Bằng việc sử dụng phương pháp lắng đọng hóa học, chúng tôi đã chế tạo được hệ các đế
AgNPs@PSiC. Các kết quả thu được cho thấy rằng hình thái cấu trúc của các AgNPs trên
PSiC phụ thuộc vào thời gian lắng đọng bạc và hình thái của lớp PSiC. Mẫu được lắng đọng
bạc trong thời gian 5 phút trên đế PSiC xốp ăn mòn với mật độ dòng 3,5 mA/cm2 cho hình
thái cấu trúc hệ AgNPs@PSiC tối ưu nhất để làm các đế SERS với kích thước các hạt là 80-
100 nm. Cụ thể là, nếu sử dụng MG là chất phân tích thì đế AgNPs@PSiC tối ưu nhất sẽ cho
hệ số tăng cường Ramasoosleen đến 109 lần. Các đế có kích thước của AgNPs lớn hơn 100
nm thì hiệu suất tăng cường Raman sẽ càng giảm đi. Các đế AgNPs@PSiC có thể sử dụng để
làm các đế SERS để phát hiện các phân tử MG với giới hạn phát hiện có thể thấp đến 10-9 M
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện thuốc nhuộm màu bằng kỹ thuật sers, sử dụng các đế sers làm từ các hạt nano bạc lắng đọng trên lớp silic cacbua vô định hình xốp - ThS. Cao Tuấn Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
SỐ 01 – THÁNG 11 NĂM 2015 91
PHÁT HIỆN THUỐC NHUỘM MÀU BẰNG KỸ THUẬT SERS,
SỬ DỤNG CÁC ĐẾ SERS LÀM TỪ CÁC HẠT NANO BẠC LẮNG ĐỌNG
TRÊN LỚP SILIC CACBUA VÔ ĐỊNH HÌNH XỐP
Detection of dye by SERS technique, using SERS substrates made of silver nanoparticles
deposited on porous amorphous silicon carbide layer
ThS. Cao Tuấn Anh* , ThS. Nguyễn Thúy Nga**
ThS. Lương Trúc Quỳnh Ngân***, GS. TS. Đào Trần Cao***
TÓM TẮT
Trong báo cáo này chúng tôi trình bày các kết quả bước đầu về việc sử dụng các hạt nano
bạc (AgNPs) lắng đọng trên lớp silic cacbua xốp (PSiC) cho việc phát hiện dấu vết của malachite
green (MG) sử dụng hiệu ứng tán xạ Raman tăng cường bề mặt (SERS). Cụ thể hơn, các đế SERS
được chế tạo từ AgNPs lắng đọng trên bề mặt của lớp silic cacbua vô định hình xốp
(AgNPs@PSiC). Các kết quả cho thấy sự thay đổi trong cấu trúc của lớp PSiC và/hoặc AgNPs ảnh
hưởng tới chỉ số tăng cường Raman của các đế SERS. Với đế AgNPs@PSiC tốt nhất, hàm lượng
MG thấp tới 10-9 M có thể phát hiện được.
Từ khóa: đế SERS, silic cacbua xốp, ăn mòn anốt, malachite green, hạt nano bạc.
ABSTRACT
In this report we present the initial results of the use of silver nanoparticles (AgNPs)
deposited on porous silicon carbide (PSiC) layer for trace detection of malachite green using the
surface-enhanced Raman scattering (SERS) effect. More specifically, the SERS substrates were
fabricated from AgNPs deposited onto the surface of a porous amorphous silicon carbide layer
(AgNPs@PSiC). Results showed that the change of the structure of PSiC layer and/or AgNPs affect
to the Raman enhancement factor of the SERS substrates. With the best AgNPs@PSiC substrate,
the MG concentration as low as 10-9 M can be detected.
Keywords: SERS substrate, porous silicon carbide, anodic etching, malachite green, silver
anoparticles.
