1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh:
1.1.1. Một số khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh:
Chi phí sản xuất kinh doanh là tất cả các chi phí tồn tại và phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh từ khâu hình thành và tồn tại doanh nghiệp, đến khâu tạo ra sản phẩm và tiêu thụ xong chúng [2, 44].
Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó [3, 157].
Chi phí sản xuất là toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho sản xuất trong một kỳ kinh doanh nhất định (thường là tháng, quý, năm) và được biểu hiện dưới hình thái giá trị [5, 201].
Chi phí về lao động sống, như: tiền lương của cán bộ công nhân viên, chi phí bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác thuộc lương.
Chi phí về lao động vật hóa, bao gồm: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhiên liệu, năng lượng, chi phí về khấu hao TSCĐ,
Như vậy, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất được tính bằng tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, có đặc điểm là luôn vận động mang tính đa đạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, qui trình sản xuất.
Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố:
- Tư liệu lao động: máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
- Đối tượng lao động: nguyên nhiên vật liệu.
- Sức lao động: lao động sống của con người.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình người lao động sử dụng các tư liệu lao động tác động làm biến đổi các đối tượng lao động tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh:
Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại và có thể được chia ra theo nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ cho công tác quản lý, điều tra tính hiệu quả sử dụng chi phí cho từng bộ phận sản xuất và cho toàn doanh nghiệp. Xuất phát từ việc xem xét chi phí ở từng góc độ, mục đích và yêu cầu khác nhau của công tác quản lý mà ta chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp.
1.1.2.1. Theo nội dung kinh tế ban đầu của chi phí:
Cách phân loại này dựa vào nội dung kinh tế ban đầu, không tính đến công dụng cụ thể của chi phí, địa điểm phát sinh của chi phí trong quá trình sản xuất.
Cách phân loại này cho nhà quản trị biết các nguồn lực mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, làm cơ sở để lập dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch.
Theo cách phân loại này, chi phí được phân chia thành 5 yếu tố:
* Yếu tố chi phí nguyên, nhiên vật liệu:
Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, . sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ (ngoại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có thể tách yếu tố này thành 2 hoặc 3 yếu tố nhỏ cho phù hợp với yêu cầu quản lý ở doanh nghiệp:
- Nguyên vật liệu.
- Nhiên liệu.
- Động lực.
Tài liệu tham khảo
[1]. PGS.TS Đồng Thị Thanh Phương, ThS. Nguyễn Đình Hòa, ThS. Trần Thị ý Nhi (2007), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê.
[2]. Lê Thị Phương Hiệp (2006), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[3]. GVC. Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức Dũng (2006), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê.
[4]. TS. Phan Đức Dũng (2006), Kế toán chi phí giá thành, NXB Thống kê.
[5]. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh: Lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính.
[6]. Nguyễn Đình ấu, Nhữ Văn Bách (1998), Phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan - nổ mìn, NXB Giáo dục.
[7]. Hồ Sĩ Giao, Nguyễn Sĩ Hội, Trần Mạnh Xuân (1997), Khai thác mỏ vật liệu xây dựng, NXB Giáo dục.
[8]. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI (2007), Báo cáo quyết toán khoán sản xuất kinh doanh năm 2006.
[9]. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI (2008), Báo cáo quyết toán khoán sản xuất kinh doanh năm 2007.
[10]. ThS. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Phân tích giá thành tổng sản lượng các sản phẩm so sánh được, datn - dungntfem2
63 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và thiết kế một số giải pháp hạ giá thành tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dẫn phương pháp nộp bảo hiểm thì tổng mức đóng góp BHXH là 20% tiền lương cơ bản, trong đó :
- 15% đóng góp của doanh nghiệp tính vào giá thành sản phẩm.
- 5% đóng góp của người lao động.
Theo hướng dẫn của bộ y tế quy định mức đóng góp BHYT trong đó doanh nghiệp phải trích 2% tiền lương tính vào giá thành sản phẩm và 1% đóng góp của người lao động.
Kinh phí công đoàn trích nộp 2% tiền lương tính vào giá thành sản phẩm. Vậy
tổng mức lương đóng góp vào bảo hiểm xã hội được tính vào giá thành sản phẩm là 19% tiền lương cơ bản. Tổng quỹ lương cơ bản của công ty tham gia bảo hiểm năm 2004 là:
Lương cơ bản = (Hệ số lương x lương min) x 12
= 290.000 x 3,07 x 223 x 12
= 2.382,6 triệu đồng
Vậy tổng chi phí bảo hiểm xã hội năm 2004 được tính vào giá thành là:
0,19 x 2.382,6 = 452,7 triệu đồng.
2.2.3. Kế hoạch yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ:
Căn cứ vào tình hình TSCĐ hiện có của doanh nghiệp và kế hoạch đầu tư, mua sắm TSCĐ trong năm tiếp theo. Tỷ lệ trích khấu hao căn cứ theo các quy định của nhà nước.
2.2.4. Kế hoạch yếu tố chi phí thuê ngoài:
Công ty tính toán và dự kiến giá trị yếu tố chi phí thuê ngoài dựa vào mức chi năm trước và tình hình thực tế tại Công ty; với mục tiêu giảm tối đa chi phí thuê ngoài nhằm giảm giá thành sản phẩm.
2.2.5. Kế hoạch yếu tố chi phí khác bằng tiền:
Chi phí khác bằng tiền gồm các chi phí cơ bản: lãi vay ngân hàng; chi phí giao dịch, khánh tiết, hội nghị, … Kế hoạch các yếu tố chi phí đó như sau:
- Lãi vay ngân hàng: ta xác định chi phí trả lãi ngân hàng các khoản tiền Công ty vay theo công thức : Lv = T*r*12 (đ/năm). Trong đó: T là tổng mức tiền vay, theo kế hoạch dự kiến Công ty phải vay năm đó và số tiền vay năm trước chưa trả hết; r là tỷ suất vay trong tháng, theo quy định của ngân hàng.
- Chi phí giao dịch, khánh tiết, hội nghị được kế hoạch theo quy định của nhà nước và căn cứ vào kế hoạch doanh thu.
2.3. Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế ở doanh nghiệp:
2.3.1. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí nguyên nhiên vật liệu:
a. Yếu tố chi phí nguyên vật liệu:
Được tính toán theo phương án kỹ thuật - sản xuất, các chỉ tiêu công nghệ được duyệt và các định mức tiêu hao do Nhà nước, các bộ ngành ban hành. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm:
- Các loại vật liệu được sử dụng trong quá trình khai thác đá như: vật liệu nổ, phụ kiện nổ,...
- Vật tư phụ tùng thay thế trong quá trình vận hành thiết bị như: răng gầu xúc, xăm lốp ôtô, bình điện, ...
- Vật liệu dùng cho bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên các thiết bị máy móc
như: dầu nhờn, mỡ máy, sắt thép,…
- Các loại vật tư khác bao gồm các loại vật liệu ngoài các loại ở trên và dùng chung cho sản xuất trong toàn phân xưởng: kim loại đen, màu, đèn điện các loại, vật liệu xây dựng,...
b. Yếu tố chi phí nhiên liệu:
Bao gồm các loại nhiên liệu phục vụ quá trình khai thác, sản xuất đá như xăng dầu... Chi phí nhiên liệu được tính toán trên cơ sở khối lượng, thời gian công tác và định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại xe trong điều kiện cụ thể của từng loại công việc,...
c. Yếu tố chi phí động lực:
Bao gồm các loại chi phí về điện năng được sử dụng trong quá trình sản xuất và phục vụ chiếu sáng.
Việc tính chi phí điện năng dựa trên mức tiêu hao điện năng tổng hợp và theo đơn giá quy định của Nhà nước ở từng thời kỳ.
2.3.2. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí nhân công:
a. Yếu tố chi phí tiền lương:
Chi phí tiền lương của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc xác định chi phí lương phải dựa trên cơ sở:
- Có định mức lao động.
- Có đơn giá lương.
b. Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ:
Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn: được tính trên
cơ sở quỹ lương của Công ty theo các chế độ hiện hành của Nhà nước.
2.3.3. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí khấu hao TSCĐ:
Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp phải được huy động vào hoạt động sản xuất - kinh doanh và trích đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước để thu hồi vốn. Khi xác định chi phí khấu hao tài sản cố định phải chú ý những vấn đề sau:
- Thời gian trích khấu hao: xác định dựa trên 4 căn cứ.
+ Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế.
+ Hiện trạng tài sản cố định: thời gian tài sản cố định qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của TS.
+ Tuổi thọ kinh tế của TS.
