực hiện chiến lược khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời duy trì khách hàng truyền thống của Ngân hàng. - Đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm tạo thế cạnh tranh có lợi hơn và qua đó tạo được mức lợi nhuận cao hơn. - Đối với tư nhân cá thể, việc cho vay đều thực hiện các tài sản thế chấp tuy nhiên, Ngân hàng không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho sự cho vay mà chủ yếu xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả đích thực có khả năng trả được nợ mới quyết định cho vay. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 77 - Một vấn đề quan trọng nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu. - Tăng cường thông tin giữa các Ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và các sai phạm của khách hàng. Ngân hàng có thể sàng lọc đối tượng vay mạo hiểm, có triển vọng xấu khỏi quá trình cho vay để hạn chế rủi ro thông qua hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro. * Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, loại hình đầu tư kinh doanh chủ yếu là: kinh doanh xuất nhập khẩu phần lớn là những đơn vị làm ăn có hiệu quả đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước. Đặc biệt là Ngân hàng chú trọng việc mở rộng các dịch vụ Ngân hàng như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ vay cầm cố... * Chuyên môn hóa của cán bộ tín dụng - Ban lãnh đạo Ngân hàng cử từng cán bộ tín dụng chuyên cho vay và thu hồi nợ ở từng khu vực địa bàn nhất định. Việc phân chia như vậy sẽ giúp cán bộ tín dụng nắm chắc được tình hình tài chính cũng như quan hệ làm ăn của từng khách hàng, hiểu được nhu cầu vay vốn của họ. Từ đó lập ra phương án cho vay có hiệu quả, vốn cho vay được cấp phát thật sự đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua đó thu hồi nợ và lãi một cách nhanh chóng và thuận lợi khi đến kì hạn thanh toán - Phát triển nguồn nhân lực: Yếu tố con người luôn là yếu tố hàng đầu để hoạch định chính sách kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chính sách tín dụng nói riêng. Vì thế Ngân hàng nên tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân viên ngày càng giỏi về nghiệp vụ giàu kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Muốn như vậy Ngân hàng có thể đầu tư cho nhân viên thông qua việc đào tạo thêm cho họ những kiến thức chuyên sâu, tạo điều kiện cho họ có dịp tìm hiểu, học hỏi nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ với mọi hình thức: huấn luyện tại chỗ, tham dự các cuộc hội thảo, các khóa đào tạo ngắn ngày, dài ngày trong nước cũng như nước ngoài khi có điều kiện. * Thực hiện công tác tuyên truyền www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 78 - Ngân hàng nên tiến hành thông tin, quảng cáo trên báo chí, truyền hình về hoạt động của Ngân hàng, thông qua phương thức đổi mới kinh doanh. Đặc biệt Ngân hàng nên tiếp cận với khách hàng tiềm năng, có tên tuổi, chào mời họ tham gia vào danh sách các khách hàng của Ngân hàng qua hình thức tham dự hội chợ thương mại từ khâu sản xuất, tiếp thị cho đến khâu thương mại hóa sản phẩm. * Một số biện pháp để cải thiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng: - Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, định kỳ và phân loại để nắm rõ thực trạng dư nợ tín dụng. Định kỳ rà soát, quản lý danh mục tín dụng của Ngân hàng để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn. - Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới trong đó có nội dung quan trọng là đánh giá và dự phòng khả năng xảy ra rủi ro. - Thực hiện hoàn chỉnh, bổ sung và quản lý chặt chẽ hồ sơ tín dụng. Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽ về việc lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng. - Có chính sách khen thưởng, giao chỉ tiêu thu nợ ngoại bảng đối với các chi nhánh như là một trong những chỉ tiêu chính trong hoạt động, đặt biệt là những chi nhánh có nợ ngoại bảng lớn. - Lập phương án tận thu nợ gốc, nợ lãi đã xử lý toàn hệ thống. - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát quá trình xử lý và tận thu hồi nợ. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 79 CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Đứng trước sự bất ổn của nền kinh tế trong nước và suy thoái kinh tế ở các quốc gia lớn trên thế giới thì vấn đề đặt ra hàng đầu đối với mỗi ngân hàng là hiệu quả kinh tế, vượt qua những khó khăn hiện tại và phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế như mong đợi các ngân hàng không ngừng nổ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Bằng chính nghị lực của mình, ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã vượt qua bao khó khăn, thử thách như khó khăn về biên động của thị trường, cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng trên cùng đại bàn, những thử thách trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới để đạt được những thành công nhất định. Xuất phát từ thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB Cần Thơ, đề tài đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động tín dụng cũng như những biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh về mọi mặt và ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Ngân hàng đã thể hiện được bản lĩnh, vai trò và chức năng của mình. * Về hoạt động huy động vốn - Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động, tuy nhiên, điều đáng mừng là vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua các năm và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn. Theo xu hướng này thì trong những năm tới vốn huy động sẽ tiếp tục tăng góp phần làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng. * Về hoạt động tín dụng: - Có thể nói công tác tín dụng của SHB Cần Thơ được mở rộng về qui mô hoạt động nhưng chất lượng tín dụng chưa cao lắm. Chất lượng tín dụng của ngân hàng trong năm 2008 giảm sút so với năm 2006 và năm 2007, tuy nhiên nhìn chung vẫn đạt chất lượng tín dụng tương đối tốt, vẫn dưới mức qui định của NHNN (dưới 5%) - Ngoài ra, tình hình dư nợ cho vay ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng cao nhưng hiện tượng nợ quá hạn, nợ xấu cũng ngày tăng lên. Tín dụng ngày càng mở rộng nhưng cơ cấu làm việc và trình độ cán bộ chưa thực sự đổi mới. * Về các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 80 Hiện tại tình hình hoạt động của Ngân hàng rất tốt, các chỉ số luôn khả quan, chẳng hạn như: hệ số thu nợ, khả năng thu nợ, vòng quay của vốn huy động và cả về rủi ro tín dụng cũng luôn thấp hơn giới hạn cho phép của NHNN, mặc dù nợ quá hạn, nợ xấu có tăng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. * Về kết quả hoạt động kinh doanh - Qua 3 năm doanh thu cũng như lợi nhuận của Ngân hàng đã liên tục tăng. Điều này cho thấy Ngân hàng SHB chi nhánh Cần Thơ đã có hướng đi đúng đắn, có chính sách phát triển phù hợp góp phần vào phát triển kinh tế khu vực. Đạt được kết quả trên là do sự đóng góp của toàn thể nhân viên Ngân hàng với tinh thần trách nhiệm cao cùng với nhiệt quyết tận tuỵ trong công việc. Tóm lại: Hiệu quả hoạt động tín dụng đạt được trong thời gian qua thể hiện uy tín của ngân hàng được nâng cao, khẳng định vị thế cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của mình. Đạt được kết quả như trên là nhờ sự lãnh đạo tốt của ban giám đốc, với tinh thần đoàn kết nội bộ, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui vẽ, thực hiện đơn vị trong sạch vững mạnh. 6.2. Kiến nghị Thông qua thực tiễn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Cần Thơ cùng với sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị em trong Ngân hàng, em đã hiểu biết thêm về lĩnh vực hoạt động tín dụng tại Ngân hàng từ những quy chế quy định về thủ tục vay, phương pháp thực hiện đến những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng như thế nào… Qua phân tích và tìm hiểu quá trình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, em nhận thấy rằng tuy hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn đạt hiệu quả và tương đối an toàn nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của Ngân hàng. Để hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, em xin nêu ra một số kiến nghị sau: * Đối với nhà nước Mọi hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng đều chịu sự quản lý của Nhà nước và tuân theo chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nếu thiếu hệ thống pháp luật sẽ làm giảm niềm tin, hiệu quả hoạt động và rủi ro cho ngân hàng. Do đó, cơ quan Nhà nước cần: www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 81 - Đơn giản hóa các thủ tục, các loại giấy tờ công chứng; hạn chế