Phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng của công ty bánh kẹo Tràng An

Quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm đảm bảo yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp là vấn đề cần thiết và khó khăn trong tình trạng hiện nay khi Nhà nước đã thực hiện giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý, mở rộng quyền tự chủ đồng thời cũng tăng thêm trách nhiệm của doanh nghiệp trước sự diễn biến phức tạp và tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn nữa đến hiệu quả của mỗi đồng vốn đưa vào sử dụng. Từ tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bánh kẹo Tràng An ta thấy Công ty đang có cố gắng rất nhiều trong việc sử dụng vốn cố định, nhưng để tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải có nhiều cố gắng trong các khâu tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả trang thiết bị máy móc.Có như vậy thì vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới đem lại hiệu quả thực sự trong kỳ kinh doanh tới.

doc42 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng của công ty bánh kẹo Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau: Một là : Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm điều do đặc điểm của tài sản cố định được sư dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định. Hai là: Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức khấu hao) tương ứng phần giá trị hao mòn. Ba là: Sau nhiề chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển, sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Những đặc điểm luân chuyển trên của vốn cố định đòi hỏi việc quản lý vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các tài sản cố định của doanh nghiệp. Tóm lại: Vốn có định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. III-/ Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính và phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính: Để phân tích khái quát tình hình tài chính toàn doanh nghiệp cần thực hiện ba nội dung sau: ăDựa trên chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI ) để đánh giá chung ba yếu tố:qui mô, tính năng động và quá trình sinh lợi của doanh nghiệp: ROA = ROA là tích của hệ số quay vòng vốn với tỷ lệ lãi thuần trên doanh thu vốn đầu tư được xác định là tổng cộng tài sản. Mặt khác ROA còn có hai ý nghĩa : *Một là : nó cho phép liên kết hai con số cuối cùng của hai báo cáo tài chính cơ bản: lãi thuần của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tổng cộng tài sản của bảng cân đối kế toán. *Hai là: nó kết hợp ba yếu tố cơ bản cần phải xem xét ngay từ đầu trước khi đi vào chi tiết. Đó là qui mô của doanh nghiệp được phản ánh qua tài sản, qui mô hoạt động và tính năng được phản ánh qua doanh thu và quá trìnhlời được phản ánh bằng giá trị của chỉ tiêu ROA qui mô của doanh nghiệp là căn cứ để diễn giải mọi sự việc và tính năng động thể hiện mức độ phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp, còn quá trình sinh lợi phản ánh tình hình tài chính và phưong hướng hành động của doanh nghiệp. ăDựa trên các báo cáo tài chính dạng so sánh để đánh giá xu hướng và triển vọng của doanh nghiệp: các báo cáo tài chính trình bày số liệu tài chính của hai hay nhiều kỳ được gọi là các báo cáo tài chính dạng so sánh. Báo cáo tài chính dạng so sánh cung cấp những thông tin quan trọng về xu thế và mối quan hệ của hai hay nhiều năm, do vậy báo cáo tài chính dạng so sánh đựoc đánh giá là có ý nghĩa cao hơn so với báo cáo tài chính dạng so sánh cần đảm bảo các yêu cầu sau đối với các báo cáo tài chính đơn lẻ: + Sự sắp xếp các mục của các báo cáo đơn lẻ phải giống nhau. + Nội dung và phươn pháp tính các khoản trên các báo cáo đơn lẻ là như nhau. Với báo cáo dạng so sánh doanh nghiệp có thể nghiên cứu mọi khoản mục có những biến động lớn để phân tích xác định nguyên nhân của từng biến động, từ đó đi đến kết luận những biến động đó là thảo đáng hay không thoả đáng. Từ báo cáo so sánh ta phân tích theo chiều ngang để làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian với phưong pháp này thì sự thay đổi về lượng, về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian cũng được làm rõ. ăDựa trên các báo cáo tài chính dạng so sánh qui mô chung để đánh giá kết cấu và biến động về kết cấu tài sản, giúp cho doanh nghiệp đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh và quá trình sinh lợi của doanh nghiệp. Mặc dù bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập cung cấp những thông tin rất hữu ích cho việc đánh gía sức mạnh tài chính, khả năng, rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, vì thế để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất tài trợ = Chỉ tiêu này phản ánh khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này tính ra càng lớn chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng cao. Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn = 3.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: 3.2.1/ Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định (hay VCĐ) Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần Tỷ suất hao phí của TSCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra được 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần tiêu hao hết bao nhiêu dòng nguyên giá tài sản cố định. Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ càng tốt. Tỷ suất sinh lợi của TSCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1đồng nguyên giá TSCĐ khi tham ra vào sản xuất thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ càng tốt 3.2.2/ Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ( hay VLĐ ): Khả năng sinh lợi của TSCĐ (VLĐ) = Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1đồng vốn lưu động khi tham gia vào sản xuất thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tính ra càng lớn càng tốt. Tỷ suất hao phí của TSCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ tiêu hao bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ càng tốt. Hiệu số luân chuyển VLĐ (HI) = Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của vốn thực hiện được trong 1 kỳ phân tích Hệ số đảm nhận của VLĐ (Hđ) = Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu doanh nghiệp thu được trong kỳ thì cần tiêu hao hết bao nhiêu đồng VLĐ. Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ càng tốt. Hiệu suất sử dụng TSLĐ (VLĐ) = Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng doanh thu thuần. Kỳ luân chuyển bình quân (K1) = Chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để vốn lưu động thực hiện được 1vòng quay. Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ càng tốt. ă Vốn lưu động bình quân được tính theo công thức sau: VLĐ bình quân = VLĐ bình quân quý = VLĐ bình quân năm = Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu = doanh thu hàng bán bị trả lại + Thuế TTĐB (hoặc VAT) + Giảm giá hàng bán + Chiết khấu hàng bán 3.3 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Tỷ suất thanh toán hiện hành = Chỉ tiêu này phản ánh tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Tỷ suất này tính ra càng nhỏ hơn 1 càng tốt. Tỷ suất thanh toán tức thời = Tỷ suất này nếu lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Chương II Phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty bánh kẹo tràng an I-/ Khái quát về công ty: 1.1 Hoàn cảnh ra đời và chức năng nhiệm vụ của công ty: 1.1.1 Thời kỳ kinh tế tập trung (2 giai đoạn): * Giai đoạn từ 3/1973 trở về trước: Hoạt động với hình thức là một xí nghiệp công tư hợp doanh từ năm 1958 đến 1960. Từ 1960 đến tháng 3 năm 1973 có tên là xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại bánh mứt, kẹo phục vụ cho nhân dân thủ đô và các tỉnh bạn. Giai đoạn này sản lượng kẹo trung bình đạt 1.000 tấn/năm; sản lượng bánh, mứt đạt 500 tấn/năm. Số lượng cán bộ công nhân viên đến đầu năm 1973 là 670 người. * Giai đoạn từ tháng 3 năm 1973 đến hết năm 1988: Theo Quyết định số 53/QĐUB ngày 29/3/1973 của Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội được tách thành hai xí nghiệp đó là xí nghiệp bánh mứt kẹo trực thuộc Sở Thương nghiệp Hà Nội và xí nghiệp kẹo Hà Nội trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội. Nhiệm vụ chính của xí nghệp kẹo Hà Nội là chuyên sản xuất các loại kẹo dạng cứng và dạng mềm. Sản lượng hàng năm đạt từ 1.000 - 1.300 tấn/năm. Só lượng cán bộ công nhân viên tính đến năm 1988 là 423 ngưòi. Xí nghiệp đóng tại Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội. Do đây là thời kỳ bao cấp nên nhà nước đã cấp vốn, nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm còn xí nghiệp chỉ lo tổ chức sản xuất đảm bảo kế hoạch được giao. 1.1.2 Thời kỳ kinh tế thị trưòng (2 giai đoạn): * Giai đoạn từ 1989 đến 1992: Theo Quyết định số 169/QĐUB ngày1 tháng1 năm 1989 của UBND thành phố Hà Nội: quyết định sát nhập xí nghiệp chế biến bột mì Nghĩa Đô thuộc Sở lương thực Hà Nội vào xí nghiệp keọ Hà nội, đồng thời đổi tên thành nhà máy kẹo Hà Nội. Nhiệm vụ chính chuyên sản xuất các loại bánh kẹo với sản lượng hàng năm đạt từ 1.500-2.000 tấn. Ngoài ra còn sản xuất các loại nước ngọt và rượu nhẹ có ga với sản lượng hàng năm 200.000 lít. Số lượng lao động là 1.087 người, đến năm 1992 tinh giảm biên chế theo chế độ 176/CP giảm 384 người. Nhà máy đóng ở thị trấn Nghĩa Đô, Tư Liêm, Hà Nội. Giai đoạn này do không được nhà nước bao cấp nên nhà máy phải tự lập kế hoạch thu mua vật tư, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. * Giai đoạn từ 1992 đến nay: Theo thông báo số 1113/CNn ngày 12/11/1992 của Bộ Công Nghiệp Nhẹ và Quyết định số 3128/QĐUB ngày 8/12/1992 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập công ty bánh kẹo Tràng An, là doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 388/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng. Nhiệm vụ chính là sản xuất đa dạng các loại bánh kẹo cung cấp cho thị trường trong và thủ đô Hà Nội, sản lượng hàng năm đạt 2.000 - 2.500 tấn. Ngoài ra do yêu cầu của cơ chế thị trường, công ty được bổ xung thêm nhiệm vụ mở các chi nhánh, đại lý để tiêu thụ sản phẩm của công ty và các sản phẩm liên doanh đồng thời cung ứng, xuất - nhập khẩu các loại vật tư thiết bị ngành chế biến thực phẩm. Số lượng cán bộ công nhân viên từ năm 1992 đến 2000 dao động từ 678 đến 813 người. Địa điểm công ty: 800A-Đường Hoàng Quốc Việt - phường Nghĩa Đô-Quận Cầu Giấy-Hà Nội. Giai đoạn này công ty tự xây dựng kế hoạch, lo vật tư, liên doanh, liên kết sản xuất và tự tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân viên và nộp ngân sách cho nhà nước. 1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất: Bộ máy quản lý của công ty bánh kẹo Trang An được tổ chức theo cơ cấu hỗn hợp trực tuyến - chức năng. Các phòng ban chức năng chỉ thuần tuý làm công tác tham mưu cố vấn cho các nhà quản lý cấp cao và những người điều hành, các phòng ban này không có quyền chỉ đạo đối với đơn vị cấp dưới theo kiểu trực tiếp. Với cách quản lý này công ty giải phóng nhà quản lý cấp cao khỏi việc giải quết những vấn đề sự vụ, do đó có nhiều thời gian để xây dựng và lựa chọn các chiến lược phát triển. Ngoài ra cách quản lý này còn tạo điều kiện cho chuyên gia phát huy sáng kiến của mình. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty gồm 82 người được chia thành một ban giám đốc và 6 phòng ban chức năng: - Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc: + Giám đốc: là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước nhà nước và pháp luật. + Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: chuyên trách việc điều hành giám sát hoạt động sản xuất và các chương trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới. + Phó giám đốc hành chính: phụ trách phòng hành chính tổng hợp + Phó giám đốc Marketing: phụ trách mọi hoạt động kinh doanh của công ty từ việc tìm nguồn hàng, nguồn tiêu thụ đến việc tìm nghiên cứu mở rộng thị trường, thành lập chi nhánh văn phòng đại diện. - Các phòng ban được tổ chức gọn nhẹ, đảm bảo cho quá trình quản lý diễn ra thông suốt, nhiệm vụ chung là kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước của công ty. Tham gia đề xuất với giám đốc những hiệu quả công tác quản lý. Ngoài nhiệm vụ chung mỗi phòng ban tuỳ thuộc chức năng riêng còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, cụ thể: + Phòng Marketing (9 người): có chức năng tìm kiếm các nguồn hàng, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu giá cả, sự biến động cung cầu của vật tư hàng hoá, tổ chức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. + Phòng vật tư (31 người kể cả lái xe, nhân viên tiếp liệu, nhân viên giao hàng): chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, hàng hoá. