Phát triển dịch vụ logistics trên hành lang kinh tế đông - tây

- Dịch vụ logistics đang được nhà nước quan tâm chú trọng phát triển và bước đầu đã tạo ra được hành lang pháp lý cơ bản. Tuy nhiên để phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây trong thời gian tới, các văn bản hướng dẫn nên có những điều chỉnh để giảm bớt chi phí, các thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp. Dịch vụ logistics chỉ phát triển hiệu quả trên cơ sở có sự hỗ trợ của luật pháp trong các lĩnh vực liên quan như: luật giao thông, thương mại điện tử, biểu thuế xuất nhập khẩu. Đối với Hành lang kinh tế Đông Tây, mối quan hệ giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan có nhiều chuyển biến đáng kể, do vậy bên cạnh việc tăng cường ngoại giao, hợp tác giao thương, một vấn đề nữa cần quan tâm đó là xây dựng các chính sách, văn bản luật liên quan cho đầu tư thương mại. Cùng với phát triển thương mại điện tử, hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử cần xây dựng trên cơ sở đạo luật thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế nhằm tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam với luật quốc tế. - Hoạt động dịch vụ logistics là một quy trình rất phức tạp và mang tính chuyên môn hóa cao. Vì vậy, muốn ứng dụng và phát triển logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, nhân viên của các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết đầy đủ về logistics cũng như vận hành nhuần nhuyễn các công đoạn của logistics. Vì vậy, đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển logistics ở Việt Nam nói chung và ở trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây nói riêng. Có thể nói rằng, người kinh doanh dịch vụ logistics là kiến trúc sư về giao nhận vận tải, cho nên người hoạt động trong lĩnh vực này phải hội tụ đầy đủ những kiến thức về thương mại, cũng như vấn đề giao nhận quốc tế, thanh toán quốc tế. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển logistics trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để phục vụ yêu cầu đặt ra của ngành và của bản thân doanh nghiệp mình. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực có thể nằm trong chiến lược phát triển hoạt động logistics nói chung. Doanh nghiệp có thể đặt hàng với các cơ sở đào tạo hoặc các trường đại học về số lượng nhân sự cần thiết trong tương lai. Ngoài ra, tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ về tổ chức, điều hành hoạt động của dịch vụ logistics là cần thiết. Nội dung đào tạo cần tập trung vào việc tổ chức vận hành chuỗi dịch vụ logistics và quản lý vận động của chuỗi logistics cũng như các quy định pháp lý liên quan tới hoạt động logistics.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển dịch vụ logistics trên hành lang kinh tế đông - tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên kết phát triển logistics miền Trung 30 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY * PGS.TS., Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. ** TS., Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. ? nguYỄn thị minh hòa* - trƯƠng tẤn Quân** 1. giới thiệu Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với phát triển kinh tế, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đang ngày càng gia tăng. Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển giao hàng hóa đến các thị trường, giúp các doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về thời gian, địa điểm, tiết kiệm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế, qua đó tận dụng tối đa năng lực của doanh nghiệp và đem lại hiệu quả cao trong lĩnh vực kinh doanh. Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) ở Việt Nam bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị chạy dọc theo Quốc lộ 9, kết nối với Quốc lộ 1A ở thành phố Đông Hà, qua Thừa Thiên Huế, vào đến Đà Nẵng. Tuyến kinh tế động lực này đang trở thành điểm nhấn toàn khu vực, có các điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt trong phát triển dịch vụ logistics. Tuy nhiên, kể từ khi sáng kiến về Hành lang kinh tế Đông - Tây được thông qua vào năm 1998, hoạt động logistics nói chung và logistics của các doanh nghiệp Việt Nam tại đây vẫn còn khá mờ nhạt. Làm thế nào tận dụng được tiềm năng Hành lang kinh tế Đông - Tây trong phát triển dịch vụ logistics để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước? Bài viết này tập trung vào giới thiệu các dịch vụ logistics, tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. 