MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU . 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung . 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 2
1. 3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2
1.3.1. Phạm vi về không gian 2
1.3.2. Phạm vi thời gian . 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
CHƯƠNG II:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
. 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Khái quát về lao động . 4
2.1.2 Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất 7
2.1.3 Khái quát về tiền lương 9
2.1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 19
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 19
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 19
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀNLƯƠNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 20
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY . 20
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển . 20
3.1.2 Mục tiêu, chức năng, phạm vi sản xuất kinh doanh . 21
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty . 22
3.1.4 Tổng quan về thuận lợi, khó khăn và phương hương hoạt động của công ty
23
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 25
3.2.1 Phân loại lao động 25
3.2.2 Tổ chức hoạch toán lao động . 28
3.2.3 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động trong năm 2008 .
30
3.3 PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG . 32
3.3.1 Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty . 32
3.3.2 Quy trình trả lương . 39
3.3.3 Cách thanh toán lương . 39
3.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa lao đông và tiền lương . 40
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG .
45
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
SẢN XUẤT . 45
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRONG 3 NĂM
(2006-2008) 46
4.2.1.Phân tích các chỉ tiêu năm 2006 và năm 2007 . 47
4.2.2.Phân tích các chỉ tiêu năm 2007 và năm 2008 . 51
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ LAO ĐÔNG VÀ TIỀM LƯƠNG TẠI
CÔNG TY . 58
5.1 ĐÁNH GIÁ 58
5.1.1 Lực lương lao động 58
5.1.2 Hình thức trả lương và chính sách lương . 59
5.2 GIẢI PHÁP 61
5.2.1 Về lao động 61
5.2.2 Về tiền lương 62
CHƯƠNG VI:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 65
6.1 KẾT LUẬN 65
6.2 KIẾN NGHỊ . 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 68
86 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng.
+Trong đó: doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:
2,268,000 x 2% = 45,360 đồng.
+Người lao động chịu trừ vào lương:
2.268.000 x 1% = 22.680 đồng.
-Mức trích KPCĐ một nhân viên:
1.565.023 x 2% = 31.300 đồng.
Doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:
1.565.023 x 2% = 31.300 đồng.
Cộng các khoản trích theo lương của Diệp Thu Hằng
= BHYT (5%) + BHXH (1%) = 113.400 + 22.680 = 136.080 đồng
Nghỉ phép năm :
Lương thời gian
Nghỉ phép năm = x ngày nghỉ phép
26
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 39 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Cụ thể, ngày nghỉ phép của Trưởng Ca Diệp Thu Hằng:
= 153.4365
26
000.268.2 x đồng
*Lương thực lãnh:
Lương thực lãnh = (lương SP + ngày nghỉ phép) – (trích BHYT, BHXH
+ tiền lương chi đợt 1)
Cụ thể, lương thực lãnh của Trưởng Ca Diệp Thu Hằng
= (1.565.023 + 436.153) - (136.080 + 200.000) = 1.665.096 đồng
Tương tự, ta tính được lương của các công nhân khác trong tổ BHLĐ
Nhận xét:
Việc trả lương cho khối văn phòng theo thời gian mà công ty đã vận dụng
tính toán là hoàn toàn hợp lý, vì bộ phận văn phòng không trực tiếp tạo ra sản
phẩm, nên không thể tính lương khối văn phòng theo sản phẩm được, công ty áp
dụng lương theo thời gian để trả cho họ. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế, họ
chỉ quan tâm đến thời gian làm việc mà không quan tâm đến chất lượng công
việc, để khắc phục công ty nên có những chính sách quản lý phù hợp.
Việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận trực tiếp sản xuất là hợp lý, vì
bộ phận sản xuất chỉ làm việc khi có đơn đặt hàng hay khi công ty dự đoán nhu
cầu thị trường và tiến hành sản xuất để dự trữ. Sản phẩm tạo ra gắn trực tiếp với
người công nhân nên việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận sản xuất là hoàn
toàn phù hợp. Người công nhân nào làm nhiều thì hưởng lương nhiều, làm ít
hưởng ít, điều này phù hợp với nguyên tắc “ làm theo năng lực, trả theo lao
động”. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chất lượng sản phẩm ra, khi đó công
nhân chỉ chạy theo sản lượng để có thu nhập cao, vì vậy công ty mà trả lương
cho nhân viên theo hệ số cấp bậc công việc. Tiền lương phụ thuộc vào số giờ làm
việc chuẩn và số giờ làm việc chuẩn này sẽ thể hiện được chất lượng công việc
mà người công nhân đó thực hiện.
Tóm lại, công ty áp dụng chế độ trả lương phù hợp với từng đối tượng lao
động.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 40 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
3.3.2 Quy trình trả lương
Tổ trưởng các bộ phận lập
Lập bảng tính lương và tính lương
Kiểm tra
Duyệt
Chi trả lương
Phát lương
3.3.3 Cách thanh toán lương tại Công Ty
Công ty thanh toán lương cho nhân viên chia làm 2 đợt
+ Đợt 1: Từ ngày 20 đến ngày 25 của tháng đó
+ Đợt 2: Từ ngày 10 đến ngày 15 của tháng sau
Ở Công ty việc thanh toán lương luôn kịp thời, đúng hạn, không có
trường hợp Công ty trả chậm tiền lương cho người lao động một tháng dù cho
tháng đó làm ăn không hiệu quả vì quỹ lương được trích dự phòng lập trước.
Bảng chấm công
Cán bộ công
nhân viên
Phòng kế toán
Phòng tổng vụ
Ban giám đốc
Thủ quỹ
Tổ trưởng
các bộ phận
Bảng tổng hợp sản
lượng tính lương
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 41 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Công ty việc trả lương cho nhân viên vừa bằng tiền mặt vừa qua tài khoản
Ngân Hàng.
+ Thanh toán bằng tiền mặt đối với công nhân thời vụ
+ Thanh toán bằng thẻ ATM: ngân hàng Ngoại thương (nhân viên quản
lý), ngân hàng đầu tư và phát triển (công nhân)
3.4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG
Bảng 5 : SO SÁNH LAO ĐỘNG VÀ QŨY TIỀN LƯƠNG TRONG
NĂM 2008
Tháng
Số lao
động(người)
Quỹ lương phân
phối(đồng)
1
2.550
3.468.641.334
2
2.479
3.535.006.200
3
2.377
2.997.518.436
4
2.227
3.665.163.296
5
2.006
3.776.240.238
6
1.928
3.719.586.618
7
2.126
3.981.027.741
8
2.505
4.696.445.646
9
2.544
4.454.413.784
10
2.328
3.580.722.774
11
2.255
3.283.383.101
12
2.153
2.889.812.392
Nguồn : Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 42 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Hình 3: BIỂU DIỄN SỐ LAO ĐỘNG TRONG CÁC THÁNG NĂM 2008
Hình 4: BIỂU DIỄN QUỸ LƯƠNG CÁC THÁNG TRONG NĂM 2008
Nhìn vào đồ thị ta có thể nhận xét một điều là số lao động và quỹ lương
luôn biến động qua các tháng trong năm 2008.