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của phòng Marketing, phòng vật tư lập kế hoạch lịch trình mua nguyên vật liệu, ký kết hợp đồng mua hàng. + Phòng kế toán - tài vụ: theo dõi mọi hoạt động kinh tế của công ty phản ánh toàn diện một cách chính xác kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mà công ty đã đạt được, cung cấp những thông tin cần thiết cho lãnh đạo và các bộ phận có liên quan đề đề ra những biện pháp quản lý, tổ chức kinh doanh thích hợp. Đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước, giám đốc về quản lý tài chính kế toán. + Phòng hành chính tổng hợp (9 người): chuyên trách các vấn đề đối nội, đối ngoại của công ty, quản lý văn thư lưu trữ, sửa chữa mặt bằng công ty. + Phòng nhân sự (4 người): có chức năng quản lý lao động toàn công ty,lập kế hoạch, sắp xếp lao động theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo và tuyển dụng lao động. + Phòng kỹ thuật sản xuất (16 người): kết hợp với phòng vật tư các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn, xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lý việc sửa chữa máy móc thiết bị, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. - Về bộ phận sản xuất: số lao động trực tiếp sản xuất là 519 người ( chưa kể quản đốc, nhân viên thống kê, nhân viên phục vụ, bốc vác...). Công ty tổ chức thành năm phân xưởng dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc kỹ thuật. Trong đó ba phân xưởng sản xuất kẹo, một phân xưởng sản xuất bánh và một phân xưởng lò hơi, cơ điện. Các phân xưởng bánh kẹo hoạt động độc lập với nhau, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất ra một số loại sản phẩm nhất định. + Phân xưởng I (269 người): sản xuất kẹo tổng hợp gồm cácloại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo cứng chuối, kẹo mềm dâu, mềm sữa.... + Phân xưởng II (49 Người): sản xuất kẹo hương cốm + Phân xưởng III (80 người): sản xuất các loại kẹo gói gối ví dụ: kẹo me, kẹo koly + Phân xưởng IV(130 người): sản xuất bánh quế hương cốm socola. + Phân xưởng lò hơi cơ điện (34 người): đây là phân xưởng sản xuất phụ đảm bảo việc cung cấp điện, nước, hơi nóng cho chữa hỏng hóc nhỏ của các máy móc thiết bị sản xuất trong sản xuất chính. Trừ phân xưởng lò hơi ở các phân xưởng căn cứ vào các giai đoạn của qui trình công nghệ, công nhân được chia thành những bộ phận sản xuất khác nhau: bộ phận nấu, hoà đường, bộ phận làm nguội, đóng gói. Trong mỗi bộ phận dựa vào số lượng lao động và số ca làm việc công nhân lại được sắp xếp thành các tổ sản xuất. Việc tổ chức sản xuất như vậy đã giúp công ty rất nhiều trong công tác quản lý, kế toán cũng như trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất. 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Để đánh giá khái quát được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và sự đống góp của công đối với ngân sách nhà nước chúng ta xem xét kết quả hoạt động của công ty trong một số năm gần đây: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 97, 98, 99 STT Chỉ tiêu Năm 1997 1998 1999 1 Tổng doanh thu 55.746.000.000 42.721.000.000 29.323.000.000 2 Tổng lợi nhuận 2.686.000.000 611.000.000 252.000.000 3 Nộp ngân sách 4.797.000.000 3.525.000.000 2.342.000.000 4 Tổng chi phí 49.622.000.000 39.205.000.000 28.721.000.000 5 Thu nhập bình quân 696.000 564.000 361.000 6 Số lượng lao động 724 668 633 Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 98,98,99 ta thấy: tình hình sản xuất kinh doanh của công ty bắt đầu kém hiệu quả từ năm 1997 được thể hiện sang đến năm 1998 và năm 1999 lợi nhuận của công ty đã giảm đáng kể cụ thể *. Năm 98/97 lợi nhuận giảm một lượng 2.075.000.000 (611.000.000 -2.686.000.000) tương ứng với tỷ lệ giảm là 77,25% (22,75%-100%) *. Năm 99/98 lợi nhuận giảm 359.000.000 (252.000.000-611.000.000) tương ứng với tỷ lệ giảm :58,76% (41,24%- 100%) Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bánh kẹo Tràng An trong 3 năm qua ta thấy doanh thu của công ty liên tục giảm đã kéo theo tổng lợi nhuận của 3 năm 97, 98, 99 giảm đi đáng kể. Từ việc giảm lợi nhuận của công ty nên các khoản nộp ngân sách cho nhà nước, thu nhập của người lao động kể cả số lượng lao động cũng bị thu hẹp lại. Lợi nhuận thu về bị giảm đã làm cho tổng chi phí về đầu tư cho sản xuất kinh doanh cũng bị giảm theo. Để làm rõ điều này chúng ta nghiên cứu bảng cân đối kế toán năm 1997 và các bảng phân tích cơ cấu vốn - nguồn vốn của công ty năm 1997 và năm1998. II-/ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty : 2.1 Phân tích cơ cấu vốn của công ty: Qua bảng cân đối kế toán năm 1997 ta thấy: tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm giảm một lượng là 4.117.375.510 (24.668.648.717) tương ứng với tỷ lệ giảm là 14,3% (85,7% - 10%) đây là một khó khăn rất lớn cho công ty trong việc mở rộng qui mô sản xuất, lắp đặt các thiết bị hiện đại. Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 1997 thì hầu hết các khoản mục của cơ cấu tài sản đều giảm ngoại trừ hai khoản mục hàng tồn kho và các khoản đầu tư dài hạn. Đây chính là tiềm năng trong tương lai để đưa công ty vượt qua những khó khăn trong năm 1997. Tuy nhiên điều đáng nói cơ cấu tài sản lưu động - đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định - đầu tư dài hạn đều giảm đây là một thách thức rất lớn cho công ty. Cụ thể: Tài sản cố định cũng giảm 871.236.778 (267.458.661-1.138.695) tương ứng với tỷ lệ giảm 16,6 (83,4%-100%) Tài sản cố định cũng giảm một lượng 1.564.821.7.08 (10.604.135-12.168.957.335) tương ứng với tỷ lệ giảm là 12,86% (87,14%-100%) với việc xem xét tổng cộng tài sản cũng phần nào cho chúng ta thấy được cơ cấu vốn của công ty. bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 1997 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Số tiền Về mức Về tỷ lệ A/TSLĐ và ĐTNH 16.267.065.892 13567253090 -26999812802 83,4% I.Tiền 1138695439 267458661 -871236778 23,5% II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III.Các khoản phải thu 3698086065 2910647313 -787438752 78,7% IV.Hàng tồn kho 11288533279 10201574116 -1086957163 90,4% V. TSLĐ khác 141751109 187573000 45821891 132,33% VI.Chi sự nghiệp B/TSLĐ và đầu tư dài hạn 12518957335 11101395627 -1417651708 88,68% I.Tài sản cố định 12168957335 10604135627 -1564821708 87,14% -Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 