MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 1
3. Phạm vi nghiên cứu 2
Phần nội dung 3
Chương 1: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
1.1. Phương pháp luận 3
1.1.1. Lý luận chung về tín dụng Ngân hàng 3
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng . 3
1.1.1.2. Các hình thức tín dụng 3
1.1.2. Rủi ro tín dụng 5
1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng . 5
1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 5
1.1.2.3. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra . 6
1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại 7
1.1.3.1. Khái niệm 7
1.1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của
Ngân hàng thương mại 7
1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 9
1.1.3.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 9
1.2. Phương pháp nghiên cứu . 10
Chương 2: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Chi nhánh Trà Vinh (BIDV Trà Vinh) . 11
2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV Việt Nam . 11
2.2. Giới thiệu khái quát về BIDV Trà Vinh 11
2.3. Vai trò và chức năng của BIDV Trà Vinh . 12
2.3.1. Vai trò 12
2.3.2. Chức năng 12
2.3.3. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban . 13
2.3.3.1. Sơ đồ tổ chức . 13
2.3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 13
2.4. Phương hướng nhiệm vụ năm 2009 . 15
Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Trà Vinh . 16
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua 16
3.2. Tình hình nguồn vốn 17
3.3. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Trà Vinh 19
3.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng phân theo thời hạn tín dụng . 19
3.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 19
3.3.1.2. Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng . 21
3.3.1.3. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 21
3.3.1.4. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng . 23
3.3.2. Phân tích tình hình tín dụng theo ngành kinh tế 25
3.3.2.1. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế . 25
3.3.2.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 27
3.3.2.3. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 28
3.3.2.3. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế . 29
3.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại BIDV Trà Vinh . 30
3.4.1. Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn 31
3.4.2. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn . 32
3.4.3. Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ . 32
3.4.4. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng . 32
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tín dụng của Ngân hàng 33
3.5.1. Các nhân tố đến công tác huy động vốn 33
3.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho vay . 33
3.6. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng 34
3.6.1. Ưu điểm . 34
3.6.2. Nhược điểm . 34
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
tại BIDV Trà Vinh . . 36
4.1. Quy trình tín dụng 36
4.1.1. Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng 36
4.1.2. Xây dựng những nguyên tắc về quản lý tiền vay chặt chẽ
nhằm tránh rủi ro tín dụng . 37
4.2. Thẩm định tín dụng 37
4.3. Xếp loại khách hàng 38
4.4. Gia tăng nguồn vốn huy động 39
4.5. Hạn chế nợ xấu 40
4.6. Một số biện pháp khác . 40
4.6.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp . 40
4.6.2. Nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa Ngân hàng . 41
Chương 5: Kết luận và kiến nghị 42
5.1. Kết luận 42
5.2. Kiến nghị 43
Tài liệu tham khảo 45
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 16
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của BIDV Trà Vinh qua 3 năm . 17
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng . 19
Bảng 4: Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế 25
Bảng 5: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế . 27
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế . 28
Bảng 7: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế 29
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 31
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ tổ chức BIDV Trà Vinh 13
Hình 2: Lợi nhuận của BIDV Trà Vinh qua 3 năm . 16
Hình 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng . 20
Hình 4: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng 21
Hình 5: Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 22
Hình 6: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng 24
Hình 7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế . 25
Hình 8: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 27
Hình 9: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế . 28
Hình 10: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế 30
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2006 là năm đánh dấu nền kinh tế Việt Nam bước đến sân chơi chung
của thế giới sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
điều đó tạo ra những cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho nền kinh tế Việt nam
nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Hướng tới việc mở cửa thị trường bán
lẻ trong năm 2009 các doanh nghiệp tất yếu gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn vì
thế vai trò của Ngân hàng trong thời kỳ này là cực kỳ quan trọng.
Trong hoạt động Ngân hàng, tín dụng là một trong những hoạt động mang
lại lợi nhuận cao nhất và cũng có nhiều rủi ro nhất, do đó việc nâng cao chất
lượng tín dụng là mục tiêu rất quan trong trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại. Bởi vậy, các nhà quản trị Ngân hàng luôn quan tâm đến việc
bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng, phân tích tìm ra biện pháp hạn chế rủi
ro tín dụng đến mức thấp nhất, để từ đó có chính sách tín dụng ph ù hợp, lựa chọn
phương án kinh doanh tối ưu và đạt lợi nhuận tối đa.
Nâng cao chất lượng tín dụng sao cho vừa mang lại lợi ích thiết thực cho
khách hàng, vừa có lợi cho Ngân hàng là một vấn đề bức thiết hiện nay đối với
các tổ chức tín dụng nói chung và BIDV Trà Vinh nói riêng. Chất lượng tín dụng
luôn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng Ngân hàng, chất lượng
tín dụng tốt sẽ giúp cho Ngân hàng đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt
trong tiến trình hội nhập hiện nay để ngày càng phát triển và nâng cao vị thế của
mình. Đó là lý do em chọn đề tài “Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh” để làm đề tài cho luận
văn tốt nghiệp của mình.
57 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 51.289 30,71 65.885 30,18
Trung – Dài hạn 87.696 100.332 110.200 12.636 14,4 9.868 9,83
Doanh số thu nợ 360.022 523.521 904.000 163.499 45,41 380.479 72,68
Ngắn hạn 307.753 483.083 861.000 175.330 56,97 377.917 78,23
Trung – Dài hạn 52.269 40.438 43.000 -11.831 -22,63 2.517 6,22
Nợ xấu 6.812 1.360 4.792 -5.452 -80,03 3.432 252,35
Ngắn hạn 2.631 482 3.129 -2.149 -81,68 2.647 549,17
Trung – Dài hạn 4.181 878 1.663 -3.303 -79 785 89,41
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)
3.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng:
Thực hiện định hướng đã đề ra “tiếp tục đổi mới và hòa nhập nhanh vào cơ
chế thị trường, kinh doanh đa năng, tổng hợp, không ngừng mở rộng và tăng
trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế”. Xuất phát
từ định hướng nêu trên BIDV Trà Vinh đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất
lượng cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 20 SVTH: Viên Ngọc Anh
Ta thấy rằng doanh số cho vay qua 3 năm đã có sự tăng trưởng đáng kể, cụ
thể năm 2007 là 591.568 triệu đồng tăng 185.072 triệu đồng về số tuyệt đối
tương đương 45,53% về số tương đối, còn năm 2008 thì tăng 388.171 triệu đồng
về số tuyệt đối hay 65,62 về số tương đối so với năm 2007.
Việc tăng trưởng cao của chỉ số này là do trong năm 2007 và 2008 tỷ lệ lạm
phát của nước ta là khá cao kéo theo sự tăng lên của giá cả của nhiều mặt hàng
hay nói khác hơn là giá cả nguyên liệu đầu vào tăng làm cho các doanh nghiệp đi
vay nhiều hơn, điều này làm doanh số cho vay tăng cao trong 2 năm 2007 và
2008.
Trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng doanh số cho vay và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2006
chiếm 88,46% năm 2007 chiếm 90,7% và năm 2008 chiếm 94,59% trong tổng
doanh số cho vay. Điều này cho thấy ưu thế của cho vay ngắn hạn để bổ sung
vào nguồn vốn kinh doanh lưu động cho doanh nghiệp, hỗ trợ vốn kịp thời cho
các doanh nghiệp để thực hiện tốt mục tiêu sản xuất kinh doanh. Cho vay trung
và dài hạn chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn tuy có tăng giảm đôi
chút về số tuyệt đối nhưng về số tương đối thì giảm dần qua các năm, cụ thể là
năm 2006 chiếm 11,54% thì năm 2007 chiếm 9,3% và đến năm 2008 thì con số
này giảm còn 5,41% so với tổng doanh số cho vay. Sở dĩ cho vay trung và dài
hạn giảm là do trong thời kỳ lạm phát cao Ngân hàng phải thực hiện thắt chặt
tiền tệ giảm khối lượng tiền trong lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà
Nước nên Ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng đã ký hợp
đồng hoặc một số dự án thực sự có hiệu quả với mức độ rủi ro cho phép.
359,588
46,908
536,563
55,005
926,739
53,000
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
900,000
1,000,000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
Hình 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 21 SVTH: Viên Ngọc Anh
167,026
87,696
218,315
100,332
284,200
110,200
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Ngắn hạn
Trung - Dài hạn
Hình 4: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng
3.3.1.2. Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng:
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tăng qua các năm. Tổng dư nợ của năm
2007 là 318.647 triệu đồng, so năm 2006 tăng 63.925 triệu đồng về số tương đối
tăng 25,09%. Năm 2008 tổng dư nợ là 394.400 triệu đồng so năm 2007 tăng
75.753 triệu đồng về số tương đối tăng 23,77%.
Dư nợ ngắn hạn qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 167.026
triệu đồng, chiếm 65,57% trong tổng dư nợ, con số này trong năm 2007 là
218.315 triệu đồng chiếm 68,51% trong tổng dư nợ và tăng 51.289 triệu đồng về
số tuyệt đối tương ứng với 30,71% về số tương đối so với năm 2006. Tỷ trọng dư
nợ ngắn hạn trong năm 2008 là 72,06% tăng 65.885 về số tuyệt đối hay 30,18%
về số tương đối so với năm 2007.
Tương tự như vậy tình hình dư nợ trung và dài hạn cũng tăng dần qua các
năm như năm 2007 tăng 12.636 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với tăng
14,4% về số tương đối so với năm 2006. Trong năm 2008 thì về số tuyệt đối là
tăng 9.868 triệu đồng hay tăng 9,83% về số tương đối so với năm 2007.
Như vậy tình hình dư nợ cho vay đều tăng dần qua các năm, điều này là rất
tốt vì dư nợ năm nay càng lớn thì sẽ là nguồn thu cho năm sau.
3.3.1.3. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Trong những năm qua, công tác thu nợ được Chi nhánh hết sức quan tâm
nên doanh số thu nợ không ngừng tăng qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ
đạt 523.521 triệu đồng tăng 163.499 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 22 SVTH: Viên Ngọc Anh
307,753
52,269
483,083
40,438
861,000
43,000
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
900,000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Ngắn hạn
Trung - Dài hạn
Hình 5: Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
tăng 45,41% về số tương đối so với năm 2006. Năm 2008 con số này đạt 904.000
triệu đồng tức là tăng 380.479 triệu đồng về số tuyệt đối hay 72,68% về số tương
đối so với năm 2007.
Nhìn chung doanh số thu nợ qua các năm đều tăng, ví dụ như trong năm
2008 doanh số thu nợ đạt 904.000 triệu đồng là do vừa thu nợ ngắn hạn trong
năm 2008 vừa thu các khoản nợ trung và dài hạn trong những năm trước đó
nhưng nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong doanh số cho vay qua các năm
nên việc cho vay ngắn hạn càng nhiều trong năm cũng góp phần làm cho doanh
số thu nợ tăng cao.
Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn: Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn
chiếm 85,48% năm 2007 chiếm 92,27% và năm 2008 chiếm 95,24% trong tổng
doanh số thu nợ từng năm. Năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn là 483.083 triệu
đồng so năm 2006 tăng 175.330 triệu đồng tức là tăng 56,97%. Năm 2008 là
861.000 triệu đồng so năm 2007 tăng 377.917 triệu đồng hay tăng 78,23%. Ta có
thể thấy mặt khả quan trong việc thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh, sở dĩ việc thu
nợ ngắn hạn đạt kết quả cao như vậy là do Ngân hàng rất chú trọng đến việc lựa
chọn những khách hàng có uy tín, kinh doanh đạt hiệu quả cao để đặt mối quan
hệ tín dụng. Đồng thời khâu thẩm định hay xét duyệt cho vay của các cán bộ tín
dụng cũng tương đối kỹ càng làm cho tình hình thu nợ khả quan hơn qua các
năm.
Doanh số thu nợ cho vay trung dài hạn: Năm 2006 doanh số thu nợ trung dài
hạn chiếm 14,52%, năm 2007 chiếm 7,73% và năm 2008 chiếm 4,76% trong
tổng doanh số thu nợ từng năm. Năm 2007 doanh số thu nợ trung dài hạn là
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 23 SVTH: Viên Ngọc Anh
40.438 triệu đồng so năm 2006 giảm 11.831 triệu đồng tức là giảm 22,63%.
Năm 2008 là 43.000 triệu đồng so năm 2007 tăng 2.517 triệu đồng tức tăng
6,22%.
Đạt được kết quả như vậy cho thấy Chi nhánh rất chú trọng trong việc lựa
chọn khách hàng để đặt quan hệ tín dụng, thẩm định các phương án vay vốn của
khách hàng trên cơ sở an toàn về tín dụng là yêu cầu cơ bản chứ không chạy theo
lợi nhuận trước mắt. Mặt khác, chi nhánh thường xuyên tăng cường các biện
pháp xử lý nợ xấu và khó đòi góp phần làm tăng doanh số thu nợ cho chi nhánh.
3.3.1.4. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng:
Nợ xấu là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có mối liên hệ rất chặt chẽ với
tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp đi vay nói riêng và của toàn xã hội
nói chung. Cũng như doanh số thu nợ thì chỉ tiêu nợ xấu cũng góp phần phản ánh
chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Theo quy định về tín dụng nợ quá hạn phải chịu mức l ãi suất 150% của món
vay kể từ ngày món vay đó quá hạn. Điều này nhằm thúc đẩy các đơn vị vay vốn
có cơ chế quản lý hợp lý đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực hơn.
Tuy nhiên khi Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng trong cho vay thì tình hình
nợ xấu tăng lên là điều khó tránh khỏi do đó Ngân hàng phải chịu rủi ro tương
ứng với doanh số cho vay của mình.
Cụ thể tình hình biến động nợ xấu qua các năm như sau: Trong khi năm
2006 nợ xấu là 6.812 triệu đồng thì đến năm 2007 chỉ còn 1.360 triệu đồng giảm
5.452 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với giảm 80,03% về số tương đối.
Đến năm 2008 tình hình nợ xấu lại tăng lên 3.432 triệu đồng về số tuyệt đối
tương ứng với tăng 252,35% về số tương đối so với năm 2007
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 24 SVTH: Viên Ngọc Anh
2,631
4,181
482
878
3,129
1,663
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
3,500
4,000
4,500
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Ngắn hạn
Trung - Dài hạn
Hình 6: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Cũng theo xu thế chung của tổng nợ xấu, phân tích riêng theo ngắn hạn và
trung – dài hạn cũng tuân theo quy luật chung.