2. khái quát về hành lang kinh tế đông - tây Hành lang kinh tế Đông - Tây là một sáng kiến được nêu ra và chính thức thông qua vào tháng 10 năm 1998 tại Hội nghị bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 8 được tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy sự phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước: Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Trục Hành lang kinh tế Đông - Tây có chiều dài 1.450 km, đi qua 4 quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Bắt đầu từ cực Tây Myanmar, tại thành phố cảng Mawlamyine (bang Mon) đi qua bang Kayin rồi đến cửa khẩu Myawaddy (bang Kayin) của Myanmar; ở Thái Lan, bắt đầu từ Mae Sot chạy qua 7 tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon và Mukdahan; ở Lào, chạy từ tỉnh Savanakhet đến cửa khẩu Dansavanh; cuối cùng chạy từ cửa khẩu Lao Bảo tỉnh Quảng Trị qua tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) là điểm cuối cùng của EWEC. Liên kết phát triển logistics miền Trung 31Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Sự hình thành Hành lang kinh tế Đông - Tây đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau, cùng tiếp cận có hiệu quả các nguồn lực như tài nguyên khoáng sản, năng lượng và cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn việc sản xuất, chế biến và kinh doanh của các ngành nghề sản xuất, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển cho các thành phố, thị trấn dọc hành lang. Đồng thời, thúc đẩy thương mại xuyên biên giới, thu hút đầu tư tổng hợp từ các nguồn địa phương, khu vực và thế giới, phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia. Đánh giá vấn đề một cách tổng quát và khách quan nhất, có thể thấy rằng Hành lang kinh tế Đông - Tây đã đem lại một bộ mặt mới cho các địa phương cũng như toàn bộ khu vực. Trao đổi thương mại giữa các nước trong khu vực trong thời gian qua tăng đáng kể, cụ thể tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào, Thái Lan, Việt Nam và Myanmar tăng trung bình 33%/năm và hứa hẹn sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới. Hàng hóa buôn bán dọc biên giới hành lang chủ yếu phản ánh lợi thế so sánh giữa các nước, đồng thời đóng vai trò hàng hóa quá cảnh để thâm thập vào thị trường khác (Ruth và cộng sự, 2007). 3. các dịch vụ logistics hình thành trên tuyến hành lang kinh tế đông - tây Dịch vụ logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất tới phân phối các sản phẩm đầu ra, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Do đó, khi xét trên toàn bộ tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, việc cung ứng hàng hóa xuất, nhập qua các nước là một chuỗi liên hoàn từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, và dịch vụ logistics phát sinh cùng với các hoạt động trên chuỗi. Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế trên khu vực hành lang kinh tế của mỗi nước khác nhau, nên các dịch vụ logistics hình thành ngắt quãng và đơn lẻ. Một số ít công ty tại Việt Nam đảm nhận toàn bộ dịch vụ logistics trên chuỗi cung ứng như Công ty TNT Việt Nam, Vinatrans, Công ty Cổ phần Tiếp vận Trí Châu... Đây là các công ty giao nhận vận tải quy mô đầu tư lớn, có chi nhánh ở nhiều nước. Hầu hết công ty logistics hoặc công ty giao nhận vận tải khác với quy mô và số lượng nhân viên hạn chế nên chỉ đáp ứng một vài dạng dịch vụ cơ bản như vận tải, dịch vụ hải quan, dịch vụ kho bãi, phân phối hàng hóa, dịch vụ bốc xếp hay dịch vụ tư vấn, kiểm định... ● Dịch vụ vận tải Dịch vụ vận tải là dịch vụ chủ yếu của các công ty trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Tại Việt Nam, đa phần các công ty thực hiện vận tải tuyến ngắn từ Lao Bảo đi các khu công nghiệp tại Đông Hà, hoặc từ Lao Bảo đi Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên thực tế, dịch vụ vận tải được nhiều công ty xuất nhập khẩu lựa chọn để đảm bảo giao nhận vận chuyển đúng thời hạn và rút ngắn thời gian giao hàng, hàng hóa không bị hư hỏng hoặc kém phẩm chất sau