Phân tích tình hình tài chính tại tổng công ty Mía đường I

Nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh là phải nói đến thị trường tiêu thụ mới có mối quan hệ mật thiết đến các kế hoạch của doanh nghiệp, từ đầu tư mua nguyên liệu đầu vào cho đến việc tiêu thụ sản phẩm làm ra. Thực hiện tiêu thụ được sản phẩm đó doanh nghiệp mới hoàn thành quá trình hoạt động kinh doanh. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh thu mới được thực hiện, từ đó mới xác định kết quả của từng hoạt động đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm giảm tốc độ vòng quay của vốn kinh doanh. Tổng Công ty Mía Đường I sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ trong nước chưa có sản phẩm xuất khẩu. Như vậy Tổng Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp. Do đó việc tìm kếm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Tổng Công ty là vô cùng cần thiết. Tìm kiếm thị trường đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cũng là biện pháp hữu hiệu giúp Tổng Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Nhằm đẩy mạnh mở rộng thị trường và đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, tôi thấy Tổng Công ty cần xem xét những ý kiến sau:

doc89 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại tổng công ty Mía đường I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn năm 1998 có 65251,91 triệu đồng năm 1999 là 114178,77 triệu đồng và năm 2000 giảm hơn so với năm 1999 và còn là 95972,19 triệu đồng, nhưng hàng tồn kho chỉ thể hiện khả năng thanh toán nào đó, khả năng này thường thấp hơn giá trị thực của hàng tồn kho đã mát một thời gian nhất định cho việc tiêu thụ lại phụ thuộc vào nhu cầu thị trường từng thời điểm do đó nó không còn phù hợp với thị hiếu khách hàng ở thời điểm hiện tại kém phẩm chất mất phẩm chất rất khó khăn cho việc tiêu thụ đặc biệt là các hàng hoá tồn quá lâu dẫn tới giảm giá để tiêu thụ do đó giá trị thanh toán của hàng tồn kho thường thấp hơn so với giá trị ban đầu của nó, điều đáng quan tâm hơn nữa là giá đường trên thị trường lại có xu hướng giảm xuống, điều này gây khó khăn cho Tổng Công ty. Thực tế nghiên cứu cho thấy hàng tồn kho chủ yếu là nguyên liệu vật liệu tồn kho và thành phẩm tồn kho. Khả năng thanh toán của Tổng Công ty còn phụ thuộc vào các tài sản lưu động khác với quy mô là năm 1998 là 5348,73 triệu đồng, năm 1999 chiếm 11040,48 triệu đồng và năm 2000 là 16924,47 triệu đồng trong đó thì khoản tạm ứng chiếm đại đa số năm 1998 có 2306,94 triệu đồng, năm 1999 có 23776,04 triệu đồng và năm 2000 chiếm 2306,94 triệu đồng khoản tạm ứng có xu hướng giảm xuống đây là một biểu hiện tốt, điều này cho thấy cán bộ công nhân viên đã có ý thức và trách nhiệm trong việc thanh toán khoản tiền tạm ứng. Nhưng ở đây khoản tiền tạm ứng của Tổng Công ty vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động khác. Đây là khoản tiền có giá trị thanh toán kém, tính khả thi thấp vì tài sản lưu động khác chủ yếu là tiền tạm ứng, tiền tạm ứng có giá trị thanh toán thấp vì nó phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty tới kỳ có chịu thanh toán cho Tổng Công ty hay không, nếu họ thanh toán chậm thì Tổng Công ty không có điều kiện để thanh toán với các đối tác, mặt khác các khoản tạm ứng được chi trên cơ sở, tiền phí, lệ phí, công tác phí và các loại hàng hoá, các loại hàng này lại kéo lùi khả năng thanh toán của Tổng Công ty, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của Tổng Công ty về phía sau. Nhìn vào số liệu trên bảng phân tích ta thấy rằng cả 3 năm qua khả năng thanh toán đều nhỏ hơn nhu cầu thanh toán. Như vậy, khả năng thanh toán của Tổng Công ty không được tốt. Để làm rõ khả năng thanh toán của Tổng Công ty ta có thể xét các chỉ tiêu sau: Biểu 14: Các chỉ tiêu về khả năng thanhTổng Công ty qua các năm (ĐVT: Lần) CHỈ TIÊU 1998 1999 2000 99/98 00/99 00/98 1. Hệ số thanh toán tổng quát 1,35 1,18 1.12 -0,07 -0,06 -0,23 2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,24 0,04 0,84 -0,2 -0,20 -0,39 3. Hệ số thanh toán bằng tiền 0,35 0,31 0,21 -0,10 -0,10 -0,14 Xét về tổng quát, hệ số thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1, điều này cho thấy Tổng Công ty có khả năng thanh toán. Qua các năm thì hệ số này đang có xu hướng giảm xuống cụ thể là năm 1999 giảm so với năm1998 là 0,16 lần và năm 2000 giảm so với năm1999 là 0,06 lần và giảm so với năm 1998 là 0,23 là. Như vậy ta thấy khả năng thanh toán của Tổng Công ty đang có su hướng giảm dần. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cũng vậy, cũng đang giảm xuống và giảm nhanh, như là năm 2000 hệ số này nhỏ hơn 1 điều này cho thấy doanh nghiệp không đủ sức để trang trải nợ ở trong kỳ này và có thể đánh giá là tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện nay là không được tốt. Về hệ số thanh toán bằng tiền ta thấy tất cả các năm đều nhỏ hơn 1 nó cho biết rằng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán ngay. Vì vậy Tổng Công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nếu dùng tiền để thanh toán công nợ do đó phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để thanh toán vì không đủ tiền để thanh toán. Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu trên, để đánh giá tình hình khả năng thanh toán của Tổng Công ty ta cần thông qua một số chỉ tiêu sau: -Xem xét khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động +Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = +Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động(1998) = +Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động(1999) = +Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động(2000) = Qua tính toán trên ta thấy năm 1999 khả năng chuyển đổi có phần tốt hơn, nhưng sang năm 2000 khả năng chuyển đổi đã giảm xuống. Điều này cho thấy trong năm 2000 đơn vị đã hực hiện không tốt tình hình thanh toán của mình. Khi nghiên cứu các khoản phải thu có ảnh hưởng đến tình hình tài chính như thế nào cần so sánh tổng số các khoản phải thu với tổng nợ phải trả, tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ đơn vị bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Tỷ lệ các khoản phả Tổng số nợ phải thu thu so với các khoản = x 100 phải trả Tổng số nợ phải trả Tỷ lệ các khoản phải thu so các khoản phải trả(98) = Tỷ lệ các khoản phải thu so các khoản phải trả(99) = Tỷ lệ các khoản phải thu so các khoảnphải trả(2000) = Từ số liệu tính toán trênta thấy cả 3 năm qua Tổng Công ty đều đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác và sự chiếm dụng đó ngày càng nhiều