Tình hình nợ xấu ngắn hạn năm 2006 là 2.631 triệu đồng, năm 2007 là 428
triệu đồng giảm 2.149 triệu đồng tương đương với giảm 81,68%. Năm 2008 thì
lại tăng so với năm 2007 là 2.647 triệu đồng về số tuyệt đối hay 549,17% về số
tương đối.
Tình hình nợ xấu trung và dài hạn cũng vậy, năm 2007 giảm so với năm
2006 là -3.303 triệu đồng hay giảm 79% còn với năm 2008 thì tăng về số tuyệt
đối là 785 triệu đồng hay 89,41% về số tương đối so với năm 2007.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 25 SVTH: Viên Ngọc Anh
285,110
86,463
5,277
4,700
24,946
407,300
123,518
7,538
6,715
46,497
705,100
213,700
2,700
8,300
49,939
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
TMDV CNXD Thủy sản Nông nghiệp Khác
Hình 7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
3.3.2. Phân tích tình hình tín dụng theo ngành kinh tế:
3.3.2.1. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế:
Bảng 4: Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
2006 2007 2008
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Thương mại dịch vụ 285.110 407.300 705.100 122.190 42,86 297.800 73,12
Công nghiệp xây dựng 86.463 123.518 213.700 37.055 42,86 90.182 73,11
Thủy sản 5.277 7.538 2.700 2.261 42,85 -4.838 -64,18
Nông nghiệp 4.700 6.715 8.300 2.015 42,87 1.585 23,6
Khác 24.946 46.497 49.939 21.551 86,39 3.442 7,4
Tổng cộng 406.496 591.568 979.739 185.072 45,53 388.171 65,62
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)
Nếu tính theo ngành kinh tế thì thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng
cho vay cao nhất. Con số này năm 2007 là 407.300 triệu đồng tăng 122.190 triệu
đồng hay tăng 42,86% so với năm 2006, còn năm 2008 là 705.100 triệu đồng
tăng 297.500 triệu đồng tương ứng tăng 73,12% so với năm 2007. Nguyên nhân
là do các ngành thương mại và dịch vụ đang phát triển khá mạnh trong thời gian
gần đây và các ngành này đang tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn tỉnh và đây là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trên đại bàn tỉnh Trà Vinh.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 26 SVTH: Viên Ngọc Anh
Công nghiệp và xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng
doanh số cho vay tính theo ngành kinh tế, năm 2007 tăng hơn năm 2006 là
37.055 triệu đồng tương ứng với 42,86% so với năm 2006 và trong năm 2008 thì
tăng 90.182 triệu đồng hay 73,11% so với năm 2007. Nguyên nhân là do tỉnh Trà
Vinh đang trong thời kỳ đổi mới toàn diện để chuẩn bị nhưng công tác cuối cùng
cho quá trình trở thành thành phố trực thuộc tỉnh nên có nhu cầu cho vay để phát
triển cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp.
Là một tỉnh ven biển nên Trà Vinh cũng rất tập trung vào phát triển thủy sản
và thủy sản là ngành xuất khẩu chủ đạo của tỉnh Trà Vinh, tuy nhiên do ảnh
hưởng của lạm phát việc vay vốn Ngân hàng gặp nhiều khó khăn do lãi suất khá
cao (>1,5%/tháng) làm cho người nuôi thủy sản e ngại về lợi nhuận sau thu
hoạch nên họ thu hẹp quy mô hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề khác. Cụ thể là
doanh số cho vay trong năm 2007 là 7.538 triệu đồng tăng 42,85% so với năm
2006, nhưng con số này trong năm 2008 là 2.700 triệu đồng giảm so với năm
2007 là 4.838 tương ứng với giảm 64,18%. Bên cạnh đó các ngành như nông
nghiệp và một số ngành khác cũng được chú trọng cho vay, ngành nông nghiệp
tăng 42,87% trong năm 2007 và 23,6% trong năm 2008, còn một số nghành khác
thì tăng 86,39% trong năm 2007 và 7,4%trong năm 2008.
Xét về tổng quát tình hình doanh số cho vay của BIDV Trà Vinh tăng dần
qua từng năm là do Ngân hàng không ngừng cải tiến quy trình hoạt động của
mình, chủ trương hoạt động theo cơ chế một cửa giúp cho khách hàng thuận tiện
trong quá trình tiếp cận nguồn vốn, cải tiến trong khâu lựa chọn khách hàng và
khâu thẩm định cho vay. Tuy nhiên Ngân hàng cũng không thể hoàn toàn loại bỏ
được những khách hàng gây ra những rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân
hàng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 27 SVTH: Viên Ngọc Anh
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
TMDV
CNXD
Thủy sản
Nông nghiệp
Khác
Hình 8: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế
3.3.2.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế:
Bảng 5: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
2006 2007 2008
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Thương mại dịch vụ 128.524 195.206 238.490 66.682 51,88 43.284 22,17
Công nghiệp xây dựng 71.233 84.090 113.290 12.857 18,05 29.200 34,72
Thủy sản 6.106 6.634 4.100 528 8,65 -2.534 -38,2
Nông nghiệp 11.443 7.709 7.790 -3.734 -32,63 81 1,05
Khác 37.416 25.008 30.730 -12.408 -33,16 5.722 22,88
Tổng cộng 254.722 318.647 394.400 63.925 25,09 75.753 23,77
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)
Ta thấy rằng doanh số cho vay ở ngành thương mại và dịch vụ đều chiếm tỷ
trọng cao và tăng dần qua các năm, do đó doanh số thu nợ của nhóm ngành này
cũng tuân theo quy luật này. Từ năm 2006 con số này là 128.524 triệu đồng đến
năm 2007 là 195.206 triệu đồng tăng 66.682 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng
51,88% về số tương đối. Sang đến năm 2008 là 238.490 triệu đồng tăng 22,17%
tức tăng 43.284 triệu đồng so với năm 2007.
Ở khối ngành công nghiệp và xây dựng cũng tăng 18,05% trong năm 2007
và tiếp tục tăng lên 34,72% trong năm 2008. Ngành Thủy sản thì tăng 8,65%
trong năm 2007 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2008 là 38,2%, nguyên nhân là
do các khách hàng vay nợ trước đó đã trả gần hết nên đến năm 2008 dư nợ cho
vay chỉ còn lại 4.100 triệu đồng. Nông nghiệp và các ngành khác đều giảm trong
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 28 SVTH: Viên Ngọc Anh
năm 2007 nhưng lại tăng trở lại trong năm 2008 cụ thể ngành nông nghiệp tăng
1,05% và các ngành khác tăng 22,88%.
Nhìn chung tình hình dư nợ qua 3 năm đều tăng điều này thể hiện quy mô
tín dụng ngày càng mở rộng và lớn mạnh. Tuy nhiên dư nợ tăng đòi hỏi Ngân
hàng phải có một trình độ quản lý cho phù hợp tránh những trường hợp thừa
nguồn cho vay nhưng khi cho vay thì thẩm định qua loa sẽ tạo nên những rủi ro
tiềm ẩn và ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Tuy vậy dư nợ tín dụng và tình hình cho vay chỉ có thể phản ánh quy mô
của hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn về chất lượng tín dụng thì phải xem
xét thêm nhiều chỉ tiêu liên quan khác.
