Liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với
lâm sàng và giải phẫu bệnh UTNMM
Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa
giữa nhóm bệnh nhân nhiễm HPV không có thói
quen, so với người có thói quen hút thuốc hay
nhai trầu (p< 0,05).
Nghiên cứu của Gillison(8) và Lindel(12) cho
thấy UTNMM nhiễm HPV ít gặp ở người hút
thuốc hay uống rượu. Tuy nhiên, Schwartz(15)
tìm thấy người có thói quen hút thuốc và có
nhiễm HPV-16 gia tăng nguy cơ UTNMM hơn
những người chỉ có thói quen hút thuốc hay chỉ
nhiễm HPV. Tế bào bị nhiễm HPV nhạy cảm
hơn dưới các ảnh hưởng của các chất sinh ung
khác như thuốc lá, rượu và các tác nhân khác(11).
Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy bệnh
nhân nhiễm HPV dưới 45 tuổi chiếm tỉ lệ cao
hơn (50%) so với nhóm bệnh nhân lớn tuổi hơn
(34,7%), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa.
Xu hướng bệnh nhân UTNMM nhiễm HPV
thường trẻ hơn bệnh nhân UTNMM không
nhiễm HPV, như trong nghiên cứu của
Gillison(8). Chaturvedi(5) ghi nhận bệnh nhân ung
thư tế bào gai vùng đầu cổ liên quan HPV
thường trẻ hơn 3-5 tuổi so với nhóm bệnh nhân
không nhiễm HPV.
Trong nghiên cứu vào năm 2000 không tìm
thấy liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV và
giới tính(8), hay tỉ lệ nhiễm cao hơn ở nam giới(2,6).
Nghiên cứu trên bệnh nhân UTNMM người
Mexico cho thấy tỉ lệ nhiễm HPV cao hơn ở nữ
giới, giống như trong UTCTC(10). Tuy nhiên, tổng
kết các nghiên cứu cho thấy khuynh hướng
nhiễm HPV trong ung thư đầu cổ dường như
không liên quan đến giới tính(5).
Nghiên cứu của Ali trên 140 bệnh nhân
Pakistan(2) đã không tìm thấy liên quan giữa
nhiễm HPV với giai đoạn lâm sàng, kích thước
bướu, sự di căn hạch, độ mô học. Một số
nghiên cứu nhận thấy tình trạng nhiễm HPV
thường liên quan với giai đoạn lâm sàng trễ,
bướu có kích thước lớn T3 và T4(5), độ ác tính
mô học cao(17).Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu
không có tỉ lệ đủ các bướu ở giai đoạn sớm,
nên không thể phân tích để phát hiện mối liên
quan giữa giai đoạn lâm sàng hay TNM với
tình trạng nhiễm HPV(2).
Hiện diện HPV trong UTNMM cũng được
nghiên cứu tìm liên quan theo vị trí. Dùng kỹ
thuật PCR, Miller phát hiện tỉ lệ HPV cao nhất
ở amygdale (77%), NMM (59%), sàn miệng
(44%), khẩu cái (42,8%), lưỡi (35%)(13). Trong
nghiên cứu này, chúng tôi không tìm thấy bất
cứ mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng
nhiễm HPV và các vị trí trong hốc miệng. Điều
này có thể do niêm mạc vùng đầu cổ và hốc
miệng cùng tiếp xúc chung với các tác nhân
sinh ung cũng như HPV.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện các týp nguy cơ cao của virút bướu nhú người (HPV) trong ung thư niêm mạc miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 177
PHÁT HIỆN CÁC TÝP NGUY CƠ CAO CỦA VIRÚT BƯỚU NHÚ NGƯỜI
(HPV) TRONG UNG THƯ NIÊM MẠC MIỆNG
Trần Thị Kim Cúc*
TÓM TẮT
Ung thư niêm mạc miệng (UTNMM) xuất hiện là kết quả của một quá trình gồm nhiều giai đoạn, với
nhiều yếu tố ảnh hưởng trong bệnh sinh, bao gồm các yếu tố môi trường như thói quen hút thuốc, uống rượu,
nhai trầu, bức xạ. Tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ các đối tượng không có các thói quen trên mắc bệnh ung thư, cho
thấy có các yếu tố khác trong môi trường, hay yếu tố di truyền, yếu tố miễn dịch của tế bào mô chủ liên quan
trong bệnh sinh ung thư. Vai trò của HPV trong bệnh sinh UTNMM được làm rõ trong những nghiên cứu trực
tiếp trên mẫu bướu hay trên invitro.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ HPV trong UTNMM.
