Phát huy giá trị kè bờ sông Sài Gòn và kênh, rạch nội đô trong kết nối dịch vụ du lịch

3.3.2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thông thoáng để hỗ trợ doanh nghiệp, kêu gọi cộng đồng xã hội xã hội hóa (1) đầu tư nâng cấp và xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng (cầu tàu, bến bãi), vật chất kỹ thuật cho du lịch đường thủy kết nối đường bộ, tiếp cận điểm đến (2) xây dựng, đa dạng hoá các dịch vụ trên bờ, các loại hình hoạt động giải trí trên mặt nước, các công trình phục vụ công cộng. để dọc ven sông, kênh rạch cũng trở thành những điểm thu hút du lịch, ẩm thực với du khách. - Cần sớm xây dựng cơ chế về việc tổ chức cá nhân thuê đất trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động dịch vụ có thời hạn, nhằm đảm bảo các yêu cầu về nâng cấp, chỉnh trang mỹ quan như bến thủy nội địa, dịch vụ đô thị, nhà vệ sinh công cộng góp phần cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy giá trị kè bờ sông Sài Gòn và kênh, rạch nội đô trong kết nối dịch vụ du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Sở Du lịch TP.HCM PHÁT HUY GIÁ TRỊ KÈ BỜ SÔNG SÀI GÒN VÀ KÊNH, RẠCH NỘI ĐÔ TRONG KẾT NỐI DỊCH VỤ DU LỊCH Hệ thống sông, kênh, rạch và kè bờ sông, kênh, rạch luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Thành phố nói chung và phát triển du lịch đường thủy nói riêng. Với tiềm năng và lợi thế gắn liền với hệ thống đó, hoạt động du lịch đường thủy thời gian qua có những bước phát triển khởi sắc, đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ du lịch đi kèm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động khai thác kè bờ sông Sài Gòn và kênh, rạch nội đô gắn với kết nối dịch vụ du lịch vẫn còn không ít tồn tại, khó khăn cần được tháo gỡ. Trong phạm vị Hội thảo “Quy hoạch và phát triển bờ kè sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025”, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tham gia bài tham luận với nội dung (1) làm rõ vai trò của hệ thống sông, kênh, rạch và kè bờ sông, kênh, rạch đối với sự phát triển du lịch tại Thành phố, (2) thực tế hoạt động du lịch đường thủy trên thế giới, ở Việt Nam và đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ bức tranh đó, sẽ đưa ra (3) những nhận xét, đánh giá và đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền để phát triển mạnh mẽ du lịch đường thủy trong thời gian tới. 313 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 1. Vai trò hệ thống sông, kênh, rạch và kè bờ sông, kênh, rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với sự phát triển du lịch 1.1. Vai trò hệ thống sông, kênh, rạch đối với sự phát triển du lịch Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 2.953 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài 4.368.738m. Trong đó, có 849 các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng tiêu thoát nước với chiều dài 1.094.105m; 112 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy với chiều dài 975.500m; 1992 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng và sản xuất muối với chiều dài 2.299.133m1. Các tuyến sông, kênh, rạch bằng giao thông thủy có thể từ trung tâm thành phố kết nối với tất cả 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc và liên kết trực tiếp với tất cả các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực. Nhiều tuyến sông, kênh, rạch như kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, rạch Tân Hóa – Lò Gốm rất thuận lợi để phát triển vận tải đường thủy và du lịch sông nước. Đặc biệt, thành phố có 2 tuyến sông chính là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chảy qua tạo nên mạng lưới sông nhỏ, kênh, rạch chằng chịt. Lợi thế này không những mang lại cho thành phố hệ sinh thái đa dạng, mà còn góp phần quan trọng kết nối giao thông với các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long như Thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang – An Giang – Phnom Pênh – Siêm Riệp, tuyến du lịch đường sông liên tỉnh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đồng Nai, Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương), Hệ thống sông, kênh, rạch nhiều đã tạo nên hệ thống cảng, bến thủy nội địa cũng rất phong phú, hiện thành phố có khoảng 320 cảng, có 4 cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước Ngoài ra, còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông đường thủy. Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, hiện chiếm khoảng 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển trong cả nước. Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32ha, tổng chiều dài cầu cảng 528m, có thể cho tàu có trọng tải từ 1.500 đến 20.000 tấn cập bến. Các con sông ở thành phố cũng cho phép nhiều tàu, thuyền có trọng tải lớn qua lại thuận lợi, đây là một lợi thế rất lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Tiềm năng này nếu được quy hoạch và đầu tư hợp lý sẽ góp phần giảm tải tình trạng quá tải của giao thông đường bộ hiện nay. Đồng thời, cũng đem lại lợi nhuận về kinh tế rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy cũng như phát triển du lịch đường thủy. Thực tiễn cho thấy, từ khu vực trung tâm thành phố, các tuyến du lịch bằng đường sông có thể tỏa đi đủ các hướng với cảnh quan sông nước phong phú nhưng đậm dấu ấn của Sài Gòn. Chạy dọc tuyến, ta có thể thưởng ngoạn các điểm nổi tiếng của thành phố như bến Bạch Đằng, bến Nhà Rồng, cầu Móng, cầu Chữ Y, bến Bình Đông và ngắm cảnh trên sông từng là nơi giao thương “trên bến dưới thuyền” của một Sài Gòn xưa. Hay tuyến Bạch Đằng – Quận 9 – Đồng Nai, ta có thể tìm hiểu chùa chiền, cuộc sống làng quê còn đậm nét. Đồng thời, ta còn có thể đi qua các cù lao của Đồng Nai như Cù Lao Phố, Cù Lao Ba Xê của một thời giàu có, sầm uất. Những vùng ngoại thành, hệ thống sông ngòi còn tạo ra các vùng đất ngập trù phú, hệ sinh thái đa dạng, tất cả tạo nên bức tranh sinh động sẽ là điểm lý tưởng để thu hút khách du lịch. 1 Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 314 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Những con sông, kênh, rạch, không gian cảnh quan và đời sống dân cư khu vực ven bờ luôn là đề tài hấp dẫn tại bất cứ một thành phố hay một quốc gia nào. Thành phố Hồ Chí Minh nếu so với các nước có các dòng sông chảy qua, thì Thành phố ngoài có được dòng sông Sài Gòn vừa đẹp vừa có khả năng tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách của thành phố thì còn có một điều rất khác biệt mà các thành phố khác không có được, đó chính là có Cảng Sài Gòn. Cảng Sài Gòn dành cho tàu viễn dương du lịch đậu ngay Bến Nhà Rồng, một di tích lịch sử nổi tiếng, tạo nét riêng, vừa mang tính lịch sử vừa mang tính hiện đại. Đoạn cuối sông Sài Gòn với rừng ngập mặn Cần Giờ, khu sinh quyển thế giới, là lá phổi của thành phố, là nơi có những di tích lịch sử và khu du lịch nổi tiếng. 1.2. Vai trò hệ thống kè bờ sông, kênh, rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình biến đổi khí hậu. Với đặc thù kiến tạo tự nhiên có nền địa hình thấp, độ dốc địa hình theo trục Bắc - Nam; hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều nên thường xuyên bị ngập nước do tác dụng của thủy triều và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác ảnh hưởng lớn tới hoạt động sinh hoạt sản xuất của địa phương đặc biệt tại các khu vực dọc theo tuyến sông Sài Gòn. Thời gian qua, Thành phố đã triển khai nhiều dự án xây dựng dọc theo hai bờ sông Sài Gòn nhằm hạn chế sạt lở, chống ngập Các dự án được đều đã phát huy được hiệu quả góp phần khống chế các điểm sạt lở, hạn chế ngập do triều. Song, nhiều đoạn dọc theo sông Sài Gòn chưa được triển khai nghiên cứu các giải pháp chống sạt lở kết hợp mục tiêu chỉnh trang đô thị, hạn chế tình trạng xây dựng lấn chiếm hành lang sông hoặc một số dự án đã triển khai nhưng giải pháp mới đáp ứng mục tiêu gia cố chống ngập. Vì vậy, nếu xây dựng, quy hoạch được một hệ thống kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố hoàn chỉnh, đồng bộ kết hợp thống nhất về tổ chức và không gian cảnh quan trên toàn bộ tuyến sẽ giúp mang lại rất nhiều giá trị tích cực như: - Chống sạt lở bờ sông, bảo vệ các công trình kiến trúc, văn hóa, cơ sở hạ tầng xây dựng ven sông, đảm bảo cuộc sống của nhân dân sống hai bên bờ sông và cũng là đảm bảo giữ gìn tài nguyên du lịch. - Góp phần tạo thế chủ động trong việc ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, ổn định mặt thoáng cho đô thị, tránh ngập lụt do nước sông dâng cao...; - Nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả kinh tế của giao thông thủy, phát huy năng lực của hoạt động du lịch kết hợp vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy, quy hoạch xắp xếp bố trí luồng tuyến, đầu bến đảm bảo tính kết nối liên hoàn đường bộ - đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khai thác liên hoàn giữa các tỉnh thành trong khu vực sông Sài Gòn; - Giải quyết từng bước vấn đề môi sinh, môi trường, an toàn giao thông thủy, góp phần hình thành các điểm vui chơi giải trí dọc tuyến kè, nâng cao đời sống văn hóa cho dân cư sinh sống trong khu vực. Từng bước cải thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường đô thị theo hướng bền vững, hài hòa. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ nói riêng của thành phố. 2. Thực tế hoạt động du lịch đường thủy trên thế giới và Việt Nam 2.1. Mô hình du lịch đường sông một số nước trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới, du lịch đường sông được xem là loại hình tương đối phổ biến. Ở các quốc gia Châu Âu nổi tiếng với những công trình kiến trúc đặc sắc và những con sông đã 315 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 đi vào huyền thoại trải dài qua các thành phố như Paris, London, Venice, Amsterdam khai thác hiệu quả giữa các công trình kiến trúc đặc sắc kết hợp với cảnh quan không gian hiện đại dọc hai bên bờ sông cũng như pha trộn nét đặc sắc, sự tinh tế của những cây cầu mang giá trị lịch sử đó chính là một bức tranh hài hòa hấp dẫn du khách tham gia trải nghiệm và thưởng thức. Ở Châu Á có rất nơi phát triển du lịch đường sông rất mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, với hệ thống cầu bến, cảnh quan rất hấp dẫn khách nước ngoài khám phá. Ở Singapore, du khách có thể thăm thú hết hầu hết các cảnh đẹp, các công trình kiến trúc hai bên bờ sông, tận hưởng nét duyên dáng mộc mạc của những chiếc thuyền bumboat Singapore - một cách mang tính biểu tượng để dạo trên con sông Singapore dành cho khách du lịch và người dân địa phương. Lên thuyền ở Clarke Quay, lắng nghe những thuyết minh thú vị về tất cả những điểm tham quan trên thuyền và bạn có thể xuống thuyền tại bất kỳ các bến tàu nào như Clarke Quay, Read Bridge, Boat Quay, Fullerton, Công Viên Merlion, Bayfront South, Nhà Hát Esplanade để tiếp tục hành trình đi bộ, hoặc ở lại trên thuyền tận hưởng toàn bộ chuyến đi ngắm Singapore từ một góc nhìn khác. Ở Thái Lan, một quốc gia có những điều kiện và nét tương đồng với Việt Nam trong khai thác hoạt động du lịch. Thái Lan đã khai thác những giá trị truyền thống vào hoạt động du lịch, xây dựng nên hệ thống chợ nổi trên sông chủ yếu phục vụ khách du lịch. Họ kết hợp những cây cầu gỗ nhân tạo cùng cùng với cảnh quan bắt mắt, các sản phẩm hàng hóa khá đa dạng về chủng loại, hình thức và màu sắc được buôn bán dọc hai bên tạo cho du khách có cảm giác thích thú và thỏa mãn nhu cầu mua sắm. Tại Việt Nam, với điều kiện địa hình sông ngòi dày đặc thì du lịch sông nước là loại hình không thể thiếu trong sản phẩm du lịch Việt từ khắp các vùng miền Bắc Trung Nam. Trong đó, phải kể đến du lịch đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Thực trạng hoạt động du lịch đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Du lịch đường sông Xét về loại hình, phương tiện, trên địa bàn Thành phố đã hình thành các loại hình dịch vụ du lịch đường thủy như: (1) Dịch vụ tham