LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong 2 năm gần đây, do sự biến động của kinh tế Thế giới vì thế kinh tế Việt Nam cũng chịu một phần ảnh hưởng của sự biến động này. Đứng trước nền kinh tế đang gặp khó khăn, các chủ Doanh nghiệp luôn tìm cách để tiếp tục phát triển và đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp của mình.
Các Doanh nghiệp hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, phải tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm trước kết quả họat động kinh doanh của mình để đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Để đạt được điều này bất kỳ Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải quan tâm đến vấn đề vốn, cách sử dụng và quản lý nguồn vốn của mình như thế nào để quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.
Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có đối tượng lao động. Lượng tiền cung ứng để thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng lao động đó chính là vốn lưu động. Việc sử dụng sao cho hiệu quả và cách quản trị vốn lưu động sao cho có khoa học và thành công nhất luôn là vấn đề mà các chủ Doannh nghiệp quan tâm hàng đầu và Công ty Vạn Mỹ Phú cũng là trong một trong những Doanh nghiệp đang quan tâm đến vấn đề trên.
Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài “Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú” cho khóa luận tốt nghiệp. Qua đó cho chúng ta thấy được những điểm mạnh và những mặt hạn chế của Công ty để đưa ra giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm hạn chế để đưa Công ty phát triển.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Khóa luận tốt nghiệp em được thực hiện trong quá trình thâm nhập thực tế, quan sát và ghi lại số liệu từ Phòng Kế toán, các phòng nghiệp vụ của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú trong 2 năm gần đây từ năm 2008 đến 2009.
Phạm vi nghiên cứu là phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Trong thời gian em thâm nhập thực tế ở Công ty, các bộ phận trong Công ty hoạt động bình thường.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Trong xu thế phát triển chung của toàn ngành hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng đầu tư để phát triển về mọi mặt như: công nghệ, trang thiết bị, cơ sở vật chất . nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường của mình. Chính vì để có thể đầu tư mang lại hiệu quả cao như mong muốn các doanh nghiệp luôn luôn chú trọng đến tình hình vốn của doanh nghiệp đặc biệt là vốn lưu động. Các doanh nghiệp luôn quan tâm đến tình hình vốn của doanh nghiệp như thế nào, được sử dụng có hiệu quả hay không, và làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Do đó mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm:
- Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm gần đây, nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như những giải pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.
- Tìm hiểu được những mặt ưu điểm và nhược điểm trong tình hình sử dụng. Sau đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
- Làm tài liệu cho Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Với những mục tiêu đã đề ra ở trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu và rộng thì cần dựa vào những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê – tập hợp phân tích mô tả số liệu: dùng công cụ thống kê tập hợp số liệu, tài liệu của Công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu, rút ra kết luận và bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
- Phương pháp phân tích chi tiết: chi tiết hóa các chỉ tiêu phân tích để qua đó thấy được kết cấu của chỉ tiêu cũng như mức độ ảnh hưởng đến các nhân tố cấu thành.
- Phương pháp phân tích tài chính: dùng các công cụ của các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả sau đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của Công ty.
5. Kết cấu:
Kết cấu bài khóa luận gồm ba chương:
CHƯƠNG I: Lý luận về vốn lưu động và phương pháp quản trị vốn lưu động. CHƯƠNG II: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú. CHƯƠNG III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú.
46 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3232 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Vạn Mỹ Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra các tỉnh thành trong cả nước, đồng thời thâm nhập sâu vào thị trường Miền Bắc với những mặt hàng thiết bị điện cao cấp mới...
- Tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước để tiến hành tìm các mặt hàng mới từ nhà máy Honeywell Lonon nhập khẩu.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
a) Cơ cấu tổ chức:
Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú là Công ty TNHH nên mô hình Công ty theo kiểu đơn giản, trên cơ sở gọn nhẹ, giảm bớt gánh nặng cho chỉ huy trực tiếp.
Cơ cấu tổ chức gồm có Ban giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ.
Giám đốc
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú
Phó giám đốc
Phòng Giao nhận & thu công nợ
Phòng Kế toán & Hành chính
Phòng Kinh doanh & Dự án
Theo mô hình tổ chức này, thì cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp đã thể hiện sự thông nhất, các phòng ban và các bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc chức năng với nhau và chấp hành một mệnh lệnh từ phía trên trực tiếp của mình tạo điều kiện cho nhà quản trị dễ dàng trong công tác kiểm tra. Bên cạnh đó thì cơ cấu này cũng đòi hỏi nhà quản trị phải có đủ năng lực để lãnh đạo Công ty.
b) Nhiệm vụ - chức năng của các phòng ban:
Phòng kinh doanh và Dự án: (15 người)
- Có nhiệm vụ tham mưu giúp cho Giám đốc trong việc phân tích, đánh giá thông tin về tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ việc khảo sát, nắm bắt nhu cầu thị trường, dự đoán nhu cầu kinh doanh để xây dựng và hoạch định kế hoạch phương án kinh doanh cho Công ty thông qua việc tổ chức khai thác nguồn hàng trong và ngoài tỉnh một cách có kế hoạch. Tổ chức mạng lưới kinh doanh tiếp cận, quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp của Công ty.
- Phòng còn đảm nhận công việc giao dịch của Công ty với các đối tác trong và ngoài nước, soạn thảo các văn bản, các hợp đồng và các thủ tục hải quan cho các hàng hoá nhập khẩu.
Phòng kế toán và hành chánh: (4 người)
- Có chức năng cung cấp cho Giám đốc cũng như Hội đồng quản trị những thông tin về công tác tài chinh kế toán, phản ánh các số liệu về tình hình biến động tài sản của Công ty để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của Công ty. Kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về công tác kế toán, thanh toán theo quy định, chấp hành tốt chế độ quản lý tài chính Doanh nghiệp.
- Có chức năng quản lý và tham mưu cho Ban giám đốc về các lĩnh vực của công tác tổ chức nhân sự, tuyển chọn lao động, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên. Xây dựng nội quy, thực hiện các công tác hành chính văn phòng.
- Có trách nhiệm đôn đốc hướng dẫn thực hiện các chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị cơ sở đúng với điều lệ Doanh nghiệp.
Phòng giao nhận và bộ phận thu hồi công nợ: (5 người)
Có nhiệm vụ tổ chức việc giao nhận hàng hóa đúng thời gian và địa điểm cho việc kinh doanh theo từng ngành hàng đã được sắp xếp, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ quản lý kho và xuất nhập hàng . Ngoài ra đây còn là bộ phận trực tiếp đi thu công nợ khách hàng cho Công ty.
2.1.4 Cơ cấu nhân sự trong Công ty
2.1.4.1 Tổ chức nhân sự trong Công ty:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty Vạn Mỹ Phú
STT
Tên đơn vị
Tổng số lao động (người)
Tỷ lệ (%)
01
Ban lãnh đạo Công ty
03
11.11
02
Phòng kinh doanh và dự án
15
55.56
03
Phòng kế toán và hành chánh
04
14.81
04
Phòng giao nhận
05
18.52
TỔNG CỘNG
27
100.00
(Nguồn Phòng kế toán – hành chính )
Theo bảng số liệu cho thấy phòng kinh doanh và dự án chiếm phần lớn nhân sự của Công ty, đây là bộ phận nồng cốt của Công ty.