+ Đúng với khung thời gian sử dụng tài sản cố định của Nhà nước.
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
Mức trích khấu hao trung bình
hàng năm của TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng
=
2.3.4. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí thuê ngoài:
Các khoản chi phí thuê ngoài như chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, chi phí vận chuyển hàng hoá, chở công nhân, chi phí thuê công nhân và các dịch vụ mua thuê ngoài khác phải được tính trên cơ sở phương án sản xuất và hợp đồng đã được duyệt.
2.3.5. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí khác bằng tiền:
Là các khoản chi phí ngoài các chi phí ở trên như: Thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, khách tiết, quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch, hội nghị, tuyển dụng, tập quân sự...
2.4. Phân tích chung tình hình thực hiện Kế HOạCH giá thành của doanh nghiệp:
2.4.1. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành qua các năm 2006 và năm 2007:
Giá thành tổng sản lượng, sản lượng và giá thành đơn vị kế hoạch và thực tế của Công ty được trình bày trên bảng 2.3.
Bảng 2.3 Giá thành kế hoạch và thực tế năm 2006 và 2007
TT
Nội dung
Năm 2006
So sánh
TH/KH(%)
Năm 2007
So sánh
TH/KH(%)
KH
TH
KH
TH
1
GT TSL (1000đ)
18.907.697
20.688.947
109,42
17.425.000
18.579.901
106,63
2
Sản lượng (tấn)
250.000
291.804
116,72
246.000
286.790
116,58
3
GT đơn vị SP (đ/tấn)
75.631
70.900
93,75
70.833
64.786
91,46
[Nguồn: Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính]
Qua bảng phân tích trên, thấy rằng giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty năm 2006 và 2007 đều cao hơn kế hoạch. Điều này có thể do công tác lập kế hoạch của Công ty chưa bám sát với thực tế; cũng có thể là do việc tăng sản lượng thực tế so với kế hoạch. Năm 2006 và 2007 tỷ lệ tăng giá thành tổng sản lượng lần lượt là 9,42% và 6,63%; trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng của Công ty năm 2006 và 2007 tương ứng là 16,72% và 16,58%. Như vậy việc giá thành tổng sản lượng thực tế cao hơn kế hoạch là do sản lượng thực tế tăng so với kế hoạch. Xét giá thành đơn vị sản phẩm, nhận thấy Công ty đã thực hiện giảm được giá thành đơn vị sản phẩm so với kế hoạch.
Mức tăng giảm tổng giá thành thực hiện so với tổng giá thành kế hoạch được xác định như sau:
* Năm 2006, giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty tăng so với kế hoạch như sau:
- Số tuyệt đối: 20.688.947 - 18.907.697 = 1.781.250 (ngàn đồng)
- Số tương đối: 1.781.250/18.907.697 = 9,42%
Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tăng tổng giá thành trên:
Do sản lượng tiêu thụ:
Số tuyệt đối: (291.804- 250.000)* 75.631 = 3.161.678.324 (đồng)
Số tương đối: 3.161.678.324/18.907.697.000 = 16,72%
Do giá thành đơn vị:
Số tương đối: (70.900 – 75.631)*291.804 = -1.380.524.724 (đồng)
Số tuyệt đối: -1.380.524.724/18.907.697.000 = -7,30%
* Năm 2007, giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty tăng so với kế hoạch như sau:
- Số tuyệt đối: 18.579.901 - 17.425.000 = 1.154.901 (ngàn đồng)
- Số tương đối: 1.154.901/17.425.000 = 6,63%
Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tăng tổng giá thành trên:
Do sản lượng tiêu thụ:
Số tuyệt đối: (286.790- 246.000)* 70.833 = 2.889.278.070 (đồng)
Số tương đối: 2.889.278.070 /17.425.000 = 16,58%
Do giá thành đơn vị:
Số tương đối: (64.786 – 70.833)*286.790 = -1.734.219.130 (đồng)
Số tuyệt đối: -1.734.219.130/17.425.000.000 = -9,95%
2.4.2. Phân tích chung về biến động giá thành thực tế qua các năm 2006 và năm 2007:
Giá thành tổng sản lượng, sản lượng và giá thành đơn vị thực tế của Công ty được các năm 2006 và năm 2007 thể hiện trên bảng 2.4.
Bảng 2.4 Biến động giá thành thực tế năm 2006 và 2007
TT
Nội dung
Giá thành thực tế
So sánh 2007/2006
Năm 2006
Năm 2007
Tuyệt đối
%
1
GT TSL (1000đ)
20.688.947
18.579.901
-2.109.046
89,81
2
Sản lượng (tấn)
291.804
286.790
-5.014
98,28
3
GT đơn vị SP (đ/tấn)
70.900
64.786
-6.114
91,38
[Nguồn: Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính]
Qua bảng 2.4 nhận thấy, giá thành tổng sản lượng thực tế năm 2007 giảm so với năm 2006, giá trị giảm là 2.109.046.000 đồng, tỷ lệ giảm tương đối là 10,19%. Giá thành tổng sản lượng thực tế giảm năm 2007 giảm so với năm 2006 như vậy, một phần là do sản lượng thực tế của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006. Sản lượng thực tế năm 2007 của Công ty đạt 286.790 tấn, bằng 98,28% so với năm 2006; mức giảm sản lượng tuyệt đối là 5.014 tấn. Nguyên nhân thứ hai làm giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 có thể là Công ty đã thực hiện tiết kiệm được chi phí. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn khi tiến hành phân tích chi tiết các nội dung chi phí trong giá thành sản phẩm.
Cũng từ bảng 2.4, thấy rằng năm 2007 Công ty đã thực hiện giảm được giá thành đơn vị sản phẩm so với năm 2006. Mức giảm tuyệt đối giá thành đơn vị là 6.114 đồng; tương ứng với mứ giảm tương đối là 8,62%.
Tình hình thực hiện giá thành thực tế năm 2007 so với năm 2006 có các kết quả tăng giảm như sau:
Số tuyệt đối: 18.579.901 - 20.688.947 = -2.109.046 (ngàn đồng)
Số tương đối: -2.109.046 /20.688.947 = -10,19%
Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức giảm tổng giá thành trên:
Do sản lượng sản xuất:
Số tuyệt đối: (286.790 - 291.804)*70.900 = -355.496.200 (đồng)
Số tương đối: -355.496.200/20.688.947.000 = -1,72%
Do giá thành đơn vị:
Số tuyệt đối: (64.786 - 70. 900)*286.790 = -1.753.434.060 (đồng)
Số tương đối: -1.753.434.060/20.688.947.000 = -8,47 %
Qua phân tích trên ta có bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến giá thành sản phẩm của Công ty như sau:
Bảng 2.5 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến giá thành phẩm
NHÂN tố
SS TH 2006/KH 2006
SS TH 2007/KH 2007
SS TH 2007/TH 2006
Tuyệt đối (đ)
%
Tuyệt đối (đ)
%
Tuyệt đối (đ)
%
Sản lượng
3.161.678.324
16,72
2.889.278.070
16,58
-355.496.200
-1,72
Giá thành đơn vị
-1.380.524.724
-7,30
-1.734.219.130
-9,95
-1.753.434.060
-8,47
Cộng
1.781.250
9,42
1.154.901
6,63
-2.109.046
-10,19
2.4.3. Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty:
2.5. Phân tích tình hình thực hiện Kế HOạCH giá thành tổng sản lượng của công ty:
2.5.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tổng sản lượng của Công ty qua các năm 2006 và 2007:
Giá thành tổng sản lượng của Công ty bao gồm các yếu tố chi phí như sau: nguyên nhiên vật liệu (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực); nhân công (tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn); khấu hao TSCĐ; chi phí thuê ngoài; chi phí khác bằng tiền; chi phí phân bổ TK 142 và TK 242; chi phí lãi vay ngân hàng. Bảng tổng hợp các yếu tố chi phí tạo nên giá thành tổng sản lượng được trình bày trên bảng 2.6.
