Pháp luật cộng hoà pháp về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty đối với các hành vi xâm phạm môi trường và những gợi mở cho Việt Nam

Thứ ba, các tội xâm phạm môi trường chủ yếu được thực hiện bởi các công ty và hiếm khi dưới hình thức lỗi cố ý mà thường là dưới hình thức lỗi vô ý. Người quản lý công ty hoặc là do sự thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật hoặc mong muốn tối ưu hóa lợi nhuận đã dẫn đến các hành vi phạm pháp luật môi trường. Xuất phát từ nguyên tắc phòng ngừa và tính chất phải bảo vệ đặc biệt của môi trường mà trách nhiệm nghiêm khắc đối với người quản lý công ty như ghi nhận trong pháp luật hình sự Công hoà Pháp là một cách tiếp cận hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, điều này không đồng nghĩa với việc một cá nhân là người quản lý công ty thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm hình sự do tư cách của người này. Người quản lý công ty chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm môi trường do họ vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường mà pháp luật ràng buộc công ty và chính người quản lý công ty. Do đó, pháp luật Pháp cho phép viện dẫn cơ chế loại trừ trách nhiệm hình sự của người quản lý công ty khi người này chứng minh được việc uỷ quyền cho người khác cùng với toàn bộ thẩm quyền, phương tiện, nguồn lực cần thiết thực hiện việc được uỷ quyền. Thiết nghĩ đây cũng là một điểm sáng mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình thực hiện Bộ luật Hình sự hiện hành về truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại và người quản lý công ty khi thực hiện các tội phạm đối với môi trường.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật cộng hoà pháp về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty đối với các hành vi xâm phạm môi trường và những gợi mở cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57Số 15 (415) - T8/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1. Trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty đối với công ty theo pháp luật Pháp Trong pháp luật Pháp, mối quan hệ giữa người quản lý công ty và công ty được thiết lập thông qua một hợp đồng uỷ quyền (contrat de mandat). Theo đó, công ty là người uỷ quyền, người quản lý công ty là người được uỷ quyền. Người được uỷ quyền phải thực hiện các công việc vì lợi ích của người uỷ quyền trong phạm vi cam kết giữa các bên. Với vai trò này, người quản lý công ty có nghĩa vụ phải hành động một cách cẩn trọng và trung thành với công ty. Chính vì vậy, về nguyên tắc, người quản lý công ty không phải chịu trách nhiệm đối với người thứ ba bên ngoài công ty (hiểu theo nghĩa rộng ví dụ như nhà cung cấp, khách hàng, đối tác, chủ nợ, cộng đồng xã hội v.v.) về các hành vi mà họ đã thực hiện dưới danh nghĩa và nhân danh công ty. Trong trường hợp đó, công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về các hành vi này đối với người thứ ba và giải quyết mối quan hệ với người quản lý công ty căn cứ vào việc người quản lý công ty có đáp ứng nghĩa PHÁP LUẬT CỘNG HOÀ PHÁP VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Hạnh TS. Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Thông tin bài viết: Từ khóa: Trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty; bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường; tội phạm môi trường. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 24/04/2020 Biên tập : 04/05/2020 Duyệt bài : 08/05/2020 Article Infomation: Key words: Legal responsibilities of the company manager; compensation for damage caused by environmental pollution; environmental crime. Article History: Received : 24 Apr. 2020 Edited : 04 May. 2020 Approved : 08 May. 2020 Tóm tắt: Trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty khi vi phạm nghĩa vụ đối với người thứ ba hoặc lợi ích chung của cộng đồng thường dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thậm chí là trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội và được luật hình sự quy định là tội phạm. Cộng hoà Pháp là một trong những nước sớm có những quy định chặt chẽ về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty trong lĩnh vực môi trường; rất đáng để Việt Nam có thể tham khảo hoàn thiện quy định về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty đối với các hành vi xâm phạm môi trường. Abstract: Legal responsibilities of the company manager for the violation of the obligation to a third person or the public interests, which often results in the liability for non-contractual damages and even criminal liability in case of the behavior poses a significant danger to the society, which is defined by the criminal laws as a crime. The Republic of France is one of the countries with early strict regulations on the legal responsibility of company managers in the field of the environment; It is worthwhile that Vietnam may get a reference to further improve the regulations on the legal responsibility of company managers for the environmental violations. Số 15 (415) - T8/202058 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ vụ cẩn trọng và trung thành với công ty hay không. Qua khảo cứu một số quy định tại Điều L. 222-23 Bộ luật Thương mại Pháp áp dụng đối với SARL (Công ty trách nhiệm hữu hạn) và Điều L. 225-251 Bộ luật Thương mại áp dụng đối với SA (Công ty vô danh hay Công ty cổ phần)1 cho thấy, trên thực tế, người quản lý công ty sẽ bị áp dụng trách nhiệm dân sự khi người này mắc lỗi quản lý (faute de gestion). Theo thực tiễn xét xử, người quản lý công ty phải hành xử một cách cẩn trọng, mẫn cán và chủ động. Đây là một khái niệm được đánh giá là nghiêm khắc hơn so với thành ngữ “bon père de la famille” (có nguồn gốc la tinh “bonnus pater famillias”, nghĩa là người xử sự có trách nhiệm, khôn ngoan, hợp tình hợp lý như “hình mẫu người cha tốt của gia đình”) được quy định tại Điều 1137 Bộ luật Dân sự Pháp (BLDS). Sự ngay tình hay thiếu kinh nghiệm của người quản lý công ty không loại trừ trách nhiệm dân sự của người này đối với công ty. Theo quy định của pháp luật Pháp, việc đánh giá người quản lý công ty có vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng và trung thành đối với công ty được xác định bằng việc họ có hành động phù hợp với lợi ích của công ty hay không. Khi người quản lý công ty đã hành động trái với lợi ích của công ty, họ thường được coi là đã vi phạm nghĩa vụ của người được uỷ quyền. Tuy nhiên, lớp màn chắn của pháp nhân (écran de la personne morale) sẽ không được viện dẫn để bảo vệ người quản lý công ty khi người này phạm lỗi tách rời khỏi chức năng (faute séparable des fonctions) và phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với người thứ ba. 2. Trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty đối với người thứ ba theo pháp luật Pháp Về cơ bản, trong mối quan hệ với người thứ ba, người quản lý công ty nhân danh công ty xác lập và thực hiện các hành vi pháp lý làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ cho công ty. Do đó, rất ít các trường hợp cần thiết phải buộc người quản lý công ty có nghĩa vụ trực tiếp đối với người thứ ba. Chỉ cần người quản lý công ty thực hiện đúng và đầy đủ những nghĩa vụ của công ty đối với người thứ ba thì lợi ích của người thứ ba sẽ được đảm bảo. Chính vì thế, khác với cách thức quy định trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty đối với công ty, ban đầu thực tiễn xét xử của Pháp đã khá dè dặt khi tuyên trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty đối với người thứ ba. Theo đó, người quản lý công ty chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ ba nếu như họ đã phạm lỗi tách rời khỏi chức năng (faute séparable des fonctions) và lỗi này có thể quy kết đối với cá nhân người quản lý công ty. Khái niệm lỗi tách rời khỏi chức năng được hình thành bởi án lệ nhằm bảo vệ người quản lý công ty an toàn sau lớp màn chắn của công ty mà họ đại diện trước khiếu kiện của các bên thứ ba. Như vậy, trong trường hợp không thể chứng minh được người quản lý công ty đã phạm lỗi tách rời khỏi chức năng, bên thứ ba không thể cáo buộc trách nhiệm cá nhân của người quản lý công ty và phải chuyển hướng sang yêu cầu trách nhiệm của công ty, sau