Three outstanding conflicts in the coastal zone of Hai Phong had been
identified and analysed. They are conflict between port development (include widen Hai
Phong port and building new port Lach Huyen) and biodiversity protection; conflict
between industrial development and environmental protection in Hai Phong; and
development between torism development and environmental protection in Cat Ba Island.
All of them are conflicts between economic development and environment protection. For
typology, these are chronic and related to the change of natural resources; the cases of
Hai Phong port development and industrial development in Hai Phong city conflicts are
also anticipation; for stages, almost ones are at conflict formation and conflict
management. For ranking, the conflict related to port development is urgency, conflict
related to industrial development is critically and the last one is duration
11 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích xung đột môi trường khu vực bờ biển Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 3. Tr 46 - 56
PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỜ BIỂN
HẢI PHÒNG
CAO THỊ THU TRANG, TRẦN ĐÌNH LÂN
DƯƠNG THANH NGHỊ, ĐỖ THỊ THU HƯƠNG
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
Tóm tắt: Ba xung đột môi trường đã được nhận dạng và phân tích chi tiết cho khu vực
biển ven bờ Hải Phòng. Đó là xung đột giữa phát triển cảng (bao gồm cả việc mở rộng
cảng Hải Phòng và xây dựng cảng mới Lạch Huyện) và bảo vệ đa dạng sinh học; xung
đột giữa phát triển công nghịêp và bảo vệ môi trường ở Hải Phòng và xung đột giữa
phát triển du lịch ở Cát Bà (Hải Phòng) với bảo vệ môi trường. Tất cả các xung đột
này đều thuộc loại xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Về loại, các
xung đột này đều kéo dài và liên quan đến thay đổi về tài nguyên; trường hợp xung đột
giữa phát triển cảng, phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường ở Hải Phòng là
những xung đột được dự báo trước; về giai đoạn của xung đột, hầu hết các xung đột
này đang ở giai đoạn hình thành xung đột và đã có sự quản lý xung đột. Về cấp bậc,
xung độ giữa phát triển cảng và bảo vệ đa dạng sinh học là khẩn cấp, xung đột giữa
phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường là nghiêm trọng và xung đột còn lại là có
thời hạn.
I. MỞ ĐẦU
Vùng bờ biển là nơi có nhiều hoạt động kinh tế sôi động như du lịch, nuôi trồng thuỷ
sản, phát triển cảng, công nghiệp, nông nghiệp... Tuy nhiên, việc phát triển thiếu kiểm soát
và quy hoạch đã dẫn đến những xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
(BVMT), đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, Hải Phòng là một trong
hai điểm được chọn nghiên cứu thí điểm để xác định các xung đột môi trường (dự án
SECOA, 2010 - 2013). Các xung đột có thể có trong khu vực này đã được xác định bao
gồm mâu thuẫn giữa mở rộng và phát triển cảng với nuôi trồng thuỷ sản, giữa dân và
chính quyền địa phương khi lựa chọn khu chôn lấp rác thải rắn, giữa phát triển nghề cá
và du lịch, giữa phát triển cảng mới Lạch Huyện và bảo vệ đa dạng sinh học, mâu
thuân do ô nhiễm từ phát triển công nghiệp và mâu thuẫn trong việc sử dụng tài
nguyên đất giữa các ngành nông nghiệp và công nghiệp v.v. Tất cả các mâu thuẫn này
cần phải được nhận dạng, phân tích để tìm ra nguyên do để giải quyết. Có những mâu
thuẫn lâu dài và rất khó giải quyết như mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và BVMT,
nhưng cũng có những mâu thuẫn có thể giải quyết với sự đồng lòng của hai bên. Do đặc
điểm của một thành phố cảng và công nghiệp, trong tất cả các mâu thuẫn nêu trên, tại khu
vực bờ biển Hải Phòng nổi lên 3 xung đột chủ yếu: giữa phát triển cảng (bao gồm mở rộng
cảng Hải Phòng và xây dựng cảng mới Lạch Huyện) với bảo vệ đa dạng sinh học; giữa
phát triển công nghiệp với BVMT; và mâu thuẫn giữa phát triển du lịch và BVMT tại đảo
Cát Bà.
47
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tài liệu sử dụng chủ yếu là các số liệu thống kê từ Niên giám thống kê của Tp. Hải
Phòng trong 10 năm qua và các báo cáo môi trường liên quan. Một số dự án nghiên cứu
gần đây của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Viện TN&MT Biển) đã cung cấp
những tài liệu có giá trị liên quan đến quản lý cảng, BVMT và đánh giá sức chịu tải môi
trường.
Xác định và nhận dạng xung đột dựa theo WRDC (1992). Đầu tiên, qua các phương
tiện thông tin đại chúng, các báo cáo môi trường và tình hình tại địa phương, một loạt các
xung đột môi trường ở khu vực nghiên cứu được xác định. Sau đó, qua thảo luận nhóm,
những xung đột nổi bật, đại diện cho khu vực nghiên cứu được nhận dạng và lựa chọn.
Việc phân tích các xung đột dựa theo Michel et all (1997), Elin Torel (1997) và nhóm
các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Tự do, Vương quốc Bỉ (VUB) trong khuôn khổ
dự án “Các giải pháp cho xung đột môi trường vùng ven bờ” (SECOA - 2010-2013). Các
xung đột được phân tích theo các hướng là bản chất của xung đột, các nhóm liên quan
trong xung đột và phân loại xung đột. Phân loại xung đột theo các hướng dẫn của
Candoret (2009), Chandrasek (1996) và Rupesinghe (1995).
