GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Từ lâu, thủy sản là loại thực phẩm phổ biến được ưa chuộng ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có biển hoặc có các thủy vực nội địa lớn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân cư, nhu cầu về thủy sản ngày càng lớn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng từ cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác, trong khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng và càng làm cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới tăng mạnh. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu thế tiêu thụ này thì việc trao đổi xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đẩy mạnh và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó.
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2007, Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về xuất khẩu thủy sản. Chính vì vậy, xuất khẩu thủy sản là “ một trong ba chương trình kinh tế lớn trọng điểm” được khẳng định trong các Nghị Quyết của Đảng đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta. Chiến lược công nghiệp hóa hướng mạnh đến xuất khẩu có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.
Riêng EU đang là khu vực nhập khẩu thủy sản lớn nhất của thế giới năm 2007 (27 quốc gia) nhập khẩu thủy sản đạt giá trị 912 triệu USD. Bên cạnh đó, đồng USD liên tục giảm mạnh tới mức kỷ lục so với những đồng tiền mạnh như Euro. Do đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới khu vực thị trường không dùng đồng USD sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu tại EU đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Theo dự báo của Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU năm 2008 đạt trên 1 tỷ USD và tiếp tục là khu vực xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam mới được đưa vào rộng rãi trên thị trường EU từ năm 2003 sau khi xảy ra vụ Hiệp hội CFA kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá vào Mỹ. Trong thời gian này, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam tuy gặp nhiều rủi ro ở thị trường Mỹ, nhưng lại mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu sang EU, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm tại thị trường EU. Hình ảnh ca tra, cá basa của Việt Nam được xuất hiện nhiều trên tạp chí Seafood International, Eurofish, Seafood Bussiness. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá tra đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU và coi sản phẩm cá tra, cá basa thành mặt hàng chủ lực của thủy sản đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU phải đối mặt với nhiều thách thức như: tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, luật chống bán phá giá, những cảnh báo của EU đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các đối thủ cạnh tranh. Trước tình hình đó, để có thể giữ vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và công ty cổ phần thủy sản Cafatex (công ty Cafatex) nói riêng cần phải tìm hiểu và phân tích các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh, tận dụng những cơ hội do thị trường đem lại. Chính vì vậy, đó là lý do tôi chọn đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu cá của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU qua ba năm 2005-2007. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm ổn định và gia tăng giá trị xuất khẩu cá của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu cá vào thị trường EU, trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về sản lượng, giá trị xuất khẩu cá sang thị trường EU so với các thị trường khác, kim ngạch xuất khẩu cá của công ty tại các nước thành viên EU.
- Mục tiêu 2: Phân tích SWOT để nhận biết được cơ hội và đe dọa tại thị trường EU cũng như xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex.
- Mục tiêu 3: Trên cơ sở phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường EU, phân tích SWOT. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm ổn định và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tại thị trường EU cũng như phát triển thêm nhiều thị trường mới trên thế giới.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
- Giả thuyết 1: Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng sản phẩm cá tra, cá basa tại thị trường EU có sự thay đổi ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần thủy sản Cafatex nói riêng
- Giả thuyết 2: Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá sang thị trường EU của công ty.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa sang các nước thuộc EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex có vai trò như thế nào trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2005 – 2007?
- Câu hỏi 2: Ma trận SWOT xác định những yếu tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU cũng như đánh giá tiềm lực của công ty cổ phần thủy sản Việt Nam ra sao?
- Câu hỏi 3: Cần đề ra những giải pháp nào để phù hợp với hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU trong giai đọan hiện nay?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về không gian
Số liệu được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU.
1.4.2. Phạm vi thời gian
Đa số các số liệu phân tích về xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex, số liệu được cập nhật từ năm 2005 – 2007.
1.4.3. Nội dung nghiên cứu: Các vấn đề nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU trong giai đoạn 2005-2007 và đề xuất những giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu EU.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đã có nhiều luận văn của thạc sĩ và sinh viên nghiên cứu nhiều khía cạnh về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đáng chú ý là đề tài khoa học cấp Bộ của Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Võ Thanh Thu với đề tài: “ Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu thủy sản của Việt Nam” Nhà Xuất Bản Thống Kê 2002. Trong đề tài này, tác giả đã đánh giá toàn diện có hệ thống những nhân tố tác động đến khả năng thâm nhập thị trường và khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên từng thị trường cụ thể và đề xuất các giải pháp chung cho thị trường. Riêng đề tài của tôi chỉ tập trung vào phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU trên cơ sở đánh giá sản lượng, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá vào thị trường EU, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa. Từ đó, đề ra những đề xuất cụ thể nhằm ổn định và mở rộng họat động xuất khẩu cá vào thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex trong tương lai.
Luận văn chia làm 4 chương, với 8 mục, dài 74 trang, là một luận văn xuất sắc khi bảo vệ trước hội đồng nhà trường
63 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3234 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện trong việc áp dụng một số chính sách và công cụ đặt biệt, tiêu biểu là biểu thuế quan chung và chính sách chống bán phá giá.
Chính vì những đặc điểm về văn hóa, kinh tế, tôn giáo và nhu cầu tiêu dùng, nên từng thị trường trong khu vực Liên minh châu Âu rất đa dạng về thói quen và thị hiếu tiêu dùng. Tuy nhiên từ năm 2005-2007, các sản phẩm được chế biến từ cá tra, cá basa của công ty cồ phần thủy sản Cafatex chủ yếu được xuất sang 11 nước như: Đan Mạch, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Ý. Riêng các nước khác trong khu vực EU, công ty chưa xuất khẩu trực tiếp tại các thị trường còn lại hoặc sản phẩm của công ty đã có mặt tại các thị trường này, nhưng được phân phối bởi các nước kể trên.
