- Cần rà soát, chuẩn hóa một số điều
luật hiện khó xác định hoặc dẫn đến những
cách hiểu khác nhau, dễ dẫn tới việc các cơ
quan chức năng áp dụng tùy tiện hoặc không
có cơ sở xác minh làm tiền đề cho việc áp
dụng các biện pháp bảo vệ. Luật Tố cáo (sửa
đổi) cần bảo đảm ngôn ngữ, kỹ thuật lập pháp
dễ hiểu, dễ sử dụng, bảo đảm sự thống nhất
trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.
- Kịp thời ban hành các văn bản pháp
luật hướng dẫn quy định cụ thể phương
thức, biện pháp bảo vệ, kinh phí, phương
tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
bảo vệ người tố cáo; đồng thời quy định chế
độ khen thưởng đối với người tố cáo: cần
có quy định khen thưởng đối với cơ quan,
tổ chức và cá nhân có thành tích về bảo vệ
người tố cáo.
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Luật
Tố cáo và các văn bản pháp luật về tố cáo
nói chung, về bảo vệ người tố cáo nói riêng
để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân
hiểu được và yên tâm tham gia tố cáo các
hành vi VPPL
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về bảo vệ người tố cáo - Thực trạng và một số kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAÙP LUAÄT VEÀ BAÛO VEÄ NGÖÔØI TOÁ CAÙO -
THÖÏC TRAÏNG VAØ MOÄT SOÁ KIEÁN NGHÒ
Nguyễn Đức Quang*
Tóm tắt:
Pháp luật về bảo vệ người tố cáo là phương tiện để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của người tố cáo, của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà
nước; góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Bài viết phân tích một số vấn
đề lý luận, nêu thực trạng về pháp luật bảo vệ người tố cáo hiện nay
và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
Abstract:
The law on the protection of denouncers is a means to protect
the legitimate rights and interests of the denouncers, individuals,
organizations and interests of the State; contributing positively to the
prevention and fights against corruption; ensureing the social stability
and safety. This article provides analysis of a number of theoretical
issues, the current status of the protection of the denouncers, and
suggests some recommendations for improvements.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: pháp luật bảo vệ người
tố cáo; bảo vệ người tố cáo; người
tố cáo; bảo vệ người tố cáo bằng
pháp luật.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 02/04/2017
Biên tập: 14/06/2017
Duyệt bài: 21/06/2017
Article Infomation:
Keywords: The law on denouncers,
protection of denouncers, protection
of denouncers, protection of
denouncers by law.
Article History:
Received: 02 Apr. 2017
Edited: 14 Jun 2017
Appproved: 21 Jun 2017
* ThS, Ủy ban nhân dân thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
1. Khái niệm, nội dung pháp luật về bảo
vệ người tố cáo
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: tố
cáo là quyền cơ bản của công dân. Mọi người
có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc
làm trái pháp luật của cán bộ, công chức, cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Để bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của người tố cáo, Nhà nước
ban hành các quy định về quyền của người tố
cáo và bảo vệ người tố cáo, ghi nhận quyền
và nghĩa vụ của họ; xác định trách nhiệm
của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
tiếp nhận đơn, thư tố cáo và có biện pháp để
bảo vệ người tố cáo; góp phần tích cực trong
đấu tranh phòng, chống tham nhũng; bảo
đảm trật tự an toàn xã hội. Những quy định
này hợp thành pháp luật về bảo vệ người tố
cáo. Vì vậy có thể hiểu, pháp luật về bảo vệ
người tố cáo là tổng thể các quy định pháp
luật có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất, do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình bảo vệ người tố cáo, góp
phần đấu tranh phòng chống tham nhũng và
bảo đảm trật tự xã hội.
