Từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện
ngôn ngữ học giải thích, “quá” là “vượt
qua”14. Từ điển từ và ngữ Việt Nam cũng
có cách giải thích tương tự (“quá” là “vượt
qua”)15. Với cách giải thích này, có thể hiểu
“mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt
áp dụng đối với người thành niên” là không
vượt qua 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với
người thành niên. Điểm e khoản 1 Điều 3
Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định: “đối
với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt
tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt
tiền đối với cá nhân”. Khác với các pháp
lệnh trước đây về xử phạt VPHC, Luật Xử lý
VPHC năm 2012 đã có một quy định hoàn
toàn mới là mức phạt tiền đối với tổ chức
bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đây là hệ số cứng, tuyệt đối, không phải là
hệ số tương đối cho phép phạt đến gấp hai
lần16. Đối chiếu với mức tiền phạt người
chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16
tuổi thì với quy định “mức tiền phạt không
quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người
thành niên”, có thể hiểu rằng đây là hệ số
tương đối và người có thẩm quyền có quyền
tùy nghi quyết định mức tiền phạt miễn sao
không vượt quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng
đối với người thành niên.
Ví dụ: theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị
định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
của Chính phủ thì hành vi “nuôi gia súc, gia
cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu
dân cư” sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng. Nếu chủ thể vi phạm là người
thành niên và không có tình tiết tăng nặng
hay tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt mức tiền
trung bình là 200.000 đồng. Nếu chủ thể vi
phạm là tổ chức và không có tình tiết tăng
nặng hay tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt
mức tiền trung bình là 400.000 đồng (bằng
hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân). Tuy
nhiên, nếu chủ thể vi phạm là người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi và không có tình tiết
tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt
bao nhiêu thì không có chuẩn mực chung
trong việc áp dụng. Với quy định “mức tiền
phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng
đối với người thành niên” thì người có thẩm
quyền có thể xử phạt 10.000 đồng, 30.000
đồng, 50.000 đồng, 90.000 đồng, 100.000
đồng bởi tất cả mức tiền phạt này đều
không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối
với người thành niên.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên của bang Victoria (Úc) và một số gợi mở cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CỦA BANG VICTORIA (ÚC)
VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
Tóm tắt:
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người chưa
thành niên vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, việc xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành
chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo
dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở
thành công dân có ích cho xã hội. Bài viết phân tích các quy định
của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa
thành niên của bang Victoria (Úc) và rút ra một số gợi mở cho
Việt Nam.
Cao Vũ Minh*
Nguyễn Đức Hiếu**
* TS. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
** ThS. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Abstract
According to the 2012 Law on Handling Administrative
Violations, minors in administrative offenses shall be sanctioned
for administrative violations. However, the handling of minors
who have committed acts of administrative violations is
implemented only in necessary cases aiming to educate, assist
them to repair mistakes, develop healthily and become useful
citizens of society. This article analyzes the legal provisions on
administrative sanctions for minors of Victoria (Australia) and
draws some experiences of Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012, vi phạm hành chính, xử phạt
vi phạm hành chính, người chưa thành
niên, Bang Victoria.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 05/10/2019
Biên tập : 12/10/2019
Duyệt bài : 15/10/2019
Article Infomation:
Keywords: The 2012 Law on Handling
of Administrative Violations,
administrative violation, sanctioning
of an administrative violation, minors,
Victoria.
Article History:
Received : 05 Oct. 2019
Edited : 12 Oct. 2019
Approved : 15 Oct. 2019
PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
1. Khái quát về pháp luật xử phạt vi phạm
hành chính của bang Victoria
Bang Victoria là một bang có diện
tích không lớn của nước Úc1. Tuy nhiên,
Victoria lại là bang có hoạt động kinh tế sôi
1 Nước Úc có 06 bang gồm New South Wales, Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria, Tây Úc và hai vùng lãnh thổ
trên đất liền là Vùng lãnh thổ thủ đô và Vùng lãnh thổ phía Bắc.
