I. Giới thiệu công ty:
Tên và địa chỉ công ty.
Tên pháp định Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre.
Tên quốc tế BENTRE AQUAPRODUCT IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Viết tắt AQUATEX BENTRE
Địa chỉ Ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Điện thoại (84.75) 860 265
Fax (84.75)860 346
Website http://www.aquatexbentre.com
Công ty được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre theo Quyết định số 3423 ngày 01/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre. Tháng 5/2006, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 33 tỷ đồng.
Nơi niêm yết: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Aquatex BenTre)là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính của công ty là nghêu, cá tra và tôm sú đông lạnh.
Năm 2006, Công ty được trao giải thưởng “2006 Business Excellence Awards” do Báo Thương mại, Thương mại Điện tử phối hợp cùng với Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế và các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha và Italy bình chọn.
Ban lãnh đạo.
Tên Chức vụ
Ông Đặng Kiết Tường Chủ tịch HĐQT
Ông Lê Bá Phương Phó Chủ tịch HĐQT
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lê Thành viên HĐQT
Ông Lương Thanh Tùng Thành viên HĐQT
Ông Lương Văn Thành Thành viên HĐQT
Ông Đặng Kiết Tường Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Văn Nhỏ Phó Tổng GĐ
Ông Nguyễn Xuân Hùng Phó Tổng GĐ
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lê Kế toán trưởng
Bà Võ Thị Thùy Nga Trưởng BKS
Bà Nguyễn Thị Hương Giang Thành viên BKS
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh Thành viên BKS
1. Lịch sử hình thành
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1977:Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh 22 được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977
1988 Xí nghiệp Đông lạnh 22 được đổi tên là Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản xuất khẩu Bến Tre (do sáp nhập giữa Xí nghiệp Đông lạnh 22 và Công ty Thủy sản Bến Tre)
1992 Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản xuất khẩu Bến Tre được đổi tên là Công ty đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre (AQUATEX BENTRE)
1993 Công ty đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre (QUATEX BENTRE) được phép xuất khẩu trực tiếp
1995 Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, SSOP, HACCP và được cấp code xuất khẩu vào EU: Code DL 22.
1999 Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre là hội viên của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP
05-2002 Công ty được tổ chức DNV - Na Uy cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000
01/12/2003 UBND Tỉnh Bến Tre có quyết định số 3423/QĐ-UB thành lập Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản bến Tre từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre
01/01/2004 Công ty chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần
2004 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
04/10/2005 Để tạo điều kiện cho Công ty được chủ động trong đầu tư phát triển SXKD, Công ty bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có (chiếm 51% vốn điều lệ) trên cơ sở các công văn số 1419/UBND-CN của UBND tỉnh Bến Tre ngày 20/07/2005 về việc phát hành cổ phiếu tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, công văn số 1922/UBND-CNTNMT của UBND tỉnh Bến Tre ngày 12/09/2005 về việc phê duyệt phương án bán cổ phần Nhà nước tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
22/05/2006 HĐQT Công ty đã thực hiện việc bán 500.000 cổ phần và chia cổ phiếu thưởng theo tỉ lệ 10:1 để nâng vốn điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 33 tỷ đồng. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5503-000010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp ngày 25/12/2003 được đăng ký thay đổi lần 2
06/12/2006 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép niêm yết số 99/UBCK-GPNY.
2006 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được trao giải thưởng “2006 Business Excellence Awards” do Báo Thương mại, Thương mại Điện tử (E-TradeNews) phối hợp cùng với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thị trường Tây Ban Nha và Italia bình chọn.
42 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3566 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tỷ suất lợi nhuận.
2. Phân tích tình hình công ty:
2.1. Phân tích theo mô hình SWOT:
a, Điểm mạnh:
- Nguồn vốn ổn định, máy móc thiết bị tương đối hiện đại đã và đang được đầu tư, vị thế, uy tín Công ty trên thương trường không ngừng được nâng cao.
- Chuỗi SX hoàn chỉnh, khép kín từ con giống cho đến thành phẩm xuất khẩu. Với 4 khu nuôi cá có tổng diện tích là 43,77 ha, Công ty là 1 trong số ít các Công ty có thể chủ động 100% nhu cầu cá nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, góp phần hạn chế được rủi ro đầu vào, kiểm soát tốt chi phí, chất lượng sản phẩm và đáp ứng kịp thời yêu cầu SXKD.
- chất lượng sản phẩm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Trong các năm qua cty đã tập trung chế biến và xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao và phân khúc cao cấp của thị trường nghêu và cá tra với giá bán ổn định. Khách hàng của cty chủ yếu là các chuỗi nhà hàng., siêu thị trực tiếp nhập khẩu sản phẩm để bán lẻ, nên thời gian thanh toán khá nhanh, ít bị ảnh hưởng bởi việc siết chặt tín dụng cũng như tình trạnh cạnh tranh phá giá vốn đang ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
- Phương thức kinh doanh chắc chắn. Công ty sản xuất đồng thời dc hai mặt hàng nghêu, cá tra với khả năng thay đổi cơ cấu mặt hàng theo từng thời điểm. Bên cạnh đó, quy mô công ty vừa phải nên thuận lợi trong việc ứng phó, xoay sở trước tình hình khó khăn.
- Khách hàng ổn định tại các thị trường nhập khẩu chính và dịch vụ khách hàng ngày càng hoàn thiện, được khách hàng đánh giá cao.
b,Điểm yếu:
- Cán bộ quản lý SXKD giỏi và công nhân lành nghề còn thiếu.
- Tỷ trọng hàng GTGT còn thấp.
c, Cơ hội:
- Sự phục hồi của nền kinh thế thế giới, đặc biệt của các nước đầu tàu như EU, Mỹ, Nhật giúp nhu cầu tiêu dùng các nước tăng mạnh.
- So với các ngành xuất khẩu khác thì thuỷ sản thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, trong đó nghêu , cá tra là các sản phẩm phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng , thay thế các loại sản phẩm cao cấp trên thị trường thế giới đang giảm mạnh nên ít bị tác động nhất của suy thoái kinh tế. Ngược lại , khi các dịch cúm A/H1N1 đang lan tỏa trên thế giới thì nhu cầu thực phẩm thủy sản lại tăng cao.
- Việt Nam có chương trình giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ được EU công nhận , là một trong bốn nước Châu Á được phép xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vào EU, nghêu Bến Tre là nghề cá đầu tiên ở ĐNA được cấp chứng nhận MSC, cty là doanh nghiệp đầu tiên ở Vn đạt tiêu chuẩn MSC CoC, sản phẩm nghêu càng ngày được ưa chuộng không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng, giá rẻ mà còn là sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn ATVSTP của EU, là sản phẩm đặc thù của cty có thị trường lớn, ít “ đụng hàng” với sản phẩm của các nhà máy khác trong nước và ít bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại của các nước nhập khẩu; nhiều nhà cung cấp, nhiều chuỗi siêu thị lớn trên thế giới đã đưa ra tuyên bố, trong vài năm tới sẽ chỉ bán sản phẩm chỉ có chứng chỉ bền vững của hội đồng biển quốc tế MSC. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của công ty không những giúp gia tăng sản lượng, hiệu quả xuất khẩu nghêu mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các tập đoàn bán buôn, bán lẻ quốc tế đã có cam kết ưu tiên sản phẩm có chứng nhận MSC, cũng như thâm nhập phân khúc thị trường đòi hỏi có nhãn hiệu sinh thái với số lượng khách hàng đang tăng dần.
- Ngành thủy sản tiếp tục là ngành được hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước về vốn, qui hoạch ngành cũng như hỗ trợ trong việc thâm nhập thị trường nhập khẩu. Tháng 11/2009 Thủ tướng Chính Phủ vừa phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng song Cửu Long đến năm 2020. Mục tiêu của đề án là phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh cao, phát triển nuôi cá tra ĐBSCL theo hướng công nghiệp , trở thành một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước.
d, Thách thức:
- Các nền kinh tế lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lại chính là các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam làm cho xuất khẩu thủy sản giảm, giá bán thấp, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính bền vững của xuất khẩu thủy sản.