Nội dung pháp luật về bảo vệ người tố
cáo gồm các quy định về trách nhiệm, nghĩa
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
26 Số 12(340) T6/2017
vụ của chủ thể bảo vệ người tố cáo (là các
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố
cáo, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân
dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và
đoàn thể...); quy định về đối tượng, phạm
vi bảo vệ người tố cáo; quy định về trình
tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo; quy định về
biện pháp, hình thức xử lý đối với các hành
vi vi phạm pháp luật (VPPL) bảo vệ người
tố cáo.
Cũng như hệ thống pháp luật nói
chung, pháp luật về bảo vệ người tố cáo phải
đáp ứng những yêu cầu nhất định. Trước hết,
giữa các nhóm, các bộ phận của pháp luật
về bảo vệ người tố cáo phải có mối liên hệ
chặt chẽ, cùng hướng đến mục tiêu bảo vệ
người tố cáo. Các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực này phải xác định rõ phạm
vi, đối tượng, quyền, nghĩa vụ của người tố
cáo; quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật bảo vệ người tố
cáo; thủ tục và trình tự thực hiện hoạt động
bảo vệ người tố cáo.
Quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ
người tố cáo phải nhanh gọn, tiện lợi và
mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp cũng như tính mạng và tài
sản, vị trí việc làm, thu nhập của người tố cáo
và người thân của họ. Quy định về các biện
pháp và hình thức xử lý được áp dụng cho
các chủ thể có hành vi VPPL bảo vệ người tố
cáo phải có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn
ngừa, đấu tranh phòng, chống các hành vi đe
dọa, trù dập, trả thù của các đối tượng bị tố
cáo; tạo tâm lý an tâm, môi trường xã hội an
toàn, qua đó động viên công dân thực hiện
quyền tố cáo; góp phần to lớn trong công tác
đấu tranh phòng, chống các hành vi VPPL.
Pháp luật về bảo vệ người tố cáo
có tính khả thi, hiệu quả sẽ khuyến khích
người dân thực hiện quyền tố cáo của mình,
góp phần tích cực trong công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng và các hành vi
VPPL khác; đồng thời, hạn chế tình trạng
những đơn thư nặc danh, mạo danh; loại bỏ
dần những hành vi de dọa, trù dập, trả thù
người tố cáo; góp phần bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội. Pháp luật về bảo vệ người tố cáo
phải đồng bộ, thống nhất; quy định rõ ràng
và cụ thể trách nhiệm của các cơ quan hành
chính, cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan
có thẩm quyền và tổ chức khác, tránh tình
trạng các cơ quan này đùn đẩy trách nhiệm
không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ bảo vệ người tố cáo.
2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người
tố cáo ở nước ta hiện nay
Hiện nay, pháp luật về bảo vệ người tố
cáo được quy định trong nhiều văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp
năm 2013; Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2007
và 2012; Nghị định số 59/2013/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 17/01/2013 chi tiết hoá và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2012; Luật
Tố cáo năm 2011; Nghị định số 76/2012/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 03/10/2012 hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Tố cáo;
Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015; Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015 Đặc biệt, Luật
Tố cáo năm 2011 dành một chương (Chương
V) quy định về bảo vệ người tố cáo và giao
trách nhiệm cho Chính phủ quy định chi tiết
về các biện pháp bảo vệ người tố cáo, trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo.
Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Tố cáo. Nghị định đã
chi tiết hóa các biện pháp bảo vệ người tố
cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người
tố cáo. Các văn bản nêu trên ghi nhận cụ thể
các quyền, nghĩa vụ của người tố cáo; quy
định khá rõ phạm vi, đối tượng, thủ tục tiến
hành, quyền và trách nhiệm của các chủ thể
trong bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm và tài sản của người tố
cáo và các quyền, lợi ích vật chất, tinh thần
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
27Số 12(340) T6/2017
cho người thân thích của người tố cáo. Pháp
luật ghi nhận các biện pháp và hình thức xử
lý đối với các hành vi VPPL về bảo vệ người
tố cáo.
