Chúng tôi ghi nhận những trẻ bị hen sống
trong mội trường thành phố có tỉ lệ dị ứng với
nấm mốc cao hơn so với những trẻ sống ở nông
thôn (p < 0,05). Theo Bush et al.(7), môi trường lý
tưởng cho nấm sinh trưởng là nơi có độ ẩm cao,
những bờ tường lạnh mà nơi đó hơi nước có thể
ngưng tụ. Lượng dị nguyên của nấm cũng tăng
cao trong những môi trường có mùi ẩm mốc, trong
những căn phòng có độ ẩm cao, trải thảm lâu
ngày và thông khí kém. Điều đó đã làm tăng cao
nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên từ nấm ở trẻ
em thành thị so với nông thôn và do đó, có thể đã
làm tăng nguy cơ dị ứng với nấm mốc ở trẻ em
sống trong môi trường thành phố.
Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt về dị
ứng với chó ở những trẻ mà gia đình có nuôi chó
và không (p < 0,05). Theo y văn, nhiều các tác
giả khác cũng tìm thấy nguy cơ dị ứng với chó và
mèo tăng cao trong các gia đình có nuôi chó và
mèo(5). Mặt khác, trẻ sống trong nhà có máy lạnh
hoặc trải thảm có nguy cơ cao dị ứng với cả hai
loại nấm mốc Alternaria và Cladosporium (p <
0,05). Kết quả này tương tự như của tác giả Kidon
et al.(6). Theo Platts-Mills(9), thảm không những là
môi trường lý tưởng để mạt sinh trưởng mà còn là
nơi chứa nhiều bào tử nấm, là bộ phận chứa dị
nguyên chủ yếu. Đây chính là nguy cơ dị ứng với
nấm trên những trẻ sống trong phòng trải thảm
khi thường xuyên tiếp xúc với lượng dị nguyên từ
nấm với nồng độ cao.
Về mối liên quan giữa tình trạng dị ứng và độ
nặng cơn hen, chúng tôi nhận thấy những trẻ có bậc
hen càng nặng thì tỉ lệ dị ứng với mạt nhà và gián,
trong khi trẻ có cơn hen nặng có tỉ lệ dị ứng với mạt,
chó, mèo, gián và nấm mốc cao hơn. Theo y văn, đa
số các tác giả cũng tìm được mối iên hệ này(3,10).
Ying Chu Lin(11), nghiên cứu trên nhóm trẻ dậy thì
tại Đài Loan thấy những trẻ có tiếp xúc và dị ứng với
mạt nhà làm tăng lượng IgE trong máu (p<0,001),
giảm chức năng hô hấp như giảm PEF, FEV1, giảm
tỉ số FEV1/FVC so với nhóm trẻ không dị ứng, trong
khi sự khác biệt này không tìm thấy giữa những
nhóm trẻ có dị ứng với vật nuôi và nhóm trẻ còn lại.
Đồng thời, có mối liên quan giữa tình trạng tăng
kháng thể lớp IgE đặc hiệu với giảm chức năng phổi
ở nhóm trẻ hen, trong khi điều này không xảy ra trên
nhóm trẻ bình thường. Một số tác giả khác lại thấy
rằng giảm nồng độ dị nguyên mạt nhà trong môi
trường không những làm giảm tần suất hen mà còn
làm giảm lượng corticoid sử dụng trong phòng
ngừa(8). Điều đó cho thấy cần phải đặc biệt quan tâm
đến yếu tố dị nguyên trong điều trị hen phế quản,
đặc biệt là hen phế quản nặng và kháng trị.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phản ứng với một số dị nguyên qua test lẩy da trên trẻ bị hen phế quản tại bệnh viện Nhi đồng II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 110
PHẢN ỨNG VỚI MỘT SỐ DỊ NGUYÊN QUA TEST LẨY DA
TRÊN TRẺ BỊ HEN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II
Trịnh Hồng Nhiên
#
, Phan Hữu Nguyệt Diễm
##
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhằm xác định tỉ lệ dị ứng với từng loại dị nguyên và mối liên quan giữa điều kiện môi trường sống và
tình trạng dị ứng cũng như liên quan giữa tình trạng dị ứng và độ nặng của hen phế quản.
Phương pháp: tiền cứu mô tả có phân tích.