đó thì công ty hoặc chủ sở hữu công ty sẽ tuỳ trường hợp mà truy cứu trách nhiệm của người quản lý công ty. Trong nhiều năm, giới học thuật cũng như các luật sư, thẩm phán Pháp dấy lên tranh cãi về nội hàm của hình thức lỗi này và trên thực tế, lỗi này ít khi được áp dụng đối với người quản lý công ty. Phải đến phán quyết ngày 20/5/2003, Tòa Phá án Pháp (TPA) cuối cùng đã khẳng định án lệ và đưa ra một định nghĩa mới về lỗi tách rời khỏi chức năng thông qua ba tiêu chí cụ thể. Theo đó, TPA cho rằng “trách nhiệm cá nhân 1 Theo quy định tại Điều L. 225-251 Bộ luật Thương mại Pháp, những người quản lý công ty (thành viên hội đồng quản trị và giám đốc điều hành) phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đối với công ty và người thứ ba do vi phạm nghĩa vụ do luật hoặc quy chế quy định hoặc do vi phạm nghĩa vụ do Điều lệ của công ty quy định. 59Số 15 (415) - T8/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ của người quản lý công ty đối với bên thứ ba chỉ có thể được thừa nhận nếu người này có lỗi tách rời khỏi chức năng của mình; chẳng hạn như khi người quản lý công ty đã phạm phải lỗi cố ý một cách nghiêm trọng không tương thích với việc thực hiện bình thường các chức năng quản lý công ty”2. Như vậy, ba tiêu chí phải thoả mãn để khẳng định người quản lý công ty phạm lỗi tách rời khỏi chức năng là: (1) Tiêu chí thứ nhất: lỗi cố ý. Người quản lý công ty phải nhận thức được hành vi của mình gây thiệt hại cho bên thứ ba; (2) Tiêu chí thứ hai: tính chất nghiêm trọng của lỗi cố ý. Lỗi này phải thể hiện một mức độ nghiêm trọng nhất định. Các lỗi bất cẩn thông thường, thiếu thận trọng không thể dẫn đến trách nhiệm của người quản lý công ty trong trường hợp này; (3) Tiêu chí thứ ba: sự không tương thích với việc thực hiện bình thường các chức năng quản lý công ty. Theo phán quyết này, một mặt, TPA công nhận là lỗi tách rời khỏi các chức năng của người quản lý công ty ngay cả khi người quản lý hành động vì lợi ích của công ty chứ không phải vì lợi ích cá nhân. Mặt khác, với cách diễn đạt mang tính dự kiến “chẳng hạn như”, các tiêu chí về lỗi tách rời khỏi chức năng của người quản lý không mang tính giới hạn. Một số lỗi trước đây được đánh giá là không thể tách rời khỏi nhiệm vụ, chức năng của người quản lý công ty thì bây giờ có thể bị áp dụng ngược lại. Như vậy, phạm vi áp dụng của lỗi này sẽ được mở rộng và dẫn đến truy cứu trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty một cách rộng rãi hơn. Nói cách khác, bằng việc mở rộng giải thích lỗi tách rời khỏi chức năng, TPA có xu hướng bảo vệ mạnh mẽ cho các bên thứ ba trong mối quan hệ với công ty và người quản lý công ty3. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng trong trường hợp hành vi vi phạm với lỗi cố ý của người quản lý công ty cấu thành tội phạm. Trong một loạt các bản án gần đây, TPA đã áp dụng một trách nhiệm nghiêm khắc đối với người quản lý công ty đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường. 2.1. Trách nhiệm hình sự của người quản lý công ty trong lĩnh vực môi trường Theo pháp luật Pháp, các tội phạm về môi trường không chỉ được quy định duy nhất trong Bộ luật Hình sự Pháp (BLHS) mà còn được quy định ở các đạo luật chuyên ngành. Chẳng hạn như đối với những quy định liên quan đến ô nhiễm không khí hoặc nước cần phải tham khảo các quy định cụ thể trong Bộ luật Môi trường Pháp (BLMT). Việc xác định người chịu trách nhiệm hình sự cũng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ biển như Luật số 76-599 và Luật số 76-600 ngày 07/07/1976; hay Luật số 77-530 ngày 26/5/1977 về trách nhiệm của chủ tàu đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu BLMT quy định một số tội danh nhắm đến đích danh người quản lý công ty với tư cách là chủ thể tội phạm: đó là hành vi cản trở việc thực hiện chức năng thanh tra hành chính hoặc xử lý, điều tra các hành vi phạm tội của các công chức và người có thẩm quyền theo quy định tại BLMT (Điều L. 173-4). Ngoài ra, một số tội phạm môi trường về bản chất có thể được quy kết trách nhiệm cho người quản lý công ty. Ví dụ, đối với các vấn đề về công trình xếp hạng (installation classée)4, người quản lý công ty phải chịu trách nhiệm về việc khai 2 3 Huang Zhang, Directors’ liability from the perspective of private international law, Doctoral Dissertation, Bellaterra (Cerdanyola del Vallès), July 2014, tr.18. 