- Ngày càng có nhiều nhà máy chế biến thủy sản ra đời dẫn đến sự cạnh tranh về nguồn lực do thiếu cán bộ quản lý và công nhân. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp cùng ngành về chất lượng dẫn đến giá bán giảm.
- Chi phí đầu vào như nguyên liệu, vât liệu phụ , tiền lương, giá thức ăn thủy sản… ngày càng tăng, trong khi giá bán giảm thấp làm giảm hiệu quả SXKD.
- Con giống không đảm bảo chất lượng, chưa được kiểm soát, nguy cơ suy thoái môi trường nuôi và dịch bệnh phát triển.
- Yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đang ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi phải thực hiện’” từ ao nuôi đến bàn ăn” và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
2.2. Phân tích chung:
a, Năng lực:
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu, cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính là nghêu, cá tra và tôm đông lạnh. Ngày 24/12/2006, chính thức niêm yết trên HCM Năm 2008, Công ty đã xuất khẩu đến 26 nước và lãnh thổ, trong đó EU tiếp tục là thị trường chiếm thị phần cao nhất, chiếm 70,53% giá trị xuất khẩu. Thị trường Mỹ chiếm 9,02%; Nhật chiếm 7% (so với năm 2007 là 4%) Xuất khẩu đạt sản lượng 8.486 tấn, với 2 nhóm sản phẩm chủ lực là nghêu (chiếm 24% về giá trị) và cá tra chiếm 72%. ABT là nhà xuất khẩu nghêu hàng đầu của Việt Nam, có lợi thế cạnh tranh rất lớn do đây là sản phẩm đặc thù, các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành không tập trung phát triển Ngoài ra, Công ty hiện đứng thứ 15 trong các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra – cá basa và đứng thứ 36 trong danh sách 100 các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam Nguồn nguyên liệu: Công ty có thuận lợi là nằm ngay vùng nguyên liệu Bến Tre, một trong những vùng có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước. Năm 2008, Công ty đã nâng quy mô diện tích vùng nuôi lên 60 ha để ổn định nguồn nguyên liệu cho hoạt động kinh doanh.
Đến hết quý III/2009, Công ty đã đạt 364 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch đề ra. Riêng lợi nhuận sau thuế, đến hết quý III/2009, Công ty đạt lợi nhuận ấn tượng 54 tỷ đồng. Trong năm 2010, Công ty cũng gặp những khó khăn ban đầu khi xuất khẩu sang thị trường EU, trong khi thị trường này lại đang chiếm tới 70% thị phần xuất khẩu của ABT.
Bên cạnh duy trì và phát triển quan hệ mua bán với khách hàng truyền thống tại Châu Âu, Mỹ, Nhật; công ty đã tích cực tìm kiếm, mở rộng khách hàng mới tại Đông Âu, một số nước Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ; đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; áp dụng nhiều biện pháp tiếp thị khác nhau như tham dự các Hội chợ Thủy sản Quốc tế, tiếp thị qua mạng internet, chuyên nghiệp các khâu báo giá chào hàng. Sản phẩm của công ty hiện đã được xuất khẩu đến 40 nước, lãnh thổ trên thế giới. EU là thị trường có yêu cầu khắt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc duy trì tỷ trọng cao thị trường EU trong nhiều năm liên tục cho thấy sản phẩm do công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng xâm nhập các thị trường khó tính khác.
- Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống kiểm soát nội bộ đối với toàn bộ các quá trình nghiệp vụ tại công ty, tăng cường các hoạt động quản lý về tài chính kế toán, nhân sự, thành phẩm vật tư, bán hàng,…
- Chú trọng xây dựng thương hiệu AQUATEX BENTRE, cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng, đáp ứng nhanh các yêu cầu khách hàng.
b, Phát triển và Đầu tư:
Công ty thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh và đạt được một số thành tích như sau
- Mạnh dạn đầu tư xây dựng vùng cung cấp nguyên liệu tôm, cá tra. Đến nay diện tích các trại nuôi cá, tôm do công ty quản lý đã đạt 94 ha. Do tập trung cao cho công tác tạo nguồn nguyên liệu nên nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu tại công ty luôn ổn định, sản lượng sản xuất năm sau cao hơn năm trước. - Triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất như điều độ sản xuất, thống kê, quản lý thành phẩm, vật tư, định mức tiêu hao nguyên liệu, chế độ thông tin báo cáo, bố trí lao động tại các công đoạn, sắp xếp hoàn chỉnh các dây chuyền sản xuất, sắp xếp vận hành hợp lý máy móc thiết bị, tập trung nâng cao tay nghề công nhân,... Đến nay, hầu hết cán bộ quản lý tại các phòng ban, phân xưởng đều đã học qua các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học tập trong và ngoài nước, công nhân trực tiếp sản xuất được bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
c, Hoạt động Marketing:
Phương thức Marketing: đã chuyển hẳn từ phương thức bán hàng thụ động sang chủ động, tự bước ra thị trường, tìm kiếm và thiết lập quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động như:
Tham dự các hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm: Vietfish – Việt Nam, Brussel – Bỉ, Boston – Mỹ, Polfish – Ba Lan…
Tiếp thị qua mạng internet
Duy trì website www.aquatexbentre.com
Quảng cáo trên tạp chí và website thương mại thủy sản quốc tế
Thực hiện các hình ảnh, CD, catalogue quảng cáo
Tận dụng mọi điều kiện, phương tiện để giới thiệu thế mạnh, khả năng, mặt hàng của công ty, chuyên nghiệp hóa các khâu báo giá chào hàng
Thiết lập quan hệ trực tiếp với các khách hàng đã từng mua hàng của Công ty thông qua các công ty môi giới thương mại, xây dựng uan hệ tốt với đội ngũ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng của các công ty nhập khẩu thủy sản có văn phòng tại TP.HCM.
Bên cạnh đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, xây dựng hệ thống quản lý, trong kinh doanh Công ty luôn chú trọng cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng, đáp ứng nhanh các yêu cầu khách hàng, chú trọng xây dựng marketing quan hệ nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, khuyến khích khách hàng tiếp tục duy trì mối uqn hệ kinh doanh với công ty, tăng cường sự trung thành của người mua thông qua làm việc gần gũi với khách hàng. Đây là yếu tố giúp Công ty đưa thêm được giá trị đi kèm sản phẩm và dễ dàng thuyết phục khách hàng chap nhận giá chào bán cao hơn trong thời gian qua.
3. Định hướng phát triển:
Hoạt đông nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới được công ty quan tâm thực hiện từ nhiều năm nay. Hiện công ty có một tổ phát triển gồm các thành viên từ phòng kế hoạch kinh doanh, ban quản đốc phân xưởng, tổ KCS. Trong các năm qua tổ đã nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm xuất khẩu mới từ nghêu, cá, tôm như nghêu nguyên con luộc, nghêu nguyên con tẩm gia vị, nghêu xuyên que, cá fillet, tôm xuyên que và hàng thủy sản tiêu thụ nội địa, nghiên cứu hoàn thiện các qui trình sản xuất tại công ty. Hiện tổ đang nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các mặt hàng GTGT từ nghêu, cá tra và tôm.
Đầu tư xây dựng vùng ương cá tra giống và nuôi cá tra nguyên liệu để ổn định nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến xuất khẩu.
Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và khả năng truy xuất sản phẩm
Nâng cao tỷ trọng hàng GTGT, tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu.
Chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu, đồng thời có các biện pháp chặt chẽ để giữ vững và nâng cao uy tín thương hiệu.
Giảm thiểu tối đa chi phí SXKD nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Sử dụng, qui hoạch , phát triển nguồn nhân lực với chiến lược phát triển sxkd của công ty.
4. Chiến lược phát triển:
4.1. Chiến lược hoạt động- Đầu tư xây dựng các trại nuôi tôm, cá chuyên nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu ổn định; duy trì đồng thời 3 nhóm sản phẩm (nghêu, cá, tôm); phát triển thêm thị trường xuất khẩu, trọng điểm là Bắc Mỹ, Đông Âu, Nam Mỹ, Trung Đông; xây dựng hệ thống tin học hoá công tác quản lý nhân sự, tiền lương, tồn kho, bán hàng. Công ty áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ) và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng).