Bên cạnh những kết quả đạt được,
nhìn chung, pháp luật về bảo vệ người tố
cáo có những hạn chế nhất định, chưa hoàn
toàn đáp ứng được yêu cầu và thực tiễn bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo
trong cuộc đấu tranh đối với các hành vi
VPPL, chưa đóng vai trò tích cực trong cuộc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước
ta hiện nay. Theo đánh giá của Thanh tra
Chính phủ, “các quy định về bảo vệ người
tố cáo khó thực hiện, chưa tạo nên thiết chế
pháp lý cần thiết để bảo vệ người tố cáo một
cách hiệu quả và thực chất, chưa phù hợp
với thực tiễn nhằm bảo vệ kịp thời, hiệu quả
người tố cáo và người thân thích của người
tố cáo”1. Pháp luật về bảo vệ người tố cáo
chưa đồng bộ nên dẫn đến tình trạng có nhiều
trường hợp tố cáo về tham nhũng chưa được
giải quyết kịp thời, hay tình trạng đùn đẩy
giữa các cơ quan có trách nhiệm giải quyết.
Thậm chí có tình trạng bao che, không giải
quyết hoặc giải quyết không đúng yêu cầu,
nội dung tố cáo.
Cụ thể, pháp luật về bảo vệ người tố
cáo còn những hạn chế, bất cập sau đây:
Về trình tự, thủ tục bảo vệ người tố
cáo: Luật Tố cáo năm 2011 chưa quy định
đầy đủ về trình tự, thủ tục, thời gian bảo vệ
người tố cáo. Ví dụ, theo quy định của Điều
36 Luật Tố cáo năm 2011, “Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận
tố cáo, giải quyết tố cáo, khai thác, sử dụng
thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp
có trách nhiệm giữ bí mật họ, tên, địa chỉ,
1 Thanh tra Chính phủ (2017), số 76 /TTr-CP Tờ trình dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), tr. 2-3.
Nguồn:
2 Nguyễn Bạch Tuyết (2016), Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tố
cáo,
t104c2715n2164tn.aspx.
3 Xem
bút tích và các thông tin cá nhân khác của
người tố cáo; đồng thời phải áp dụng biện
pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện
pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin và bảo
vệ cho người tố cáo”. Như vậy, quy định này
chỉ mới ghi nhận về trách nhiệm của cơ quan
bảo vệ tố cáo một cách chung chung và chưa
quy định chi tiết cụ thể về thời gian các biện
pháp, quy trình để bảo vệ bí mật thông tin về
người tố cáo. Tương tự, việc bảo vệ uy tín,
danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân
khác của người tố cáo, người thân thích của
người tố cáo (tại khoản 2 Điều 16 và tại mục
a, khoản 2, Điều 18 Nghị định số 76) cũng
chưa cụ thể về thời gian thực hiện bảo vệ
của người có thẩm quyền2.
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo
và mối quan hệ giữa các cơ quan này trong
việc bảo vệ người tố cáo: Luật Tố cáo năm
2011 chưa xác định rõ trách nhiệm của từng
chủ thể, cơ quan trong việc tiếp nhận, xử lý
tố cáo, trách nhiệm phối hợp bảo đảm thông
tin về người tố cáo không bị tiết lộ ra bên
ngoài, chưa xác định rõ cơ quan nào là cơ
quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo
vệ người tố cáo và người thân thích của họ3.
Pháp luật cũng chưa có quy định về bảo
vệ những người cung cấp thông tin, hỗ trợ
người tố cáo, người nắm giữ các thông tin,
tài liệu quan trọng làm chứng cứ cho nội
dung tố cáo.
Các biện pháp bảo vệ người tố cáo:
Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo
vệ người tố cáo chưa bảo đảm tính đồng bộ,
thống nhất và đầy đủ. Cụ thể, liên quan đến
bảo vệ người tố cáo, trong số hành vi bị cấm,
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
28 Số 12(340) T6/2017
Luật Tố cáo năm 2011 quy định cấm 3 hành
vi: Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người
tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ
danh tính của người tố cáo; Không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm
bảo vệ người tố cáo; cản trở việc thực hiện
quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc
phạm người tố cáo (Điều 8). Trong khi đó,
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005
chỉ cấm một hành vi: “đe doạ, trả thù, trù
dập người tố giác, tố cáo, cung cấp thông
tin về hành vi tham nhũng” (Điều 68).
