Có 5 bệnh nhân mang các đột biến chưa rõ chức năng: Glu143Lys, Glu149Ala , Tyr856His và
Val1247Ile. Trong số này, đột biến Glu149Ala trên exon 8 là đột biến lần đầu tiên được phát hiện và
chưa được báo cáo trong cơ sở dữ liệu của BIC. Tuy nhiên chúng tôi chưa thể kết luận đây là đột biến
mới trên người Việt Nam hay chỉ là một kiểu SNP vì chúng tôi chỉ khảo sát 50 cá thể và chưa có
nhóm chứng để so sánh tần suất của alen mới.
Trong một nghiên cứu trên 200 bệnh nhân Châu Á tại Mỹ, đột biến Tyr856His được xếp vào loại
đột biến gây bệnh và chỉ được phát hiện trên một bệnh nhân duy nhất người Trung Quốc(10). Một
nghiên cứu khác tại Malaysia cũng chỉ phát hiện đột biến Tyr856His ở 1/37 bệnh nhân(16). Tuy nhiên,
trong một nghiên cứu khác trên 1306 người Trung Quốc sống tại Thượng Hải, đột biến Tyr856His
được tìm thấy cả trên bệnh nhân cũng như trên người bình thường(13). Trong nghiên cứu này, chúng tôi
phát hiện đột biến Tyr856His trên 3 người có quan hệ huyết thống (BC-25, BC-26 và BC-27). Để
khẳng định được đột biến Tyr856His là một đột biến có ý nghĩa trên người Việt Nam hay chỉ là một
kiểu SNP, cần có thêm nghiên cứu trên nhóm chứng những người Việt Nam không liên quan tới nguy
cơ ung thư vú để biết được tần suất phân bố của alen đột biến trong cộng đồng.
Các đột biến và các biến thể được phát hiện phân bố trên toàn bộ chiều dài gen BRCA1, chứng tỏ
kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA trong nghiên cứu này đáng tin cậy. Hai đột biến có ý nghĩa lâm sàng
đều nằm ngoài exon 11 (Arg1751X và 1792X). Một số nghiên cứu chỉ khảo sát đột biến BRCA1 trong
vùng exon 11(6,7) có thể đã bỏ sót nhiều kiểu đột biến trên bệnh nhân ung thư vú. Đối với bệnh nhân
Việt Nam, khảo sát đột biến nên bao gồm giải trình tự toàn bộ gen BRCA1.
Trong số 26 bệnh nhân, có 5 bệnh nhân không mang một biến thể nào của BRCA1 và 14 bệnh
nhân chỉ mang những thay đổi được cho là vô hại của BRCA1. Mặc dù chúng tôi chưa loại trừ được
những thay đổi đó có thể làm tăng nguy cơ trên người Việt Nam, những bệnh nhân này có thể mang
đột biến của gen BRCA2 hoặc các gen khác như P53, PTEN đã được biết cũng gây tăng nguy cơ ung
thư vú. Trong ung thư vú, đột biến BRCA2 được tìm thấy với tần suất tương đương đột biến
BRCA(3,11). Đặc biệt, đột biến BRCA2 đóng vai trò quan trọng hơn BRCA1 trong ung thư vú của một
vài chủng tộc nhất định, như người Philippine(5). Vì vậy cần mở rộng nghiên cứu để có thể khảo sát
toàn diện hơn các yếu tố di truyền quyết định nguy cơ ung thư vú trên người Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện đột biến gen Brca1 trên phụ nữ Việt Nam thuộc nhóm nguy cơ cao bị ung thư vú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 674
PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN BRCA1 TRÊN PHỤ NỮ VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGUY CƠ CAO BỊ
UNG THƯ VÚ
Hoàng Anh Vũ*, Lê Phương Thảo*, Phan Thị Xinh*, Đoàn Thị Phương Thảo*,
Hứa Thị Ngọc Hà*, Nguyễn Sào Trung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đột biến gen BRCA1 ñã ñược khẳng ñịnh là yếu tố nguy cơ ung thư vú. Nghiên cứu này nhằm phát
hiện ñột biến gen BRCA1 trên bệnh nhân Việt Nam bị ung thư vú và người chưa phát bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao
bị ung thư vú.
Đối tượng, phương pháp: Chúng tôi giải trình tự chuỗi DNA toàn bộ vùng mã hóa của gen BRCA1 cho 50
trường hợp bao gồm 26 bệnh nhân (khởi phát ung thư vú trước 40 tuổi hoặc có ít nhất một người quan hệ bậc I cũng
bị ung thư vú và 24 người chưa phát hiện bệnh thuộc 2 gia ñình ung thư vú.