2.1.4.2 Kết cấu giới tính, trình độ lao động:
Bảng 2.2: Kết cấu lao động Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Tổng số lao động (người)
10
100.00
15
100.00
27
100.00
Cơ cấu lao động theo giới tính
Nam
07
70.00
09
60.00
20
74.07
Nữ
03
30.00
06
40.00
07
29.23
Cơ cấu lao động theo trình độchuyên môn
Sau đại học
1
10.00
02
13.33
2
7.41
Đại học
7
70.00
10
66.67
22
81.48
Cao đẳng
2
30.00
03
20.00
02
7.41
Trung cấp
0
0.00
0
0.00
01
3.70
(Nguồn phòng Kế toán – hành chánh )
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lao động của Công ty ngày càng tăng, điều này là điều tất yếu vì Công ty ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh thì yêu cầu lao động ngày càng tăng sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhân viên Công ty đa số là nam, chiếm tỷ trọng cao trong Công ty 70%, đây là điều hợp lý vì Công ty họat động thương mại và sản phẩm là mặt hàng điện chiếu sáng nên cần lực lượng nam để bán hàng và tiếp thị. Nam chủ yếu là nhân viên của phòng kinh doanh và giao nhận. Họ là lực lượng nồng cốt của Công ty
Nguồn lao động của Công ty đa số có trình độ chuyên môn ở bậc đại học, họ có kiến thức sâu và nhất định, sẽ nhạy bén trong việc giải quyết những tình huống khó khăn và nhanh chóng.
2.1.5 Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú:
a) Sản phẩm công tắc, ổ cắm Clipsal:
Từ khi thành lập đến cuối năm 2006, văn phòng Clipsal-Vtec được đặt tại 170-172 Lê Đại Hành, Q11, TP.HCM. Với mục đích mở rộng và phát triển kinh doanh, từ tháng 9 năm 2006, văn phòng Công ty được chuyển tới toà nhà E-town, tầng 8, phòng 8-12, 364 Đường Cộng Hoà, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Clipsal cung cấp vào thị trường Việt Nam các sản phẩm chủ yếu sau:
- Các thiết bị nối dây bao gồm công tắc, ổ cắm, nút nhấn chuông, ống luồn, cầu dao tự động, cầu dao chống rò rỉ và tủ điện âm tường,….
- Các thiết bị điện công nghiệp bao gồm các cầu dao, ổ cắm công nghiệp, các thiết bị đóng cắt phòng thấm nước.
- Giải pháp kiểm soát và điều khiển chiếu sáng tự động.
- Các thiết bị cáp mạng và phụ kiện xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối mạng máy tính và truyền dữ liệu.
- Các thiết bị nối dây và điều khiển cao cấp như dòng ULTI, Neo CMetro
b) Sản phẩm công tắc Sino:
Công ty Xuân Lộc Thọ được thành lập ngày 16 tháng 8 năm 1995 với giấy phép thành lập số: 052909, Tên giao dịch Xalotho Co.,Ltd. Xalotho là 1 trong những Công ty sản xuất thiết bị điện hạ thế hàng đầu của Việt Nam, ngoài ra còn là nhà phân phối sản phẩm công tắc, ổ cắm Sino. Công ty có trụ sở đặt tại Hà Nội - Việt Nam với hơn 2000 công nhân và nhân viên.
Với khẩu hiệu là: "An toàn cho trẻ vẻ đẹp cho bạn" Nhằm hướng tới hàng triệu khách hàng sẽ sửa và xây mới ngôi nhà của họ đã khiến nhãn hiệu SINO trở thành 1 trong những nhãn hiệu thiết bị điện phổ biến và nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Công ty còn sở hữu các thương hiệu nổi tiếng khác như: - SP: Với các sản phẩm ống luồn dây điện cứng, đàn hồi, ống cấp, thoát nước.
VANLOCK: Với các sản phẩm Thiết bị điện công nghiệp hạ thế, Thiết bị điện dân dụng và Hệ thống chiếu sáng.
Tất cả các sản phẩm của Công ty đều phù hợp các tiêu chuẩn Châu Âu và tiêu chuẩn Anh như IEC 614-2-4/405, BS 6099, BSN 60598, ...
Rộng khắp cả nước. Ở TP HCM có showroom giới thiệu sản phẩm ở 375 Sư Vạn Hạnh, F.12, Q.10
Cạnh tranh trực tiếp với Honeywell Lonon là các dòng công tắc ổ cắm, MCB, và thiết bị chiếu sáng.
c) Công tắc, ổ cắm UTEN:
Công ty CP Thiết bị điện Uten Việt Đức là nhà phân phối độc quyền sản phẩm thiết bị điện mang thương hiệu Uten của CHLB Đức trên phạm vi cả nước, cung cấp dịch vụ, vật tư, thiết bị thi công xây lắp tư vấn thiết kế, giám sát chuyên ngành thiết bị điện. Qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay Công ty đã trở thành Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị điện tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Uten đã thiết lập các hệ thống đại lý, nhà phân phối trên hầu hết các tỉnh thành và cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam hàng triệu sản phẩm cao cấp sang trọng. Thông qua Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và hợp chuẩn theo qui định tiêu chuẩn đo lường chất lượng của châu Âu IEC, Uten Việt Đức đã cung cấp các thiết bị điện như: ổ cắm, công tắc điện... liên tục được cải tiến về chất lượng, mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Việt Nam. Uten Việt – Đức đã được công nhận và trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Cùng với tốc độ tăng trưởng và phát triển ngày càng nhanh về kinh tế, sự nhộn nhịp về đầu tư trong và ngoài nước thì nhu cầu sử dụng năng lượng điện ở nước ta ngày càng lớn mạnh. Đồng hành cùng sự đi lên mạnh mẽ đó, Uten Việt Đức sẽ mở rộng hơn nữa các lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh, bước từng bước vững chắc trên con đường phát triển, không ngừng chinh phục thị trường để vươn lên tầm cao mới.
Có mặt ở hầu hết các cửa hàng điện tại TP.HCM. Trụ sở chính của Công ty đặt ngoài Hà Nội. Văn phòng giao dịch ở TP.HCM đặt tại 8A, Lê Đình Thám, F.Tân Quý, Q.Tân Phú.
Chủ yếu là các dòng công tắc ổ cắm phím bấm lớn. Có tất cả 10 dòng sản phẩm
d) Thiết bị chiếu sáng Paragon:
Được sản xuất Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại MINH HƯNG LONG được thành lập ngày 31/08/1998 theo quyết định số 1897/CD-TLDN của UBND TP.HCM.
Chuyên sản xuất và cung cấp các loại máng đèn phản quang cao cấp nhãn hiệu PARAGON, dùng cho chiếu sáng văn phòng làm việc, siêu thị, cửa hàng, trường học, bệnh viện.
Chuyên nhập khẩu và cung cấp các loại đèn và thiết bị chiếu sáng dùng cho các công trình công nghiệp và dân dụng. Đặc biệt là các loại đèn trang trí nội thất cao cấp, các loại đèn đặc chủng như đèn chống nổ, đèn chống thấm và các loại đèn báo khẩn cấp.
Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Honeywell Lonon chủ yếu là các loại đèn: Đèn máng, đèn downlight, đèn rọi tiêu điểm và đèn rọi âm trần, đèn cao áp, đèn chuyên dụng, đèn trang trí, đèn sân vườn và các phụ kiện đi kèm.
e) Thiết bị chiếu sáng ACUMEN
Công ty Cổ Phần Tràng An V.E.M tiền thân là cơ sở Tràng An, được thành lập năm 1993. Với ngành nghề chính: Sản xuất - kinh doanh đèn trang trí & thiết bị điện. Năm 1998, bổ sung ngành nghề: thiết kế kiểu dáng công nghiệp (mẫu mã sản phẩm) và chế tạo khuôn mẫu.Năm 2002, chuyển đổi thành Công ty TNHH Tràng An V.E.M. Với ngành nghề chính: Sản xuất - kinh doanh đèn trang trí & và thiết bị điện; thiết kế kiểu dáng công nghiệp (mẫu mã sản phẩm) và chế tạo khuôn mẫu.Năm 2009, chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Tràng An V.E.M. Với ngành nghề chính: Sản xuất - kinh doanh đèn trang trí & và thiết bị điện; thiết kế kiểu dáng công nghiệp (mẫu mã sản phẩm) và chế tạo khuôn mẫu; sản xuất mũ bảo hiểm.
