Thứ nhất, việc thúc đẩy phân côngphối hợp-kiểm soát quyền lực giữa các cơ
quan lập pháp-hành pháp-tư pháp cần được
tiếp tục làm rõ hai vấn đề cơ bản sau: quan
hệ giữa các nhánh quyền lực lập pháp-hành
pháp-tư pháp cần được hiểu như thế nào? là
quan hệ ngang hàng hay không?; mối quan
hệ giữa Đảng lãnh đạo-Nhà nước quản lý-
Nhân dân làm chủ được hiểu như thế nào
trong bối cảnh Đảng lãnh đạo toàn diện,
tuyệt đối Nhà nước và xã hội.
Thứ hai, yêu cầu cấp thiết củng cố
kênh giám sát, phản biện hiện hành của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời phát triển,
đa dạng hóa các kênh giám sát khác thông
qua mở rộng các quyền dân chủ (như: tự do
báo chí, hiệp hội, hội họp, biểu tình) để thúc
đẩy cơ chế giám sát quyền lực nhà nước.
Đặc biệt, cần có thêm những nghiên cứu làm
rõ vị trí, vai trò và cơ chế vận hành của các
kênh giám sát này trong bối cảnh đặc thù của
Việt Nam.
Thứ ba, cần tiếp tục nghiên cứu mối
quan hệ giữa chủ quyền nhân dân và vị trí
lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Nhà
nước và xã hội, nội dung và phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, cơ
chế chịu trách nhiệm của Đảng trước Nhân
dân. Đây là những vấn đề mới được đề cập và
nhấn mạnh trong Hiến pháp, nhưng còn nhiều
khía cạnh chưa được phân tích làm rõ.
Thứ tư, cần tiếp tục làm rõ các vấn đề
giới hạn quyền và tạm đình chỉ thực hiện
quyền cơ bản của công dân, tiêu chí áp dụng
khi hạn chế quyền cơ bản mà không làm mất
đi bản chất của quyền; tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo đảm
các quyền hiến định trong thực tế.
Thứ năm, cần nghiên cứu thiết lập cơ
chế trao cho Toà án thẩm quyền độc lập để
kiểm soát các thiết chế khác của Nhà nước,
phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp
quyền; cần làm rõ vấn đề: xét xử là nội dung
cơ bản của tư pháp, nhưng có đồng nhất với
khái niệm quyền tư pháp hay không. Ngoài
ra, cũng cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ sự
liêm chính của tư pháp, các điều kiện bảo
đảm sự độc lập thẩm phán; nghiên cứu điều
kiện kết hợp mô hình tố tụng thẩm vấn và tố
tụng tranh tụng theo tinh thần của Hiến
pháp; nghiên cứu, về lâu dài, trao thẩm
quyền giải thích Hiến pháp và pháp luật cho
Tòa án.
Thứ sáu, cần tiếp tục nghiên cứu, làm
rõ nội dung của cơ chế bảo vệ hiến pháp theo
tinh thần của Hiến pháp như: địa vị pháp lý,
chức năng, vai trò, và thẩm quyền của cơ
quan này
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp quyền trong mối quan hệ với quyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
PháP quyền trong mối quan hệ với quyền làm chủ
của nhân dân ở việt nam hiện nay
Vũ Công Giao*
Nguyễn Minh Tâm**
* PGS. TS. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
** ThS. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: pháp quyền, quyền làm chủ,
quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền
lực nhà nước.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 02/01/2020
Biên tập : 12/01/2020
Duyệt bài : 14/01/2020
Article Infomation:
Key words: rule of law, ownership right,
state power, control of state power.
Article History:
Received : 02 Jan. 2020
Edited : 12 Jan. 2020
Approved : 14 Jan. 2020
Tóm tắt:
Cùng với quá trình Đổi mới, định hướng xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được nêu ra từ những năm
1990 và chính thức được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992
(ở lần sửa đổi năm 2001). Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam
kiên định vận dụng những giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết
hợp với những giá trị tiến bộ của nhân loại trong lĩnh vực tổ chức,
thực hiện quyền lực nhà nước như dân chủ, pháp quyền. Qua hơn
30 năm đổi mới, hệ thống chính trị đã có nhiều thay đổi phù hợp
hơn với xu thế phát triển của các nhà nước hiện đại. Quá trình
tìm hiểu và thử nghiệm này đòi hỏi cần phải làm rõ những vấn đề
lý luận và thực tiễn. Bài viết này bước đầu cung cấp những gợi
mở về việc thực hiện pháp quyền và bảo đảm quyền làm chủ của
Nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 cũng như đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Abstract:
Along with the Innovation Process, the orientation of development
of a socialist rule of law-based state of Vietnam was raised in the
1990s, and formally asserted in the Constitution of 1992 (revised
2001). To achieve this goal, Vietnam has consistently been
applying the values of Marxism-Leninism, and combining with
the advances of humanity in the field of organizing and exercising
the state of power, like democracy and rule of law. Over the past
30 years of innovation, the political system has changed in
compatible with the development trend of modern states. This
researching and experimenting process requires to clarify
theoretical and practical issues, which this article initially
provides suggestions on the implementation rule of law and
ensure the ownership right of People under the Constitution of
2013, as well as the guidelines of the Communist Party of
Vietnam.
