Để thực hiện tốt hơn công tác phòng
ngừa và ứng phó bạo lực, can thiệp giảm hại
và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người bán
dâm, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần thực
hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần ban hành Luật Phòng,
chống mại dâm thay thế cho Pháp lệnh
Phòng, chống mại dâm hiện nay. Luật
Phòng, chống mại dâm cần được ban hành
dựa trên cách tiếp cận quyền con người, xóa
bỏ các khoảng trống pháp lý giữa pháp luật
Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế về
bảo vệ quyền của nhóm yếu thế, phù hợp với
công ước quốc tế về quyền con người, công
ước CEDAW. Luật này cần có những quy
định cụ thể các biện pháp bảo đảm quyền
được bảo vệ trước các hình thức bạo lực và
quyền tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ một cách
bình đẳng, không có sự kỳ thị, phân biệt đối
xử, hạn chế việc bóc lột, vi phạm quyền của
người bán dâm.
Thứ hai, cần quy định cụ thể các hành
vi bạo lực đối với người bán dâm trong Luật
Phòng, chống mại dâm. Các quy định này sẽ
tạo cơ sở cho việc thiết lập cơ chế bảo vệ
người bán dâm, tạo điều kiện cho người bán
dâm (đặc biệt là phụ nữ bán dâm) xóa bỏ
mặc cảm tự ti, e ngại, sẵn sàng tiếp cận các
cơ quan để yêu cầu bảo vệ họ trong các tình
huống xảy ra.
Thứ ba, pháp luật cần quy định rõ những
người bán dâm là nạn nhân của bạo lực có
quyền tiếp cận sử dụng các dịch vụ chăm sóc
y tế, trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Người
bán dâm là nhóm yếu thế trong xã hội, cần
được trợ giúp về các vấn đề y tế để bảo vệ
sực khỏe của bản thân họ và nâng cao việc
phòng ngừa, lây lan các bệnh xã hội; giúp họ
giải quyết các vấn đề về pháp lý trong cuộc
sống để họ dễ dàng tháo gỡ các vấn đề khó
khăn, sớm tìm được các giải pháp thoát khỏi
tình trạng bán dâm, nâng cao hiểu biết về các
quyền và các biện pháp phòng vệ, bảo vệ
quyền của bản thân họ, chống lại các hành
vi xâm hại.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về phòng ngừa và ứng phó bạo lực, can thiệp giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 10 (410) - T5/202046
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
Hiện nay, Việt Nam có khoảng161.000 cơ sở kinh doanh dịch vụnhạy cảm với số lượng lớn người lao
động làm việc và đối diện với các nguy cơ
cao bị vi phạm quyền của người lao động2.
Hoạt động mại dâm ở Việt Nam được coi là
bất hợp pháp, do đó người bán dâm phải đối
diện với những nguy cơ cao bị bạo lực, bị
xâm hại về quyền, và thực tiễn cho thấy họ
thường không tìm kiếm các biện pháp pháp
lý bảo vệ chính thức. Người bán dâm là
nhóm có nguy cơ cao mắc HIV/AIDS và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục và chính
nhóm đối tượng này có nguy cơ làm lây lan
pháp luật Về phÒng ngỪa VÀ Ứng phÓ Bạo lỰc, can thiệp
giảm hại VÀ hÒa nhập cỘng đỒng cho người Bán dâm1
Phan Thị Lan Hương*
* TS. Trường Đại học Luật Hà Nội
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Người bán dâm; hòa nhập
cộng đồng; pháp luật về phòng ngừa
và ứng phó bạo lực.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 07/01/2020
Biên tập : 12/012020
Duyệt bài : 14/01/2020
Article Infomation:
Key words: Sex workers; community
integration; legal regulations on
prevention and response to violation.
Article History:
Received : 07 Jan. 2020
Edited : 12 Jan. 2020
Approved : 14 Jan. 2020
Tóm tắt:
Mại dâm là hoạt động trái pháp luật ở Việt Nam, nhưng người
bán dâm là đối tượng chịu nhiều rủi ro về bạo lực, có nguy cơ bị
mắc bệnh truyền nhiễm cao. Bên cạnh việc ban hành các chế tài
xử lý đối với hoạt động mại dâm, pháp luật cần được tiếp cận
dưới góc độ quyền con người, xóa bỏ các hình thức bạo lực đối
với phụ nữ là một trong các yêu cầu để đảm bảo quyền của phụ
nữ nói chung và quyền của người bán dâm nói riêng. Tuy nhiên,
pháp luật Việt Nam còn tồn tại nhiều khoảng trống trong phòng
ngừa và ứng phó bạo lực, can thiệp giảm hại và hỗ trợ hòa nhập
cộng đồng cho người bán dâm.