Bảng 2.6 Giá thành TSL kế hoạch và thực tế năm 2006 và 2007
TT
Yếu tố chi phí
Năm 2006(1000đ)
SS
Năm 2007(1000đ)
SS
KH
TH
KH
TH
I
Nguyên nhiên VL
2.669.255
2.572.159
96,36
2.380.724
2.761.621
116,00
Nguyên vật liệu
1.097.991
1.231.690
112,18
1.073.072
1.312.531
122,32
Nhiên liệu
955.545
935.533
97,91
947.281
1.025.619
108,27
Động lực
615.719
404.936
65,77
360.371
423.471
117,51
II
Nhân công
2.587.592
3.110.140
120,19
2.922.313
3.108.531
106,37
Tiền lương
2.324.138
2.843.660
122,35
2.598.851
2.817.584
108,42
BHXH, BHYT, KPCĐ
263.454
266.480
101,15
323.462
290.947
89,95
III
Khấu hao TSCĐ
2.372.682
2.384.183
100,48
1.440.009
1.420.820
98,67
IV
Chi phí thuê ngoài
9.241.382
11.002.264
119,05
9.554.625
10.062.308
105,31
V
Chi phí khác bằng tiền
1.023.076
857.545
83,82
889.652
964.197
108,38
VI
Chi phí phân bổ
TK 142 và TK 242
115.000
154.610
134,44
224.677
262.423
116,80
VII
Chi phí lãi vay ngân hàng
898.709
608.046
67,66
13.000
0
0,00
Tổng
18.907.696
20.688.947
109,42
17.425.000
18.579.900
106,63
Qua bảng 2.6 cho thấy giá thành thực hiện so với giá thành kế hoạch tăng giảm như sau:
Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006:
- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu tăng 12,18%. Nguyên nhân tăng là do sản lượng thực tế tăng so với kế hoạch; ngoài ra còn có nguyên nhân đơn giá nguyên vật liệu tăng [BCCP2006].
- Yếu tố chi phí nhiên liệu so với kế hoạch giảm 12,09%.
- Yếu tố chi phí động lực giảm 34,23%.
- Yếu tố chi phí tiền lương tăng 22,35%. Sản lượng thực tế tăng so với kế hoạch dẫn đến tiền lương cho công nhân sản xuất tăng [BCCP2006].
- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ tăng 1,15%.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ tăng 0,48%.
- Yếu tố chi phí thuê ngoài tăng 19,05%. Sản lượng tiêu thụ thực tế tăng nên chi phí thuê vận chuyển đá vào Nhiệt điện Na Dương tăng, dẫn tới chi phí thuê ngoài thực tế tăng so với kế hoạch.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền giảm 16,18%.
- Yếu tố chi phí phân bổ TK 142 và TK 242 tăng 34,44%.
- Yếu tố chi phí lãi vay ngân hàng giảm 32,34%.
Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007:
- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu tăng 22,32%. Nguyên nhân tăng chi phí cũng xuất phát từ sản lượng thực tế và đơn giá thực tế cao hơn so với kế hoạch.
- Yếu tố chi phí nhiên liệu so với kế hoạch tăng 8,27%.
- Yếu tố chi phí động lực tăng 17,51%.
- Yếu tố chi phí tiền lương tăng 8,42%.
- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ giảm 10,05%.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ giảm 1,33%.
- Yếu tố chi phí thuê ngoài tăng 5,31%.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền tăng 8,38%.
- Yếu tố chi phí phân bổ TK 142 và TK 242 tăng 16,80%.
- Yếu tố chi phí lãi vay ngân hàng giảm 100%.
2.5.2. Phân tích biến động giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty qua các năm 2006 và 2007:
Bảng 2.7 Giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty năm 2006 và 2007
TT
Yếu tố chi phí
GT TH 2006
GT TH 2007
SS 2007/2006
GT (1000đ)
%
GT (1000đ)
%
GT (1000đ)
%
I
Nguyên nhiên VL
2.572.159
12,43
2.761.621
14,86
189.462
107.37%
Nguyên vật liệu
1.231.690
5,95
1.312.531
7,06
80.841
106.56%
Nhiên liệu
935.533
4,52
1.025.619
5,52
90.086
109.63%
Động lực
404.936
1,96
423.471
2,28
18.535
104.58%
II
Nhân công
3.110.140
15,03
3.108.531
16,73
-1.609
99.95%
Tiền lương
2.843.660
13,74
2.817.584
15,16
-26.076
99.08%
BHXH, BHYT, KPCĐ
266.480
1,29
290.947
1,57
24.467
109.18%
III
Khấu hao TSCĐ
2.384.183
11,52
1.420.820
7,65
-963.363
59.59%
IV
Chi phí thuê ngoài
11.002.264
53,18
10.062.308
54,16
-939.956
91.46%
V
Chi phí khác bằng tiền
857.545
4,14
964.197
5,19
106.652
112.44%
Chi phí phân bổ
TK 142 và TK 242
154.610
0,75
262.423
1,41
107.813
169.73%
Chi phí lãi vay ngân hàng
608.046
2,94
0
0,00
-608.046
0.00%
Tổng
20.688.947
100,00
18.579.900
100,00
-2.109.047
89.81%
Qua bảng 2.5.2 cho thấy tổng giá thànhsản phẩm thực hiện năm 2007 so với tổng giá thành sản phẩm thực hiện năm 2006 tăng giảm như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu tăng 80.841 ngàn đồng, tương đương 6,56%.
- Chi phí nhiên liệu tăng 90.086 ngàn đồng, tương đương 9,63%.
- Chi phí động lực tăng 18.535 ngàn đồng, tương đương 4,58%.
- Chi phí tiền lương giảm 26.076 ngàn đồng, tương đương 0,92%.
- Chi phí BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn tăng 24.467 ngàn đồng, tương đương 9,18%.
- Chi phí khấu hao TSCĐ giảm 963.363 ngàn đồng, tương đương 40,41%.
- Chi phí thuê ngoài giảm 939.956 ngàn đồng, tương đương 8,54%.
- Chi phí khác bằng tiền tăng 106.652 ngàn đồng, tương đương 12,44%.
- Chi phí phân bổ TK 142 và TK 242 tăng 107.813 ngàn đồng, tương đương 69,73%.
- Chi phí lãi vay ngân hàng giảm 608.046 ngàn đồng, tương đương 100%.
2.5.3. Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tổng sản lượng của doanh nghiệp:
2.6. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm của công ty:
2.6.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch qua các năm 2006 và 2007:
Bảng 2.8 Giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch và thực tế năm 2006 và 2007
ĐVT: đồng VN
TT
Yếu tố chi phí
Năm 2006
SS
TH/KH
Năm 2007
SS
TH/KH
KH
TH
KH
TH
I
Nguyên nhiên VL
10.677
8.815
82,56
9.678
9.629
99,50
NVL
4.392
4.221
96,11
4.362
4.577
104,92
NL
3.822
3.206
83,88
3.851
3.576
92,87
Đl
2.463
1.388
56,34
1.465
1.477
100,80
II
Nhân công
10.350
10.658
102,98
11.879
10.839
91,24
TL
9.297
9.745
104,82
10.564
9.825
93,00
BHXH
1.054
.913
86,66
1.315
1.014
77,15
III
KH TSCĐ
9.491
8.170
86,09
5.854
4.954
84,63
IV
Chi phí thuê ngoài
36.966
37.704
102,00
38.840
35.086
90,33
V
Chi phí khác bằng tiền
4.092
2.939
71,81
3.616
3.362
92,96
VI
Chi phí phân bổ
TK 142 và TK 242
460
530
115,18
913
915
100,19
VII
Chi phí lãi vay ngân hàng
3.595
2.084
57,97
53
0
0,00
Tổng
75.631
70.900
93,75
70.833
64.786
91,46
Qua bảng 2.6.1 cho thấy giá thành đơn vị sản phẩm thực hiện so với giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch năm 2006 và năm 2007 tăng giảm như sau:
Năm 2006:
- Chi phí nguyên vật liệu giảm đồng, tương đương 3,89%.
- Chi phí nhiên liệu giảm đồng, tương đương 16,12%.
- Chi phí động lực giảm đồng, tương đương 43,66%.
- Chi phí tiền lương tăng đồng, tương đương 4,82%.
- Chi phí BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn giảm đồng, tương đương 13,34%.
- Chi phí khấu hao TSCĐ giảm đồng, tương đương 13,91%.
- Chi phí thuê ngoài tăng đồng, tương đương 2,00%.
- Chi phí khác bằng tiền giảm đồng, tương đương 28,19%.
- Chi phí phân bổ TK 142 và TK 242 tăng đồng, tương đương 15,18%.
- Chi phí lãi vay ngân hàng giảm đồng, tương đương 43,03%.
Năm 2007:
- Chi phí nguyên vật liệu tăng đồng, tương đương 4,92%.
- Chi phí nhiên liệu giảm đồng, tương đương 7,13%.
- Chi phí động lực tăng đồng, tương đương 0,80%.
- Chi phí tiền lương giảm đồng, tương đương 7,00%.
- Chi phí BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn giảm đồng, tương đương 22,85%.