Pháp luật về bảo vệ người tố cáo chưa
thực sự được coi là phương tiện để “bảo vệ,
khen thưởng xứng đáng người dũng cảm tố
cáo hành vi tham nhũng; đồng thời xử lý
nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người
tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo
tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ, vu
khống, hãm hại người khác”4, vì vậy, chưa
huy động được sức mạnh của quần chúng
nhân dân, sức mạnh cộng đồng, tập thể;
cũng như “chưa động viên, khuyến khích
được những người có trách nhiệm, dũng
cảm đấu tranh chống các hành vi VPPL”5.
Việc áp dụng các biện pháp xử lý kỷ
luật (khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,
giáng chức, cách chức và buộc thôi việc)
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự mới
chỉ thực hiện được đối với người giải quyết
tố cáo mà chưa đề cập đến các chủ thể khác
có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo. Điều 46
Luật Tố cáo năm 2011 quy định: Người giải
quyết tố cáo có hành vi tiết lộ họ, tên, địa chỉ,
bút tích của người tố cáo và những thông tin
khác có thể làm lộ danh tính của người tố
cáo; không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; cản
4 Thanh tra Chính phủ (2017), Tờ trình số 76 /TTr-CP về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), tr. 4.
Nguồn:
5 Thanh tra Chính phủ (2016), Báo cáo số 3537/BC – TTCP về Tổng kết 4 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, tr. 22.
Nguồn:
6 Xem https://towardstransparency.vn/vi/phap-luat-bao-ve-nguoi-to-cao-tham-nhung.
trở việc thực hiện quyền tố cáo; đe dọa, trả
thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo thì tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật. Trong khi đó, Luật
Trách nhiệm bồi thường (TNBT) của Nhà
nước năm 2009 không quy định cụ thể về
trình tự, thủ tục thực hiện TNBT về hành
vi VPPL liên quan đến việc bảo vệ người
tố cáo mà gây thiệt hại cho người tố cáo và
người thân của người tố cáo.
Bên cạnh đó, giữa Luật Tố cáo năm
2011 và BLHS năm 2015 chưa thống nhất
trong quy định về các biện pháp xử lý khi
các chủ thể có trách nhiệm có hành vi VPPL.
Cụ thể, Điều 8 Luật Tố cáo năm 2011 liệt
kê 14 hành vi bị cấm trong đó có 03 hành
vi liên quan đến bảo vệ người tố cáo. Tuy
nhiên, Điều 166 BLHS năm 2015 không
truy cứu tất cả các hành vi được liệt kê tại
Điều 8 Luật Tố cáo năm 2011, mà chỉ quy
định người nào “lợi dụng chức vụ, quyền
hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ
quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu
nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại,
tố cáo; trả thù người khiếu nại, tố cáo. Sự
không thống nhất trong quy định của hai văn
bản này có thể dẫn tới việc bỏ lọt tội phạm”6.
Biện pháp xử lý hành chính: Điều 46
và Điều 48 Luật Tố cáo năm 2011 quy định
biện pháp xử lý hành chính khi người giải
quyết tố cáo và các chủ thể khác thực hiện
các hành vi bị cấm tại Điều 8. Tuy nhiên,
pháp luật chưa có quy định riêng về xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu
nại, tố cáo. Do vậy, những VPPL về bảo vệ
người tố cáo nếu có thì sẽ bị xử lý theo Luật
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
29Số 12(340) T6/2017
Xử lý vi phạm hành chính năm 20127. Điều
này sẽ gặp không ít khó khăn bởi vì theo quy
định của pháp luật thì vi phạm hành chính là
hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
vi phạm quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước mà không phải là tội phạm.
