MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1. Mục tiêu chung . 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
1.3.1. Phạm vi về không gian . 3
1.3.2. Phạm vi về thời gian . 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1. Khái quát về tiêu thụ sản phẩm 5
2.1.2. Khái quát về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu . 6
2.1.3. Khái niệm về chi phí và cơ cấu của chi phí 7
2.1.4. Khái niệm về lợi nhuận và các bộ phận cấu thành lợi nhuận . 8
2.1.5. Phân tích tỷ suất lợi nhuận . 10
2.1.6. Một số định nghĩa về thuật ngữ đề cập trong đề tài . 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 11
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 11
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX 12
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY, CÁC
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG . 12
3.2. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY . 13
3.2.1. Lĩnh vực kinh doanh . 13
3.2.2. Sản phẩm của công ty . 14
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 14
3.3.1. Mạng lưới tổ chức của Công ty 14
3.3.2. Chức năng của các phòng ban 16
3.3.3. Cơ cấu nhân sự của công ty 19
3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC
TRONG BA NĂM VỪA QUA (2006 - 2008) . 20
3.5. THUẬN LỢI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. . 24
3.5.1. Thuận lợi của công ty . 24
3.5.2. Định hướng phát triển của công ty . 27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI
NHUẬN CỦA CÔNG TY 28
4.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU VÀ THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU THỦY SẢN 28
4.1.1. Thị trường nguyên liệu . 28
4.1.2. Tổng quan về thị trường xuất khẩu 30
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
TRONG BA NĂM QUA (2006 - 2008) . 34
4.2.1. Thị trường tiêu thụ 34
4.2.2. Doanh số tiêu thụ theo mặt hàng ở từng thị trường 40
4.3. PHÂN TÍCH DOANH THU - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN 69
4.3.1. Phân tích doanh thu 69
4.3.2. Phân tích chi phí . 71
4.3.3. Phân tích lợi nhuận . 75
4.4. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 77
4.4.1. Lợi nhuận ròng trên doanh thu . 78
4.4.2. Chỉ tiêu ROA và ROE 79
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TỪ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM 81
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA
CÔNG TY . 81
5.2. GIẢI PHÁP 82
5.2.1. Giải pháp theo thị trường 82
5.2.2. Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . 83
5.2.3. Giải pháp Marketing . 84
5.2.4. Các giải pháp khác 85
CHƯƠNG 6: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
6.1. KẾT LUẬN 86
6.2. KIẾN NGHỊ . 86
6.2.1. Đối với Nhà nước . 86
6.2.2. Đối với Công ty 88
103 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty.
Tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Dù sản lượng tiêu thụ giảm nhưng giá
tăng nên giá trị mang lại cho Công ty vẫn duy trì ở mức cao.
+ Mực mang về 49.660 USD, tỷ trọng 0,7% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu vào EU của Công ty.
+ Còn lại là thủy sản khác với 278.382 USD
4.2.2.2.3. Doanh số tiêu thụ của thị trường Nhật Bản
Đây là thị trường truyền thống của Công ty từ lúc mới thành lập, nhưng
kim ngạch xuất khẩu của Công ty ngày càng giảm. Nguyên nhân là do giá thủy
sản của Công chào bán trên thị trường Nhật Bản tương đối thấp hơn các thị
trường tiêu thụ thủy sản khác nên bởi vì Thị trường này chuộng hàng thủy sản
giá rẻ. Bên cạnh đó, Công ty mở rộng thị trường ra các thị trường khác nên cũng
đã không còn quá chú trọng vào thị trường Nhật Bản. Tình hình tiêu thụ sản
phẩm của Công ty ở thị trường này cụ thể như sau:
Về sản lượng:
Tình hình sản lượng tiêu thụ ở thị trường Nhật có những biến động,
- Năm 2006 sản lượng tiêu thụ ở thị trường này đạt 771.600 kg. Trong đó:
+ Tôm bị giảm 44.461 kg, đóng góp 33,2% trong tổng sản lượng thủy sản
của Cadovimex xuất khẩu sang Nhật Bản.
+ Cá: sản lượng tiêu thụ ở thị trường là 9.900 kg. Chiếm 1,3% trong tổng
sản lượng thủy sản của Cadovimex xuất khẩu sang đất nước mặt trời mọc.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 60 - SVTH: Lý Thanh Điền
Bảng 17: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VÀO THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN TRONG 03 NĂM (2006 - 2008)
ĐVT: Kg
Mặt hàng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so với 2006
Chênh lệch
2008 so với 2007
Sản lượng Tỷ trọng
(%)
Sản lượng Tỷ trọng
(%)
Sản lượng Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt đối Số tương
đối (%)
Số tuyệt
đối
Số tương đối
(%)
Tôm 255.991 33,2 96.056 63,6 300.452 51,2 -159.935 -62,5 204.396 212,3
Cá 9.900 1,3 3.688 2,4 265.921 45,3 -6.212 -62,7 262.233 7,1
Mực 496.920 64,4 30.101 19,9 17.218 2,9 -466.819 -93,9 -12.883 -42,8
Thủy sản khác 8.789 1,1 21.223 14,0 3.435 0,6 12.434 141,5 -17.788 -83,8
Tổng 771.600 100,0 151.068 100,0 587.026 100,0 -620.532 -80,4 435.958 288,6
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 61 - SVTH: Lý Thanh Điền
+ Mực: đây là mặt hàng của Công ty có sản lượng tiêu thụ ở thị trường
này tăng mạnh và sản lượng tiêu thụ của Công ty tiêu thụ ở Nhật Bản tăng cũng
là nhờ các sản phẩm từ mực, cụ thể: sản lượng tiêu thụ 496.920 kg. tăng
2.786,0% so với năm 2006. Chiếm 64,4% trong tổng sản lượng thủy sản của
Cadovimex xuất khẩu sang Nhật Bản.
+ Thủy sản khác: tăng 155,9% so với năm 2006. Tuy nhiên lại chiếm tỷ
trọng nhỏ chỉ có 1,1% trong tổng sản lượng xuất khẩu của Cadovimex sang thị
trường Nhật Bản mà thôi.
- Năm 2007, tình hình tiêu thụ thủy sản của Công ty ở thị trường Nhật
Giảm mạnh so với năm trước ở gần như tất cả mặt hàng. Tổng sản lượng chỉ còn
151.068 kg, giảm 620.532 kg tương đương 80,4% so với năm 2007, cụ thể:
+ Tôm giảm 44.461 kg so với năm 2006, tương đương giảm 62,5% sản
lượng tiêu thụ chỉ khiêm tốn 95.056 kg. Nguyên nhân của việc giảm sản lượng
này là do phía khách hàng Nhật Bản trả giá quá thấp cho sản phẩm của Công ty,
chính vì thế mà sản lượng giảm, Công ty tập trung xuất khẩu vào các thị trường
khác nhằm mang lại lợi nhuận cho Công ty.
