Phát hiện túi phình động mạch não bằng CT mạch máu 64 lát cắt

KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy rằng 64MSCTA là phương pháp rất tốt trong việc phát hiện và mô tả túi phình động mạch não. 64MSCTA là phương pháp không xâm lấn, đủ nhạy để thay thế DSA quy ước trong chẩn đoán, phân loại và lập kế hoạch điều trị ở những bệnh nhân có túi phình động mạch não trong hầu hết các trường hợp, đồng thời có khả năng mô tả các mốc giải phẫu giúp hướng dẫn cho phẫu thuật. 64MSCTA đã cải thiện việc phát hiện túi phình động mạch não nhỏ hơn 3 mm so với MSCTA 4 hoặc 16 lát. Tuy nhiên, 64MSCTA vẫn có thể bỏ sót các túi phình động mạch não nhỏ hơn 3 mm ở các vị trí đặc biệt, trong những trường hợp này vẫn phải cần đến DSA chẩn đoán. 64MSCTA cũng là một phương pháp hình ảnh nhạy cảm cao, đáng tin cậy, nhanh chóng và không xâm lấn để chẩn đoán và đánh giá trong các trường hợp xuất huyết dưới nhện cấp tính không do chấn thương.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện túi phình động mạch não bằng CT mạch máu 64 lát cắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 364 PHÁT HIỆN TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO BẰNG CT MẠCH MÁU 64 LÁT CẮT Nguyễn An Thanh* TÓM TẮT Bối cảnh và mục đích: chụp CT mạch máu với máy CT 4 hàng đầu dò đã có thể phát hiện chính xác các túi phình động mạch não lớn hơn 3 mm, nhưng độ nhạy giảm đối với các túi phình nhỏ. Mục đích của chúng tôi là xác định khả năng phát hiện và đánh giá túi phình động mạch não bằng CT mạch máu 64 lát cắt (64MSCTA) so sánh với chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) và kết quả phẫu thuật. Vật liệu và phương pháp: Từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 11 năm 2012, 117 bệnh nhân với các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ túi phình động mạch não đã được chụp CT mạch máu não 64 lát cắt (64MSCTA) cùng với DSA và hoặc phẫu thuật. Dữ liệu CT mạch máu được xử lý và đánh giá trên máy trạm, sử dụng kỹ thuật hình chiếu cường độ tối đa (MIP) và dựng hình thể tích (VRT) để phát hiện túi phình động mạch não, xác định vị trí và đo kích thước túi phình. Nghiên cứu so sánh với tiêu chuẩn vàng là DSA hoặc phẫu thuật. Kết quả: Tổng cộng kết quả từ DSA và phẫu thuật có 122 túi phình động mạch não đã được tìm thấy ở 104 bệnh nhân. Với 64MSCTA, có hai túi phình động mạch não giữa và một túi phình động mạch cảnh trong đoạn thông sau không được phát hiện. Hai túi phình nhỏ khác của động mạch cảnh trong đoạn xoang hang và mạch mạc trước thấy được trên 64MSCTA, nhưng không được mô tả rõ ràng trên DSA. Kích thước trung bình của túi phình là 6,5 mm trên 64MSCTA. Kết quả độ nhạy và độ đặc hiệu của 64MSCTA để phát hiện túi phình động mạch não tương ứng là 97,5% và 86,7%. Mức độ đồng ý giữa 64MSCTA và DSA kết hợp phẫu thuật trong chẩn đoán túi phình động mạch não được đánh giá là rất tốt (Kappa, k = 0.82). Đối với túi phình nhỏ hơn 3 mm, 64MSCTA có độ nhạy là 83,3%. Kết luận: Hiện nay 64MSCTA là một phương pháp hình ảnh có độ phân giải chính xác cao, giá rẻ và không xâm lấn, là một kỹ thuật chẩn đoán với độ nhạy cao để phát hiện và đánh giá hình thái của túi phình động mạch não. So với các tài liệu trước đây, 64MSCTA đã cải thiện việc phát hiện túi phình động mạch não nhỏ hơn 3 mm so với CTA 4 hoặc 16 lát. Từ khóa: túi phình động mạch não, CT mạch máu não, CT đa lát cắt