3.3.2.3. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế:
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
2006 2007 2008
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Thương mại dịch vụ 253.123 340.618 657.562 87.495 34,57 316.944 93,05
Công nghiệp xây dựng 77.915 110.661 174.758 32.746 42,03 64.097 57,92
Thủy sản 4.544 7.010 3.120 2.466 54,27 -3.890 -55,49
Nông nghiệp 3.327 10.449 7.984 7.122 214,07 -2.465 -23,59
Khác 21.113 54.783 60.576 33.670 159,47 5.793 10,57
Tổng cộng 360.022 523.521 904.000 163.499 45,41 380.479 72,68
(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng BIDV Trà Vinh)
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
TMDV
CNXD
Thủy sản
Nông nghiệp
Khác
Hình 9: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 29 SVTH: Viên Ngọc Anh
Do khách hàng chủ yếu của BIDV Trà Vinh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
chuyên kinh doanh trong các ngành về thương mại và dịch vụ nên doanh số thu
nợ của ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Trong năm
2006 doanh số thu nợ của ngành thương mại dịch vụ đạt 253.123 triệu đồng, năm
2007 tăng 87.495 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 34,57% so với năm
2006. Trong năm 2008 con số này tiếp tục tăng lên 316.944 triệu đồng tương
đương tăng 93,05% so với năm 2007.
Đối với ngành công nghiệp xây dựng cũng như thế, chiếm tỷ trọng đứng sau
nhóm thương mại dịch vụ về doanh số thu nợ. Trong năm 2007 tăng 32.746 triệu
đồng tức là tăng 42,03% so với năm 2006, còn năm 2008 thì tăng 64.097 triệu
đồng tương ứng tăng 57,92% so với năm 2007.
Các con số trên cho thấy đây là một dấu hiệu tốt khi Ngân hàng đã không
ngừng tìm kiếm những khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả để có thể
trả nợ tốt. Mặt khác, Ngân hàng cũng đã tăng cường các biện pháp xử lý nợ quá
hạn và khó đòi góp phần làm tăng doanh số thu nợ cho Chi nhánh.
Còn đối với các nhóm ngành như Nông nghiệp, Thủy sản hay một số ngành
khác có sự biến động tăng, giảm qua các năm là do tình hình cho vay qua các
năm biến thiên không theo xu hướng nhất định mà phụ thuộc nhiều vào các yếu
tố kinh tế vĩ mô hay tác động của thị trường trong và ngoài nước dẫn đến tình
hình thu nợ cũng biến động theo.
3.3.2.4. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế:
Bảng 7: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
2006 2007 2008
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Thương mại dịch vụ 2.500 500 2.139 -2.000 -80 1.639 327,8
Công nghiệp xây dựng 1.400 280 791 -1.120 -80 511 182,5
Thủy sản 800 160 362 -640 -80 202 126,25
Nông nghiệp 1.310 262 607 -1.048 -80 345 131,68
Khác 802 158 893 -644 -80,3 735 465,19
Tổng cộng 6.812 1.360 4.792 -5.452 -80,03 3.432 252,35
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 30 SVTH: Viên Ngọc Anh
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
TMDV
CNXD
Thủy sản
Nông nghiệp
Khác
Hình 10: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế
Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế cũng giảm trong năm 2007 và tăng lên
trong năm 2008, nguyên nhân là do năm 2006 và 2007 các doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả cụ thể là năm 2007 tỷ lệ nợ xấu ở các ngành đều giảm ở mức
80% so với năm 2006, còn đến năm 2008 thì tình hình kinh tế có nhiều biến động
đã làm cho nợ xấu của Ngân hàng trong năm này tăng lên.
Tuy tình hình nợ xấu biến động tăng giảm không theo quy luật nào nhưng
ta vẫn chưa thể kết luận tình hình nợ xấu như vậy có ảnh hưởng gì đến chất
lượng tín dụng của Ngân hàng hay không, do đó ta sẽ tiếp tục xem xét và phân
tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề
này.
3.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại BIDV Trà Vinh:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa hai bên cho vay và đi vay trên cơ
sở có hoàn trả để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho
toàn xã hội. Đó là một quan hệ kinh tế giữa Ngân hàng và các chủ thể kinh tế,
các nhà doanh nghiệp và cá nhân được xuất phát từ lợi ích của hai bên. Do tín
dụng là một phạm trù có tính phức tạp, nên khi đánh giá chất lượng tín dụng ta
phải xét trên nhiều gốc độ khác nhau để bảo đảm tính đúng đắn và chính xác của
vấn đề.
Chất lượng tín dụng được đánh giá bằng hiệu suất sử dụng vốn vay, thể hiện
ở sự tăng trưởng về chất cũng như về lượng, thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận làm ra
và được đánh giá bằng việc hoàn trả vốn vay theo đúng thời hạn cả vốn và lãi của
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 31 SVTH: Viên Ngọc Anh
người đi vay và những lợi ích mà họ đạt được trong quá trình sử dụng tiền vay
của Ngân hàng.
Vì thế những căn cứ để đánh giá chất lượng tín dụng được thể hiện qua các
chỉ tiêu chủ yếu sau đây :
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008
Vốn huy động Triệu đồng 175.000 170.000 209.000
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 275.000 332.000 434.000
Doanh số thu nợ Triệu đồng 360.022 523.521 904.000
Tổng dư nợ Triệu đồng 254.722 318.647 394.400
Tổng nợ xấu Triệu đồng 6.812 1.360 4.792
1. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 63,64 51,2 48,16
2. Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 92,63 95,98 90,88
3. Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 2,67 0,43 1,21
4. Vòng quay tín dụng Vòng 1,4 1,6 2,3
Căn cứ bảng số liệu trên, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu để hiểu rõ kết
quả hoạt động tín dụng của BIDV Trà Vinh trong thời gian qua:
3.4.1. Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
Vốn huy động rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
với phương châm "đi vay để cho vay" thì vốn huy động phải chiếm 70% trở lên
trên tổng nguồn vốn. Năm 2006 huy động vốn chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn
vốn là 63,64%, năm 2007 vốn huy động chiếm tỷ trọng là 51,2%, năm 2008 là
48,16% trong tổng nguồn vốn.