thêm. Bên cạnh đó có thể đánh giá mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ ta dựa vào chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu = Số dư BQ các khoản phải thu = Số dư BQ các khoản phải thu = năm 1998 Số dư BQ các khoản phải thu = năm1999 Số dư BQ các khoản phải thu = năm 2000 Vòng quay các khoản phải thu năm 1998 = Vòng quay các khoản phải thu năm 1999 = Vòng quay các khoản phải thu năm 2000 = Số liệu của các chỉ tiêu cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển của các khoản phải thu sẽ cao và vốn của Tổng Công ty sẽ ít bị chiếm dụng. Tuy nhiên số vòng luân chuyển này quá cao sẽ không tốt vì có thể sẽ ảnh hưởng tới lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ mà chủ yếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong thời gian. Qua kết quả tính toán ta thấy vòng quay các khoản phải thu của năm 1999 đã tăng hơn so với năm 1998, nhưng sang năm 2000 này lại giảm đi. Để đánh giá được chính xác vòng quay các khoản phải thu là cao hay thấp ta xem xét thêm các chỉ tiêu sau. Số ngày TB để Thời gian của kỳ phân tích thu được các = khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu - Số ngày TB để thu được các khoản phải thu(1998) = - Số ngày TB để thu được các khoản phải thu(1999) = -Số ngày TB để thu được các khoản phải thu(2000) = Đến đây ta có thể kết luận việc thu hồi nợ của Tổng Công ty không được nhanh chóng vì số ngày trung bình để thu được các khoản nợ phải thu là quá lớn, lớn hơn rất nhiều so với thời gian bán chịu cho khách hàng ( chậm nhất là 30 ngày kể từ khi ghi nhận doanh thu ). Số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu lớn là do số vòng quay các khoản phải thu quá nhỏ, mà số ngày này càng tăng hơn, như là năm 2000 là số ngày tăng hơn so với năm 1999 là 27 ngày, điều này cho thấy Tổng Công ty có những đối tượng dây dưa trả chậm. Vì vậy Tổng Công ty cần có những biện pháp hợp lý để thu hồi nợ một cách nhanh chóng. Qua nghiên cứu tình hình và khả năng thanh toán của Tổng Công ty ta thấy tình hình thanh toán của Tổng Công ty đang gặp nhiều khó khăn, các nghiệp vụ thanh toán không liên tục, không cập nhật, đồng tiền không năng động kém hiệu quả. Vì vậy Tổng Công ty cần có biện pháp thu hồi nợ phải thu cho thật nhanh cũng như cố gắng tiêu thụ hành hoá nhằm tăng lượng tiền dự trữ , đáp ứng khả năng thanh toán này. 4.1.4. Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn. 4.1.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình sản suất kinh doanh. Quá trình phân tích tình hình và khả năng thanh toán hay phân tích nguồn vốn, tài sản mới mô tả lại, chụp lại quá trình vận động tài chính của Tổng Công ty qua 3 năm hoạt động chủ yếu về lượng, về hình thức dựa trên khuôn mẫu có sẵn và cách nhìn khách quan, quá trình phân tích tài chính không chỉ dừng lại ở đấy mà phải đi sâu phân tích các mối quan hệ biện chứng giữa chúng các yếu tố cấu thành sự kiện và ý tưởng của ban quản trị thể hiện qua những hành động của họ trong việc kinh doanh vấn đề cuối cùng là Tổng Công ty đã sử dụng nguồn nhân tài vật lực như thế nào? có hiệu quả không? Thể hiện qua mảng tài chính đó là việc quản trị vốn. Tổng Công ty chỉ có thể kinh doanh có hiệu quả khi Tổng Công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Để nhận thức được điều này ta đi phân tích từng loại vốn. *, Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Trong việc sử dụng vốn cố định ngoài việc quản trị về mặt hiện vật là việc chống hao mòn mất mát, hư hỏng ra còn phải quản trị về mặt giá trị, nguyên giá, giá trị còn lại, vốn khấu hao nhưng quan trọng hơn cả là việc quản trị về vốn cố định hiện hành. Ở đây không chỉ dừng lại ở việc quản trị về quy mô và tình hình tăng giảm quy mô, sự tăng giảm đó ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực tới việc kinh doanh của Tổng Công ty, hay nói cách khác Tổng Công ty đã sử dụng vốn cố định như thế nào, theo hướng có lợi không và tối ưu chưa. Bên cạnh đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh của Tổng Công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là cao hay thấp cần phải thông qua các chỉ tiêu hiệu quả như, hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định, sức sinh lời của vốn cố định...qua đó người quản lý mới có được những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định đầu tư, điều chỉnh quy mô sản suất cho phù hợp. Đồng thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tiềm năng sẵn có và khắc phục những tồn tại trong quản lý. Qua biểu 15 cho ta thấy Tổng doanh thu qua 3năm tăng giảm không đều không theo quy luật. Năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là 95101,49 triệu đồng, nhưng sang năm 2000 tổng doanh thu giảm so với năm 99 là 75139,92 triệu đồng tưong ứng là tăng 14,9%. Còn lợi nhuận của Tổng Công ty đang giảm dần qua 3 năm, và giảm rất mạnh đặc biệt là năm 2000 lợi nhuận của Tổng Công ty đã bị âm. Bên cạnh đó thì vốn cố định bình quân 3 năm đều tăng trong đó tốc độ tăng năm 1999 so với năm 1998 là cao hơn tốc độ tăng của 2000 so với năm 1999. Lợi nhuận và vốn cố định bình quân trong năm đã ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 1998 là 0,0567 có nghĩa là một đồng vốn cố định năm 1998 đem lại 0,0567 đồng lợi nhuận, năm 1999 đem lại 0,0191 đồng lợi nhuận, năm 2000 lợi nhuận của Tổng Công ty là âm, do đó khi bỏ ra một đồng vốn cố định không những không thu được đồng nào mà còn làm lỗ đi 0,0175 đồng. Qua đây ta thấy tỷ suất lợi nhuận qua 3 năm là giảm xuống và giảm rất mạnh. Sự giảm đó là do 2 nhân tố ảnh hưởng tới. + Thứ nhất là: mức ảnh hưởng của lợi nhuận tới tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. DTỷ suất lợi nhuận vốn cố định (LN) = = 0,033- 0,056 = -0,023 +Thứ hai là: Mức ảnh hưởng của vốn cố định BQ trong năm tới tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. DTỷ suất lợi nhuận vốn cố định(VCĐ) = = 0,079 - 0,033 = - 0,014 Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng trên ta có. DTỷ suất LN vốn cố định = DTỷ suất LN VCĐ + DTỷ suất LN VCĐ - 0,037 = - 0,023 +(- 0,014) Như vậy tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,037 đồng là do lợi nhuận làm giảm 0,023 đồng và vốn cố định làm giảm 0,014 đồng, qua đây cho thấy việc sử dụng vốn cố định của Tổng Công ty kém hiệu quả. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn với cách tính như trên ta có thể biết được lợi nhuận và vốn cố định ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận những năm sau như thế nào, điều đó được thể hiện qua biểu 16. Biểu 16: Nguyên nhân làm tăng (giảm) tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Chỉ tiêu So sánh Tăng (giảm)tỷsuất lợi nhuận (ĐLN/ĐVCĐ) Do tăng (giảm) lợi nhuận (ĐLN) Dotăng(giảm)VCĐ (ĐVCĐ) 1999 so 1998 -0,037 -0,023 -0,014 2000 so 1999 -0,037 -0,048 0,011 2000 so 1998 -0,074 -0,105 0,031 Qua biểu trên ta thấy năm 2000 so với năm 1999 tỷ suất lợi nhuận giảm 0,037 đồng là do lợi nhuận giảm dẫn tới làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm 0,048 đồng, bên cạnh đó thì vốn cố định tăng làm tăng tỷ suất lợi nhuận lên 0,011 đồng. Năm 2000 so với năm 1998 cũng như vậy tỷ suất lợi nhuận cũng bị giảm đi là 0,0074 đồng, là do lợi nhuận giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm 0,105 đồng và vốn cố định tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng 0,031 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định qua 3 năm đang giảm xuống, nguyên nhân chủ yếu là do tổng doanh thu giảm xuống ở năm 2000 và năm 1999 tổng doanh thu có tăng hơn nhưng sự tăng lên không đáng kể trong khi đó thì vốn cố định bình quân tăng lên nhanh hơn nhiều. Ngược lại hàm lượng vốn cố định thì lại tăng lên qua các năm, năm 1998 hàm lượng vốn cố định là 0,0573 đồng có nghĩa là để tạo ra được đồng doanh thu cần 0,0573 đồng vốn cố định là năm 1999 phải cần 0,0799 đồng như vậy năm 1999 đã phải dùng vốn cố định nhiều hơn năm 1998 là 0,2258 đồng và năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 0,758 đồng. Điều này cho thấy là Tổng Công ty đang hoạt động kém hiệu quả, và có phần lãng phí vốn cố định. Bên cạch đó sức sinh lời của TSCĐ lại giảm đi là do Tổng Công ty đã đầu tư mua sắm thêm TSCĐ và mở rộng quy mô sản xuất, nhưng trong khi đó thì hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty kém hiệu quả và lợi nhuận giảm sút mạnh và thậm chí đã bị lỗ ở năm 2000. Qua phân tích cho thấy việc sử dụng vốn cố định của Tổng Công ty là không tốt, vì vốn cố định bình quân thì tăng nhanh qua các năm, mà khi đó lợi nhuận lại giảm mạnh và giảm một cách nhanh chóng. Vì vậy Tổng Công ty cần có biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và Tổng vốn của Tổng Công ty nói chung. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động của một doanh nghiệp là số vốn cần thiết tối thiểu để bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ vốn để dự trữ các loại TSLĐ, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường như hiện nay việc bảo đảm vốn lưu động cho kinh doanh còn chưa đủ mà doanh nghiệp phải biết sử dụng có hiệu quả TSLĐ, có như vậy mới làm cho hiệu quả sinh lời của đơn vị được tăng lên. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây: Tốc độ luân chuyển vốn được tính bằng số lần luân chuyển vốn trong kỳ kinh doanh hoặc bằng thời gian thực hiện một vòng luân chuyển vốn. Số lần luân chuyển vốn lưu động được xác định băng công thức sau: Số lần luân chuyển vốn lưu động = Vốn LĐ đầu kỳ + Vốn LĐ cuối kỳ Vốn lưu động bình quân = 2 Trên cơ sở có các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh ta lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở biểu 17 Qua biểu 17 ta thấy lợi nhuận giảm qua 3 năm trong khi đó thì vốn lưu động bình quân qua 3năm laị tăng lên năm 1999 tăng so với năm 1998 là 71138,63 triệu đồng, năm 2000 tăng 59972,52 triệu đồng. Điều này làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động thấp, năm 1998 một đồng vốn lưu động tham gia kinh doanh trong kỳ tạo ra được 1,60 đồng doanh thu. Năm 1999 một đồng vốn lưu động tạo ra được 1,54 đồng doanh thu và năm 2000 thì nó chỉ tạo ra được 1,11 đồng danh thu. Đây là một tỷ số không những không hấp dẫn mà còn tồi tệ là đằng khác. Nhìn vào đấy không ai dám chắc rằng trong đó có một tỷ lệ lợi nhuận cao, hay Tổng Công ty đang kinh doanh có hiệu quả mà điều trước tiên nhận thấy đó là giá trị cho xã hội thấp, để có một lợi nhuận nhất định thì cần có một lượng doanh thu đủ lớn mới có thể đáp ứng được vì trong kinh doanh chi phí có trong doanh thu là điều tất yếu. Vậy qua đây ta chưa thể nói được gì nhiều ngoài việc Tổng Công ty sử dụng vốn lưu động với hiệu suất thấp không ổn định, không mang lời hứa nào rằng sẽ cho nhiều lợi nhuận sau khi đã loại bỏ đi chi phí. Lợi nhuận và vốn lưu động bình quân đã ảnh hưởng đến mức doanh lợi vốn lưu động. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới doanh lợi vốn lưu động: Trong năm 1998 doanh lợi vốn lưu động là 0,05 đồng có nghĩa là căn cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0,052 đồng lợi nhuận, năm 1999 thu được là 0,023 đồng lợi nhuận nhưng tình hình lại trở nên xấu hơn vào năm 2000 khi mà một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất phải chịu một khoản lỗ là 0,03 đồng, nếu quy mô không đổi thì thì lợi nhuận làm ra vào năm 1999 chỉ đủ để bù lỗ cho năm 2000. Sự giảm đó là do hai yếu tố sau: - Do ảnh hưởng của lợi nhuận tới doanh lợi vốn lưu động DDoanh lợi vốn lưu động (lN) = = 0,030 - 0,052 = -0,021 DDoanh lợi vốn lưu động (VLĐ) = = 0,023 - 0,030 = - 0,007 Tổng hợp hai nhân tố trên ta có: DDoanh lợi vốn lưu động (VLĐ) = DDoanh lợi vốn lưu động (LN) + . DDoanh lợi vốn lưu động (VLĐ) -0,028 = - 0,021 + (- 0,007) Như vậy doanh lợi vốn lưu động năm 1999 so với năm 1998 là giảm 0,02 đồng là do lợi nhuận giảm làm cho doanh lợi vốn lưu động giảm 0,02 đồng và do vốn cố định làm doanh lợi vốn cố định là giảm đi 0,007 đồng Trong năm 2000 thì một đồng vốn lưu động bỏ ra đã phải chịu lỗ 0,03 đồng là do hai yếu tố sau : +Do ảnh hưởng của lợi nhuận tới doanh lợi vốn lưu động. D Doanh lợi vốn lưu động LN = = - 0,035 - 0,023 = - 0,059 +Do ảnh hưởng của vốn LĐBQ tới doanh lợi vốn lưu động. DDoanh lợi vốn lưu động (VLĐ) = = - 0,030 - (- 0,035) = 0,005 Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng trên ta có. D Doanh lợi VLĐ = DDoanh lợi VLĐ (LN) + D Doanh lợi VLĐ - 0,054 = - 0,059 + 0,005 Như vậy doanh lợi vốn lưu động năm 2000 giảm so với doanh lợi vốn lưu động năm 1998 là 0,054 đồng là do lợi nhuận giảm làm cho doanh lợi giảm 0,059 đồng, còn do vốn lưu đông của Tổng Công ty tăng lên làm cho lợi nhuận vốn lưu động tăng 0,005 đồng. Qua nghiên cứu được biết Tổng Công ty đã chịu nhiều rủi do đặc biệt là trong chính sách tiền tệ của Nhà nước do Nhà nước tăng tỷ giá hối đoái lên nhiều và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông nam Á nên đã phát sinh nhiều chi phí bất thường, giá cả thay đổi thường xuyên dẫn tới sụt lỗ nặng trong năm 2000. Qua biểu 17 ta thấy Tổng Công ty đã luân chuyển vốn chậm, mà vốn quay vòng như vậy là quá chậm đây là một dấu hiệu không tốt trong việc quản trị kinh doanh. Trong khi xu hướng