1. Giới thiệu
Tán xạ Raman tăng cường bề mặt (Surface Enhanced Raman Spectroscopy - SERS). Đây là
một phương pháp được phát triển để phát hiện một lượng rất nhỏ của các phân tử hữu cơ bằng cách
ghi phổ tín hiệu tán xạ Raman đặc trưng của chúng và phương pháp này đang được nghiên cứu và
sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh học, hóa học, y học... [1-4]. Với việc phát
hiện được lượng vết của các phân tử hữu cơ, SERS có thể giúp chúng ta phát hiện được dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, chất mầu trong thực phẩm [5-6, 20]. Với việc phát hiện được vết của các
*
Trường Đại học Tân Trào
**
Viện Vật lý, 10 Đào Tấn, Hà Nội, Việt Nam
***
Viện Khoa học Vật liệu, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
SỐ 01 – THÁNG 11 NĂM 2015 92
virus, SERS có thể giúp chúng ta chẩn đoán bệnh tật [7-8]. Do đó, hiện nay SERS là đề tài đang
được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu rất nhiều.
Tán xạ Raman là một công cụ rất hữu ích để xác định cấu trúc phân tử. Điều này xuất
phát từ nguồn gốc xuất hiện của loại tán xạ này. Trong hiệu ứng tán xạ Raman, ánh sáng tới
được tán xạ không đàn hồi bởi vật liệu và tần số của nó bị dịch đi một khoảng bằng năng
lượng dao động của phân tử của vật liệu đó. Vì vậy, phổ tán xạ Raman cung cấp thông tin về
các dao động phân tử và do mỗi loại phân tử đều có một số loại dao động đặc trưng nên nó
cho ta biết thành phần phân tử của chất được phân tích. Tuy vậy, tán xạ Raman lại bị hạn chế
rất nhiều do xác suất xảy ra rất thấp của nó. Người ta đã tính ra rằng, trung bình chỉ có một
photon bị tán xạ Raman trong số 106-108 photon rơi vào vật liệu [9]. Chính vì vậy mà cường
độ của tín hiệu Raman đo được thường rất yếu. Một bước ngoặt lớn đã xảy ra vào năm 1974,
khi nhóm nghiên cứu của Fleischmann đã phát hiện ra rằng sự có mặt của một điện cực bạc
nhám sẽ làm cho cường độ tín hiệu Raman của pyridin hấp thụ trên bề mặt điện cực đó tăng
lên nhiều lần [10]. Người ta gọi hiệu ứng này là tán xạ Raman tăng cường bề mặt-SERS. Từ
đây bắt đầu kỷ nguyên của SERS như một kỹ thuật phân tích xác định sự có mặt của những
lượng vết của các phân tử hữu cơ và sinh học. Đặc biệt là từ khi công nghệ nano có được
những bước phát triển mạnh mẽ thì SERS mới được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.
Cho đến nay người ta vẫn chưa rõ về các lý do cụ thể gây ra SERS. Tuy thế, nói chung
giới nghiên cứu đều đồng ý rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra SERS là hiện tượng Cộng hưởng
Plasmon Bề mặt (Surface Plasmon Resonance - SPR), trong đó plasmon là khái niệm dùng để
chỉ dao động tập thể của các điện tử tự do của kim loại. Giới hạn phát hiện của kỹ thuật SERS
phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của các đế SERS. Một trong những vấn đề được quan tâm
chủ yếu về SERS trong thời gian gần đây là chế tạo các đế SERS với độ nhạy cao, dễ chế tạo,
giá thành rẻ và có độ lặp lại tốt. Rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện để chế tạo ra các
đế SERS sử dụng các hạt nanô kim loại quý, trong đó loại đế phổ biến nhất là dung dịch dạng
huyền phù của các hạt nanô kim loại [11-12]. Các đế SERS loại này được báo cáo là cung cấp
sự tăng cường SERS khá tốt nhưng lại có nhược điểm lớn là kém ổn định và độ lặp lại không
tốt do các hạt nanô kim loại liên tục chuyển động và thường bị tụ lại với nhau. Một cách tiếp
cận để khắc phục được các hạn chế trên là gắn cố định các hạt nanô kim loại trên một đế rắn
có bề mặt gồ nghề [13-14], hoặc các hệ dây nano sắp xếp thẳng hàng [1, 15]. Trong cách tiếp
cận này thì các hạt nano kim loại được sử dụng nhiều nhất là các hạt nano bạc (AgNPs) nhờ
có độ ổn định cao, có cộng hưởng plasmon rộng trong các vùng nhìn thấy và hồng ngoại gần
và đặc biệt là các AgNPs cho hiệu suất tăng cường SERS rất tốt [16].