quá trình vận chuyển, đồng thời chi phí vận chuyển bỏ ra ở mức thấp nhất. ● Dịch vụ hải quan Sản lượng hàng hóa lưu thông qua cửa khẩu Lao Bảo năm 2014 là 1.007.131,71 tấn. Hàng hóa nhập, xuất khẩu chủ yếu từ các công ty xuất nhập khẩu ngoại tỉnh (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng) với đầy đủ các loại mặt hàng, chủng loại sản phẩm. Để thuận tiện trong việc khai báo hải quan, lựa chọn tối ưu của các công ty xuất nhập khẩu là thuê các công ty làm dịch vụ hải quan tại cửa khẩu Lao Bảo thực hiện các dịch vụ hải quan. Dựa trên nhu cầu đó, các công ty kinh doanh dịch vụ hải quan hình thành và phát triển mạnh tại cửa khẩu Lao Bảo. Các công ty này đảm nhận gần như tất cả các hàng hóa được yêu cầu làm thủ tục, nhiệm vụ chính là khai báo qua phần mềm hải quan, mang hàng để hải quan kiểm tra hàng hóa, và thực hiện các dịch vụ bổ sung khác (đăng ký chất lượng sản phẩm, hun trùng (đối với mặt hàng gỗ), đăng kiểm... tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Khi đó, người kinh doanh dịch vụ hải quan chính là người phải chịu trách nhiệm về hàng hóa xuất nhập khẩu. Giải quyết thủ tục nhanh chóng và hiệu quả thủ tục hải quan trong vận tải quốc tế là một mắt xích hết sức quan trọng đối với sự thành công của cả một dây chuyền cung ứng. ● Dịch vụ lưu kho, lưu bãi Do một số đặc điểm đặc thù tại cửa khẩu Lao Bảo và hàng hóa nhập khẩu nên hình thành các công ty cung cấp các dịch vụ lưu kho, lưu bãi. Hiện tại nơi tập trung kho bãi lớn nhất là ở cửa khẩu Lao Bảo và tại Đông Hà. Điển hình nhất là hình thức kinh doanh gỗ. Gỗ được nhập từ Lào về Việt Nam khoảng từ tháng 10 đến tháng 5, do đó gần như các công ty làm dịch vụ vận tải hàng hóa không hoạt động, tạo điều kiện Liên kết phát triển logistics miền Trung 32 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng hình thành ngay tại cửa khẩu Lao Bảo và tại Đông Hà các bãi container, hoặc các bãi xe. Bãi container chuyên chứa các xe đầu kéo, container hàng hóa, container rỗng, các kho hàng lẻ chứa các hàng hóa chưa được đóng container (hàng máy móc linh kiện). Nếu là hàng xuất thì các công ty sẽ chờ đủ số lượng rồi gom đủ container để xuất đi, kho ngoại quan chứa các hàng hóa nhập khẩu nhưng chờ để tái xuất sang nước khác (không qua lãnh thổ đường bộ) và được kiểm soát bởi hải quan cửa khẩu Lao Bảo. Hiện tại, Công ty Cổ phần May và Thương mại Quảng Trị có 01 kho ngoại quan. Cuối năm 2015 có thêm 01 kho ngoại quan được hình thành theo đề nghị của Cục Hải quan Quảng Trị. Kho chuyên dùng chứa các hàng hóa đặc biệt như hàng thủy sản đông lạnh của Công ty TNHH Thương mại Ngọc Tuấn. ● Dịch vụ bốc xếp, đóng gói hàng hóa Ngay tại cửa khẩu Lao Bảo hoặc tại các kho hàng còn có các công ty làm dịch vụ bốc xếp hàng hóa. Dịch vụ bốc xếp hàng đang phát triển mạnh tại cửa khẩu những năm gần đây, một số công ty bốc xếp hàng hóa tại cửa khẩu Lao Bảo đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, tăng quy mô và chất lượng công việc như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phương Mai, Công ty TNHH MTV Hoàng Hải. Trong logistics, đóng gói bao bì cho tất cả các loại hàng hóa đúng tiêu chuẩn quốc tế, tùy vào tính chất và đặc điểm hàng hóa ngoài việc giúp vận chuyển hàng hóa an toàn còn góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình di chuyển, bốc xếp. Trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, hàng hóa vận chuyển qua các nước có thể bị hư hỏng do thời gian vận chuyển dài hoặc do lực xóc trong quá trình vận chuyển, đặc biệt đối với các mặt hàng như nông sản, trái cây hoặc có thể bị hư hỏng, bởi vậy việc sử dụng những vật liệu đóng gói, bao bì phù hợp, đóng gói hàng hóa theo đúng yêu cầu rất quan trọng. Một số công ty thực hiện dịch vụ đóng gói nổi bật như Công ty Thương mại Dịch vụ Hà Quảng, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khánh Hà. ● Dịch vụ tư vấn và kiểm định hàng hóa Theo quy định hải quan, một số hàng hóa muốn lưu chuyển qua biên giới phải có những giấy phép riêng biệt. Ví dụ, nhập xe ô tô cần giấy chứng nhận đăng kiểm cấp bởi Trung tâm Đăng kiểm, nhập thiết bị y khoa cần có giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ phải có giấy phép khai thác. Tại cửa khẩu Lao Bảo, một số công ty đang thực hiện các dịch