III. PHÂN TÍCH CÁC XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BIỂN
HẢI PHÒNG
1. Bản chất của các xung đột
1.1. Xung đột giữa phát triển cảng với bảo vệ đa dạng sinh học
Các cảng ở Hải Phòng thuộc nhóm cảng miền Bắc với 29 cảng nằm dọc các sông
Cấm, Bạch Đằng và cửa Nam Triệu (Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ).
Cảng Hải Phòng được xây dựng đã gần 100 năm, là một trong những cảng quan trọng
nhất của Việt Nam và có quan hệ với rất nhiều cảng trên Thế giới. Lượng hàng hoá
thông qua cảng tăng nhanh hàng năm: năm 2010, lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng
đạt 35 triệu tấn, tăng 2,8 lần so với năm 2000. Với vai trò là cảng lớn nhất ở phía Bắc
Việt Nam, cảng Hải Phòng cần thiết phải nâng cấp và mở rộng hơn nữa. Thủ tướng đã
ban hành Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 về quy hoạch chung hệ
thống cảng biển Việt Nam và Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 12/8/2004 về việc thực
hiện chi tiết cho nhóm cảng phía Bắc tới năm 2010, định hướng đến năm 2020. Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng đã ra Quyết định số 2561/QĐ-BGTVT ngày
25/8/2004 về dự án xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện đã được phép đầu tư nghiên cứu
khả thi cảng này.
Cảng Lạch Huyện khá gần các khu công nghiệp đặc thù như sản xuất xi măng, nhiệt
điện, luyện sắt, thép v.v. được thiết kế để tiếp nhận tới 35 triệu tấn hàng hoá trên năm
vào năm 2020 với những hạng mục chính sau: tổng độ dài cầu cảng 8,280 m; tàu lớn
nhất có thể vào cảng 50.000 DWT; loại hàng hoá gồm côngtenơ, hàng rời, hàng đóng
gói, xăng, dầu, khí hoá lỏng, nhựa đường... Cảng cũng được thiết kế để sửa chữa và
xây mới tàu 100.000 DWT. Dự án cảng gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2007 đến
48
2015 và giai đoạn 2 từ 2015 tới 2020. Việc cải tạo các cảng cũ và xây mới cảng nước sâu
Lạch Huyện đã và đang có những tác động nghiêm trong tới đa dạng sinh học và môi
trường. Hoạt động hàng hải đã ảnh hưởng tới Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới (Khu DTSQ
TG) Cát Bà do làm giảm chất lượng nước biển, gây ô nhiễm không khí và cạnh tranh
đất đai.
Một số vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển cảng Hải Phòng (bao
gồm xây dựng cảng mới Lạch Huyện) được xác định dưới đây:
Hệ động, thực vật và các hệ sinh thái. Do sự phát triển của cảng, các nhánh sông sẽ
thay đổi về mặt hình thái học, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nơi sinh cư tự nhiên, cấu trúc hệ
sinh thái và trực tiếp tác động tới hệ động thực vật. Việc xả thải những chất thải không
qua xử lý sẽ gây tác động tới môi trường nước biển, làm gia tăng các chất hữu cơ, các
chất gây ô nhiễm, nhất là các kim loại nặng. Hoạt động của các tàu/thuyền trên sông sẽ
gây nhiễu loạn đến nơi sinh cư của sinh vật sống dưới nước. Việc tích luỹ các chất ô
nhiễm trong cá và các loài hai mảnh vỏ cũng có thể xảy ra do sự phát triển của cảng.
Do những tác động nghiêm trọng lên hệ động thực vật, có thể còn mất đi của các loài
đặc hữu do thay đổi chất lượng không khí và nước. Đồng thời, cũng có thể xuất hiện
các loài xâm lấn do điều kiện sống thay đổi, gây tác động tiêu cực trở lại đối với các
các động thực vật bản địa. Có thể bùng phát các loài gây hại rất nhạy cảm với những
thay đổi của môi trường khu vực.
Thay đổi cân bằng của các hệ sinh thái bản địa: Việc hoàn thành luồng mới từ
Lạch Huyện qua kênh Hà Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các hoạt động
hàng hải trong vùng, tạo nên động lực phát triển một hệ thống cảng hiện đại tại Hải
Phòng. Vì vậy, các ảnh hưởng của việc phát triển cảng đến môi trường và đa dạng sinh
học là đáng kể và cần được khảo sát.
Cạnh tranh giữa việc sử dụng đất và không gian tự nhiên: Phân tích chồng lớp GIS đã
cho thấy những thay đổi rõ ràng về định lượng và cấu trúc của sử dụng đất/lớp phủ trong
suốt các giai đoạn 1994 - 2000 và 2000 - 2005 tại khu vực bờ biển Hải Phòng. Phù Long,
Đình Vũ, Thuỷ Nguyên và Đồ Sơn có các kiểu loại sử dụng đất/lớp phủ đã biến đổi nhanh
chóng hơn những khu vực khác. Trong thời gian từ 1994 đến 2005, diện tích của khu vực
cảng đã tăng từ 137,68 ha đến 289,67ha trong đó tăng mạnh nhất là giai đoạn 2000 - 2005.
Điều đó có nghĩa là một diện tích tương tự của các bãi triều, rừng ngập mặn, ao hồ tự
nhiên, ruộng lúa, mặt nước nuôi trồng thủy sản được chuyển đổi sang phục vụ cho hoạt
động cảng. Trong gai đoạn 1994 - 2005, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 17,2% trong đó
chủ yếu là rừng ngập mặn ngoài đầm nuôi thủy sản (Nguyễn Văn Thảo, 2008).
