Tiểu luận Pháp luật đại cương: Tìm hiểu về Luật Gia LongLỜI NÓI ĐẦUTừ xưa tới nay, kể từ khi xuất hiện công cụ lao động bằng đá, quá trình cá nhân hoá lao động ra đời kéo theo sự ra đời của chế độ tư hữu tư nhân, xã hội hình thành các giai cấp và đối kháng giai cấp. Nhà nước ra đời để duy trí trạng thái ổn định xã hội, làm dịu đi các mâu thuẫn trong xã hội, để các giai cấp không tiêu diệt lẩn nhau và tiêu diệt luôn cà xã hội. Các giai cấp thống trị luôn tìm cách thống trị, đàn áp các giai cấp khác bằng nhiều cách như tổ chức quân đội, cảnh sát, xây dựng hệ tư tưởng, luật pháp để buộc tất cả các giai cấp khác phải tuân thủ. Xã hội càng phát triển, nhất là trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác quốc tề thì vai trò của pháp luật và pháp chế ngày càng được khẳng định.
Vì vậy trong bối cảnh hiện nay, mổi Nhà nước đều có hệ thống pháp luật riêng phù hợp với sự phát triển của từng quốc gia, dân tộc Việt Nam củng không nằm ngoài xu thế ấy. Chúng ta đang cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẻ, linh hoạt, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của đất nước ra.
Mổi quốc gia dân tộc cần xây dựng một hệ thống pháp luật riêng cho mình, khi xây dựng hệ thống pháp luật mổi quốc gia cần phải căn cứ vào hoàn cảnh, phong tục, tập quán và đặc biệt là các bộ luật trước đó của mình mà xây dựng cho phù hợp.
Trong lịch sử của nước ta thời phong kiến đã hình thành khá nhiều bộ luật, mổi triều đại phong kiến có một bộ luật riêng, mổi bộ luật là một cột mốc của mổi giai đoạn phát triển của đất nước ta. Đầu tiên là sự ra đời của bộ luật Hình Thư vào thời Lý, Quốc triều hình luật vào thời Trần, Luật Hồng Đức của triều Lê . và cuối cùng là bộ luật Gia Long. Các bộ luật sau đều có sự kế thừa và phát triển các bộ luật trước. Bộ luật cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam là bộ luật Gia Long. Đây là một bộ luật được các nhà nghiên cứu lịch sử, pháp luật nước ta quan tâm nghiên cứu nhiều. Nó không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào đầu thé kỷ XIX.
Nghiên cứu các bộ luật củ là tiền đề để xây dựng những bộ luật mới. Về mặt giá trị, nếu biết khai thác và sử dụng, các bộ luật nói trên còn là di sản pháp luật quý giá đối với hiện tại và cả tương lai.
Bộ luật Gia Long hay còn được biết đến với tên Hoàng triều luật lệ, Quốc triều điều luật, Nguyễn triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia Long cho ban hành năm 1815. Đây là bộ luật cuối cùng của chế độ phong kiến của Việt Nam.
Bộ luật này ra đời trong bối cảnh đất nước ta đã được thống nhất sau hàng trăm năm cát cứ của các triều đại Lê-Trịnh, Nguyễn Bộ luật này dưới triều Nguyễn được các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức . chỉ có bổ sung, thêm bớt một số điểm cụ thể vào các điều quy định.
Hoàng Việt luật lệ được sử dụng trong suốt thời nhà Nguyễn rồi dùng tiếp ở Trung Kỳ trong thời Thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam.
Từ khi Pháp xâm lược, chúng đã có nhiều tác động đến hệ thống luật pháp nhà Nguyễn. Do đó tiểu luận này chỉ nghiên cứu pháp luật phong kiến của Việt Nam cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược, tức là trước 1858.
*********************
Khi thực hiện tiểu luận này, mục đích của chúng tôi là tham gia nghiên cứu pháp luật mà đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu trong bài tiểu luận này là bộ quốc luật cuối cùng của Triều đại phong kiến Việt Nam-luật Gia Long.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc phá triển đề tài như: nguồn tài liệu, sự chính xác của các nguồn tài liệu, các điều này đã thực sự cản trở việc nghiên cứu của chúng tôi, vậy nên chúng tôi đã cố gắng khắc phục để có thể cho ra đời một tiểu luận tốt nhất mà chúng tôi có thể.
Trong quá trình hoàn thành tiểu luận này, chúng tôi-những người thực hiện có thể có sai xót mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng toàn thể những bạn đọc tiểu luận này.
Thân ái!
20 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 12087 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật đại cương: Tìm hiểu về Luật Gia Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
****************************************
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ BỘ LUẬT GIA LONG.
PHẦN 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA BỘ LUẬT GIA LONG
NGUYÊN NHÂN:
Đất nước ta sau hàng trăm năm cát cứ bị các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn… chia cắt nhiều năm… mặc dầu Nguyễn Ánh đã thống nhất lại đất nước, nhưng bối cảnh đất nước ta lúc bấy giờ còn nhiều rồi ren về an ninh, trật tự: giặc giả, trộm cướp, các thế lực phong kiến tàn dư của nhà Lê-Trịnh, … còn hoạt động, trong khi đó, quan lại địa phương chưa có cơ sở để xét xử thì nhu cầu về một bộ luật mới áp dụng thống nhất cho cả nước được đặt ra. Do đó nhu cầu cấp thiết về một bộ luật mới được đặt ra để phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành quốc gia củng cố chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lực vương triều và ổn định xã hội sau một thời gian dài biến động. Việc cho ra đời một bộ luật mối là một tất yếu lịch sử.
CỞ SỞ PHÁP LUẬT:
Bộ luật của nhà Thanh
Bộ luật Hồng Đức của nhà Lê.
Phong tục, tập quán… của ngưới Việt Nam
RA ĐỜI
Sau khi lên ngôi hoàng đế (1802) vua Gia Long đã quan tâm đến việc san định luật pháp để cai trị một đất nước Việt Nam mới thống nhất. Tháng Giêng năm Tân Mùi (1811) nhà vua sai Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu “Khảo xét những pháp lệnh, điển lệ của triều, tham hội với điều luật đời Hồng Đức và nước Đại Thanh… san định và biên soạn luật lệ”. Tháng 7 năm Nhâm Thân, Gia Long thứ 11 (1812) bộ luật đã hoàn thành lấy tên là Hoàng Việt luật lệ được đem ra khắc in. Quốc sử quán triều Nguyễn chép: “Sách luật xong. Vua sai Nguyễn Văn Thành và Vũ Trinh sửa định các điều luật lệ, phàm 398 điều”…
Song vào thời điểm năm 1813, bộ luật này chỉ mới được đưa khắc in chứ chưa ban hành để áp dụng. Trong Đại Nam Thực lục có ghi năm 1813: “Khắc in ban hành” ý là:“Khắc in để chuẩn bị ban hành” chứ thực tế chưa ban hành. Mãi hơn hai năm sau bộ luật này hoàn tất thủ tục chuẩn bị mới được chính thức ban hành. ĐNTL chép sự kiện trọng đại này được thực hiện vào tháng 8 năm Ất Hợi, Gia Long năm thứ 14 (1815) như sau: “Ban Quốc triều luật lệ cho trong ngoài. Chiếu rằng: “(…) từ nay xét xử ngục tụng, hết thảy y theo luật điều mới ban, không được trái vượt. Quan lại trong ngoài đều nên lưu tâm nghiên cứu. Dẫn dụng xử đoán cần phải rõ ràng, khiến cho hình được công bằng, không ai bị oan lạm, để báo đáp tấm lòng cẩn thận sự phạt thương xót việc hình của trẫm” (…). Từ năm Mậu Dần (1818) trở đi thì xử trị theo luật”.