Trong bài viết này chúng tôi trình bày về việc chế tạo hệ các AgNPs trên bề mặt lớp
silic cacbua vô định hình xốp để sử dụng làm đế SERS (đế này có thể được viết tắt là
AgNPs@PSiC). Các AgNPs đã được lắng đọng trên bề mặt Si bằng phương pháp lắng đọng
hóa học. Chúng tôi đã thay đổi các thông số chế tạo để thu được hệ các AgNPs với hình thái,
kích thước và mật độ tối ưu đối với phép đo SERS. Các kết quả thu được đã chỉ ra rằng, các
AgNPs đã được lắng đọng lên trên đế PSiC với kích thước và mật độ khác nhau và có thể điều
khiển được. Khi khảo sát hiệu ứng SERS trên các đế AgNPs@PSiC chúng tôi đã quan sát thấy
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
SỐ 01 – THÁNG 11 NĂM 2015 93
Hình 1. Ảnh SEM bề mặt các mẫu 3i-aSiC xốp ăn mòn anốt
trong dung dịch 0,5% HF/H2O với mật độ dòng 3,5 mA/cm2 sau
khi được lắng đọng các hạt Ag trong dung dịch HF/AgNO3 =
4,6(M)/25(mM) trong (a) 1, (b) 3, (c) 5 và (d) 7 phút.
rằng hình thái học của các AgNPs trên bề mặt PwPC cũng như hình thái học của lớp PSiC có
ảnh hưởng tới sự tăng cường SERS của đế. Ngoài ra chúng tôi còn thấy rằng trong điều kiện
tối ưu, khi sử dụng các phân tử malachite green (MG) làm chất thử, đế AgNPs@PSiC có thể
phát hiện nồng độ MG nhỏ đến 10-9 M.
2. Thí nghiệm
Đầu tiên, các đế PSiC được chế tạo bằng ăn mòn anốt trong dung dịch 0,5% HF/H2O
trong thời gian 50 phút với các mật độ dòng từ 0,5 đến 3,5 mA/cm2 như đã trình bày trong một
nghiên cứu khác của chúng tôi [17]. Sau khi chế tạo, đế PSiC được rửa bằng nước khử vài lần
sau đó được ngâm trong dung dịch 10% HF trong 10 phút để loại bỏ hết lớp ôxít, sau khi
ngâm trong dung dịch HF các mẫu được rửa lại vài lần bằng nước khử. Sau khi rửa các mẫu
được ngâm trong dung dịch nước của HF/AgNO3 = 4,6(M)/25(mM) để lắng đọng các hạt Ag
với thời gian từ 1-7 phút để tạo ra các đế AgNPs@PSiC. Các đế này sau đó được đem ra rửa
lại bằng nước khử rồi để khô tự nhiên. Các đế AgNPs@PSiC được nhỏ MG với các nồng độ
khác nhau lên để kiểm tra hiệu ứng SERS.
Hình thái bề mặt và cấu của các đế AgNPs@Si được khảo sát bằng hệ Hiện vi điện tử
quét trường (FE-SEM) S-4800 (Hitachi, Nhật Bản) và hệ đo phổ tia X phân giải theo năng
lượng (Energy-dispersive X-ray spectroscopy – EDX) đi kèm với hệ đo SEM. Các phép đo
SERS đã được tiến hành bằng cách nhỏ 50 μl dung dịch MG trong nước với nồng độ khác
nhau lên trên bề mặt đế AgNPs@PSiC. Diện tích của các đế là 1×1 cm2. Sau đó các mẫu được
để khô tự nhiên trong không khí tại nhiệt độ phòng. Phổ Raman của các mẫu được ghi với
laser kích thích có bước sóng 532 nm.
3. Kết quả và thảo luận
Đầu tiên chúng tôi sử dụng
thời gian dùng để lắng đọng các
hạt Ag là 1 phút, tương tự thời
gian lắng đọng các hạt Ag trên
các dây nano Si [1]. Kết quả chụp
các ảnh SEM cho thấy với các
mẫu PSiC ăn mòn với mật độ
dòng nhỏ hơn 2,5 mA/cm2 thì có
rất ít các hạt Ag được tạo thành
trên mẫu, thêm nữa các hạt này có
kích thước trung bình rất nhỏ (<
10 nm). Với các mẫu ăn mòn với
mật độ dòng từ 2,5 mA/cm2 trở
lên thì các hạt Ag được tạo thành
trên mẫu là nhiều hơn và kích
thước trung bình lớn hơn, mẫu ăn
mòn với mật độ dòng 3,5 mA/cm2
cho các hạt bạc to nhất và nhiều nhất, nhưng lúc này các hạt Ag chủ yếu nằm ở đáy lỗ xốp
(như trên Hình 1a).
