Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng cao. Để đạt được những thành tựu đó, thì hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải nói đến là cà phê. Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil. Năm 2009 Việt Nam xuất khoảng 1.183.523 tấn cà phê trị giá khoảng 1.7 tỷ USD với hơn 70 quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã được cả thế giới biết*đến là cường quốc xuất khẩu cà phê*và thương hiệu*cà phê Việt Nam *ngày càng khẳng định*vị trí trên thị trường quốc tế. Ông Nesto Osorio, Giám đốc điều hành Tổ chức cà phê Thế giới cho rằng, tuy đứng sau Brazil về sản lượng cà phê nói chung nhưng Việt Nam có lợi thế chính là có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất và giá thành sản xuất thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, có một nghịch lý là giá thành xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam lại thấp hơn so với các nước khác. Đặc biệt là ở thị trường Hoa Kỳ, giá cà phê Việt Nam xuất sang Mỹ chỉ bằng 70% của Brazil, Indonesia Ngoài ra, cà phê Việt Nam chiếm chưa đến 15% số lượng và 6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ. Có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn chưa thật sự phát huy được thế mạnh ở ngay thị trường chính của mình. Do đó, em chọn đề tài“ Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ” để thấy được những khó khăn cũng như hạn chế trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ nhằm đề ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Hoa Kỳ. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung: Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ để thấy được những khó khăn cũng như hạn chế trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ nhằm đề ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Hoa Kỳ. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Phân tich thị trường cà phê Hoa Kỳ và thị trường cà phê Việt Nam. Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ. Đề ra những phương hướng, giải pháp hợp lí để nâng cao việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi không gian: Đề tài đề cập vấn đề xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ. 3.2. Phạm vi thời gian: Số liệu trong đề tài đươc thu thập trong 3 năm 2007, 2008 và năm 2009 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương liệu pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp từ các nguồn sách, báo, tạp chí, Internet, các nguồn khác như: - Hiệp hội cà phê Việt Nam - Các báo cáo thương mại của tổng cục thống kê Việt Nam - Các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí có liên quan: Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tạp chí kinh tế và dự báo. - Các wedsite: vnexpress.net, tuoitre.vn, vneconomy.com.vn - Tài liệu giáo trình và các xuất bản khoa học có liên quan. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập được nhằm mô tả sự biến động của kim ngạch xuất khẩu, giá và các yếu tố ảnh hưởng - Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối qua các năm nhằm thấy được sự biến động của kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

doc34 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4422 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt hàng cà phê sang thị trường Hoa Kỳ. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Phân tich thị trường cà phê Hoa Kỳ và thị trường cà phê Việt Nam. Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ. Đề ra những phương hướng, giải pháp hợp lí để nâng cao việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi không gian: Đề tài đề cập vấn đề xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ. 3.2. Phạm vi thời gian: Số liệu trong đề tài đươc thu thập trong 3 năm 2007, 2008 và năm 2009 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương liệu pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp từ các nguồn sách, báo, tạp chí, Internet, các nguồn khác như: - Hiệp hội cà phê Việt Nam - Các báo cáo thương mại của tổng cục thống kê Việt Nam - Các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí có liên quan: Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tạp chí kinh tế và dự báo. - Các wedsite: vnexpress.net, tuoitre.vn, vneconomy.com.vn… - Tài liệu giáo trình và các xuất bản khoa học có liên quan. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập được nhằm mô tả sự biến động của kim ngạch xuất khẩu, giá và các yếu tố ảnh hưởng - Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối qua các năm nhằm thấy được sự biến động của kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ HOA KỲ, THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 1. 1 THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 1.1.1 Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ về sản phẩm cà phê Hoa Kỳ không những là một nền kinh tế đứng đầu thế giới, mà còn là một thị trường rộng lớn với dân số đông thứ ba thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, dân số trẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số. Phần lớn người dân Hoa Kỳ có thói quen uống cà phê và xem cà phê là một thức uống rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ không trồng cà phê nên tất cả cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên liệu đều từ nguồn nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tương đối ổn định mỗi năm trên 1 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới thường biến động nên trị giá nhập khẩu cũng thường biến động theo. Bảng 1: Sản lượng nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ trong ba năm 2007-2009 Năm Sản lượng (nghìn tấn) Mức tăng so với năm trước Tuyệt đối (nghìn tấn) Tương đối 2007 1150 103 9,8% 2008 1350 200 17,4% 2009 1440 90 6,67% ( Nguồn: Vụ quy hoạch - kế hoạch, Bộ NN&PTNT) Nghìn Tấn Năm Hình 1.1: Biểu đồ nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ trong ba năm 2007-2009 ( Nguồn: Vụ quy hoạch - kế hoạch, Bộ NN&PTNT) Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng tương đối qua trong những năm vừa qua, do đây là một thức uống không thể thiếu trong cuộc sống người Hoa Kỳ, bên cạnh đó thì trong những năm vừa qua dân số Hoa Kỳ tăng trưởng ở mức cao. Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOPA) Thị trường Hoa Kỳ rất ưa chuộng loại cà phê Catimor thuộc họ Arabica. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Hoa Kỳ là loại Arabica nhập từ Colombia, Brazil, Mêhico, số còn lại là Robusta nhập từ Việt Nam và Indonesia. Ở thị trường Hoa Kỳ, cà phê Việt Nam chiếm chưa đến 15% số lượng và 6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ, 90% cà phê Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% tách hạt và rang xay đóng hộp. (baodoanhnhan.vn) 1.1.2 Thuế quan và các chính sách của Hoa Kỳ khi nhập khẩu cà phê Việt Nam Hoa Kỳ là một thị trường lớn, với rất nhiều tiềm năng cho các nhà xuất khẩu cà phê ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường vô cùng khó tính với những quy định về thuế quan, các luật lệ…. Đã gây không ít trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam 1.1.2.1 Thuế quan của Hoa Kỳ khi nhập khẩu cà phê Do tác động của thuế nhập khẩu sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2001 có hiệu lực nên các mặt hàng Việt Nam đã và sẽ thâm nhập thị trường Hoa Kỳ có thể tạm được phân thành hai nhóm: nhóm có thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng 0, và nhóm có thuế nhập khẩu cao hơn. Cà phê hạt các loại là mặt hàng được hưởng mức thuế suất bằng 0 cho dù nước xuất khẩu được hay không được hưởng quy chế Tối huệ quốc (Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)). Tuy nhiên, Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan. 1.1.2.2 Các chính sách, luật lệ của Hoa Kỳ khi tham gia thương mại với Việt Nam trong ngành cà phê Theo báo The Wall Streets Journal ngày 9/7/2007, ngành công nghiệp cà phê Hoa Kỳ đã có những cố gắng nhằm thi hành các biện pháp để làm tăng thêm sức ép đối với những người trồng và xuất khẩu cà phê châu Á, trong đó có Việt Nam, gây trở ngại cho hoạt động phát triển cà phê chất lượng cao của nước ta. Giờ đây, ngoài đòi hỏi nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận về quá trình chấp hành qui định hải quan và tờ khai về các nơi cung cấp cà phê, nhà xuất khẩu còn phải cung cấp thông tin nhằm bảo đảm có thể dễ dàng tìm ra xuất xứ của từng lô cà phê. Người ta dự kiến quá trình này sẽ làm tăng thêm ít nhất 1% chi phí xuất khẩu, tức là khoảng 10 đến 15 USD cho mỗi tấn cà phê. Về mối quan hệ với bạn hàng, hầu hết các doanh nghiệp, công ty Hoa Kỳ không thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòi hỏi mọi việc phải được trả lời nhanh chóng, rõ ràng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hoa Kỳ thường có nhu cầu xuất nhập hàng hóa rất lớn. Đây mới chính là các đối tác chủ yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Mặc dù tự do thương mại nhưng ở Hoa Kỳ hiện có rất nhiều luật lệ quy định về kỹ thuật và chất lượng, tạo thành các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm cà phê nước ngoài. Ngoài ra, hoạt động của hàng chục hiệp hội ngành hàng tại Hoa Kỳ trong đó có Hiệp hội cà phê là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu khi tham gia xuất khẩu ở thị trường này. Hiện chi phí mà một công ty thành viên phải đóng hàng năm cho hiệp hội chỉ vào khoảng từ 700-800 USD. Việc bán hàng qua mạng (e-commerce) hiện đang rất phổ biến ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên phương thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về pháp lý và phương thức thanh toán. Ngoài ra, một cách chào hàng tương đối hiệu quả khác ở hoa Kỳ là tham dự các cuộc hội chợ triển lãm, được tổ chức liên tục hàng ngàn cuộc mỗi năm trên khắp nước này. Hiện nay, chi phí thuê mặt bằng tại các cuộc hội chợ triển lãm ở Hoa Kỳ trung bình khoảng từ 2.000-3.000 USD cho một gian hàng chừng 10m2. Đó là chưa kể các khoản chi phí gửi hàng và cho nhân viên đi kèm. Để tăng cường xúc tiến việc giao thương với Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu và coi trọng những thói quen, luật lệ trong mua bán của các doanh nghiệp nơi đây mới có thể tiếp cận và đứng vững trên thị trường này. 1.2 THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.2.1 Các loại cà phê được gieo trồng ở Việt Nam Hiện nay Việt Nam có gần 500.000 ha cà phê được trồng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, Quảng Trị, Nghệ An... với 3 loại: Robusta, Arabica, Cheri Robusta: Việt Nam luôn được xem là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới, hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê cả nước. Robusta mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Arabica: hai loại đang trồng tại Việt Nam là Moka và Catimor Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại cà phê này. Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta, nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì  trái chín trong mùa mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt. Cheri: Không phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp, nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít người trồng loại này. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng chủ yếu là loại cà phê Robusta, 90% cà phê xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% tách hạt và rang xay đóng hộp. 1.2.2 Chất lượng sản phẩm cà phê xuất sang thị trường Hoa Kỳ Trong khoảng thời gian 5 năm lại đây ngành cà phê Việt nam đã có bước tiến vượt bậc trong sản xuất, trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của sản xuấ cà phê. Vì vậy, cà phê hạt xuất khẩu có chất lượng không cao. Cà phê hạt của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng, thế giới nói chung, vẫn chưa đạt chuẩn các chỉ tiêu của Hiệp hội Cà phê quốc tế (ICO) về độ ẩm, tạp chất, hạt hư (non, lép, đen) do khâu sơ chế còn dựa nhiều vào tự nhiên (phơi nắng) hoặc sấy thủ công. Hầu hết cà phê Việt Nam phải qua chế biến tiếp ở khâu trung gian để đạt các tiêu chuẩn giao dịch trước khi xuất sang Hoa Kỳ. Nguyên nhân chính làm cho chất lượng cà phê Việt Nam chưa cao là do người dân chưa tuân thủ đúng yêu cầu, quy trình ngay từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, tệ hơn là thu hoạch khi trái còn xanh , bởi điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng của hạt, của sản lượng, mà còn tác động trực tiếp tới sự phát triển của cây, rút ngắn thời gian ra hoa, quả chín không đúng chu kỳ... làm ảnh hưởng nặng nề vụ thu họach năm sau, kết quả nghiên cứu cho thấy nếu để tới lúc chín thu họach thì chỉ cần 850 quả/1kg, nếu thu họach khi còn xanh thì phải từ 900– 920 quả mới đạt 1kg. Lâu nay người mua và xuất khẩu trên thị trường cà phê Việt Nam vẫn theo thói quen áp dụng phương pháp truyền thống để đánh giá chất lượng cà phê như: dựa vào tỷ lê hạt đen, hạt vỡ, tạp chất, độ ẩm, thủy phân… Phương pháp này không những lạc hậu so với thế giới, mà còn vô tình đã tiếp tay cho việc thu hoạch cà phê chưa đến độ chín, dẫn đến chất lượng thấp, vậy mà thực trạng này đến nay vẫn chưa mấy cải thiện, vì thế chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay nhìn chung chưa đồng đều, lượng tạp chất cho phép còn lại trong cà phê xuất khẩu quá cao, Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Cà phê vối Cà phê chè Hình dáng Không đều, phần lớn kích cỡ hạt nhỏ, có lẫn cành cây, có đá và vỏ. Không đều, xám xanh, nhiều hạt còn xanh, thường khô quá hoặc không đủ khô. Độ ẩm (ISO 6673 trung bình) 13% 13% Khuyết tật Cao Trung bình Độ chua Thấp + thấp đến Trung Bình Độ đậm Trung bình Đặc tính Nhẹ đến mạnh Nhạt có vị cỏ Vấn đề Có mùi hôi, mùi khói, bị lên men, mốc, có đất. Chưa chín, có mùi cỏ, thiếu mùi thơm. (Nguồn: Thông tin được thảo luận và xây dựng với trưởng tư vấn chất lượng trộn Toloka- Kraft) Qua đó, có thể thấy được chất lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ còn thấp và không đồng đều đã làm cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam bị các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ ép giá, do đó giá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này thấp. Do đó cần có những giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng và doanh nghiệp để khắc phục hạn chế trên, đưa sản phẩm cà phê Việt Nam tiến xa hơn nữa trên thị trường Hoa Kỳ. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.1 Sản lượng xuất khẩu Hoa Kỳ luôn là nước nhập khẩu cà phê cao đối với nước ta. Nhu cầu cà phê của người dân Hoa Kỳ rất cao, bình quân hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu trên 1 triệu tấn. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê robusta dưới dạng thô sang Hoa Kỳ. Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới và Hoa Kỳ trong ba năm 2007 – 2009 Năm Thị Trường Năm 2007 (tấn) Năm 2008 (tấn) Năm 2009 ( tấn) Mức tăng 2008 so với 2007 Mức tăng 2009 so với 2008 Tuyệt đối (tấn) Tương đối Tuyệt đối (tấn) Tương đối Hoa Kỳ 134.966 106.393 128.050 -28.573 21,17% 21.657 20,36% Thế Giới 1.229.233 1.059.506 1.183.523 -169727 -13,8% 124.017 11,71% (Nguồn:Giá trị xuất khẩu -Tổng cục thống kê Việt Nam 2007, 2008,2009) Tấn Năm Hình 2.1 Biểu đồ sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và thế giới từ năm 2007 – 2009 (Nguồn:Giá trị xuất khẩu -Tổng cục thống kê Việt Nam 2007, 2008,2009) Vào năm 2008 thì sản lượng xuất khẩu cà phê của Viêt Nam đã giảm khoảng 13,8% tương đương khoảng 169.727 tấn. Nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi làm cho nhiều diện tích cà phê mất mùa, tình trạng cà phê mất mùa không chỉ diễn ra ở nước ta mà nhiều nước khác trên thế giới Brazil nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê cũng đã giảm sản lượng xuất khẩu khoảng 10 ngàn bao ( loại 60 kg ) do thời tiết sương giá kéo dài. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế làm người nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn và lãi vay, nên chăm sóc cây cà phê kém hơn vụ trước, điều này cũng đã tác động khá lớn đến sản lượng cà phê năm 2008... Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam xuất khẩu năm 2009 tăng khá so với 2008, tăng khoảng 11,71% tương đương khoảng 124.017 tấn, nguyên nhân là do cà phê năm 2009 không gặp hạn hán, tình hình thời tiết diễn biến thuận lợi cho cây cà phê phát triển nên tỷ lệ đậu cao. Bên cạnh đó, theo phân tích của Vicofa, những tín hiệu mừng trong việc xuất khẩu cà phê năm 2009 còn do người dân đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật cung cầu của thị trường thế giới để chủ động lượng cà phê bán ra nhằm hạn chế rủi ro. Đối với thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là vào năm 2008 sản lượng giảm khoảng 21,17% tương đương khoảng 28.573 ngàn tấn nguyên nhân là do Hoa Kỳ đã có những nỗ lực nhằm thi hành các biện pháp an ninh nhập khẩu để làm tăng thêm sức ép đối với những người trồng và xuất khẩu cà phê châu Á, trong đó có Việt Nam ngoài đòi hỏi nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận về quá trình chấp hành qui định hải quan và tờ khai về các nơi cung cấp cà phê, nhà xuất khẩu còn phải cung cấp thông tin nhằm bảo đảm có thể dễ dàng tìm ra xuất xứ của từng lô cà phê, làm gia tăng chi phí xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng chất lượng cà phê Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ nên sản lượng cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng giảm. Đồng thời nguyên nhân là do chi phí xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ tăng cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam chủ động chuyển sang một số thị trường khác như: Bỉ, Italia, Trung Quốc, Việt Nam còn mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê sang một số thị trường khác như vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước ASEAN và vùng Trung Mỹ…Đặc biệt, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của Hoa Kỳ về chất lượng cà phê, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn trong giai đoạn khủng hoảng nên sản lượng xuất sang Hoa Kỳ giảm mạnh…. Đến năm 2009 hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam có tín hiệu khả quan hơn tăng khoảng 20,36% so với năm 2008 với lý do cầu cà phê tại Mỹ trong năm 2009 tăng cao, thêm vào việc các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ lỏng tay hơn trong việc áp đăt các quy định nhập khẩu. Bảng 3 : Sản lượng hàng quý trong ba năm 2007 đến năm 2009 Đơn vị: tấn Năm Sản lượng xuất khẩu hàng quý Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2007 22.436 34.967 48.962 28.601 2008 39.827 19.349 14.929 32.288 2009 42.914 35.018 13.121 36.997 (Nguồn: Tổng hợp giá trị xuất khẩu - Tổng cục thống kê Việt Nam qua các tháng của năm 2007, 2008,2009) Dựa vào kết quả hoạt động xuất khẩu cà phê hàng quý sang Hoa kì từ năm 2007 đến năm 2009, chúng ta sẽ đưa ra sản lượng dự báo sang Hoa Kỳ trong năm 2010 này như sau: Tính toán các chỉ số mùa vụ Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 2007 22.436 34.967 48.962 28.601 134.966 2008 39.827 19.349 14.929 32.288 106.393 2009 42.914 35.018 13.121 36.997 128.050 Tổng 105.177 89.334 77.012 97.886 369.409 Trung bình quý 35.059 29.877 25.671 32629 30.809 Chỉ số mùa vụ 1,138 0,970 0,833 1,06 - Hoá giải tính chất mùa vụ bằng cách chia giá trị của từng quý cho chỉ số mùa vụ tương ứng. Chẳng hạn: 22.436/1,138 = 19.715; 34.967/0,970 = 36.048… Ta được số liệu sau: Năm Sản lượng xuất khẩu hàng quý (tấn) Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2007 19.715 36048 58.777 26.982 2008 35.037 19947 17.921 30.460 2009 37.710 35.018 15.751 34.903 Phân tích hồi quy: Quý x y x2 Xy Q2007-1 1 19.715 1 19.715 Q2007-2 2 36.048 4 72.096 Q2007-3 3 58.777 9 176.331 Q2007-4 4 26.982 16 107.928 Q2008-1 5 35.037 25 175.185 Q2008-2 6 19.947 36 119.682 Q2008-3 7 17.921 49 125.447 Q2008-4 8 30.460 64 243.680 Q2009-1 9 37.710 81 339.390 Q2009-2 10 35.018 100 350.180 Q2009-3 11 15.751 121 173.261 Q2009-4 12 34.903 144 418.836 Tổng 78 368.269 650 2321.731 Phương trình có dạng: Y = ax + b Xác định hệ số: a = (n∑xy-∑x∑y)/(n∑x2 – (∑x)2) =(12x2321731 – 78x368269)/(12x650 – 782) = -504 b = (∑x2∑y - ∑x∑xy)/( n∑x2 – (∑x)2) = (650x368269 – 78x2321731)/( 12x650 – 782) = 33963 Phương trình cần tìm: Y = -504x + 33963. (*) Thay