Pháp luật quốc tế về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực trong việc xây dựng pháp luật về quyền của người LGBT. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã bãi bỏ quy định về cấm kết hôn cùng giới (nhưng thực tế vẫn không thừa nhận) - góp phần giảm kỳ thị trong xã hội, Bộ luật Dân sự năm 2015 thừa nhận vấn đề chuyển đổi giới tính của người chuyển giới, Tuy vậy, vẫn còn đó những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật trong tương lai để bảo đảm quyền, đáp ứng nhu cầu xã hội của người LGBT12. Ví dụ như vấn đề hôn nhân cùng giới (hôn nhân của hai người có cùng giới tính) là một vấn đề về quyền công dân và là vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và tôn giáo ở nhiều quốc gia phương Tây13. Những người ủng hộ hôn nhân cùng giới dựa trên quyền chung của con người bình đẳng trước pháp luật14 và mục tiêu bình thường hóa mối quan hệ LGBT15. Những người phản đối thường dựa vào việc khái niệm hôn nhân có bao gồm cả các cặp cùng giới hay không. Các lý do khác là tác động trực tiếp và gián tiếp của hôn nhân cùng giới, vấn đề con cái, nền tảng tôn giáo16, truyền thống và chủ nghĩa độc tôn dị tính17. Nhiều người ủng hộ hôn nhân cùng giới cho rằng, sự phản đối hôn nhân cùng giới là do chứng ghê sợ đồng tính luyến ái18. Chấm dứt kỳ thị trong tiếp cận hôn nhân dân sự đã trở thành vấn đề bức bách ở nhiều quốc gia. Đây cũng chính là những điều mà pháp luật Việt Nam cần xem xét, cân nhắc đưa ra những thay đổi nhất định để hòa nhập với sự thay đổi trong quan niệm về nhân quyền với thế giới

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật quốc tế về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAÁP LUÊÅT QUÖËC TÏË VÏÌ QUYÏÌN CUÃA NGÛÚÂI ÀÖÌNG TÑNH, SONG TÑNH VAÂ CHUYÏÍN GIÚÁI Trương Hồng Quang* 1. nhóm đồng tính, song tính, chuyển giới dễ bị tổn thương Từ trước đến nay, nhóm người LGBT được xếp vào nhóm người dễ bị tổn thương. Khái niệm các nhóm người dễ bị tổn thương (vulnerable groups) được sử dụng rất phổ biến trong các văn kiện pháp lý quốc tế và trong các hoạt động nghiên cứu, thực tiễn về quyền con người trên thế giới. Mặc dù không có định nghĩa chính thức chung nào được đưa ra về các nhóm người dễ bị tổn thương, nhưng từ các nguồn tài liệu và thực tiễn về quyền con người, có thể hiểu rằng, khái niệm này chỉ những nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác1. Một số nhóm người được coi là dễ bị tổn thương trong luật quốc tế về quyền con người bao gồm phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS, người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn, người không quốc tịch, người lao động di trú, người thiểu số (về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giới tính), người bản địa, nạn nhân chiến tranh, những người bị tước tự do, người cao tuổi... Theo dòng thời gian, danh sách này có thể còn được bổ sung, bao gồm những nhóm người gặp những nguy cơ cao về quyền con người ở trong nhiều hoàn cảnh, bối cảnh (xét cả trên phạm vi quốc tế, khu vực, quốc gia, ở trong gia đình, nơi làm việc hoặc ngoài xã hội). Chiếm phần lớn trong nội dung về quyền của nhóm (group rights), quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương cấu thành một bộ phận quan trọng của luật quốc tế về quyền con người. Phần nhiều trong số hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người (bao gồm cả các điều ước quốc tế) được Liên hiệp quốc (LHQ) thông qua sau hai công ước cơ bản về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 là để pháp điển hóa các quyền áp dụng với các nhóm người dễ bị tổn thương. Lý do chính dẫn đến việc xác lập những quy phạm và cơ chế quốc tế để bảo vệ và 15 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT * NCS, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp. 1 Xem: Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, Đỗ Hồng Thơm, Vũ Công Giao, Luật Quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Sách tham khảo, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội, 2011. Pháp luật quốc tế đã có sự phát triển khá mạnh mẽ trong việc bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Các quy định, khuyến nghị của pháp luật quốc tế đã có nhiều ảnh hưởng đến pháp luật của các quốc gia về quyền của người LGBT. Đây thực sự đã trở thành một trong những vấn đề nhân quyền mới cần được quan tâm trong xã hội hiện đại. thúc đẩy quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương (bên cạnh các quy phạm và cơ chế quốc tế đã được xác lập để bảo vệ và thúc đẩy các quyền áp dụng chung cho tất cả mọi người) đó là: hệ thống các quy phạm và cơ chế quốc tế về quyền con người nói chung về cơ bản là không đủ, thậm chí đôi khi không phù hợp nếu áp dụng một cách máy móc với các nhóm người dễ bị tổn thương. Đơn cử, quyền về việc làm là một trong các quyền cơ bản của tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu không có những quy định cụ thể