4.2.Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Mục tiêu chủ yếu của công ty: quản lý tốt, giữ vưng đà tăng trưởng và nâng cao hiệu quả mọi mặt hoạt động.
a, Công tác nuôi:
- Hợp tác chuyển giao công nghệ ương cá giống với trung tâm giống thủy sản An Giang để cung cấp trong toàn hệ thống, đảm bảo kiểm soát chất lượng cá nuôi khép kín từ khâu con giống.
- Tiết kiệm các chi phí nuôi, lựa chọn nhà cung cấp thức ăn và thuốc thú y thủy sản tốt nhất. Xem giảm chi phí nuôi và nâng cao chất lượng cá nuôi là giải pháp cơ bản nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Tổ chức tốt vụ nuôi và tăng cường công tác quản lý tại các trại nuôi về vật tư, nhân sự, điều hành và qui trình kỹ thuật.
- Tiếp tục cải thiện kỹ thuật, gia tăng tỷ lệ sống cá nuôi.
b, Sản xuất chế biến.
- Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh, kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm chất lượng vi sinh sản phẩm.
- Duy trì sản xuất đồng thời 2 nhóm sản phẩm nghêu và cá tra, gia tăng tỉ lệ sp nghêu trong cơ cấu sp; mở rộng chủng loại và số lượng các mặt hàng chế biến có GTGT.
- Nâng cao năng suất và khai thác tối đa các thiết bị hiện có, khai thác tối đa công suất của nhà máy 1 cách có hiệu quả
c, Kinh doanh – XNK:
- Đẩy mạnh kinh doanh Xk nghêu, duy trì vị thế đứng đầu XK mặt hàng này tai VN, thâm nhập sâu vào thị trường, đặc biệt là tiếp cận các tập đoàn bán buôn bán lẻ quốc tế đã có cam kết ưu tiên sp có chứng nhận MSC; thâm nhập phân khúc thị trường có ý thức than thiện với môi trường; chú trọng tiếp thị, bán các sp tồn đọng trong SX
- Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá tiế thị tập trung vào đội ngũ quản lí chất lượng, hệ thống truy xuất, vùng nguyên liệu có kiểm soát và đạt chứng nhận quốc tế: cá GlobalGAP, nghêu MSC, năng lực đáp ứng các mặt hàng dài hạn, …
- Đảm bảo chất lượng sp và dịch vụ cao, giao hàng đúng hẹn, khả năng truy xuất nhanh, đáp wgs nhanh các yêu cầu khách hàng để có thể đưa thêm được giá trị kèm theo sp và dễ dàng thuyết phục khách hàng chấp nhận giá chào bán cao hơn.
- Tiếp tục giữ vững khách hang, thị trường XK truyền thống; thực hiện đa dạng hóa thị trường thông qua đổi mới và tăng cường công tác bán hàng, chú trọng các thị trường mới còn nhiều tiềm năng nhưn Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ.
d, Đầu tư – XDCB:
- Hoàn chỉnh các hạng mục XDCB tại công ty và cá trại nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGAP
- Đầu tư thêm băng chuyền luộc nghêu và máy nén cho PX, cải tiến hệ thống điện tại PX để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
- Quan tâm đúng mức đến công tác vận hành, bảo trì thường xuyên nhà xưởng và trang thiết bị, khách phục và cải tiến các điểm không phù hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao sản lượng và chất lượng sp.
e. Quản lý:
- Tăng cường cán bộ, kiện toàn bộ máy các bộ phận trực thuộc, xây dựng các văn hóa công đòng và văn hóa DN, nâng cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cá bộ và nhân viên.
- Nâng cao trình đọ quản lí và chất lượng công tác chuyên mon, phát huy tính tự chủ - tự chịu trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong toàn bộ hoạt đọng SXKD theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện tiết kiệm hợp lí hóa SX, nâng cao NSLĐ, kiểm soát chặt chẽ tình hình công nợ và tồn kho nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt đông SXKD đạt mức tối ưu.
- Duy trì hệ thống chất lượng hoạt đọng hiệu quả, phát huy hệ thống ERP, tăng cường các giải pháp quản trị và quản lí tiên tiến.
f. Tài chính:
- Theo dõi và quản lí chặt chẽ chi phí, danh mục tài sản và cơ cấu tài chính; tăng cường công tác kế toansd tài chính và kế toán quản trị nhằm phục vụ có hiệu quả công tác quản lý điều hành.
- Công khai, minh bạch tình hình tài chính, hướng công ty đến các chuẩn mực quốc tế, tiên tiến hiện đại, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
- Thực hiện các biện pháp sử dụng nguồn vốn tối ưu để nâng cao lợi nhuận.
g. Chính sách đối với người lao động và trách nhiệm XH:
- Hoàn thiện chính sách lao động, tuyển dụng, đào tạo nhằm phát triển và ổn định nguồn nhân lực của công ty.
- Xây dựng phong trào thi đua của từng đoàn thể gắng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại công ty trong từng thời điểm.
- Thực hiện tốt trách nhiệm XH thông qua việc tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, pháp luaatjn bảo đảm quyền lợi của người lao động và phát triển cộng đồng.
4.3. Chiến lược đầu tư và phát triển.
a, Chiến lược SXKD trong 3 năm tới:
- Đầu tư xây dựng các trại nuôi tôm, cá công nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho Công ty; củng cố hệ thống đại lý cung cấp nguyên liệu nghêu, cá tra và tôm; nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào.
- Duy trì sản xuất đồng thời 3 nhóm sản phẩm (nghêu, cá, tôm), đa dạng hoá mặt hàng, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, nâng cao tỷ trọng hàng GTGT để khai thác có hiệu quả lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ và các vùng nguyên liệu lân cận; nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và khả năng truy xuất sản phẩm.
- Củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển thêm các thị trường mới như Bắc Mỹ, Đông Au, Nam Mỹ, Trung Đông, tích cực phát triển thị trường nội địa để hạn chế rủi ro khi có thị trường nào biến động.
- Gắn việc xây dựng thương hiệu AQUATEX BENTRE với đảm bảo chất lượng sản phẩm và quảng cáo tiếp thị để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty.
- Duy trì các hoạt động kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả.
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhà xưởng theo hướng đầu tư chiều sâu, đồng bộ phù hợp với năng lực sản xuất.
- Xây dựng hệ thống tin học hoá công tác quản lý nhân sự, tiền lương, tồn kho, bán hàng v.v…; bổ sung, hoàn chỉnh các qui trình thủ tục quản lý nội bộ.
- Thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực như hệ thống tuyển mộ, sử dụng, phát huy người lao động với một chính sách tiền lương, chính sách động viên xứng đáng, kể cả chính sách thu hút người giỏi về làm việc tại Công ty.
- Thực hiện việc niêm yết cổ phiếu Công ty trên Thị trường Chứng khoán khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết.
b, Chiến lược tiếp thị:
• Tham dự các hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm: Vietfish – Việt Nam, Brussel – Bỉ, Boston – Mỹ, Conxema – Tây Ban Nha, Polfish – Ba Lan…
• Tổ chức tiếp thị qua mạng Internet, tìm kiếm khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu của khách hàng và Thương vụ Việt Nam tại các nước.
• Thực hiện nhiều hình thức tiêp thị ra nước ngoài như duy trì và phát triển website aquatexbentre.com, thực hiện các hình ảnh, CD quảng cáo, đăng quảng cáo trên một số tạp chí và website thương mại thủy sản quốc tế.
• Tận dụng mọi điều kiện, phương tiện để giới thiệu thế mạnh, khả năng, mặt
hàng của công ty như chào hàng chủ động, CD quảng cáo, catalo; chuyên nghiệp hóa các khâu báo giá chào hàng.
• Tranh thủ thiết lập quan hệ trực tiếp với các khách hàng đã từng mua hàng của công ty thông qua các công ty môi giới thương mại; xây dựng quan hệ tốt với đội ngũ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng của các công ty nhập khẩu thủy sản có văn phòng tại Tp.Hồ Chí Minh.
Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DN
Chỉ tiêu
2009
2008
Chênh lệch
%
DT bán hàng và cung cấp dv
544.094.049.870
473.427.696.297
70.666.353.579
14,93
Các khoản giảm trừ doanh thu
175.259.392
175.259.392
100%
Dtt về bán hàng và cung cấp dv
543.918.790.478
473.427.696.297
70.491.094.181
14,89
Gía vốn hàng bán
442.601.440.341
350.384.420.210
92.217.020.131
26,32
Ln gộp về BH và cung cấp DV
101.317.350.137
123.043.276.087
-22.725.925.950
-18.47
Dt hoạt động tài chính
36.606.101.661
22.447.286.087
14.158.815.574
63,08
Chi phí tài chính
293.058.025
81.296.613.309
-81.003.555.284
-99,64
chi phí lãi vay
1.905.165.741
4.634.818.959
-2.729.653.218
-58,89
Chi phí bán hàng
30.665.905.887
37.676.390.162
-7.010.484.280
-18,61
Chi phí qldn
6.686.006.303
4.595.633.213
2.090.373.090
45,49
Lợi nhuận thuần từ hđkd
100.278.481.583
21.921.925.490
78.356.556.073
357,43
Thu nhập khác
3.125.296.156
2.836.187.366
289.108.790
10,19
Chi phí khác
1.157.261.828
626.176.823
531.085.005
84,81
Lợi nhuận khác
1.968.034.328
2.210.010.543
-241.976.215
-10,95
Tổng ln kế toán trước thuế
102.246.515.911
24.131.936.033
78114579878
323,69
Chi phí thuế tndn hiện hành
11.312.231.476
1.546.167.500
9.766.063.970
631,63
Chi phí thuế tnnd hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế tndn
90.934.284.435
22.585.768.533
68.348.515.902
302,62
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
11.850
3.092
8758
283,25
Bảng 1:Báo cáo KQKD dạng so sánh ngang
Từ bảng 1 ta thấy:
-hầu như các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều tăng (chỉ trừ có lợi nhuận gộp là giảm)
-các khoản giảm trừ doanh thu tăng do hàng bán bị trả lại.điều này có thể do chất lượng sp k tốt hay do sp không phù hợp vs nhu cầu hiện tại của thị trường.
-doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 14,89 %,lợi nhuận trước thuế tăng rất nhiều 323,69%=>đây là một kết quả kinh doanh tốt
-xét về chi phí:do việc quản lí giá vốn hàng bán chưa hợp lí nên mức độ tăng của GVHB cao hơn nhiều so với doanh thu thuần(26,32% so với 14,89%).điều này là nguyên chính làm cho lợi nhuận gộp của cty giảm 18,47%
-trong khi đó chi phí tài chính của cty giảm mạnh 99,64%(chi phí lãi vay giảm 58,89%)=>mảng đầu tư tài chính của cty khá hiệu quả
1.phân tích doanh thu
* đánh giá tình hình thực hiện DTT:
D1=543.918.790.478,D0=473.427.696.297
∆D=D1-D0=70.491.094.181(tr.đ)=> %=70.491.094.181/473.427.696.297=0,1489(14,89%)
=>DTT tăng 70.491.094.181 tr.đ tương đương 14,89%
*nguyên nhân làm tăng doanh thu thuần:
- Theo như thuyết minh báo cáo tài chính ta có thể thấy doanh thu thuần tăng ở
+ Tăng doanh thu bán hàng(từ 48.683.331.008 lên 60.717.217.410)
+ Tăng doanh thu bán thành phẩm(từ 425.369.639.359 lên 483.364.384.360)
- Đây cũng được xem là mức tăng doanh thu cao tuy nhiên có một số nguyên nhân đã làm giảm sự tăng của doanh thu:
+giảm mạnh doanh thu cung cấp dịch vụ(từ 374.725.856 xuống 122.448.100)
+khoản giảm trừ doanh thu tăng,cụ thể là hàng bán bị trả lại tăng 175.259.392
=>các nguyên nhân khách quan ,chủ quan làm tăng doanh thu thuần
* Doanh thu thuần tăng là do sản lượng tiêu thụ tăng, theo như các báo cáo thì sản lượng tiêu thụ của ABT tăng 14,23% so với năm 2008,giá cả trên thị trường cũng tăng .Các nguyên nhân làm cho sản lượng và giá cả sản phẩm đều tăng .
+ Môi trường kinh tế ngày càng phát triển làm cho nhu cầu cuộc sống cao,con người đòi hỏi ăn sang hơn,ngon hơn,thủy hải sản trở nên cần thiết
+ Giá vốn hàng bán tăng cao làm giá hàng bán phải tăng theo nên làm tăng doanh thu thuần
2.phân tích chi phí,Lợi nhuận
* Chi phí liên quan đến doanh thu thuần :chi phí trực tiếp, chi phí bán hàng, chi phí qldn
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
1
Dtt từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
100%
100%
2
Giá vốn hàng bán
74,01
81,37
3
LN gộp
25,98
18,63
4
Chi phí bán hàng
7,96
5,64
5
Chi phí QLDN
0,97
1,23
6
Lợi nhuận từ HĐKD
4,63
18,43
Bảng 2:báo cáo KQKD dạng so sánh dọc(báo cáo KQKD đồng quy mô)
Từ bảng 2 ta thấy:
-Chi phí trực tiếp(GVHB):Giá vốn hàng bán tăng 26,32% so với năm 2008,tương ứng với 92217020131 triệu đồng , tỉ trọng chi phí giá vốn so với doanh thu tăng từ 74,01% lên 81,37% điều này nghĩa là nếu như năm 2008 cứ mỗi 100đồng DTT,cty phải chi 74,01 đồng cho GVHB thì đến năm 2009 cty sẽ phải chi 81,37 đồng cho GVHB .điều này có thê chấp nhận được khi trong năm2008, 2009 lạm phát cao , giá cả nguyên vật liệu tăng,chi phí nhân công tăng,.Do đó giá vốn hàng bán tăng là do ảnh hưởng từ nguyên nhân khách quan .Mặt khác sản giá vốn tăng do sản lượng tiêu thụ sp tăng .Tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu bán hàng (tăng 14,89%).Từ đó có thể kết luận công tác quản lí giá vốn của doanh nghiệp chưa hiệu quả .
Chi phí bán hàng :chi phí bán hàng giảm 18.61% tương ứng 7010484280 triệu đồng hay trong năm 2008 trong 100 đồng doanh thu doanh nghiệp phải bỏ ra 7,96đồng chi phí bán hàng ,đến năm 2009 chỉ phải bỏ ra 5,64 đồng ,tiết kiệm được 2,32 đồng . .Theo như các báo cáo trong năm 2009 ABT đã xuất khẩu được 9,785 tấn thành phẩm, tăng 14.23% so với năm 2008, .NHư vậy sản lượng tiêu thụ tăng ,trong khi chi phí bán hàng giảm ,điều này cho thấy công tác quản lí chi phí của doanh nghiệp rất tốt
Chi phí qldn:Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 45,49% tương ứng với 2090373090 triệu đồng .Hay nói cách khác trong năm 2008 trong 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra 0,97 đồng giá vốn ,sang năm 2009 doanh nghiệp phải bỏ ra 1,23 đồng ,chi phí tăng 0.26 đồng . điều này phản ánh cty đã chú trọng hơn đến công tác chất lượng của đội ngũ nhân viên quản lí,chi phí chuyên gia..... Tuy nhiên mức độ tăng của chi phí như vậy là quá lớn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần .,như vậy công tác quản lí chi phí của doanh nghiệp chưa tốt
Chi phí tài chính năm 2009 chi phí tài chính của cty giảm mạnh (đặc biệt là chi phí lãi vay) tới 99,64% so với năm trước,trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính tăng cao(tăng 63,08% so với năm trước).đây cũng là nguyên nhân làm tăng mạnh lợi nhuận của cty trong năm 2009..cty tập trung nhiều vào lĩnh vực đầu tư tài chính để tạo nguồn thu.và với các con số trên cty đang rất thành công trong lĩnh vực này .tuy nhiên cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro .Chi phí tài chính giảm là do trong năm 2009 nền kinh tế đang dần phục hồi , chi phí vay vốn theo đó cũng ổn định và giảm đáng kể so với năm 2008.