1. Pháp quyền
Rule of Law, hay pháp quyền/nguyên
tắc pháp quyền, là một khái niệm mở, vẫn
còn đang được tranh luận1. Về nguồn gốc,
khái niệm này hình thành từ truyền thống
văn hóa chính trị ở Anh và có ý nghĩa chính
là “thượng tôn pháp luật”. Cụ thể, thuật ngữ
Rule of Law được nhà Hiến pháp học người
Anh, Dicey, lần đầu tiên, trình bày một cách
hệ thống trong tác phẩm Introduction to the
Study of the Law of Constitution (Giới thiệu
về nghiên cứu luật hiến pháp), với ba biểu
hiện đặc trưng2: thứ nhất (và là cốt lõi), sự
bình đẳng trước pháp luật và trước quyền tài
phán của tòa án: không ai đứng trên pháp
luật; tất cả mọi người, bất kể địa vị hay điều
kiện, đều là đối tượng của pháp luật và chịu
sự xét xử của cơ quan tư pháp; thứ hai, sự
đối ngược với quyền lực tùy tiện: không ai
bị trừng phạt hoặc phải chịu tổn hại về thân
thể hay lợi ích trừ khi có sự vi phạm pháp
luật rõ ràng theo các thủ tục pháp lý trước
tòa án; thứ ba, các nguyên tắc hiến pháp,
dựa trên nền tảng Rule of Law, không phải
là nguồn gốc, mà là kết quả của các quyền
con người, hình thành qua án lệ của tòa án.
Hiện chưa có một định nghĩa chung về
Rule of Law, vì vậy, nhận thức về khái niệm
này ít nhiều khác nhau ở các quốc gia. Ở góc
độ hẹp nhất, Rule of Law là “sự hạn chế việc
thực hành quyền lực tùy tiện bằng cách ràng
buộc quyền lực vào các đạo luật được xây
dựng rõ ràng, chặt chẽ”;3 hoặc là “đòi
hỏi/yêu cầu các quan chức chính quyền và
công dân bị ràng buộc và phải hành xử phù
hợp với pháp luật”4. Ở góc độ rộng hơn,
Rule of Law được xem là “một hệ thống/cơ
chế mà trong đó không có chủ thể nào, ngay
cả nhà nước, được đứng trên pháp luật; nơi
mà pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản và tất
cả mọi người đều có thể tiếp cận công lý” 5
hoặc là “một nguyên tắc quản trị mà trong
đó mọi cá nhân, tổ chức, thiết chế, công và
tư, bao gồm nhà nước, đều phải tuân thủ
pháp luật mà được công bố công khai, được
áp dụng bình đẳng và được phán quyết một
cách độc lập, phù hợp với các nguyên tắc và
tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế”6. Như vậy,
theo nghĩa rộng, Rule of Law đồng thời đòi
hỏi các biện pháp bảo đảm tuân thủ các
nguyên tắc thượng tôn pháp luật, bình đẳng
trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp
luật, công bằng trong áp dụng pháp luật,
phân quyền, sự tham gia của người dân vào
quá trình ra quyết định, tính tin cậy pháp lý,
ngăn ngừa sự tùy tiện và tính minh bạch của
pháp luật và thủ tục7.
Số 2+3(402+403) - T1+2/20206 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1 Xem: The World Bank (2005), “Rule of Law as a Goal of Development Policy” (by Matthew Stephenson),
truy cập ngày 28/10/2017.
2 Xem: A.V. Dicey (1979), Introduction to the Study of Law of the Constitution (A.V. Dicey With an Intro-
duction by E.C.S. Wade), The MacMillan Press, London, pp.188-193.
3 Xem: “Rule of Law”, https://www.lexico.com/en/definition/rule_of_law, truy cập ngày 25/10/2019.
4 Xem: Brian Tamanaha (2007), “A Concise Guide to the Rule of Law”, p.3,
truy cập ngày 28/10/2019. Cũng xem: Brian Tamanaha (2012), “The History and Elements of the Rule of
Law”, Singapore Journal of Legal Studies, 2012(Dec), p.233.
5 Xem: The World Justice Project, https://worldjusticeproject.org/about-us/overview/what-rule-law, truy cập
ngày 7/5/2018.
6 Xem: UN Security Council (2004), The rule of law and transitional justice in conflict and post-conflict so-
cieties: report of the Secretary-General, đoạn 6; truy cập
ngày 7/5/2018.
7 Xem: UN Security Council (2004), tài liệu đã dẫn.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra những
nguyên tắc cụ thể mà Rule of Law bao hàm,
bao gồm các khía cạnh hình thức, thủ tục và
nội dung8. Các khía cạnh về hình thức và thủ
tục (được coi là Rule of Law theo nghĩa
hẹp), nhấn mạnh tới tính hình thức hay các
đặc trưng mà một hệ thống pháp luật phải
có, như: pháp luật có tính tổng quát, rõ ràng,
thích hợp, ổn định, có thể tiên đoán và không
hồi tố, được áp dụng công bằng và vô tư
(thường liên tưởng tới nguyên tắc trình tự
pháp luật công bằng/due process of law).
Trong khi đó, khía cạnh nội dung (được coi
là Rule of Law theo nghĩa rộng), liên quan
tới một số giá trị đạo đức chính trị, như: hệ
thống kinh tế, hình thức chính quyền, quan
niệm về quyền con người,..
Từ những phân tích ở trên, có thể định
nghĩa, Rule of Law là việc lấy pháp luật và
tinh thần thượng tôn pháp luật làm yếu tố cơ
sở, định hướng, chi phối hoạt động của một
xã hội. Nói cách khác, Rule of Law buộc
mọi chủ thể trong xã hội (nhà nước và mọi
tổ chức, cá nhân) vào một “luật chơi” chung,
trong đó pháp luật là chuẩn mực đối chiếu.