− Số lao động và quỹ lương có khuynh hướng là một gấp khúc, điểm gấp
khúc của tháng cao và tháng thấp (quỹ lương tháng 8 là 4.696.445.646 đồng so
với tháng 12 là 2.889.812.392 đồng), (số lao động tháng 9 là 2.544 người so với
tháng 6 là 1.928 người).
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 43 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
− Sở dĩ quỹ lương của tháng 8 và tháng 9 cao do: công ty có đơn đặt hàng
nhiều, thị phần mở rộng… đã làm cho doanh thu của 2 tháng này cao, dẫn đến
quỹ lương của 2 tháng 8, 9 cao. Các tháng còn lại tương đối ổn định.
− Số lao động trong các tháng biến động, do công ty có công nhân làm
việc theo thời vụ (dưới 90 ngày). Số lao động những tháng đầu năm có xu hướng
giảm (tháng 1 đến tháng 6). Nguyên nhân chính là do tâm lý của người lao động
(sau những ngày nghỉ tết Nguyên Đán một số công nhân thường có tâm lý không
muốn đi làm, Mặt khác - thời điểm trước vụ thu hoạch lúa hè thu 2008 - lúa
được giá, không ít lao động nông thôn đã chọn ở lại quê làm nông nghiệp; kể cả
có người bỏ việc làm tại các doanh nghiệp trở về quê …).Công ty phải tuyển
thêm công nhân để bảo bảo tốc độ sản xuất bình thường. Đến những tháng cuối
năm lao động có xu hướng tăng trở lại.
−Trong tháng 1: Đây là tháng có số lượng công nhân cao nhất trong năm
(2.550 công nhân). Trong khi đó doanh thu lại giảm do thị trường ngành thủy sản
biến động nên công ty không có đơn đặt hàng, dẫn đến quỹ lương thấp.
− Tháng 6: số lượng công nhân của công ty là 1.928 công nhân, giảm
nhiều so với tháng 1. Tuy nhiên quỹ lương của tháng 6 cao là do: doanh thu của
công ty vào tháng này, bên cạnh đó thì số lượng công nhân đã có xu hướng giảm
từ tháng 2 ảnh hưởng không tốt tinh thần cán bộ - công nhân viên của công ty.
Công ty đã có những chế độ hỗ trợ thêm tiền lương cho công nhân viên thông
qua các khoản phụ cấp trích từ quỹ dự phòng.
Nhìn chung số lao động và quỹ lương phân phối biến động tương đương.
Mặc dù, kinh doanh năm 2008 của công ty gặp nhiều khó khăn, do bị tác động từ
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ở Viêt Nam. Chứng tỏ, Công ty luôn quan tâm
đến thu nhập của người lao động. Luôn có những kế hoạch, biện pháp hữu hiệu
để tránh tình trạng biến động của quỹ lương làm ảnh hưởng đến cuộc sống của
người lao động.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 44 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
BẢNG 6 : TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA CÔNG NHÂN VIÊN
Khoản Mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng quỹ lương 36.704.000 43.818.250 44.082.500
(1.000đ)
Số lao động (người) 2.368 2.555 2.290
Thu nhập bình quân 1.292 1.429 1.604
(1.000đ/người/tháng)
Nguồn : Phòng tổng vụ công ty Cổ phần Thuỷ Sản Cafatex
Qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ta thấy:
+ Số lao động của năm 2007 tăng 7,9% so với năm 2006.
Sỡ dĩ số lao động tăng là do kinh doanh năm 2006 có hiệu quả nên năm
2007 , công ty mở rộng qui mô sản xuất nên tuyển thêm nhân viên. Do đó, số lao
động tăng và thu nhập bình quân tăng là điều tất yếu.
+ Số lao động của năm 2008 giảm 10,3% so với năm 2007
Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu, không có đơn đặt hàng mới nên
công ty giảm công suất điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm công nhân.
BIỂU ĐỒ 5: BIỂU DIỄN TỔNG QUỸ LƯƠNG
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 45 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
BIỂU ĐỒ 6: BIỂU DIỄN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
o Tổng quỹ tiền lương của năm 2007 so với năm 2006 tăng là 19,4% dẫn
đến tiền lương bình quân của năm 2007 so với năm 2006 tăng 10,6%.
o Tổng quỹ tiền lương của năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,6% dẫn đến
tiền lương bình quân của năm 2008 so với năm 2007 tăng 12,2%.
Tiền lương được phát cho CB-CNV được lấy từ nguồn tổng quỹ lương
của công ty, tổng quỹ lương của công ty phụ thuộc vào doanh thu của công ty.
Doanh thu công ty qua các năm liên tục giảm do đơn đặt hàng giảm, thiếu
nguyên liệu. Tuy nhiên, quỹ lương tăng do công ty tăng đơn giá tiền lương kích
thích người lao động và đảm bảo đời sống cho người lao động trong thời kỳ
khủng hoảng, và cũng do năm 2007 công ty áp dụng chế độ trả lương theo qui
định mới, nâng mức lương cơ bản từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng và năm
2008 mức lương cơ bản 540.000đồng. Điều này làm cho thu nhập của CB-CNV
tăng lên đáng kể: tiền lương mà CB - CNV lãnh là kết quả của quá trình lao động
của bản thân.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 46 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
4.1. Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 7: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
SẢN LƯỢNG
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007
Số
Tỷ lệ
% Số
Tỷ lệ
%
lượng
lượng
Sản lượng(tấn) 18.352 17.885 17.519 (467) (2,54) (367) (2,05)
Lao động (BQ) 2.368 2.555 2.290 187 7,90 (265) (10,37)
Năng suất lao 7,75 7,00 7,65 (0,75) (9,68) 0,65 9,29
động(tấn/ng/năm)
Nguồn: Báo cáo tình hình thu mua-sản xuất-tiêu thụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Bảng 8: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
DOANH THU
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007
Số chênh
Tỷ lệ
% Số chênh
Tỷ lệ
%
lệnh lệnh
Doanh thu(1000đ)
1.063.099.812
893.831.083
817.311.605
(169.268.729)
(15,92)
(76.519.478)
(7,20)
Lao động (BQ)
2.368
2.555
2.290
187
7,90
(265)
(11,19)
Năng suất lao
448.944,18
349.836,04
356.904,63
(99.108,14)
(22,08)
7.069
1,57
động(1000đ/ng/năm)
Nguồn : Báo cáo tài chính công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Qua số liệu trên, số lao động năm 2007 tăng nhưng hiệu quả làm việc so
với năm 2006 lại giảm, dẫn đến sản lượng và doanh thu đều giảm. Điều này cho
thấy công ty cần xem xét việc tăng lực lượng lao động vì sự tăng lao động là hợp
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 47 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
lý nhưng hiệu quả đem lại không cao mà lương chia trên sản phẩm tiêu thụ, doanh
thu đạt được nên nếu chia cho nhiều người thì thu nhập sẽ giảm. Vì vậy, muốn
tăng sản lượng sản xuất không nhất thiết phải tăng số lao động mà công ty nên bố
trí lao động hợp lý để người lao động có điều kiện làm việc tốt nhất từ đó tăng
năng suất lao động.