Lợi nhuận :Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng mạnh lên đến 357,53% so với năm 2008.Hay nói cách khác năm 2008 trong 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu về 4,63 đồng lợi nhuận, đến năm 2009 thu về 18,43 đồng lợi nhuận .Lợi nhuận tăng trưởng vượt kế hoach ,đây là một sự thành công lớn của doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế tăng 302,62% so với năm 2008.Lợi nhuận này có được chủ yếu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp còn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thì giảm
Kết luận :Doanh nghiệp đang hoạt động tốt ,lợi nhuận tăng trưởng ,tuy nhiên lợi nhuận này chủ yếu có được từ hoạt động tài chính do đó không mang tính chất ổn định và bền vững .Doanh thu từ bán hàng của doanh nghiệp tăng nhưng lợi nhuận từ bán hàng giảm do công tác quản lí chi phí chưa tốt ,chi phí quản lí và chi phí giá vốn tăng cao
Phân tích khái quát sự biến động tài sản nguồn vốn.
A.Nợ phải trả
11.145
17.98
1.Nợ ngắn hạn
11.145
17.98
-vay và nợ ngắn hạn
4.37
8.23
-Phải trả người bán
5.32
1.564
-Người mua trả tiền trước
0.075
0.208
-Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
0.117
1.991
-Phải trả người lao động
0.767
1.645
-Các khoản phải trả ,phải nộp ngắn hạn khác
0.495
4.334
2.Nợ dài hạn
-
-
B.Vốn chủ sở hữu
88.855
82.02
1.vốn chủ sở hữu
88.69
80.57
2.Nguồn kinh phí và quỹ khác
0.163
1.44
Tổng nguồn vốn
100
100
*.So sánh cơ cấu tài sản ,nguồn vốn của ABT theo thời gian .
Về tài sản :Tài sản ngắn hạn có chiều hướng tăng mạnh từ năm 2008-2009.Năm 2008 TSNH chiếm 43,44% trong tổng tài sản ,đến năm 2009 TSNH chiếm đến 69.91% trong tổng tài sản .Tài sản ngắn hạn tăng do tăng các khoản tiền mặt,Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng ,các khoản phải thu ngắn hạn tăng.Còn hàng tồn kho và TSNH khác giảm .Cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đang rất tốt ,hàng bán được làm cho HTK giảm ,thu về nhiều tiền mặt Đông thời viêc tăng tỉ trọng tài sản ngắn hạn nằm ở các tài sản có tính thanh khoản cao sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thanh toán khi các khoản nợ đến hạn ,tạo ấn tượng tốt cho các đợt huy động vốn tiếp theo .
Tài sản dài hạn Có tỉ trọng giảm .Năm 2008 TSDH chiếm 56.55% trong tổng tài sản ,đến năm 2009 TSDH chỉ chiếm 30.08%..Tài sản dài hạn giảm do giảm tài sản cố định ,giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn ,tài sản dài hạn khác cũng giảm .Việc giảm tài sản cố định ,nếu như là các tài sản vẫn đang dùng cho việc sản xuất có thể dẫn đến giảm quy mô hoạt động của doanh nghiệp ,nếu là việc thanh lí ,nhượng bán tài sản đã hết khấu hao ,hoặc không còn sử dụng đc thì sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp .
Về nguồn vốn :Tỉ trọng nợ phải trả tăng .Năm 2008 nợ phải trả chiếm 11.145%trong tổng nguồn vốn ,đến năm 2009 nợ phải trả chiếm 17.98%.Nợ phải trả tăng do tăng nợ ngắn hạn , các khoản vay nợ dài hạn không có .
Tỉ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm .NĂm 2008 vốn chủ sở hữu chiếm 88.855% trong tổng nguồn vốn ,năm 2009 vốn chủ sở hữu chiếm 82.02% .vốn chủ sở hữu giảm do vốn góp của chủ sở hữu giảm còn nguồn kinh phí khác tăng .
Vay nợ tăng và vốn chủ sỏa hữu giảm ,tuy nhiên vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với nợ phải trả ,do đó cơ cấu vốn của doanh nghiệp vẫn đảm bảo an toàn .
*.SO sánh Cơ cấu tài sản ,nguồn vốn của ABT với các doanh nghiệp khác cùng nghành xnk thủy sản.
Bảng cân đối kế toán đồng quy mô các doanh nghiệp trong nghành xnk thủy sản
Ngày 31/12/2009 Đơn vị:%
Các chỉ tiêu
ctycp Thủy sản Mê Kong(AAM)
công ty cp thủy sản Bạc Liêu(BLF)
ctcp thủy sản Cửu Long An Giang (ACL)
cty cp thủy san Bến Tre(ABT)
A.Tài sản ngắn hạn
76,72
55,67
73,38
69,91
I.Tiền và các khoản tương đương tiền
35,29
2,97
10,368
16,82
1.Tiền
10,684
2,97
10,368
16,82
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn
3,25
5,843
8,17
III.Các khoản phải thu ngắn nh
21,675
26,86
37,74
29,26
1.Phải thu khách hàng
18,54
19,029
33,14
19,498
2.Trả trước cho người bán
1,36
6,94
4,44
2,26
3.Phải thu khác
1.77
2,09
0,149
7,5
IV.hàng tồn kho
14,34
21
18,35
15,31
1.Hàng tồn kho
14,34
21,08
18,35
17,25
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-
(0,08)
1,93
V.tài sản ngắn hạn khác
5,408
1,57
1,077
0.328
1.chi phí trả trước ngắn hạn
-
0.628
0,13
0.015
2.thuế GtGT được khấu trừ
1,15
0,58
0,922
0,235
3.thuế và các khoản khác phải thu nhà nước
0.02
0,0579
-
-
4.tài sản ngắn hạn khác
4,236
0,306
0,025
0,077
B.tài sản dài hạn
23,27
44,32
26,61
30,08
I.Tài sản cố định
20,09
41,225
24,09
9,77
1.Tài sản CĐ hữu hình
11,483
37,82
20,68
8,33
-NG
18,032
45,9
23,738
14,28
-GT hao mòn lũy kế
(6,54)
(8,082)
(3,051)
(5,94)
2.Tài sản CĐ cho thuê tài chính
3.Tài sản CĐ vô hình
1,42
-NG
1,504
-GT hao mòn
(0.0832)
4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
3,38
1,375
3,41
0.02
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
2,77
1,094
1,954
12,16
V.tài sản dài hạn khác
0,404
0,2
0.11
8,14
Tổng tài sản
100
100
100
100
A,Nợ phải trả
13,66
78,61
71
17,98
I.Nợ ngắn hạn
11,15
70,42
65,77
17,98
1.Vay và nợ ngắn hạn
-
59,93
51,42
8,23
2.Phải trả người bán
6,17
5,39
11,25
1,564
3.Người mua trả tiền trước
0,55
0,312
0,227
0,208
4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
2,81
1,161
1,131
1,991
5.Phải trả người lao động
0,72
0,545
1,118
1,645
B.nguồn vốn chủ sở hữu
86,33
21,38
28,95
82,02
I.Vốn chủ sở hữu
83,62
21,28
27,87
80,57
II.Nguồn kinh phí khác
2,71
0,099
1,074
1,44
tổng nguồn vốn
100
100
100
100
Nhận xét:ABT có tỉ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 69,91%.,so với các doanh nghiệp k thì đây la mức hợp lí,ABT chỉ đứng sau ACL.và AAM,tuy nhiên tiền mặt của ABT chiếm tỉ trọng cao nhất (16,82%)so với các doanh nghiệp còn lại ,AAM là 10,68.,BLF là 2,97%,ACL là 10,36..%.Điều này sẽ giúp tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi các khoạn nợ đến hạn.