+ Các mặt hàng còn lại của Công ty cũng bị giảm sản lượng tiêu thụ ở thị
trường này cá giảm 62,7%, mực giảm 93.9% so với năm 2006. Chỉ có thủy sản
khác là tăng nhưng chỉ tăng 12.434 kg thì cũng không giúp tình hình xuất khẩu
vào Nhật Bản của Công ty khả quan hơn. Nguyên nhân của việc giảm sản lượng
là do Nhật đã tìm được nguồn cung ứng thủy sản giá rẽ từ Thái Lan với sản phẩm
tôm chân trắng. Về phía Công ty do sản xuất mặt hàng chất lượng cao cho ra các
sản phẩm thủy sản cao cấp mà phía Nhật Bản lại yêu cầu giá thấp nên Công ty
không quá chú trọng đến thị trường Nhật Bản.
- Năm 2008, sản lượng tiêu thụ ở thị trường Nhật Bản đã tăng trở lại, sản
lượng tiêu thụ trong năm là 578.026 kg, trong đó:
+ Tôm đóng góp 51,2% với 300.452 kg, tăng 212,3% so với năm 2007
+ Cá đóng góp 265.921 kg chiếm tỷ trọng 45,3%. Còn lại mực chiếm
2,9%, thủy sản khác 0,6%
Sản lượng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản trong năm
2008 tăng là do một doanh nghiệp thương mại dịch vụ của Nhật Bản nên đã mua
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 62 - SVTH: Lý Thanh Điền
hơn 20% cổ phần của Công ty và họ đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại của
Cadovimex ở thị trường Nhật Bản.
Về biến động giá:
Nhìn chung giá các mặt hàng của Cadovimex xuất khẩu vào Nhật có biến
động tình hình tăng, giảm giá cụ thể như sau:
- Tôm giá năm 2007 bị giảm so với năm 2006 1,010 USD/kg. Nguyên
nhân giảm giá là do tôm ở thị trường Mỹ bị đống băng do dụ kiện bán phá giá
tôm làm cho tôm Việt Nam nói chung cà Cadovimex nói riêng phải giảm giá và
tăng cường tiêu thụ ở các thị trường khác và Nhật Bản là một trong những thị
trường quan trọng. Sang năm 2008 giá tăng 0,120 USD/kg.
Bảng 18: GIÁ THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VÀO
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG 03 NĂM (2006 - 2008)
ĐVT: USD/kg
Mặt hàng
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007 so với 2006
Chênh lệch
2008 so với 2007
Số tuyệt
đối
Số tương đối
(%)
Số tuyệt
đối
Số tương đối
(%)
Tôm 6,66 6,78 7,67 0,120 1,8 0,89 13,1
Cá 1,29 1,40 3,80 0,110 8,5 2,4 171,4
Mực 2,98 2,42 4,50 -0,560 -18,8 2,08 86,0
Thủy sản khác 2,00 2,30 3,99 0,300 15,0 1,69 73,5
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty)
- Cá: giá của nhóm sản phẩm này năm 2006 thấp là do chả cá của
Cadovimex có giá rẻ thâm nhập vào thị trường Nhật Bản làm cho giá của nhóm
mặt hàng cá thấp. Sang năm 2007 thì giá tương đối ổn định như năm 2006
- Còn lại giá của các sản phẩm khác đều có giá tăng nhẹ qua các năm. Bởi
vì giá tôm cá nguyên liệu ngày càng tăng và chất lượng vệ sinh ngày càng đòi hỏi
cao thì giá tăng là hoàn toàn hợp lý
Về mặt giá trị
Do sản lượng tiêu thụ của Công ty ở thị trường Nhật Bản có biến động
nên giá trị mang lại cho Công ty cũng tăng giảm tỷ lệ thuận với sản lượng:
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 63 - SVTH: Lý Thanh Điền
Bảng 19: GIÁ TRỊ THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG 03 NĂM (2006 -
2008)
ĐVT: USD
Mặt hàng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so với 2006
Chênh lệch
2008 so với 2007
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt đối Số tương
đối (%)
Số tuyệt
đối
Số tương đối
(%)
Tôm 1.704.900 53,0 651.260 83,7 2.304.467 67,7 -1.053.460 -61,8 2.304.129 353,8
Cá 12.771 0,4 5.163 0,7 1.010.500 29,7 -7.608 -59,6 1.005.337 19.472,0
Mực 1.480.822 46,0 72.844 9,4 77.481 2,3 -1.407.908 -95,0 77.473 987.674,1
Thủy sản khác 17.578 0,5 48.813 6,3 13.706 0,4 31.235 177,7 -35.107 -71,9
Tổng 3.216.071 100,0 778.080 100,0 3.406.153 100,0 -2.437.991 -75,8 2.628.073 337,8
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 64 - SVTH: Lý Thanh Điền
- Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản là 3.216.071 USD.
Tình hình các mặt hàng cụ thể như sau:
+ Tôm: giá trị 1.704.900 USD với tỷ trọng 53,0% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Cadovimex vào thị trường Nhật Bản.
+ Mực giá trị mang lại cho Công ty là 1.480.822 USD chiếm 46,0% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Cadovimex vào thị trường Nhật Bản
+ Còn lại cá và thủy sản khác. Cá giá trị là 12.771 USD tỷ trọng kiêm tốn
là 0,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Cadovimex vào thị trường Nhật
Bản; thủy sản khác giá trị 17.578 USD tỷ trọng 0,5% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Cadovimex vào thị trường Nhật Bản.
- Năm 2007, giá trị xuất khẩu của Công ty vào Nhật bản giảm 2.437.991
USD tương đương giảm 75,8% so với năm trước.
+ Tôm giảm 1.053.460 USD tương đương giảm 61,8% so với năm 2006.
Giá trị xuất khẩu của mặt hàng tôm mang về cho Công ty từ thị trường Nhật Bản
là 651.260 USD, chiếm 83,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Cadovimex
vào thị trường Nhật Bản.
+ Cá giảm 7.608 USD tương đương giảm 59,6% so với năm trước với giá
trị năm 2006 là 5.163 USD tỷ trọng 0,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Cadovimex vào thị trường Nhật Bản
+ Mực giảm 1.407.977 USD tương đương giảm 61,8% so với năm 2006.
Giá trị xuất khẩu của mặt hàng tôm mang về cho Công ty từ thị trường Nhật Bản
là 72.844 USD chiếm 9,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Cadovimex vào
thị trường Nhật Bản.
Nguyên nhân kim ngạch thủy sản của Công ty xuất khẩu vào thị trường
Nhật Bản giảm mạnh trong năm 2007 giảm mạnh là do người tiêu dùng Nhật Bản
giảm tiêu dùng tôm mà chuyển sang cá tra, cá basa, trong khi đó sản phẩm cá của
Công ty là cá biển nên sản lượng cũng bị giảm mạnh.
- Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh trở lại, mang lại cho
Công ty từ Nhật Bản là 3.406.153 USD, trong đó:
+ Tôm đóng góp 2.304.467 USD tỷ trọng 67,7% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Cadovimex vào thị trường Nhật Bản. tăng 353,8% so với năm
2007. Và giá trị của tôm trong năm 2008 là lớn nhất trong 03 năm qua.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 65 - SVTH: Lý Thanh Điền
+ Cá giá trị mang lại cho Công ty từ thị trường Nhật Bản là 1.020.500
USD, chiếm 29,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Cadovimex vào thị
trường Nhật Bản. Tăng rất nhiều so với năm 2007
+ Còn lại là mực với 77.481 USD với 2,3% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Cadovimex vào thị trường Nhật Bản và thủy sản khác 13.706 USD tỷ
trọng 0,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Cadovimex vào thị trường này.
