LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay để đứng vững trên thị trường là một điều hết sức khó khăn ,nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO,điều đó đặt doanh nghiệp vào một tinh thế vô cùng khó khăn,đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đôi mới và hoàn thiện mình. Để vừa đáp ứng được những yêu cầu trên, vừa tạo uy tín cạnh tranh với các đối thủ, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải xác định các tiềm lực của bản thân đơn vị. Vì vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề được chú trọng đặc biệt, để làm sao sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của công ty sao cho phù hợp nhất, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát.
Nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian tìm hiểu, thực tập tại Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI, một doanh nghiệp hoạt động sảnxuất kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, sửa chữa,buôn bán sản phẩm điện tử,tin học,viễn thông,thiết bị văn phòng em đã lựa chọn đề tài “Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI ”
Mục đích của đề tài là phân tích được thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nhận dạng được điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, thuận lợi và phát hiện những yếu kém trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện những yếu kém đó.
Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhằm đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế thì thường sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị và phương pháp thay thế liên hoàn.
Kết cấu của đồ án gồm
Lời mở đầu
Phần I : Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phần II : Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Phần III : Một số biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Mai Anh, cùng các cán bộ công nhân viên Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án này.
Do kiến thức còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I .Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh 3
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
1.1.2. Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
1.1.3. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh 5
1.1.4.Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 6
1.1.5.Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 7
1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 8
1.2.1.Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả tông quát 8
1.2.2. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 8
1.3.Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 11
1.3.1.Theo tính tất yếu của nhân tố 12
1.3.2.Theo tính chất của nhân tố 12
1.3.3.Theo xu hướng tác động của nhân tố 12
1.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh 12
1.4.Nội dung và phương pháp phân tích 13
1.4.1.Nội dung phân tích 13
1.4.2.Phương pháp phân tích 14
1.5.Phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 19
Phần II Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH NISSELECTRIC HÀ NỘI 22
2.1 Giơi thiệu khái quát về doanh nghiệp 22
2.1.1 Tên ,địa chỉ của doanh nghiệp 22
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 22
2.1.3 Chức năng ,nhiệm vụ của doanh nghiệp 22
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 26
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 29
2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI 32
2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 32
2.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 46
2.2.3 Đánh giá ,kết luận kết quả phân tích 53
Phần III. Một số biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI 56
3.1 Các căn cứ 56
3.1.1 Từ kết quả phân tích 56
3.2 Một số biện pháp 57
3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 57
3.2.2. Xây dựng chính sách sản phẩm 58
3.2.3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 59
3.2.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng 60
3.2.5.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 61
3.2.6. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 63
3.2.7. Tăng cường liên kết kinh tế 64
KẾT LUẬN 66
77 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2419 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh nissei electric Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o với năm 2006 là 3,708 (38%), tăng so với năm 2005 là 0,942 (7%), do trong năm 2007 công trình xây dựng khu văn phòng làm việc mới cho cán bộ công nhân viên và nhà máy đã bắt đầu đi vào hoạt động.
Sức sinh lợi của chi phí:
SSLCP =
Lợi nhuận
Tổng chi phí
Sức sinh lợi của chi phí năm 2005 là:
SSLCP(2005) =
12.036
= 0,424
28.358
Sức sinh lợi của chi phí năm 2006 là:
SSLCP(2006) =
12.295
= 0,262
46.937
Sức sinh lợi của chi phí năm 2007 là:
SSLCP(2007) =
13.411
= 0,246
54.438
Sức sinh lời của chi phí giảm dần, năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0,162 (38%), năm 2007 giảm so với năm 2006 là 0,016 (6%). Do trong năm 2006 Công ty đã đầu tư vào công trình xây dựng khu văn phòng làm việc mới và xây dựng một số nhà máy, đến năm 2007các công trình đó đã hoàn thiện và bắt đầu đi vào hoạt động thì Công ty tiếp tục đầu tư vào một số hợp đồng mới và mở thêm một số lớp đào tạo và chuyển giao công nghệ.
2.2.1.2.Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận
Hiệu quả sử dụng lao động
Trong các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh thì lao động của con người đóng vai trò quan trọng nhất. Sử dụng tốt nguồn nhân lực biểu hiện trên các mặt số lượng và chất lượng lao động. Việc khai thác hết khả năng của người lao động sẽ góp phần quan trọng làm tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cơ cấu lao động của công ty NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI 3 năm gần đây.
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động của công ty năm 2005, 2006, 2007
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Người
%
Người
% 06/05
Người
% 07/06
Tổng giá trị sản lượng (triệu đồng)
235.869
302.940
485.916
Tổng số lao động
1678
100
3138
125
4448
159
Trong đó:
Lao động trực tiếp
1230
77
2238
79
3448
79
Nam
800
75
1638
77
2748
77
Nữ
430
2
600
2
700
2
Lao động gián tiếp
448
23
900
21
1000
21
Nam
318
20
600
18
700
18
Nữ
130
4
300
3
300
3
Nguồn: Báo cáo lao động và thu nhập của người lao động 2005-2006-2007, Phòng tổ chức hành chính
Số lượng lao đông của Công ty tăng dần theo các năm cùng với sự tăng trưởng của doanh thu. Tỷ lệ lao động trực tiếp trên lao động gián tiếp tương đối ổn định, tỷ lệ lao động trực tiếp dao động từ 77% đến 79%. Tỷ lệ lao động nam trên lao động nữ hầu như không thay đổi, tỷ lệ lao động nam dao động từ 75% đến 77%, điều này cũng phù hợp với đặc thù công việc của Công ty là một đơn vị sản xuất
Ta thấy tổng lao động tăng dần, nguyên nhân do Công ty có chủ trương gia tăng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai.. Tuổi đời của lao động giảm dần, năm 2005 lao động <= tuổi là 22,53% đến năm 2007 tỷ lệ này là 34,71%, điều này thể hiện chủ trương của Công ty là trẻ hoá lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động nam và nữ hầu như không thay đổi. Tỷ lệ số lao động ký hợp đồng chính thức tăng dần điều này góp phần tăng tính trách nhiệm của người lao động đối với Công ty.
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng thời gian lao động
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Bq/ng
Tổng số
Bq/ng
Tổng số
Bq/ng
Tổng số
1
Tổng số ngày trong năm
1
Ngày
365
61.247
365
1.145.370
365
1.623.520
2
Ngày lễ, cuối tuần
2
Ngày
112
187.936
112
351.456
112
498.176
3
Ngày chế độ
3=1-2
Ngày
253
424.534
253
793.914
253
1.125.344
4
Nghỉ BHXH
4
Ngày
3
5.034
3
9.414
3
13.344
5
Nghỉ phép
5
Ngày
10
16.780
10,5
32.949
10
44.480
6
Nghỉ khác
6
Ngày
10
16.780
9
28.242
11
48.928
7
Ngày công kế hoạch
7=3-4-5
Ngày
240
402.720
239,5
751.551
240
1.067.520
8
Ngày công thực tế
8=3-4-5-6
Ngày
230
385.940
230,5
723.309
229
1.018.592
Năm 2005: Tổng số CBCNV là 1678 người
Năm 2006: Tổng số CBCNV là 3138 người
Năm 2007: Tổng số CBCNV là 4448 người
Bq/ng: Bỡnh quõn/người
Tình hình sử dụng thời gian lao động công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Số ngày công thực tế của công ty trong 3 năm không có sự thay đổi đột biến nào, chỉ dao động trong khoảng nhỏ (trong khoảng từ 229 ngày đến 230,5 ngày). Do số CBCNV tăng dần nên tổng số ngày công thực tế tăng theo.
Trong thời gian tới Công ty cần có kế hoạch đào tạo chuyên sâu và nâng cao phát huy tối đa năng lực của nhân viên. Phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của người lao động trong công việc, tạo động lực cho người lao động tăng năng suất lao động. Chu trình tiếp diễn tạo vòng xoáy đi lên của Công ty.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Mỗi một doanh nghiệp đều có TSCĐ nhất định. Nhưng để khai thác được tiềm năng thì phải phụ thuộc vào trình độ quản lý của từng Công ty
Để phân tích tiềm năng sử dụng tài sản cố định ta phải tiến hành phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định vì đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả sử dụng tài sản có hợp lý không. Ta có công thức tính như sau:
Sức sản xuất của tài sản cố định:
SSXTSCĐ =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định bình quân
Sức sinh lợi của tài sản cố định:
SSLTSCĐ =
Lợi nhuận
Tài sản cố định bình quân
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lêch07/05
Chênh lệch 07/06
+/-
%
+/-
%
1
Doanh thu
353.814
454.410
728.874
375.060
206
274.464
160
2
Lợi nhuận trước thuế
12.036
14.296
18.627
6591
155
4331
130
3
Giá trị TSCĐbq
229.659
298.719
313.273
83.614
136
14.554
105
4
Sức sản xuất TSCĐ
1,541
1,521
2,327
0,786
151
0,805
153
5
Sức sinh lời TSCĐ
0,052
0,048
0,059
0,007
113
0,012
124
Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2005 là:
SSXTSCĐ(2005) =
353.814
= 1,541
229.659
Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2006 là:
SSXTSCĐ(2006) =
454.410
= 1,521
298.719
Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2007 là:
SSXTSCĐ(2007) =
728.874
= 2,327
313.273
Sức sản xuất của TSCĐ năm 2005 và năm 2006 gần như không thay đổi, đến năm 2007 sức sản xuất tăng lên một cách rõ ràng. Mức tăng sức sản xuất của năm 2007 so với năm 2005 và năm 2006 là:
±ΔSSXTSCĐ(2007/2005) = 2,327 – 1,541
= 0,786
%ΔSSXTSCĐ(2007/2005) = x100%
= 151 %
±ΔSSXTSCĐ(2007/2006) = 2,327 – 1,521
= 0,805
%ΔSSXTSCĐ(2007/2006) = x100%
= 153 %
Như vậy sức sản xuất của tài sản cố định năm 2007 tăng so với năm 2005 và 2006 là 0,786 (tương đương 151%) và 0,805 (tương đương 153%). Có sự tăng sức sản xuất của tài sản cố định năm 2007 so với năm 2006 và năm 2005 là do doanh thu năm 2007 tăng nhanh hơn mức tăng của tài sản cố định.
Sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2005 là:
SSLTSCĐ(2005) =
12.036
= 0,052
229.659
Sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2006 là:
SSLTSCĐ(2006) =
14.296
= 0,048
298.719
Sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2007 là:
SSLTSCĐ(2007) =
18.627
= 0,059
313.273
Qua bảng trên ta thấy sức sinh lời của tài sản cố định năm 2007 đạt giá trị lớn nhất. Mức tăng sức sinh lời của tài sản cố định năm 2007 so với năm 2006 và năm 2005 là:
±ΔSSLTSCĐ(2007/2005) = 0,059– 0,052
= 0,007
%ΔSSLTSCĐ(2007/2005) = x100%
= 113 %
±ΔSSLTSCĐ(2007/2006) = 0,059 – 0,048
= 0,012
%ΔSSLTSCĐ(2007/2006) = x100%
= 124 %
Như vậy sức sinh lợi của năm 2007 tăng so với năm 2005 và 2006 là 0,007 (tương đương 113%) và 0,012 (tương đương 124%). Có sự tăng sức sản xuất năm 2007 so với năm 2006 và năm 2005 là do lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng nhanh hơn mức tăng của tài sản cố định.
Qua phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta thấy so với năm 2005 và năm 2006 sức sản xuất của tài sản cố định tăng lần lượt là: 151% và 153%, nhưng sức sinh lời của tài sản cố định tăng tương ứng là: 113% và 124%. Như vậy việc sử dụng tài sản cố định của Công ty chưa có hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:
Tài sản lưu động thể hiện một phần giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là toàn bộ tiền hay hiện vật có chu kỳ luôn chuyển. Trong một chu kỳ kinh doanh việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là rất cần thiết. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta tính các chỉ tiêu: sức sản xuất của tài sản lưu động và sức sinh lời của tài sản lưu động.