về việc áp dụng quyền này với những người chưa thành niên sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em. Hoặc trong hệ thống các quyền và tự do cơ bản của con người không có nhiều quyền rất cần thiết cho trẻ em (ví dụ như quyền được chăm sóc, giáo dưỡng, được học tiểu học miễn phí...), cho phụ nữ (ví dụ như các quyền về sức khỏe sinh sản...), cho người khuyết tật (ví dụ như quyền được hỗ trợ về việc đi lại...), người sống chung với HIV/AIDS (ví dụ như quyền không bị cưỡng bức xét nghiệm và được giữ bí mật về kết quả xét nghiệm HIV/AIDS...), người tỵ nạn, người tìm kiếm nơi lánh nạn (ví dụ như quyền không bị đẩy trả lại nước gốc nếu việc đó khiến họ có thể bị tàn sát, ngược đãi...), người thiểu số (ví dụ như quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng họ...), người bản địa (ví dụ như quyền được bảo tồn và hưởng lợi trên đất đai của tổ tiên họ...), người LGBT (quyền kết hôn, quyền chuyển đổi giới tính, quyền tình dục nói chung) Như đã đề cập, vấn đề quyền của nhóm nói chung, quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng cấu thành một bộ phận quan trọng trong luật quốc tế về quyền con người. Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế về vấn đề này hiện có hàng trăm văn kiện không chỉ do LHQ mà còn do nhiều tổ chức liên chính phủ quốc tế thành viên của LHQ, đặc biệt là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của LHQ (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)... thông qua. Trên thực tế, ở mức độ và góc độ khác nhau, hầu như tất cả các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người đều đề cập đến cả các quyền cá nhân và quyền của nhóm. Liên quan đến sự phát triển về quyền của nhóm, hiện tại, ngoài các quyền đã được đề cập, quyền của người LGBT là một trong những quyền đang được vận động để pháp điển hóa trong luật quốc tế. Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trên lĩnh vực quyền con người trong vài thập kỷ gần đây. Những người ủng hộ quyền của LGBT đã lập nên các tổ chức và phát động những phong trào mang tính chất toàn cầu để vận động cho việc thừa nhận và pháp điển hóa các quyền được kết hôn giữa những người đồng giới; quyền của các cặp đồng giới nam được nhận nuôi con nuôi; và trên hết là quyền của tất cả những người LGBT không bị phân biệt đối xử do xu hướng tình dục và giới tính của họ. Trong phán quyết về vụ Toonen kiện Australia (1994), Ủy ban Quyền con người - cơ quan giám sát ICCPR - đã phán rằng, việc hình sự hóa những hành vi tình dục đồng giới cấu thành sự vi phạm luật quốc tế về quyền con người2. Không chỉ giới hạn trong phạm vi pháp luật quốc gia, phong trào vận động cho các quyền của LGBT còn mở cuộc vận động các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực. Phong trào này đã thành công trong việc nhận được sự ủng hộ của Liên minh châu Âu và Tổ chức các nước châu Mỹ. Tuyên bố của LHQ về định hướng tình dục và sự đồng giới (The United Nations Declaration on Sexual Orientation and Gender Identity) được trình lên vào ngày 18/12/2008 và đã được thông qua. Nội dung của Tuyên bố lên án những hành vi bạo lực, quấy rối, phân biệt đối xử, loại trừ, kỳ thị, định kiến, sự giết hại, hành quyết, tra tấn, bắt giữ tùy tiện và tước bỏ các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa dựa trên định hướng tình dục và sự đồng giới. Tuyên bố này nhận được sự ủng hộ của Liên minh châu Âu và được coi là một bước đột phá mới trên lĩnh vực quyền con người 16 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 2 Xem: Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, Đỗ Hồng Thơm, Vũ Công Giao, Luật Quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Sđd. trên diễn đàn LHQ, nhưng nó bị phản đối bởi một số quốc gia, trong đó đặc biệt là các nước thuộc khối Ả-rập và Vatican. Những quốc gia phản đối cho rằng, việc pháp điển hóa hôn nhân và các quan hệ dân sự đồng giới khác có thể làm tổn hại đến đức tin của các tôn giáo cũng như đến các giá trị đạo đức và quan hệ xã hội. 2. Quan điểm của Liên hiệp quốc về xu hướng tính dục, bản dạng giới và quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới Trong nhiều thập kỷ qua, LHQ đã nỗ lực đấu tranh cho những quyền cơ bản của con người nói chung, trong đó có người LGBT3. Một văn bản quan trọng phải kể đến là Hiến chương LHQ. Từ cuối thế chiến thứ hai, LHQ và cộng đồng quốc tế đã trình bày học thuyết để đảm bảo cho việc bảo vệ các quyền con người trong phạm vi quốc tế. Hiện nay, LHQ vẫn giữ vững vai trò của mình là một cơ quan đứng đầu về bảo vệ quyền con người. Hiến chương LHQ đã trở thành một văn kiện quan trọng nhất trong việc nâng cao luật quốc tế về nhân quyền. Thực tế, Hiến chương không đưa ra bất kỳ một nghĩa vụ đặc biệt nào về quyền con người đối với các nước thành viên, ngoại trừ nghĩa vụ chung được đưa ra “hành động hỗ trợ và riêng biệt” để “đẩy mạnh sự tôn trọng, tuân theo sự tự do cơ bản và các quyền của con