Đối tượng và phương pháp: Các bệnh phẩm tươi sinh thiết từ 109 bệnh nhân UTNMM được ly trích
DNA, tiến hành phản ứng PCR tổ xác định HPV với hai cặp đoạn mồi thông dụng MY09/MY11 và
GP5+/GP6+. Phản ứng Realtime PCR xác định các týp nguy cơ cao (HPV-16, 18, 33, 45 và 58).
Kết quả: Nhiễm HPV chiếm tỉ lệ 36,7% trong UTNMM, trong đó nhiễm HPV-16 chiếm tỉ lệ 17,5%, tỉ lệ
HPV-18 là 47,5%, đồng nhiễm HPV-16 và 18 chiếm tỉ lệ 22,5%, đồng nhiễm HPV-45 và 58 là 7,5%, và nhiễm
HPV-33 chiếm tỉ lệ 5%.
Kết luận: Phân tích liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với các đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và
thói quen nguy cơ cho thấy nhiễm HPV gặp nhiều ở bệnh nhân UTNMM không có các thói quen hút thuốc hay
nhai trầu.
Từ khóa: Virút bướu nhú, ung thư niêm mạc miệng, nhiễm HPV.
ABSTRACT
DETECTION OF HIGH RISK HUMAN PAPILLOMA VIRUS IN ORAL SQUAMOUS CELL
CARCINOMA IN VIETNAMESE PATIENTS
Tran Thi Kim Cuc* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 177 - 183
Background: Oral cancer has been causally associated with a history of heavy smoking and alcohol abuse.
However, non smokers and non drinking patients have oral cancer, suggest besides tobacco and alcohol, other
environmental, immunologic and genetic factors are essential in the pathogenesis of oral cancer. There is an
increasing evidence for the role of high risk human papilloma virus (HPV) in the pathogenesis of oral squamous
cell carcinoma (OSCC).
Purpose: This study is to investigate the prevalence of HPV in the oral cancer patients.
Materials and methods: Biopsies of OSCC were obtained from 109 patients with clinical informations.
HPV DNA was identified in fresh-frozen samples by nested-PCR with MY09/MY11 and GP5+/GP6+ primer
pairs and HPV genotype was determined by multiplex reatime PCR (HPV-16, 18, 33, 45, and 58). Association
between the HPV status and risk factors for cancer as well as tumor-host characteristics were analysed.
Results: HPV was found in 36.7% of the tumors with HPV-16 accounting for 17.5%, HPV-18 for 47.5%,
22.5% co- infection with HPV-16 and 18; 7.5% for co-infection with HPV-45 and 58; 5% for HPV-33.
*: Khoa RHM - Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Thị Kim Cúc ĐT: 0908348850; Email: kimcuc0804@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 178
Conclusions: HPV infection was significantly associated with non smoking or non betel-chewing oral
cancer patients (p<0.05).
Key words: Human papilloma virus, oral squamous cell carcinoma, HPV infection.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Virút bướu nhú người (HPV) được biết đến
là tác nhân sinh bướu ở người, là thành viên của
họ papovavirus(2,4). HPV là một nhóm lớn các
loại virút với hơn 120 týp đã được nhận diện.
Một số virút được nhận diện đặc biệt trong một
số bệnh lý, điển hình như mụn cóc ở bàn tay
(HPV-1), ung thư tế bào gai ở người ghép thận
(HPV-5 và 8) và quan trọng nhất trong ung thư
cổ tử cung (UTCTC) như HPV-16, 18, 31, 33 và
45. Các týp này xuất hiện trong 80% trường hợp
UTCTC dạng tế bào gai, với HPV-16 chiếm phân
nửa trường hợp. HPV-18 là týp gặp nhiều nhất
trong ung thư dạng tuyến ở cố tử cung (55%),
sau đó là HPV-16 (32%)(4). Tổ chức y tế thế giới
xếp loại HPV-16 và 18 là các tác nhân sinh ung
quan trọng ở người.
Vùng miệng có một số đặc điểm tương đồng
với cổ tử cung. Niêm mạc đều được lót bởi biểu
mô gai có một lớp mỏng sừng hóa và đều cùng
gánh chịu những vi chấn thương của nhiều tác
nhân khác nhau như vi khuẩn, các chất hóa học.