AgNPs
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
SỐ 01 – THÁNG 11 NĂM 2015 94
Sau đó chúng tôi sử dụng mẫu PSiC ăn mòn với mật độ dòng 3,5mA/cm2 để tăng thời gian
lắng đọng các hạt Ag. Kết quả cho thấy khi tăng thời gian lắng đọng thì kích thước các hạt Ag
tăng lên đồng thời phủ kín toàn bộ mặt mẫu (như trên Hình 1b-d). Mẫu lắng đọng trong thời
gian 5 phút (Hình 1c) cho các hạt Ag có kích thước đồng đều nhất với đường kính trung bình
của hạt Ag cỡ 90 nm. Khi thời gian lắng đọng tăng lên 7 phút (Hình 1d) thì đường kính trung
bình của các hạt Ag lên tới 150 nm đồng thời mật độ các hạt thưa hơn.
Hình 2. Phổ EDX của đế SERS chế tạo từ mẫu 3i-aSiC xốp ăn mòn anốt bằng dung dịch 0,5%
HF/H2O với mật độ dòng 3,5 mA/cm2 trong thời gian 50 phút, sau đó được lắng đọng các hạt nano Ag
trong dung dịch HF/AgNO3 = 4,6 (M)/25 (mM) với thời gian 1 (a) và 5 (b) phút.
Để khẳng định chắc chắn sự hình thành của các hạt nano Ag trên các đế SERS thì ngoài
việc chụp ảnh SEM chúng tôi cũng đã tiến hành phân tích hàm lượng các nguyên tố trên các đế
SERS bằng phương pháp huỳnh quang tia X và EDX. Các kết quả đều cho thấy rõ sự có mặt
của Ag trên các đế SERS. Trên Hình 2 là phổ EDX của đế SERS chế tạo từ mẫu 3i-aSiC xốp ăn
mòn anốt bằng dung dịch 0,5% HF/H2O với mật độ dòng 3,5 mA/cm2 trong thời gian 50 phút,
sau đó được lắng đọng các hạt nano Ag trong dung dịch HF/AgNO3 = 4,6 (M)/25 (mM) với thời
gian khác nhau. Các phổ này cho ta thấy rõ sự tạo thành của Ag ở trên các đế SERS.
Sau khi lắng đọng các hạt Ag chúng tôi tiến hành khảo sát sự tăng cường tín hiệu SERS
của đế AgNPs@PSiC. Chất được dùng để thử là MG, công thức hóa học của nó là C23H25ClN2.
Đây là chất thường được sử dụng như một loại thuốc nhuộm cho vật liệu như lụa, da và giấy.
Ngoài ra, MG cũng được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm trong ngành công
nghiệp cá trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nhuộm này đã gây ra nhiều mối
quan ngại, do tác dụng độc hại của nó. MG gần đây đã được thông báo là gây ra ung thư, đột
biến nhiễm sắc thể và nhiễm độc đường hô hấp đối với động vật tiếp xúc với nó [18]. Trong
thời gian gần đây tại Việt Nam MG đã được sử dụng một cách bất hợp pháp để nhuộm màu thực
phẩm, làm cho thực phẩm trở thành có màu xanh lá cây ví dụ như nhuộm màu cốm, bánh cốm.
Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của những người sử dụng thực phẩm. Do đó việc
phát hiện sự tồn dư của MG trong thực phẩm là rất quan trọng.
