Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự thay đổi nhu cầu thực phẩm và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của con người. Ở Việt Nam việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm thủy sản từ nghề đánh bắt hải sản ngày càng hạn chế do khai thác quá mức trữ lượng nguồn lợi cho phép. Để bù đắp vào sự thiếu hụt đó thì nuôi trồng thủy sản phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái đồng thời giải quyết nhiều vấn đề cho xã hội như công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự di cư từ nông thôn sang thành thị và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người. Cùng với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời trong phát triển thủy sản song nghề nuôi trồng thủy sản mới chỉ phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu thủy sản Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đang xây dựng những hướng đi mới trong nhiều lĩnh vực nhất là trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa cả về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt trong đó có sự phát triển mạnh của ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng đất và mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng góp khá lớn vào tiêu dùng nội địa và chiếm tỷ trọng lớn trong kim nghạch xuất khẩu Nhìn chung trong thời gian gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng gia tăng về diện tích, sản lượng và giá trị. Loại hình mặt nước trong nuôi trồng thủy sản càng ngày càng đa dạng như nuôi thâm canh ao hồ nhỏ, ruộng lúa thùng đấu và hồ chứa, sông ngòi. Đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên phương thức hiện nay chủ yếu là quảng canh cải tiến và một phần nhỏ nuôi bán thâm canh .Các vùng nuôi tập trung bán thâm canh và thâm canh còn ít quy mô nhỏ và manh mún chưa hình thành các khu nuôi tập trung với quy mô lớn cho sản lượng cao. Đầu tư chưa tương xứng chưa đồng bộ cho nên việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thủy sản chưa mạnh. Đối tượng nuôi cá truyền thống vẫn là chủ đạo và một số đối tượng có giá trị kinh tế mới nuôi ở quy mô nhỏ, tự phát chưa trở thành hàng hóa xuất khẩu Trong những năm tới nhu cầu phát triển và mở rộng diện tích nuôi sẽ ngày một nhiều, do đó đòi hỏi phải có một kế hoạch phát triển lâu dài và mang tính bền vững. Do vậy em chọn đề tài “ Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh” làm chuyên đề tốt nghiệp Mục đích chính của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh để tìm ra vấn đề cần giải quyết và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh Trong đó phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm ở 3 loại : các loài thủy sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ Đề tài gồm 3 chương chính : Chương I : Sự cần thiết phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Chương II : Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh Chương III : Phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh

doc83 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự thay đổi nhu cầu thực phẩm và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của con người. Ở Việt Nam việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm thủy sản từ nghề đánh bắt hải sản ngày càng hạn chế do khai thác quá mức trữ lượng nguồn lợi cho phép. Để bù đắp vào sự thiếu hụt đó thì nuôi trồng thủy sản phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái đồng thời giải quyết nhiều vấn đề cho xã hội như công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự di cư từ nông thôn sang thành thị và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người. Cùng với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời trong phát triển thủy sản song nghề nuôi trồng thủy sản mới chỉ phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu thủy sản Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đang xây dựng những hướng đi mới trong nhiều lĩnh vực nhất là trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa cả về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt trong đó có sự phát triển mạnh của ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng đất và mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng góp khá lớn vào tiêu dùng nội địa và chiếm tỷ trọng lớn trong kim nghạch xuất khẩu Nhìn chung trong thời gian gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng gia tăng về diện tích, sản lượng và giá trị. Loại hình mặt nước trong nuôi trồng thủy sản càng ngày càng đa dạng như nuôi thâm canh ao hồ nhỏ, ruộng lúa thùng đấu và hồ chứa, sông ngòi. Đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên phương thức hiện nay chủ yếu là quảng canh cải tiến và một phần nhỏ nuôi bán thâm canh .Các vùng nuôi tập trung bán thâm canh và thâm canh còn ít quy mô nhỏ và manh mún chưa hình thành các khu nuôi tập trung với quy mô lớn cho sản lượng cao. Đầu tư chưa tương xứng chưa đồng bộ cho nên việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thủy sản chưa mạnh. Đối tượng nuôi cá truyền thống vẫn là chủ đạo và một số đối tượng có giá trị kinh tế mới nuôi ở quy mô nhỏ, tự phát chưa trở thành hàng hóa xuất khẩu Trong những năm tới nhu cầu phát triển và mở rộng diện tích nuôi sẽ ngày một nhiều, do đó đòi hỏi phải có một kế hoạch phát triển lâu dài và