Tuy nhiên, pháp luật theo Rule of Law phải
đáp ứng những yêu cầu nhất định và được
gìn giữ, bảo đảm bởi các định chế chính trị-
pháp lý và truyền thống. Đây chính là điều
làm cho Rule of Law khác với Rule by Law
(pháp trị/ dụng pháp trị). Rule of Law cũng
có nội hàm rộng và bao trùm hơn so với
thuật ngữ Nhà nước pháp quyền đang được
sử dụng phổ biến ở Việt Nam và hai thuật
ngữ khác “gần gũi” với nó là Rechtsstaat và
État de droit9.
Ngày nay, Rule of Law đã được thừa
nhận là một giá trị có tính phổ quát trên thế
giới, cả trong nghiên cứu học thuật và thực
tiễn chính trị-pháp lý. Ở cấp độ quốc tế, Liên
hợp quốc coi Rule of Law là một nguyên tắc
về quản trị nhà nước và xã hội, có tính toàn
cầu và đóng vai trò nền tảng cho các quan
hệ quốc tế10. Nghị viện châu Âu cũng coi
Rule of Law là một nguyên tắc chung cho tổ
chức, hoạt động của bộ máy nhà nước của
các quốc gia trong khu vực11.
2. Quyền làm chủ của Nhân dân
Dân chủ (democracy, tiếng Hy-Lạp:
demoskratie) là thuật ngữ bắt nguồn từ thực
tiễn đời sống chính trị xã hội Athens cổ đại,
nơi mà quyền lực nhà nước tối cao (kratie)
7Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
8 Xem: Jeremy Waldron (2016), “The Rule of Law”, (Standford Encyclopedia of Philosophy), https://plato.
stanford.edu/entries/rule-of-law/, truy cập ngày 25/10/2019; Katrin Blasek (2015), The Rule of Law in
China. A Comparative Approach, Springer, pp.9-11; Brian Tamanaha (2007) và Brian Tamanaha (2012), tài
liệu đã dẫn.
9 Xem: Danilo Zolo (2007), “The Rule of Law: A Critical Reappraisal”, trong: Pietro Costa, Danilo Zolo
(edited), The Rule of Law: History, Theory and Criticism, Published by Springer, the Netherlands, tr.11-13.
Cũng xem: Cao Huy Thuần (2007), “Nhà nước pháp quyền”, Tia Sáng Online, ngày 24/12/2007;
truy cập ngày 28/10/2017.
10 Xem: Lời nói đầu, Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc; Lời nói đầu Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền;
Nghị quyết của Đại hội đồng về Rule of Law ngày 30/11/2012 (A/RES/67/1), tại: https://www.un.org/
ruleoflaw/files/A-RES-67-1.pdf, truy cập ngày 29/10/2019.
11 Xem: Ricardo Gosalbo-Bono (2010), “The Significane of the Rule of Law and Its Implications for the
European Union and the United States”, University of Pittsburgh Law Review, Vol. 72:229, pp.229-360.
Cũng xem: The Principle of the Rule of Law, Report of the Committee of Legal Affairs and Human Rights,
6 July 2007, tại: https://assembly.coe.int/nw/xml/XRef/X2H-Xref-ViewHTML.asp?FileID=11593&lang
=EN, truy cập ngày 29/10/2019.
thuộc về đại hội toàn thể những người bình
dân (demos). Đến cách mạng tư sản, khái
niệm người bình dân được thay thế bằng
khái niệm Nhân dân, và dân chủ được hiểu
là một chính quyền mà ở đó quyền lực tối
cao thuộc về nhân dân, hoặc nói theo
Abraham Lincoln, là một chính quyền “của
dân, do dân, vì dân”12.
Nguyên tắc chủ quyền nhân dân bắt
nguồn từ lý thuyết khế ước xã hội của
Rousseau, có nội dung là mọi quyền lực (nhà
nước) thuộc về nhân dân, được thực hiện
thông qua các cuộc hội nghị nhân dân (các
nhà nước rộng lớn có thể có các cơ quan đại
diện). Chủ quyền nhân dân là một giá trị
không thể phân chia, không thể chuyển
nhượng và được các nhà nước hiện đại thừa
nhận, xem đó là một nguyên tắc cơ bản của
Hiến pháp.
Quyền làm chủ của Nhân dân là khía
cạnh thực tiễn của dân chủ, được thể hiện chủ
yếu thông qua khả năng tham gia vào đời
sống chính trị của người dân. Ở các nhà nước
dân chủ, người dân thiết lập nên chính quyền
thông qua Hiến pháp và bầu cử, và trực tiếp
sử dụng quyền là chủ của mình để tham gia
vào các công việc của nhà nước. Như vậy, để
dân chủ có tính thực chất, Nhân dân phải
nhận thức được quyền là chủ và làm chủ của
mình, và nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm có các phương tiện để người
dân tham gia chính trị. Quyền của người dân
tham gia vào đời sống chính trị thể hiện trước
hết ở việc Nhân dân là chủ thể xây dựng Hiến
pháp mà là cơ sở thiết lập nên chính quyền;
tiếp theo, Nhân dân sử dụng công cụ bầu cử
để tự mình hoặc lựa chọn ra các đại diện
tham gia vào chính quyền; và cuối cùng,
bằng cách vận dụng các quyền con người về
dân sự và chính trị, Nhân dân trực tiếp tham
gia vào các quy trình của chính quyền (công
việc của nhà nước).