Bộ luật Gia Long là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn được cho ban hành năm 1815 gồm 22 quyển và 398 điều, bộ luật này gần như lấy nguyên mẫu là luật nhà Thanh cho nên nhìn tổng thể khá khắc nghiệt và không được tiến bộ như bộ luật Hồng Đức của nhà Lê. Các điều khoản luật được chia làm sáu loại, tương ứng với việc phân chia công việc của triều đình thành sáu ngành do sáu bộ phụ trách. Điều này cũng giống như bộ luật Hồng Đức.
Phần 2: Bản chất của bộ luật Gia Long
Giống như các bộ luật phong kiến khác bộ luật Gia Long thể hiện rõ bản chất giai cấp của nó. Nó là sự pháp điển hóa tư tưởng chính trị và đạo đức Nho giáo. Mục tiêu hàng đầu của nó là để bảo vệ vương quyền, địa vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến,địa chủ, củng cố trật tự xã hội và gia đình gia trưởng phong kiến, trừng trị tàn bạo những người chống đối. Trong 398 điều luật, có tới 166 điều về hình luật. Bộ luật có những điều quy định: "Phàm kẻ mưu phản và đại nghịch và những kẻ cùng mưu, không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm đều lăng trì xử tử (róc thịt, phanh thây, tùng xẻo). Ông, cha, con, cháu, anh, em và những người ở cùng trong một nhà của chính phạm từ 16 tuổi trở lên bất luận đốc tật, phế tật đều chém. Con trai từ 15 tuổi trở xuống, mẹ, con gái, chị em gái, vợ của con trai đem cấp cho nhà công thần làm nô tỳ. Tài sản của chính phạm bị tịch thu" (điều luật 223).
Bộ luật Gia Long và luật pháp thời Nguyễn thể hiện tính chất chuyên chế cực đoan đối với nhân dân. Một số điều khoản tích cực và tiến bộ của Bộ lũy luật Hồng Đức không còn được giữ lại trong Bộ luật Gia Long.
Bộ luật Gia Long về cơ bản sao chép(*) lại bộ luật của nhà Thanh (Trung Quốc), kể cả những chú thích các điều luật. Nhà luật học Vũ Văn Mậu viết: "Về hình thức, bộ Hoàng triều luật lệ so với bộ luật nhà Thanh, chép gần đúng toàn thể nguyên văn, chỉ có loại bỏ một vài điều lệ. Cách bố cục giống hệt, không có gì thay đổi, đến nỗi cách trình bày, tên gọi và phương diện ấn loát cũng không thay đổi. Bộ luật Gia Long mất hết cá tính một nền pháp chế Việt Nam. Bao nhiêu những sự tân kỳ, mới lạ trong bộ luật triều Lê sơ không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong bộ luật nhà Nguyễn". (*)►Xem phụ lục.
Phần 3: Cấu trúc
Hoàng Việt luật lệ có 398 điều, chép trong 22 cuốn. Có sáu thể loại do ứng với việc sáu Bộ Lại, Công, Lễ, Hộ, Binh, Hình phụ trách. Chi tiết như sau:
Cuốn thứ 1: mục lục điều luật, bảng (hay đồ), chế độ về trang phục tang, diễn giải thuật ngữ, hình vẽ về hình cụ.
Cuốn thứ 2 và 3: 45 điều danh lệ
Cuốn thứ 4 và 5: 27 điều lại luật
Cuốn thứ 6, 7 và 8: 66 điều hộ luật(Hộ dịch, ruộng đất nhà cửa, kho tàng, tiền nong, chợ búa)
Cuốn thứ 9: 26 điều lễ luật(tế tự, nghi chế)
Cuốn thứ 10 và 11: 58 điều binh luật(Vệ binh trong cung cấm, quân chính, bến bãi)
Cuốn thứ 12 đến 20: 166 điều hình luật(trộm cướp, nhân mạng, đánh nhau, chửi nhau, kiện tụng, giả dối, dâm ô, tạp phạm, bắt bớ, xét hỏi)
Cuốn thứ 21: 10 điều công luật(xây dựng, đê điều)
Cuốn thứ 22: dẫn điều luật
Phần 4: Nội dung
Hoàng Việt luật lệ được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu bộ luật Hồng Đức (là bộ luật của nhà Lê), và bộ luật của nhà Thanh, tuy nhiên đã được chỉnh sửa và cập nhật cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ.
Bảng (hay đồ): quy định về phương hướng xử lí đối với những tài sản có được một cách bất hợp pháp. Thể lệ nộp phạt chuộc tội, chí tiết về ngũ hình, các dụng cụ dùng trong tù, và trang phục tang chế. Danh lệ quy định về những nguyên tắc tổng quát về tội phạm và hình thức trừng phạt. Phần dẫn đều luật dùng để hướng dẫn việc so sánh các hình phạt và vận dụng luật trong trường hợp vụ việc mà luật không quy định tới. Hộ luật là các luật về hộ tịch, tài sản, hôn nhân, thuế, nợ nần, tiền chợ búa.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Như vậy trong khoảng 80 năm có chủ quyền, triều đìnhnhà Nguyễn đã xây dựng nên một thiết chế nhà nước vững chắc và hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh. Khi chế độ trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao, nhất là dưới triều Minh Mạng thì đế quyền nhà Nguyễn cũng đạt đến tuyệt đối quyền lực, trở thành một chính thể quân chủ chuyên chế có một năng lực thực tiển mạnh mẽ bao trùm lên cả đất nước,chi phối xã hội. Tuy nhiên, các vua nhà Nguyễn cũng tự giới hạn mình trong sự điều tiết của quan niệm trị nước truyền thống và của học thuyết chính trị phương Đông
***************************
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA BỘ LUẬT GIA LONG
PHẦN 1: NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG
Về cơ bản bộ luật Gia Long là một bộ luật có phần quá nghiêm khắc tuy nhiên nó cũng vẫn kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc: tôn trọng phụ nử, coi trọng tính dân tộc, nổi lên ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ…
PHẦN 2: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ DÂN SỰ
2.1 Sở hửu và hợp đồng:
Trong lĩnh vực dân sự, chế độ sở hữu gồm có sở hữu công (sở hữu của nhà nước và sở hữu làng xã); sở hữu tư nhân ( sở hữu cá nhân và hộ gia đình).