Tràng An - một Công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh đèn trang trí và thiết bị điện. Công ty có đội ngũ nhân viên tận tụy và chuyên nghiệp; hệ thống kênh phân phối rộng khắp; sản phẩm của Công ty luôn được cách tân, đổi mới, mẫu mã đa dạng; chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, được khách hàng đón nhận và hết lòng ủng hộ. Mức độ tăng trưởng bình quân 28% năm trong suốt hơn 15 năm qua là một minh chứng cho một đường lối đúng đắn và sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Công ty chú trọng vào năng lực phụ trợ như: đầu tư chiều sâu vào ngành công nghiệp thiết kế kiểu dáng công nghiệp (thiết kế mẫu mã sản phẩm) và phát triển ngành công nghiệp chế tạo khuôn mẫu nhằm chủ động đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
Cạnh tranh trực tiếp đó là các sản phẩm về đèn ốp trần, có mẩu mã đa dạng, giá thấp hơn Honeywell Lonon. Chính sách gửi hàng mẫu và chiết khấu tốt hơn. Trong một thời gian ngắn đã có thị trường.
2.1.6 Kết quả sản xuất Kinh doanh của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú trong ba năm gần đây:
Hiện nay Công ty cũng đang quan tâm đến việc phát triển các mặt hàng sẵn có như kinh doanh công tắc ổ cắm, các loại đèn chiếu sáng.... Loại hình kinh doanh thương mại chiếm tổng doanh thu của Công ty hiện nay nhưng với chính sách đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh thương mại nên Công ty cũng có định hướng phát triển đầu tư vào loại hình kinh doanh này.
Sau đây là kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú từ năm 2007 đến năm 2009:
Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán từ năm 2007-2009 của Công ty Vạn Mỹ Phú
Chỉ tiêu
Năm 2007
(đồng)
Năm 2008
(đồng)
Năm 2009
(đồng)
So sánh năm 2008/2007
So sánh năm 2009/2008
Tuyệt đôi (đồng)
Tốc độ tăng (%)
Tuyệt đôi (đồng)
Tốc độ tăng (%)
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
702.187.069
2.457.654.742
5.711.080.731
1.755.467.673
250,01
3.253.425.989
132,38
Doanh thu thuần
702.187.069
2.457.654.742
5.711.080.731
1.755.467.673
250,01
3.253.425.989
132,38
Giá vốn
346.202.944
1.211.710.304
3.430.457.088
865.507.360
250
2.216.746.784
182,94
Lợi nhuận gộp
355.984.125
1.245.944.438
2.280.623.643
889.960.313
250
1.034.679.205
83,04
Doanh thu hoạt động tài chính
4.676.683
24.259.081
7.347.102
19.582.398
418,72
-16.911.979
-69.71
Chi phí tài chính
2.150.057
0
0
-2.150.057
-1
0
0
Chí phí bán hàng
90.550.734
171.824.072
632.220.948
81.273.338
89,75
460.396.876
267,95
Chí phí quản lý Doanh nghiệp
341.365.820
859.120.380
1.264.441.895
517.754.560
151,67
405.321.515
47,17
Lợi nhuận thuần
-73.405.803
239.459.067
391.307.902
312.864.870
-426,21
151.848.835
63,41
Thu nhập khác
3.500
0
0
-3.500
-1
0
0
Chi phí khác
0
909.091
0
909.091
0
-909.091
0
Lợi nhuận khác
3.500
-909.091
0
-912.591
-260,74
909.091
0
Thu nhập trước thuế
-73.405.803
238.549.976
391.307.902
311.955.779
-429,72
152.757.926
64,04
Thuế thu nhập
0
59.637.494
97.826.976
59.637.494
0
38.189.482
64,04
Lợi nhuận sau thuế
-73.405.803
178.912.482
293.480.927
252.318.285
-343,73
114.568.445
64,04
(Nguồn : Phòng Kế toán)
Dựa vào bảng cân đối kế toán ta thấy, tình hình kinh doanh của Công ty có phần tăng trưởng trong 3 năm qua.
Năm 2007 do Công ty mới thành thành nên doanh thu bán hàng chưa có đạt cao dẫn đến lỗ 73,405,803VNĐ. Đây là điều bình thường, vì mới thành lập Công ty chưa hoạt động nhiều, chỉ có chi phí cao vì phải thành lập Công ty.
Năm 2008 thì Doanh nghiệp bắt đầu phát triển, doanh thu bán hàng tăng hơn so với năm 2007 lên đến 1.755.467.673 VNĐ, tương đương 250,01%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3.253.425.989 VNĐ, tương đương là 132,28%. Vì sau một năm hoạt động, sản phẩm của Công ty đã có thương hiệu trên thị trường và khách hàng đã biết đến nhiều, nên tình hình kinh doanh đã khả quan hơn năm trước. Dẫn đến Doanh nghiệp đã bắt đầu có lợi nhuận và lợi nhuận tăng lên từng năm liên tiếp, năm 2008 lợi nhuận đạt 178.912.482 VNĐ và đóng thuế thu nhập cho Nhà nước là 59.637.494 VNĐ, năm 2009 đạt lợi nhuận là 293.480.480 VNĐ tăng lên 114.568.445 VNĐ so với năm 2008 tương đương với 64,04%. Nhìn chung dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sự nhiệt tình hăng say làm việc của toàn Ban giám đốc và nhân viên trong Công ty, việc kinh doanh của Doanh nghiệp đang có chiều hướng tốt và hi vọng sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai.
2.1.7 Phương hướng hoạt động trong tương lai của Doanh nghiệp:
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn, thỏa mãn tối đa hóa nhu cầu của khách hàng.
- Luôn cung cấp cho khách hàng mẫu mã mới, đẹp và đạt chất lựơng tiêu chuẩn 3C.
- Xây dựng, mở rộng hệ thống Đại lý ngày càng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng thêm Đại lý cấp Một khắp các Tỉnh trên cả nước.
- Thay thế chiến lược kinh doanh trực tiếp sang gián tiếp, nhân viên kinh doanh chỉ tập trung Marketing cho hệ thống Đại lý, và Phòng Dự án chủ yếu kinh doanh với các chủ đầu tư, hoặc Công ty Xây dựng.
- Tăng trưởng tỷ trọng qua xâm nhập và phát triển thị phần lên 30% đến năm 2015.