350000000 350000000 0 100% III.Chi phí XDCB dở dang 147260000 IV.Các khoản ký quĩ ký cược dài hạn Tổng cộng tài sản 28786023227 24668648717 -4117374510 85,7% Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 1998 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Số tiền Về mức Về tỷ lệ (%) A/ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 12.848.000.000 12.094.000.000 -754.000.000 94 I- Tiền 431.000.000 547.000.000 116.000.000 126,9 II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III- Các khoản phải thu 2.952.000.000 2.500.000.000 -452.000.000 84,68 IV- Hàng tồn kho 9.373.000.000 8.783.000.000 -590.000.000 93,7 V- TSLĐ khác 92.000.000 263.000.000 171.000.000 285,87 VI- Chi sự nghiệp B/ TSCĐ và đầu tư dài hạn 10.919.000.000 11.813.000.000 894.000.000 108,2 I- Tài sản cố định 10.438.000.000 10.927.000.000 489.000.000 104,68 - Nguyên giá 25.323.000.000 27.202.000.000 1.879.000.000 107,42 - Giá trị hao mòn luỹ kế 14.885.000.000 16.230.000.000 1.345.000.000 109,04 II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 350.000.000 138.000.000 -212.000.000 39,43 III- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 131.000.000 704.000.000 573.000.000 537,4 IV- Các khoản ký cược ký quỹ dài hạn Tổng cộng tài sản 23.767.000.000 23.907.000.000 140.000.000 100,6% Để hiểu rõ hơn ta xem bảng phân tích cơ cấu tài sản 1998 cụ thể: Tài sản của công ty cuối kỳ so với đầu kỳ đã tăng lên một lượng: 140.000.000 (23.907.000.000 - 23.767.000.000) tương ứng với tỷ lệ vượt 0,6% (100,6% - 100%). Từ 2 bảng phân tích cơ cấu tài sản 1997 - 1998 cho thấy giá trị tài sản năm 1997 giảm 4.117.374.510 nhưng sang đến năm 1998 thì đã tăng 140.000.000, đây là cố gắng rất lớn của công ty bánh kẹo Tràng An trong việc quản lý hàng tồn kho. Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản 1998 thì hầu hết các khoản mục đều vượt mức nhưng công ty cần chú ý đến khoản mục đầu tư tài chính dài hạn: ở khoản mục này đến cuối kỳ đã giảm đi một lượng 212.000.000 (138.000.000 - 350.000.000) tương ứng với tỷ lệ giảm là 60,5% (39,43% - 100%). Vì thế công ty cần chú ý đầu tư hơn cho mục tiêu này vì đây là chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Đối với khoản mục: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã giảm 754.000.000 (12.094.000.000 - 12.848.000.000) tương ứng với tỷ lệ giảm 6% (94% - 100%) nhưng lượng tiền mặt lại tăng lên 116.000.000 so với đầu năm (547.000.000 - 431.000.000) tương ứng tỷ lệ tăng 26,9% (126,9% - 100%) lượng tiền mặt tăng lên là một điều đáng mừng vì nó không chỉ bù đắp cho các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn mà còn đảm bảo tính thanh khoản của công ty. Qua việc phân tích cơ cấu tài sản ta biết được tỷ suất đầu tư: Tỷ suất đầu tư = Tỷ suất đầu tư đầu năm 1997 = Tỷ suất đầu tư cuối năm 1997 = Tóm lại, qua 2 bảng cơ cấu tài sản năm 1997 - 1998 một điều dễ nhận thấy công ty Bánh kẹi Tràng An đã đầu tư vào xây dựng cơ bản tương đối lớn 573.000.000 đồng thời không ngừng nâng cao công tác bán hàng nên giảm được hàng tồn kho, đồng thời một lượng tiền mặt cũng tăng lên đặc biệt khoản mục tài sản lưu động khác tăng đột biến 171.000.000, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đang được nâng cao dần. 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty. Để xem khả năng tài chính của công ty ta nghiên cứu tỷ trọng của từng khoản mục trong nguồn hình thành tài sản, cụ thể là bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 1997 -1998. * Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 1997 ta thấy nguồn vốn của công ty cuối kỳ so với đầu năm giảm 4.117.374.510 (24.668.648.717 - 28.768.023.227) tương ứng với tỷ lệ giảm 19,3% (85,7% - 100%) nguồn vốn giảm chủ yếu là là do công ty đã vay nợ ngắn hạn ít hơn đầu năm 3194779133 (8552461249 - 11747240382) mặt khác các khoản mục phải trả người bán giảm -1.851.336.496 (1.748.363.124 - 3.599.699.620) tương ứng với tỷ lệ giảm 51,43% (48,57% - 100%) việc giảm khoản mục phải trả người bán chứng tỏ công ty đã không tận dụng được vốn của người bán để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu năm giảm 969.018.277 (15.918.187.468 - 16.887.205.745) tương ứng tỷ lệ giảm 5,7% (94,3% - 100%) việc giảm này có thể là do công ty không hoàn thành được lãi định mức nên dẫn dến việc trích vào nguồn vốn để bù đắp. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 1997 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Số tiền Về mức Về tỷ lệ (%) A/ Nợ phải trả 11.898.817.482 8.750.461.249 -3.148.356.233 73,54 I- Nợ ngắn hạn 11.747.240.382 8.750.461.249 -3.194.779.133 72,8 1- Vay ngắn hạn 5.904.901.287 6.018.941.284 114.039.997 101,9 2- Phải trả người bán 3.599.699.620 1.748.363.124 -1.851.336.496 48,57 3- Phải nộp ngân sách 1.440.998.793 451.352.933 -989.645.860 31,32 4- Phải trả công nhân viên 449.908.254 134.652.422 -315.255.832 29,93 5- Phải trả khác II- Nơ dài hạn 99.000.000 198.000.000 99.000.000 200 III- Nợ khác 52.577.100 B/ Nguồn vốn chủ sở hữu 16.887.205.745 15.918.187.468 -969.018.277 94,3 I- Nguồn vốn quỹ 16.887.205.745 15.918.187.468 -969.018.277 94,9 1- Nguồn vốn kinh doanh 14.613.723.311 14.613.723.311 0 100 2- Quỹ phát triển kinh doanh 116.770.304 116.770.304 0 100 3- Quỹ dự trữ 4- Lãi chưa phân phối 5- Quỹ khen thưởng phúc lợi 6- Nguồn vốn đầu tư XDCB 86.500.000 86.500.000 0 100 II- Nguồn kinh phí Tổng cộng nguồn vốn 28.786.023.227 24.668.648.717 -4.117.374.510 85,7 Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm chiếm 94,3% trong khi nợ phải trả của công ty chỉ có 73,54% đã tạo điều kiện nâng cao khả năng tài chính và mức độ phụ thuộc của công ty với khách hàng, chủ nợ. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh thì điều cần thiết đối với công ty là không ngừng bổ sung nguồn vốn kinh doanh, quỹ phát triển kinh doanh và tận dụng tối đa nguồn vốn của đối tác để phục vụ cho các mục tiêu của công ty. * Để thấy rõ thêm về nguồn vốn của công ty Bánh kẹo Tràng An nghiên cứu bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 1998: Nguồn vốn của công ty cuối kỳ so với đầu năm tăng 140.000.000 (23.907.000.000 - 23.767.000.000) tương ứng với tỷ lệ tăng 0,6% (100,6% - 100%) nguồn vốn tăng là do nợ phải trả tăng 415.000.000 (8.086.000.000 - 7.671.000.000) tương ứng tỷ lệ tăng là 5,4% (105,4% - 100%). Chủ yếu là do khoản mục phải trả người bán tăng 1.444.000.000 (2.775.000.000 - 1.331.000.000) với tỷ lệ tăng tương ứng là 108,5% (208,5% - 100%)) điều này chứng tỏ công ty đã tận dụng được nguồn vốn của người bán qua việc mua nguyên vật liệu nhưng chưa thanh toán mặt khác, nguồn vốn chủ sở hữu vẫn giảm một lượng là 275.000.000 (15.821.000.000 - 16.096.000.000) với tỷ lệ giảm 1,7% (98,3% - 100%). Việc này kéo theo lãi phân phối bị giảm 225.000.000 (172.000.000 - 397.000.000). Từ khoản mục nợ phải trả ta thấy tỷ lệ105,4% tổng số nguồn vốn còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 98,3% (23.907.000.000). Chứng tỏ khả năng đảm bảo về khả năng tài chính và mức độ độc lập của công ty với các chủ nợ thấp. Điều này là không thể tránh khỏi trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Số tiền Về mức Về tỷ lệ A/ Nợ phải trả 7.671.000.000 8.086.000.000 415.000.000 105,4 I- Nợ ngắn hạn 7.343.000.000 5.326.000.000 -2.017.000.000 72,5 1- Vay ngắn hạn 5.171.000.000 2.023.000.000 -3.148.000.000 39,12 2- Phải trả người bán 1.331.000.000 2.775.000.000 1.444.000.000 208,5 3- Phải nộp ngân sách 502.000.000 298.000.000 -204.000.000 59,4 4- Phải trả công nhân viên 5- Phải trả khác 340.000.000 229.000.000 -111.000.000 67,4 II- Nơ dài hạn 329.000.000 2.732.000.000 2.403.000.000 830,4 III- Nợ khác 28.000.000 B/ Nguồn vốn chủ sở hữu 16.096.000.000 15.821.000.000 -275.000.000 98,3 I- Nguồn vốn quỹ 16.096.000.000 15.821.000.000 -275.000.000 98,3 1- Nguồn vốn kinh doanh 14.613.000.000 15.411.000.000 798.000.000 105,5 2- Quỹ phát triển kinh doanh 761.000.000 14.000.000 -0,02 1,84 3- Quỹ dự trữ 214.000.000 137.000.000 -77.000.000 64 4- Lãi chưa phân phối 397.000.000 172.000.000 -225.000.000 43,3 5- Quỹ khen thưởng phúc lợi 24.000.000 6- Nguồn vốn đầu tư XDCB 87.000.000 87.000.000 0 100 II- Nguồn kinh phí Tổng cộng nguồn vốn 23.767.000.000 23.907.000.000 140.000.000 100,6 2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty bánh kẹo Tràng An. 2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để có thể tái sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, một mặt cần quan tâm tới chất lượng, mẫu mã, bao bì của sản phẩm mặt khác mỗi đồng vốn bỏ ra cần sử dụng có hiệu quả, sản xuất ra sản phẩm nhiều hơn. Vì thế muốn đánh giá được công tác bảo toàn và sử dụng vốn lưu động của công ty ta cần xem xét các chỉ tiêu trên những góc độ khác nhau: Một số tư lịêu về hoạt động kinh doanh năm 1997 - 1998 Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Tổng doanh thu 55.746.000.000 42.721.000.000 Doanh thu thuần 53.910.000.000 41.247.600.000 Lợi tức gộp 1.584.300.000 1.436.762.000 a, Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn lưu động. = Năm 1997 = = 3,97 Năm 1998 = = 3,4 Qua số liệu tính toán trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 1998 giảm so với năm 1997 nguyên nhân là do công ty đầu tư nhiều vào xây dựng cơ bản, do đó công ty cần có biện pháp điều chỉnh để số vốn đó được đầu tư nhiều hơn vào thiết bị máy móc, đồng thời sản phẩm của công ty khi đưa ra thị trường phải chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại nên sức tiêu thụ bị giảm làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao. b, Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua hệ số sinh lợi. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động = Hệ số sinh lợi của VLĐ năm 1997 = = 0,14 Hệ số sinh lợi của VLĐ năm 1998 = = 0,118 Như vậy hệ số sinh lợi vốn lưu động năm 1998 giảm so với năm 1997 chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh vẫn chưa đạt hiệu quả. Thực tế là: năm 1998 doanh thu bị giảm 13.025.000.000 (42.721.000.000 - 55.746.000.000) so với năm 1997. c, Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua tỷ suất hao phí. Tỷ suất hao phí của TSLĐ = Tỷ suất hao phí TSLĐ năm 1997 = = 0,25 Tỷ suất hao phí TSLĐ năm 1998 = = 0,29 Như vậy suất hao phí tài sản lưu động năm 1998 lớn hơn năm 1997 điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả nên dẫn đến 1 đồng doanh thu thuần phải tiêu hao nhiều đồng vốn lưu động hơn. d, Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua hệ số luân chuyển vốn lưu động (HL). Hệ số luân chuyển vốn lưu động (HL) = Hệ số luân chuyển VLĐ năm 1997 = = 3,6 Hệ số luân chuyển VLĐ năm 1998 = = 3,31 Qua số liệu trên ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động sang năm 1998 bị giảm 0,25 (3,31 - 3,6) điều này thể hiện trong khâu bán hàng của công ty đang gặp khó khăn và một phần vốn của công ty vẫn còn bị khách hàng chiếm dụng. Do đó công ty cần có các biện pháp thu hồi vốn về, đồng thời không ngừng nâng cao các biện pháp tiếp thị nhằm tiêu thụ hàng hoá để rút ngắn tốc độ luân chuyển vốn 2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp vì thế sử dụng vốn cố định có hiệu quả là vấn đề mọi doanh nghiệp đều quan tâm từ đó có các biện pháp bảo toàn nâng cao hiệu quả vốn cố định. Đối với công ty bánh kẹo Tràng An chúng ta xem xét các chỉ tiêu sau trên những góc độ khác nhau nhằm đánh giá việc sử dụng vốn cố định của công ty. a, Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định. = Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 1997 = = 9,08 Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 1998 = = 84,3 Qua số liệu trên ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty năm 1998 tăng lớn hơn rất nhiều năm 1997 đây là sự cố gắng của công ty việc khai thác triệt để hiệu quả các trang thiết bị của công ty và không ngừng bảo quản nâng cao giá trị của máy móc thiết bị, thể hiện là nguyên giá tài sản cố định của 2 năm 1997, 1998 đều tăng đặc biệt là quỹ khấu hao luôn được bổ sung để tạo tiền đề cho sự phát triển của công ty sau này: vừa có thể bảo toàn giá trị máy móc vừa mua sắm được trang thiết bị mới. b, Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua tỷ suất hao phí ta cố định. = Tỷ suất hao phí TSCĐ năm 1997 = = 0,197 Tỷ suất hao phí TSCĐ năm 1998 = = 0,012 Như vậy tỷ suất hao phí TSCĐ năm 1998 nhỏ hơn năm 1997 báo hiệu việc sử dụng có hiệu quả tài sản cố định của công ty trong năm qua. c, Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi tài sản cố định. Tỷ suất sinh lợi của TSCĐ = Tỷ suất sinh lợi của TSCĐ năm 1997 = Tỷ suất sinh lợi của TSCĐ năm 1998 = Như vậy năm 1998 tỷ suất sinh lợi của TSCĐ đã tăng lên 2,77 (2,94 - 0,17) so với