Abstract:
Prostitution is an illegal activity in Viet Nam, but sex workers
are subject to high risks of violence and infectious diseases.
Along with issuance of legal sanctions against prostitution
activity, the legal regulations need to be approached on the
perspective of the human rights, elimination of violence against
women is one of requirements to ensure the rights of women in
general and the rights of female sex workers in particular.
However, there are still gaps in legal regulations of Vietnam on
prevention and response to violence, interventions for harm
reduction and community integration supports for sex workers.
1 Bài viết này được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển
cộng đồng (SCDI) và Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
2 “Giảm Thiểu Tác Hại Trong Mại Dâm - Bảo Đảm an Toàn, Sức Khỏe và Quyền Con Người,” accessed No-
vember 17, 2018;
47Số 10 (410) - T5/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
các bệnh ra cộng đồng. Tỷ lệ người bán dâm
nhiễm HIV là từ 2,6-4,5% và tỷ lệ nhiễm các
bệnh lây truyền qua đường tình dục là từ 2-
10%3. Tuy nhiên, người bán dâm thường khó
tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ (dịch vụ chăm sóc
y tế, dịch vụ trợ giúp pháp lý), các chương
trình can thiệp hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
Thực tiễn cho thấy, sau 16 năm thực hiện,
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
(Pháp lệnh năm 2003) đã bộc lộ nhiều hạn
chế, bất cập gây ảnh hưởng đến công tác
phòng, chống mại dâm ở nước ta hiện nay;
chưa có chính sách, biện pháp toàn diện để
bảo vệ người bán dâm trước nguy cơ bị bạo
lực; và các hiện pháp can thiệp, hỗ trợ hòa
nhập cộng đồng cho người bán dâm chưa có
hiệu quả.
Trong những năm qua, Việt Nam đã
thực hiện nhiều chương trình có liên quan
đến phòng, chống mại dâm, can thiệp giảm
hại và hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập
cộng đồng. Tuy nhiên, với tình hình gia tăng
tỷ lệ người bán dâm, gia tăng số lượng các
cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, thì việc
đánh giá quy định của pháp luật hiện hành
và thực tiễn thực hiện các hoạt động, chương
trình có liên quan đến phòng, chống mại
dâm, can thiệp giảm hại và hỗ trợ hòa nhập
cộng đồng, qua đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện chính sách, pháp luật sẽ có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền
của người bán dâm, hỗ trợ họ hòa nhập cộng
đồng, góp phần thay đổi quan niệm, xóa bỏ
định kiến về người bán dâm.
1. Quy định hiện hành về phòng ngừa và
ứng phó bạo lực, can thiệp giảm hại và
hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm
1.1. Về phòng ngừa và ứng phó bạo lực
đối với người bán dâm
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi năm 2017 (BLHS năm 2015),
những người bán dâm có thể là nạn nhân của
các tội phạm như: Tội hiếp dâm (Điều 141);
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142);
Tội cưỡng dâm (Điều 143); Tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều
144); Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào
mục đích khiêu dâm (Điều 147); Tội mua
bán người (Điều 150). Tuy nhiên, do xuất
phát từ quan điểm hành vi bán dâm là hành
vi trái pháp luật và không có tính chất ép
buộc, hay cưỡng ép trong quan hệ tình dục
nên người bán dâm thường không được cho
là nạn nhân của các tội hiếp dâm và cưỡng
dâm. Đặc biệt, người bán dâm thường có
tâm lý mặc cảm, xấu hổ và không dám tố cáo
với cơ quan có thẩm quyền về các vụ việc
bạo lực có liên quan đến họ.
