LỜI MỞ ĐẦU ¶ 1. Lý do chọn đề tài:
“Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh, hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường”. Hoà vào xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, một sân chơi đầy năng động, có nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm thách thức. Thực tiễn này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có tình hình tài chính một cách có hiệu quả nhất để có thể tồn tại, đứng vững trên thị trường. Bởi vì thế tài chính là điều kiện “cần” cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vấn đề tạo tài chính không phải đơn giản và làm sao để Công ty hoạt động có hiệu quả lại càng khó khăn hơn. Vì thế, doanh nghiệp phải hiểu rõ tình hình tài chính của mình, sự biến động thị trường để có hướng sử dụng hợp lý sao cho đồng vốn được sinh lời.
Qua thực tiễn thực tập tại Công ty, thấy được tầm quan trọng của vốn nên em chọn đề tài:“Phân tích tình hình tài chính tại công ty CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ (INDECO)” để phân tích trong báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Thu thập số liệu:Thông qua báo cáo tài chính, các sổ sách chứng từ tại Công ty. Ngoài ra, còn cập nhật thông tin từ sách, báo, internet
2.2. Xử lý số liệu: dùng phương pháp so sánh các số liệu, các tỉ số tài chính qua 3 năm để so sánh.
Phạm vi nghiên cứu: Kinh doanh là một quá trình phức tạp, diễn ra liên tục, lâu dài. Muốn đánh giá được hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần phải có thời gian nghiên cứu, đi sâu vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty. Song, hạn chế về mặt thời gian nên đề tài tập trung nghiên cứu vào: tình hình tài chính qua 3 năm: 2006, 2007, 2008.
91 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế (INDECO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trước thuế là 32,401,815 đồng, tăng 21,26% trong 100 đồng doanh thu do trong năm Công ty cố gắng cắt giảm chi phí: chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 3,65%..., doanh thu giảm nhẹ hơn giá vốn hàng bán. Thu nhập khác và chi phí khác cũng ảnh hưởng đến tăng lợi nhuận Công ty: chi phí khác gồm: chi bồi thường thiệt hại, giảm tài sản cố định, phạt nộp chậm tờ khai thuế…. giảm mạnh hơn thu nhập khác (chủ yếu thu từ nhân viên vi phạm hợp đồng hay thanh lí, nhượng bán tài sản cố định, nợ khó đòi…) nên lợi nhuận tăng.
Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận:
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Lợi nhuận gộp
1,628,434,642
2,271,823,387
2,568,390,199
Lợi nhuận thuần
30,399,313
208,229,954
32,757,516
Lợi nhuận sau thuế
21,852,896
19,239,428
23,329,307
Doanh thu thuần
5,951,255,758
8,906,309,125
6,135,871,778
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần (%)
27.36
25.51
41.86
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần(%)
0.51
2.34
0.53
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần(%)
0.37
0.22
0.38
(Nguồn: Phòng Kế toán – tài vụ).
Qua 3 năm tỉ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần và tỉ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần đạt cao nhất. Năm 2008 tỉ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần đạt 41,86% cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 41,86 đồng lợi nhuận gộp, tương ứng tăng 16,35%. Tốc độ lợi nhuận gộp nhanh hơn doanh thu nên lợi nhuận tăng. Sự tăng này do hiệu quả của việc điều chỉnh giá và quản lí giá vốn hàng bán Công ty đều tăng. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần năm 2008 đạt 0,38% cho biết cứ 100 đổng doanh thu thuần tạo ra 0,38 đồng lợi nhuận sau thuế, tỉ suất này tương đối tốt dù không cao lắm. Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế cao hơn doanh thu thuần nên lợi nhuận sau thuế cao hơn năm 2007. Và tỉ suất lợi nhuận thuần/doanh thu thuần năm 2008 là 0,53% hay cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,53 đồng lợi nhuận thuần, tương ứng giảm 1,8% so năm 2007 cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn chưa cao.
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
4.1.Tình hình thanh toán
a. Phân tích các khỏan phải thu:
ĐVT:VNĐ
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
%
%
1.Phải thu của khách hàng
2,898,920,105
39.73
3,739,533,666
49.85
2,761,241,444
65.76
29.00
- 26.16
2.Trả trước cho người bán
543,156,402
7.44
522,386,825
6.96
284,827,600
6.78
-3.82
- 45.48
3.Các khoản phải thu khác
3,854,898,236
52.83
3,239,990,889
43.19
1,152,948,351
27.46
-15.95
- 64.42
Các khoản phải thu NH
7,296,974,743
100.00
7,501,911,380
100.00
4,199,017,395
100.00
2.81
- 44.03
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
BIỂU ĐỒ CÁC KHOẢN PHẢI THU
Qua bảng nhận thấy: vốn không tham gia vào hoạt động sản xuất. Cụ thể: các khoản phải thu của Công ty qua 3 năm có sự biến động lớn, năm 2007 các khoản phải thu tăng 204,936,637 đồng, tương ứng tăng 2,81% so năm 2006 chủ yếu do phải thu khách hàng tăng mạnh, tăng 840,613,561 đồng, tương ứng tăng 29% so năm 2006 vì Công ty có chính sách tín dụng dành cho khách hàng, khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán đồng thời trong năm Công ty tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sự tăng này hợp lí vì nhu cầu kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng nên lượng khách hàng tăng. Nhưng năm 2008 các khoản phải thu giảm 3,302,893,985 đồng, trong đó tất cả các khoản mục đều giảm: đầu năm 2008 các khoản phải thu là 7,501,911,380 đồng, nhưng cuối năm 2008 các khoản phải thu là 4,199,017,395 đồng, giảm 3,302,893,985 đồng, tương ứng giảm 44,03% so với đầu năm 2008. Đây là biểu hiện tốt, Công ty không để khách hàng chiếm dụng vốn. Cụ thể:
Phải thu khách hàng: cuối năm 2007 tỉ lệ các khoản phải thu tăng cao 65,76% so đầu năm 2007, sang cuối năm 2008 phải thu khách hàng giảm 978,292,222 đồng, tỉ lệ này giảm 26,16% so đầu năm 2008 chứng tỏ Công ty thu hồi được các khách hàng nợ ( Cty CP Tư Vấn- Thiết Kế Xây Dựng, Cty PT Khu Công Nghệ Cao TPHCM, Cty CP Gỗ Dầu…) . Đây là biểu hiện tốt, Công ty cần phát huy.
Trả trước cho người bán: cả 3 năm đều giảm, giảm mạnh nhất vào năm 2008 237,559,225 đồng, tương ứng giảm 45,48% so đầu năm 2008. Các khoản phải thu khác: đều giảm qua 3 năm, giảm mạnh cuối năm 2008 là 2,087,042,538 đồng, tương ứng giảm 64,42% so đầu năm 2008. Đây là biểu hiện tốt, Công ty không bị chiếm dụng vốn nhiều.