Ung thư tế bào gai là loại bướu ác thường gặp
nhất trong hốc miệng(2).
Vai trò của HPV trong bệnh sinh UTNMM
được làm rõ trong những nghiên cứu trực tiếp
trên mẫu bướu hay trên in vitro(2,3,7). DNA của
virút được phát hiện trong UTNMM và các týp
phân lập được trong tổn thương UTNMM cũng
là những týp thuộc nhóm nguy cơ cao như trong
UTCTC. Bộ gen của HPV tích hợp vào bộ gen
của tế bào và phân hủy các protein có chức năng
quan trọng trong chu kỳ tế bào như p53, pRb(2,16).
Tỉ lệ HPV trong UTNMM được báo cáo khác
nhau nhiều, từ 0- 100%(7,9). Đến nay, chưa có số
liệu trong nghiên cứu nào về tình trạng nhiễm
HPV trong UTNMM ở người Việt Nam. Nghiên
cứu này nhằm xác định tỉ lệ HPV và các týp
HPV nguy cơ cao trong UTNMM ở người Việt
nam, phân tích liên quan giữa sự hiện diện của
HPV với các đặc điểm lâm sàng bao gồm tuổi,
giới, thói quen hút thuốc, nhai trầu, vị trí bướu,
kích thước bướu, di căn hạch, giai đoạn lâm
sàng và độ ác tính mô học.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
109 bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán
là UTNMM với kết quả chẩn đoán giải phẫu
bệnh là carcinoma tế bào gai tại bệnh viện Ung
bướu Tp.HCM từ năm 2009 đến 2010.
Tiêu chuẩn loại trừ
Ung thư di căn từ nơi khác đến vùng miệng,
ung thư vùng lân cận như da, khẩu hầu lan vào
hốc miệng.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả và phân tích.
Qui trình nghiên cứu
Lâm sàng
- Hỏi bệnh sử, thói quen hút thuốc, uống
rượu, nhai trầu.
- Khám lâm sàng và điền vào phiếu thu thập
dữ liệu.
Sinh thiết, đúc paraffin mẫu mô và nhuộm
giải phẫu bệnh
Bệnh phẩm lấy từ mẫu mô sinh thiết hay
phẫu thuật bướu được nhuộm HE thường qui
tại bệnh viện Ung bướu Tp.HCM. Chẩn đoán độ
mô học theo cách đánh giá độ mô học của
Jakcobsson cải biên theo Anneroth (1987). Đánh
giá này dựa vào tham số mô học và cho điểm
mỗi tham số.
Tiến hành PCR phát hiện HPV và định týp
Bước 1: Ly trích DNA từ mẫu mô.
Ly trích DNA từ mẫu mô sinh thiết một
phần ở tổn thương ung thư bằng bộ ly trích high
pure PCR Template Preparation kit (Roche) theo
chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 179
Bước 2: Tìm HPV bằng kỹ thuật PCR tổ.
Quá trình gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: dùng cặp mồi thông dụng
MY09-MY11 khuếch đại vùng L1 (kích thước
450 bp) phổ biến ở các týp HPV.
- Giai đoạn 2: dùng cặp mồi GP5+/GP6+ để
khuếch đại cấu trúc bên trong đặc hiệu của vùng
L1 (kích thước 150 bp).
Phản ứng PCR được tiến hành trong máy
luân nhiệt qua 39 chu kỳ nhiệt.
Mỗi đợt thí nghiệm PCR luôn có một chứng
dương là DNA của UTCTC đã biết cho kết quả
HPV (+) và một chứng âm thay thế mẫu DNA ly
trích bằng nước cất.
Bảng 1: Thành phần của phản ứng PCR tổ.
MYO9/ MY011 GP5+/ GP6+
1 mẫu 1 mẫu
DNA / Sản phẩm PCR
lần 1
4 l 2 l
Tampon Taq (5 x) 4 l 4 l
MgCl2 (25 mM) 4,8 l 2,8 l
Đoạn mồi MY09 hoặc
GP5+
0,5 l 0,5 l
Đoạn mồi MY011 hoặc
GP6+
0,5 l 0,5 l
dNTP (10 mM each) 1,5 l 1,5 l
Taq polymerase (5 U/l) 0,2 l 0,2 l
H2O 4,5 l 8,5 l
Tổng cộng 20 l 20 l
Bảng 2: Chương trình PCR phát hiện HPV.