4 Tất cả các loại công trình không phân biệt công trường, nhà máy, hầm mỏ có thể gây nguy hiểm cho khu vực lân cận, tác động xấu đến an toàn, vệ sinh công cộng, cảnh quan môi trường; hoặc công trình kiến trúc hay khu vực tự nhiên được xếp hạng và được hưởng chế độ theo dõi và bảo vệ nghiêm ngặt. Để được công nhận là công trình xếp hạng phải làm thủ tục khai báo và cấp phép xây dựng đối với các công trình nhân tạo, thủ tục công nhận và xếp hạng đối với khu vực tự nhiên (Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt (2009), Nxb. Từ điển Bách Khoa Hà Nội, tr.458). Số 15 (415) - T8/202060 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ thác một nhà máy mà chưa được cấp phép xây dựng hoặc không khai báo do người quản lý công ty là người có quyền đăng ký thành lập nhà máy này. Tương tự như vậy, người quản lý cũng phải chịu trách nhiệm về việc không thi hành các biện pháp cần thiết để hạn chế rủi ro ô nhiễm môi trường vì chỉ có người quản lý mới có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết này. Điều 121-1 BLHS quy định “không ai phải chịu trách nhiệm hình sự ngoại trừ bởi hành vi của chính mình”. Như vậy, pháp luật hình sự Pháp khẳng định, nguyên tắc trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân (responsabilité personnelle). Giống như BLHS, BLMT cũng không có bất kỳ quy định nào tuyên bố thừa nhận hay loại trừ trách nhiệm hình sự của người quản lý công ty đối với các tội phạm được thực hiện bởi những nhân viên dưới quyền. Trên thực tế, Tòa án thường áp dụng suy đoán lỗi đối với người quản lý công ty do người này được trao quyền lực về điều hành, quyết định và tổ chức5. Như vậy, thực tiễn xét xử đã tạo ra một thông lệ là đặt gánh nặng trách nhiệm hình sự lên vai của người quản lý công ty đối với các tội phạm được thực hiện bởi nhân viên dưới quyền. Lập luận thường được đưa ra như sau: “trách nhiệm pháp lý chủ yếu thuộc về người quản lý công ty vì họ là người có nghĩa vụ quy định các điều kiện và phương thức khai thác trong ngành công nghiệp của họ”6. Người quản lý công ty cũng phải chịu trách nhiệm về mọi thiếu sót cho tất cả các vi phạm chung7. Người quản lý công ty có thể phải chịu trách nhiệm bất kể hành vi phạm tội của nhân viên là tội phạm hành động hay không hành động, là tội vô ý hay cố ý8. Thậm chí, người quản lý công ty vắng mặt tại địa điểm và thời điểm tội phạm được thực hiện cũng không là lý do loại trừ trách nhiệm hình sự9. Trong trường hợp này, người quản lý công ty đã bị kết tội vì đã không hoàn thành nghĩa vụ của người quản lý công ty về vấn đề nhân sự, đặc biệt là liên quan đến đào tạo. Nói một cách khái quát, Toà án tuyên bố rằng, người quản lý công ty có quyền hạn và phương tiện điều hành, quản lý công ty nên phải chịu trách nhiệm hình sự10. Để tránh bị kết tội, người quản lý công ty phải chứng minh việc mình đã uỷ quyền cho người khác11. Việc uỷ quyền chỉ có hiệu lực nếu người được uỷ quyền đã được chuyển giao thẩm quyền, phương tiện và quyền hành cần thiết cho nhiệm vụ của mình. Trách nhiệm hình sự của công ty và trách nhiệm hình sự của người quản lý công ty là độc lập. Việc công ty phải chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự cá nhân của người quản lý công ty. Như vậy, phải chăng trách nhiệm hình sự của người quản lý công ty trong lĩnh vực môi trường là một ngoại lệ của nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân? Người quản lý công ty phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của người khác gây ra? Câu trả lời là không, trách nhiệm hình sự trong trường hợp này cần thiết phải dựa trên lỗi cá nhân của người quản lý công ty. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường không những là nghĩa vụ của công ty mà còn là nghĩa vụ của cá nhân người quản lý công ty. Người quản lý công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Nói cách khác, việc không thực hiện 5 https://www.avocats-picovschi.com/la-responsabilite-penale-du-chef-d-entreprise-et-l- environnement_article _195.html#article_theme. 