LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Mục đích và tính cấp thiết của đề tài
1.1.1 Mục đích
Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc phân tích báo cáo tài chính trong Doanh nghiệp.
Giới thiệu tóm lược cơ cấu tổ chức, Bộ máy quản lý, và các mặt hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu.
Phân tích tình hình tài chính của Công ty trong ba năm: 2006, 2007, 2008 để đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và xu hướng phát triển của Công ty.
Đề ra các giải pháp, phương hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Vốn trong doanh nghiệp cũng quan trọng như máu của cơ thể, sự vận hành nhịp nhàng sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay, mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Chính vì tầm quan trọng đó em chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu” để làm đề tài tốt nghiệp.
122 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty CP cơ khí và xây dựng Bình Triệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
298.943.068
-15,16
320,63
Doanh lợi tiêu thụ (ROS)
1,53%
4,17%
10,14%
2,64%
5,97%
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Triệu đồng
Đồ thị 26: Đồ thị tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
ROS phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. Chỉ tiêu này rất đáng được quan tâm, sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
Cả nhà quản lý và nhà đầu tư đều nghiên cứu kỹ về xu hướng tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Nếu tỉ lệ này tăng, chứng tỏ khách hàng chấp nhận mua giá cao, hoặc cấp quản lý kiểm soát chi phí tốt, hoặc cả hai. Trái lại, tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý, hoặc công ty đó đang phải chiết khấu để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Năm 2006 cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 1,53 đồng lãi, năm 2007 cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 4,17 đồng lãi (tăng 2,64 đồng so với năm 2006), năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 10,14 đồng lãi. So với năm 2007 ta thấy rủi ro về sự tăng doanh thu của công ty có tiến triển tốt, lãi ròng của công ty trong năm 2008 tăng 65,97% so với năm 2007.
b. Doanh lợi tài sản hay tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA):
Tỉ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của Công ty.
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
* 100 %
Tổng tài sản
Bảng35: Bảng phân tích doanh lợi tài sản
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch %
06- 07
07- 08
Lợi nhuận sau thuế (đồng)
275.507.943
636.967.800
6.517.085.864
131,20
923,14
Tổng tài sản (đồng)
26.261.882.512
48.660.459.381
85.696.881.902
85,29
76,11
Doanh lợi tài sản (ROA)
1,05%
1,31%
7,60%
0,26
6,30
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Đồ thị 27: Đồ thị doanh lợi tài sản
Triệu đồng
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Doanh lợi tài sản của công ty tăng dần qua các năm cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty tốt hơn, năm 2007 tăng 0,26% so với năm 2006, năm 2006 chiếm 7,06% trong tổng tài sản, tăng 6,3% so với năm 2007.
Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỉ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món lời.
c. Doanh lợi vốn tự có hay tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
* 100 %
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn CSH thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Bảng 36: Bảng doanh lợi vốn tự có
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch %
06- 07
07- 08
Lợi nhuận sau thuế (đồng)
275.507.943
636.967.800
6.517.085.864
131,20
923,14
Vốn CSH (đồng)
7.505.030.664
8.141.998.464
14.238.012.720
8,49
74,87
Doanh lợi vốn tự có (ROE)
3,67%
7,82%
45,77%
4,15
37,95
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Triệu đồng
Đồ thị 28: Đồ thị doanh lợi vốn tự có
Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Tỉ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Doanh lợi vốn tự có của công ty năm 2008 tăng 37.61% so với năm 2007 là khá cao trong khi doanh lợi tài sản chỉ tăng 6,3%. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên đã khuếch đại được tỉ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao hơn tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
Không có gì quá đáng khi nói sự nghiệp của các nhà quản trị cấp cao thăng trầm theo sự lên xuống của ROE ở công ty họ. ROE được gán cho tầm quan trọng như vậy là do nó đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, nó xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng tiền của vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư hay nói cách khác, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Nói tóm lại, nó đo lường tiền lời trên mỗi đồng tiền vốn bỏ ra.
2.2.6.4 Tỉ số giá thị trường
Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS)
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS =
Lợi nhuận sau thuế- Cổ tức CP ưu đãi
Số cổ phiếu bình quân đang lưu thông
Tỉ số kì này cao hơn kì trước là dấu hiệu tốt.
Tỉ suất này chưa thể hiện hết thực chất sinh lời của cổ phiếu. Chúng ta khó so sánh giữa các công ty với nhau bởi vì nó chưa tính đến giá thị trường của cổ phiếu.
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Lợi nhuận sau thuế (đồng)
275.507.943
636.967.800
6.517.085.864
Số CP bình quân đang lưu thông (cổ phiếu)
1.261.345
1.261.345
1.261.345
EPS (đồng/ cổ phiếu)
218
505
5.167
Bảng 37: Bảng phân tích EPS
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Tính toán cho thấy EPS qua ba năm đã tăng lên rất nhiều. Đây là kết quả rất tốt.
Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó. Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường. Nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn. Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại.
Chỉ số giá – thu nhập
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
P/E =
Giá thị trường mỗi cổ phiếu
EPS
Thể hiện để thu được 1 đồng cần bỏ bao nhiêu đồng đầu tư vào doanh nghiệp. Như vậy hệ số này thấp thể hiện vốn đầu tư vào CP công ty có hiệu quả.
Tuy nhiên cũng như trên, nếu công ty hấp dẫn thì giá CP sẽ cao và điều này có thể hứa hẹn mức sinh lời cao trong tương lai.
Bảng 38: Bảng phân tích tỉ số giá trên thu nhập
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá thị trường mỗi CP
12.772
81.500
27.800
EPS
218
505
5.167
P/E
58,59
161,39
5,38
Qua bảng phân tích trên cho thấy năm 2008 công ty đã có những kết quả khả quan về thu nhập cổ tức, đạt mức cao nhất trong 3 năm vừa qua. Mặc dù giá cổ phiếu năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 nhưng hệ số P/E vẫn đạt mức cho phép. Điều này cho thấy lợi nhuận năm 2008 là rất khả quan.