Nhìn chung: Qua 3 năm các khoản phải thu có chiều hướng giảm dù thị trường có nhiều biến động: giá tăng đột biến, lạm phát cao, thị trường vàng, chứng khoán, bất động sản biến động mạnh, chủ doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, bị ảnh hưởng chung của thị trường đồng thời do mở rộng qui mô sản xuất, tăng cường công suất máy móc thiết bị tạo ra nhiều công trình cho khách hàng ngày càng nhiều… nhưng Công ty một mặt tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường mặt khác Công ty rất cố gắng trong việc thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn hiệu quả hơn.
b. Phân tích các khoản phải trả:
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh
lệch 07/06
Chênh lệch 08/07
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
%
%
I.Nợ ngắn hạn
2,621,266,282
100.00
2,829,550,973
100.00
5,783,245,617
62.16
7.95
104.39
1.Vay và nợ ngắn hạn
670,687,000
25.59
900,737,000
31.83
2,082,158,000
22.38
34.30
131.16
2.Phải trả người bán
426,383,934
16.27
532,167,920
18.81
452,141,384
4.86
24.81
-15.04
3.Người mua trả tiền trước
900,832,000
34.37
233,014,400
8.24
2,005,361,698
21.56
-74.13
760.62
4.Thuế và các khoản phải nộp NN
427,418,915
16.31
774,778,583
27.38
599,567,848
6.44
81.27
-22.61
5.Phải trả người lao động
-1,179,973
-0.05
253,795,458
8.97
487,459,681
5.24
21608.58
92.07
6.Chi phí phải trả
100,112,553
3.82
49,982,553
1.77
0
0
-50.07
-100.00
9.Các khoản phải trả, phải nộp NH khác
97,011,853
3.70
85,075,059
3.01
156,557,006
1.68
-12.30
84.02
II.Nợ dài hạn
0
0
0
0
3,520,000,000
37.84
0
-
4.Vay và nợ dài hạn
0
0
0
0
3,520,000,000
37.84
0.00
-
A.NỢ PHẢI TRẢ
2,621,266,282
100.00
2,829,550,973
100.00
9,303,245,617
100.00
7.95
228.79
ĐVT: VNĐ
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
BIỂU ĐỒ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
Qua bảng thấy, tổng nợ phải trả liên tục tăng qua 3 năm cao nhất cuối năm 2008 tổng nợ phải trả tăng 6,473,694,644 đồng, tăng 228,79% trong đó nợ ngắn hạn tăng 104,39% và nợ dài hạn tăng 3,520,000,000 đồng so đầu năm 2008. Cụ thể:
Vay và nợ ngắn hạn: đều tăng cả 3 năm: cuối năm 2007 tỉ lệ vay ngắn hạn tăng 34,3% so đầu năm 2007, cuối năm 2008 tiếp tục tăng 1,181,421,000 đồng , tương ứng tăng 131,16% so đầu năm 2008. Trong 3 năm hầu hết các khoản vay là vay ngắn hạn, vay dài hạn chỉ xuất hiện vào năm 2008 ( Công ty đầu tư mua đất). Nguồn vay chủ yếu từ Ngân hàng và cá nhân (những người mà Ban Giám Đốc quen biết, tin tưởng lẫn nhau) do uy tín Công ty ngày càng cao, đồng thời Công ty mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng quan hệ với khách hàng thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh.
Phải trả cho người bán: luôn đạt giá trị cao. Cuối năm 2007 phải trả người bán tăng 105,783,986 đồng so đầu năm 2007, vào cuối năm 2008 giảm 80,026,536 đồng, tương ứng giảm 15,04% so đầu năm. Indeco là Công ty hoạt động chủ yếu liên quan đến xây dựng, Công ty chủ yếu nợ tiền của nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng. Công ty không chiếm dụng được nguồn vốn này, biểu hiện không tốt .
Người mua trả tiền trước: cuối năm 2007 giảm 667,817,600 đồng và giảm 74,13% so đầu năm 2007, cuối năm 2008 tăng 1,772,347,298 đồng và tương ứng tăng 760,62% so đầu năm 2008. Đây là biểu hiện tốt vì khách hàng tín nhiệm Công ty, khách hàng ủng hộ những công trình nhiều hơn so các năm trước và giao tiền trước, Công ty có được vốn để đưa vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thuế và các khoản nộp cho Nhà nước: tỉ lệ này tăng 81,27% cuối năm 2007 và giảm 175,210,735 đồng, tương ứng giảm 22,61% vào cuối năm 2008. Khoản này giảm do doanh thu giảm. Tuy nhiên Công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, chấp hành theo pháp luật qui định. Đây là biểu hiện tốt tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Phải trả người lao động: tỉ lệ này tăng qua 3 năm, năm 2007 tăng cao nhất là 21608.58%, cuối năm 2008 có tăng nhưng chậm hơn là 233,664,223 đồng và tăng 92,07% so đầu năm 2008. Việc thanh toán lương nhân viên chậm hơn năm trước nhưng Công ty vẫn đảm bảo kì phát lương cho nhân viên.
Chi phí phải trả: năm 2008 không phát sinh, cuối năm 2007 giảm 50,07% so đầu năm 2007. Đây là biểu hiện tốt.
Các khoản phải trả, phải nộp khác: cũng biến động mạnh. Cuối năm 2007 tỉ lệ này giảm 12,3% và tăng lại 71,481,947 đồng, tương ứng tăng 84,02% vào cuối năm 2008. Đây là biểu hiện không tốt vì khoản này tăng thì tổng nợ phải trả sẽ tăng.
Vay và nợ dài hạn: không phát sinh qua 2 năm 2006 và 2007 nhưng cuối năm 2008 tăng 3,520,000,000 đồng so đầu năm 2008 do Công ty đầu tư mua đất xây văn phòng trong năm 2008.
Nhìn chung: các khoản đi chiếm dụng tăng liên tục qua các năm do quy mô sản xuất tăng lên. Đây là một khoản vốn khá lớn, Công ty sử dụng mà không phải tốn chi phí sử dụng nào. Trong thực tế việc tăng các khoản này không phải chuyện đơn giản nó thể hiện nghệ thuật kinh doanh của nhà quản lý đồng thời còn thể hiện uy tín của Công ty trên thị trường. Các khoản phải trả qua 3 năm có khuynh hướng tăng chủ yếu do hoạt động Công ty ngày càng mở rộng nhưng lượng vốn tự có Công ty còn hạn chế nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường Công ty phải đi vay vốn và chiếm dụng vốn các đơn vị khác để đáp ứng lượng vốn thiếu hụt này. Tuy nhiên, trong những năm tới Công ty phải giảm bớt lượng vốn vay vì vay càng nhiều thì rủi ro kinh doanh càng cao. Tuy có gặp khó khăn về tài chính, nhưng quá trình kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả.
c. Tỉ lệ các khoản phải thu so các khoản phải trả:
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Các khoản phải thu NH
7,296,974,743
7,501,911,380
4,199,017,395
Tổng nợ phải trả
2,621,266,282
2,829,550,973
9,303,245,617
Các Khoản Phải Thu / Tổng Nợ Phải Trả (lần)
2,78
2,65
0,45
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Khoản vốn bị đơn vị khác chiếm dụng liên tục giảm xuống. Tỉ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả năm 2007 là 2,65 lần, giảm xuống còn 0,45 lần vào năm 2008. Công ty có cố gắng trong việc thu hồi nợ, đồng thời do mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà vốn tự có không đủ trang trãi nên Công ty vay mượn từ Ngân hàng hay cá nhân…, Công ty đã tận dụng đuợc vốn các đơn vị khác để đầu tư hiệu quả. Qua bảng thấy cuối năm 2008 thì tỉ lệ này nhỏ hơn 100% cho thấy số vốn Công ty chiếm dụng đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng . Công ty cần chú ý đến khoản phải trả, cần thận trọng trong phương án kinh doanh vì nợ phải trả này sẽ trở thành nợ quá hạn nếu phương án kinh doanh không thành công.
