Đối với dấu vết, khi thu thập phải ghi rõ trong
biên bản các nội dung: Dấu vết thu thập là dấu
vết gì, vị trí của dấu vết, đặc điểm về màu sắc,
chiều hướng, độ cũ, mới của dấu vết; Về tên của
dấu vết cần ghi rõ đó là dấu vết gì: Vân tay, vết
máu, vết cày, vết cạy phá, dấu chân, dấu tay. Về
đặc điểm của dấu vết: cần mô tả các nội dung
hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm
khác của dấu vết. Ví dụ trong vụ án tai nạn giao
thông, khi điều tra viên khám nghiệm ghi biên
bản phải mô tả đầy đủ các dấu vết trên xe, trên
mặt đường, chiều hướng của từng dấu vết, từ trái
qua phải hay từ phải qua trái; kích thước của dấu
vết, độ dài của dấu vết và vị trí từng dấu vết; để
sau này phục vụ tốt cho công tác giám định làm
rõ nguyên nhân tai nạn. Về vị trí của dấu vết, khi
mô tả phải xác định các điểm chuẩn xung quanh
và trên cơ sở đó mô tả khoảng cách của dấu vết
so với các điểm chuẩn theo các hướng và so với
các dấu vết khác để từ đó có thể xác định mối
liên hệ giữa các dấu vết.
Thu thập dấu vết thường được thực hiện
bằng các phương pháp như chụp ảnh, ghi vào
biên bản, lập sơ đồ (sơ đồ chung và sơ đồ riêng),
đổ khuôn thạch cao hoặc bằng siliken (đối với
các dấu vết ở dạng hằn), sao in bằng giấy poly
(đối với dấu vết tay), thu vật mang vết. Bảo
quản các dấu vết và vật mang vết phải thực
hiện theo nguyên tắc là đóng gói riêng từng dấu
vết, từng vật mang dấu vết và bên ngoài phải
ghi rõ: số thứ tự, tên vụ án, thời gian và nơi xảy
ra vụ án, họ tên người phát hiện, thu thập và bảo
quản. Trong thực tiễn điều tra, truy tố thường
sử dụng các vật dụng như bìa cứng, hộp cát
tông, ống thủy tinh để bảo đảm an toàn trong
thu thập, vận chuyển, nghiên cứu và lưu giữ.
Đối vỡi các dấu vết thu thập bằng cách sao in
qua giấy poly phải bảo quản nơi khô ráo, thoáng
gió, khi vận chuyển phải để trong phong bì,
không được để các vật nặng đè lên phong bì
đựng dấu vết.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện, thu thập, bảo quản nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự - Từ quy định của pháp luật đến kinh nghiệm thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
10
PHÁT HIỆN, THU THẬP, BẢO QUẢN NGUỒN CHỨNG CỨ
TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ - TỪ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐẾN
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Đỗ Thị Ngọc Tuyết1
Tóm tắt: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự thực chất là quá trình phát hiện thu thập,
củng cố, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Mọi giai đoạn của tiến trình giải quyết vụ án hình sự đều
được mở ra và kết thúc từ vấn đề chứng cứ, bởi vì “...chứng cứ được dùng làm căn cứ để xác định
có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác cần thiết
cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”2. Thực tiễn đã chứng minh rằng: nếu không có hoạt động phát
hiện, thu thập, bảo quản nguồn chứng cứ thì cũng không có chứng cứ để đánh giá và sử dụng nhằm
“... phát hiện chính xác, xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội
phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội...”3. Bài viết muốn trao đổi cùng bạn đọc
một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về nguồn chứng cứ, về kinh nghiệm
thực tiễn của hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự.
Từ khóa: Vụ án hình sự; tố tụng hình sự; chứng cứ; tội phạm.
Ngày nhận bài: 10/01/2018; Ngày hoàn thành biên tập: 18/01/2018 ; Ngày duyệt đăng:
30/1/2018.
Abstract: Process of demonstration in criminal procedure is the process of finding, collecting,
enhancing, assessing and using evidence. All stages of solving criminal cases are opened and ended
from evidence because “ evidence is used as ground to prove there are the act of committing crime,
the offender and other facts needed for properly solving the case or not”. The reality shows that: If
there is no activity of finding, collecting, maintaining evidence source, there is no evidence for
assessment and usage in order to “.properly finding, equally and timely solving all acts of
committing crime, preventing crime, not missing offenders, not making wrongful sentence”. The
article exchanges views with readers on some regulations of the Criminal Procedure Code 2015
regarding to evidence source, practical experience of finding, collecting, maintaining evidence
source in solving criminal cases.
