Pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng Long - Gtc

Hơn nữa tại Điều 50 Bộ luật dân sự 2005 cũng đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh: “Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền lựa chọn lĩnh vực, hình thức, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật” Trong quá trình giao kết hợp đồng, để bảo vệ quyền lợi của mình các bên có thể đưa vào hợp đồng những điều khoản nội dung trái pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, lợi ích công cộng và lợi ích của toàn xã toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay yếu tố thoả thuận trong giao kết hợp đồng ngày càng được đề cao. Tất cả các hợp đồng đều là sự thoả thuận. Tuy nhiên không thể suy luận ngược lại là mọi thoả thuận đều là hợp đồng. Những thoả thuận được coi là hợp đồng nếu nó phù hợp với ý chí của các bên, tức là sự ưng thuận đích thực của các bên. Hợp đồng phải là giao dịch hợp pháp, do vậy sự ưng thuận ở đây phải hợp lẽ công bằng, hợp đạo đức và pháp luật. Các hợp đồng được giao kết dưới tác động của sự lừa dối, cưỡng bức hoặc mua chuộc không có sự ưng thuận đích thực, tức là có sự vô hiệu của hợp đồng. Như vậy, một sự thoả thuận không thể hiện ý chí đích thực của các bên thì không phát sinh quyền và nghiã vụ pháp lý của các bên. Vì vậy, Nhà nước buộc các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng phải tôn trọng đạo đức xã hội, pháp luật , trật tự xã hội, trật tự công cộng.

doc93 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng Long - Gtc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh vụ căn cứ vào biểu giá đó để lựa chọn loại hình cho phù hợp với chỉ tiêu. Đối với Công ty Thăng Long GTC thì gói dịch vụ giá thấp nhất đối với du lịch nước ngoài là 695USD/ người, đó là đi du lịch các nước lân cận như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc Phương thức thanh toán được áp dụng tương đối giống nhau cho tất cả các hợp đồng du lịch mà công ty đã ký kết, nó như là phương thức thanh toán bắt buộc mà Công ty áp dụng. Theo đó, sau khi ký hợp đồng bên tiêu dùng dịch vụ du lịch của Công ty thanh toán cho phía Công ty Thăng Long GTC 100% giá trị hợp đồng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trước ngày bắt đầu chuyến hành trình. Như vậy việc thanh toán bằng tiền mặt đôi khi gây ra những bất cập trong việc Nhà nước quản lý hoạt động thực thu của Công ty du lịch, nên có thể gây thất thoát về thuế thu nhập doanh nghiệp. 5.4 Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. Sau khi hợp đồng được giao kết thì sẽ được thực hiện vào thời gian đã được quy định trong hợp đồng. Công ty du lịch Thăng Long có những khách hàng truyền thống nên họ có thể đặt hàng rất sớm, và phải rất lâu sau mới đến thời điểm thực hiện hợp đồng. Tuy vậy khi có khách du lịch muốn sử duịng dịch vụ du lịch của Công ty thì ngay lập tức Công ty khó có thể đáp ứng được ngay, vì việc đi du lịch phải có lịch trình và Công ty sẽ không thể tổ chức chuyến đi cho du khách khi số lượng chưa đủ trừ khi hành khách chấp nhận trả toàn bộ chi phí cho một chuyyén du lịch nhiều người tương ứng. Địa điểm du lịch đã được xác định từ trước có thể là du lịch trong nước nhưng cũng có thể là du lịch nước ngoài. Trong đó địa điểm đến đã có thông báo trước về lộ trình của chuyến đi nên đã có công tác chuẩn bị từ trước. Phương thức cung cấp dịch vụ của Công ty có thể là du lịch theo chuyến, du lịch lẻ, du lịch theo đoàn, lựa chọn một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. 5.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên. Đó là những cam kết mà các bên khi giao kết hợp đồng đã ghi vào hợp đồng và phải có nghĩa vụ thực hiện đúng như cam kết trong hợp đồng. Ngoài các quyền và nghiã vụ chung theo quy định của bộ Luật dân sự các bên trong hợp đồng du lịch còn có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật du lịch 2005 vì tính chất đặc thù của dịch vụ du lịch. a). Quyền và nghĩa vụ của các bên theo Bộ luật dân sự * Bên thuê dịch vụ: Đây là hợp đồng song vụ nên cả bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia . Theo điều 520, 521 của Bộ luật dân sự quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ được quy định như sau: Bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền thù lao về kết quả công việc mà bên cung ứng dịch vụ là Công ty TNHH Nhà nước Thăng Long GTC đã hoàn thành (đó là những nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng du lịch). Nếu đối tượng của hợp đồng dịch vụ du lịch yêu cầu phải có thông tin từ bên thuê dịch vụ, thì bên thuê dịch vụ phải cung cấp thông tin tài liệu đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ. Cụ thể là khi Công ty Thăng Long có yêu cầu bên khách hàng phải cung cấp những thông tin về tình trạng sức khoẻ, số lượng hành lý và tính hợp pháp của những hành lý ấy thì bên thuê dịch vụ phải cung cấp một cách công khai chính xác và minh bạch. Vì nó có liên quan đến vấn đề bảo hiểm cho hành khách, vận chuyển hàng hoá. Nếu có sự vi phạm từ bên thuê dịch vụ do cung cấp thông tin sai sự thật thì trách nhiệm khi ấy không thược về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC. Trong quá trình thực hiện dịch vụ nếu có những sai sót từ phía cung ứng dịch vụ, bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu sửa chữa sai sót đó. Chẳng hạn như bên cung ứng dịch vụ du lịch mà ăn bớt khẩu phần ăn của hành khách hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm trong chuyến hành trình thì bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đó như thoả thuận trong hợp đồng. Nếu sai sót nghiêm trọng và việc dịch vụ đòi hỏi phải chi phí thêm, bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên thuê dịch vụ có quyền huỷ hợp đồng nếu bên cung ứng dịch vụ hoàn thành công việc không đúng như theo thoả thuận. Trong trường hợp là hợp đồng du lịch thì sau khi sử dụng dịch vụ xong mới phát hiện là bên cung ứng không thực hiện đúng nghĩa vụ thì không thể huỷ hợp đồng được nhưng có thể bổ sung thêm điều khoản phạt do không thực hiện đúng hợp đồng. Tuy nhiên việc phạt vi phạm hợp đồng không gây tổn thất nhiều bằng việc uy tín của Công ty bị giảm sút trong những lần như vậy. Vì vậy chất lượng dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu của Công ty. Bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, địa điểm và các thoả thuận khác. Nếu bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận. * Bên cung ứng dịch vụ. Bên cung ứng dịch vụ có thể là cá nhân, tổ chức dùng công sức để hoàn thành, thực hiện một công việc do bên thuê dịch vụ chỉ định. Cụ thể ở đây bên cung ứng dịch vụ là pháp nhân ( Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC). Trong thời gian thực hiện hợp đồng phải tự mình tổ chức thực hiện công việc. Khi hết hạn hợp đồng phải thanh lý hợp đồng theo quy định. Theo Điều 522 và 523 của Bộ luật dân sự 2005 thì quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ được quy định như sau: Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ phải cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện. Được thay đổi điều kiện cung ứng dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ mà không nhất thiết phải được sự đồng ý của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ. Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền công sau khi hoàn thành công việc đúng hợp đồng. Đồng thời bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch và dịch vụ du lịch để cho hành khách dễ dàng trong việc lựa chọn hình thức và phương thức du lịch cho hợp lý với khả năng và nhu cầu. Trong thời gian thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có thể thay đổi điều kiện cung ứng nếu việc thay đổi đó không làm phương hại đến lợi ích của bên thuê dịch vụ. Trong quá trình thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tự mình chuẩn bị các phương tiện, kỹ thuật và tổ chức thực hiện công việc mà mình đã nhận. Chẳng hạn như đối với Công ty Thăng Long GTC sau khi ký hợp đồng du lịch thì phải tự mình chuẩn bị phương tiện đi lại, làm thủ tục xuất nhập cảnh, đặt chỗ trên phương tiện ô tô, tàu hoả, hoặc đặt vé máy bay vì dịch vụ du lịch nó mang tính trọn gói và những chi phí ấy được tính vào giá thành của chuyến đi. Do vậy điều kiện của dịch vụ có thể phải thay đổi cho phù hợp với khả năng của bên cung ứng dịch vụ. Tại khoản 2 Điều 523 BLDS “Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải bán ngay cho bên thuê dịch vụ”. Trong tình trạng bình thường, bên cung ứng dịch vụ không có quyền thay đổi điều kiện của dịch vụ, nếu việc thay đổi đó không mang lại lợi ích cho bên thuê dịch vụ. Trường hợp này cần phải thoả thuận với bên thuê dịch vụ. Nhưng khi cung ứng dịch vụ nếu không thay đổi điều kiện của dịch vụ, sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, việc thay đổi phải hoàn toàn vì lợi ích của bên thuê dịch vụ. Trong trường hợp này bên cung ứng dịch vụ được phép thay đổi điều kiện của dịch vụ và phải thông báo cho bên thuê dịch vụ biết. Khi thực hiện dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ biết được việc tiếp tục làm dịch vụ sẽ có hại cho bên thuê dịch vụ, thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng dịch vụ, mặc dù bên thuê dịch vụ không đồng ý. Bên thuê dịch vụ có thể không biết hoặc không lường thấy hết hậu quả xảy ra, nếu tiếp tục thực hiện công việc. Bên cung ứng dịch vụ cần phải giải thích cho bên thuê dịch vụ biết sự cần thiết cần phải chấm dứt hợp đồng dịch vụ sẽ không gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ. Trường hợp này bên thuê dịch vụ phải thanh toán các chi phí cần thiết cho bên cung ứng dịch vụ, phải trả tiền công theo số lượng, chất lượng mà bên cung ứng dịch vụ đã cung cấp và bồi thường thiệt hại. ►Như vậy việc trong các hợp đồng du lịch mà Công ty TNHH Nhà nước Thăng Long GTC ký kết với khách hàng đều đưa điều khoản bất khả kháng vào là đã áp dụng đúng các quy định mà pháp luật về hợp đồng dự liệu nhằm tránh gây ra những thiệt hại không đáng có cho hành khách và cũng đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luậ.t Về cơ bản các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng đều không trái pháp luật và cũng bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Khi hợp đồng dịch vụ thực hiện một công việc, mà các bên không thoả thuận về kết quả công việc đó, nếu hết hạn hợp đồng mà công việc chưa thực hiện xong, về nguyên tắc hợp đồng dịch vụ chấm dứt và cần phải thanh toán hợp đồng. Nếu bên cung ứng dịch vụ tiếp tục thực hiện công việc đến khi hoàn thành, bên thuê dịch vụ không có ý kiến gì về việc kéo dài thời hạn đó, hợp đồng dịch vụ được coi là kéo dài thời hạn. Trong trường hợp này bên thuê dịch vụ phải thanh toán tiền công của thời gian đã kéo dài sau khi hết hạn của hợp đồng (Điều 526 BLDS). b). Các quyền và nghĩa vụ khác trong hợp đồng du lịch của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC. Cac hợp đồng du lịch của Công ty Thăng Long đều tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung mà pháp luật quy định về hợp đồng dịch vụ nói chung. Nhưng do đặc thù của từng ngành dịch vụ mà khi giao kết hợp đồng ngoài những nội dung mà pháp luật quy định bắt buộc phải có như điều 402 BLDS nêu trên thì còn có những quy định riêng áp dụng cho từng hợp đồng, và mỗi Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng có những quy định riêng cho phù hợp phương thức cung cấp dịch vụ của Công ty mình. Và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC cũng vậy. Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ còn phải tuân thủ điều lệ của Công ty về hoạt động du lịch, và nó được cụ thể hoá trong hợp đồng du lịch khi giao kết với khách hàng. Theo đó nội dung của bản hợp đồng bao gồm quyền và nghĩa vụ mà các bên cam kết khi đàm phán giao kết hợp đồng, các tiêu chuẩn phục vụ hành khách và các điều khoản khác liên quan đến vấn đề bảo hiểm, các trường hợp bất khả kháng xảy ra làm chậm lịch trình của chuyến đi c). Các tiêu chuẩn phục vụ hành khách trong chuyến đi của Công ty Thăng Long: Mỗi Công ty du lịch có những tiêu chuẩn phục vụ khách hàng khác nhau, nó thể hiện chất lượng phục vụ, sự chuyên nghiệp trong công tác lập kế hoạch và tổ chức của công ty mình. Đối với Công ty Thăng long các tiêu chuẩn phục vụ được xác định như sau: - Công ty làm thủ tục xuất cảnh thông thường cho khách hàng đi du lịch nước ngoài ( không bao gồm phí làm hộ chiếu, khoản phí đó hành khách phải tự trả). Đối với các tour du lịch trong nước thì thủ tục đơn giản hơn, không phải làm thủ tục xuất cảnh, cũng như hộ chiếu cho khách hàng, phương tiện đi lại chủ yếu là ôtô chất lượng cao, tàu thuỷ nếu đó là du lịch trên sông. Các phương tiện này đều đảm bảo yếu tố an toàn cho du khách, và thường xuyên được bảo dưỡng. Vì hầu hết các đội xe du lịch của Công ty đều đi đường dài nên cứ định kỳ sau 20000km thì lại được bảo dưỡng tổng thể một lần. Đội tàu cũng được bổ sung những tàu mới để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách ngày càng tăng lên. Năm 2006 Công ty đã mua mới 5 chiếc tàu tải trọng 2000 tấn đáp ứng đủ chỗ cho 200 hành khách, đồng thời bảo dưỡng sửa chữa 20 tàu hiện đang có . - Tiêu chuẩn khách sạn: Công ty bố trí nơi ăn