Năm 2008 công ty đã giảm số lao động so với năm 2007 điều này là hợp lý
vì đây không phải là nguyên nhân làm giảm sản lượng và doanh thu do hiệu suất
làm việc của người lao động tăng. Chứng tỏ, năm 2008 so với năm 2007 công ty
quản lý và phân bổ lao động hợp lý hơn. Mặc dù, sản lượng và doanh thu năm
2008 đều giảm so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do tình hình biến động
chung của thị trường, khủng hoảng về kinh tế, tài chính, v.v. thị trường bị co hẹp.
Với 2 sản phẩm xuất khẩu chủ lực là tôm và cá tra, basa, công ty cũng không thoát
khỏi khó khăn chung. "Giá tôm cao hơn cuối năm ngoái khoảng 20%”. Giá cá
basa cũng trên trời. Kể từ khi Mỹ kiện bán phá giá tôm đến nay, hầu như công ty
không bán được lô hàng nào vào thị trường này. Các đơn hàng cá tra, basa sang
đây cũng rất ít.
Nhìn chung qua 3 năm doanh thu liên tục giảm do ảnh hưởng suy thoái
kinh tế, tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều bán không chạy do Tôm là một sản
phẩm cao cấp mà đây là một trong những sản phẩm chủ yếu của công ty. Năm
2007 doanh thu giảm so với năm 2006 . Đến năm 2008 công ty đã giảm số lao
động đây là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí. Và biện pháp này càng
thể hiện rõ hiệu quả khi năng suất lao động của người lao động tăng so với năm
2007. Tóm lại, năm 2007 sử dụng lao động chưa hợp lý nhưng đến năm 2008
năng suất lao động tăng, chứng tỏ công ty sử dụng lao động có hiệu quả hơn.
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.
Để hiểu rõ hơn tình hình thực hiện chi phí tiền lương trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thuỷ Sản Cafatex ta sẽ đi vào phân tích chỉ
tiêu về xác định tỷ suất chi phí tiền lương qua các số liệu thực tế tại công ty trong
năm (2006-2008). Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 48 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
lương để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như: Đơn giá tiền lương,
tiền lương bình quân, năng suất lao động đến quỹ tiền lương của công ty; từ đó có
những biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng
lao động, quan tâm đến thu nhập của công nhân viên cũng như đời sống của công
nhân viên trong công ty.
4.2.1.Phân tích các chỉ tiêu năm 2006 và năm 2007
Bảng 9: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM SẢN LƯỢNG QUA 2 NĂM 2006 VÀ
2007
Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch
2006 2007 2007/ 2006
Số chênh Tỷ lệ %
lệnh
Tổng sản
lượng(tấn) 18.352 17.885 (467) (2,54)
Đơn giá tiền lương 2.000 2.450 450 23
(ngàn đồng/tấn)
Quỹ tiền lương 36.704.000 43.818.250 7.114.250 19,38
(1.000đ)
Nguồn: Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Như ta đã biết:
Tổng quỹ lương = tổng sản lượng * ĐGTL
* Gọi Q là tổng quỹ tiền lương
a là tổng sản lượng
b là đơn giá tiền lương
Ta được: Q = a x b
Cụ thể:
- Quỹ tiền lương năm 2006 của công ty là:
Q06 = a06 x b06 = 18.352 x 2.000 = 36.704.000 ngàn đồng/năm
- Quỹ tiền lương năm 2007 của công ty là:
Q07 = a07 x b07 = 17.885 x 2.450 = 43.818.250 ngàn đồng/năm.
Ta thấy, chênh lệch quỹ tiền lương năm 2007 so với năm 2006 là:
Q = Q07 - Q06 = 43.818.250 - 36.704.000 = 7.114.250 ngàn đồng.
Vậy quỹ tiền lương năm 2007 so năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn đồng.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 49 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng của quỹ tiền lương:
- Ảnh hưởng bởi tổng số sản phẩm:
a = a07 x b06 - a06 x b06
= 17.885 x 2.000 - 18.352 x 2.000
= - 934.000 ngàn đồng
Do tổng số sản phẩm thực hiện năm 2007 so năm 2006 giảm 467 tấn hay
giảm 2,54% đã làm cho tổng quỹ tiền lương giảm 934.000 ngàn đồng.
- Ảnh hưởng bởi nhân tố đơn giá tiền lương bình quân:
b = a07 x b07 - a07 x b06
= 17.885 x 2.450 - 17.885 x 2.000
= + 8.048.250 ngàn đồng
Do đơn giá tiền lương bình quân năm 2007 so năm 2006 tăng 450 ngàn
đồng/năm hay tăng 23% đã làm tổng quỹ tiền lương tăng 8.048.250 ngàn đồng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nhân tố làm giảm : Tổng sản lượng = - 934.000 ngàn đồng
+ Nhân tố làm tăng : Đơn giá tiền lương = + 8.048.250 ngàn đồng
a + b = - 934.000 ngàn đồng + 8.048.250 ngàn đồng
= 7.114.250 ngàn đồng.
Vậy tổng quỹ tiền lương năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn
đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.
* Tuy nhiên, để xét đến chất lượng quản lý, cần xét thêm nhân tố năng suất
lao động bình quân. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng quát biểu hiện
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao
năng suất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Đồng thời năng suất lao động còn biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng
nguồn lao động hiện có tại doanh nghiệp.
Ta có công thức sau: năng suất lao động về sản lượng
Sản lượng
Năng suất lao động =
Số lao động bình quân
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 50 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ với các nhân tố:
sản lượng, năng suất lao động, tiền lương bình quân:
Bảng 10: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ LAO
ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM 2006 VÀ NĂM 2007
Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch
2006 2007 2007/ 2006
Số chênh Tỷ lệ %
lệch
Tổng sản
lượng(tấn) 18.352 17.885 (467) (2,54)
Lao động (BQ) 2.368 2.555 187 7,90
Năng suất lao 7,75 7,00 (0,8) (9,68)
động(tấn/ng/năm)
Đơn giá tiền lương 2.000 2.450 450 22,5
(1000đ/tấn)
Quỹ tiền lương 36,704.000 43.818.250 7.114.250 19,38
(1000đ)
Nguồn: Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Gọi Q: Quỹ tiền lương
a: Lao động bình quân
b : năng suất lao động bình quân
c : Đơn giá tiền lương
Q = Q07 - Q06
= a07 x b07 x c07 - a06 x b06 x c06
= 2.555 x 7 x 2.450 - 2.368 x 7,75 x 2.000
= 7.114.250 ngàn đồng.
Vậy quỹ tiền lương năm 2007 so năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn đồng
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ tiền lương:
- Ảnh hưởng bởi lao động bình quân
Quỹ tiền lương = Lao động BQ x Năng suất lao động BQ x Đơn giá tiền lương
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 51 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
a = a07 x b06 x c06 - a06 x b06 x c06
= 2.555 x 7,75 x 2.000 - 2.368 x 7,75 x 2.000
= + 2.898.500 ngàn đồng.