Keywords: Criminal cases; criminal procedure; evidence; offenders.
Date of receipt:10/01/2018 ; Date of revision:18/01/2018 ; Date of approval: 30/1/2018.
Phát hiện, thu thập và bảo quản chứng cứ
trong vụ án hình sự có mối liên hệ mật thiết
với nhau, là hoạt động mang tính khoa học,
tính pháp lý, thực tiễn nên phải quán triệt
những nguyên tắc, quy luật của nhận thức,
phải khách quan, tuân thủ đúng quy định về
trình tự, thủ tục của BLTTHS4. Cần phải nhận
thức thống nhất là: chứng cứ chỉ có trong các
nguồn chứng cứ được quy định trong
BLTTHS. Sau đây là một số điểm đặc thù cần
lưu ý của việc phát hiện, thu thập, bảo quản
các nguồn chứng cứ.
1. Vật chứng
Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS năm
2003, Điều 89 BLTTHS năm 2015, vật chứng
bao gồm vật được dùng làm công cụ, phương
tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm; vật là
đối tượng của tội phạm cũng như tiền và những
1 Tiến sỹ, Giảng viên cao cấp, Học viện Tư pháp
2 Khoản 1 Điều 64 BLTTHS năm 2003; Điều 86 BLTTHS năm 2015
3 Điều 2 BLTTHS năm 2015
4 Khoản 2 Điều 64 BLTTHS năm 2003; Điều 87 BLTTHS năm 2015
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
11
vật khác được thu thập theo trình tự luật định và
có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội.
Những vật được dùng làm công cụ, phương
tiện phạm tội có thể là súng, dao, lê, gậy, côn để
giết người hoặc gây thương tích; vam, kìm cộng
lực để phá, cắt khóa, thang để trèo vào nhà lấy
trộm; phương tiện để chở hàng phạm pháp như
xe máy, ô tô...; Vật mang dấu vết của tội phạm có
thể là đồ vật có dính vết máu thu được ở hiện
trường vụ án giết người, đồ vật có in dấu vân tay,
chân, giày dép...khi khám nghiệm hiện trường
hoặc khám xét; Vật là đối tượng của tội phạm có
thể là tiền, tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt
hoặc có mục đích chiếm đoạt.
Ngoài các vật nêu trên, những vật khác có
giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội
cũng là vật chứng, như đồ vật, tài sản người
phạm tội đã mua sắm hoặc có được bằng tiền
phạm tội mà có.
Để phát hiện được các loại vật chứng nêu
trên có thể sử dụng các phương pháp như i) quan
sát bằng mắt thường kết hợp với ánh sáng tự
nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo, ii) sử dụng các
phương tiện kỹ thuật để phát hiện như kính lúp,
kính hiển vi soi nổi, so sánh... kết hợp sử dụng
các loại bột kim loại, chất hóa học như bột sắt,
đồng... Ví dụ, (1) Phát hiện dấu vết cậy, phá, mở
khóa cần sử dụng ánh sáng kết hợp sự quan sát
của mắt để có thể sơ bộ kết luận xem khóa đã bị
cậy, phá, cắt bằng cách nào, bằng phương tiện
gì... (2) Phát hiện dấu vết máu ở hiện trường bằng
cách quan sát, thông thường vết máu tại hiện
trường ở dạng đọng thành vũng, mảng, có khi là
các vết nhỏ li ti dạng máu phun...quan sát màu
của vết máu cho thấy có thể ở dạng màu đỏ, màu
đỏ sẫm hoặc đỏ nâu...do phụ thuộc vào thời gian,
yếu tố môi trường, nhiệt độ không khí. Cần tìm
những dấu vết này ở nơi thủ phạm đập phá, lục
lọi, lau chùi, rửa chân tay, thay quần áo, ở đồ vật,
hung khí bị vứt bỏ và tìm kỹ ở các khe kẽ khuất
kín của các phương tiện, vật dụng, hung khí; (3)
Phát hiện các dấu vết lông, tóc, chất bài tiết, chất
nội tiết trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm con người. Trước hết
phải xác định phạm vi có thể để lại các loại dấu
vết này, cụ thể là chúng thường tập trung nơi thủ
phạm đi vào hoặc thoát ra khỏi hiện trường như
tường rào, tường đổ, mảnh vỡ, các đồ vật do thủ
phạm đánh rơi như áo, mũ, khăn, giày dép. Nếu
là hiện trường trong nhà, cần chú ý tìm kiếm ở
nền nhà, giường chiếu, chăn, góc bàn, tủ, găng
tay hoặc ở các công cụ gây án. Trường hợp xác
định được nạn nhân thì cần quan sát, tìm kiếm
các dấu vết nêu trên ở móng tay, kẽ bàn tay, xung
quanh bộ phận sinh dục.