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch 07/05
Chênh lệch 07/06
+/-
%
+/-
%
1
Doanh thu thuần
353.814
454.410
728.874
375.060
206
274.464
160
2
Lợi nhuận trước thuế
12.036
14.296
18.627
6.591
155
4.331
130
3
Giá trị TSLĐbq
333.815
533.304
673.580
339.765
202
140.276
126
4
Sức sản xuất TSLĐbq
1,060
0,852
1,082
0,022
102
0,230
127
5
Sức sinh lời TSLĐbq
0,036
0,027
0,028
-0,008
77
0,001
103
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
* Sức sản xuất của tài sản lưu động
Sức sản xuất của tài sản lưu động được xác định bằng công thức sau:
SSXTSLĐ =
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động bình quân
Sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2005 là:
SSXTSLĐ(2005) =
353.814
= 1,06
333.815
Sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2006 là:
SSXTSLĐ(2006) =
454.410
=0,852
533.304
Sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2007 là:
SSXTSLĐ(2007) =
728.874
= 1,082
673.580
Sức sản xuất của tài sản lưu động đạt giá trị lớn nhất năm 2007. Mức tăng sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2007 so với năm 2006 và năm 2005 là:
±ΔSSXTSLĐ(2007/2005) = 1,082 – 1,060
= 0,022
%ΔSSXTSLĐ(2007/2005) = x100%
= 102 %
±ΔSSXTSLĐ(2007/2006) = 1,082– 0,852
= 0,230
%ΔSSXTSLĐ(2007/2006) = x100%
= 127 %
Như vậy sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2007 tăng so với năm 2005 và 2006 là 0,022 (tương đương 102%) và 0,230 (tương đương 127%). Có sự tăng sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2007 so với năm 2006 và năm 2005 là do doanh thu năm 2007 tăng nhanh hơn mức tăng của tài sản lưu động.
Sức sinh lợi của tài sản lưu động:
SSLTSLĐ =
Lợi nhuận
Tài sản lưu động bình quân
Sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2005 là:
SSLTSLĐ(2005) =
12.036
= 0,036
333.815
Sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2006 là:
SSXTSLĐ(2006) =
14.296
= 0,027
533.304
Sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2007 là:
SSXTSLĐ(2006) =
18.627
= 0,028
673.580
Sức sinh lợi của tài sản lưu động đạt giá trị lớn nhất năm 2005. Mức giảm sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2007 và năm 2006 so với năm 2005 là:
±ΔSSLTSLĐ(2007/2005) = 0,028 – 0,036
= - 0,008
%ΔSSLTSLĐ(2007/2005) = x100%
= 78 %
±ΔSSLTSLĐ(2006/2005) = 0,027– 0,036
= - 0,009
%ΔSSLTSLĐ(2006/2005) = x100%
= 75 %
Như vậy sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2007 và năm 2006 giảm so với năm 2005 là: - 0,008 (tương đương 78%) và - 0,009 (tương đương 75%). Có sự giảm sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2007 so và năm 2006 so với năm 2005 là do lợi nhuận trước thuế năm 2007 và năm 2006 tăng chậm hơn mức tăng của tài sản lưu động.
Qua phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta thấy năm 2007 sức sản xuất của tài sản lưu động tăng hơn so với năm 2005 nhưng sức sinh lời của tài sản lưu động năm 2007 lại giảm so với năm 2005 điều đó cho thấy việc sử dụng tài sản lưu động của Công ty chưa hiệu quả.
Nhận xét: Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2005 – 2006 – 2007, mặc dù doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng đột biến Điều này đã làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có phần khả quan khi xét về lợi nhuận kinh doanh, nhưng xét về sức sản xuất, sức sinh lợi của các chỉ tiêu (tổng tài sản, nguồn vốn, lao động, tài sản cố định, tài sản lưu động) đều chưa đạt kỳ vọng của nhà đầu tư..
2.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.2.2.1 Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty
Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch 06/05
Chênh lệch 07/06
±
%
±
%
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
353.814
454.410
728.874
100.596
128
274.464
160
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
-
-
-
-
-
3
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
353.814
454.410
728.874
100.596
128
274.464
160
4
Giá vốn hàng bán
314.070
406.661
665.366
92.591
129
258.705
164
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
39.744
47.750
63.509
8.006
120
15.759
133
6
Doanh thu từ hoạt động tài chính
549
11.484
3.117
10.935
2092
-8.367
27
7
Chi phí tài chính
8.764
30.764
35.589
12.000
165
4.825
115
8
Chi phí bán hàng
-
-
-
-
-
-
-
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
7.883
14.051
13.403
6.168
178
-648
95
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
13.647
14.298
17.634
651
105
3.345
123
11
Thu nhập khác
113
-
1.226
-113
-
1.226
-
12
Chi phí khác
1.712
-
233
-1.712
-
233
-
13
lợi nhuận khác
1.599
-
993
-1.599
0
993
-
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
12.048
14.298
18.627
2.250
119
4.329
130
15
Chi phí thuế TNDN hiện hành
-
2.001
5216
2.001
-
3.215
261
16
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
-
-
0
-
17
Lợi nhuận sau thuế TNDN
12.048
12.297
13.412
249
119
1.115
109
Trong vòng 3 năm gần đây, Công ty đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự khẳng định mình trên thương trường. Tuy nhiên trong xu thế chung, Công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Qua bảng 2.10 mốt số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng 19% so với năm 2004 trong khi doanh thu tăng 28% và lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng 30% so với năm 2005 trong khi doanh thu tăng 60%. Điều này cho thấy môi trương kinh doanh của Công ty ngày càng cạnh tranh hơn do đó phần trăm lợi nhuận từ doanh thu giảm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty chưa tốt. Để biết rõ hơn nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty ta đi phân tích từng yếu tố.
2.2.2.2Phân tích quy mô chi phí sản xuất kinh doanh
Dùng phương pháp so sánh chi phí có liên hệ với doanh thu:
±ΔC = C1 – C0 * (D1 / D0)
Trong đó:
C0, C1: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm trước và năm sau
D0, D1: Doanh thu thuần năm trước và năm sau.