Khối lượng sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu sang 11 nước thuộc EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex:
Bảng 4.4: KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CÁ TRA, CÁ BASA XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX TỪ NĂM 2005 – 2007
NƯỚC NHẬP KHẨU
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
Khối lượng (tấn)
Tỷ trọng
(%)
Khối lượng
(tấn)
Tỷ Trọng
(%)
Khối lượng (tấn)
Tỷ Trọng
(%)
2006/2005
2007/2006
Đan Mạch
143,9
11,02
111,6
2,25
89,3
2,25
-32,3
-22,3
Đức
143
11
292,1
5,9
233,8
5,9
149,1
-58,3
Anh
-
-
-
-
-
-
-
-
Bồ Đào Nha
1,8
0,1
18
0,36
14,4
0,36
16,2
-3,6
Ba Lan
-
-
86,9
1,8
69,5
1,75
86,9
-17,4
Bỉ
-
-
161,2
3,25
129,1
3,26
161,2
-32,1
Hà Lan
636,7
48,75
3.442,6
69,51
2.755
69,53
2.805,9
-687,6
Pháp
-
-
15
0,3
12
0,3
15
-3
Tây Ban Nha
130,1
9,95
481
9,72
384,9
9,74
350,9
-96,1
Thụy Điển
250,2
19,18
325,5
6,57
260,5
6,57
75,3
-6,5
Ý
-
-
17
0,34
13,6
0,34
17
-3,4
Tổng cộng
1.305,7
100
4.950,9
100
3.962,1
100
3.645,4
-988,8
Từ bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang các nước thành viên của thị trường EU không đồng đều qua ba năm 2005-2007. Cụ thể, lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Hà Lan với khối lượng 636,7 tấn chiếm 48,75% tổng khối lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU. Đến năm 2006, khối lượng xuất khẩu sang thị trường Hà Lan của công ty Cafatex đạt 3.442,6 tấn (gấp 5 lần so với năm 2005). Tuy nhiên, đến năm 2007, lượng xuất khẩu sang thị trường này chỉ còn 2.755 tấn (giảm 687,6 tấn so với năm 2006). Nguyên nhân, do lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU trong năm 2007 giảm, kéo theo lượng xuất khẩu sang thị trường Hà Lan giảm. Trái ngược với thị trường Hà Lan, thị trường Anh qua ba năm 2005-2007, mặt hàng cá tra, cá basa của công ty Cafatex hầu như không có mặt tại thị trường Anh. Nguyên nhân, có thể là do sản phẩm cá tra, cá basa của công ty Cafatex đã hiện diện tại nước Anh nhưng dưới tên nhãn hiệu khác và được phân phối vào thị trường Anh. Khác với thị trường Anh, các thị trường như Ba Lan. Bỉ, Ý trong năm 2005, doanh thu từ các thị trường này hầu như không có. Tuy nhiên, đến năm 2006, công ty Cafatex đã đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này. Năm 2006, khối lượng xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa của công ty Cafatex sang thị trường Ba Lan là 86,9 tấn chiếm 1,8% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty Cafatex. Đến năm 2007, lượng xuất khẩu chỉ còn 69,5 tấn (giảm 17,4 tấn so với năm 2006). Nguyên nhân, do một phần nhu cầu tiêu dùng của người dân Ba Lan đã chuyển hướng sang mặt hàng tôm. Tương tự, như thị trường Bỉ lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường này đạt 161,2 tấn gấp 2 lần lượng xuất khẩu sang thị trường Ba Lan. Đến năm 2007, lượng xuất khẩu chỉ còn 129,1 tấn giảm 32,1 tấn so với năm 2006. Nguyên nhân, trong ba năm, công ty chỉ chú trọng vào những thị trường chủ lực của EU, mặt khác do giá cá nguyên liệu trong nước trong năm 2007 tăng cao, công ty chỉ đáp ứng cho những hợp đồng chủ lực. Đây chính là điểm cần lưu ý trong hoạt động bán hàng sang thị trường EU. Cùng với lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX SANG THỊ TRƯỜNG EU TỪ NĂM 2005 – 2007
NƯỚC NHẬP KHẨU
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
(GIÁ TRỊ)
Giá trị
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
2006/2005
2007/2006
Đan Mạch
0,44
11,3
0,27
1,7
0,22
1,7
- 0,17
-0,05
Đức
0,42
10,8
0,92
5,8
0,8
6,15
0,5
-0,12
Anh
-
-
-
-
-
-
-
-
Bồ Đào Nha
0,01
0,26
0,05
0,3
0,04
0,3
0,04
-0,01
Ba Lan
-
-
0,3
1,9
0,22
1,7
0,3
-0,08
Bỉ
-
-
0,5
3,2
0,44
3,38
0,5
-0,06
Hà Lan
1,8
46,2
11,1
70,3
9,1
70
9,3
-2
Pháp
-
-
0,05
0,32
0,04
0,3
0,05
-0,01
Tây Ban Nha
0,4
10,3
1,5
9,5
1,2
9,23
1,1
-0,3
Thụy Điển
0,8
20,5
1,1
6,9
0,9
6,92
0,3
-0,2
Ý
-
-
0,05
0,32
0,04
0,3
0,05
-0,01
Tổng cộng
3,9
100
15,8
100
13
100
11,9
-2,8
Nguồn: tổng hợp báo cáo xuất khẩu công ty Cafatex 2005-2007
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
1. Hà Lan:
Hà Lan là thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa nhiều nhất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex; năm 2005, giá trị xuất khẩu sang Hà Lan đạt 1,8 triệu USD (chiếm 46,2% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường EU), đến năm 2006, giá trị xuất khẩu sang Hà Lan tăng đến 11,1 triệu USD (chiếm 70,3%), nhưng đến năm 2007, giá trị xuất khẩu giảm và chỉ còn 9,1 triệu USD (70%). Nguyên nhân là do Hà Lan có thương cảng thuận tiện cho họat động nhập khẩu cho nên Hà Lan là nước nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam, sau đó phân phối lại cho các nước thành viên EU. Vì vậy, sản lượng xuất khẩu cá của Cafatex sang Hà Lan qua ba năm 2005 – 2007 vẫn giữ ở mức cao. Mặt khác, với dân số 16,3 triệu người (2005), Hà Lan là nước đứng thứ hai về nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Ngoài ra, cá đông lạnh từ Việt Nam nói chung rất được người dân Hà Lan
ưa chuộng, được thể hiện qua biểu đồ sau:
Nguồn: tổng hợp số liệu từ www.fistenet.com
Biểu đồ 3.6 : Cơ cấu hàng thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hà Lan năm 2006
2. Tây Ban Nha: Tây Ban Nha với dân số 45 triệu người (2007), cộng thêm hàng chục triệu khách du lịch đến Tây Ban Nha hằng năm. Tây Ban Nha là nước tiêu thụ thủy sản nói chung là cao. Trung bình mỗi người dân Tây Ban Nha sử dụng 44kg thủy sản/năm. Mặt khác, do sản xuất trong nước còn hạn chế nên hằng năm nhu cầu tiêu dùng thủy sản, đặt biệt là các sản phẩm được nhập từ Việt Nam rất được ưa chuộng. Đối với Việt Nam nói chung thì Tây Ban Nha là nước đứng đầu trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Từ năm 2005-2007, giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào EU có sư gia tăng:
Nguồn: tổng hợp từ trang www.vasep.com
Biểu đồ 3.7: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Tây Ban Nha (2006)
Mặc dù, Tây Ban Nha là nước đứng đầu nhập khẩu mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với Cafatex, Tây Ban Nha chỉ là thị trường nhập khẩu đứng thứ hai sau Hà Lan. Năm 2005, giá trị xuất khẩu cá tra cá basa của công ty Cafatex sang thị trường này chỉ đạt 0,4 triệu USD (10,3% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường EU của công ty), đến năm 2006 là 1,5 triệu USD (tăng 1,1 triệu USD so với 2005), đến năm 2007 giá trị xuất khẩu giảm chỉ còn 1,2 triệu USD (tương ứng giảm 0,3 triệu USD so với năm 2006). Chính vì Tây Ban Nha là thị trường đầy tiềm năng về nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng được chế biến từ cá tra cá basa, nên công ty Cafatex trong tương lai cần phải đẩy mạnh các hoạt động Marketing nhằm tăng giá trị xuất khẩu từ thị trường này.
3. Thụy Điển: Từ năm 2005 – 2007, Thụy Điển cũng là nước nhập khẩu mặt hàng cá tra, cá basa đứng thứ ba về sản lượng xuất khẩu của công ty Cafatex. Năm 2005, xuất khẩu cá tra cá basa của công ty Cafatex sang Thụy Điển là 0,8 triệu USD (tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU của công ty). Sang năm 2006, giá trị xuất khẩu tăng và đạt 1,1 triệu USD, nhưng chỉ chiếm 6,9% tổng giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân: là do lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty trong năm 2006 tăng mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2007, lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty Cafatex sang thị trường nảy giảm và chỉ còn 0,9 triệu USD (giảm 0,2 triệu USD so với năm 2006). Lượng xuất khẩu giảm là do lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU của công ty giảm, do thiếu nguồn nguyên liệu trong nước.