Xây dựng cảng mới. Nhu cầu gia tăng của việc trao đổi hàng hoá qua hệ thống cảng
biển Hải Phòng, cùng với việc nâng cấp năng lực, thiết bị xếp dỡ và nguồn nhân lực, việc
xây dựng các cầu cảng mới là rất quan trọng và tất yếu. Tuy nhiên, để có diện tích lớn để
xây dựng cảng mới như Lạch Huyện (80ha) và Đĩnh Vũ (383 ha)..., một diện tích tương tự
của các hệ sinh thái tự nhiên sẽ bị pháy huỷ. Vì vậy, tác động của việc tàn phá này lên đa
dạng sinh học và các hệ sinh thái rõ ràng là rất lớn và đáng kể.
Nạo vét và đổ vật liệu nạo vét. Các cảng truyền thống và lâu đời hầu hết nằm dọc các
sông Cấm và Bạch Đằng. Các sông - luồng tàu này có tổng chiều dài 42,8km và độ sâu
khoảng 5,7 - 7,8m đang hẹp dần và cần thiết phải được nạo vét thường xuyên để đảm bảo
49
độ sâu thiết kế. Những hoạt động này không những tốn kém mà còn phá huỷ môi trường.
Vật liệu nạo vét thông thường được đổ tại khu vực sâu hơn ở ngoài khơi đảo Cát Bà hoặc
trên bờ sông Ruột Lợn hoặc sông Nam. Theo Cảng vụ Hải Phòng, từ 2001 tới 2006, mỗi
năm các cảng Hải Phòng nạo vét gần 3 triệu m3 bùn cát, đó là chưa kể 14,5 triệu m3 nạo
vét năm 2004 - 2005 cho các kênh Lạch Huyện và Hà Nam. Do vậy, các chất ô nhiễm tích
tụ trong trầm tích có điều kiện ảnh hưởng tới các hệ sinh thái và đa dạng sinh học gần
cạnh ở cả nơi nạo vét và đổ thải. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động
này lên đa dạng sinh học và an toàn hệ sinh thái còn hạn chế và cần được nghiên cứu
sâu hơn.
Ô nhiễm không khí gây ra bởi các hoạt động của cảng. Tàu và các phương tiện vận
chuyển, nhà máy, máy móc xả thải các chất ô nhiễm COx, SO2, NOx, bụi... vào môi
trường, dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người
dân sống gần cạnh. Ô nhiễm ồn và rung đã trở thành vấn đề môi trường do mối quan tâm
tới ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ con người ngày càng gia tăng, ví dụ như bị lãng tai, gây
bực mình, rối loạn giấc ngủ Sự phát triển cảng là lý do chính cho việc gia tăng tiếng ồn
trong khu vực.
Ô nhiễm nước. Các cảng biển ở Hải Phòng nằm trong vùng cửa sông. Các hoạt động
cảng và công nghiệp, dịch vụ đi kèm gây ra các tác động (tiêu cực) lớn tới chất lượng
nước vùng nước cảng và các thuỷ vực lân cận thuộc sông, cửa sông và biển. Vì vậy cần
thiết phải quan trắc chất lượng nước quanh các khu vực cảng và theo dõi quá trình thay
đổi chất lượng môi trường của các thuỷ vực.
Chất lượng đất và trầm tích. Việc xây dựng và duy tu cảng đòi hỏi việc nạo vét trầm
tích khu vực cảng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng cảng, các xí nghiệp khu cầu cảng, các
công trình trên sông... và đảm bảo độ sâu cần thiết cho luồng tàu ra vào cảng. Vì vậy, chất
lượng đất và trầm tích có thể bị ảnh hưởng tiêu cực qua sự phát triển của cảng.
1.2. Xung đột giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường
Ngoài cảng, Hải Phòng còn là một thành phố công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng công
nghiệp khá cao, bình quân tăng 23,65% trong 1996 - 2000 và tốc độ tăng chậm hơn
(19,91%) trong 2001 - 2005. Tổng sản lượng công nghiệp năm 2005 tăng 2,48 lần so
với năm 2000; năm 2006 giá trị là 15.799,3 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2005.
Công nghịêp có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp cao nhất trong tổng giá trị ngành
công nghiệp của Thành phố.
Đến năm 2009, Hải Phòng có 12.912 cơ sở công nghiệp, trong đó có 3 khu công
nghịêp lớn được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Nomura (153
ha), Đình Vũ (164 ha), và Đồ Sơn (150 ha). Những khu khác nhỏ hơn và được thành
lập theo các quyết định của UBND Thành phố Hải Phòng. Công nghiệp phát triển chủ
yếu tại khu vực phía Nam của Thành phố. Nhiều quận, huyện có các điều kiện tốt để
thu hút các nhà máy như Hồng Bàng với nhiều nhà máy cơ khí và đóng tàu, thép xây
dựng; Lê Chân với các cơ sở nhỏ sản xuất đồ nội thất; Ngô Quyền với các nhà máy hải
sản đông lạnh; Kiến An tập trung các cơ sở cơ khí nhỏ, động cơ, dày dép, quần áo...;
huyện An Dương với các hoá chất và cơ khí máy móc trong khu công nghiệp Nomura;
Thuỷ Nguyên với nhà máy xi măng, kim loại màu, đóng và sửa chữa tàu thuyền; Cát Hải
và Đồ Sơn với nước mắm và du lịch. Những quận huyện khác có các cơ sở nhỏ hơn.