Kỹ thuật lập pháp: Tại một số quy
định của pháp luật, ngôn ngữ lập pháp được
sử dụng chưa rõ ràng, chưa tạo ra sự nhận
thức thống nhất trong quá trình áp dụng
pháp luật; một số quy định mang tính “tùy
nghi” hay “định tính”, gây khó khăn cho quá
trình áp dụng pháp luật, hoặc áp dụng không
thống nhất. Ví dụ, Điều 48 Luật Tố cáo năm
2011 quy định “người tố cáo và người khác
có liên quan có hành vi quy định tại các
khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 8 của
Luật này hoặc vi phạm các quy định khác
của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo
thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật”. Ở đây, thuật ngữ “người khác”
không rõ, khó xác định và áp dụng. Tương
tự, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 76 quy
định: “Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có
thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe
của mình hoặc người thân thích của mình,
người tố cáo có quyền yêu cầu người giải
quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố
cáo, người thân thích của người tố cáo cư
trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện
pháp bảo vệ”; Khoản 3 Điều 14 Nghị định
số 76/2012 quy định: “trường hợp xác định
hành vi xâm hại người được bảo vệ đang diễn
ra hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc
người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải
chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan Công an
7 Xem https://towardstransparency.vn/vi/phap-luat-bao-ve-nguoi-to-cao-tham-nhung.
8 Nguyễn Kiều Hưng, “Khó an tâm khi tố cáo tham nhũng”, trên
to-cao-tham-nhung-20141101214252654.htm, đăng ngày 01/11/2014.
9 Xem https://towardstransparency.vn/vi/phap-luat-bao-ve-nguoi-to-cao-tham-nhung.
nơi người được bảo vệ bố trí lực lượng,
phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho
người được bảo vệ tại nơi cần thiết; tạm
thời di chuyển người được bảo vệ đến nơi
an toàn”. Ở đây, cụm từ “khi có căn cứ cho
rằng” hay các thuật ngữ “nơi cần thiết”,
“nơi an toàn” dẫn đến những cách hiểu khác
nhau8, dễ dẫn đến việc các cơ quan chức
năng áp dụng tùy tiện hoặc không có cơ sở
xác minh làm tiền đề cho việc áp dụng các
biện pháp bảo vệ9.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực
trạng trên đây, trong đó có thể kể đến
nguyên nhân pháp luật về bảo vệ người tố
cáo nhìn chung vẫn chưa thể theo kịp với
những biến đổi nhanh chóng của cuộc sống;
do nhận thức chưa đúng, chưa mang tính hệ
thống, cho nên những sửa đổi, bổ sung trong
lĩnh vực pháp luật về bảo vệ người tố cáo
chưa đồng bộ; hoạt động nghiên cứu lý luận
về pháp luật bảo vệ người tố cáo chưa được
quan tâm đúng mức trong khi việc tổng kết
thực tiễn thực hiện pháp luật lĩnh vực này
chưa thường xuyên
3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ người tố cáo
Để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
người tố cáo, chúng tôi xin đề xuất một số
giải pháp như sau:
- Bổ sung quy định về quyền được yêu
cầu bồi thường của người tố cáo.
Điều 35 Luật Tố cáo năm 2011 ghi
nhận: Người tố cáo có quyền yêu cầu người
có trách nhiệm giải quyết tố cáo, các cơ
quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại đến
quyền, lợi ích hợp pháp của mình và người
thân của mình phải bồi thường những tổn
thất do hành vi trái pháp luật gây ra. Việc
thực hiện TNBT cho người tố cáo và người
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 Số 12(340) T6/2017
thân của người tố cáo theo quy định của
Luật TNBT của Nhà nước. Tuy nhiên, Luật
TNBT của Nhà nước năm 2009 chỉ xác định
phạm vi thực hiện TNBT của Nhà nước là
bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ
chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ
gây ra trong hoạt động quản lý hành chính,
tố tụng, thi hành án. Như vậy, cần phải bổ
sung nội dung, trình tự, thủ tục bồi thường
cho người tố cáo khi sửa đổi, bổ sung Luật
TNBT của Nhà nước hiện hành.