vụ tư vấn và kiểm định hàng hóa điển hình như Trung tâm Đo lường Quảng Trị, Chi nhánh Công ty Vina Control (đo lường thiết bị, kiểm tra chất lượng sản phẩm), Công ty Trường Danh (đăng kiểm), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vân Anh, Công ty Thủy Trường Sinh. Nhìn chung, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành dịch vụ logistics, dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây đang ở giai đoạn bắt đầu và chỉ trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics hầu hết chỉ để đáp ứng nhu cầu logistics cho khách hàng trong nước chứ chưa có khả năng kết nối và đáp ứng nhu cầu khách hàng quốc tế. Một số ít doanh nghiệp logistics có cung ứng dịch vụ logistics quốc tế nhưng hầu hết chỉ sang Lào, Campuchia, Trung Quốc, hoặc thông qua hợp đồng với các đại lý logistics nước ngoài đến những thị trường khác. 4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên hành lang kinh tế đông - tây Cửa khẩu Lao Bảo trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Trị, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Lao Bảo khá cao. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2013 tại Lao Bảo là 355.300.986 USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu là 26.109.904 USD, kim ngạch nhập khẩu là 329.191.082 USD. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 729.722.359 USD, tăng bình quân 76,34% so với năm 2010. Trong đó, tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu đạt 185.249.847 USD và 544.472.511 USD, tăng bình quân tương ứng 76,55% và 76,27% so với năm 2010. Tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo hàng năm cũng đang tăng lên. Năm 2014, tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo là 1.007.171,31 tấn, tăng 109,2% so với năm 2010. Trong đó, lượng hàng hóa xuất khẩu đạt 344.614,49 tấn, tăng 101,2%, lượng hàng hóa nhập khẩu đạt 662.556,82 tấn, tăng 108,8% so với 2010. Năm 2010, tổng số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trên Hành lang kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu Lao Bảo là 69 doanh nghiệp. Năm 2014, tổng số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics là 102 doanh nghiệp, tăng bình quân 10,2%. Tình hình phát triển và cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp được thể hiện ở Bảng 1. Liên kết phát triển logistics miền Trung 33Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Số liệu ở Bảng 1 cho thấy trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa là chủ yếu và vẫn tăng dần qua các năm (từ 54 doanh nghiệp năm 2010 đến 61 doanh nghiệp năm 2014, tăng bình quân 3,09%). Tiếp theo đó là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hải quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ bốc xếp và dịch vụ khác. Các dịch vụ logistics hầu hết được cung cấp bởi các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) (66 trong 102 công ty cung cấp dịch vụ logistics năm 2014). Nếu xét về tốc độ tăng nhiều nhất số lượng công ty cung ứng dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây thì đó chính là công ty tư nhân (7 công ty từ năm 2010 lên 12 công ty năm 2014, tăng 14,42%). 5. các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế đông - tây Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, 30 chuyên gia trong lĩnh vực logistics (cán bộ Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Cục Hải quan, giám đốc các công ty logistics) đã được phỏng vấn để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến sự phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Các yếu tố được đánh giá theo thang điểm từ 1 - Rất không ảnh hưởng, 2 - Không ảnh hưởng, 3 - Bình thường đến 4 - Ảnh hưởng và 5 - Rất ảnh hưởng. Bảng 2. các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế đông - tây Yếu tố điểm bình quân Cơ sở hạ tầng giao thông 4,733 Các chính sách phát triển logistics 4,166 Lực lượng lao động 4,133 Sự phát triển khoa học công nghệ 3,867 Đặc điểm về vị trí địa lý 3,867 Vốn và khả năng tiếp cận vốn đầu tư 3,867 Hội nhập kinh tế quốc tế 3,900 Cải cách thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu 3,667 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin 3,667 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp cung ứng 3,467 Bảng 1. tình hình phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics trên hành lang kinh tế đông - tây ĐVT: doanh nghiệp khoản mục 2010 2011 2012 2013 2014 tốc độ tăng bình quân (%) tổng số doanh nghiệp 69 82 90 100 102 10,20 Phân theo dịch vụ cung cấp - Dịch vụ vận tải 54 56 56 58 61 3,09 - Dịch vụ kho bãi 4 4 4 6 6 10,60 - Dịch vụ hải quan 12 12 14 14 16 7,45 - Dịch vụ đóng gói, bốc xếp 8 8 8 9 10 5,70 - Dịch vụ tư vấn, kiểm định 4 4 6 6 6 10,60 Phân theo hình thức sở hữu - Công ty TNHH 41 51 56 64 66 13,47 - Công ty cổ phần 11 12 14 14 14 6,21 - Hợp tác xã 10 10 10 10 10 0,00 - Doanh nghiệp tư nhân 7 9 10 12 12 14,42 Nguồn: Sở Công thương Quảng Trị Liên kết phát triển logistics miền Trung 34 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Khả năng liên kết với các ngân hàng, bảo hiểm, và các doanh nghiệp trong ngành 3,667 Các dự án hình thành trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây thời gian tới 3,333 Nguồn: Điều tra của nhóm tác giả, 2014 Kết quả điều tra cho thấy có 12 yếu tố được các chuyên gia chỉ ra là có ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Trong 12 yếu tố ảnh hưởng, 3 yếu tố (1) cơ sở hạ tầng giao thông, (2) các chính sách phát triển logistics và (3) lực lượng lao động được các chuyên gia khẳng định có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển dịch vụ logistics. Để tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của 12 yếu tố đến sự phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp, 67 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây đã được yêu cầu điền vào bảng hỏi đánh giá. Các yếu tố được đánh giá theo thang điểm từ 1 - Rất không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Bình thường, 4 - Đồng ý và 5 - Rất đồng ý. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều đồng ý 12 yếu tố các chuyên gia chỉ ra ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Cụ thể, điểm đánh giá bình quân chung của các doanh nghiệp đều xoay quanh mức 4 (đồng ý), đặc biệt các doanh nghiệp đồng ý cao đối với ảnh hưởng của các yếu tố chính sách phát triển logistics (4,33), các dự án hình thành trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây thời gian tới (4,28), yếu tố sự phát triển của khoa học công nghệ (3,57) ảnh hưởng thấp nhất. Dựa vào kết quả điều tra từ các chuyên gia và doanh nghiệp có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông, chính sách phát triển logistics, lực lượng lao động, hội nhập quốc tế. - Cơ sở hạ tầng giao thông: hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là một bộ phận chủ yếu của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế. Hệ thống hạ tầng giao thông phát triển hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về mặt thời Bảng 3. mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế đông - tây Yếu tố điểm bình quân Bình quân Vận tải kho bãi hải quan đóng gói, bốc xếp tư vấn, kiểm định Cơ sở hạ tầng giao thông 3,90 3,47 3,33 4,50 4,73 4,50 Các chính sách phát triển logistics 4,33 4,42 3,80 3,67 4,53 5,00 Lực lượng lao động 3,73 2,70 3,67 4,67 3,67 4,75 Sự phát triển khoa học công nghệ 3,57 3,83 3,33 3,00 3,33 3,25 Đặc điểm về vị trí địa lý 4,06 4,42 3,17 3,17 3,80 4,50 Vốn và khả năng tiếp cận vốn đầu tư 4,07 4,25 4,33 3,83 3,53 4,50 Hội nhập kinh tế quốc tế 4,07 4,31 4,00 3,83 3,87 3,25 Cải cách thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu 3,91 4,44 3,17 3,17 3,33 3,50 Khả năng áp dụng công nghệ thông tin 3,94 3,58 4,67 4,33 4,33 3,50 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp 3,87 4,36 3,17 3,17 3,33 3,50 Khả năng liên kết với các ngân hàng, bảo hiểm và các doanh nghiệp trong ngành 4,03 4,03 3,67 4,67 3,93 4,00 Các dự án hình thành trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây thời gian tới 4,28 4,39 3,33 4,33 4,53 3,75 Nguồn: Điều tra của nhóm tác giả, 2014 Liên kết phát triển logistics miền Trung 35Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng gian, giảm tỷ lệ hàng hư hỏng... Thực tế, chất lượng của các tuyến đường quốc lộ trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình giao nhận hàng, kết nối giữa cửa khẩu, kho bãi, điểm giao nhận hàng, các nhà máy và đáp ứng đơn hàng của các doanh nghiệp. - Chính