Bảng 39: Bảng tóm tắt các tỉ số tài chính:
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Kết cấu
Kết cấu tài sản
Tỉ lệ TSNH trên Tổng tài sản
%
83,91
96,84
87,78
Tỉ suất đầu tư
%
16,09
3,16
12,22
Kết cấu nguồn vốn
Tỉ suất nợ
%
72,72
83,97
83,39
Tỉ suất tự tài trợ
%
28,58
16,73
16,61
Tình hình thanh toán
Tỉ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản
%
55,16
47,41
60,55
Tỉ lệ nợ phải thu trên khoản phải trả
%
69,79
55,91
64,64
Tỉ lệ khoản phải trả trên tài TSNH
%
79,04
84,80
93,08
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện thời
Lần
1,27
1,18
1,07
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0,93
0,79
0,93
Khả năng thanh toán bằng tiền
Lần
0,03
0,14
0,25
Tỉ lệ nợ trên vốn vổ phần
Lần
1,45
3,10
5,42
Tổng tài sản trên vốn cổ phần
Lần
1,99
3,69
6,50
Khả năng thanh toán lãi vay
Lần
6,42
8,12
61,18
Cơ cấu hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
3,06
0,98
6,84
Kì thu tiền bình quân
Vòng
0,67
1,46
0,71
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Vòng
10,54
15,83
65,09
Vòng quay tài sản
Vòng
0,69
0,31
0,75
Các tỷ số doanh lợi
Doanh lợi tiêu thụ (ROS)
%
1,53
4,17
10,14
Doanh lợi tài sản (ROA)
%
1,05
1,31
7,6
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
%
3,67
7,82
45,77
Tỉ số giá thị trường
Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS)
Đồng/ CP
218
505
5.167
Chỉ số giá- Thu nhập (P/E)
Đồng
58,59
161,39
5,38
Đánh giá chung tình hình tài chính doanh nghiệp
Qua quá trình phân tích tình tài chính, ta có thể thấy “bức tranh” tổng quát về tình hình tài chính Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu năm 2008 như sau:
Qui mô sản xuất của công ty đã được mở rộng, giá trị tổng tài sản luôn gia tăng kể từ khi thành lập. Nguồn tài trợ chủ yếu cho việc mở rộng sản xuất chủ yếu là các khoản nợ vay. Tuy nhiên các khoản vay này lại chiếm tỉ lệ quá cao, do đó Công ty nên thận trọng hơn trong vấn đề sử dụng vốn.
Kết cấu vốn và nguồn vốn chưa đuợc hợp lý, tình hình đầu tư theo chiều sâu được khả quan. Công ty cần gia tăng thêm vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính tự chủ.
Các tỉ số về khả năng thanh toán tuy được cải thiện dần nhưng nhìn chung tỉ số này quá thấp so với yêu cầu thực tế, thể hiện năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn rất yếu. Công ty nên tăng cuờng chỉ tiêu này nhiều hơn nữa dể bảo bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỉ số nợ rất cao và ngày càng tăng, đòi hỏi công ty phải nổ lực nhiều hơn trong việc gia tăng lợi nhuận bù đắp những khoản lãi vay. Những điều nên làm lúc này vẫn là tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường tính tự chủ cho Công ty.
Tỉ số về hoạt động tương tốt. Số vòng quay tồn kho tăng qua các năm, kì thu tiền bình quân giảm, hiệu suất sử dụng tài sản tăng… tạo điều kiện cho việc mở rộng qui mô sản xuất. Công ty nên tăng cuờng quản trị sản xuất cũng như các chính sách bán hàng để tận dụng vốn và sử dụng vốn ngày một hiệu quả hơn.
Tỉ số doanh lợi tăng, chứng tỏ hiệu quả quản lý của công ty về khả năng thu lợi từ tài sản, từ vốn chủ sở hữu cũng như khả năng đem về lợi nhuận của công ty. Tỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của công ty, do đó nếu quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi thì Công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tăng các tỉ số về doanh lợi.
Dòng tiền thể hiện sự lưu chuyển về vốn, ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty. Tùy vào tình hình thực tế của thị truờng, Công ty nên có chiến lược quản lý các dòng tiền ra hợp lý nhất, đồng thời tăng cường các dòng tiền vào dưới hình thức thu từ bán hàng.
è Tóm lại: Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu đang gặp khó khăn về tài chính nhất là các khoản nợ, đây là thách thức rất lớn mà Công ty phải vượt qua. Sự yếu kém về tài chính có thể kéo theo sự bế tắc trong hoạt động kinh doanh, nhưng với uy tín sẵn có, sự ưu đãi của các cấp chính quyền địa phương và trên hết là năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo, Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu hoàn toàn có thể khắc phục khó khăn và thực hiện những buớc đột phá trên thương truờng quốc tế nếu có những đuờng lối chiến luợc, sách lược phù hợp nhất.
2.2.6.5 Phân tích qua sơ đồ tài chính DUPONT
Nhìn vào sơ đồ có thể hình dung mối liên hệ giữa các tỉ số tài chính của Công ty. Điều này giúp cho các nhà quản lý dễ dàng phân tích, kiểm soát, và qua đó giúp họ có cái nhìn cụ thể và ra quyết định tài chính, cải thiện hoạt động của Công ty.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu thuần
x
1
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
1- Tỉ số nợ
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
ROS = 1,53%
ROA = 1,05%
ROE = 3,67%
1 1
= = 3,67
1- Tỉ số nợ 1- 72,72
Vòng quay TS = 0,69 vòng
DT thuần = 18.017.356.219 đồng
Tổng TS = 26.261.882.512 đồng
Chia cho
Nhân cho
Nhân cho
LN sau thuế = 275.507.943 đồng
DT thuần = 18.017.356.219 đồng
Chia cho
Năm 2006
Năm 2007
ROS = 4,17%
ROA = 1,31%
1 1
= = 6,24
1- Tỉ số nợ 1- 83,97
Vòng quay TS = 0,31 vòng
DT thuần = 15.286.513.604 đồng
Tổng TS = 48.660.459.381 đồng
Chia cho
Nhân cho
Nhân cho
LN sau thuế = 636.967.880 đồng
DT thuần = 15.286.513.604 đồng
Chia cho
ROE = 7,82%
ROS = 10,14%
ROA = 7,60%
ROE = 45,77%
1 1
= = 6,13
1- Tỉ số nợ 1- 83,69
Vòng quay TS = 0,75 vòng
DT thuần = 64.298.943.068 đồng
Tổng TS = 85.696.881.902 đồng
Chia cho
Nhân cho
Nhân cho
LN sau thuế = 6.517.085.864 đồng
DT thuần = 64.298.943.068 đồng
Chia cho
Năm 2008
Năm 2008, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 45,77 đồng lợi nhuận, so với năm 2007 tăng 37,95 đồng, năm 2007 cao so với năm 2006 là 4,15 đồng. Nguyên nhân do tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng, Công ty sử dụng vốn hiệu quả hơn và giảm sử dụng nợ. Đây là biểu hiện tốt, cần phát huy do đó trong những năm tới cần nâng dần hiệu quả vốn chủ sở hữu lên bằng cách nâng vòng quay vốn và tăng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Chính do ROS tăng và vòng quay TS có xu hướng tăng đã làm cho ROA tăng theo tương ứng. Tỉ số ROA tăng qua 2 năm từ 1,05% năm 2006 lên 1,31% năm 2007 và 7,6% năm 2008. Trong năm này cứ 100 đồng tài sản Công ty bỏ ra thì thu về được chỉ 7,6 đồng lợi nhuận thuần, cho thấy tình hình sử dụng vốn chưa thật sự đạt hiệu quả cao.