4.2.2.2.4. Doanh số tiêu thụ từ các thị trường khác
Thị trường này gồm các nước:Australia, Hồng Kông, Singapore, UEA,
Hàn Quốc, Canada, Hy Lạp, Malaysia, Đài Loan, các nước Trung Đông, Nga…
Về sản lượng:
- Năm 2006 sản lượng xuất khẩu vào thị trường này đạt được là 2.358.800
kg, cụ thể như sau:
+ Tôm sản lượng năm 2006 đạt 2.329.242 kg, tỷ trọng 98,8% trong tổng
sản lượng của Cadovimex ở thị trường các nước này.
+ Còn lại sản lượng đều giảm mạnh với tỷ trọng thấp trong tổng sản lượng
tiêu thụ ở thị trường này.
- Năm 2007 sản lượng giảm 27,2% sản lượng giảm chủ yếu là do sản
lượng tôm tiêu thụ giảm và tôm có tỷ trọng lớn nên kéo theo sản lượng thủy sản
tiêu thụ ở các nước này giảm. Nguyên nhân sản lượng xuất khẩu ở các nước này
giảm là vì năm 2007 tôm của Cadovimex chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ và đặc biệt
là EU nên sản lượng ở thị trường các nước này giảm so với năm 2006.
- Năm 2008 sản lượng tiêu thụ được ở các thị trường này là 1.352.857 kg
+ Tôm 853.880 kg tỷ trọng 63,1% trong tổng sản lượng của Cadovimex ở
thị trường các nước này. Bị giảm 24,5% so với năm 2007.
+ Cá 408.521 kg, tỷ trọng 30,2% trong tổng sản lượng của Cadovimex ở
thị trường các nước này. Đây là mặt hàng có sản lượng tăng mạnh với sản phẩm
chả cá được nhiều nước như Australia, Canada,… ưa chuộng nên sản lượng tăng
đáng kể
+ Mực tỷ trọng 3,4%, thủy sản khác 3,2% trong tổng sản lượng của
Cadovimex ở thị trường các nước này.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 66 - SVTH: Lý Thanh Điền
Bảng 20: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC
TRONG 03 NĂM (2006 - 2008)
ĐVT: Kg
Mặt hàng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so với 2006
Chênh lệch
2008 so với 2007
Sản lượng Tỷ
trọng
(%)
Sản lượng Tỷ
trọng
(%)
Sản lượng Tỷ
trọng
(%)
Số tuyệt đối Số
tương
đối (%)
Số tuyệt đối Số tương
đối (%)
Tôm 2.329.342 98,8 1.130.940 65,8 853.880 63,1 -1.198.402 -51,4 -277.060 -24,5
Cá 2.928 0,1 4.806 0,3 408.521 30,2 1.878 64,2 403.715 8.400,2
Mực 17.229 0,7 579.570 33,7 46.554 3,4 562.341 3.264,0 -533.016 -92,0
Thủy sản khác 9.302 0,4 2.454 0,1 43.902 3,2 -6.848 -73,6 41.448 1.689,0
Tổng 2.358.800 100,0 1.717.770 100,0 1.352.857 100,0 -641.030 -27,2 -364.913 -21,2
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 67 - SVTH: Lý Thanh Điền
Về biến động giá
Bảng 21: GIÁ THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VÀO
CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC TRONG 03 NĂM (2006 - 2008)
ĐVT: USD/kg
Mặt hàng
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007 so với 2006
Chênh lệch
2008 so với 2007
Số
tuyệt
đối
Số tương
đối
(%)
Số
tuyệt
đối
Số tương
đối
(%)
Tôm 10,07 8,50 8,40 -1,57 -15,6 -0,10 -1,2
Cá 2,61 2,60 2,00 -0,01 -0,4 -0,60 -23,1
Mực 5,29 4,23 4,90 -1,06 -20,0 0,67 15,8
Thủy sản khác 3,55 4,10 3,04 0,55 15,5 -1,06 -25,9
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty)
Nhìn chung giá ở thị trường các nước này tương đối ổn định trong cả 03
năm qua (2006 - 2008). Đây cũng là thị trường đầy triển vọng của Cadovimex.
Trong tương lai gần Công ty sẽ phát triển thêm các sản phẩm cho phân khúc thị
trường này với các thị trường như: Hàn Quốc, Canada đặc biệt là Trung Đông và
với giá cả hợp lý thì sản lượng sẽ ổn định và ngày càng tăng trưởng.
Hiện Công ty đang mở rộng thị trường để giảm rủi ro vì phải phụ thuộc
vào thị trường, nếu có biến động ở một thị trường cụ thể sẽ không gây ra hậu quả
xấu cho Công ty. Và các nước này là một thị trường lớn không thể bỏ qua.
Về giá trị:
- Năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 23.588.276
USD. Với tôm là sản phẩm có tỷ trọng cao chiếm 99,3% trong tổng giá tri thủy
sản của Công ty xuất khẩu sang thị trường này, các sản phẩm còn lại có tỷ trọng
rất nhỏ.
- Năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này 12.087.128
USD, giảm 48,8% so với năm 2006. Nguyên nhân là do sản lượng tôm xuất khẩu
sang thị trường này giảm nên giá trị mang lại từ thị trường này cũng giảm mạnh.
Giá trị của tôm năm 2007 là 9.612.990 USD giảm 59,0% so với năm trước đóng
góp 79,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường các nước
này. Các mặt hàng còn lại dù có tăng nhưng do tỷ trọng nhỏ nên không thể làm
tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này lên được nhiều.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 68 - SVTH: Lý Thanh Điền
Bảng 22: GIÁ TRỊ THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC
TRONG 03 NĂM (2006 - 2008)
ĐVT: USD
Mặt hàng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so với 2006
Chênh lệch
2008 so với 2007
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt đối Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối Số tương đối
(%)
Tôm 23.456.473 99,3 9.612.990 79,5 7.172.592 85,9 -13.843.483 -59,0 -2.440.398 -25,4
Cá 7.642 0,1 12.496 0,1 817.042 9,8 4.854 63,5 804.546 6.438,4
Mực 91.140 0,4 2.451.581 20,3 228.115 2,7 2.360.442 2.589,9 -2.223.466 -90,7
Thủy sản khác 33.022 0,1 10.061 0,1 133.462 1,6 -22.961 -69,5 123.401 12.265,3
Tổng 23.588.276 100,0 12.087.128 100,0 8.351.211 100,0 -11.501.148 -48,8 -3.735.917 -30,9
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 69 - SVTH: Lý Thanh Điền
- Năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu vào các nước này là 8.351.211
USD tiếp tục bị giảm so với năm 2007. Nguyên nhân là do các nước này chỉ mua
thủy sản giá thấp còn sản phẩm của Công ty là các sản phẩm cao cấp, đạt tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nên bán với giá khá cao và hầu như
sản lượng tiêu thụ ở Mỹ là chủ yếu. Cụ thể:
+ Tôm 7.172.592 USD chiếm 85,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Công ty sang thị trường các nước này. Giảm 25,4% so với năm 2007
+ Cá 9,8%, giá trị tăng mạnh so với năm trước nhưng tỷ trọng nhỏ nên
không đóng góp nhiều vào tổng giá trị thủy sản của Công ty xuất khẩu sang các
nước này. Mực 2,7%, thủy sản khác 1,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Công ty sang thị trường các nước này.