Điều 105 BLTTHS năm 2015 quy định:
“Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ,
mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào
hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể
đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể
ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng
phải được niêm phong, bảo quản theo quy định
của pháp luật”. Vật chứng thường được phát
hiện, thu giữ, tạm giữ trong các trường hợp: i)
khi thực hiện các hoạt động khám nghiệm hiện
trường, khám xét; ii) khi người làm chứng, bị
hại, bị can chỉ nơi có vật chứng để cơ quan có
thẩm quyền thu thập; iii) người tham gia tố
tụng, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc người dân
mang vật chứng đến nộp cho cơ quan tiến hành
tố tụng và iv) người, cơ quan có thẩm quyền khi
tiến hành các hoạt động đấu tranh chống tội
phạm đã phát hiện và thu thập.
Việc thu thập vật chứng thường được tiến
hành như sau:
Thứ nhất, khi phát hiện có vật chứng tại chỗ
nào thì phải đảm bảo sự có mặt của người chứng
kiến, trường hợp khám xét chỗ ở thì phải có thêm
chủ nhà hoặc đại diện của họ. Sau đó người có
thẩm quyền thận trọng lấy vật chứng ra khỏi nơi
đó và chuyển về một địa điểm có người coi giữ
lập biên bản. Các vật chứng được thu giữ, tạm
giữ phải được cân, đong, đo, đếm và ghi cụ thể
vào biên bản;
Thứ hai, có biện pháp thu thập, bảo quản phù
hợp với từng vật chứng. Ví dụ: i) nếu vật chứng
thuộc loại quan trọng như cờ, điều lệ hoạt động,
danh sách các thành viên trong các tổ chức hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hoặc
những phương tiện thông tin liên lạc, tài liệu tình
báo trong các vụ án gián điệp thì phải chụp ảnh
cùng với bị can (hoặc người bị buộc tội) tại nơi
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
12
phát hiện. Những vật chứng có thể xác nhận vào
góc hay phía sau thì yêu cầu bị can hoặc đại diện
của họ ký xác nhận vào đó; ii) nếu vật chứng ở
thể lỏng thì phải cho vào lọ thủy tinh hoặc túi PE;
iii) nếu vật chứng là vũ khí, chất dễ nổ, dễ cháy
thì phải đưa về trạng thái an toàn, tuyệt đối không
dược để gần lửa, khi vận chuyển cần tránh để va
chạm mạnh.
Thứ ba, phải niêm phong ngay tại nơi thu
thập đối với những vật chứng dễ biến dạng, biến
chất, cần đưa đi giám định, chất độc, chất gây ô
nhiễm, vàng, bạc, kim loại quý.
Thứ tư, lập biên bản và bản thống kê vật
chứng. Khi thu thập vật chứng, phải ghi cụ thể
trong biên bản các nội dung sau:
Vật gì, tên của vật được gọi là gì. Ví dụ con
dao, khẩu súng, hay công cụ phương tiện khác,
nếu là mô tô xe máy, thì phải ghi rõ biển số, số
khung, số máy.
Đặc điểm của vật, tùy từng loại vật mà có
cách mô tả cụ thể, nhưng nhìn chung phải thể
hiện được các nội dung: Số lượng, chất lượng,
trọng lượng, khối lượng, hình dạng kích thước,
màu sắc, mùi vị, tính nguyên vẹn và trạng thái
mới, cũ của vật (ví dụ thu giữ con dao tại hiện
trường, kích thước về độ dài, độ rộng, phần cán,
phần lưỡi của từng con dao, dấu vết để lại trên
con dao; thu được một cái gậy có dính máu ở
hiện trường thì phải ghi rõ gậy được làm từ chất
liệu gì, kích thước dài, rộng là bao nhiêu, máu
dính ở phần nào của gậy, màu của máu, trên thân
có phát hiện dấu tay hay dấu vết gì khác không...)