Trong thí nghiệm của mình, đầu tiên chúng tôi sử dụng dung dịch MG có nồng độ 10-5 M với
lượng dung dịch nhỏ giọt lên 1 cm2 mẫu là 50 µl. Bước sóng laser dùng để kích thích mẫu là 532
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
SỐ 01 – THÁNG 11 NĂM 2015 95
nm. Trên hình 3 là phổ Raman của MG được nhỏ giọt trên các mẫu aSiC xốp ăn mòn anốt trong
dung dịch nước của 0,5% HF/H2O với mật độ dòng 3,5 mA/cm2 sau khi lắng đọng các hạt Ag trong
dung dịch HF/AgNO3 = 4,6(M)/25(mM) trong (a)1, (b) 3 và (c) 5 phút. Từ hình 3 ta có thể thấy rõ
sự tăng lên của cường độ Raman khi thời gian lắng đọng hạt Ag tăng từ 1-5 phút, với mẫu 7 phút thì
cường độ Raman lại giảm đi so với mẫu 5 phút nên chúng tôi không trình bày trên hình. Trong các
phổ này chúng ta đều thấy sự xuất hiện của các đỉnh phổ đặc trưng của MG, cụ thể là: tín hiệu quan
sát tại 914 cm-1 được cho là do các dao động vòng khung xuyên tâm; các tín hiệu tại 1171 và 1294
cm-1 đến từ dao động uốn trong mặt phẳng C-H của vòng thơm; tín hiệu tại 1366 cm-1 được đóng
góp từ sự căng N-C; tín hiệu tại 1394 cm-1 đến từ dịch chuyển phẳng C-C và C-H (của vòng thơm)
và các tín hiệu ở 1617 cm-1 được quy cho N-C (liên kết φ) và sự căng C-C [1].
Để đánh giá hiệu quả của đế SERS mà chúng tôi chế tạo được, chúng tôi tính chỉ số tăng
cường Raman (Raman Enhancement Factor-REF) theo công thức [19]:
(1)
Ở đây ISERS là cường độ Raman của một đỉnh tín hiệu nào đó của phân tử chất phân tích
(thường chọn đỉnh mạnh nhất) khi có đế SERS, IRS là cường độ Raman của một đỉnh tín hiệu
của phân tử chất phân tích khi không có đế tương ứng với đỉnh đã chọn khi có đế SERS,
NSERS và NRS là số nguyên tử của chất phân tích trên bề mặt đế SERS và đế không có SERS
trên cùng một đơn vị diện tích. Trong trường hợp này chúng tôi chọn đỉnh ở 1617 cm-1 để tính
REF. Kết quả đế SERS có cường độ Raman mạnh nhất của chúng tôi có chỉ số tăng cường
REF có giá trị là 1,02.109. Trong công nghệ SERS thì đây được coi là chỉ số khá cao [13, 14].
Sau khi tìm ra đế SERS có hệ số tăng cường Raman mạnh nhất, chúng tôi sử dụng đế
SERS này để khảo sát ngưỡng phát hiện MG. Kết quả cho thấy nồng độ MG nhỏ nhất mà đế
SERS chế tạo từ lớp aSiC xốp có thể phát hiện được là 10-9 M. Kết quả này là tốt hơn so với
kết quả mà chúng tôi đã từng công bố trước đây khi nghiên cứu chế tạo các đế SERS trên các
hệ dây nano Si thẳng đứng sắp xếp thẳng hàng [1] nhưng kém hơn so kết quả mà chúng tôi đã
từng công bố trước đây khi nghiên cứu chế tạo các đế SERS trên các hệ dây nano Si nghiêng
sắp xếp thẳng hàng [17].
Hình 3. Phổ Raman được kích thích
bằng bước sóng 532 nm của mẫu
nhỏ giọt MG với nồng độ 10-5 M
trên đế aSiC xốp ăn mòn trong dung
dịch 0,5% HF/H2O với mật độ dòng
3,5 mA/cm2 được lắng đọng các hạt
Ag trong dung dịch HF/AgNO3 =
4,6(M)/25(mM) với thời gian (a) 1,
(b) 3 và (c) 5 phút.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
SỐ 01 – THÁNG 11 NĂM 2015 96
4. Kết luận
Bằng việc sử dụng phương pháp lắng đọng hóa học, chúng tôi đã chế tạo được hệ các đế
AgNPs@PSiC. Các kết quả thu được cho thấy rằng hình thái cấu trúc của các AgNPs trên
PSiC phụ thuộc vào thời gian lắng đọng bạc và hình thái của lớp PSiC. Mẫu được lắng đọng
bạc trong thời gian 5 phút trên đế PSiC xốp ăn mòn với mật độ dòng 3,5 mA/cm2 cho hình
thái cấu trúc hệ AgNPs@PSiC tối ưu nhất để làm các đế SERS với kích thước các hạt là 80-
100 nm. Cụ thể là, nếu sử dụng MG là chất phân tích thì đế AgNPs@PSiC tối ưu nhất sẽ cho
hệ số tăng cường Ramasoosleen đến 109 lần. Các đế có kích thước của AgNPs lớn hơn 100
nm thì hiệu suất tăng cường Raman sẽ càng giảm đi. Các đế AgNPs@PSiC có thể sử dụng để
làm các đế SERS để phát hiện các phân tử MG với giới hạn phát hiện có thể thấp đến 10-9 M.