4.3. PHÂN TÍCH DOANH THU - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN
4.3.1. Phân tích doanh thu
Trong kinh doanh, các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc
biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để
doanh nghiệp tái sản xuất, trang trải các chi phí. Để đạt được muc tiêu cuối cùng
là lợi nhuận.
Bảng 23: DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 - 2008)
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch)
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007 so với 2006
Chênh lệch
2008 so với 2007
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu từ bán hàng
và cung cấp DV
996.270 886.203 869.011 -110.067 -11,0 -110.067 -11,0
2. Doanh thu tài chính 5.349 2.978 25.449 -2.371 -44,3 -2.371 -44,3
3. Thu nhập khác 226 184 850 -42 -18,6 -42 -18,6
4. Tổng doanh thu 1.001.845 889.365 895.310 -112.480 -11,2 -112.480 -11,2
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 70 - SVTH: Lý Thanh Điền
ĐVT: Triệu VND
1001845
889365 895310
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 7: Doanh thu của Công ty trong 3 năm qua
Năm 2006 là năm Công ty đạt doanh thu cao nhất trong 03 năm (2006 -
2008 đạt 1.001.845 triệu VND, Trong đó: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ đóng góp 996.270 triệu VND, Doanh thu tài chính là 5.369 triệu VND.
Thu nhập khác là 224 triệu VND
Đến năm 2007 tổng doanh thu của Công ty giảm 11,2%, chỉ còn 889.365
triệu VND, nguyên nhân:
+ Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 110.067 triệu so với
năm 2006, giảm 11,0%, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 886.203 triệu
VND. Nguyên nhân là doanh thu từ thị trường xuất khẩu giảm mạnh, đặc biệt là
thị trường Mỹ, các thị trường khác như Trung Đông, Nhật Bản cũng suy giảm
đáng kể.
+ Bên cạnh đó doanh thu tài chính cũng giảm so với năm 2006 là 44,3%
chỉ còn 2.978 triệu VND và thu nhập khác cũng giảm 42 triệu VND chỉ còn 184
triệu VND. Chính những điều này đã làm cho tổng doanh thu của Công ty năm
2007 giảm so với năm 2006.
- Năm 2008 tổng doanh thu của Công ty tương đương với năm 2007. Tổng
doanh thu của năm là 895.310 triệu VND, trong đó:
+ Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 1,9% so với năm
2007, giá trị 869.011 triệu VND.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 71 - SVTH: Lý Thanh Điền
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh so với năm trước, đạt
25.449 triệu VND. Nguyên nhân là do Công ty đã tham gia đầu tư vào thị trường
chứng khoán và mang lại khoản tiền này.
+ Thu nhập khác tăng đáng kể trong năm 2008, nguyên nhân là Công ty
đã thanh lý một số tài sản cố định và tiền thu về do đối tác đã vi phạm hợp đồng
với Công ty, tổng số tiền là 850 triệu VND
Nhìn chung, tổng doanh thu của Công ty tương đối ổn định. Năm 2007
tổng doanh thu giảm so với năm 2006 nhưng giảm ít, còn năm 2008 thì doanh thu
ngang bằng với năm 2007
4.3.2. Phân tích chi phí
Bảng 24: CHI PHÍ CỦA CÔNG TY BA NĂM QUA
(2006 - 2008)
ĐVT: Triệu VND
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch)
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
của Công ty, sự biến thiên của chi phí sẽ tác động trực tiếp đến sự biến thiên của
lợi nhuận. Do đó, cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn
thận để hạn chế sự gia tăng đột biến và để giảm các loại chi phí đến mức thấp
nhất có nghĩa là làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
4.3.2.1. Giá vốn hàng bán
- Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
chi phí hàng năm của Công ty. Tình hình giá vốn hàng bán trong 3 năm (2006 -
2008) có biến động:
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007 so với 2006
Chênh lệch
2008 so với 2007
Số tuyệt
đối
Số
tương
đối
(%)
Số tuyệt
đối
Số
tương
đối
(%)
1. Giá vốn hàng bán 888.030 773.737 760.305 -114.293 -12,9 -13.432 -1,7
2. Chi phí HĐ tài chính 28.437 36.808 72.112 8.371 29,4 35.304 95,9
3. Chi phí bán hàng 59.121 45.174 44.872 -13.947 -23,6 -302 -0,7
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.621 11.987 15.925 4.366 57,3 3.938 32,9
5. Chi phi khác 32 998 619 966 3.018,8 -379 -38,0
Tổng 983.241 868.704 893.833 -114.537 -11,6 25.129 2,9
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 72 - SVTH: Lý Thanh Điền
ĐVT: Triệu VND
888030
773737 760305
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
900000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 8: Giá vốn hàng bán của Công ty
trong 03 năm qua (2006 - 2008)
Năm 2006, giá vốn hàng bán của Công ty là 888.030 triệu VND
Năm 2007, Công ty có giá vốn hàng bán là 773.737 triệu VND, so với năm
2006 thì giá vốn này đã giảm xuống 114.293 triệu VND tức là giảm đi 12,9%.
Năm 2008 giá vốn hàng bán là 760.305 triệu VND, giảm 1,7% so với năm 2007.
Nguyên nhân giá vốn thay đổi mạnh trong các năm qua là do sản lượng mà khách
hàng đặt nhiều hay ít. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có
thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu
vào mà Công ty mua được dùng cho chế biến xuất khẩu. Do đó, Công ty cần phải
tính toán thật kỹ về tính thời vụ, thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí vận
chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng
đến lợi nhuận của Công ty.
4.3.2.2. Chi phí bán hàng
ĐVT: Triệu VND
59121
45174 44872
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 9: Chi phí hàng bán của Công ty
trong 03 năm qua (2006 - 2008)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 73 - SVTH: Lý Thanh Điền
Chi phí bán hàng của Công ty có xu hướng giảm trong 03 năm qua (2006 -
2008). Năm 2007 chi phí bán hàng giảm 13.947 triệu VND tương đương giảm
8% so với năm 2006. Sang năm 2008 chi phí bán hàng lại tiếp tục giảm, cụ thể
chi phí bán hàng là 44.872 triệu VND, tức giảm 0,7% so với năm 2007.
Nguyên nhân chi phí bán hàng giảm là do Công ty đã có thị trường tiêu
thụ ổn định nên việc quảng cáo tiếp thị ở các thị trường cũng không phải tiến
hành mạnh như những năm trước đó. Bên cạnh đó Công ty đã thâm nhập được
thị trường và sản phẩm của Cadovimex cũng đã quen thuộc với người tiêu dùng
thì Công ty cũng đã giảm thiểu được một phần hoa hồng cho các đại lý so với khi
mới thâm nhập thị trường. Khi chi phí bán hàng giảm cũng góp phần tích cực là
giảm chi phí tăng lợi nhuận cho Công ty.