nghỉ cho du khách trong khách sạn 3 sao , mỗi phòng 02 người. Phòng nghỉ có đủ tiện nghi như nhà nghỉ khép kín có bình nóng lạnh, có hệ thống điều hoà không khí, trong phòng có thể truy cập mạng không dây, trong khu nghỉ còn có hệ thống nhà hàng, siêu thị, bể bơi, và các khu vui chơi giải trí cho du khách nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi của du khách, ngoài ra còn có hệ thống các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cho du khách co nhu cầu, hê thống phòng massa thẩm mỹ viện.. Nếu đoàn lẻ 1 nam, lẻ 1 nữ thì sẽ bố trí 03 người / phòng. - Tiêu chuẩn về bữa ăn: Các bữa ăn theo chương trình, phục vụ 03 bữa ăn / ngày/ người, gồm sáng, trưa, chiều. Tiêu chuẩn mỗi bữa ăn là 100.000 VND/ người/ bữa - Phương tiện vận chuyển: Có thể là ôtô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ tuỳ theo loại hình du lịch mà hành khách lựa chọn. Các phương tiện đi lại này có thể là tài sản thuộc sở hữu của Công ty, nhưng có thể là tài sản mà Công ty thuê, hoặc phương tiện vận tải công cộng là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước( máy bay, tàu hoả). Đối với việc sử dụng phương tiện vận tải máy bay thì công ty sẽ làm công tác mua vé máy bay, hoặc tàu hoả. Giá vé này được tính cả vào chi phí của chuyến đi và du khách không phải trả thêm khoản phí nào khác nữa, vì Công ty cung cấp dịch vụ du lịch trọn gói, khách hàng chỉ việc tiêu dùng dịch vụ còn việc cung cấp thuộc về phía Công ty du lịch. - Phí tham quan, khảo sát thực tế: Khi đến các khu du lịch thì du khách phải trả một khoản phí gọi là phí vào cửa để nhằm tạo kinh phí cho công việc tu bổ tôn tạo công trình công cộng. - Phiên dịch : Đối với đoàn du lịch của người nước ngoài du lịch tại Việt Nam thì phải có phiên dịch Tiếng Việt. Và khi du lịch nước ngoài thì cũng có phiên dịch để hướng dẫn du khách trong quá trình tham quan tại nước ngoài. - Bảo hiểm sự an toản cho du khách du lịch là tiêu chuẩn bắt buộc đối với Công ty du lịch vì trong quá trình đi du lịch có thể có những rủi ro xảy ra cho hành khách. Đây là điều khoản bắt buộc mà ông ty du lich phải đảm bao cho hành khách, và đã được pháp luật cụ thể hoá đến từng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Mức bảo hiểm theo quy định của pháp luật việt Nam nếu là du lịch trong nước, và theo pháp luật nước ngoài nếu là du lịch nước ngoài. Trong mỗi chuyến đi hành khách chỉ được mang một lượng hành lý nhất định không quá 30kg nếu vượt quá mức quy định thì Công ty không chịu chi phí đối với lượng hành lý quá cước đó mà khách hàng phải trả thêm chi phí. Nếu du khách muốn có phòng ngủ đơn hoặc cá chi phí cá nhân khác thì Công ty không chịu trách nhiệm phục vụ mà họ phải tự trả thêm chi phí tăng thêm do sử dụng dịch vụ không nằm trong chương trình của gói dịch vụ. d). Công ty sử dụng phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc thông qua chuyển khoản. Như vậy sau khi ký hợp đồng bên sử dụng dịch vụ có thể trả ngay bằng tiền mặt, hoặc thông qua ngân hàng để thanh toán bằng chuyển khoản. Tuy nhiên hiện nay hình thức thanh toán bằng tiền mặt ngày càng được hạn chế vì nó không thể hiện sự chuyên nghiệp trong hoạt động của Công ty, mà thông qua hình thức chuyển khoản nhiều hơn để đảm bảo việc quản lý của Nhà nước được dễ ràng hơn. Đối với khách hàng ở nước ngoài không thì hình thức tiền mặt là không kinh tế mà thông qua chuyển khoản thì sẽ đơn giản hơn, vì chỉ cần biết số tài khoản là bên sử dụng dịch vụ có thể chuyển tiền vào tài khoản của bên cung ứng dịch vụ mà không cần tốn thêm chi phí đi lại để giao tiền. e) Quyền và nghĩa vụ của bên tiêu dùng dịch vụ: Bên tiêu dùng dịch vụ ở đây là khách du lịch, khi họ có nhu cầu đi du lịch trong và ngoài nước. * Trách nhiệm của khách du lịch được quy định trong hợp đồng như sau: - Trước khi đi du lịch bên khách hàng phải hoàn tất những thủ tục, hồ sơ mà bên Công ty Thăng Long GTC yêu cầu như số lượng hành khách, tình trạng sức khoẻ của họ có giấy chứng nhận của cơ quan y tế, - Sau khi ký hợp đồng thì bên khách hàng phải thanh toán cho phía Công ty Thăng Long GTC 100% giá trị hợp đồng bằng tiền mặt hoặc chuyến khoản trước ngày khởi hành chuyến đi. Đây là hai phương thức thanh toán mà Thăng Long GTC áp dụng đối với khách hàng và phía khách hàng phải tuân theo mà không được lựa chọn hình thức thanh toán khác. Nếu lựa chọn hình thức khác mà không được sự đồng ý từ phía Công ty thì bị coi là không hợp lệ và buộc phải thanh toán lại. - Đối với các chuyến đi du lịch nước ngoài thì hành khách khi đến cửa khẩu phải làm thủ tục khai xuất nhập cảnh, khai hải quan, thực hiện tốt các quy định của hải quan, công an cửa khẩu. Tự chịu trách nhiệm về tư cách bản thân khi xuất cảnh và nhập cảnh qua các nước, những phát sinh do không đủ yêu cầu để xuất cảnh và nhập cảnh tại cửa khẩu do hành khách tự chịu. - Những phát sinh từ khách quan từ phía Hàng không Việt Nam tại sân bay sẽ được đền bù theo quy định của pháp luật Hàng không Việt Nam. - Hành khách phải tự bảo quản tư trang, hành lý, giấy tờ cá nhân ( hộ chiếu, vé máy bay). - Hành khách đi và về theo đúng chương trình, không tự động bỏ đoàn, tuân thủ pháp luật Việt Nam và Luật pháp nước bạn. Trong trường hợp khách tự ý bỏ đoàn thì phải lo kiệu tất cả các thủ tục và chi phí liên quan f) Các quy định khác. - Công ty chỉ thành lập đoàn du lịch khi có từ 10 hành khách trở lên. Đối với đoàn khách có từ 15 hành khách trở lên sẽ có một hướng dẫn viên du lịch tiếng Việt đi từ Việt Nam. Đối với đoàn khách dưới 15 người có hướng dẫn viên đưa đón tại cửa khẩu quốc tế Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất. - Trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng ngoài ý muốn như động đất bão lụt.xảy đến trước chuyến đi dẫn đến anhr hưởng đến lịch trình của đoàn không thể khởi hành đúng ngày, bên Công ty Thăng Long có trách nhiệm thông báo cho khách hàng bằng văn bản cho khách hàng trước ngày khởi hành 02 ngày và thông báo ngày khởi hành thay thế. - Trên suốt chuyến hành trình phía Công ty phải có nhân viên y tế chăm sóc sức khoẻ thông thường cho hành khách trên chuyến hành trình. Trường hợp trong quá trình tham quan ở nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng ngoài ý muốn như động đất, bão lụt, chiến tranh xảy ra cho đoàn dẫn đến không thể tiếp tục tổ chức dược nữa. Phía Công ty du lịch có trách nhiệm đưa đoàn về nước an toàn và coi như đã thực hiện xong chương trình như đã ký. Các phát sinh thêm về ăn, ở, đi, lại do khách hàng yêu cầu ( phát sinh ngoài chương trình), tại nước ngoài do khách hàng tự chịu. Theo Điều 37 khoản 4 Luật du lịch 2005 thì