Phát huy giá trị của luật tục trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Thứ ba, gắn công tác bảo tồn, khai thác luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường nhằm phát triển sự bền vững các vùng dân tộc thiểu số với công tác thực hiện và phát huy quyền làm chủ của đồng bào các dân tộc thiểu số. Luật tục là tài sản vô giá của các dân tộc thiểu số. Bởi vậy, để bảo tồn và khai thác được giá trị của luật tục phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, trước hết phải khơi dậy quyền được làm chủ của đồng bào dân tộc thiểu số với núi rừng, nguồn nước, nương rẫy. Quyền làm chủ đó sẽ được nhân lên khi chính quyền cấp cơ sở, các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra được những hoạt động phù hợp để thu hút họ trong khối đại đoàn kết. Một trong những mục đích cơ bản khi xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện và triển khai pháp luật đến các vùng dân tộc thiểu số là làm thay đổi nhận thức của cán bộ và đồng bào dân tộc đối với việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của luật tục nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì vậy, Nhà nước cần chú trọng, quan tâm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các bản, làng, khi xây dựng quy ước của buôn, bản, làng, cần kế thừa, tiếp thu di sản, tinh hoa của luật tục trước đây nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về các giá trị tích cực của luật tục; nhận biết được các nội dung lạc hậu, mê tín dị đoan trái pháp luật, xoá bỏ những nội dung luật tục không phù hợp và tự giác thực hiện pháp luật của Nhà nước. Quá trình tiếp thu, kế thừa và phát huy giá trị của luật tục là một quá trình lâu dài và phức tạp. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, cần phải xây dựng một cơ chế sử dụng và cải biến luật tục linh hoạt, có khả năng thích ứng cao trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy giá trị của luật tục trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Luật tục như là bộ “bách khoa thư” về đời sống mọi mặt, chứa đựng các tri thức dân gian vô cùng phong phú, đúc rút từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Luật tục đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LUẬT TỤC TRONG BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Hoàng Văn Quynh* Abstract: The customary is known as the “Encyclopedia” of all aspects of the social life, which contains rich folk knowledge, derived from the experience through several generations. The customism plays an important role in the lives of ethnic minorities and contributes to the protection of natural resources and the environment. Thông tin bài viết: Từ khóa: Luật tục, tài nguyên thiên nhiên, dân tộc thiểu số, pháp luật Lịch sử bài viết: Nhận bài: 01/09/2017 Biên tập: 04/11/2017 Duyệt bài: 11/11/2017 Article Infomation: Keywords: The customary, natural resources, ethnic minorities, laws Article History: Received: 01 Sep. 2017 Edited: 04 Nov. 2017 Appproved: 11 Nov. 2017 * ThS. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luật tục là một hệ thống các quy tắc xử sự mang tính dân gian, quy định về mối quan hệ ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và con người với con người trong cộng đồng, thể hiện ý chí của toàn thể cộng đồng, được thực hiện một cách tự giác, theo thói quen, truyền khẩu, nhưng vẫn có tính cưỡng chế và bắt buộc đối với mọi người. Luật tục là những quy định do cộng đồng đặt ra để điều hoà mối quan hệ của tập thể cộng đồng một cách tự nguyện và dân chủ. Ở Việt Nam, luật tục có phạm vi ảnh hưởng khá lớn đối với đời sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Luật tục tác động đến các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình; giáo dục, văn hoá, tín ngưỡng; lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai, bảo vệ sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 27Số 22(350) T11/2017 Trong sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, luật tục vẫn đang thể hiện những mặt tích cực và hạn chế nhất định, nhất là trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 1. Vai trò của luật tục đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Trong các bộ luật tục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, ngoài