- Ảnh hưởng bởi nhân tố năng suất lao động:
b = a07 x b07 x c06 - a07 x b06 x c06
= 2.555 x 7 x 2.000 - 2.555 x 7,75 x 2.000
= - 3.832.500 ngàn đồng
- Ảnh hưởng bởi nhân tố đơn giá tiền lương bình quân
c = a07 x b07 x c07 - a07 x b07 x c06
= 2.555 x 7 x 2.450 - 2.555 x 7 x 2.000
= + 8.048.250 ngàn đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nhân tố làm tăng tổng quỹ lương:
Lao động bình quân : + 2.898.500 ngàn đồng
Đơn giá tiền lương : + 8.048.250 ngàn đồng
+ Nhân tố làm giảm tổng quỹ lương:
Năng suất lao động bình quân : - 3.832.500 ngàn đồng
Vậy tổng quỹ lương năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn đồng
Nhận xét:
- Nhân tố lao động bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 187 người
hay 7,9% đã làm cho tổng quỹ lương thực hiện năm 2007 so với năm 2006 tăng
2.898.500 ngàn đồng. Quỹ lương tăng do số lao động tăng là điều bình thường.
- Nhân tố đơn giá tiền lương bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng
450 ngàn đồng/tấn/năm hay tăng 22,5% nên làm tổng quỹ lương tăng 8.048.250
ngàn đồng. Điều này là phù hợp với nội dung phân tích trên.
- Nhân tố năng suất lao động bình quân năm 2007 so với năm 2006 giảm
0,8 tấn/người/năm hay giảm 9,68% nên đã làm cho tổng quỹ tiền lương năm 2007
so với năm 2006 giảm 3.832.500 ngàn đồng. Công ty cần xem xét lại việc cải tiến
tổ chức bộ máy quản lý, phân phối lao động ở các bộ phận cho hợp lý, xem xét lại
kết cấu lao động của công ty, nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 52 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Tóm lại, Quỹ lương năm 2007 tăng so với năm 2006. Một phần là do số lao
động bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng nhưng tốc độ tăng của lao động
(7,9%) thấp hơn tốc độ tăng của quỹ lương (19,38%). Nguyên nhân chủ yếu là do
đơn giá tiền lương tăng, do đơn giá tiền lương năm 2006 tương đối thấp, công ty
đã thực hiện tăng lương trong năm 2007 đảm bảo thu nhập cho người lao động.
4.2.2.Phân tích các chỉ tiêu năm 2007 và năm 2008
Bảng 11: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM SẢN LƯỢNG QUA 2 NĂM 2007 VÀ
2008
Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch
2007 2008 2008/ 2007
Số chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Tổng sản lượng(tấn) 17.885 17.633 (252) (1,41)
Đơn giá tiền lương 2.450 2.500 50 2,0
(ngàn đồng/tấn)
Quỹ tiền lương 43.818.250 44.082.500 264.250 0,60
(1000đ)
Nguồn: Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Như ta đã biết:
Tổng quỹ lương = tổng sản lượng * đơn giá tiền lương
* Gọi Q là tổng quỹ tiền lương
a là tổng sản lượng
b là đơn giá tiền lương
Ta được: Q = a x b
Cụ thể:
- Quỹ tiền lương năm 2007 của công ty là:
Q07 = a07 x b07 = 17.885 x 2.450 = 43.818.250 ngàn đồng/năm.
- Quỹ tiền lương năm 2008 của công ty là:
Q08 = a08 x b08 = 17.633 x 2.500 = 44.082.500 ngàn đồng/năm
Ta thấy, chênh lệch quỹ tiền lương năm 2008 so với năm 2007 là:
Q = Q08 - Q07 = 44.082.500 - 43.818.250 = 264.250 ngàn đồng.
Vậy quỹ tiền lương năm 2008 so năm 2007 tăng 264.250 ngàn đồng.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng của quỹ tiền lương:
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 53 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
- Ảnh hưởng bởi tổng số sản phẩm:
a = a08 x b07 - a07 x b07
= 17.633 x 2.450 - 17.885 x 2.450
= - 617.400 ngàn đồng
Do tổng số sản phẩm thực hiện năm 2008 so năm 2007 tăng giảm 252 tấn
hay 1,41% đã làm cho tổng quỹ tiền lương giảm 617.400 ngàn đồng.
- Ảnh hưởng bởi nhân tố đơn giá tiền lương bình quân:
b = a08 x b08 - a08 x b07
=17.633 x 2.500 - 17.633 x 2.450
= + 881.650 ngàn đồng
Do đơn giá tiền lương bình quân năm 2008 so năm 2007 tăng 50 ngàn đồng
hay tăng 2% đã làm tổng quỹ tiền lương tăng 881.650 ngàn đồng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nhân tố làm giảm :
Tổng sản lượng : - 617.400 ngàn đồng
+ Nhân tố làm tăng :
Đơn giá tiền lương : + 881.650 ngàn đồng
a + b = - 617.400 ngàn đồng + 881.650 ngàn đồng
= + 264.250 ngàn đồng.
Vậy tổng quỹ tiền lương năm 2008 so với năm 2007 tăng 264.250 ngàn
đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.
Tuy nhiên, để xét đến chất lượng quản lý, cần xem xét thêm các chỉ
tiêu, nhân tố khác .
Ta có công thức sau: năng suất lao động về sản lượng
Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ với các nhân tố:
sản lượng, năng suất lao động, tiền lương bình quân
Sản lượng
Năng suất lao động =
Số lao động bình quân
Quỹ tiền lương = Lao động BQ x Năng suất lao động BQ x Đơn giá tiền lương
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 54 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Bảng 12: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ
LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM 2008 VÀ NĂM 2007
Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch
2007 2008 2008/ 2007
Số lượng Tỷ lệ %
Tổng sản lượng(tấn) 17.885 17.633 (252) (1,41)
Lao động (BQ) 2.555 2.290 (265) (10,37)
Năng suất lao 7,00 7,70 0,7 10,00
động(1000đ/ng/năm)
Đơn giá tiền lương 2.450 2.500 50 2,0
(1000đ/tấn)
Quỹ tiền lương 43.818.250 44.082.500 264.250 0,60
(1000đ)
Nguồn: Phòng tổng vụ công ty cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Gọi Q: Quỹ tiền lương.
a : Lao động bình quân
b : Năng suất lao động bình quân
c : Đơn giá tiền lương
Q = Q08 - Q07
= a08 x b08 x c08 - a07 x b07 x c07
= 2.290 x 7,7 x 2.500 - 2.555 x 7 x 2.450
= 264.250 ngàn đồng.
Vậy quỹ tiền lương năm 2008 so năm 2007 tăng 264.250 ngàn đồng
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ tiền lương:
- Ảnh hưởng bởi lao động bình quân
a = a08 x b07 x c07 - a07 x b07 x c07
= 2.290 x 7 x 2.450 - 2.555 x 7 x 2.450
= - 4.544.750 ngàn đồng
- Ảnh hưởng bởi nhân tố năng suất lao động
b = a08 x b08 x c07 - a08 x b07 x c07
= 2.290 x 7,7 x 2.450 - 2.290 x 7 x 2.450
= + 3.927.350 ngàn đồng
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 55 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
- Ảnh hưởng bởi nhân tố đơn giá tiền lương bình quân
c = a08 x b08 x c08 - a08 x b08 x c07
= 2.290 x 7,7 x 2.500 - 2.290 x 7,7 x 2.450
= + 881.650 ngàn đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nhân tố làm tăng tổng quỹ lương:
Đơn giá tiền lương : + 881.650 ngàn đồng
Năng suất lao động bình quân : + 3.927.350 ngàn đồng
+ Nhân tố làm giảm tổng quỹ lương:
Lao động bình quân : - 4.544.750 ngàn đồng
Vậy tổng quỹ lương năm 2008 so với năm 2007 tăng 264.250 ngàn đồng
Nhận xét:
- Nhân tố lao động bình quân năm 2008 so với năm 2007 giảm 265 người
hay 10,37% đã làm cho tổng quỹ lương thực hiện năm 2008 so với năm 2007
giảm 4.544.750 ngàn đồng. Quỹ lương giảm do số lao động giảm là điều bình
thường.