động và có một hệ thống pháp luật khá toàn
diện, mang tính đại diện cho pháp luật của
Úc. Trong những năm gần đây, luật thành
văn dần trở thành một nguồn luật nổi bật tại
Victoria. Khung pháp lý điều chỉnh những
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
59Số 21(397) T11/2019
vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành
chính (VPHC) nói chung và xử phạt VPHC
đối với người chưa thành niên nói riêng
được quy định trong nhiều văn bản pháp luật
như: Luật Trẻ em, thanh niên và gia đình
năm 2005 (Children, Youth and Families
Act 2005), Luật Xử phạt VPHC năm 2006
(Infringements Act 2006), Luật Chứng cứ
năm 2008 (Evidence Act 2008), Luật Tòa án
sơ thẩm năm 1989 (Magistrates Act 1989)
Theo pháp luật Việt Nam, việc xử
phạt VPHC không chỉ căn cứ vào Luật Xử
lý VPHC năm 2012 mà còn phải dựa vào
các nghị định xử phạt VPHC trong các lĩnh
vực cụ thể. Theo thống kê của Bộ Tư pháp,
tính đến ngày 22/3/2019 ở nước ta có 101
nghị định quy định về xử phạt VPHC trong
các lĩnh vực2. Tính đến ngày 30/6/2019, đã
có 107 Nghị định quy định về xử phạt trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước được Chính
phủ ban hành. Tương tự Việt Nam, việc xử
phạt VPHC ở bang Victoria cũng không căn
cứ vào một văn bản cụ thể nào cả. Victoria
có một luật đóng vai trò là luật khung, điều
chỉnh các vấn đề chung về xử phạt VPHC
là Luật Xử phạt VPHC năm 2006 của bang
Victoria (Infringements Act 2006) do Quốc
hội của bang Victoria ban hành. Luật Xử phạt
VPHC năm 2006 của bang Victoria gồm 14
phần, trong đó quy định những vấn đề liên
2 Phụ lục 04 Báo cáo số 82/BC-BTP ngày 22/3/2019 của Bộ Tư pháp về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính năm 2018 và Phụ lục 01, 02 Báo cáo số 09/BC-BTP ngày 08/01/2018 của Bộ Tư pháp Tổng kết thi hành
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
3 Theo Điều 3 Luật Xử phạt vi phạm hành chính Victoria năm 2006, “phạt tiền” là một chế tài hành chính trong đó bao
gồm tất cả những khoản phải trả được quy định tại Điều 81 của Luật này. Cụ thể, Điều 81 Luật Xử phạt vi phạm hành
chính Victoria năm 2006 ghi nhận tiền phạt bao gồm các khoản:
(1) Trong xử phạt vi phạm hành chính thì các khoản tiền sẽ gồm:
(a) là khoản tiền được quy định cụ thể đối với người vi phạm; và
(b) có thể bao gồm các khoản khác được liệt kê trong thông báo xử phạt
(2) Các khoản khác được quy định trong Luật này có liên quan đến chi phí thực thi việc xử phạt đều được coi là chi phí
hợp pháp.
4 https://www.audit.vic.gov.au/report/portfolio-departments-and-associated-entities-results-2013-14audits? section=31424,
truy cập ngày 10/10/2019.
quan đến nguyên tắc xử phạt, thẩm quyền xử
phạt, thủ tục xử phạt, các hình thức xử phạt
và các biện pháp cưỡng chế đối với VPHC.
Luật Xử phạt VPHC Victoria năm
2006 quy định các hình thức xử phạt VPHC
là: i) Cảnh cáo (tập 1 phần 2 Luật Xử phạt
VPHC Victoria năm 2006); ii) Phạt tiền3 (tập
2 phần 2 Luật Xử phạt VPHC Victoria năm
2006); iii) Trừ điểm trong giấy phép lái xe
(Điều 25 Luật An toàn đường bộ năm 1986,
sửa đổi bổ sung năm 2009 và Điều 34, tập
5, phần 2 Luật Xử phạt VPHC Victoria năm
2006); iv) Thu hồi giấy phép lái xe và không
cho đăng kiểm lại phương tiện giao thông
(phần 8 Luật Xử phạt VPHC Victoria năm
2006); v) Lao động công ích (phần 12 Luật
Xử phạt VPHC Victoria năm 2006); vi) Phạt
tù (phần 12 Luật Xử phạt VPHC Victoria
năm 2006).