Qua phân tích ta thấy tình hình huy động vốn chưa đạt được như mong
muốn, nguyên nhân là do tình hình cạnh tranh về lãi suất huy động ngày càng
gay gắt của các Ngân hàng trên địa bàn, một phần do Trà Vinh là tỉnh nghèo,
phần lớn người dân có nhu cầu về vốn nhiều hơn. Mặt khác Chi nhánh chưa được
chủ động điều chỉnh lãi suất huy động và các hình thức khuyến mãi hấp dẫn để
cạnh tranh trong việc huy động vốn mà phần lớn đều thực hiện theo sự chỉ đạo từ
BIDV Việt Nam. Vì nguồn vốn huy động thì không đủ để đáp ứng vốn cho các
thành phần kinh tế nên vốn điều chuyển từ Trung ương luôn chiếm tỷ trọng cao
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 32 SVTH: Viên Ngọc Anh
trong tổng nguồn vốn. Do đó làm cho chi phí sử dụng vốn tăng cao và ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
3.4.2. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn:
Năm 2006 dư nợ trên tổng nguồn vốn là 93,63%, năm 2007 là 95,98%, năm
2008 là 90,88%. Ta biết rằng trong thời kỳ lạm phát cao mỗi Ngân hàng thương
mại đều phải tự điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng giảm dư nợ nhất là dư nợ
cho vay trung - dài hạn để phù hợp với quy mô và thời hạn huy động vốn điều
này sẽ giảm bớt khó khăn do thiếu vốn chỉ nên dành vốn vào những dự án nhanh
tạo ra khối lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, do đó tỷ lệ này
biến động đặc biệt là trong năm 2008 thì tỷ lệ này thấp hơn 2 năm trước đó.
Tuy vậy kết quả này cho thấy Ngân hàng sử dụng nguồn vốn mang lại hiệu
quả cao, biết uyển chuyển để đối phó với những biến động của kinh tế, Ngân
hàng đã chú trọng hơn trong việc tìm kiếm và mở rộng khách hàng, đặc biệt là
Ngân hàng đã có sự chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình xét duyệt cho
vay để đảm bảo tín dụng đưa ra có chất lượng cao và khả năng thu hồi nợ đúng
hạn phù hợp tình hình kinh tế.
3.4.3. Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng một
cách rõ rệt và chất lượng tín dụng của các khoản vay trước đó. Tỷ lệ này hiện nay
chấp nhận ở mức tối đa là 1,6%.
Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình sử dụng vốn thực tế của Chi nhánh
đã được cải thiện từ năm 2006 - 2008. Năm 2006 nợ quá hạn trên tổng dư nợ là
2,67%. Sang năm 2007, tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng đã tốt hơn rõ rệt,
năm 2007 nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,43% đã giảm nhiều so với năm 2006,
năm 2008 chỉ tiêu này tăng lên đôi chút là 1,21% thấp hơn so với mức chấp nhận
của Ngân hàng đề ra. Chứng tỏ chất lượng tín dụng của BIDV Trà Vinh hiệu quả.
3.4.4. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
Chỉ tiêu này năm 2006 là 1,4 vòng, năm 2007 là 1,6 vòng và năm 2008 là
2,3 vòng. Vòng quay tín dụng luôn tăng qua các năm cho thấy hiệu quả hoạt
động của Chi nhánh ngày càng cao. Việc sử dụng vốn của các thành phần kinh tế
đúng mục đích và chất lượng ổn định và việc thu hồi nợ của Chi nhánh được tăng
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 33 SVTH: Viên Ngọc Anh
cường nên vốn đầu tư luân chuyển ổn định, đúng kế hoạch, chất lượng tín dụng
được cải thiện, đảm bảo an toàn vốn và đầu tư có hiệu quả.
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng công tác tín dụng của Ngân hàng:
3.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn:
Do mức thu nhập bình quân đầu người của Tỉnh còn rất thấp đạt 8,9 triệu
đồng người/năm (năm 2008), vì thế mức tích lũy không cao khả năng đầu tư tiền
gửi vào Ngân hàng là rất thấp. Mặt khác do những biến động trên thị trường hiện
nay nhiều nhà đầu tư nhỏ lẽ thường có tâm lý trữ vàng hơn là gửi tiền vào Ngân
hàng. Điều đó làm cho Ngân hàng rất khó khăn trong việc gia tăng nguồn vốn để
phục vụ mục đích trăng trưởng tín dụng.
Các doanh nghiệp còn xa lạ với việc chi trả tiền lương cho nhân viên qua
ATM trong khi đây là nguồn huy động vốn không kỳ hạn rất lớn.
Ngày càng xuất hiện nhiều Ngân hàng trên địa bàn như Vietcombank,
Sacombank, Đông Á… tạo nên một bối cảnh cạnh tranh gay gắt về lãi suất, phí
và thị phần hoạt động… Sự cạnh tranh về lãi suất tiền gửi cũng như các hình
thức khuyến mãi của các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn cũng
ảnh hưởng rất nhiều đến công tác huy động vốn.
Hoạt động của Chi nhánh còn phụ thuộc quá nhiều vào BIDV Việt Nam
cùng với cơ chế quản lý vốn tập trung làm cho Chi nhánh BIDV Trà Vinh chưa
được chủ động về nguồn vốn, lãi suất cạnh tranh… lãi suất định ra không phù
hợp với điều kiện cạnh tranh hiện tại trên địa bàn.
Chưa phát huy lợi thế về mạng lưới hoạt động để tổ chức huy động vốn.
Nguồn vốn không ổn định do cơ cấu về vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn thường xuyên bị mất cân đối, khoảng cách giữa vốn huy động và
dư nợ còn lớn thiếu tính chủ động trong kinh doanh.
3.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho vay của Chi nhánh BIDV
Trà Vinh:
Ta dễ dàng nhận thấy rằng hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng
của các ngân hàng thương mại, hoạt động này mang lại nguồn vốn để Ngân hàng
có thể cung cấp tín dụng và một số hoạt động dịch vụ khác, như vậy nhân tố ảnh
hưởng mạnh mẽ đến công tác cho vay của Ngân hàng chính là nguồn vốn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 34 SVTH: Viên Ngọc Anh
Là một tỉnh nghèo, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp
vừa và nhỏ trình độ công nghệ còn lạc hậu, thiếu vốn kinh doanh nên hoạt động
chủ yếu dựa vào vốn Ngân hàng nên thường xuyên bị động, giá thành sản phẩm
gia tăng, cạnh tranh không hiệu quả dẫn đến khả năng trả được nợ cho Ngân
hàng cũng suy giảm nhất là doanh nghiệp mang tính chất thời vụ như: công ty
thủy sản, công ty mía đường Trà Vinh…
Áp dụng quy trình tín dụng chặt chẽ là một điều rất tốt trong cho vay tuy
nhiên có thể tạo nên sự phân vân do dự không quyết đoán rõ ràng và sẽ dẫn đến
mất khách hàng đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn.
Tuy có nhiều cố gắng trong công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho
vay không làm thường xuyên liên tục nên xử lý nợ có nhiều vấn đề không kịp
thời dẫn đến cho gia hạn nợ.
Chưa thu thập thông tin kịp thời về thị trường, về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp để dự báo rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh của doanh nghiệp
hoặc khối ngành để có thể đi tới quyết định cho vay.
Như vậy, nhận tín dụng và cấp tín dụng đều là các khâu quan trọng trong
hoạt động của Ngân hàng, vì thế việc bảo đảm nguồn vốn phục vụ cho vay và
việc thu nợ cho vay để gia tăng nguồn vốn đảm bảo cho sự hoạt động của Ngân
hàng đều quan trọng.
3.6. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng:
3.6.1. Ưu điểm:
Với sự nổ lực của tập thể Chi nhánh đã đạt nhựng kết quả đáng kể trong thời
gian qua. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều cơ bản hoàn thành và hoàn
thành vượt mức trong năm 2008.