người đối với tất cả mọi người, không có sự phân biệt về giới tính, ngôn ngữ, hoặc tôn giáo”. Điều này vẫn còn là tiêu chuẩn cho sự đẩy mạnh các quyền cơ bản của con người, bởi vì đây là lần đầu tiên các quyền con người được công nhận khắp nơi trên thế giới. Quyền con người được đề cập từ đầu đến cuối của Hiến chương kể cả trong lời nói đầu của Hiến chương. Để đẩy mạnh quyền con người, một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương đưa ra là bình đẳng, không phân biệt đối với tất cả mọi cá nhân. Lời nói đầu của Hiến chương đã tuyên bố rằng “công nhận các quyền cơ bản của con người, phẩm chất và giá trị của con người, và quyền bình đẳng giữa nam và nữ” tương tự, Điều 1 cũng quy định rằng “đẩy mạnh và động viên sự tôn trọng các quyền con người và sự tự do cơ bản đối với tất cả mọi người, không có bất cứ sự phân biệt nào về giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Chúng ta có thể thấy vấn đề xuyên suốt toàn bộ Hiến chương đó là quyền con người, nói rõ hơn đó là vấn đề về bình đẳng, bình đẳng về giới, bình đẳng về tôn giáo và bình đẳng về dân tộc. Ở đây chúng tôi muốn xét về khía cạnh bình đẳng giới. Trước đây, các quốc gia đều có tình trạng phân biệt nam nữ, có thể là trọng nam khinh nữ hoặc ngược lại, vì thế Hiến chương LHQ ra đời để ngăn chặn tình trạng này, nhưng ngày nay, có một xu hướng tính dục đồng tính tồn tại song song với xu hướng dị tính và vì thế, bắt buộc Hiến chương phải được hiểu theo một hướng khác. Thực sự, trong vòng hơn 20 năm qua, LHQ đã cố gắng để công nhận đồng tính như là một “xu hướng tính dục”, để các quốc gia nhìn nhận họ có quyền bình đẳng. Tuy nhiên, mặc dù LHQ có cố gắng đến đâu nhưng trong Hiến chương vẫn chưa ghi nhận quyền bình đẳng cho xu hướng tính dục đồng tính nên khi các quốc gia thừa nhận Hiến chương cũng có thể hiểu theo những chiều hướng khác nhau. Nhóm các nước nhìn nhận đồng tính nhưng không có pháp luật bảo vệ thì hiểu rằng quyền bình đẳng giới là bình đẳng giữa nam và nữ. Còn nhóm nước nhìn nhận đồng tính và có pháp luật bảo vệ lại cho rằng quyền bình đẳng giới là bao gồm nam, nữ và cả xu hướng đồng tính (hay nói chung là về xu hướng tính dục). Vấn đề này trước đây đã gây ra nhiều tranh cãi và chưa tìm ra được tiếng nói chung. Tình trạng đó đã đặt ra yêu cầu cho 17 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3 Phần này tác giả tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau và có tham khảo Bản tóm tắt do Viện iSEE tổng hợp, trình bày và chú thích lại một số quan điểm chính của LHQ thể hiện trong Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948, cũng như các động thái cụ thể gần đây của Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ liên quan đến quyền của cộng đồng LGBT. Cũng xem: Trương Hồng Quang, Tìm hiểu một số vấn đề dưới góc độ pháp lý về đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013, tr. 73-95. LHQ phải có những biện pháp mạnh hơn để diệt trừ tận gốc sự phân biệt và ghi nhận sự công bằng đối với mọi người, sửa đổi Hiến chương để nó diễn tả sự bảo vệ quyền của người đồng tính. Mặc dù Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948 đã khẳng định quyền con người nói chung, trong đó có quyền của người LGBT, nhưng sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực đối với họ vẫn diễn ra trên khắp thế giới, và trở thành mối quan tâm đặc biệt về vấn đề nhân quyền của LHQ từ những năm 90 của thế kỷ XX, và kéo dài trong suốt những năm đầu thế kỷ XXI. Thậm chí, pháp luật ở 76 nước còn phân biệt đối xử và tội phạm hóa những mối quan hệ cùng giới, người đồng tính bị bắt, truy tố và phạt tù (Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ, 2012)4. Sau nhiều thập kỷ khi “xu hướng tính dục” và “bản dạng giới” ít khi được bàn luận một cách chính thức, những lo ngại về sự vi phạm nhân quyền đã khiến Hội đồng Nhân quyền LHQ (United Nations Human Rights Council - UNHRC) coi đây là vấn đề ưu tiên để thảo luận, và chính thức đưa ra những tuyên bố chung về quyền của người LGBT. Những bản Tuyên bố chung về quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới đã được đề xuất ban đầu trong các phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2006 và 2008. Cuộc tranh luận xoay quanh mối quan tâm chính trị về luật phân biệt đối xử và nghĩa vụ của các nhà nước trong việc thực thi luật nhân quyền quốc tế. Năm 2011 và 2012, vấn đề về quyền của người LGBT đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Tháng 3/2011, 85 nhà nước và vùng lãnh thổ đã cùng ký vào bản Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới (SOGI). Tháng 6/2011, một bản Nghị quyết (Resolution 17/19) đề cập đến bạo lực với người LGBT đã được thông qua tại phiên họp thứ 17 của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Sự ủng hộ của các thành viên Hội đồng ở khắp nơi đã tạo điều kiện cho sự ra đời một Báo cáo chi tiết đầu tiên của Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ (A/HRC/19/41) vào tháng 11/2011, tổng kết lại vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử đối với người LGBT trên khắp thế giới. Báo cáo đã đưa ra các bằng chứng cho thấy những hình thức bạo lực và phân biệt đối xử mang tính hệ thống đối với các cá nhân ở khắp nơi trên thế giới vì xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ. Báo cáo đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà nước nhằm bảo vệ quyền của người LGBT. Nội dung của Báo cáo này đã trở thành các vấn đề cơ bản được thảo luận tại tiểu ban của Hội đồng Nhân quyền vào tháng 3/2012 - lần đầu tiên cơ quan Liên Chính phủ LHQ tranh luận chính thức về vấn đề này. Tại phiên họp thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền tháng 3/2012, Navanethem Pillay5 (Cao ủy Nhân quyền của Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ) đã yêu cầu các nước viết lên “một chương mới” trong lịch sử LHQ, đóng góp vào việc chấm dứt ngay bạo lực và phân biệt đối xử đối với người LGBT. Tại phiên họp này, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki- moon cũng đã có bài phát biểu, mô tả những hành vi bạo lực và phân biệt đối xử với người LGBT là “tấn bi kịch lớn đối với những ai có lương tri và là vết nhơ đối với lương tâm của chúng ta”. Đặc biệt, Tổng Thư ký cũng lưu ý rằng, trên thế giới vẫn còn những nơi mà luật pháp còn tội phạm hóa và phân biệt đối xử hoặc có những rào cản đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới. “Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948 đã chỉ rõ phải bảo vệ quyền của mọi người, ở mọi nơi. Chúng ta đang chứng kiến nhiều sự xâm phạm và sự kỳ thị hướng vào người khác, chỉ bởi vì họ là người LGBT. Xin gửi tới những người đồng tính nam và nữ, song tính và chuyển giới, cho tôi được phép nói 18 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Xem: Một chương mới bảo vệ quyền LGBT, 19990.html, truy cập ngày 7/1/2014. 5 Bà là người đứng đầu Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ, vốn là một luật sư người Nam Phi, bắt đầu nhiệm kỳ tại Văn phòng từ năm 2008. rằng: Bạn không hề đơn độc. Nỗ lực của các bạn để chấm dứt sự xâm phạm và kỳ thị cũng là nỗ lực chung của chúng ta. Hôm nay, tôi đứng cùng với các bạn và kêu gọi tất cả quốc gia và nhân dân trên toàn thế giới cùng đứng về phía các bạn. Một nấc thang lịch sử đang tới. Chúng ta phải ngăn chặn sự xâm phạm, phi hình sự hóa đồng tính, cấm kỳ thị và giáo dục công chúng...” (trích phát biểu của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, tháng 3/2012). Để hệ thống hóa lại những vấn đề đặt ra đối với người LGBT dựa trên báo cáo thực trạng đối với LGBT, cũng như chỉ ra những nghĩa vụ của các nhà nước liên quan đến các luật nhân quyền quốc tế, tháng 6/2012, Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ đã cho xuất bản một cuốn cẩm nang mang tên “Sinh ra tự do và bình đẳng - Xu hướng tính dục và Bản dạng giới trong Luật nhân quyền quốc tế”6 (HR/PUB/12/06). Với quan điểm rằng, muốn bảo vệ cá nhân dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới không nhất thiết phải tạo ra những quyền riêng biệt dành riêng cho LGBT, mà chỉ cần yêu cầu bảo đảm sự thực thi của các quyền không phân biệt đối xử trong các văn bản luật pháp quốc tế đã có, cẩm nang nhấn mạnh vào những sự vi phạm nhân quyền và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của các nhà nước. Cẩm nang bao gồm 5 phần, nội dung mỗi phần bao gồm các mục: xác định nghĩa vụ của nhà nước, các điều luật quốc tế nhân quyền có liên quan, và quan điểm của các cơ quan nhân quyền dựa trên công ước. Mỗi phần cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể. Như vậy, có thể thấy, cho tới nay LHQ đã nỗ lực từng bước trong việc chỉ ra những vi phạm nhân quyền đối với người LGBT và cả người liên giới tính, cũng như yêu cầu các quốc gia có những hành động cụ thể tuân theo các điều luật nhân quyền quốc tế để chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền. Với quan điểm rõ ràng này của LHQ và những động thái chung tích cực của những người có lương tri trên khắp thế giới, người đồng tính, song tính, liên giới tính và chuyển giới có quyền hy vọng vào một tương lai tự do, bình đẳng và không còn phải chịu những sự phân biệt đối xử không đáng có. Nội dung cụ thể của các nghị quyết và báo cáo của Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ và Hội đồng Nhân quyền LHQ có thể tóm tắt như sau: (1) Bản Tuyên bố chung về chấm dứt bạo lực và các vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới (Joint Statement on ending acts of violence and related human rights violations based on sexual orientation and gender identity) do 85 quốc gia và vùng lãnh thổ ký kết tháng 3/2011 với 10 điều đã nhấn mạnh một số điểm: - Khuyến khích các cơ chế về pháp luật nhân quyền ở phạm vi quốc tế quan tâm đến các vấn đề về xu hướng tính dục và bản dạng giới, trong khuôn khổ của Đánh giá