- Chi phí khấu hao TSCĐ giảm đồng, tương đương 15,37%.
- Chi phí thuê ngoài giảm đồng, tương đương 9,67%.
- Chi phí khác bằng tiền giảm đồng, tương đương 7,04%.
- Chi phí phân bổ TK 142 và TK 242 tăng đồng, tương đương 0,19%.
- Chi phí lãi vay ngân hàng giảm đồng, tương đương 100%.
2.6.2. Phân tích biến động giá thành đơn vị sản phẩm thực tế qua các năm 2006 và 2007:
Bảng 2.9 Giá thành đơn vị sản phẩm thực tế năm 2006 và 2007
ĐVT: đồng VN
TT
Yếu tố chi phí
GT TH 2006
GT TH 2007
SS 2007/2006
GT (tr.đ)
Tỷ trọng
GT (tr.đ)
Tỷ trọng
GT (tr.đ)
Tỷ trọng
I
Nguyên nhiên VL
8.815
12,43
9.629
14,86
815
109.24%
Nguyên vật liệu
4.221
5,95
4.577
7,06
356
108.43%
Nhiên liệu
3.206
4,52
3.576
5,52
370
111.55%
Động lực
1.388
1,96
1.477
2,28
89
106.41%
II
Nhân công
10.658
15,03
10.839
16,73
181
101.70%
Tiền lương
9.745
13,74
9.825
15,16
79
100.82%
BHXH, BHYT, KPCĐ
913
1,29
1.014
1,57
101
111.09%
III
Khấu hao TSCĐ
8.170
11,52
4.954
7,65
-3.216
60.64%
IV
Chi phí thuê ngoài
37.704
53,18
35.086
54,15
-2.618
93.06%
V
Chi phí khác bằng tiền
2.939
4,14
3.362
5,19
423
114.40%
VI
Chi phí phân bổ
TK 142 và TK 242
.530
0,75
915
1,41
385
172.70%
VII
Chi phí lãi vay ngân hàng
2.084
2,94
0
0,00
-2.084
0.00%
Tổng
70.900
100,00
64.786
99,99
-6.114
91.38%
Qua bảng 2.9 cho thấy giá thành đơn vị sản phẩm thực hiện năm 2007 so với giá thành đơn vị sản phẩm thực hiện năm 2006 tăng giảm như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu tăng 356 đồng, tương đương 8,43%.
- Chi phí nhiên liệu tăng 370 đồng, tương đương 11,55%.
- Chi phí động lực tăng 89 đồng, tương đương 6,41%.
- Chi phí tiền lương tăng 79 đồng, tương đương 0,82%.
- Chi phí BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn tăng 101 đồng, tương đương 11,09%.
- Chi phí khấu hao TSCĐ giảm 3.216 đồng, tương đương 39,36%.
- Chi phí thuê ngoài giảm 2.618 đồng, tương đương 6,94%.
- Chi phí khác bằng tiền tăng 423 đồng, tương đương 14,40%.
- Chi phí phân bổ TK 142 và TK 242 tăng 385 đồng, tương đương 72,70%.
- Chi phí lãi vay ngân hàng giảm 2.084 đồng, tương đương 100%.
2.6.3. Nhận xét chung về giá thành đơn vị sản phẩm của Công ty:
2.7. phân tích tình hình thực hiện yếu tố nguyên nhiên vật liệu:
2.7.1. Phân tích yếu tố nguyên vật liệu:
Bảng 2.10 Bảng phân tích yếu tố nguyên vật liệu
TT
Các nội dung
Năm
So sánh 2007/2006
2006
2007
Tuyệt đối
%
A
Vật liệu nổ
570.097.006
504.681.273
-65.415.733
88,53
1
Thuốc nổ AD1 lần 1
96.075.052
83.731.135
-12.343.917
87,15
2
Thuốc nổ An phô
lần 1
252.835.894
232.811.826
-20.024.068
92,08
3
Thuốc nổ AD1 lần 2
28.068.277
24.140.377
-3.927.900
86,01
4
Kíp điện số 8
116.441.339
96.453.877
-19.987.462
82,83
5
Kíp điện vi sai
3.434.820
3.752.380
317.560
109,25
6
Kíp đốt số 8
917.658
703.269
-214.389
76,64
7
Dây cháy chậm
798.521
596.702
-201.819
74,73
8
Dây nổ chịu nước
56.153.575
48.702.400
-7.451.175
86,73
9
Dây điện mìn
9.971.870
9.889.307
-82.563
99,17
10
Dây điện trục
5.400.000
3.900.000
-1.500.000
72,22
B
Phụ tùng thay thế
185.556.830
169.201.344
-16.355.486
91,19
1
Cho máy khoan BMK5
76.850.000
36.050.000
-40.800.000
46,91
2
Cho máy khoan YT24
3.099.335
2.140.000
-959.335
69,05
3
Dây hơi các loại
18.008.000
800.000
-17.208.000
4,44
4
Cáp điện các loại
4.400.000
4.760.000
360.000
108,18
5
Máy xúc CAT - 320C
370.387
370.387
6
Máy nghiền đá
39.319.495
58.249.051
18.929.556
148,14
7
Săm lốp ôtô
41.580.000
54.951.906
13.371.906
132,16
8
Bình ắc quy
2.300.000
11.880.000
9.580.000
516,52
C
Sửa chữa thưỡng xuyên
376.342.584
520.270.803
143.928.219
138,24
1
Máy khoan BMK5
12.225.600
5.905.200
-6.320.400
48,30
2
Máy khoan YT24 + YO18
8.293.749
2.790.000
-5.503.749
33,64
3
Ôtô KPAG
17.476.785
41.376.000
23.899.215
236,75
4
Máy xúc SUMITOMO
13.139.580
19.134.000
5.994.420
145,62
5
Máy xúc CAT
16.394.695
20.641.842
4.247.147
125,91
6
Máy xúc lật
23.553.000
27.094.000
3.541.000
115,03
7
Máy gạt DZ 171
437.000
760.000
323.000
173,91
8
Ôtô con
17.867.500
21.367.000
3.499.500
119,59
9
Máy nghiền đá
141.346.791
90.979.253
-50.367.538
64,37
10
Trạm khí nén cố định
1.790.500
103.000
-1.687.500
5,75
11
Trạm biến áp
3.058.500
1.700.000
-1.358.500
55,58
12
Tủ hạ áp
950.000
950.000
13
Dụng cụ đồ nghề
31.673.500
45.379.750
13.706.250
143,27
14
Sửa chữa cụm xe ôtô và máy xúc
30.143.000
30.143.000
15
Làm giá băng tải sàng rung máy nghiền
34.428.343
34.428.343
16
Vòng bi máy nghiền
31.850.000
31.850.000
17
Bạt che đá
2.679.000
2.679.000
18
Sửa chữa kiến trúc
81.078.874
139.037.419
57.958.545
171,48
19
Vật tư khác
8.006.510
3.952.996
-4.053.514
49,37
D
Dầu mỡ phụ
99.693.692
118.377.979
18.684.287
118,74
1
Dầu phụ
75.168.848
84.092.685
8.923.837
111,87
2
Mỡ phụ
8.817.712
14.237.318
5.419.606
161,46
3
Dầu cho máy nghiền
15.707.132
20.047.976
4.340.844
127,64
Tổng cộng
1.231.690.112
1.312.531.399
80.841.287
106,56
2.7.2. Phân tích yếu tố nhiên liệu:
Bảng 2.11 Bảng phân tích yếu tố nhiên liệu
TT
Các nội dung
Năm
So sánh 2007/2006
2006
2007
Tuyệt đối
%
I
Dầu Diezel
868.854.893
950.028.802
81.173.909
109,34
1
Máy gạt DZ 171 loại A
17.305.867
14.640.591
-2.665.276
84,60
2
Ôtô KPAG, MAZ loại C vận chuyển đá
177.384.911
220.391.261
43.006.350
124,24
3
Máy xúc SUMITOMO loại C
35.364.163
57.737.540
22.373.377
163,27
4
Máy xúc CAT - 320
350.624.390
394.504.114
43.879.724
112,51
5
Máy xúc CAT - 320 đập đá
26.335.015
15.638.625
-10.696.390
59,38
7
Máy xúc lật loại A
257.127.818
247.116.671
-10.011.147
96,11
8
Cho đội khai thác Tân Tiến
4.712.729
-4.712.729
II
Xăng
66.678.286
75.590.007
8.911.721
113,37
1
Xăng A92 cho xe con
53.422.092
52.104.060
-1.318.032
97,53
2
Xăng A92 cho xe phục vụ
12.636.021
21.238.301
8.602.280
168,08
3
Xăng cho máy lai
620.173
2.247.646
1.627.473
362,42
Tổng cộng
935.533.179
1.025.618.809
90.085.630
109,63
2.7.3. Phân tích yếu tố động lực:
Bảng 2.12 Bảng phân tích yếu tố động lực
TT
Các nội dung
Năm
So sánh 2007/2006
2006
2007
Tuyệt đối
%
1
Điện cho sản xuất
357.857.480
392.337.130
34.479.650
109,64
2
Điện cho sinh hoạt
47.078.505
31.133.380
-15.945.125
66,13
Tổng cộng
404.935.985
42.347.0510
18.534.525
104,58
2.7.4. Nhận xét chung về yếu tố nguyên nhiên vật liệu:
2.8. phân tích tình hình thực hiện yếu tố chi phí thuê ngoài:
Theo bảng 2.5.2, Yếu tố chi phí thuê ngoài năm 2006 chiếm tỷ trọng 53,18% trong giá thành tổng sản lượng; năm 2007 tỷ lệ này là 54,16%. Thuê ngoài của Công ty bao gồm các nội dung sau:
- Thuê vận chuyển đá từ Công ty ra ga Đồng Đăng.