Lời cảm ơn
Các tác giả xin cảm ơn cử nhân Lê Văn Long – Viện Khoa học Vật liệu đã giúp thực
hiện các phép đo ghi phổ Raman. Các kết quả nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển
Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) thông qua đề tài số 103.02-
2013.42.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. T.Q.N. Luong, T.A. Cao and T.C. Dao (2013), “Low-concentration organic molecules
detection via surface-enhanced Raman spectroscopy effect using Ag nanoparticles-coated silicon
nanowire arrays” (Phát hiện các phân tử hữu cơ nồng độ thấp thông qua hiệu ứng phổ Raman tăng
cường bề mặt sử dụng các hạt nano Ag bao phủ hệ dây nano silic), Adv. Nat. Sci.: Nanosci.
Nanotechnol., 4 (1), 015018 (5pp).
2. H. Xu, J. Aizpurua, M. Kall, and P. Apell (2000), “Electromagnetic contributions to
single-molecule sensitivity in surface-enhanced raman scattering” (Đóng góp của điện từ trường
to độ nhạy đơn phân tử trong tán xạ Raman tăng cường bề mặt), Phys. Rev. E, 62 (3), 4318 –
4324.
3. C. Q. Yi, C.W. Li, H.Y. Fu, M.L. Zhang, S.J. Qi, N.B. Wong, S.T. Lee, and M.S. Yang
(2010), “Patterned growth of vertically aligned silicon nanowire arrays for label-free DNA
detection using surface-enhanced Raman spectroscopy” (Mọc có tạo khuôn các hệ dây nano silic
thẳng đứng xếp thẳng hàng cho nhận biết AND đánh dấu tự do sử dụng phổ Raman tăng cường bề
mặt), Anal. Bioanal. Chem., 397 (7), 3143 – 3150.
4. Z. Zhou, X.X. Han, G.G. Huang, and Y. Ozaki (2012), “Label-free detection of binary
mixtures of proteins using surface-enhanced Raman scattering” (Phát hiện đánh dấu tự do của hốn
hợp các protein sử dụng tán xạ Raman tăng cường bề mặt), J. Raman Spectrosc., 43 (6), 706-711.
5. S. Huang, J. Hu, P. Guo, M. Liu and R. Wu (2015), “Rapid detection of chlorpyriphos
residue in rice by surface-enhanced Raman scattering” (Phát hiện nhanh dư lượng chlorpyriphos
trong gạo bằng tán xạ Raman tăng cường bề mặt), Anal. Methods, 7 (10), 4334-4339.
6. W. Wijaya, S. Pang, T.P. Labuza, L. He (2014), “Rapid detection of acetamiprid in foods
using surface-enhanced Raman spectroscopy (SERS)” (Phát hiện nhanh acetamiprid trong thực
phẩm sử dụng phổ Raman tăng cường bề mặt (SERS)), J. Food Sci., 79 (4), T743- T747.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
SỐ 01 – THÁNG 11 NĂM 2015 97
7. A. Sengupta, M. Mujacic, E.J. Davis (2006), “Detection of bacteria by surface-enhanced
Raman spectroscopy” (Phát hiện vi khuẩn bằng phổ Raman tăng cường bề mặt), Anal Bioanal
Chem., 386 (5), 379-86.
8. S. Pahlow, S. Meisel, D. Cialla-May, K. Weber, P. Roscha, J. Popp (2015), “Isolation
and identification of bacteria by means of Raman spectroscopy” (Phân lập và xác định vi khuẩn
bằng phương pháp quang phổ Raman), Advanced Drug Delivery Reviews, 89 (4), 105-120.
9. W.E. Smith, G. Dent (2005), “Modern Raman Spectroscopy - a Practical Approach” (Phổ
Raman hiện đại – một phương pháp tiếp cận thực tế), New York, Wiley.
10. Fleischmann M, Hendra P J and McQuillan A J (1974), “Raman spectra of pyridine
adsorbed at a silver electrode” (Phổ Raman của pyridine hấp thụ ở điện cực bạc), Chem. Phys.
Lett., 26 (2), 163-166.