Riêng các nước như: Ba Lan, Bỉ, Pháp, Ý, trong năm 2005, sản phẩm cá tra, cá basa của công ty chưa có mặt tại các thị trường này. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty trong năm 2006, các mặt hàng cá của công ty đã được xuất khẩu, đóng góp đáng kể vào doanh thu xuất khẩu từ thị trường EU của công ty. Do đó, công ty cần phải chú trọng vào khâu tiếp cận khách hàng và hoạt động Marketing để mở rộng thị trường của công ty.
4. Anh: đặt biệt, thị trường Anh, sản phẩm cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex hoàn toàn chưa có mặt tại thị trường này. Đây chính là một điểm yếu của công ty trong việc tiếp cận và quảng bá sản phẩm của công ty tại thị trường này. Ngoài những thị trường của Liên minh EU kể trên, còn một số nước khác mà sản phẩm của công ty chưa có mặt, hoặc khối lượng xuất khẩu chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng khối lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty, điển hình như nước Đức (đây là một thị trường đầy tiềm năng) với hơn 80 triệu dân.
5. Đức: Đức là một thị trường lớn tại châu Âu mà hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập trong đó có thủy sản. Hiện nay, 84% hộ gia đình Đức sử dụng thủy sản, mặt khác khoảng 80 triệu dân của Đức đến từ các nước tại khu vực EU. Đây chính là điều kiện thuân lợi để hàng thủy sản của Việt Nam được nhiều người biết đến. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân Đức là một trong những nguyên nhân khiến nước này nhập khẩu đến 90% thủy sản tiêu dùng.Tiêu thụ thủy sản trên đầu người của Đức đạt 14kg/năm, trong đó có nhiều lọai thủy sản như cá tra, cá basa của Việt Nam. Hơn nữa, người Đức cũng hay đi du lịch vào các dịp nghỉ lễ và thích nếm thử các món ăn lạ. Trong đó, fillet cá tra, basa tươi cắt miếng đông lạnh là những món dễ chế biến, tiện dụng và hấp dẫn.
Nguồn: tổng hợp từ số liệu của www.fistenet.com
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Đức năm 2006
à Tóm lại, EU là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về mặt hàng thủy sản, nhưng là thị trường được coi là yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, về các quy định khắt khe về chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm. Mặt khác, thị trường EU rất đa dạng về đặc tính hàng hóa, giá trị và thói quen tiêu dùng. Do vụ kiện bán phá giá cá da trơn tại Mỹ cuối năm 2004, nên xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm có sự tăng trưởng liên tục. Trong đó, sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex năm 2007 là 3.962,1 tấn, trong tổng khối lượng xuất khẩu cá tra cá basa của Việt Nam là 172.871 tấn, Cafatex chiếm 2,3% tổng sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Nguyên nhân là do sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của Cafatex năm 2007 giảm 988,85 tấn so với năm 2006. Tuy nhiên, trong năm 2007, Cafatex đang xây dựng nhà máy chế biến cá tra, cá ba sa với công suất 15.000 tấn/năm và đến năm 2008, nhà máy đi vào hoạt động góp phần gia tăng sản lượng cá tra cá ba sa vào thị trường EU đầy tiềm năng. Như đã phân tích các phần trước, lượng xuất khẩu cá da trơn của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang các nước thành viên EU không đều nhau, các thị trường chủ lực của Cafatex năm 2007, chủ yếu là Hà Lan, Tây Ban Nha, trong khi các nước khác thì chiếm tỷ trọng nhỏ. Chẳng hạn, như Đức, với dân số khoảng 80 triệu người, đây là một thị trường rất tiềm năng của công ty. Để hoạt động xuất khẩu tốt hơn tại thị trường EU, công ty thường tham gia hội chợ thủy sản tại Brussel ( Bỉ) nhằm tiềm kiếm nhà phân phôi, và giới thiệu những mặt hàng của công ty đến với người tiêu dùng EU. Từ sự không đồng đều về sản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm cá tra, cá basa của công ty Cafatex sang các nước thành viên trong khối EU, dẫn đến giá của mặt hàng cá basa, cá tra, cũng có sự biến động so với giá của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU.
Bảng 4.6: GIÁ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CÔNG TY CAFATEX SANG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA EU
(2005-2007)
ĐVT: USD/TẤN
NƯỚC NHẬP KHẨU
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2006/2005
2007/2006
Đan Mạch
3.064
2.448
2.512
-616
64
Đức
2.815
3.154
3.235
339
81
Anh
-
-
-
-
-
Bồ Đào Nha
2.900
2.710
2.780
-190
70
Ba Lan
-
3.031
3.109
3.031
78
Bỉ
-
3.306
3.391
3.306
85
Hà Lan
2.876
3.221
3.304
345
83
Pháp
-
3.350
3.436
3.350
86
Tây Ban Nha
3.064
3.112
3.192
48
80
Thụy Điển
3.174
3.377
3.464
203
87
Ý
-
2.966
3.044
2.966
78
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu của công ty Cafatex 2005 – 2007)
Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy năm 2005, hầu như giá xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa của công ty Cafatex sang thị trường EU đều dưới 3.000 USD/tấn như: Đan Mạch, Đức, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Riêng chỉ có hai nước là Tây Ban Nha, Thụy Điển giá xuất khẩu cao hơn so với các nước khác. Với mức giá như trên nếu so với giá xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam khoảng 3.200 USD/tấn, thì giá cá tra, cá basa của công ty sang thị trường EU vẫn còn thấp, đây chính là điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh. Nguyên nhân: do giá cá nguyên liệu trong nước thấp làm cho giá bán xuất khẩu sang thị trường EU có thể cạnh tranh với các công ty khác.
- Năm 2006, giá cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam xuất sang thị trường EU ở mức khoảng 2.900 USD/tấn, so với mức giá này vẫn còn thấp hơn so với giá xuất khẩu cá của công ty sang thị trường EU. Đến năm 2007, giá xuất khẩu cá tra, cá basa sang các nước thành viên của EU cao hơn so với mặt bằng giá xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường EU traong năm 2007 là 3.150 USD/tấn. Nguyên nhân: do công ty chưa chủ động được giá nguyên liệu cá trong nước. Mặt khác, do công ty Cafatex nằm xa nguồn nguyên liệu như An Giang, Đồng Tháp nên đẩy chi phí vận chuyển từ các hộ nuôi tại các vùng nguyên liệu đến nhà máy đều tăng thêm.
4.1.3. Những cơ hội từ thị trường EU
4.1.3.1 Cơ hội từ thị trường EU
² Biểu thuế quan chung ( CCT – Common Custom Tariff) của Liên minh châu Âu
- Các thành phần của CTC bao gồm các danh mục các mặt hàng tính thuế, xuất xứ hàng hóa. Một khi đã xây dựng được các mức CCT thì các nước thành viên phải có nghĩa vụ áp dụng chúng theo một cách thống nhất. Điều này liên quan đến danh mục mặt hàng, thủ tục tính thuế và các quy định về xuất xứ hàng hóa kết hợp với thực hiện GSP ( hệ thống chung ưu đãi).
- Liên minh EU rất quan tâm và xúc tiến nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Hỗ trợ kỹ thuật là một trong những biện pháp tiêu tốn khá nhiều tiền của EU trong 5 năm qua, đơn giản hóa các thủ tục hải quan.
- Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP như: thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng GSP
- EU còn quy định xuất xứ cộng gộp, đây là quy định về xuất xứ mà theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước trong cùng một tổ chức khu vực được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước có liên quan. Ví dụ:Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt Nam chiếm 29% giá trị, còn lại 15% giá trị nhập khẩu của Indonesia, 10% của Thái Lan, 15% của Singapore. Xuất xứ cộng gộp của Việt Nam là: 20%+15%+10%+15%=60%. Mặt hàng này đáng lẽ không được hưởng GSP ( vì hàm lượng giá trị của Việt Nam chưa được 50%), nhưng nhờ cộng gộp (60%) nên đã đủ điều kiện hưởng GSP.
à Đây là đặc điểm về xuất xứ của EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý và vận dụng
² Hàng rào phi thuế quan của Liên minh châu Âu:
- Sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO, những hạn chế về hạn ngạch ( hạn chế về số lượng và giá trị một số mặt hàng nhập khẩu vào thị trường EU) đều phải dỡ bỏ.
- Do công ty đã có những tiêu chuẩn về các chỉ tiêu như: hệ thống quản lý ISO 9000, áp dụng hệ thống HACCP, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Và các tiêu chuẩn về lao động như không sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em…
à Vì vậy, các sản phẩm của công ty đều được phép xuất khẩu vào thị trường EU.
² Quy định về bao bì đóng gói sản phẩm:
Hầu hết các sản phẩm của công ty đều được đóng gói theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu đề ra như:
ú Tên thương mại, nước xuất xứ
ú Sản phẩm đã trải qua công đoạn gì rồi như được nấu chín, đã được bóc vỏ hay đã được áo bột, phương pháp bảo quản.
ú Số lượng sản phẩm như bao nhiêu con cá hay tôm cho mỗi đơn vị trọng lượng tính theo pound.
ú Có bao nhiêu thành phần trong sản phẩm. Ví dụ, tôm muối gồm có tôm và muối, nước. Thành phần có trong sản phẩm như có chất phụ gia hay không hay chất bảo quản.
ú Phân lượng cho mỗi sản phẩm, năng lượng tính theo đơn vị K.Joule
ú Trọng lượng sản phẩm, trọng lượng tịnh, ngày hết hạn sử dụng.
ú Các cảnh báo đối với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
ú Tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
ú Đối với sản phẩm đóng hộp, nhãn hàng hóa phải được ghi bằng ngôn ngữ của thị trường tiêu thụ.
² Nhu cầu tiêu dùng của người dân EU:
Thị trường EU với hơn 500 triệu dân là thị trường nhập khẩu thủy lớn của Việt Nam. Trong năm 2007, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt 274.700 tấn, giá trị đạt được 912 triệu USD tăng 29% so với năm 2006. Dự báo kim ngạch xuấ khẩu tới EU đạt 1 tỷ USD, với sự mở rộng của EU xuống phía Đông thì EU tiếp tục là khu vực xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Sau đây là biểu đồ giá trị nhập khẩu cá của các nước thành viên EU:
Nguồn: tổng hợp từ trang www.vasep.com
Biểu đồ 3.9: Giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường EU năm 2007.
Qua biểu đồ 3.9 ta thấy: Tây Ban Nha là nước đứng đầu trong tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường EU, kế đến là Ba Lan (88,4 triệu USD), đứng thứ ba là Hà Lan ( 87,44 triệu USD). Sỡ dĩ EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của Việt Nam, bởi vì chi phí bình quân trên đầu người cho tiêu dùng thủy san khá cao. Sau đây là bảng 4.7 thể hiện chi phí bình quân đầu người cho tiêu dùng thủy sản của người dân EU năm 2007:
Bảng 4.7: CHI PHÍ BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CHO TIÊU DÙNG THỦY SẢN CỦA NGƯỜI DÂN EU NĂM 2007
ĐVT: EUC/người/năm
TÊN NƯỚC
SỐ TIỀN
Tây Ban Nha
401
Ba Lan
396
Hà Lan
382
Đức
370
Ý
357
Thụy Điển
353
Bỉ
342
Phần Lan
301
Pháp
282
Hy Lạp
273
Nguồn: tổng hợp từ
4.1.4. Những đe dọa từ thị trường EU và tình hình trong nước
4.1.4.1. Đe dọa từ thị trường EU
² Chính sách chống bán phá giá của Liên minh châu Âu
Các quy định về chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày đầu thành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO về bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá. Theo nguyên tắc của WTO, EU chỉ được sử dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sán phẩm phá giá. Đây là những sản phẩm được bán trên thị trường nội địa với mức giá “thông thường”. Đây chính là điểm khó khăn cho công ty Cafatex, trong những giai đoạn khi giá cá nguyên liệu trong nước giảm mạnh, làm cho chi phí xuống thấp, dẫn đến giá bán ra tại thị trường EU có thể thấp hơn bình thường.
² Các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của Liên minh châu Âu
- Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ nghiêm ngặt, khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn của các sản phẩm bán ra. Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay ở EU có ba tổ chức định chuẩn: Ủy ban châu Âu về định chuẩn, Ủy ban châu Âu về định chuẩn điện tử, viện định chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm bán được tại thị trường EU với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu cấm bán buôn sản phẩm được sản xuất từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU. Quy chế bảo đảm an tòan của EU đối với các mặt hàng thủy sản cụ thể như sau:
Các sản phẩm thực phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng các lô hàng.
à Vì vậy, các bộ phận trong công ty đặt biệt là bộ phận bán hàng và bộ phận Marketing của công ty Cafatex cần thường xuyên cập nhập tìn tức cảnh báo giữa các thành viên khối EU về mặt hàng thủy sản nói chung và mặt hàng cá tra, cá basa nói riêng để có ứng phó kịp thời cho những lô hàng tiếp theo.
² Đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh từ các nước khác tại thị trường EU
Hầu hết, đặc điểm của vùng nuôi cá tra, cá basa nằm ở khu vực sông Mêkông chạy qua các nước Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Lào, Myanma, Trung Quốc. Những nước này có điều kiện thuận lợi như khu vực đồng bằng sông Cửu Long để phát triển mô hình nuôi loại cá này. Sau vụ kiện cá da trơn của Việt Nam tại thị trường Mỹ, con cá tra, cá basa của Việt Nam được nhiều nước trên thế giới biết đến. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước, đặt biệt là thị trường EU. Tuy nhiên, khi đặt chân vào EU, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như công ty cổ phần thủy sản Cafatex phải đối mặt với một số đối thủ mạnh như Thái Lan, và Trung Quốc. Hai nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản. Hiện giờ, Trung Quốc đứng đầu thế giới về khẩu fillet cá nheo và cá da trơn vào thị trường Mỹ. Trong khí đó, Thái Lan đã đưa cá nghề cá tra, cá basa vào chương trình phát triển cấp quốc gia. Do đó, trong tương lai, 2 nước này chính là đối thủ cạnh tranh chủ yếu với mặt hàng cá da trơn của Việt Nam và mặt hàng cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex. Hai nước này, có một bề dày kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản và sản phẩm của họ đã khẳng định trên thị trường quốc tế với sản phẩm chất lượng cao, và giá cả cạnh tranh. Myanma được một số công ty nhập khẩu thủy sản của Ý đang xem xét khả năng trực tiếp nhập khẩu cá nước ngọt của Myanma với lượng là 20 container/tháng. Đối với các nước Mỹ La Tinh cũng đang nhận ra tiềm năng của thị trường EU và một số công ty như Tropical Aquaculture, đứng đầu về xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đã mở văn phòng tại châu Âu (2006). Và các nước như Ecuađô, Côlômbia cũng đẩy mạnh xuất khẩu cá rô phi sang thị trường EU.