Chương trình 1
(MY09/MY11)
Chương trình 2
(GP5+/GP6+)
940C x 3 phút 940C x 10 phút
940C x 1 phút
550C x 1 phút
720C x 1 phút
39 chu kỳ
nhiệt
940C x 1 phút
550C x 1 phút
720C x 1 phút
39 chu kỳ
nhiệt
720C x 4 phút 720C x 7 phút
Kết quả PCR được đánh giá bằng cách điện
di trên gel agarose 2% trong khoảng 45 phút.
Xem kết quả trên máy soi cực tím. Nếu vạch của
DNA khảo sát ở cùng mức với vạch của chứng
dương và có số base đọc ở thang kích thước
DNA phù hợp thì kết quả HPV(+).
Bước 3: Định týp HPV.
Thực hiện phản ứng realtime PCR để xác
định các týp HPV nguy cơ cao (16, 18, 33, 45, 58).
Trình tự các đoạn mồi và mẫu dò như sau:
- HPV 16 F : 5’-ACG-TCA-GAG-GAG-GAG-
GAT-GAA-3’
- HPV 16 R : 5’-GGT-TAC-AAT-AAT-GTA-
ATG-GGC-TC-3’
- HPV 16 P : FAM-5’-CCA-GCT-GGA-CAA-
GCA-GAA-CGG-G-3’-TAMRA
- HPV 18-45 F : 5’-CAT-TTT-GTG-AAC-
AGG-CAG-AGC-3’
- HPV 18 R : 5’-ACT-TGT-GCA-TTA-TTG-
TGG-ACC-3’
- HPV 45 R : 5’-CAA-CAC-CTG-TGC-ATC-
ATT-CTG-A-3’
- HPV 18-45 P : HEX-5’-AGA-GAC-ACC-
ACA-GGC-ATT-GTT-CCA-TG-3’-TET
- HPV 33-58 F : 5’-GAA-TTG-GTG-ACC-
ACG-CGG-CGG-3’
- HPV 58 R : 5’-CCT-GGT-GAA-TCA-TTT-
TGC-ACG-3’
- HPV 33R : 5’-AAA-CCA-CGG-TGC-ACC-
ATT-CGG-3’
- HPV 33-58 P : CY5-5’-GGA-ACC-ATC-
ACA-GAC-AGT-GCT-CAA-3’-TAMRA.
Tất cả đoạn mồi xuôi chiều và ngược chiều
dùng với nồng độ 300 mM
Các mẫu dò dùng với nồng độ 200 mM
Master mix Thermo Scientific-ABgene UK
(Absolute®QPCR Mix)
Mỗi mẫu thực hiện 2 phản ứng PCR cùng lúc.
Mỗi giếng cho phản ứng PCR = 5 l DNA + 20
l PCR mix (mỗi mẫu chuẩn bị 40l PCR mix).
Phản ứng 1: Xác định các týp 16, 33, 45
- Đoạn mồi và mẫu dò : 1,2 l
- Master mix (ABgene): 25 l
- H2O : 4,2 l
Phản ứng 2: Xác định các týp 18, 58
- Đoạn mồi và mẫu dò : 1,2 l
- Master mix (ABgene): 25 l
- H2O : 4,2 l
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 180
Bảng 3: Chương trình PCR định týp HPV.
950C x 10 phút
950C x 15 giây
570C x 60 giây
49 chu kỳ nhiệt
Thống kê và xử lý dữ liệu
Các dữ liệu được nhập bằng phần mềm
Excel và được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
Mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng, giải
phẫu bệnh của UTNMM với HPV được xác định
qua phép kiểm χ2, liên quan có ý nghĩa khi giá
trị p <0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu khảo sát
109 bệnh nhân có tuổi từ 29 đến 78 tuổi, với
độ tuổi trung bình 59 ±12 tuổi, trong đó 95 bệnh
nhân (87,2%) trên 45 tuổi.
Có 75 bệnh nhân nam (68,8%) và 34 nữ
(31,2%), với tỉ lệ nam: nữ là 2,2:1.
Các vị trí bướu theo thứ tự giảm dần là
lưỡi (43,1%), sàn miệng (23,9%), nướu răng
(18,3%), niêm mạc má (7,4%), khẩu cái (4,5%)
và môi (2,8%).