Ở Việt Nam, tư tưởng dân chủ tiến bộ
phương Tây được du nhập cùng với quá
trình thuộc địa hóa của người Pháp từ những
năm cuối thế kỷ 19 và sớm được các nhà
yêu nước tiếp thu và truyền bá nhằm mục
tiêu trước hết là khai dân trí, và sau đó là để
đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Chính
vì vậy, các khái niệm về dân chủ thường
được các nhà yêu nước diễn giải với ngôn
ngữ giản dị, gần gũi và dễ hiểu với người
dân. Ví dụ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân
chủ gồm hai khía cạnh: Nhân dân là chủ, là
mặt hình thức của dân chủ, thể hiện vị thế
và tư cách của người dân đối với Nhà nước
và xã hội; và Nhân dân làm chủ, là mặt thực
tế của dân chủ, thể hiện khả năng, năng lực
của người dân hưởng và sử dụng quyền là
chủ của mình.
3. Mối quan hệ giữa pháp quyền và quyền
làm chủ của Nhân dân
Một lý thuyết không thể giải quyết
được tất cả mọi vấn đề của đời sống chính
trị, và các xã hội khác nhau cần kết hợp
nhiều phương thức khác nhau để có thể vận
hành. Mặc dù chế độ dân chủ đã trở thành
phổ quát, nhưng nó vẫn có những nhược
điểm nhất định13.
Số 2+3(402+403) - T1+2/20208 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
12 Xem: U.S. Department of State, Democracy in brief, p.1, tại: https://photos.state.gov/libraries/
amgov/30145/publications-english/democracy-in-brief.pdf, truy cập ngày 14/12/2017.
13 Xem: David Held (2013), Các mô hình quản lí nhà nước hiện đại, (Phạm Nguyên Trường dịch), Nxb. Tri
Thức, Hà Nội, tr.439-441.
Thứ nhất, về cơ bản, dân chủ là sự tin
tưởng vào một hệ thống cai trị theo đa số và
trao quyền cho các đại diện (những người cai
trị) thông qua bầu cử (do đó, dân chủ nhiều
khi được quan niệm một cách đơn giản là
những cuộc bầu cử định kỳ). Tuy nhiên, vấn
đề nan giải là sau khi lựa chọn được các đại
diện, làm sao để người dân có thể kiểm soát
họ khỏi sự lạm dụng quyền lực? Trên thực
tế, một chính quyền được hình thành qua bầu
cử dân chủ vẫn có thể “không hiệu quả, tham
nhũng, thiển cận, vô trách nhiệm, bị chi phối
bởi các đặc quyền,”14.
Thứ hai, căn bệnh tiếp theo của dân
chủ là sự “rối loạn” khi xã hội bất đồng ý
kiến mà từ đó có thể dẫn đến sự chuyên chế
độc tài. Ngay từ thời cổ đại, Plato trong tác
phẩm Cộng hòa đã miêu tả căn bệnh này của
chế độ dân chủ với ẩn dụ về “người thuyền
trưởng” nuôi một con vật “vừa lớn vừa
khỏe” (đám đông quần chúng)15. Hoặc hình
tượng nền dân chủ Athens thời cổ đại từng
được ví như con tàu đã vượt qua mọi nguy
hiểm của sóng gió và bão táp, nhưng lại
không thể cập bến ngay cả khi đã gần bờ16.
Thực tế cho thấy, một hệ thống chính trị dân
chủ cũng có thể bị lũng đoạn bởi tiền bạc và
những kẻ cuồng tín, mà ví dụ tiêu biểu nhất
là việc Adolf Hitler đã trở thành Quốc
trưởng Đức-quốc-xã qua một cuộc bầu cử tự
do. Ở đây, quan niệm cho rằng đa số luôn
đúng là một sai lầm, bởi đó có thể là một
hình thức chuyên chế độc tài áp đặt lên thiểu
số. Trong trường hợp này, “ý kiến phổ
thông” hoặc “dân ý” có thể nguy hiểm hơn
cả sự tùy nghi hành động của chính quyền17.
Như vậy, cần có một cái gì đó bổ khuyết
cho dân chủ. Trong thực tế, pháp quyền (và
chủ nghĩa hiến pháp - constitutionalism)
có thể đóng vai trò này. Đó là bởi một chức
năng quan trọng của pháp quyền là ngăn
ngừa sự tùy nghi hành động của chính quyền
và nguy cơ lạm quyền của số đông bằng các
giới hạn pháp lý hay những quy trình, thủ tục
định trước và được công bố rõ ràng. Nó đòi
hỏi, không chỉ các cơ quan nhà nước, mà cả
công chúng cũng phải tuân thủ pháp luật
trong mọi hành động. Nói cách khác, hành
động của chính quyền và công chúng phải
hợp hiến và hợp pháp, không được mâu
thuẫn hoặc xung đột với những ngăn cấm hay
giới hạn. Nếu có sự mâu thuẫn, pháp luật
phải được thay đổi theo các thủ tục trước khi
hành động có thể được thực hiện. Cùng với
đó, pháp luật phải cung cấp những phương
tiện pháp lý có thể ngăn cản những hành
động không hợp hiến và hợp pháp.