Kết quả: 105 trẻ được tiến hành thử test lẩy da với 14 loại dị nguyên. Tỉ lệ dị ứng với các dị nguyên là:
D. pteronyssinus: 48,6%; D.farinae: 50,2%; gián Đức 20,0%; gián Mỹ 13,3%; vảy da mèo 13,3%, biểu mô
chó 13,4%; nấm Cladosporium: 12,4; nấm Alternaria: 15,2%. Trẻ sống ở thành thị, nhà có trải thảm và
sống trong phòng máy lạnh có tỉ lệ dị ứng với nấm mốc cao hơn, trong khi trẻ có VMDU có tỉ lệ dị ứng với
nấm mốc nhiều hơn. Trẻ có bậc hen càng nặng, càng phản ứng mạnh với mạt nhà và gián. Trẻ dị ứng với
mạt nhà, chó, mèo và nấm mốc có tỉ lệ có cơn hen nặng nhiều hơn.
Kết luận: mạt nhà là dị nguyên có tỉ lệ dị ứng nhiều nhất. Dị ứng với các dị nguyên làm tăng khả năng
bị hen nặng.
SUMMARY
REACTIVE WITH SOME ALLERGENS BY SKIN PRICK TEST IN ASTHMATIC CHILDREN AT
HOSPITAL OF CHILDREN NO. II.
Trinh Hong Nhien, Phan Huu Nguyet Diem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 – 2007: 110 – 114
Objective: to determine allergic prevalence with allergens in asthmatic children and relationship
between environmental and allergic, also allergic and severity of asthma.
Method: prospective, descriptive and analysis study.
Result: 105 children had done prick test with 14 allergens. The ratio with each allergen:
D.pteronyssinus: 48.6%; D.farinae: 50.2%; German cockroach: 20.0%; American cockroach: 13.3%; cat
dander: 13.3%, dog epithelium: 13.4%; Cladosporium: 12.4; and Alternaria: 15.2%. Urban area, carpet
and air conditional environment increased with mould; whereas allergic rhinitis children has higher
allergy with mould. The children who more severity asthmatic was the most reacted with mite and
cockroach.
Conclusion: house dute mite was the highest ratio of allergenicity. Allergy with some allergens
increased the risk of severe asthma.
Hen phế quản từ lâu đã là một vấn đề sức khoẻ
quan trọng ở trẻ em trên toàn cầu. Suất độ của bệnh
ngày càng tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học. Trong
đó, các tác nhân dị ứng được đề cập đến như là
nguyên nhân hàng đầu. Việc xác định chính xác
những dị nguyên quan trọng cho từng người sẽ giúp
ích trong việc cách ly và giải mẫn cãm. Tại Việt
Nam, đã có một số nghiên cứu riêng lẻ về dị ứng với
mạt và bụi nhà trên bệnh nhân dị ứng và hen phế
quản. Tuy nhiên, vẫn chưa có những nghiên cứu
nhằm xác định các dị nguyên nào là quan trọng, mối
liên quan giữa tình trạng dị ứng với các dị nguyên và
tần suất, cường độ hen phế quản. Do đó, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với câu hỏi: Trẻ em hen
* Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh.
** Bộ môn Nhi Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Nhi Khoa 111
phế quản tại BVNĐ II phản ứng với những loại dị
nguyên nào và có liên quan gì đến yếu tố môi trường
và độ nặng của bệnh hay không?
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ dương tính với 14 loại dị
nguyên của bệnh nhi hen phế quản tại BVNĐII
bằng test lẩy da và mối liên quan giữa kết quả
test da với đặc điểm môi trường và độ nặng hen
phế quản.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang mô tả có
phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí chọn vào
Bệnh nhi trên 4 tuổi, được chẩn đoán hen phế
quản đã được cắt cơn, và gia đình đồng ý tham gia
nghiên cứu. Và không có:
1. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
2. Nhiễm trùng toàn thân hay tại chỗ chích
dị nguyên
3. Sử dụng một số thuốc làm ảnh hưởng đến
kết quả test da
4. Có bệnh tim, phổi, thận mãn tính; có tiếng
thở rít, dị vật phế quản bỏ quên, trào ngược dạ
dày thực quản, bệnh da vẽ nổi.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một
trung bình
(N: cỡ mẫu; Z: trị số phân phối chuẩn; P: trị số
mong muốn của tỉ lệ; d: độ chính xác.)
Với hệ số tin cậy 95%, Z2=1,96; độ chính xác
10%, giá trị N lớn nhất là 97.