- Nhân tố năng suất lao động bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng
0.7 tấn/người/năm hay tăng 10% nên đã làm cho tổng quỹ tiền lương thực hiện
năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.927.350 ngàn đồng.
- Nhân tố đơn giá tiền lương bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 50
ngàn đồng/tấn/năm hay tăng 2% nên làm tổng quỹ lương tăng 881.650 ngàn đồng.
Điều này là phù hợp với nội dung phân tích trên.
Mặc dù, số lao động giảm nhưng quỹ tiền lương bình quân năm 2008 so
với năm 2007 tăng 264.250 ngàn đồng. Cụ thể là do đơn giá tiền lương tăng và
năng suất lao động tăng. Chứng tỏ, năm 2008 công ty sử dụng lao động có hiệu
quả hơn.
Thông qua kết quả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố: sản lượng, lao
động bình quân, năng suất lao động, đơn giá tiền lương bình quân doanh nghiệp sẽ
phát hiện sự tác động khác nhau của các nhân tố đến tiền lương; từ đó, các chính
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 56 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
sách như tăng cường quản lý, sử dụng lao động và quỹ tiền lương tốt hơn sẽ được
doanh nghiệp áp dụng để mang lại hiệu quả.
Trong phân tích chi phí tiền lương thì việc phân tích chỉ tiêu về tỷ suất
chi phí tiền lương là rất cần thiết, vì trên cơ sở phân tích biến động của tỷ suất chi
phí tiền lương để nhằm mục đích đánh giá tình hình chung của chi phí tiền lương
tại công ty.
Tỷ suất chi phí tiền lương được xác định như sau:
Cụ thể :
Tỷ xuất chi phí lương năm 2006 = %45,3100
812.009.063.1
000.704.36 x
Tỷ xuất chi phí lương năm 2007 = %9,4100
083.831.839
250.818.43 x
Tỷ xuất chi phí lương năm 2008 = %39,5100
605.311.817
500.082.44 x
Bảng 13 : BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ SUẤT CHI PHÍ LƯƠNGg
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2006 2007 2007 2007/ 2006 2008/ 2007
Số
chênh
Tỷ lệ
%
Số
chênh
Tỷ lệ
%
lệch lệch
Tỷ suất chi 3,45 4,9 5,39 1,45 42 0,49 10
phí lương (%)
Tiền lương bình
quân(1.000đ/tháng) 1.292 1.429 1.604 137 10,6 175 12,2
Nguồn:Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
Tổng chi phí lương
Tỷ xuất chi phí lương =
Doanh thu
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 57 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Qua bảng số liệu ta thấy:
o Tổng quỹ tiền lương phụ thuộc vào doanh thu của Công ty. Tuy nhiên
doanh thu năm 2007 và năm 2008 đều giảm so với năm 2006, nhưng tổng quỹ
lương liên tục tăng.
Sở dĩ có sự gia tăng như thế là do:
- Công ty điều chỉnh quỹ lương phù hợp với chính sách lương mới khi mức
lương cơ bản theo quy định của nhà nước tăng.
- Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong thời kỳ khủng hoảng
kinh tế. Công ty chấp nhận sản xuất để kho để dữ chân người lao động có tay
nghề, bất chấp kinh doanh có hiệu quả hay không.
o Tỷ xuất chi phí tiền lương năm qua 3 năm đều tăng điều này la do tiền
lương bình quân của người lao động tăng vì tiền lương trước đây chưa đảm bảo
đời sống thiết yếu cho người lao động điều này có thể chấp nhận được.
Tóm lại, công ty rất quan tâm đến người lao động. Chính sách lương hiện
tại của công ty là hợp lý vì công ty phải tăng tiền lương để giữ chân lao động
trong tình hình kinh tế khó khăn.
Bảng 14: SO SÁNH TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN VỚI NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG BÌNH QUÂN
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Tiền lương
15.500
17.150
19.250
1.650
10,65
2.100
12,2
BQ(1000đ)
(người/năm)
NSLĐ bình
quân
7,75
7,00
7,65
(0,75)
(9,68)
0,65
9,29
(tấn/người/năm)
Năng suất LĐ
448.944,18
349.836,04
356.904,63
(99.108,14)
(22,08)
7.068,59
2,02
(1000đ/ng/năm)
Nguồn: Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 58 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, năm 2007 so với năm 2006 tốc độ tăng
tiền lương bình quân là 10,65% trong khi đó năng suất lao động bình quân cả về
sản lượng giảm 9,68 % và năng suất lao động về doanh thu giảm là 22,08%.
Chứng tỏ, chính sách lương trong năm 2007 chưa hợp lý, công ty tăng tiền lương
bình quân không khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động mà trái lại
năng suất lao động bình quân còn giảm. Điều này cho thấy công ty chưa tận dụng
được hết sức lao động vào sản xuất. Đến năm 2008 tiền lương bình quân vẫn tiếp
tục tăng so với năm 2007 nhưng kèm với tốc độ tăng năng suất lao động cả về sản
lượng (9,29%) và doanh thu (2,02%), công ty đã quản lý và sử dụng lao động có
hiệu quả hơn năm 2007. Tuy nhiên, Công ty cần xem xét lại sao cho tốc độ tăng
của tiền lương bình quân phải thấp hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, như
vậy mới thực sự đem lại hiệu quả.
Nhìn chung, Công ty trả mức lương luôn lớn hơn công sức mà người lao
động bỏ ra. Tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao
động bình quân năm qua các năm là chưa phù hợp, tốc độ tăng tiền lương bình
quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động như vậy mới phù hợp với quy luật
phát triển.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 59 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG
TẠI CÔNG TY
5.1 ĐÁNH GIÁ
5.1.1 Lực lượng lao động
Lực lượng lao động của Công ty tính đến thời điểm tháng 12/2008 là 2.135
người là tương đối đáp ứng được nhu cầu về nhân sự cho Công ty. Với một lực
lượng nhân viên hành chính đã qua đào tạo có hệ thống ở các trường Đại Học,
Cao Đẳng thì việc nâng cao, bổ sung kiến thức mới cho nhân viên tại công ty có
nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với lực lượng lao động có trình độ thấp. Họ nhạy
bén trước sự thay đổi của thị trường, luôn chủ động tìm kiếm thị trường, khách
hàng kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó, lực lượng lao động trực tiếp
tại các xưởng với trình độ học vấn vẫn còn thấp, chỉ được đào tạo qua lớp cơ bản,
do đó vẫn còn hạn chế việc nắm bắt các phương pháp, cách thức áp dụng mới khi
làm việc. Vì vậy, cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ của công nhân viên.