2.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú:
2.2.1 Phân tích các tỷ số tài chính chung:
Bảng 2.4: Tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty Vạn Mỹ Phú từ năm 2008-2009
PHẦN TÀI SẢN
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối (đồng)
Tốc độ tăng (%)
A.TSLĐ và ĐTNH
3.828.620.663
97,49
5.732.112.006
96,47
1.903.491.343
49,72
I.Tiền
865.748.000
22,61
1.008.092.130
17,59
142.344.130
16,44
1.Tiền mặt tại quỹ
390.596.000
10,20
112.010.236
1,96
-278.585.764
-71,32
2.Tiền gửi ngân hàng
475.152.000
12,41
896.081.894
15,63
420.929.894
88,59
II.Các khoản phải thu
373.278.572
9,75
1.261.591.277
22,01
888.312.705
237,98
1.Phải thu khách hàng
71.789.645
1,86
371.656.979
6,48
299.867.334
417,70
2.Thuế GTGT được khấu trừ
177.809.895
4,64
252.054.298
4,40
74.244.403
41,75
3.Các khoản phải thu khác
123.678.987
3,25
637.880.000
11,13
514.201.013
415,75
III.Hàng tồn kho
2.409.577.816
62,94
3.265.519.605
56,97
855.941.789
35,52
1.Chi phí SXKD dở dang
0,00
2.Hàng hóa tồn kho
2.409.577.816
62.94
3.265.519.605
56,97
855.941.789
35,52
IV. Tài sản lưu động khác
180.016.275
4,70
196.908.994
3,44
16.892.719
9,38
1.Chi phí chờ kết chuyển
180.016.275
4,70
196.908.994
3,44
16.892.719
9,38
2.Các khoản ký quỹ ngắn hạn
0,00
B.TSCĐ và ĐTDH
98.331.309
2,51
209.500.544
3,53
111.169.235
113.06
I.Tài sản cố định
98.331.309
2,51
209.500.544
3,53
111.169.235
113,06
1.Tài sản cố định hữu hình
0,00
Nguyên giá
126.009.710
3,21
292.632.307
4,93
166.622.597
132,23
Giá trị hao mòn
-27.678.401
-0,7
-83.131.763
-1,40
-55.453.362
-200,35
2.Tài sản cố định thuê tài chính
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
TỔNG TÀI SẢN
3.926.951.972
100,00
5.941.612.550
100,00
2.014.660.578
51,30
PHẦN NGUỒN VỐN
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối (đồng)
Tốc độ tăng (%)
A.NỢ PHẢI TRẢ
1.625.114.344
41,38
2.579.247.213
43,41
954.132.869
58,71
I.Nợ ngắn hạn
1.625.114.344
41,38
2.579.247.213
43,41
954.132.869
58,71
1.Vay ngắn hạn
2.Phải trả cho người bán
143.164.344
3,65
200.033.276
3,37
56.868.932
39,72
3. Thuế và các khoản phải nộp
-28.236.063
-0,47
-28.236.063
4.Phải trả phải nộp khác
1.481.950.000
37,73
2.407.450.000
40,51
925.500.000
62,45
II.Nợ dài hạn
1.Nợ dài hạn khác
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
2.301.837.628
58,62
3.362.365.337
56,59
1.060.797.709
46,08
I.Nguồn vốn quỹ
2.301.837.628
58,62
3.362.365.337
56,59
1.060.797.709
46,08
1.Nguồn vốn kinh doanh
2.196.327.449
55,93
2.963.374.232
49,87
767.046.783
34,92
2.Chênh lệch tỷ giá
3.Lợi nhuận chưa phân phối
105.510.179
2,89
398.991.105
6,72
293.480.927
278,15
TỔNG NGUỒN VỐN
3.926.951.972
100,00
5.941.612.550
100,00
2.014.660.578
51,30
(Nguồn Phòng Kế toán)
2.2.1.1 Tỷ số thanh toán:
Tỷ số thanh toán cho ta biết được khả năng trả nợ của Công ty có trả được các khoản nợ đến hạn thanh toán hay không?
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể tính được khả năng thanh toán của Công ty qua 2 năm như sau:
Khả năng thanh toán hiện thời (Rc): Chỉ tiêu này là thước đo trả nợ của Công ty khi các khoản nợ đến hạn. Nó chỉ phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ.
Công thức áp dụng:
(2.1)
Từ công thức (2.1) ta có
Năm 2008: Rc = 2,36 (lần)
Năm 2009: Rc= 1,06 (lần)
Ta nhận thấy tỷ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2009 giảm so với năm 2008 là 1,3 lần. Điều này cho thấy tình hình tài sản lưu động năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.903.491.343 VNĐ, tương đương với 49,72% . Nhưng điều tăng này không đáng kể so với mức nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp, mức nợ của Doanh nghiệp năm 2009 tăng so với năm 2008 là 945.132.869 VNĐ tương đương với 58,71%.
Tỷ số năm 2009 là 1,06 lần điều này cho thấy lượng giá trị của tài sản lưu động lớn gấp 1,06 lần giá trị nợ ngắn hạn và Doanh nghiệp cần đến 44,99% (2.579.247.213/5.732.112.006) giá trị tài sản lưu động mới đủ thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vì vậy ta thấy đây là xu hướng tạm chấp nhận được. Doanh nghiệp cần phát huy thêm để khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cao hơn trong tương lai.
Khả năng thanh toán nhanh (Rq): chỉ tiêu này cho thấy dựa trên tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền. Nó cho phép đánh giá khái quát khả năng thanh toán thức thời của Công ty.
Công thức áp dụng:
(2.2)
Từ công thức (2.2) ta có
Năm 2008: Rq = 0,87 (lần)
Năm 2009: Rq = 1,73 (lần)
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0,86 lần. Sự tăng này là do Tài sản lưu động năm 2009 tăng, hàng tồn kho năm 2009 tăng so với năm 2008 là 855.941.789 VNĐ tương đương chiếm 35,52%, và mức tăng của nợ ngắn hạn dẫn đến khả nẳng thanh toán nhanh của Công ty tăng. Và Công ty có khả năng thanh toán nhanh khi thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Qua các tỷ số khả năng thanh toán, ta nhận thấy Công ty cũng có thể thanh toán kịp thời các khoản nợ khi đến hạn và cũng ít chịu áp lực về điều này.
2.2.1.2 Tỷ số về đòn cân nợ:
Tỷ số này phản ánh mức độ mà Doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lợi hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của Doanh nghiệp.
Trong phân tích tài chính tỷ số nợ dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp so với số nợ vay và có tầm quan trọng như sau:
Chủ nợ nhìn vào số vốn mà Doanh nghiệp góp vào để tin tưởng có một sự đảm bảo cho các món nợ cho vay. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ góp vào một phần nhỏ trên tổng số vốn, thì sự rủi ro trong kinh doanh chủ yếu cho các chủ nợ gánh chịu.
Khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ doanh nghiệp được lợi ích rõ rệt, đó là nắm quyền điều khiển doanh nghiệp với một số vốn đóng góp rất ít.
Khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều so với số tiền lãi phải trả thì phận lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu tăng rất nhanh.
Công thức áp dụng Tỷ số nợ:
(2.3)
Từ công thức (2.3) ta có tỷ số nợ của 2 năm như sau:
Năm 2008: tỷ số nợ = 0,41 (lần) hay 41%
Năm 2009: tỷ số nợ = 0,43 (lần) hay 43%
Ta thấy tỷ số nợ năm 2009 tăng so với 2008 là 0,02 lần tương đương tăng 2%. Điều này cho thấy Doanh nghiệp đã điều chỉnh được tài chính của mình. Tăng không có đáng kể. Sự tăng này là do tổng nợ năm 2009 tăng so với năm 2008.
Một số chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp:
2.2.1.3.1 Các chỉ số chung:
Vòng quay hàng tồn kho:
Đây là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng vì dự trữ nguyên vật liệu là để sản xuất, sản xuất hàng hóa là để tiêu thụ, nhằm đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quy mô tồn kho của Công ty có thể lớn ở mức độ nào, điều này phụ thuộc vào việc kết hợp của nhiều yếu tố. Tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và thời gian trong năm. Một phương pháp để đo lường tính hợp lý và cân đối của hàng tồn kho là so sánh hàng tồn kho với doanh thu trong năm để tính số quay vòng hàng tồn kho.
Công thức số vòng quay tồn kho:
(2.4)
Từ công thức (2.4) ta có tỷ số vòng quay tồn kho hai năm như sau:
Năm 2008: Số vòng quay tồn kho = 1,02 (vòng)
Năm 2009: Số vong quay tồn kho = 1,75 (vòng)
Ta thấy vòng quay tồn kho năm 2009 tăng 0,73 lần so với năm 2008. Vòng quay tồn kho của Công ty so với trong một năm mà vòng quay tồn kho như thế là rất thấp. Tuy có phần tăng nhưng thăng không đáng kể, cho thấy việc sử dụng hàng tồn kho của Công ty còn rất yếu, đó là do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (vốn hoạt động bị ứ đọng trong kho nhiều), đây là điểm yếu của Công ty cần khắc phục trong năm tới.
Kỳ thu tiền bình quân:
Chỉ tiêu này được dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng. Cho thấy khi tiêu thụ bao lâu thì doanh nghiệp thu được tiền.
Kỳ thu tiền bình quân của Công ty thấp thì vốn của Công ty ít bị ứ đọng trong khâu thanh toán.