Công ty du lịch có trách nhiệm thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch: áp dụng các biện pháp cần thiết và phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ cứu nạn, cấp cứu, bảo đảm an toàn cho khách du lịch. - Phía Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng Long GTC có trách nhiệm mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách hàng có yêu cầu. Nếu do những lý do khác mà bên Công ty du lịch không thực hiện hết chương trình thì bên Công ty phải đền bù thiệt hại cho bên khách hàng: 50% tổng giá trị hợp đồng. Đây là một điều khoản phạt hợp đồng do sự vi phạm của nhà cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo cho bên Công ty không xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của hành khách. Công ty đặt ra mức đền bù lớn như vậy nhằm ngăn chặn sự vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hành khách hoặc đại diện của hành khách vì bất kỳ lý do nào đó không đi nữa thì phải báo cho phía Công ty du lịch biết chậm nhất là 07 ngày làm việc( không kể thứ 7 và chủ nhật) trước ngày đoàn khởi hành. Vì khi nhận được hợp đồng du lịch Công ty du lịch sẽ tiến hành công việc chuẩn bị cho chuyến đi nó rất tốn kém nên nếu không đi nữa thì phía khách hàng phải thông báo để nhà cung cấp dịch vụ dừng mọi công tác chuẩn bị và không làm ảnh hưởng đến ké hoạch của Công ty. Nếu thông báo sau 07 ngày làm việc thì đoàn khởi hành phải đền bù thiệt hại cho Công ty Thăng Long về phí làm thủ tục xuất nhập cảnh, phí giao dịch, đặt cọc vé máy bay tương ứng 30% kinh phí chuyến đi. Nếu thông báo sau 04 ngày làm việc trước ngày đoàn khởi hành thì hành khách phải đền bù 100% kinh phí chuyến đi cho phía Công ty du lịch. Vì việc thông báo quá chậm như vậy nên nhà cung cấp dịch vụ đã chuẩn bị mọi điều kiện cho chuyến đi như đặt phòng tại khách sạn, đặt vé máy bay, làm thủ tục xuất nhập cảnh cho du khách nếu là du lịch nước ngoài, thuê phương tiện vận chuyển, nên không thể rút lại hợp đồng được. Vì vậy sau đấy hành khách không sử dụng dịch vụ thì vẫn phải trả tiền. Sau 10 ngày khi Công ty Thăng Long thực hiện xong chương trình tham quan, khảo sát mà bên sử dụng dịch vụ không có ý kíên chính thức bằng văn bản thì hợp đồng này được xem như đã được cả hai bên đồng ý thanh lý và bên Công ty Thăng Long sẽ xuất hoá đơn cho bên tiêu dùng dịch vụ. Hình thức bán hàng qua điện thoại. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Khi thực hiện nếu có vấn đề gì nảy sinh, hai bên sẽ cùng nhau thương lượng giải quyết. Trường hợp không thồng nhất được sẽ cùng nhất trí đưa ra toà án kinh tế thành phố Hà Nội để giải quyết, chi phí cho Toà án sẽ do bên thua kiện thanh toán. g). Điều khoản về bảo hiểm . Khi kinh doanh lữ hành thì Công ty lữ hành phải mua bảo hiểm du lịch cho hành khách để đảm bảo an toàn cho chuyến đi, vì trong hành trình khách du lịch có thể gặp phải những nguy hiểm nên để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như để trang trải một phần chi phí khi có sự cố xảy ra đối với hành khách thì Công ty lữ hành phải có nghĩ vụ mua Bảo hiểm du lịch cho đoàn du khách. Công ty sử dụng dịch vụ bảo hiểm của Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh. Thời hạn bảo hiểm là thời hạn của chuyến hành trình và việc bảo hiểm này diễn ra trên toàn chuyến đi ( bao gồm từ địa điểm khởi hành cho đến khi về đích). Số tiền bảo hiểm là 20 triệu đồng/ người/ vụ. Phí bảo hiểm là2.500 đồng/người/ngày, đây là mức phí bảo hiểm tương đối thấp so với chi phí toàn bộ chuyến đi nên nó rất hấp dẫn khách du lịch đến với Công ty, vì mức phí bảo hiểm thấp trong khi số tiền bảo hiểm lại lớn nên đó là yếu tố tạo ra tính cạnh tranh lớn trong lĩnh vực du lịch. h). Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phạt hợp đồng. Đây là một điều khoản cơ bản trong nội dung của hợp đồng, nó là một sự bảo đảm cho các bên bắt buộc phải thực hiện đúng hợp đồng như đã giao kết nếu không sẽ phải chịu các trách nhiệm vật chất tương ứng do vi phạm hợp đồng. Các bên tự ràng buộc mình bằng những trách nhiệm phải chịu khi không thực hiện , thực hiện không đúng không đầy đủ các cam kểt như trong hợp đồng. Trong hợp đồng mà Công ty Thăng Long GTC ký kết với khách du lịch thì điều khoản phạt hợp đồng được quy định rất rõ ràng. Mức phạt hợp đồng cao nhất mà bên Công ty du lịch cam kết trả cho khách du lịch là 50% tổng giá trị hợp đồng khi không thực hiện chuyến đi dúng hẹn và đến cùng cho hành khách. Còn về phía khách du lịch thì mức đền bù hợp đồng cao nhất là 100% kinh phí chuyến đi cho phía Công ty du lịch khi không thực hiện chuyến đi nhưng thông báo cho Công ty du lịch Thăng Long biết hoặc thông báo như nhưng quá chậm ( sau 04 ngày trớc khi đoàn khởi hành) làm cho Công ty du lịch bị thiệt hại lớn vì đã chuẩn bị hoàn tất cho chuyến đi. Như vậy sự chênh lệch về mức phạt hợp đồng nay giữa bên cung ứng dịch vụ du lịch và bên tiêu dùng dịch vụ là không công bằng vì mức trách nhiệm giữa hai bên là không tương ứng, không đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong quan hệ hợp đồng mà bộ luật dân sự, hiến pháp cùng nhiều văn bản khác có quy định. i). Thủ tục xuất nhập cảnh cho hành khách đi du lịch nước ngoài: Đây là thủ tục có tính bắt buộc khi công dân một nước muốn quá cảnh qua lãnh thổ nước khác. Thủ tục xuất nhập cảnh thì do hành khách thực hiện tại cửa khẩu biên giới, nếu có sự không hợp lệ trong các giấy tờ thì hành khách phải tự chịu trách nhiệm, vì họ có tư cách cá nhân nên phải tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của bản thân. Khi xuất cảnh khách du lịch phải có viza hợp pháp cùng các giấy tờ khác là yêu cầu bắt buộc khi xuất cảnh Ngoài các nội dung chính trong hợp đồng chính như đã nêu trên thì phía Công ty du lịch có thể ký thêm các hợp đồng phụ cho khách du lịch khi họ có nhu cầu và phía Công ty có khả năng đáp ứng: như các dịch vụ phục vụ riêng cho khách hàng hoặc chất lượng phục vụ cao hơn so với các hành khách khác trong hợp đồng. Nếu Công ty du lịch không đáp ứng được theo yêu cầu mà hành khách đề ra thì hợp đòng phụ đó vô hiệu nhưng không kéo theo sự vô hiệu của hợp đồng chính kia. Sau khi các bên đã đồng ý các nội dung trong hợp đồng thì khách du lịch hoặc đại diện cho khách du lịch, và bên Công ty du lịch cùng ký vào nội dung của hợp đồng. Sau đó bản hợp đồng đợc phô tô làm 06 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 03 bản để cùng thực hiện. j.Bản chất thương mại của hợp đồng du lịch mà Công ty Thăng Long đã ký kết Các hợp đồng du lịch mà Công ty ký kết đa số là các hợp đồng dân sự, tuy nhiên trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng Công ty còn ký kết các hợp đồng du lịch mang bản chất là các hợp đồng thương mại. Cụ thể như khi Công ty cử đại diện của mình ký hợp đòng du lịch với đại diện của một pháp nhân khác về việc tổ chức chuyến tham quan du lịch cho nhân viên của mình thì về bản chất đó là hợp đồng thương mại và nó chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005. Trong trường hợp đó không chỉ có bên Công ty Thăng Long mới nhằm mục đích lợi nhuận mà cả phía Công ty tiêu dùng dịnh vụ du lịch cũng nhằm mục đích lợi nhuận và hợp đồng mà họ mua của Công ty Thăng Long loại dịch vụ du lịch đó cũng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty mình. Khi đó bản chất thương mại của hợp đồng là rất rõ ràng. Trong nhiều trường hợp Công ty Thăng Long ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng nhưng lại không phải là người trược tiếp cung cấp các dịch vụ cho hành khách mà lại thông qua một hợp đồng với chủ thể khác để họ làm dịch vụ du lịch cho hành khách thì đó cũng là hợp đồng dịch vụ du lịch nhưng lại là hợp đồng được giao kết gián tiếp vì không có bên nào là người tiêu dùng dịch vụ mà khi đó xuất hiện một người thứ ba là người trực tiếp cung cấp dịch vụ.Trường hợp này Công ty Thăng Long phải ký một hợp đồng phụ với chủ thể thứ ba kia để họ thực hiện những nghĩa vụ mà Công ty đã cam kết thực hiện cho hành khách của mình. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ này không dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng chính mà Công ty Thăng Long đã ký với khách hàng ►Trên đây là toàn bộ nội dung của hợp đồng mà Công ty TNHH Nhà nước Thăng Long GTC ký kết với khách du lịch. CHƯƠNG III NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ THỰC TIỄN ÁP DUNG PHÁP LUẬT VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC THĂNG LONG GTC 1. Nhận xét. Do đây là một Công ty dịch vụ Nhà nước chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nên việc ký kết hợp đồng của Công ty với khách du lịch tương đối đơn giản, chưa có tranh chấp lớn nào xảy ra trong suốt quá trình hoạt động của mình. Công ty tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ, ngoài ra còn đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật du lịch 2005 vì đây là lĩnh vực luật chuyên nghành. Hoạt động lữ hành của Công ty liên quan đến việc đưa hành khách ra nước ngoài nên trong hợp đồng còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh. Đa số các hợp đồng du lịch mà Công ty ký kết đều là những hợp đồng được soạn thỏa theo mẫu đã có sẵn nên nó tạo ra sự thuận loịư rất lớn cho quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, tiết kiệm được thời gian và chi phí , đơn giản hóa được thủ tục giao kết. Trong quá trình ký kết hợp đồng Công ty đã triệt để tuân thủ cá quy định của pháp luật về hợp đồng về cả hình thức và nội dung, người tham gia ký kết là người có đủ thẩm quyền được Công ty ủy quyền tham gia ký kết Mặc dù hợp đồng du lịch của Công ty còn rất đơn giản nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng một cách có tổ chức và triệt để. Từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng và thực hiện hợp đồng đã ký kết được hiệu quả, nhanh chóng hơn, tạo ra sự chủ động trong quá trình đàm phán, thoả thuận với khách du lịch. Chính vì nội dung không quá phức tạp, và giá trị hợp đồng không quá lớn, nên hầu như không có tranh chấp nào lớn xảy ra, nếu có tranh chấp thì cũng rất dễ giả quyết và mức độ bồi thường không quá lớn. Đa số các tranh chấp được giải quyết thông qua con đường hoà giải, tự thoả thuận mà không phải đưa ra toà án để giải quyết. Thủ tục đàm phán ký kết hợp đồng du lịch của Công ty cũng rất thuận lợi cho hai bên, nên có tính cạnh tranh lớn trong giai đoạn mà nước ta đã ra nhập WTO. Sự tự do ý chí của các bên được đề cao. Tuy nhiên vẫn còn những mặt tồn tại trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng du lịch của Công ty. Công ty vẫn đưa vào hợp đồng những điều khoản có lợi cho mình hơn và gây ra sự không công bằng trong việc xác định trách nhiệm của cả hai bên khi có sự vi phạm hợp đồng xảy ra. Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi và đang tiến tới cổ phần hoá nên tuy là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng Công ty Thăng Long cũng rất tự chủ trọng hoạt động kinh doanh du lịch của mình. Không còn hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước giao cho, mà tự tìm kiếm thị trường, hầu như không nằm trong sự bao cấp từ phía Nhà nước. Vì vây, số lượng hợp đồng du lịch nói riêng cũng như các đơn đặt hàng dịch vụ khác không ngừng tăng lên làm cho doanh thu của Công ty có sự tăng trưởng đáng kể. Từ 150 hợp đồng du lịch nước ngoài, 200 hợp đồng du lịch trong nước năm 2005 với giá trị đạt 30 tỷ đồng. Đến năm 2006 số lượng hợp đồng này đã có sự tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị của hợp đồng: 150 hợp đồng du lịch nước ngoài, 300 hợp đồng du lịch trong nước, với tổng trị giá các hợp đồng là trên 50 tỷ đồng. Qua quá trình thực tập và nghiên cứu hoạt động của Công ty TNHH Nhà nước Thăng Long GTC thì tôi thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty ngày càng đa dạng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Đặc biệt là các hợp đồng du lịch được ký kết không ngừng gia tăng. Ngoài những thành quả mà Công ty đã đạt được thì Công ty cũng gặp phải những vấn đề khó khăn mang tính chủ quan như; Trước đây Công ty TNHH Nhà nước Thăng Long GTC là một Công ty Nhà nước và mới được chuyển đổi mô hình quản láiang Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cách đây 2 năm trong đó Nhà nước vẫn nắm đa số vốn chủ sở hữu.Tuy cơ chế quản lý có những thay đối nhưng về cơ bản mọi hoạt động vẫn còn mang tính quan liêu bao cấp, xa dời thực tiễn kinh tế thị trường, có tính ỷ lại cao trong hoạt động của mình dựa dẫm vào Nhà nước. Chưa có tính độc lập tự chịu trách nhiệm. Chua chủ động sáng tạo trong việc tìm kiếm thị trường du lịch cũng như những thị trường khác để đầu tư mà ỷ lại vào kế hoạch của nhà nước hoặc những thị trường mà trước đó Nhà nước đã xây dựng được. Năng lực chuyên môn của cán bộ chưa cao, thiếu am hiểu về pháp luật và thị trường nên không taọ được động lực phát triển cho Công ty. Những người nắm chức vụ cao đa số là những người đã nhiều tuổi nên thiếu sự nhạy bén đối với thị trường nên không dám mạnh dạn đầu tư nhằm tìm kiếm thị trường mới, nên vấn đề đặt ra là phải đào tạo đội ngũ cán bộ mới có trình độ chuyên môn ngiệp vụ cao . 