Sự kết hợp giữa dân chủ, pháp quyền
và chủ nghĩa hiến pháp tạo thành một nền
dân chủ hiến định (constitutional democracy,
hay dân chủ tự do) đã được thực hành ở
nhiều quốc gia trên thế giới, thể hiện qua các
hình thức tham gia chính trị rộng rãi, cùng
với các công cụ hiến định giới hạn quyền
lực. Trong một nền dân chủ hiến định, không
những quyền lực của chính quyền, mà quyền
lực của dân chúng cũng bị giới hạn. Theo đó,
trong quá trình thiết lập bản hiến pháp dân
9Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
14 Xem: Samuel Huntington (2012), The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century,
University of Oklahoma Press, Norman and London.
15 Xem: Plato (2014), Cộng hòa, (Đỗ Khánh Hoan dịch), Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr.429, 439-440.
16 Xem: Evelyn Shuckburgh (1889), The Histories of Polybius, Vol.I, (translated from the text of F. Hultsch),
MacMillan and Co., London and New York, p.495.
17 Xem: Lý Ba (2012), “Pháp trị là gì?”, trong: Vũ Công Giao [và nh.ng. khác] (đồng chủ biên), Về pháp
quyền và chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.28.
chủ, ý chí của nhân dân chỉ có thể được hiện
thực hoá thông qua các thủ tục, quy trình
định trước (như: bầu cử, phân quyền, tư
pháp độc lập). Bằng cách này, người dân
cam kết tuân thủ những thủ tục và quy trình
đã được ấn định, qua đó phòng ngừa khả
năng chính quyền có thể bị đầu độc bởi
những si mê, ý muốn và cảm xúc nhất thời
của dân chúng. Đồng thời, điều này cũng
hàm ý rằng chính quyền sẽ không thể tùy
ý điều hành quốc gia theo những mong
muốn riêng.
Tóm lại, pháp quyền (và chủ nghĩa
hiến pháp) bổ khuyết cho những hạn chế của
dân chủ, tạo ra một khuôn khổ thể chế và
pháp luật ổn định cho việc thực hành dân
chủ (hay quyền làm chủ của nhân dân). Tuy
nhiên, sự bền vững của pháp quyền không
phụ thuộc vào tính chất phương tiện của
pháp luật, mà phụ thuộc vào mức độ độc lập
của pháp luật so với các thể chế khác của xã
hội (như: chính trị, tôn giáo),18 và khả năng
ràng buộc các thể chế xã hội đó vào pháp
luật19. Như vậy, một xã hội có thể du nhập
và tạo ra được một hệ thống pháp luật đầy
đủ, nhưng chưa chắc có được pháp quyền.
Để tạo lập và duy trì được pháp quyền, các
chủ thể trong xã hội cần tin tưởng rằng pháp
luật nên và xứng đáng ở vị trí thống trị, và
pháp luật phải thoả mãn những thuộc tính
nhất định (như: được định trước, được áp
dụng công bằng, nhất quán) và được gìn giữ,
bảo đảm bởi các định chế chính trị-pháp lý
và truyền thống (như: phân quyền, tư pháp
độc lập).
4. Pháp quyền và quyền làm chủ của
Nhân dân ở Việt Nam hiện nay
4.1. Trên phương diện lý luận
Từ khi thành lập (1930) đến nay, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn tìm kiếm và thử
nghiệm xây dựng mô hình nhà nước và pháp
luật phù hợp với mục tiêu chính trị của
Đảng là xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam. Cho đến trước Đại hội Đảng VI
(1986), mục tiêu của Đảng về cơ bản là xây
dựng “nhà nước chuyên chính vô sản” theo
học thuyết Mác-Lênin, và xem đó là mô
hình nhà nước của thời kỳ quá độ. Tuy
nhiên, kể từ sau Đại hội Đảng VI, nhận thức
về chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước đã
có sự đổi mới: “thể chế hóa bằng pháp luật,
quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân
lao động và quản lý kinh tế, xã hội theo
pháp luật bảo đảm quyền dân chủ thật sự
của nhân dân”20. Ở đây, yếu tố chuyên
chính (tức quản lý nhà nước và xã hội chủ
yếu bằng đường lối, nghị quyết của Đảng)
đã được làm nhẹ đi và nhường chỗ cho yếu
tố pháp quyền (quản lý nhà nước và xã hội
bằng pháp luật). Ngoài ra, kể từ sau Đại hội
Đảng VI các quyền dân chủ cũng được đề
cao hơn, đã được thể chế hoá trong Hiến
pháp năm 1992.
Các chuyển động theo hướng tiếp thu
các yếu tố pháp quyền và dân chủ, cụ thể
như: xây dựng Nhà nước pháp quyền, phân
công và phối hợp trong việc thực hiện quyền
lực nhà nước, Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, bảo đảm và phát huy các quyền
dân chủ của nhân dân, tiếp tục được nêu
Số 2+3(402+403) - T1+2/202010 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
18 Xem: Lý Ba (2012), tài liệu đã dẫn, tr.27.
19 Xem: Barry Weingast (2010), “Why Developing Countries Prove So Resistant to the Rule of Law”, in:
James Heckman et al. (editors), Global Perspectives on the Rule of Law, Routledge-Cavendish.
20 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII,
IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.124-125.
11Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ra và thúc đẩy trong Đại hội Đảng VII
(1991),21 VIII (1996), IX (2002), và X
(2006)22. Đến Đại hội Đảng XI (2011) và XII
(2016), các vấn đề như: kiểm soát trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước, Nhà nước
được tổ chức và hoạt động tuân thủ nguyên
tắc pháp quyền, hoàn thiện cơ chế bảo vệ
Hiến pháp và pháp luật, tiếp tục được bổ
sung và nhấn mạnh hơn, củng cố thêm lý
luận của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam23.