Doanh lợi vốn tự có tăng, năm 2006 tỉ suất này là 3,67%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty thu về được 3,67 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2007 là 7,82% và trong năm 2008 là 45,77%.
Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy trong năm 2008 ROE tăng là do ROS và Vòng quay tài sản tăng.
Ta thấy doanh lợi vốn tự có phụ thuộc vào 3 yếu tố: doanh lợi tiêu thụ, vòng quay tài sản, tỉ số nợ. Như vậy để tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu ta có thể tăng lên bằng 3 cách sau: sử dụng hiệu quả tài sản hiện có, tăng tỉ suất lợi nhuận, gia tăng đòn cân nợ (phải hợp lý vì tỉ số nợ quá cao cho thấy công ty phụ thuộc vốn từ bên ngoài, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như việc huy động vốn khi cần thiết).
PHẦN III
GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ
Những thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Chính Phủ:
Tạo môi trường pháp luật thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp ở tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động hoặc tham gia đầu tư vào lĩnh vực cơ khí.
Khuyến khích đa dạng hóa các loại hình hoạt động đồng thời giúp doanh nghiệp tìm kiếm vốn đầu tư.
Công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính nên việc áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là rất phù hợp. Do thực hiện trên máy nên công tác kế toán được giảm nhẹ khi cần truy suất số liệu hay kiểm tra đối chiếu số liệu, công việc xử lý, tính toán, lập báo cáo được thực hiện chính xác, nhanh chóng.
Năm 2008, là năm đầy khó khăn cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng xấu này. Trong khi đó, tình hình tài chính của Công ty vẫn chuyển biến theo hướng tích cực:
Khả năng thanh toán trong dài hạn tương đối tốt nhờ có khả năng tạo lợi nhuận để chi trả lãi vay.
Tổng giá trị tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tăng qua các năm.
Doanh thu tăng, hàng tồn kho giảm cho thấy Công ty đang đẩy mạnh tiêu thụ.
Doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh chứng tỏ hoạt động kinh doanh rất khả quan.
Các tỉ số tài chính: tỉ lệ thanh toán lãi vay, số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản, ROS, ROA, ROE đều chuyển biến theo hướng tốt.
Khó khăn:
3.1.2.1 Nhân tố khách quan:
Từ khi được thành lập Công ty luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty cùng ngành với những lợi thế hơn về vốn, bề dày lịch sử, uy tín trên thương trường… Do đó vấn đề tìm kiếm khách hàng cũng như thoả mãn nhu cầu của họ ngày càng khó khăn hơn.
Phần lớn các máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất đều nhập từ nuớc ngoài nên sẽ rất khó khăn trong việc sửa chữa cũng như mua sắm phụ tùng thay thế.
Công tác thanh toán của Công ty chủ yếu thông qua ngoại tệ, vàng nên khi tỉ giá thay đổi sẽ ảnh huởng đến thu nhập của Công ty.
Nhân tố chủ quan:
Do thiếu vốn hoạt động nên việc mở rộng qui mô sản xuất gặp nhiều khó khăn. Công ty phải huy động từ các khoản vay nên luôn phải chịu áp lực về lãi vay và trả vốn khi đến hạn.
Do quá trình dự toán chịu nhiều ảnh huởng của các nhân tố khác nhau nên rất khó dự trù chính xác, thời gian sản xuất có thể dài hơn hợp đồng (mặc dù là lý do khách quan) nhưng Công ty vẫn phải chịu thiệt đối với khách hàng khó tính.
Do đặc thù ngành cơ khí nên Công ty rất khó quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu trên thương truờng quốc tế. Mặt khác, để tạo mối quan hệ lâu dài đòi hỏi Công ty phải sử dụng chính sách bán trả chậm tạo gánh nặng trong việc quản lý công nợ.
Việc quản lý nguồn lao động thật sự không dễ, Công ty vừa tạo điều kiện để các công nhân có thu nhập cao và ổn định vừa tăng cuờng tiết kiệm chi phí hợp lý.
Nguyên nhân yếu kém về tài chính:
Khách hàng chiếm dụng vốn lớn và kéo dài, nhất là công trình có vốn ngân sách, trong khi công ty vay vốn ngân hàng chịu lãi suất để làm. Mặt dù đòi nợ rất quyết liệt, trong năm qua ta chỉ thu được 30 % giá trị nợ nần. Trái lại, nợ phải trả cho khách hàng trước đây còn trả tiếp trên 3 tỷ đồng.
Thiếu kỹ sư giỏi và công nhân có tay nghề khá trong khi tổ chức sản xuất còn cồng kềnh, đội ngũ gián tiếp giảm ít, các chi phí quản lí khấu hao còn rất nặng nề.
Đấu thầu cạnh tranh giá thấp trong chi phí ngày càng tăng: vật tư, sắt thép, điện nước, xăng dầu…thuế đất, bảo hiểm đã tăng còn tiếp tục tăng. Khấu hao tài sản cố định vẫn theo bài toán ngày xưa, trong khi nhiều tài sản đã khấu hao hết hoặc cả năm không làm gì.