Kết quả: Có tất cả 18 kiểu thay ñổi của gen BRCA1 ñược phát hiện trong nghiên cứu này, với 2 kiểu ñột biến ñã
ñược chứng minh gây ung thư vú là R1751X và 1792X gặp trên 10 người (20%) ñều thuộc gia ñình có nhiều người
ung thư vú. Các kiểu ñột biến chưa rõ chức năng gồm có Glu143Lys, Glu149Ala, Tyr856His và Val1247Ile gặp trên
5 bệnh nhân khác, trong ñó ñột biến Glu149Ala trên exon 8 là ñột biến lần ñầu tiên ñược phát hiện và chưa ñược
báo cáo trong cơ sở dữ liệu của BIC. Đột biến Tyr856His gặp trên 3 người trong cùng một gia ñình, trong khi ñó ñột
biến 1792X ñược phát hiện trên 9 trong tổng số 24 người thuộc một gia ñình khác.
Kết luận: Đột biến gen BRCA1 ñóng vai trò quan trọng gây ung thư vú gia ñình ở Việt Nam. Khảo sát ñột biến
gen BRCA1 nên ñược thực hiện cho những người ung thư vú sớm và có yếu tố gia ñình.
Từ khóa: Đột biến gen BRCA1, ung thư vú.
ABSTRACT
DETECTION OF BRCA1 MUTATIONS IN VIETNAMESE WOMEN
AT HIGH RISK FOR BREAST CANCER
Hoang Anh Vu, Le Phuong Thao, Phan Thi Xinh, Doan Thi Phuong Thao, Hua Thi Ngoc Ha,
Nguyen Sao Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 674 - 681
Purpose: It is well established that mutations in BRCA1 gene significantly increase the risk of breast cancer.
This study was conducted to determine BRCA1 mutations in Vietnamese patients and relatives at high-risk for breast
cancer.
Materials and methods: The whole coding region of BRCA1 were sequenced in 50 individuals including 26
patients with early-onset disease (diagnosed with breast cancer before 40 years old) or with family history, and 24
predictive cases from 2 high risk families who did not have breast cancer.
Results: Here we report a total of 18 BRCA1 sequence alterations, of which two are deleterious mutations
(R1751X and 1792X) found in 10 individuals (20%) from families with multiple breast cancer. Mutations of
uncertain significance such as Glu143Lys, Glu149Ala, Tyr856His, and Val1247Ile were detected in 5 patients, of
which the Glu149Ala in exon 8 has not been reported previously in BIC database. The Tyr856His mutation was
present in 3 individuals from one family, while the 1792X mutation in 9 of 23 individuals tested from another family.
Conclusion: This study confirmed the relevance of BRCA1 mutations in Vietnamese patients with breast cancer.
Women with early-onset and familial breast cancer are candidates for detection of BRCA1 mutations.
Key words: BRCA1 mutations, breast cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, ung thư vú là loại ung thư thường
gặp nhất ở phụ nữ, với nguy cơ trọn ñời khoảng 10%(9)
và ước tính có trên 1 triệu trường hợp mới ñược chẩn
ñoán hằng năm(4,12). Tần suất ung thư vú ñang có
khuynh hướng gia tăng hằng năm ở cả các nước phát
triển cũng như các nước ñang phát triển. Tại Việt Nam,
tần suất ung thư vú là 12,2/100.000 tại TPHCM và
26,7/100.000 tại Hà Nội(2). Đây là hai ñịa phương có tỷ
lệ phụ nữ mắc ung thư vú cao nhất nước, trong ñó hầu
hết là những trường hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, khoảng
5% trường hợp ung thư vú có mang yếu tố tiền ñịnh
ung thư di truyền, chủ yếu là do các ñột biến mầm của
* Đại học Y Dược TPHCM
Địa chỉ liên lạc: BS. Hoàng Anh Vũ. Email: hoangvuxinh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 675
một số gen mẫn cảm ung thư. Đột biến gen BRCA1 là
rối loạn di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường hay
gặp nhất trong ung thư vú, chiếm 45% những gia ñình
ung thư vú di truyền, với nguy cơ trọn ñời ñối với
người mang gen ñột biến lên ñến 80%(9). Đối với phụ
nữ có ñột biến làm tăng nguy cơ, các biện pháp có thể
thực hiện bao gồm tăng cường tầm soát phát hiện sớm,
hóa trị liệu dự phòng và phẫu thuật dự phòng.