Quy định về chế độ tư hữu ruộng đất: việc mua bán chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của 2 bên,các điều khoản tạo điều kiện cho ruộng đất tư phát triển
Quy định về tài sản: khi vay nợ thì phải làm văn tự,nếu vay quá hạn mà không trả thì bị phạt
Quy định về thừa kế: có hai hình thức thừa kế được công nhận: theo di chúc và theo luật.
2.2 Thừa kế:
Đề cao trách nhiệm của người gia trưởng, thừa nhận quyền thừa kế của con trai, con gái chỉ được thừa kế khi gia đình tuyệt tự, trong luật không có quy định vè quyền thừa kế của người vợ.
2.3 Trách nhiệm dân sự
Đánh bạc là một trong những điểm tiến bộ của luật Gia Long, đều này được thể hiên qua câu nói của Tiến sĩ Huỳnh Công Bá: “Trong một số vấn đề nó đã giải quyết một cách gọn ghẽ nhiều điều mà pháp lý phương Tây đã tốn hao không biết bao nhiêu công sức và giấy mực nhưng cũng chưa thể giải quyết được một cách thoả đáng”.Luật Gia Long quy định: “cấm đánh bạc, quy định hình phạt nghiêm khắc và cụ thể như: thu tài sản chủ sung công quỹ, tịch thu toàn bộ số tiền tại sòng. Các con bạc bị phạt 100 roi hay đi phu dịch 3 năm., phải nộp 10 quan tiền”.
Theo luật Gia Long, các khoản tiền thu về trong và su vụ đánh bạc được dùng làm phần thưởng cho những người tố giác tội phạm
2.4 Đất đai
Gia Long đã chú ý đến việc bảo vệ công điền, công thổ, nên ra lệnh cấm bán và cầm cố loại ruộng đất công. coi đó là cơ sở để duy trì chế độ nước - vua và dân - làng, cơ sở của xã hội Việt Nam. Nhưng tỷ lệ ruộng công chỉ còn hơn 20%. Chế độ quân điền được sửa đổi thời hạn xuống còn định kỳ 3 năm, đối tượng chia ruộng lại nhằm ưu đãi binh lính và quan lại, người dân lại phải nộp tô thuế, đi lao dịch, thật vất vả.
Thời Minh Mạng để duy trì công điền công thổ, Minh Mệnh chủ trương ai khai hoang đất thành ruộng thì 1/2 sẽ sung công. Minh Mệnh đã cho thi hành ở Nam Bộ 14 điều khoản về ruộng đất trong đó có 6 điểm quy định ruộng như thế nào thì bị sung công.
Ví dụ: do toàn thôn cày cấy, đất đồn điền bị bỏ hoang, đất thừa sau khi làm thành Phiên An hay châu thành Định Tường, đất ruộng hoang công tư, số tư điền ghi quá số trong sổ, số dư cho dân làm công điền (điều 11). Năm 1840, Minh Mệnh ra lệnh cho tất cả nhà giàu phải hiến 3/10 số ruộng tư của mình để làm ruộng công chia cấp cho dân. Đồng thời còn cưỡng bức trưng thu đối với nơi có nhiều ruộng công như ở Bình Định lấy 5 phần 10 làm công điền, không bồi thường cho chủ ruộng..
2.5 Thuế khóa và lao dịch
Việc sinh hoạt quốc gia đòi hỏi phải có đủ tài chính để duy trì bộ máy triều đình nên vua Gia Long đã tổ chức lại vấn đề đăng tịch, bắt buộc mỗi làng xã phải ghi vào sổ đinh trong làng số đàn ông từ 18-60 tuổi .
Do tổ chức xã hội Việt Nam căn bản dựa trên xã, thôn nên triều đình không đòi hỏi người dân phải trả thuế trực tiếp mà giao cho làng lo việc thuế má và sưu dịch, không cần biết làng sẽ phân chia trách nhiệm giữa các dân làng ra sao. Mỗi làng hưởng quyền tự trị rất lớn, tự họ cai trị theo những tục lệ riêng ghi trong hương ước của làng.
****************************
PHẦN 3: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÌNH SỰ
Nguyên tắc chung:
►Các nguyên tắc cơ bản gồm có:
nguyên tắc luật định.
nguyên tắc so sánh luật và áp dụng tương tự.
nguyên tắc áp dụng theo luật mới nhất.
nguyên tắc chiếu cố.
nguyên tắc thưởng cho người tố cáo, phạt những người che giấu tội phạm.
nguyên tắc những người thân được che giấu tội cho nhau.
nguyên tắc áp dụng trách nhiệm dân sự liên đới.
nguyên tắc luận tội theo tang vật, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.
Tội phạm:
Các tội phạm được quy định trong luật gồm các nhóm tội:
tội thập ác.
đạo tặc.
nhân mạng.
đấu khẩu.
lăng mạ.
hối lộ.
trá ngụy.
phạm gian.
tạp phạm.
và các nhóm tội khác.
Điểm đặc biệt của bộ luật này là về tham nhũng. Điều này được các nhà nghiên cứu luật pháp đánh giá rất cao:
Nhà nước có các điều luật rất nghiêm khắc như điều 392 Bộ luật Gia Long quy định: ”Người nao dùng các thủ đoạn biển thủ, lấy trộm tiền lương, vật tư ở kho, cũng như mạo phá vật liệu đem về nhà. Nếu tang vật lên đến 40 lượng thì bị chém.”
Trường hợp quan cậy thế hoặc dùng sức ép để buộc người khác cho mình mượn vật tư, tiền công dù thì tuỳ theo tang vật mà xử phạt: nhẹ thì mỗi thứ hàng hoá phạt 100 trượng, bị lưu 3000 dặm, thu hồi hết tang vật, nặng thì tử hình.
“Những người nhận được đút lót thì tính theo tang vật mà xử tội, tội chưa phát giác mà biết tự thú thì miễn buộc tội, tất cả tang vật phải nộp lại cho nhà nước”.
Các hình thức giảm tội:
Bộ luật Gia Long quy định: Những người phạm tội lúc trẻ sau khi già mối phát giác thì vụ việc vẫn được xử như còn lúc trể và khi còn đương chức, nếu già cả, bệnh yếu có thể chiếu cố thay bằng trưng thu các loại tài sản nộp thế.