việc quy định các vấn đề xã hội, quản lý cộng đồng thì vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái cũng được quy định rất cụ thể. Các bộ luật tục là một kho tàng phong phú tri thức về tài nguyên môi trường sinh thái. Đó là các tri thức về đất đai, rừng núi, động thực vật... Những tri thức đó được chắt lọc, đúc rút thành kinh nghiệm và sự hiểu biết hàng nghìn đời của các dân tộc thiểu số. Nhận thức được vị trí, vai trò của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người, các dân tộc thiểu số luôn đặt bản thân mình ngang hàng và hoà mình vào thiên nhiên, quan niệm đời sống của mình là một phần của tự nhiên. Cho nên các điều khoản của luật tục luôn mang yếu tố hoà đồng, tôn trọng tự nhiên, coi các lực lượng trong tự nhiên là người bạn tin cậy. Vì thế, cách ứng xử ở đây không phải là sự chinh phục, khuất phục các lực lượng tự nhiên, tàn phá, huỷ diệt tự nhiên mà là sự hoà đồng trong thế cân bằng, hài hoà. Hơn nữa, để bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái, các dân tộc thiểu số miền núi thường "thiêng hoá" các lực lượng trong tự nhiên, coi những lực lượng đó đều có linh hồn, có sức sống. Cho nên, đồng bào ứng xử với thiên nhiên không phải là với vật vô tri, vô giác. Với việc “thiêng hoá” này, từ lâu các dân tộc thiểu số đã hình thành một quan niệm trong dân gian là đất đai, rừng núi, nguồn nước, cây cối, động thực vật đều chứa đựng những “linh hồn”, có các vị thần cai quản. Bởi vậy, khi con người - do có nhu cầu - xâm phạm tới thiên nhiên thì đều phải có lời cầu khấn, phải thực hiện các nghi lễ, phải tuân thủ các tập tục nghiêm ngặt, thậm chí xác định, trong một số trường hợp, con người hoàn toàn không được xâm phạm tới thiên nhiên. Các quan niệm trên đã được phản ánh rất rõ trong luật tục và điều đó đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Nói cách khác, ở đây con người đã biết lợi dụng thế giới siêu nhiên, thế giới tâm linh để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của chính nơi cộng đồng họ sinh sống. Luật tục của dân tộc Thái có nhiều điều quy định về vấn đề này: “Mường trong mường là Chiềng Ly Mường Muổi và các mường ngoài trong châu Muổi, chỗ nào cũng có phi (ma) phù hộ cho bản, cho mường của mình. Mường nào có Minh bản Nen mường (Minh và Nen là gốc của linh hồn) che chở, có khúc sông sâu, suối lớn nơi chứa đựng các loài cá, có núi rừng rợp bóng bản mường”; “Đầu Mường có “rừng hồn chiềng” gọi là cửa Xen là rừng cấm kiêng rộng lớn cây to cổ thụ mọc san sát”; “Cuối mường có “rừng hồn chiềng” gọi là cửa Pọng, cũng là rừng cấm kiêng rộng lớn cây to cổ thụ mọc san sát”; “Cạnh mường còn có khu rừng mang tên Chiềng Kẻo là khu rừng tha ma của mường cũng là rừng kiêng cấm không được chặt phá”; “Vùng nước có nơi gọi là Paks Bôm và Pak Muổi nơi kiêng cấm để cúng, để tế trâu đen, khấn tới chủ dòng nước của mường, chủ rắn, chủ thuồng luồng; cạnh đó có khu rừng cấm. Giết trâu trắng để tế trời và chủ đất Mường”; NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 28 Số 22(350) T11/2017 “Vùng đất còn có các rừng gò săn, là nơi trời đặt cho người trần gian chuyên kiếm ăn; còn có khu rừng đầu nguồn đầu nước, nơi ở của loài ma thiêng, không được chặt phá bừa bãi”1 Với những quy định như vậy, người Thái đen ở Thuận Châu (Sơn La) nói riêng và dân tộc Thái nói chung đã bảo vệ tốt được những cánh rừng, những nguồn nước. Quan niệm thiêng hoá mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là việc thiêng hoá các nguồn tài nguyên thiên nhiên thể hiện trong luật tục đã cho thấy những nét độc đáo của luật tục của các dân tộc thiểu số về cách ứng xử với môi trường, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trước đây cũng như hiện nay. Ở vùng Tây Nguyên, các dân tộc Êđê, M’nông quan niệm về đất đai, sông suối, cây cối, rừng rú gắn với ông bà tổ tiên, với biểu tượng thiêng liêng của người Pô lăn (chủ đất) truyền từ đời này qua đời khác: “Đất đai, sông suối, cây rừng là cái nong, cái nia, cái lưng của ông bà; Ông bà là người giữ cái hang (nơi sinh ra người Êđê), trông coi rừng, trông coi cây Ktơng, cây Kdjar; Nếu cây quéo không ra hoa, cây muỗm ra hoa không tốt, đó là vì con cháu đã mất nết, hư thân; Vì vậy, ông bà thử hỏi trưởng