quan, du ngoạn, giải trí về đêm có kết hợp ăn uống trên các du thuyền trên sông; (2) Dịch vụ thuyền tham quan nội đô; (3) Dịch vụ tham quan trên các tuyến Sài Gòn – Củ Chi; Sài Gòn – Cần Giờ; (4) Dịch vụ cho thuê thuyền kayak tự chèo; (5) Dịch vụ thuyền tham quan, du ngoạn kết nối từ thành phố đến các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An; (6) Dịch vụ thuyền du ngoạn lưu trú trên sông kết nối đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; (7) Dịch vụ du lịch tàu biển đến từ các nước trên thế giới Cùng với khoảng 29 doanh nghiệp đang kinh doanh, khai thác vận chuyển và phục vụ du lịch đường thủy; 84 phương tiện vận tải khách du lịch gồm: 06 tàu nhà hàng, 72 tàu/ca nô du lịch và 06 tàu chở khách cao tốc, 04 tàu buýt thủy. Với hệ thống sản phẩm trên, lượng khách du lịch đường thủy có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ tính riêng trong năm 2018, số lượng khách du lịch đường thủy đạt hơn 857.000 lượt khách, tăng 66,38% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 91% so với chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2017 - 2018 theo Kế hoạch 3546/KH-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố. 316 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Xét các sản phẩm du lịch đường sông cụ thể có thể được phân thành ba loại: (1) sản phẩm du lịch tầm ngắn (<10km), (2) sản phẩm du lịch tầm trung (từ 10-60km), (3) Sản phẩm du lịch tầm xa (> 60km). Thứ nhất, các sản phẩm du lịch tầm ngắn (<10km) gồm: (1) Tuyến du lịch Bình Quới (hướng tuyến từ Bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - kênh Thanh Đa - sông Sài Gòn - bến Khu du lịch Bình Quới); (2) Tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc - Thị Nghè (hướng tuyến từ bến Thị Nghè trở về phía thượng lưu đến bến chùa Candaransi trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè); (3) Tuyến du lịch đi Quận 7 (hướng tuyến từ Bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - kênh Tẻ - rạch Ông Lớn - rạch Đỉa); (4) Tuyến du lịch đi Quận 5, 6, 7, 8 (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - rạch Bến Nghé - kênh Tàu Hủ đến khu vực bến Lò Gốm). Tuy nhiên, đối với tuyến du lịch Bình Quới hiện nay quá trình nâng cấp bến vẫn chưa được thực hiện, chưa kết hợp được khu dịch vụ hỗ trợ trên bờ. Một phần chiều dài bờ sông tiếp giáp khu vực Bình Quới - Thanh Đa, là khu vực đang kêu gọi đầu tư dự án khu đô thị du lịch sinh thái, hiện trạng là khu vực đất nông nghiệp xen cài với khu dân cư mật độ thấp. Tuyến Nhiêu Lộc – Thị Nghè lại chưa có hệ thống chiếu sáng hai bên bờ kênh, chất lượng vệ sinh môi trường nước chưa đảm bảo, vấn đề về an ninh trật tự đã gây ảnh hưởng và giảm đi sự hấp dẫn của các chương trình tham quan. Tuyến du lịch Quận 7 thì trên tuyến còn cầu Rạch Đỉa là cầu yếu, độ tĩnh không cầu thấp (2,0m) nên các phương tiện lưu thông rất hạn chế, ít doanh nghiệp lữ hành khai thác. Tuyến du lịch đi Quận 5, 6, 7, 8 thì hiện công trình thi công Cống kiểm soát triều Bến Nghé chưa hoàn thành nên thời gian đưa vào khai thác tuyến buýt đường thủy số 2 sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến việc lưu thông trên tuyến. Thứ hai, các sản phẩm du lịch tầm trung (từ 10-60 km) gồm: (1) Tuyến du lịch đi Củ Chi (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - kênh Thanh Đa - sông Sài Gòn - các bến Hải Thanh (cá Koi), bến Đình, bến Dược thuộc Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi); (2) Tuyến du lịch đi Cần Giờ (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - sông Nhà Bè - sông Lòng Tàu - sông Dinh Bà - sông Lò Rèn - sông Vàm Sát - sông Soài Rạp); (3) Tuyến du lịch đi Quận 9 (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - rạch Chiếc - rạch Trau Trảu - rạch ông Nhiêu - sông Tắc - sông Đồng Nai đến khu vực bến Làng Nghệ Sĩ, Bảo tàng Áo dài (Quận 2), bến Hội Sơn (Quận 9). Trong đó, tuyến du lịch đi Củ Chi đã được các doanh nghiệp chủ yếu khai thác như Saigontourist; Les River; Sài Gòn River Tour; Kim Travel; Sông Xanh; Địa Trung Hải với số lượng khách trung bình từ 3.000 - 4.000 khách/tháng. Tuyến du lịch đi Cần Giờ cũng được một số doanh nghiệp khai thác như Công ty du lịch Phú Thọ, Les River; Saigon River Tour. Từ tháng 2 năm 2018, tuyến vận tải cao tốc từ bến Bạch Đằng đi bến Tắc Suất, huyện Cần Giờ và bến khu du lịch Hồ Mây, thành phố Vũng Tàu được đưa vào hoạt động đã thu hút số khách du lịch đến Cần Giờ ngày càng tăng, năm 2018, tổng số hành khách phục vụ trên toàn tuyến là hơn 165.000 lượt khách. 