3.4 Các nhóm tội cụ thể:
3.4.1Thập ác:
Mưu phản làm nguy xã tắc
Mưu đại nghịch làm nguy tông miếu, cung khuyết
Mưu bạn nghịch, nổi loạn theo giặc
Ác nghịch: đánh giết ông bà cha mẹ
Bất đạo: giết người vô tội
Đại bất kính: dùng những đồ dành riêng cho vua, trộm và giả mạo ấn vua
Bất hiếu là mắng chửi hay không để tang ông bà cha mẹ
Bất mục: đánh giết những người thân thuộc gần
Bất nghĩa: dân giết quân, trò giết thày, lính giết tướng
Nội loạn: thông dâm với họ hàng thân thiết, thiếp của ông hay cha
3.5 Hình phạt:
3.5.1 Ngũ hình:
Ngũ hình được quy định tại điều 1 và là hình phạt từ nhẹ đến nặng, bao gồm: xuy, trượng, đồ, lưu, tử:
• Xuy (đánh bằng roi) có 5 bậc: 10, 20, 30, 40, 50 roi, có thể kèm phạt tiền và biếm chức, áp dụng cả cho nam và nữ.
• Trượng (đánh bằng gậy) cũng có 5 bậc: 60, 70, 80, 90 và 100 trượng, chỉ áp dụng cho nam.
• Đồ có 3 bậc là:
1.Dịch đinh kèm 80 trượng cho nam và dịch phụ kèm 50 roi cho nữ. Dịch đinh/dịch phụ có nhiều hạng là:
Thuộc đinh: phục dịch ở các viện (dành cho quan chức có tội)
Quân đinh: phục dịch ở các sảnh.
Xã đinh: phục dịch ở các xã (dành cho thường dân nam có tội) .
Khao đinh: phục dịch ở trong trại lính.
Thứ phụ: phục dịch công việc ở làng (dành cho thường dân nữ có tội).
Viên phụ: làm các công việc trong vườn (dành cho vợ các quan chức).
Tang thất phụ: phục dịch ở các nơi nuôi tằm, nếu phạm tội nặng.
mặt) cho nam và xuy thất tỳ (nấu cơm nuôi quân kèm 50 roi và thích 2 chữ vào cổ) cho nữ.
2.Tượng phường binh (quét dọn chuồng voi kèm 80 trượng và thích 2 chữ vào
3. Chủng điền binh (lính lao động ở đồn điền của nhà nước kèm 80 trượng và thích vào cổ 4 chữ, phải đeo xiềng) cho nam và thung thất tỳ (xay thóc giã gạo trong các kho thóc thuế của nhà nước kèm 50 roi và thích vào cổ 4 chữ) cho nữ.
• Lưu tức lưu đày đi nơi xa, có 3 bậc là:
1. Lưu cận châu, đày đi làm việc nặng ở Nghệ An với hình phạt phụ là thích vào mặt 6 chữ, đánh 90 trượng, đeo xiềng dành cho nam và đánh 50 roi cho nữ.
2. Lưu ngoại châu: Lưu đày đến Bố Chánh, Quảng Bình. Phụ hình có 90 trượng, thích 8 chữ vào mặt, đeo xiềng 2 vòng dành cho nam và đánh 50 roi cho nữ.
3. Lưu viễn châu: đày đi Cao Bằng. Phụ hình gồm 100 trượng, thích 10 chữ vào mặt, đeo xiềng 3 vòng cho nam, đánh 50 roi cho nữ.
• Tử (giết chết) có 3 bậc là:
1. Giảo (thắt cổ), trảm (chém đầu).
2. Khiêu (chém bêu đầu).
3. Lăng trì (tùng xẻo) tức xẻo từng miếng thịt rồi mổ bụng, moi ruột cho đến chết, sau đó còn bị cắt rời chân tay và bẻ gãy hết xương.
Kết luận:
Chương "Hình luật" chiếm tỉ lệ lớn, đến 166 điều trong khi những chương khác như "Hộ luật" chỉ có 66 điều còn "Công luật" chỉ có 10 điều. Trong bộ luật có một số điều luật khá nghiêm khắc, nhất là về các tội phản nghịch, tội tuyên truyền "yêu ngôn, yêu thư”. Qua bố cục của bộ luật này thôi ta cũng đã thấy được sự khắc khe, có phần mạnh tay đối với những kẻ phạm vào tội này đặc biệt là những kẻ phạm tội mưu phản…
Minh chứng cụ thể nhất là chính là Nguyễn Văn Thành-tổng tài phụ trách chính bộ luật này: ông đã chết một cách oan ức.(*) ->xem phụ lục.
PHẦN 4: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Bộ luật Gia Long cũng dựa trên những nguyên tắc cơ bản theo quan điểm Nho giáo như: Hôn nhân không tự do, bất bình đẳng, đề cao vai trò của người cha, người chồng, vợ cả và con trưởng, chế độ gia tộc phụ quyền, người đàn ông trong gia đình có nhiều quyền còn người phụ nữ phải ghành trên vai nhiều nghĩa vụ.
4.1 Hôn nhân:
4.1.1 Kết hôn:
Điều kiện để kết hôn, theo luật định là phải có sự đồng ý của ông bà, cha mẹ hoặc người thân thuộc khác trong trường hợp không có cha mẹ ( Điều 94, 109). Tuy nhiên, luật Gia Long cũng thừa nhận một biết lệ trừ trường hợp người con kết hôn khi làm ăn xa nhà thì hôn nhân được coi là hợp pháp.
Trong việc cấm kết hôn, có việc quy định không được vi phạm trật tự thê thiếp (điều 96), và cấm nô tỳ kết hôn với dân tự do (điều 196). Điều này cũng thể hiện rõ sự phân biệt trật tự đẳng cấp trong gia đình và xã hội.
4.1.2 Chấm dứt quan hệ hôn nhân:
Trong chế định ly hôn, luật quy định có ba trường hợp: thất xuất, nghĩa tuyệt (vợ mưu sát chồng, chồng bán vợ làm nô lệ, cho thuê hay cầm vợ ...), và tuyệt tình (hai vợ chồng không hòa hợp có thể bỏ nhau). Tuy nhiên, trong thực tế, trường hợp thứ ba ít xảy ra đo quan niệm lễ giáo lúc bấy giờ. Ngoài ra luật còn quy định việc đánh tráo cô dâu, gọi là; võng mạo; hoặc; anh hỏi em cưới; sẽ bị phạt trượng...
****************************
PHẦN 5: NHỮNG QUY ĐỊNH VÊ TỐ TỤNG:
Luật Gia Long quy định hệ thống cơ quan xét xử nhiều cấp. Các vụ việc được giải quyết theo thứ tự:
Được lý trưởng, chánh tổng hòa giải.
Nếu không hòa giải được thì chuyển lên quan huyện, phủ hòa giải.
Hòa giải vẫn không thõa đáng mới xét xử theo luật.
Các án có áp dụng hình phạt trượng trở lên đều chuyển lên quan án sát (cấp tỉnh) giám đốc lại.