ABSTRACT DETECTION OF INTRACRANIAL ANEURYSMS BY 64-MSCT ANGIOGRAPHY Nguyen An Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 364 - 370 Background and purpose: Four-section multisection CT angiography (MSCTA) accurately detects aneurysms at or more than 3 mm but is less accurate for those less than 3mm. Our purpose was to determine the accuracy of 64-section MSCTA (64MSCTA) in aneurysm detection versus combined Digital subtraction angiography (DSA) and operation. Materials and methods: From March 2009 to November 2012, 117 consecutive patients presenting with clinical suspicion of brain aneurysm underwent 64-section MSCTA. CTA data were obtained by maximum intensity projection (MIP) and volume rendering technique (VRT) method. CTA findings were evaluated in terms of existence of aneurysm, size and location. Studies were using DSA or surgery as the gold standard. * Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: TS. BS. Nguyễn An Thanh ĐT: 0913710091 Email: thanhanng@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 365 Results: A total of 122 aneurysms were found in 104 patients. With 64MSCTA, there are two aneurysms at midle cerebral arteries and one at posterior communicating artery location could not be demonstrated. And there are two aneurysms at internal carotid arteries portion of carotid sinus and choroidal artery demonstraded in 64MSCTA, but not clear in DSA. The mean size was 6.5 mm on 64MSCTA. The sensitivity and specificity of 64MSCTA for the detection of intracranial aneurysms were, respectively 97.5% and 86,7%. And strength of agreement between 64MSCTA and DSA was good (Kappa, k=0.82). For aneurysms less than 3mm, 64MSCTA had a sensitivity of 83.3%. Conclusion: 64MSCTA is a highly accurate, cheap and non-in-vasive imaging method, with a high sensitivity and specificity for the detection and the morphologic evaluation of intracranial aneurysms. In comparison with the available literature, 64MSCTA may have improved the detection of less than 3 mm aneurysms compared with 4 or 16-section CTA. Key words: Intracranial aneurysms, Multi-detector computer tomography angiography ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê tỷ lệ túi phình động mạch não chiếm từ 1% đến 7% và hầu hết các túi phình vỡ gây xuất huyết dưới nhện đều dẫn đến những hậu quả thần kinh nặng nề, tỷ lệ tử vong cao(12,7,15). Việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm sẽ góp phần cải thiện tiên lượng. Mặt khác việc mô tả đặc tính túi phình cũng có tầm quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị phẫu thuật hay can thiệp nội mạch. Cho đến nay DSA vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và đánh giá túi phình động mạch não. Tuy nhiên, DSA cũng là một thủ thuật xâm lấn, mất nhiều thời gian và có thể có một số các biến chứng, kể cả tổn thương thần kinh vĩnh viễn (0,5-1%)(3). Gần đây, các kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn khác đã ngày một được phát triển và nhanh chóng thay thế trong chẩn đoán túi phình động mạch não. Cộng hưởng từ mạch máu (MRA) và CT mạch máu (CTA) là các phương thức hình ảnh không xâm lấn. Hiệu suất chụp CT mạch máu của máy CT xoắn ốc đã được cải tiến vượt bậc với sự phát triển của công nghệ CT đa lát cắt. CT mạch máu (CTA) đã ngày càng được công nhận là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, hiệu quả và có tiềm năng phát triển trong việc chẩn đoán ở các bệnh nhân bị nghi ngờ có túi phình động mạch não. CT mạch máu có ưu thế hơn cộng hưởng từ mạch máu (MRA), CT mạch máu cho phép thu nhận hình ảnh mạch máu não mà không có các xảo ảnh do chuyển động của bệnh nhân hoặc do tốc độ dòng chảy. Một lợi thế khác của CT mạch máu là có thể thực hiện ngay sau khi chụp CT không cản quang trong cấp cứu ở những bệnh nhân xuất huyết dưới nhện nghi ngờ do vỡ túi phình động mạch não. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy CT mạch máu với các máy CT đa lát cắt có độ chính xác cao trong phát hiện túi phình động mạch não. Mục đích của chúng tôi là đánh giá khả năng chẩn đoán túi phình động mạch não bằng CT mạch máu 64 lát cắt (64MSCTA). ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Chọn các bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ do bệnh lý mạch máu não. Các bệnh nhân này được chỉ định chụp CTA và được xác định chẩn đoán bằng DSA hoặc phẫu thuật, thực hiện tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 11 năm 2012. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu Thu thập hình ảnh CT mạch máu: Tất cả các khảo sát CTA được thực hiện với máy MSCT 64 lát cắt (Somatom Definition; Siemens, Đức). Sử dụng chất cản quang I-ốt loại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 366 không ion hóa (Xenetix 300 (300mg I-ốt / ml), Guerbet, Pháp). Khảo sát từ bờ dưới đốt sống C1 hoặc thân C2 lên đến vòm sọ. Tất cả các hình ảnh CT chẩn đoán không có lỗi kỹ thuật hoặc các biến chứng trong quá trình chụp. Dữ liệu hình ảnh được xử lý và đọc diễn giải, sử dụng kỹ thuật trừ ảnh để xóa xương (NeuroDSA hoặc Subtraction), kỹ thuật tái tạo đa mặt phẳng (MPR), hình chiếu cường độ tối đa (MIP) và dựng hình thể tích (VRT) trên máy trạm (Syngo hoặc Leonardo, Siemens). Thu thập hình ảnh DSA: Chụp DSA bằng phương pháp Seldinger, đặt ống thông qua da đùi. Máy DSA một bình diện (Axiom-Artis, Siemens, Germany), khảo sát 3 hoặc 4 trục mạch máu. Không có biến chứng xảy ra trong các quá trình chụp DSA. Dữ liệu chụp DSA được hậu xử lý trên máy trạm (Syngo, Siemens) để nhận định chẩn đoán bệnh lý, xác định túi phình, động mạch nuôi và đo kích thước túi phình. Tổng kết xử lý số liệu Các số liệu được phân tích, xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đánh giá chất lượng hình ảnh: 94,9% dữ liệu hình ảnh 64MSCTA được đánh giá chất lượng tốt và rất tốt. Khả năng chẩn đoán túi phình động mạch não của 64MSCTA: Tổng số 117 bệnh nhân, bao gồm 64 nữ (54,7%) và 53 nam (45,3%) trong độ tuổi từ 13 đến 90 tuổi (trung bình là 54 tuổi). Chúng tôi ghi nhận được kết quả sau: Trong số 117 bệnh nhân, kết quả DSA và phẫu thuật phát hiện có 122 túi phình động mạch não ở 104 bệnh nhân. Có hai túi phình động mạch não giữa và một túi phình động mạch cảnh trong đoạn thông sau, kích thước nhỏ hơn 3mm không được phát hiện trên 64MSCTA, được xem là âm tính giả. Hai túi phình khác của động mạch cảnh trong đoạn xoang hang và mạch mạc trước thấy được trên 64MSCTA kích thước 1,6mm, nhưng không được mô tả rõ ràng trên DSA nên được xem là dương tính giả. Như vậy, với túi phình động mạch não kích thước trung bình 7,1mm thì độ nhạy và độ đặc hiệu 64MSCTA để phát hiện túi phình động mạch não tương ứng là: 97,5% và 86,7%; giá trị tiên đoán dương và âm tương ứng là: 98,3% và 81,2%. Mức độ đồng ý giữa 64MSCTA và