- Thuê vận chuyển đá từ ga Đồng Đăng vào Nhiệt điện Na Dương.
- Thuê chở vật liệu nổ.
- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe con, động cơ khác.
- Thuê ngoài sản xuất đá.
- Chi phí thuê kiểm toán, tư vấn.
- Chi phí thuê ngoài vận chuyển đá đi tiêu thụ.
- Thuê ngoài công nhân.
Để phân tích nguyên nhân dẫn đến sự tăng tỷ trọng nêu trên, lập bảng phân tích như sau:
Bảng 2.13 Bảng phân tích yếu tố chi phí thuê ngoài năm 2006 và 2007
ĐVT: đồng VN
TT
Các nội dung
Năm
So sánh 2007/2006
2006
2007
Tuyệt đối
%
1
Thuê VC đá từ Công ty ra ga Đồng Đăng
2.156.329.600
2.030.421.938
-125.907.662
94,16
2
Thuê VC đá từ ga Đồng Đăng vào Nhiệt điện Na Dương
8.223.701.069
7.585.131.719
-638.569.350
92,24
3
Thuê chở vật liệu nổ
12.800.000
15.235.000
2.435.000
119,02
4
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe con, động cơ khác
14.095.000
29.407.523
15.312.523
208,64
5
Thuê ngoài sản xuất đá
279.012.183
59.865.275
-219.146.908
21,46
6
Chi phí thuê kiểm toán, tư vấn
25.390.000
18.181.818
-7.208.182
71,61
7
Chi phí thuê ngoài vận chuyển đá đi tiêu thụ
276.436.500
290.881.768
14.445.268
105,23
8
Thuê ngoài công nhân
14.500.000
33.183.235
18.683.235
228,85
Tổng cộng
11.002.264.352
10.062.308.276
-939.956.076
91,46
Qua bảng 2.13 thấy rằng, năm 2007 Công ty đã thực hiện tiết kiệm được các nội dung chi phí sau:
- Thuê vận chuyển đá từ Công ty ra ga Đồng Đăng giảm 125.907.662 đồng, tương ứng với 5,84%.
- Thuê vận chuyển đá từ ga Đồng Đăng vào Nhiệt điện Na Dương giảm 638.569.350 đồng, tương ứng với 7,74%.
- Thuê ngoài sản xuất đá giảm 219.146.908 đồng, tương đương 78,54%.
- Chi phí thuê kiểm toán, tư vấn giảm 7.208.182 đồng, tương đương 28,39%.
Tuy vậy, các nội dung chi phí sau của Công ty năm 2007 lại tăng so với năm 2006, với các mức và tỷ lệ tăng tương ứng là:
- Thuê chở vật liệu nổ tăng 2.435.000 đồng, tương ứng với 19,02%.
- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe con, động cơ khác tăng 15.312.523 đồng, tương ứng với 108,64%.
- Chi phí thuê ngoài vận chuyển đá đi tiêu thụ tăng 14.445.268 đồng, tương đương 5,23%.
- Thuê ngoài công nhân tăng 18.683.235 đồng, tương đương 128,85%.
2.9. PHÂN TíCH TìNH HìNH THựC HIệN YếU Tố CHI PHí KHáC BằNG TIềN:
Bảng 2.14 Bảng phân tích yếu tố chi phí khác bằng tiền các năm 2006 và 2007
ĐVT: đồng VN
TT
Các nội dung
Năm
So sánh 2007/2006
2006
2007
Tuyệt đối
Tương đối (%)
I
Chi phí SXKD
268.860.140
339.739.184
70.879.044
126,36
1
Chi bảo hộ lao động
17.860.106
24.535.150
6.675.044
137,37
2
Bồi dưỡng độc hại
62.476.626
85.902.700
23.426.074
137,50
3
Ăn ca
142.961.500
175.394.000
32.432.500
122,69
4
Chi đào tạo nâng bậc
16.593.000
24.600.000
8.007.000
148,26
5
Khám sức khỏe định kỳ
8.836.857
7.607.000
-1.229.857
86,08
6
Tàu xe đi phép
6.254.500
7.238.000
983.500
115,72
7
Chi hoạt động Đảng, Đoàn
10.253.551
11.270.334
1.016.783
109,92
8
Chi phí trợ cấp thôi việc
3.024.000
2.592.000
-432.000
85,71
9
Chi lao động nữ
600.000
600.000
0
100,00
II
Chi phí SX chung
250.780.092
241.632.904
-9.147.188
96,35
1
An toàn lao động
17.686.048
16.210.212
-1.475.836
91,66
2
Chi phí đền bù
8.000.000
-8.000.000
3
Chi huấn luyện quân sự
600.000
600.000
0
100,00
4
Chi phí bảo vệ môi trường
224.494.044
224.822.692
328.648
100,15
III
Chi phí quản lý
337.914.513
382.824.614
44.910.101
113,29
1
Phí và lệ phí chuyển tiền
2.266.527
2.262.232
-4.295
99,81
2
Nước uống
2.752.000
3.079.200
327.200
111,89
3
Chi mua bảo hiểm tài sản
4.327.300
4.021.818
-305.482
92,94
4
Thuế tài nguyên
115.998.318
107.976.247
-8.022.071
93,08
5
Thuế môn bài
2.000.000
1.500.000
-500.000
75,00
6
Tiền thuê sử dụng đất
18.432.000
37.248.000
18.816.000
202,08
7
Công tác phí
35.019.059
64.490.196
29.471.137
184,16
8
Bưu điện phí, điện thoại
26.522.110
31.061.349
4.539.239
117,11
9
Chi văn phòng phẩm
22.513.875
24.501.760
1.987.885
108,83
10
Kiểm tra xe định kỳ
652.858
268.572
-384.286
41,14
11
Chi khánh tiết, hội nghị, tiếp tân
84.986.271
86.837.271
1.851.000
102,18
12
Phân tích mẫu đá lấy chứng chỉ
7.290.455
5.463.636
-1.826.819
74,94
13
Trang bị văn phòng
9.153.333
9.153.333
14
Sách báo tài liệu
9.207.900
1.865.500
-7.342.400
20,26
15
Mua thuốc phòng bệnh
163.000
195.500
32.500
119,94
16
Công cụ, dụng cụ
1.758.500
1.960.000
201.500
111,46
17
Chi phí khác
4.024.340
940.000
-3.084.340
23,36
Tổng cộng
857.554.745
964.196.702
106.641.957
112,44
2.10. Phân tích khoản mục chi phí BH và Chi phí Qldn:
2.10.1. Phân tích khoản mục chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng của Công ty gồm các nội dung chi phí sau: Chi phí nhân viên; chi phí vật liệu, bao bì; khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Khoản mục chi phí bán hàng năm 2006 và 2007 được thống kê chi tiết thông qua bảng 2.15.
Bảng 2.15 Khoản mục chi phí bán hàng năm 2006 và 2007
ĐVT: đồng VN
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2007 với 2006
Số tuyệt đối
%
Chi phí nhân viên
119.646.000
101.102.820
-18.543.180
84,50
Chi phí vật liệu, bao bì
192.336.077
219.500.825
27.164.748
114,12
Khấu hao TSCĐ
76.005.803
230.820.300
154.814.497
303,69
Dịch vụ mua ngoài
10.656.467.169
9.906.435.425
-750.031.744
92,96
Chi phí khác bằng tiền
13.086.364
15.687.271
2.600.907
119,87
Cộng
11.057.541.413
10.473.546.641
-583.994.772
94,72
[Nguồn: Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính]
Từ bảng phân tích trên, có một số nhận xét sau:
Tổng chi phí bán hàng năm 2007 giảm so với năm 2006; tổng chi phí này năm 2007 chỉ bằng 94,72% so với năm 2006; mức giảm tuyệt đối là 583.994.772 đồng.