4.3.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trái với chi phí bán hàng có xu hướng giảm thì ngược lại chi phí quản lý
doanh nghiệp lại có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007 chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng một lượng 4.366 triệu VND so với năm 2006, tức tăng 57,3%
chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2007 là 11.987 triệu VND. Nhưng
sang năm 2008 thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao, cụ thể như sau: tăng
3.938 triệu VND, tức Tăng 32,9%, chi phí quản lý doanh nghiệp của Cadovimex
năm 2008 là 11.987 triệu VND
ĐVT: Triệu VND
7621
11987
15925
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 10: Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty
trong 03 năm qua (2006 - 2008)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 74 - SVTH: Lý Thanh Điền
Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là chi phí quản lý của
Công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí
tiền ăn, chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa,... tất cả các chi phí này đều biến
động khá mạnh theo chiều hướng tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, khi đời sống
vật chất tinh thần của xã hội ngày càng được nâng nên người dân đòi hỏi nhiều
hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng
cao. Vì vậy, nếu Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có
hiệu quả hơn thì việc tăng tiền lương thưởng là động lực được xem như có hiệu
quả nhất để kích thích, thúc đẩy Cán bộ, nhân viên của Công ty làm việc hăng
say hơn, hiệu quả hơn và sẽ gắn bó với Công ty hơn. Do đó, phần chi phí về
lương nhân viên của Công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.
4.3.2.4. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác
Chi phí hoạt động tài chính
Bảng 25: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
TRONG 03 NĂM QUA (2006 - 2008)
ĐVT: Triệu VND
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch)
Nhìn chung, chi phí hoạt động tài chính có chiều hướng tăng mạnh qua
các năm năm sau cao năm trước rất đáng kể. Năm 2006 chi phí hoạt động tài
chính là 28.437 triệu VND. Sang năm 2007 chi phí hoạt động tài chính lại tăng
thêm 29,4% so với năm 2006 đẩy chi phí hoạt động tài chính lên tới 36.808 triệu
VND. Và đến năm 2008 thì chi phí hoạt động tài chính lại tăng 95,9% so với
năm 2007, đẩy chi phí này lên thành 72.112 triệu VND. Nguyên nhân của việc
tăng nhanh chi phí tài chính là do chi phí lãi vay tăng rất đáng kể, mà chi phí lãi
vay lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí hoạt động tài chính. Năm 2007 chi phí
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007 so với 2006
Chênh lệch
2008 so với 2007
Số tuyệt
đối
Số tương
đối (%)
Số tuyệt
đối
Số tương
đối (%)
1. Chi phí tài chính 28.437 36.808 72.112 8.371 29,4 35.304 95,9
+ Với Chi phí lãi vay 27.782 35.933 68.238 8.151 29,3 32.305 89,9
2. Chi phí khác 32 998 619 966 3.018,8 -379 -38,0
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 75 - SVTH: Lý Thanh Điền
lãi vay là 35.933 triệu VND, tăng 29,3% so với năm trước. sang năm 2008 chi
phí lãi vay lại tăng thêm 32.305 triệu VND, tức tăng tới 89,9% so với năm 2007,
đưa chi phí lãi vay lên tới 68.238 triêu VND. Chi phí lãi vay liên tực tăng là do
Công ty phải vay vốn ở các Ngân hàng để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động
kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. Nhưng cũng trong năm 2008 thì
Chính Phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Có thời
điểm lãi xuất Ngân hàng lên đến trên 25%/năm.
Chi phí khác
Chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ của Công ty. Tuy nhiên chi phí này
cũng có biến động tăng giảm qua các năm:
Năm 2007 chi phí khác là 32 triệu VND, giảm 12 triệu VND so với năm
2006 tương đương giảm 27,3%. Sang năm 2008 chi phí khác tăng đột biến, tăng
tới 996 triệu VND so với năm 2007, đưa chi phí khác lên tới 998 triệu VND,
tương đương tăng 3.018,8%. Nguyên nhân chi phí khác tăng cao trong năm 2008
là do Công ty giao hàng trể hẹn so với hợp đồng nên bị phạt vi pham hợp đồng.
chính vì thế mà chi phí khác tăng đột biến.
4.3.3. Phân tích lợi nhuận
Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức
độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, Công ty cần đề
ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi
nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tối đa trong
tương lai. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty Cadovimex, ta tìm
hiểu bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 76 - SVTH: Lý Thanh Điền
Bảng 26: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY BA NĂM QUA (2006 - 2008)
ĐVT: Triệu VND
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007 so với 2006
Chênh lệch
2008 so với 2007
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
3. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 996.270 886.029 868.569 -110.241 -11,1 -17.460 -2,0
4. Giá vốn hàng bán 888.030 773.737 760.305 -114.293 -12,9 -13.432 -1,7
5. Lợi nhuận gộp 108.240 112.292 108.264 4.052 3,7 -4.028 -3,6
10. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 18.410 21.301 804 2.891 15,7 -20.497 -96,2
11. Thu nhập khác 226 184 850 -42 -18,6 666 362,0
12. Chi phí khác 32 998 619 966 3.018,8 -379 -38,0
13. Lợi nhuận khác 194 -814 231 -1.008 -519,6 1.045 -128,4
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 18.604 20.487 1.035 1.883 10,1 -19.452 -94,9
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 0 0 0
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế 18.604 20.487 1.035 1.883 10,1 -19.452 -94,9
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 77 - SVTH: Lý Thanh Điền
Nhìn chung tình hình lợi nhuận của Cavimex có biến động lớn trong 03 năm
qua (2006 - 2008). Vì Công ty được miễn thuế TNDN nên lợi nhuận trước thuế
TNDN cũng chính là lợi nhuận sau thuế TNDN.
Năm 2006 lợi nhuận sau thuế là 18.604 triệu VND. Doanh từ hoạt động sản
xuất kinh doanh là 1.001.845 triệu VND, chi phí là 983.241 triệu VND.
Năm 2007 doanh thu từ hoạt động kinh doanh là 889.365 triệu VND, tổng
chi phí là 868.704 triệu VND các khoản giảm trừ doanh thu là 174 triệu VND, lợi
nhuận sau thuế là 20.487 triệu VND. Trong năm thì doanh thu của Công ty giảm
so với năm trước số tiền là 112.480 triệu VND, nhưng nhờ giảm được chi phí
114.537 triệu VND nên lợi nhuận tăng 1.881 triệu VND. Và lợi nhuận năm 2007
là 20.487 triệu VND tăng 10,1% so với năm 2006.
Năm 2008 lợi nhuận của Công ty giảm mạnh, tổng doanh thu là 895.310
triệu VND tăng 0,7% so với năm 2007 tổng chi phí là 893.833 triệu VND tăng
2,9% so với năm 2007 và các khoản giảm trừ doanh thu là 442 triệu VND nên lợi
nhuận sau thuế chỉ còn 1.035 triệu VND. Nguyên nhân chi phí tăng cao là do chi
phí tài chính trong đó chi phí lãi vay tăng đột biến, nên lợi nhuận giảm mạnh.