DSA kết hợp phẫu thuật trong chẩn đoán túi phình động mạch não được đánh giá là rất tốt (Kappa, k = 0.82). Đối với túi phình nhỏ hơn 3 mm, 64MSCTA có độ nhạy là 83,3%. Đối với túi phình lớn hơn hoặc bằng 3 mm, 64MSCTA có độ nhạy là 100%. Bảng 1: Mô tả tỉ lệ thấy được phình mạch trên 64MSCTA so với DSA DSA 64 MS CTA Không có túi phình Có túi phình Tổng số không có túi phình 13 3 16 81,2% 18,8% 100,0% 86,7% 2,5% 11,7% Có túi phình 2 119 121 1,7% 98,3% 100,0% 13,3% 97,5% 88,3% Tổng số 15 122 137 10,9% 89,1% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Giá trị chẩn đoán phình mạch nội sọ trên 64MSCTA và DSA liên quan có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test, p = 0.000<0.01). Phát hiện túi phình động mạch não vỡ gây xuất huyết CT không cản quang phát hiện 99 trường hợp xuất huyết nội sọ do vỡ túi phình động mạch não, 64MSCTA phát hiện 96 túi phình động mạch não, độ nhạy của 64MSCTA để phát hiện túi phình động mạch não vỡ là 97%. Đặc điểm túi phình Về đặc tính đa túi phình: Có 11 bệnh nhân đa túi phình động mạch não, chiếm 10,6%. Tám bệnh nhân có 2 túi phình động mạch não, 2 bệnh nhân có 3 túi phình, 1 bệnh nhân có 6 túi phình. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 367 Về vị trí túi phình động mạch não Động mạch cảnh trong đoạn thông sau (DMCT_TS), n=27, chiếm 22,1%, động mạch thông trước (DMTT), n=19, chiếm 15,6%, động mạch cảnh trong (các vị trí khác đoạn thông sau) (DMCT), n=24, chiếm 19,7%), động mạch não giữa (DMNG), n=21, chiếm 17,2%), động mạch thân nền (DMTN), n=14, chiếm 11,5%), động mạch đốt sống (DMDS), n=6, chiếm 4,9%), động mạch não trước (DMNT), n=6, chiếm 4,9%), động mạch não sau (DMNS), n=2, chiếm 1,6%), động mạch tiểu não sau dưới (DMTNSD), n=2, chiếm 1,6%), động mạch tiểu não trước dưới (DMTNTD), n=1, chiếm 0,8%). Về loại túi phình: có 113 túi phình động mạch não dạng túi (92,6%), có 9 túi phình động mạch não dạng hình thoi (7,4%). Về kích thước túi phình: kích thước nhỏ nhất là 1.6 mm, kích thước lớn nhất là 28,4 mm, kích thước trung bình là 6,5 mm, độ lệch chuẩn là 4,25. BÀN LUẬN Nghiên cứu này cho thấy 64 MSCTA có thể được sử dụng rất hiệu quả để phát hiện và đánh giá túi phình động mạch não, rất hữu ích để xác định nguyên nhân xuất huyết dưới nhện, và 64MSCTA cũng cho phép mô tả khá rõ ràng hình thái của túi phình động mạch não. Sử dụng 64MSCTA chẩn đoán nguyên nhân của xuất huyết nội sọ Xuất huyết dưới nhện là một tình huống lâm sàng khẩn cấp đòi hỏi phải chẩn đoán bệnh nguyên nhanh chóng và chính xác để quyết định điều trị. Bệnh nhân bị xuất huyết nội sọ thường trong tình trạng lâm sàng kém, có thể bao gồm đau đầu dữ dội, lú lẫn, có dấu hiệu thần kinh khu trú và thậm chí hôn mê. DSA vẫn là phương pháp chuẩn để chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết nội sọ, nhưng là phương pháp xâm lấn, có thể có biến chứng nặng(1), tốn thời gian, và do đó, có các hạn chế đối với bệnh nhân trong tình trạng nặng(12). Vì vậy, các kỹ thuật không xâm lấn, chẳng hạn như CTA, đã được phát triển và đang ngày càng được công nhận là giải pháp thay thế cho DSA trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, những kỹ thuật này phải có độ nhạy và độ đặc hiệu chẩn đoán gần bằng DSA nếu muốn được sử dụng như một phương tiện chẩn đoán chuẩn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, với 99 trường hợp xuất huyết nội sọ do vỡ túi phình động mạch não thì 64MSCTA chẩn đoán được 96 trường hợp, chiếm tỷ lệ 97%, có 3 trường hợp âm tính giả do ổ máu tụ lớn che lấp tổn thương có kích thước nhỏ (< 3mm). Phát hiện túi phình động mạch não Độ nhạy của CTA trong chẩn đoán túi phình động mạch não đã được báo cáo là trong khoảng 67% đến 98% tùy thuộc vào kích thước và vị trí của túi phình(28,19,6). Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh CT mạch máu với các máy CT đa lát cắt (4 đến 16 lát) có độ chính xác cao trong phát hiện túi phình động mạch não kích thước lớn hơn 3 mm, là từ 92% đến 100%, nhưng độ nhạy lại giảm thấp đối với các túi phình kích thước nhỏ (nhỏ hơn hoặc bằng 3 mm) chỉ trong khoảng 61% đến 83%(28,29,31). Bảng 2: So sánh các kết quả nghiên cứu Tác giả Số bệnh nhân / túi phình Kỹ thuật Kích thước túi phình Độ nhạy Độ đặc hiệu Độ chính xác Giá trị tiên đoán dương Giá trị tiên đoán âm Wintermark(29) 50/49 4MSCTA 5,8mm 94,8 95,2 94,9 98,9 80 Wintermark(29) 50/49 4MSCTA <2mm 50 Wenhua Chen(27) 136/153 16MSCTA <5mm 94,8 Yoon(31) 85/93 16MSCTA 5,1mm 92,5 93,3 92.6 Yoon(31) 85/27 16MSCTA <3mm 74,1-77,8 93,3 83,3 95,5 66,7-70 Lubicz(10) 54/67 64MSCTA 5,1mm 94 90,2 97 66,7 Lubicz(10) 54/67 64MSCTA <3mm 70,4 McKinney(13) 63/41 64MSCTA 5,98mm 97,4 90 95.8 97,4 90 McKinney(13) 63/41 64MSCTA <4mm 92,3 100 95.2 100 90.9 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 368 Tác giả Số bệnh nhân / túi phình Kỹ thuật Kích thước túi phình Độ nhạy Độ đặc hiệu Độ chính xác Giá trị tiên đoán dương Giá trị tiên đoán âm Chúng tôi 117/122 64MSCTA 6,5mm 97,5 86,7 96,4 98,3 81,2 Chúng tôi 117/122 64MSCTA <3mm 83,3 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy độ nhạy của 64MSCTA để chẩn choán túi phình động mạch não nhỏ hơn 3 mm là 83,3%. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy độ nhạy của 64MSCTA cũng đã được cải thiện trong chẩn đoán túi phình động mạch não nhỏ hơn 3mm so với MSCTA 4 đến 16 hàng, nhưng vẫn còn một tỷ lệ bỏ sót, vì vậy DSA vẫn có vai trò quan trọng để chẩn đoán túi phình động mạch não kích thước nhỏ hơn 3mm trong các trường hợp CTA âm tính. Lợi thế quan trọng nhất của CTA là có khả năng tái tạo lại hình ảnh ba chiều của các mạch máu não trong bất kỳ mặt phẳng nào hoặc góc nhìn nào, như vậy có thể đánh giá tốt kích thước túi phình, cổ túi phình, hướng và mối quan hệ với các cấu trúc xung quanh, nhất là các cấu trúc xương rõ hơn so với DSA(8,14,26). CTA cho thấy mối quan hệ giữa túi phình động mạch não và các cấu trúc xương như nền sọ, hố yên hoặc mấu giường, đây là thông tin bổ sung quan trọng cho quyết định can thiệp phẫu thuật(9,30). Giải thích các trường hợp dương tính giả và âm tính giả: Ba trường hợp âm tính giả là do các túi phình có kích thước nhỏ hơn 3mm bị vỡ nằm lẫn trong ổ máu tụ lớn có đậm độ cao. Những phát hiện này cũng phù hợp với loạt bài được xuất bản cho thấy rằng sự nhạy cảm của CTA để phát hiện túi phình động mạch não dưới 3 mm vẫn còn thua kém DSA(2,4). Hai túi phình nhỏ nằm ở phân nhánh của động mạch não giữa, đoạn M1M2 trong rãnh sylvien là nơi dễ dàng bị bỏ sót do nhiều cấu trúc mạch máu đan nhau, có thể nhầm lẫn với nút thắt, xoắn mạch máu, hoặc do sự chồng chéo của các cấu trúc tĩnh mạch khi chụp không đúng thì động mạch(11,17,25,24). Mặt khác các túi phình đã vỡ thường có cấu trúc dạng đường thay vì dạng túi nên dễ nhầm với cấu trúc mạch máu nhỏ. Vì