2. Kiến nghị. 2.1 Một số kiến nghị cho việc phát triển nghành du lịch của Công ty TNHH Nhà nước Thăng Long GTC. Sự hài lòng của du khách là nhân tố kích cầu du lịch qua trọng nhất trong lĩnh vực du lịch. Chỉ khi hài lòng với những dịch vụ được cung cấp thì người tiêu dùng mới có nhu cầu sử dụng lại dịch vụ ấy. Vì vậy để thu hút được khách du lịch đến Công ty của mình. Để làm được điều đó Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Mức độ hài lòng của du khách là dấu hiệu cơ bản cho thấy sự thoả mãn nhu cầu của họ. Đây đồng thời là lý do để họ quay trở lại sử dụng dịch vụ của Công ty và quảng bá, giới thiệu về sản phẩm du lịch của Công ty. Muốn đo lường được sự hài lòng của du khách, cần tiếp cận họ bằng những phương pháp tâm lý, tìm hiểu nguyện vọng và sở thích của họ từ đó nghiên cứu về mức độ hài lòng. Vì sự hài lòng của du khách là thước đo cho chất lượng sản phẩm du lịch. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Chất lượng dịch vụ càng cao càng đáp ứng tốt nhu cầu của du khách nên mức độ hài lòng của du khách càng cao. Bảng 5. Mối quan hệ giữa tỷ lệ du khách hài lòng và chất lượng dịch vụ: Tỷ lệ du khách hài lòng( % ) Chất lượng dịch vụ Dưới 65 Kém 65- 69 Trung bình 70 – 79 Khá 80 – 85 Tốt Trên 85% Tuyệt vời Đối với Công ty TNHH Nhà nước Thăng Long GTC thì mức độ hài lòng của du khách còn chưa cao, chỉ đạt từ 70- 79% nên chưa đủ hấp dẫn để thu hút du khách trở lại( theo tài liệu cung cấp của phòng kinh doanh du lịch). a). Nguyên nhân chưa hài lòng của du khách. *. Chương trình du lịch chưa hấp dẫn: - Việc xây dựng chương trình du lịch của Công ty Thăng Long còn rất đơn giản chưa độc đáo để thu hút khách du lịch. Đa số Công ty chỉ tìm kiếm các di tích, danh lam thắng cảnh có sẵn, rồi sâu chuỗi chúng lại, kết hợp với các cơ sở lưu trú là thành một tuyến du lịch. Với những chuyến du lịch như vậy, du khách chỉ là những người thụ động tham quan ngắm cảnh chứ không có hoạt động gì hấp dẫn để khách du lịch tham gia. - Do công tác tổ chức chưa cụ thể, chưa có sự kết hợp với các Công ty lữ hành khác nên có nhiều tour du lịch của Công ty bị chồng chéo với tour của Công ty khác gây quá tải chồng chéo trong các địa điểm du lịch. - Vẫn còn hiện tượng hướng dẫn viên dồn các hoạt động trong ngày theo kiểu “làm khoán cho xong”. Tại một số tour hướng dẫn viên tự ý thay đổi “ lịch trình” cho tiện và tiết kiệm. *. Chất lượng các danh lam thắng cảnh chưa cao. - Các danh lam thắng cảnh này bị khai thác quá mức nhưng lại không được tôn tao thường xuyên nên đang bị xuống cấp trầm trọng, gây mất mỹ quan - Môi trường xã hội tại các địa điểm du lịch còn gặp nhiều bất cập, xuất hiện những dịch vụ ăn theo, Công ty du lịch cấu kết với địa phương có danh lam thắng cảnh để lừa du khách. - Điều kiện vệ sinh môi trường tại địa điểm du lịch không được bảo đảm. - Trong các chuyến du lịch hoạt đồng giải trí còn hạn chế về số lượng, nghèo nàn về chất lượng, đơn điệu về hình thức, không tạo được sự hấp dẫn đối với du khách chính vì vậy số lượng hợp đồng được ký kết tăng chưa cao sau mỗi năm. Còn rất nhiều thời gian trống gây cảm giác nhàm chán cho du khách. Các chương trình du lịch của Công ty lữ hành Thăng Long mới chỉ quan tâm đến hoạt động ban ngày, và chủ yếu là các cuộc tham gía thụ động ít có hoạt động cho du khách tham gia một cách chủ động. Điều này tạo nên sự buồn tẻ cho du khách nhất là du khách phương Tây có nhiều thói quen giải trí về đêm. - Chính sách giá cả cũng là một vấn đề lớn gây ra sự băn khoăn cho khách du lịch. Vì giá vé cho du khách nước ngoài cao hơn vượt trội so với khách du lịch trong nước. Tạo ra sự phân biệt đối xử trong chương trình du lịch của Công ty đối với từng đối tượng du khách. - Trình độ quản lý và năng lực của hướng dẫn viên còn chưa đồng đều, tạo ra sự kém hấp dẫn trong nhiều chuyến đi. Sự yếu kém thể hiện ở các lĩnh vực như: + Thiếu kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường. + Thiếu công cụ phân tích hữu hiệu về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. + Thiếu ý thức tự vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ b). Biện pháp khắc phục. Để khắc phục được những mặt hạn chế nói trên Công ty TNHH Nhà nước Thăng Long GTC cấn đưa ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng để làm xuất hiện những nhu cầu mới, làm gia tăng nhu cầu còn thấp, và làm tăng cao hơn nữa nhu cầu vốn đã tăng cao của du khách. Muốn kích thích nhu cầu của du khách chúng ta trước hết cần phải tìm hiểu xu hướng vận động của nhu cầu đó như sau: Để giải quyết vấn đề nhân lực Công ty cần có chính sách hậu đãi tương xứng để thu hút nhân tài trong quản lý cũng như đội ngũ nhân viên. Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhân lực về du lịch để nâng cao nhận thức cho họ trong công tác phục vụ du khách. Cần đào tạo cả đội ngũ cán bộ cả ở trong và ngoài nước Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch của Công ty nhằm thu hút khách trong và ngoài nước. Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán thói quen tiêu dùng dịch vụ du lịch của từng đối tượng khách hàng để đưa ra những sản phẩm phù hợp Thiết lập các đại diện du lịch ở nhiều tỉnh thành phố lớn để mở rộng thị trường du lịch. Tạo nhu cầu mới cho khách hàng tiềm năng. Đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại là phát triển du lịch trong hiện tại. Tạo nhu cầu thị trường mới cho du khách tiềm năng là mở đường cho du khách phát triển trong tương lai. Nếu không thực hiện được điều này thì Công ty sẽ luôn bị động chạy theo nhu cầu của du khách mà không có sự chuẩn bị chu đáo như dự báo nhu cấu, lập kế hoạch đáp ứng chúng một cách khoa học. Để tạo ra thị trường khách hàng tiềm năng Công ty phải sáng tạo và đổi mới sản phẩm du lịch, nâng cao sức hấp dẫn của những sản phẩm du lịch hiện có, đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn vào các dịp lễ hội. Quảng bá sản phẩm du lịch thông qua sách báo, tờ dơi, mạng Internet Xây dựng các chương trình du lịch mang màu sắc đặc trưng cho Công ty mình. Thông qua các sự kiện du lịch Công ty cũng có thể quảng bá sản phẩm du lịch của mình rất hiệu quả. Trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng cần phải có những điều khoản phạt hợp đồng cao để tránh tình trạng bên cung ứng dịch vụ tùy tiện thay đổi chương trình du lịch mà không thông báo trước với khách hàng, cũng như khách hàng tự động hủy bỏ hợp đồng gây thiệt hại về kinh tế và uy tín cho nhà cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp công ty tổ chứ các chuyến du lịch nước ngoài, khi du khách gặp khó khăn trong các thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới thì phía Công ty du lịch lại không có sự can thiệp kịp thời mà để cho hành khách tự giải