Các cơ sở sản xuất của ta mang tính ỷ lại, thiếu năng động. Ngành nghề kinh doanh vẫn còn đơn độc, khi gặp khó khăn không chuyển đổi kịp, nay muốn đầu tư mở rộng thì thiếu vốn, sản xuất thu hẹp, các chi phí quản lý giảm ít, các chi phí cố định tăng cao.
Một số thiết bị mua sắm trước đây không phát huy được tác dụng: cẩu quay cố định, máy phay bánh răng côn xoắn,…vừa lãng phí vốn mua, vừa phải tính khấu hao hàng năm làm tăng chi phí sản xuất.
Trong các năm qua, công ty ta để xảy ra một số sai sót trong các khâu quản lý, điều hành; tuy không lớn nhưng dẫn đến lãng phí, làm tăng chi phí sản xuất. Ví dụ: chưa lường hết được các yếu tố trong đấu thầu, bỏ giá một số công trình: thiếu bu lông công trình Hansea, thiếu dây cáp điện ngầm trong Tân Hóa – Lò Gốm,… .Hiện tượng làm thiếu, làm thừa, làm sai, làm hỏng một số chi tiết gia công của một số công trình do triển khai bản vẽ, chọn mua vật tư hoặc do tổ chức sản xuất,… xảy ra một số công trình: chọn sai thép Inox làm khung cửa Ba Lai, các chi tiết làm đi làm lại ở Phú Mỹ 2-1, xi măng Thị Vải,…
Thanh toán nợ phải thu, nợ phải trả không dứt điểm; công nợ còn để dây dưa kéo dài. Một số cá nhân, tập thể và khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu: Công ty xây dựng thủy lợi 25, Công ty TNHH Hưng Thịnh, ông Hoàng Văn Cường,… .Điều đó làm tăng chi phí sản xuất, đồng thời treo chí phí qua nhiều năm; vì vậy việc xác định lãi, lỗ hàng năm thiếu chính xác.
Một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính Công ty:
3.3.1 Đối với Công ty
Về công tác đầu tư và quản lý TSCĐ
Công ty phải tăng cường hơn nữa việc đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất và để đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả Công ty phải giao cho các phân xưởng lập kế hoạch và xác định rõ nhu cầu đầu tư của mình để có trình tự ưu tiên đầu tư hợp lý, tránh việc xây dựng, mua sắm tài sản nhưng chưa sử dụng đến dễ phát sinh hao mòn hữu hình lẫn vô hình. Đồng thời, trước khi quyết định đầu tư cần phải thiết lập dự án nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của nó để có sự lựa chọn đúng đắn ít rủi ro, đặc biệt đối với các tài sản có giá trị lớn và những công trình xây dựng.
Triệt để sử dụng diện tích, nhà cửa vật kiến trúc, kho bãi, phương tiện vận chuyển hiện có cho những mục đích khác như cho thuê, liên kết mở rộng các ngành nghề để tăng nguồn thu.
Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các phân xưởng nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất của từng đơn vị để đảm bảo tài sản được sử dụng tốt hơn.
Nên thường xuyên kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản cố định để có biện pháp thích hợp như là phát hiện hư hỏng để sửa chữa hay tiến hành thanh lý những tài sản không sử dụng để giải phóng vốn.
Về công tác quản lý nợ phải thu
Để giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu Công ty cần phải tiến hành các công việc sau:
Phòng kinh doanh: Lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả, đồng thời phải tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán hàng tín dụng hợp lý. Có kế hoạch tăng lãi suất cho những công trình đã hoàn thành nhưng chủ đầu tư không thanh toán ngay mà kéo dài thời gian thanh toán. Tuy nhiên cũng nên có những khoản hoa hồng hay một số hình thức nhằm kích thích việc thanh toán trước thời hạn.
Phòng kế toán: theo dõi chặt chẽ và quyết liệt thu hồi những khoản nợ đã tới hạn.
Khai thác hiệu quả nguồn tài trợ bên ngoài:
Để đảm bảo sự cân đối giữa nguồn vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng, đồng thời với việc thực hiện tốt nợ phải thu như trên, Công ty cần gia tăng chiếm dụng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán bằng cách: bộ phận mua hàng cần tích cực tìm kiếm khách hàng và thõa thuận với những khách hàng cung ứng để được hưởng chính sách trả chậm.
Đồi với những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Cần kiểm soát chi phí nguyên liệu, năng lượng:
Công tác thu mua nguyên liệu là khâu đầu tiên cần phải được chú trọng, tổ thu mua nguyên liệu phải được trang bị đầy đủ kiến thức và thiết bị kiểm phẩm để đảm bảo nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu sản xuất.
Phải theo dõi lượng nguyên liệu biến động hàng ngày để xác định thời điểm mua hàng thích hợp vừa đảm bảo cho sản xuất mà không phải phát sinh thêm nhiều chi phí lưu kho. Đồng thời phải chủ động trong việc nắm bắt giá cả thị trường trong và ngoài nước để xác định giá cả thu mua hợp lý.
Nhanh chóng thay thế những máy móc thiết bị cũ, lạc hậu để giảm bớt tiêu hao năng lượng.
Quản lý chặt hơn trong khâu sản xuất để tránh những hư hỏng đáng tiếc, gây lãng phí. Công ty nên phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ sản xuất, quy định trách nhiệm cụ thể nếu sản phẩm hư hỏng, và sẵn sàng khen thưởng nếu như họ làm tốt so với yêu cầu.
Kiểm soát chi phí quản lý
Hàng tháng, Công ty nên đưa ra định mức sử dụng văn phòng phẩm để ngăn ngừa việc dùng lãng phí tài sản của Công ty.
Thông qua những lần hội họp, đề cao vai trò tích cực về ý thức của mỗi cá nhân để khuyến khích việc sử dụng tài sản chung của Công ty một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Về công tác kế toán
Công ty cần phải từng bước hiện đại hóa phương pháp quản lý, cập nhật nhanh thông tin, giữ nghiêm tính kỷ luật của chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ để làm cơ sở ra quyết định nhanh chóng, chính xác. Thực hiện chặt chẽ hơn việc tạm ứng và hoàn ứng; thu và chi; giao khoán và quyết toán công trình, xác định sản phẩm dở dang thông qua đánh giá của kế hoạch và phân bổ chi phí bỏ ra, việc phân chia lợi nhuận hàng năm (nếu có) phải tính yếu tố dự phòng.