vậy, để giảm âm tính giả cần khảo sát chi tiết trong hướng trục, đứng ngang và đứng dọc, với mặt phẳng chếch bổ sung trong một số trường hợp. Việc xem xét kỹ hình ảnh gốc trước khi tái tạo và có kinh nghiệm trong việc xử lý hình CTA 3 chiều, chọn đúng ngưỡng để hiển thị mạch máu cũng giúp tránh bỏ sót tổn thương(16,31). Một hạn chế khác của CTA trong việc phát hiện các túi phình động mạch não liên quan đến các túi phình nằm gần cấu trúc xương, như túi phình động mạch cảnh trong đoạn mấu giường, đoạn thông sau (14,18,21,22,28). Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả âm tính giả một trường hợp túi phình động mạch cảnh trong đoạn thông sau và dương tính giả một trường hợp túi phình động mạch cảnh trong đoạn xoang hang. Để khắc phục hạn chế này, một kỹ thuật mới giúp xóa xương của CTA đã được ứng dụng, và cho thấy hiệu quả cao trong việc đánh giá các túi phình động mạch não nằm gần cấu trúc xương sàn sọ(18,22). Đánh giá đặc điểm túi phình Về đặc điểm của túi phình nghiên cứu cũng cho thấy sự tương đồng với các nghiên cứu trước(10,13,27,29,31). Ba đặc điểm cần thiết phải đánh giá để giúp tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị, là đường kính tối đa của túi phình, chiều rộng cổ và sự hiện diện của các nhánh mạch máu liên quan, phát sinh từ túi phình. Các đặc điểm này đều có thể đánh giá tốt trên hình CTA. Vị trí túi phình động mạch thân nền và vòng tuần hoàn sau chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu, do CTA giúp cho thấy mối quan hệ giữa túi phình động mạch não và các cấu trúc xương như nền sọ, hố yên hoặc mấu giường, đây là thông tin bổ sung quan trọng cho quyết định can thiệp phẫu thuật(9,30). Do đó, các trường hợp túi phình động mạch não ở các vị trí này được chỉ định khảo sát CTA nhiều hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 369 Các hạn chế và bất lợi của CTA CTA có một số hạn chế như độ phân giải không gian còn thấp nên các động mạch nhỏ như động mạch mạch mạc trước hoặc các nhánh xuyên đồi thị rất quan trọng đối với phẫu thuật thì lại không thể nhìn thấy được. CTA không thể hiển thị dòng chảy bàng hệ mà có thể được đánh giá bằng DSA. Việc phân biệt các túi phình động mạch não nhỏ nằm gần các cấu trúc xương nền sọ như túi phình động mạch cảnh trong đoạn thông sau, đoạn xoang hang, mấu giường, túi phình động mạch thân nền có thể khó khăn do bị che khuất. CTA cũng có các nguy cơ nhiễm xạ nói chung như là các khảo sát CT nâng cao khác. Liều bức xạ trong CTA cao hơn CT sọ thường quy nhưng thấp hơn DSA đáng kể(5). Các chất tương phản với i-ốt phải được sử dụng thận trọng trong trường hợp bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao như chức năng thận kém, suy tim sung huyết hoặc quá mẫn cảm với chất cản quang. Nguy cơ sốc phản vệ nghiêm trọng do chất cản quang i-ốt luôn luôn tồn tại. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy rằng 64MSCTA là phương pháp rất tốt trong việc phát hiện và mô tả túi phình động mạch não. 64MSCTA là phương pháp không xâm lấn, đủ nhạy để thay thế DSA quy ước trong chẩn đoán, phân loại và lập kế hoạch điều trị ở những bệnh nhân có túi phình động mạch não trong hầu hết các trường hợp, đồng thời có khả năng mô tả các mốc giải phẫu giúp hướng dẫn cho phẫu thuật. 