Định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review - UPR). - Hoan nghênh những bước phát triển về vấn đề quyền của con người liên quan đến xu hướng tính dục và bản dạng giới ở các vùng khác nhau: Đại hội đồng Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (General Assembly of the Organization of American States7); Sáng kiến của diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương về các cơ quan nhân quyền quốc gia (Asia-Pacific Forum on National Human Rights Institutions) nhằm lồng ghép vấn đề này vào vấn đề nhân quyền chung ở các vùng; Khuyến nghị của Ủy ban Bộ trưởng Hội đồng châu Âu (Committee of Ministers of the Council of Europe); mối quan tâm ngày càng tăng của Ủy ban châu Phi về quyền con người (African Commission on Human and People’s Rights), cũng như nhiều sáng kiến luật pháp và chính sách tích cực của các quốc gia ở những vùng khác nhau trên thế giới. 19 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Xem nội dung Cẩm nang này tại địa chỉ: 7 Là cơ quan ra quyết định tối cao của các quốc gia châu Mỹ về nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có nhân quyền. Đại hội đồng họp một năm một lần trong phiên họp thường kỳ. Trong nhiều trường hợp, nếu được 2/3 số thành viên Đại hội đồng chấp thuận, Thường trực Hội đồng có thể triệu tập phiên họp bất thường. - Ghi nhận rằng Hội đồng Nhân quyền LHQ phải đóng một vai trò phù hợp với sự ủy thác trong việc “thúc đẩy một sự tôn trọng toàn cầu về việc bảo vệ tất cả các quyền của con người và tự do cơ bản cho tất cả, không cho phép bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, với một thái độ công bằng và bình đẳng” (GA 60/251, OP2). - Khuyến khích Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ tiếp tục đưa ra vấn đề vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới, tiếp tục mở rộng cơ hội cho các cuộc đối thoại hữu ích nhằm tăng cường việc hiểu biết và nhận thức về những vấn đề này trong khuôn khổ quyền con người. - Kêu gọi các nhà nước hành động chống lại bạo lực, việc cho phép tội phạm và những vi phạm nhân quyền tới các cá nhân vì xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ. (2) Nghị quyết số 17/19 (Resolution 17/19, A/HRC/17/L.9/Rev.l): Tháng 6/2011 Hội đồng Nhân quyền LHQ đã thông qua Nghị quyết số 17/19 - Nghị quyết đầu tiên của LHQ về quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới. Căn cứ vào Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948 và hai Công ước quốc tế về quyền con người, đồng thời căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội đồng số 60/251 ngày 15/3/2006, Nghị quyết số 17/19 đưa ra bốn quyết định: - Đề nghị Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ tiến hành một nghiên cứu, kết thúc vào tháng 12/2011, ban hành các văn bản pháp luật quy định vấn đề chống phân biệt đối xử và hành vi bạo lực chống lại các cá nhân dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới ở trên khắp thế giới, và xem xét các phương thức để luật nhân quyền quốc tế có thể được sử dụng nhằm chấm dứt bạo lực và các hành vi vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. - Quyết định tổ chức một cuộc họp tiểu ban tại Phiên họp thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, dựa trên kết quả báo cáo trong nghiên cứu do Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ tiến hành; có những đối thoại rõ ràng, có tính xây dựng và đầy đủ thông tin về vấn đề chính sách, pháp luật liên quan đến phân biệt đối xử, hành vi bạo lực chống lại các cá nhân dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. - Quyết định rằng sau đó tiểu ban sẽ thảo luận về hành động thích hợp trên cơ sở những khuyến nghị đưa ra trong nghiên cứu của Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ. - Quyết định sẽ coi đây là một vấn đề ưu tiên. Nghị quyết được ủng hộ bởi các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền LHQ từ nhiều lãnh thổ. Việc này đã tạo điều kiện cho báo cáo đầu tiên của Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ được đưa ra về các luật, thực hành phân biệt đối xử và các hành vi bạo lực chống lại các cá nhân dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ. (3) Cẩm nang “Sinh ra tự do và bình đẳng - Xu hướng Tính dục và Bản dạng giới trong Luật nhân quyền quốc tế” (Born Free and Equal - Sexual Orientation and Gender Identity in International Human Rights Law)8. Dựa trên nhiều bằng chứng được đưa ra trong Báo cáo về thực trạng vi phạm nhân quyền của Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ, cũng như căn cứ các điều luật trong Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948 và các Công ước Nhân quyền có liên quan, cẩm nang này đưa ra năm nghĩa vụ luật pháp cơ bản của các nhà nước nhằm đảm bảo quyền con người của người LGBT. Năm nguyên tắc trong khuyến nghị của Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ để đảm bảo quyền của người LGBT gồm có: - Bảo vệ con người khỏi bạo lực xuất phát từ thái độ thù ghét người đồng tính và người chuyển giới (homophobic and transphobic violence). Đưa xu hướng tính dục và bản dạng giới như những yếu tố cần được bảo vệ trong luật chống lại tội ác. Thiết lập hệ thống hữu hiệu để ghi chép và trình báo những hành động bạo lực thù địch. Bảo đảm việc điều tra, truy cứu kẻ phạm tội và 8 HR/PUB/12/06, New York và Geneva 2012. 