-Ở trung ương, các bộ đều có quyền phúc thẩm các vụ việc qua trọng thuộc quyền hạn của bộ: như bộ Lại xử phúc thẩm các vụ phạm pháp của quan lại (công tội ) trong khi thi hành nhiệm vụ nhà nước. Tuy vậy, quyền hạn của Bộ Hình vẫn rất rộng rãi. Bộ hình có quyền phúc thẩm (hoặc giám đốc thẩm) các vụ án về trộm cướp, đánh nhau, trá ngụy… bị tuyên tủ hình hoặc phạt đồ trở lên.
Tam pháp ty có quyền phúc thẩm (hoặc giám đốc thẩm) các vụ án bị tuyên tử hình, các vụ án có nhiều”nghi oan” khó giải quyết.
Người có quyền xét xử tối cao là nhà Vua. Đối với các án tử hình, Tam pháp ty phải tâu Vua ba lần. Sau ba lần Vua y án, mới được thi hành.
Để hạn sô lượng vụ việc. Điều 302 luật Gia Long quy định việc trừng trị những người tố cáo nặc danh, quan lại thụ lý đơn tố cáo nặc danh sẽ bị phạt 100 trượng. Đồng thời luật cũng quy định việc đáng thụ lý mà quan lại không thụ lý sẽ bị phạt ba năm tù lao dịch nếu là việc mưu phản hay làm loạn, 100 trượng nếu phạm tội ác nghịch khác; 80 trượng nếu là án giết người (Điều 303). Các vụ về đánh nhau, hộ hôn, điền trạch nếu không thụ lý, quan lại bị hình phạt kém tội trên hai khung.
-Trong quá trình xét xử , luật rất coi trọng chứng cứ (vật chứng, nhân chứng). Điều 374 và 305 quy định người làm chứng phải khách quan, khai đúng sự việc; không công nhận nhân chứng là những người có thù oán hoặc thân thiết với một trong bên đương sự; việc làm chứng gian bị luật nghiêm trị.
-Trong quá trình điều tra, lấy cung, luật cho phép được tra khỏa (đánh roi, gậy. kìm kẹp) phạm nhân. Nếu phạm nhân thuộc bát nghị hoặc là người già trên 70 tuổi; trẻ em dưới 15 tuổi được miễn tra khảo ( Điều 369).
Để đảm bảo tính chân thực của hồ sơ vụ án. Điều 371 quy định trong quá trình thẩm vấn, quan lại không được xét hỏi và áp đặt những tội ngoài cáo trạng đã ghi. Nếu vi phạm, quan lại bị khếp vào tội “cố ý bắt tội người”. Luật quy định, xét xử phải công khai tại công đường, trong bản án phải viện dẫn rõ các điều luật đã áp dụng đối với phạm nhân (Điều 308, 388). Các vụ án đã định tội rõ rang phải xử ngay sau ba ngày (Điều 362). Luât nghiêm cấm quan lại trì hoãn, kéo dài việc xét xử một vụ việc (Điều 303)
Quan lại phạm “công tội” bị áp dụng hình phạt xuy, trượng đều được đổi thành phạt bổng (lương bổng) giáng cấp như sau:
- Phạt xuy:
+10 roi đổi thành phạt bổng một tháng.
+20 roi đổi thành phạt bổng hai tháng.
+30 roi đổi thành phạt bổng ba tháng.
+40 roi đổi thành phạt bổng 6 tháng.
+50 roi đổi thành phạt bổng 9 tháng.
- Phạt trượng:
+60 trượng đổi thành phạt bổng một năm.
+70 trượng đổi thành giáng một cấp, được giữ chức
+80 trượng đổi thành giáng hai cấp, được giữ chức.
+90 trượng đổi thành giáng ba cấp, được giữ chức.
+1000 trượng đổi thành giáng bốn cấp, bổ đi chức khác.
Các điều khoản của ngành luật tố tụng chủ yếu nằm trong hai chương: chương Bộ vong (8 điều) và chương Đoản ngục (29 điều).
5.1 CÁC QUY ĐỊNH TỐ TỤNG
Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền
Thủ tục tố tụng như đơn kiện- đơn tố cáo
Thủ tục tra khảo
Thủ tục xử án phương pháp xử án
Thủ tục bắt người
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
+Về giá trị, các điều luật trong bộ luật Gia Long từng là cơ sở để Nhà Nguyễn sử dụng để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, cũng cố chế độ phong kiến ở Việt Nam, duy trì trật tự xã hội những năm tháng của thế kỉ XIX.
+Nội dung của bộ luật Gia Long là phần cốt lỏi nhất về giá trị pháp lí của bộ luật này trong quá trình chúng ta nghiên cứu, để lại cho thế hệ sau những bài học kinh nghiệm quý báu về kỹ thuật lập pháp.
Mục tiêu của các nhà làm luật ở nước ta là hoàn thiện, khắc phục những thiếu xót trong hệ thống pháp luật của đất nước ta. Và các bộ luật của các triều đại, đặc biệt là bộ luật Gia Long đi trước là một nguồn giá trị pháp lí tuyệt vời để chúng ta tham khảo, xây dựng… sao cho bộ luật của nước ta mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
*****************************************
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ LUẬN CỦA BỘ LUẬT GIA LONG
3.1: SO VỚI BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC:
So sánh bộ “luật Gia Long” (hay Hoàng Việt luật lệ) (năm 1811) ra đời sau hàng thế kỷ với bộ luật Hồng Đức, chúng ta có thể thấy luật Hồng Đức chưa có tính khái quát hóa cao và phân ngành rõ như bộ luật Gia Long. Tuy nhiên, mặc dù ra đời sau nhưng bộ luật Gia Long lại không kế thừa nhiều tư tưởng tiến bộ từ bộ luật Hồng Đức. Như về sự bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong luật Hồng Đức là tốt hơn so với luật Gia Long. Về điều này, giáo sư Vũ Văn Mẫu đã viết khi nhận xét về Luật Gia Long:
"Bao nhiêu những sự tân kỳ mới lạ trong bộ luật triều Lê đã không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong luật nhà Nguyễn. Không còn những điều khoản liên quan đến hương hỏa, đến chúc thư, đến các điều kiện về giá thú, đến chế độ tài sản của vợ chồng”.
Rất nhiều những quy định tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức phản ánh đặc trưng văn hoá dân tộc đã không được kế thừa và phát huy trong Bộ luật này. Chính vì là một Bộ luật phần lớn phải sao chép(*) từ luật nhà Thanh, do vậy, nó không phải là Bộ luật được nhiều nhà sử học hay luật học đánh giá cao.
(*) Vấn đề này sẽ được trình bày ở phụ lục.
Tuy nhiên trong bộ luật Gia Long cũng có những điểm tiến bộ hơn so với bộ luật Hồng Đức, như:
Bộ luật cũng đề cao việc chống tham nhũng và đặt ra nhiều điều luật nghiêm khắc để trừng trị tham quan, góp phần hạn chế sự sách nhiễu của bọn tham quan đối với dân chúng, thông qua đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân một cách gián tiếp.