50
Cấu trúc kinh tế của Thành phố thay đổi theo hướng công nghịêp hoá với tỷ trọng công
nghịêp tăng từ 26,8% lên 36,58% trong 1995 - 2005. Nghị quyết số 32 của Bộ Chính trị đã
đề ra cho Hải Phòng trở thành Thành phố công nghịêp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020.
Có nghĩa là tỷ trọng công nghịêp sẽ tăng vượt 40% vào năm 2020. Theo Quyết định
1448/QĐ-TTg ngày 16/9/của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
Thành phố tới năm 2020, tầm nhìn 2025, Hải Phòng sẽ có 16 khu công nghiệp. Tốc độ
phát triển công nghịêp sẽ tăng 19%/năm trong 2010 - 2020 với các sản phẩm chính như cơ
khí đóng tàu, cơ khí máy móc, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, dệt, da giày, chế
biến nông - lâm - thuỷ sản...
Việc phát triển công nghiệp hiện tại và tương lai đã gây những sức ép tới môi trường
và dẫn tới ô nhiễm môi trường trong điều kiện năng lực quản lý và kiểm soát ô nhiễm còn
rất hạn chế. Vì vậy, công nghịêp càng phát triển, ô nhiễm môi trường Thành phố càng
tăng.
Sức ép tới môi trường không khí. Khí thải từ các nhà máy như xi măng, vật liệu xây
dựng, luyện kim... được xả ra không khí và làm gia tăng các khí độc hại, khí nhà kính và
dẫn tới mưa axit. Hiện tại, Hải Phòng mới chỉ có 4 khu công nghiệp đang hoạt động, tuy
nhiên vấn đề khí thải đang lôi kéo sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng. Tới
năm 2025, số lượng các khu công nghiệp sẽ tăng gấp 4 lần và tất yếu kéo theo sự gia tăng
của khí thải công nghiệp. Việc xử lý các khí thải này tại các cơ sở sản xuất được luật pháp
quy định, nhưng việc giám sát rất khó khăn.
Sức ép tới nguồn nước ngầm và nước biển ven bờ. Sự phát triển công nghiệp của Hải
Phòng sẽ thu hút rất nhiều lao động ở các tỉnh khác đến làm việc, dẫn tới sự gia tăng lượng
nước thải sinh hoạt. Nước thải công nghiệp chứa nhiều chất độc hại như phenol, xyanua,
kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ bền, chất rắn lơ lửng... Ước tính tới năm 2020, tải
lượng thải công nghiệp của Thành phố sẽ tăng từ 1,2 - 11,2 lần (Cao Thị Thu Trang và
nnk, 2010). Theo quy hoạch môi trường tới năm 2020, thành phố sẽ có hệ thống thoát
nước công cộng trên cơ sở các tiểu khu vực và sẽ xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh
hoạt (6 trạm với công suất 127.000m3/ngày) và nước thải công nghiệp (cho 8 khu công
nghiệp với công suất 114.640 - 129.160m3/ngày). Tới năm 2020, 100% nước thải tại các
khu công nghiệp sẽ được thu gom và xử lý. Nếu quy hoạch môi trường được thực hiện tốt,
sức ép do phát triển công nghiệp sẽ được giảm đáng kể. Trường hợp ngược lại và lượng
nước thải công nghiệp không được xử lý triệt để, suy thoái chất lượng môi trường tất yếu
sẽ xảy ra, đặc biệt là nước ngầm và nước mặt xung quanh các khu công nghiệp.
Sự gia tăng lượng chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại đang là sức ép đối với môi
trường của Thành phố. Theo Chi cục BVMT Hải Phòng (2009), hoạt động của các cơ sở
công nghiệp của Hải Phòng mỗi năm tạo ra khoảng 778 tấn chất thải nguy hại và khó phân
huỷ. Trong đó, có khoảng 415 tấn được tái chế sử dụng, số còn lại được xử lý, nhưng chỉ
có khoảng 10% theo đúng quy trình. Trong số 778 tấn rác thải công nghiệp nguy hại,
nguồn từ ngành sản xuất da giầy chiếm tỷ trọng lớn nhất (246 tấn, chiếm 31,6%), dầu thải
và vải thấm dầu đứng thứ hai (208 tấn, chiếm 26,7%), tấm lợp Fibro xi măng chứa chất
amiăng đứng thứ 3 (200 tấn, chiếm 26 %), Còn lại là các chất thải khác như xỉ than chứa
PbO, PbO2, dung môi, sơn và bột màu lỏng, thùng chứa chất ô nhiễm, nhựa nhiễm chất
độc hại, bùn từ hồ... Đặc biệt nguy hiểm là phần lớn chất thải nguy hại và khó phân hủy
này đang được thu gom, chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, tiềm ẩn mối nguy cơ cao về ô
51
nhiễm đất và nước. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc thu gom và xử lý, Hải Phòng vẫn
không đủ năng lực quản lý loại chất thải này do chỉ có một vài doanh nghiệp thu gom dầu
thải, cặn dầu, hoá chất và chất thải điện tử. Với tốc độ phát triển công nghiệp là 19%/năm
trong giai đoạn 2011 - 2020, lượng chất thải nguy hại sẽ tăng từ 3 - 6 lần so với hiện nay.
Sự thu hhẹp diện tích đất nông nghiệp và rừng ngập mặn. Diện tích đất nông nghiệp
của Thành phố ngày càng giảm do sự phát triển công nghiệp. Theo Niên giám thống kê
Hải Phòng, từ năm 2000 tới 2009, với sự mở rộng và phát triển của 4 khu công nghiệp,
diện tích đất nông nghiệp của Hải Phòng giảm gần 13%, và khoảng 35,98 ha rừng ngập
mặn bị mất trong 1994 - 2000 (Nguyễn Văn Thảo và nnk, 2003). Trong 10 năm tới, dự
đoán diện tích đất nông nghiệp của Thành phố sẽ còn giảm nhiều.