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp có giảm so với kì trước nhưng vẫn ở mức cao so với các doanh nghiệp khác ,ABT là 30,08% chỉ đứng sau BLF là44,32%.Tuy nhiên tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp 9,77%,trong khi AMM là 20,09%,BLF là 41,225%,ACLla 24,09%..Tài sản dài hạn thấp trong khi đầu tư tài chính dài hạn cao (12,16%),AAM là 2,77%,BLF là 1,094%.ACL là 1,954%..Điều này cho thấy cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp nhiều rủi ro .
Nợ phải trả của ABT chiếm tỉ trọng thấp 17,98%.trong khi BLF là 78,61%ACL là 71%..Nguồn vốn chủ sở hữu cao chỉ đứng sau AAM .Điều này cho thấy doanh nghiệp có mức độ tự chủ về mặt tài chính cao,tiềm lực tài chính lành mạnh.
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
1. Vốn lưu động thường xuyên:
+ Đầu năm: 343126 - 218383 = 124743
VLĐTX / NCVLĐ = 124743 / 120237=1.037
+ Cuối năm: 440455 - 161579 = 278876
VLĐTX/NCVLĐ=278876/18885=14.74
Đây là doanh nghiệp xk thủy sản ,có tỉ trọng tscđ thấp.ts nh chiếm tỉ trong cao do đó nguồn vốn dài hạn nên tài trợ hết tài sản ngắn hạn tạm thời và tài sản ngắn hạn thường xuyên .Nhận thấy ở cả 2 năm VLĐTX đều tài trợ hết nhu cầu vốn lưu động
và còn dư thừa ,đến cuối năm mức độ dư thừa càng lớn
Đầu năm doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn là 124743 triệu đồng, cuối năm là 278876 triệu đồng.
Vốn lưu động thường xuyên tăng 154133 triệu đồng thể hiện nguồn vốn dài hạn dùng để đầu tư cho tài sản ngắn hạn tăng. Điều này là do nguồn vốn dài hạn tăng 97329 triệu đồng làm vốn lưu động thường xuyên tăng. Bên cạnh đó tài sản dài hạn lại giảm 50939triệu đồng cũng làm vốn lưu động thường xuyên tăng.
Bảng 1: Sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động thường xuyên
Tài sản dài hạn
_ tài sản cố định
+ tài sản cố định hữu hình
nguyên giá
GTHM
+ TSCĐ vô hình
NG
GTHM
+ Chi phí XDCB dở dang
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
+ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
+ đầu tư dài hạn khác
-Tài sản dài hạn khác
Chênh lệch
3024
4761
10716
(5955)
242
439
(197)
(1980)
(56895)
(40,797)
(97691)
2932
Nguồn vốn dài hạn
*Nợ dài hạn
* Vốn CSH
_ Vốn chủ sở hữu
+ Vốn đầu tư của CSH
+ thặng dư vốn cổ phần
+ quỹ đầu tư phát triển
+ Quỹ dự phòng tài chính
+ LN chưa phân phối
_nguồn kinh phí và quỹ khác
Chênh lệch
-
97,329
-
90196
32397
(1223)
11312
1592
21234
7133
Cộng
(50939)
Cộng
97329
Nguồn vốn dài hạn tăng do vốn chủ sở hữu tăng. Vốn CSH tăng 97,329 triệu đồng tương đương với 28,37% chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng mạnh mặc dù thặng dư vốn cổ phần giảm.Điều này cho thấy DN đag có uy tín trên thị trường ,được các nhà đầu tư tin tưởng vì vậy mà họ sẵn sàng đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp . Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng mạnh và đổi dấu,viêc trích lập các quỹ đều tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang đi lên và có hiệu quả rất tốt và cao hơn nhiều so với năm trước.
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm không phải do quy mô sản xuất của doanh nghiệp bị thu hẹp (vì tài sản cố định tăng 4761 triệu đồng) mà chủ yếu là do các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm mạnh và sự tăng của chi phí XDCB dở dang-> doanh nghiệp thu hẹp lĩnh vực đầu tư tài chính, quản lý chi phí không tốt. Tài sản cố định tăng có thể do doanh nghiệp mua sắm thêm các tài sản mới, tu bổ, sữa chữa, nâng cấp tài sản.
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp an toàn, ít rủi ro.
2. Nhu cầu vốn lưu động:
+ Đầu năm: (58379 + 83990 + 4029) - (43038-16877) = 120237
+ Cuối năm(82261 + 1763 + 157158) – ( 96549 – 44225) =188858
Nhu cầu vốn lưu động cuối năm tăng lên 68,621 triệu đồng tương đương với 57,07% . Với doanh thu thuần của doanh nghiệp năm nay tăng hơn so với năm trước là 70,491 triệu đồng ,tương đương với 14.88%.Tốc độ tăng của doanh thu > tốc độ tăng của NCVLĐ.
Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp chưa tốt Tuy nhiên để có biện pháp quản lý tốt hơn các loại tài sản ngắn hạn, các khoản nợ cần làm rõ nguyên nhân của việc tăng này.
Bảng 2. Sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ
Tài sản kinh doanh
_Phải thu ngắn hạn
_Hàng tồn kho
_TS ngắn hạn khác
Chênh lệch
98779
-1729
-2263
Nợ kinh doanh
_Phải trả người bán
_Người mua trả tiền trước
_Thuế và các khoản phải nộp NN
_Phải trả người LĐ
_Các khoản phải trả, phải nộp khác
Chênh lệch
7854
829
10242
5873
21365
Cộng
+94,787
Cộng
+46,163
Qua bảng trên ta thấy do tài sản kinh doanh của doanh nghiệp tăng đã làm cho nhu cầu vốn lưu động tăng 94787 triệu đồng . Bên cạnh đó nợ kinh doanh cũng tăng làm cho nhu cầu vốn lưu động giảm 46163 triệu đồng song do tốc độ tăng của nợ kinh doanh nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản kinh doanh nên vẫn làm cho nhu cầu vốn lưu động tăng 68621 triệu đồng.
Sự tăng lên của tài sản kinh doanh chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn, hang tồn kho và tài sản ngắn hạn khác giảm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng có thể do chính sách nới lỏng tín dụng của doanh nghiệp , phương thức bán hàng có hiệu quả, Hàng tồn kho giảm là do DN.bán được nhiều hàng hơn.
Nợ kinh doanh tăng do phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải trả, phải nộp khác, phải trả người lao động tăng. Điều này có thể do DN có uy tín nên được hưởng các điều kiện ưu đãi từ bạn hàng. Và cũng có thể là do kỷ luật tài chính của DN đối với các khoản thuế và các khoản phải nộp NN không tốt vì DN có tiền nhưng chưa thanh toán.
3. Vốn bằng tiền:
+ Đầu năm : 124,743 - 120,237 = 4,506
+ Cuối năm: 278,876 - 188,858 = 90,018
Doanh nghiệp đang trong tình trạng dư thừa ngân quỹ, khi đến hạn trả nợ thì sẽ có khả năng thanh toán.
Mối quan hệ giữa VLĐTX và nhu cầu VLĐ
31/12/2008
VBT (4,506)
Vốn LĐTX
(124,743)
Nhu cầu VLĐ
(120,237)
31/12/2009
VBT (90,018)
Vốn LĐTX(278,876
Nhu cầu VLĐ(188,858)
Nhu cầu vốn lưu động đươc tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn.
Kết luận : DN có một cơ cấu vốn an toàn ,NVDH không những đủ để tài trợ TSDH mà còn tài trợ hết TSNH,đồng thời vẫn còn dư thừa .Tuy nhiên cũng cần phải giải tỏa bớt nguồn vốn dư thừa để đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao hơn .
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang tiến triển rất tốt,hàng hóa bán được ,lợi nhuận gia tăng .