64MSCTA đã cải thiện việc phát hiện túi phình động mạch não nhỏ hơn 3 mm so với MSCTA 4 hoặc 16 lát. Tuy nhiên, 64MSCTA vẫn có thể bỏ sót các túi phình động mạch não nhỏ hơn 3 mm ở các vị trí đặc biệt, trong những trường hợp này vẫn phải cần đến DSA chẩn đoán. 64MSCTA cũng là một phương pháp hình ảnh nhạy cảm cao, đáng tin cậy, nhanh chóng và không xâm lấn để chẩn đoán và đánh giá trong các trường hợp xuất huyết dưới nhện cấp tính không do chấn thương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cloft HJ, Joseph GJ, Dion JE (1999).”Risk of cerebral angiography inpatients with Subarachnoid hemorrhage, cerebral aneurysms, and arteriovenousmalformations: ameta- analysis”. Stroke;30:317–20 2. Dammert S, Krings T, Moller-Hartmann W (2004).”Detection of intracranial Aneurysms with multisliceCT: comparison with conventional angiography”. Neuroradiology;46:427–34 3. Heiserman JE, Dean BL, Hodak JA (1994).”Neurologic complications of cerebral angiography”. AJNR Am J Neuradiol 1994; 15:1401-1411. 4. Jayaraman MV, Mayo-Smith WW, Tung GA (2004).”Detection of intracranial aneurysms: multi-detectorrow CT angiography compared with DSA”. Radiology 2004;230:510–18 5. Korogi Y, Takahashi M, Katada K (1999).”Intracranial aneurysms: detection with three dimensional CT angiography with volume rendering-comparison with conventional angiographic and surgical findings”. Radiology 1999; 211:497- 506. 6. Kouskouras C, Charitanti A, Giavroglou C (2004).”Intracranial aneurysms: evaluation using CTA and MRA. Correlation with DSA and intraoperative findings”. Neuroradiology 2004;46:842– 50 7. Kowalski R G, Claassen J, Kreiter K T (2004).”Initial misdiagnosis and outcome after subarachnoid hemorrhage”. JAMA 2004;291:866–69 8. Kuszyk BS, Heath DG, Ney DR (1995).”CT angiography with volume rendering: imaging findings”. AJR Am J Roentgenol 1995; 165:445-448. 9. Lenhart M, Bretschneider T, Gmeinwieser J (1997).”Cerebral CT angiography in the diagnosis of acute subarachnoid hemorrhage”. Acta Radiol 1997; 38:791-796. 10. Lubicz B.; Levivier M (2007).”Sixty-Four-Row Multisection CT Angiography for Detection and Evaluation of Ruptured Intracranial Aneurysms: Interobserver and Intertechnique Reproducibility”. AJNR Am J Neuroradiol 28:1949 –55 11. Matsumoto M, Sato M, Nakano M (2001).”Three-dimentional computerized tomography angiography-guided surgery of acutely ruptured cerebral aneurysms”. J Neurosurg 2001; 94- 718-727. 12. Mayberg M R, Batjer H H, Dacey R (1994).”Guidelines for the management of Aneurysmal subarachnoid hemorrhage”. Stroke 1994; 25:2315–28 13. McKinney A.M. Palmer C.S (2008).”Detection of Aneurysms by 64-Section Multidetector CT Angiography in Patients Acutely Suspected of Having an Intracranial Aneurysm and Comparison with Digital Subtraction and 3D Rotational Angiography”. AJNR Am J Neuroradiol 29:594–602 14. Ng S, Wong H, Ko S (1997).”CT angiography of intracranial aneurysms: advantages and pitfalls”. Eur J Radiol 1997; 25:14- 19. 15. Osborn AG. Diagnostic Cerebral Angiography. 2nd ed. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins, 1999; 3-193,241- 274. 16. Pedersen HK, Bakke SJ, Hald JK, Skalpe IO, Anke IM, Sagsveen R (2001).”CTA in patients with acute subarachnoid haemorrhage: a comparative study with selective, digital Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 370 angiography and blinded, independent review”. Acta Radiol 2001;42:43-9. 