Trong số các loại chi phí bán hàng, doanh nghiệp đã thực hiện tiết kiệm được chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài; mức giảm tương đối tương ứng là 15,50% và 7,04%. Tuy vậy, một số chi phí khác lại tăng so với năm 2006: chi phí vật liệu, bao bì; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí khác bằng tiền. Doanh nghiệp cần tập trung xem xét lại tình hình quản trị các yếu tố chi phí này nhằm giảm thiểu hơn nữa chi phí bán hàng.
Để phân tích rõ hơn, đặt sự biến động của các yếu tố chi phí trên trong mối quan hệ với sự biến động về sản lượng tiêu thụ. Sản lượng tiêu thụ năm 2006 và 2007 tương ứng là 291.804 và 286.790 tấn; như vậy năm 2007 sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp bị sụt giảm so với năm 2006; mức sụt giảm tương đối là 1,72%. Liên hệ với bảng 2.8.2 nhận thấy, doanh nghiệp đã giảm được khá tốt chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài; từ đó góp phần giảm tổng chi phí bán hàng. Mức giảm tổng chi phí bán hàng là khá lớn (tỷ lệ tương đối là 5,28%) nếu so sánh trong mối liên hệ với mức giảm sản lượng tiêu thụ (tỷ lệ tương đối là 1,72%).
2.10.2. Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty bao gồm các loại chi phí sau: Chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng; khấu hao TSCĐ; thuế và lệ phí; chi phí khác bằng tiền.
Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 và năm 2007 được thể hiện trên bảng 2.16.
Bảng 2.16 Khoản mục chi phí QLDN năm 2006 và 2007
ĐVT: đồng VN
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2007 với 2006
Số tuyệt đối
%
Chi phí nhân viên quản lý
524.120.115
542.070.210
17.950.095
103,42
Chi phí vật liệu quản lý
103.742.948
112.490.599
8.747.651
108,43
Chi phí đồ dùng văn phòng
52.568.981
38.934.818
-13.634.163
74,06
Khấu hao TSCĐ
74.457.336
53.458.022
-20.999.314
71,80
Thuế và lệ phí
20.432.000
28.748.000
8.316.000
140,70
Chi phí khác bằng tiền
174.340.501
160.456.736
-13.883.765
92,04
Cộng
949.661.881
936.158.385
-13.503.496
98,58
[Nguồn: Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính]
So với năm 2006, năm 2007 doanh nghiệp đã thực hiện giảm được chi phí QLDN, giá trị giảm là 13.503.496 đồng, mức giảm tương đối là 1,42%. Một số yếu tố chi phí trong chi phí QLDN cũng được doanh nghiệp thực hiện giảm gồm: chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí khác bằng tiền; với các mức giảm tương đối tương ứng lần lượt là 25,94%; 28,20% và 7,96%. Liên hệ các mức giảm trên với tỷ lệ giảm doanh thu tương đối của năm 2007 so với năm 2006 (10,16%) thì các mức giảm đạt được trên là khá tốt. Tuy vậy, mức giảm tổng chi phí QLDN lại chưa tương xứng với mức giảm doanh thu.
Ngoài ra, một số yếu tố trong chi phí QLDN lại tăng so với năm 2006; đó là chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, thuế và lệ phí. Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp cần xem xét để cải thiện công tác quản lý trong thời gian tới.
2.10.3. Nhận xét chung về chi phí BH và chi phí QLDN:
* Về chi phí bán hàng:
So với năm 2006, năm 2007 Công ty đã thực hiện rất tốt việc quản trị chi phí bán hàng. Công ty đã thực hiện tiết kiệm được tổng chi phí bán hàng so với năm 2006. Mức giảm tương đối tổng chi phí bán hàng năm 2007 so với năm 2006 là 13,47%, trong khi đó mức giảm sản lượng tiêu thụ là 1,72%. Tuy vậy, để nâng cao kết quả kinh doanh hơn nữa Công ty cần có các giải pháp nhằm quản trị tốt hơn các chi phí vật liệu bao bì, khấu hao TSCĐ và chi phí khác bằng tiền.
* Về chi phí quản lý doanh nghiệp:
Năm 2007, mặc dù Công ty vẫn thực hiện tiết kiệm được chi phí QLDN so với năm 2006; nhưng nếu xem xét mức giảm này trong mối liên hệ với mức giảm về sản lượng tiêu thụ và doanh thu thì mức giảm chi phí QLDN đạt được là chưa tương xứng. Điều này yêu cầu Công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của bộ máy quản lý của mình nhằm đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.
2.12. kết luận chương 2 và nhiệm vụ chương 3:
Chương 3. THIếT Kế một số giải PHáP
Hạ GIá THàNH SảN PHẩM TạI
CÔNG TY Cổ PHầN VậT LIệU XÂY DựNG - VVMI
3.1. ĐịNH HƯớNG CHIếN LƯợC CủA DOANH NGHIệP:
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI được thành lập trên cơ sở dự án của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc sử dụng than Na Dương (than Na Dương là loại than nhiệt lượng thấp, độc hại do có hàm lượng lưu huỳnh cao, không dùng được trong sinh hoạt). Hiện nay nhu cầu sử dụng đá của Nhà máy nhiệt điện Na Dương theo công suất thiết kế là: 200.000 tấn/năm; trong thời gian từ nay đến năm 2010 dự kiến nhà máy nhiệt điện Na Dương sẽ đầu tư mở rộng, xây dựng thêm 2 tổ hợp lò như hiện nay nên nhu cầu sử dụng đá sẽ tăng gấp đôi (400.000 tấn/năm). Như vậy sản lượng chính sản xuất đã có địa chỉ tiêu thụ ổn định, thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển của Công ty.
Nhu cầu xây dựng các cơ sở công nghiệp, giao thông và đầu tư xây dựng đô thị tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang trong giai đoạn được tập trung đầu tư và phát triển; sản phẩm đá của Công ty có cơ sở tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường.
Doanh nghiệp là công ty cổ phần hoạt động độc lập theo Luật doanh nghiệp nên việc đầu tư trang thiết bị, tổ chức sản xuất kinh doanh hoàn toàn mang tính chất chủ động, linh hoạt.
Cơ sở vật chất của đơn vị đang trong giai đoạn ổn định và có hướng phát triển tích cực nhằm chuẩn bị cho việc mở rộng quy mô khai thác trong thời gian tới.
Lực lượng lao động: Cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật đã thích ứng với nhiệm vụ của một đơn vị chuyên ngành; có kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ khai thác, chế biến đá.
Từ những cơ sở tiềm năng trên và đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm được đảm bảo, nên trong tương lai từ năm 2010 quy mô sản xuất của Công ty sẽ được mở rộng và phát triển; công suất khai thác và chế biến đá sẽ tăng bằng 1,5 lần so với công suất hiện nay.
3.2. giải PHáp 1: cảI tiến kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn
3.2.1. Mục tiêu của giải pháp:
Giảm chi phí nhiên liệu; giảm chi phí động lực; giảm chi phí nhân công; giảm chi phí khấu hao TSCĐ. Thực hiện các mục tiêu trên thông qua:
Giảm khối lượng xúc chuyển tải, tăng năng xuất máy xúc khi xúc chuyển tải và tăng hệ số phá đá của lỗ khoan ệ105.
3.2.2. Căn cứ thực hiện của giải pháp:
Qua phân tích giá thành tổng sản lượng, giá thành đơn vị sản phẩm, yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu, yếu tố chi phí nhân công và yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ trong các mục 2.5, 2.6 và 2.7 nhận thấy:
Yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu, yếu tố chi phí nhân công và yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành tổng sản lượng của Công ty (chỉ sau tỷ trọng của yếu tố chi phí thuê ngoài), tỷ lệ lần lượt theo số liệu thực tế năm 2007 là 14,86%; 16,73% và 7,65%. Cũng theo những phân tích trong các mục trên, mức tăng giảm chi phí của các yếu tố trên là không tương xứng với sự thay đổi sản lượng của Công ty. Do vậy, căn cứ vào đó có thể thiết kế các biện pháp giảm thiểu các yếu tố chi phí đó nhằm hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
Thông qua khảo sát thực trạng việc tổ chức khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty. Khảo sát kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn đang áp dụng tại Công ty; đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống khai thác đó thấy rằng: việc sử dụng kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn của Công ty là chưa hợp lý. Qua đó, kết hợp với cơ sở lý thuyết của kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn để cải tiến kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn cho Công ty.