vẫn trong tình trạng bế tắc thì vòng quay của vốn lưu động lại giảm mạnh qua các năm, năm 1999 giảm là 0,075 lần so với năm 1998 và sang năm 2000 có thể nói là vòng quay của vốn lưu động không luân chuyển vì ở năm này doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và vòng quay đã giảm đi là 0,34 lần nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm đi so với năm 1999 trong khi đó vốn lưu động bình quân lại tăng lên. Nếu vốn lưu động năm 2000 bằng số vòng quay của năm 1999 thì để đạt doanh thu thuần thì năm 2000 cần phải sử dụng vốn lưu động là: Như vậy thực tế sử dụng vốn lưu động năm 2000 đã lãng phí một lượng là 386209,57 - 293434,10 =92775,46 triệu đồng. Cũng tương tự như cách tính trên ở năm 1999 Tổng Công ty ở đã lãng phí là 16355,30 triệu đồng. Từ đó ta thấy Tổng Công ty sử dụng vốn lưu động không tốt còn để lãng phí nhiều vì vậy Tổng Công ty cần có những giải pháp thích hợp để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn. Song song với số lần luân chuyển vốn lưu động đó là kỳ luân chuyển vốn lưu động, chỉ tiêu này phản ánh để hoàn thành một vòng tuần hoàn thì vốn lưu động vận động hết bao nhiêu ngày nếu nó càng nhỏ thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh vì vậy mà việc sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên nếu xét thời gian hoạt động của Tổng Công ty là 2360 ngày thì năm 1998 Tổng Công ty có thời gian luân chuyển là 238,71 ngày, năm 1999 là 251,32 ngày và năm 2000 là 330,79 ngày, qua 3 năm ta thấy kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 1998 là thấp nhất thể hiện số ngày luân chuyển vốn lưu động ít, và ngày càng cao về những năm sau, chứng tỏ vốn lưu động của Tổng Công ty luân chuyển chậm, mang tình trạng trì trệ, đồng tiền không năng động và hiệu quả thấp. Số ngày luân chuyển này sẽ tiếp tục tăng lên nếu tình trạng của Tổng Công ty không được cải thiện vào thời gian tới. Tóm lại, qua 3 năm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty đang giảm sút mạnh, bên cạnh đó thì Tổng Công ty sử dụng vốn lưu động vào những năm sau ngày càng cao và để lãng phí nhiều,đây là điều rất nguy hại trong việc sử dụng vốn. Như vậy để đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như công tác huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả thì Tổng Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh của Tổng Công ty. 4.1.4.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động ta đã biết được phần nào về khả năng sinh lời của vốn. Thực ra khi nhìn vào cái vỏ xù xì cái vỏ lép xẹp ta biết ngay được cái bên trong. Để chứng thực điều đó ta cần bóc trần cái vỏ bề ngoài nó sẽ phơi bày cho ta tất cả. Việc phân tích khả năng sinh lời vốn cũng vậy ta cần phân tích rõ để kết luận khách quan về khả năng sinh lời vốn ở hiện tại cũng như trong thời gian tới ta cần đi vào nghiên cứu và tính toán các chỉ số sinh lời. Vì các chỉ số sinh lời luôn được các nhà quản trị quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh, và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Để phân tích khả năng sinh lời của vốn ta đi tính toán các chỉ tiêu sau: (1) Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn (ROI) = Hay Tỷ suất LN vốn = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay của vốn Tổng vốn đầu năm + Tổng vốn cuối năm Tổng vốn bình quân sử dụng = 2 Lợi nhuận sau thuế (2)Tỷ suất lợi nhuận VCSH (DoanhlợiVCSH) = Vốn chủ sở hữu B/Q Vốn CSH đầu năm + Vốn CSH cuối kỳ Vốn chủ sở hữu BQ = 2 Doanh thu thuần (3)Hệ số vòng quay vốn CSH = Vốn chủ sở hữu B/Q (4) Hệ số doanh lợi doanh thu thuần = Tỷ suất lơi nhuận tổng vốn ROI là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn. Tỷ suất này phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1998 thì cứ một đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh thì nó tạo ra cho Tổng Công ty 0,027 đồng lợi nhuận, năm 1999 thì 1 đồng vốn tham gia vào kinh doanh nó tạo ra cho Tổng Công ty 0,010 đồng lợi nhuận và giảm so với năm 1998 là 0,016 đồng và cho đến năm 2000 thì khi một đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh lại phải bù lỗ một khoản là 0,011 đồng. Qua đây ta thấy qua 3 năm hoạt động kinh doanh ở Tổng Công ty đã có sự biến động to lớn về nguồn cũng như hiệu quả của vốn kinh doanh. Ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận tổng vốn đã giảm dần qua 3 năm và giảm rất nhanh như năm 2000 giảm so với năm 1999 là 0,021 đồng và năm 200 so với năm 1998 là giảm 0,038 đồng. Từ đây ta có thể kết luận rằng Tổng Công ty kinh doanh kém hiệu quả trong khi quy mô về vốn đã có sự tăng lên rất nhiều, như phân tích ở phần trên do Tổng Công ty sử dụng vốn còn lãng phí nhiều nên dẫn đến lợi nhuận giảm, và đi đến lỗ, do đặc điểm sản xuất kinh doanh đường mang tính chất mùa vụ và chịu nhiều ảnh hưởng của thiên nhiên, vì mấy năm vừa qua do bão lũ sảy ra nhiều làm hư hỏng nhiều vùng nguyên liệu dẫn tới việc thu mua đầu vào trở lên khan hiếm, giá cả lên cao thêm vào đó thì công suất hoạt động của các nhà máy không được phát huy ở mức tối đa làm cho lãng phí nhiều, bên cạnh đó nó phụ thuộc vào sự biến động của nền kinh tế đất nước, các chính sách của Nhà nước, như chính sách xuất nhập khẩu, chính sách tiền tệ. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) của Tổng Công ty năm 1998 là 0,0963. Nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì một đồng vốn chủ sở hữu khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,0963 đồng lợi nhuận đây là một tỷ số lợi nhuận không hấp dẫn lắm đối với các nhà đầu tư vì tỷ số này còn thấp, năm 1999 thì một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào một hoạt đồng sản xuất kinh doanh sẽ được 0,065 đồng lợi nhuận. Nhưng sang năm 2000 thì cứ mỗi một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động kinh doanh là phải bù lỗ một khoản là 0,0917 đồng, điều này cho thấy là với tỷ số này thì không thể hấp dẫn được các nhà đầu tư vì tỷ số này ngày càng bị giảm xuống mạnh, sự giảm xuống này là do 2 nguyên nhân sau: Do hệ số quay vòng vốn chủ sở hữu thay đổi và do hệ số doanh lợi doanh thu thuần thay đổi. Sở dĩ ta có kết luận được nó bị ảnh hưởng bởi 2 nguyên nhân này là vì từ công thức tỷ suất lợi nhuận vốn từ sở hữu ( hay doanh lợi vốn chủ sở hữu) ta có mối liên hệ sau. Tỷ suất LN sau thuế Doanh thu thuần LN sau thuế lợi nhuận = + + VCSH Vốn CSH B/Q Vốn CSH B/Q Doanh thu thuần = Hệ số quay vòng vốn CSH x Hệ số doanh lợi DT thuần. Từ mối quan hệ trên ta đi vào xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn CSH. = 3,4137 x 0,0346 - 2,7843 x 0,0346 D tỷ suất lợi nhuận VCSH (Vòng quay vốn CSH) 1999 = 0,118-0,096 = 0,022 = 0,056 - 0,118 = - 0,061 D tỷ suất lợi nhuận VCSH (Doanh lợi DT thuần ) 2000 D tỷ suất LN VCS = Tổng hợp 2 nhân tố trên: + D tỷ suất lợi nhuận VCSH D tỷ suất LN VCSH Vòng quay VCSH doanh lợi DT thuần -0,039 = 0,022 +(- 0,061) Như vậy tỷ suất lợi nhuận VCSH năm1999 giảm so với năm1998 là 0,039 đồng là do hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn CSH tăng 0,022 đồng bên cạnh đó do hệ số doanh lợi doanh thu thuần giảm làm giảm tỷ suất lợi nhuận vốn CSH là 0,061 đồng. +Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH của năm 2000 giảm so với năm 1999 là 0,148 đồng tương ứng giảm 62,30% là do 2 nguyên nhân sau. +Tỷ suất lợi nhuận VCSH thay đổi là do hệ số vòng quay vốn CSH thay đổi. = 3,287 0,016 - 3,4130,016= - 0,002 D Tỷ suất lợi nhuận VCSH ( Vòng quay vốn CSH) + Tỷ suất lợi nhuận VCSH thay đổi do hệ số doanh lợi doanh thu thuần. = 3,287x(-0,027) - 3,287x0,016 = -0,145 D Tỷ suất lợi nhuận VCSH (Doanh lợi doanh thu thuần) Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng trên + D Tỷ suất LN VCS = D Tỷ suất LN VCSH D Tỷ suất LN VCSH . vòng quay VCSH doanh lợi DT thuần Û - 0,148 = - 0,02 + (- 0,145 ) Như vậy là tỷ suất lợi nhuận VCSH năm 2000 giảm so năm 1999 là 0,148 đồng là do hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu giảm làm giảm khả năng sinh lời của VCSH là 0,002 đồng và hệ số doanh lợi doanh thu làm giảm khả năng sinh lời VCSH là 0,145 đồng. +Tỷ suất lợi nhuận VCSH của năm 2000 giảm so năm 1998 là 0,18 đồng là do 2 nguyên nhân đó là hệ số vòng quay vốn và hệ số doanh lợi doanh thu thuần. Tương tự cách tính trên bằng phép thay thế liên hoàn ta thấy năm 2000 giảm so năm1999 là do hệ số vòng quay VCSH tăng làm tăng khả năng sinh lời của VCSH 0,017 đồng bên cạnh đó do giảm doanh lợi doanh thu thuần giảm làm giảm khả năng sinh lời VCSH đi 0,205 đồng. Qua đây ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận VCSH của Tổng Công ty giảm dần qua 3 năm là do lợi nhhuận sau thuế của Tổng Công ty giảm của Tổng Công ty giảm và doanh thu thuần của Tổng Công ty thì tăng giảm không theo quy luật, bên cạnh đó thì VCSH tăng dần qua các năm điều này cho thấy Tổng Công ty đã sử dụng vốn không được tốt hay là sử dụng kém hiệu quả. Hệ số vòng quay VCSH là phản ánh trong kỳ VCSH quay vòng được mấy lần. Năm 1998 khi một đồng VCSH tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ thu được 2,784 đồng doanh thu thuần, năm1999 tạo ra được 3,413 đồng và năm 2000 tạo ra được 3,287 đồng doanh thu thuần. Từ đó ta thấy số vòng quay của VCSH tăng giảm không theo quy luật, vào năm 1999 có số vòng quay lớn nhất, nhưng sang năm 2000 thì vòng quay lại giảm xuống, đây là tín hiệu không tốt cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Hệ số doanh lợi doanh thu thuần năm 1998 với tổng mức doanh thu đạt được là 384724,15 triệu đồng Tổng Công ty có hệ số doanh lợi doanh thu thuần là 0,0346 đồng trên một đồng doanh thu, tức là nếu Tổng Công ty cứ bán thêm một đồng doanh thu thì lợi nhuận của Tổng Công ty sẽ tăng thêm được là 0,034 đồng, đây là một tỷ số không tốt vì nó quá nhỏ và chỉ có nghĩa khi Tổng Công ty bán được rất nhiều sản phẩm, hàng hoá với mức doanh thu cực lớn thì lượng tuyệt đối về lợi nhuận mới khả quan, ở đây Tổng Công ty mới đạt được mức doanh thu mức hạn chế, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu còn thấp. Trong năm 1999 doanh thu của Tổng Công ty đã đạt được ở mức cao nhất là 467332,66 triệu đồng nhưng bên cạnh đó thì lợi nhuận của Tổng Công ty giảm xuống chỉ còn là 7739,54 triệu đồng do vậy mà hệ số doanh lợi của Tổng Công ty đã giảm xuống còn 0,016 đồng nghĩa là khi đầu tư một đồng vốn vào hoạt động sản suất kinh doanh thì tạo ra được 0,016 đồng lợi nhuận, vào năm 2000 thì mức doanh thu đạt được có giảm hơn so với năm 1999 và lợi nhuận trên doanh thu là âm và có giá trị là(-0,027) đồng, tức là mỗi một đồng doanh lợi được thực hiện thì Tổng Công ty phải bù lỗ một khoản cho đồng vốn bỏ ra là 0,02 đồng. Qua biểu 18 ta thấy được hệ số doanh lợi của Tổng Công ty đang bị giảm mạnh về các năm sau. Năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,018 đồng năm 2000 giảm so với năm1999 là 0,011 đồng. Từ việc phân tích trên cho ta thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu là rất chặt chẽ, doanh thu sẽ quyết định tổng lợi nhuận và được quy định bởi hàm lượng lợi nhuận có trong doanh thu từ đó Tổng Công ty cần tiến hành đồng thời tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu và tăng tổng doanh thu để tổng mức lợi nhuận cao hơn. Hệ số vòng quay tổng vốn năm 1998 là 0,875 lần năm 1999 là 0,64 lần giảm so với năm 1998 là 0,144 lần, năm 2000 giảm so với năm 1999 là 0,243 lần, qua đây ta thấy hệ số vòng quay tổng vốn đang giảm mạnh vào những năm sau sự giảm xuống này là do Tổng Công ty tăng vốn đầu tư lên nhiều trong khi đó thì doanh thu thu được là rất ít và giảm xuống, điều này chứng tỏ Tổng Công ty hoạt động kém hiệu quả. Qua nghiên cứu ta thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hệ số doanh lợi tổng vốn, tỷ suất lợi nhuận tổng vốn. Ta có thể dùng sơ đồ sau để hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh lợi vốn của Tổng Công ty qua 3 năm. Ta có Sơ đồ nguyên nhân ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận tổng vốn (ROI) qua 3 năm( Xem sơ đồ trang bên ) 4.1.5. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty qua 3 năm. Kết quả kinh doanh chính là một yếu tố cuối cùng mà Tổng Công ty đạt được trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với bất cứ một đơn vị nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh thì mục tiêu đầu tiên họ quan tâm là kết quả hoạt động đó như thế nào? Lợi nhuận ra sao? Phần lợi nhuận này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tổng Công ty và các đơn vị khác có liên quan. Vì nó phản ánh kết quả của một quá trình sản xuất kinh doanh và đây cũng là một trong những cơ sở chính để đi đến kết luận về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong kỳ, là đầu mối để tìm ra nguyên nhân tác động làm tăng giảm lợi nhuận. Như vậy để phân tích ta có thể lập bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh( Phần lỗ-lãi) của Tổng Công ty qua 3 năm. Qua biểu 19 ta thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty qua 3 năm và việc quan tâm đầu tiên của các nhà phân tích đó là lợi nhuận, qua đây ta thấy lợi nhuận trước thuế của năm 1998 là 19585,89 triệu đồng năm 1999 chỉ còn là 11381,68 triệu đồng, sự giảm sút lợi nhuận này quả