4.2. Khả năng thanh toán:
Phản ánh nguồn vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán khi các khoản nợ đến hạn.
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07
Số tiền
%
Số tiền
%
Tài sản ngắn hạn
9,164,963,839
9,639,643,125
8,985,781,584
474,679,286
5.18
-653,861,541
-6.78
Nợ ngắn hạn
2,621,266,282
2,829,550,973
5,783,245,617
208,284,691
7.95
2,953,694,644
104.39
Hàng tồn kho
970,071,554
1,544,848,324
3,977,800,621
574,776,770
59.25
2,432,952,297
157.49
Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho
8,194,892,285
8,094,794,801
5,007,980,963
-100,097,484
-1.22
-3,086,813,838
-38.13
Khả năng thanh toán hiện thời (lần)
3.50
3.41
1.55
-0.09
-2.56
-1.85
-54.39
Khả năng thanh toán nhanh (lần)
3.13
2.86
0.87
-0.27
-8.49
-1.99
-69.73
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Cuối năm 2007 khả năng thanh toán đều giảm so đầu năm 2007, khả năng thanh toán hiện thời giảm 0,09 lần và khả năng thanh toán nhanh giảm 0,27 lần vào cuối năm 2007. Vì tồn kho tăng và nợ ngắn hạn tăng nên tỉ số này giảm nhưng tỉ số này lớn hơn 2 chứng tỏ khả năng thanh toán được đảm bảo.
Cuối năm 2008 khả năng thanh toán tiếp tục giảm. Khả năng thanh toán hiện thời đạt 1,55 lần, giảm 1,85 lần và tương ứng giảm 54,39% so đầu năm 2008. Đây là kết quả không khả quan lắm vì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm, mức độ rủi ro trong kinh doanh tăng lên. Nguyên nhân giảm: do tài sản ngắn hạn giảm 6,78% trong khi đó nợ ngắn hạn tăng mạnh 104,39% so đầu năm. Tuy nhiên, khả năng thanh toán hiện thời là 1,55 lần nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,55 đồng tài sản ngắn hạn, nhưng vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty cố gắng trong việc thanh toán công nợ.
Khả năng thanh toán nhanh thấp và giảm 1,99 lần, tương ứng giảm 69,73% cuối năm 2008. Nguyên nhân giảm: do tiền và các khỏan tương đương tiền giảm 38,13% trong khi đó nợ ngắn hạn tăng 104,39% so đầu năm. Đồng thời, chỉ tiêu hàng tồn kho tăng rất cao trong tài sản ngắn hạn (tăng 2,432,952,297 đồng, tương ứng tăng 157,49% so đầu năm), nhưng hàng tồn kho là loại hàng khó chuyển đổi thành tiền nên khi đến hạn rất có thể Công ty sẽ không có đủ khả năng đảm bảo được nợ.
Vì thế, Công ty cần giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho bị ứ động để thu về một lượng tiền mặt, đồng thời tăng khoản phải thu của khách hàng giúp cho việc thanh toán công nợ của Công ty được thuận lợi hơn.
V. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH
5.1. T ỉ số thanh toán
5.2. Tỉ số cơ cấu tài chính
a. Tỉ số nợ:
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng nợ
2,621,266,282
2,829,550,973
9,303,245,617
208,284,691
7.95
6,473,694,644
228.79
Tổng tài sản
9,989,661,070
10,222,785,189
16,727,291,140
233,124,119
2.33
6,504,505,951
63.63
Tỉ số nợ (%)
26.24
27.68
55.62
1.44
5.48
27.94
100.94
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Từ số liệu trên cho thấy tổng tài sản hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ. Qua 3 năm tỉ số nợ luôn ở mức cao, cao nhất năm 2008 là 55,62%, các khoản vay Công ty luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn.
Cuối năm 2007 tỉ số nợ đạt 27,68% hay cứ 100 đồng tài sản Công ty đảm bảo 27,68 đồng nợ, tăng 1,44%, tương ứng tăng 5,48% so đầu năm 2007. Cuối năm 2008, tỉ số nợ là 55,62%, tăng 27,94% so với đầu năm. Nguyên nhân: tổng tài sản tăng 63,63% trong khi đó tổng nợ tăng 228,79%, tổng tài sản tăng chậm hơn tổng nợ. Tỉ số nợ cao cho thấy sự tự chủ về tài chính thấp, rủi ro cao, Công ty sử dụng nợ chủ yếu, hạn chế sử dụng vốn chủ sở hữu. Hiện nay, Công ty đang mở rộng về qui mô hoạt động cần nhiều vốn do đó điều chỉnh tỉ số nợ hợp lí phù hợp với tình hình tài chính là điều rất cần thiết. Công ty không thể giảm nợ vì thiếu nguồn vốn tài trợ cho các nhu cầu vốn hiện tại, tăng vốn chủ sở hữu là điều cần thiết đối với Công ty.
b. Tỉ số thanh toán lãi vay:
Tỉ số này đo lường khả năng trả nợ của Công ty. Khả năng trả lãi Công ty cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ Công ty.
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07
Số tiền
%
Số tiền
%
Lợi nhuận trước thuế
30,351,245
26,721,428
32,401,815
-3,629,817
-11.96
5,680,387
21.26
Lãi vay (I)
13,240,634
65,059,387
608,640,222
51,818,753
391.36
543,580,835
835.51
EBIT
43,591,879
91,780,815
641,042,037
48,188,936
110.55
549,261,222
598.45
Tỉ số thanh toán lãi vay (lần)
3.29
1.41
1.05
-1.88
-57.15
-0.36
-25.34
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Qua 3 năm, EBIT cao hơn chi phí lãi vay nên Công ty đảm bảo được khả năng trả nợ. Nhưng EBIT tăng chậm hơn lãi vay, năm 2008 EBIT tăng 598,45% trong khi lãi vay tăng khá cao 835,51% so năm 2007. Khả năng thanh toán lãi vay năm 2007 là 1,41 lần hay cứ 1 đồng tiền lãi đảm bảo bằng 1,41 đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 1,88 lần , tương ứng giảm 57,15% so năm 2006. Sang năm 2008 là 1,05 lần, tỉ số này tiếp tục giảm 0,36 lần, tương ứng giảm 25,34% so năm 2007. Đây là kết quả không tốt cho thấy khả năng sử dụng vốn không hiệu quả. Năm 2008, tỉ số thanh tóan lãi vay 1,05 lần tức 1 đồng tiền lãi đảm bảo bằng 1,05 đồng lợi nhuận trước thuế. Do hoạt động của Công ty chủ yếu dựa vào phần vốn vay và khoản đi chiếm dụng, vì vậy việc trả lãi vay là điều không tránh khỏi, mặt khác nó cũng trực tiếp làm giảm lợi nhuận của Công ty.
5.3. Tỉ số hoạt động
a. Kì thu tiền bình quân:
Tỉ số này đo lường hiệu quả và chất lượng quản lí khoản phải thu. Nó cho biết bình quân một khoản phải thu mất bao nhiêu ngày.
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Các khoản phải thu (NH)
7,296,974,743
7,501,911,380
4,199,017,395
204,936,637
2.81
-3,302,893,985
-44.03
Doanh thu thuần
5,951,255,758
8,906,309,125
6,135,871,778
2,955,053,367
49.65
-2,770,437,347
-31.11
Kì thu tiền bình quân (ngày)
441.40
303.23
246.36
-138.17
-31.30
-56.87
-18.75
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ).