Như vậy, Kết quả HĐKD của Công rất khả quan trong 2 năm đầu, lợi nhuận
năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ Công ty làm ăn hiệu quả sử dụng đồng vốn
một cách hết sức hợp lý. Nhưng đến năm 2008 thì tình hình kinh doanh vướng
phải nhiều khó khăn đặc biệt là chi phí lãi vay tăng làm giảm lợi nhuận của Công
ty. Dù trong 03 năm qua (2006 - 2008) có rất nhiều khó khăn về nguyên vật liệu
đàu vào và cả khâu tiêu thụ sản phẩm nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt và đúng
đắn của Ban lãnh đạo cùng với sự lao động cần cù của công nhân của Cadovimex
đã vượt qua khó khăn thách thức và đạt hiệu quả cao trong hoạt động SXKD
4.4. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Để hiểu rõ các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta sẽ phân tích một vài chỉ tiêu có liên
quan nhiều nhất từ bảng cân đối kế toán của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 78 - SVTH: Lý Thanh Điền
4.4.1. Lợi nhuận ròng trên doanh thu ROS
Bảng 27: MỨC LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN DOANH THU - ROS CỦA
CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 - 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Tên chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu thuần (1) 996.270 886.029 868.569
Lợi nhuận ròng (2) 18.604 20..487 1.035
ROS (2/1) 1,87 2,31 0,12
(Bảng cân đối kế toán của Công ty Cadovimex)
ĐVT: %
1.87
2.31
0.12
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 11: Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu - ROS của Công ty 03
năm qua (2006 -2008)
Qua phân tích bảng số liệu trên, thấy tình hình doanh thu của công ty qua 3
năm (2006 - 2008) có sự tăng, giảm và lợi nhuận của Công ty qua ba năm cũng
tăng giảm. Cụ thể như tình hình lợi nhuận trên doanh thu của năm 2006 có tỷ số
là 1,87% và sang năm 2007 chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng lên 2,31%. Sang đến
năm 2008 chỉ số này là 0,12%
Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty năm này đạt
được1,87%, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty sẽ thu được 1,87 đồng
lợi nhuận. Và đến năm 2007 thì chỉ tiêu này của Công ty tăng lên 2,31%, tăng
0,44% so với năm 2006. Nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty thu được 2,31
đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2008 thì chỉ số này giảm mạnh chỉ còn 0,12%.
Như vậy, trong năm 2008, cứ 100 đồng doanh thu thì công ty thu được 0,12
đồng lợi nhuận. Qua phân tích chỉ số lợi nhuận ròng /doanh thu cho thấy Công ty
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 79 - SVTH: Lý Thanh Điền
làm ăn hiệu quả trong 2 năm 2006 và 2007, đến năm 2008 thì Công ty kinh
doanh kém hiệu quả.
4.4.2. Chỉ tiêu ROA và ROE
Bảng 28: TỶ SỐ ROA VÀ ROE CỦA CÔNG TY
QUA 03 NĂM (2006 - 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Tên chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng tài sản (1) 430.040 736.956 877.896
Vốn chủ sở hữu (2) 74.964 176.561 196.512
Lợi nhuận ròng (3) 18.604 20.487 1.035
ROA (3/1) (%) 4,33 2,78 0,12
ROE (3/2) (%) 24,82 11,60 0,53
(Bảng cân đối kế toán của Công ty Cadovimex)
4.4.2.1. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA
Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá
trình hoạt động của Công ty.
ĐVT: %
4.33
2.78
0.120
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 12: Chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản - ROA của Công ty
trong 03 năm qua (2006 - 2008)
Qua số liệu và biểu đồ về tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản - ROA, cho thấy
năm 2006 tỷ số này của Công ty là 4,33% năm 2007 có tỷ số là 2,78% và năm
2008 là 0,12%. Nghĩa là trong năm 2006 cứ 100 đồng tài sản có Công ty sẽ thu
được 4,33 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến năm 2007 thì tỷ số này lại giảm còn
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 80 - SVTH: Lý Thanh Điền
2,78% tức là năm 2008 cũng 100 đồng tài sản Công ty thu được 2,78 đồng lợi
nhuận, giảm 1,55 đồng so với năm 2006. Năm 2008 thì 100 đồng tài sản Công ty
chỉ thu về có 0,12 đồng lợi nhuận thôi. Nhìn chung khả năng sinh lợi ròng của
tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của Công ty tăng giảm không ổn định
qua các năm. Năm 2006 ROA đạt 4,33% lợi nhuận ròng trên tài sản của công ty
là cao nhất trong 3 năm (2006 - 2008) sau đó đến năm 2008 thì khả năng sinh lợi
ròng trên tài sản có của công ty lại giảm đáng kể.
4.4.2.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu - ROE là tỷ số đo lường khả năng
sinh lời của vốn tự có trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.
ĐVT: %
24.82
11.6
0.530
5
10
15
20
25
30
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 13: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE của
Công ty 03 năm qua (2006 - 2008)
Tương tự như tỉ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn
tự có (ROE) của Công ty trong 3 năm cũng có sự biến động đáng kể. Năm 2006,
tỷ số này cao nhất, đạt 24,82% điều đó có thể hiểu là cứ 100 đồng vốn chủ sở
hữu, Công ty sẽ thu được 24,82 đồng lợi nhuận ròng.
Đến năm 2007, tỷ số ROE của Công ty trong năm giảm xuống chỉ còn
11,602%, giảm 13,22% so với năm 2006 có nghĩa là với 100 đồng vốn chủ sở
hữu trong năm 2007 Công ty vẫn thu được 11,60 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm
2008 tỷ số ROE của công ty lại giảm chỉ còn 0,53% giảm mạnh so với năm 2007.
Nghĩa là trong năm 2008, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu Công ty thu được 0,53
đồng lợi nhuận ròng
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 81 - SVTH: Lý Thanh Điền
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TỪ
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA
CÔNG TY
- Theo nhận định của VASEP, các thị trường chính xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam nhất là EU, ASEAN, Nga… tiếp tục có mức tăng trưởng cao, do sản
lượng thủy sản của toàn EU bị cắt giảm. Ngay cả thị trường Mỹ năm 2009, thủy
sản Việt Nam cũng sẽ có nhiều cơ hội phục hồi và thị phần tại Mỹ sẽ tăng mạnh
trở lại.
- Trong thời gian vừa qua, Công ty đã bỏ ra khá nhiều thời gian, công sức
và chi phí cho vấn đề xem xét lại của vụ kiên chống bán phá giá ở thị trường Mỹ.
Hiện tại vụ kiện chống bán phá giá này không còn ảnh hưởng đến Công ty.
- Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào chưa được đảm bảo do tình trạng bơm
chích, dư lượng kháng sinh...
- Cung cầu nguyên liệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự phát triển quá
nhanh vùng nuôi trồng thuỷ sản. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
đang đầu tư phát triển công suất chế biến thì diện tích nuôi trồng mở rộng nhanh
hơn vì lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên phần lớn chi phí đầu tư mở rộng diện tích
nuôi trồng là từ các khoản vay từ ngân hàng.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm giảm lạm phát đã làm cho
các hộ nông dân lẫn các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân
hàng.
- Do thiếu hụt nguồn vốn lưu động, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản
xuất khẩu không thể thu mua nguồn nguyên liệu và duy trì hoạt động hết công
suất để đáp ứng các đơn hàng của khách hàng. Nếu khó khăn tín dụng kéo dài,
ngành thuỷ sản Việt Nam có thể bị mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ lớn
do phải tăng giá bán và không thể đáp ứng các hợp đồng lớn.