Có nhiều kỹ thuật dùng ñể phát hiện ñột biến
BRCA1, như SSCP (single strand conformation
polymorphism), TPP (protein truncation test), HD
(heteroduplex analysis), DGGE (denaturing gradient
gel electrophoresis), DHPLC (denaturing high-
performance liquid chromatography) và giải trình tự
chuỗi DNA. Đây ñều là những kỹ thuật tốn kém và mất
nhiều thời gian thực hiện vì BRCA1 là một gen chứa
nhiều exon lớn. Giải trình tự chuỗi DNA ñược coi là
tiêu chuẩn vàng ñể chẩn ñoán ñột biến BRCA1 vì kỹ
thuật này có thể phát hiện ñược tất cả các thay ñổi nhỏ
của trình tự chuỗi DNA(1).
Trong một thời gian dài bệnh ung thư vú tại Việt
Nam chủ yếu ñược nghiên cứu ở góc ñộ hình thái học
thuộc nhóm tiên lượng kinh ñiển như kích thước, tình
trạng di căn hạch nách, loại mô học, ñộ mô học. Tại
Việt Nam chưa có nghiên cứu nào khảo sát ñột biến
BRCA1 trên bệnh nhân ung thư vú cũng như những
người có nguy cao bị ung thư này dựa vào yếu tố gia
ñình. Việc xác ñịnh ñược ñột biến của BRCA1 sẽ giúp
có kế hoạch phòng ngừa ung thư vú hiệu quả trên
những nhóm người có nguy cơ cao.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác lập và ứng
dụng ñược quy trình kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA
toàn bộ vùng mã hóa của BRCA1 ñể chẩn ñoán và ñịnh
danh các loại ñột biến gặp ở bệnh nhân cũng như
những người có nguy cơ cao bị ung thư vú tại Việt
Nam.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ñược tiến hành
tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong năm
2009 và 2010. Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ Việt
Nam có một trong những yếu tố sau ñây: 1) bản thân bị
ung thư vú trước 40 tuổi; 2) có ít nhất 01 người quan hệ
bậc I (mẹ ruột, con gái ruột, chị em gái ruột) bị ung thư
vú trước 40 tuổi; 3) có ít nhất 01 người quan hệ bậc I
hoặc quan hệ bậc II (bà nội/ngoại ruột, cô/dì ruột, cháu
gái ruột) bị ung thư vú 2 bên hoặc ung thư vú kèm ung
thư buồng trứng; 4) có từ 02 người quan hệ bậc I hoặc
quan hệ bậc II bị ung thư vú và/hoặc ung thư buồng
trứng (không cần tính tuổi khởi phát và 5) có từ 01
người nam quan hệ bậc I (cha ruột, con trai ruột, anh
em trai ruột) hoặc quan hệ bậc II (ông nội/ngoại ruột,
chú/bác trai ruột, cháu trai ruột) bị ung thư vú. Người
tham gia nghiên cứu có giấy ñồng ý tham gia tự
nguyện.
Tách chiết genomic DNA: Chúng tôi dùng
QIAamp DNA Kit (Qiagen, Hoa Kỳ) ñể tách chiết
genomic DNA từ máu ngoại vi theo hướng dẫn của nhà
sản xuất.
Thiết kế mồi cho PCR và sequencing: Toàn bộ các
ñoạn mồi ñược thiết kế bằng phần mềm Oligo 4.1 dựa
trên trình tự chuẩn của BRCA1 mang accession number
NG005905 trong GenBank. Thông tin về các ñoạn mồi
sẽ ñược cung cấp nếu ñộc giả có yêu cầu.
Thực hiện PCR: Trong mỗi tube PCR có tổng thể
tích 50 µL, các thành phần gồm có PCR buffer, dNTP
(250 µM cho mỗi loại), 2 loại mồi xuôi và ngược (0,5
µM cho mỗi loại), TaKaRa TaqTM HotStart Polymerase
(1,25 unit) và 20 ng genomic DNA. Chu kỳ luân nhiệt
ñược thực hiện trên máy GeneAmp® PCR system 9700
(Applied Biosystems, Hoa Kỳ) bao gồm giai ñoạn biến
tính ban ñầu ở 980C trong 2 phút, theo sau bằng 40 chu
kỳ gồm biến tính ở 980C trong 10 giây, gắn mồi ở 580C
hoặc 600C (tùy nhiệt ñộ bắt cặp mồi) trong 15 giây,
tổng hợp chuỗi DNA ở 720C trong 1 – 3 phút (tùy chiều
dài sản phẩm PCR) và kết thúc bằng giai ñoạn kéo dài
sản phẩm ở 720C trong 5 phút. Sản phẩm PCR ñược
phát hiện bằng ñiện di trên thạch agarose 1,2% có
nhuộm ethidium bromide và quan sát dưới màn soi gel
Pringraph (Atto, Nhật Bản). Sản phẩm PCR ñược tinh
sạch bằng QIAquick Gel Extraction kit và ñược kiểm
tra lại bằng ñiện di trên thạch agarose 1,2%.