Bướu ở giai đoạn trễ (III và IV) chiếm tỉ lệ
80,73%.
73 bệnh nhân nam và 5 nữ (71,5%) có thói
quen hút thuốc, 64 bệnh nhân có thói quen hút
thuốc kèm theo uống rượu (58,7 %).
16 bệnh nhân nữ (14,7%) có thói quen
nhai trầu.
17 bệnh nhân không có các thói quen trên.
Tỉ lệ HPV và tỉ lệ các týp nguy cơ cao trong
UTNMM
Trong 109 bệnh nhân UTNMM, HPV được
phát hiện trong 40 trường hợp, chiếm tỉ lệ 36,7%.
Về tỉ lệ týp HPV: 47,5% nhiễm týp18 (đơn
thuần và kết hợp týp khác); 22,5% đồng nhiễm
týp 16 và 18; 17,5% nhiễm týp 16 (đơn thuần và
kết hợp týp khác); 7,5% đồng nhiễm týp 45, 58
và 5% nhiễm týp 33 (Bảng 4).
Bảng 4: Tỉ lệ các týp HPV trong mẫu khảo sát.
Týp
HPV
16 18 16+1
8
16+
týp
khác
18+týp
khác
33
45+58
Tổn
g số
ca
UTNM
M 6 7 9 1 12 2 3
40
% 15,0 17,5 22,5 2,5 30,0 5,0 7,5 100
Liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với
lâm sàng và giải phẫu bệnh của UTNMM
Phân tích bảng 5 cho thấy 34,6% bệnh nhân
nam nhiễm HPV và 41,2% bệnh nhân nữ nhiễm
HPV. Sự khác biệt theo giới tính không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
Bệnh nhân không có các thói quen nguy cơ
dễ nhiễm HPV hơn so với bệnh nhân có thói
quen hút thuốc hay nhai trầu. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p <0,05).
Theo vị trí tổn thương, HPV xuất hiện ở
niêm mạc má (50%), lưỡi (42,5%), khẩu cái
(40%), sàn miệng (30,7%) và nướu răng (30%).
HPV không được tìm thấy tại bướu ở vị trí môi.
Về mặt mô bệnh học, HPV được phát hiện
trong 46,2% bướu có độ ác tính cao, 36,7%
bướu độ ác tính trung bình và 34% bướu độ ác
tính thấp.
HPV DNA cũng được phát hiện trong 2
trường hợp (50%) bướu T1, 13 (40,6%) bướu T2,
trong 12 (33,3%) bướu T3 và trong 13 (35,1%)
bướu T4.
Phát hiện HPV DNA theo thứ tự giảm dần:
trong 50% bệnh nhân xếp giai đoạn lâm sàng I;
41,2% giai đoạn II; 375 % giai đoạn III và 33,3%
giai đoạn IV.
Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
giữa tình trạng nhiễm HPV theo vị trí tổn
thương, kích thước bướu, độ ác tính mô học,
tình trạng di căn hạch hay giai đoạn lâm sàng
(p>0,05).
Bảng 5: Liên quan giữa HPV với lâm sàng, giải phẫu
bệnh của UTNMM.
Đặc điểm Tổng HPV (+)
Số ca Số ca (%) Giá trị p
109 40 (36,7)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 181
Đặc điểm Tổng HPV (+)
Giới tính 0,426
Nam 75 26 (34,7)
Nữ 34 14 (41,2)
Tuổi 0,269
≤ 45 14 7 (50,0)
> 45 95 33 (34,7)
Thói quen 0,039
Hút thuốc hoặc nhai
trầu 92 30 (32,6)
Không thói quen 17 10 (58,8)
Vị trí ung thư 0,572
Môi 3 0 (0)
Niêm mạc má 8 4 (50,0)
Lưỡi 47 20 (42,5)
Sàn miệng 26 8 (30,8)
Khẩu cái 5 2 (40,0)
Nướu răng 20 6 (30,0)
Độ mô học ác tính 0,643
Độ I 49 18 (36,7)
Độ II 47 16 (34,0)
Độ III 13 6 (46,2)
TNM 0,731
T1 04 02 (50,0)
T2 32 13 (40,6)
T3 36 12 (33,3)
T4 37 13 (35,1)
N0 55 19 (34,6) 0,221
N+ 54 21 (38,9)
Giai đoạn lâm sàng 0,696
I 4 2 (50,0)
II 17 7 (41,2)
III 40 15 (37,5)
IV 48 16 (33,3)
BÀN LUẬN
Tỉ lệ HPV trong UTNMM
Có nhiều nghiên cứu về HPV trong
UTNMM trong hơn hai thập niên qua. Khả năng
phát hiện HPV phụ thuộc nhiều vào độ nhạy
của phương pháp phát hiện. Có nhiều loại xét
nghiệm để phát hiện HPV. Xét nghiệm có độ
nhạy thấp như miễn dịch huỳnh quang, miễn
dịch men và lai tại chỗ. Xét nghiệm có độ nhạy
trung bình như Southern Blot, dot blot. PCR là
xét nghiệm có độ nhạy cao. Và mặc dù PCR là
phương pháp có độ nhạy cao nhất trong các xét
nghiệm phát hiện HPV, kết quả cũng rất thay
đổi(2,9). Sự khác nhau này có thể do 2 yếu tố. Thứ
nhất, có lẽ do sự khác nhau về mặt di truyền
trong nhóm dân số nghiên cứu. Thứ hai, việc
chọn lựa đoạn mồi sử dụng trong PCR có thể
ảnh hưởng đến sự phát hiện HPV(2).
Nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật PCR đã
phát hiện tỉ lệ khá cao HPV, chiếm 36,7% trong
UTNMM ở người Việt Nam. Theo y văn, tỉ lệ
này thay đổi trong khoảng từ 25-75% trong
hầu hết các nghiên cứu HPV dựa trên phản
ứng PCR.
Trong một phân tích meta(13), các nghiên cứu
từ năm 1982-1997, tỉ lệ nhiễm HPV tăng dần
theo mức độ nặng của bệnh: từ niêm mạc miệng
bình thường (10%) đến bạch sản (22,2%), nghịch
sản (26,2%), carcinôm dạng mụn cóc (29,5%) và
ung thư tế bào gai (46,5%).
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu ghi
nhận tỉ lệ HPV thấp trong UTNMM. Nghiên
cứu(14) trên bệnh nhân UTNMM người Braxin,
không phát hiện HPV (0%), ở người Thái Lan, tỉ
lệ nhiễm HPV rất thấp (1,54%)(16).
Tỉ lệ các týp nguy cơ cao trong UTNMM
Nghiên cứu này tìm thấy 17,5% UTNMM
nhiễm HPV-16, 47,5% nhiễm HPV-18 và tỉ lệ
đồng nhiễm cả 2 týp là 22,5%. Tỉ lệ nhiễm chủ
yếu 2 týp nguy cơ cao 16 và 18 là 87,5%.
Trong nghiên cứu trên 91 bệnh nhân
UTNMM ở Ấn độ(2), Balaram tìm thấy tỉ lệ phát
hiện HPV-16 và 18 là 42% và 47%. Aggelopouloa
tìm thấy tỉ lệ nhiễm HPV-18 là 44% và HPV-16
là 2% trong bệnh nhân có tổn thương tăng sản
và ung thư ở hốc miệng trên người Hy lạp(1).
Nhiều nghiên cứu tìm thấy tỉ lệ cao HPV-16
trong UTNMM, giống như trong UTCTC. Trong
một phân tích meta gần đây của Dayani (2010)(7),
với nghiên cứu trên 5.681 bệnh nhân ung thư
đầu cổ, tỉ lệ HPV chung là 21,95%, nhưng tỉ lệ
HPV trong ung thư khẩu hầu cao hơn và HPV-
16 chiếm đa số (86,7%), trong khi tỉ lệ HPV-16
thấp hơn trong các vị trí khác thuộc vùng đầu
cổ. Ngược lại, HPV-18 là týp phổ biến thứ hai,
lại ít gặp hơn trong ung thư khẩu hầu (2,9%) so
với tỉ lệ trong UTNMM (34,5%). Các týp nguy cơ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 182
cao khác được phát hiện trong UTCTC (HPV-31,
33, 45, 56, 58 và 59) hiếm gặp hơn trong ung thư
đầu cổ. Trong nghiên cứu này, nhiễm HPV-33,
45, 58 chiếm tỉ lệ 12,5%.
Như vậy, nhiễm HPV-16 và 18 rất thay đổi
tùy theo vùng giải phẫu học hay vùng địa lý(1,5,7).