1.3. Xung đột giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường tại đảo Cát Bà
Hải Phòng có hai khu du lịch nổi tiếng là bãi biển Đồ Sơn và đảo Cát Bà. Xung đột
giữa phát triển du lịch và BVMT nảy sinh rất rõ tại đảo Cát Bà kể từ khi đảo Cát Bà được
UNESCO công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới. Khách du lịch đến đảo Cát Bà để
thăm vườn Quốc gia Cát Bà, vịnh Cát Bà, vịnh Lan Hạ, các bãi tắm đẹp... ngày càng tăng,
kéo theo gia tăng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Nếu như năm 2003, lượng khách đến
đảo là 250.000 người thì đến năm 2006 đã tăng lên gấp đôi, năm 2007 có 729.000 lượt
khách và năm 2010 có trên 1,1 triệu lượt (báo An ninh Hải Phòng, ngày 30/3/2011). Dân
số toàn đảo chỉ khoảng 15.000 người nhưng mỗi người dân hàng năm tiếp đón khoảng 36
khách du lịch. Lượng khách du lịch đến đảo hàng năm tăng khoảng 140%. Tuy nhiên, số
cơ sở lưu trú phục vụ du lịch tăng rất ít (giai đoạn 2003 - 2006) mà chủ yếu mở rộng về số
phòng, giường với mức tăng chỉ khoảng 110%/năm. Sự phát triển “nóng” của du lịch tại
đảo Cát Bà (Hải Phòng) đã làm nảy sinh các vấn đề về môi trường sinh thái:
Sự gia tăng số lượng nước thải sinh hoạt. Theo tính toán, lượng nước thải từ khách du
lịch đến đảo Cát Bà năm 2010 sẽ tăng 1,3 lần so với năm 2007 và đến năm 2020 sẽ tăng 4
lần so với năm 2007. Trong khi đó, năng lực xử lý nước thải tại đảo chỉ đạt khoảng
1.400m3/ngày đêm, tương đương với khoảng 67% lượng nước thải được xử lý (năm
2007). Như vậy, với sự tăng nhanh đến chóng mặt của khách, lao động phục vụ và nước
thải từ tàu thuyền phục vụ du lịch trên biển thì khả năng ô nhiễm môi trường do nước thải
sinh hoạt là tất yếu.
Sự gia tăng lượng chất thải rắn: Thống kê cho thấy, mỗi khách du lịch tại đảo thải ra
một lượng chất thải rắn khoảng 1kg/người/ngày. Lượng chất thải rắn này năm 2010 tại đảo
tăng 1,58 lần so với 2007 và dự báo đến 2020 sẽ tăng khoảng 3,1 lần so với 2007. Khả
năng thu gom chất thải rắn tại đảo chỉ đạt 70%. Trong khi đó, hiện nay, các bãi rác tại Cát
Bà đã quá tải. Chính quyền đã có kế hoạch xây dựng 1 bãi rác mới ở Áng Chà Chà 6,5ha
để chôn lấp chất thải rắn tại đảo. Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng bãi rác này vẫn chưa
được triển khai, nên tình trạng ô nhiễm rác thải trên đảo ngày càng trầm trọng.
Phá núi, lấn biển đế xây dựng các khu nghỉ mát, các khách sạn. Việc phát triển du lịch
“nóng” tại đảo Cát Bà đã dẫn đến việc đào núi, lấp biển để xây nhà, làm đường, làm vườn
hoa. Đến năm 2010, tại trung tâm thị trấn Cát Bà có khoảng 112 khách sạn, nhà nghỉ với
gần 2.000 phòng nghỉ, trên 4.050 giường. Trong đó, có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao
trở lên và một số khách sạn đạt tiêu chuẩn tương tương từ 3 sao trở lên như Hollyday
View, Sunrise Resort và Cat Ba Resort. Trên đảo còn có hơn 30 nhà hàng kinh doanh
52
chuyên biệt, trong đó có 7 nhà nổi. Tuy nhiên, số khách sạn, nhà nghỉ này vẫn không đáp
ứng được nhu cầu ăn nghỉ của du khách vào đợt cao điểm, nên số lượng khách sạn, nhà
hàng vẫn không ngừng tăng. Để phục vụ du lịch, dãy núi ở đường Núi Ngọc đang được
đục khoét lấy chỗ làm nhà và dự án khu đô thị Cái Giá lấn biển cũng đang được khẩn
trương xây dựng. Việc xây dựng ồ ạt đã làm thay đổi môi trường địa chất, cảnh quan tự
nhiên, đang làm mất dần đi vịnh biển Cát Bà đẹp.
Tàu thuyền du lịch gây ô nhiễm dầu trên biển và làm phá hủy các rạn san hô. Cát Bà
có khoảng 211 loài san hô phân bố ở phía Tây Nam đảo. Các khu vực có rạn san hô tốt là
các đảo áng Thảm, Cát Dứa, Mũi Hồng, Ba Trái Đào (Đông Nam Cát Bà), cụm đảo Đầu
Bê - Hang Trai và Long Châu. Độ sâu phổ biến rạn tới là 5-6m, tối đa không quá 10m.
Hiện tại, Cát Bà có khoảng 63 tàu phục vụ du lịch, ngoài ra còn có 200 tàu du lịch đến từ
Hạ Long làm gia tăng lượng nước thải, rác thải và gây ô nhiễm dầu trên biển.