năm 1997, phản ánh sự tận dụng khả năng máy móc thiết bị của công ty ngày một tốt hơn. 2.4 Phân tích khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán được biểu hiện qua số vốn và tài sản hiện có mà công ty có thể để trang trải các khoản nợ. Để đánh giá khả năng thanh toán, ta so sánh giữa số tiền công ty phải thanh toán với số tiền có thể dùng thanh toán. Nếu số tiền dùng để thanh toán lớn hơn hay bằng số tiền phải thanh toán thì tình hình tài chính của công ty là bình thường, có khả quan, ngược lại có nghĩa đơn vị không đủ khả năng trang trải công nợ. a, Khả năng thanh toán hiện thời của công ty. Tỷ suất thanh toán hiện thời = Đầu năm 1997 = = 1,384 Cuối năm 1997 = = 1,586 Đầu năm 1998 = = 1,75 Cuối năm 1998 = = 2,27 Qua số liệu bảng trên ta thấy năm 1997 - 1998 khả năng thanh toán hiện thời đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1 và khả năng thanh toán của cuối năm thì đều lớn hơn đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn đã giảm xuống. b, Đánh giá khả năng thanh toán của công ty qua tỷ suất thanh toán tức thời. Tỷ suất thanh toán tức thời = Đầu năm 1997 = = 0,096 Cuối năm 1997 = = 0,031 Đầu năm 1998 = = 0,059 Cuối năm 1998 = = 0,103 Từ kết quả trên ta thấy việc thanh toán tức thời của công ty đang gặp khó khăn mặc dù thế cuối năm 1998 khả năng thanh toán này có tăng lên nhưng hệ số này vẫn nhỏ hơn 0,5 điều này chứng tỏ công ty đang rất cần một lượng tiền mặt để bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến kỳ phải trả. Đồng thời công ty phải không ngừng thúc đẩy khâu bán hàng để thu tiền mặt về và các khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng. Chương III Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn của công ty bánh kẹo Tràng An. I-/ Phương hướng của công ty. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng, Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong lĩnh vực kinh tế chúng ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cho phép các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp được giao quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh, một mặt các doanh nghiệp được thu hút vốn đầu tư, các thành phần có vốn đầu tư, kể cả vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đặc biệt. Doanh nghiệp được quyền sử dụng vốn mình tạo lập được. Mặt khác doanh nghiệp có trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn, những doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả làm ăn thua lỗ, Nhà nước kiên quyết giải thể. Vì vậy mỗi doanh nghiệp đều phải đổi mới tư duy, đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện chế độ hạch toán nghiêm túc, biết tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kết quả kinh doanh phải được thực hiện bằng thước đo lấy thu bù chi và có lãi, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và Nhà nước thực hiện hài hoà 3 lợi ích Nhà nước, tập thể và người lao động. Từ mục tiêu đó công ty bánh kẹo Tràng An đã đề ra những phương hướng giải quyết sau: 1-/ Mở rộng các mặt hàng sản xuất, tập trung vào sản xuất các mặt hàng chủ đạo có sức tiêu thụ lớn. Trong quá trình sản xuất thì vấn đề quan trọng hàng đầu là ưu tiên sản xuất những mặt hàng có sức tiêu thụ lớn. Việc mở rộng các mặt hàng sản xuất không chỉ cho phép công ty thâm nhập vào từng khúc thị trường tận dụng và khai thác thị trường sẵn có, thị trường tiềm năng mà còn đem lại lợi nhuận bù đắp những khoản thiếu của vốn lưu động. Đối với công ty bánh kẹo Tràng An những năm qua thị trường tiêu thụ bị giảm sút nên doanh số bán hàng thu về cũng bị giảm, do đó vấn đề đặt ra đối với công ty là mở rộng các mặt hàng sản xuất: đa dạng hoá các loại hàng hoá bán, đồng thời đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao cải tiến mẫu mã, chất lượng hàng hoá từ đó có thể củng cố và thâm nhập thị trường mới. 2-/ Sử dụng nguồn vốn thích hợp đầu tư vào sản xuất, đổi mới mẫu mã,nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư mua sắm máy móc nhằm hiện đại hoá sản xuất nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nếu mở rộng đầu tư quá mức sẽ làm tăng vốn cố định giảm vốn lưu động, khấu hao tài sản tăng lên, ngược lại nếu không đầu tư chất lượng sẽ không được nâng lên, sản phẩm khó tiêu thụ, sức cạnh tranh kém. Vì thế sử dụng nguồn vốn thích hợp đầu tư có trọng tâm là cần thiết. Đối với phân xưởng IV đây là phân xưởng sản xuất 2 loại bánh quế kem hương cốm, sôcôla có thị trường tương đối lớn do đó công ty cần hoàn thiện dây chuyền sản xuất này để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trong cạnh tranh yếu tố giá cả đóng vai trò rất lớn vì thế hạ giá thành sản phẩm phải được quan tâm hàng đầu, trong đó việc giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất lao động, sắp xếp lại dây chuyền sản xuất, giảm các chi phí gián tiếp không cần thiết đối với công ty bánh kẹo Tràng An là cần thiết hơn bao giờ hết. Từ báo cáo hoạt động kinh doanh năm 1997 - 1998 - 1999 cho thấy doanh thu của công ty liên tục giảm, thị trường bị co hẹp thì việc đổi mới trang thiết bị, giảm giá thành sản xuất sản phẩm là một trong những yếu tố để làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 3-/ Đẩy mạnh các hoạt động Marketing nhằm tăng cường công tác tiêu thụ hàng hoá. Hàng hoá sản xuất ra phải có thị trường tiêu thụ, thị trường là căn cứ, là mục tiêu để các doanh nghiệp đề ra kế hoạch sản xuất của mình, thị trường quan hệ mật thiết với đầu tư tài chính, chính sách giá cả, uy tín sản phẩm, chính sách bán hàng. Vì vậy khi đưa hàng ra thị trường công ty cần chú ý các tính chất trên. Việc tiêu thụ được sản phẩm là yếu tố cuối cùng để thu hồi vốn. Vì vậy khi tiêu thụ sản phẩm công ty cần thực hiện tốt một số nội dung sau: Về hoạt động thông tin tiếp thị quảng cáo: công ty không ngừng mở rộng hoạt động này để người tiêu dùng có thể phân biệt được các sản phẩm của công ty với các sản phẩm cùng loại, đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm làm giả giống sản phẩm của công ty. Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì hoạt động tiếp thị là bộ phận rất quan trọng đối với công ty bánh kẹo Tràng An, nó không chỉ giới thiệu những sản phẩm mới của công ty tới khách hàng mà nó còn là công cụ quan trọng trong khâu tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy công ty cần mạnh dạn bố trí tuyển chọn một đội ngũ công nhân viên làm công tác tiếp thị và trích kinh phí thích hợp cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức khác nhau. Thị trường tiêu thụ là dấu hiệu của sự phát triển của một doanh nghiệp, do đó công ty bánh kẹo Tràng An cần chú ý tới khâu mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài nước đây là cách để công ty thu lợi nhuận cao, bên cạnh đó chủ động trong hoạt động liên doanh, mở chi nhánh và các điểm đại lý. Thực tế trong năm 1997 - 1998 thì nguồn vốn bổ sung cho hoạt động liên doanh lại bị giảm đáng kể từ 350.000.000 đã giảm xuống còn 138.000.000. Vì vậy công ty cần chú ý hơn đối với hoạt động này nhằm tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao hơn và điều quan trọng là thu được nhiều lợi nhuận. 4-/ Tăng cường công tác thanh toán với người mua. Đây là yếu tố để giảm việc bị chiếm dụng vốn làm tăng sự quay vòng của đồng vốn. Để khắc phục công ty bánh kẹo Tràng An cần có các biện pháp cụ thể: - Hợp đồng chặt chẽ với khách hàng và quy định rõ thời hạn thanh toán. - Bán hàng có khuyến mại, chiết khấu để khuyến khích khách hàng bán ra thu hồi được vốn nhanh. - Tìm hiểu rõ ràng những khách hàng của công ty để xem họ có làm ăn hiệu quả không, có khả năng thanh toán không và có các biện pháp th hồi vốn bị chiếm dụng quá hạn. II-/ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty bánh kẹo Tràng An 2.1 Bảo toàn vốn cố định và vốn lưu động. Bảo toàn vốn là không làm mất đi giá trị của đồng vốn đảm bảo duy trì năng lực sản xuất kinh doanh, khả nằng mua sắm, thanh toán của doanh nghiệp. Trong thời kỳ lạm phát vốn kinh doanh cũng phải tăng lên tương ứng. Vì thế bảo toàn vốn kinh doanh phải được xem xét đối với vốn cố định và vốn lưu động. 2.1.1 Bảo toàn vốn cố định (VCĐ). Bảo toàn vốn cố định là giữ cho tài sản cố định không bị lạc hậu kỹ thuật và không bị loại khỏi dây chuyền sản xuất kinh doanh trước khi hết hạn sử dụng. Nghĩa là vốn cố định phải được bảo toàn cả về mặt hữu hình và vô hình. Về mặt hữu hình cần quản lý chặt chẽ không làm mất mát, thực hiện quy chế sử dụng, sửa chữa bảo dưỡng không để tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn và nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định. Về mặt vô hình phải chủ động đổi mới thay thế tài sản cố định kể cả loại chưa hết thòi gian khấu hao. * Các biện pháp cụ thể. - Xác định cơ cấu vốn cố định và tỷ trọng từng loại tài sản cố định phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Đánh giá lại tài sản cố định trong kỳ. Xác định tỷ giá hối đoái để phản ánh giá trị của tài sản cố định nhập khẩu. - Xác định số vốn cố định phải bảo toàn trong kỳ theo công thức: = [ - ]x ± - Trích khấu hao theo giá hiện hành chứ không theo giá kế hoạch, giá nguyên thuỷ TSCĐ. TSCĐ đầu tư theo nguồn vốn nào phải khấu hao theo nguồn vốn đó. - Xác định tỷ lệ khấu hao hợp lý vừa đảm bảo tiêu thụ hàng hoá có lợi nhuận vừa thực hiện được cải tiến kỹ thuật. - Kéo dài thời gian làm việc của tài sản cố định bằng chăm sóc tu bổ, bảo quản tốt. - Tăng mức độ sử dụng TSCĐ trong 1 đơn vị thời gian. - Tiến hành hạch toán phân tích hiệu quả của từng loại để có biện pháp xử lý phù hợp. - Có hướng giải quyết kịp thời với TSCĐ không cần dùng hoặc không có hiệu quả kinh tế. - Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên và quy định chế độ trách nhiệm sử dụng quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp. 2.1.2 Bảo toàn vốn lưu động (VLĐ). - Vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn, quan trọng nên cần phải bảo toàn cả về mặt hiện vật và giá trị. * Về hiện vật: = * Về giá trị: Phải xác định số VLĐ phải bảo toàn đến cuối năm. = * Nói cách khác vốn lưu động đầu kỳ và cuối kỳ phải tương đương (có sức mua như nhau). * Các biện pháp cụ thể. - Xác định cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp hợp lý, xác định mức dự trữ hàng hoá vừa đảm bảo đủ hàng bán cho khách hàng nhưng không gây ứ đọng vốn. - Một mặt hạn chế hàng hoá kém. mất phẩm chất bằng tăng cường công tác bảo quản, mặt tích cực xử lý hàng hoá chậm lưu chuyển, hàng hoá ứ đọng. - Tăng cường lưu chuyển hàng hoá bằng các biện pháp khác nhau. - Xác định cơ cấu các nhóm hàng hoá làm cơ sở tính toán bảo toàn vốn lưu động đối với bộ phận dự trữ hàng hoá. - Tổ chức tốt công tác thanh quyết toán, giảm công nợ dây dưa. - Thành lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp trượt giá bảo toàn vốn. = x - Xác định phương thức quản lý vốn đối với xí nghiệp, cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp. Tóm lại: Bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt, tuy nhiên đó lại là kết quả tổng hợp của các khâu, các hoạt động kinh doanh từ xác định chiến lược, kế hoạch kinh doanh tổ chức thực hiện đều quản lý hạch toán theo dõi kiểm tra. Vì vậy cần phải thực hiện một cách đồng bộ. 2.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Thông qua kiểm tra tài chính doanh nghiệp có được những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá tài sản cố định về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Muốn vậy không ngừng đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh công tác bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ không để xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Mặt khác, cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. 2.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động chiếm tỷ lệ tương đối lớn cho nên việc sử dụng họp lý và tiết kiệm vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của công ty bánh kẹo Tràng An. Để đảm bảo cho quá trình sử dụng vốn lưu động có hiệu quả tránh lãng phí thì công ty bánh kẹo Tràng An cần tìm ra những nhân tố tác động tiêu cực đến vốn lưu động thông qua các nhân tố. - Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Sự biến động của giá cả các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất. - Chính sách, chế độ về lao động và tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp. - Trình độ tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra rút ngắn thời gian chu chuyển vốn lưu động sẽ đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo sản xuất liên tục không bị thiệt hại do ngừng sản xuất và thực hiện được các hợp đồng đã ký. Tóm lại: Công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng, cần được công ty Tràng An thực hiện