4.1.4.2. Đe dọa từ chất lượng nguồn nguyên liệu cá tra, cá basa trong nước
Hiện nay, một số cá nguyên liệu vẫn còn nhiễm các chất mà EU cấm nhập khẩu như: Chloramphenicol, Fulzolidone và Leucomlachite Green. Những năm gần đây, Bộ Thủy Sản cùng với các doanh nghiệp chế biến đã có những biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phương pháp kỹ thuật nuôi và sử dụng những bài thuốc nam để trị bệnh cho cá. Nhưng có một vài doanh nghiệp Việt Nam đã không kiểm tra kỹ trong vấn đề thu mua nguyên liệu, đầu năm 2005 số lô hàng xuất khẩu sang EU đã bị trả lại. Điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam nói chung và sản phẩm của Cafatex nói riêng
4.1.5 Một vài điểm mạnh của công ty cổ phần thủy sản Cafatex
4.1.5.1. Nguồn nhân lực và trình độ nhân viên của công ty Cafatex
Trong năm 2007, công ty cổ phần thủy sản Cafatex có tổng số 2.555 nhân viên, trong đó trình độ trên Đại học, Đại học và Cao đẳng chiếm 6,37% trong tổng số nhân viên. Trung cấp và lao động phổ thông chiếm 93,63%. Bên cạnh đó, công ty có sẵn một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ kinh tế, tài chính, kế toán, ngoại thương, quản trị có trình độ 5 người trên Đại học, 127 người trình độ Đại học có thể đảm trách các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của công ty.
Ngoài ra, khi tuyển công nhân vào các xưởng chế biến, đều phải trải qua quá trình đào tạo lành nghề của công ty, có khả năng chế biến những mặt hàng thủy sản với năng lực sản xuất 20.000 tấn/năm, do đó có thể đáp ứng nhiều yêu cầu của hợp đồng khác nhau.
Đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất thì tỷ trọng công nhân trong công ty chiếm tỷ trọng lớn, và năm 2008 công ty có nhu cầu tăng thêm về lượng công nhân để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
4.1.5.2. Nguồn vốn của công ty cổ phần thủy sản Cafatex
Công ty đã tiến hành cổ phần hóa vào năm 2004, và vốn kinh doanh của công ty vào năm 2006 là 49.404.825.769 tỷ, trong đó cổ phần nhà nước chiếm 29%, cổ phần công nhân viên là 54,81%, cổ phần bên ngoài công ty là 16,19%, điều này đã tạo điều kiện cho xí nghiệp tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, xuất khẩu theo luật doanh nghiệp, và cũng chính là cơ hội thu hút các nguồn lực vốn đầu tư từ người lao động và các tổ chức khác.
Công ty cũng chủ động đầu tư về vốn để mua đất tại các tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh, Cần Thơ để đầu tư vào nguồn nguyên liệu cá.
4.1.5.3. Điểm mạnh về trình độ kỹ thuật của công ty Cafatex hiện nay
Hiện nay, công ty cổ phần thủy sản Cafatex đã đầu tư mở rộng thêm nhà máy chế biến cá tra, cá basa, nâng công suất chế biến lên 20.000 tấn thành phẩm/năm. Công ty cũng được SGS (tập đoàn chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu của Thụy Sĩ) cấp giấy chứng nhận ISO 9002, SQF 2000 và HACCP, là một trong những doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đạt tiêu chuẩn về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU. Với các điều kiện trên cho phép công ty ngăn ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro cũng như những khó khăn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nó có thể duy trì uy tín sản phẩm làm cho sản phẩm của công ty đáp ứng cao nhất nhu cầu tiêu dùng tại EU.
4.1.5.4. Trong quá trình xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa sang thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex: Công ty đã xây dựng được mối quan hệ với những khách hàng, điều này sẽ giúp cho công ty thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ hàng hóa tại thị trường EU.
4.1.6 Một số điểm yếu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex:
4.1.6.1. Kênh phân phối thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU
Hầu hết, các sản phẩm đông lạnh của công ty khi xuất sang thị trường EU, được phân phối qua 2 kênh: tập đoàn thương mại, hoặc tập đoàn chế biến thực phẩm. Sau đó, các tập đoàn này tiếp tục phân phối đến người tiêu dùng. Chính điểm này, đã làm cho thương hiệu Cafatex không đuợc người tiêu dùng EU biết đến rộng rãi, và hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào các nhà phân phối tại thị trường EU. Khi nhập khẩu sản phẩm của công ty Cafatex, họ có thể đóng gói lại và lấy tên mang thương hiệu của họ để bán cho người tiêu dùng.
Thị trường trong nước
Tập đoàn thương mại
Thị trường nước ngoài
Tập đoàn chế biến thực phẩm
Sản phẩm đông lạnh các loại
Dự án chế biến sản phẩm đông lạnh xuất khẩu
Người tiêu dùng
Nhà hàng, siêu thị
Nguồn: phòng bán hàng Cafatex
Hình 4.1: Sơ đồ phân phối thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Cafatex tại thị trường EU
Trong những năm gần đây, xuất khẩu cá tra, cá basa sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có thị trường EU đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 31/1/2008, tổng cộng có 269 doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường EU. Chính vì vậy, các nhà máy chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu đã ra đời ngày càng nhiều gây nên tình trạng cạnh tranh gay gắt với nhau về thu mua nguyên liệu. Bên cạnh đó, với sự thuận lợi trong làm ăn, các doanh nghiệp ngày cành cạnh tranh với nhau về thiết bị công nghệ, vốn, trình độ kỹ thuật cũng như lao động để mở rộng quy mô sản xuất. Trong ba năm trở lại đây, có nhiều công ty tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã đầu tư, mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, thành lập các Liên hiệp sản xuất cá sạch. Nếu xét trên bình diện rộng thì tỷ trọng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU chiếm tỷ lệ thấp. Trong năm 2007, giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex chiếm 3% so với tổng giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường EU.
4.1.6.2. Điểm yếu về sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex tại thị trường EU so với các công ty xuất khẩu thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: tổng hợp từ www.fistenet.com
Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty Cafatex so với các doanh nghiệp khác của Việt Nam vào thị trường EU năm 2007
- Công ty cổ phần thủy sản An Giang (Agifish) thành lập Liên Hiệp sản xuất cá sạch ( LH Agifish) quy tụ gần 30 người nuôi cá tra, cá basa ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ đã có kiến thức nuôi đảm bảo theo quy trình chất lượng đạt tiêu chuẩn SQF 1000. Năng lực sản xuất của một số thành viên này hiện có khả năng cung ứng khoản 50.000 tấn cá sạch/năm. Phương thức hoạt động của Liên hiệp Agifish là chu trình khép kín từ con giống, thức ăn… tiêu thụ sản phẩm.
- Công ty cổ phần Nam Việt (TP An Giang) chuyên chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa ( thịt cá tra, cá basa fillet, da cá, đầu xương cá, bao tử cá, bột cá…) cùng một số sản phẩm thủy sản khác. Năm 2007, công ty cổ phần Nam Việt chiếm 24% kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường EU. Công ty cũng đang xây dựng nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản Ấn Độ Dương 3/2008, nâng công suất chế biến thủy sản của công ty lên 1.200 tấn nguyên liệu/ngày. Mục tiêu của công ty vào năm 2012 đạt doanh thu 16.000 tỷ đồng.