Những dấu vết của tội phạm để lại trên vật
chứng. Trường hợp trên vật chứng có dấu vết thì
phải mô tả dấu vết theo nội dung củng cố dấu vết
đã nêu trên. Phải mô tả từng dấu vết, kích thước
của dấu vết, màu sắc của dấu vết, chiều hướng
của dấu vết.
Nơi tìm thấy vật: Nơi tìm thấy vật và cách
thức giấu vật liên quan chặt chẽ tới giá trị chứng
minh của chứng cứ, giá trị pháp lý của chứng cứ,
làm phát sinh căn cứ pháp lý để tiến hành các
hoạt động tố tụng khác. Ví dụ: thu giữ dấu vết
vật chứng trên người hoặc nơi ở của đối tượng,
thì có thể tiến hành bắt khẩn cấp đối tượng (Điểm
c Khoản 1 Điều 81 BLTTHS năm 2003)5, còn thu
giữ ở nơi khác, thì căn cứ vào việc thu giữ vật
chứng không bắt khẩn cấp đối tượng được.
Bảo quản vật chứng phải đảm bảo yêu cầu
giữ được sự nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn
lộn, hư hỏng vật chứng nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc khai thác, sử dụng vật chứng phục vụ
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Điều 75 BLTTHS năm 2003, Điều 90 BLTTHS
năm 2015 quy định: Tất cả vật chứng khi được
phát hiện phải tiến hành thu thập ngay, phải được
lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng, trừ các
trường hợp: vật không thể di chuyển về kho vật
chứng, đã được giao cho cơ quan, tổ chức hoặc
người có trách nhiệm bảo quản theo quy định của
pháp luật; tài liệu (như giấy tờ, tranh, ảnh...) có
số lượng ít, đã xếp vào hồ sơ vụ án và đã được
giao cho cán bộ thụ lý vụ án quản lý theo chế độ
công tác hồ sơ; vật đã được giao cho cơ quan thụ
lý vụ án quản lý trong thời gian sử dụng để phục
vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; vật chứng
cần giao cho cơ quan chuyên trách bảo quan; vật
thuộc loại mau hỏng, không thể bảo quản lâu tại
kho vật chứng (như lương thực, thực phẩm tươi
sống, dược phẩm, dược liệu ...), được chuyển cho
cơ quan chức năng để tổ chức bán đấu giá theo
quy định của pháp luật. Việc xử lý vật chứng phải
tuân thủ đúng quy định tại Điều 76 BLTTHS năm
2003, Điều 106 BLTTHS năm 2015.
2. Lời khai, lời trình bày
Pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) nước ta
quy định: Chứng cứ được xác định từ lời khai,
lời trình bày của người làm chứng, người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người tố
giác, báo tin về tội phạm; Người chứng kiến;
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị
tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm
tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình
bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi
thực hiện tội phạm; bị can, bị cáo.
Lời khai, lời trình bày được ghi nhận và lưu
giữ trong các loại tài liệu như biên bản ghi lời
5 Điểm c khoản 1 Điều 110 BLTTHS 2015 quy định cũng những căn cứ như trên nhưng chỉ được giữ người trong
trường hợp khẩn cấp
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
13
khai, bản trình bày, đơn trình báo. Các tài liệu
này được sử dụng làm nguồn chứng cứ để giải
quyết vụ án nên các thông tin chứa đựng trong
đó phải đảm bảo tính khách quan, tính liên quan
và tính hợp pháp. Thu thập chứng cứ là lời khai
của bị can, bị cáo; Lời khai của người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác,
người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú,
đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ; Lời trình bày
của bị hại, của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong
các hoạt động điều tra cụ thể thì ngoài việc phải
tuân thủ các thủ tục pháp luật quy định còn phải
tuân thủ những thủ tục khác như: không được hỏi
cung vào ban đêm (trừ khi không thể trì hoãn và
phải ghi rõ lý do vào biên bản); thủ tục tách riêng
từng người hỏi cung, lấy lời khai, thủ tục tham dự
của người đại diện trong trường hợp người làm
chứng dưới 16 tuổi; thủ tục tham gia tố tụng của
người giám hộ trong trường hợp bị can, bị cáo là
người chưa thành niên.