buôn xem; Cây Kthih (cây củ ấu) trong suối đã héo nhiều, cây môn nước trong đầm đã khô 1 Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng, Luật tục Thái (Tập quán pháp), Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 1999; tr.156 2 Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Luật tục Êđê (Tập quán pháp), (1996), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr.470-471. nhiều, phải chăng, có những người là anh chị em của nhau mà lăng nhăng tằng tịu với nhau; Ông bà hãy hỏi trưởng buôn, ông bà sẽ phạt kẻ có tội một lợn, ông bà sẽ đòi kẻ có tội một gà”2. Như vậy, luật tục đã coi mọi lỗi lầm của con người, từ lười nhác, trộm cắp, loạn luân tức là con người làm những điều xấu đều để lại hậu quả làm cho đất đai, rừng rú, nguồn nước bị “ô uế”, khiến cho thần linh tức giận và trừng phạt. Luật tục các dân tộc thiểu số thể hiện cái nhìn nhân văn với các lực lượng trong tự nhiên. Luật tục coi việc phá hoại, làm ô uế đất đai, sông suối, nguồn nước, cỏ cây là sự xúc phạm tới thần linh. Tinh thần của luật tục đã định hướng cách ứng xử của con người với thiên nhiên chan chứa tính nhân văn, ngăn chặn sự phá hoại vô ý thức của họ đối với thiên nhiên. Bên cạnh đó, luật tục còn xác định quan hệ sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, luật tục: Luật tục M’nông khẳng định tính “cha truyền con nối” trong thừa hưởng bất động sản, thừa hưởng môi trường thiên nhiên’ khẳng định chủ sở hữu cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất rừng, sông suối...): “Quản lý đất, quản lý rừng Quản lý nước, quản lý suối Quản lý ao cá, quản lý khu rẫy Tổ tiên chết con cháu kế thừa NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 29Số 22(350) T11/2017 Cha mẹ chết con cháu kế thừa”3 Trong những thập kỷ qua, chúng ta đã xem nhẹ quyền sở hữu truyền thống của cộng đồng buôn làng, nơi bà con các dân tộc thiểu số sinh sống, đối với rừng và đất rừng, nên có nơi, có lúc tài nguyên rừng và đất đai không có người quản lý, khiến tài nguyên thiên nhiên và đất đai bị xâm hại và tàn phá nghiêm trọng. Những ví dụ nêu trên cho chúng ta thấy, trong luật tục, vấn đề quản lý cộng đồng, điều hoà các mối quan hệ xã hội, vấn đề sở hữu tài nguyên thiên nhiên được chú trọng và quy định chặt chẽ. Ngoài ra, luật tục còn quy định cụ thể về việc xây dựng mối quan hệ cộng đồng, làng bản (buôn) dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ, đoàn kết; việc giữ gìn, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Tóm lại, luật tục của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam như là bộ “bách khoa thư” về đời sống mọi mặt của tộc người, chứa đựng các tri thức dân gian vô cùng phong phú, đúc rút từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đó là những tri thức về môi trường tự nhiên, về làm nương rẫy, hái lượm, săn bắt Những tri thức này đã được định hình và trở thành nguyên tắc sống, lẽ sống của con người trong cộng đồng và có vai trò quan trọng trong việc ứng xử, quản lý và bảo vệ, khai thác tài nguyên, môi trường. 2. Những vấn đề đặt ra nhằm phát huy giá trị của luật tục trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Thứ nhất, cần nhận thức một cách khách quan và khoa học những giá trị tri thức bản địa, truyền thống cả về phương diện tích cực cũng như hạn chế của luật tục 3 Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Luật tục M’nông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. Tr. 524. các dân tộc thiểu số Việt Nam về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong quá trình hoạch định chính sách phát, pháp luật về kinh tế, xã hội nói chung, bảo vệ tài nguyên và môi trường nói riêng ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước cần đặc biệt chú ý, quan tâm đến việc giá trị của luật tục. Để kế thừa, duy trì luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường, Nhà nước có thể thừa nhận các quy định của luật tục (quy phạm phong tục, tập quán) và “đề lên thành luật” những quy định phù hợp với mục đích quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường của Nhà nước. Thứ hai, việc nghiên cứu, vận dụng các giá trị của luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Khi nghiên cứu về luật tục của các dân tộc thiểu số Việt Nam, các