Nguyên liệu và phương pháp tiến hành
Phương pháp tiến hành
Tất cả những bệnh nhi thoả mãn tiêu chí chọn
bệnh được chích trong da dị nguyên, đo đường
kính nốt đỏ da và nốt phồng ở thời điểm 20 phút
sau chích dị nguyên. Bệnh nhân được coi là có
test da dương tính với dị nguyên nếu phản ứng với
dị nguyên tương ứng từ độ II trở lên. Đánh giá và
xử trí phản ứng toàn thân (nếu có). Theo dõi ít
nhất 30 phút sau khi chích dị nguyên.
Độ 0 I II III IV
Phản
ứng
Không Hồng
ban;
Nốt
phồng
5-7 mm
Nốt
phồng
7-10 mm
Nốt
phồng
>10 mm
Xử lý và phân tích dữ kiện
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5
for window.
KẾT QUẢ
Có tổng số 106 bệnh nhân đã được thử test,
trong đó nam giới chiếm đa số với 61 trường hợp
(58%). Tuổi trung bình là 8,23 (2,6. Đa số ở TP.
Hồ Chí Minh. 75 trẻ (72%) sống ở môi trường
nông thôn. 65 (62%) trẻ có hen bậc II, 25 (24%)
trẻ có hen bậc I và 14% trẻ có hen bậc III. 16
(15%) trẻ có tiền sử có cơn hen nặng, 89 trẻ còn
lại có tiền sử hen trung bình.
Tỉ lệ dương tính với dị nguyên
Dị
nguyên
D.
pteronyssinus
D.
farinae
G.
Đức
G.
Mỹ
Nấm
Clasdosporium
Nấm
Alternaria
Tỉ lệ
(+) %
48,57 50,4 13,3 20,0 12,4 15,2
Tỉ lệ dương tính với dị nguyên (tt)
Dị nguyên Vảy da
mèo
Chó Cỏ Phấn
Hương
Dầu
cọ
Dầ
u
trà
Cỏ
Johnson
Cỏ
Bermuda
Tỉ lệ %(+) 13,33 12,4 10,5 2,9 1,9 2,8 3,8
Nhận xét: mạt nhà là dị nguyên có tỉ lệ dị ứng
cao nhất.
d
2
Z
2
1- /2P(1-P)
N =
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 112
Liên quan giữa nơi sống và dị ứng nấm mốc
Dị nguyên Tỉ lệ (+) thành
thị N= 75 (%)
Tỉ lệ (+) nông
thôn N=30 (%)
P (F)
Cladosporium 11 (14,7%) 2 (6,7%) 0,26
Alternaria 15 (25,0%) 1 0,025
Trẻ ở thành thị có tỉ lệ dị ứng với nấm mốc
Alternaria cao hơn trẻ sống ở nông thôn (p < 0,05).
Liên quan giữa nhà có nuôi chó và dị ứng
với chó
Dị nguyên (+) /có nuôi
chó N= 37 (%)
(+) /không nuôi
chó N= 68 (%)
P (÷
2
)
Chó 8 (21,6%) 5 (7,4%) 0,037
Trẻ bị hen có nuôi chó trong nhà làm tăng tỉ
lệ dị ứng với chó.
Liên quan giữa nhà có trải thảm và dị ứng
với nấm mốc và mạt nhà
Dị nguyên (+) /có trải thảm
N= 10
(+) /không trải
thảm N= 95
P (÷
2
)
Cladosporium 4 (40%) 9 (9,5%) 0,020
Alternaria 4 (40%) 12 (12,6%) 0,044
Những trẻ nhà có trải thảm có tỉ lệ dị ứng với
cả hai loại nấm mốc cao hơn (p < 0,5).
Liên quan giữa ở phòng máy lạnh và dị ứng
với nấm
Dị nguyên (+) /có máy
lạnh N= 10 (%)
(+) /không máy
lạnh N= 95 (%)
P (F )
Cladosporium 4 (40,0) 9 (10,0) 0,09
Alternaria 5 (50,0) 11 (12,2) 0,05
Trẻ sống trong phòng máy lạnh có tỉ lệ dị ứng
với Alternaria cao hơn
Liên quan giữa dị ứng với DN và HPQ có
kèm viêm mũi dị ứng
Dị nguyên (+) / trẻ có
VMDƯ N= 21
(%)
(+)/trẻ
không
VMDƯ
N=84
P (÷
2
,F)
D.pteronyssinus 15 (71,4) 36 (42,9) 0,019
D.farinae 16 (76,2) 37 (40,0) 0,008
Biểu mô chó 6 (28,6) 7 (8,3) 0,021
Trẻ bị hen có viêm mũi dị ứng (VMDƯ) có tỉ
lệ dị ứng với mạt nhà, chó cao hơn trẻ không có
VMDƯ kèm theo.