17. Preda L, Gaetani P, Baena R (1998).”Spiral CT angiography and surgical correlations in the evaluation of intracranial aneurysms”. Eur J Radiol 1998; 8:739-745. 18. Sakamoto S, Kiura Y, Shibukawa M (2006).”Subtracted 3DCT angiography for Evaluation of internal carotid artery aneurysms:comparison with conventional digital subtraction angiography”. AJNR Am J Neuroradiol 2006;27:1332–37 19. Schwartz RB, Tice HM, Hooten SM (1994).”Evaluation of cerebral aneurysms With helical CT: correlation with conventional angiography and MR angiography”. Radiology 1994; 192: 717–22 20. Suyash Mohan, Wickly Lee (2009).”Multi-detector Computer Tomography Angiography in the Initial Assessment of Patients Acutely Suspected of Having Intracranial Aneurysm Rupture”. Ann Acad Med Singapore 38 pp:769-73 21. Teksam M, McKinney A, Casey S (2004).”Multi-section CT angiography for detection of cerebral aneurysms”. AJNR Am J Neuroradiol 2004;25:1485–92 22. Tomandl BF, Hammen T, KlotzE (2006).”Bone-subtraction CT angiography for the evaluation of intracranial aneurysms”. AJNR Am J Neuroradiol 2006;27:55–59 23. Uysal Ender, Yanbuloğlu Barış (2005). Spiral CT angiography in diagnosis of cerebral aneurysms of cases with acute subarachnoid hemorrhage. Diagn Interv Radiol 11 pp:77-82 24. Velthuis BK, Rinkel GJ, Ramos LP (1998).”Subarachnoid hemorrhage: aneurysm detection and preoperative evaluation with CT angiography”. Radiology; 208:423-430. 25. Vieco P, Shuman WP, Alsofrom GF, Gross CE (1995).”Detection of circle of Willis aneurysms in patients with subaracnoid hemorrhage. A comparison of CT angiography and digital substraction angiography”. AJR Am J Roengenol 1995; 165:425-430. 26. Villablanca JP, Martin N, Jahan R (2000).”Volume rendered helical computerized tomography angiography in the detection and characterisation of intracranial aneurysms”. J Neurosurg; 93:254-264. 27. Wenhua Chen, Jie Wang (2008).”Sixteen-row multislice computed tomography angiography in the diagnosis and characterization of intracranial aneurysms: comparison with conventional angiography and intraoperative findings”. J. Neurosurgery 108:1184–1191 28. White PM,Wardlaw JM, Easton V (2000).”Can non-invasive imaging accurately depict intracranial aneurysms? A systematic review”. Radiology 2000;217:361–70 29. Wintermark M, Uske A, Chalaron M, Regli L, Maeder P, Meuli R, Schnyder P, Binaghi S (2003).”Multislice computerized tomography angiography in the evaluation of intracranial aneurysms: a comparison with intraarterial digital subtraction angiography”. J Neurosurg 98:828–836 30. Yaşargil MG. Microneurosurgery. Vol. II. Stutgart Thieme, 1984; 1,2,44,78. 31. Yoon DY, Lim KJ, Choi CS (2007).”Detection and characterization of intracranial aneurysms with16-channel multidetectorrow CT angiography: a prospective comparison of volume rendered images and digital subtraction angiography”. AJNR Am J Neuroradiol 2007; 28: 60–67 32. Zeman RK, Davros WJ, Berman P, Weltman DI, Silverman PM, Cooper C (1994).”Three-dimensional models of the abdominal vasculature based on helical CT: usefulness in patients with pancreatic neoplasms”. AJR Am J Roentgenol 1994;162:1425-9. Ngày nhận bài báo: 10-03-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26-03-2014 Ngày bài báo được đăng: 20-05-2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_hien_tui_phinh_dong_mach_nao_bang_ct_mach_mau_64_lat_ca.pdf
Tài liệu liên quan