sách phát triển logistics: logistics đang được cơ quan chức năng các cấp chú ý và quan tâm nhiều hơn. Cụ thể, phát triển logistics đã và đang được quy định từ Điều 233 đến Điều 240 Luật Thương mại 2005, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05.9.2007 quy định chi tiết trong Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, Quyết định 175/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ Việt Nam đến năm 2020 nêu rõ logistics được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Để phát triển mạng lưới giao thông, Thủ tướng đã ra Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 25.01.2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, và gần đây là Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3.7.2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030. Mặc dù các văn bản trên đã bước đầu tạo được cơ sở pháp lý cho hoạt động logistics ở Việt Nam nhưng có thể nói hệ thống văn bản, chính sách để phát triển logistics phù hợp với thực tế hội nhập vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Đây cũng là thực trạng chung đối với phát triển logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. - Lực lượng và chất lượng lao động: được xem là chìa khóa thành công cho bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây cũng không ngoại lệ. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực chuyên về logistics, đặc biệt nhân lực chất lượng cao. - Hội nhập quốc tế: tăng cường hợp tác, mở rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới được xem là cơ hội để chúng ta vươn ra biển lớn nhưng cũng chứa đầy thách thức. Hội nhập quốc tế thúc đẩy lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, lượng hàng hóa lưu chuyển qua cửa khẩu tăng. Các cam kết hội nhập hướng đến việc hàng hóa của các nước giao thương dễ dàng và thuận lợi. Một số hàng hóa hứa hẹn sẽ thâm nhập vào thị trường khi giảm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Đó chính là điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây phát triển. 6. giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế đông - tây Logistics là một loại hình dịch vụ còn khá mới ở Việt Nam nhưng có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của một ngành cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ logistics được xem là tâm điểm của sự phát triển kinh tế thương mại, tuy được coi là nguồn lợi lớn, nhưng để phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây những giải pháp tổng thể cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (hạ tầng giao thông, thông tin...), hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics... là rất quan trọng và cần thiết. Trong khuôn khổ bài viết này, từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi chỉ đưa ra một số giải pháp cụ thể để phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây như sau: - Trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, dịch vụ vận tải là dịch vụ logistics phổ biến và phát triển nhất. Vì thế, hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ có vai trò đặc biệt quan trọng và cần chú trọng phát triển hợp lý. Để phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ cần làm tốt công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng: hệ thống đường sá, cầu cống, nhà ga, bến cảng, cửa khẩu, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển cũng như các trang thiết bị phục vụ giao nhận vận chuyển... Đây là những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động logistics. Tuy nhiên, đầu tư phải mang tính đồng bộ, tiên tiến, tránh trình trạng không tương thích giữa cơ sở hạ tầng và các phương tiện vận chuyển. Đà Nẵng cần phải có những bước đi mang tính đột phá, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển xây dựng các cảng biển, phát triển đường cao tốc, các khu, trung tâm logistics, hệ thống kho hiện đại, trung tâm phân phối. Ngoài phát triển hạ tầng đường bộ, hệ thống đường sông, đường bộ, đường biển, các nhà ga, hệ thống cảng biển, sông, cảng hàng không, kho tàng bến bãi cũng như các trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa, container ở các điểm vận tải giao nhận cũng cần được tập trung phát triển để tạo tính liên kết, nâng cao hiệu quả cho các công ty cung