317 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Tuy nhiên, đối với tuyến đi Củ Chi thì trong năm từ tháng 3 – 5, có hiện tượng lục bình dày đặc, trôi nổi làm ảnh hưởng đến lộ trình di chuyển, thời gian khai thác các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn. Các trạm dừng chân cho du khách trên tuyến còn ít, một số điểm có thể làm điểm dừng chân nhưng hệ thống cầu tàu đã xuống cấp (Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ) hoặc chưa có (Làng trái cây Trung An) ... Độ tĩnh không cầu Bình Lợi thấp nên các chương trình tour đều phụ thuộc vào thủy triều. Đối với tuyến du lịch đi Cần Giờ vẫn còn một số vấn đề khó khăn, vướng mắc đề xuất các Sở, ngành giải quyết như: hướng dẫn thủ tục đăng kiểm đối với các nhà bè, nhà nổi, nhà hàng nổi trên sông phục vụ công tác phát triển du lịch đường sông; hướng dẫn thủ tục cấp phép hoạt động nuôi trồng thủy hải sản trên sông kết hợp phục vụ du lịch; tăng cường duy tu, nâng cấp các tuyến đường chính trên địa bàn Chưa có các trạm dừng chân, trạm tiếp nhiên liệu cho du khách trên tuyến. Các hoạt động, dịch vụ bổ trợ, các điểm mua sắm còn đơn điệu. Đối với tuyến du lịch đi Quận 9 thì hiện nay luồng tuyến theo lộ trình sông Sài Gòn - sông Đồng Nai tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên đây là tuyến đi theo luồng hàng hải, do vậy sóng lớn, hành trình kéo dài. Bên cạnh đó, các điểm đến dọc tuyến ít được đầu tư dẫn đến sức hấp dẫn của các chương trình chưa cao. Thứ ba, các sản phẩm du lịch tầm xa (>60 km): Tuyến này đi các tỉnh gồm ba hướng tuyến chính: đi Bình Dương, Đồng Nai (qua tuyến sông Sài Gòn), đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ (qua tuyến kênh Tẻ, kênh Đôi, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ) và kết nối liên tuyến quốc tế đến Campuchia. Các bến khu vực trung tâm Thành phố (Bạch Đằng, Cầu Móng, Tân Cảng,) cơ bản đã hoàn chỉnh, khai thác tốt cho các phương tiện thủy đi các tỉnh. 2.2.2. Du lịch đường biển Thị trường du lịch tàu biển đến Việt Nam thường tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau (dịp mùa đông). Trong đó, điểm đến Phú Mỹ - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60% điểm đến trong chương trình tour đến Việt Nam, thời gian tàu lưu trú trên đất liền từ 8 - 12 tiếng. Đa số khách du lịch quốc tế đến bằng đường tàu biển thường chọn các chương trình tham quan Thành phố (city tour) và đến vùng Mekong (TP.HCM – Mỹ Tho). Tuy nhiên, vấn đề trở lớn nhất đối với du lịch đường biển hiện nay có lẽ là cảng biển. Thành phố Hồ Chí Minh thật sự vẫn chưa có 01 bến cảng phù hợp, tầm cỡ phục vụ tàu khách du lịch quốc tế lớn, chưa có nhiều dịch vụ bổ trợ gần khu vực các bến tàu nhằm thu hút tham quan, mua sắm để tăng chi tiêu của khách du lịch quốc tế. Các bến cảng tiếp nhận tàu khách hiện nay ngoài Cảng Sài Gòn, các cảng còn lại hầu hết là cảng hàng hóa. Trong đó, Cảng Sài Gòn có vị trí địa lý thuận lợi cho việc tiếp cận của các tàu, thuyền, lại nằm liền kề với Bảo tàng Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành thương hiệu gắn liền với điểm đến của Thành phố. Mặt khác, khoảng cách từ Cảng Sài Gòn vào trung tâm Thành phố tương đối ngắn, tạo thuận lợi cho du khách lựa chọn chương trình tham quan và mua sắm tại Thành phố. Tuy nhiên, từ năm 2009, khi cầu Phú Mỹ bắc qua sông Sài Gòn hoàn thành, chỉ những tàu nhỏ có sức chứa dưới 1000 khách và thuyền viên mới