VII. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
1. Năng lực hoạt động của Công ty XNK Thủy sản Bến Tre
Căn cứ những chỉ tiêu trong bảng trên ta có thể nhận xét về năng lực hoạt động của công ty XNK Thủy sản Bến Tre như sau:
Nhìn một cách khái quát cả hai năm ta thấy chỉ có chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu là biến động khá mạnh. Các chỉ tiêu còn lại cúng có sự biến động khá lớn. Có thể thấy rằng trong hai năm này năng lực hoạt động của DN biến động khá mạnh. Cụ thể:
Vòng quay các khoản phải thu của DN không cao và có xu hướng giảm rất mạnh ( chênh lệch tới 4,65). Dựa vào chỉ tiêu kì thu tiền trung bình ta có thể thấy thay đổi này chủ yếu từ khoản phải thu tăng do nợ tồn đọng khách hàng tăng quá cao( tăng tới 60,44 ngày). DTT có tăng song khồng nhiều so với nợ tồn đọng ( DTT tăng 14,89% trong khi phải thu ngắn hạn tăng 169,12% )
Như vậy dễ dàng nhận thấy đây không phải là do chính sách bán hàng của DN để tăng thị phần mà là do lỗi trong quản lý nợ của DN. Khoản phải thu tăng ở đây chủ yếu đến từ khoản phải thu khách hàng đã tăng tới 6.979.698.032 VNĐ. Nguyên nhân ở đây có thể là do công ty gặp rắc rối trong việc xuất khẩu do các công ty Mĩ kiện Việt Nam về mặt hàng tôm cá xuất khẩu.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm -19.66 vòng, vòng quay hàng tồn kho tăng 1,21 vòng. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho lớn hơn là do giá vốn hàng bán tăng 26,32% chứ không phải do ảnh hưởng trong việc quản lý hàng tồn kho.(hàng tồn kho giảm không đáng kể 2,06% nhưng là do dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng nên). Điều này cũng cho thấy chính sách quản lý hàng tồn kho của DN không được cải thiện.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng nhưng không phải do DN sử dụng TSCĐ tốt hơn( Vì máy móc của DN còn cũ và lạc hậu, công suất thấp hay hư hỏng và chi phí sửa chữa lớn- theo nội dung trong thuyết ming báo cáo tài chính). Tuy DN có đầu tư vào máy móc thiết bị nhưng TSCĐ của DN giảm 6.11%. Mặt khác giá của sản phẩm của DN lại giảm trong khi DT tăng và các khoản phải thu tăng quá lớn → việc tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ này cũng không phải là dấu hiệu tốt.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản không đổi.
Kết Luận: Năng lực hoạt động của DN nhìn chung không tốt đặc biệt là trong công tác quản lý trong khâu bán hàng và thu nợ. Công tác quản lý hàng tồn kho không phát triển.
2.Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn.
Ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN có xu hướng giảm nhẹ song vẫn ở mức rất cao. Khả năng thanh toán nhanh và thanh toán ngay tăng khá nhiều. Thông thường điều này thể hiên khả năng thanh toán nhanh của DN như vậy là tốt. Tuy nhiên dựa trên chỉ tiêu phân tích trong mục năng lực hoạt động của công ty thì ta thấy mức tăng của hai chỉ tiêu này chủ yếu là do khoản phải thu tăng và ĐTTC tăng ( ĐTTC tăng tới 170.31%) Do đó, dù thông số các chỉ tiêu này khá tốt song thực tế khả năng thanh toán của DN không cao.
Nguyên nhân có thể nói rằng khoản phải thu và ĐTTC có khả năng chuyển hóa thành tiền là rất thấp nên không thể đáp ứng khả năng thanh toán ngắn hạn được
Trong thuyết minh BCTC công ty có nêu nguyên nhân của việc tăng ĐTTC là do đơn cị tăng cường tập trung vào đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Trong khi đó đây lại là DN sản xuất và đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn và đầu ra của sản phẩm. Rõ ràng DN cần có những chính sách mới khắc phục và cải thiện lĩnh vực kinh doanh của mình thay vì tập trung quá cao về ĐT chứng khoán.
Kết luận: Cũng như trên đã nêu, DN cần quản lý tốt các khoản phải thu của mình và nên cân nhắc trong quyết định đầu tư. Sự độc lập trong HĐKD của DN không cao vì khả năng thanh toán ngắn hạn kém sẽ dẫn tới sự phục thuộc của DN.
3. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Ta thấy tỷ số nợ và tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH rất thấp. Tỷ lệ nguồn vốn từ bên ngoài trong tổng nguồn vốn của DN thấp 18% tuy có tăng nhưng tăng không nhiều. Điều này cho thấy tuy khả sự độc lập trong HĐKD của DN không cao do ảnh hưởng từ khoản phải thu quá lớn nhưng nguồn vốn DN lại ít bị phụ thuộc bởi bên ngoài. Tuy nhiên điều này không hẳn là tốt vì đôi khi sự chiếm dụng vốn sẽ đem đến cho DN lợi nhuận lớn.
Tỷ suất tự tài trợ của DN khá cao song có xu hướng giảm.Khả năng tự tài trợ của DN chủ yếu là từ tăng vốn đầu tư của CSH.
Nợ dài hạn của DN cả hai năm đều bằng 0. Việc đầu tư vào sản xuất của DN trong 2 năm nhìn chung là rất thấp. Rõ ràng DN đang lơi lỏng trong lĩnh vực kinh doanh chính của mình.
Tỷ suất tự tài trợ TSDH của DN lại khá cao ( cả hai năm đều lớn hơn 1). Nguyên nhân là do TSDH của DN giảm trong khi VCSH lại tăng ( TSDH giảm 26,1%, VCSH tăng 28,37% nhưng chủ yếu là tăng do vốn đầu tư của chủ sở hữu).
Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay tăng mạnh do tổng LN trươc thuế tăng tới 323,60%. LN của DN tăng mạnh là do chủ yếu từ hoạt động tài chính.
Phân tích khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của công ty XNK thủy sản Bến Tre:
Dựa vào bảng số liệu ta thấy tỷ suất LN hoạt động BH và cung cấp DV giảm mạnh nhưng tỷ suất LN doanh thu lại tăng đáng kể. Điều này là do hoạt động ĐTTC trong năm của DN được tập trung mở rộng và khá thành công . Tỷ suất LN trên DT cao do DT từ HĐTC cao và tăng mạnh trong năm 2009.
Hiệu quả sử dụng TS cua DN cũng nếu dựa trên số liệu trong bảng thì có thể thấy được là nó khá tốt. Tuy nhiên trong lợi nhuận đã tính thì trong đó LN từ ĐTTC chiến chủ yếu. Do vậy không thể khẳng định DN sử dụng TS có hiệu quả hơn được.
Chỉ tiêu LN vốn CSH tăng khá mạnh nó cho thấy so với năm 2008 thì cứ 100 đồng VCSH đem đi đầu tư trong năm 2009 sẽ thu được thêm 14,06 đồng LN. Như vậy tình hình sử dụng vốn tạo LN của DN được tuy nhiên năm 2008 LN đem lại trên VCSH là quá thấp, đây có thể là do ảnh hưởng chung của khủng hoảng toàn cầu. Năm 2009 có dấu hiệu phục hồi do DN đầu tư mạnh vào lĩnh vực tài chính.
Phân tích Dupont
a. Phân tích tỷ suất lợi nhuận tổng TS theo phương pháp Dupont
Năm 2009: ROA =Tỷ suất LN trước thuế trên DT* Hiệu suất sử dụng TS
17.52% = 17.52% * 0.01
Năm 2008:
4.84% = 4.84% * 0.01
Nhận xét: LN tổng TS tăng 262% do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất LN trên DT
Nhân thấy tỷ suất LN trên DT tăng làm cho LN tổng TS tăng:
(17.52% - 4.84%) * 0.01 = 12.68%
Hiệu suất sử dụng TS không đổi nên không ảnh hưởng tới chỉ tiêu trên.
b.Phân tích tỷ suất lợi nhuận vốn CSH theo phương pháp Dupont
Năm 2009: ROE = Tỷ suất LN trên DT * Hiệu suất sử dụng TS* VCSH
21.52% = 17.52% * 0.01 * 1.22
Năm 2008:
5.4208% = 4.84% * 0.01 * 1.12
Nhận xét: ROE tăng 297% là do 2 yếu tố thay đổi là Tỷ suất LN trên DT và VCSH. Trong đó VCSH tăng làm cho ROE tăng:
17.52% * (1.22 – 1,12 ) = 1,752%
Như vậy mặc dù cả 2 yếu tố đều có ảnh hưởng tới ROE nhưng tỷ suất LN trên DT có tác động nhiều hơn tới sự thay đổi này. Chứng tỏ hiệu quả đem lại lợi nhuận trên VCSH tăng chủ yếu là do Dn đầu tư vào HĐTC.