Người bán dâm có thể là bị bạo lực về
kinh tế hay tinh thần từ người mua dâm, cá
nhân, tổ chức bảo kê mại dâm, môi giới mại
dâm hay lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch
vụ để kinh doanh mại dâm. Hiến pháp năm
2013 khẳng định mọi công dân có quyền
sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính
mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân
phẩm. Các quyền hiến định này đã được cụ
thể hóa trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy
nhiên, trên thực tế có những hành vi như gây
áp lực về kinh tế, ví dụ cho vay tiền và gây
áp lực khiến họ phải bán dâm để trả nợ và
lãi, thì hành vi đó có được coi là bạo lực kinh
tế không và có quyền yêu cầu bảo vệ theo
Bộ luật Dân sự không?
Trong trường hợp người bán dâm bị bạo
lực về thể chất và mức độ của thương tích có
thể yêu cầu pháp luật bảo vệ theo quy định
của Điều 134 BLHS năm 2015: Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác.
3 Theo Báo cáo giám sát trọng điểm của Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Viện Da liễu Trung ương,
Số 10 (410) - T5/202048
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
1.2. Về hỗ trợ giảm hại cho người bán
dâm
Các quy định hiện hành liên quan đến
can thiệp giảm hại cho người bán dâm cũng
chưa được đầy đủ và toàn diện. Trước năm
2011, người bán dâm được áp dụng theo
biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh để điều
trị và phục hồi nhân phẩm theo quy định tại
Nghị định số 135/2004/NĐ-CP. Trong thời
gian chữa bệnh và phục hồi nhân phẩm ở
Trung tâm, người bán dâm được trợ cấp về
y tế, học nghề, học văn hoá, mua sắm vật
dụng cá nhân cần thiết và tham gia lao động
được hưởng tiền công lao động theo định
mức lao động cùng kết quả công việc hoàn
thành khi tham gia lao động.
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 (Luật Xử lý VPHC) đã bỏ biện pháp
buộc đưa vào cơ sở chữa bệnh để áp dụng
đối với người bán dâm. Đặc biệt, Pháp lệnh
Phòng, chống mại dâm cũng không quy định
bất kỳ biện pháp can thiệp giảm hại áp dụng
cho người bán dâm, ví dụ như biện pháp hỗ
trợ, chăm sóc y tế, trợ giúp pháp lý cho
người bán dâm.
- Quyền được trợ giúp pháp lý của người
bán dâm cũng chưa được đảm bảo. Theo quy
định của Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm
2017, người bán dâm chỉ có thể được trợ
giúp pháp lý nếu thuộc hộ nghèo (khoản 2);
người bị nhiễm HIV có khó khăn về tài
chính (khoản 7). Như vậy, nếu người bán
dâm không thuộc diện hộ nghèo hoặc không
bị nhiễm HIV sẽ không thuộc đối tượng
được trợ giúp pháp lý miễn phí.
- Quyền được chăm sóc y tế là một trong
những quyền cơ bản của con người cần phải
được bảo vệ mà không có sự phân biệt đối xử
hay kỳ thị. Hiện nay, chưa có một văn bản nào
quy định cụ thể về chính sách chăm sóc y tế
và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ khác cho người
bán dâm, mặc dù, về nguyên tắc, “người hành
nghề mại dâm hoặc bất kỳ phụ nữ làm việc
tại các cơ sở vui chơi giải trí có quyền được
nhà nước bảo vệ, sống một cuộc sống không
có bạo lực, và được tiếp cận các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội”4.
1.3. Về hỗ trợ hòa nhập cộng đồng
Chính sách tín dụng ưu đãi
Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày
26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín
dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm
HIV, người sau cai nghiện ma túy, người
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn
lương (Quyết định số 29). Trên cơ sở đó,
Ngân hàng Chính sách xã hội đã xây dựng
hướng dẫn số 3337/NHCS-TDSV ngày
30/9/2014 về nghiệp vụ cho vay đối với hộ
gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai
nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người
bán dâm hoàn lương theo Quyết định số 29.
Giai đoạn 2014-2016 là thời gian thực hiện
thí điểm Quyết định này trên phạm vi 15
tỉnh/thành phố.
Thực tế cho thấy, do những rào cản
trong quy định tại Điều 3 Quyết định số 29
nên có rất ít số lượng người bán dâm có thể
tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Những
rào cản đó là quy định về điều kiện vay vốn
như sau:
+ Người bán dâm hoàn lương phải có
xác nhận về việc không còn bán dâm của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người
đứng đầu một trong các Tổ chức chính trị -
4 Ritsu Nacken, Quyền trưởng đại diện UNFPA, Người hành nghề mại dâm có quyền được chăm sóc sức khỏe;
https://suckhoedoisong.vn/nguoi-hanh-nghe-mai-dam-co-quyen-duoc-cham-soc-suc-khoe-n99981.html, truy
cập ngày 10/12/2018.