Doanh số cho vay và dư nợ luôn tăng trưởng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ có khuynh hướng giảm và nằm trong giới hạn cho phép của Ngân
hàng.
Ngân hàng luôn tổ chức cho cán bộ Ngân hàng được học hỏi thêm kiến thức
chuyên môn qua các khóa đào tạo của BIDV Việt Nam.
3.6.2. Nhược điểm:
Thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung do vậy lãi suất huy động thường
thấp hơn các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 35 SVTH: Viên Ngọc Anh
Các sản phẩm dịch vụ khác như: thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ không có gì
đột phá trong khi các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như ATM, BSMS,
Direct – Banking … chậm khai thác các tính năng tiện ích.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 36 SVTH: Viên Ngọc Anh
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV
TRÀ VINH
Chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng là sự phù hợp với nhu cầu
của khách hàng, nhưng không phải bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng cũng
được Ngân hàng tìm mọi cách đáp ứng mà những nhu cầu này phải trong khuôn
khổ những quy trình, quy định của pháp luật. Đây chính là yêu cầu mang tính bắt
buộc trong quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó để nâng cao chất
lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra và để giúp cho
Ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng em xin có một số giải pháp
như sau:
4.1. Quy trình tín dụng:
Quy định chặt chẽ về việc cho vay và đảm bảo tiền vay:
4.1.1. Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng:
Hoạt động tín dụng phải trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, các văn bản luật thường chỉ quy định những điều khoản có tính chất
khung, ít quy định cụ thể và chi tiết về những vấn đề có liên quan đến việc bảo
đảm an toàn cho vay của Ngân hàng.
Quy định cụ thể và chi tiết về những vấn đề nhằm bảo đảm an toàn khi cho
vay, do các Ngân hàng tự quy định trong chính sách tín dụng của mình như: Khi
khách hàng có nhu cầu xin vay vốn thì cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng,
phân tích phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh,
thẩm định tài sản đảm bảo, thu thập thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn và
nhất là thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng, lập tờ trình trình lãnh
đạo để xem xét ra quyết định….
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng có liên quan đến rất nhiều đối tượng từ
các doanh nghiệp, các cá nhân, cơ quan quản lý. Do đó, nguy cơ rủi ro rất đa
dạng, yêu cầu phòng chống rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề
quan tâm hàng đầu của mỗi Ngân hàng. Bởi vậy, chính sách tín dụng phải có
được những quy định có tính ràng buộc cụ thể về các loại cho vay, quy mô các
khoản vay, các yếu tố cần thiết để bảo đảm an toàn tiền vay.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 37 SVTH: Viên Ngọc Anh
Thường xuyên rà soát những sơ hở trong quy trình cho vay, bao gồm cả quy
trình ban hành và việc tuân thủ quy trình ở các bộ phận có liên quan để qua đó có
sự chỉnh sửa bổ sung kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
4.1.2. Xây dựng những nguyên tắc về quản lý tiền vay chặt chẽ nhằm tránh
rủi ro tín dụng:
Cán bộ tín dụng phải tích cực tìm kiếm khách hàng vay tốt, tuân thủ nghiêm
ngặt những quy định an toàn trong cho vay, thu thập đầy đủ thông tin cần thiết
nhằm chọn lựa một cách kỹ càng để loại trừ khách hàng xấu; sàng lọc phân tán
rủi ro bằng việc đa dạng hoá các món vay và đối tượng cho vay, phân tán, giám
sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng, kiểm tra sau khi cho vay
như khi giải ngân khách hàng đã sử dụng vốn như thế nào, quá trình sản xuất
kinh doanh của khách hàng có gặp trở ngại gì không, khả năng thu hồi vốn của
dự án như thế nào...
4.2. Thẩm định tín dụng:
Công tác thẩm định là khâu quan trọng trong quá trình xét duyệt cho vay, nó
có ý nghĩa quyết định đến chất lượng tín dụng, khả năng thu hồi vốn của Ngân
hàng. Công tác thẩm định trước khi cho vay phải được thực hiện một cách
nghiêm túc, đúng quy trình tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng ngoài nắm vững
nghiệp vụ còn phải có kiến thức, am hiểu về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh của khách hàng, để đánh giá chính xác hiệu quả của phương án sản xuất
kinh doanh của khách hàng. điều đặc biệt quan trọng trong khâu thẩm định là
phải xác định được hiệu quả của phương án vì đây là nguồn thu nợ chính của
Ngân hàng.
Thẩm định trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh để xác định dự án là có thật,
tính hiệu quả, lợi ích về mặt kinh tế và xã hội của dự án mang lại, các tiêu chí kỹ
thuật, khả năng thu hồi vốn của dự án.
Thẩm định tính hợp pháp của tài sản đảm bảo, xem tài sản có thuộc quyền
sở hữu của người vay, người bảo lãnh không, giá trị tài sản, tính thanh khoản của
tài sản (trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ).
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 38 SVTH: Viên Ngọc Anh
Một căn cứ quan trọng để xem xét t ình hình hoạt động kinh doanh, năng lực
tài chính đối với khách hàng vay vốn là báo cáo tài chính vì nó phản ánh năng
lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giúp cho việc thẩm định của cán bộ
tín dụng chính xác hơn.
Qua trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng hoặc các tài liệu nội bộ về tín
dụng ta sẽ thu được những thông tin phản ánh về tính trung thực của chủ doanh
nghiệp, thông tin phản ánh đặc điểm, mức độ rủi ro và lợi nhuận của doanh
nghiệp, những thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng như: hiện tại khách
hàng đã quan hệ với tổ chức tín dụng nào và hiện tại dư nợ là bao nhiêu. Không
nên dựa vào linh cảm, mối quan hệ hay kinh nghiệm của bản thân cán bộ thực
hiện thẩm định mà quyết định cho vay. Vì vậy qua việc thẩm định trước khi cho
vay, tiếp xúc khách hàng và các thông tin thu được từ trung tâm phòng ngừa rủi
ro tín dụng sẽ giúp cho cán bộ Ngân hàng đưa ra quyết định chính xác để từ đó
phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
4.3. Xếp loại khách hàng:
Việc xếp loại khách hàng có thể thực hiện theo các tiêu thức sau :
Uy tín: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mối quan hệ giữa
Ngân hàng và khách hàng. Uy tín không chỉ là sự sẵn lòng trả nợ mà
còn có ý nghĩa mạnh hơn là sự kiên quyết nhằm thực hiện đúng các
điều khoản đã được ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên Ngân hàng cần
thận trọng để tránh một sự xác nhận uy tín giả mạo do khách hàng xác
lập trong những lần quan hệ đầu tiên.
Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng thông qua các tiêu chí
như: vốn tự có, vốn lưu động, nợ phải thu, nợ phải trả, lợi nhuận thu
được… Đối với cá nhân vay vốn thì Ngân hàng cần xem xét đến tính
ổn định của công ăn việc làm, thu nhập hàng tháng, ý thức chấp hành
pháp luật tại địa phương.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay qua từng lần vay vốn: có tăng
trưởng đều đặn hay không, có đúng với kế hoạch phát triển kinh doanh
của doanh nghiệp, khả năng tạo ra lợi nhuận qua từng lần vay vốn.