Bảng 2.11 Phân tích quy mô chi phí sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch 06/05
Chênh lệch 07/06
+/-
%
+/-
%
1
Doanh thu thuần
353.814
454.410
728874
100.596
128
274.464
160
2
Tổng chí phí SXKD
321.953
420.712
678.769
98.759
131
258.057
161
2.1
- Giá vốn hàng bán
314.070
406.661
665.366
92.591
129
258.705
164
2.2
- Chí phí bán hàng
0
0
0
0
-
0
-
2.3
- Chi phí QLDN
7.883
14.051
13.403
6.168
178
-648
95
3
Lợi nhuận khác
-1.599
0
993
1.599
0
993
-
3.1
- Doanh thu khác
113
0
1.226
-113
0
1.226
-
3.2
- Chi phí khác
1.712
0
233
-1.712
0
233
-
4
Lợi nhuận trước thuế
12.048
14.298
18.627
2.250
119
4.329
130
5
Thuế thu nhập DN
0
2.001
5.216
2.001
-
3.215
261
6
Lợi nhuận sau thuế
12.048
12.297
13.412
249
102
1.115
109
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
* Tính ±ΔC năm 2006 so với năm 2005 là:
±ΔC(2006/2005) = 420.712 – 321.953 ( 454.410 / 353.814)
= 8.613 (triệu đồng)
Năm 2006 doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí 8.613 triệu đồng chi phí so với năm 2005. Cụ thể:
Giá vốn hàng bán
±ΔC GV (2006/2005) = 406.661 – 314.070 ( 454.410 / 353.814)
= 4.652 (triệu đồng)
Chi phí quản lý doanh nghiệp
±ΔC CPQL (2006/2005) = 14.051 – 7.883( 454.410 / 353.814)
= 3.961 (triệu đồng)
Tổng hợp 2 yếu tố trên:
±ΔC = 4.652 + 3.961 = 8.613 (triệu đồng)
Như vậy trong năm 2006 công ty đã sử dụng lãng phí 8.613 triệu động chi phí so với năm 2005, trong đó sử dụng lãng phí 4.652 triệu động giá vốn hàng bán và 3.961 triệu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Tính ±ΔC năm 2007 so với năm 2006 là:
±ΔC(2007/2006) = 678.769 – 420.712 x
= 5.629
Năm 2007 doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí 5.630 triệu đồng chi phí so với năm 20056 Cụ thể:
Giá vốn hàng bán
±ΔC GV (2007/2006) = 665.366 – 406.661 x
= 14.708 (triệu đồng)
Chi phí quản lý doanh nghiệp
±ΔC CPQL (2006/2005) = 13.403 – 14.051x
= - 9.079 (triệu đồng)
Như vậy năm 2007 Công ty đã sử dụng lãng phí 5.629 triệu đồng chi phí so với năm 2006, trong đó sử dụng lãng phí 14.708 triệu đồng giá vốn hàng bán nhưng bù lại Công ty đã sử dụng tiết kiệm được 9.079 triệu động chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán tăng là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và do sử dụng nguyên vật liệu đầu vào chưa tối ưu. Do đó Công ty cần quan tâm hơn nữa để có biện pháp nhằm giảm tối thiểu mức tăng của giá vốn hàng bán.
2.2.2.3 Phân tích nguồn lực đầu vào
Phân tích kết cấu tài sản
Để phân tích hình tài sản, trước hết ta đi xem xét khái quát cơ cấu tài sản của Công ty năm 2007 thông qua các hệ số cấu trúc bên tài sản.
Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình
T1 =
TSCĐ hữu hình bình quân
Tổng tài sản bình quân
=301.825 /1.006.368 *100%
= 30 %
Tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản vì tài sản cố định hữu hình của Công ty chủ yếu là nhà trụ sở Công ty và máy móc thiết bị sản xuất,.
Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn (T2)
T2 =
Đầu tư tài chính dài hạn
Tổng tài sản bình quân
= 4.867 / 1.006.368 * 100%
= 0,5 %
Công ty tham gia ít vào hoạt động đầu tư vào Công ty liên kết, liên doanh, đầu tư dài hạn nên tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn nhỏ.
Tỷ trọng hàng tồn kho (T3)
T3 =
Hàng tồn kho bình quân
Tổng tài sản bình quân
= x100%
= 54 %
Hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với mức chung là 30% đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Tỷ trọng các khoản phải thu (T4)
T4 =
Các khoản phải thu bình quân
Tổng tài sản bình quân
= x 100%
= 5 %
Điều này thể hiện khoản phải thu của khách hàng tương đối nhỏ.
Tỷ trọng của tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
T4 =
Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Tổng tài sản bình quân
= x 100%
= 4 %
Con số này hơi cao, gây ứ đọng lãng phí về nguồn lực tài chính mặc dù tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp.
So sánh các chỉ tiêu này so với năm 2006
Bảng 2.12 Chỉ tiêu kết cấu tài sản
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tỷ trọng TSCĐ hữu hình
36%
33%
30%
2
Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0,1%
0,1%
0,5%
5
Tỷ trọng hàng tồn kho
32%
40%
54%
4
Tỷ trọng các khoản phải thu
16%
13%
5%
3
Tỷ trọng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
8%
7%
4%
6
Tỷ trọng khác
7,9%
6,9%
6,5%
7
Tổng
100%
100%
100%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng tài sản cố định giảm dần. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2007 tăng đột ngột do năm 2007Công ty bắt đầu chú ý và tăng nguồn lực tài chính vào đầu tư dài hạn. Tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên rõ ràng, Công ty cần kiểm soát để hạ tỷ trọng hàng tồn kho xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khoản phải thu và tỷ trọng tiền va các khoản đầu tư ngắn hạn năm 2007 giảm nhanh so với năm 2005 và năm 2006
Tiếp theo ta tính các chỉ tiêu xác định tốc độ luôn chuyển của TSCĐ.
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
Bảng 2.13 Các chỉ tiêu tốc độ luôn chuyển của tài sản cố định
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần
106 đồng
353.814
454.410
728.874
2
Hàng tồn kho bình quân
106 đồng
184.633
338.754
547.365
3
Khoản phải thu bình quân
106 đồng
91.641
111.193
48.262
4
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng/năm
2
1
1
5
Vòng quay khoản phải thu
Vòng/năm
4
4
15
Từ bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2006 và năm 2007 giảm so với năm 2005, điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hợp lý tuy nhiên vòng quay khoản phải thu tăng lên rõ ràng, tình hình đọng vốn ở các khoản phải thu đã được giải quyết. Công ty giảm được vốn bị chiếm dụng.
Phân tích cấu trúc nguồn vốn
* Tỷ trọng vốn tài trợ thường xuyên trên tổng nguồn vốn (V1)
V1 =
Vốn thường xuyên
Tổng nguồn vốn bình quân
= x 100%
= 24 %
Vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn của Công ty. Nguồn vốn này xác định độ ổn định của nguồn tài trợ. Vốn thường xuyên của Công ty năm 2007 chiếm 24% tổng nguồn vốn doanh nghiệp, độ ổn định về vốn tài trợ dài hạn của Công ty ở mức bình thường.
* Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (V2)
V2 =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn bình quân
= x 100%
= 8 %
* Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn (V3)
V3 =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn bình quân
= x 100%
= 92 %
* Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn (V4)
V4 =
Nợ ngắn hạn
Tổng nguồn vốn bình quân
= x 100%
= 76 %
Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn lớn (92%) mà chủ yếu nợ này là nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn chiếm 76% trên tổng nguồn vốn). Tỷ lệ ngắn hạn cao do trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã nhận tiền đặt cọc trước của một số hợp đồng.
Phân tích tình hình sử dụng lao động
Trong các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh thì lao động của con người đóng vai trò quan trọng nhất. Sử dụng tốt nguồn nhân lực biểu hiện trên các mặt số lượng và chất lượng lao động. Việc khai thác hết khả năng của người lao động sẽ góp phần quan trọng làm tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Năm 2007, tổng số lao động chính tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là 4.448 lao động. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng lao động của Công ty 2 năm gần đây, ta đi xem xét biến động về số lượng và trình độ lao động của công ty.
Bảng 2.14 Sự biến động về số lao động
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
SL (người)
Tỷ lệ (%)
SL (người)
Tỷ lệ (%)
SL (người)
Tỷ lệ (%)
1
Tổng số lao động
1.678
100,00
3.138
100,00
4.448
100,00
2
Trình độ
Đại học và trên đại học
134
15,97
187
17,88
191
17,18
Cao đẳng
43
5,13
53
5,07
47
4,23
Trung cấp, bằng nghề
264
31,47
347
33,17
472
42,45
Chưa qua đào tạo
398
47,44
459
43,88
402
36,15
3
Tuổi
<= 30 tuổi
189
22,53
335
32,03
386
34,71
> 30 tuổi
650
77,47
711
67,97
726
65,29
4
Giới tính
Nam
793
94,52
995
95,12
1.051
94,51
Nữ
46
5,48
51
4,88
61
5,49
5
Hợp độnglao động
Chính thức
1000
52,56
2300
56,12
3448
63,85
Thời vụ
678
47,44
838
43,88
1000
36,15
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Ta thấy tổng lao động tăng dần, nguyên nhân do Công ty có chủ trương gia tăng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai. Tỷ trọng lao động có trình độ tăng dần, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm dần từ 47,44% năm 2005 chỉ còn 36,15% năm 2007. Tuổi đời của lao động giảm dần, năm 2005 lao động <= tuổi là 22,53% đến năm 2007 tỷ lệ này là 34
2.2.3 Đánh giá, kết luận kết quả phân tích
Bảng 2.15 Tổng hợp các chỉ tiêu sức sản xuất
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
% 06/05
% 07/06
1
Nguồn vốn CSH
7,562
6,215
8,929
82
144
2
Tổng tài sản
0,619
0,542
0,724
87
134
3
Chi phí
12,477
9,681
13,389
78
138
4
Tài sản cố định
1,541
1,521
2,327
99
153
5
Tài sản lưu động
1,060
0,852
1,082
80
127
6
Lao động
105,427
108,606
109,243
103
151
Bảng 2.16 Tổng hợp các chỉ tiêu sức sinh lợi
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
% 06/05
% 07/06
1
Nguồn vốn CSH
0,257
0,168
0,164
65
98
2
Tổng tài sản
0,021
0,017
0,019
81
109
3
Chi phí
0,424
0,262
0,246
62
94
4
Tài sản cố định
0,052
0,048
0,059
91
124
5
Tài sản lưu động
0,036
0,027
0,028
74
103
6
Lao động
9,564
9,112
11,167
95
123
Qua phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả ta thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tuy sức sản xuất của năm 2006 có tăng so với năm 2005 nhưng sức sinh lợi năm 2006 của nguồn vốn chủ sở hữu, do lợi nhuận có mức tăng chậm hơn mức tăng của doanh thu. Điều này cho thấy Công ty chưa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu trong kinh doanh.
· Tổng tài sản
Sức sinh lợi có mức tăng chậm hơn mức tăng sức sản xuất của tổng tài sản, do lợi nhuận có mức tăng chậm hơn mức tăng của doanh thu. Điều này cho thấy Công ty sử dụng chưa hiệu quả tổng tài sản trong kinh doanh.
· Chi Phí
Sức sinh lợi của chi phí năm 2007 giảm trong khi sức sản xuất của chi phí lại tăng, do mặc dù lợi nhuận năm 2006 giảm và doanh thu năm 2006 tăng. Điều này cho thấy Công ty sử dụng chưa hiệu quả chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
· Tài sản cố định
Sức sinh lợi có mức tăng thấp hơn mức tăng của sức sản xuất của tài sản cố định, do lợi nhuận có mức tăng thấp hơn mức tăng của doanh thu. Điều này cho thấy Công ty sử dụng chưa hiệu quả tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
· Tài sản lưu động
Sức sinh lợi có mức tăng thấp hơn mức tăng của sức sản xuất của tài sản lưu động, do lợi nhuận có mức tăng thấp hơn mức tăng của doanh thu. Điều này cho thấy Công ty sử dụng chưa hiệu quả tài sản lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
· Sử dụng lao động
Sức sinh lợi có mức tăng thấp hơn mức tăng của sức sản xuất của lao động, do lợi nhuận có mức tăng thấp hơn mức tăng của doanh thu. Điều này cho thấy Công ty sử dụng chưa hiệu quả lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh các yếu tố đã phân tích một cách định lượng, ta cần xem xét thêm các yếu tố định tính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
· Các yếu tố chủ quan
Mặc dù đội ngũ lao động có kinh nghiệm trong công tác nhưng đứng trước yêu cầu mới về kỹ thuật sản xuất, cạnh trạnh khốc liệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì đội ngũ CBCNV cần phải được đào tạo và bồi dưỡng thêm ngoại ngữ và kỹ thuật sản xuất hiện đại.
Công tác Marketing của Công ty chưa được đề cao, hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chưa được aps dựng một cách chuyên nghiệp. Hệ thống kênh phân phối của Công ty còn nhiều hạn chế, chủ yếu dùng kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp chỉ có một cấp.
· Các yếu tố khách quan
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển đều chịu sự tác động tích cực cũng như tiêu cực của thị trường. Các tác nhân đó có thể dự báo cũng có thể không dự báo được, tuỳ từng từng thời điểm cụ thể mà doanh nghiệp có các phản ứng khác nhau.