mang tính bền vững. Do vậy em chọn đề tài “ Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh” làm chuyên đề tốt nghiệp Mục đích chính của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh để tìm ra vấn đề cần giải quyết và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh Trong đó phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm ở 3 loại : các loài thủy sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ Đề tài gồm 3 chương chính : Chương I : Sự cần thiết phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Chương II : Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh Chương III : Phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh Để hoàn thiện khóa luận này em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh các chị của Sở Kế hoạch& Đầu Tư Hà Tĩnh đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Bùi Đức Tuân Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I . Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế 1. Khái niệm về ngành thủy sản Hoạt động của ngành thủy sản luôn gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của văn hóa, lịch sử con người Việt Nam với những hoạt động trên bến dưới thuyền, quăng chài thả cá,... hoạt động thủy sản ở Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình không chỉ trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của con người mà còn đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Ngành thủy sản được coi là ngành sản xuất vật chất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người Theo điều 2 của Luật thủy sản đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua ‘Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác nuôi trồng vận chuyển chế biến bảo quản chế biến mua bán xuất khẩu nhập khẩu thủy sản dịch vụ trong hoạt động thủy sản’( trích Luật thủy sản nước CHXHCN Việt Nam ) 2. Vị trí và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 2.1 Vị trí của ngành thủy sản Ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân. Ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế. Là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp. Vì vai trò ngày càng quan trọng của ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối của thập kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để không những phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Kể từ năm 2002, nuôi thuỷ sản đã chuyển mạnh từ  phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Nhiều mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp đã được áp dụng, các vùng nuôi tôm lớn mang tính chất sản xuất hàng hoá lớn được hình thành, sản phẩm thủy sản đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ hải sản. Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thuỷ sản. Ngành thuỷ sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm và năm 2007 đạt gần 3,8 tỷ USD tăng 12% so với năm 2006, đưa chế biến thuỷ sản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và dành vị trí trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới. 2.2 Vai trò của ngành thủy sản 2.2.1 Ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2007, đã sử dụng 1,05 triệu ha để nuôi trồng thuỷ sản tăng khoảng 10.000 ha so với cuối năm ngoái . Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản… Hoạt động nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao, nuôi đặc sản được mở rộng. Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 3,4% (năm 2000) lên 3,93% vào năm 2003 và năm 2008 là 5.44 % Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá. 2.2.2 Ngành thủy sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ, năm 2008 trên 150 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 100 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới 2.2. 3 Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2002 đến năm 2008, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông. 2.2.4 Góp phần tạo việc làm ,tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính. Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2005, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ  phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản.  Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa. 2.2.5 Tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của đất nước,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển  để mở rộng đất đai canh tác là  định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước. Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách. Chính phủ đã đưa ra nghị quyết 09 NQ/CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và đó cũng là yếu tố giúp cho quá trình chuyển đổi diện tích nuôi trồng thuỷ sản càng diễn ra nhanh, mạnh và rộng khắp hơn. Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2007 đạt 95.400 ha. Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Tính đến nay, tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá - lúa là 446.151 ha. 3. Đặc điểm ngành thủy sản Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển các hoạt động của ngành thuỷ sản. Là một quốc gia ven biển với diện tích vùng biển rộng gấp ba lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú, Việt Nam có thể lợi dụng tiềm năng này để phát triển toàn diện kinh tế hải sản. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt. Sông suối, ao hồ, kênh mương, ruộng trũng… đều là môi trường thích hợp để tiến hành khai thác và nuôi, trồng nhiều loài động - thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Dưới đây là các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngành thuỷ sản: 3.1 Lĩnh vực nuôi, trồng các loài động, thực vật thủy sản - Nuôi thuỷ sản nước ngọt Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản (mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰. - Nuôi thuỷ sản nước lợ Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sản trong vùng nước lợ cửa sông, ven biển, môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa. Đối tượng nuôi chủ yếu các loài tôm: Tôm sú , tôm he , tôm bạc thẻ, tôm nương , tôm rảo và một số loài cá như cá vược , cá mú , cá chình... Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Nuôi trồng động, thực vật nước mặn Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thuỷ sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam, nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc .... Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Những tỉnh trồng rong câu chủ yếu ở Việt Nam là Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Bến Tre. Rong sụn là loài mới được nhập và trồng có kết quả, đang được nhân rộng ở nhiều địa phương ở miền Trung và Nam Bộ. Nhìn chung, với những nỗ lực trong việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống, chú trọng những đối tượng nuôi thế mạnh của từng vùng, áp dụng phương thức nuôi tiên tiến, đem lại hiệu quả cao, nhất là áp dụng công nghệ nuôi công nghiệp chu trình khép kín, ít thay nước đối với đối tượng tôm sú, phát triển các khu nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao, v.v… hoạt động nuôi, trồng các loài động, thực vật thuỷ sinh đã thu được kết quả vượt bậc 3.2 Lĩnh vực khai thác thủy sản. - Khai thác hải sản Là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên biển và vùng nước lợ. Nhìn chung, nghề khai thác hải sản của nước ta là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là chủ yếu. Do sự tăng trưởng quá lớn của việc khai thác nên trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển ven bờ đã có dấu hiệu bị đe doạ, một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác quá mức. Vì vậy ngành thuỷ sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác các nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng biển xa bờ, đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang những lĩnh vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí, v.v... - Khai thác thuỷ sản nội địa Là hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản trong các sông, hồ, đầm phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác.Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa hằng năm dao động từ 200 đến 250 nghìn tấn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồng thời cũng có nhiều sản phẩm quý. 3.3 Lĩnh vực chế biến thủy sản Chế biến thuỷ sản được hiểu là chế biến tất cả các loài thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn thu hoạch từ hoạt động khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Chế biến thuỷ sản được phân thành hai nhóm sau: - Chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa Là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Những năm trước đây, do phải nhập dây chuyền đồng bộ từ nước ngoài nên chi phí cho hoạt động chế biến nội địa tương đối cao, giá thành sản phẩm không phù hợp với sức mua của người dân trong nước. Gần đây, ngành thuỷ sản đã chủ động phát triển công nghiệp cơ điện lạnh phục vụ thiết bị cho chế biến thuỷ sản nội địa nên tình trạng này đã được khắc phục. Mặt khác, do mức thu nhập tăng nên nhu cầu tiêu thụ cũng tăng theo, nhiều sản phẩm thuỷ sản chế biến đã không còn phân biệt ranh giới giữa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. - Chế biến sản phẩm xuất khẩu Là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm mục tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ. Trước những nguy cơ và thách thức mới, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã không ngừng đổi mới phương thức quản lý và tác phong làm việc, tích cực đầu tư máy móc và trang thiết bị hiện đại để tiến hành qui trình tự động hoá sản xuất. Áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ surimi, công nghệ ngủ đông trong vận chuyển thuỷ sản tươi sống, công nghệ đông … Tập trung chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng như mặt hàng phi lê đông lạnh, sản phẩm sẵn sàng để nấu hoặc sản phẩm ăn liền, nhờ đó tỷ trọng các mặt hàng này trong tổng sản phẩm chế biến xuất khẩu đã tăng lên đáng kể Nhờ việc tích cực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm nên số doanh nghiệp đạt các điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam ngày càng nhiều và đạt tiêu chuẩn tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản. Việt Nam tạo được thế đứng vững chắc trên thị trường thuỷ sản thế giới. 3.4 Các lĩnh vực hoạt động khác a. Hệ thống sản xuất giống Đối với các loài cá nước ngọt truyền thống, hầu hết được sản xuất giống nhân tạo, do đó nguồn giống tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hiện nay, cả nước đã có hơn 500 trại giống thủy sản nước ngọt, sản xuất khoảng 12 tỷ con giống/năm (riêng ở miền Tây Nam Bộ có 145 trại, mỗi năm cung cấp 4 tỷ con giống cá da trơn (cá tra, ba sa), hơn 5000 trại giống tôm sú (sản xuất hơn 20 tỷ con giống/năm) và hàng nghìn trại giống sản xuất giống các loài cá biển, giáp xác, động vật thân mềm, bò sát, lưỡng cư... cung cấp con giống phục vụ nhu cầu phát triển nuôi trồng của nhân dân ở các vùng sinh thái khác nhau. Công nghệ sản xuất những giống cá nước ngọt chủ lực đã được phổ thông hóa, người dân và doanh nghiệp đã có thể tự sản xuất con giống... b. Sản xuất và cung ứng thức ăn Đến năm 2007 cả nước có hàng trăm cơ sở sản xuất thức ăn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản 40% nhu cầu tiêu thụ. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đang ngày một tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, thuỷ sản hiện nay còn là một trong những loại sản phẩm xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt quá 1 tỷ đô la Mỹ năm 2000 và đến năm 2003 đã đạt 2,2 tỷ đô la Mỹ ,năm 2007 lên đến 3,75 tỷ đô la tăng 12% so với năm 2006 Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu xuất khẩu, hàng thủy sản xuất sang Nhật Bản đạt kim ngạch cao nhất, đạt 77.916.481 USD (chiếm 17,54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước tiếp đến thị trường Hoa Kỳ đạt 66.684.088 triệu USD (chiếm 15,01 %), sau đó là các thị trường Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc …Trong lĩnh vực thương mại thuỷ sản, Việt Nam chủ yếu tiến hành xuất khẩu, gần đây mới bắt đầu nhập khẩu nhưng khối lượng còn hạn chế. Tại thị trường trong nước, thuỷ sản tiêu thụ nội địa bao gồm phần lớn thuỷ sản nước ngọt và một phần thuỷ sản nước mặn, đa số là sản phẩm giá thấp và trung bình, chủ yếu là hàng tươi sống. Tuy nhiên, xu thế tiêu thụ sản phẩm giá trị cao và sản phẩm chế biến đang tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố, khu du lịch. Người dân đã bắt đầu đòi hỏi hàng thuỷ sản có chất lượng cao, bao bì đóng gói thuận tiện, các mặt hàng thuỷ đặc sản tươi sống, đông lạnh và đồ hộp đang có sức tiêu thụ mạnh lên. II. Đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản Khái niệm nuôi trồng thủy sản Ngành nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của ngành thủy sản. Nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản góp phần vào giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động nông thôn, tạo được những mô hình kinh tế thuỷ sản ở các tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao… Bên cạnh đó hoạt động nuôi trồng thủy sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản Vai trò của nuôi trồng thủy sản 2.1 Thúc đẩy tăng trưởng Đóng góp của nuôi trồng thủy sản trong sự tăng trưởng của nền kinh tế việt nam là không thể phủ nhận. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu ngày càng có giá tri cao trên thị trường thế giới. Việc tiêu thụ những sản phẩm nảy trong nội địa hay xuất khẩu đều giúp cho nhà nước thu được lợi nhuận góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn ngành kinh tế. Bên cạnh đó nuôi trồng thủy sản góp phần vào tạo việc làm tăng thu nhập hạn chế các tệ nạn xã hội. Nhìn chung ngành thủy sản phát triển mở ra một cơ hội mới cho nền kinh tế của đất nước 2.2 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân cư thì môt phần lớn được cung cấp cho ác nhà mày chế biến làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Là một nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất khu vực và thế giới, nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của nước ta hiện nay là rất lớn. Nguồn nguyên liệu được cung cấp từ hai phía : khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong giai đoạn hiện nay thì hạn chế về khai thác thủy sản do vấn đề về môi trồng thì nuôi trồng thủy sản đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Như vậy nuôi trồng thủy sản đã đáp ứng được một cơ cấu mặt hàng đa dạng hơn góp phần phát triển thương mại thủy sản 2.3 Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu cho xã hội Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu con người đó là lương thực và thực phẩm đây cũng là loại sản phẩm có vai trò quyết định mọi hoạt động của con người. Nuôi trồng thủy sản là ngành cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho con người như tôm cá, cua, ghẹ ... Xã hội ngày càng phát triển đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu con người cũng càng lớn dần người ta sẽ hướng tới những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bổ dưỡng và thủy sản là một trong những sản phẩm như thế 2.4 Giải quyết việc làm và tăng thu nhập ,xóa đói giảm nghèo Cùng với việc khai thác thủy sản thì nghề nuôi trồng thủy sản hàng năm thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia. Nuôi trồng thủy sản là nghề được phát triển ở hầu hết các địa phương trong cả nước giải quyết một lượng lớn lao động nông nghiệp hàng năm. Bên cạnh đó do hiệu quả của nuôi trồng thủy sản cao hơn so với nhiều lĩnh vực khác trong nông nghiệp nên cùng với vệc chuyển đổi sản xuất chuyển đổi từ diện tích trồng lúa, muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã tạo ra nguồn thu nhập lớn góp phần nâng cao mức sống dân cư 2. 