Để thực hiện tốt việc xếp loại tín dụng khách hàng thì Ngân hàng cần
phải lập hồ sơ theo dõi từng khách hàng, đánh giá mức độ thực hiện
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 39 SVTH: Viên Ngọc Anh
các cam kết trong hợp đồng tín dụng, thu thập các nguồn thông tin
thông qua việc điều tra môi trường kinh doanh của khách hàng như
mức độ tăng về quy mô kinh doanh, tốc độ luân chuyển hàng hóa, cách
thức tổ chức và quản lý của khách hàng.
BIDV chia khách hàng làm 03 loại như sau :
Khách hàng loại 1 : khách hàng tốt
Khách hàng loại 2 : khách hàng bình thường
Khách hàng loại 3 : khách hàng không thể đặt quan hệ tín dụng.
Đối với khách hàng loại một Chi nhánh nên áp dụng hình thức cho vay
không cần tài sản đảm bảo, và có thể ưu đãi về mức lãi suất cho vay.
* Ý nghĩa của việc xếp loại:
Ngân hàng sẽ tìm ra một bộ phận khách hàng ổn định, tạo điều kiện cho
Ngân hàng mở rộng các hình thức tín dụng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đồng
thời tạo được mối quan hệ tốt giữa Ngân hàng và khách hàng. Chính điều này sẽ
giúp giảm bớt rào cản trong việc tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng, được tiếp
cận vốn nhanh chóng, kịp thời giúp khách hàng ngày càng nâng cao năng lực
cạnh tranh.
Xét về tính khả thi của việc xếp loại tín dụng khách hàng: Việc cho vay đối
với khách hàng đã được Chi nhánh thực hiện trong thời gian dài, đã có nhiều
kinh nghiệm nên cán bộ tín dụng đã nắm vững được khách hàng vay vốn tại Chi
nhánh mình đồng thời nó cũng phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của Chi
nhánh cũng như của khách hàng vay.
4.4. Gia tăng nguồn vốn huy động:
BIDV Việt Nam nên cho phép Chi nhánh được chủ động hơn về việc ấn
định lãi suất huy động vốn phù hợp với tình hình của địa phương nhưng vẫn dựa
trên mặt bằng lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn.
Nâng cao chất lượng dịch vụ trong việc huy động tiền gửi: niềm nở, lịch sự,
giải quyết nhanh chóng, chi trả kịp thời cho khách hàng khi có yêu cầu …
Đa dạng hóa các hình thức huy động, tăng tính cạnh tranh trong công tác
huy động vốn.
Ngoài việc cạnh tranh về vấn đề lãi suất, Chi nhánh còn phải áp dụng các
hình thức kích thích khách hàng khác như tiết kiệm dự thưởng, tặng quà ngay sau
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 40 SVTH: Viên Ngọc Anh
khi gửi tiền hoặc tặng quà nhân những ngày lễ, ngày tết, ngày sinh nhật cho
những khách hàng thân thiết.
Chi nhánh cần xem xét để mở rộng quy mô hoạt động ở các tuyến cơ sở
nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và doanh nghiệp.
Quy mô mở rộng sẽ thúc đẩy phát triển các dịch vụ huy động, thanh toán, chuyển
tiền, máy rút tiền tự động (ATM),….
Cần có nhiều máy ATM hơn nữa để thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ
trong việc chi lương qua tài khoản và đây là một kênh thu hút nguồn tiền gửi
không kỳ hạn rất lớn, mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh.
Không ngừng tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị để quảng bá hình ảnh của
Ngân hàng đến khách hàng làm tăng sự tin tưởng trong lòng những khách hàng
cũ đồng thời tạo ấn tượng nhằm thu hút khách hàng mới.
4.5. Hạn chế nợ xấu:
Nợ xấu là một loại nợ không thể thiếu trong hoạt động của Ngân hàng, phát
sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung thì nó làm ảnh hưởng
xấu đến hoạt động của Ngân hàng.
Để có thể nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh cần coi trọng và làm tốt
công tác xử lý nợ xấu, làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng xử lý
tài sản đảm bảo của các khoản nợ tồn đọng nhanh chóng và đúng pháp luật đồng
thời còn tăng thêm thu nhập.
Phân tích đánh giá từng món nợ quá hạn để có biện pháp xử lý, xác định rõ
trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể làm phát sinh nợ xấu để có biện pháp xử
lý, tăng cường trách nhiệm của ban xử lý nợ.
Áp dụng biện pháp mạnh như khởi kiện đối với những khách hàng cố tình
không trả nợ.
4.6. Một số biện pháp khác:
4.6.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao có đạo đức nghề nghiệp:
Môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín
dụng nói riêng đang dần đi vào hoàn thiện theo thông lệ quốc tế. Chính phủ giao
quyền tự chủ cho các Ngân hàng thương mại, tự chủ trong quyết định cho vay và
tự chịu trách nhiệm, tự mình gánh chịu rủi ro. Các Ngân hàng thương mại cũng
thực hiện quyền phân cấp cho các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc, phân cấp nhất
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 41 SVTH: Viên Ngọc Anh
định cho cán bộ. Bởi vậy, rủi ro trong quy tr ình nghiệp vụ, rủi ro đạo đức của cán
bộ Ngân hàng sẽ có nguy cơ gia tăng nếu như Ngân hàng thương mại, chi nhánh
Ngân hàng thương mại không thiết lập được hàng rào kiểm tra, kiểm soát, giám
sát chặt chẽ và có hiệu quả, ngăn chặn rủi ro tín dụng ngay từ trong nội bộ. Vì thế
cần thường xuyên giám sát quản lý, theo dõi cán bộ của Ngân hàng, nhất là cán
bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, hay cán bộ liên quan trực tiếp đến các quyết định
cho vay.
Mở rộng mạng lưới cần đi đôi với khả năng quản lý, nhất là quản lý rủi ro
tín dụng. Cần chuẩn bị đủ cán bộ quản lý, cán bộ khung cho mạng lưới mới
chuẩn bị mở rộng. Tăng cường giáo dục nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ, nhân viên. Tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, nâng cao ý thức
trách nhiệm, tính tự giác đối với cán bộ trực tiếp cho vay.
4.6.2. Nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa Ngân hàng:
Nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh vệc phát triển các phần mềm giúp
cho việc quản lý và phân tích chất lượng nợ nhanh chóng, chính xác. Hiện nay
BIDV đã triển khai hệ thống công nghệ nhằm hiện đại hoá Ngân hàng, các quy
trình nghiệp vụ của Ngân hàng đều được thực hiện bởi một hệ thống quản lý
thông tin hiện đại làm cho hoạt động của Ngân hàng gọn nhẹ và nhanh chóng.
Phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, triển khai các
dịch vụ tiện ích từ thẻ ATM như nạp tiền cho điện thoại di động , kiểm tra tài
khoản bằng SMS…, dịch vụ Ngân hàng trực tuyến - mạng nội bộ giúp cho việc
huy động vốn và cho vay đối với khách hàng thuận tiện và nhanh chóng, giúp
khách hàng vượt qua các hạn chế về không gian và thời gian trong giao dịch.