- Công ty cổ phần thủy sản Bình An ( TP Cần Thơ): theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành chế biến thủy sản, Bình An là nhà máy chế biên thủy sản được đầu tư lớn và hiện đại nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Công ty đã đầu tư các thiết bị đông lạnh được tuyển chọn kỹ từ các thiết bị lạnh nổi tiếng trên thế giới. Công ty sử dụng quy trình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn SQF 1000 và tiêu chuẩn GAP, ngoài ra công ty có kho lạnh có sức chứa 50.000 tấn, và nhà máy có công suất chế biến 400 tấn/ngày. Trong năm 2008, công ty cũng đang đầu tư xây dựng viện nghiên cứu Pangasisus – Bianfishco Việt Nam tại khu công nghiệp Trà Nóc II TP Cần Thơ.
4.1.6.3. Điểm yếu về thiết bị kiểm tra chất lượng thủy sản, và công suất hoạt động của nhà máy chế biến
Mặc dù công ty được công nhận là một trong những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn cho phép xuất khẩu vào thị trường EU nhưng hiện tại công ty vẫn chưa có thiết bị kiểm tra chất Green Malachite. Nó là chất mà phần lớn cá tra, cá basa ở Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm và nó là một trong những chất mà EU cấm nhập khẩu vào thị trường này.
Hiện nay, công suất chế biến của nhà máy còn thấp, kho lạnh không đáp ứng yêu cầu cho những hợp đồng lớn.
4.1.6.4. Công ty cổ phần thủy sản Cafatex chưa có văn phòng đại diện tại các thị trường chủ lực của công ty
Công ty chưa có văn phòng đại diện chính thức ở EU để kịp thời nắm bắt thông tin, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh của công ty và kịp thời giải quyết những vướng mắt khó khăn khi cần thiết.
4.1.6.5. Vị trí của công ty Cafatex nằm xa các vùng nguyên liệu cá như: An Giang, Đồng Tháp. Điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động thu mua nguyên liệu cá cũng như đẩy giá thành chi phí lên cao.
4.1.6.6. Các hoạt động Marketing trong việc hỗ trợ bán hàng
Các hoạt động về Marketing như: xây dựng website giới thiệu về các sản phẩm của công ty chưa được thực hiện, tham gia thường xuyên các kỳ hội chợ thủy sản tại các thị trường chủ lực chưa được chú trọng, chưa đặt văn phòng diện của công ty Cafatex tại thị trường EU để giải quyết những tình huống về vấn đề chất lượng sản phẩm, kênh phân phối thủy sản tại thị trường EU còn bị hạn chế…
4.2. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
Sau khi phân tích những cơ hội, đe dọa từ thị trường EU và tình hình trong nước cũng như phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Ta sử dụng ma trận SWOT, để có thể đề ra những chiến lược phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 4.8: MA TRẬN SWOT
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
S
W
O
T
-S1: Công ty được cấp nhận ISO9002, HACCP, BCR, đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu vào EU.
- S2: Nhãn hiệu Cafatex được các nhà phân phối EU biết đến
-S3: Đội ngũ công nhân viên có trình độ và tay nghề.
-S4: Có khách hàng truyền thống.
-S5: Xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu của công ty.
-W1:Công ty nằm xa nguồn nguyên liệu.
- W2:Công suất nhà máy chế biến còn thấp, kho lạnh không đáp ứng yêu cầu các hợp đồng lớn.
- W3:Tỷ trọng xuất khẩu cá tra, cá basa thấp so với cả nước.
-W4: Chưa có văn phòng đại diện tại thị trường EU.
Cơ hội (O)
S+O
W+O
-O1: Nhu cầu về tiêu dùng thủy sản của người dân EU cao.
-O2: Được hưởng mức thuế GSP thấp đối với mặt hàng thủy sản.
-O3: Được sự hỗ trợ và giúp đỡ về kỹ thuật và vốn từ VASEP, và EU.
-S1,S2,S3,S5+O1,O2: chiến lược đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU.
-S4+O1:chiến lược tăng cường tìm hiểu và nghiên cứu thị trường của các nước thành viên, củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống.
-W4+O1: Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU, xây dựng website của công ty để quảng bá sản phẩm và nhãn hiệu.
-W4+O3: Tận dụng sự giúp đỡ về kỹ thuật và thông tin thị trường từ VASEP và EU.
Đe dọa (T)
S+T
W+T
-T1: Chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chế biến thủy sản trong nước, và công ty của nước khác.
-T2: Cá nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn còn cao.
-T3: Hàng rào phi thuế quan của EU ngày càng khắt khe.
-T4: Sự không ổn định về cá nguyên liệu.
-S5+T1,T2,T4:chiến lược thành lập các liên hiệp nuôi cá sạch từ khâu chọn cá giống đến khi chế biến thành phẩm.
-S3+T2,T4:chiến lược tăng cường sự kết hợp giữa các hộ nuôi cá với công ty trong việc bao tiêu nguyên liệu cá.
-W3+T1:chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm cá tra, cá basa khi xuất sang thị trường EU.
-W4+T3,T4: Hạn chế tối đa để không vướng mắc các vấn đề về chất lượng sản phẩm.
-W2+T1,T4: thực hiện chiến lược liên kết ngang bằng cách liên kết các doanh nghiệp cùng ngành trong việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cá tra, cá basa khu vực ĐBSCL.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX
5.1. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Bên cạnh những cơ hội do thị trường mang lại như: mặt hàng thủy sản của Việt Nam được hưởng mức thuế quan ưu đãi, sự tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng mặt hàng cá tra, cá basa của người dân EU, đa số những tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng cá tra, cá basa, công ty Cafatex đều đáp ứng được. Tuy nhiên bản thân công ty Cafatex cũng gặp một số vấn đề khó khăn trong giai đoạn 2005-2007 như: nguồn nguyên liệu không ổn định, đôi khi nguyên liệu cá vẫn còn nhiễm chất kháng sinh mà công ty không thể kiểm soát được. Các hoạt động Marketing tại thị trường EU chưa được công ty chú trọng: như chưa có văn phòng đại diện tại thị trường EU, chưa có trang Web giới thiệu sản phẩm công ty. Vì vậy, những điểm trên sẽ gây khó khăn cho các đối tác trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về công ty Cafatex.
Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, thì không còn cách nào khác là chúng ta phải chiến thắng trong cạnh tranh, đánh bại các đối thủ và chiếm lĩnh thị trường EU. Để làm được điều đó, sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng tốt những tiêu chuẩn của sản phẩm (chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của người lao động). Ngay từ lúc này, ta cần thực hiện một số giải pháp.
5.2. MỘT SỐ BIẾN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX TRONG THỜI GIAN TỚI
5.2.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu và sản phẩm cá tra, cá basa
- Công ty Cafatex cần tăng cường hợp tác với Bộ Thủy Sản và Hiệp hội chế biến thủy sản của Việt Nam để cùng có những biện pháp và quy hoạch khu vực nuôi cá tra, cá basa của nông dân và của chính công ty để có thể có nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng để đáp ứng về chất lượng cũng như số lượng.
- Công ty cần chuẩn bị nguồn vốn kịp thời để có thể ký kết hợp đồng với người nuôi cá để có nguyên liệu ổn định cho chế biến bên cạnh đó còn phải có biện pháp hỗ trợ nông dân trong công tác kỹ thuật nuôi cá (không sử dụng chất kháng sinh), quản lý chất lượng và con giống đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng.