3.2.3. Nội dung của giải pháp:
a. Biện pháp giảm khối lượng và tăng năng suất xúc chuyển tải:
Công ty cổ phần vật liêu xây dựng - VVMI hiện tại đang áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp xiên, xúc chuyển tải đất đá nổ mìn từ tầng khai thác xuống bãi xúc bốc.
Hệ thống khai thác khấu theo lớp xiên được mô tả như sau [6, 231]:
ỏ
ln
lt
lb
L
b
a
Các thông số của mạng lưới lỗ khoan trên tầng:
d - đường kính lỗ khoan
h - chiều cao tầng
W - đường cản chân tầng, là khoảng cách tính từ trục của hàng lỗ khoan ngoài cùng đến chân của gương tầng
a - khoảng cách các lỗ khoan
b - khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan
c - khoảng cách an toàn từ trục của lỗ khoan hàng ngoài đến mép trên của gương tầng
L - chiều sâu lỗ khoan
lb - chiều cao cột bua
lt - chiều sâu cột thuốc
ln - chiều sâu khoan thêm
ỏ - góc nghiêng của tầng
Đường cản chân tầng tính theo công thức [6, 221]:
q - chỉ tiêu thuốc nổ, tra bảng 14.1 [6, 219]
- trọng lượng thể tích của đất đá (T/m3)
- hệ số khoảng cách = 0,8 ữ 1
(kg/m)
- mật độ nạp mìn (kg/dm3)
Chiều sâu lỗ khoan tính theo công thức [6, 232]:
(m)
* Biện pháp giảm khối lượng xúc chuyển tải:
Qua khảo sát các thông số kỹ thuật của phương pháp khoan - nổ mìn mà công ty đang áp dụng; nhận thấy các thông số của tầng khai thác mỏ đang áp dụng chưa hợp lý dẫn đến khối lượng xúc chuyển tải lớn và năng suất xúc chuyển tải không cao.
Các thông số của tầng khai thác mỏ đang áp dụng:
- Chiều cao tầng: h = 11,2 m
- Chiều rộng mặt tầng công tác: Bct = 15,8 m
- Số hàng mìn khi nổ mìn trên tầng: n = 3 hàng
- Khoảng cách giữa các hàng mìn: b = 3,6 m
- Đai bảo vệ: z = 5,0 m
- Chỉ tiêu thuốc nổ: q = 0,35 kg/m3
Từ các thông số của hệ thống khai thác trên ta tính được chiều rộng của đống đá sau nổ mìn như sau [7, 242]:
(m)
trong đó:
k1 - hệ số kể đến mức độ khó khăn nổ mìn của đất đá, k1 = 3.
k2 - hệ số kể đến ảnh hưởng của góc nghiêng của lỗ mìn so với mặt phẳng ngang, k2 = 1.
k3 - hệ số kể đến độ văng xa của đất đá nổ mìn, phụ thuộc vào thời gian vi sai giữa các hàng, k3 = 0,8.
q - chỉ tiêu thuốc nổ.
n - số hàng mìn, n = 3 hàng.
b - khoảng cách các hàng mìn, b = 3,6 m.
Thay số, tính được chiều rộng của đống đá nổ mìn: Bn = 23,10 m.
Chiều cao trung bình của đống đá nổ mìn được tính theo công thức [7, 244]:
hđ = Sn/Bn (m)
trong đó:
Sn - diện tích mặt cắt ngang của đống đá nổ mìn, Sn = k.h.n.b.kr (m2)
k - hệ số kể đến số hàng mìn trong bãi mìn, k = 0,92
kr - hệ số nở rời của đất đá nổ mìn, kr = 1,56
Từ đó, tính được: Sn = 174 m2
Như vậy, chiều cao trung bình của đống đá nổ mìn: hđ = 7,53 m
Diện tích mặt cắt ngang đống đá đọng lại trên tầng là: S = hđ.Bct = 119 m2.
Vậy khối lượng đá đọng lại trên tầng sau khi nổ mìn phải dùng máy xúc xúc chuyển là 68%.
Để giảm được khối lượng xúc chuyển tải mà vẫn đảm bảo được điều kiện an toàn xúc chuyển tải, trong biện pháp này đưa ra các thông số của hệ thống khai thác như sau:
- Chiều cao tầng: h = 15,0 m
- Chiều rộng mắt tầng công tác: Bct = 10,6 m
- Số hàng mìn khi nổ mìn trên tầng: n = 2 hàng
- Khoảng cách giữa các hàng mìn: b = 3,8 m
- Đai bảo vệ: z = 3,0 m
- Chỉ tiêu thuốc nổ: q = 0,35 kg/m3
Tương tự như cách tính toán trên ta có: Bn = 21,30 m
Chiều cao trung bình của đống đá nổ mìn: hđ = 7,68 m
Diện tích mặt cắt ngang đống đá đọng lại trên tầng là: S = hđ*Bct = 81,41 m2
Vậy khối lượng đá đọng lại trên tầng sau khi nổ mìn phải dùng máy xúc xúc chuyển là 48%.
Khí áp dụng các thông số mới khối lượng đất đá nổ mìn phải chuyển tải từ tâng khai thác xuống bãi xúc bốc sẽ giảm được 20%.
* Biện pháp tăng năng xuất xúc chuyển tải:
Với các thông số hiện tại đang áp dụng ở mỏ, chiều rộng mặt tầng công tác là 15,8 m nên khi xúc chuyển tải sẽ tăng thời gian quay gầu từ gương xúc đến chỗ dỡ tải và ngược lại.
Máy xúc được sử dụng để xúc chuyển tải trên tầng là CAT - 320C có thời gian chu kỳ xúc là Tc = 22 giây, khi góc quay trung bình là 900 và xúc chuyển tải. Theo như số liệu thống kê tại mỏ, khi xúc đá năng xuất máy xúc sẽ giảm chỉ còn 70% năng xuất định mức vì vậy thời gian chu kỳ xúc sẽ tăng lên 30%, Tck = 28,6 giây.
Trong đó toàn bộ thời phát sinh tăng nằm trong thời gian xúc (Tx), thời gian dỡ tải (Td) và thời gian quay gầu không bị ảnh hưởng Tq = 7 giây.
Với các thông số mới chiều rộng mặt tầng công tác là 10,6 m nên khi xúc chuyển tải sẽ giảm thời gian quay gầu từ gương đến chỗ dỡ tải và ngược lại, do qóc quay của gầu xúc giảm từ 900 xuống còn 420.
Thời gian quay gầu giảm xuống còn: Tq = 3,3 giây.
Vây thời gian chu kỳ xúc giảm xuống là: Tck = 24,9 giây.
Như vây năng xuất máy xúc khi xúc chuyển sẽ tăng 13%.
b. Biện pháp tăng hệ số phá đá của lỗ khoan ệ105:
Khi thay đổi các thông số của hệ thống khai thác làm cho các thông số của công tác khoan - nổ mìn cũng thay đổi theo.
- Chiều cao tầng: h = 15,0 m
- Chiều rộng mắt tầng công tác: Bct = 10,6 m
- Số hàng mìn khi nổ mìn trên tầng: n = 2 hàng
- Khoảng cách giữa các hàng mìn: b = 3,8 m
- Đai bảo vệ: z = 3,0 m
- Chỉ tiêu thuốc nổ: q = 0,35 kg/m3
Khi chiều cao tầng tăng làm cho chiều sâu lỗ mìn tăng kéo theo chiều cao cột thuốc nổ tăng dẫn đến vùng bán kính bị đập vỡ do nổ mìn tăng lên; đây là cơ sở giãn mạng lưới lỗ khoan để tăng suất phá đá.
Tính toán thông số mạng lưới lỗ khoan:
- Đường cản chân tầng: w
, m
Trong đó:
d0 - đường kính lỗ khoan, d0 = 0,105 dm.
D - mật độ chất nổ trong lỗ khoan, D = 0.9 kg/dm3.