5 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong xu thế đất nước đang chuyển mình hòa nhịp vào nền kinh tế quốc tế nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có sự phát triển trong thấy. Phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những biện pháp nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn .Bên cạnh đó phát triển nuôi trồng thủy sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế tham gia như doanh nhiệp Nhà Nước, doanh nghiệp tư nhân ... đặc biệt sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững cũng kéo theo sự phát triển ngành dịch vụ và công nghiệp. Như vậy phát triển nuôi trồng thủy sản đã góp phần đưa nền kinh tế việt nam tiến tới một cơ cấu bền vững và tiến bộ hơn . Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản 3.1 Nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ Do thủy sản có quy luật sinh trưởng và sinh trưởng riêng nên dẫn tới trong hoạt động nuôi trồng mang tính mùa vụ rõ rệt. Theo Lenin thì tính thời vụ thể hiện ở chỗ thời gian lao động không ăn khớp với thời gian sản xuất vậy nên người lao động luôn phải tuân theo quy luật riêng đó. Tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến tình trạng người lao động có lúc rất bận rộn có những lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi trong nuôi trồng thủy sản một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng cách cần tập trung nghiên cứu các giống loài thủy sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có sản xuất nhiều mùa vụ 3.2 Nuôi trồng thủy sản mang tính vùng rõ rệt Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp cả nước và tương đối là phức tạp so với các ngành sản xuất khác, ở đâu có nước là ở đó có hoạt động thủy sản. Vậy nên nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp tại mọi vùng địa lý từ miền núi xuống miền biển. Thủy sản rất đa dạng về giống loài mang tính địa lý có quy luật của từng vùng từng nơi. Mỗi vùng mỗi quốc đều có những điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước khác nhau nên đặc điểm nuôi trồng thủy sản cũng khác nhau. 3 .3 Đối tượng hoạt động nuôi trồng thủy sản là các sinh vật thủy sinh Cũng giống như sản xuất nông nghiệp đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các cơ thể sống. Chúng phát triển theo những quy luật nhất định của tự nhiên nên cũng chịu ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài như gió, mưa, bão lụt, hạn hán đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Chúng rất nhạy cảm với những biến động nhỏ của môi trường sống. Do vậy nên cần tập trung chú ý điều kiện thời tiết thay đổi để có những biện pháp nuôi dưỡng hợp lý tránh tình trạng thủy sản bị bệnh và lây lan toàn vùng ảnh hưởng tới năng suất nuôi trồng Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản 4.1 Nhân tố tự nhiên Mỗi sinh vật sinh sống trên trái đất này đều phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên nhất định, các loài thủy sản cũng không phải là ngoại lệ. Nhân tố này quyết định đến khả năng nuôi trồng các loài thủy sản trên từng vùng, từng lãnh thổ, và ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản. Các nhân tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, thời tiết, gió, nhiệt độ, mưa ... đã ảnh hưởng đến điều kiện sống, khả năng sinh sản và di trú của loài thủy sản. Nhiệt đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Sự thay đổi nhiệt độ là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh đến môi trường ao nuôi . Đối với nghề nuôi thủy sản nuôi mặn lợ thì độ mặn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi mưa lớn độ mặn trong các ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, cá bị sốc và chết hoặc chậm lớn. Bên cạnh nhiệt độ, đất đai thì nguồn nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các loài thủy sản bởi vì mỗi loài đều có những đặc điểm sinh lý, sinh thái khác nhau như cá thì có cá nước ngọt, cá nước mặn và lợ dẫn tới mỗi loài đều có những phương pháp khác nhau. Chính vì vậy để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững phải chú ý giải pháp về môi trường, giải pháp về quản lý, giải pháp về kỹ thuật nuôi trồng ... làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất lượng môi trường nước Nhân tố kinh tế xã hội và khoa học, kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất với sản phẩm tạo ra là các sản phẩm về thủy sản, quá trình từ tạo ra sản phẩm đến tiêu thụ sản phẩm đều chịu ảnh hưởng từ các nhân tố xã hội, kỹ thuật như thị trường, công nghệ chế biến, công nghệ nuôi, vấn đề về lao động dân cư... Nói đến vấn đề xã hôi thì có thể nói rằng dân cư và lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu thụ các nông sản. Lực lượng sản xuất này là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó thì nhân tố khoa học kỹ thuật đóng góp vai trò quan trọng trong sản xuất giống thủy sản mới, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh và khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh của thủy sản. Ngoài ra nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà người ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, phát triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán và xử lý kịp thời các bệnh nguy hiểm ở giống loài thủy sản III. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Tĩnh Tiềm năng về diện tích nuôi trồng Hà Tĩnh không những có nhiều lợi thế phát triển về cho các ngành kinh tế mà còn là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển thủy sản đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản với tiềm năng về diện tích nuôi trồng lớn. Diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh năm 2007 là 50.352 ha trong đó nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 40.120 và diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ khoảng 10.232ha. Đối với tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung ở các huyện thuộc địa phận phía Tây của tỉnh ( chạy dọc theo dãy Trường Sơn) như các huyện Cẩm Xuyên (4.620ha), Hương Khê trong đó tập trung ở hồ Kẻ Gỗ nên khả năng đưa vào nuôi trồng là rất lớn đặc biệt trong kế hoạch nuôi quảng canh cải tiến và nuôi lồng. Tiếp đến là huyện Can Lộc chủ yếu tại hai đập Cù Lây, Kẻ Thờ Trại Tiểu ... nhưng loại hình chỉ hợp cho khai thác đánh bắt tự nhiên Bảng 1.1 : Diện tích tiềm năng NTTS nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh STT  Địa phương  Tổng cộng  Ao hồ nhỏ  Hồ đập  Mặt nước lớn  Ruộng trũng  Thùng đấu   1  Hương Sơn  1.230  310  230  340  310  20   2  Vũ Quang  410  90  80  190  50  0   3  Hương Khê  1.110  180  200  500  200  10   4  Đức Thọ  1.740  260  110  140  1.200  20   5  Nghi Xuân  1.640  480  70  260  830  0   6  TX Hồng Lĩnh  250  80  20  10  140  0   7  Can Lộc  4.300  380  150  620  2.700  0   8  Thạch Hà  1.960  190  240  510  970  50   9  Cẩm Xuyên  5.660  250  160  4.620  340  280   10  Thành phố Hà Tĩnh  360  60  60  90  90  30   11  Kỳ Anh  1.460  130  190  630  460  0    Tổng cộng  20120  2410  1510  7910  7290  410   Nguồn : Phòng KHPT ngành – Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh Bên cạnh các loại hình nuôi ao hồ thì còn có loại hình nuôi ruộng trũng khá phát triển với tổng diện tích tiềm năng 7.290 ha. Hiện nay loại hình tiềm năng này đang phát triển rất mạnh nhất là các huyện vùng bán sơn địa đồng bằng và vùng ven sông. Điển hình nhất là các huyện Can Lộc, Đức Thọ ... Hình thức này chủ yếu phát triển cá lúa kết hợp và một phần nhỏ diện tích đã chuyển đổi sang ao nuôi chuyên canh ở mức thâm canh cao. Các loại hình tiềm năng khác như sông cụt ven sông. Tổng diện tích tiềm năng đạt 590 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Can Lộc đặc biệt các vùng hạ lưu sông Nghèn sau khi được ngọt hóa diện tích đất ven sông này dẽ phát triển nuôi là rất lớn và đầy triển vọng Với lợi thế có chiều dài 137 km chiều dài đường biển vùng nội địa có hệ thống sông ngòi dày đặc đổ ra 4 cửa sông lớn: cửa Hội cửa Sót cửa Nhượng và cửa Khẩu tạo nên các vùng sinh thái có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ. Tiềm năng diện tích được phân bố tại các huyện như huyện Nghi Xuân 1357 ha, Can Lộc 666 ha, Thạch Hà 1900 ha, Thành phố Hà Tĩnh 140 ha, Cẩm Xuyên 624 ha, Kỳ Anh 2545 ha Diện tích đất cát 1300 ha ven biển chủ yếu đang trồng phi lao để phát triển được tiềm năng diện tích này đưa vào NTTS thì đòi hỏi vốn đầu tư và kỹ thuật cao do vậy những năm tới để phát triển mở rộng diện tích NTTS mặn lợ thì Hà Tĩnh chủ yếu chuyển đổi cơ cấu diện tích sản xuất lúa một vụ năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra dọc theo bờ biển 5 huyện thị ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh từ bờ ra khoảng 5 km là diện tích vùng biển nông eo biển có độ sâu khoảng 2m - 20m nước, vùng biển nông có diện tích 247 km2. Nếu có điều kiện về khoa học công nghệ và vốn đầu tư thì sẽ khai thác được vùng tiềm năng to lớn này để đưa vào nuôi cá biển lồng bè, nhuyễn thể Nhìn chung với điều kiện về tiềm năng địa hình và diện tích mặt nước lớn tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Trong thời gian tới nếu có sự đầu tư mạnh mẽ thì nuôi trồng thủy sản của tỉnh có sự phát triển vượt bậc Tiềm năng về giống loài thủy sản Cùng với lợi thế về diện tích nuôi trồng thì Hà Tĩnh còn rất phong phú về giống loài thủy sản với nguồn lợi loài cá nước ngọt khoảng trên 300 loài, nguồn lợi từ cá nước mặn khoảng 100 loài, ngoài ra còn có khoảng 10 loài tôm và rất nhiều họ nhuyễn thể như trai, hầu, nghêu, sò... Nguồn lợi giống loài đa dạng về cả số lượng lẫn giống loài trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm he, cua biển, mè, trắm cỏ ...Bên cạnh đó thành phần giống loài sinh vật phù du, loài sinh vật đáy làm thức ăn cũng phong phú và đa dạng như giáp xác, ấu trùng... Bảng 1.2 : Nguồn lợi thủy sản ở Hà Tĩnh STT  Cá  Nhuyễn thể  Tôm   1  Cá song  Ngao  Tôm chân trắng   2  Cá mú  Trai  Tôm sú   3  Cá chim trắng  Hầu biển  Tôm rảo   4  Cá rô phi  Nghêu  Tôm he   5  Cá thu  Sò huyết  Tôm càng xanh   6  Cá trê  Ốc màu  Cua   7  Cá trôi  Ốc nhảy  Ghẹ   8  Cá chép  Ốc hương  Baba   9  Cá mè  Ốc đá  ếch   10  Cá nhụ  Vẹm xanh    11  Cá hồng  Sò lông    12  Cá tráp vàng  Hải sâm    13  Cá quả  Hầu cửa sông    14  Cá trắm     Nguồn : Phòng kế hoạch phát triển kinh tế ngành Từ bảng thống kê các loài trên thấy được rằng đối tượng nuôi trồng của ngành thủy sản Hà Tĩnh cũng rất phong phú và đa dạng tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng rộng khắp các huyện, thị xã trong tỉnh Tiềm năng về lao động Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh đến năm 2007 là 1.290.000 người phân bố trong 10 huyện và 1 thành phố, 1 thị xã với tổng diện tích 6.026km2. Xét theo ngành kinh tế lao động trong các ngành nông –lâm – ngư 493.496 người chiếm 80.6% số lao động toàn tỉnh. Nguồn lao động làm việc trong ngành thuỷ sản Hà Tĩnh khá lớn, 23.565 người, chiếm 3,8 % số lao động toàn tỉnh, lực lượng lao động này chịu khó, cần cù, thông minh, có khả năng tiếp thu tốt khoa học công nghệ mới. Trong thời gian tới nếu được đầu tư lớn về khoa học kỹ thuật và đào tạo về nguồn nhân lực thì lao động Hà Tĩnh trở thành nguồn lao động chủ yếu để phát triển tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. IV. Sự cần thiết phải phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững 1.Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển bền vững xuất hiện trong Chiến lược bảo tồn Thế giới với nội dung: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.... Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ trở lại đây mục đích cao nhất của con người đó chính là sự phát triển vì vậy nên mỗi quốc gia đã không ngần ngại làm ô nhiễm môi trường, khai thác triệt để mọi người tài nguyên của môi trường để tìm lợi nhuận dẫn tới hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về môi trường cần giải quyết trong thế kỷ này như ô nhiễm môi trường nước và không khí, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính …Trước tình hình đó đặt ra một yêu cầu bức xức là tăng trưởng kinh tế và vấn đề môi trường, xã hội phải được giải quyết một cách đồng bộ. Các quốc gia cần có những chiến lược phát triển kinh tế hài hòa với mục tiêu bảo vệ môi trường lẫn phát triển xã hội. Phát triển bền vững đòi hỏi con người phải làm ra nhiều hơn và tiêu dùng ít hơn, thải ra ít hơn sử dụng tài nguyên hơn, thải ít khí thải hơn 2. Quan niệm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) năm 1992 đã khẳng định “ Phát triển bền vững Nông nghiệp là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thõa mãn nhu cầu ngày càng phát triển của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vây của nền Nông nghiệp sẽ đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường, không làm giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội ” Ở nước ta, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát triển bền vững cũng đã được đề cập tới như một yêu cầu cấp thiết trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các cấp, các ngành và các lĩnh vực. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta quan điểm phát triển đầu tiên được Đảng ta xác định là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị: “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” cũng đã yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương nắm vững và quán triệt quan điểm phát triển bền vững trong các quyết sách và hành động của mình. Chỉ thị nêu rõ: Tăng trưởng kinh tế phải đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Như vậy cùng với quan điểm của thế giới về phát triển bền vững thì nước ta đã có những chính sách và quyết định nhằm phát triển tất cả các ngành nghề theo hướng bền vững cả về kinh tế xã hội và môi trường trong đó có nuôi trồng thủy sản. Đảng ta đã đưa ra nhiều quan điểm mới về phát triển bền vững của ngành thủy sản. Sự phát triển bền vững đó được đánh giá ở các mặt đó là mặt kinh tế, xã hội, môi trường Thể hiện về mặt kinh tế đó là sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế ngành trên cơ sở cân đối ngành với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực hợp lý đặc biệt trong sử dụng công nghệ sạch, cơ cấu GDP lành mạnh nhằm đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định lâu dài. Tỷ lệ đóng góp của ngành cao hơn, ổn định hơn Bên cạnh đó cần có sự ổn định trong cơ cấu của ngành thủy sản như chuyển biến về cơ cấu nuôi trồng thủy sản cần tích cực hơn, chuyển dần từ nuôi trồng những mặt hàng sơ chế có giá trị thấp sang những mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn. Tỷ trọng của nuôi trồng thủy sản trong toàn ngành thủy sản cần đạt tốc độ cao hơn và ổn định hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn ngành. Mặt khác sự bền vững về kinh tế của nuôi trồng thủy sản còn thể hiện ở sự phát triển và ổn định thị trường đầu ra, một mặt giữ vững và khai thác thị trường một mặt đổi mới công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam Bền vững trong ngành còn phải thể hiện ở mặt xã hội, sự phát triển của nuôi trồng thủy sản cần đặt mục tiêu phát triển vì con người lên hàng đầu như hạn chế khoảng cách giàu nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho dân cư … Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo một mục tiêu hàng đầu phát triển bền vững về mặt xã hội, ngành thủy sản trong giai đoạn vừa qua với định hướng đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản đã được Đảng và Nhà Nước khẳng định là biện pháp hữu hiệu. Tác động của nuôi trồng thủy sản đến chuyển đổi cơ cấu sản xuất tới xóa đói giảm nghèo trong những năm qua là không thể phủ nhận, nhiều hộ gia đình thực hiện chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, làm muối sang phát triển ao hồ đầm để nuôi trồng thủy sản. Không chỉ làm tăng thu nhập cho những hộ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất mà còn tạo công ăn việc làm cho các hộ làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản như thức ăn, con giống, buôn bán, chế biến … Đi cùng với phát triển kinh tế xã hội đó là vấn đề về môi trường. Có