có thể vào khu vực trung tâm. Trong khi đó, số lượng khách du lịch đi bằng đường biển ngày càng tăng và tâm lý khách càng ngày càng thích những tàu lớn2. Bên cạnh đó, những năm gần đây, nhiều cảng do 2 Nhiều chuyên gia dự kiến kích cỡ tàu biển trong thời gian tới: dài 361m, trọng tải 260.000 GRT, chiều cao trên 50m 318 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 tập trung chủ yếu là kinh doanh đón tàu container nên gần như không còn chỗ cho tàu du lịch, bởi một thực tế là chi phí cho 01 khách du lịch quốc tế cập cảng là 1 USD/khách, thời gian neo đậu tại cảng ít nhất là nữa ngày (10 -12 tiếng), trong khi chi phí cho 01 tàu hàng cập cảng cao hơn rất nhiều so với tàu khách (trung bình 200.000 USD/tàu hàng), thời gian neo đậu tại cảng lại ngắn hơn. Từ năm 2018, vấn đề đặt ra là khu vực Cảng Sài Gòn sẽ phải di dời sang Cảng Hiệp Phước, trong khi dự án Cảng quốc tế Mũi Đèn Đỏ, Quận 7 vẫn chưa hoàn thành. Nếu các tàu biển, tàu viễn dương không được tiếp tục cập Cảng Sài Gòn sẽ là một tổn thất lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh khi các tàu này cập vào Cảng Thị Vải - Vũng Tàu. 3. Nhận xét, đánh giá và đề xuất kiến nghị 3.1. Về thuận lợi Có thể thấy loại hình du lịch đường thủy là một loại hình du lịch có tiềm năng phát triển lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian qua, du lịch đường thủy đã được sự quan tâm rất lớn của Thành ủy, Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện, được sự tham gia tích cực của sở, ngành, quận, huyện, sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân Thành phố. Thành phố có nhiều tuyến đường thủy nằm ngay trung tâm, rất thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách, khách du lịch đường thủy (sông Sài Gòn, Kênh Tẻ, Kênh Đôi, kênh Tàu Hủ, sông Vàm Thuật, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè,). Các tàu khách quốc tế với lượng khách du lịch lớn có thể vào ngay trung tâm thành phố tại khu vực cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, bến Bạch Đằng mà không cần phải trung chuyển, giúp tăng thêm thời gian cho khách lưu trú tại thành phố. Đồng thời góp phần giảm tải rất lớn cho vận tải hành khách bằng đường bộ do không phải sử dụng xe trung chuyển vào trung tâm thành phố. Địa bàn thành phố có nhiều điểm đến để khách du lịch đường sông có thể tiếp cận tham quan một cách thuận tiện như: khu trung tâm thành phố (Bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành, Dinh Thống Nhất,); khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi; các khu du lịch thuộc địa bàn huyện Cần Giờ; các đình, chùa khu vực quận 2, 8, 9, Thủ Đức, Gò Vấp Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có năng lực tài chính, mong muốn phát triển du lịch sông nước, do đó rất thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư phát triển vận tải hành khách và du lịch đường thủy. 3.2. Hạn chế, thách thức: Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch đường thủy trên thực tế còn tồn tại một số vấn đề như: * Về cơ chế quản lý: - Thủ tục xây dựng bờ kè vẫn còn phức tạp, nhiều thủ tục khi cùng một nội dung nhưng phải thực hiện 02 bộ thủ tục hành chính liên quan đến vị trí, quy mô công trình và việc cấp phép xây dựng kè3. 3 Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2017 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 319 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 - Chưa có cơ chế về việc cho các tổ chức, cá nhân thuê đất trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động dịch vụ có thời hạn để tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố. - Chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể để kêu gọi, vận động hoặc hỗ trợ về giá (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ và yên tâm khai thác, phát triển lâu dài các sản phẩm du lịch đường sông trên địa bàn thành phố. * Về quy hoạch: - Các thách thức về môi trường và tác động của biến đổi khí hậu: Thành phố đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, sụt lún đất kết hợp với tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, mưa thất thường, xâm nhập mặn khiến cho các vấn đề đô thị như ngập úng, ô nhiễm môi trường càng diễn biến phức tạp. Do đó, việc khai thác không gian dọc sông Sài Gòn cũng bị ảnh hưởng. - Tính định hướng, kết nối và khai thác cảnh quan không gian 02 bên bờ sông chưa được quan tâm đúng mức, chưa đặt dòng sông là trung tâm trong nghiên cứu phương án tổ chức không gian cảnh quan 02 bên bờ và chưa gắn kết với các nhu cầu trong phát triển du lịch. - Quy hoạch khu cảng chưa tách rời các khu dân cư, chưa có các tuyến đường chuyên dùng; do đó kết nối giao thông đường bộ vào các cảng còn khó khăn, tăng chi phí vận tải. Khai thác vận tải đường thủy đến các cảng vẫn còn hạn chế. - Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời các cơ sở, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ cũng còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tỷ lệ thực hiện quy hoạch và triển khai các dự án dọc 02 bên bờ sông. * Về cơ sở hạ tầng: - Hệ thống cảng, bến thủy nội địa chủ yếu là quy mô nhỏ, còn manh mún, chưa phát triển đúng với tiềm năng, chưa có quy hoạch mang tính bền vững, nên nhà đầu tư chưa yên tâm trong việc đầu tư hạ tầng cảng, bến thủy nội địa. - Hệ thống cầu tàu bến bãi phục vụ du lịch đường thủy vẫn còn rất hạn chế4. Các bến thủy do Thành phố đầu tư (bến Bình Hòa, bến Bình Khánh, bến Trạm phân khu 1, Trạm phân khu 2, bến Bình Đông, bến Lò Gốm...) xét về yếu tố kỹ thuật đảm bảo an toàn cho du khách, tuy nhiên, xét về tính thẩm mỹ thì vẫn còn chưa hài hòa với cảnh quan xung quanh và còn thiếu khu vực vệ sinh dành cho khách du lịch; khu vực neo đậu cho phương tiện thủy vẫn chưa được xác định, điều này ngăn cản nhiều loại hình phương tiện vận tải phát triển tại thành phố. - Chưa phát triển đồng bộ hệ thống bến sà lan, hệ thống cảng cạn kết hợp thực hiện dịch vụ logistics phục vụ hoạt động của cảng biển. 4 Hiện nay, trên địa bàn thành phố chỉ có 21 bến thủy nội địa phục vụ du lịch đường thủy trong tổng số 74 bến thủy nội địa phục vụ đưa - rước hành khách, trong đó 11 bến được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, nằm ngay các điểm, khu du lịch thuộc địa bàn các quận - huyện, bao gồm: quận 6 (01 bến), quận 8 (02 bến), quận 9 (01 bến), quận Bình Thạnh (01 bến), huyện Nhà Bè (01 bến) và huyện Cần Giờ 05 bến). 320 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 - Mặc dù mật độ các tuyến giao thông đường thủy cao, tuy nhiên sự phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu tại các quận, huyện, vùng ven. Còn khu vực trung tâm có nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách cao lại ít các tuyến đường thủy kết nối. - Về môi trường: Tình trạng ô nhiễm môi trường do các phương tiện, công trình, dân sinh xả thải, xả rác trực tiếp ra sông, kênh, rạch (đặc biệt trên các tuyến kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé), lục bình trôi (sông Sài Gòn), gây khó khăn cho các phương tiện thủy lưu thông và mất mỹ quan đô thị. 3.3. Đề xuất, kiến nghị Từ những tiềm năng, lợi thế và kết quả đạt được cũng những tồn tại, hạn chế trong phát triển du lịch gắn khai thác giá trị kè bờ sông Sài Gòn và kênh, rạch nội đô trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch đề xuất một số kiến nghị cụ thể như sau: 3.3.1. Hoàn thiện việc quy hoạch, thiết kế đô thị và tổ chức quản lý, khai thác cảnh quan sông nước, hệ thống bờ kè dọc sông Sài Gòn và kênh rạch nội đô nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về tổ chức và quản lý không gian cảnh quan trên toàn bộ tuyến sông, trong đó chú trọng các vấn đề như: - Dọc theo phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ sông, quy hoạch hợp lý các khu cảnh quan, cây xanh, các loại hình phục vụ cộng đồng, các bến thủy đồng thời cũng là nơi hội tụ cộng đồng, tôn tạo văn hóa “trên bến dưới thuyền”, tạo ra giá trị gia tăng, góp phần