6 Crim. 28 févr. 1956, JCP 1956. II. 9304, note de Lestang. 7 Crim. 3 déc. 1953, D. 1954. 419. 8 Crim. 22 nov. 1994, RJ envir. 1995. 174. – Crim. 26 nov. 1997, RJ envir. no 3, 1998. 9 Crim. 4 mai 1999, RJ envir. 2000. 660. 10 Crim. 28 juin 2005, Environnement, nov. 2005, p.28 11 BAYLE, La responsabilité pénale des dirigeants de société en droit français de l’environnement, RD com. belge 1992-8, p.672. 61Số 15 (415) - T8/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ đúng, đầy đủ nghĩa vụ quản lý, giám sát các tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực kinh doanh của công ty đã dẫn đến sự suy đoán lỗi của người quản lý công ty. 2.2. Trách nhiệm dân sự về môi trường của người quản lý công ty Các mối đe dọa khác nhau đối với môi trường và hậu quả gây thiệt hại cho con người và thiên nhiên đã thúc đẩy sự phát triển chế độ trách nhiệm môi trường ở Pháp. Theo cách hiểu truyền thống, thiệt hại “môi trường” gây ra cho con người hoặc sinh vật từ môi trường mà họ sinh sống, do đó môi trường không được coi là “nạn nhân” mà thường được xem là nguồn gốc của thiệt hại này. Điều này được chứng minh bởi sự ra đời của học thuyết “troubles de voisinage”( gây rối loạn vùng lân cận). Học thuyết này được coi là cơ sở của trách nhiệm dân sự về môi trường, được phát triển bởi thực tiễn xét xử của Pháp từ thế kỷ XIX12. Theo học thuyết này, các hoạt động từ cuộc sống hàng ngày của con người sẽ gây ra một số bất tiện “thông thường” đối với vùng lân cận, chẳng hạn như độc hại, khí thải hoặc tiếng ồn. Những rối loạn thông thường này có thể được chấp nhận trừ khi chúng vượt quá một ngưỡng nhất định. Nếu vượt quá ngưỡng này, người thực hiện hành vi gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm đối với sự xáo trộn hoặc thiệt hại bất thường đó, tức là những người bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục (moyens) mà không cần phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Loại trách nhiệm pháp lý này, dựa trên quy định tại Điều 544 BLDS, được áp dụng rộng rãi nhằm giải quyết các vấn đề môi trường như trong trường hợp các công ty vi phạm các quy định về công trình xếp hạng hay các nguồn nguy hiểm tiềm ẩn gây xáo trộn và gây tác hại cho môi trường. Pháp luật môi trường Pháp là sự kết hợp giữa các quy định của pháp luật quốc tế, mà chủ yếu là pháp luật của Liên minh châu Âu và các quy định của pháp luật quốc gia. Một số công ước châu Âu về môi trường đã được khởi xướng từ đầu những năm 1993, nhưng mãi đến năm 2004 văn bản pháp lý đầu tiên của châu Âu về lĩnh vực này mới được các quốc gia thành viên phê chuẩn. Văn bản đó là Chỉ thị năm 2004/35/EC ngày 21/4/2004 về trách nhiệm môi trường đối với việc ngăn chặn và khắc phục thiệt hại môi trường (được sửa đổi bởi Chỉ thị 2006/21/EC ngày 15/3/2006 về quản lý chất thải từ các ngành công nghiệp khai thác). Dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “nguyên tắc phòng ngừa”, Chỉ thị này đã đưa ra một cơ chế cụ thể cho phòng ngừa và khắc phục thiệt hại môi trường ở các quốc gia thành viên EU. Mục tiêu chính của Chỉ thị là ngăn chặn suy thoái đa dạng sinh học và phục hồi các khu vực bị ô nhiễm, học tập theo mô hình CERCLA của Hoa Kỳ ở nhiều khía cạnh13. Mặc dù các quy định về trách nhiệm dân sự thuộc quyền tự quyết của mỗi quốc gia thành viên, Chỉ thị áp đặt các quốc gia thành viên phải áp dụng chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt (responsabilité stricte) đối với một số hoạt động được coi là nguy hiểm nhất liên quan đến quản lý chất thải, sử dụng, lưu trữ và vận chuyển các sản phẩm nguy hiểm14. Chỉ thị 2004/35/EC được nội luật hoá vào hệ thống pháp luật Pháp bằng Đạo luật 2008-757 ngày 01/08/2008 về ngăn chặn và khắc phục thiệt hại sinh thái gây ra đối với chất lượng nước mặt và nước ngầm, đất, các loài được bảo vệ, môi trường sống tự nhiên và chức năng sinh thái. Chế độ mới này không có nhiều điểm chung với các quy định tiêu chuẩn về trách nhiệm dân sự được quy 12 Cass. Civ. 27 tháng 11 năm 1844, S. 1844, 1, 211. 