Bên cạnh đó, Công ty phải đối diện với những khó khăn lớn như máy móc
thiết bị một số đã cũ cần thay thế, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 82 - SVTH: Lý Thanh Điền
có dấu hiệu suy thoái, nhất là thị trường Mỹ mà đây là thị trường chính của Công
ty về tôm sú; tình hình cạnh tranh trong mua bán còn diễn biến quyết liệt do
nguyên liệu thiếu, giá nguyên liệu đầu vào tăng.
5.2. GIẢI PHẤP
5.2.1. Giải pháp theo thị trường
Trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt để đảm bảo tăng khối
lượng hàng hoá tiêu thụ buộc công ty phải có những chính sách, biện pháp để có
thêm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ vì khách hàng là nhân tố quan
trọng nhất trong việc mang lại lợi nhuận cho công ty, lợi nhuận càng nhiều, công
ty càng hoạt động có hiệu quả. Vì vậy cần:
- Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản đồng
thời mở rộng thêm các thị trường khác như Nga, các nước Đông Âu, các nước
Trung Đông,…để giảm thiểu rủi ro, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường.
- Xây dựng thương hiệu riêng của công ty đối với sản phẩm tôm.
- Kết hợp với nhà nước tăng cường xúc tiến, quảng bá thương hiệu công ty
rộng rãi hơn.
- Đối với EU thì đây là thị trường đầy hứa hẹn. Vì vậy cần mở rộng thị phần
ở thị trường hiện tại đồng thời mở rộng thêm thị trường các nước thành viên còn
lại trong liên minh EU bằng cách:
+ Lập bộ phận nghiên cứu về thị trường EU.
+ Hợp tác với các nhà môi giới xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU.
+ Kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU khá phức tạp và có
nhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam
cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối đó và các đầu mối nhập khẩu để
có những biện pháp xâm nhập cụ thể.
+ Ngoài ra, EU còn quan tâm đến vấn đề môi trường vì vậy họ còn đòi hỏi
sản phẩm của Công ty sản xuất ra không quá xâm hại đến môi trường và ít gây ô
nhiễm môi trường. Vì vậy, Công ty có cần có chỉ tiêu về môi trường như ISO
14000:2004
- Thị trường Nhật là một trong những thị trường truyền thống của nước ta
về mặt hàng thủy sản có chất lượng cao đặc biệt là sản phẩm cá và tôm, để tận
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 83 - SVTH: Lý Thanh Điền
dụng sự hạn chế về khai thác sản lượng trong nước. Công ty nên tăng cường xuất
khẩu sang nước này bằng cách:
+ Lập bộ phận nghiên cứu về thị trường Nhật.
+ Tăng cường các mối quan hệ hợp tác phát triển thương mại với các
thương nhân Nhật.
+ Thường xuyên cập nhật thông tin ở thị trường xuất khẩu để tìm kiếm thêm
đối tác.
+ Khách hàng Nhật rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu cũng như về chất
lượng. chỉ khi các yếu tố chất lượng, cách trình bày sản phẩm và giá cả hấp dẫn
thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở Nhật.
- Thị trường Mỹ do hơn một nữa thủy sản tiêu dùng có nguồn góc từ nhập
khẩu đặc biệt là cả hai mặt hàng tôm và cá của Việt Nam nhưng sau vụ kiện cá
năm 2003 và tôm năm 2004 sản lượng nhập khẩu từ công ty giảm đáng kể, để
tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng này công ty cần phải:
+ Tận dụng sự hổ trợ, giúp đỡ của nhà nước, VASEP phải xây dựng hoặc
thuê mướn lâu dài ở thị trường này để tổ chức tham gia phân phối bán buôn tại
nước nhập khẩu.
+ Tổ chức hội nghị khách hàng mua sản phẩm tại nước nhập khẩu.
+ Ngoài ra Thị trường Mỹ chịu trả giá cao cho thủy sản nói chung và sản
phẩm tôm, nhưng đòi hỏi chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắc khe. Vì
vậy phải nâng cao chất lượng thủy sản của Công ty để sản phẩm đạt các chỉ tiêu
chất lượng nghiêm ngặc nhất.
5.2.2. Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Mặc dù với quy mô sản xuất của công ty ngày càng một gia tăng nhưng
tốc độ tăng của chi phí quản lý và chi phí bán hàng vẫn tăng nhanh tương đương
với tốc độ tăng của doanh thu làm giảm hiệu quả hoạt động của Công ty.
Để giảm chi phí bán hàng thì công tác bán hàng rất quan trọng, do đó,
Công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng một hợp lý như nhân viên phải có
trình độ, năng lực, thực hiện tốt công tác bán hàng. Từ đó, sẽ giảm được phần
nào chi phí bán hàng làm tăng doanh thu cho Công ty.
Ngoài ra, với những phương tiện hiện có của Công ty, nếu Công ty nâng
cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ ra khắp cả nước thì có thể
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 84 - SVTH: Lý Thanh Điền
nói Công ty vẫn chưa đủ phương tiện để vận chuyển cho khách hàng. Khi đó
Công ty sẽ phải thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài. Mặc dù, giá thuê của
Công ty là tương đương với giá thuê của những đơn vị khác, nhưng nếu như
Công ty tự trang bị thêm cho mình những phương tiện vận chuyển thì sẽ hạ thấp
được rất nhiều chi phí. Trong đó, chi phí thuê ngoài là một khoản chi phí không
nhỏ mà Công ty cần phải giảm.
Đặc biệt, các chi phí cho quảng cáo thì Công ty cần phải có kế hoạch cụ
thể và việc sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp phải hợp lý hơn, chi phí nào
không cần thiết thì nên giảm bớt để hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu
quả cao.
5.2.3. Giải pháp Marketing
Tích cực tham gia các kỳ hội chợ, triễn lãm, khảo sát thị trường, tổ chức
hội nghị khách hàng, giới thiệu văn hoá ẩm thực chế biến từ thủy sản. Tìm
nhiều cộng tác viên ở nhiều nước để thu thập thông tin và xúc tiến thương mại,
có hoa hồng hợp lý.
Ngoài ra, tham gia các đợt hội chợ, các cuộc thi về chất lượng sản phẩm
để nâng cao uy tín thương hiệu, đây là hình thức quảng bá sản phẩm một cách
thực tế và hữu hiệu nhằm khẳng định mình với khách hàng và tạo ra ưu thế cạnh
tranh một cách mạnh mẽ.
Đa dạng hoá sản phẩm: đưa ra các sản phẩm mới như thủy hải sản xuất
khẩu cao cấp, chế biến các mặt hàng thủy sản ăn liền xuất khẩu,…đáp ứng thị
hiếu khách hàng. Sự lựa chọn của mỗi người là khác nhau nên sự đa dạng hoá
sản phẩm là điều cần thiết tránh sự nhàm chán của khách hàng khi sử dụng sản
phẩm cùng loại để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản lượng của Công ty ngày
càng mạnh.
Đổi mới bao bì: kiểu dáng đẹp, mẫu mã mới luôn là yếu tố lôi cuốn khách
hàng qua cái nhìn đầu tiên, nó góp phần đến sự lựa chọn sản phẩm của khách
hàng. Tuy nhiên, vẫn phải đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn chất liệu sao cho
đảm bảo chất lượng sản phẩm và với chi phí thấp.