Thực hiện giải trình tự chuỗi DNA: Sản phẩm
PCR ñã ñược tinh sạch sẽ ñược thực hiện phản ứng
cycle sequencing với BigDye V3.1 từ Applied
Biosystems, theo 2 chiều xuôi và ngược cho mỗi exon.
Sản phẩm sau ñó ñược kết tủa bằng ethanol, hòa tan
trong Hi-Di formamide, biến tính ở 950C trong 2 phút
trước khi làm lạnh ñột ngột. Trình tự DNA ñược ñọc
bằng máy ABI 3130 Genetic Analyzer, với POP-7
polymer và capillary 50 cm (Applied Biosystems, Hoa
Kỳ). Kết quả ñược phân tích bằng phần mềm
SeqScape. Số thứ tự của các nucleotide ñược tính theo
chuỗi cDNA bình thường của BRCA1 với accession
number U14860 trong GenBank.
KẾT QUẢ
Chúng tôi dùng kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA
ñể khảo sát ñột biến gen BRCA1 cho 50 phụ nữ thuộc
nhóm nguy cơ cao bị ung thư vú, trong ñó có 26 bệnh
nhân và 24 người chưa bị bệnh. Trong số 26 bệnh nhân
có 15 bệnh nhân khởi phát sớm trước 40 tuổi không
kèm yếu tố gia ñình, 5 bệnh nhân khởi phát sớm và có
kèm thêm yếu tố gia ñình, 6 bệnh nhân có yếu tố gia
ñình nhưng phát hiện ung thư vú sau 40 tuổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 676
Điều kiện PCR ñã ñược xác lập ñể khuếch ñại 24
exon của gen BRCA1 bằng 15 phản ứng (H.1). Các
exon 4, 8, 13, 16, 17 và 20 ñược khuếch ñại riêng biệt,
trong khi các exon 1 – 3, 5 – 7, 9 – 10, 14 – 15, 18 –
19, 21 – 22 và 23 – 24 ñược khuếch ñại chung. Riêng
exon 11 rất dài, phần ñầu ñược khuếch ñại riêng, phần
sau ñược khuếch ñại cùng với exon 12. Các phản ứng
PCR cho băng ñặc hiệu tương ứng với các sản phẩm có
kích thước từ 294 bp ñến 2640 bp.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0
PC R 1 PC R 2 PC R 3 PC R 4 PC R 5
1 1 1 2
PCR 6
PCR 7
13 1 4 1 5 1 6 17
PCR 8 PC R 9 PC R 10 PC R 1 1
1 8 1 9 2 0 2 1 2 2 2 3 24
PCR 1 2 PCR 1 3 PCR 1 4 PC R 1 5
A
1 152 3 4 5 76 8 9 10 11 12 13 14M
100
1000
2000
B
Hình 1. Khuếch ñại toàn bộ vùng mã hóa của gen BRCA1 bằng PCR. (A) Vị trí các ñoạn mồi sử dụng trong 15 phản
ứng. Exon ñược biểu hiện bằng các hình hộp chữ nhật, intron là những ñoạn thẳng xen giữa (B) Hình ảnh minh họa
kết quả ñiện di các sản phẩm PCR. M: 1 Kb Plus marker.