13 Đạo luật CERCLA (The Comprehensive Environmental Response, Compensation and Liability Act) được Hoa Kỳ ban hành năm 1980, sau này được sửa đổi, bổ sung thành SARA (Superfund Amendments and Reauthorization Act) năm 1986. 14 https://www.imavocats.fr/actualites/1362/index.htm. Số 15 (415) - T8/202062 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ định trong Quyển I Mục VI của BLMT về ngăn chặn và khắc phục một số thiệt hại về môi trường. Điều L. 160-1 và những điều tiếp theo của BLMT quy định các điều kiện; theo đó, các thiệt hại gây ra cho môi trường bởi một hoạt động công nghiệp được ngăn chặn và/hoặc khắc phục bằng cách áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, với chi phí hợp lý cho xã hội. Quy định này không chỉ xem xét thiệt hại gây ra cho môi trường là do sự suy giảm trực tiếp hoặc gián tiếp mà còn là do cả “mối đe dọa sắp xảy ra thiệt hại môi trường” (une menace imminente de dommage). Mối đe doạ sắp xảy ra thiệt hại môi trường được định nghĩa là một xác suất đủ để thiệt hại đó sẽ xảy ra trong tương lai gần (Điều L. 161-1 BLMT). Điều L. 160-1 BLMT Pháp sử dụng khái niệm người khai thác (exploitant) để xác định trách nhiệm pháp lý đối pháp nhân vi phạm pháp luật về môi trường. Theo đó, người khai thác có nghĩa là bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân trong lĩnh vực công hoặc tư, thực hiện hoặc kiểm soát một cách hiệu quả, chuyên nghiệp một hoạt động kinh tế vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận. Liên quan đến các biện pháp phòng ngừa, tùy thuộc vào cơ quan hành chính có thẩm quyền (ví dụ như cấp quận), trong trường hợp có nguy cơ sắp xảy ra thiệt hại môi trường, buộc người khai thác phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế thiệt hại hoặc tác động của nó đối với sức khỏe con người hoặc các chức năng sinh thái. Do đó, người khai thác phải thông báo cho cơ quan hành chính kể cả khi thiệt hại chưa xảy ra (Điều L. 162-3) và khi nó đã xảy ra (Điều L. 162-4). Mặt khác, liên quan đến các biện pháp khắc phục, cơ quan hành chính có trách nhiệm tiến hành đánh giá tính chất và hậu quả của thiệt hại gây ra bởi người khai thác (Điều L. 162-6). Người khai thác sẽ chịu các chi phí áp dụng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục. Gần đây, với mục tiêu cải cách BLDS, Đạo luật 2016-1087 ngày 8/8/2016 của Pháp về phục hồi đa dạng sinh học, thiên nhiên và cảnh quan đã thiết lập một chế độ trách nhiệm dân sự đặc biệt nhằm khắc phục thiệt hại sinh thái. Khái niệm “thiệt hại sinh thái” (“préjudice écologique”) lần đầu tiên được đưa vào BLDS Pháp (Điều 1247). Theo đó, thiệt hại sinh thái là những thiệt hại đáng kể (non négligeable) đối với các yếu tố hoặc chức năng của hệ sinh thái hoặc đối với lợi ích tập thể mà con người có được từ môi trường. Bất kỳ ai phải chịu trách nhiệm sinh thái đều có nghĩa vụ khắc phục, sửa chữa thiệt hại đó (Điều 1246 BLDS Pháp). Sự đổi mới về cách ghi nhận thiệt hại sinh thái này là nỗ lực lớn và là thành quả hợp tác giữa các nhà lập pháp, tư pháp và các học giả Pháp. Trên thực tế, xuất phát từ sự cố tràn dầu gây ra từ vụ đắm tàu chở dầu Erika, Toà phá án vào ngày 25/09/2012 (Cass. Crim, ngày 25/9/2012) đã công nhận Total phải chịu trách nhiệm bồi thường không những đối với các thiệt hại cá nhân như truyền thống mà còn phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho môi trường. Trước đây, hệ thống trách nhiệm dân sự này vốn chỉ dựa trên các thiệt hại gián tiếp mà môi trường bị ảnh hưởng như thiệt hại về tài sản, thiệt hại kinh tế, hoặc thiệt hại về sức khoẻ của cá nhân, tức là chỉ tập trung vào các yếu tố trung gian hơn là chính “nạn nhân” của thiệt hại. Thiệt hại sinh thái là thiệt hại dành riêng cho tự nhiên, chủ thể bị tác động ở đây là tự nhiên hay có thể hiểu tự nhiên chính là một chủ thể mới, hoàn toàn độc lập của luật môi trường. Điều 1248 BLDS Pháp quy định: “Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại sinh thái dành cho bất kỳ người nào có tư cách pháp lý và lợi ích để hành động, như