Công thức tính:
(2.5)
Từ công thức (2.5) ta có kỳ thu tiền bình quân qua các năm như sau:
Năm 2008: Kỳ thu tiền bình quân = 54,68 (ngày)
Năm 2009: Kỳ thu tiền bình quân = 79,52 (ngày)
Ta nhận thấy kỳ thu tiền bình quân năm 2009 tăng lên 24,84 ngày. Điều này cho thấy Công ty chưa quản lý tốt tình hình thu công nợ của khách hàng. Sự tăng kỳ thu tiền bình quân này do một phần tăng các khoản phải thu của khách tăng do năm 2009 mở rộng thị trường, khiến cho lượng khách hàng tăng lên làm tăng các khoản phải thu. Nhưng nhìn chung kỳ thu tiền này quá cao, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng xoay nhanh đồng vốn trong khâu thanh toán. Điều này cho thấy Công ty chưa quản lý tốt các khoản phải thu làm cho khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty trong thời gian dài. Do đó Công ty cần áp dụng nhiều biện pháp để rút ngắn thời gian vốn bị tồn đọng trong khâu thanh toán này. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp Công ty xoay nhanh đồng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty.
c) Tỷ số lợi nhuận:
Chỉ tiêu về lợi nhuận là chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận phản ánh kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của doanh nghiệp. Các tỷ về doanh lợi sẽ là đáp số cuối cùng về hiệu năng quản trị doanh nghiệp.
Trước khi đầu tư vào một doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ số về doanh lợi và chỉ tiêu này thay đổi như thế nào qua quá trình hoạt động kinh doanh bởi vì mức lợi tức sau thuế thu được ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư.
Doanh lợi tiêu thụ (ROS: Return on sale):
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh lời trên doanh thu, sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
Công thức tính:
(2.6)
Từ công thức (2.6) ta có doanh lợi tiêu thụ của 2 năm như sau:
Năm 2008: ROS = 0,072 hay 7.2%
Năm 2009: ROS = 0,051 hay 5.1%
Theo công thức ta thấy, doanh lợi tiêu thụ có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2008 là cứ 100 đồng doanh thu sau khi trừ đi các chi phí liên quan và nộp thuế cho Nhà nước thì Công ty thu được 7,2 đồng lợi nhuận ròng, nhưng đến năm 2009 thì chỉ thu được 5,1 đồng, giảm đi hết 2,1 đồng. Tuy năm 2009 lợi nhuận có tăng lên so với năm 2008, nhưng sự tăng này không đáng kể và chi phí tăng lên nhiều hơn so với lợi nhuận kéo theo làm cho doanh lợi tiêu thụ của Công ty giảm. Công ty cần có kế hoạch quản lý làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý để làm gia tăng mức sinh lời.
Doanh lợi tài sản (ROA: Return on asset):
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả các tài sản được đầu tư, hay còn gọi là khả năng sinh lời của đầu tư.
Công thức tính:
(2.7)
Từ công thức (2.7) ta có doanh lợi tài sản của Công ty như sau:
Năm 2008: ROA = 0,046 hay 4,6%
Năm 2009: ROA = 0,049 hay 4,9%
Theo công thức tính ta thấy doanh lợi tài sản có xu hướng tăng trong hai hai năm qua. Năm 2008 cứ 100 đồng tài sản bỏ vào đầu tư kinh doanh thì thu được 4,6 đồng lợi nhuận ròng, sang năm 2009 thì thu được 4,9 đồng lợi nhuận ròng, cho thấy năm 2009 tăng lên 0,3 đồng so với năm 2008. Việc tăng này là tốt, cho thấy Công ty đã sử dụng có hiệu quả tài sản của Công ty, đây là mặt tích cực. Nhưng sự tăng này chưa đáng kể, Công ty cần phát huy hơn nữa để đem lại lợi nhuận cao hơn trong tương lai.
2.2.1.3.2 Tỷ số về Vốn:
a) Hiệu xuất sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở Công ty. Tỷ số này càng cao càng tốt, vì khi đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao cho thấy công suất sử dụng tài sản cố định cao.
Công thức tính:
(2.8)
Từ công thức (2.8) ta có hiệu suất sử dụng tài sản cố định qua 2 năm như sau:
Năm 2008: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = 24,99 (lần)
Năm 2009 : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = 27,26 (lần)
Ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng ngày càng tăng. Năm 2008 hiệu suất tài sản cố định là 24,99 lần, sang năm 2009 là 27,26 lần tăng lên 2,27 lần. Điều này cho thấy Công ty sử dụng có hiệu quả tài sản cố định của mình. Đây là một biện pháp sử dụng có hiệu quả, Công ty cần phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo.
b) Vòng quay tài sản:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của Doanh nghiệp, nghĩa là trong một năm tài sản của Doanh nghiệp quay được bao nhiêu lần.
Công thức tính :
(2.9)
Từ công thức (2.9) ta có Vòng quay tài sản của năm 2008 - 2009 như sau:
Năm 2008: Vòng quay tài sản = 0,65 (lần)
Năm 2009: Vòng quay tài sản = 0,96 (lần)
Ta nhận thấy vòng quay tài sản năm 2009 cao hơn năm 2008, điều này cho thấy năm 2008 nếu 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0,65 đồng doanh thu, năm 2009 là 0,96 đồng doanh thu, tăng lên 0,31 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty ngày một tốt hơn.
c) Doanh lợi vốn tự có (ROE: Return on equity):
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bời vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được lợi nhuận so với vốn do họ bỏ ra để đàu tư.
Công thức tính:
(2.10)
Từ công thức (2.10) ta có doanh lợi vốn tự có như sau:
Năm 2008: ROE = 0,078 hay 7,8%
Năm 2009: ROE = 0,087 hay 8,7%
Theo công thức tính toán ta thấy doanh lợi vốn tự có tăng lên qua hai năm, năm 2008 ROE là 7,8% nhưng đến năm 2009 là 8,7% tăng 0,9% so với năm 2008. Điều này cho thấy Công ty sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.
Tỷ số này phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của Doanh nghiệp.
Phân tích tình hình sử dụng vốn của Doanh nghiệp:
Bảng 2.5: Tình hình tài sản của Cty TNHH Vạn Mỹ Phú năm 2008-2009
PHẦN TÀI SẢN
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối (đồng)
Tốc độ tăng (%)
A.TSLĐ và ĐTNH
3.828.620.663
97,49
5.732.112.006
96,47
1.903.491.343
49,72
I.Tiền
865.748.000
22,61
1.008.092.130
17,59
142.344.130
16,44
1.Tiền mặt tại quỹ
390.596.000
10,20
112.010.236
1,96
-278.585.764
-71,32
2.Tiền gửi ngân hàng
475.152.000
12,41
896.081.894
15,63
420.929.894
88,59
II.Các khoản phải thu
373.278.572
9,75
1.261.591.277
22,01
888.312.705
237,98
1.Phải thu khách hàng
71.789.645
1,86
371.656.979
6,48
299.867.334
417,70
2.Thuế GTGT được khấu trừ
177.809.895
4,64
252.054.298
4,40
74.244.403
41,75
3.Các khoản phải thu khác
123.678.987
3,25
637.880.000
11,13
514.201.013
415,75
III.Hàng tồn kho
2.409.577.816
62,94
3.265.519.605
56,97
855.941.789
35,52
1.Chi phí SXKD dở dang
0,00
2.Hàng hóa tồn kho
2.409.577.816
62.94
3.265.519.605
56,97
855.941.789
35,52
IV. Tài sản lưu động khác
180.016.275
4,70
196.908.994
3,44
16.892.719
9,38
1.Chi phí chờ kết chuyển
180.016.275
4,70
196.908.994
3,44
16.892.719
9,38
2.Các khoản ký quỹ ngắn hạn
0,00
B.TSCĐ và ĐTDH
98.331.309
2,51
209.500.544
3,53
111.169.235
113.06
I.Tài sản cố định
98.331.309
2,51
209.500.544
3,53
111.169.235
113,06
1.Tài sản cố định hữu hình
0.00
Nguyên giá
126.009.710
3,21
292.632.307
4,93
166.622.597
132,23
Giá trị hao mòn
-27.678.401
-0,7
-83.131.763
-1,40
-55.453.362
-200,35
2.Tài sản cố định thuê tài chính
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
TỔNG TÀI SẢN
3.926.951.972
100,00
5.941.612.550
100,00
2.014.660.578
51,30
(Nguồn Phòng Kế Toán – Hành chính)
Thông qua bảng số liệu ta thấy tình hình tài sản của Công ty tăng lên 2.014.660.578 VNĐ tương đương tăng 51,30%. Để thấy được nguyên nhân khách quan của sự tăng này ta tiến hành tìm hiểu từng bộ phận vốn cấu thành tổng số vốn nhằm đánh giá đúng quá trình sử dụng và phân bổ vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đưa ra biện pháp quản trị đúng đắn nguồn vốn.