49Số 10 (410) - T5/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
xã hội ở địa phương hoặc Chủ nhiệm Câu
lạc bộ, Trưởng nhóm, Trưởng mạng lưới do
các Tổ chức chính trị - xã hội hoặc Tổ chức
xã hội có tư cách pháp nhân thành lập;
+ Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định
tại địa phương nơi vay vốn;
+ Có phương án sản xuất, kinh doanh và
có khả năng trả nợ vay theo cam kết;
+ Là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn
của Ngân hàng Chính sách xã hội;
+ Sống một mình hoặc sống cùng con
chưa đến tuổi lao động hoặc sống cùng bố,
mẹ, vợ, chồng, con, ông, bà, anh, chị, em
ruột nhưng những người này đã quá tuổi lao
động hoặc không còn khả năng lao động
theo quy định của pháp luật.
Chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc
làm
Điều 14 Pháp lệnh năm 2003 quy định
biện pháp kinh tế - xã hội hỗ trợ người bán
dâm hoàn lương như sau:
- Dạy nghề, tạo việc làm để có thu nhập,
xóa đói giảm nghèo là những biện pháp kinh
tế - xã hội quan trọng nhằm ngăn ngừa sự
phát sinh, phát triển tệ nạn mại dâm.
- Tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy
nghề, tạo việc làm giúp người bán dâm hoà
nhập cộng đồng.
Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày
7/3/2016 đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh thực
hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm
thông qua lồng ghép các chương trình kinh
tế - xã hội tại địa bàn cơ sở. Mục tiêu cụ thể
đó là: “Đến năm 2017: 50%, năm 2020:
100% các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch
lồng ghép và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống mại dâm với các chương trình
kinh tế - xã hội tại địa phương như chương
trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động
nông thôn, chương trình việc làm, phòng,
chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm
mua bán người”. Một số địa phương, ví dụ
như thành phố Hà Nội đã có Dự án “Xây
dựng chính sách và thí điểm mô hình tái hòa
nhập cộng đồng cho nữ thanh niên bị bóc lột
tình dục tại Hà Nội”; thành phố Hồ Chí
Minh cũng thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ
hoà nhập cộng đồng cho người mại dâm trên
địa bàn năm 2014 thông qua việc hỗ trợ kinh
phí học nghề cho 15 chị em với tổng kinh
phí là 45 triệu đồng và hỗ trợ cho 10 người
tham gia học nghề miễn phí tại một trung
tâm đào tạo nghề tóc có uy tín5.
Các mô hình hỗ trợ chủ yếu được thực
hiện thí điểm ở các địa phương đó là đào tạo
nghề (tóc, làm móng, kinh doanh nhỏ) và
vay vốn từ các chương trình tín dụng theo
hướng dẫn số 3337/NHCS-TDSV của Ngân
hàng Chính sách xã hội. Tuy nhiên, việc đào
tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người
bán dâm còn chưa đạt hiệu quả và phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của
địa phương; số lượng người bán dâm được
hỗ trợ học nghề và có được việc làm ổn định
không cao.
Những phân tích trên đây cho thấy, quy
định của pháp luật hiện hành về phòng ngừa
và ứng phó bạo lực, can thiệp giảm hại và
hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm còn
một số hạn chế, bất cập sau:
Thứ nhất, pháp luật còn thiếu các quy
định để bảo vệ người bán dâm khi bị bạo
lực.
- Pháp luật hiện hành còn thiếu các quy
định về các hành vi bao lực đối với người
5 Hiệu quả mô hình thí điểm hỗ trợ hoà nhập cộng đồng cho người mại dâm,
dam/Hieu-qua-mo-hinh-thi-diem-ho-tro-hoa-nhap-cong-dong-cho-nguoi-mai-dam/12891.vgp, truy cập ngày
10/12/2018.
Số 10 (410) - T5/202050
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
bán dâm như: hành vi quấy rối tình dục, bạo
lực tình dục, bạo lực kinh tế do các cá nhân,
tổ chức thực hiện đối với người bán dâm.