Qua 3 năm kì thu tiền bình quân có chiều hướng giảm cho thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ Công ty tăng, nhanh chóng thu hồi vốn. Năm 2007 kì thu tiền là 303 ngày nghĩa là trong vòng 303 ngày kể từ ngày kí hợp đồng Công ty thu được tiền. Sang năm 2008, khả năng thu hồi tiền tăng lên, được cải thiện tốt trong vòng khoảng 246 ngày kể từ ngày ký hợp đồng Công ty có thể thu được tiền, giảm 57 ngày so đầu năm, đây là biểu hiện tích cực Công ty cần phát huy.
Tình hình thu hồi nợ năm 2008 tốt hơn so với các năm trước, biểu hiện công tác quản lí các khoản phải thu tốt, giảm việc bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên Công ty cần theo dõi tình hình bán chịu và thu tiền có ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng hay không. Vì thế Công ty nên xem xét lại phương thức thanh toán, kỳ hạn thanh toán để không ảnh hưởng đến sự tin cậy lẫn nhau giữa Công ty và khách hàng và cố gắng nỗ lực để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ thu các khoản phải thu từ khách hàng.
b. Vòng quay hàng tồn kho:
Tỉ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho.
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu thuần
5,951,255,758
8,906,309,125
6,135,871,778
2,955,053,367
49.65
-2,770,437,347
-31.11
Hàng tồn kho
970,071,554
1,544,848,324
3,977,800,621
574,776,770
59.25
2,432,952,297
157.49
Vòng quay hàng tồn kho(lần,vòng)
6.13
5.77
1.54
-0.37
-6.03
-4.22
-73.24
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ).
Năm 2007 số lần bán ra hàng tồn kho thấp chỉ 5,77 lần, giảm 0,37 lần so năm 2006. Năm 2008, số lần bán ra hàng tồn kho thấp giảm mạnh 73,24% so năm 2007 do Công ty dự trữ hàng tồn kho lớn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năm 2007 ( tồn kho năm 2008 đạt 3,977,800,621 đồng, tăng 2,432,952,297 đồng, tuơng ứng tăng 157,49% so năm 2007). Do hàng tồn kho tăng nhanh hơn doanh thu thuần nên vòng quay thấp. Tốc độ vòng quay giảm còn có nghĩa trong năm này một lượng vốn đáng kể bị ứ động do chi phí quản lý, lưu trữ, bảo quản hàng tồn kho lớn, hiệu quả sử dụng vốn kém làm khả nănng thanh toán nhanh giảm. Công ty quản lí hàng tồn kho chưa tốt vì vậy mà Công ty nên xem xét việc dự trữ số lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
c. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Tỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu thuần
5,951,255,758
8,906,309,125
6,135,871,778
2,955,053,367
49.65
-2,770,437,347
-31.11
TSCD thuan
489,480,016
531,274,548
7,685,004,986
41,794,532
8.54
7,153,730,438
1346.52
Hiệu suất sử dụng TSCD (lần)
12.16
16.76
0.80
4.61
37.88
-16
-95.24
ĐVT: VNĐ
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ).
Vòng quay tài sản cố định năm 2007 là 16,76 lần, tăng 4,61 lần do tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn tài sản cố định thuần. Tốc độ quay vòng tài sản cố định tăng lên được đánh giá là tốt. Nhưng sang năm 2008, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 16 lần, tuơng ứng giảm 95,24% so năm 2007, cho thấy cứ 1 đồng tài sản cố định tạo được 16,76 đồng doanh thu năm 2007 và 0,8 đồng năm 2008. Nguyên nhân tài sản cố định tăng cao hơn doanh thu, tài sản cố định tăng 1346,52% trong khi đó doanh thu giảm 31,11%. Việc sử dụng tài sản cố định Công ty trong năm này không tốt, Công ty chưa khai thác hết công suất tài sản cố định vì vậy Công ty nên xem xét và có những biện pháp cải thiện sao cho phù hợp với giai đoạn hiện nay để lợi nhuận cao hơn.
d. Vòng quay tài sản:
Tỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản.
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu thuần
5,951,255,758
8,906,309,125
6,135,871,778
2,955,053,367
49.65
- 2,770,437,347
-31.11
Tổng tài sản
9,989,661,070
10,222,785,189
16,727,291,140
233,124,119
2.33
6,504,505,951
63.63
Vòng quay tài sản (lần, vòng)
0.60
0.87
0.37
0.28
46.24
- 0.50
-57.90
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ).
Vòng quay tài sản được cải thiện qua 3 năm nhưng vòng quay không cao. Năm 2007 vòng quay tài sản cao nhất là 0,87 vòng, tăng 0,28 vòng so năm 2006. Năm 2008 vòng quay được cải thiện, vòng quay tài sản được luân chuyển với tốc độ 0,37 vòng/ năm nghĩa là mỗi 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản, Công ty thu được 0,37 đồng doanh thu thuần. So với năm 2007, số vòng quay tài sản giảm 0,5 vòng, tương ứng giảm 57,9%. Tuy mức độ giảm này không cao, nhưng cho thấy Công ty sử dụng tài sản hiệu quả, vì doanh thu giảm 31,11%, tài sản tăng 63,63%. Việc gỉam này do Công ty tập trung đầu tư vào tài sản cố định cũng như mở rộng qui mô sản xuất.
5.4. Tỉ số doanh lợi
a. Doanh lợi tiêu thụ hay tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS):
Tỉ số phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu thuần nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07
Số tiền
%
Số tiền
%
Lợi nhuận sau thuế
21,852,896
19,239,428
23,329,307
-2,613,468
-11.96
4,089,879
21.26
Doanh thu thuần
5,951,255,758
8,906,309,125
6,135,871,778
2,955,053,367
49.65
-2,770,437,347
-31.11
Doanh lợi tiêu thụ (ROS) (%)
0.37
0.22
0.38
-0.15
-41.17
0.16
76.01
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Năm 2007 ROS là 0,22% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty thu được 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,15% so năm 2006. Dù doanh thu tăng do chi phí cao nên lợi nhuận giảm, tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận nên tỉ suất này giảm. Sang năm 2008 tỉ suất này là 0,38%, tăng 0,16% so năm 2007. Trong năm này cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty thu được 0,38 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân tăng do tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận tăng 21,26% so năm 2007 trong khi doanh thu giảm 31,11%, đồng thời do trong năm 2008 Công ty làm ăn hiệu quả hơn làm lợi nhuận tăng, Công ty giảm bớt chi phí quản lí doanh nghiệp và tăng lợi nhuận khác. Chính những yếu tố này làm tổng mức lợi nhuận của Công ty tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Đây là cũng chính là mục tiêu phấn đấu không ngừng của toàn thể công nhân viên công ty INDECO. Vì vậy cần phát huy hơn nữa bằng cách giảm thấp chi phí, đẩy nhanh tốc độ tăng lợi nhuận để tăng tỉ suất sinh lợi cao hơn nữa.
b. Doanh lợi tài sản hay tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA):
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của Công ty.
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07
Số tiền
%
Số tiền
%
Lợi nhuận sau thuế
21,852,896
19,239,428
23,329,307
-2,613,468
-11.96
4,089,879
21.26
Tổng tài sản
9,989,661,070
10,222,785,189
16,727,291,140
233,124,119
2.33
6,504,505,951
63.63
Doanh lợi tài sản (ROA)(%)
0.22
0.19
0.14
-0.03
-13.97
-0.05
-25.89
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ).