cải tạo và xây dựng diện mạo mới cho bộ mặt cảnh quan đô thị. - Quy hoạch gắn với việc liên kết các loại hình di sản kiến trúc thuộc địa ven các sông ngòi (hệ thống các di tích xưởng tàu, cảng – bến tàu; các dãy nhà phố, nhà kho ven sông; các cây cầu thời thuộc địa; hệ thống phòng thủ đường sông...). Trong đó việc nghiên cứu tái sử dụng hay thay đổi công năng của các di tích kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ là một trong các yếu tố du lịch tiềm năng mà các nước khác, điển hình như Singapore đã thành công. Nhiều khu phố cổ, nhà kho – xưởng, bến cảng tàu ven sông của Singapore hiện nay được trùng tu sửa chữa và đưa vào khai thác kết hợp các hoạt động thương mại dịch vụ đã tạo ra các bến du lịch thu hút người dân và du khách (Clarke Quay sôi động và náo nhiệt với nhiều dịch vụ giải trí, ăn uống, mua sắm, nghe nhạc) - Xét tổng thể về quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng bến, khu vực Sài Gòn – Khánh Hội hội đủ các yếu tố thuận lợi trong việc khai thác du lịch đường thủy đường thủy và quốc tế. Đồng thời qua khảo sát, nghiên cứu các đô thị có dịch vụ du lịch đường thủy phát triển thì các bến cảng phục vụ tiếp nhận các tàu nội địa và quốc tế đều nằm ở trung tâm thành phố (như tại thủ đô của Singapore, thủ đô Amsterdam của Hà Lan, thủ đô Hensinki của Phần Lan). Do đó, cần tiếp tục quy hoạch để khai thác 1800m cầu cảng Sài Gòn – Khánh Hội để tạo thêm sự hấp dẫn của khu đô thị gắn với sông Sài Gòn. 3.3.2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thông thoáng để hỗ trợ doanh nghiệp, kêu gọi cộng đồng xã hội xã hội hóa (1) đầu tư nâng cấp và xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng (cầu tàu, bến bãi), vật chất kỹ thuật cho du lịch đường thủy kết nối đường bộ, tiếp cận điểm đến (2) xây dựng, đa dạng hoá các dịch vụ trên bờ, các loại hình hoạt động giải trí trên mặt nước, các công trình phục vụ công cộng... để dọc ven sông, kênh rạch cũng trở thành những điểm thu hút du lịch, ẩm thực với du khách. - Cần sớm xây dựng cơ chế về việc tổ chức cá nhân thuê đất trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động dịch vụ có thời hạn, nhằm đảm 321 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 bảo các yêu cầu về nâng cấp, chỉnh trang mỹ quan như bến thủy nội địa, dịch vụ đô thị, nhà vệ sinh công cộng góp phần cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố. - Xây dựng cơ chế, phương án quản lý hoạt động của các bến thủy nội địa do Nhà nước đầu tư và được thành phố giao lại cho đơn vị, doanh nghiệp quản lý khai thác, nhằm tạo điều kiện, khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp phát triển hoạt động, tham gia đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật bến thủy phục vụ du lịch đường thủy. - Thống nhất quy trình, thủ tục xây dựng bờ kè về một đầu mối thực hiện, sau khi tiếp nhận sẽ chủ động liên hệ, chuyển cho các Sở ngành, đơn vị liên quan phối hợp giải quyết trong quá trình thụ lý hồ sơ. 3.3.3. Tăng cường công tác giải phóng mặt bằng, giải tỏa khu dân cư lấn chiếm sông ngòi, kênh rạch. 3.3.4. Khai thông, nạo vét, cải thiện, nâng cao chất lượng, môi trường nước trên các tuyến đường thủy, nhất là tuyến nội đô kênh Nhiêu Lộc, kênh Tàu Hủ, rạch Bến Nghé, rạch Lò Gốm, tạo thuận lợi cho các phương tiện du lịch thủy lưu thông trên thượng lưu sông Sài Gòn. Tóm lại, du lịch chịu tác động và ảnh hưởng tổng hòa của rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực bởi tính chất “liên ngành, liên vùng”, “ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp”. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, khi những vấn đề kiến nghị nêu trên được quan tâm giải quyết, du lịch đường sông nói riêng và du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói chung sẽ ngày càng phát triển và thực sự trở thành một ngành “kinh tế mũi nhọn”./. 322

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_huy_gia_tri_ke_bo_song_sai_gon_va_kenh_rach_noi_do_tron.pdf