Nhà nước, Cơ quan đa dạng sinh học Pháp, chính quyền địa phương và và các nhóm dân cư ở khu vực bị ảnh hưởng, cũng như các cơ sở và hiệp hội công cộng đã được phê duyệt hoặc thành lập trong ít nhất năm năm kể từ ngày bắt đầu các thủ tục tố tụng nhằm bảo vệ tự nhiên và môi trường”. Thứ hai, là điều khoản thiết lập một hệ thống cho phép phân biệt người khởi kiện đòi bồi thường với những người thụ hưởng. Điều 1249 BLDS Pháp quy định việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên khắc phục bằng hiện vật đối với các thiệt hại sinh thái. Theo 63Số 15 (415) - T8/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ đó, thiệt hại sinh thái được phân loại và phân biệt các thiệt hại cụ thể đối với đất, nước, không khí, động vật và thực vật. Tuy nhiên, việc khắc phục bằng hiện vật không loại trừ thẩm phán có thể ấn định một khoản tiền bồi thường để khắc phục sự cố môi trường (réparation de l’environnement) trong trường hợp biện pháp khắc phục bằng hiện vật không đủ hoặc trong trường hợp hành vi xâm hại môi trường không thể khắc phục được như làm biến mất của một số loài sinh vật. Tóm lại, trách nhiệm dân sự môi trường (responsabilité civile environnementale) đề cập ở đây có sự khác biệt với trách nhiệm dân sự do hành vi xâm phạm môi trường (responsabilité civile atteinte à l’environnement – RCAE). Trách nhiệm dân sự do hành vi xâm phạm môi trường được áp dụng khi chứng minh được sự tồn tại các thiệt hại về thể chất, vật chất và tinh thần xảy ra đối với các bên thứ ba do hậu quả của hành vi xâm phạm môi trường trong quá trình thực hiện các hoạt động của công ty. Ngược lại, trách nhiệm dân sự môi trường áp dụng đối với người khai thác khi hoạt động của họ gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm đối với tự nhiên mà không gây thiệt hại cho bên thứ ba nào khác. Đối với trách nhiệm dân sự môi trường, tự nhiên là chủ thể duy nhất được đề cập. Việc công nhận “thuần” thiệt hại sinh thái cho phép mở rộng hệ thống trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại môi trường. Cùng với việc pháp luật có xu hướng suy đoán lỗi đối với người quản lý công ty trong lĩnh vực đặc biệt quan trọng như môi trường, khả năng người quản lý công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các thiệt hại gây ra cho môi trường từ hành vi quản lý, điều hành doanh nghiệp ngày càng cao. 3. Một số đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty trong lĩnh vực môi trường Theo pháp luật Việt Nam, trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty trong lĩnh vực môi trường được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và trong một số đạo luật về môi trường mà trọng tâm là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Qua nghiên cứu các văn bản này, chúng tôi nhận thấy, các quy định của pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng ở việc đề ra các nguyên tắc chung, các nội dung cụ thể cần triển khai chưa được làm rõ. Ngoài ra, theo dõi các bản án xét xử gần đây của toà án cũng không có nhiều vụ việc liên quan đến trách nhiệm của người quản lý công ty trong lĩnh vực môi trường, mặc dù tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng phổ biến. Vì vậy, quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty trong lĩnh vực môi trường cần tiếp tục được hoàn thiện. Từ những nghiên cứu cơ bản pháp luật Cộng hoà Pháp, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty đối với hành vi xâm phạm môi trường như sau: Thứ nhất, khái niệm người quản lý doanh nghiệp hiện nay được quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, ngoài những người quản lý doanh nghiệp theo luật định bao gồm Thành viên hợp danh, chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc, thì Điều luật này cũng thừa nhận những người quản lý khác miễn là cá nhân này “có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”. Quy định này, vô hình trung, làm hạn chế khả năng thừa nhận người quản lý công ty bởi Điều lệ công ty. Trên thực tế, Điều lệ công ty thường không xác định rõ thế nào là có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty mà có chăng chỉ liệt kê