một cách đồng bộ ở tất cả các khâu từ tạo lập vốn, sản xuất hàng hoá đến tiêu thụ sản phẩm, thu hồi và quản lý vốn lưu động. Các khâu đều có liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, cùng góp phần vào việc tạo ra được các sản phẩm có chất lượng, giá thành hạ, tiêu thụ nhanh và cạnh tranh tốt trên thị trường. Làm được điều này sẽ giúp công ty sản xuất kinh doanh có lãi, đứng vững trên thị trường và ngày một phát triển góp phần vào sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá - hiện đạ hoá do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo. Kết luận Quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm đảm bảo yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp là vấn đề cần thiết và khó khăn trong tình trạng hiện nay khi Nhà nước đã thực hiện giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý, mở rộng quyền tự chủ đồng thời cũng tăng thêm trách nhiệm của doanh nghiệp trước sự diễn biến phức tạp và tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn nữa đến hiệu quả của mỗi đồng vốn đưa vào sử dụng. Từ tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bánh kẹo Tràng An ta thấy Công ty đang có cố gắng rất nhiều trong việc sử dụng vốn cố định, nhưng để tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải có nhiều cố gắng trong các khâu tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả trang thiết bị máy móc...Có như vậy thì vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới đem lại hiệu quả thực sự trong kỳ kinh doanh tới. Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 1997 Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ 1 2 3 4 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 16.267.065.892 13.567.253.090 I- Tiền 110 1.138.695.439 267.458.661 1. Tiền mặt tại quỹ(gồm cả ngân phiếu) 111 709.499.599 53.894.533 2. Tiền gửi ngân hàng 112 429.195.840 213.564.128 3. Tiền đang chuyển 113 II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 ( ) ( ) III- Các khoản phải thu 130 3.698.086.065 2.910.647.313 1. Phải thu của khách hàng 131 3.659.186.065 2.879.271.553 2. Trả trước cho người bán 132 38.900.000 30.875.760 3. Phải thu nội bộ 133 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 134 - Phải thu nội bộ khác 135 4. Các khoản phải thu khác 138 500.000 5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 ( ) ( ) IV- Hàng tồn kho 140 11.288.533.279 10.201.574.116 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 9.127.729.557 7.051.033.122 3.Công cụ, dụng cụ trong kho 143 31.850.700 28.231.425 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 151.236.230 350.073.810 5. Thành phẩm tồn kho 145 1.977.716.792 2.772.235.759 6. Hàng hoá tồn kho 146 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 ( ) ( ) Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ 1 2 3 4 V- Tài sản lưu động khác 150 141.751.109 187.573.000 1. Tạm ứng 151 141.751.109 187.573.000 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xủ lý 154 5. Các khoản thế chấp chờ ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 VI- Chi sự nghiệp 160 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 12.518.957.335 11.101.395.627 I- Tài sản cố định 210 12.518.957.335 10.604.135.627 1. Tài sản cố định hữu hình 211 12.518.957.335 10.604.135.627 - Nguyên giá 212 25.021.956.393 25.123.208.993 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 (12.852.999.058) (14.519.073.366) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216 ( ) ( ) 3. Tài sản cố định vô hình 217 - Nguyên giá 218 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219 ( ) ( ) II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 350.000.000 350.000.000 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 350.000.000 350.000.000 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 ( ) ( ) III- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 14.726.000 IV- Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản 250 28.786.023.227 24.668.648.717 Nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ 1 2 3 4 A. Nợ phải trả 300 11.898.817.482 8.750.461.249 I - Nợ ngắn hạn 310 11.747.240.382 8.552.461.249 1. Vay ngắn hạn 311 5.904.901.287 6.018.941.284 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 3.599.699.620 1.748.363.124 4. Người mua trả tiền trước 314 618.940 596.141 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 1.440.998.793 451.352.933 6. Phải trả công nhân viên 316 449.908.254 134.652.422 7. Phải trả các đơn vị nội bộ 317 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 318 351.113.488 198.555.345 II - Nợ dài hạn 320 99.000.000 198.000.000 1. Vay dài hạn 321 99.000.000 198.000.000 2. Nợ dài hạn 322 III - Nợ khác 330 52.577.100 1. Chi phí phải trả 331 52.577.100 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 16.887.205.745 15.918.187.468 I - Nguồn vốn quỹ 410 16.887.205.745 15.918.187.468 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 14.613.723.311 14.613.723.311 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản. 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ phát triển kinh doanh 414 116.770.304 116.770.304 5. Quỹ dự trữ 415 6. Lãi chưa phân phối 416 1.368.510.652 1.101.193.853 7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 417 683.701.478 8. Nguồn vốn đầu tư XDCB 418 86.500.000 86.500.000 II. Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ quản lý của cấp trên 421 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 423 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 Tổng cộng nguồn vốn 430 28.786.023.227 24.668.648.717 Tài liệu tham khảo 1-/ Quản trị tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản - NXB Thống kê 2-/ Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển nền công nghiệp Việt Nam - Trần Xuân Kiên - NXB Lao Động 3-/ Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường ĐH Tài chính kế toán - NXB Tài chính năm 1999 4-/ Quản trị doanh nghiệp thương mại - Trường ĐH KTQD TS. Nguyễn Xuân Quang TS. Nguyễn Thừa Lộc - NXB Thống Kê - HN 1999 5-/ Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT PTS. Nguyễn Văn Công - ĐH KTQD - NXB Tài chính - HN 1999 6-/ Lý thuyết hạch toán kế toán. PTS. Nguyễn Thị Đông - ĐH KTQD - Khoa Kế toán - NXB Giáo dục mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0123.doc
Tài liệu liên quan