Nghiên cứu này cho thấy sự khác nhau về
tỉ lê các týp so với các nghiên cứu khác, với tỉ
lệ đồng nhiễm các týp nguy cơ cao chiếm tỉ lệ
khá lớn.
Phát hiện HPV-16 và 18 chiếm tỉ lệ cao trong
ung thư đầu cổ gợi ý chương trình vacxin phòng
bệnh đã phát triển trong UTCTC cũng nên được
xem xét đến trong phòng ngừa ung thư đầu cổ.
Liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với
lâm sàng và giải phẫu bệnh UTNMM
Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa
giữa nhóm bệnh nhân nhiễm HPV không có thói
quen, so với người có thói quen hút thuốc hay
nhai trầu (p< 0,05).
Nghiên cứu của Gillison(8) và Lindel(12) cho
thấy UTNMM nhiễm HPV ít gặp ở người hút
thuốc hay uống rượu. Tuy nhiên, Schwartz(15)
tìm thấy người có thói quen hút thuốc và có
nhiễm HPV-16 gia tăng nguy cơ UTNMM hơn
những người chỉ có thói quen hút thuốc hay chỉ
nhiễm HPV. Tế bào bị nhiễm HPV nhạy cảm
hơn dưới các ảnh hưởng của các chất sinh ung
khác như thuốc lá, rượu và các tác nhân khác(11).
Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy bệnh
nhân nhiễm HPV dưới 45 tuổi chiếm tỉ lệ cao
hơn (50%) so với nhóm bệnh nhân lớn tuổi hơn
(34,7%), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa.
Xu hướng bệnh nhân UTNMM nhiễm HPV
thường trẻ hơn bệnh nhân UTNMM không
nhiễm HPV, như trong nghiên cứu của
Gillison(8). Chaturvedi(5) ghi nhận bệnh nhân ung
thư tế bào gai vùng đầu cổ liên quan HPV
thường trẻ hơn 3-5 tuổi so với nhóm bệnh nhân
không nhiễm HPV.
Trong nghiên cứu vào năm 2000 không tìm
thấy liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV và
giới tính(8), hay tỉ lệ nhiễm cao hơn ở nam giới(2,6).
Nghiên cứu trên bệnh nhân UTNMM người
Mexico cho thấy tỉ lệ nhiễm HPV cao hơn ở nữ
giới, giống như trong UTCTC(10). Tuy nhiên, tổng
kết các nghiên cứu cho thấy khuynh hướng
nhiễm HPV trong ung thư đầu cổ dường như
không liên quan đến giới tính(5).
Nghiên cứu của Ali trên 140 bệnh nhân
Pakistan(2) đã không tìm thấy liên quan giữa
nhiễm HPV với giai đoạn lâm sàng, kích thước
bướu, sự di căn hạch, độ mô học. Một số
nghiên cứu nhận thấy tình trạng nhiễm HPV
thường liên quan với giai đoạn lâm sàng trễ,
bướu có kích thước lớn T3 và T4(5), độ ác tính
mô học cao(17).Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu
không có tỉ lệ đủ các bướu ở giai đoạn sớm,
nên không thể phân tích để phát hiện mối liên
quan giữa giai đoạn lâm sàng hay TNM với
tình trạng nhiễm HPV(2).
Hiện diện HPV trong UTNMM cũng được
nghiên cứu tìm liên quan theo vị trí. Dùng kỹ
thuật PCR, Miller phát hiện tỉ lệ HPV cao nhất
ở amygdale (77%), NMM (59%), sàn miệng
(44%), khẩu cái (42,8%), lưỡi (35%)(13). Trong
nghiên cứu này, chúng tôi không tìm thấy bất
cứ mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng
nhiễm HPV và các vị trí trong hốc miệng. Điều
này có thể do niêm mạc vùng đầu cổ và hốc
miệng cùng tiếp xúc chung với các tác nhân
sinh ung cũng như HPV.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 109 trường hợp ung thư niêm
mạc miệng tìm thấy tỉ lệ HPV là 36,7%. Tỉ lệ
HPV xuất hiện cao có ý nghĩa ở những bệnh
nhân không có các thói quen nguy cơ như hút
thuốc hay nhai trầu. Hiện diện của HPV-16 và
18 chiếm tỉ lệ 87,5% trong ung thư niêm mạc
miệng. Điều này củng cố thêm bằng chứng về
các týp nguy cơ cao, thường là HPV-16 và 18,
được nhận diện trong ung thư cổ tử cung, đóng
vai trò trong quá trình sinh ung ở hốc miệng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 183
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aggelopoulou E.F.I., Skalos D., Papadimitriou C. (1999).