công chứng ở nhiều cơ quan; cần giải quyết nhanh các hồ sơ nhằm tạo ta thuận lợi và đảm bảo về mặt thời gian cho những người có nhu cầu vay vốn. - Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ thì ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án còn rất chậm. Vì vậy cơ quan thi hành án cần phải bàn giao nhanh tài sản cho ngân hàng, có sự phối hợp tốt giữa ngân hàng với tòa án để ngân hàng xử lý các khoản nợ tồn động có hiệu quả hơn. - Nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chủ quyền sở hữu đất đối với các hộ gia đình, các cá thể mà tài sản chủ yếu là đất đai nhưng giấy chủ quyền chưa được cấp đầy đủ. * Đối với Ngân hàng Nhà nước - Các qui chế chính sách, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, giải đáp đối với hoạt động tín dụng phải sát thực, rõ ràng, dễ hiểu để tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện. Xây dựng từng bước các khung pháp lý, đảm bảo sân chơi bình đẳng và an toàn cho tất cả các ngân hàng thương mại, định chế tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. - Có các qui định chặt chẽ đối với danh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, định kỳ gửi báo cáo tài chính quý, 6 tháng và năm đầy đủ, kịp thời và chính xác. - Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tín dụng tại các tổ chứ tín dụng, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên thực hiện công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước. - Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cũng cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các ngân hàng, rà soát lại các văn bản hiện hành để sửa đổi và bổ sung những văn bản phù hợp hơn, thực tế hơn. - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu phòng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng. - Xây dựng và hoàn thiện thị trường tài chính, xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo hệ thống tài chính hoạt động an toàn và hiệu quả. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 82 * Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc kiểm soát rủi ro tín dụng để tránh chất lượng tín dụng có chuyển biến xấu hơn nữa trong thời gian tới. - Mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển dịch vụ ngân hàng tại các khu vực có tiềm năng, tập trung nhiều dân cư để thu hút khách hàng gửi tiền và cho vay. Xây dựng chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với quy hoạch vùng và kế hoạch phát triển của thành phố. - Đa dạng hóa khách hàng vay vốn và sản phẩm tín dụng. - Tăng cường phát triển các hoạt động phi tín dụng để phát triển trở thành một ngân hàng hiện đại. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro. - Cần đơn giản hóa các thủ tục trong khâu cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân, tránh tình trạng bắt người đi vay vốn phải đợi chờ lâu trong quá trình đi vay. Bên cạnh đó, cần tổ chức bộ phận nhỏ chuyên trách phục vụ cho các khách hàng đến trong quá trình chờ đợi làm việc với ngân hàng. Từ đó, có thể để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. - Tổ chức xem xét phân loại khách hàng, xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả. - Do địa bàn rộng, khối lượng khách hàng lớn. Song yêu cầu cán bộ tín dụng là phải thường xuyên bám sát đại bàn đến từng khách hàng, chi phí cán bộ thấp, tiền lương có hạn nên chưa phát huy hết năng lực của từng cán bộ tín dụng, nên việc thu nợ, xử lý nợ chưa kịp thời theo qui định. Do đó, ngân hàng nên xem xét lại khoản công tác phí cho đội ngũ cán bộ tín dụng theo chỉ tiêu mức độ hoàn thành kế hoạch được giao và có thu làm tiền thưởng cao hơn để cán bộ tín dụng hăng say công tác, đảm bảo an toàn có hiệu quả cao hơn. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th/S Thái Văn Đại (2008) Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Trường Đại Học Cần Thơ. 2. Nguyễn Thanh Nguyệt (2006), Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại. 3. Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân - Lê Hải Nam (2002). Tiền tệ ngân hàng - Thị trường tài chính. Nhà xuất bản tài chính. 4. Bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 - 2008 của Ngân hàng SHB Cần Thơ 5. Trang web : www.shb.com.vn www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053659 Huynh Huu Trong wet.pdf
Tài liệu liên quan