Tỉ lệ dương tính với ít nhất 1 dị nguyên
theo bậc hen
Kết quả Bậc I Bậc II Bậc III Tổng
P (÷
2
)
Dương 10
(40,0%)
44 (67,7%) 14
(93,3%)
68 (64,8%) 0,002
Âm 15
(60,0%)
21 (32.3%) 1 (6.7%) 37 (35,2%)
Tổng 25 65 15 105
Có sự khác nhau về tỉ lệ dương tính với ít nhất 1
DN giữa những trẻ có bậc hen khác nhau. Trẻ có bậc
hen càng cao càng dị ứng với nhiều loại dị nguyên.
Liên quan giữa bậc hen và độ phản ứng
của dị nguyên
DN D. pteronyssinus D. farinae gián Mỹ gián Đức
P 0,001 0,001 0,04 O,04
HSTQ r 0,37 0,37 0,24 0,25
Hệ số tương quan r > 0 cho thấy trẻ càng có
bậc hen càng nặng, càng phản ứng mạnh với mạt
nhà và gián.
Liên quan giữa dị ứng với từng dị nguyên
và độ nặng của cơn hen
Dị nguyên (+) / cơn
nặng
N= 16(%)
(+) / cơn
TB
N=89(%)
P(÷
2
)
OR KTC
95%
D.
pteronysinus
14 (87,5) 37 (41,6) 0,001 9,84 2,1-45,9
D. farinae 15 (93,8) 38 (42,7) 0,000 20,13 2,54-
159,11
Gián Mỹ 10 (62,5) 11 (12,4) 0,000 11,82 3,59-
38,99
Gián Đức 5 (31,3) 9 (10,1) 0,037 4,04 1,14-
14,27
Vảy da mèo 6 (37,5) 8 (9,00) 0,002 6,07 1,75-
21,12
Biểu mô chó 7 (43,8) 6 (6,7) 0,001 10,76 2,96-
29,06
Trẻ có cơn hen nặng có tỉ lệ dị ứng với 6 loại
dị nguyên trên cao hơn trẻ có cơn hen trung bình.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Nhi Khoa 113
BÀN LUẬN
Có tất cả 105 bệnh nhân được thử test với các
dị nguyên như trên. Mạt nhà là dị nguyên có tỉ lệ
dị ứng cao nhất, khoảng một nửa số bệnh nhân.
Tiếp đó là gián, chó mèo và hai loại nấm mốc.
Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của
các tác giả khác tại nhiều nơi trên thế giới
(1,2,4)
.
Như vậy, có tới một nữa số bệnh nhân hen có dị
ứng với mạt nhà và ¼ số bệnh nhân dị ứng với
gián. Điều đó cho thấy tại Việt Nam, mạt nhà và
gián là những dị nguyên cần quan tâm hàng đầu
đối với các bệnh nhân hen.
Chúng tôi ghi nhận những trẻ bị hen sống
trong mội trường thành phố có tỉ lệ dị ứng với
nấm mốc cao hơn so với những trẻ sống ở nông
thôn (p < 0,05). Theo Bush et al.
(7)
, môi trường lý
tưởng cho nấm sinh trưởng là nơi có độ ẩm cao,
những bờ tường lạnh mà nơi đó hơi nước có thể
ngưng tụ. Lượng dị nguyên của nấm cũng tăng
cao trong những môi trường có mùi ẩm mốc, trong
những căn phòng có độ ẩm cao, trải thảm lâu
ngày và thông khí kém. Điều đó đã làm tăng cao
nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên từ nấm ở trẻ
em thành thị so với nông thôn và do đó, có thể đã
làm tăng nguy cơ dị ứng với nấm mốc ở trẻ em
sống trong môi trường thành phố.
Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt về dị
ứng với chó ở những trẻ mà gia đình có nuôi chó
và không (p < 0,05). Theo y văn, nhiều các tác
giả khác cũng tìm thấy nguy cơ dị ứng với chó và
mèo tăng cao trong các gia đình có nuôi chó và
mèo
(5)
. Mặt khác, trẻ sống trong nhà có máy lạnh
hoặc trải thảm có nguy cơ cao dị ứng với cả hai
loại nấm mốc Alternaria và Cladosporium (p <
0,05). Kết quả này tương tự như của tác giả Kidon
et al.