PHẦN III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
3.1Các căn cứ
3.1.1Từ kết quả phân tích
Qua phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây, mặc dù lợi nhuận sản xuất kinh doanh có tăng nhưng mức tăng còn thấp hơn mức tăng của doanh thu ,chưa đạt được kỳ vọng của nhà đầu tư, hiệu quả sử dụng các nguồn lực (vốn, tài sản, chi phí và lao động …) chưa cao.
3.1.2Từ định hướng phát triển Công ty trong thời gian tới
Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC Hà Nội là một đơn vị sản xuất và kinh doanh do đó công ty hoạt động luôn hướng tới lợi nhuận. Muốn vậy công ty phải quan tâm đến việc bán hàng và thu hồi công nợ, từ đó xác định được doanh số bán hàng, thời gian cho lãi và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận. Để mục tiêu của công ty đạt được hiệu quả cao thì cần xác định cho mình phương hướng và biện pháp đầu tư làm sao có hiệu quả nhất.
Mục tiêu:
Trong quá trình hoạt động công ty đã xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược cụ thể :
Tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, tăng lợi nhuận, nâng cao mức sống cho người lao động.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đặc biệt chú trọng hơn về chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước hội nhập kinh tế.
3.2 Một số biện pháp
Qua phân tích hiệu quả kinh doanh trong những năm gần đây và xu hướng trong tương lai thì loại hình thi công xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt, lợi nhuận không cao nên trong thời gian tới bên cạnh việc tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty cần phải có biện pháp giảm chi phí, sử dụng hợp lý các nguồn lực, đầu tư theo chiều sâu, có các kế hoạch cụ thể từng bước tạo một vị thế nhất định cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo nên những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại. Từ đó có những biện pháp hạn chế những tồn tại, tháo gỡ những khó khăn, khai thác triệt để những thuận lợi. Có thể đưa ra một số các biện pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH NISSEI ELECTRIC Hà Nội.
3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường .
Kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động marketing càng giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. Hiệu quả của công tác này được nâng cao có nghĩa là công ty càng mở rộng được nhiều thị trường, sản phẩm tiêu thụ nhiều góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên trong giai đoạn hiện nay cũng như các năm sau công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể về việc nghiên cứu thị trường .
Hiện nay, công ty có phòng Marketing chính thức nhưng sự hoạt động của nó chưa có hiệu quả, mọi hoạt động kinh doanh chủ yếu do phong kinh doanh và ban Giám đốc xúc tiến hoạt động. Công tác nghiên cứu thị trường còn manh mún chưa mang tính hệ thống, chính vì vậy biện pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường là vấn đề cấp thiết. Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng để tăng cường công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
3.2.1.1Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Công ty phai thành lập một hệ thống chiến lược nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh
- Xác định nguồn thông tin mục tiêu xây dựng hệ thống thu thập thông tin đầy đủ về thị trương như các mặt :
+ Thông tin về các hãng kinh doanh trên thị trường, các mối quan tâm và chiến lược kinh doanh trong những năm tới và các vấn đề khác....
+ Có đội ngũ cán bộ giỏ làm công tác nghiên cứu , phân tích thị trường .
Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Công ty áp dụng vào kinh doanh, trên thị trường kèm theo các giải pháp trợ giúp như khuyến mại, quảng cáo xúc tiến bán hàng ...Qua đó công ty tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua khả năng thâm nhập đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng của các loại sản phẩm mới hay của kết quả hoạt động kinh doanh cuả công ty.
Áp dụng mọi biện pháp giữ vững thị trường và khách hàng quan trọng, khách hàng lớn, các đầu mối trung chuyển hàng hoá nghiên cứu để hình thành nên các cam kết với khách hàng có quan hệ thường xuyên nhằm đảm bảo hai bên phát triển cùng có lợi .
Tham gia hội trợ triển lãm chuyên nghành, qua đây tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và nhu cầu khách hàng. Đồng thời đây là cơ hội để khách hàng hiểu biết hơn nữa về sản phẩm của công ty, từ đó gợi mở nhu cầu biến nhu cầu thành sức mua thực tế.
*Chất lượng công tác nghiên cứu thị trường phải thể hiện được
thông qua các chỉ tiêu phát triển của công ty, để hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường công ty phải đưa các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường như :
- Tốc độ tăng doanh thu là 40%
- Tốc độ tăng lợi nhuận là 30%
- Tỷ trọng các loại thị trường: thị trường trọng điểm là 20%, thị trường bổ sung 10%.
- Tỷ lệ lợi nhuận 15%
3.2.2. Xây dựng chính sách sản phẩm
Để xây dựng được một chính sách sản phẩm hợp lý, trước hết Công ty phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời giá cả của sản phẩm, phân tích nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Một chính sách sản phẩm được coi là đúng đắn khi nó giúp công ty sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng, số lượng, mức giá được thị trường chấp nhận, đảm bảo cho Công ty có sự tiêu thụ chắc chắn, có lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín sản phẩm của Công ty.
Dựa vào nội lực thực tế của mình trong những giai đoạn nhất định thì cần phải có một chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn. Đối với công ty trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện chiến lược sản phẩm sau:
- Công ty nên tập chung vào những sản phẩm không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường khu vực mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu nhiều cấp khác nhau theo theo các hướng khác nhau.
- chất lượng sản phẩm quyết định uy tín kinh doanh vì vậy, công ty phải chú trọng đến vấn đề chất lượng và coi đây là vấn đề then chốt.
Xu hướng kinh doanh có hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp là đa dạng hoá các mặt hàng các doanh nghiệp khai thác lợi thế về mặt hàng giá cả, chất lượng. Đa dạng hoá cho phép doanh nghiệp khai thác giảm rủi ro khi có biến động bất lợi về mặt hàng nào đó. Với chiến lược kinh doanh này doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao. Tóm lại, trong chính sánh sản phẩm có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như chất lượng sản phẩm, sự cải tiến mẫu mã,... nếu công ty giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
3.2.3 Xây dựng chính sách giá cả hợp lý
Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty.
Hiện nay giá cả của công ty căn cứ vào:
+ Giá thành .
+ Mức thuế nhà nước quy định.
+ Quan hệ cung cầu trên thị trường.
Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của công ty. Cụ thể là:
- Thứ nhất, một mức giá cao hơn được áp dụng với một thị trường nhất định, khi sản phẩm có vị trí đứng chắc trên thị trường hay sản phẩm có chất lượng cao.
- Thứ hai, một mức giá thấp hơn khi sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái, khi công ty đang có ý định xâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số.