Theo pháp luật về xử phạt VPHC của
bang Victoria, việc xử phạt VPHC chủ yếu
tập trung vào các vi phạm liên quan đến an
toàn giao thông như lái xe quá tốc độ, không
có bằng lái xe, lái xe trong tình trạng say
rượu, đỗ xe trái quy định4 Các vi phạm
còn lại liên quan đến phí đường cao tốc
và các lỗi nhỏ xử phạt tại chỗ. Theo thống
kê của Văn phòng Tổng chưởng lý bang
Victoria, có 88% các VPHC bị xử phạt liên
quan đến điều khiển xe vi phạm giao thông
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 21(397) T11/2019
do camera ghi lại, còn lại là các vi phạm liên
quan đến phí đường và các lỗi nhỏ xử phạt
tại chỗ (chủ yếu là các vi phạm khác liên
quan đến lĩnh vực giao thông)5.
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn
từ năm 2013 – 2014, số tiền phạt đối với các
lỗi liên quan đến điều khiển xe vi phạm giao
thông do camera ghi lại là hơn 250 triệu đô
la. Trong khi đó, các lỗi liên quan đến xử
phạt tại chỗ và liên quan đến phí đều ở mức
150 triệu đô la - tức là các lỗi vi phạm như
điều khiển xe không chấp hành đèn tín hiệu,
chạy xe quá tốc độ, lái xe trong tình trạng
say rượu có số tiền phạt hơn 1,6 lần hai lỗi
phổ biến còn lại6.
Pháp luật của bang Victoria không xử
phạt VPHC đối với nhiều lĩnh vực như: khoa
học và công nghệ, chuyển giao công nghệ,
tiền tệ, ngân hàng, cạnh tranh, khí tượng thủy
văn, đo đạc, bản đồ Như vậy, so với Việt
Nam, pháp luật về xử phạt VPHC của bang
Victoria có phạm vi điều chỉnh khá hẹp. Nói
cách khác, có nhiều vi phạm trong các lĩnh
vực bị xử phạt VPHC theo pháp luật Việt
Nam nhưng không có điều luật tương ứng
để xử phạt theo pháp luật của bang Victoria.
2. Pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính đối với người chưa thành niên của
bang Victoria và kinh nghiệm gợi mở cho
Việt Nam
2.1. Về độ tuổi bị xử phạt vi phạm
hành chính
Theo khoản 2 Điều 1 Phụ lục 3 Luật
Trẻ em, thanh niên và gia đình năm 2005
5 https://www.audit.vic.gov.au/report/portfolio-departments-and-associated-entities-results-2013-14-audits? section=31424,
truy cập ngày 10/10/2019.
6 https://www.audit.vic.gov.au/report/portfolio-departments-and-associated-entities-results-2013-14-audits? section=31424,
truy cập ngày 10/10/2019.
7 Khoản 2 Điều 1 Phụ lục 3 Luật Trẻ em, thanh niên và gia đình năm 2005 của bang Victoria.
8 Thái Thị Tuyết Dung - Mai Thị Lâm, “Những bất cập trong Luật xử lý vi phạm hành chính và kiến nghị hoàn thiện”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 16, năm 2015.
của bang Victoria: “người chưa thành niên
VPHC là người tính đến thời điểm vi phạm
phải từ đủ 10 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi”7.
Điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý VPHC
năm 2012 của Việt Nam quy định: “người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt
VPHC về VPHC do cố ý. Người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt VPHC về
mọi VPHC”. Như vậy, pháp luật về xử phạt
VPHC của bang Victoria quy định độ tuổi bị
xử phạt VPHC thấp hơn của Việt Nam. Bên
cạnh đó, nếu như pháp luật của bang Victoria
sử dụng thuật ngữ “chưa đủ 18 tuổi” thì
pháp luật xử phạt VPHC của Việt Nam lại
sử dụng thuật ngữ là “dưới 18 tuổi”. Cách
quy định này chưa tương thích với các văn
bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật
của nước ta. Cụ thể, Điều 20 Bộ luật Dân
sự năm 2015 quy định “người thành niên
là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Điều
21 Bộ luật Dân sự năm 2015 lại quy định
“người chưa thành niên là người chưa đủ
mười tám tuổi”. Như vậy, người chưa thành
niên là người “chưa đủ 18 tuổi” chứ không
phải là người “dưới 18 tuổi”. Cách quy định
độ tuổi của người chưa thành niên bị xử phạt
VPHC trong Luật Xử lý VPHC năm 2012
không chính xác vì đã bỏ sót một nhóm đối
tượng VPHC là người từ lúc bước sang 18
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Nói cách khác,
“dưới 18 tuổi” được hiểu là “từ đủ 17 tuổi
trở xuống” còn “từ đủ 18 tuổi” là “tính từ
ngày đủ 18 tuổi trở lên”. Vì vậy, trong khoa
học pháp lý, khái niệm “dưới 18 tuổi” rõ
ràng khác với “chưa đủ 18 tuổi”8.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 21(397) T11/2019
Như vậy, nếu chỉ xét riêng về kỹ thuật
lập pháp thì pháp luật xử phạt VPHC của
bang Victoria lại tỏ ra chính xác hơn. Trong
trường hợp này, chúng ta có thể tiếp thu kinh
nghiệm của bang Victoria khi quy định về
độ tuổi của người chưa thành niên VPHC.
Cụ thể, cần chỉnh sửa quy định của điểm
a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý VPHC năm
2012 theo hướng như sau: “người từ đủ 14
tuổi đến chưa đủ 16 tuổi bị xử phạt VPHC
về VPHC do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi bị xử phạt VPHC về mọi
VPHC”.
2.2. Về các hình thức xử phạt đối với người
chưa thành niên vi phạm hành chính
Theo mục 2, Phụ lục 3 Luật Trẻ em,
thanh niên và gia đình năm 2005 và Luật
An toàn đường bộ năm 1986 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009) của bang Victoria, người
thành niên VPHC chỉ bị áp dụng các hình
thức xử phạt: i) Cảnh cáo; ii) Phạt tiền; iii)
Trừ điểm trong giấy phép lái xe. Riêng hình
thức xử phạt “trừ điểm trong bằng lái xe”
chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi. Cụ thể, Điều 36 Luật An
toàn đường bộ của bang Victoria quy định
người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có
thể có bằng lái xe dưới dạng học lái (mang
biển L)9. Do đó, nếu VPHC thì những người
này cũng là đối tượng có thể bị áp dụng hình
thức xử phạt trừ điểm trong bằng lái xe.
Một ưu điểm của pháp luật về xử phạt
VPHC của bang Victoria là nhà làm luật
quy định rất cụ thể, rõ ràng các hình thức xử
phạt đối với người chưa thành niên VPHC.
Theo đó, người có thẩm quyền chỉ cần căn
cứ vào hành vi vi phạm mà áp dụng hình
9 https://www.vicroads.vic.gov.au/safety-and-road-rules/road-rules/road-to-solo-driving-handbook, truy cập ngày
10/11/2019.
thức xử phạt đã được quy định cụ thể trong
điều luật tương ứng. Điều này làm cho việc
áp dụng pháp luật trở nên thống nhất trong
toàn bang. Người có thẩm quyền chỉ cần căn
cứ vào điều luật cụ thể để áp dụng chế tài xử
phạt mà không lo ngại về việc áp dụng chế
tài không chính xác, dẫn đến bị khiếu kiện.
Theo quy định tại Điều 135 Luật Xử
lý VPHC năm 2012 của Việt Nam, người
chưa thành niên VPHC có thể bị áp dụng các
hình thức xử phạt: i) Cảnh cáo; ii) Phạt tiền;
iii) Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC.
Cảnh cáo và phạt tiền luôn được áp dụng với
tính chất là hình thức xử phạt chính. Tịch
thu tang vật, phương tiện VPHC có thể được
áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt
chính hoặc bổ sung.