Thách thức với nguồn nước cấp: Trong mùa hè, nước cấp ở các khu du lịch ở đảo Cát
Bà là một vấn đề lớn đối với các nhà quản lý. Khai thác quá mức và không kiểm soát được
chất lượng nước dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ của các nhà hàng, khách sạn và không
thu hút khách quay lại.
2. Các nhóm liên quan tới xung đột môi trường vùng biển ven bờ Hải Phòng
Về phương diện các xung đột ở khu vực bờ biển Hải Phòng, có thể chia những người
liên quan thành 4 nhóm: nhóm phát triển, nhóm bảo tồn, nhóm sản xuất thô sơ và nhóm
ngành hiện đại (bảng 1).
Nhóm phát triển. Mục tiêu của nhóm này là tăng doanh thu (ví dụ, tăng số lượng khách
du lịch, tăng sản lượng hàng hóa qua cảng, tăng sản lượng sản xuất công nghịêp), đồng
thời góp phần vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa, BVMT và giữ vững an ninh quốc phòng. Để đạt được mục
tiêu này, cần phải có chiến lược phát triển toàn diện, trong đó có việc BVMT. Tuy nhiên,
mục tiêu đó vẫn chưa đạt được. Ví dụ như trong hoạt động du lịch, trong thời gian qua
việc quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và Cát Bà nói riêng đã được thực hiện khá
tốt, nên đã lôi cuốn được một lượng lớn khách du lịch đến Cát Bà. Tuy nhiên, do không
được chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng phục vụ nên đã quá tải về khách du lịch vào mùa
cao điểm, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường và để lại hình ảnh xấu cho du khách. Đây
cũng là lý do mà 85% khách Quốc tế không có ý định quay trở lại Việt Nam lần thứ hai.
Nhóm phát triển có vai trò định hướng và đề ra các giải pháp, chiến lược cho sự phát triển
của du lịch, nhưng đã không dự báo được tốc độ phát triển của ngành du lịch hoặc dự báo
được sự phát triển nhưng không chú tâm đến việc BVMT và chất lượng phục vụ. Có thể
nói, phát triển du lịch của Cát Bà hiện nay là phát triển “nóng”, không bền vững.
Nhóm bảo tồn. Mục tiêu của nhóm này là phát triển bền vững. Nhóm có trách nhiệm
quan tâm tới môi trường và sinh thái, ví dụ xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt
đảm bảo công suất, xây dựng các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh, kiểm soát xả
thải của tàu thuyền du lịch trên biển, không cổ súy cho các hoạt động phá núi, lấn biển làm
thay đổi cảnh quan và tuyên truyền nâng cao nhận thức BVMT. Như vậy, có những công
việc không thuộc nhóm bảo tồn như xây dựng trạm xử lý nước thải nhưng vai trò của
nhóm này là tham gia phản biện để việc thực thi công việc được hiệu quả; nhưng có những
công việc nhóm bảo tồn tham gia trực tiếp như đánh giá tác động môi trường của các dự
53
án lấn biển hoặc tuyên truyền BVMT. Những gì đã thấy trong thời gian qua tại Hải Phòng
là tiếng nói yếu ớt của nhóm bảo tồn trước nhóm phát triển. Vì vậy hàng loạt các dự án lấn
biển, phá núi đã được phê duyệt, trong khi các dự án triển khai xây dựng trạm xử lý nước
thải, bãi chôn lấp rác thải mặc dù đã được phê duyệt nhưng tiến độ chậm.
Bảng 1. Các nhóm liên quan tới xung đột vùng biển ven bờ Hải Phòng
Các
nhóm
liên
quan
Tên xung đột
Phát triển
cảng Hải Phòng
Phát triển các khu công
nghiệp Hải Phòng
Phát triển du lịch
Cát Bà
Nhóm
phát
triển
UBND Tp. Hải Phòng và
các quận huyện liên quan:
Hồng Bàng, Ngô Quyền,
Lê Chân, Hải An, Cát Hải,
Thủy Nguyên, An Dương
và Đồ Sơn; Cảng vụ Hải
Phòng, Cục Hàng hải, Sở
Giao thông Vận tải.
UBND Tp. Hải Phòng và
các quận, huyện liên quan;
Ban Quản lý các khu chế
xuất và công nghịêp, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Công thương.
UBND Tp. Hải Phòng
và UBND huyện Cát
Bà, Sở Thông tin, Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
Hải Phòng, Tổng cục
Du lịch.
Nhóm
bảo tồn
Hội BVMT Hải Phòng,
Chi cục BVMT Thành
phố, Phòng TN&MT các
quận huyện liên quan, các
viện, trung tâm nghiên cứu
về biển và hải sản, các liên
đoàn hoặc tổ chức địa
phương, các tổ chức phi
Chính phủ liên quan.
Hội BVMT Hải Phòng,
Chi cục BVMT Thành
phố, Phòng TN&MT các
quận huyện liên quan, các
viện, trung tâm nghiên cứu
về biển và hải sản, các liên
đoàn hoặc tổ chức địa
phương, các tổ chức phi
Chính phủ liên quan.
Các ban quản lý VQG
và Khu DTSQ TG Cát
Bà, Hội BVMT Hải
Phòng, Chi cục BVMT
Hải Phòng, Phòng
TN&MT huyện Cát Hải,
Viện TN&MT Biển, các
quỹ Quốc tế về bảo vệ
thiên nhiên, Quỹ Môi
trường Toàn cầu...