- Pháp luật hiện hành chưa quy định toàn
diện về các biện pháp chế tài áp dụng đối với
các cá nhân, tổ chức thực hiện các hình thức
bạo lực (thể chất, tinh thần, kinh tế và tình
dục) đối với người bán dâm. Ví dụ như người
bán dâm bị bạo lực tình dục do người mua
dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự thì không có biện pháp chế tài
nào được áp dụng để xử lý đối với những
người thực hiện hành vi bạo lực đối với
người bán dâm. Ngoài ra, pháp luật cũng
chưa quy định các biện pháp xử lý hành
chính đối với các hành vi vi phạm như: khiêu
dâm, kích dục; thiếu quy định về xử phạt
hành chính đối với người mua dâm khi
không trả tiền hay lừa dối phụ nữ bán dâm để
đạt được mục đích thỏa mãn về tình dục; hay
lừa dối để phục vụ nhiều người (Điều 22 và
24 Nghị định 167/2013 chưa có quy định về
hành vi này); thiếu quy định về xử phạt đối
với hành vi bạo lực tình dục như: khẩu dâm
(các lời nói thô tục); sử dụng các dụng cụ
nguy hiểm để quan hệ tình dục không có sự
đồng của nạn nhân. Một số hành vi có tính
nguy hiểm cho xã hội cao như tổ chức, bảo
kê cho hoạt động mại dâm chưa được quy
định thành tội danh trong Bộ luật Hình sự.
Thứ hai, pháp luật hiện hành chưa bao
hàm các quy định bảo vệ người bán dâm
trong tố tụng hình sự.
Điều 86 Bộ luật Tố tụng Hình sự
(TTHS) quy định: “Chứng cứ là những gì có
thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do
Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ
để xác định có hay không có hành vi phạm
tội, người thực hiện hành vi phạm tội và
những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc
giải quyết vụ án.” Những trường hợp khởi
tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại thì
người bị hại phải có nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ. Tuy nhiên, các quy định về chứng
cứ và sử dụng chứng cứ có thể gây khó khăn
cho nạn nhân của bạo lực tình dục, đặc biệt
là người bán dâm do Bộ luật TTHS không
có quy định về cách áp dụng chứng cứ riêng
trong các vụ án bạo lực tình dục đối với phụ
nữ (có thể dẫn đến tình trạng phân biệt đối
xử nếu sử dụng quá khứ của nạn nhân để bào
chữa cho hành vi bạo lực tình dục). Lời khai
của nạn nhân và nhân chứng là chứng cứ để
xét xử vụ án hình sự nhưng không đủ để tiến
hành buộc tội. Tuy nhiên, các vụ án bạo lực
tình dục khó thu thấp chứng cứ để chứng
minh lời khai của nạn nhân (nạn nhân
thường e ngại, xấu hổ trong cung cấp lời
khai). Nạn nhân của bạo lực tình dục thường
phải trả lời các câu hỏi liên quan đến nội
dung vụ việc với nhiều người tiến hành tố
tụng khác nhau (công an, viện kiểm sát, tòa
án, luật sư), điều này có thể gây tổn thương
về tinh thần cho nạn nhân của bạo lực tình
dục. Ngoài ra, chưa có hướng dẫn cụ thể
dành cho các cơ quan điều tra về thu thập
chứng cứ trong các vụ án bạo lực tình dục
đối với phụ nữ, và những người này tiếp tục
đóng vai trò diễn giải pháp luật về chứng cứ
trong các trường hợp nữ giới bị bạo lực tình
dục là do lỗi của nạn nhân là người bán dâm
(kỳ thị, phân biệt đối xử).
2. Yêu cầu bảo vệ quyền của người bán
dâm phù hợp với Công ước quốc tế
Xóa bỏ các hình thức bạo lực đối với
phụ nữ là một trong các yêu cầu để đảm bảo
quyền của phụ nữ nói chung và quyền của
người bán dâm nói riêng. Điều 6 Công ước
về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ (CEDAW) năm 1979 đã yêu cầu các
quốc gia thành viên chấm dứt các hình thức
mua bán phụ nữ và bóc lột mại dâm. Việc
xóa bỏ mại dâm, thông qua việc bảo vệ nạn
nhân và hình sự hóa người mua dâm là cách
hiệu quả duy nhất để loại bỏ mại dâm và các
51Số 10 (410) - T5/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
hình thức bóc lột mại dâm và bảo đảm tôn
trọng quyền con người.