Kết quả giải trình tự chuỗi DNA phát hiện 18 kiểu thay ñổi của BRCA1 trên cả exon và intron (H.2). Trong ñó 2
ñột biến có ý nghĩa lâm sàng ñã ñược báo cáo trong cơ sở dữ liệu BIC (Breast Cancer Information Core:
là Arg1751X và 1792X. Đột biến vô nghĩa thay arginine tại codon 1751 bằng 1 mã
dừng sớm (Arg1751X) gặp trên bệnh nhân BC-17, là một trường hợp bị ung thư vú trước 40 tuổi có bà ngoại và cô
ruột cũng bị ung thư vú (H.3A). Đột biến có ý nghĩa lâm sàng thứ hai làm lệch khung ñọc ñể tạo mã dừng sớm tại
codon 1792 gặp trên 2 bệnh nhân là chị em ruột, cùng khởi phát trước 40 tuổi (BC-20 và BC-21). Bản chất của ñột
biến này là sự mất ñi của 1 nucleotide (cytosine) tại codon 1779 làm lệch khung ñọc với sự tạo thành 13 acid amin lạ
và một mã dừng sớm tại vị trí 1792 (H.3B). Khảo sát ñột biến trên 22 thành viên chưa phát hiện ung thư của gia ñình
này chúng tôi phát hiện thêm 7 trường hợp có mang cùng ñột biến 1792X, trong ñó có 2 chị em song sinh (H.3C).
Một trong 2 người này (BC-46) vừa ñược phát hiện có khối u ở vú phải.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 677
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Đột biến mã dừng sớmĐột biến nhầm nghĩaSNPThay ñổi intron
Arg1751X
Stop 1792
IVS7+36delCTT
IVS18+66G>A
Ser265Ser
Ser694Ser
Leu771Leu
Pro871Leu
Glu1038Gly
Lys1183Arg
Glu143Lys
Tyr856His
Val1247Ile
Ser1436Ser
Ser1613Gly
Lys38 Lys
Glu149Ala
IVS8-58delT
Hình 2. Vị trí phân bố các thay ñổi của gen BRCA1 ñược tìm thấy trong nghiên cứu. Các exon ñược ñánh số thứ tự
từ 1 – 24, vùng xen kẽ tượng trưng cho intron (IVS: intervening sequence).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 678
Có 4 kiểu ñột biến chưa rõ ý nghĩa lâm sàng ñược phát hiện: Glu143Lys, Glu149Ala, Tyr856His
và Val1247Ile. Đột biến Glu149Ala do thay thế adenine bằng cytosine tại codon 149 của exon 8 (Hình
5A), là ñột biến chưa ñược báo cáo trong cơ sở dữ liệu BIC. Đột biến Glu149Ala và ñột biến
Val1247Ile cùng ñược phát hiện trên bệnh nhân BC-13, là bệnh nhân có tuổi khởi phát rất sớm (27
tuổi). Đột biến Tyr856His ñược phát hiện trên 3 người: Bệnh nhân BC-25 (có mẹ và dì ruột cũng bị
ung thư vú) và 2 người khác chưa phát bệnh trong gia ñình này (BC-26: Con của dì bệnh nhân BC-25
và BC-27: Con gái bệnh nhân BC-25). Đột biến Glu143Lys gặp trên 1 bệnh nhân khởi phát sớm
nhưng không có bệnh sử gia ñình ung thư vú.
A
B
Bình thường
Đột biến
Đột biến
Bình thường
2131334630 20 2932
43 49 3736 42 44 454834 35 41
C
38 47 5039
Hình 3. Các ñột biến có ý nghĩa lâm sàng của BRCA1 phát hiện trong nghiên cứu. (A) Mất cytosine
tại codon 1779 gây ra lệch khung ñọc và tạo mã kết thúc tại codon 1792. (B) Đột biến vô nghĩa thay
thế Arginine tại codon 1751 bằng mã kết thúc sớm TGA. (C) Phân tích tính di truyền của ñột biến
1792X. Các khung có ñánh số chỉ những người ñã ñược khảo sát ñột biến (khung vuông: Nam, hình
tròn: Nữ, tô ñen: Có ñột biến). Mũi tên liền nét chỉ 2 bệnh nhân, mũi tên dứt nét chỉ bệnh nhân mới
xuất hiện khối u trong thời gian ñang tiến hành nghiên cứu.
Ngoài các ñột biến trên, chúng tôi phát hiện 9 kiểu biến ñổi trong vùng exon và 3 kiểu biến ñổi
trên intron. Đây là những thay ñổi ñược coi như vô hại ñối với một số chủng tộc nhất ñịnh. Các biến
ñổi làm thay ñổi acid amin gồm có Pro871Leu, Glu1038Gly, Lys1183Arg và Ser1613Gly. Các biến
ñổi vùng exon nhưng không thay ñổi acid amin là c.114G > A (Lys38Lys), c.795T > C (Ser265Ser),
c.2082C > T (Ser694Ser), c.2311T > C (Leu771Leu) và c.4308T > C (Ser1436Ser). Thay ñổi trên
intron xảy ra ở 3 vùng: Mất CTT trong intron 7 (IVS7+36delCTT), mất thymidine trong intron 8
(IVS8-58delT) và thay thế guanine bằng adenine trong intron 18 (IVS18 + 66G > A).