Sử dụng nguồn nhân lực
Việc sử dụng lao động gắn liền với quá trình sản xuất, cho nên sử dụng lao động hiệu quả sẽ đẩy mạnh tăng năng suất, tiết kiệm chi phí,…từ đó sẽ gia tăng lợi nhuận góp phần cải thiện tình hình tài chính công ty. Do đó doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến việc:
Khảo sát tìm hiểu nhân viên để biết được nhu cầu của họ.
Xác định những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực.
Xem xét sắp xếp lại lao động trong công ty sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, tăng nhanh hơn nữa chính sách đào tạo nhân viên có trình độ khoa học kỹ thuật giỏi, kỹ sư giỏi có khả năng tốt trong việc tiếp cận, làm chủ thiết bị mới cũng như vận dụng tốt những qui luật kinh tế trong cơ chế thị trường đã có sự cạnh tranh.
Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
Một khó khăn đối với Công ty là thiếu vốn. Do đó Công ty cần phải cố gắng tăng cường thêm vốn chủ sở hữu bằng cách huy động thêm từ các thành viên cũ, tăng cường liên kết liên doanh với các đơn vị trong ngành và ngoài ngành, hỗ trợ lẫn nhau trong việc vay vốn, ứng vốn cho thi công. Nếu làm được điều này thì tính tự chủ của Công ty sẽ tăng đáng kể, làm giảm áp lực về lãi vay của Công ty. Ngoài ra, Công ty cần phải gia tăng tỉ lệ tích lũy vốn bằng cách tăng quỹ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường mối quan hệ tốt với các Công ty, các tổ chức tài chính, Ngân hàng để có thể tìm được các khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi.
Hoàn thiện công tác đấu thầu:
Để công ty có thể thực hiện thi công các công trình xây dựng chủ yếu thông qua hoạt động đấu thầu. Do vậy, để tìm kiếm lợi nhuận từ các công trình xây dựng, công việc đấu thầu cần có tính chuyên nghiệp hơn.
Cần nâng cao hơn chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác hồ sơ dự thầu, hạn chế tối đa sai sót trong quá trình lập hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; phân tích, dự báo chính xác tình hình thị trường để hạn chế rủi ro trong công tác đấu thầu.
Lựa chọn công trình, dự án có khả năng thanh toán dự kiến có hiệu quả để tham gia đấu thầu.
Chấm dứt đấu thầu tràn lan, tham gia đấu thầu bằng mọi cách.
Tăng cường mối quan hệ với thầu chính, chủ đầu tư và hệ thống tiếp thị đấu thầu tạo điều kiện trong việc thực hiện sản xuất thi công và quyết toán thu hồi vốn, cũng như việc nhận thầu công trình kiện toàn, sắp xếp nhân sự phục vụ công tác tiếp thị và đấu thầu sao cho hiệu suất trúng thầu các dự án dự thầu cao.
Thực hiện cơ chế giao khoán triệt để và chặt chẽ hơn, khoán hạng mục, khoán loại chi phí, tiến tới khoán gọn hạng mục, khoán gọn chi phí cho cá nhân và tập thể đứng ra làm.
Về khả năng sinh lợi:
Để nâng cao doanh thu và lợi nhuận cũng như vị thế cạnh tranh Công ty nên tập trung vào các ngành nghề chủ lực: chế tạo thiết bị và kết cấu thép. Công ty sẽ tiếp tục trang bị thiết bị mới để nâng cao chất lượng và công suất chế tạo thiết bị và kết cấu thép lên 10.000 tấn/ năm.
Tiếp tục mở rộng hơn nữa thị trường đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và thị trường ở tỉnh miền Trung và miền Bắc cho mặt hàng kết cấu thép.
Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chế tạo cơ khí phụ tùng.
Lập một dự toán tổng hợp: dự toán mua – bán hàng, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán chi phí hoạt động,….Từ đó chủ động hơn trong việc sử dụng tài nguyên và duy trì việc kiểm tra tài chính nhằm đo lường những thành quả đạt được.
Định kỳ Công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để biết những mặt mạnh cũng như mặt yếu để có những giải pháp xử lý phù hợp.
3.3.2 Đối với Nhà nước:
Ngành xây dựng còn thiếu vật liệu mới, cao cấp nên hàng năm vẫn phải nhập khẩu thêm, là do đầu tư không theo quy hoạch, nhu cầu của thị trường mà chỉ chạy theo nhu cầu và lợi nhuận trước mắt từ đó đã dẫn đến tình trạng mất cân đối khủng hoảng thừa và thiếu. Vì vậy, Chính Phủ cần có sự đầu tư theo quy hoạch và theo nhu cầu của thị trường, tránh đầu tư tràn lan và phải tính đến yếu tố vận chuyển thuận lợi.
Nhà nước cần hỗ trợ ngân sách, chính sách hỗ trợ lãi suất nợ vay nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí sử dụng nguồn vốn nhằm để kích cầu khả năng tiêu dùng của người dân. Giảm những thủ tục phiền hà để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu được nhanh chóng.
Ngoài ra, Nhà nước cần thanh toán đúng hạn cho doanh nghiệp về những công trình mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp đã hoàn thành thi công nhằm giảm bớt áp lực về huy động vốn kinh doanh của công ty phục vụ cho sản xuất.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, vai trò của hoạt động tài chính cũng không ngừng phát triển và khẳng định mình. Nổi bật trong môi trường cạnh tranh của thời đại hoạt động tài chính đã giúp nền kinh tế chủ động hơn. Nhìn về góc độ vi mô trong từng doanh nghiệp phân tích doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng.