“Human papilloma virus DNA detection in oral lesions in the
Greek population”. Anticancer Research. 19. pp. 1391-1396.
2. Ali SMA (2008). “Human papillomavirus association and p53
mutation in oral cavity of Pakistani patients”. Thesis for PhD.
3. Baez A., Almodovar J.L., Cantor A., Celest F., Cruz L.C., Vega
W. (2004). “High frequency of HPV 16- associated head and
neck squamous cell carcinoma in the Puerto-Rico
population”. Head Neck. 26. pp. 778-784.
4. Butt W.T., Butt M.U., Tariq S., Ahmad R., Ali T.S., Bukhari
M.H., Naeem S., Munir M. (2007). “Molecular pathogenesis,
epidemiology, risk factors and prognosis of head and neck
cancer in relation to humam papilloma virus infection”.
Annals. 13(2). pp. 169-173.
5. Chaturvedi A.K., Engel E.A., Anderson W.F., Gillison M.L.
(2008). “ Incidence trends of HPV-related and unrelated oral
squamous cell carcinoma in the United State”. Journal of
Clinical Oncology. 26 (4). pp. 617-619.
6. Cruz I.B., Snijders P.J., Steeberger R.D. (1996). “Age-
dependence of humam papilloma virus DNA presence in oral
qumous cell carcinoma”. Eur J Cancer B Oral Oncol. 32B. pp.
55-62.
7. Dayani F., Etzel C.J., Lui M., Ho C.H., Lippman S., Tsao.S.
(2010). “Meta-analysis of the impact of human papilloma
virus on cancer risk and overall survival in head and neck
squmous cell carcinoma”. Head and Neck Oncology. 2(15).
pp. 1-11.
8. Gillison M.L., Koch W.M., Capone R.B. (2000). “Evidence for a
causal association between human papilloma virus and a
subset of head and neck cancer”. J Natl Cancer Inst. 92(9). pp.
709-720.
9. Ha P.K., Califano J.A. (2004). “The role of human papilloma
virus in oral carcinogenesis”. Crit Rev Oral Biol Med. 15(4).
pp. 188-196.
10. Ibieta B.R., Lizano M., Frias-Mendivil M. (2005). ”Human
papilloma virus in squamous cell carcinoma in a Mexican
population”. Oral Surg Oral Med Oral Pathol. 99. pp. 311-315.
11. Kim S.M., Shin K.H., Baek J.H., Cherrick H. (1993). “HPV-16,
tobaco-specific N-nitrosamine, and N-methyl-N’-nitor-N-
nitrosoguanidine in oral carcinogenesis”. Cancer Reasearch.
53. pp. 4811-4816.
12. Lindel K., Beer K.T., Laissue J. (2001). “Human paplloma
virus positive squamous cell carcinoma of the oropharynx: a
radiosensitive subgroup of head and neck cancer”. Cancer. 92.
pp. 805-813.
13. Miller C.S., Johnstoon B.M. (2001). “HPV as a risk factor for
oral squamous cell carcinoma: a meta-analysis 1982-1997”.
Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endol. 91(6). pp. 622-635.
14. Rivero E.R.C., Nunes E.D. (2006). “Human papilloma virus in
oral squamous cell carcinoma of a Brazilian population.
Amplication by PCR”. Braz Oral Res. 20(1). pp. 21-24.
15. Schwartz S.M., Daling J.R., Drody D.R. (1998). “Oral cancer
risk in relation to sexual history and evidence of human
paplloma virus infection”. J Natl Cancer Inst. 90. pp. 1626-
1636.
16. Siribang-on P., Buajeeb W., Sanguansm S., Poomsavat S.,
Weerapradist W. (2008). “Detection of human papilloma
carcinoma in oral squamous cell carcinoma, leukoplakia and
lichen planus in Thai patients”. Asian Pacific J Cancer Prev. 9.
pp. 771-775.
17. Zhao D., Xu Q.G., Chen X.M., Fan M.W. (2009). ”Human
papillomavirus as a independent predictor in oral squamous
cell carcinoma”. International Journal of Oral Science. 1(3). pp.
119-125.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_hien_cac_typ_nguy_co_cao_cua_virut_buou_nhu_nguoi_hpv_t.pdf