2.2.2.1 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định:
Cuối năm 2009 tài sản cố định của Công ty là 209.500.544 VNĐ chiếm 3,53% tỷ trọng trên tổng tài sản của Công ty. Cho thấy tài sản cuối năm 2009 của Công ty tăng lên 111.169.235 VNĐ so với năm 2008 làm cho tỷ trọng tăng lên 1,02%.
Tài sản cố định bao gồm:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình năm 2009 tăng so với năm 2008 là 166.622.597 VNĐ tương đương tăng 132,23%, tỷ trọng tăng 1,72%.
- Giá trị hao mòn tăng 55.453.362 VNĐ, làm tỷ trọng tăng 0,7%.
Như vậy trong năm 2009 Công ty đã đầu tư thêm một số thiết bị máy móc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh.
2.2.2.2 Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động:
Qua bảng số liệu ta thấy tài sản lưu động tăng năm 2009 so với năm 2008 là 1.903.419.343 VNĐ tương đương tăng 49,72%.
Tại thời điểm năm 2008 tài sản lưu động đạt tỷ trọng là 97,49%, năm 2009 đạt 96,47%. Như vậy so với tỷ trọng thì năm 2009 giảm hơn so với năm 2008 là 1,02%, nhưng về mặt tình hình chung thì tài sản lưu động năm 2009 tăng lên so với năm 2008. Để biết nguyên nhân tăng về tài sản lưu động này, ta tiến hành tìm hiểu về các thành phần cấu thành của tài sản lưu động của Công ty
Tình hình sử dụng tiền mặt :
Dựa vào bảng số liệu ta thấy tình hình vốn bằng tiền tăng là điều tích cực, vì như thế có thể đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty có phần phát triển và bắt đầu đi vào ổn định. Lượng tiền trong năm 2008 chiếm 22,61% tỷ trọng và năm 2009 chiếm 17,59% tỷ trọng trong tổng tài sản, như vậy trong tỷ trọng tổng tài sản thì lượng vốn bằng tiền năm 2009 giảm 5,02% tỷ trọng tổng tài sản. Điều này thấy nguồn tiền được sử dụng để cho việc mua sắm hoặc đầu tư khác. Vốn bằng tiền của Công ty năm 2009 tăng lên 142.344.130 VNĐ so với năm 2008, tương đương chiếm 16,44%
Sự tăng về vốn bằng tiền này chủ yếu là lượng tiền tăng trong ngân hàng tăng lên, đây là mặt tích cực vì Công ty đã có biện pháp ít lưu trữ tiền mặt thay vào đó là lưu trữ vào ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro và có thể tăng thêm lợi nhuận từ việc hoạt động tài chính.
Lượng tiền mặt năm 2009 đã giảm hơn so với năm 2008 là 278.585.764 VNĐ tương đương giảm xuống 28.86%, điều này là mặt tích cực, vì tiền mặt giảm đi và tiền gửi ngân hàng tăng lên sẽ cho thấy Doanh nghiệp đang chuyển hướng lưu trữ nguồn tiền chủ yếu là ở ngân hàng, sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc và còn thu được lợi nhuận bằng tiền gửi ngân hàng.
2.2.2.2.2 Tình hình sử dụng hàng tồn kho:
Công ty Vạn Mỹ Phú là hình thức kinh doanh thương mại, hàng hóa chủ yếu là nhập khẩu chứ không sản xuất. Vì thế hàng hóa tồn kho ở đây chủ yếu là thành phẩm.
Qua bảng số liệu ta nhận thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao so với tổng tài sản, năm 2008 chiếm 62,94%, năm 2009 chiếm 56,97%. Chiếm hơn 50% tổng tỷ trọng tài sản. Năm 2009 hàng tồn kho tăng lên so với năm 2008 là 855.941.798 VNĐ tương đương chiếm 35,48%, hàng hóa tồn kho của Công ty chủ yếu là nhập về khi Công ty đã ký kết những hợp đồng có dự án và công trình lớn. Vì thế hàng tồn kho ở năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là mặt tích cực. Điều này chứng tỏ Công ty đã kinh doanh hiệu quả và sản phẩm đã chiếm được lòng tin của khách hàng.
Mặt khác vòng quay hàng tồn kho còn quá thấp, ngoài những mặt hàng Công ty bán chạy cần nhập về trong kho, thì có một số mặt hàng còn tồn kho quá cao. Công ty cần có những chính sách để có thể giải phóng những mặt hàng bán còn chậm.
2.2.2.2.3 Tình hình sử dụng các khoản phải thu
Là giá trị tài sản của Doanh nghiệp đang bị các đơn vị khác chiếm dụng. Các khoản phải thu giảm là đánh giá là tích cực. Tuy nhiên cần biết rằng các khoản phải thu tăng lên không phải là điều không tích cực, mà trường hợp Doanh nghiệp mở rộng mối quan hệ kinh doanh và mở rộng thị trường thì lượng khách hàng tăng lên nên dẫn đến các khoản phải thu tăng lên là điều hợp lý. Vì thế ta phải tìm hiểu nguồn vốn bị chiếm dụng này có hợp lý hay không.
Từ bảng số liệu ta thấy các khoản phải thu năm 2008 chiếm tỷ trọng là 9,75% và năm 2009 là 22,01%, cho thấy năm 2009 tăng lên 12,26% so với năm 2008. Điều này cho thấy, năm 2009 Công ty bắt đầu hoạt động có lợi nhuận, vì năm 2008 Công ty mới thành lập, sản phẩm chưa được nhiều người biết đến và lượng khách hàng cũng còn hạn hẹp nên chưa có doanh thu cao. Nhưng đến năm 2009 Doanh nghiệp bắt đầu ổn định, sản phẩm và thương hiệu bắt đầu hình thành trên thị thường vì thế lượng cung bắt đầu tăng lên và khách hàng cũng bắt đầu được mở rộng.
Ta thấy khoản phải thu của khách hàng năm 2009 tăng lên 888.312.705 VNĐ tương đương tăng 237,98% đây là điều đáng mừng, vì chứng tỏ Doanh nghiệp đã bắt đầu kinh doanh có hiệu quả. Vì lượng khách hàng của Công ty chủ yếu là những đại lý bán lẻ và những công trình xây dựng, nên lượng tiền thu về của Công ty không nhanh chóng mà đa số là chờ cho công trình hoàn tất. Vì thế các khoản phải thu tăng lên là điều tất yếu.