20 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT xác định nạn nhân của các bạo lực đó. Luật và chính sách tỵ nạn nên thừa nhận những người tỵ nạn do bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. - Phòng chống tra tấn và tội ác, những đối xử không có tính nhân văn và hạ thấp nhân phẩm đối với người LGBT, đảm bảo rằng các nạn nhân đều được bồi thường. Điều tra mọi hành động đối xử sai trái của các cơ quan nhà nước và buộc các cơ quan này phải có trách nhiệm trước Tòa án. Cung cấp những khóa đào tạo thích hợp cho các nhân viên thi hành pháp luật để đảm bảo việc giám sát có hiệu quả ở những nơi giam giữ (việc phân biệt đối xử đối với phạm nhân trong các nhà tù...). - Loại bỏ luật tội phạm hóa đồng tính, bao gồm tất cả các luật cấm các hành vi tình dục giữa những người cùng giới. Bảo đảm rằng các cá nhân không bị bắt hay giam cầm vì xu hướng tính dục hay bản dạng giới của họ, cũng như không trở thành đối tượng của việc kiểm tra sức khỏe vô lý và hạ thấp nhân phẩm nhằm xác định xu hướng tính dục của họ. - Cấm việc phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Ban hành các luật hoàn chỉnh9, trong đó phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới phải được coi như những yếu tố phân biệt đối xử bị cấm. Đặc biệt, bảo đảm không có sự phân biệt đối xử trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản, bao gồm cả lĩnh vực nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe. - Bảo đảm sự tự do thể hiện, hội họp và tự do gặp gỡ cho người LGBT, cũng như người liên giới tính. Bất cứ sự giới hạn nào đối với những quyền này cũng phải phù hợp với luật quốc tế và không có sự phân biệt đối xử nào. Bên cạnh đó, một văn kiện hết sức quan trọng cần phải được nhắc đến là Những nguyên tắc Yogyakarta. Để giải quyết những vấn đề về quyền cho người đồng tính, ngày 26/3/2007, một nhóm chuyên gia nhân quyền đưa ra Bộ Yogyakarta Principles (Nguyên tắc Yogyakarta) để áp dụng luật nhân quyền cho những vấn đề có liên quan đến xu hướng tính dục và bản dạng giới. Các nguyên tắc này xác định nghĩa vụ của các quốc gia là phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện quyền con người của tất cả mọi người bất kể xu hướng tính dục hoặc giới tính của họ. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang vận động để đưa những nguyên tắc Yogyakarta vào trong pháp luật của họ. Trong đó có các quyền tự do dân chủ của công dân, ban hành các luật về những quyền chưa được cụ thể hóa như: quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp, quyền biểu tình, quyền được trưng cầu ý dân, quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền tiếp cận thông tin Quyền của người đồng tính được thể hiện rõ nhất trong 3 nguyên tắc đầu tiên của Bộ nguyên tắc này. Nguyên tắc 1: Quyền được hưởng sự hưởng thụ phổ quát của quyền con người Mọi con người được sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và nhân quyền. Con người thuộc mọi xu hướng tính dục và bản dạng giới10 có quyền được hưởng đầy đủ tất cả quyền con người. Nguyên tắc 2: Quyền bình đẳng và không phân biệt Mọi người được quyền hưởng mọi quyền con người mà không bị phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục hay bản dạng giới. Mọi người được quyền hưởng sự bình đẳng trước pháp luật và sự bảo vệ của pháp luật mà không phải chịu sự phân biệt đó cho dù sự hưởng thụ của một quyền con người khác có bị ảnh hưởng hay không. Pháp luật sẽ nghiêm cấm bất kỳ sự phân biệt nào như thế và đảm bảo sự bảo vệ bình đẳng và hiệu quả để chống lại phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới bao gồm bất kỳ sự 9 Nhiều luật hiện hành ở các nước chưa đề cập đến việc chống phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục, bản dạng giới. Những luật đó được xem là không hoàn chỉnh. 