thế giá trị x cho 4 Quý của năm 2010 bằng 13, 14, 15, 16 vào phương trình (*). Và đây là dự báo phi mùa vụ cho 4 quý tới. Y2010-1 = (-504x13) + 33963 = 27411 Y2010-2 = (-504x14) + 33963 = 26907 Y2010-3 = (-504x15) + 33963 = 26403 Y2010-4 = (-504x16) + 33963 = 25899 Cuối cùng là xác định sản lương dự báo trong năm 2010 : Quý Chỉ số mùa vụ Dự báo phi mùa vụ Dự báo sản lượng năm 2010 1 1,138 27.411 31.194 2 0,970 26.907 26.100 3 0,833 26.403 21.994 4 1,06 25.899 27.453 Sản lượng dự báo năm 2010 106.741 Theo dự báo trên thì với 106741 tấn (khoảng 0.11 triệu tấn) thì có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh hiện nay, bởi vì hiện nay Hoa Kỳ đang đẩy mạnh nhập khẩu cà phê từ nhiều nước trên thế giới nhằm cung ứng thị trường trong nước vốn đa dạng chủng loại. Tuy nhiên diện tích trồng cà phê hiện nay ở Việt Nam với khoảng 500.000 ha chủ yếu là Tây Nguyên, cùng với tiêu chí của chính phủ là hạn chế việc phá rừng trồng cà phê của một số hộ dân. Do đó, sản lượng xuất khẩu ra thế giới cũng như Hoa Kỳ sẽ ít biến đổi so với năm 2009. 2.2 Giá cà phê Trong những năm vừa qua, mặc dù cà phê Việt Nam đã có những cải tiến đáng kể về chất lượng nhưng giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa cân xứng vị thế là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Năm 2007, có lẽ là một năm mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và nông dân trồng cà phê đều trúng lớn. Cà phê không những được mùa mà còn được giá. Trong năm này, làm ủy thác cũng thắng mà làm trực tiếp cũng thắng. Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu hơn 1 triệu tấn cà phê, giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao, khoảng 1.430 USD/tấn theo giá FOB. Giá cà phê xuất sang thị trường Hoa Kỳ cũng luôn ở mức cao khoảng 1420 USD/tấn. Trái lại, năm 2008 lại khác, cà phê được báo cáo là mất mùa. Đây cũng là năm biến động về giá cà phê trong nước cũng như xuất khẩu không thể lường trước, giá cà phê trong nước phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường cà phê thế giới. Tháng 2/2008 giá cà phê trong nước giao động từ 40.000 – 42.000 đồng/kg, giá cà phê nhân (loại Robusta ) xuất khẩu (FOB) tại Tp.HCM đạt tới 2.520 USD/tấn, trong khi giá xuất khẩu cà phê của Brazil luôn cao hơn Việt Nam khoản 2.580 USD/tấn, giá xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ khoảng 2.510 USD/tấn thấp hơn 10 USD/tấn so với giá chào bán theo FOB. Đến tháng 8/2008 giá cà phê trong nước giảm khoảng 34.000 - 35.000 đồng/kg thì giá cà phê nhân (loại Robusta ) xuất khẩu đạt khoảng trên 2.000 USD/tấn, đợt rớt giá cao nhất vào trong tuần tháng 10/2008 giá cà phê rớt xuống khoảng còn 26.000 - 27.000 đồng/kg, giá xuất khẩu khoảng 1710 USD/tấn giảm 23,5% so với tháng 9/2008 và giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong những ngày đầu tháng 12/2008, giá cà phê xuất khẩu của nước ta giảm xuống còn 1.545-1.560 USD/T, giảm trung bình 65 USD/tấn so với cuối tuần trước, nhưng vẫn tăng 4,2% so với đầu tháng 11/2008. Giá thu mua cà phê nhân loại 1 trong nước giảm 300 đ/kg xuống 26.400 đ/kg, tăng 2,6% so với đầu tháng trước. Giá cà phê của Việt Nam lúc nào cũng thấp hơn Brazil trung bình mỗi tấn khoản 50-65 USD. Giá cà phê nhân xuất khẩu sang Hoa Kỳ luôn thấp hơn giá chào bán của FOB từ 5-10 USD/tấn, tại thị trường này cà phê của Việt Nam không chỉ cạnh tranh gay gắt với Brazil mà còn cạnh tranh với nước Colombia, Ấn Độ. Năm 2009, giá cà phê thế giới giảm mạnh, dẫn đến thị trường trong nước cũng rớt giá theo.Trong sáu tháng đầu năm này, giá cà phê biến động phức tạp. Cà phê Robusta giao dịch tại thị trường London ngày đứng ở mức khoảng 1.457 USD mỗi. Giá cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo đó cũng giảm mạnh, biến động phức tạp giá binh năm này khoảng 1.490 USD/tấn. ĐVT:USD/tấn (Nguồn:Tổng hợp từ viện chính sách và chiến lược PT - NNNT) Hình 2.2: Biểu diển giá cà phê Quốc tế, trong nước và giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2008. Nhìn chung, trong những năm vừa qua khi đem cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhà sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn bán trong nước. Tuy nhiên, giá cà phê Việt Nam khi chào bán sang thị trường Hoa Kỳ bao giờ cũng thấp hơn so với các nước khác. Nguyên nhân chủ yếu do chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ. Đây là một hạn chế lớn mà ta cần khắc phục để cà phê Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc gia khác. 2.3 Kim ngạch xuất khẩu Hoa Kỳ luôn được đánh giá là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tới 21,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2008. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị:: Tỷ USD Năm Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức tăng 2008 so với 2007 Mức tăng 2009 so với 2008 Kim ngạch Tương đối(%) Kim ngạch Tương đối(%) Hoa Kỳ 0.21 0.21 0.20 0,00 0% -0.01 4,76% Thế Giới 1.91 2.11 1.73 0,20 10,5% -0.38 -18,01% Tỷ USD Năm Hình 2.3: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ và thế giới từ 2007-2009 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thế giới có giao động với biên độ không cao và kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ biến động cũng không nhiều. Vào năm 2009 kim ngạch giảm 18,01% tương đương khoảng 0,38 tỷ USD, đây là năm ngành cà phê Việt Nam trúng mùa nhưng lại là năm giá cà phê thế giới rớt giá dẫn đến kim ngạch giảm so với năm 2008, đối với Hoa Kỳ trong năm 2009 sản lượng xuất vào thị trường này có giảm đôi chút khoảng 4,76% tương đương 200 triệu tấn, không có biến động nhiều. Vào năm 2008, theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), sản lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng, đạt gần 96,62 triệu bao năm 2008 (60kg/bao). Tuy nhiên, ngoại trừ Brazil, nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, các quốc gia xuất khẩu cà phê lớn còn lại như Việt Nam, Ấn Độ, Colombia và Mexico đều giảm sản lượng xuất khẩu so với năm 2007. Một điều đáng chú ý trong năm 2008 là sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm gần 13,8% khoảng 170 ngàn tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn so với năm 2007 khoảng 10,5% ước đạt khoảng 200 triệu USD, là do giá cà phê xuất khẩu tăng cao. Riêng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, không những giảm về lượng mà còn giảm về giá trị hơn 1,9 triệu USD, nguyên nhân là do trong thời kỳ này nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn trong thời kỳ khủng hoảng, chất lượng cà phê của Việt Nam còn hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà nhập khẩu Hoa Kỳ nên sản lượng còn thấp. Nhìn chung, từ năm 2007 đến nay kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhu cầu cà