11. P. C. Lee and D. Meisel (1982), “Adsorption and surface-enhanced Raman of dyes on
silver and gold sols” (Sự hấp thụ và Raman tăng cường bề mặt của chất màu trên dung dịch bạc
và vàng), Phys. Chem., 86 (17), 3391-3395.
12. J. Zhang, X. Li, X. Sun, and Y. Li (2005), “Surface Enhanced Raman Scattering Effects
of Silver Colloids with Different Shapes” (Hiệu ứng tán xạ Raman tăng cường bề mặt của huyền
phù bạc với các hình dạng khác nhau), J. Phys. Chem. B, 109 (25), 12544-12548.
13. C. Zhang, B.Y. Man, S.Z. Jiang, C. Yang, M. Liu, C.S. Chen, S.C. Xu, H.W. Qiu, Z. Li
(2015), “SERS detection of low-concentration adenosine by silver nanoparticles on silicon
nanoporous pyramid arrays structure” (SERS sự phát hiện nồng độ thấp của adenosine bằng các
hạt nano bạc trên các mảng cấu trúc hình chóp silic nano xốp), Appl. Surf. Sci., 347 (10), 668–
672.
14. C. Leordean, B. Marta, A.-M. Gabudean, M. Focsan, I. Botiz, S. Astilean (2015),
“Fabrication of highly active and cost effective SERS plasmonic substrates by electrophoretic
deposition of gold nanoparticleson a DVD template” (Chế tạo các đế SERS plasmonic hiệu suất
cao và giá thành hợp lý bằng lắng đọng điện li các hạt nano vàng trên đế DVD ), Appl. Surf. Sci.,
349 (14), 190–195.
15. L.T. Quynh-Ngan, D.T. Cao, C. T. Anh; L.V. Vu (2015), “Improvement of Raman
enhancement factor due to the use of silver nanoparticles coated obliquely aligned silicon nanowire
arrays in SERS measurements” (Cải thiện hệ số tăng cường Raman do việc sử dụng các hạt nano bạc
bao phủ lên hệ dây nano silic nghiêng sắp xếp thẳng hàng trong việc đo đạc SERS), Int. J. of
Nanotechnology, 12 ( 5/6/7), 358 – 366.
16. A.M. Michaels, M. Nirmal, and L.E. Brus (1999), “Surface Enhanced Raman
Spectroscopy of Individual Rhodamine 6G Molecules on Large Ag Nanocrystals” (Phổ Raman
tăng cường bề mặt của các phân tử Rhodamine 6G riêng lẻ trên nano tinh thể Ag lớn) , J. Am.
Chem. Soc., 121(43), 9932-9939.
17. A.T. Cao, Q.-N.T. Luong and C.T. Dao (2014), “Influence of the anodic etching current
density on the morphology of the porous SiC layer” (Ảnh hưởng của mật độ dòng anốt lên hình
thái của lớp SiC xốp), AIP Advances, 4 (3), 037105 (7 pp).
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
SỐ 01 – THÁNG 11 NĂM 2015 98
18. E. Sudova, J. Machova, Z. Svobodova, and T. Vesely (2007), “Negative effects of
malachite green and possibilities of its replacement in the treatment of fish eggs and fish: a
review” (Tác động tiêu cực của malachite green và khả năng thay thế của nó trong xử lý trứng cá
và cá: một tổng quan), Veterinarni Medicina, 52 (12), 527-539.
19. Z.Q.Tian , J.S.Gao , X.Q.Li , B. Ren, Q.J.Huang , W.B.Cai , F.M. Liu and B.W. Mao (1998),
“Can surface Raman spectroscopy be a general technique for surface science and electrochemistry?”
(Phổ Raman bề mặt có thể là một kỹ thuật phổ biến của khoa học bề mặt và điện hóa?), J. Raman
Spectrosc., 29 (8), 703–711.
20. T. C. Dao, T. Q. N. Luong, T.A. Cao, N. H. Nguyen, N. M. Kieu, T. T. Luong and V.V.
Le (2015), “Trace detection of herbicides by SERS technique, using SERS–active substrates
fabricated from different silver nanostructures deposited on silicon” (Phát hiện lượng vết thuốc
diệt cỏ bằng kỹ thuật SERS, sử dụng đế SERS chế tạo từ các cấu trúc nano bạc lắng đọng trên
silic), Adv. Nat. Sci.: Nanotechnol. 6 (3), 035012(6pp).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_11_so_1_8953_2070529.pdf