- Thứ ba, Công ty nên thực hiện nhiều mức giá đối với các loại sản phẩm khác nhau ở các loại thị trường khác nhau.
- Thứ tư, áp dụng mức giá thấp hơn 2% đối với những khách hàng thanh toán ngay nhằm thu hồi nhanh vốn lưu
3.2.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố hàng đầu và quan trọng về sự tồn tại và phát triển của Công ty, điều đó thể hiện ở chỗ:
- Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh củ doanh nghiệp trên thị trường, là nhân tố tạo dựng uy tín, danh tiếng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
- Tăng chất lượng sản phẩm tương đối với tăng năng suất lao động xã hội, nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Chất lượng sản phẩm là công cụ có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường và nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình từ chuẩn bị đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, Công ty cần phải thực hiện đầy đủ các bước của công đoạn sản xuất, cụ thể ở mỗi khâu sản xuất nên có một người chịu trách nhiệm về bàn thành phẩm. Nếu sản xuất sản phẩm ra có khiếm khuyết ở khâu nào thì người đó sẽ bị phạt và ngược lại nếu đảm bảo chất lượng sản phẩm thì sẽ có thưởng thích đáng.
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm... Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của công ty nào cũng không thể thiếu con người được.
Công ty TNHH N.E.H có rất nhiều những người thợ giỏi, những người quản lý giàu kinh nghiệm và tay nghề cao. Song cùng với thời đại kỹ thuật khoa học công nghệ cao thì dần dần Công ty sẽ phải sử dụng máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để có thể làm chủ và vận hành các trang thiết bị công nghệ mới.
Việc xác định nhu cầu giáo dục đào tạo dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Công ty. Căn cứ vào yêu cầu của từng bộ phận cụ thể mà lập ra kế hoạch đào tạo, tập chung nâng cao chất lượng sản phẩm, trang bị kiến thức kỹ thuật phục vụ cho việc áp dụng quy trình máy móc, thiết bị mới đầu tư. Nhu cầu đào tạo của Công ty bắt nguồn từ đòi hỏi về năng lực và trình độ cần đáp ứng để thực hiện nhiệm vụ và tương lai. Do đó, việc xác định nhu cầu đào tạo phải do trực tiếp các phòng ban chức năng tiến hành dưới sự chỉ đạo của ban Giám đốc Công ty qua khảo sát về trình độ hiểu biết năng lực và khả năng đáp ứng của CBCNV dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc các phiếu điều tra cho phép các phòng ban chức năng xác định nhu cầu giáo dục, đào tạo. Phòng tổ chức tổng hợp các nhu cầu đó đồng thời dựa trên các yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lược để xây dựng kế hoạch đào tạo. Quá trình giáo dục đào tạo và phát triển nhân viên có thể được khái quát theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ :
XD kế hoạch đào tạo
Tổng hợp và phân loại nhu cầu cần đào tạo, P.Tổ chức
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo
Tổ chức các khoá đào tạo.
Phòng tổ chức
Phiếu điều tra
Thiết kế quy trình đào tạo cụ thể. Ban lãnh đạo Công ty
Nhu cầu cần đào tạo của các phòng ban
Phỏng vấn khảo sát CBCNV
Căn cứ sơ đồ này và tuỳ theo tình hình thực tế, nhiệm vụ thực tế, nhiệm vụ của Công ty điều chỉnh cho hợp lý. Song để giải quyết tình hình thực tại Công ty cần thực hiện chính sách đào tạo sau:
- Đào tạo cán bộ chủ chốt của Công ty bằng chương trình ngắn hạn và dài hạn do hãng tổ chức. Cử cán bộ tham gia vào cuộc hội thảo trong và ngoài nước để học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài..
- Tổ chức học tập trong nội bộ: về nội quy lao động, tổ chức các lớp học n âng cao k ỹ thuật
Nếu đề ra được chiến lược đúng đắn về con người, Công ty sẽ tận dụng được sức lực, trí tuệ của mọi thành viên cùng thực hiện công việc biến mục tiêu về phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thành hiện thực.
3.2.6 Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu qủa
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chính sách quản lý tài chính của nhà nước.
Một thực tế là Công ty hiện nay đang gặp khó khăn về vốn. Vốn góp phần rất quan trọng vào sự thành công hay thất bại và mang lại lợi nhuận cao hay thấp.
Do thiếu vốn như vậy, Công ty phải huy động vốn từ mọi nguồn có thể được và có biện pháp để sử dụng có hiệu quả. Nguồn vốn mà công ty có thể huy động bằng nguồn vốn vay trả chậm, các tổ chức, đơn vị kinh tế khác. Để sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị khác, giải phóng hàng tồn kho, không dự kiến bằng cách giảm giá bán hoặc tìm kiếm khách hàng trên thị trường ngoại tỉnh. Chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, chú ý đầu tư chiều sâu, đầu tư vào những hoạt động có khả năng đem lại hiệu quả và thu hồi vốn nhanh. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn, cho phép làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa, cụ thể:
- Với một số lượng vốn không tăng có thể tăng được doanh số hoạt động từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu như doanh nghiệp tăng được tốc độ luân chuyển, xuất phát từ công thức ta có:
Tổng số doanh thu thuần = Vốn lưu động bình quân x hệ số luân chuyển
Như vậy trong điều kiện vốn không đổi, nếu tăng được hệ số luân chuyển sẽ tăng được tổng doanh thu.
- Với một số vốn lưu động ít hơn nếu tăng tốc độ luân chuyển thì sẽ đạt được doanh số như cũ.
- Tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
- Tình hình thanh toán công nợ...
Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dung đồng bộ các biện pháp nhằm thu hút bớt số vốn và giảm thời gian số vốn lưu lại ở từng khâu từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh. Các biện pháp cụ thể là: đẩy nhanh tiến độ kinh doanh tránh tình trạng ứ đọng vốn và lãng phí trong quá trình kinh doanh, tiết kiệm thơi gian từ đó có thể đưa sản phâm ra thị trường một cách nhanh nhất. Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, cần tổ chức một cách hợp lý các kênh tiêu thụ, đi liền với nó là các hoạt động marketing xúc tiến bán hàng. Về tình thanh toán công nợ công ty cần sử dang các biện pháp sao cho có thể thu hồi các khoản nợ một cách nhanh nhất nhằm làm tăng vốn lưu động cho công ty để nhanh chóng mở rộng tái sản xuất. Nếu công ty thực hiện được các biện pháp này thì sẽ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn góp phần nâng cao hiệu quả của Công ty.