BÀN LUẬN
Mặc dù giải trình tự chuỗi DNA ñược coi là tiêu chuẩn vàng ñể chẩn ñoán ñột biến BRCA1, các
nghiên cứu trước ñây phải dùng hơn 40 cặp mồi ñể khuếch ñại ñược toàn bộ các exon và vùng intron
lân cận(11,17). Trong nghiên cứu này, chúng tôi thiết kế 15 cặp mồi ñể khuếch ñại toàn bộ 24 exon và
vùng intron lân cận. Thành công trong bước ñơn giản hóa quy trình khuếch ñại toàn bộ vùng mã hóa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 679
của gen BRCA1 giúp cho quá trình giải trình tự DNA nhanh chóng và tiết kiệm. Toàn bộ quy trình từ
tách chiết genomic DNA cho ñến khi có kết quả về tình trạng ñột biến của BRCA1 có thể thực hiện
trong vòng 72 giờ. Chẩn ñoán ñột biến BRCA1 cho nhóm ñối tượng có nguy cơ ung thư vú di truyền
ñã trở nên khả thi trong ñiều kiện trang thiết bị hiện có tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Một chiến lược thiết kế mồi tương tự hoàn toàn có thể áp dụng cho gen BRCA2 ñể ñơn giản hóa quá
trình chẩn ñoán ñột biến, giúp rút ngắn thời gian chẩn ñoán ñột biến của 2 gen này trong vòng 1 tuần
thay vì trung bình là 3 tuần như hiện nay tại các trung tâm chẩn ñoán(17).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện 2 kiểu ñột biến ñã ñược báo cáo có ý nghĩa lâm sàng
là Arg1751X và 1792X ở 2 trên 25 bệnh nhân không có quan hệ huyết thống, chiếm 8%. Tỷ lệ này
tương ñương với các báo cáo về tần suất ñột biến có ý nghĩa của BRCA1 trong các nghiên cứu
khác(8,14,15,16). Đột biến Arg1751X ñã từng ñược báo cáo trên 3 trong 4 bệnh nhân Việt Nam trong một
nghiên cứu tổng hợp 200 trường hợp bệnh nhân có nguồc gốc Châu Á tại Mỹ(10). Khảo sát ñột biến
1792X trong một gia ñình ung thư vú, chúng tôi phát hiện 9/22 trường hợp có mang ñột biến này, phù
hợp với những nghiên cứu trước ñây về tính di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường của ñột biến
BRCA1. Trong khi chúng tôi ñang tiến hành nghiên cứu này thì thành viên BC-46 (người có mang ñột
biến) vừa ñược phát hiện có khối u ở vú phải. Đây là báo cáo ñầu tiên tại Việt Nam về một gia ñình có
ñột biến BRCA1 gây bệnh và ñược di truyền qua các thế hệ. Nghiên cứu của chúng tôi khẳng ñịnh tầm
quan trọng của ñột biến BRCA1 ñối với nguy cơ ung thư vú trên người Việt Nam. Trong tương lai, ñi
cùng với xét nghiệm di truyền ñể chẩn ñoán các ñột biến, cần phải có bác sĩ tư vấn kết quả di truyền
cũng như có chương trình tầm soát phát hiện sớm ung thư vú cho những cá nhân này. Quan trọng hơn
nữa, chúng tôi ñề nghị cần có ngay một chương trình phối hợp chặt chẽ giữa phẫu thuật viên và bác sĩ
tư vấn di truyền ñể có thể giúp người mang gen BRCA1 ñột biến quyết ñịnh chọn lựa biện pháp phẫu
thuật phòng ngừa phù hợp nhất.
Có 5 bệnh nhân mang các ñột biến chưa rõ chức năng: Glu143Lys, Glu149Ala , Tyr856His và
Val1247Ile. Trong số này, ñột biến Glu149Ala trên exon 8 là ñột biến lần ñầu tiên ñược phát hiện và
chưa ñược báo cáo trong cơ sở dữ liệu của BIC. Tuy nhiên chúng tôi chưa thể kết luận ñây là ñột biến
mới trên người Việt Nam hay chỉ là một kiểu SNP vì chúng tôi chỉ khảo sát 50 cá thể và chưa có
nhóm chứng ñể so sánh tần suất của alen mới.