2.2.2.3 Tài sản lưu động khác:
Tài sản lưu động khác của năm 2009 tăng so với năm 2008 là 16.892.719 VNĐ tương đương tăng 9,38%.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH VẠN MỸ PHÚ
3.1 Nhận xét và đánh giá chung:
Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú là Công ty chỉ mới thành lập và kinh doanh trong vòng ba năm. Tuy là mới thời gian đầu nhưng tình hình chung Công ty kinh doanh có phần phát triển. Vì sản phẩm của Công ty tuy còn mới mẻ trên thị trường, tuy nhiên do phong cách thiết kế độc đáo và sang trọng, chất lượng sản phẩm tốt, bền đẹp giá cả phải chăng đã làm thỏa mãn nhu cầu của người Việt Nam “Rẻ - Bền - Đẹp” vì những điều này nên việc kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển.
Tuy nhiên do Công ty mới thành lập nên tình hình sử dụng vốn lưu động và cách quản trị vốn chưa đạt hiệu quả cao lắm. Năm 2009 tuy vốn lưu động của Công ty có phần tăng, nhưng nhìn chung thì tăng cũng chưa đáng kể lắm.
Tình hình vốn bằng tiền chưa có cao, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến việc thanh toán của Công ty chưa tốt sẽ gây ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn và huy động vốn để mở rộng kinh doanh.
Các khoản phải thu của Công ty còn cao, cho thấy việc quản lý khoản phải thu chưa đạt hiệu quả cao lắm, nguồn vốn của Công ty còn bị các đơn vị khác chiếm dụng cao, làm cho việc thu hồi vốn bị trễ hạn. Gây trở ngại cho việc thu hồi vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hàng tồn kho của Công ty tương đối ổn định, năm 2009 tăng lên so với năm 2008 nguyên nhân chính là do năm 2009 Công ty đã kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2008. Công ty có được những hợp đồng có giá trị lớn, vì thế lượng hàng nhập kho tăng lên.
Từ những đánh giá chung về nguồn vốn của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú từ năm 2008 – 2009 ta có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn của Công ty như sau:
3.1.1 Thuận lợi:
Qua 3 năm hoạt động Doanh nghiệp đã tạo được nhiều uy tín với khách hàng, sản phẩm của Công ty ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng, đây là bước đầu tốt đẹp cho Doanh nghiệp trên con đường hoạt động kinh doanh và đây cũng là thành quả mà doanh nghiệp đạt được.
Doanh nghiệp đã có một nguồn lao động, nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết và làm việc cần cù, hăng say. Họ luôn cố gắng làm việc và học hỏi để đưa Doanh nghiệp ngày một phát triển.
3.1.2 Khó khăn:
Vì Doanh nghiệp mới thành lập, còn non trẻ do đó gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, nhất là công tác quản lý tài chánh. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của Ban giám đốc -biểu hiện qua tình tình tài chính của Công ty.
Lượng tiền của Công ty còn quá thấp, như vậy sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán và thu mua hàng của Công ty. Ngoài ra lượng tiền mặt của Công ty tại quỹ còn thấp như vậy sẽ không thể gải quyết những khoản chi cấp thiết.
Tuy việc đôn đốc và thu hồi công nợ được quan tâm, nhưng lượng tiền của phải thu của khách hàng cũng còn cao, làm ảnh hưởng đến việc thu hồi công nợ và việc quay vòng vốn làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Bộ máy tổ chức quản lý và làm việc của Doanh nghiệp chưa hoàn thiện. Tuy Công ty có cơ cấu tổ chức nhân sự gọn nhẹ, nhưng giữa các phòng ban vẫn chưa rõ ràng và có nhiệm vụ cụ thể. Cần tách bộ phận hành chánh văn phòng riêng để dễ dàng trong việc sắp xếp, tổ chức nhân sự của Công ty hiệu quả hơn.
3.2 Nguyên nhân tồn tại những nhược điểm:
Vì Doanh nghiệp mới thành lập chưa được lâu, nên công tác quản lý còn chưa được tốt.
Bộ phận quản lý công nợ chưa thật sự làm tốt công tác của mình, bằng chứng là kỳ thu tiền bình quân còn cao. Dẫn đến lượng tiền mà khách hàng chiếm dụng vốn còn cao. Vì Công ty mới thành lập, khách hàng chưa có nhiều nên vẫn còn chưa có những chính sách mạnh tay đối với những khách hàng nợ quá lâu.
Tình hình nhận sự Công ty cũng chưa thật sự ổn định, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, đặc biệt là bộ phận kinh doanh thay đổi lien tục làm cho Công ty tốn nhiều chi phí tuyển dụng, đào tạo, việc bán hàng còn chậm trễ chưa mang lại lợi nhuận cao.
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động chiếm vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, nó giúp cho quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp hoạt động một cách thường xuyên và liên tục. Do đó việc nâng cao và hoàn thiện vốn lưu động là cần thiết. Việc hoàn thiện vốn lưu đông bao gồm các biện pháp như sau:
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tiền mặt:
Ta thấy lượng tiền mặt của Công ty năm 2009 đã giảm hơn so với năm 2008, thay vào đó là lượng tiền gửi trong ngân hàng tăng lên. Nếu ta xét lượng tiền mặt giảm và tiền ngân hàng tăng lên là mặt tích cực của Công ty, nhưng nếu xét về tính cần thiết khi cần vốn để thanh toán kịp thời cho khách hàng thì sẽ gặp khó khăn. Vì thế cần rút bớt lượng tiền gửi ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn của Công ty, tránh tình trạng thiếu ngồn vốn kinh doanh trong khi lại thừa tiền trong ngân hàng.
Tỷ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2009 tăng cao, cho thấy năm 2009 Công ty ít gặp khó khăn trong việc thanh toán khi các khoản nợ đến hạn. Công ty cần phát huy thêm để tỷ số thanh toán tăng lên đến mức có thể trong tương lai.
Việc dự trữ tiền mặt trong vốn lưu động là cần thiết, song Công ty nên dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau sao cho tiền mặt có thể sinh ra lời như đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao như chứng khoán ngắn hạn, trái phiếu địa phương.
Ngoài ra Công ty nên thực hiện kiểm soát chặt chẽ tiền mặt, để đáp ứng nhu cầu kiểm soát tiền mặt thì Công ty nên lập ngân sách tiền mặt, vì ngân sách tiền mặt cho thấy được nhu cầu tổng quát cần được tài trợ mà còn chỉ rõ thời gian tài trợ và ngân sách tiền mặt còn được xem là công cụ hữu hiệu và quan và quan trọng của nhà quản trị tài chính.
Bên cạnh việc xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý Công ty cũng cần nghiên cứu tăng khả năng vay mượn vốn ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động khi cần, điều này sẽ tận dụng được uy tín vốn có của Công ty.
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, cần phải thường xuyên hạch toán đúng giá trị của hàng hóa theo mức biến đổi giá cả trên thị trường, nhằm tính đủ vào giá vốn hàng bán và chi phí lưu thông. Thường xuyên kiểm kê định kỳ, đánh giá lại toàn bộ hàng hóa để xác định số vốn lưu động hiện có của Công ty theo giá trị hiện tại.
Ngoài ra cần phải có chính sách khuyến mãi hay giảm giá cho những mặt hàng khó tiêu thụ hay tồn kho quá lâu, nhằm kích thu nhu cầu mua của khách hàng và giải phóng lượng hàng tồn kho lâu ngày của Công ty. Để thu hồi lại vốn lưu động của Công ty.
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2009 tăng lên cho thấy Công ty quản lý tốt công tác quản lý hàng tồn kho.Nhưng sự tăng này cũng chưa đáng kể, vì số vòng quay hàng tồn kho còn thấp, dẫn đến vốn lưu động của Công ty bị ứ đọng. Công ty cần nên khắc phục điểm này để có thể phát huy tăng vòng quay hàng tồn kho trong tương lai hơn nữa.
Đẩy mạnh công tác Marketing để việc kinh doanh càng tốt hơn. Ngoài ra Công ty còn có chính sách khen thưởng cho nhân viên kinh doanh khi bán được những mặt hàng tồn kho quá lâu, khó có khả năng bán để khích lệ tinh thần của nhân viên làm họ có động lực để đẩy mạnh những mặt tồn kho lâu. Như vậy việc thu hồi vốn và lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn.