- Phòng bán hàng cũng như phòng ISO Marketing cần thường xuyên trao đổi và đề xuất việc cải tiến bao bì, đóng gói sản phẩm. Đồng thời cần có quá trình tìm tòi, và ngiên cứu thị hiếu về sự đa dạng sản phẩm cá tra, cá basa như đưa ra những danh mục sản phẩm mới. Thăm dò các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
5.2.2 Tăng cường khả năng quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
- Thường xuyên theo dõi và lập hồ sơ ghi chép các chương trình quản lý chất lượng làm cơ sở thuyết phục khách hàng về độ tin cậy của sản phẩm mà công ty bán ra.
- Cải tiến chất lượng và bao bì mẫu mã, đóng gói sản phẩm, bằng việc tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng của người dân EU. Các hình thức cải tiến bao bì sản phẩm như:
ü Thay đổi mẫu mã mới về màu sắc, hình dáng, hình ảnh… phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Bổ sung các logo và biểu tượng chứng nhận chất lượng trên bao bì vừa mang tính thẩm mỹ, vừa mang tính quảng cáo sản pẩhm một cách thiết thực.
ü Gắn nhãn hiệu của công ty trên bao bì sản phẩm.
ü Xây dựng một hệ thống thông tin phản hồi từ thị trường như lấy ý kiến từ khách hàng để biết được sản phẩm nào khách hàng ưa chuộng, để từ đó loại bớt sản phẩm nào không được ưa chuộng để tiết giảm chi phí.
ü Đảm bảo đầy đủ trách nhiệm với lô hàng đã bán đi: nếu lô hàng không đảm bảo chất lượng thì công ty sẵn sang nhận lại lô hàng, hoàn trả lại tiền hoặc có mức đền bù nhất định. Phương thức này sẽ tăng thêm lòng tin nơi khách hàng đối với công ty.
5.2.3. Giải pháp về giá cả
Trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu giá cả là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thương trường. Có xây dựng được chiến lược giá cả đúng đắn và phù hợp thì công ty Cafatex mới có thể chiếm lĩnh được thị trường và kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Đối với ngành thủy sản giá cả biến động và không tuân theo một qui luật cụ thể nào. Nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan và khách quan, phụ thộc nhiều vào yếu tố đầu vào. Do đó dể xây dựng một mức giá cạnh tranh đòi hỏi Cafatex phải xem xét các yếu tố tác động trực tiếp đến việc định giá.
Ở công ty Cafatex việc định giá dựa trên cơ sở sau:
Giá bán = Giá nguyên liệu bán thành phẩm (FOB) + phí chế biến + phí vận chuyển +% lợi nhuận
Trong đó:
Giá nguyên liệu qui ra bán thành phẩm (FOB): là giá bán của đại lý cung cấp nguyên liệu trên cơ sở đã qua sơ chế lặt bỏ dầu, phân size cỡ và loại
Phí chế biến: bao gồm các chi phí hình thành nên sản phẩm trong quá trình chế biến
Phí vận chuyển: bao gồm vận chuyển nội địa, vận chuyển đường biển
Để tạo ra được giá cạnh tranh, xí nghiệp ngoài yếu tố kỹ thuật là tập trung giải quyết làm giảm chi phí chế biến, phí vận chuyển và các yếu tố khác
Đối với chi phí chế biến:
Bao bì đóng gói: tiết kiệm bao bì đóng gói trong quá trình sản xuất tránh tình trạng hao hụt hoặc thất thoát. Rà soát lại tất cả giá cả của các nhà cung ứng từ đó chọn nhà cung ứng có giá cạnh tranh nhất, đồng thời phải đảm bảo chất lượng
Tiết kiệm điện nước trong chế biến tránh tình trạng lãng phí
Giảm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý không hợp lý
Bảo trì thường xuyên máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất để tránh tình trạng hư hỏng làm phát sinh chi phí sửa chửa
Đối với chi phí vận chuyển:
Tiến hành kí hợp đồng dài hạn với các hãng tàu để có được giá hợp đồng cạnh tranh cho nguyên năm
Phần trăm lợi nhuận: để tăng doanh số xuất khẩu và có giá cả hấp dẫn đối với khách hàng, Cafatex cần giảm bớt phần trăm lợi nhuận nhằm tạo ra giá cạnh tranh so với đối thủ khác.
Trong quá trình kinh doanh công ty Cafatex cần cố gắng nắm bắt những thông tin về giá cả trên thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU căn cứ vào đó để đưa ra mức giá cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, công ty nên dựa vào tập quán tiêu dùng trên thị trường, thời gian nào thì nhu cầu ở thị trường nào cao mà định giá cả hợp lý.
Với các biện pháp trên thì giá cả chào hàng cho khách hàng sẽ cạnh tranh hơn các đơn vị khác.
Ngoài ra công ty luôn nghiên cứu và đổi mới trang thiết bị, áp dụng trang thiết bị mới vào sản xuất nhằm gia tăng giá trị thu hồi thành phẩm, giảm thiểu tỷ lệ phế phẩm cũng giúp cho việc giảm thiểu chi phí chế biến và cũng góp phần giảm giá thành sản phẩm.
5.2.4. Giải pháp về Marketing cho hoạt động xuất khẩu cá vào thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex
Tạo dựng hình ảnh của công ty bằng cách tham gia vào các hoạt động của địa phương và cộng đồng. Sử dụng các biện pháp cụ thể để đưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng trong và ngoài nước.
ü Đăng ký tham giá quảng bá hình ảnh công ty trên các tạp chí thủy sản thế giới như: Seafood Internationnal (Anh), Infofish (Malaysia).
ü Tham gia thường xuyên vào các tổ chức hội chợ thủy sản để quảng bá sản phẩm và hình ảnh của công ty như hội chợ thủy sản được tổ chức tại Brussel (Bỉ).
ü Xây dựng trang web của công ty www.cafatex.vietnam.com để quảng bá hình ảnh công ty và các sản phẩm.
Logo và nhãn hiệu Panga de Mekong cần được quảng bá rộng rãi đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước, và cả khách du lịch đến Việt Nam.
Xây dựng kế hoạch thu thập thông tin về thị trường EU bằng cách tiếp tục và nâng cao các phương pháp thu thập thông tin thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa thông qua phương tiện Internet và thương mại điện tử qua các trang website về thông tin các sản phẩm và kỹ thuật chế biến, thông tin về các doanh nghiệp cùng ngành tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nắm các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam liên quan đến vấn đề chế biến thủy sản trong nước và xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu cung cấp thông tin là:
+ Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP)
+ Tài liệu kỹ thuật, các tạp chí nước ngoài.
+ Các quy định của Chính phủ, Bộ Thủy Sản, Ngành quản lý nhà nước có liên quan.
5.2.5 Các giải pháp khác
5.2.5.1. Giải pháp về xây dựng đội ngũ nhân viên của công ty cổ phần thủy sản Cafatex
- Thường xuyên tuyển dụng lao động để bù đắp lượng thiếu hụt do các hợp đồng lớn của công ty. Đồng thời, Ban lãnh đạo công ty phải thường xuyên cải cách hệ thống tiền lương nhằm thu hút lao động phổ thông.
- Tổ chức các hội thi tay nghề chế biến cá cho các công nhân để khuyến khích tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động.
- Khuyến khích nhân viên trong công ty có điểu kiện về tài chính xây dựng hoạt động nuôi cá tra, cá basa dưới sự hường dẫn của các kỹ sư về kỹ thuật trong công ty để cung cấp nguyên liệu cá cho công ty.