Nhóm
sản xuất
thô sơ
Người dân, công nhân và
nhân viên dịch vụ sống
dựa và hoạt động của cảng.
Các hộ nuôi trồng thuỷ
sản.
Công nhân trong các cơ sở
sản xuất và các khu công
nghiệp.
Các chủ tàu phục vụ du
lịch, chủ nhà hàng,
khách sạn, dân địa
phương sống nhờ vào du
lịch.
Nhóm
ngành
hiện đại
Ban quản lý các công ty
cảng.
Các chủ doanh nghiệp, các
cơ sở sản xuất, các nhà đầu
tư...
Các công ty xây dựng
cơ sở hạ tầng, chủ các
dự án đầu tư khu nghỉ
dưỡng cao cấp, các dự
án xử lý nước thải và
xây dựng bãi chôn lấp
rác thải...
Nhóm sản xuất thô sơ. Thường bao gồm những người dân địa phương sống nhờ vào
các hoạt động của du lịch, cảng, công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Mục tiêu của
họ là kiếm tiền nuôi gia đình. Họ không quan tâm hoặc quan tâm ít tới BVMT. Các chủ
trương, chính sách của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhóm này, vì vậy trước
khi đưa ra các chủ trương, các dự án phát triển cần quan tâm đến lợi ích của họ. Trong
trường hợp phát triển du lịch tại Cát Bà, nếu BVMT (không cho lấn biển) mà hạn chế phát
54
triển (không đủ cơ sở cư trú phục vụ khách dẫn đến giá phòng tăng, hạn chế khách du lịch)
thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhóm này.
Nhóm ngành hiện đại. Nhóm này có lợi thế là có kinh tế và kỹ thuật nên rất được sự
ủng hộ của nhóm phát triển và nhóm sản xuất thô sơ. Hoạt động của nhóm trực tiếp gây
tổn hại đến TN&MT như phá rừng ngập mặn, phá núi, lấn biển, đổ cát làm bãi tắm nhân
tạo, san lấp biển để xây dựng cảng, khu công nghịêp và khu nhà nghỉ. Mục tiêu của nhóm
này đầu tư cho sự phát triển để thu lại lợi nhuận. Do đó, họ sẽ khai thác hết khả năng,
công suất và không dành nhiều kinh phí cho việc đầu tư bảo vệ và tái tạo môi trường, vì
thế lợi nhuận thu được từ đầu tư sẽ ngày càng giảm. Nhóm này thường xem nhẹ việc
BVMT, thậm chí cho rằng họ không làm tổn hại đến môi trường. Ví dụ, một số người còn
cho rằng chất thải từ hoạt động cảng không nghiêm trọng so với chất thải của các công
nghiệp khác. Vì vậy, ngân sách sử dụng cho hoạt động BVMT từ cảng rất thấp.
3. Phân loại và xếp hạng xung đột
Bảng 2. Phân loại các xung đột môi trường ở Hải Phòng
Xung đột Phát triển cảng
Hải Phòng
Phát triển các khu
công nghiệp
Hải Phòng
Phát triển du
lịch Cát Bà
Kiểu Giữa phát triển kinh tế
và BVMT
x x x
Giữa phát triển kinh tế
và bảo tồn tự nhiên
x x x
Loại
hình
Theo Candoret (2005) - Lâu dài
- Dự báo trước
- Lâu dài
- Dự báo trước
Lâu dài
Theo
Chandrasekharan
(1996)
Thay đổi về cơ hội,
chất lượng, thuộc
tính, quyền sử
dụng tài nguyên và
môi trường
Thay đổi về cơ hội,
chất lượng, thuộc
tính, quyền sử dụng
tài nguyên và môi
trường
Thay đổi về cơ hội,
chất lượng, thuộc
tính của tài
nguyên và môi
trường
Theo Rupesinghe
(1995)
Các giai đoạn hình
thành, thể hiện và
quản lý xung đột
Các giai đoạn hình
thành, thể hiện, đỉnh
điểm và quản lý xung
đột
Giai đoạn thể hiện
và quản lý xng đột
Cấp
bậc
Nghiêm trọng x
Khẩn cấp x
Có hạn định x
Candoret (2009) phân loại xung đột qua sự tiếp cận theo thời gian: lâu dài, dự báo
được hay chưa rõ ràng. Chandrasekharan (1996) phân loại xung đột theo lý do hình thành
xung đột như các lý do tổn hại về chất lượng, thuộc tính, cơ hội và quyền sử dụng của tài
nguyên, lý do về thiếu thông tin hoặc lý do về pháp luật. Rupesinghe phân loại xung đột
theo các giai đoạn, trong đó có 5 giai đoạn là hình thành xung đột (xung đột chưa thể hiện
rõ), thể hiện xung đột (xung đột được thệ hiện và có định hướng ngăn ngừa, giảm thiểu),
đỉnh điểm của xung đột (xung đột nổi bật, tùy theo từng xung đột mà cần có sự tham gia
và hòa giải của cộng đồng), quản lý xung đột (xung đột được xem xét, giải quyết), và hóa
giải xung đột (thực hiện giải quyết xung đột).
55
Ba xung đột đã nêu ở vùng biển Hải Phòng (bảng 2) được phân loại theo Candoret
(2009), Chandrasekharan (1966) và Rupesinghe (1995).