Qua phân tích thực trạnh tài chính của Công ty thông qua một số công cụ ta thấy được vai trò tài chính. Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý. Phân tích tài chính doanh nghiệp cần được đặt lên vị trí xứng đáng trong chính sách quản lý kinh tế- tài chính của nhà nước. Trước hết nhà nước và các doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nó, thấy được sự cần thiết phải phân tích trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua toàn bộ quá trình phân tích về tình hình tài chính của Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu, nhìn chung Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên tình hình tài chính chưa tốt lắm. Do đó trong các năm kế tiếp Công ty nên chú trọng khắc phục những yếu kém để nâng cao chất lượng, uy tín của Công ty, giúp Công ty đứng vững và phát triển trong tương lai.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Hải Nam đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và làm luận văn, cảm ơn các cô chú, anh chị tại Phòng kế toán – tài vụ Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu đã cung cấp tư liệu và thông tin để giúp em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&
TS. Nguyễn Văn Thuận, Giảng viên Đại Học Kinh Tế Tp. HCM. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH (Lý thuyết, Bài tập). Nhà xuất bản Thống kê Năm 2003.
Th.S Đinh Thế Hiển, Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng (IIB: Institute of Information and Business Research). QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG. Nhà xuất bản Thống kê Năm 2007.
TS. Nguyễn Minh Kiều, Giảng viên Đại Học Kinh tế Tp. HCM và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. Nhà xuất bản Thống kê Năm 2006.
Th.S Phạm Văn Dược, Trường Đại Học Kinh Tế. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH. Nhà xuất bản Thống kê Năm 2000.
TS. Phan Đức Dũng, Khoa kinh tế Đại Học Quốc Gia Tp. HCM. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (đã sửa đổi, bổ sung). Nhà xuất bản Thống kê Năm 2006.
Website:
Website: webketoan, Tạp chí Nhà quản lý, Tầm nhìn net (Quản trị quản lý, Quản trị tài chính).
CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU
Bảng cân đối kế toán
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tiền tệ: VND
TÀI SẢN
MÃ SỐ
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
22.037.369.907
23.040.399.420
I. Tiền và các khoản tương tiền
110
600.150.744
584.674.037
1. Tiền
111
1
600.150.744
584.674.037
2. Các khoản tương đương tiền
112
-
-
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
2
-
-
III. Các khoản phải thu
130
12.155.901.564
17.010.293.708
1. Phải thu của khách hàng
131
8.911.054.176
9.146.247.844
2. Trả trước cho người bán
132
674.071.840
3.133.101.892
3. Các khoản phải thu khác
135
3
2.570.775.548
4.730.943.972
IV. Hàng tồn kho
140
5.882.103.426
5.415.249.138
1. Hàng tồn kho
141
4
5.882.103.426
5.415.249.138
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
3.399.214.173
30.182.537
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
3.339.365.497
-
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
-
-
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
5
59.848.676
30.182.537
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
200
4.224.512.605
2.528.755.230
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
2.358.532.145
15.000.000
1. Phải thu dài hạn khách hàng
2.343.532.145
-
2. Phải thu dài hạn khác
7
15.000.000
15.000.000
II.Tài sản cố định
220
1.779.005.639
2.426.780.409
1. Tài sản cố định hữu hình
221
8
1.708.789.866
2.356.564.636
Nguyên giá
222
14.019.665.224
15.429.639.033
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
223
(12.310.875.358)
(13.073.074.397)
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
11
70.215.773
70.215.773
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
-
-
IV. Tài sản dài hạn khác
260
86.974.821
86.974.821
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
14
86.974.821
86.974.821
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
26.261.882.512
25.569.154.650
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
300
19.098.423.456
18.453.556.722
I. Nợ ngắn hạn
310
17.418.753.873
18.453.556.722
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
15
681.643.927
465.769.927
2. Phải trả người bán
312
1.948.627.000
3.443.785.923
3. Người mua trả tiền trước
313
7.688.523.829
5.943.926.699
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
314
16
2.439.975.722
1.254.569.287
5. Phải trả công nhân viên
315
1.025.676.477
1.540.309.852
6. Chi phí phải trả
316
17
543.455.063
1.732.440.678
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
18
3.090.851.855
4.072.754.356
II. Nợ dài hạn
330
1.679.669.583
-
1. Phải trả dài hạn người bán
333
1.676.669.583
-
2. Phải trả dài hạn khác
337
3.000.000
-
B. NGUỒN VỐN CHỦ HỮU
400
7.163.459.056
7.115.597.928
I. Vốn chủ sở hữu
410
22
7.505.030.664
7.463.257.536
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
13.180.262.313
13.180.262.313
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
445.617.017
603.283.782
3. Quỹ đầu tư phát triển
417
45.834.151
45.834.151
4. Quỹ dự phòng tài chính
418
306.121.860
306.121.860
7. Lợi nhuận chưa phân phối
420
(6.472.804.677)
(6.672.244.570)
II. Nguồn vốn kinh doanh
430
(341.571.608)
(347.659.608)
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
431
(341.571.608)
(347.659.608)
2. Nguồn kinh phí
432
23
-
-
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
440
26.261.882.512
25.569.154.650
Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Giám đốc
CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Niên độ từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tiền tệ: VND
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
Năm 2006
Năm 2005
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
18.017.356.219
39.199.288.236
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
02
-
-
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10
18.017.356.219
39.199.288.236
4.Gía vốn hàng bán
11
15.624.563.174
36.465.904.754
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
2.392.793.045
2.733.383.482
6.Doanh thu hoạt động tài chính
21
12.375.448
41.550.058
7.Chi phí tài chính
22
287.092.509
153.909.513
-Trong đó:Chi phí lãi vay
23
50.797.409
153.909.513
8.Chi phí bán hàng
24
133.445.288
162.807.588
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
2.183.447.154
2.697.380.512
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21+22)-(24+25)]
30
(198.816.458)
(239.164.073)
11.Thu nhập khác
31
1.571.801.793
456.654.964
12.Chi phí khác
32
1.097.477.392
-
13.Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
474.324.401
456.654.964
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
275.507.943
217.490.891
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
-
-
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52)
60
275.507.943
217.490.891
Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Giám đốc
CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU
Đơn vị tiền tệ: VNĐ
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Niên độ từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006
CHỈ TIÊU
Mã số
Năm 2006
Năm 2005
I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
01
16.997.854.300
34.543.729.390
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
02
(5.945.255.823)
(10.503.023.428)
3. Tiền chi trả cho người lao động
03
3.615.828.692
(2.982.470.904)
4. Tiền chi trả lãi vay
04
(50.797.409)
23.876.343
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
06
-
-
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
07
19.010.584.902
38.003.552.713
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
08
(25.547.945.160)
(59.213.742.083)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
(171.387.882)
(175.830.655)