Đường cản chân tầng:
w = 4,0 m
- Khoảng cách giữa các lỗ khoan: a
a = m.w (m)
m - là hệ số làm gần, m = 1,15
a = 4,6 m
- Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan: b; áp dụng sơ đồ bố trí lỗ khoan theo mạng tam giác đều:
b = a.sin600 = 4,0 m
- Chiều sâu khoan thêm và chiều sâu lỗ mìn:
Chiều sâu khoan thêm: Lt
Lt = 13.d0 = 12,5.0,105 = 1,6 m
Chiều sâu lỗ mìn: Lk
Lk = h + Lt = 16.6 m
- Khối lượng đá nổ ra của 1 lỗ khoan: V
V = a.h.w (m3)
V = 4,6.15.4,6 = 276 m3
Như vậy suất phá đá của các thông số mới là:
h = V/ Lk (m3/m)
h = 16,6 m3/m
Suất phá đá năm 2007 của mỏ thực hiện là: h=14,3 m3/m.
Như vây suất phá đá sẽ tăng được 2,3 m3/mks.
3.2.4. Kế hoạch triển khai giải pháp:
Qua trình bày nội dung giải pháp ở trên, thấy rằng đây là một giải pháp kỹ thuật công nghệ; tuy nhiên giải pháp này không liên quan nhiều đến trang thiết bị khai thác. Chính vì vậy, Công ty có thể chủ động triển khai giải pháp này ngay khi xác định được giải pháp này là phù hợp và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
3.2.5. Dự tính kinh phí thực hiện giải pháp:
Giải pháp cải tiến kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn đã nêu trên được thực hiện thông qua việc tính toán, thay đổi thông số của hệ thống khai thác. Đây là công việc thuộc chức năng của Phòng Kỹ thuật - An toàn - Cơ điện của Công ty, chính vì vậy kinh phí cần đầu tư để thực hiện giải pháp là không đáng kể.
3.2.6. Lợi ích của giải pháp:
a. Lợi ích do thay đổi thông số của tầng khai thác:
Khối lượng phải xúc chuyển tải trên tầng năm 2007 là 28.800 m3; do thay đổi các thông số của công nghệ khai thác nên khối lượng xúc sẽ giảm là 20% (do khối lượng tự lăn xuống bãi xúc bốc lớn hơn), khối lượng này khoảng 5.760 m3. Năng suất máy xúc tăng 13% do đó chi phí xúc bốc sẽ giảm tương đương với khối lượng phải xúc bốc là 3.744 m3. Tổng khối lượng xúc giảm là: 9504m3.
Các nội dung chi phí giảm do thay đổi thông số của tầng khai thác được tính toán theo:
Nhiên liệu giảm: 9504*0,35*8091= 26.902.575 đồng (1)
Lương nhân công giảm:
- Số ca làm việc: 9500m3/282m3/ca = 34 ca.
- Lượng nhân công: 34ca*2người*60.000đ/ca = 4.080.000 đồng (2)
Khấu hao TSCĐ, sửa chữa thường xuyên, phụ tùng thay thế, dầu mỡ phụ giảm: 25.486.132 đồng (3)
Tổng cộng chi phí giảm là: (1) + (2) + (2) = 56.468.707 đồng
b. Biện pháp do thay đổi thông số khâu khoan nổ mìn:
Theo như số liệu tại mỏ và sản lượng năm 2007 thì khi thay đổi các thông số của tầng khai thác và mạng lưới của mạng lỗ khoan nổ mìn khối lượng mét khoan sẽ giảm 1100 mét khoan ệ105.
Các khoản chi phí giảm được do thay đổi thông số trong khâu khoan nổ mìn được xác định như sau:
Chi phí động lực giảm:
- Số ca máy: 1100m/45m/ca = 25 ca.
- Thành tiền: 25 ca * 672 kw * 890đ/kw = 14.952.000 đồng (4)
Lương nhân công giảm: 8.500đ/m*1100m = 9.350.000 đồng (5)
Sửa chữa thường xuyên, phụ tùng thay thế giảm: 8.447.126 đồng (6)
Như vậy, tổng chi phí giảm được sẽ là: (4) + (5) + (6) = 32.749.126 đồng.
3.3. giải PHáP 2: ĐồNG bộ hoá dây chuyền bốc xúc, vận tải, nghiền sàng
Qua khảo sát tình hình sản xuất trong dây chuyền thiết bị và các số liệu thu thập được của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI, nhận thấy dây chuyền thiết bị từ xúc bốc vận tải và nghiền sàng hoạt động không nhịp nhàng, các thiết bị vẫn phải chờ trong ca hoạt động, đặc biệt là ô tô và máy xúc hoạt động không hết công xuất do phải chờ máy nghiền do máy nghiền có công xuất thấp hơn.
3.3.1. Mục tiêu của giải pháp:
Để khắc phục sự không đồng bộ của dây chuyền thiết bị của Công ty cần sự phối hợp chỉ đạo nhịp nhàng nâng cao hệ số sử dụng thời gian của máy xúc và ô tô để giảm chi phí nhiên liệu và thời gian phải huy động máy tăng năng xuất các thiết bị.
3.3.2. Căn cứ thực hiện của giải pháp:
3.3.3. Nội dung giải pháp:
Theo số liệu thông kê tại mỏ năng xuất máy xúc khi xúc đá nguyên khai là 437 m3 trong khi đó năng xuất trạm nghiền đá là 329 m3.
Như vậy máy xúc chỉ hoạt động với 75.4 % năng xuất định mức của máy.
Để khắc phục nhược điểm trên biện pháp đưa ra là:
- Trong qua trình xúc đá nguyên khai phục vụ dây chuyền nghiền sàng đá máy xúc dọn luôn khối lượng đá thải không đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ chế biến lên ô tô vận chuyển ra bãi thải.
- Xúc chọn lọc đá đảm bảo tiêu chuẩn làm đá hộc trong quá trình xúc đá nguyên khai lên ô tô vận chuyển ra kho chứa đá hộc.
Khối lượng đất thải hàng năm của Công ty cần được máy xúc xúc chọn lọc đổ thành đống đến khi nhiều tại chân tuyến mới tiến hành xúc dọn chân tuyến đây là sự không hợp lý. Khối lượng đá thải hàng năm của Công ty là 18.000 m3 và khối lượng đá hộc sản xuất hàng năm là 5.000 m3. Như vậy nếu kết hợp xúc đá thải và đá hộc lên ôtô để vân chuyển ra bãi thải và kho chứa đá hộc trong quá trình xúc bốc đá nguyên khai phục vụ nghiền thì tăng 20% năng xuất xúc tại tuyến, tăng hệ số sử dụng thời gian của máy xúc và ô tô trong toàn bộ dây truyền, giảm chi phí xúc dọn tuyến hàng năm của mỏ.
3.3.4. Kế hoạch triển khai giải pháp:
Giải pháp đồng bộ hóa dây chuyền bốc xúc, vận tải, nghiền sàng là một giải pháp thuộc phạm vi chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc; phòng Kỹ thuật - An toàn - Cơ điện; vì lẽ đó giải pháp này có thể triển khai ngay nhằm hoàn thiện dây chuyền sản xuất của Công ty.
3.3.5. Dự tính kinh phí thực hiện giải pháp:
3.3.6. Lợi ích của giải pháp:
Khí áp dụng cách điều hành sản suất theo nội dung biện pháp trên sẽ không phải tiến hành các ca dọn đá thải và khối lượng đá thải hàng năm của Công ty khoảng 18.000 m3.
- Theo như cách tính toán tại phương án trên thì tổng chi phí sẽ giảm cho công tác xúc bốc khối lượng đá thải là: 106.993.340 đ.
3.4. nhận xét chung các giải pháp:
3.5. Kết luận và khuyến nghị:
Tài liệu tham khảo
[1]. PGS.TS Đồng Thị Thanh Phương, ThS. Nguyễn Đình Hòa, ThS. Trần Thị ý Nhi (2007), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê.
[2]. Lê Thị Phương Hiệp (2006), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[3]. GVC. Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức Dũng (2006), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê.
[4]. TS. Phan Đức Dũng (2006), Kế toán chi phí giá thành, NXB Thống kê.
[5]. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh: Lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính.
[6]. Nguyễn Đình ấu, Nhữ Văn Bách (1998), Phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan - nổ mìn, NXB Giáo dục.
[7]. Hồ Sĩ Giao, Nguyễn Sĩ Hội, Trần Mạnh Xuân (1997), Khai thác mỏ vật liệu xây dựng, NXB Giáo dục.
[8]. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI (2007), Báo cáo quyết toán khoán sản xuất kinh doanh năm 2006.
[9]. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI (2008), Báo cáo quyết toán khoán sản xuất kinh doanh năm 2007.
[10]. ThS. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Phân tích giá thành tổng sản lượng các sản phẩm so sánh được,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_do_an_0403_5801.doc