Tình hình số lượng lao động trong công ty không đều nhau giữa các tháng
trong năm. Mặc dù số lao động định biên làm việc tại các phòng ban, phân xưởng
chiếm đa phần nhưng do công ty sử dụng lực lượng lao động thời vụ linh hoạt
theo hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã dẫn đến sự dao động về số lượng lao
động trong công ty.
• Ưu điểm của việc sử dụng lao động thời vụ là tiết kiệm được chi phí trong
giá thành sản phẩm trong những trường hợp công ty dư thừa lao động vì có ít đơn
đặt hàng, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty.
• Bên cạnh đó cũng có mặt hạn chế là: khi hoạt động sản xuất kinh doanh
có hiệu quả, công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng, cần tăng cường số lao động
thời vụ thì việc tìm kiếm số lao động thời vụ có đủ tiêu chuẩn, trình độ tay nghề
phù hợp với công việc sản xuất của công ty đôi lúc sẽ gặp khó khăn. Do thị trường
lao động không đủ đáp ứng hoặc tâm lý người lao động không thích làm việc theo
thời vụ mà ngược lại họ muốn có một công việc thật ổn định để có thể đảm bảo
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 60 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, đối với những người lao động theo thời vụ, họ
không phải đóng các khoản BHXH, KPCĐ và họ cũng không được hưởng một
khoản trợ cấp nào khi ốm đau, tai nạn lao động… Công ty cần phải xem xét đến
các trường hợp này để đảm bảo an toàn người lao động, có như thế người lao động
mới có thể yên tâm làm việc và đóng góp hết khả năng lao động của mình.
5.1.2 Hình thức trả lương và chính sách tiền lương
Tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội là nguồn thu nhập chủ yếu của
người lao động, đồng thời là yếu tố chi phí sản xuất quan trọng cấu thành giá
thành sản phẩm. Vì vậy, cùng với sự phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tiền lương của người lao động cũng không ngừng được nâng lên. Tuy
nhiên, công ty tăng mức tiền lương vượt quá năng suất lao động.
Công ty sử dụng cả hai hình thức trả lương là lương theo thời gian và lương
theo sản phẩm. Về lương theo thời gian thì công ty áp dụng hình thức trả lương
công nhật đối với lao động quản lý. Còn đối với lương theo sản phẩm thì áp dụng
đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sự
quyết định cho hưởng lương của Ban Giám Đốc. Tuy vậy hình thức trả lương theo
sản phẩm này có tác dụng làm cho người lao động quan tâm nhiều đến kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh vì nó gắn liền với lợi ích của họ, tránh nảy sinh tư
tưởng làm việc trì trệ, câu giờ không đẩy nhanh cường độ lao động. Do đó tạo nên
sự liên kết gắn bó trong công việc giữa nhân viên với người quản lý, lãnh đạo.
Như vậy với việc áp dụng cả hai hình thức trả lương thì Công ty đã khắc
phục được khuyết điểm khi chỉ trả lương theo thời gian là có những nhân viên do
thâm niên công tác lâu năm nên mức lương thời gian cao trong một khoảng thời
gian nào đó thì năng suất lao động không được cao do sức khỏe, năng lực, trình
độ,…Ngược lại có những người do thâm niên công tác ngắn nhưng năng lực làm
việc tốt thì mức lương lại thấp.
Qua 3 năm chính sách tiền lương của công ty có nhiều thay đổi, cụ thể đơn
giá tiền lương của người lao động ở từng phân xưởng thay đổi dẫn đến thu nhập
của người lao động không ngừng tăng, qua quá trình phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến chi phí tiền lương, ta thấy thu nhập của người lao động tăng qua các
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 61 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
năm chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng. Măc dù, doanh thu liên tục giảm qua
các năm nhưng công ty luôn có gắng tăng thu nhập bình quân cho người lao động
để đảm bảo đời sống người lao động mà quan trọng hơn cả là để giữ chân người
lao động làm việc tại công ty.
Còn đối với việc thưởng cho nhân viên khi làm việc đạt năng suất cao thì
không có mà chỉ tính tỉ lệ hưởng lương theo sản phẩm. Việc khen thưởng chỉ được
tiến hành mỗi năm một lần vào kỳ Đại hội công nhân viên toàn Công ty. Mặc dù,
kinh doanh năm 2008 của công ty gặp nhiều khó khăn, bị tác động từ cuộc khủng
hoảng kinh tế chung toàn cầu và ở Việt Nam. Kết quả kinh doanh năm 2008 của
công ty không có lãi, nhưng xét thấy đời sống CB- CNV còn nhiều khó khăn. Hội
Đồng Quản Trị công ty quyết định thưởng cuối năm 2008 mức thưởng mỗi người
là 1 tháng lương bình quân trong năm, xem đây là việc chia sẻ của công ty. Điều
này cho thấy, Công ty đã cố gắng rất nhiều khi tạo mọi điều kiện có thể cho nhân
viên của mình, trong tình trạng khủng hoảng hiện nay thì việc chính sách khen
thưởng của công ty là hợp lý.
Ngoài ra Công ty còn quan tâm chăm sóc đến tình trạng sức khỏe, đau
ốm… và đời sống của công nhân viên như sắp xếp thời gian lao động hợp lý theo
từng thời vụ, thời điểm, thực hiện làm thêm, tăng ca hợp lý, thực hiện nghỉ bù, để
đảm bảo ngày giờ công của người lao động là 8 giờ/ngày. Bên cạnh còn phổ biến
áp dụng những chính sách có lợi cho người lao động để người lao động được
hưởng tất cả quyền lợi của mình và yên tâm hơn trong công việc.
Tóm lại, trong tình hình suy thoái thì hình thức lương và chính sách lương
của công ty là hợp lý, luôn tạo mọi điều kiện cho người lao động làm việc tốt nhất.
Tuy nhiên, tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động.
Vì vậy, công ty cần có những biện pháp tăng năng suất làm việc của người lao
động, từ đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất, tăng doanh thu.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 62 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
5.2 GIẢI PHÁP
5.2.1 Về lao động
Công ty nên xác định nhu cầu về lao động nhằm đảm bảo cho công ty có
được đúng người, đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và đối phó linh hoạt với
sự thay đổi của thị trường. Xác định nhu cầu lao động không chính xác sẽ dẫn đến
một là thừa lao động sẽ làm tăng chi phí; hai là thiếu lao động hay chất lượng lao
động không đáp ứng nhu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công việc và
bỏ lở cơ hội kinh doanh.
Hiện nay công tác tuyển chọn nguồn nhân lực của Công ty là tương đối
hợp lý và đúng với chế độ, chính sách. Tuy nhiên để cho công tác này có hiệu quả
hơn nữa thì Công ty nên:
- Xác định rõ những yêu cầu về trình độ của người lao động đối với tất cả
các công việc.
- Việc tuyển chọn nguồn nhân lực của Công ty không nên quá tập trung
vào việc xem xét bằng cấp hay sự giới thiếu của người khác. Nên tập trung vào
quá trình phỏng vấn, thử việc.