Và nội dung Điều 1, căn bản, mở đầu của hai bộ luật:
Trong “Quốc Triều Hình Luật”: Điều 1 – Năm hình phạt:1-Xuy hình (đánh roi): có năm bậc: Từ 10 đến 50 roi, chia làm 5 bậc...2-Trượng hình (đánh trượng): có 5 năm bậc, từ 60 đến 100 trượng...3-Đồ hình : có ba bậc (...)-Dịch đinh-Tượng phường binh: Đàn ông thì đánh 80 trượng , THÍCH vào cổ 2 chữ ( cả đàn ông và đàn bà...)-Chủng điền binh; thung thất kỳ : Đánh 80 trượng, thích vào cổ 4 chữ...4-Lưu hình: có 3 bậc-Châu gần : Đàn ông đánh 90 trượng, thích vào mặt 6 chữ, đeo xiềng, đày đi làm việc...Đàn bà đánh 50 roi, thích vào mặt 6 chữ...-Châu ngoài : Đánh 90 trượng, thích vào mặt 8 chữ...-Châu xa: Đánh 100 trượng, thích vào mặt 10 chữ... 5- Tử hình: Có ba bậc:-. Thắt cổ, chém- Chém bêu đầu- “Lăng trì” ( Quốc Triều Hình Luật, sđd tr 33-35)
Trong Luật Gia Long:Điều 1, phần giải thích biểu đồ 5 bậc ghi như sau:1. Hình bằng roi: Đánh bằng roi từ 10 đến 50 roi.2. Hình bằng trượng: Đánh bằng trượng từ 60 đến 100 trượng3. Hình phạt bằng đồ: Làm công việc trói buộc thân tâm, đem hết sức làm việc nặng nhọc...4.Hình phạt bằng lưu:...Tội có nặng nhẹ, nơi đày cũng có xa gần...5.Hình phạt bằng chết: Chết có hai loại : treo cổ và chém. ( Lược trích Hoàng Việt Luật Lệ., Sđd tr 53-55)
Đọc qua 5 mức hình phạt ở hai bộ luật, ta dễ dàng nhận thấy tuy cùng giống nhau ở năm mức phạt, nhưng ở “Quốc triều Hình Luật”, từ mức thứ 3 trở lên ( đồ hình , lưu hình ) thì ngoài việc bị đánh trượng, bắt phải làm việc , bị lưu đày xa , tội nhân còn bị thích chữ vào mặt hoặc vào cổ. ( dùng mũi nhọn đâm vào- TTT) .Trong “Hoàng Việt Luật Lệ” điều đó đã được bãi bỏ .Mức hình phạt sau cùng, “Hoàng Việt Luật Lệ” chỉ quy định có hai mức là treo cổ và chém. Trong khi ở “Quốc Triều Hình Luật” thì có ba mức : thắt cổ ( hoặc chém); chém bêu đầu và “lăng trì” .
Khi soạn Hoàng Việt Luật Lệ , những người biên soạn đã bỏ điều luật lăng trì, là hình phạt” ghê gớm” nhất trong các hình phạt tử hình.Cũng trong điều 1 của luật Gia Long, sau khi đã giải thích về hình thức xữ tử bàng cách lăng trì, các soạn giả đã khẳng định như sau :“Kim nhục hình vĩnh phế. Tộc hình viễn cách chỉ lưu thử cực hình ngoại chi cực hình dĩ lục phù bất trung bất hiếu giả ”.
Đó là sự sáng tạo và nét văn minh hiện đại của bộ luật Gia Long thể hiện rõ nét là bộ luật đã bãi bỏ một hình phạt ghê khiếp ( róc thịt từ từ tội nhân cho đến khi hết thịt hoàn toàn ) đã tồn tại cho đến triều Lê, và trong thời bấy giờ đang tồn tại trong bộ luật của nhà Thanh.
Về phương diện tường minh, bộ luật Hồng Đức hơn hẳn bộ luật Gia Long, điều này được thể hiện qua chính tác giả của bộ luật Gia Long:
“Nước ta, trong các triều đại trị vì từ trước tới nay thì triều đại nào cũng có đầy đủ pháp luật. Các bộ luật ấy vẫn tham chiếu theo Bộ Luật Hồng Đức vì những điều luật trong Bộ luật ấy gọn rõ, văn lại giản lược, phân minh, dễ hiểu”.
Củng chính vì vậy mà trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nhiều thế hệ sau, tại chốn đô hội, cao trọng cũng như chốn quê dân dã, khi nghe nói đến luật triều Lê, người ta nghĩ ngay, liên tưởng đến Luật Hồng Đức một cách tự nhiên, với sự tự hào. Bộ luật Gia Long không thể so sánh được ở điểm này.
Điểm giống nhau của hai bộ luật:
Thể hiện rõ ý thức giai cấp trong các mối quan hệ nhưng cũng phản ánh rõ nét tính dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc coi trọng phụ nử, rộng lượng vời kẻ lầm lở… Cả hai bộ luật đều đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam.
PHẦN III.2: GÍA TRỊ CỦA BỘ SỬ NÀY.
A GIÁ TRỊ
I Giá trị về mặt thời đại (thời Nhà Nguyễn)Bộ Luật Gia Long ra đời trong bối cảnh đất nước ta mới thống nhất, các thế lực phong kiến còn đang âm mưu nổi lên cát cứ, mong muốn chia cắt đất nước ta; nạn cướp,… vẫn hoành hoành ở các nơi
Do vậy sự ra đời của bộ luật Gia Long đã góp phần hạn chế sự phản kháng cúa các thế lực phong kiến đương thời. Qua bộ luật Gia Long muốn khảng định: “Tất cả những kẻ mưu phản, gây bất ổn trong xã hội, âm mưu chia cắt đất nước, đều sẽ phải chịu một kết quả bi thảm”. Đồng thời, thông qua nó tình hình Việt Nam đã đi dân vào trạng thái ổn định về mọi mặt.
II Giá trị về mặt pháp lí:
Mặc dù bộ luật này đã ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng về mặc pháp lí thì nó còn nhiều giá trị. Cụ thể nhưng về quy mô, cách trình bày ngán gọn ,dễ hiểu, kết cấu chặt chẽ… Nhều quy phạm pháp luật về triều Nguyễn hiện đang được nhà nước ta kế thừa và phát huy.
B HẠN CHẾ:
1. Tống quan về sự hạn chế: Điểm hạn chế của luật Gia Long nói riêng và luật triều Nguyễn nói chung là nó mang nặng tính phân biệt đẳng cấp khắt khe. Nó gần như không có tính dân tộc trong đó vì luật Gia Long gần như sao chép hoàn toàn luật Đại Thanh. Vì vậy, nó tước bỏ quyền phụ nữ, ít quan tâm đến phong tục tập quán và các vấn đề dân luật, ít chú ý đến quan hệ tài sản giữa vợ và chồng… Luật Gia Long là một bước tụt hậu so với luật Hồng Đức.