3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng khoản phải thu:
Chỉ số kỳ thu tiền bình quân có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy việc quản lý khoản phải thu khách hàng của Công ty chưa cao. Vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc thu hồi và sử dụng vốn. Vì thế Công ty cần có những giải pháp tốt hơn để thu hồi lại vốn cho Công ty.
Phương thức thanh toán là yếu tố không thể thiếu trong việc gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ. Vì vậy Công ty cần đưa ra những biện pháp để khuyến khích khách hàng thanh toán nợ nhanh chóng.
Ta thấy Công ty có mức chiết khấu thêm khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, đây là một cách làm rất hợp lý, nó sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán tiền mặt ngay. Nhưng đối với những khách hàng là đại lý buôn bán nhỏ, vốn quay vòng không lớn, họ sẽ cố tình chiếm dụng nguồn vốn của Công ty trong thời gian lâu. Chính vì điều này Công ty cần có chính sách đối với những trường hợp này. Ví dụ như nếu như những đại lý thường thanh toán chậm, ta nên cho thời gian thanh toán tối đa là một tháng nếu như là đơn hàng có giá trị lớn trên 20 triệu đồng, những trường hợp dưới 20 triệu thì thời hạn thanh toán tối thiểu là 1 tuần và tối đa là 3 tuần.
Đối với khách hàng là công trình, nếu như Công ty đã giao hàng gần 70% giá trị hợp đồng, thì ta nên lên lịch thu hồi công nợ tiếp theo như 30% - 40% giá trị số hàng đã giao. Nếu Công ty chờ cônng trình hoàn tất để thu tiếp 70% còn lại, như thế thì sẽ rất lâu, vì có những công trình kéo dài thời gian thi công, mà Công ty chờ để hoàn thành thu nữa thì sẽ khó quay vòng vốn.
Ngoài ra Công ty còn nên có các chính sách chiết khấu cho khách hàng thanh toán nợ trước thời hạn, hoặc giảm giá cho khách hàng nếu mua với số lượng lớn, và dành trích hoa hồng nếu họ giới thiệu khách hàng mới cho Công ty. Công ty phải luôn tạo cho khách hàng cảm thấy có lợi và thoải mái khi giao dịch với Công ty, nhất là việc duy trì với khách hàng cũ có uy tín với Công ty, từ đó sẽ làm tốt công tác thu hồi công nợ, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó công cần đưa ra những phương thức thanh toán sao cho hợp lý và có lợi sao cho khách hàng và Doanh nghiệp cảm thấy có lợi.
Mặt khác đối với những khách hàng có công nợ quá lâu, không phải họ không có khả năng thanh toán, mà cố tình chiếm đọng vốn của Công ty thì Công ty càng có chính sách mạnh tay hơn, đôn đốc cho nhân viên lên lịch thu hồi công nợ liên tục để họ có thể thanh toán cho Công ty. Khi ký hợp đồng mua bán, Công ty nên bổ sung điều kiện khi thanh toán chậm sẽ tính theo lãi suất ngân hàng nếu thanh toán chậm trong thời gian mà Công ty không thể cho phép.
3.3 Các kiến nghị
Với Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú nói riêng và các Công ty thương mại khác nói chung, thì ngoài việc cung cấp các mặt hàng về điện chủ yếu là hàng nhập khẩu. Nhà nước cần có chính sách thuận lợi hơn để các Công ty không gặp khó khăn trong việc nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các thủ tục hải quan còn gây quá nhiều phiền hà nhũng nhiễu. Do đó Nhà nước cần phải quản lý, ban hành các quy chế quy định để ngành hải quan hoạt động có hiểu quả hơn.
Và trong gia đoạn phát triển kinh tế hiện nay, không chỉ có các Doanh nghiệp trong nước mà các Công ty nước ngoài đang đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Do đó sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt hơn khônng những giữa những Công ty trong nước với nhau mà còn giữa Công ty trong nước và Công ty nước ngoài, mà nhất là điều kiện nguồn vốn của Doanh nghiệp trong nước còn thiếu thốn. Vì thế Nhà nước cần có biện pháp bảo vệ, tạo điều kiện cho các Công ty trong nước đứng vững và phát triển để có đủ sức cạnh tranh lành mạnh với các Doanh nghiệp nước ngoài. Cơ quan Nhà nước, thông qua các chính sách, đường lối phát triển hợp lý, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các Doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các định chế tài chính trung gian trong nước và quốc tế để tăng thêm nguồn vốn vững mạnh nhằm dễ dàng thuận lợi hơn trong việc đầu tư, phát triển quy mô kinh doanh, từ đó tạo cơ hội cho sự tích lũy lợi nhuận ngày càng nhiều không những làm giàu cho Doanh nghiệp mà còn làm giàu cho đất nước.
KẾT LUẬN
Để tiếp tục tồn tại và vươn lên trong thi trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt như ngày nay, đòi hỏi Doanh nghiệp phải nắm được diễn biến và tình hình tài chính đặc biệt là nguồn vốn của Công ty mình để có chính sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Vì mới thành lập nên Công ty chưa xác định được mình trên thương trường, đây cũng là yếu thế của Doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác. Điều này làm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của Công ty.
Để khắc phục những điểm yếu trên, Doanh nghiệp đã đưa ra những biện pháp hữu hiệu bước đầu hạn chế được những sai lầm và có chiến lược cụ thể xâm nhập thị trường, tạo uy tín cho mình nhằm đạt được mục đích đề ra là sử dụng nguồn vốn thấp nhất để tạo ra lợi nhuận cho Công ty.
Qua tìm hiểu ta thấy, Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú mới thành lập, năm đầu tiên có phần lỗ, nhưng sau một thời gian cố gắng làm việc nỗ lực và cố gắng của toàn bộ tập thể nhân viên Công ty, Công ty cũng đã bắt đầu đóng góp vào ngân sách Nhà nước nhưng chưa cao.
Tuy Công ty đang gặp những khó khăn về bước đầu kinh doanh vì thị trường chưa có nhiều và mặt hàng còn mới mẻ và cũng gặp khó khăn về vốn. Vốn tự có của Công ty không có đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán cho khách hàng khi Công ty cần nhập hàng và nguồn vốn Công ty bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều. Do đó, Công ty cần có chính sách thích hợp để thu hồi khoản phải thu từ khách hàng và giải phóng lượng hàng tồn kho trong kho để thu hồi lại vốn.
Mặt khách Công ty cần phải quy hoạch và đào tạo cán bộ quản lý có trình độ lý luận và thực tiễn để đảm bảo nhu cầu trước mắt và lâu dài cho Công ty nhằm mang lại hiểu quả cao trong việc sử dụng lao động và nhân tài. Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự để tăng hiệu quả trong công tác bán hàng và quản lý hàng hóa, giao hàng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
Do thời gian đi vào thực tế có giới hạn cũng như chỉ tìm hiểu phần nguồn vốn lưu động của Công ty nên chưa đánh giá hết được tình hình hoạt động của Công ty. Và cũng chắc chắn sẽ có nhiều nhược điểm và thiếu sót nhất định. Tuy nhiên với những hiểu biết ban đầu qua thời gian thực tập em tin chắc rằng và hi vọng Công ty sẽ hoạt động và phát triển tốt hơn trong những năm tới.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý thầy cô ở trường và các anh chị trong Công ty Vạn Mỹ Phú đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&
1. Quản trị tiền mặt theo mô hình MILLER ORR
2. Tài liệu phân tích tài chính – Th.S Nguyễn Minh Kiều.
3. Quản trị tài chính
Nhà xuất bản Thống kê – 1998
Th.S Vũ Quang Kiết (Chủ biên)
TS. Nguyễn Văn Tấn.
Trường Học Viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông.
4. Tài liệu phòng Kế Toán – Hành chánh.
Webste Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú: www:vanmyphu.vn