cấp dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Ngoài ra, Liên kết phát triển logistics miền Trung 36 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng phát triển một trung tâm logistics tại Đà Nẵng với những trang bị máy móc, thiết bị hiện đại là cần thiết để thực hiện các hoạt động vận tải đa phương thức, kết nối thuận lợi với cảng biển khu vực và thế giới, thực hiện mọi hoạt động liên quan đến vận tải, phân phối hàng hóa nội địa cũng như quốc tế. Khi có trung tâm logistics, Đà Nẵng có lợi thế trong thu hút các công ty logistics quốc tế như DHL, FEDEX, TNT, Kuehne + Nagel, Sankyu, Schenker, Toll, UPS and Yusen Logistics mở các văn phòng đại diện, qua đó tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội để phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây nói riêng và ở Việt Nam nói chung. - Dịch vụ logistics đang được nhà nước quan tâm chú trọng phát triển và bước đầu đã tạo ra được hành lang pháp lý cơ bản. Tuy nhiên để phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây trong thời gian tới, các văn bản hướng dẫn nên có những điều chỉnh để giảm bớt chi phí, các thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp. Dịch vụ logistics chỉ phát triển hiệu quả trên cơ sở có sự hỗ trợ của luật pháp trong các lĩnh vực liên quan như: luật giao thông, thương mại điện tử, biểu thuế xuất nhập khẩu. Đối với Hành lang kinh tế Đông Tây, mối quan hệ giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan có nhiều chuyển biến đáng kể, do vậy bên cạnh việc tăng cường ngoại giao, hợp tác giao thương, một vấn đề nữa cần quan tâm đó là xây dựng các chính sách, văn bản luật liên quan cho đầu tư thương mại. Cùng với phát triển thương mại điện tử, hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử cần xây dựng trên cơ sở đạo luật thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế nhằm tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam với luật quốc tế. - Hoạt động dịch vụ logistics là một quy trình rất phức tạp và mang tính chuyên môn hóa cao. Vì vậy, muốn ứng dụng và phát triển logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, nhân viên của các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết đầy đủ về logistics cũng như vận hành nhuần nhuyễn các công đoạn của logistics. Vì vậy, đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển logistics ở Việt Nam nói chung và ở trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây nói riêng. Có thể nói rằng, người kinh doanh dịch vụ logistics là kiến trúc sư về giao nhận vận tải, cho nên người hoạt động trong lĩnh vực này phải hội tụ đầy đủ những kiến thức về thương mại, cũng như vấn đề giao nhận quốc tế, thanh toán quốc tế. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển logistics trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để phục vụ yêu cầu đặt ra của ngành và của bản thân doanh nghiệp mình. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực có thể nằm trong chiến lược phát triển hoạt động logistics nói chung. Doanh nghiệp có thể đặt hàng với các cơ sở đào tạo hoặc các trường đại học về số lượng nhân sự cần thiết trong tương lai. Ngoài ra, tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ về tổ chức, điều hành hoạt động của dịch vụ logistics là cần thiết. Nội dung đào tạo cần tập trung vào việc tổ chức vận hành chuỗi dịch vụ logistics và quản lý vận động của chuỗi logistics cũng như các quy định pháp lý liên quan tới hoạt động logistics. n.t.m.h. - t.t.Q. tÀi liỆu tham khẢo 1. Báo cáo từ Cục Thống kê Quảng Trị. 2. Luật Thương mại 2005. 3. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05.9.2007 quy định Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. 4. Quyết định 175/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ Việt Nam đến năm 2020. 5. Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 25.01.2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 6. Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3.7.2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030. 7. Ruth Banomyong và cộng sự. 2007. East - West Economic Corridor Logistics Benchmark Study.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_dich_vu_logistics_tren_hanh_lang_kinh_te_dong_tay.pdf
Tài liệu liên quan