2 Các hạn chế cụ thể:
Bộ luật này khá khắt khe, mang tính đàn áp.Các giá trị tiến bộ của bộ luật trước đó (Hồng Đức) đã không còn được kế thừa, phát triển.
Nó mô phỏng gần như nguyên dạng bộ luật của Nhà Thanh(Trung Quốc).. thiếu tính sáng tạo, mặc dù có kế thừa các điểm tiến bộ của truyền thống văn háo dân tộc, nhưng còn hạn chế.
C. BÀI HỌC RÚT RA
Những bài học rút ra khi nghiên cứu các bộ luật của Việt Nam, đặc biệt là Gia Long và Hồng Đức:
Thứ nhất, pháp luật nước ta hầu hết tham khảo, mô phỏng từ pháp luật Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng thể hiện tính dân tộc nổi bật. Tính dân tộc là kết quả từ sự sáng tạo trên nền tảng của luật pháp Trung Quốc vào hoàn cảnh thực tế nước ta. Nó đảm bảo cho tính thực thi pháp luật một cách nghiêm túc. Như vây, trong công tác lập pháp không những phải đảm bảo tính dân tộc tự chủ, mà còn chú ý đến tính thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ hai, pháp luật các triều đại phong kiến mang nhiều hạn chế trong đó có sự bất công bằng giữa quan lại quý tộc với người dân, giữa người giàu với kẻ nghèo. Pháp luật phải công bàng thì dân mới phục! Dân có phục thì luật mới thực thi được! Ngày nay, một trong những nguyên tắc của pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc này được tôn trọng thể hiện tính dân chủ, bình đẳng của Nhà nước Cách mạng.
Thứ ba, để xây dựng một nhà nước pháp quyền thì nước ta phải hoàn thiện hệ thống luật pháp, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật để mọi người dân đều biết pháp luật, tôn trọng pháp luật. Mọi hoạt động của xã hội “đều phải tuân theo” pháp luật nhà nước. Ngay từ các triều đại phong kiến, nhà nước đã cho phép dân giám sát lẫn nhau, tích cực tham gia tố giác tội phạm, hay đặt chuông kêu oan… Đó là những biện pháp cụ thể để đưa luật pháp vào cuộc sống mà ngày nay chúng ta cần học tập. Thứ tư, pháp luật nhà nước và phong tục nhân dân ở các làng xã luôn gắn bó và tồn tại song song với nhau, có thể nói “lệ làng” là sự cụ thể hoá hoặc bổ sung pháp luật nhà nước trong địa phương nhất định.Do đó, khi xây dựng pháp luận cần tôn trọng lệ làng vì nó gắn bó với văn hoá làng xã của dân tộc ta hàng ngàn đời nay, vì vậy nhà nước cần vận dụng đặc điểm này để quản lý đất nước bằng pháp luật một cách hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN:
Lịch sử nhà nước và pháp luật thời Nguyễn chứa đựng nhiều bài học cho thực tiễn hiện nay. Qua nghiên cứu luật pháp nước ta trải qua các triều đại, chúng ta thấy được những ưu điểm và hạn chế của pháp luật từng thời kì. Từ đó, chúng ta rút ra được các bài học lịch sử cụ thể về tính dân tộc, tính công bằng, việc giáo dục pháp luật và mối quan hệ gắn bó giữa “phép vua” với “lệ làng”. Ngày nay, trong công cuộc Đổi mới đất nước, việc nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật lại càng đặt ra mạnh mẽ hơn. Hi vọng, trong thời gian sau nay, tôi lại được nghiên cứu đề tài này thấu đáo hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ xưa tới nay, nước ta đã có khá nhiều bộ luật và bộ luật nào cũng có giá trị của nó, xét về tổng thể, chúng có nhiều ưu điểm nhưng đồng thời cũng vấp phải nhiều thiếu sót. Và nhiệm vụ của chúng ta-những thế hệ đi sau là phải tìm ra cho bằng được điểm thiếu sót mà thêm vào đồng thời cũng phải kế thừa những thành tựu mà thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta.
Bộ Luật Gia Long cũng vậy. Chúng ta cần cần ứng dụng phương châm đó trong việc phát triển hệ thống pháp luật ở nước ta.
***************************
KẾT LUẬN TIỂU LUẬN
Thông qua những công trình nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà quản lý cho thấy, bộ luật Gia Long cũng như các bộ luật cổ khác của Việt Nam từ thế kỷ XI-XIX đều được ban hành để phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành quốc gia của các triều đại và đã phát huy tác dụng trong xã hội đương thời. Nhưng về mặt giá trị, nếu biết khai thác và sử dụng, các bộ luật nói trên còn là di sản pháp luật quý giá đối với hiện tại và cả tương lai. Thông qua các bộ luật chúng ta có thể thấy được sự phát triển của Viêt Nam ta trong quá khứ: pháp luật càng phong phú, đa dạng… càng khẳng định xả hội càng phát triển.
Hiện nay chúng ta có nhiều tư liệu viết về pháp luật triều Nguyễn. Nổi bật nhất trong số bộ luật triều Nguyễn là bộ “Hoàng triều luật lệ” hay còn gọi là luật Gia Long. Bộ luật này cũng giống luật Hồng Đức về phạm vi điều chỉnh rất rộng. Luật Gia Long mang nặng tư tưởng Nho giáo. Nó học tập gần như nguyên mẫu luật của Đại Thanh.Điểm hạn chế của luật Gia Long nói riêng và luật triều Nguyễn nói chung là nó mang nặng tính phân biệt đẳng cấp khắt khe. Nó gần như không có tính dân tộc trong đó vì luật Gia Long gần như sao chép hoàn toàn luật Đại Thanh. Vì vậy, nó tước bỏ quyền phụ nữ, ít quan tâm đến phong tục tập quán và các vấn đề dân luật, ít chú ý đến quan hệ tài sản giữa vợ và chồng… Luật Gia Long là một bước tụt hậu so với luật Hồng Đức.Như vậy, trải qua quá trình lịch sử từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, pháp luật phong kiến nước ta đã có sự phát triển đi đến hoàn thiện về văn bản luật, phạm vi điều chỉnh, cơ quan chuyên trách… Pháp luật Việt Nam qua các triều đại có sự tồn tại song song giữa luật pháp nhà nứơc với phong tục của nhân dân, nó bao gồm pháp trị và đức trị. Khi nghiên cứu những đặc điểm này sẽ cho chúng ta những bài học lịch sử ý nghĩa.