Qua 3 năm tỷ suất này liên tục giảm, năm 2007 là 0,19%, giảm 0,03% so năm 2006. Tỷ số ROA đạt 0,14% năm 2008, giảm 0,05% . Trong năm này cứ 100 đồng tài sản Công ty bỏ ra thì thu về được 0,14 đồng lợi nhuận thuần. Nguyên nhân giảm do tốc độ tăng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận, tài sản tăng 63,63% trong khi đó lợi nhuận tăng 21,26%, ảnh hưởng sự tăng nhanh giá vốn hàng bán năm 2007 và được cải thiện năm 2008 giá vốn hàng bán giảm, ngoài ra còn có sự sụt giảm của thu nhập khác. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ROA biến động xấu, cho thấy Công ty sử dụng vốn không hiệu quả. Dù vốn đầu tư bỏ ra đem về lợi nhuận nhưng khả năng sinh lời vốn đầu tư đang có xu hướng giảm. Đây là tình trạng không tốt, Ban Giám Đốc Công ty cần quan tâm về vấn đề này nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa và làm tăng tỉ suất lợi nhuận/doanh thu.
c. Doanh lợi vốn tự có hay tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sỏ hữu (ROE):
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn CSH thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07
Số tiền
%
Số tiền
%
Lợi nhuận sau thuế
21,852,896
19,239,428
23,329,307
-2,613,468
-11.96
4,089,879
21.26
Vốn CSH
7,368,394,788
7,393,234,216
7,424,045,523
24,839,428
0.34
30,811,307
0.42
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) (%)
0.30
0.26
0.31
-0.04
-12.26
0.05
20.75
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ).
Tỉ suất này biến động qua các năm. Năm 2007 ROE đạt 0,26%, giảm 0,04% hay cứ 100 đồng doanh thu Công ty chỉ thu được 0,26 đồng lợi nhuận sau thuế , giảm 0,04% do tốc độ vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn lợi nhuận, chứng tỏ tài sản Công ty chưa được sử dụng hợp lí , vốn chủ sở hữu sử dụng không hiệu quả . Sang năm 2008 tỉ số ROE đạt 0,31%, tăng 0,05%, tuơng ứng 20,75%, nguyên nhân tốc độ tăng lợi nhuận 21,26% cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 0,42%. Cụ thể, năm 2008 thì 100 đồng vốn CSH Công ty thu được 0,31 đồng lợi nhuận thuần. Do trong năm Công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn làm lơị nhuận sau thuế tăng đồng thời lợi nhuận khác cũng tăng, năm 2008 vốn sử dụng hiệu quả hơn. Vì thế Công ty cần đầu tư nhiều vào vốn CSH để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
TÓM TẮT CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH:
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
A. CÁC TỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TÓAN
1. Khả năng thanh tóan hiện thời
lần
3.50
3.41
1.55
2. Khả năng thanh toán nhanh
lần
3.13
2.86
0.87
B. CÁC TỈ SỐ CƠ CẤU TÀI CHÍNH
1. Tỉ số nợ
%
26.24
27.68
55.62
2. Khả năng thanh tóan lãi vay
lần
3.29
1.41
1.05
C. CÁC TỈ SỐ VỀ HOẠT ĐỘNG
1.Kì thu tiển bình quân
ngày
441
303
246
2.Vòng quay hàng tồn kho
lần,vòng
6.13
5.77
1.54
3. Hiệu suất dử dụng tài sản cố định
vòng
12.16
16.76
0.80
4. Vòng quay tài sản
lần,vòng
0.60
0.87
0.37
D. CÁC TỈ SỐ DOANH LỢI
1. ROS
%
0.37
0.22
0.38
2.ROA
%
0.22
0.19
0.14
3.ROE
%
0.30
0.26
0.31
Việc phân tích tình hình tài chính qua các tỉ số tài chính, rút ra được một số nhận xét sau:
Tổng tài sản qua 3 năm có xu hướng tăng lên, chứng tỏ qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty đang được cải thiện và mở rộng. Nguồn tài trợ chủ yếu cho việc mở rộng sản xuất chủ yếu là các khoản nợ vay và vốn đi chiếm dụng. Tuy nhiên khoản vay này chiếm tỉ lệ cao, Công ty cần thận trọng hơn trong vấn đề sử dụng vốn.
Các tỉ số về khả năng thanh tóan thấp, thể hiện năng lực trả các khỏan nợ ngắn hạn yếu. Công ty nên tăng cường chỉ tiêu này nhiều hơn nữa để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu tài chính của Công ty qua các năm chủ yếu được tài trợ từ các khoản vay. Điều này làm cho khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty thấp. Tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu tăng trong khi Công ty hoạt động có lợi nhuận ngày càng tăng chứng tỏ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tăng. Tuy nhiên, Công ty cần xem xét lại hệ số nợ này vì đây cũng là điều mà một số nhà đầu tư và chủ nợ quan tâm, vì thế cần cân nhắc kỹ và điều chỉnh hợp lý các khoản vay. Tỉ số nợ cao, Công ty gặp khó khăn trong huy động vốn đòi hỏi Công ty phải nỗ lực nhiều hơn trong việc gia tăng lợi nhuận bù đắp những khỏan lãi vay.. Mặt khác Công ty trả lãi vay trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, khi lãi vay cao làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm, đây là lá chắn thuế của lãi vay.
Các tỉ số hoạt động chưa tốt: vòng quay hàng tồn kho chậm, vòng quay tài sản giảm, hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm do Công ty chưa đầu tư và sử dụng hợp lí tài sản cố định, chưa sử dụng hết công suất máy móc thiết bị,……gây trở ngại cho việc mở rộng qui mô sản xuất. Công ty nên tăng cường tìm kiếm nhiều khách hàng, đẩy mạnh sản xuất… nhằm tăng doanh thu sẽ làm cho tỉ số hoạt động hiệu quả và để tận dụng vốn và sử dụng vốn ngày một hiệu quả hơn.
Doanh lợi tiêu thụ và doanh lợi vốn tự có tăng, chứng tỏ tình hình hoạt động của Công ty đã được cải thiện so năm 2007. Tuy nhiên lợi nhuận tạo ra thấp do chi phí Công ty cao và vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ của Công ty gặp khó khăn. Các chỉ số này phụ thuộc rất niều vào hiệu quả hoạt động Công ty, do đó nếu quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi thì Công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tăng các chỉ số về doanh lợi. Công ty nên sử dụng vốn hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận, thúc đẩy quá trình sản xuất đem lại doanh lợi cho Công ty nhiều hơn, Công ty cần có biện pháp nâng cao tỉ số này, đây là chỉ tiêu hấp dẫn các nhà đầu tư vì họ muốn biết rằng qua 1 năm hoạt động khả năng thu nhập mà họ nhận được là bao nhiêu nếu quyết định đầu tư.
5. 5. Phân tích tài chính qua sơ đồ tài chính DUPONT
Nhìn vào sơ đồ có thể hình dung mối liên hệ giữa các tỷ số tài chính của Công ty. Điều này giúp cho các nhà quản lý dễ dàng phân tích, kiểm soát, và qua đó giúp họ có cái nhìn cụ thể và ra quyết định tài chính, cải thiện hoạt động của Công ty.