- Ưu tiên cho những người biết nhiều việc
Công nhân trực tiếp tại các xưởng với trình độ học vấn vẫn còn thấp để
công nhân tiếp cận và sử dụng được công nghệ cao thì nhất thiết phải nâng cao
trình độ học vấn, tay nghề. Tuy nhiên với cường độ làm việc cao, thu nhập thấp
nên việc học, nâng cao trình độ của công nhân vẫn rất khó khăn. Ngoài việc tuyên
truyền cho công nhân tham gia các lớp dạy văn hóa vào buổi tối, công ty nên có
những chính sách nhằm giúp công nhân yên tâm học như giảm học phí, cho vay
tiền đi học.
Cuộc khủng hoảng kinh tế còn kéo dài, việc xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp
nhiều khó khăn. Thu nhập qua kinh doanh xuất khẩu của công ty cũng sẽ bị ảnh
hưởng không nhỏ. Vì vậy, công ty cần phải xem xét và thắt chặt chi phí để có thể
duy trì đủ việc làm cho người lao động trong công ty và vượt qua được khó khăn.
Công ty muốn giảm chi phí thì trước hết phải giảm thời gian lao động hao phí và
nâng cao năng suất lao động:
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 63 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
+ Để giảm thời gian lao động hao phí thì Công ty phải bố trí, sắp xếp lao
động thật sự phù hợp giữa trình độ tay nghề và yêu cầu của các công nhân. Hơn
thế nữa, những người có tay nghề cao nên bố trí những khâu đầu vào quan trọng
để xử lý nguyên vật liệu nhằm tránh các hiện tượng không đảm bảo chất lượng
nguyên liệu dẫn đến thành phẩm tạo ra cũng không đạt chất lượng cao.
+ Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào giúp người công nhân sau
khi nhận vật tư thì có thể bắt đầu làm ngay không ảnh hưởng đến thời gian làm
việc, chất lượng công việc của công nhân. Vì vậy, nguyên vật liệu đầu vào đảm
bảo giúp người công nhân làm việc hiệu quả cao hơn.
+ Tính định mức hao phí của sản phẩm để giao cho công nhân đúng số
lượng nguyên vật liệu đầu vào nhằm không để lãng phí vật liệu đầu vào, làm cho
giá thành sản phẩm hạ, lợi nhuận tăng nên tiền lương cũng tăng.
+ Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ giúp nhân viên yên tâm trong lao động,
sản xuất làm cho năng suất lao động tăng.
Bên cạnh đó, Công ty cần xây dựng đội ngũ Marketing để nghiên cứu các
chiến lược lâu dài về thị trường, khách hàng, duy trì quan hệ với các khách hàng
truyền thống. Cần có nhân viên đi khảo sát ở các nước cả Châu Á lẫn Châu Âu để
mở rộng thêm thị trường, ký kết thêm hợp đồng mới. Xây dựng chiến lược sản
phẩm, thương hiệu cho Công ty.
5.2.2. Về tiền lương:
Quỹ lương phụ thuộc vào doanh thu của công ty. Vì vậy, để thu nhập bình
quân của người lao động tăng. Doanh nghiệp cần có biện pháp tăng doanh thu bán
hàng, để kiềm chế và chống lại việc doanh thu của doanh nghiệp liên tục giảm qua
các năm. Vì vậy, muốn tăng doanh thu thì có hai cách, đó là tăng sản lượng tiêu
thụ hoặc là tăng giá bán, đồng thời, có thể kết hợp tăng sản lượng và giá bán. Tuy
nhiên, trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của
nền kinh tế như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn
không chỉ riêng với Công ty cổ phần thủy sản Cafatex mà là đối với tất cả các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Do đó, để tăng doanh thu
trong tương lai thì Công ty phải có những biện pháp thích hợp để có thể gia tăng
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 64 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
phần sản lượng tiêu thụ bằng cách đẩy mạnh việc đầu tư công nghệ mới hiện đại
hơn nữa với công suất lớn, hạn chế được thời gian hao phí trong sản xuất. Từ đó,
sẽ nâng cao năng lực sản xuất của Công ty, kết hợp với việc mở rộng thị trường,
tìm thêm khách hàng mới.
Để hạn chế mặt tiêu cực trả lương thời gian đối với lao động quản lý, bán
hàng. Công ty nên trả thêm lương trách nhiệm và lương hiệu quả cho khối phòng
ban. Nếu nhân viên nào không làm việc tích cực, không hoàn thành nhiệm vụ của
mình ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của công ty thì sẽ bị ban giám đốc trừ
đi phần lương hiệu quả, lương trách nhiệm. Chính điều này đã khuyến khích cán
bộ công nhân viên làm việc đúng tinh thần trách nhiệm của mình. Hơn nữa, họ
không ngừng phấn đấu làm việc để được đánh giá là làm việc có hiệu quả cao để
cuối năm tùy theo số điểm đánh giá mà họ nhận được khoản tiền thưởng phù hợp.
Để đối phó với tình huống khủng hoảng chưa thấy dấu hiệu phục hồi trong
thời gian dài và với mục đích tạm thời giữ được việc làm cho 100% CB-CNV.
Người lao động và công ty phải cùng nhau cố gắng hợp tác vượt qua khó khăn
trước mắt và phục hồi phát triển sản xuất ngay khi có điều kiện thuận lợi.
Cụ thể :
+ CB - CNV đi muộn từ 10 phút trở xuống không phải trừ lương (vẫn tính
là đủ 8 tiếng), đi muộn trên 10 phút thì trừ thời gian đi muộn không tính lương.
Công nhân viên nhiều lần đi muộn dưới 10 phút không tính cộng dồn thời gian mà
thực hiện theo quy định về kỷ luật của công ty.
+ Đối với lao động quản lý, kỹ thuật đang hưởng lương cố định trong toàn
công ty, nên chia sẻ với công ty bằng việc tạm thời điều chỉnh giảm lương từ 10%
- 30%.
+ Sắp sếp thời gian làm việc nghỉ không hưởng lương, chỉ đảm bảo vừa đủ
nhân lực (không thừa) theo quy mô sản xuất hằng ngày của 2 nhà máy đối với CB
- CNV quản lý của 2 nhà máy, cán bộ nhân viên quản lý kỹ thuật - công nghệ
phục vụ trực tiếp sản xuất (làm việc theo ca) .
+ Sắp xếp luân phiên cho nghỉ từ 1 đến 2 ngày làm việc trong 1 tuần không
hưởng lương đối với CB - CNV phòng nghiệp vụ (làm việc theo giờ hành chính).