****************************
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lược Khảo Hoàng Việt Luật Lệ ,Nguyễn Quang Thắng,Nxb Văn hoá thông tin,2002
Cổ Luật Việt Nam và Tư pháp sử,Q1. T1, Vũ Văn Mẫu ,Sài Gòn, 1973
Hoàng Việt Luật Lệ,tập 1, Nguyễn Văn Thành-Vũ Trinh- Trần Hựu; do Nguyễn Quốc Thắng , Nguyễn Văn Tài dịch, NXB VHTT, 1994).
Quốc Triều Hình Luật, Viện SH VN, NXB Pháp lý, Hà Nội,1991
***************************************
PHỤ LỤC
(*)Có ý kiến cho rằng bộ luật Gia Long là “chép” của nhà Thanh! Theo tôi ý kiến đó là không hoàn toàn chính xác. Chúng tôi không phủ nhân là bộ luật này có tiếp thu từ bộ luật của nhà Thanh nhưng trong bộ luật Gia Long đã có nhiều sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam lúc bấy giờ… Đây là sự tiếp thu có chọn lọc để xây dựng nên một bộ luật đặc trưng, có nét riêng ở nước ta của các nhà làm luật thời bấy giờ chứ không phải là “chép”!
Án xưa: Bài thơ giết người
`
Năm Gia Long thứ 14, giới quan lại ở Huế xôn xao bàn tán về một vụ âm mưu phản nghịch rất nghiêm trọng. Dư luận bàng hoàng, lo sợ, tưởng như cảnh máu chảy, đầu rơi, cung điện bị tàn phá đến nơi. Nhưng sau đó âm mưu phản nghịch đó đã bị phát giác. Với chứng cứ kết tội là một bài thơ, hai cha con một vị khai quốc công thần, một người quyền cao chức trọng đã phải bỏ mạng. Vậy sự thật về vụ án này thế nào?
Về mặt văn chương, đây là một bài thơ hay, nhưng ở đây người ta chỉ soi mói nội dung, xem dụng ý của tác giả là gì. Thực ra bài thơ này, tác giả gửi cho bạn ở Aỏi Châu (Thanh Hoá), vì từng nghe tiếng là bậc hiền nhân danh sỹ đời ngay, nên trong lòng mến mộ khát khao được gặp gỡ. Những từ "ngọc phát kinh sơn, ngựa kỳ Ký bắc, hương thơm bay hang tối, tiếng phượng gò cao" là những lời hoa mỹ dùng để tâng bốc tài năng, danh vọng của bạn. ở đây không thấy một chữ, một ý gì tỏ ra chê bai vua chúa hay oán hận triều đình khiến người ta lấy cớ để buộc cho tội phản nghịch. Tất cả chứng cứ trong "vụ án bài thơ giết người" đều gói gọn trong 14 chữ cuối cùng: "Thử hồi nhược đắc Sơn trung tể. Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky".
Tích xưa kể lại rằng: Đào Hoằng Cảnh, người Trung Quốc đời Lương Vũ Đế (502 - 549) tài cao học rộng, không ra làm quan mà ở ẩn trong núi, mỗi khi nhà vua có việc gì khó khăn, phải sai người vào núi hỏi ý kiến. Vì thế người đương thời gọi là Sơn trung Tể tướng (quan Tể tướng trong núi). Tác giả bài thơ là một anh học trò, sao lại tham vọng có một vị Sơn trung Tể tướng để làm gì? "Để giúp nhau xoay đổi cơ hội này (Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky) dòm ngó mạng trời, rủ nhau cướp nước làm vua, chứ còn gì nữa? Chính cái tham vọng ghê gớm ấy chứng tỏ một âm mưu phản nghịch. Dưới chế độ quân chủ độc tôn, một lời nói phạm thượng, một câu phạm huý cũng đủ mắc tội nữa là một bài thơ tham vọng ghê gớm như trên. Tác giả bài thơ này, đúng hơn là bị vu cáo là tác giả - lại là Nguyễn Văn Thuyên, con ông Nguyễn Văn Thành, Trung quân đô thống chế, tước Quận công, hiện đang làm quan to nhất trong triều!
Một điều rất oái oăm là, chính vì công danh phú quý to quá mà trong thâm tâm nhà vua không ưa ông lắm và Nguyễn Văn Thành còn bị nhiều người ghen ghét, nhất là đại thần Lê Văn Duyệt. Từ hội thơ phú mà Lê Văn Duyệt đã có trong tay bài thơ trên do Hựu Nghi và Trương Hiệu mang đến tố giác, nói là do Nguyễn Văn Thuyên viết ra. Lập tức Lê Văn Duyệt mang ngay bài thơ - tang chứng này mật tâu với vua Gia Long. Lúc đầu vua Gia Long xem, cho là việc chưa rõ ràng nên bỏ qua không tra xét. Về sau Hựu Nghi, Trương Hiệu bày ra trò mua chuộc người khác vu cáo cha con ông Thành, nhà vua đưa vụ án này ra xét xử công khai, giao cho Lê Văn Duyệt đích thân tra hỏi Thuyên, buộc Thuyên phải thú nhận tội lỗi. Dựa vào việc người con đã nhận tội, đình thần buộc cả tội ông Thành, tâu vua xin xử tử.
Đến tháng 5 năm 1817 (niên hiệu Gia Long thứ 16), vụ án cha con ông Thành trải qua một năm rưỡi, triều thần xử một lần nữa, vẫn buộc tội, lại ghép vụ án này với một vụ khác ở Thanh Hoá mà cha con ông không thừa nhận. Khi ấy ở trấn Bắc Thành (Bắc Hà) có vụ án xử Lê Duy Hoán vào tội phản nghịch triều đình, đệ trình vào kinh để Bộ Hình xét lại. Lê Duy Hoán khai rằng là do Nguyễn Văn Thuyên xúi làm phản. Đình thần xin bắt giam cha con ông Thành rồi tra hỏi Nguyễn Văn Thành có làm phản không, thì Thành đáp: "Không!". Sau đó, vua ban chiếu cấm Nguyễn Văn Thành từ nay không được vào chầu nữa. Ngay tối hôm đó, Nguyễn Văn Thành ngồi viết tờ biểu trần tình để lại. Trong tờ biểu có câu: "Người ta sớm rèn tối luyện kết thành tội cực ác cho cha con tôi, không còn kêu oan vào đâu được nữa, chỉ còn có chết mà thôi!". Sau đó, Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc tự vẫn, thọ 60 tuổi.
Mấy hôm sau, đến lượt Nguyễn Văn Thuyên bị trói tay, gông cổ điệu ra pháp trường để quân đao phủ cắt từng miếng thịt (tùng xẻo). Trong lúc đó thì Trương Hiệu nghênh ngang vào kho lĩnh 500 quan tiền vua thưởng! Thế là chỉ vì một bài thơ đùa bỡn ngông cuồng mà cha con đại thần Nguyễn Văn Thành phải trả giá bằng cả tính mạng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai luan phan 2.doc