(6)
. Theo Platts-Mills
(9)
, thảm không những là
môi trường lý tưởng để mạt sinh trưởng mà còn là
nơi chứa nhiều bào tử nấm, là bộ phận chứa dị
nguyên chủ yếu. Đây chính là nguy cơ dị ứng với
nấm trên những trẻ sống trong phòng trải thảm
khi thường xuyên tiếp xúc với lượng dị nguyên từ
nấm với nồng độ cao.
Về mối liên quan giữa tình trạng dị ứng và độ
nặng cơn hen, chúng tôi nhận thấy những trẻ có bậc
hen càng nặng thì tỉ lệ dị ứng với mạt nhà và gián,
trong khi trẻ có cơn hen nặng có tỉ lệ dị ứng với mạt,
chó, mèo, gián và nấm mốc cao hơn. Theo y văn, đa
số các tác giả cũng tìm được mối iên hệ này
(3,10)
.
Ying Chu Lin
(11)
, nghiên cứu trên nhóm trẻ dậy thì
tại Đài Loan thấy những trẻ có tiếp xúc và dị ứng với
mạt nhà làm tăng lượng IgE trong máu (p<0,001),
giảm chức năng hô hấp như giảm PEF, FEV1, giảm
tỉ số FEV1/FVC so với nhóm trẻ không dị ứng, trong
khi sự khác biệt này không tìm thấy giữa những
nhóm trẻ có dị ứng với vật nuôi và nhóm trẻ còn lại.
Đồng thời, có mối liên quan giữa tình trạng tăng
kháng thể lớp IgE đặc hiệu với giảm chức năng phổi
ở nhóm trẻ hen, trong khi điều này không xảy ra trên
nhóm trẻ bình thường. Một số tác giả khác lại thấy
rằng giảm nồng độ dị nguyên mạt nhà trong môi
trường không những làm giảm tần suất hen mà còn
làm giảm lượng corticoid sử dụng trong phòng
ngừa
(8)
. Điều đó cho thấy cần phải đặc biệt quan tâm
đến yếu tố dị nguyên trong điều trị hen phế quản,
đặc biệt là hen phế quản nặng và kháng trị.
T ÀI LI ỆU THAM KHẢO
1. Al-Mousawi MSH, Hermione Lovel, et al. (2004). "Asthma
and sensitization in a community with low Indoor allergen
levels and low pet-keeping frequency." American Academy
of Allergy, Asthma and Immunology, 114(6): 1389-94.
2. Bush RK. and J. M. Portnoy (2001). "The role and abatement
of fungal allergens in allergic diseases." J Allergy Clin
Immunol, 107(3): S430-40.
3. Chong-Kin- Liam, Kok-Lim-Loo, et al. (December, 2002).
"Skin prick test reactivity to common aeroallergens in
asthmatic patients with and without rhinitis." Respirology,
7(4): 345-9.
4. Ezeamuzie C.I., Thomson M.S., et al. (2000). "Asthma in the
desert: Spectrum of the sensitizing aeroallergens." Allergy.
55: 157-62.
5. H. KH (1984). "A study of intracutaneous skin tests and
radioallergosorbent tests on 1,000 asthmatic children in
Taiwan." Asian Pac J Allergy Immunol, 2: 56-60.
6. Liccardi G, Russo M, et al. (1998). "Sensitization to
cockroaches allergens in a sample of urban population living
in Naples (Southern Italy)." J Invest Allergol Clin Immunol, 8:
245-8.
7. Mona Iancovici Kidon, Yvonne See, et al. (2004).
"Aeroallergen sensitization in pediatric allergic rhinitis in
Singapore: Is air-conditioning a factor in the tropic?" Pediatr
Allergy Immunol, 15.: 340-3.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 114
8. Susanne Halken, Arne Host, et al. (Jan, 2003). "Effect of mattress
and pillow encasings on children with asthma and house dust mite
allergy." J Allergy Clin Immunol,111(1): 169-76.
9. Thomas A.E. Platts-Mills (2003). Indoor allergen. Adkinson:
Middleton's Allergy: Principles and Practice. 6th. ed, Mosby
inc. p. 557-71.
10. Witteman AM, Mulder M, et al. (1999). "Bronchial allergen
challenge in subjects with low levels of allergic sensitization
to indoor allergens." Allergy, 54: 366-74.
11. Ying-Chu Lin, Huey-Jen Su, et al. (February 2002). "Levels
of house dust mite-specific IgE and cockroach-specific IgE
and their association with lower pulmonary function in
Taiwanese children." Chest, 121 (2): 347-53.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_ung_voi_mot_so_di_nguyen_qua_test_lay_da_tren_tre_bi_he.pdf