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 65 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
Nhìn chung, khi Công ty muốn ngày càng phát triển mạnh thì điều
cần nhất mà Công ty nên làm đó là tạo môi trường làm việc tốt nhất cho công
nhân, cần có sự hợp lý, công bằng trong chế độ tiền lương, khi đó họ sẽ hăng hái
làm việc, tìm tòi, sáng tạo và sẽ đồng tâm với mục tiêu chung của Công ty.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 66 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
CHƯƠNG 6:
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
6.1 KẾT LUẬN
Công ty cổ phần thủy sản Cafatex là một trong những công ty hàng đầu ở
Việt Nam về chế biến xuất khẩu thủy sản. Ngành chế biến thủy sản thì được sự
quan tâm, ưu đãi của cơ quan chức năng của tỉnh. Công ty đã có những đóng góp
ngày càng nhiều vào ngân sách tỉnh vì doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả về lợi
nhuận, công ty cũng đã giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa
phương. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty cũng còn gặp
nhiều khó khăn, thách thức như sự cạnh tranh ngày một gay gắt hơn, những yêu
cầu tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu khắc khe hơn, vấn đề lạm phát, tạo ra khó khăn
không ít cho doanh nghiệp.
Qua việc phân tích tình hình lao động và tiền lương tại công ty. Em nhận
thấy rằng tiền lương mà người lao động nhận được phản ánh đúng năng lực, công
sức mà họ đã bỏ ra, công ty luôn có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục mặt
hạn chế của các hình thức trả lương mà họ áp dụng và luôn tạo mọi điều kiện tốt
cho người lao động. Tuy nhiên, công ty quản lý và sử dụng lao động chưa thực sự
đạt hiệu quả. Khi đã có được cái nhìn tổng quan về tình hình lao động và tiền
lương tại công ty, em đã mạnh dạng đưa ra một số giả pháp và kiến nghị đến ban
quản trị để hoạt động công ty được tốt hơn. Đơn cử cho các giải pháp và kiến nghị
như có các chính sách quản lý lao động và tiền lương phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của công ty sẽ góp phần làm giảm các khoản chi phí chưa hợp lý,
từ đó làm giảm các khoản chi phí chung của toàn doanh nghiệp. Đồng thời, việc
xây dựng và quản lý quỹ lương một cách phù hợp sẽ phát huy khả năng sáng tạo,
năng cao chất lượng quản lý, tăng năng suất lao động và là đòn bẩy kinh tế quan
trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian thực tập tại công ty
cổ phần thủy sản Cafatex, em nhận thức được rằng lý thuyết phải gắn liền với thực
tế, phải biết vận dụng linh hoạt những lý thuyết đã học cho phù hợp với thực tế và
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 67 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
quá trình tìm hiểu thực tế là hết sức quan trọng và không thể thiếu được. Chính vì
vậy, trong suốt quá trình thực tập, việc quan sát, kết hợp các số liệu thực tế cũng
như việc áp dụng lý thuyết, thực hành đã giúp em hoàn thành bài luận văn của
mình và hơn nữa phần nào thấy được bản chất cũng như quá trình hoạt động quản
lý của vấn đề lao động và tiền lương.
Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên em không tránh
khỏi những sai sót trong việc đánh giá, nhận xét về tình hình lao động và tiền
lương tại công ty. Vì thế, em rất mong Ban Lãnh Đạo Công Ty, quý Thầy Cô và
các bạn góp ý để bài luận văn có thể hoàn thành tốt hơn.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với cơ quan chức năng
- Cần tạo cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Các thủ
tục pháp lý phải tinh gọn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu thuận lợi
nhanh chóng. Cần có định hướng cụ thể cho những ngành mũi nhọn có khả năng
mang lại giá trị cao.
- Tạo cơ chế cho doanh nghiệp vay vốn hoặc có sự hỗ trợ về vốn cho doanh
nghiệp để khắc phục tình trạng thiếu vốn ở doanh nghiệp.
- Có chính sách khắc phục tình trạnh khủng hoảng kinh tế, vì giá cả tăng
làm cho chi phí đầu vào tăng mạnh, trong khi đầu ra khó tăng theo ngay được.
Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trường hợp xấu
nhất doanh nghiệp có thể bị lỗ.
- Tạo mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị cấp nhà nước với các nước trong
khu vực và trên thế giới, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Đặt ra các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh như hàm lượng sinh hóa để doanh
nghiệp phấn đấu đạt được. Sau đó, các cơ quan chức năng của nhà nước sẽ có cơ
sở kiểm tra hàng hóa doanh nghiệp trước khi đưa ra thị trường nhằm bảo vệ người
tiêu dùng.
6.2.2 Đối với công ty
Trong quá trình hoạt động sản xuất, người lao động thường xuyên tiếp xúc
với các yếu tố độc hại như nước có hàm lượng muối và hóa chất ăn mòn cao,
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 68 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
nguyên liệu thủy sản tươi sống nhanh ươn thối... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe,
khả năng lao động và tính mạng.
+ Để khắc phục tình trạng trên, các công ty cần tăng cường độ thông
thoáng cho những khu vực làm việc như tăng số lượng quạt thông gió, hút hơi khí
độc, tăng quạt hút, đẩy gió phù hợp hơn và bố trí vị trí quạt cho hợp lý để làm
giảm độ ẩm không khí và giảm nồng độ hơi khí độc hại phát sinh. Đặc biệt là ở
các phân xưởng chế biến đông lạnh.
+ Đồng thời công ty cần trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho
người lao động làm việc trong kho lạnh bảo quản thành phẩm và người lao động
phải thường xuyên mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc.
- Quản lý thời gian lao động tập trung một cách chặt chẽ hợp lý nhất, tạo
ý thức kỷ luật trong lao động nhằm đạt được hiệu quả và năng suất lao động.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CB - CNV để họ có thể làm
chủ được các thiết bị máy móc và những quy trình công nghệ hiện đại, bố trí công
việc lao động hợp lý đúng người, đúng việc, đúng trình độ tay nghề.
- Đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động, làm sao để kinh doanh có
hiệu quả cao nhất, để có thể tăng lương cho người lao động, thu hút và giữ họ ở lại
làm việc với công ty.
Công ty nên đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên căn cứ theo
số tiền lương (hay tiền công) ghi trong hợp đồng lao động đã ký; và không thể
đóng ở mức lương tối thiểu.
Công ty nên tham gia đóng hiểm thất nghiệp cho người lao động làm việc
trên 1 năm.
Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát
huy nguồn nhân lực. Một môi trường làm việc minh bạch, rõ ràng cho hiệu quả
làm việc cao. Nhưng để giữ người, cần phải xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thân
ái, vui vẻ phấn khởi trong Cty, làm sao để mỗi người đều cảm thấy mình có liên
hệ rất mật thiết, có vai trò quan trọng trong một tập thể. Hơn nữa, các hoạt động
ngoại khóa còn giúp nhân viên rèn luyện kỹ năng sống, tinh thần đoàn kết vì mục
tiêu chung , tự tin và yêu công việc hơn.
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 69 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Tấn Bình(2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học
Quốc gia Tp HCM
2. PGS. TS Nguyễn Văn Công (2007). Kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
3. PTS. Nguyễn Năng Phúc (1998). Phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp– Đại học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản Thống kê.
Quy chế trả lương của công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex
Tạp chí thương mại thủy sản.
Thời báo Kinh Tế Sài Gòn
Các Website:
www.mof.gov.vn
www.fístenet.gov.vn
www.danketoan.com
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 70 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 71 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 72 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 73 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
www.kinhtehoc.net
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Lê Long Hậu Trang 74 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053688 Hoang Thi Xuan Yen www.kinet.pdf