Qua các văn kiện Đảng nêu trên,
những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam đã được định hình khá rõ, bao
gồm: (1) Nhà nước của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân, thể hiện quyền làm chủ
của Nhân dân. (2) Nhà nước được tổ chức
và hoạt động dựa trên cơ sở Hiến pháp, tôn
trọng và bảo vệ Hiến pháp. (3) Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí
tối thượng của pháp luật trong đời sống xã
hội. (4) Tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, các quyền và tự do của công dân. (5)
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, và kiểm soát lẫn nhau
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;
có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực
hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân
thông qua các tổ chức xã hội. (6) Nhà nước
và xã hội do một đảng duy nhất lãnh đạo là
Đảng Cộng sản Việt Nam24.
Những phân tích nêu trên cho thấy
khuynh hướng ở Việt Nam tiếp thu và áp
dụng trở lại các yếu tố hợp lý của học thuyết
pháp quyền mà đang được áp dụng phổ biến
trên thế giới. Tuy nhiên, trong giới học thuật
ở Việt Nam, nhận thức về pháp quyền vẫn
còn thiếu rõ ràng, chưa thống nhất và có
những điểm chưa hợp lý, trong đó đáng
tranh luận nhất là xu hướng đồng nhất pháp
quyền (Rule of Law) với Nhà nước pháp
quyền (the state governed by the rule of
law)25. Sự đồng nhất này đã dẫn tới tình
trạng đồng nhất các yếu tố cấu thành của
pháp quyền với các yếu tố cấu thành của
21 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.56-58; Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ
tám Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23-27; Đảng Cộng sản Việt
Nam (2006), tài liệu đã dẫn, tr.297, 327-329; Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập,
Tập 51, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.462-468.
22 Xem: Vũ Công Giao (2014), “Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam: Nhận thức, triển vọng và thách thức
nhìn từ Hiến pháp năm 2013”, trong: Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Bình luận khoa học
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, Nxb. Lao động-xã hội, Hà Nội, tr.658-665.
23 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị
quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.52, 246-247; Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc khóa XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.175.
24 Xem: Đào Trí Úc (chủ biên), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.233-315; Đào Trí Úc (2015), Giáo trình Nhà nước pháp quyền, Nxb.
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2006, tr.266-267.
25 Xem: Nguyễn Đăng Dung (2014), “Nhà nước pháp quyền là tinh thần pháp luật hay là đúng quy trình?”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, số 1(2014), tr.55; Nguyễn Đức Minh (2018a), “Khái niệm, nội
dung của nguyên tắc pháp quyền”, Nhà nước và Pháp luật, số 6/2018, tr.4; Nguyễn Đức Minh (2018b),
“Một số quan niệm về pháp quyền trên thế giới”, Nhà nước và Pháp luật, số 10/2018, tr.3; Nguyễn Đức
Minh (2019), “Nguyên tắc pháp quyền trong hệ thống các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền”, Nghiên
cứu Lập pháp, số 9(385)/2019, tr.3-8, 23; Nguyễn Văn Quân (2017), “Sự phổ biến của chủ nghĩa hợp hiến
và nhà nước pháp quyền như một chuẩn mực quốc tế”, Nghiên cứu Lập pháp, số 15(343)/2017, tr.10-19.
Nhà nước pháp quyền, hay thậm chí còn có
sự đồng nhất pháp quyền với “pháp trị”
(Rule by Law). Từ các phân tích trên và theo
tác giả, pháp quyền (Rule of Law) có nguồn
gốc riêng và có nội hàm rộng, bao trùm hơn
so với nhà nước pháp quyền, Rechtsstaat, và
État de droit; sự đồng nhất các thuật ngữ này,
đặc biệt là giữa pháp quyền và nhà nước
pháp quyền là khiên cưỡng và làm hẹp đi
đáng kể nội hàm của pháp quyền/nguyên tắc
pháp quyền.
4.2. Trên phương diện thực tiễn
Trong hệ thống pháp luật hiện hành ở
Việt Nam, hầu hết các quyền dân chủ của
nhân dân đều đã được ghi nhận trong Hiến
pháp năm 2013 – đạo luật cơ bản, có hiệu
lực pháp lý cao nhất. Tuy nhiên, do Hiến
pháp không có hiệu lực trực tiếp nên các
quyền dân chủ quan trọng (như: tự do hiệp
hội, hội họp, biểu tình,) cần được cụ thể
hóa bằng văn bản luật mới có thể thực thi
được. Trong khi đó, một số quyền tự do dân
chủ quan trọng, cho đến nay vẫn chưa được
cụ thể hóa bằng văn bản luật như quyền biểu
tình, lập hội. Điều này đã gây ảnh hưởng tới
việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
5. Phương hướng thúc đẩy pháp quyền và
quyền làm chủ của Nhân dân ở nước ta
Qua nội dung ở các mục trên, có thể
thấy pháp quyền và quyền làm chủ của Nhân
dân đều không phải là những phạm trù mới
ở Việt Nam, nhưng lại chưa được làm rõ và
nhận thức đầy đủ. Điều này dẫn tới việc thiết
kế và triển khai các chủ trương, biện pháp
cải cách thể chế nhà nước, xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của
tình hình mới.