Lựa chọn thị trường tối ưu: Mặt hàng thủy sản nói chung có sức tiêu thụ
chịu ảnh hưởng một phần đáng kể bởi tâm lý người tiêu dùng cùng với các
phong tục tập quán và nét văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc, do đó, nên phân tích
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 85 - SVTH: Lý Thanh Điền
và có sự chọn lọc khi thâm nhập thị trường mới và tránh trường hợp sản phẩm
tung ra lại không tiêu thụ được. Vì vậy, Công ty Cadovimex cần tìm hiểu kỹ và
phân tích sở thích cũng như văn hoá của các quốc gia rồi mới đưa sản phẩm của
Công ty vào thăm dò và mở rộng thị trường
5.2.4. Các giải pháp khác
Tận dụng nguồn phụ phẩm: Trong quá trình chế biến, các phụ phẩm từ cá,
tôm nên được giữ lại hoặc sơ chế hoặc bán trực tiếp ra bên ngoài cho các cơ sở
chế biến khác như cơ sở thức ăn gia súc, gia cầm, nuôi cá,…Nếu làm được điều
đó Công ty sẽ có thêm một khoản thu đáng kể vừa giảm chi phí cho việc xử lý
phụ phẩm.
Với các bộ phận kỹ thuật chế biến cần có biện pháp nâng cao, kéo dài hạn
sử dụng của các sản phẩm, đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm bằng cách sử
dụng tối thiểu hoá chất nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 86 - SVTH: Lý Thanh Điền
CHƯƠNG 6
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, xuất khẩu là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đã được Nhà nước quan tâm và chỉ
đạo thực hiện để có thể đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Đồng thời, đó cũng là một xu thế để phát huy hơn nữa những tiềm năng,
những thế mạnh, những ngành hàng chủ lực của đất nước. Cùng với xu thế chung
của đất nước, Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex
đã không ngừng phấn đấu, nổ lực, tự làm mới mình để tiếp tục tăng trưởng, phát
triển, tạo thế vững mạnh cũng như tăng cường sức cạnh tranh trên trường thế giới
và đã tạo được thương hiệu nổi tiếng, uy tín trong lòng người tiêu dùng ở khắp
nơi.
Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của Công ty
trong 3 năm qua cho thấy Công ty làm ăn rất có hiệu quả. Đặc biệt năm 2007,
tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty là cao nhất, trong đó hàng thủy sản
được xem là hàng chủ lực mang lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty. Chính sự ra
đời của những nhà máy này đã tạo không ít công ăn việc làm cho người dân địa
phương góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế Tỉnh nhà.
Như vậy, Công ty Cadovimex đang tạo được uy tín và có vị thế đáng kể trên
trường thế giới, nơi mà sự cạnh tranh xảy ra vô cùng gay go, quyết liệt. Tuy
nhiên, vì mục tiêu phát triển bền vững thì Công ty phải không ngừng đổi mới, đa
dạng hóa sản phẩm đồng thời mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mình.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Nhà nước
Trong xuất khẩu thủy sản, nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng, là nhà
thương thuyết để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động
lực hổ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu, với sự hổ trợ nhiệt tình của
nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 87 - SVTH: Lý Thanh Điền
hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội
dung quan trọng sau:
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng, thông thoáng tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp xuất khẩu và những điều luật để hạn chế việc phá giá xuất khẩu
làm bất ổn và ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu.
- Chính phủ cần có nhiều biện pháp thực thi khác nhau để gíup đỡ, hổ trợ,
hướng dẫn các doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp thương mại quốc tế, các
vụ kiện.
- Cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích tạo mối liên kết giữa các cơ
quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi hợp tác với nhau sao cho các bên
cùng có lợi.
- Cần nghiên cứu và quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu
cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ.
- Cần có biện pháp hướng dẫn người nuôi sử dụng đúng liều lượng kháng
sinh và hóa chất, phương pháp chăm sóc sao cho vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người và giữ vệ sinh môi trường sinh
thái.
- Nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao hơn và cũng nhằm
mục đích làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản vốn là một thế mạnh của đất
nước.
- Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá,
giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người
tiêu dùng trên thế giới.
- Cung cấp các thông tin vĩ mô có liên quan đến công ty để Công ty kịp thời có
những phản ứng hợp lý để không làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho Công ty.
- Hỗ trợ về mặt thủ tục giúp cho công ty thuận lợi trong hợp tác với khách
hàng nước ngoài cũng như việc cử cán bộ đi khảo sát thị trường nước ngoài.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp
trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin.
Ngoài ra, Nhà nước có thể quy định số vốn tối thiểu cho các doanh nghiệp
mới đăng ký sản xuất, kinh doanh ngành thủy sản. Bởi vì hiện nay có nhiều
doanh nghiệp thủy sản nhỏ lẻ không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 88 - SVTH: Lý Thanh Điền
phẩm làm ảnh hưởng đến danh tiếng về chất lượng và uy tín của thủy sản Việt
Nam
6.2.2. Đối với Công ty
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì sự phấn đấu của Công ty cũng đóng vai
trò rất quan trọng:
- Xây dựng thương hiệu chung cho một số sản phẩm và tập trung nguồn lực
để đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển thị trường.
- Xây dựng chính sách tiếp thị sản phẩm và nâng cao hiệu quả xuất khẩu
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực cao nắm bắt và
phản ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm ở các thị trường chủ lực ổn
định trước đây.
- Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng cả khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
- Cập nhật thông tin lên website của Công ty thường xuyên để thông tin,
giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng hơn.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 89 - SVTH: Lý Thanh Điền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Lưu & Nguyễn Hữu Khải, (Hà Nội - 2006). Giáo trình kinh tế
ngoại thương, Nhà Xuất bản Lao động - Xã hội).
2. Dương Hữu Hạnh, (2003). Quản trị doanh nghiệp - NXB Thống Kê năm
2003.
3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản, (2005) - Nhà xuất bản thống kê năm 2005.
4. Nguyễn Tấn Bình, (2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học
Quốc gia Tp HCM.
5. Võ Thị Thanh Lộc, (2000). Thống kê ứng dụng và dự báo, NXB Thống
kê.
6. Võ Thanh Thu, (2004). Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ
sản Việt Nam, NXB Thống kê năm 2004.
7. Huỳnh Ất Mịnh, (2008). Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công
ty kim khí Thăng Long, Sinh viên lớp QTKDTH 1 - K30
8. Tăng Thị Ngọc Trâm, (2008). Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty
Cổ phần thủy sản Cafatex, Sinh viên lớp QTKDTH 2 - K30.
Các website:
www.vasep.com.vn/vasep/dailynews.nsf/87abdd0d40924a754725714200323ea3/
D7458D11E88CAB1A4725741300311D4D?OpenDocument&Start=11.
www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1015068&News_ID=2159878
www.fistenet.gov.vn/xttm/index_.asp?menu=nganhthuysan_hdxnk#B.3.1.%20
Xu?t%20kh?u
www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns05122909001
www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/3471/index.aspx
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4053523 Ly Thanh Dien.pdf