Tóm lại, việc nâng cao chất lượng tín dụng của hoạt động tín dụng của Ngân
hàng là một điều hết sức cần thiết, cần phải thực hiện đúng, đầy đủ và phải kiểm
tra kỹ lưỡng để đạt hiệu quả cao nhất. Vì nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm
giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng giúp Ngân hàng gia tăng lợi
nhuận.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 42 SVTH: Viên Ngọc Anh
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
Chất lượng tín dụng là một yếu tố quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và
phát triển của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế nâng cao
chất lượng tín dụng không những là trách nhiệm của cán bộ trực tiếp thẩm định
cho vay mà còn là trách nhiệm của nhà quản trị, trách nhiệm của Ngân hàng
Trung ương và nhiều cơ quan quản lý khác. Những quy định luật pháp có liên
quan đến việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại được
ban hành bởi cơ quan lập pháp, Ngân hàng Trung ương và ở các cấp độ khác
nhau từ các văn bản luật đến các văn bản dưới luật. Bên cạnh các cơ quan quản
lý tiền tệ, từng Ngân hàng thương mại đều rất quan tâm đến chất lượng tín dụng
vì nó là vấn đề sống còn của Ngân hàng và luôn được đặt lên hàng đầu. Mỗi
Ngân hàng đều có quy định riêng về bảo đảm an toàn cho vay phù hợp với đặc
điểm của mỗi Ngân hàng. Các quy định này là căn cứ để chủ sở hữu Ngân hàng
giám sát toàn bộ quy trình hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ngày càng phát triển,
đa dạng nhất là trong lĩnh vực tín dụng. Để nâng cao chất lượng đòi hỏi Ngân
hàng thương mại phải không ngừng cải tiến, nâng cao công nghệ Ngân hàng để
đáp ứng được tiến trình hiện đại hoá Ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để hiện đại hoá Ngân hàng đòi hỏi Ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ đáp
ứng được công việc trong thời kỳ mới, giỏi nghiệp vụ và phải có đạo đức nghề
nghiệp, giỏi nghiệp vụ thì mới đáp ứng được trình độ ngày càng đổi mới và phát
triển của công nghệ ngân hàng, tận tâm với nghề, đạo đức tốt sẽ tránh được rủi ro
nghề nghiệp.
Hiện đại hoá ngân hàng, phát triển công nghệ ngân hàng sẽ giúp cho trung
tâm phòng ngừa rủi ro ngày càng hiện đại. Trung tâm phòng ngừa rủi ro được
chú trọng phát triển sẽ cung cấp được nhiều thông tin hơn, nhanh hơn, chính xác
hơn. Từ đó sẽ giúp cho nhà quản trị ngân hàng có đầy đủ thông tin một cách
nhanh nhất về khách hàng, về thị trường,... từ đó sẽ dễ dàng phân tích nhanh và
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 43 SVTH: Viên Ngọc Anh
chính xác để đưa ra quyết định đúng đắn giúp cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng ngày càng hiệu quả.
Qua việc phân tích hoạt động tín dụng của BIDV Trà Vinh ta thấy được Chi
nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả: thể hiện qua lợi nhuận tăng lên hàng năm.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn không thể đáp
ứng 100% nhu cầu đi vay của kách hàng nhưng trong thời gian tới Chi nhánh
không ngừng tìm kiếm những khách hàng mới mở rộng địa bàn đầu tư, mở rộng
quy mô hoạt động trên toàn Tỉnh chứ không tập trung ở Thị xã như hiện nay,
điều này sẽ góp phần giúp BIDV Trà Vinh ngày càng thân thiết hơn với khách
hàng đồng thời nâng cao tính cạnh tranh trong điều kiện hội nhập như hiện nay.
5.2. Kiến nghị:
Đối với chính quyền địa phương:
Khuyến khích phát triển và mở rộng quy mô sản xuất đối với doanh nghiệp
tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể vì đây là nhựng đối tượng có tiềm năng phát
triển rất cao nhưng lại có quy mô vốn nhỏ nên chậm phát triển.
Đối với các ngành như nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản thì các cơ quan
chức năng cần phối hợp với Ngân hàng để có thể vừa hỗ trợ về kỹ thuật vừa hỗ
trợ về vốn nhằm đảm bảo làm ăn hiệu quả và phát triển nhanh chóng.
Đối với Chi nhánh BIDV Trà Vinh:
Tuy chưa thể hiểu hết các vấn đề của Ngân hàng qua thời gian thực tập ngắn
ngủi nhưng em xin có một số ý kiến đóng góp như sau:
Tăng cường công tác tuyển dụng bồi dưỡng cán bộ, phân công công tác phù
hợp với khả năng và chuyên môn đào tạo.
Ngân hàng thường xuyên thay đổi vị trí công tác của cán bộ nhằm tránh tiêu
cực là việc làm rất tốt giúp trong sạch bộ máy hoạt động của mình tuy nhiên nếu
việc làm này là thường xuyên sẽ làm cho cán bộ không mặn mà lắm với vị trí
hiện tại của mình.
Tăng cường các hoạt động quảng cáo, bổ sung thêm danh mục các sản phẩm
tín dụng có hình thức khuyến mãi và đa dạng các hình thức khuyến mãi nhằm
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 44 SVTH: Viên Ngọc Anh
kích thích thị hiếu của khách hàng đến tham gia giao dịch, có các hình thức
khuyến mãi như tiết kiệm dự thưởng nhằm tăng cường huy động vốn.
Đối với cho vay dự án lớn Ngân hàng nên tham gia cho vay hợp vốn hoặc
khuyến khích khách hàng nên mua bảo hiểm tín dụng.
Tích cực tăng trưởng tín dụng nhưng không mở rộng tràn lan, tập trung vào
tín dụng xuất khẩu và triển khai các giải pháp đồng bộ để tăng trưởng cho vay
khách hàng kinh doanh các mặt hàng ngành nghề lĩnh vực là thế mạnh trên địa
bàn như gạo và thủy sản...
Tích cực có nhưng hình thức ưu đãi về lãi suất đối với những khách hàng
lớn, những khách hàng lâu năm và những doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn hiệu
quả.
Các bộ phận liên quan với nhau cần phối hợp thật tốt để đảm bảo hoạt động
tín dụng được diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, hướng cho khách hàng vay
vốn sử dụng các dịch vụ hiện có của Chi nhánh đảm bảo cung cấp dịch vụ ngân
hàng trọn gói.
Triển khai áp dụng các sản phẩm mới của Trung ương và đề xuất những ý
tưởng về sản phẩm mới phù hợp với tình hình của địa bàn nhằm thu hút khách
hàng nâng cao năng lực cạnh tranh.
BIDV Trà Vinh là một Ngân hàng lớn và có uy tín trên địa bàn Tỉnh, với vai
trò và tầm vóc đó nhưng Ngân hàng chỉ mới triển khai hoạt động 3 máy ATM,
đây là một con số còn quá khiêm tốn, do đó Chi nhánh cần xây dựng thêm nhiều
trụ sở ATM nữa. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu
mà còn thu hút thêm một nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như thu hút các
khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu chi lương qua thẻ cho nhân viên của
mình.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh
GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 45 SVTH: Viên Ngọc Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống
kê, 2008.
2. Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh.
3. Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhán Trà Vinh.
4. Báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh.
5. Sổ tay tín dụng CIC 2008.
6. Website: www.bidv.com.vn
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053500 Vien Ngoc Anh net.pdf