- Quy định nghiêm ngặt khi bước vào khu vực chế biến: mặc áo mũ, khẩu trang và mang giày bảo hộ lao động, thao gỡ tất cả nữ trang. Khâu làm vệ sinh trước khi vào khu sản xuất phải qua nhiều công đọan khắt khe.
5.2.5.2. Cải tạo và nâng cấp, mở rộng nhà máy
- Huy động vốn cổ đông trong nước để xây dựng thêm nhà máy chế biến, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, nâng cấp xây dựng hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp đông để có thể điều chỉnh nhiệt đô thích hợp với từng sản phẩm.
5.2.5.3. Tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu bằng cách liên kết giữa doanh nghiệp với những hộ nuôi cá
- Thành lập các hiệp hội thủy sản của công ty bao gồm các hộ nuôi cá tra, cá basa. Từ đó, tạo điều kiện cho hội viên nuôi và vay vốn để phát triển sàn xuất, vận động các hội viên áp dụng các tiêu chuẩn mang tính quốc tế trong việc nuôi trồng thủy sản.
- Đầu tư, xây dựng hệ thống trung tâm công nghệ nuôi và chế biến cá tra, cá basa từ khâu con giống đến thành phẩm, phục vụ nguồn nguyên liệu của công ty.
5.2.5.4. Xây dựng mô hình liên kết dọc, và liên kết ngang trong việc đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường EU
Dịch vụ giống, thức ăn, thuốc
HĐ1
HĐ2
Cung cấp nguyên liệu
Cung cấp thức ăn, thuốc , giống
Mô hình LIÊN KẾT DỌC bền vững
Nhà máy chế biến
Nuôi trồng
HĐ5
HĐ4
HĐ3
Tổ chức chứng nhận
Bảo hiểm
Ngân hàng
Hình 5.1: Mô hình liên kết dọc
“Mô hình liên kết dọc – Giải pháp cho phát triển thủy sản bền vững” được tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 7/4/42008, đưa ra giải pháp cho các công ty xuất khẩu thủy sản xuất khẩu. Đây là một mô hình hoàn chỉnh, giúp cho các doanh nghiệp thủy sản có thể tận dụng những mối liên kết từ đầu vào, đến đầu ra của sản phẩm. Giữa các hộ nuôi cá (cung cấp nguồn nguyên liệu), ngân hàng (cung cấp vốn), bảo hiểm, tổ chức chứng nhận giúp phòng ngừa rủi ro cho hoạt động xuất khẩu. Tham gia diễn đàn này cũng là cơ hội cho công ty có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động kinh doanh trong tương lai.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Sản phẩm cá tra, cá basa được Bộ Thủy Sản xem là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sau con tôm. Sự tăng trưởng ngoạn mục của xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU là do nhu cầu tiêu dùng của người dân về lọai sản phẩm này, và cũng do con cá tra, cá basa của Việt Nam bị kiện tại thị trường Mỹ làm cho sản phẩm cá da trơn của Việt Nam được nhiều người biết đến. Mặc dù, sản lượng xuất khẩu cá tra cá basa của Việt Nam sang thị trường EU lớn, nhưng tỷ trọng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty so với cả nước còn rất thấp. Do vậy công ty cần phải mở rộng, xây dựng nhà máy chế biến, đầu tư kho lạnh, tìm kiếm nguồn nguyên liệu cá, mở rộng thêm nữa khu nuôi cá của công ty để kíp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân EU.
Sản phẩm cá tra, cá basa của công ty rất được người dân EU ưa chuộng, EU được xem là thị trường nhập khẩu tiềm năng của công ty trong hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh những thuận lợi về ưu đãi thuế quan, có khách hàng thân thuộc tại thị trường EU, nhãn hiệu Cafatex được các nhà phân phối tin tưởng, đây chính là cơ hội để công ty cồ phần thủy sản Cafatex đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá vào thị trường EU với sự đa dạng về sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng phong phú để đáp ứng nhu cầu đa văn hóa tại thị trường EU.
Bên cạnh những thuận lợi, công ty còn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn về nguồn nguyên liệu cá, về sự ra đời của các nhà máy chế biến cá, gây nên sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chủng loại sản phẩm.
Công ty chưa dám mạnh dạn đặt văn phòng đại diện tại thị trường EU để có thể nắm bắt thông tin kịp thời từ nhà phân phối, các quy định, chính sách mới của EU.
Mặc dù đã cổ phần hóa từ năm 2004, cổ phiếu công ty chưa lên sàn chính thức, nhưng thông tin về công ty, về sản phẩm vẫn còn rất ít với cổ đông và người tiêu dùng. Đa số, cổ phiếu của công ty chỉ được bán trong nội bộ công ty do đó sẽ gây khó khăn trong việc huy động một nguồn vốn lớn.
Do vậy, muốn nâng cao sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU, cần phải thực hiện một số giải pháp thích hợp từ việc tận dụng những cơ hội, những thuận lợi đang có, đồng thời hạn chế tối đa cá đe dọa nhằm xây dựng hình ảnh của công ty với sản xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU với số lượng lớn nhất, chất lượng nhất.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với nhà nước và hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam VASEP
Nhà nước ( Bộ thủy Sản) cần quy hoạch xây dựng vùng nuôi cá tra, cá basa nguyên liệu theo hướng tập trung để dễ kiểm soát. Kuyến khích các công ty bằng hỗ trợ về vốn để đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm. Đổi mới phương thức quản lý ngành và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh. Tăng cường công tác lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực và ổn định cuộc sống của người lao động. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường. Thành lập các hiệp hội, ngành chế biến thủy sản, liên kết các tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Xây dựng mô hình liên kết dọc bền vững giữa ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức chứng nhận, nhà cung cấp giống, thức ăn, thuốc cho hộ nuôi trồng để bảo đảm nguồn cung ổn định cho công ty.
Chính phủ cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích và giúp đỡ doanh nghiệp khi bị nước ngoài kiện.
Nghiên cứu tạo ra những giống mới chất lượng cao.
6.2.2. Đối với công ty cổ phần thủy sản Cafatex
- Nhanh chóng xây dựng website với đầy đủ thông tin về sản phẩm và công ty.
- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đa dạng hóa sản phẩm của công ty.
- Tiếp tục duy trì tăng trưởng xuất khẩu vào các thị trường chủ lực.
- Công ty cần đầu tư nhiều hơn nữa bộ phận Marketing đồng thời đẩy mạnh công tác quảng cáo tiếp thị, hướng dẫn tiêu dùng, tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh nắm bắt nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng để có kế họach thâm nhập thị trường xuất khẩu cũng như học hỏi kinh nghiệm của đối tác.
- Để tăng sản lượng xuất khẩu, công ty cần thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm tinh chế từ cá tra, cá basa, có giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Muốn vậy, thì công ty cần phải đầu tư nâng cao máy móc, trang thiết bị hiện đại. Nếu có điều kiện, công ty nên thuê chuyên gia nước ngoài kiểm tra, tư vấn về chất lượng sản phẩm cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đưa ra một số chính sách về tài chính hỗ trợ cho việc bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên.
- Sử dụng dịch vụ tín dụng thư của một số ngân hàng uy tín hiện nay, với cách làm này ngân hàng sẽ thanh toán cho công ty và sau đó thu tiền từ nhà nhập khẩu, nhằm tạo điều kiện cho công ty hoạt động trôi chảy về mặt đối ngoại.
ba
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quantri29http___quantri34.co.cc.doc