Nói tóm lại với điều kiện hiện nay để huy động và sử dang có hiệu quả các nguồn vốn thì công ty cần phải có các biện pháp huy động vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn bằng cách giảm các chi phí thu mua, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời nhằm giảm thời gian dự trữ nguyên vật liệu, tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Điều độ quá trình kinh doanh phù hợp với tốc độ tiêu thụ sản phẩm tránh được tình trạng tồn kho không dự kiến, giảm được hiện tượng ứ đọng vốn.
Ngoài việc sử dang vốn có hiệu quả Công ty cần phải biết tiết kiệm chi tiêu chống lãng phí hành chính, tập chung vốn có trọng điểm.
3.2.7. Tăng cường liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế là hình thức phối hợp hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó nhằm mục đích khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất tiềm năng thế mạnh của mỗi bên tham gia vào mối liên kết. Đẩy mạnh công tác nâng cao uy tín của mỗi bên tham gia liên kết trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công ty TNHH N.E.H với điểm mạnh là doanh nghiệp tư nhân, linh hoạt trong việc ra quyết định nhưng điểm yếu nhất hiện nay là sự hạn chế về vốn, Do vậy, việc tăng cường liên kết này sẽ giúp cho Công ty khai thác được những thế mạnh của mình, đồng thời khắc phục được những điểm yếu của mình. Việc tăng cường liên kết này một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, mặt khác tạo nguồn hàng ổn định bảo đảm về măt khối lượng cũng như chất lượng một cách lâu dài và có chủ động cho Công ty. Công ty cần có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị hàng hoá cung cấp cho Công ty. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho Công ty ổn định được nguồn hàng, giảm những chi phí do góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Công ty cần thực hiện một số chính sách marketing cho người bán. Đặt mối quan hệ và chữ tín lên hàng đầu. Cố gắng hết sức trong việc thanh toán cho những đối tác mà doanh nghiệp cần có sự liên kết. Sẵn sàng giúp đỡ đối tác trong phạm vi có thể.
Nói tóm lại, tăng cường liên kết ở Công ty có vai trò lớn trong công tác khắc phục những điểm yếu của Công ty đồng thời thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên công tác tăng cường liên kết kinh tế cần phải thận trọng trong việc tìm kiếm đối tác để liên kết để hạn chế những thiệt thòi, tổn thất trong quá trình liên kết.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty TNHH N.E.H là một trong những doanh nghiệp được thành lập trong thời gian chuyển tiếp giữa cơ chế kế hoạch hoá tập chung với cơ chế thị trường. Đây là một thời kỳ hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH N.E.H nói riêng. Nhưng do nhận thức được vai trò và ý nghĩa quyết định của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh trong việc tồn tại và phát triển của Công ty, cho nên trong thời gian vừa qua Công ty đã không ngừng tìm tòi, phát huy nỗ lực của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực tế cho thấy Công ty đã đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hết sức khắc nhiệt này. Điều này chứng tỏ Công ty là một trong những doanh nghiệp có độ nhạy bén, linh hoạt cao, hoạt động một cách có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên để đứng vững và phát triển trong tương lai đòi hỏi Công ty phải không ngừng tìm tòi các biện pháp quan tâm một cách thích đáng trong công tác nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Với đề tài: "Phân tích và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI" nhằm mục đích trình bày vai trò và ý nghĩa của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời phân tích những trạng thái hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây. Những tồn tại, thành tích đạt được trên cơ sở phân tích các vấn đề thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty. Đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên với thời gian và kiến thức thực tiễn có hạn cho nên trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong có sự đóng góp ý kiến của thầy cô... để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Mai Anh cùng các anh, chị, cô, chú cán bộ công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I .Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh 3
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
1.1.2. Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
1.1.3. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh 5
1.1.4.Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 6
1.1.5.Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 7
1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 8
1.2.1.Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả tông quát 8
1.2.2. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 8
1.3.Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 11
1.3.1.Theo tính tất yếu của nhân tố 12
1.3.2.Theo tính chất của nhân tố 12
1.3.3.Theo xu hướng tác động của nhân tố 12
1.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh 12
1.4.Nội dung và phương pháp phân tích 13
1.4.1.Nội dung phân tích 13
1.4.2.Phương pháp phân tích 14
1.5.Phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 19
Phần II Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH NISSELECTRIC HÀ NỘI 22
2.1 Giơi thiệu khái quát về doanh nghiệp 22
2.1.1 Tên ,địa chỉ của doanh nghiệp 22
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 22
2.1.3 Chức năng ,nhiệm vụ của doanh nghiệp 22
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 26
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 29
2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI 32
2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 32
2.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 46
2.2.3 Đánh giá ,kết luận kết quả phân tích 53
Phần III. Một số biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI 56
3.1 Các căn cứ 56
3.1.1 Từ kết quả phân tích 56
3.2 Một số biện pháp 57
3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 57
3.2.2. Xây dựng chính sách sản phẩm 58
3.2.3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 59
3.2.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng 60
3.2.5.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 61
3.2.6. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 63
3.2.7. Tăng cường liên kết kinh tế 64
KẾT LUẬN 66
PHỤ LỤC
CÔNG TY TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Mấu số: B 02 - DN
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2005 - 2006 - 2007
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Mã
số
Thuyết
minh
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
00
VI.25
353.814
454.410
728.874
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
0
0
0
3. Doanh thu thuần (10 = 01-02)
10
353.814
454.410
728.874
Doanh thu phải nộp
10A
Doanh thu được điều tiết
10B
Doanh thu được hưởng {10C=10-(10A+10B) }
10C
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.27
314.070
406.661
865.366
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10C-11)
20
39.744
477.495
635.085
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
549
11.484
3117
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
18.764
30.764
35589
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8. Chi phí bán hàng
24
0
0
0
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
7.883
14.051
13.402
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30=20+(21-22)-(24+25)}
30
13.647
14.298
17.624
11. Thu nhập khác
31
113
0
1226
12. Chi phí khác
32
1.712
0
233
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
-1.599
0
993
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
12.048
14.298
18.627
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
0
2001
5216
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
0
0
0
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50-51-52)
60
12.048
12.297
13.412
Lập, ngày……tháng…..năm……..
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tc_34_8028.docx