Người bán dâm thường bị xã hội kỳ thị,
do đó họ buộc phải làm việc ở những nơi
khuất hoặc tối, và phải đối mặt với những rủi
ro tiềm ẩn nhất định mà không có bất kỳ biện
pháp bảo vệ nào; người bán dâm có thể được
xem là nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội.
An toàn về thể chất, sức khỏe và tinh thần
của người bán dâm và nhân phẩm của người
bán dâm đã bị đe dọa từ lâu6. Những người
hành nghề mại dâm nữ, nam và chuyển giới
phải đối mặt với mức độ bạo lực, kỳ thị,
phân biệt đối xử và các vi phạm khác về
quyền con người. Bạo lực đối với người bán
dâm có liên quan đến việc sử dụng bao cao
su không phù hợp hoặc không sử dụng bao
cao su và tăng nguy cơ nhiễm bệnh lây
truyền qua đường tình dục (STI) nói chung
và HIV. Bạo lực cũng ngăn người bán dâm
tiếp cận thông tin và dịch vụ điều trị HIV7.
Do đó, xử lý các hành vi bạo lực, áp
dụng các biện pháp can thiệp giảm hại, hỗ
trợ hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm
là yêu cầu cần thiết đối với các quốc gia để
bảo vệ quyền của người bán dâm nói chung,
xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người
bán dâm, đồng thời góp phần kiểm soát được
sự lây nhiễm các dịch bệnh.
Mặc dù pháp luật của các quốc gia có sự
khác biệt về phòng, chống mại dâm, nhưng
có thể chia thành các nhóm chính như sau:
(1) Nhóm các nước hình sự hóa hành vi mại
dâm bao gồm cả bán dâm, mua dâm, và tổ
chức hoạt động mại dâm. Nghĩa là người bán
dâm, mua dâm, các tổ chức thực hiện hoạt
động mại dâm đều có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự trong một số trường hợp, ví
dụ như ở các quốc gia Mỹ (trừ bang
Nevada), Hàn Quốc, và Ai cập; (2) Nhóm
các quốc gia không hình sự hóa hành vi mại
dâm như New Zealand, Bang New South
Wales (Úc) và Slovenia; (3) Nhóm các quốc
gia quy định áp dụng biện pháp xử lý hành
chính đối với người bán dâm ví dụ như
Romania, Moldova, Lithuania, Nga, và Việt
Nam; (4) Nhóm các quốc gia quy định hợp
pháp hóa mại dâm nghĩa là hành vi bán dâm
sẽ không bị áp dụng các biện pháp xử phạt
hành chính hay hình sự, ví dụ như ở Úc, Hy
Lạp, Lebanon, Peru, Uruguay và Senegal8.
Tuy nhiên, người bán dâm ở hầu hết các
quốc gia đều phải đối mặt với các nguy cơ
bị bạo lực và nguy cơ mắc các bệnh truyền
nhiễm (HIV) cao, dẫn đến bị vi phạm quyền
con người như không được tiếp cận các dịch
vụ chăm sóc y tế, trợ giúp pháp lý, tư vấn
cũng như được hỗ trợ tái hòa nhập cộng
đồng.
Bảo vệ quyền của người bán dâm đã
được cộng đồng quốc tế quan tâm, Công ước
quốc tế về quyền con người và Công ước
CEDAW đóng vai trò quan trọng để các
quốc gia ban hành các chính sách bảo vệ nạn
nhân của bạo lực giới, đặc biệt là nhóm
người bán dâm có nguy cơ cao bị bạo lực,
bóc lột và vi phạm quyền con người.
6 Genevieve Fuji Johnson, “Governing Sex Work: An Agonistic Policy Community and Its Relational
Dynamics,” Critical Policy Studies 9, no. 3 (July 3, 2015): 259–77, https://doi.org/10.1080/
19460171.2014.968602.
7 “Addressing violence against sex worker,” 4, accessed December 7, 2018, World Health Oganization,
accessed 13 December 2018, https://www.who.int/hiv/pub/sti/sex_worker_implementation/swit_chpt2.pdf.
8 “Framework_on_rights_of_sex_workers_cedaw.Pdf,” 23, accessed December 14, 2018, https://law.yale.edu/
system/files/area/center/ghjp/documents/framework_on_rights_of_sex_workers_cedaw.pdf.