VIII. Phân tích lưu chuyển tiền tệ
1.Tóm tắt các luồng lưu chuyển tiền của công ty XNK Thủy Sản Bến Tre
Đơn vị tính: VND
2008
2009
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
15.531.322.599
(21.226.382.695)
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT
(7.271.799.792)
52.808.214.287
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC
(19.244.727.803)
55.541.543.488
Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hôí đoái
(79.794.139)
(1.911.446.697)
Tiền tăng(giảm) trong năm
(11.064.999.140)
8521192837
Các luồng lưu chuyển tiền của cty XNK thủy sản Bến Tre trong hai năm 2008 và 2009 được tóm tắt trong bảng trên .Các số liệu trên cho thấy nguồn tiền chính của cty XNK thủy sản Bến Tre năm 2009 là từ hoạt động tài chính ,trong khi nguồn tiền chính năm 2008 là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp là hoạt đọng tạo tiền cơ bản của doanh nghiệp nhưng trong năm 2009 nguồn tiền dung cho sản xuất kinh doanh không hề tăng thêm do các khoản phải thu chưa thu được quá nhiều
. Mặc dù luồng tiền chính năm 2008 là luồng tiền từ HĐSXKD nhưng luồng tiền này không thể tài trợ cho chi phí đầu tư và chi phí tài chính điều này giải thích cho sự mất cân bằng lớn trong luồng tiền của công ty.Sang năm 2009 hoạt động kinh doanh của công ty không làm cho luồng tiền tăng thêm vì các khoản phaỉ thu của công ty này quá nhiều mà chưa thu được theo báo cáo thuyết minh tài chính V.03 thì các khoản phải thu chưa thu được chủ yếu là các khoản phải thu trong nước.
2.Các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển từ HĐKD
a.mối quan hệ giữa chỉ tiêu dòng tiền thuần từ HĐKD với LN thuần HDKD
LNTHĐKD=DTHĐKD-CFHDKD
P=(CR+NCR)-(CC+NCC)
C=P-(NCR-NCC)
Trong đó doanh thu không bằng tiền năm 2009 lớn hơn năm 2008 rất nhiều do doanh nghiệp bán chịu hơn gấp 3 lần so với năm 2008.
Ngoài ra các chi phí không bằng tiền của công ty này cũng rất thấp nguyên nhân là do các khoản phải thu khó đòi không được trích lập dự phòng.Từ các vấn đề nêu trên làm cho lợi nhuận của công ty không được đánh giá cao.
b.LNST và lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
Năm 2008
Năm 2009
LNST
22.585.768.533
90.934.284.435
lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
15.531.322.599
(21.226.382.695)
Nhìn vào bảng trên ta thấy LNST lớn hơn tiền thuần từ HĐKD và chênh lẹch này càng lớn so với năm 2008 điều này chứng tỏ chất lượng lợi nhuận của công ty là khá thấp,số tiền thực thu về từ hoạt động kinh doanh thấp chủ yếu là các khoản phải thu do bán chịu vẫn chưa thu được.
3,Đánh giá nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Năm 2008
Năm 2009
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT
(7.271.799.792)
52.808.214.287
Tiền thu về từ hoạt động đầu tư của công ty tăng lên so với năm 2008
+ Năm 2008 tiền từ hoạt động này đang được sử dụng để mua 1 lượng cổ phiếu và trái phiếu lớn (theo thuyết minh báo cáo tài chính V.09)
+ Năm 2009 lượng cổ phiếu được đầu tư ở năm trước đã được bán đi vì thế nguồn tiền thu về trong năm 2009 của hoạt động này khá lớn
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Cổ phiếu
3.799.627
155.340.769.578
2.212.811
59.465.044.080
Trái phiếu
51.940
4.255.650.400
29.680
243.983.898
Các khoản đầu tư của năm 2008 được tài trợ từ hđsxkd ngoài ra con có các khoản đi vay ngăn hạn khác.
4.Các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ HĐTC
Năm 2008
Năm 2009
Lưu chuyển tiền từ HĐTC
(19.244.727.803)
55.541.543.488
Theo thuyêt minh báo cáo tài chính thì năm 2008 công ty đã bỏ ra 1 khoản chi phí khá lớn để phát hành cổ phiếu huy động vốn từ các cổ đông vì thế năm 2008 luồng tiền âm,nhưng đến năm 2009 khi lượng vốn cần thiết đã được huy động thì đem lại lượng vốn lớn cho công ty.Ngoài số tiền thu về từ phát hành cổ phiếu công ty con vay 1 số tiền tương đối của các ngân hàng như ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển_CN Bến Tre.
IX, Kết luận chung.
Nhận xét chung về tình hình tài chính của DN.
Công ty XNK thủy sản Bến Tre có cơ cấu vốn CSH khá chắc chắn do nguồn vốn góp của các chủ đầu tư khá lớn. Do vậy DN sẽ chủ động hơn và ít bị ảnh hưởng bởi sức ép trả nợ và lãi vay do sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài. Cơ cấu vốn của DN khá mạnh.,và an toàn
Lĩnh vực kinh doanh chính của DN là XNK thủy sản trì trệ,mặc dù doanh thu vẫn tăng trưởng nhưng lợi nhuận không có.Tuy nhiên nếu đứng trong bối cảnh nền kinh tế trong năm 2009, thương mại toàn cầu suy yếu và sự giải tỏa bớt lượng dự trữ của các nhà kinh doanh. Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính tiếp tục tác động đến thị trường tiêu thụ thủy sản, khiến hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nghành thủy sản thời kì này. .
Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào ĐTTC và đây là nguồn đem lại lợi nhuận chính cho DN trong thời kì này. Đây chủ yếu là ĐTTC ngắn hạn.
Việc quản lý nợ của DN rất kém, nhất là đối với các khoản phải thu khách hàng. DN chưa có chính sách cụ thể để dự phòng rủi ro cho các khoản phải thu này.
TSCĐ của DN biến động không nhiều,và tỉ trọng TSCĐ thấp hơn so với các doanh nghiệp khác . Cơ sở vật chất của Dn không tốt và chưa được đầu tư phù hợp. Tuy Dn có chính sách mua mới máy móc thiết bị nhưng việc đầu tư vào lĩnh vực này không nhiều. Máy móc cũ lạc hậu vẫn còn nhiều.
Công tác quản lý nợ của DN khá tốt. Nợ dài hạn trong cả hai năm đêì bằng 0. Nợ ngắn hạn tăng không nhiều. Tuy nhiên khả năng chủ động trong đầu tư của DN không cao. Vốn bị tồn đọng trong các khoản phải thu lớn.
2. Đề xuất cải tiến
DN cần có chính sách trong việc quản lý các khoản phải thu tốt hơn
Cần tập trung hơn nữa trong việc cải thiện và phát triển hoạt động kinh doanh chính của mình thay bằng việc chỉ tập trung vào ĐTTC
Đổi mới máy móc thiết bị, nhà xưởng để nâng cao chất lượng sản phẩm
Có chiến lược phát triển mới đáp ứng thay đổi phù hợp với thời kì hội nhập
Tìm kiếm mở rộng thị phần ở những thị trường mới...
Cải thiện chất lượng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế, muốn vậy cần quản lý thật kĩ nguồn nguyên liệu đầu vào..
Đánh giá mức độ tham gia của các thành viên:
Tên
Điểm đánh giá
Lê Thị Duyên
10
Phạm Thị Linh
10
Đào Thị Hồng Nhung
9
Nguyễn Phương Dung
8
Đặng Thị Thu Thủy
8
Phạm Thị Thương
6
Trần Thu Hà
9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 165.doc