thể nói rằng môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương      Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay, giữ gìn môi trường là một tiêu chí quan trọng trong sản phẩm kinh tế, nhất là sản phẩm xuất khẩu, một yếu tố của hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, an toàn. An ninh sinh thái là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh sinh thái là góp phần giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia. Vì vậy, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, khó khăn mang tính toàn cầu, là yếu tố bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc gia, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi từ thói quen, nếp nghĩ, tâm lý đến hành động của từng người, cộng đồng của từng quốc gia và toàn thế giới. Chính những điều đó hình thành nên đạo đức và nhân văn môi trường và là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh trong thời đại mới Sự bền vững về môi trường trong nuôi trồng thủy sản thể hiện cần thể hiện như : sử dụng công nghệ nuôi trồng thân thiện với môi trường, xử lý các vấn đề nước thải một cách hợp lý, hạn chế sử dụng các đầu vào hóa học nhằm kích thích tăng trưởng vật nuôi, tổ chức và duy trì phát triển nguồn tài nguyên, sử dụng hiệu quả và hợp lý tài nguyên như đất, nước,… 3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Phát triển bền vững đang là một xu thế tất yếu một sự lựa chọn sống còn của mỗi quốc gia. Đây là con đường duy nhất giúp các nước thoát khỏi những rủi ro về mọi mặt kinh tế xã hội môi trường. Để đạt được sự bền vững của một nước thì cần thực hiện đồng bộ các hoạt động trên mọi lĩnh vực mọi thành phần của nền kinh tế. Với đặc điểm của ngành thủy sản luôn gắn liền với môi trường sinh thái và con người vì vậy sự cần thiết phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản cũng bắt nguồn từ chính vị trí và vai trò của nó đối với sự phát triển Trong sự phát triển liên tục của xã hội, thế giới đang ngày một biến đổi đưa đến cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động những cơ hội và thách thức cũng như tràn ngập những rủi ro, nếu như tự thân các ngành nói chung và ngành thủy sản nói riêng không tự nhận định một cách đúng đắn về mục tiêu phát triển bền vững và có những bước đi vững chắc thì sẽ khó có thể đạt được kết quả ổn định trong tương lai Sự phát triển của thế giới kéo theo sự tổn hại về đa dạng sinh học, phá hủy môi trường sống, cạn kiệt nguồn tài nguyên. Sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên đã làm thay đổi lớn đến môi trường sống của trái đất hiện tại và trong tương lai. Qua khảo sát và phân tích thì ở Việt Nam những năm qua nhìn chung đã khai thác nguồn lợi thủy sản đáng mức báo động ,nguồn lợi gần bờ giảm mạnh so với 10 năm trước dẫn tới năng suất nghề cá giảm 30%- 60% so với 10 năm trước đây. Trước tình hình đó thì cần phải hạn chế và đi đến giảm dần cường lực khai thác nguồn lợi này nhằm đảm bảo phát triển bền vững của ngành, và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đó là đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để giảm dần khai thác và tăng sản lượng, bên cạnh đó thì nuôi trồng thủy sản còn giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học của môi trường nước, duy trì và tái tạo các nguồn giống có giá trị cao. Điều này tất yếu đòi hỏi nuôi trồng thủy sản phải phát triển một cách bền vững Một lý do nữa khẳng định sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản đó là vấn đề về cung cấp lương thực thực phẩm đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Trên thế giới hiện nay nước nào chạy đua phát triển nước công nghiệp, phá hủy trang trại, cánh đồng để xây dựng nhà máy, khu công nghiệp. Khí hậu ngày càng khắc nhiệt, đất đai dành cho nông nghiệp dần bị thoái hóa dần dần, năng suất thấp. Với cách phát triển như vậy trong thời gian tới nạn đói sẽ là hiểm họa thường xuyên đe dọa loài người. Một thách thức đặt ra cho trái đất là đảm bảo bền vững phát triển lương thực đang ngày một gia tăng. Với vai trò là ngành cung cấp lương thực thực phẩm chủ đạo thì ngành thủy sản cần có những biện pháp phát triển bền vững thủy sản hơn nữa Trên đây là những lí do cho thấy cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới V. Kinh nghiệm của các địa phương khác và bài học kinh nghiệm với tỉnh Quảnh Ninh thành công của đầu tư đúng hướng Nếu than đá được coi là huyết mạch của nền kinh tế Quảng Ninh thì việc khai thác phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho một vùng kinh tế đang khởi sắc đưa tỉnh hội nhập với thị trường thế giới. Với 250km bờ biển kéo dài từ Yên Hưng đến Móng Cái có tổng diện tích mặt nước khoảng 10.800km2 có nhiều vùng vịnh và đảo lớn nhỏ. Nhiệt độ và độ mặn của nước biển của tỉnh Quảng Ninh lại ôn hòa mang nhiều phù du sinh vật làm nguồn thức ăn dồi dào cho các loài thủy sản sinh sống và phát triển. Với những đặc điểm trên biển tỉnh này có hầu hết các loại hải sản hình thành các bãi cá đẻ, cá nổi, cá đáy đến các vùng hải sản quý hiếm như ngọc trai, bào ngư, hải sâm, tôm hùm... Trữ lượng hải sản ước tính khoảng 110 nghìn tấn cho phép khai thác từ 40-50 nghìn ha mặt nước lợ có độ mặn từ 1.5-2 % rất phù hợp với nuôi tôm sú có giá trị cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9158.doc
Tài liệu liên quan