10 Chỉ việc một người tự nhận mình là nam hay nữ. Bản dạng giới được xác định khi một người bắt đầu khám phá bản thân, có thể từ rất sớm (khoảng 5 - 6 tuổi hoặc trễ hơn tuỳ người). Chỉ cần 2 yếu tố giới tính sinh học và bản dạng giới này cũng đủ xác định một người có phải là người chuyển giới (hoặc có thiên hướng chuyển giới) hay không. Vì nếu một người sinh ra với bộ phận sinh dục nam, mà luôn nghĩ mình là nữ, thì có nghĩa người đó là người chuyển giới. 21 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 22 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT phân biệt, sự ngoại trừ, sự hạn chế hay lựa chọn dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới với mục đích hay tác động làm vô hiệu hóa hay làm suy yếu sự bình đẳng trước pháp luật hay sự bảo vệ công bằng của pháp luật, hay đối với sự thừa nhận, hưởng thụ hay thực hành, một cách bình đẳng, mọi quyền con người và tự do cơ bản. Sự phân biệt dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới có thể, và thường hay như thế, đi chung và làm cho sự phân biệt đối xử dựa trên các mặt khác, bao gồm giới tính, chủng tộc, tuổi tác, tôn giáo, sự tàn tật, sức khỏe và địa vị kinh tế, tồi tệ thêm. Nguyên tắc 3: Quyền được thừa nhận trước pháp luật Mọi người đều có quyền được công nhận là một con người trước pháp luật ở bất kỳ đâu. Người có các xu hướng tính dục và bản dạng giới khác nhau có tư cách pháp lý đối với mọi khía cạnh cuộc sống. Xu hướng tính dục và bản dạng giới tự xác định của mỗi con người là không thể thiếu đối với nhân cách của họ và là một trong những khía cạnh cơ bản nhất của sự xác định bản thân, phẩm giá và tự do. Không một ai phải bị ép buộc trải qua những quy trình y khoa, bao gồm phẫu thuật thay đổi giới tính, sự triệt sản hay trị liệu hor-mon, như một yêu cầu để được thừa nhận bản dạng giới của mình. Không một quan hệ pháp lý nào, như hôn nhân và tư cách làm cha mẹ, được phép xác lập để ngăn chặn sự thừa nhận hợp pháp của bản dạng giới của một người. Bộ nguyên tắc Yogyakarta là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận và bảo vệ quyền đồng tính. Bộ nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự kỳ thị người đồng tính trên thế giới; các quốc gia đang xem xét, xây dựng luật cho người đồng tính có thể xem bộ nguyên tắc này như nguồn để từ đó dựng lên một văn bản pháp luật phù hợp nhất cho quốc gia mình nhưng vẫn đảm bảo không vi phạm luật quốc tế. Bên cạnh đó, tháng 9/2015, lần đầu tiên trong lịch sử, 12 tổ chức của LHQ đã ra khuyến nghị kêu gọi 193 quốc gia thành viên cùng hành động để bảo vệ quyền của những người LGBTI (bao gồm cả người liên giới tính)11. Bản khuyến nghị mở đầu bằng việc nhắc lại rằng tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng, được sống một cuộc sống không bị bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử. Luật nhân quyền quốc tế được tạo ra nhằm đảm bảo rằng mọi con người đều được hưởng những quyền lợi nói trên và pháp luật của các quốc gia thành viên không được đi ngược lại các nguyên tắc của bộ luật này. Trong lúc nỗ lực bảo vệ quyền của cộng đồng LGBTI đang ngày càng tăng ở nhiều quốc gia, hàng triệu người LGBTI và gia đình của họ vẫn đang phải chịu sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền. Bản khuyến nghị bao gồm 3 nội dung chính, kêu gọi các quốc gia thành viên: - Xây dựng luật bảo vệ những người LGBTI trước nạn bạo hành. - Bãi bỏ các điều luật phân biệt đối xử với người LGBTI, trong đó bao gồm các luật bắt giữ, xử phạt, phân biệt đối xử với con người dựa trên xu hướng tính dục và thể hiện giới của họ. - Bảo vệ những người LGBTI trước nạn phân biệt đối xử trong mọi tình huống, đảm bảo cho những người LGBTI được tham gia bình đẳng trên mọi phương diện của cuộc sống. LHQ cho biết sẽ sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ các quốc gia thành viên trong việc giải quyết những thách thức trong quá trình thực hiện bản khuyến nghị, bao gồm cả việc thông qua những thay đổi về luật pháp, chính sách, tăng cường thể chế quốc gia, giáo dục, đào tạo và các sáng kiến nhằm tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện đầy đủ nhân quyền của tất cả những người LGBTI. 3. Kết luận chung Có thể nhận thấy, dưới góc độ pháp luật quốc tế, các văn kiện quốc tế cũng như quan điểm của các tổ chức quốc tế hiện nay đã ghi 11 Tham khảo: OHCHR. Bản Tuyên bố áp dụng cho cả người liên giới tính (intersex) - người sinh ra bị khuyết tật về mặt sinh học (không định hình được là nam hay nữ/có cả hai bộ phận sinh dục của nam, nữ). nhận sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và bản dạng giới, chống lại các hành động phân biệt, kỳ thị. Có thể nhận thấy, vấn đề bảo vệ quyền của người LGBT đang thực sự dần trở thành một trong những mối quan tâm, lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quyền được sống, được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội và quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nhân quyền của những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực trong việc xây dựng pháp luật về quyền của người LGBT. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã bãi bỏ quy định về cấm kết hôn cùng giới (nhưng thực tế vẫn không thừa nhận) - góp phần giảm kỳ thị trong xã hội, Bộ luật Dân sự năm 2015 thừa nhận vấn đề chuyển đổi giới tính của người chuyển giới, Tuy vậy, vẫn còn đó những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật trong tương lai để bảo đảm quyền, đáp ứng nhu cầu xã hội của người LGBT12. Ví dụ như vấn đề hôn nhân cùng giới (hôn nhân của hai người có cùng giới tính) là một vấn đề về quyền công dân và là vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và tôn giáo ở nhiều quốc gia phương Tây13. Những người ủng hộ hôn nhân cùng giới dựa trên quyền chung của con người bình đẳng trước pháp luật14 và mục tiêu bình thường hóa mối quan hệ LGBT15. Những người phản đối thường dựa vào việc khái niệm hôn nhân có bao gồm cả các cặp cùng giới hay không. Các lý do khác là tác động trực tiếp và gián tiếp của hôn nhân cùng giới, vấn đề con cái, nền tảng tôn giáo16, truyền thống và chủ nghĩa độc tôn dị tính17. Nhiều người ủng hộ hôn nhân cùng giới cho rằng, sự phản đối hôn nhân cùng giới là do chứng ghê sợ đồng tính luyến ái18. Chấm dứt kỳ thị trong tiếp cận hôn nhân dân sự đã trở thành vấn đề bức bách ở nhiều quốc gia. Đây cũng chính là những điều mà pháp luật Việt Nam cần xem xét, cân nhắc đưa ra những thay đổi nhất định để hòa nhập với sự thay đổi trong quan niệm về nhân quyền với thế giới n 23 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 12 Xem thêm: Trương Hồng Quang, Tiếp cận dựa trên quyền trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở Việt Nam, Hội thảo khoa học: “Tiếp cận dựa trên quyền: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”, Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội) tổ chức, TP. Hà Nội, ngày 18/11/2015; Trương Hồng Quang, “Dự kiến các tác động về kinh tế, văn hóa, xã hội, sức khỏe và pháp luật khi ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam”, Tọa đàm khoa học “Chuyển đổi giới tính - Kinh nghiệm quốc tế và nhu cầu được điều chỉnh bởi pháp luật tại Việt Nam”, Văn phòng Chính phủ tổ chức, TP. Hạ Long, Quảng Ninh, ngày 27/10/2015. 13 Marriage: Both Civil and Religious, Pamela Taylor, The Washington Post, 31/7/2009; Marriage a Civil Right, not Sacred Rite, Susan Smith, The Washington Post, 30/7/2009; truy cập 9/12/2009. 14 Prop. 8 Challenged in Federal Court, American Foundation for Equal Rights, 27/5/2009. 15 Abraham, Julie (May). “Public Relations: Why the Rush to Same-Sex Marriage? And Who Stands to Benefit?”. The Women’s Review of Books 17 (8): 12-14. “its most vocal advocates want gay marriage because marriage stands at the center of a system of legitimazation [...].”; Azzolina, David (February 2003). “The End of Gay (and the Death of Heterosexuality).(Book Review)”. Library Journal: 288; Warner, Michael (1999). The Trouble with Normal. The Free Press. p. 80. 16 Church in Ukraine calls Elton John a Sinner In Adoption Inquiry, Joshua Cinelli, New York Daily News, 16/9/2009. 17 Chủ nghĩa độc tôn dị tính (heterosexism) là khái niệm lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1971 bởi Craig Rodwell, một nhà hoạt động đồng tính. Vì không phải là thuật ngữ khoa học mà là thuật ngữ ra đời bởi phong trào vận động quyền đồng tính, song tính và chuyển giới, nên mỗi nhà hoạt động cũng có những cách sử dụng khác nhau. Nói một cách ngắn gọn, chủ nghĩa độc tôn dị tính là hệ thống những quan điểm để bảo vệ cho tính dục khác giới, bao gồm ba thành tố cơ bản. Thứ nhất là quan điểm mặc định mọi người đều là dị tính. Thứ hai là quan điểm cho rằng dị tính là ưu việt hơn, xem những gì ngoài dị tính đều là thấp kém hơn; và cuối cùng tiến tới chối bỏ, tạo sự thiên vị, phân biệt đối xử với những thiểu số tính dục khác. Như nhiều người vẫn hay nói, xã hội mà chúng ta đang sống là một “xã hội dị tính”. Và sống trong xã hội dị tính đó, các quan điểm về tính dục khác giới chiếm ưu thế. Đôi khi, những quan điểm đó được dùng để biện minh cho sự bất bình đẳng đối với người đồng tính, song tính, chuyển giới hay các xu hướng, bản dạng khác. Điều cần nhấn mạnh, chủ nghĩa độc tôn dị tính không chỉ là sản phẩm của những người dị tính. Nhiều người LGBT cũng thừa nhận và tuân theo hệ thống quan điểm này. Hệ quả là họ trở nên mặc cảm, chối bỏ bản thân, chối bỏ bản dạng, hạ thấp lòng tự tôn, tự kỳ thị cùng nhiều vấn đề khác. Xem thêm tại: Chủ nghĩa độc tôn dị tính, nguồn: ngày 29/01/2013. 18 Sharpton chides black churches over homophobia, gay marriage, Southern Voice, Dyana Bagby, 27/1/2006; Frank: Scalia’s legal opinions reveal his homophobia, CNN, 25/3/2009, truy cập 9/9/2009; Craig A. Rimmerman; Clyde Wilcox (2007). The politics of same-sex marriage. University of Chicago Press. pp. 234. ISBN 9780226720012. “Clearly homophobia is at the heart of blanket opposition to gay rights policies”; Evan Gerstmann (2004). Same-sex marriage and the Constitution. Cambridge University Press. pp. 56. ISBN 9780521009522. “Keeping marriage heterosexual and dual gendered clearly has more widespread support than other homophobic policies”. Cũng xem thêm tại tài liệu: Trương Hồng Quang, Thái độ của xã hội đối với người đồng tính tại Việt Nam, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội (Học viện Khoa học xã hội), số tháng 1/2013, tr. 34-42.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_quoc_te_ve_quyen_cua_nguoi_dong_tinh_song_tinh_va.pdf
Tài liệu liên quan