ROS = 0,38%
ROA = 0,14%
ROE = 0,31%
1 1
= = 2,25
1- Tỉ số nợ 1- 55,62
Vòng quay TS = 0,37 vòng
DT thuần = 6,135,871,778 đồng
Tổng TS = 16,727,291,140 đồng
Chia cho
Nhân cho
Nhân cho
LN sau thuế = 23,329,307 đồng
DT thuần = 6,135,871,778 đồng
Chia cho
* Năm 2008:
ROS = 0,22%
ROA = 0,19%
1 1
= = 1,38
1- Tỉ số nợ 1- 27,68
Vòng quay TS = 0,87 vòng
DT thuần = 8,906,309,125 đồng
Chia cho
Nhân cho
Nhân cho
DT thuần = 8,906,309,125 đồng
Chia cho
ROE = 0,26%
* Năm 2007:
Tổng TS = 10,222,785,189 đồng
LN sau thuế = 19,239,428 đồng
ROS = 0,37%
ROA = 0,22%
1 1
= = 1,36
1- Tỉ số nợ 1- 26,24
Vòng quay TS = 0,6 vòng
DT thuần = 5,951,255,758 đồng
Chia cho
Nhân cho
Nhân cho
DT thuần = 5,951,255,758 đồng
Chia cho
ROE = 0,3%
Lợi nhuận sau thuế = 21,852,896 đồng
Tổng tài sản = 9,989,661,070 đồng
* Năm 2006:
DT thuần = 8,906,309,125 đồng
Năm 2007 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,26 đồng lợi nhuận, giảm 0,04% so năm 2006. Nguyên nhân do tỉ suất lợi nhuận/doanh thu giảm và vòng quay vốn giảm, Công ty sử dụng vốn không hiệu quả.
Năm 2008, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,31 đồng lợi nhuận, so với năm 2007 tăng 0,05 đồng. Nguyên nhân do tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng, Công ty sử dụng vốn hiệu quả hơn và giảm sử dụng nợ. Đầy là biểu hiện tốt, cần phát huy do đó trong những năm tới cần nâng dần hiệu quả vốn chủ sở hữu lên bằng cách nâng vòng quay vốn và tăng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Chính do ROS tăng và vòng quay TS có xu hướng giảm đã làm cho ROA giảm theo tương ứng. Tỷ số ROA giảm qua 2 năm từ 0,19% năm 2007 xuống 0,14% năm 2008. Trong năm này cứ 100 đồng tài sản Công ty bỏ ra thì thu về được chỉ 0,14 đồng lợi nhuận thuần, cho thấy tình hình sử dụng vốn chưa thật sự đạt hiệu quả cao.
Doanh lợi vốn tự có tăng, năm 2007 tỉ suất này là 0,26%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty thu về được 0,26 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2008 là 0,31%. Trong 2 năm 2007 và 2008 phần lợi nhuận thuần cao nhưng do lợi nhuận khác âm làm cho lợi nhuận sau thuế có tăng nhưng rất chậm; năm 2007 Công ty phải chi đến 232,483,337 đồng chi phí mà chỉ thu được 50,974,811 đồng thu nhập khác. Nhưng đến năm 2008 Công ty đã cải thiện được tình trạng này mặc dù lợi nhuận khác không đáng kể 6,927,699 triệu đồng.
Qua phân tích tỷ suất ROE, Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tăng lợi nhuận thì việc sử dụng ít vốn tự có và tăng sử dụng vốn vay được xem là có hiệu quả đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng.
Tuy nhiên, Công ty cần có biện pháp nâng cao hơn nữa tỉ số của doanh lợi trên vốn chủ sở hữu, đây là chỉ tiêu hấp dẫn các chủ đầu tư, bởi họ rất muốn biết rằng qua một năm hoạt động khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được sẽ là bao nhiêu nếu quyết định đầu tư vào Công ty.
PHẦN IV
GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ
A. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY
I. VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Thuận lợi
Ban Giám Đốc năng động , nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các phòng chức năng Công ty có nghiệp vụ, phong cách làm việc của cán bộ công nhân viên có chuyển biến tích cực theo hướng làm việc có khoa học, đạt năng suất và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Qua thời gian ngắn hoạt động Công ty đã tạo được nhiều uy tín đối với khách hang, đây là bước đầu tốt đẹp cho Công ty trên con đường hoạt động kinh doanh, đây là thành quả mà Công ty đạt được.
Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng nổ nhiệt tình ham học hỏi, qua những gì đạt được và không đạt được họ có thêm kinh nghiệm và sẽ tạo bước nhảy cho Công ty.
Công tác đào tạo đội ngũ nhân viên được chú trọng nhằm nâng cao trình độ nhân viên để hoạt động kinh doanh phát triển tốt.
1.2. Khó khăn
Tình hình cạnh tranh trên thị trường diễn biến phức tạp, các đối thủ cạnh tranh có cơ chế hoạt động gọn nhẹ.
Công ty chưa thành lập phòng Marketing. Mặc dù công việc mang tính marketing có thực hiện ở một số phòng ban nhưng chưa phát huy được hiệu quả mang tính hệ thống và bài bản, chỉ ở dạng sơ bộ nên việc nghiên cứu mở rộng thị trường còn hạn chế, công tác quảng cáo, nghiên cứu thị trường chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn do đó chưa tạo được doanh thu và lợi nhuận cao.
Bộ máy tổ chức quản lí và làm việc của Công ty chưa được hoàn thiện.
II. VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
2.1. Ưu điểm
Công ty tận dụng mọi tiềm năng bên trong và bên ngoài mà Công ty có thể huy động được nhằm tăng vốn. Việc huy động vốn Công ty đạt được thành công lớn là tỉ số nợ ngày càng cao. Đây là sự cố gắng nỗ lực của Công ty trong việc chiếm dụng vốn và huy động vốn.
Trong những năm qua Công ty đã luôn cố gắng bổ sung và huy động kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh, phù hợp với nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động của Công ty qua từng năm.
Nguồn vốn chủ yếu Công ty là vốn vay, vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng nhỏ. Công ty hoạt động hiệu quả, thu được lợi nhuận. Trong tình hình khó khăn như hiện nay, thị trường diễn biến phức tạp nhưng Công ty giữ chỉ tiêu sinh lợi tương đối tốt dù thấp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ngày càng cao, chứng tỏ một đồng vốn chủ sỏ hữu bỏ ra mang lại lợi nhuận cho Công ty.
Lợi nhuận trước thuế có khả năng đảm bảo cho việc chi trả lãi vay dài hạn.
Các khoản phải thu được quản lí tốt.
2.2. Nhược điểm
Với cơ cấu vốn của Công ty như hiện nay, vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng nhỏ trong khi đó thì vốn vay và các khoản đi chiếm dụng nhiều làm cho mức độ tự chủ của công ty còn thấp. Vốn vay nhiều, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nợ phải trả, làm Công ty gánh tỉ lệ nợ cao, chi phí lãi vay cao hàng năm, khả năng thanh toán Công ty thấp.
Do chưa quản lý và tiết kiệm tốt chi phí nên lợi nhuận thu được không đạt hiệu quả cao.
Khả năng thanh toán thấp đang bị đe dọa bởi sự tăng lên của hàng tồn kho, mức độ đầu tư vào vật tư, hàng hóa tồn kho cao.
Khả năng sinh lợi thấp, Công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả, vòng quay vốn thấp, Công ty nên xem lại việc sử dụng vốn và có biện pháp khắc phục.
B. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÀI CHÍNH CÔNG TY
I. GIẢI PHÁP
Cạnh tranh là bản chất vốn có của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt, gay gắt hơn. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên 150 của WTO, khi hội nhập với nền kinh tế thế giới các Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển(mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu hàng nông sản, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO..) đồng thời phải đối mặt với những khó khăn, thách thức (sức ép cạnh tranh, thuế, thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thách thức của việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia, thách thức về nguồn nhân lực…). Đó là bài toán khó cho các Doanh nghiệp hiện nay. Để hoạt động kinh doanh Công ty đạt hiệu quả cao đòi hỏi ban quản lí Công ty phải nhạy bén, nắm bắt được nhu cầu của thị trường để định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình, phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng doanh thu và giảm các khoản mục chi phí.
Trong giới hạn kiến thức đã được học ở trường cùng với tình hình thực tiễn tại Công ty, e xin đóng góp một số ý kiến với mong muốn tình hình hoạt động kinh doanh Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả, phát triển mạnh hơn, lợi nhuận cao hơn.
1.Thực hiện tăng doanh thu phải đi đôi với tiết kiệm chi phí.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm thị trường mới. Do đó để tăng doanh số chú ý áp dụng qui trình công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng công trình, chất lượng tốt, đẹp, bền vững, giá cả phù hợp với giai đoạn hiện nay và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Năm 2008 đạt được lợi nhuận cao hơn các năm trước nhưng còn thấp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh phải giảm chi phí mức tối thiểu có thể được: đối với chi phí quản lí doanh nghiệp mặc dù giảm nhưng chưa cao, Công ty cần xem xét các khoản chi phí này như hạn chế các khoản chi không cần thiết: sử dụng tiết kiệm đồ dùng văn phòng phẩm. Tính toán chi phí cho phù hợp với mức doanh thu, lợi nhuận đạt được của Công ty và phù hợp với chuyên môn của từng nhân viên, giảm bớt các loại chi phí mua ngoài không cần thiết, lãng phí sử dụng điện nước, điện thoại Công ty.
2. Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Hiện nay nhìn chung vốn của Công ty chủ yếu là vốn đi chiếm dụng , các khoản phải trả ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu, trong khi đó Công ty vẫn có khả năng thanh toán vì vậy Công ty cần lập một bộ phận theo dõi các công nợ và khoản phải trả đến hạn để không bị trễ hẹn mà ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Công ty cần chú trọng thanh toán các khoản công nợ với ngân sách nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Đồng thời, Công ty cần quản trị tốt tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào kinh doanh hoặc dùng để đáp ứng kịp thời việc thanh toán, tránh tình trạng thanh toán chậm trễ.
Quản trị các khoản phải thu: để quản trị tốt các khoản phải thu, Công ty cần có chính sách tín dụng tốt gồm: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỉ lệ chiết khấu. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Công ty nên có bộ phận kế toán theo dõi thu hồi công nợ chuyên nghiệp thông qua lập kế hoạch lịch trình theo dõi: nợ trong và ngoài hạn, thời gian quá hạn, uy tín của khách hàng. Bên cạnh đó, phải có chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác thu hồi nợ để khuyến khích họ làm tốt nhiệm vụ của mình hơn. Hay sử dụng dịch vụ bao thanh toán (factoring)- là một nghiệp vụ theo đó những Công ty thường xuyên bán chịu hàng hóa sẽ bán lại những khoản phải thu cho một Công ty chuyên môn làm nhiệm vụ thu hồi nợ. Nhờ có sự chuyên môn hóa việc thu hồi nợ sau khi mua lại các khoản nợ, Công ty mua nợ có thể nâng cao hiệu suất thu hồi nợ và giảm chi phí thu hồi nợ nhờ lợi thế qui mô. Về phía Công ty bán nợ, sau khi bán các khoản phải thu sẽ khỏi bận tâm đến việc thu nợ mà chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh.
Quản trị tiền mặt: áp dụng chính sách chiết khấu với các khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh. Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào hoạt động kinh doanh.
Quản trị hàng tồn kho: trong thời gian qua, lượng hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn và đã gây không ít khó khăn cho việc kinh doanh của Công ty. Hàng tồn kho nhiều làm đồng vốn không đi vào hoạt động sản xuất, giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn của Công ty. Hiện nay có rất nhiều mô hình quản lí hàng tồn kho hiệu quả, Công ty có thể áp dụng mô hình quyết định lượng đặt hàng kinh tế EOQ (Economic Order quantity), sử dụng mô hình này để tìm mức tồn kho tối ưu cho Công ty, giảm bớt đầu tư vào kho hàng, đưa nhanh đồng vốn vào quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty.
3. Tăng tỉ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỉ trọng các khoản nợ, tăng khả năng sinh lời
Công ty phải gia tăng tỉ lệ vốn tự có bằng cách tăng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện khả năng thanh toán.
Qua 3 năm dù hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng lợi nhuận ròng Công ty chưa được cao so với nguồn vốn Công ty bỏ ra. Với nguồn vốn hiện có, Công ty cần phải dử dụng toàn bộ vốn và nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, thanh toán nợ khách hàng, giảm tiền gởi Ngân hàng, tăng doanh thu để kéo theo sự tăng lợi nhuận và sự tăng lên của các tỉ số sinh lời của Công ty.
4.Đầu tư tài sản cố định
Tài sản cố định là không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất của bất kì doanh nghiệp nào. Vì vậy việc quản lí và đầu tư tài sản cố định là điều cần phải quan tâm. Tài sản cố định Công ty ít, chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản Công ty (chỉ trừ năm 2008 tài sản cố định Công ty tăng do tài sản cố định vô hình tăng cao). Do đó để nâng cao năng lực sản xuất Công ty cần phải đầu tư vào tài sản cố định, mua thêm máy móc mới, cải tiến quy trình sản xuất hiện tại của Công ty, giải phóng nhanh chi phí xây dựng cơ bản đưa tài sản vào quá trình sản xuất, sử dụng tài sản hết năng suất và hiệu quả…
Khi mua sắm tài sản cố định, Công ty cần lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp, tính khấu hao đúng và thu đủ phần giá trị tài sản đã bỏ ra. Sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao như nguồn tài chính bổ sung cho các khoản đầu tư, đổi mới công nghệ nhẳm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, góp phần làm giảm sự hao mòn vô hình. Định kì Công ty nên đánh giá lại giá trị tài sản cố định phù hợp với giá cả thị trường, như vậy Công ty quản lí tốt tài sản cố định của Công ty sẽ tốt hơn, tránh sự mất giá của đồng tiền.
Đối với những máy móc, trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, không sử dụng Công ty cần tiến hành thanh lí hoặc nhượng bán, vừa giải phóng mặt bằng vừa có vốn bổ sung vào hoạt động kinh doanh.
5. Cùng với tăng cường công tác quản lí tốt tài chính doanh nghiệp, Công ty phải định ra những chiến lược và chính sách kinh doanh và không ngừng nâng cao việc phát triển nguồn nhân lực của Công ty.
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh, Công ty cần kêu gọi trong đầu tư, huy động vốn từ nhiều nguồn, từ nhà cung cấp, nhà đầu tư và các đối tượng cho vay. Các công trình đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ không bị tồn đọng, vòng quay vốn nhanh hơn tạo ra nhiều thuận lợi.
Nghiên cứu thực trạng, mục đích sử dụng để có thể tư vấn cho khách hàng, phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng như vậy uy tín Công ty ngày càng được nâng cao, là động lực để khách hàng tìm đến Công ty nhiều hơn.