các chức danh được coi là người quản Số 15 (415) - T8/202064 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ lý công ty. Thông thường, các chức danh như phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh có thể được coi là người quản lý công ty do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hay Chủ tịch công ty bầu, bổ nhiệm hoặc phê chuẩn và thẩm quyền của những người này có thể được quy định trong các nghị quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hay Quyết định của Chủ tịch công ty mà không được quy định trong Điều lệ công ty. Do đó, nên dành cho công ty được tự do quyết định các chức danh quản lý khác trong điều lệ mà không cần ràng buộc tiêu chí có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp nên thừa nhận người quản lý thực tế với các tiêu chí như Cộng hoà Pháp đã ghi nhận. Người quản lý thực tế có thể là cá nhân, pháp nhân có tầm ảnh hưởng, có thể can thiệp vào các quyết định quản lý, điều hành đối với các hoạt động của công ty. Thứ hai, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa từng có vụ khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt này mà chủ yếu là áp dụng trách nhiệm hành chính. Bộ luật Dân sự hiện hành cũng chưa có quy định xác định hành vi làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và làm suy giảm đa dạng sinh học phải bồi thường thiệt hại mà mới chỉ quy định cơ chế bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiêm môi trường tại Điều 602: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”. Đây là cơ chế bồi thường dân sự truyền thống giống như trách nhiệm RCAE của Pháp, chưa tính tới những đặc trưng của các thiệt hại đối với môi trường, tự nhiên và cộng đồng. Chính vì thế, việc áp dụng trách nhiệm dân sự môi trường của Pháp với tính chất là một chế độ trách nhiệm dân sự đặc biệt là một kinh nghiệm tốt cần được tiếp tục nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam. Thứ ba, các tội xâm phạm môi trường chủ yếu được thực hiện bởi các công ty và hiếm khi dưới hình thức lỗi cố ý mà thường là dưới hình thức lỗi vô ý. Người quản lý công ty hoặc là do sự thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật hoặc mong muốn tối ưu hóa lợi nhuận đã dẫn đến các hành vi phạm pháp luật môi trường. Xuất phát từ nguyên tắc phòng ngừa và tính chất phải bảo vệ đặc biệt của môi trường mà trách nhiệm nghiêm khắc đối với người quản lý công ty như ghi nhận trong pháp luật hình sự Công hoà Pháp là một cách tiếp cận hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, điều này không đồng nghĩa với việc một cá nhân là người quản lý công ty thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm hình sự do tư cách của người này. Người quản lý công ty chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm môi trường do họ vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường mà pháp luật ràng buộc công ty và chính người quản lý công ty. Do đó, pháp luật Pháp cho phép viện dẫn cơ chế loại trừ trách nhiệm hình sự của người quản lý công ty khi người này chứng minh được việc uỷ quyền cho người khác cùng với toàn bộ thẩm quyền, phương tiện, nguồn lực cần thiết thực hiện việc được uỷ quyền. Thiết nghĩ đây cũng là một điểm sáng mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình thực hiện Bộ luật Hình sự hiện hành về truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại và người quản lý công ty khi thực hiện các tội phạm đối với môi trường. Thứ tư, trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam hiện nay về nguyên tắc được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn luôn đặt ra nhiều thách thức đối với công tác áp dụng pháp luật. Vì vậy, cần quan tâm lựa chọn, công bố và áp dụng nhiều án lệ về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty nói chung và trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty trong lĩnh vực môi trường nói riêng để có thể lý giải cụ thể hơn về nội dung trách nhiệm pháp lý này trong lĩnh vực môi trường n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_cong_hoa_phap_ve_trach_nhiem_phap_ly_cua_nguoi_qua.pdf
Tài liệu liên quan