Số 10 (410) - T5/202052
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra
các giải pháp chủ yếu để phòng ngừa bạo lực
và can thiệp giảm hại cho người bán dâm cụ
thể là: (1) trao quyền cho cộng đồng thông
qua việc huy động cộng đồng tham gia vào
công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực;
áp dụng các chương trình chăm sóc và can
thiệp ban đầu; quản lý giám sát các chương
trình phòng ngừa và ứng phó từ trung ương
đến địa phương; (2) ứng phó với các hình
thức bạo lực; (3) các dịch vụ được cung cấp
bởi cộng đồng; (4) thực hiện các chương trình
bao cao su; (5) Các dịch vụ chăm sóc và điều
trị y tế; (6) Nâng cao năng lực của các tổ chức
quản lý và thực hiện chương trình9. Phòng
ngừa và ứng phó đối với bạo lực đối với
người bán dâm là biện pháp phòng ngừa HIV
có hiệu quả, đồng thời bảo đảm cho người
bán dâm dễ dàng tiếp cận các dịch vụ và đưa
ra các quyết định có liên quan đến sức khỏe
và phúc lợi xã hội lâu dài của họ.
3. Một số khuyến nghị
Để thực hiện tốt hơn công tác phòng
ngừa và ứng phó bạo lực, can thiệp giảm hại
và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người bán
dâm, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần thực
hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần ban hành Luật Phòng,
chống mại dâm thay thế cho Pháp lệnh
Phòng, chống mại dâm hiện nay. Luật
Phòng, chống mại dâm cần được ban hành
dựa trên cách tiếp cận quyền con người, xóa
bỏ các khoảng trống pháp lý giữa pháp luật
Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế về
bảo vệ quyền của nhóm yếu thế, phù hợp với
công ước quốc tế về quyền con người, công
ước CEDAW. Luật này cần có những quy
định cụ thể các biện pháp bảo đảm quyền
được bảo vệ trước các hình thức bạo lực và
quyền tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ một cách
bình đẳng, không có sự kỳ thị, phân biệt đối
xử, hạn chế việc bóc lột, vi phạm quyền của
người bán dâm.
Thứ hai, cần quy định cụ thể các hành
vi bạo lực đối với người bán dâm trong Luật
Phòng, chống mại dâm. Các quy định này sẽ
tạo cơ sở cho việc thiết lập cơ chế bảo vệ
người bán dâm, tạo điều kiện cho người bán
dâm (đặc biệt là phụ nữ bán dâm) xóa bỏ
mặc cảm tự ti, e ngại, sẵn sàng tiếp cận các
cơ quan để yêu cầu bảo vệ họ trong các tình
huống xảy ra.
Thứ ba, pháp luật cần quy định rõ những
người bán dâm là nạn nhân của bạo lực có
quyền tiếp cận sử dụng các dịch vụ chăm sóc
y tế, trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Người
bán dâm là nhóm yếu thế trong xã hội, cần
được trợ giúp về các vấn đề y tế để bảo vệ
sực khỏe của bản thân họ và nâng cao việc
phòng ngừa, lây lan các bệnh xã hội; giúp họ
giải quyết các vấn đề về pháp lý trong cuộc
sống để họ dễ dàng tháo gỡ các vấn đề khó
khăn, sớm tìm được các giải pháp thoát khỏi
tình trạng bán dâm, nâng cao hiểu biết về các
quyền và các biện pháp phòng vệ, bảo vệ
quyền của bản thân họ, chống lại các hành
vi xâm hại.
Thứ tư, bổ sung các quy định hỗ trợ
người bán dâm như hỗ trợ học nghề, giới
thiệu việc làm và vay vốn tín dụng. Người
bán dâm sẽ có cơ hội chuẩn bị cho việc thay
đổi việc làm và thay đổi cuộc sống của mình;
người bán dâm không phải chứng minh
mình có mong muốn bỏ nghề để được tiếp
cận và hưởng các chính sách này n
9 “Addressing violence against sex worker,” 4, accessed December 7, 2018, World Health Oganization,
accessed 13 December 2018, https://www.who.int/hiv/pub/sti/sex_worker_implementation/swit_chpt2.pdf.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phap_luat_ve_phong_ngua_va_ung_pho_bao_luc_can_thiep_giam_ha.pdf