Căn cứ vào Điều 22 và khoản 3 Điều
134 Luật Xử lý VPHC năm 2012, người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC sẽ không
bị áp dụng hình thức phạt tiền mà chỉ bị cảnh
cáo. Trong trường hợp này, hình thức phạt
cảnh cáo được áp dụng với tính chất là hình
thức xử phạt chính. Tuy nhiên, một câu hỏi
đặt ra là “người chưa thành niên từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC liệu có thể bị
áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật,
phương tiện VPHC hay không? Nếu có thì
hình thức xử phạt này được áp dụng với tư
cách hình thức xử phạt chính hay bổ sung?”.
Đây không chỉ là vấn đề mang tính lý luận
mà còn có ý nghĩa thực tiễn bởi nhiều văn
bản pháp luật quy định áp dụng hình thức xử
phạt “tịch thu tang vật, phương tiện VPHC”
đối với những VPHC cụ thể.
Xét về logic pháp lý, Điều 134
và Điều 135 Luật Xử lý VPHC năm 2012
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 21(397) T11/2019
không cấm áp dụng hình thức xử phạt chính
là tịch thu tang vật, phương tiện VPHC đối
với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Tuy nhiên, Điều 22 Luật Luật Xử lý VPHC
năm 2012 lại gián tiếp không cho áp dụng
bởi theo Điều 22 thì mọi VPHC do người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện sẽ
bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Nói
cách khác là đối với mọi VPHC do người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện thì
người có thẩm quyền chỉ áp dụng hình thức
phạt chính là cảnh cáo. Mỗi VPHC lại chỉ
được quyền áp dụng một hình thức xử phạt
chính. Do đó, một khi đã áp dụng hình thức
xử phạt cảnh cáo đối với người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi thì không được đồng thời
áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật,
phương tiện VPHC với tính chất là hình thức
xử phạt chính. Ngược lại, nếu người có thẩm
quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu
tang vật, phương tiện VPHC với tư cách là
hình thức xử phạt chính đối với người đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thì lại vi phạm Điều 22
Luật Xử lý VPHC năm 2012. Do đó, chúng
tôi cho rằng, cần tiếp thu kinh nghiệm lập
pháp của bang Victoria, quy định cụ thể, rõ
ràng các hình thức xử phạt áp dụng đối với
người chưa thành niên VPHC. Theo đó, cần
chỉnh sửa quy định của Luật Xử lý VPHC
năm 2012 theo hướng: “Người chưa thành
niên VPHC có thể bị áp dụng một trong các
hình thức xử phạt là Cảnh cáo; Phạt tiền;
Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC.
Người chưa thành niên từ đủ 14
tuổi đến chưa đủ 16 tuổi VPHC có thể bị
áp dụng một trong các hình thức xử phạt
10 Felicity Stewart - Donald Ritchie - Emma O’Neill, Imposition and enforcement of court fines and infringement penal-
ties against children, p. 311.
11 Mỗi đơn vị sẽ thay đổi theo từng thời kỳ. Hiện nay, mỗi đơn vị phạt là 165.22 đô la Úc.
12 Council, S. A, The Imposition and Enforcement of Court Fines and Infringement Penalties in Victoria: Report.
Sentencing Advisory Council-Victoria, 2014.
là cảnh cáo; tịch thu tang vật, phương tiện
VPHC. Trường hợp pháp luật có quy định
phạt tiền là hình thức xử phạt chính thì đối
với người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi
vẫn phải áp dụng hình xử thức phạt cảnh
cáo để thay thế”.
2.3. Về mức tiền phạt đối với người chưa
thành niên vi phạm hành chính
Theo quy định của pháp luật về xử
phạt VPHC của bang Victoria, đối với cùng
một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với
người chưa thành niên VPHC phải luôn
luôn thấp hơn mức phạt tiền đối với người
đã thành niên vi phạm10. Cụ thể, theo quy
định tại Điều 373 Luật Trẻ em, thanh niên
và gia đình năm 2005, mức phạt tối đa đối
với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi VPHC là 5 đơn vị phạt11.