3. Dữ liệu điện tử
Dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ mới được
quy định tại Điều 99 BLTTHS năm 2015. Việc
ghi nhận dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ góp
phần giải quyết nhiều vướng mắc của thực tiễn,
đặc biệt trong quá trình giải quyết vụ án về các
tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Các loại dữ liệu điện tử bao gồm ký hiệu, chữ
viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương
tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được
bởi phương tiện điện tử. Điểm đặc thù của dữ
liệu điện tử chính là phương thức tạo ra, lưu trữ,
truyền đi hoặc nhận được bởi các phương tiện
điện tử thay vì dữ liệu in ấn theo phương thức
truyền thống. Thực tế dữ liệu điện tử rất đa dạng,
có thể là ký hiệu, chữ viết, chữ số, âm thanh, hình
ảnh hoặc dạng tương tự được thể hiện dưới hình
thức tín hiệu điện tử lưu trữ trong máy tính hoặc
các trang thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số. Đó có
thể là những vật chứng được phát hiện và thu giữ
tại nơi tội phạm xảy ra, mang dấu vết tội
phạm như: “cookies”, “URL”, web server logs,
Email logs (đây là những thông tin do máy tính
tạo ra); hoặc cũng có thể là những thông tin điện
tử do con người tạo ra được lưu giữ trong máy
tính hoặc các thiết bị điện tử khác, như các văn
bản, bảng biểu, các hình ảnh, thông tin được lưu
giữ dưới dạng tín hiệu điện tử.
Dữ liệu điện tử có tính đặc thù như trên nên
trước tiên cần phát hiện nó là gì, là phương tiện
điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên
đường truyền hoặc các nguồn điện tử khác. Giá
trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định
căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc
truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và
duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách
thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù
hợp khác.
Việc phát hiện, thu giữ cũng như phục hồi
chứng cứ điện tử cần phải được tiến hành một
cách khẩn trương nhưng thận trọng, yêu cầu sự
cụ thể và chính xác cao. Một trong những nguồn
chứng cứ quan trọng trong các vụ án sử dụng
công nghệ cao để phạm tội là những vật chứng
thu giữ tại nơi tội phạm xảy ra, mang dấu vết tội
phạm hoặc cũng có thể là những thông tin điện tử
do con người tạo ra được lưu giữ trong máy tính
hoặc các thiết bị điện tử khác, như các văn bản,
bảng biểu, các hình ảnh, thông tin được lưu giữ
dưới dạng tín hiệu điện tử.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc trong thu
thập chứng cứ nói chung, hoạt động thu thập
chứng cứ điện tử phải tuân thủ quy định tại Điều
196 BLTTHS năm 2015, phải đáp ứng những
yêu cầu đặc thù như bảo vệ tính nguyên trạng của
dữ liệu được lưu trữ trong phương tiện điện tử,
việc ghi lại dữ kiệu (copy) phải được thực hiện
đúng quy trình và sử dụng các thiết bị đáng tin
cậy và phần mềm được thế giới công nhận, có
thể kiểm chứng được trong quá trình thu thập.
Phải bảo vệ được tính nguyên vẹn của dữ liệu
điện tử lưu trong máy. Việc thu thập dữ liệu điện
tử đòi hỏi phải là những chuyên gia được đào tạo
để thực hiện việc thu thập, phục hồi chứng cứ
điện tử, về các phương thức tạo ra, lưu trữ, truyền
đi hoặc nhận được dữ liệu điện tử. Khi thu thập
chứng cứ là dữ liệu điện tử, phải đảm bảo tính
khách quan, tính nguyên trạng và tính kiểm
chứng được của chứng cứ, đảm bảo khi được Tòa
án triệu tập phải chứng minh được quá trình khôi
phục dữ liệu, tìm được chứng cứ; khi cần thiết
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
14
có thể lặp lại quá trình đi tới kết quả tương tự.
Việc phục hồi chứng cứ điện tử trên máy tính và
các thiết bị điện tử số chính là hoạt động khôi
phục lại trạng thái làm việc của máy tính, thiết
bị điện tử số khi đối tượng đang sử dụng thì bị
thu giữ; là quá trình tìm kiếm các dữ liệu đã được
lưu giữ trong quá trình sử dụng trên máy tính,
bao gồm cả dữ liệu đã bị xóa khỏi máy tính, đó
còn là quá trình khôi phục, phân tích, tìm kiếm,
thu giữ những dữ liệu có liên quan đến vấn đề
chứng minh tội phạm. Để phục hồi các chứng cứ
điện tử, đầu tiên cần phải thu giữ đầy đủ vật
chứng là công cụ, phương tiện để phạm tội, phải
bảo quản tốt những vật chứng thu được để phục
vụ cho quá trình phục hồi.