Trong một nghiên cứu trên 200 bệnh nhân Châu Á tại Mỹ, ñột biến Tyr856His ñược xếp vào loại
ñột biến gây bệnh và chỉ ñược phát hiện trên một bệnh nhân duy nhất người Trung Quốc(10). Một
nghiên cứu khác tại Malaysia cũng chỉ phát hiện ñột biến Tyr856His ở 1/37 bệnh nhân(16). Tuy nhiên,
trong một nghiên cứu khác trên 1306 người Trung Quốc sống tại Thượng Hải, ñột biến Tyr856His
ñược tìm thấy cả trên bệnh nhân cũng như trên người bình thường(13). Trong nghiên cứu này, chúng tôi
phát hiện ñột biến Tyr856His trên 3 người có quan hệ huyết thống (BC-25, BC-26 và BC-27). Để
khẳng ñịnh ñược ñột biến Tyr856His là một ñột biến có ý nghĩa trên người Việt Nam hay chỉ là một
kiểu SNP, cần có thêm nghiên cứu trên nhóm chứng những người Việt Nam không liên quan tới nguy
cơ ung thư vú ñể biết ñược tần suất phân bố của alen ñột biến trong cộng ñồng.
Các ñột biến và các biến thể ñược phát hiện phân bố trên toàn bộ chiều dài gen BRCA1, chứng tỏ
kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA trong nghiên cứu này ñáng tin cậy. Hai ñột biến có ý nghĩa lâm sàng
ñều nằm ngoài exon 11 (Arg1751X và 1792X). Một số nghiên cứu chỉ khảo sát ñột biến BRCA1 trong
vùng exon 11(6,7) có thể ñã bỏ sót nhiều kiểu ñột biến trên bệnh nhân ung thư vú. Đối với bệnh nhân
Việt Nam, khảo sát ñột biến nên bao gồm giải trình tự toàn bộ gen BRCA1.
Trong số 26 bệnh nhân, có 5 bệnh nhân không mang một biến thể nào của BRCA1 và 14 bệnh
nhân chỉ mang những thay ñổi ñược cho là vô hại của BRCA1. Mặc dù chúng tôi chưa loại trừ ñược
những thay ñổi ñó có thể làm tăng nguy cơ trên người Việt Nam, những bệnh nhân này có thể mang
ñột biến của gen BRCA2 hoặc các gen khác như P53, PTEN ñã ñược biết cũng gây tăng nguy cơ ung
thư vú. Trong ung thư vú, ñột biến BRCA2 ñược tìm thấy với tần suất tương ñương ñột biến
BRCA(3,11). Đặc biệt, ñột biến BRCA2 ñóng vai trò quan trọng hơn BRCA1 trong ung thư vú của một
vài chủng tộc nhất ñịnh, như người Philippine(5). Vì vậy cần mở rộng nghiên cứu ñể có thể khảo sát
toàn diện hơn các yếu tố di truyền quyết ñịnh nguy cơ ung thư vú trên người Việt Nam.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 680
KẾT LUẬN
Kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA chẩn ñoán ñột biến BRCA1 ñã phát hiện ñược các ñột biến có ý
nghĩa lâm sàng. Đây là xét nghiệm nên ñược thực hiện cho những gia ñình có người bị ung thư vú
sớm hoặc có nhiều người bị ung thư vú, nhằm giúp phát hiện người lành mang gen bệnh ñể có hướng
tầm soát phát hiện sớm ung thư cũng như tư vấn giải pháp ñiều trị phòng ngừa thích hợp.
Nên mở rộng nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn ñể khẳng ñịnh ý nghĩa của các ñột biến ñã ñược
phát hiện trong nghiên cứu này và khảo sát thêm ñột biến gen BRCA2 ñể hoàn chỉnh quy trình phát
hiện nguy cơ ung thư vú di truyền cho người Việt Nam theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến.g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrulis IL, Anton-Culver H, Beck J, Bove B, Boyd J, Buys S, Godwin AK, Hopper JL, Li F,
Neuhausen SL and others. 2002. Comparison of DNA- and RNA-based methods for detection of
truncating BRCA1 mutations. Hum Mutat 20(1):65-73.
2. Anh PT, Duc NB. 2002. The situation with cancer control in Vietnam. Jpn J Clin Oncol 32
Suppl:S92-7.