- Xác định trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để
xảy ra những hành vi VPPL về bảo vệ người
tố cáo gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người tố cáo và người thân của họ.
Hoàn thiện quy định về quy trình
nghiệp vụ về tiếp nhận, xử lý và giải quyết
tố cáo; trong đó, nhấn mạnh trách nhiệm cá
nhân, tổ chức trong việc bảo vệ bí mật thông
tin người tố cáo.
- Bổ sung và tăng cường các biện pháp
xử lý hình sự đối với các hành vi VPPL về
bảo vệ quyền của người tố cáo và người thân
của người tố cáo. Theo đó, cần bổ sung quy
định của Điều 166 BLHS năm 2015 về một
số hành vi VPPL liên quan đến việc bảo vệ
người tố cáo và người thân của người tố cáo
được quy định tại Điều 8 Luật Tố cáo năm
2011 và Điều 68 Luật Phòng, chống tham
nhũng năm 2005.
- Cần phải xây dựng Quy chế phối hợp
theo hướng xác định rõ thẩm quyền, trách
nhiệm, thời gian, trình tự, thủ tục giữa người
giải quyết tố cáo với Ủy ban nhân dân các
cấp, cơ quan Công an các cấp và các cơ
quan hữu quan khác, có sự tham gia của
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên
của Mặt trận ở các cấp, Ban Thanh tra nhân
dân, trong đó xác định rõ cơ quan nào là cơ
quan chịu trách nhiệm chính ở mỗi cấp để
bảo vệ người tố cáo và người thân của người
tố cáo. Bên cạnh đó, Quy chế phối hợp cần
quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể, cơ
quan trong việc tiếp nhận, xử lý tố cáo, trách
nhiệm phối hợp bảo đảm thông tin về người
tố cáo không bị tiết lộ ra bên ngoài.
- Bổ sung quy định về biện pháp xử
lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có trách nhiệm nhưng vi phạm các quy định
về bảo vệ người tố cáo. Như trên đã phân
tích, việc áp dụng các biện pháp xử lý kỷ
luật (khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,
giáng chức, cách chức và buộc thôi việc)
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự mới
chỉ thực hiện được đối với người giải quyết
tố cáo mà chưa đề cập đến các chủ thể khác
có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo. Do vậy,
Luật Tố cáo (sửa đổi) cần áp dụng các biện
pháp trách nhiệm pháp lý không chỉ đối với
người có trách nhiệm giải quyết tố cáo mà
còn áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo.
- Cần rà soát, chuẩn hóa một số điều
luật hiện khó xác định hoặc dẫn đến những
cách hiểu khác nhau, dễ dẫn tới việc các cơ
quan chức năng áp dụng tùy tiện hoặc không
có cơ sở xác minh làm tiền đề cho việc áp
dụng các biện pháp bảo vệ. Luật Tố cáo (sửa
đổi) cần bảo đảm ngôn ngữ, kỹ thuật lập pháp
dễ hiểu, dễ sử dụng, bảo đảm sự thống nhất
trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.
- Kịp thời ban hành các văn bản pháp
luật hướng dẫn quy định cụ thể phương
thức, biện pháp bảo vệ, kinh phí, phương
tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
bảo vệ người tố cáo; đồng thời quy định chế
độ khen thưởng đối với người tố cáo: cần
có quy định khen thưởng đối với cơ quan,
tổ chức và cá nhân có thành tích về bảo vệ
người tố cáo.
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Luật
Tố cáo và các văn bản pháp luật về tố cáo
nói chung, về bảo vệ người tố cáo nói riêng
để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân
hiểu được và yên tâm tham gia tố cáo các
hành vi VPPL
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 12(340) T6/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phap_luat_ve_bao_ve_nguoi_to_cao_thuc_trang_va_mot_so_kien_n.pdf