Đối với người chưa đủ 15 tuổi VPHC, mức
tiền phạt tối đa là 1 đơn vị phạt. Ngoài điều
khoản mang tính nguyên tắc này, pháp luật
về xử phạt VPHC của bang Victoria quy
định khá chi tiết mức tiền phạt đối với các
VPHC cụ thể của người chưa thành niên12.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 134
Luật Xử lý VPHC năm 2012, “trường hợp
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC
thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi VPHC bị phạt tiền thì mức tiền phạt
không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối
với người thành niên”. Như vậy, tương tự
pháp luật của bang Victoria, pháp luật xử
phạt VPHC của Việt Nam cũng đã thể hiện
rõ tinh thần bảo đảm quyền lợi tốt nhất của
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 21(397) T11/2019
người chưa thành niên khi quy định trách
nhiệm hành chính của người chưa thành
niên nhẹ hơn so với người thành niên. Tuy
nhiên, quy định “mức tiền phạt không quá
1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người
thành niên” lại không thật sự rõ ràng và gây
ra nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn
áp dụng pháp luật13.
Từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện
ngôn ngữ học giải thích, “quá” là “vượt
qua”14. Từ điển từ và ngữ Việt Nam cũng
có cách giải thích tương tự (“quá” là “vượt
qua”)15. Với cách giải thích này, có thể hiểu
“mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt
áp dụng đối với người thành niên” là không
vượt qua 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với
người thành niên. Điểm e khoản 1 Điều 3
Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định: “đối
với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt
tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt
tiền đối với cá nhân”. Khác với các pháp
lệnh trước đây về xử phạt VPHC, Luật Xử lý
VPHC năm 2012 đã có một quy định hoàn
toàn mới là mức phạt tiền đối với tổ chức
bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đây là hệ số cứng, tuyệt đối, không phải là
hệ số tương đối cho phép phạt đến gấp hai
lần16. Đối chiếu với mức tiền phạt người
chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16
tuổi thì với quy định “mức tiền phạt không
quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người
thành niên”, có thể hiểu rằng đây là hệ số
tương đối và người có thẩm quyền có quyền
tùy nghi quyết định mức tiền phạt miễn sao
không vượt quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng
đối với người thành niên.
13 Báo cáo số 09/BC-BTP ngày 08/01/2018 của Bộ Tư pháp tổng kết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
14 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 1406.
15 Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr. 1479.
16 Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nxb. Hồng Đức, năm
2017, tr. 132.
Ví dụ: theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị
định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
của Chính phủ thì hành vi “nuôi gia súc, gia
cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu
dân cư” sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng. Nếu chủ thể vi phạm là người
thành niên và không có tình tiết tăng nặng
hay tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt mức tiền
trung bình là 200.000 đồng. Nếu chủ thể vi
phạm là tổ chức và không có tình tiết tăng
nặng hay tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt
mức tiền trung bình là 400.000 đồng (bằng
hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân). Tuy
nhiên, nếu chủ thể vi phạm là người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi và không có tình tiết
tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt
bao nhiêu thì không có chuẩn mực chung
trong việc áp dụng. Với quy định “mức tiền
phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng
đối với người thành niên” thì người có thẩm
quyền có thể xử phạt 10.000 đồng, 30.000
đồng, 50.000 đồng, 90.000 đồng, 100.000
đồng bởi tất cả mức tiền phạt này đều
không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối
với người thành niên.
Như vậy, quy định mang tính tùy nghi
trên đây sẽ tạo thói quen tùy tiện cho các chủ
thể có thẩm quyền trong quá trình áp dụng
pháp luật. Để khắc phục hạn chế này, các
quy định liên quan đến hình thức xử phạt,
mức tiền phạt cần được quy định rõ ràng
nhằm tạo ra sự thống nhất trong áp dụng
pháp luật. Trong trường hợp này, chúng ta
hoàn toàn có thể tiếp thu kinh nghiệm lập
pháp của bang Victoria là ghi nhận rõ ràng
về mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 21(397) T11/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phap_luat_ve_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_doi_voi_nguoi_chua_t.pdf