Trong công tác Marketing tìm hiểu thị trường cần nhanh nhạy nắm bắt, đón đầu được nhu cầu thị trường giúp nhà quản lí nhận định được những nhu cầu đúng đắn, đề ra phương hướng kinh doanh hợp lí.
Với mục tiêu sau cùng là mở rộng qui mô kinh doanh, lợi nhuận cao dù có biện pháp nào đề ra cũng phải chú ý đến việc không ngừng tăng cường quản lí, đào tạo nuôi dưỡng phát triển nguồn nhân lực:
Công ty phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên, nâng cao năng lực quản lí của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ hợp lí…
Công ty phải chú trọng công tác sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người, đúng việc.
Thu hút và đãi ngộ đối với tài năng trẻ, công nhân viên ưu tú, năng động, tích cực nhằm để thu hút nhân tài hay khuyến khích nhân viên làm việc nhiệt tình và tích cực hơn.
II. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Nhà nước
Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn không những các Công ty trong nước với nhau mà còn có các Công ty nước ngoài đã và đang đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn nhất là điều kiện vốn Công ty Việt Nam v ô cùng thiếu. Do đó Nhà nước cần phải có biện phá p bảo vệ và tạo điều kiện cho các Công ty trong nước đứng vững và phát triển để có thề đủ sức cạnh tranh với các Công ty nước ngoài. Thông qua các chính sách đường lối phát triển hợp lí của Nhà nước sẽ tạo điều kiện để các Công ty có thể tiếp cận với các định chế tài chính trung gian trong nước và quốc tế để tăng thêm vốn đầu tư nhằm thuận lợi cho việc mở rộng qui mô phát triển. Đồng thời Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với công tác quản lí chuyên nghiệp của nước ngoài cũng như những cơ hội học hỏi, giới thiệu sản phẩm của mình ra bên ngoài: hội chợ giới thiệu sản phẩm mới, hội chợ xúc tiến thương mại .... Từ đó giúp các doanh nghiệp quản lí vốn tốt hơn, tìm được những thị trường tiềm năng tạo cơ hội tích lũy lợi nhuận ngày càng nhiều không những làm giàu cho doanh nghiệp mà còn làm giàu cho đất nước.
2.2. Đối với Công ty
Qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động và kết quả phân tích tình tài chính Công ty INDECO. Em xin có vài ý kiến nhằm nâng cao tài chính Công ty như sau:
Hiện nay Công ty đã chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần nên cần phát triển hơn nữa để có thể sớm được quyền phát hành cổ phiếu, thu hút nhà đầu tư lớn và xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán.
Ngoài ra qua 3 năm Công ty chưa trích lập các quỹ để tái đầu tư, dự phòng rủi ro và làm phúc lợi khen thưởng. Hiện nay Công ty đã chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần thì việc trích lập các quỹ càng cần thiết hơn. Do đó trong những năm tới Công ty nên trích lập các quỹ này nhất là quỹ phúc lợi khen thưởng để khích lệ tinh thần nhân viên dù ít cũng được: thưởng vào ngày lễ, tết, chính sách đối với gia đình có con nhỏ (ngày 1-6, Tết trung thu…) để hiệu quả kinh doanh càng hoàn thiện và tốt hơn.
Công ty cần đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp. thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với Công ty lâu hơn.
Từng bước mở rộng khách hàng lớn và truyền thống thông qua việc tiếp xúc, trao đổi trực tiếp thường xuyên với khách hàng để tạo mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.
Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiệp vụ kinh doanh. Có chính sách khen thưởng thi đua giữa các phòng ban để phát huy hết khả năng sáng tạo, sự cống hiến hết mình vì mục tiêu phát triển của Công ty.
Công ty nên có những chính sách hoạch định phương hướng cụ thể cho những chiến lược kinh doanh sắp tới nhằm mở rộng thị trường hoạt động của Công ty, nâng cao uy tín Công ty trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu mời thầu khách hàng và ngày càng nâng cao hiệu quả lợi nhuận Công ty.
KẾT LUẬN
Hòa vào xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy chỉ mới thành lập được 5 năm nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám Đốc Công ty cùng với ý chí và lòng quyết tâm của tập thể công nhân viên, công ty đã đứng vững và khẳng định được vị thế, uy tín của mình trên thị trường.
Công ty tận dụng mọi tiềm năng có thể huy động được nhằm bổ sung vốn. Vốn CSH của Công ty thấp nên Công ty đã tự xoay sở vốn bằng cách đi vay và tranh thủ chiếm dụng vốn của đơn vị khác để trang trải cho tài sản lưu động và tài sản cố định. Hiện nay, Công ty luôn quan tâm nâng cấp, đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của TSCĐ.
Khả năng thanh toán của Công ty trong những năm qua tương đối thấp. Công tác thu tiền của các khoản phải thu và việc giải phóng hàng tồn kho tương đối chậm.
Do vay nợ nên Công ty còn phụ thuộc vào chủ nợ và phải giảm đi một phần lợi nhuận do phải chi trả lãi vay, tuy nhiên đây lại là lá chắn thuế thu thập doanh nghiệp. Mặt khác, Công ty đã tranh thủ chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Số vốn này tăng lên hàng năm góp phần bổ sung nguồn vốn và giảm một phần chi phí cho việc sử dụng vốn vay.
Nhìn chung: mặc dù năm 2008 tình hình thị trường có nhiều biến động: giá mua nguyên vật liệu tăng, biến động lãi suất Ngân hàng, lạm phát kinh tế… không chỉ Công ty bị ảnh hưởng mà hầu như tất cả hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng Công ty hoạt động vẫn có lợi nhuận, với việc tìm nguồn mua nguyên vật liệu, vật tư… với giá mua hợp lí, giảm chi phí vận chuyển để từ đó giảm chi phí chung của Công ty. Việc giảm giá thành, giảm chi phí quản lí doanh nghiệp sẽ làm tăng doanh thu và nâng cao tỉ suất lợi nhuận của Công ty, danh sách khách hàng ngày một nhiều, sự tín nhiệm của khách hàng đối với các công trình của Công ty ngày càng cao. Chính vì thế Công ty càng phải có chế độ ưu đãi khách hàng hợp lí, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng hơn với giá cả hợp lí như vậy vừa giữ được giao dịch làm ăn lâu năm với khách hàng truyền thống, vừa tạo được sự tín nhiệm đối với khách hàng mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. NGUYỄN MINH KIỀU. Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
TS. NGUYỄN QUANG THU. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CĂN BẢN (In lần thứ hai có sửa đổi và bổ sung). Nhà xuất bản Thống Kê Năm 2005.
TS. NGUY ỂN V ĂN THUẬN (Đại học kinh tế). QU ẢN TR Ị T ÀI CH ÍNH. Nhà xuất bản thống kê Năm 2003.
PGS.TS. TR ẦN NG ỌC TH Ơ (Đại học kinh tế). TÀI CHÍNH DOANH NGHI ỆP HI ỆN ĐẠI. Nhà xuất bản thống kê 2005.
NGU Y ỄN H ẢI S ẢN. QU ẢN TR Ị T ÀI CH ÍNH DOANH NGHI ỆP. Nhà xuất bản thống kê Năm 1999.
Tham khảo Internet, Tạp chí Nhà quản lý, Tầm nhìn.net (Quản trị-Quản lý, Quản trị tài chính).
Tham khảo luận văn thư viện trường ĐHKT Công Nghệ TP.HCM.
Tham khảo báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Quốc Tế.