Theo các tiêu chí phân loại của Candoret (2009), cả ba xung đột đều thuộc loại lâu dài,
kéo dài và đặc biệt các xung đột liên quan đến phát triển cảng và công nghiệp còn được dự
báo trước do xung đột vẫn chưa diễn ra mạnh mẽ và kéo dài đến năm 2020. Theo phân
loại của Chandrasekharan (1996), các xung đột này đều liên quan đến việc thay đổi về cơ
hội, chất lượng, thuộc tính, quyền sử dụng của tài nguyên và môi trường. Phân loại theo
Rupesinghe (1995) về các giai đoạn của xung đột thì các xung đột liên quan đến phát triển
cảng Hải Phòng đang ở giai đoạn quản lý xung đột, đối với việc mở rộng cảng Lạch
Huyện thì xung đột đang ở giai đoạn hình thành và bắt đầu thể hiện; xung đột liên quan
đến phát triển công nghiệp đang ở các giai đoạn hình thành, thể hiện, có nơi đạt đến đỉnh
điểm và bắt đầu có sự quản lý xung đột; còn xung đột giữa phát triển du lịch và BVMT
đang ở giai đoạn thể hiện và quản lý xung đột.
Về cấp bậc của xung đột, xung đột giữa phát triển cảng và bảo vệ đa dạng sinh học
thuộc loại khẩn cấp, tức thời do việc xây dựng cảng mới Lạch Huyện đang được diễn ra và
bắt đầu có sự tổn hại về đa dạng sinh học; xung đột giữa phát triển công nghiệp và BVMT
là nghiêm trọng do nó có tác động lớn đổi với đân cư địa phương, liên quan đến sự phát
triển lâu dài của một vùng, còn xung đột giữa phát triển du lịch Cát Bà và BVMT là có
thời hạn, tùy vào từng thời điểm mà xung đột nổi bật.
IV. KẾT LUẬN
Từ các phân tích xung đột môi trường nêu ra ở trên, các nhà hoạch định chính sách và
các nhà ra quyết định của Thành phố cần thiết có những chiến lược phát triển kinh tế chi
tiết, lâu dài cho các lĩnh vực kinh tế. Đối với các xung đột như tại Cát Bà, cần triển khai
nhanh các dự án xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, các trạm xử lý nước thải sinh
hoạt, và cẩn trọng khi ra các quyết định xây dựng khu nghỉ dưỡng có liên quan đến việc
lấn biển, phá núi. Đối với các xung đột còn đang tiềm tàng và có thể dự báo được, cần chú
trọng tới việc xây dựng các trạm xử lý nước thải hiện đại và đủ lớn, có biện pháp thu gom
và xử lý chất thải nguy hại, thu gom và xử lý dầu thải... để hạn chế đến mức thấp nhất các
tổn thất môi trường xảy ra trong quá trình phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cadoret A., 2009. Conflict dynamics in coastal zones: a perspective using the
example of Languedoc-Rousillon (France). Journal of Coastal Conservation, 13.
2. Chandrasekharan D., 1996. Addressing Natural Resource Conflicts through
Community Forestry: The Asian Perspective. Paper prepared for Session 3: ‘Asia and
Latin America’, of the e-conference on Addressing Natural Resource Conflicts through
Community Forestry, January - May, 1996. Proceedings of electronic conference on
Addressing Natural Resource Conflict Through Community Forestry. Rome: Food and
Agricultural Organization of the United Nations.
3. Tran Dinh Lan, Luc Hens, Duong Thanh Nghi, 2009. The study on the
strategicenvironmental assessment for harbours in Hai Phong. The report store in
Institute of Marine Environment and Resources library.
56
4. Quyết định số 16/2008/TTg của Thủ tường Chính phù ngày 28/1/2008 về công bố
danh mục phân loại cảng biển Việt Nam
5. Nguyễn Văn Thảo, Trần Đình Lân, Trần Văn Điện, Đỗ Thị Thu Hương, 2003.
Biến động lớp phủ và sử dụng đất ở khu vực Đình Vũ. Nghiên cứu cơ sở Quy hoạch
Môi trường tổng hợp khu kinh tế Đình Vũ.
6. Nguyen Van Thao, 2008. Land use/cover and assessing their changes in the Hai
Phong port group area. Report for the Strategy Environment Assessment of Hai Phong
Ports project. Document storing in Institute of Marine Environment and Resources.
7. Cao Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Phương Hoa, Dương Thanh Nghị, 2009. Đánh
giá sức tải môi trường đảo Cát Bà và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. Đề tài
cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008.
8. WRDC (Western Rural Development Centre), 1992. Environmental Conflict
Resolution: A Resource notebook. Compilation for Regional training workshop,
Washington State University.
9. Rupesinghe K., 1995. Multi-Track Diplomacy and the Sustainable Route to Conflict
Resolution. Cultural Survival Quarterly.
ENVIRONMANTAL CONFLICTS IN THE COASTAL ZONE
OF HAI PHONG CITY
CAO THI THU TRANG, TRAN DINH LAN
DUONG THANH NGHI, DO THI THU HUONG
Summary: Three outstanding conflicts in the coastal zone of Hai Phong had been
identified and analysed. They are conflict between port development (include widen Hai
Phong port and building new port Lach Huyen) and biodiversity protection; conflict
between industrial development and environmental protection in Hai Phong; and
development between torism development and environmental protection in Cat Ba Island.
All of them are conflicts between economic development and environment protection. For
typology, these are chronic and related to the change of natural resources; the cases of
Hai Phong port development and industrial development in Hai Phong city conflicts are
also anticipation; for stages, almost ones are at conflict formation and conflict
management. For ranking, the conflict related to port development is urgency, conflict
related to industrial development is critically and the last one is duration.
Ngày nhận bài: 16 - 2 - 2012
Người nhận xét: PGS.TS. Trần Đức Thạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2373_7869_1_pb_1865_2079550.pdf