II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác
21
(65.714.382)
(10.510.500)
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và các TSDH khác
22
43.809.523
-
3. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
13.375.448
-
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
(9.529.411)
(10.510.500)
III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
1. Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của DN
32
-
-
2. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
725.274.000
453.260.000
3. Tiền chi trả nợ gốc vay
34
(528.880.000)
(439.751.219)
4. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
-
-
5. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
-
-
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
196.394.000
13.508.781
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20+30+40)
50
15.476.707
(172.832.374)
Tiền và tương tiền đầu kỳ
60
584.674.037
757.506.411
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
-
-
Tiền và tương tiền cuối kỳ
70
600.150.744
584.674.037
Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2006
CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU
Bảng cân đối kế toán
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tiền tệ: VND
TÀI SẢN
MÃ SỐ
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
47.122.843.454
22.037.369.907
I. Tiền và các khoản tương tiền
110
5.618.035.030
600.150.744
1. Tiền
111
1
5.618.035.030
600.150.744
2. Các khoản tương đương tiền
112
-
-
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
2
-
-
III. Các khoản phải thu
130
22.339.954.589
12.155.901.564
1. Phải thu của khách hàng
131
10.821.631.861
8.911.054.176
2. Trả trước cho người bán
132
10.345.665.734
674.071.840
3. Các khoản phải thu khác
135
3
1.172.656.994
2.570.775.548
IV. Hàng tồn kho
140
15.575.435.943
5.882.103.426
1. Hàng tồn kho
141
4
15.575.435.943
5.882.103.426
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
359.417.892
3.399.214.173
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
-
3.339.365.497
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
5
468.313.838
59.848.676
4. Tài sản ngắn hạn khác
155
3.121.104.054
-
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
200
1.537.615.927
4.224.512.605
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
-
2.358.532.145
1. Phải thu dài hạn khách hàng
-
2.343.532.145
2. Phải thu dài hạn khác
7
-
15.000.000
II.Tài sản cố định
220
1.035.641.106
1.779.005.639
1. Tài sản cố định hữu hình
221
8
965.425.333
1.708.789.866
Nguyên giá
222
12.360.813.186
14.019.665.224
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
223
(11.395.387.853)
(12.310.875.358)
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
11
70.215.773
70.215.773
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
-
-
IV. Tài sản dài hạn khác
260
501.974.821
86.974.821
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
14
486.974.821
86.974.821
3. Tài sản dài hạn khác
15.000.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
48.660.459.381
26.261.882.512
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
300
40.862.452.525
19.098.423.456
I. Nợ ngắn hạn
310
39.959.452.525
17.418.753.873
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
15
1.353.265.927
681.643.927
2. Phải trả người bán
312
3.621.468.403
1.948.627.000
3. Người mua trả tiền trước
313
24.547.908.700
7.688.523.829
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
314
16
3.790.017.289
2.439.975.722
5. Phải trả công nhân viên
315
1.004.641.962
1.025.676.477
6. Chi phí phải trả
316
17
568.055.063
543.455.063
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
18
2.392.276.999
3.090.851.855
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
2.681.818.182
II. Nợ dài hạn
330
903.000.000
1.679.669.583
1. Phải trả dài hạn người bán
333
903.000.000
1.676.669.583
2. Phải trả dài hạn khác
337
-
3.000.000
B. NGUỒN VỐN CHỦ HỮU
400
7.798.006.856
7.163.459.056
I. Vốn chủ sở hữu
410
22
8.141.998.464
7.505.030.664
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
13.180.262.313
13.180.262.313
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
445.617.017
445.617.017
3. Quỹ đầu tư phát triển
417
45.834.151
45.834.151
4. Quỹ dự phòng tài chính
418
306.121.860
306.121.860
7. Lợi nhuận chưa phân phối
420
(5.835.836.877)
(6.472.804.677)
II. Nguồn vốn kinh doanh
430
(343.991.608)
(341.571.608)
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
431
(343.991.608)
(341.571.608)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
440
48.660.459.381
26.261.882.512
Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Giám đốc
CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Niên độ từ ngày 01/01/2007 đến 31/12/2007
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tiền tệ: VND
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
Năm 2007
Năm 2006
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
15.286.513.604
18.017.356.219
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
02
-
-
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10
15.286.513.604
18.017.356.219
4.Gía vốn hàng bán
11
12.685.583.831
15.624.563.174
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
2.600.929.773
2.392.793.045
6.Doanh thu hoạt động tài chính
21
170.451.432
12.375.448
7.Chi phí tài chính
22
147.245.341
287.092.509
-Trong đó:Chi phí lãi vay
23
89.442.536
50.797.409
8.Chi phí bán hàng
24
334.251.638
133.445.288
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
1.196.997.134
2.183.447.154
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21+22)-(24+25)]
30
1.092.887.092
(198.816.458)
11.Thu nhập khác
31
2.558.703.334
1.571.801.793
12.Chi phí khác
32
3.014.622.626
1.097.477.392
13.Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
(455.919.292)
474.324.401
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
636.967.800
275.507.943
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
-
-
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52)
60
636.967.800
275.507.943
Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Giám đốc
CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU
Đơn vị tiền tệ: VNĐ
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Niên độ từ ngày 01/01/2007 đến 31/12/2007
CHỈ TIÊU
Mã số
Năm 2007
Năm 2006
I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
01
33.537.068.421
16.997.854.300
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
02
(16.362.331.448)
(5.945.255.823)
3. Tiền chi trả cho người lao động
03
(2.022.858.595)
3.615.828.692
4. Tiền chi trả lãi vay
04
(89.442.536)
(50.797.409)
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
06
-
-
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
07
3.076.472.191
19.010.584.902
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
08
(15.570.547.081)
(25.547.945.160)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
2.568.360.952
(171.387.882)
II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác
21
-
(65.714.382)
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và các TSDH khác
22
1.351.533.333
43.809.523
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác
23
(4.000.000.000)
-
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác
24
4.000.000.000
-
5. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
440.324.488
13.375.448
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
1.791.857.821
(9.529.411)
III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
-
-
1. Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của DN
32
-
-
2. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
1.602.000.000
725.274.000
3. Tiền chi trả nợ gốc vay
34
(948.858.000)
(528.880.000)
5. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
-
-
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
653.142.000
196.394.000
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20+30+40)