Hiện tại, về đường lối, mục tiêu xây
dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân đã được Đảng và
Nhà nước khẳng định. Các nguyên tắc như:
phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực;
tập trung dân chủ; đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng; đã được xác định là nền tảng của
việc xây dựng và cải cách hệ thống chính trị.
Do đó, yêu cầu quan trọng là cần phải có
thêm những nghiên cứu làm rõ nội hàm,
cách thức áp dụng và các yêu cầu lập pháp
cụ thể để thực hiện các nguyên tắc này trong
thực tế theo hướng “xây dựng Nhà nước
pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân”. Ngày nay, trong bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà
nước pháp quyền, khi nghiên cứu về các vấn
đề này, bên cạnh các giá trị cốt lõi, tiến bộ
của chủ nghĩa Mác-Lênin mà cần tiếp tục
vận dụng, đồng thời cần tiếp cận và khẳng
định các giá trị, nhận thức mới của nhân loại
về dân chủ, pháp quyền nhằm mở ra triển
vọng cho việc cải cách thể chế và quản trị
nhà nước ở Việt Nam.
Từ cách tiếp cận như trên, có thể gợi
mở một số phương hướng, giải pháp như sau:
Thứ nhất, việc thúc đẩy phân công-
phối hợp-kiểm soát quyền lực giữa các cơ
quan lập pháp-hành pháp-tư pháp cần được
tiếp tục làm rõ hai vấn đề cơ bản sau: quan
hệ giữa các nhánh quyền lực lập pháp-hành
pháp-tư pháp cần được hiểu như thế nào? là
quan hệ ngang hàng hay không?; mối quan
hệ giữa Đảng lãnh đạo-Nhà nước quản lý-
Nhân dân làm chủ được hiểu như thế nào
trong bối cảnh Đảng lãnh đạo toàn diện,
tuyệt đối Nhà nước và xã hội.
Thứ hai, yêu cầu cấp thiết củng cố
kênh giám sát, phản biện hiện hành của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời phát triển,
đa dạng hóa các kênh giám sát khác thông
qua mở rộng các quyền dân chủ (như: tự do
báo chí, hiệp hội, hội họp, biểu tình) để thúc
đẩy cơ chế giám sát quyền lực nhà nước.
Đặc biệt, cần có thêm những nghiên cứu làm
rõ vị trí, vai trò và cơ chế vận hành của các
kênh giám sát này trong bối cảnh đặc thù của
Việt Nam.
Số 2+3(402+403) - T1+2/202012 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Thứ ba, cần tiếp tục nghiên cứu mối
quan hệ giữa chủ quyền nhân dân và vị trí
lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Nhà
nước và xã hội, nội dung và phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, cơ
chế chịu trách nhiệm của Đảng trước Nhân
dân. Đây là những vấn đề mới được đề cập và
nhấn mạnh trong Hiến pháp, nhưng còn nhiều
khía cạnh chưa được phân tích làm rõ.
Thứ tư, cần tiếp tục làm rõ các vấn đề
giới hạn quyền và tạm đình chỉ thực hiện
quyền cơ bản của công dân, tiêu chí áp dụng
khi hạn chế quyền cơ bản mà không làm mất
đi bản chất của quyền; tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo đảm
các quyền hiến định trong thực tế.
Thứ năm, cần nghiên cứu thiết lập cơ
chế trao cho Toà án thẩm quyền độc lập để
kiểm soát các thiết chế khác của Nhà nước,
phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp
quyền; cần làm rõ vấn đề: xét xử là nội dung
cơ bản của tư pháp, nhưng có đồng nhất với
khái niệm quyền tư pháp hay không. Ngoài
ra, cũng cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ sự
liêm chính của tư pháp, các điều kiện bảo
đảm sự độc lập thẩm phán; nghiên cứu điều
kiện kết hợp mô hình tố tụng thẩm vấn và tố
tụng tranh tụng theo tinh thần của Hiến
pháp; nghiên cứu, về lâu dài, trao thẩm
quyền giải thích Hiến pháp và pháp luật cho
Tòa án.
Thứ sáu, cần tiếp tục nghiên cứu, làm
rõ nội dung của cơ chế bảo vệ hiến pháp theo
tinh thần của Hiến pháp như: địa vị pháp lý,
chức năng, vai trò, và thẩm quyền của cơ
quan này n
13Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TàI lIệu ThAM khảo
1. Lý Ba (2012), “Chủ nghĩa hợp hiến là gì?”, trong: Vũ Công Giao (đồng chủ biên),
Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài,
Nxb. Lao động, Hà Nội.
2. Lý Ba (2012), “Pháp trị là gì?”, trong: Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Về pháp quyền
và chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài, Nxb. Lao động,
Hà Nội.
3. The World Bank (2005), “Rule of Law as a Goal of Development Policy” (by Matthew
Stephenson), tại: truy cập ngày 28/10/2017.
4. Katrin Blasek (2015), The Rule of Law in China. A Comparative Approach, Springer.
5. Andrea Buratti (2019), Western Constitutionalism: History, Institutions, Comparative
Law, Springer.
6. Robert Dahl (2015), Bàn về dân chủ, (Phạm Nguyên Trường dịch), Nxb. Giấy Vụn,
Huê Kỳ.
7. Larry Diamond (2017), Tinh thần dân chủ: Cuộc đấu tranh nhằm xây dựng xã hội tự
do trên toàn thế giới, (Phạm Nguyên Trường dịch), Nxb. Giấy Vụn, Huê Kỳ.