3. Beristain E, Martinez-Bouzas C, Guerra I, Viguera N, Moreno J, Ibanez E, Diez J, Rodriguez F,
Mallabiabarrena G, Lujan S and others. 2007. Differences in the frequency and distribution of
BRCA1 and BRCA2 mutations in breast/ovarian cancer cases from the Basque country with
respect to the Spanish population: implications for genetic counselling. Breast Cancer Res Treat
106(2):255-62.
4. Boyle P, Ferlay J. 2005. Cancer incidence and mortality in Europe, 2004. Ann Oncol 16(3):481-8.
5. De Leon Matsuda ML, Liede A, Kwan E, Mapua CA, Cutiongco EM, Tan A, Borg A, Narod SA.
2002. BRCA1 and BRCA2 mutations among breast cancer patients from the Philippines. Int J
Cancer 98(4):596-603.
6. Emi M, Matsushima M, Katagiri T, Yoshimoto M, Kasumi F, Yokota T, Nakata T, Miki Y,
Nakamura Y. 1998. Multiplex mutation screening of the BRCA1 gene in 1000 Japanese breast
cancers. Jpn J Cancer Res 89(1):12-6.
7. Esteves VF, Thuler LC, Amendola LC, Koifman RJ, Koifman S, Frankel PP, Vieira RJ. 2009.
Prevalence of BRCA1 and BRCA2 gene mutations in families with medium and high risk of
breast and ovarian cancer in Brazil. Braz J Med Biol Res 42(5):453-7.
8. Katagiri T, Emi M, Ito I, Kobayashi K, Yoshimoto M, Iwase T, Kasumi F, Miki Y, Skolnick MH,
Nakamura Y. 1996. Mutations in the BRCA1 gene in Japanese breast cancer patients. Hum Mutat
7(4):334-9.
9. King MC, Marks JH, Mandell JB. 2003. Breast and ovarian cancer risks due to inherited
mutations in BRCA1 and BRCA2. Science 302(5645):643-6.
10. Kurian AW, Gong GD, Chun NM, Mills MA, Staton AD, Kingham KE, Crawford BB, Lee R,
Chan S, Donlon SS and others. 2008. Performance of BRCA1/2 mutation prediction models in
Asian Americans. J Clin Oncol 26(29):4752-8.
11. Musolino A, Bella MA, Bortesi B, Michiara M, Naldi N, Zanelli P, Capelletti M, Pezzuolo D,
Camisa R, Savi M and others. 2007. BRCA mutations, molecular markers, and clinical variables
in early-onset breast cancer: a population-based study. Breast 16(3):280-92.
12. Parkin DM, Bray F, Ferlay J, Pisani P. 2005. Global cancer statistics, 2002. CA Cancer J Clin
55(2):74-108.
13. Suter NM, Ray RM, Hu YW, Lin MG, Porter P, Gao DL, Zaucha RE, Iwasaki LM, Sabacan LP,
Langlois MC and others. 2004. BRCA1 and BRCA2 mutations in women from Shanghai China.
Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 13(2):181-9.
14. Tamboom K, Kaasik K, Arsavskaja J, Tekkel M, Lilleorg A, Padrik P, Metspalu A, Veidebaum T.
BRCA1 mutations in women with familial or early-onset breast cancer and BRCA2 mutations in
familial cancer in Estonia. Hered Cancer Clin Pract 8(1):4.
15. Tang NL, Pang CP, Yeo W, Choy KW, Lam PK, Suen M, Law LK, King WW, Johnson P, Hjelm
M. 1999. Prevalence of mutations in the BRCA1 gene among Chinese patients with breast cancer.
J Natl Cancer Inst 91(10):882-5.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 681
16. Toh GT, Kang P, Lee SS, Lee DS, Lee SY, Selamat S, Mohd Taib NA, Yoon SY, Yip CH, Teo
SH. 2008. BRCA1 and BRCA2 germline mutations in Malaysian women with early-onset breast
cancer without a family history. PLoS One 3(4):e2024.
17. van der Hout AH, van den Ouweland AM, van der Luijt RB, Gille HJ, Bodmer D, Bruggenwirth
H, Mulder IM, van der Vlies P, Elfferich P, Huisman MT and others. 2006. A DGGE system for
comprehensive mutation screening of BRCA1 and BRCA2: application in a Dutch cancer clinic
setting. Hum Mutat 27(7):654-66.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_hien_dot_bien_gen_brca1_tren_phu_nu_viet_nam_thuoc_nhom.pdf