50
5.013.360.773
15.476.707
Tiền và tương tiền đầu kỳ
60
600.150.744
584.674.037
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
4.523.513
-
Tiền và tương tiền cuối kỳ
70
5.618.035.030
600.150.744
CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU
Bảng cân đối kế toán
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tiền tệ: VND
TÀI SẢN
MÃ SỐ
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
75.221.582.475
47.122.843.454
I. Tiền và các khoản tương tiền
110
4.166.692.085
5.618.035.030
1. Tiền
111
1
3.958.794.410
5.618.035.030
2. Các khoản tương đương tiền
112
207.897.675
-
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
2
13.755.120.255
-
1. Đầu tư ngắn hạn
16.031.228.923
-
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
-2.276.108.668
-
III. Các khoản phải thu
130
45.548.741.053
22.339.954.589
1. Phải thu của khách hàng
131
23.251.121.391
10.821.631.861
2. Trả trước cho người bán
132
16.502.992.081
10.345.665.734
3. Các khoản phải thu khác
135
3
5.794.627.581
1.172.656.994
IV. Hàng tồn kho
140
9.394.652.193
15.575.435.943
1. Hàng tồn kho
141
4
9.394.652.193
15.575.435.943
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
2.356.376.889
359.417.892
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
3.750.000
-
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
61.795.761
-
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
5
16.633.908
468.313.838
4. Tài sản ngắn hạn khác
155
2.274.197.220
3.121.104.054
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
200
10.475.299.427
1.537.615.927
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
-
-
II.Tài sản cố định
220
987.902.606
1.035.641.106
1. Tài sản cố định hữu hình
221
8
917.686.833
965.425.333
Nguyên giá
222
12.465.167.884
12.360.813.186
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
223
(11.547.481.051)
(11.395.387.853)
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
11
70.215.773
70.215.773
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
9.000.000.000
-
IV. Tài sản dài hạn khác
260
487.396.821
501.974.821
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
14
286.974.821
486.974.821
3. Tài sản dài hạn khác
200.422.000
15.000.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
85.696.881.902
48.660.459.381
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
300
71.458.869.182
40.862.452.525
I. Nợ ngắn hạn
310
70.464.864.508
39.959.452.525
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
15
5.319.820.000
1.353.265.927
2. Phải trả người bán
312
5.316.248.408
3.621.468.403
3. Người mua trả tiền trước
313
31.642.118.408
24.547.908.700
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
314
16
5.524.359.911
3.790.017.289
5. Phải trả công nhân viên
315
-
1.004.641.962
6. Chi phí phải trả
316
17
568.055.063
568.055.063
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
18
22.094.262.718
2.392.276.999
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
-
2.681.818.182
II. Nợ dài hạn
330
994.004.674
903.000.000
1. Phải trả dài hạn người bán
333
903.000.000
903.000.000
2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (*)
91.004.674
-
B. NGUỒN VỐN CHỦ HỮU
400
14.238.012.720
7.798.006.856
I. Vốn chủ sở hữu
410
22
14.238.012.720
8.141.998.464
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
13.180.262.313
13.180.262.313
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
445.617.017
445.617.017
3. Quỹ đầu tư phát triển
417
45.834.151
45.834.151
4. Quỹ dự phòng tài chính
418
306.121.860
306.121.860
7. Lợi nhuận chưa phân phối
420
260.177.379
(5.835.836.877)
II. Nguồn vốn kinh doanh
430
-
(343.991.608)
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
431
-
(343.991.608)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
440
85.696.881.902
48.660.459.381
Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Giám đốc
CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Niên độ từ ngày 01/01/2008 đến 31/12/2008
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tiền tệ: VND
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
Năm 2008
Năm 2007
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
64.298.943.068
15.286.513.604
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
02
-
-
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10
64.298.943.068
15.286.513.604
4.Gía vốn hàng bán
11
55.933.357.807
12.685.583.831
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
8.365.585.261
2.600.929.773
6.Doanh thu hoạt động tài chính
21
1.561.065.669
170.451.432
7.Chi phí tài chính
22
2.512.862.275
147.245.341
-Trong đó:Chi phí lãi vay
23
-
89.442.536
8.Chi phí bán hàng
24
10.118.836
334.251.638
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
2.162.794.379
1.196.997.134
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21+22)-(24+25)]
30
5.240.857.440
1.092.887.092
11.Thu nhập khác
31
2.194.359.457
2.558.703.334
12.Chi phí khác
32
500.580.171
3.014.622.626
13.Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
1.693.779.286
(455.919.292)
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
6.934.654.726
636.967.800
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
417.568.862
-
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52)
60
6.517.085.864
636.967.800
Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Giám đốc
CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU
Đơn vị tiền tệ: VNĐ
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Niên độ từ ngày 01/01/2008 đến 31/12/2008
CHỈ TIÊU
Mã số
Năm 2008
Năm 2007
I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
01
61.521.659.029
33.537.068.421
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
02
(29.378.310.973)
(16.362.331.448)
3. Tiền chi trả cho người lao động
03
(2.636.722.689)
(2.022.858.595)
4. Tiền chi trả lãi vay
04
(112.595.520)
(89.442.536)
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
06
-
-
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
07
20.290.671.843
3.076.472.191
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
08
(30.687.852.756)
(15.570.547.081)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
18.996.884.934
2.568.360.952
II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
-
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác
21
(562.884.823)
-
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và các TSDH khác
22
180.100.000
1.351.533.333
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác
23
(52.346.093.716)
(4.000.000.000)
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác
24
36.457.868.018
4.000.000.000
5. Tiền chi góp vốn vào đơn vị khác
25
(9.000.000.000)
-
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
26
-
-
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
838.788.267
440.324.488
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
(24.432.222.254)
1.791.857.821
III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
-
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
-
2. Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của DN
32
-
-
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
5.000.000.000
1.602.000.000
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
34
(1.054.000.000)
(948.858.000)
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
-
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
-
-
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
3.946.000.000
653.142.000
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20+30+40)
50
(1.489.337.320)
5.013.360.773
Tiền và tương tiền đầu kỳ
60
5.618.035.030
600.150.744
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
37.994.375
4.523.513
Tiền và tương tiền cuối kỳ
70
4.166.692.085
5.618.035.030
Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Giám đốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP.doc