là một điều đáng lo ngại song điều đáng lo ngại hơn là sang năm 2000 thì doanh nghiệp đã bị lỗ là 10899,89 triệu đồng, điều đó cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đang đi xuống kết quả sản xuất giảm một cách nhanh chóng. Sự giảm xuống của lợi nhuận trước thuế do lợi nhuận của các hoạt động khác giảm xuống, mà lợi nhuận trước thuế bằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cộng với lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Nên ta có thể xét đến lợi nhuận của từng hoạt động, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 22257,42 triệu đồng năm 1998, sang năm 1999 còn có 3788,73 triệu đồng giảm đi 18468,69 triệu đồng nhưng điều đáng chú ý hơn cả vào năm 2000 thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã bị lỗ 15712,93 triệu đồng, trong khi đó thì thu nhập bất thường lại tăng hơn so với những năm trước, điều này cho thấy Tổng Công ty đã thiếu chú trọng trong sản xuất, chưa thực sự khắc phục những mặt còn hạn chế tài sản cố định thường xuyên được thanh lý, việc vi phạm kỷ luật trong đơn vị thường xuyên tăng lên. Do vậy thu nhập bất thường của Tổng Công ty chủ yếu thu từ việc thanh lý và nộp phạt là chủ yếu. Như chúng ta đã biết, lợi nhuận bằng doanh thu trừ đi chi phí, như vậy lợi nhuận đạt được đã chịu ảnh hưởng của không ít những nhân tố, nên để khai thác các tính tích cực đồng thời khắc phục những điểm còn hạn chế, ở các nhân tố này ta có thể phân tích đối với từng nhân tố. Doanh thu năm 1999 đã tăng hơn so với năm 1998 là 82608,51 triệu đồng. Nhưng sang năm 2000 thì doanh thu thuần lại giảm so với năm 1999 là 47017,65 triệu đồng, ở đây ta lấy số tăng năm trước bù cho năm sau mà vẫn không đủ, như vậy ta thấy năm nay tình hình làm ăn của Tổng Công ty đã nằm trong tình trạng khủng hoảng vì số doanh thu thuần thu được thì thấp và giảm đi so với năm trước, trong khi đó thì chi phí lại tăng lên và cao hơn so với doanh thu. Sở dĩ doanh thu thuần giảm như vậy là do yếu tố giá cả tác động đến và thêm vào đó là do số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm so với năm 1999 là 465,9 tấn bánh và 198,4 tấn kẹo, và cồn cũng giảm đi 391 lít và một số sản phẩm khác. Tóm lại, nhìn một cách toàn diện về hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty, trong những năm qua ta có thể kết luận được rằng kết quả hoạt động của Tổng Công ty còn kém. Để có kết luận chính xác về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài việc phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh ta cần phải phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trước hết để phân tích ta có thể dựa vào biểu 19 để lập bảng phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh, căn cứ vào đây ta có thể đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu. Qua biểu 20 ta thấy: *, Tỷ lệ giá vốn so doanh thu của Tổng Công ty đang tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 1998 tỷ lệ đó là 0,839 đồng nghĩa là để tạo ra được 1 đồng doanh thu thì Tổng Công ty phải bỏ ra là 0,83 đồng vốn và sang năm 2000 thì để tạo ra được một đồng doanh thu thì Tổng Công ty đã phải bỏ ra là 0,85 đồng vốn tức là tăng hơn so với 2 năm trước là 0,01 đồng. Sự tăng lên này là một điều bất lợi cho Tổng Công ty, vì giá vốn tăng chính là giá thành tăng lên, đó là nguyên nhân làm cho số lãi của Tổng Công ty giảm xuống. Biểu 20 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty qua 3 năm CHỈ TIÊU 1998 1999 2000 1999 So1998 2000so 99 2000 so 98 1. Tỷ lệ giá vốn /DT 0,84 0,84 0,85 0 0,01 0,01 2. Tỷ lệ lợi nhuận gộp /DT 0,16 0,15 0,15 -0,01 0 -0,01 3. Tỷ lệ (CPBH+CPQL)/DT 0,1 0,15 0,19 0,05 0,04 0,09 *, Tỷ lệ lợi nhuận gộp của năm 1999 giảm so năm 1998 là 0,01 đồng, tỷ lệ này giảm là một điều dễ hiểu vì lợi nhuận gộp bằng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán, trong khi đó tỷ lệ giá vốn so doanh thu tăng lên do đó tỷ lệ lợi nhận gộp so doanh thu sẽ giảm. *, Tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý so doanh thu cũng ngày một tăng lên và để tạo ra một đồng doanh thu thì Tổng Công ty đã bỏ ra 0,1 đồng chi phí quản lý và chi phí bán hàng năm 2000 để tạo ra 1 đồng doanh thu thì Tổng Công ty đã phải bỏ ra 0,19 đồng chi phí quản lý và chi phí bán hàng trong đó thì chi phí quản lý là chiếm phần nhiều điều này cho thấy Tổng Công ty vẫn còn một bộ máy quản lý cồng kềnh và công tác quản lý còn kém hiệu quả. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Tổng Công ty ở năm 2000 là một số âm. Qua đây ta thấy ở năm 1998 và năm 1999 Tổng Công ty hoạt động đã có hiệu quả tuy hiệu quả không cao, nhưng sang năm 2000 thì Tổng Công ty đã hoạt động không những không mang lại hiệu quả mà còn làm thua lỗ một khoản tương đối lớn. Vì vậy Tổng Công ty cần có ngay những biện pháp hữu hiệu để khắc phục ngay tình trạng làm ăn thua lỗ này. 4.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁPCHỦ YẾU NHĂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đều mong muốn có những biện pháp để nâng cao khả năng về tài chính của doanh nghiệp mình từ đó tự chủ hoàn toàn về sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mong mỏi này không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Cho nên việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao khả năng tài chính là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ tạo cho doanh nghiệp những hướng giải quyết nhất định, trên cơ sở lý luận, thực tiễn kinh doanh và kinh nghiệm của mình đơn vị nào nắm bắt và áp dụng tốt sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó để có những biện pháp thiêt thực ta cần phải biết được thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Qua nghiên cứu và khảo sát tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Mía Đường I ta thấy rằng: Mía Đường là một ngành sản xuất có mối liên quan giữa công nghiệp và nông nghiệp, giá trị đầu tư phát triển sản xuất lớn đòi hỏi sự giúp đỡ và hỗ trợ từ nhiều nghành, nhiều cấp chính quyền. Trong khi đó kết quả sản xuất lại chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố rủi ro. Thời tiết khắc nghiệt, mưa bão, lũ lụt, hạn hán,sương muối....điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ lợi rất kém dẫn tới hạn chế nhiều tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy Tổng công Mía Đường còn gặp nhiều khó khăn vì việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ chưa đáp ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty còn thiếu vốn. Vì vậy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại cần khắc phục. Do đó xét thấy cần phải đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại còn hạn chế của Tổng Công ty. Qua phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại Tổng Công ty tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty. 4.2.1. Biện pháp về huy động vốn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì không thể thiếu vốn, muốn sản xuất kinh doanh thì phải có vốn và lượng vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào doanh thu lớn hay nhỏ. Vì vậy giải pháp quan trọng hàng đầu là những giải pháp về huy động vốn bao gồm mở rộng và tìm thêm nguồn vốn như vay để đầu tư vào sản xuất, huy động từ lợi nhuận thu được qua quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nguồn vốn bổ sung của Tổng Công ty không đáng kể vì lợi nhuận thu được thấp. Hiện tại vốn của Tổng Công ty chủ yếu là vốn đi vay, nguồn vốn chủ sở hữu rất thấp do vậy khả năng sinh lời của vốn không cao. Bên cạnh đó bằng mọi biện pháp phải hạn chế đến chấm dứt ngay các tình trạng sản xuất không có lãi thua lỗ kéo dài, công nợ dây dưa. Cần huy động các nguồn vốn phục vụ cho phát triển vùng nguyên liệu, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm sau đường để nâng cao hiệu quả sản xuất. 4.2.2. Biện pháp kế hoạch hoá công tác quản lý vốn. *, Kế hoạch hoá công tác quản lý vốn cố định Trong quá trình sản xuất kinh doanh sự vận động của vốn cố định gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của TSCĐ.Vì vậy để sử dụng vốn cố định ta cần phải có kế hoạch quản lý vốn về mặt hiện vật và về mặt giá trị. Các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty đã lập bảng kế hoạch sử dụng TSCĐ qua từng năm nhưng chưa sử dụng hết các chỉ tiêu vì vậy Tổng Công ty cần có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị mình có thêm chỉ tiêu sau: -Công suất: Chỉ tiêu về công suất sẽ cho ta biết được máy móc thiết bị Công ty đang sử dụng đã hết công suất chưa, máy móc sử dụng trong thời gian này thuộc loại nào so với trình độ tiên tiến của khoa học. -Thời gian sản xuất sản phẩm: Cho biết máy móc thiết bị đã sử dụng bao nhiêu thời gian vào sản xuất sản phẩm do vậy mà có thể dự kiến trước được thời gian cần sửa chữa. Sau khi có kế hoạch sử dụng các tài sản cố định của từng đơn vị thành viên trong thời gian tới thì Tổng Công ty phải tập hợp thành các nhóm tài sản cố định với: Công suất sử dụng so với công suất thiết kế, thời gian sử dụng số lượng bao nhiêu.... Do Tổng Công ty có nhiều đơn vị thành viên nằm rải rác ở các tỉnh nên việc quản lý và sử dụng tài sản cố định gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy Tổng Công ty cũng cần phải kiểm tra sát sao và phải có trách nhiệm với kế hoạch sử dụngTSCĐ, sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị và có hình thức thích đáng với những người gây thiệt hại tới TSCĐ của Tổng Công ty. Tổng Công ty cũng cần bố trí dây truyền hợp lý, phù hợp để có thể khai thác tối đa công suất TSCĐ, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho Tổng Công ty. Ngoài ra phải có kế hoạch xem xét đánh giá lại TSCĐ khi có biến động về giá cả trên thị trường để tính đúng tính đủ khấu hao vào giá thành. Việc đánh giá lại TSCĐ nên tiến hành định kỳ 6 tháng hoặc một năm hay hơn nữa, tuỳ vào loại tài sản cố định để từ đó có thể phân tích việc đầu tư của Tổng Công ty có phù hợp với mức độ sử dụng hay không. *, Kế hoạch hoá công tác quản lý vốn lưu động. Tổng Công ty phải thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua hệ thống các chỉ tiêu, nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng, tăng cường tiêu thụ các sản phẩm tồn kho. Bên cạnh đó phải lập kế hoạch vốn lưu động hàng năm, cân đối giữa nhu cầu vốn, xác định nguồn vốn bị thiếu hụt. Hàng năm trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kêt quả kiểm tra, phân tích dự báo thị trường, phòng kế hoạch cùng với các đơn vị kế hoạch luân chuyển thu mua hàng hoá. Dựa vào kế hoạch này từ đó lập kế hoạch vốn, đề ra định mức vốn hợp lý cho từng khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh để trên cơ sở đó tiết kiệm được số vốn lưu động. 4.2.3. Biện pháp về công tác thanh toán. Trong điều kiện hiện nay thì việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Qua nghiên cứu thực trạng tài chính ta thấy công tác thanh toán có vai trò rất quan trọng đối vơí tình hình huy động và sử dụng vốn của Tổng Công ty. Nếu Tổng Công ty không đôn đốc thu hồi nhanh các khoản nợ thì vốn sẽ do các đơn vị khác chiếm dụng do đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Để hạn chế bớt lượng vốn bị chiếm dụng trong khâu lưu thông Tổng Công ty cần thực hiện những biện pháp sau : -Khi ký hợp đồng với khách hàng cần nắm rõ đối tượng về các mặt như khả năng tài chính của các bạn hàng, tình hình sản xuất kinh doanh....qua các thông tin đó Tổng Công ty mới lựa chọn ký kết với bạn hàng có khả năng thanh toán mạnh. -Khi ký hợp đồng bán hàng hoá Tổng Công ty với khách hàng cần phải thoả thuận trong hợp đồng phần phạt hành chính nếu khách hàng hoàn trả chậm, giảm giá cho những khách hàng trả tiền ngay, không lấy cước phí vận chuyển bốc xếp cho những khách hàng được phép thanh toán chậm trong một khoản thời gian ngắn. -Trong công tác quản lý tài chính trong thời gian tới Tổng Công ty nên sử dụng chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền .... để có thể đánh giá chính xác và nắm bắt được thực trạng khả năng thu hồi vốn trong công tác thanh toán. 4.2.4. Biện pháp về tổ chức sản xuất. Hiện nay trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường luôn được Tổng Công ty coi là mục tiêu hàng đầu vì vậy các yếu tố đầu vào có vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm, giảm được chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu chính là mía mà mía là cây nông nghiệp có tính tươi sống vì vậy cần phải có kế hoạch thu mua để tránh tình trạng mua ồ ạt về để qua nhiều ngày sẽ làm giảm hàm lượng đường dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm. 4.2.5. Biện pháp tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh là phải nói đến thị trường tiêu thụ mới có mối quan hệ mật thiết đến các kế hoạch của doanh nghiệp, từ đầu tư mua nguyên liệu đầu vào cho đến việc tiêu thụ sản phẩm làm ra. Thực hiện tiêu thụ được sản phẩm đó doanh nghiệp mới hoàn thành quá trình hoạt động kinh doanh. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh thu mới được thực hiện, từ đó mới xác định kết quả của từng hoạt động đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm giảm tốc độ vòng quay của vốn kinh doanh. Tổng Công ty Mía Đường I sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ trong nước chưa có sản phẩm xuất khẩu. Như vậy Tổng Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp. Do đó việc tìm kếm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Tổng Công ty là vô cùng cần thiết. Tìm kiếm thị trường đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cũng là biện pháp hữu hiệu giúp Tổng Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Nhằm đẩy mạnh mở rộng thị trường và đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, tôi thấy Tổng Công ty cần xem xét những ý kiến sau: Tổng Công ty có những biện pháp tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường về chất lượng, mẫu mã, giá cả... củng cố mạng lưới đại lý tiêu thụ mở rộng thị phần trong và ngoài nước, phấn đấu có mặt hàng xuất khẩu trong những năm tới kể cả đường kính và các sản phẩm sau đường: như bánh kẹo, bia rượu...Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường để chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng làm nhái. Để có được những thông tin chính xác và cần thiết giúp cho các đơn vị trực thuộc của mình mở rộng được thị phần. Tổng Công ty nên lập ra bộ phận marketing bộ phận này sẽ trực thuộc quản lý trực tiếp của phòng kế hoạch. Với mục đích nhu cầu thị trường, từ đó đề ra các chiến lược Marketing phù hợp với từng điều kiện kinh doanh cụ thể. Do đó yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ của bộ phận này là những người có kiến thức, trình độ am hiểu về kinh tế thị trường và có kinh nghiệm lâu năm trong công tác kinh doanh. Mặt khác là nhân viên Marketing cần là người trẻ tuổi, năng động có khả năng giao tiếp đáp ứng mọi yêu cầu Marketing đề ra. Có được yêu cầu này đội ngũ cán bộ Marketing mới có thể đáp ứng được các yêu cầu về công tác Marketing của Tổng Công ty, giảm lượng thành phẩm tồn kho, tăng doanh thu, tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. 4.2.6. Biện pháp về hoạt động của bộ máy quản lý trong Tổng Công ty Trong những năm gần đây hoạt động của bộ máy quản lý của Tổng Công ty chưa đem lại hiệu quả cao đặc biệt là bộ phận kế toán của Tổng Công ty hiện tại vẫn làm hoàn toàn bằng thủ công. Tổng Công ty cần phải căn cứ vào tình hình hoạt động của Tổng Công ty để có kế hoạch sắp xếp đội ngũ quản lý để hạn chế các khoản chi phí, vì Tổng Công ty có khoản chi phí quản lý là tương đối lớn. Tổng Công ty nên sử dụng máy tính phục vụ cho công tác quản lý cũng như công tác kế toán để giảm bớt lao động thủ công và tăng năng suất lao động. Phần thứ năm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.KẾT LUẬN. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Khi tham gia vào thị trường các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, cùng chấp nhận sự cạnh tranh tự do và chịu sự điều tiết của thị trường thông qua giá cả. Chính vì vậy để đứng vững và thắng thế trên thương trường là vấn đề vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp, nó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có những bịên pháp, chiến lược phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo tốt cho hoạt động tài chính của mình. Là đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập hoạt động trong cơ chế thị trường, Tổng Công ty cùng tồn tại và cạnh tranh bình đẳng với các đợn vị khác. Do vậy đòi hỏi Tổng Công ty phải phân tích báo cáo tài chính để đánh giá đúng thực trạng tài chính của mình, trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu hoặc quyết định phương hướng trong thời gian tiếp theo . Qua phân tích tình hình tài chính ta thấy, nhìn chung tình hình tài chính của Tổng Công ty còn gặp nhiều khó khăn như: -Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán còn ở mức thấp chưa đạt được như quy định. Việc thu hồi nợ của Tổng Công ty không được tốt vì số ngày trung bình để thu các khoản phải thu là quá dài. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn nên ngoài vốn tự có và vốn ngân sách cấp Tổng Công ty còn phải vay thêm một khoản tiền lớn ở ngân hàng do đó hàng năm phải trả một khoản tiền lãi làm cho lợi nhuận giảm. Sau thời gian nghiên cứu tại Tổng Công ty Mía Đừơng I kết hợp với những lý luận đã học ở trường tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty mía Đường I” trong chuyên đề này tôi đã tìm hiểu và trình bày những lý luận chung về phận tích tài chính của doanh nghiệp cũng như công việc phân tích thực tế tại Tổng Công ty mía Đường I. Qua đó giúp ích cho tôi củng cố trau dồi kiến thức chuyên môn về lý luận và thực tế. 5.2 KIẾN NGHỊ. Qua phân tích thực trạng tài chính tại Tổng Công ty tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau : *, Đối với Tổng Công ty : Cần phải huy động thêm nguồn vốn cố định bởi vì nguồn vốn tự có không đủ để trang trải cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Công tác phân tích tình hình tài chính chưa được chú trong một cách đúng mức mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung, chưa có những giải pháp xác đáng đối với tình hình tài chính của Tổng Công ty, vì vậy phải tiến hành phân tích tình hình tài chính. *, Đối với bộ chủ quản : Hiện nay các nhà máy mới đã đi vào hoạt động nhưng vốn lưu động chưa được cấp đủ như dự án được duyệt. Đề nghị chính phủ và các bộ nghành quan tâm giúp đỡ cấp đủ vốn lưu động cho các doanh nghiệp . *, Đối với Nhà nước. -Tạo điều kiện giúp đỡ Tổng Công ty tìm kiếm nguồn vốn, tăng sức mạnh của Tổng Công ty như xây dựng chính sách khuyến khích các hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nghành đường nói chung và Tổng Công ty Mía Đường I nói riêng . Đề nghị với Nhà nước cho các nhà máy đường vay ưu đãi đối với phần vốn vay trồng mía để doanh nghiệp đầu tư cho nông dân. Qua quá trình thực tập tại Tổng Công ty, em đã chon đề tài phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty mía đường I làm đề tài thực tập tốt nghệp. Qua việc phân tích kết quả Tổng Công ty đã đạt được và những tồn tại mà Tổng Công ty cần khắc phục, tôi mạnh dạn đóng góp một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Tổng Công ty trong thời gian tới. Hy vọng rằng với khả năng còn hạn chế, tôi có thể đóng góp phần nào vào quá trình phát triển của Tổng Công ty. Do trình độ và thời gian có hạn, chắc chắn đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng tập thế cán bộ kế toán trong Công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Phạm Thị Mý Dung và các thầy cô giáo trong khoa cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập này./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3440.doc
Tài liệu liên quan