quyết nên sẽ gây tâm lý lo ngại cho khách du lịch khi du lịch nước ngoài. Nên các hướng dẫn viên du lịch cần phải được trang bị những kiến thức về thủ tục hướng dẫn khách hàng làm thủ tục xuất nhập cảnh một cách nhanh chóng nhất và can thiệp kịp thời khi có những tình huống khó khăn xảy ra nhằm tạo tâm lý an toàn cho hành khách trong chuyến đi đồng thời thu hút được khách du lịch . Để hợp những đồng đã được ký kết được thực hiện một cách đầy đủ thì cần phải có những sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong Công ty như: bộ phận vận tải, bộ phận lo thủ tục hậu cần, , nhằm đảm bảo cho chuyến đi được an toàn hiệu quả đúng lịch trình. Do trong quá trình ký kết, đàm phán soạn thảo hợp đồng du lịch thì Công ty đã soạn thảo mẫu hợp đồng trước dành cho mọi đối tượng du khách mà không tính đến có những hợp đồng có những đặc thù riêng nên nó tạo ra sự cứng nhắc trong việc đàm phán các điều khoản có tính chất đặc trưng cho từng đối tượng khách hàng. Vì vậy cần thiết phải có những điều khoản bổ sung vào nội dung của hợp đồng để hợp đồng được rõ ràng tránh nhầm lẫn trong khâu thực hiện hợp đồng. Do Công ty thường ít quan tâm đến vấn đề thẩm quyền ký kết hợp đồng vì nhiều khi tham gia ký kết hợp đồng các bên đã quen nhau và phía Công ty tin tưởng rằng họ đang đàm phán với những người có đủ thẩm quuyền ký kết hợp đồng. Nhiều khi các bên còn không đặt vấn đề tìm hiểu thẩm quyền ký kết của đối tác. Chính vì vậy mà đôi khi hợp đồng tuy đã được ký kết nhưng sau đó lại vô hiệu do người ký không có đủ thẩm quyền ký kết, hoặc khi nảy sinh tranh chấp thì một bên viện cớ người ký kết hợp đồng là không có đủ thẩm quyền để tránh được những khoản bồi thường thiệt hại đáng kể do vi phạm hợp đồng, Vì lý do đó để tránh được những thiệt hại không đáng có có thể xảy ra thì trong quá trình ký kết hợp đồng các bên phải tìm hiểu rõ thẩm quyền ký kết của bên kia. Khi ký kết hợp đồng dịch vụ du lịch đại diện phái Công ty luôn là giám đốc. Còn bên đối tác thì đôi khi lại rất khó xác định người đại diện đó là đại diện theo ủy quyền hay đại diện theo pháp luật. Nếu họ là dại diện đương nhiên thì không đáng lo ngại nhưng nhiều khi đó lại là đại diện theo ủy quyền và họ thường giao kết hợp đồng ngòai phạm vi ủy quyền nên khi có tranh chấp xảy ra thì phía Công ty lại không phải là người chịu trách nhiệm với phần hợp đồng đã được giao kết ngoài phạm vi ủy quyền, nên phái Công ty du lịch mà muốn đòi bồi thường thì chỉ được đòi người đã giao kết hợp đồng với mình, như vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì họ có thể bỏ trốn, hoặc không có khả năng thanh toán. Trong hợp đồng còn có những điều khoản quá chung chung trong việc đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ của du khách chẳng hạn như việc xác định thể nào là tiêu chuẩn khách sạn 2 sao, 3 sao Công ty cũng chưa có sự giải thích cụ thể nên khách hàng không biết là mình có được hưởng những dịch vụ tương ứng với số tiền mà mình bỏ ra hay không. Chính vì vậy trong hợp đồng cần phải có những điều khoản rõ ràng hơn về tiêu chuẩn chất lượng phục vụ du khách. Hợp đồng đa số được thanh toán bằng tiền mặt nên gây thất thoát rất nhiều cho ngân sách của Công ty và cũng tạo điều kiện cho những người đại diện tham gia ký kết hợp đồng mắc ngoặc với nhau để tham ô công quỹ của Công ty mình. Để khấưc phục tình trạng trên thì biện pháp an toàn nhất là hợp đồng nên đưa vào đó điều khoản về thanh toán là phải thanh toán bằng chuyển khoản, qua đó cũng nhằm ổn định tình hình thị trường tiền tệ đang trong giai đoạn lạm phát quá cao do lượng tiền mặt lưu thông quá lớn trong nền kinh tế. 2.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan ban hành pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch. Do tính chất đặc thù của hợp đồng dịch vụ du lịch như đã nói trong phần đầu. Hiện nay hành lang pháp lý đối với hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ du lịch nói riêng còn thiếu và yếu về nhiều mặt. Đa số các quy định về hợp đồng dịch vụ đều là những quy định chiếu theo Bộ luật dân sự 2005 mà chưa có những quy định cụ thể. Trong Bộ luật dân sự 2005 tuy đã có những quy định về hợp đồng dịch vụ nhưng đối với ngành dịch vụ đặc thù như dịch vụ du lịch thì còn chưa có quy định cụ thể mà. Nên vấn đề đặt ra là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ du lịch nói riêng để tạo ra cơ sở pháp lý cho việc giao kết thực hiện hợp đồng cho các bên trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng. Hiện nay Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế tuy đã hết hiệu lực nhưng nó vẫn có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý của các bên trong quá trình ký kết hợp đồng vì từ trước tới giờ họ vẫn có thói quen áp dụng pháp lệnh hợp đồng kinh tế để giải quyết các quan hệ hợp đồng. Cùng với sự ra đời của Bộ luật dân sự 2005 góp phần hoàn thiện đáng kể pháp luật về hợp đồng, đồng thời chính thức chấm dứt hiệu lực của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch thì Nhà nước cũng đưa ra một số chính sách vĩ mô nhằm phát triển ngành du lịch trong nước, thu hút được du khách nước ngoài, đồng thời tăng thu ngân sách trong ngành kinh tế du lịch.Vấn đề đặt ra hiện nay là : a). Kiện toàn và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010 cần kiện toàn bộ máy và cơ chế quản lý tương ứng chức năng nhiệm vụ một số ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế. Đổi mới phương pháp quản lý tạo điều kiện cho kinh doanh du lịch phát triển theo pháp luật. Các nhiệm vụ chủ yếu đặt ra như: - Kiện toàn quản lý nhà nước về dịch vụ. - Sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các Công ty hoặc tổng Công ty mạnh, tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong hoạt động du lịch. Đa dạng hóa sở hữu. Thành lập hiệp hội du lịch Việt Nam. - Gắn mô hình đổi mới quản lý với tính hiệu quả, đồng bộ và bảo đảm ổn định, anh ninh, an toàn trong hoạt động của ngành và với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội. - Từng bước hoàn thiện pháp luật về du lịch. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. b). Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách. * Chính sách tài chính. Có chính sách ưu tiên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm cho dịch vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được. Xây dựng các vùng trọng điểm du lịch * Chính sách đầu tư. Đầu tư hợp lý phát triển hạ tầng tại các vùng du lịch trọng điểm, cũng như các địa điểm du lịch quốc gia. từng bước có chính sách thuận lợi cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp du lịch. * Chính sách xuất nhập cảnh hải quan. Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch phù hợp với pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế. * Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng dịch vụ và hợp đồng dịch vụ du lịch nói riêng. Hiện nay hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch còn chưa được đầy đủ rõ ràng, vì vậy vấn đề đặt ra đối với cơ quan ban hành pháp luật là phải không ngừng hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật nhàm điều chỉnh các quan hệ hợp đồng vè du lịch. Hiện nay, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng thì hợp đồng có vai trò càng quan trọng hơn trong bất cứ giao dịch kinh tế nào, nên Nhà nước cần phải có những văn bản để quy định mang tính hướng dẫn cho hành vi của các chủ thể trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng. Pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch cần phải nêu rõ đối tượng của hợp đồng, mục đích mà các bên tham gia muốn hướng tới. Các bên có thể cùng nhằm mục đích lợi nhuận, hoặc chỉ có một bên nhằm mục đích lợi nhuận còn bên kia là muốn thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt. Tùy vào mục đích của các chủ thể mà lựa chọn áp dụng pháp luật sao cho phù hợp Quy định đầy đủ về chủ thể ký kết hợp đồng, để tránh tình trạng người tham gia ký kết hợp đồng lại không có đủ thẩm quyền ký kết, nên nếu người ký hợp đồng là người đại diện theo uỷ quyền thì phải có giấy ủy quyền có giấy xác nhận. Hình thức của hợp đồng cũng phải được pháp luật quy định cụ thể, để tránh tình trạng các bên tùy tiện trong việc giao kết và Nhà nước khó kiểm soát, gây ra tình trạng hỗn loạn trong nền kinh tế vì có quá nhiều các giao dịch ngầm. Các văn bản pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch cũng phải giải thích rõ thế nào là đại diện hợp pháp, đại diện theo ủy quyền, đai diện đương nhiên, để hạn chế sự mập mờ của các chủ thể khi giao kết hợp đồng và ký hợp đồng vượt ra ngoài phạm vi thẩm quyền. Quy định các trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu và các điều khoản bồi thường hợp đồng, nhằm tránh tình trạng các bên vi phạm hợp đồng mà không có lý do chính đáng. Quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người ủy quyền và người được ủy quyền. Hiện nay pháp luật còn quy định rất sơ sài về vấn đề này “Có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác ký hợp đồng kinh tế người được ủy quyền chỉ được ký kết hợp đồng trong phạm vi ủy quyền và không được ủy quyền. Giai đoạn hiện nay cần phải xây dựng nội dung hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ du lịch nói riêng đầy đủ chặt chẽ hơn. Cơ quan ban hành pháp luật cần phải đưa vào hợp đồng những nội dung chủ yếu và bắt buộc các bên phải thảo thuận đưa vào nội dung hợp đồng. Khi soạn thảo nội dung hợp đồng cần phải đưa vào đó những nội dung về giá cả hợp đồng, chất lượng phục vụ, bảo hiểm hành khách, phạt hợp đồng, cùng những điều khoản về trường hợp bất khả kháng ►Như vậy để cho việc giáo kết hợp đồng dịch vụ du lịch được đơn giản và bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, lợi ích Nhà nước, và lợi ích của toàn xã hội thì hành lang pháp lý về hợp đồng dịch vụ du lịch cần phải hết sức rõ ràng cụ thể nhưng vẫn phải đảm bảo hướng mở để cho các bên tự do thể hiện ý chí đồng thời đưa vào hợp đồng những nội dung đặc thù cho từng loại đối tượng khách hàng. Pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch ngoài việc không được trái với đường lối chính sách của Nhà nước còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế vì hiện nay nước ta đã hội nhập WTO, các quan hệ giao lưu kinh tế ngày càng được mở rộng. 2.3. Một số kiến nghị với các ngành chức năng. Đối với các ngành chức năng hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì cơ quan quản lý chủ yếu là Tổng cục du lịch Việt Nam, cần phải có những chiến lược cụ thể để phát triển ngành du lịch trong nước. Hoàn thiện các văn bản pháp lý để điều chỉnh việc ký kết hợp đồng du lịch. Đầu tư kinh phí nhăn\mf phát triển các khu du lịch tạo điều kiện cho các Công ty lữ hành hoạt động hiệu quả. Tổng cục du lịch cần đệ trình Chính phủ các dự thảo văn bản nhằm phát triển ngành của mình và thông qua các kỳ họp Quốc hội thảo luận thông qua. Hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về du lịch bằng cách cụ thể hóa các văn bản đã có để đưa vào thực tế các chủ thể của hợp đồng du lịch đơn giản trong việc áp dụng. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu thực tập tại Công ty TNHH Nhà nước nột thành viên Thăng Long - GTC, tôi nhận thấy hoạt động ký kết thực hiện hợp đồng dịch vụ du lịch của công ty về cơ bản tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ. Hầu như không cho tranh chấp xảy ra. Hoạt động du lịch của công ty ngày càng phát triển, số lượng hợp đồng ký kết ngày càng tăng. Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập hiện nay để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước công ty cần phải không ngừng hoàn thiện cơ cấu quản lý cũng như có những chính sách nhằm thu hút khách du lịch. Trên đây là toàn bộ những tìm hiểu và nghiên cứu của tôi về hoạt động ký kết hợp đồng dịch vụ du lịch của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long - GTC. Do thời gian thực tập và nghiên cứu còn ít nên bài viết của tôi còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự 2005 2. Luật Thương mại 2005 3. Luật Du lịch 2005 4. Giáo trình Kinh tế du lịch - Đại học Kinh tế Quốc dân 5. Giáo trình Luật Dân sự I + II - Đại học Luật 6. Giáo trình Luật Thương mại I + II - Đại học Luật 7. Giáo trình Pháp luật kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân 8. Giáo trình Nhu cầu của khách trong quá trình du lịch - Đại học Kinh tế Quốc dân 9. Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam - 10. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long - GTC 11. Lịch sử hình thành phát triển công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long - GTC 12. Tài liệu của Phòng du lịch công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long - GTC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. So sánh hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại 14 Bảng 2. So sánh hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh vật chất 36 Bảng 3 . Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005-2006. 47 Bảng 4. Thu nhập bình quân của lao động trong công ty 49 Bảng 5. Mối quan hệ giữa tỷ lệ du khách hài lòng và chất lượng dịch vụ: 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7499.doc
Tài liệu liên quan