phê của Hoa Kỳ năm 2009 khoảng 1 triệu tấn nhưng Việt Nam chỉ mới xuất khẩu khoảng 130 ngàn tấn tương đương khoảng 250 triệu đô la, con số này còn khá khiêm tốn so với vị thế của một nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, đây là vấn đề chúng ta nên quan tâm để tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy xuất khẩu. 2.4 Các loại sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới với nhiều loại sản phẩm khác nhau ra thế giới cũng như Hoa Kỳ. Dưới đây là một số loại sản phẩm xuất khẩu chính: 2.4.1 Cà phê thô (nguyên liệu) Người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm cà phê đã qua chế biến của Việt Nam. Hiện nay, Cà phê Việt Nam đang có mặt ở tất cả các châu lục. Việt Nam còn là thành viên quan trọng của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nhưng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là ở dạng nguyên liệu, chưa qua chế biến nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị, nếu có chỉ là những chiếc máy đã qua sử dụng, cộng thêm vào đó nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất chế biến còn thiếu, ở Việt Nam những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm một lượng nhỏ, chưa tương xứng với hiện tại. Việt Nam trở thành nhà sản xuất cà phê thô lớn nhất thế giới vào năm 2007 với tổng sản lượng thu hoạch tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Một báo cáo đăng trên website của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, hiện Việt Nam đang tiếp tục trồng và thử nghiệm nhiều hạt giống cà phê mới, thơm ngon hơn, năng xuất cao hơn. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đánh giá rất cao về thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới trong bối cảnh, giá cà phê thô ở thị trường Mỹ và nhiều nước châu Âu đang đội lên rất cao do nhu cầu tiêu thụ tăng nhưng sản lượng nhập khẩu chưa đáp ứng đủ việc sản xuất và tinh chế cũng như tạo ra nhiều sản phẩm mới cho cà phê tan. Bảng 5: Sản lượng xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2009 Đơn vị: tấn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sản lượng năm 2008 so với năm 2007 Sản lượng năm 2009 so với năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 121.469 96.818 115.245 -24.651 20,29% 18.427 19.03% (Nguồn: kinhtenongthon.com.vn) Tấn (Nguồn: kinhtenongthon.com.vn) Do chủ yếu mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ là dạng thô cho nên tổng sản lượng cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ có biến động thì biến động đó có thể nói là do biến động trong việc xuất khẩu cà phê thô. Như đã phân tích ở trên, sản lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2008 giảm đáng kể so với năm 2007 cụ thể là giảm 20,29% ước giảm 24.651 tấn là do thời tiết bất ổn khiến sản lượng giảm đáng kể, Hoa Kỳ khắc khe hơn trong việc nhập khẩu hàng hóa từ Châu Á và khủng hoảng kinh tế lên cao trào vào năm 2008. Sang năm 2009 nền kinh tế Hoa Kỳ khởi sắc hơn, rào cản thương mại hạn chế hơn, do vậy mà nước này tăng cường nhập khẩu hơn so với năm trước tăng 19,03% ước tăng 18.427 tấn. Về chế biến, với thực trạng 90% sản lượng cà phê xuất khẩu dưới dạng thô nên hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng tiêu chuẩn cũ trong thu mua, chế biến, thậm chí mua, bán xô mà không theo một tiêu chuẩn nào. Tỉ lệ doanh nghiệp áp dụng TCVN 4193.2005 trong mua bán chiếm chưa đến 1%. Do việc áp dụng tiêu chuẩn là tự nguyện nên nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì phân hạng càphê theo 3 tiêu chí: % thủy phần, đen vỡ, tạp chất. Cung cách “không giống ai” đó khiến cà phê xuất khẩu Việt Nam luôn thăng trầm. Thêm vào đó, mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với người trồng càphê còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán ngay trên sân nhà. (Kinhtenongthon.com.vn, 2009) 2.4.2 Cà phê bột (cà phê pha phin) và cà phê hoà tan Mỗi năm Braxin sản xuất 2,5 triệu tấn càphê, trong đó 50% dùng chế biến cà phê hòa trong nước. Một phần sản lượng cà phê này được xuất khẩu. Với hơn 100 triệu dân, bình quân mỗi người dân tiêu dùng 4-5kg cà phê thì lượng tiêu thụ trong nước của Braxin đã khoảng 450.000 tấn nên họ không bị ảnh hưởng bởi giá quốc tế. Còn ở nước ta, hiện mới chế biến được khoảng 10.000 tấn (bằng 5% tổng sản lượng) nên chẳng thấm tháp vào đâu so với 1 triệu tấn cà phê sản xuất mỗi năm. Thêm vào đó, tiêu dùng nội địa cũng rất thấp, chưa được 0,5kg/người/năm, vì thế ngành cà phê nước ta phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu. (kinhtenongthon.com.vn) Cà phê bột (cà phê pha phin) Cà phê bột là sản phẩm đã qua chế biến và xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu của loại cà phê là tương đối cao,có thể được kết hợp và chế biến từ nhiều loại cây cà phê khác nhau như Arabica, Robusta, Cherry với nhiều mùi vị khác nhau nhằm thoả mãn mọi yêu cầu từ người thưởng thức. Tại Việt Nam có nhiều công ty chế biến và xuất khẩu loại cà phê này như Trung Nguyên, Trần Quang, Nam Sương, Nesle…. Và Trung Nguyên được biết đến như đầu tàu trong lĩnh vực kinh doanh các loại sản phẩm cà phê trong đó có cà phê bột. Cà phê hoà tan Nếu như trước những năm 2000 thị trường cà phê hoà tan tại Việt Nam còn khá nghèo nàn về chủng loại sản phẩm và ít được nhà đầu tư quan tâm thì đến nay thị trường này đã tăng nhanh một cách đáng khâm phục. Thị trường cà phê hoà tan đang có xu hướng “nở nồi” vì có các ưu thế như giúp người dùng tiết kiệm thời gian, sản phẩm có tính năng động, trẻ trung phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ (lớp người tiêu dùng mới) hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy thị trường này đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2007: từ 20-25%. Để tham gia vào thị trường này này nhiều thương hiệu đã quyết định đầu tư lớn như VinaCafe với một nhà máy cà phê hoà tan 20 triệu USD, với công suất 3.000 tấn/năm, Trung Nguyên thì có một dây chuyền sản xuất cà phê hoà tan G7 lên tới 10 triệu USD, công suất 2.00 tấn/năm... Ngoài những tên tuổi kinh doanh cà phê hoà tan quen thuộc như NesCafe (Nestle), VinaCafe, G7Coffee (Trung Nguyên)...  còn có các nhãn hiệu như Café Moment (Công ty CP Sữa VN - Vinamilk), Max Coffee (Singapore). 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Yếu tố vĩ mô Kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp thấp và tiêu dùng tăng cao dẫn đến nhu cầu về tiêu thụ cà phê cũng tăng cao. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, thậm chí là không tăng trưởng, người dân thắt chặt chi tiêu khi đó sẽ gây khó khăn rất lớn cho những nhà sản xuất và cũng đồng nghĩa với việc sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu khủng hoảng tháng 12 năm 2007 nguyên nhân cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ỏ thứ cấp (Theo vi.wikipedia.org). Kể từ đó hàng loạt những ngân hàng công ty lớn của Mỹ rơi vào tình trạng phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục cao nhất khoảng 10% khiến cho nhiều người thắt chặt chi tiêu và kéo theo hàng loạt công ty lớn nhỏ lâm vào bờ vực phá sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế này được xem là lớn nhất trong lịch sử và tại Hoa Kỳ chấm dứt vào tháng 7 năm 2009(Theo baodoanhnhan.vn) Khoa học – kĩ thuật Trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu cà phê thì hiện tại cũng có một số dây chuyền sản xuất khá hiện đại của các doanh nghiệp như Trung Nguyên, Vinamilk, có thể giúp cho các giai đoạn sản xuất nhanh hơn, tiết kiệm thời gian lao động, công sức công nhân gia tăng năng suất. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể nào bỏ qua một trong những phát minh khoa học có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với thế giới đó chính là Internet. Chính sự ra đời của Internet mà việc buôn bán đặt hàng qua mạng hay còn gọi là Thương mại điện tử cũng đã ra đời và có những thành của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Thương mại trong lĩnh cà phê cũng có thể đó là việc trao đổi thông tin sản phẩm giữa các sản phẩm mới và người mua hoặc là việc thanh toán trưc tuyến thay cho phương thức giao dịch truyền thống. Hơn nữa, Internet cũng giúp ích cho doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh giúp cho thương mại vượt qua biên giới không gian và thời gian. Toàn cầu hóa Tỉ giá hối đoái Đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhiều doanh nghiệp trong nước hy vọng tỷ giá sẽ ngày một tăng nhằm giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao hơn, thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu ra thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Tuy nhiên cũng đôi khi tỷ giá giảm xuống khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không kip phản ứng khiến cho giá trị xuất khẩu giảm thậm chí là bị lỗ. Chính vì vậy các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu của Việt Nam nên theo dõi xít sao sự chuyển biến của tỷ giá để khi đó có thể ứng phó một cách kịp thời và chủ động nhất. Hội nhập Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, thương mại trên thế giới như ASEAN, APEC hay mới đây nhất là WTO khiến hàng rào thương mại giữa các nước thành viên được mở rộng. Việc gia nhập WTO sẽ khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam làm ăn hơn, cũng đồng nghĩa với việc áp lực cạnh tranh trên thị trường cũng lớn. Văn hóa – xã hôi Trên phương diện quản trị ta có thể xem văn hóa chính là những đặc trưng về ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật, hệ thống quan niệm sống, thái độ đối với tự nhiên, môi trường, di sản văn hóa cũng như các giá trị vật chất tinh thần nhằm phân biệt các thành viên của cộng đồng này với thạnh viên của cộng đồng khác. Giá trị văn hóa chứa đựng những niềm tin căn bản về một trạng thái được coi là đáng tin cậy và có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân và có ý nghĩa tương đối bền vững theo thời gian. Chẳng hạn như những giá trị của một cộng đồng như lòng yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, những điều nên làm và không nên làm hoặc các phong tục, tập quán. Với Hoa Kỳ, văn hóa dùng cà phê mỗi buổi sáng hay những lúc thư giãn là điều mà mỗi người dân ở đây ít khi tách khỏi cuộc sống của họ, họ xem uống cà phê như là một thú vui, thưởng thức cà phê cần phải có nghệ thuật, uống cà phê không chỉ đơn thuần là uống một thức uống đơn giản mà là tận hưởng hương và mùi vị của nó. Yếu tố vi mô Nhà cung ứng Đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam thì nhà cung ứng ở đây chính là nguồn nguyên liệu. Với khoảng 500.000ha đất trồng cà phê mà chủ yếu là ở Tây Nguyên thì Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn, đó là nguồn nguyên liệu dồi dào. Tuy nhiên, điều mà khiến các quan chức lo ngại là sự thiếu kinh nghiệm của người trồng cà phê đó là thu hoạch quá sớm hay khâu chăm sóc không được chú ý khiến năng xuất chưa cao làm cho nguồn nguyên liệu giảm đi đáng kể. Khách hàng-Thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ vốn là thị trườn khó tính, yêu cầu xát xao về chất lượng điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam gặp khó khó do công nghệ, máy móc còn lạc hậu, chưa có nguồn vốn để đầu tư, và cũng một phần Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là sản phẩm thô nên các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm về nâng cao chất lượng. Hiện nay chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế xuất khẩu cà phê thô bởi vì giá trị kinh tế mang lại không cao mà chuyển sang loại sản phẩm tinh có giá trị cao hơn. Để làm được điều này việc đầu tiên của các doanh nghiệp là đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao không chỉ thị trường Hoa Kỳ mà còn nhiều thị trường khác trên thế giới nữa. Đối thủ cạnh tranh Trên thị trường Hoa Kỳ Việt Nam đang thất thế so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như : Brasil. Colombia. Những đối thủ này hơn chúng ta rất nhiều điểm như : về loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm...Việt Nam chỉ có thế mạnh duy nhất nhất đó là về giá xuất khẩu. Mặc dù vậy chung ta không nên quá tự hào về yếu tố này vì chúng ta xuất khẩu giá thấp thì giá trị lợi nhuận sẽ không được cao, ngươc lại các đổi thủ tuy có giá cao hơn chúng ta nhưng sản phẩm của họ có chất lượng hơn, giá trị cao hơn thì hiển nhiên họ sẽ có lợi thế hơn. CHUƠNG 3 PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG HOA KỲ 3.1 Điểm mạnh Với diện tích trồng cà phê hơn 500.000ha, mỗi năm sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazin. Với nguồn cung ổn định Việt Nam là bạn hàng lớn đối với nhiều nước trên thế giới nư Mỹ, EU, Úc… 3.2 Điểm yếu Khá nhiều phương tiện sản xuất cà phê của ở các doanh nghiệp đang trong tình trạng lạc hậu gây tổn hao nhiên liệu, chất lượng sản phẩm cho nên làm cho Việt Nam không thể cạnh tranh so với những quốc gia xuất khẩu khác vào thị trường Hoa Kỳ. Sản phẩm xuất sang Hoa Kỳ thiếu đa dạng phần lớn là sản phẩm thô, chưa qua chế biến, lợi nhuận từ sản phẩm này không cao mặc dù sản lượng xuất khẩu là rất lớn. Chưa định hướng rõ ràng, chạy đua số lượng bỏ quên chất lượng, mối lo lớn nhất hiện nay của ngành cà phê chính là tình trạng phá vỡ quy hoạch do giá cà phê tăng cao. Mặc dù Hiệp hội Cà phê Việt Nam cũng thống nhất kiến nghị nên ổn định diện tích cà phê ở mức trên dưới 500.000 ha, song, do giá cà phê đang ở mức cao đã khiến người nông dân ồ ạt mở rộng diện tích. Doanh nghiệp xuất khẩu trong nước chưa thực sự đoàn kết, yếu thế khi bị cá doanh nghiệp nước ngoài có nguồn lực mạnh cạnh tranh. Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ phân tán không tập trung, yếu về quy mô và công nghệ sản xuất còn lạc hậu, công nghệ sơ chế chưa đồng bộ nên chất lượng vẫn còn thấp. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vẫn bị ép giá do chất lượng cà phê của Việt Nam thấp không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Công tác quản lý kém, không đưa ra được bước đi đúng trong ngắn và dài hạn mỗi khi giá cả biến động hay cầu giảm thì doanh nghiệp lại tỏ ra lung túng trong điều hành quản lý. Một điểm hạn chế nữa là thiều thông tin cập nhật, trong suốt hơn 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (London), NYMEX (New York). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phán đoán thị trường và dùng hợp đồng kỳ hạn như một công cụ phần nào đã hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Hệ thống văn bản pháp luật chưa rõ ràng, các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt. Thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay. Lãi suất ngân hàng tăng cao, người sản xuất không có đủ vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại khi xuất khẩu sản phẩm cà phê sang thị trường Hoa Kỳ do những luật lệ, chính sách. 3.3 Cơ hội Việc sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam lớn do có diện tích trồng cà phê rộng lớn. Với nguồn cung lớn như vậy Việt Nam Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới trong thị trường Hoa Kỳ. Sau khủng hoảng, kinh tế thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng có những bước khởi sắc. Đây cũng là điều mà Việt Nam mong muốn rất lớn ở thị trường Hoa Kỳ bời vì khi đó người dân không còn thắt chặt chi tiêu, đồng nghĩa với việc tiêu dùng sẽ tăng và tiêu thụ cà phê cũng tăng theo quy luật đó. Việt Nam trở thành thành viên của WTO nên được hưởng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu khi xuất khẩu vào các nước thành viên của WTO.Hệ thống cơ sở vật chất chế biến cà phê và mạng lưới tiêu thụ cà phê cũng được phát triển mạnh trong quá trình hội nhập. Quan trọng hơn, qua hội nhập, đội ngũ các nhà kinh doanh đã có bước tiến lớn trong hiểu biết thị trường cà phê thế giới, trong buôn bán kinh doanh cà phê trên thương trường. Thương hiệu cà phê Việt Nam, thương hiệu Trung Nguyên… dần dần được khẳng định trên thị trường thế giới. Đáp ứng những yêu cầu khắc khe của thị trương thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ. Luật Thương mại có hiệu lực vào đầu năm 2006 cũng đã cho phép các doanh nghiệp được mua bán hàng hoá qua sàn giao dịch nước ngoài và doanh nghiệp được phép chọn ngân hàng uy tín để bảo lãnh. Hiệp hội cà phê Cacao Việt Nam (VICOFA) cùng với bộ NN-PTNT, Ngoại giao, Công thương đã xúc tiến triển khai hợp tác với Hoa Kỳ xây dựng sàn giao dịch giữa cà phê Việt Nam và Hoa Kỳ để doanh nghiệp Việt Nam có thể đặt lệnh mua bán trực tiếp trên các sàn giao dịch ở Hoa Kỳ. Đặc biệt là đưa sản phẩm cà phê Việt Nam giao dịch tại sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CME) - sàn giao dịch kỳ hạn lớn nhất thế giới. 3.4 Nguy cơ Sau khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ đã có những bước khởi sắc những chưa thực sự ổn định do tàn dư của cuộc khủng hoản kinh tế mang lại dẫn đến đồng Đôla biết động không ngừng đặc biệt là trong quý I năm 2010 biến động rất lớn. Chính vì điều này khiến cho doanh nghiệp Việt Nam luôn ở thế bị động và tiềm ẩn những nguy cơ. Với việc hội nhập quốc tế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê nước ngoài với lợi thế lớn về vốn đã mở đại lý mua cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, thu hút mạnh lượng cà phê trong dân do đưa ra giá mua cao, các doanh nghiệp "bản địa" không thể cạnh tranh về giá mua hàng đành giảm lượng xuất khẩu. Từ những nhận định trên chúng ta có thể tổng kết qua bảng phân tích SWOT như sau: Bảng 6: Ma trận SWOT Những cơ hội Nhu cầu về cà phê tại Hoa Kỳ đang tăng sau khủng hoảng Hội nhập, rào cản thương mại hạn chế hơn. Những nguy cơ Biến động thị trường Kinh tế suy thoái => cầu giảm Cạnh tranh lón khi hội nhập Những điểm mạnh Sản lượng cao, nguồn cung ổn định, giá phù hợp Chiến lược SO S1+O1 và O2: Đẩy mạnh xuất khẩu Chiến lược: ST S1+T3: Giá phù hợp Những điểm yếu Phương tiện sản xuất lạc hậu Sản phẩm chưa đa dạng Định hướng không rõ rang Công tác quản lý kém Thiếu thông tin Chiến lược WO W2+O1: Tập trung vào một mặt hàng cụ thể. Chiến lược WT W1,W2,W3+T1,T3:Tập trung vào thị trường lâu dài CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HỢP LÝ ĐỂ NÂNG CAO VIỆC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ Tóm lại, với những thành tựu đạt được thì xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn đòi hỏi cần giải quyết: 4.1. Về phía nhà nước và các hiệp hội Đầu tư vào nghiên cứu cải tạo giống cà phê để có được giống cà phê có năng suất cao, chất lượng tốt. Phát triển thêm cà phê chè, loại cà phê rất được người Mỹ ưa dùng. Đầu tư vào mua trang thiết bị máy móc mới hiện đại, đổi mới và cải tiến máy móc trang thiết bị cũ để chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu. Tập trung vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ thông qua việc cử các đoàn cán bộ sang Hoa Kỳ khảo sát nghiên cứu thị trường này. Đồng thời cũng nghiên cứu cách thức mua bán cà phê của thị trường Hoa Kỳ cũng như tìm hiểu về hệ thống luật pháp và các quy định liên quan đến buôn bán cà phê trên thị trường này. Cũng có thể thuê các công ty của Hoa Kỳ hay các công ty khác chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường để nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ. Nâng cao vai trò của Vicofa để liên kết chặt chẽ hơn các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của cả nước lại với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho ngành cà phê Việt Nam, tránh tình trạng gây ra lộn xộn đối với thị trường trong nước và bị các nhà nhập khẩu nước ngoài ép giá. Đồng thời cũng cần kịp thời có những kiến nghị kịp thời với Chính phủ để điều chỉnh cũng như hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê khi thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động, cũng như khi ngành cà phê Việt Nam gặp khó khăn. Ngoài việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thành viên thì hiệp hội cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo, quảng bá sản phẩm cũng như tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật pháp lý cũng như thương mại xuất khẩu cho các doanh nghiệp khi kinh doanh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Với các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê như vận chuyển, tư vấn, bảo hiểm, hải quan, kiểm định thì cần nâng cao chất lượng phục vụ. Tìm cách hạ thấp