8. A.V. Dicey (1979), Introduction to the Study of Law of the Constitution (A.V. Dicey
With an Introduction by E.C.S. Wade), The MacMillan Press, London.
9. Nguyễn Đăng Dung (2014), “Nhà nước pháp quyền là tinh thần pháp luật hay là đúng
quy trình?”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, số 1(2014).
10. Vũ Công Giao (2014), “Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam: Nhận thức, triển vọng và
thách thức nhìn từ Hiến pháp năm 2013”, trong: Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (đồng chủ
biên), Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, Nxb. Lao
động - xã hội, Hà Nội.
11 Ricardo Gosalbo-Bono (2010), “The Significane of the Rule of Law and Its
Implications for the European Union and the United States”, University of Pittsburgh
Law Review, Vol. 72:229.
12 Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
khóa VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung
ương khóa VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới (Đại hội VI,
VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn
qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XII, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. David Held (2013), Các mô hình quản lí nhà nước hiện đại, (Phạm Nguyên Trường
dịch), Nxb. Tri Thức, Hà Nội.
20. Samuel Huntington (2012), The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth
Century, University of Oklahoma Press, Norman and London.
21. Nguyễn Hưng (2013), “Tổng bí thư: ‘Đề phòng thế lực muốn xoá bỏ điều 4 Hiến pháp”,
Báo VnExpress ngày 28/9/2013 tại: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tong-bi-thu-
de-phong-the-luc-muon-xoa-bo-dieu-4-hien-phap-2886937.html, truy cập ngày
28/2/2020.
22. IDEA (2008), Direct Democracy: The International IDEA Handbook, tr.12, tại:
https://www.idea.int/sites/default/files/publications/direct-democracy-the-international-
idea-handbook.pdf, truy cập ngày 28/2/2020.
23. Nguyễn Đức Minh (2018a), “Khái niệm, nội dung của nguyên tắc pháp quyền”, Nhà
nước và Pháp luật, số 6/2018.
24. Nguyễn Đức Minh (2018b), “Một số quan niệm về pháp quyền trên thế giới”, Nhà nước
và Pháp luật, số 10/2018.
25. Nguyễn Đức Minh (2019), “Nguyên tắc pháp quyền trong hệ thống các nguyên tắc của
nhà nước pháp quyền”, Nghiên cứu Lập pháp, số 9(385).
26. Walter Murphy (1993), “Constitutions, Constitutionalism, and Democracy”, in:
Số 2+3(402+403) - T1+2/202014 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
15Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Douglas Greenberg et al. (edited), Constitutionalism and Democracy: Transitions in
the Contemporary World, Oxford University Press, New York.
27. Plato (2014), Cộng hòa, (Đỗ Khánh Hoan dịch), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
28. Rule of Law, tại: https://www.lexico.com/en/definition/rule_of_law, truy cập ngày
25/10/2019].
29. Nguyễn Văn Quân (2017), “Sự phổ biến của chủ nghĩa hợp hiến và nhà nước pháp
quyền như một chuẩn mực quốc tế”, Nghiên cứu Lập pháp, số 15(343).
30. Evelyn Shuckburgh (1889), The Histories of Polybius, Vol.I, (translated from the text
of F. Hultsch), MacMillan and Co., London and New York.
31. Brian Tamanaha (2007), “A Concise Guide to the Rule of Law”, tại:
abstract=1012051, truy cập ngày 28/10/2019.
32. Brian Tamanaha (2012), “The History and Elements of the Rule of Law”, Singapore
Journal of Legal Studies, 2012(Dec).
33. The Principle of the Rule of Law, Report of the Committee of Legal Affairs and Human
Rights, 6 July 2007, tại: https://assembly.coe.int/nw/xml/XRef/X2H-Xref-
ViewHTML.asp?FileID=11593&lang=EN, truy cập ngày 29/10/2019.
34. The World Justice Project, tại: https://worldjusticeproject.org/about-us/overview/what-
rule-law, truy cập ngày 7/5/2018.
35. Cao Huy Thuần (2007), “Nhà nước pháp quyền”, Tia Sáng Online, ngày 24/12/2007,
tại: truy cập ngày
28/10/2017.
36. Đào Trí Úc (chủ biên), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội - 2006.
37. Đào Trí Úc, Giáo trình Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội -2015.
38. UN Security Council (2004), The rule of law and transitional justice in conflict and
post-conflict societies: report of the Secretary-General, tại:
docid/45069c434.html, truy cập ngày 7/5/2018.
38. U.S. Department of State, Democracy in brief, tại: https://photos.state.gov/
libraries/amgov/30145/publications-english/democracy-in-brief.pdf, truy cập ngày
14/12/2017.
40. Jeremy Waldron (2016), “The Rule of Law”, (Standford Encyclopedia of Philosophy),
tại: https://plato.stanford.edu/entries/rule-of-law/, truy cập ngày 25/10/2019.
41. Barry Weingast (2010), “Why Developing Countries Prove So Resistant to the Rule of
Law”, in: James Heckman et al. (editors), Global Perspectives on the Rule of Law,
Routledge-Cavendish.
42. Danilo Zolo (2007), “The Rule of Law: A Critical Reappraisal”, trong: Pietro Costa,
Danilo Zolo (edited), The Rule of Law: History, Theory and Criticism, Published by
Springer, the Netherlands.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phap_quyen_trong_moi_quan_he_voi_quyen_lam_chu_cua_nhan_dan.pdf