4. Kết luận giám định, định giá tài sản
Kết luận giám định, kết luận định giá tài sản
được xác định là nguồn chứng cứ quan trọng
trong giải quyết vụ án hình sự, bởi vậy yêu cầu
cơ quan, người có thẩm quyền phải phát hiện,
xác định chính xác trong vụ án cụ thể này có
trường hợp nào bắt buộc phải trưng cầu giám
định theo quy định tại khoản 3 Điều 155
BLTTHS năm 2003, Điều 206 BLTTHS năm
2015. Nếu có trường hợp phải bắt buộc trưng cầu
giám định thì phải ra quyết định trưng cầu giám
định, ở đó phải nêu rõ những vấn đề được trưng
cầu, yêu cầu giám định. Cá nhân, cơ quan, tổ
chức giám định trên cơ sở kiến thức chuyên môn
của mình đánh giá và kết luận về vấn đề được
trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách
nhiệm cá nhân về kết luận đó. Để làm sáng tỏ nội
dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu,
người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ
chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích
kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về
những tình tiết cần thiết. Trường hợp cơ quan
tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám
định thì phải nêu rõ lí do. Nếu kết luận chưa rõ,
chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung
hoặc giám định lại.
BLTTHS năm 2015, Điều 101 đã quy định
định giá tài sản là một trong các hoạt động điều
tra, người định giá là người tham gia tố tụng và
kết luận định giá là một nguồn chứng cứ. Kết
luận định giá tài sản là tài liệu có giá trị trong hồ
sơ vụ án về các tội xâm phạm sở hữu, tội phạm
chức vụ, tội phạm kinh tế. Kết luận định giá tài
sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để
kết luận về giá của tài sản được yêu cầu. Vì vậy,
cơ quan, người có thẩm quyền phải phát hiện,
xác định chính xác tài sản cụ thể nào cần được
định giá để phục vụ việc giải quyết vụ án, sau đó
ban hành quyết định yêu cầu định giá tài sản
5. Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án
Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh
nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án là biên bản ghi nhận quá trình
tiến hành các hoạt động này. Ví dụ: Biên bản
kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm, biên bản
khám xét, biên bản khám nghiệm hiện trường,
biên bản phiên tòa. Các biên bản này là một trong
những nguồn chứng cứ, các tình tiết được ghi
trong biên bản có thể được coi là chứng cứ nếu
nó phù hợp với các tình tiết khác trong vụ án.
Các biên bản hoạt động tố tụng, ngoài việc phản
ánh trung thực diễn biến và kết quả hoạt động tố
tụng như địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến
hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết
thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng,
khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ. Biên bản
hoạt động tố tụng phải có chữ ký của những
người mà BLTTHS quy định mới có giá trị pháp
lý và mới được sử dụng làm nguồn chứng cứ
theo quy định tại Điều 87 BLTTHS năm 2015.
Ví dụ: biên bản hỏi cung bị can phải có chữ ký
của Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên (trong
trường hợp KSV hỏi cung) và bị can, trong
trường hợp hỏi cung có mặt người bào chữa,
người đại diện của bị can chưa thành niên hoặc
có nhược điểm về tâm thần, thể chất thì phải có
thêm chữ ký của những người này. Những điểm
sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa (nếu có) trong biên
bản phải được xác nhận bằng chữ ký của người
tiến hành hỏi cung, bị can và người có mặt.
Các biên bản phải được lập theo quy định tại
các Điều 95, 125 BLTTHS năm 2003, các Điều
178,258, 259 BLTTHS năm 2015, phải phản ánh
chính xác hoạt động tố tụng đã diễn ra. Việc vi
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
15
phạm các quy định về lập biên bản sẽ làm cho biên
bản không có giá trị và các tình tiết được ghi nhận
trong biên bản không được coi là chứng cứ.
6. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và
hợp tác quốc tế khác
Đây là quy định mới trong BLTTHS năm
2015 (Điều 103), được bổ sung là một trong số
các nguồn chứng cứ. Trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, giải quyết
các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài như vụ án
do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam, vụ án
mà hành vi phạm tội được thực hiện ở cả Việt
Nam và nước ngoài, người có liên quan đến vụ
án ở nước ngoài, việc thực hiện ủy thác tư pháp
và các hình thức hợp tác quốc tế khác giữ một
vai trò quan trọng. Kết quả thực hiện ủy thác tư
pháp và hợp tác quốc tế khác do cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi
là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của
vụ án, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan
của vụ án.
7. Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án
Đối với dấu vết, khi thu thập phải ghi rõ trong
biên bản các nội dung: Dấu vết thu thập là dấu
vết gì, vị trí của dấu vết, đặc điểm về màu sắc,
chiều hướng, độ cũ, mới của dấu vết; Về tên của
dấu vết cần ghi rõ đó là dấu vết gì: Vân tay, vết
máu, vết cày, vết cạy phá, dấu chân, dấu tay. Về
đặc điểm của dấu vết: cần mô tả các nội dung
hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm
khác của dấu vết. Ví dụ trong vụ án tai nạn giao
thông, khi điều tra viên khám nghiệm ghi biên
bản phải mô tả đầy đủ các dấu vết trên xe, trên
mặt đường, chiều hướng của từng dấu vết, từ trái
qua phải hay từ phải qua trái; kích thước của dấu
vết, độ dài của dấu vết và vị trí từng dấu vết; để
sau này phục vụ tốt cho công tác giám định làm
rõ nguyên nhân tai nạn. Về vị trí của dấu vết, khi
mô tả phải xác định các điểm chuẩn xung quanh
và trên cơ sở đó mô tả khoảng cách của dấu vết
so với các điểm chuẩn theo các hướng và so với
các dấu vết khác để từ đó có thể xác định mối
liên hệ giữa các dấu vết.
Thu thập dấu vết thường được thực hiện
bằng các phương pháp như chụp ảnh, ghi vào
biên bản, lập sơ đồ (sơ đồ chung và sơ đồ riêng),
đổ khuôn thạch cao hoặc bằng siliken (đối với
các dấu vết ở dạng hằn), sao in bằng giấy poly
(đối với dấu vết tay), thu vật mang vết. Bảo
quản các dấu vết và vật mang vết phải thực
hiện theo nguyên tắc là đóng gói riêng từng dấu
vết, từng vật mang dấu vết và bên ngoài phải
ghi rõ: số thứ tự, tên vụ án, thời gian và nơi xảy
ra vụ án, họ tên người phát hiện, thu thập và bảo
quản. Trong thực tiễn điều tra, truy tố thường
sử dụng các vật dụng như bìa cứng, hộp cát
tông, ống thủy tinh để bảo đảm an toàn trong
thu thập, vận chuyển, nghiên cứu và lưu giữ.
Đối vỡi các dấu vết thu thập bằng cách sao in
qua giấy poly phải bảo quản nơi khô ráo, thoáng
gió, khi vận chuyển phải để trong phong bì,
không được để các vật nặng đè lên phong bì
đựng dấu vết.
BLTTHS quy định những người tham gia tố
tụng và bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đều
có thể cung cấp các tài liệu, đồ vật liên quan đến
việc giải quyết vụ án. Các tình tiết liên quan đến
vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ
chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng
cứ nếu nó thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ.
Trong thực tiễn, các tài liệu đồ vật này rất đa
dạng, ví dụ: tài liệu về nhân thân bị can, bị cáo;
bản nhận xét của trường học hoặc của các cơ sở
đào tạo về bị can đang là học sinh của trường,
của cơ sở đào tạo đó; khẩu súng, côn sắt nghi là
công cụ phạm tội được người dân phát hiện, tìm
thấy và nộp cho Cơ quan tố tụng. Trường hợp
tài liệu, đồ vật khác trong vụ án nếu được dùng
làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang
dấu vết tội phạm; vật là đối tượng của tội phạm
cũng như tiền và những vật khác có giá trị chứng
minh tội phạm, người phạm tội thì được coi là
vật chứng.
Trên đây là những điểm đặc thù, những kinh
nghiệm thực tiễn trong phát hiện, thu thập, bảo
quản các nguồn chứng cứ để làm rõ những vấn
đề cần chứng minh trong vụ án hình sự và giải
quyết đúng đắn, khách quan, tránh oan, sai, bỏ
lọt tội phạm, người phạm tội./.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_hien_thu_thap_bao_quan_nguon_chung_cu_trong_vu_an_hinh.pdf