nhà khoa học đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của luật tục; coi đó là một kho tàng tri thức quý báu do các dân tộc thiểu số sáng tạo ra. Nhưng, luật tục không thể thay thế luật pháp hiện hành để quản lý và điều hành xã hội. Sự kế thừa, vận dụng những giá trị của luật tục nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao tính thực tiễn, sự phù hợp với từng địa phương và tộc người để nâng cao hiệu quả của luật pháp, đưa luật pháp đến sát thực đời sống xã hội của các dân tộc thiểu số ở nước ta. Trên cơ sở vận dụng tri thức truyền thống của luật tục, chính sách, pháp luật của Nhà nước cần quan tâm đến việc bảo vệ hệ thống rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đất đai, nguồn nước phục vụ cho đời sống và sản xuất một cách bền vững đối với các dân tộc thiểu số ở các khu vực này. NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 30 Số 22(350) T11/2017 Với điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, việc tiếp tục sử dụng luật tục để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường ở cộng đồng các dân tộc miền núi là cần thiết, nhưng phải có chọn lọc và cách thức sử dụng phù hợp. Trước hết cần phải xác định phạm vi các quy định của luật tục có thể tiếp thu, kế thừa, duy trì và phải đáp ứng các yêu cầu: không trái với tinh thần của pháp luật. Chỉ nên áp dụng luật tục trong những trường hợp quy định tương ứng của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường (nếu có) chưa thể hoặc khó xâm nhập vào đời sống thực tế của cộng đồng các dân tộc ít người miền núi. Sự kết hợp này thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và phát huy hiệu quả cao trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường. Thứ ba, gắn công tác bảo tồn, khai thác luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường nhằm phát triển sự bền vững các vùng dân tộc thiểu số với công tác thực hiện và phát huy quyền làm chủ của đồng bào các dân tộc thiểu số. Luật tục là tài sản vô giá của các dân tộc thiểu số. Bởi vậy, để bảo tồn và khai thác được giá trị của luật tục phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, trước hết phải khơi dậy quyền được làm chủ của đồng bào dân tộc thiểu số với núi rừng, nguồn nước, nương rẫy. Quyền làm chủ đó sẽ được nhân lên khi chính quyền cấp cơ sở, các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra được những hoạt động phù hợp để thu hút họ trong khối đại đoàn kết. Một trong những mục đích cơ bản khi xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện và triển khai pháp luật đến các vùng dân tộc thiểu số là làm thay đổi nhận thức của cán bộ và đồng bào dân tộc đối với việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của luật tục nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì vậy, Nhà nước cần chú trọng, quan tâm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các bản, làng, khi xây dựng quy ước của buôn, bản, làng, cần kế thừa, tiếp thu di sản, tinh hoa của luật tục trước đây nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về các giá trị tích cực của luật tục; nhận biết được các nội dung lạc hậu, mê tín dị đoan trái pháp luật, xoá bỏ những nội dung luật tục không phù hợp và tự giác thực hiện pháp luật của Nhà nước. Quá trình tiếp thu, kế thừa và phát huy giá trị của luật tục là một quá trình lâu dài và phức tạp. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, cần phải xây dựng một cơ chế sử dụng và cải biến luật tục linh hoạt, có khả năng thích ứng cao trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Georges Condominas (1997), Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, Nxb. Văn hoá, Hà Nội. 2. Hà Huy Thành (chủ biên) (2001), Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1998), Luật tục M’nông, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn (1996), Luật tục Êđê (Tập quán pháp), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Ngô Đức Thịnh (2000), Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (1999), Luật tục Thái (Tập quán pháp), Nxb. Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 31Số 22(350) T11/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_huy_gia_tri_cua_luat_tuc_trong_bao_ve_tai_nguyen_thien.pdf
Tài liệu liên quan