giá thành các sản phẩm dịch vụ của mình, đặc biệt là với dịch vụ vận chuyển và lưu cảng vì hiện chi phí cảng biển Việt Nam cao gấp 1,5 lần so với các cảng trong khu vực. Thủ tục hải quan cần giải quyết nhanh chóng hơn, đơn giản hơn, giảm phí bảo hiểm và giải quyết nhanh khi thanh toán các khoản bồi thường cho doanh nghiệp nếu có rủi ro xảy ra. 4.2 Về phía doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê Cần quan tâm đầu tư vào thiết bị máy móc hiện đại, một phần giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng hơn, một phần tiết kiệm được chi phí nhiên liệu so vói máy móc cũ gây ra để từ đó nâng cao hình ảnh, giá trị doanh nghiệp trên trường quốc tế. Các nguồn mà doanh nghiệp cần huy động cho vốn đầu tư này trước hết là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp, vốn đi vay của các ngân hàng đầu tư, từ ngân sách Nhà nước (nếu là doanh nghiệp Nhà nước), các nguồn vốn góp, vốn liên doanh liên kết (kể cả liên doanh với nước ngoài và với các doanh nghiệp trong nước). Ngoài ra doanh nghiệp có thể huy động các nguồn vốn thông qua các tổ chức tín dụng khác, qua tín dụng của các đối tác, qua nguồn liên doanh liên kết và thậm chí là qua nguồn vốn của dân, thông qua việc cổ phần hóa để huy động vốn góp nhàn rỗi từ trong dân. Nâng cao năng lực quản lý của các thành phần trong doanh nghiệp, mở những lớp bồi dưỡng nhằm phát huy tư duy sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp, mời các chuyên gia về kinh tế truyền đạt những kinh nghiệm, từ đó rút ra những bài học bổ ích. Đoàn kết các doanh nghiệp trong nước bằng cách trao đổi những thông tin thu thập được từ nước ngoài, trao đổi công nghệ sản xuất. Tăng cường chế biến sản xuất cà phê tinh, hạn xuất khẩu cà phê thô do sản lượng xuất khẩu cà phê thô cao nhưng giá trị lại thấp, không tương xứng với vị thế hiện có của cà phê Việt Nam, bằng cách đầu tư kỹ thuật, nghiên cứu các sản phẩm. Có thể mời các chuyên gia nước ngoài nhiều kinh nghiệm chuyên về cà phê để chỉ đạo, hướng dẫn nhằm đa dạng hóa sản phẩm nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, có chính sách thu hút những lao động có trình độ, hiểu biết về cà phê và về kinh doanh xuất khẩu cà phê. Đối với các cán bộ làm công tác kinh doanh xuất khẩu cà phê thì các doanh nghiệp cũng tiến hành công tác đào tạo thông qua các hình thức như tự đào tạo, đào tạo tại chỗ, liên kết với các trường đại học trong nước hoặc là cử đi đào tạo ở nước ngoài. Thậm chí có thể thuê chuyên gia nước ngoài về đào tạo. Với cán bộ làm công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh mua bán cà phê thì cần cử ra nước ngoài đào tạo và học hỏi kinh nghiệp. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong quá trình hội nhập hiện nay, ngành cà phê là một trong những ngành giữ vai trò chủ lực của nước ta, luôn là một trong những ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Vì thế có thể coi đây là ngành hàng mũi nhọn cần tập trung phát triển xuất khẩu trong thời gian tới. Đặc biệt, ở thị trường Hoa Kỳ một thị trường trọng yếu nhưng chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam khai thác hết. Lượng cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn còn thấp, lượng ngoại tệ thu về chưa tương xứng. Nguyên nhân là do Việt Nam không chỉ phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh bên ngoài mà bản thân ngành cà phê nước ta còn nhiều hạn chế về: chất lượng, chủng loại... nên cần có những giải pháp đồng bộ liên quan đến các khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng, củng cố và phát huy hiệu quả các trung tâm giao dịch… để khắc phục những hạn chế, khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong thời gian tới. 2. KIẾN NGHỊ Nhà nước và các đối tượng có liên quan cần coi cà phê là cây trồng mũi nhọn, có nhiều tiềm năng khai thác và cần xác định rõ đây là một mặt hàng chủ lực trong chiến lược phát triển nông nghiệp - cây công nghiệp - nông sản xuất khẩu để có chính sách đầu tư phát triển hợp lý. Nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho người sản xuất cà phê để họ có điều kiện duy trì phát triển và thâm canh năng suất cây trồng khi mức giá cà phê xuống ngang bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất. Chính phủ nên có những biện pháp xúc tiến thương mại, thành lập các cơ quan về ngành hàng cà phê để có thể nghiên cứu hướng đi cho ngành, nghiên cứu khoa học kỹ thuật áp dụng cho trồng trọt và sản xuất cà phê mang lại năng suất cao. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm cà phê, không nên để tình trạng quá nhiều đơn vị kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu như hiện tại mà thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ cà phê. Hiệp hội cà phê nên có nhiều hoạt động tích cực hơn nữa để có thể giúp đỡ các doanh nghiệp, người trồng cà phê có thể cải thiện chất lượng cà phê, giúp các doanh nghiệp xúc tiến thương mại song phương, hướng dãn những thủ tục hành chính khi xuất khẩu. Ngành cà phê cần đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu, nhất là cà phê chế biến dạng thành phẩm, đồng thời phải nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thế giới. Ngành cà phê cần có chiến lược thị trường cụ thể, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thị trường và cần có chiến dịch tuyên truyền quảng cáo trên thị trường quốc tế, mở rộng khả năng tiếp thị, xây dựng những bạn hàng lớn ổn định lâu dài đồng thời tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thâm canh và mở rộng sản xuất cà phê nhất là trong khâu chế biến đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin trong toàn ngành cà phê, thường xuyên liên tục để nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, thống nhất trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, tranh thủ thời cơ thuận lợi trong kinh. Cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động của các doanh nghiệp cà phê và nhất là đội ngũ làm công tác xuất nhập khẩu có đủ điều kiện, năng lực trong hoạt động tiếp thị và kinh doanh cà phê. Người trồng cà phê nên hợp tác với nhau để xây dựng hợp tác xã hay các trang trại có quy mô lớn để có thể tận dụng nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm….của từng thành viên để sản xuất đồng bộ, đầu tư những công nghệ mới cho đơn vị mình để có thể nâng cao năng suất và chất lượng cà phê. TÀI LIỆU THAM KHẢO Website Tổng cục thống kê Việt Nam, 2008 www.gso.gov.vn Website Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam(VICOFA), 2008 www.vicofa.org.vn Website Viện chính sách và chiến lược PT – NNNT Website Cà phê Trung Nguyên www.trungnguyen.com.vn Nguyễn Phạm Thanh Nam, 2007. “Quản trị học”, NXB Thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbanchinh.doc
Tài liệu liên quan