Về hỗ trợ cho các doanh nghiệp nông, lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đối với các DN nông, lâm nghiệp đang tồn
tại và hoạt động thì vấn đề đất đai cho sản xuất,
kinh doanh là rất quan trọng. Do vậy, Tỉnh cần
xây dựng cơ chế, chính sách tích tụ đất đai theo
hướng hỗ trợ các doanh nghiệp thuê đất thực
hiện mở rộng các dự án phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp. Trước mắt, tỉnh Bắc Kạn cần đẩy
mạnh xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách
hỗ trợ các DN được thuê đất để thực hiện các dự
án phát triển chăn nuôi, trồng cây dược liệu, cây
đặc sản, trồng rau, củ quả trên địa bàn tỉnh theo
các đề án.
Tỉnh cần có các cơ chế hỗ trợ như giảm thuế
cho các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp; cơ chế
khuyến khích về vay vốn; cân đối cấp bù lãi suất vay
ngân hàng cho các doanh nghiệp đầu tư mới hoặc
mở rộng quy mô vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp với
công nghệ hiện đại, hay tiến hành liên kết sản xuất
theo chuỗi, phát triển thương hiệu và sản xuất hàng
hóa nông, lâm nghiệp trên quy mô lớn.
Tỉnh cần chỉ đạo tiếp tục sắp xếp, đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông, lâm
trường quốc doanh ở tỉnh.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển doanh nghiệp nông, lâm nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018)
MỤC LỤC
Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 07, tháng 09 năm 2018
Chuyên mục: THÔNG TIN & TRAO ĐỔI
Trần Chí Thiện - Kinh nghiệm và giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng cho miền núi Việt
Nam ............................................................................................................................................................. 2
Trần Thị Kim Anh, Trần Thị Bình An - Chế độ hưu trí - Kinh nghiệm của một số quốc gia và kiến
nghị ............................................................................................................................................................. 7
Lê Ngọc Nƣơng, Đỗ Hoàng Yến - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp tại
thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 12
Chuyên mục: KINH TẾ & QUẢN LÝ
Tống Thị Kim Hoàn, Nguyễn Thị Thúy Linh, Nguyễn Hải Nam - Cải cách thủ tục hành chính lĩnh
vực tài nguyên và môi trường tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh .......................................... 16
Dƣơng Hoài An, Đào Quang Dũng, Đỗ Xuân Luận, Trần Quốc Tuấn - Xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập và chi tiêu của các hộ dân tộc thiểu số tại Tây Bắc: Trường hợp tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái .............................................................................................................................................. 22
Đỗ Anh Tài, Phạm Thị Thanh Mai - Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh những năm gần
đây ............................................................................................................................................................. 28
Nguyễn Thành Luân, Trần Nhật Tân, Hà Văn Thắng, Đỗ Trƣờng Sơn - Các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế hộ gia đình b ng ch ng t điều tra hộ gia đình tại tỉnh Lào Cai................................... 36
Trần Văn Dũng, Ngô Tất Thắng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp tại tỉnh Sơn La ............................................................................................................................... 42
Nguyễn Tiến Long, Lục Mạnh Thiếp - Tăng cường phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ở
tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................................................................. 49
Dƣơng Hoài An, Cù A Gia, Đỗ Xuân Luận, Nông Ngọc Hƣng - Đánh giá hiệu quả của các hộ trồng
mận tam hoa tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai: B ng ch ng t chỉ số Malmquist ...................................... 58
Chuyên mục: QUẢN TRỊ KINH DOANH & MARKETING
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thị Thu Huyền - Phát triển doanh nghiệp nông, lâm nghiệp ở tỉnh Bắc
Kạn ............................................................................................................................................................ 66
Đàm Văn Khanh - Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xe đạp điện của học sinh phổ thông
và sinh viên ............................................................................................................................................... 72
Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hà - Ảnh hưởng của hành vi khách hàng đến việc kiểm soát cảm
xúc của nhân viên – Ảnh hưởng tương tác của chuẩn mực xã hội ........................................................... 78
Chuyên mục: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thanh Trực, Lê Thị Ngọc Anh - Hoạt động giám sát giao dịch trên
thị trường ch ng khoán phái sinh tại Việt Nam ........................................................................................ 82
Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Thông, Lƣơng Ngọc Sơn - Giải pháp và cơ chế chính sách nh m
thu hút vốn đầu tư tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 88
Đinh Thị Vững, Nguyễn Thị Ngân - Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 95
Tạp chí
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Journal of Economics and Business Administration
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
66
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG, LÂM NGHIỆP Ở TỈNH BẮC KẠN
Nguyễn Văn Công1, Nguyễn Thị Thu Huyền2
Tóm tắt
Bắc Kạn là tỉnh miền núi có nhiều lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp. Nhưng kết quả sản xuất nông,
lâm nghiệp còn thấp, năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng chưa cao, phát triển chưa thật sự bền
vững. Một trong những động lực quan trọng để phát triển ngành nông, lâm nghiệp đó chính là các
doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này. Bởi chỉ có doanh nghiệp mới tạo ra được sự liên kết,
mới là “lực kéo” để sản xuất nông, lâm nghiệp ở tỉnh phát triển. Với cách tiếp cận đó, bài viết đã sử
dụng các thông tin, số liệu thứ cấp và kết hợp với khảo sát, phỏng vấn một số chủ doanh nghiệp nông,
lâm nghiệp ở Bắc Kạn để nghiên cứu. ết quả nghiên cứu cho thấy số lượng DN đầu tư vào lĩnh vực
nông, lâm nghiệp ở Bắc Kạn còn ít. Quy mô về vốn, lao động của các DN còn nhỏ, chủ yếu là các DN
thuộc loại nhỏ và siêu nhỏ. Các DN còn gặp những khó khăn như tiếp cận về vốn, thị trường, đất đai....
Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng số lượng và quy mô của loại hình doanh
nghiệp này ở tỉnh Bắc Kạn trong những năm tới.
Từ khóa: Doanh nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, Bắc Kạn, phát triển
DEVELOPMENT OF AGRICULTURAL AND FORESTRY ENTERPRISES
IN BAC KAN PROVINCE
Abstract
Bac Kan is a mountainous province with many advantages in agriculture and forestry development.
However, the results of agricultural and forestry production are still low; productivity, quality and value
added are not high, and the development is unstable. One of the most important forces for agricultural
and forestry development is enterprises operating in this field because only the enterprises can create
the connection, and the pull for the development of agricultural and forestry production in the province.
With this approach, the study used secondary data combined with surveying, and interviewing several
owners of agricultural and forestry enterprises in Bac Kan to research. The results show that the
number of businesses investing in agriculture and forestry sector in the province is still small. The scale
of capital and labor force of enterprises is small and super small. Businesses have to deal with
difficulties such as access to capital, market, and land. For these reasons, the paper proposed solutions
to increase the number and scale of this business type in Bac Kan in the coming years.
Keywords: Enterprises, agricultural, forestry, Bac Kan, development.
1. Đặt vấn đề
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu
dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong thời
gian qua các DN nông, lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn đã góp phần vào sự phát triển kinh
tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao
động. Các DN nông, lâm nghiệp đã và đang là
động lực cho phát triển nông nghiệp và kinh tế
nông thôn của tỉnh. Sự phát triển các DN đã tạo
ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lý các
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa
phương, thúc đẩy khai thác và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
Tuy nhiên, các DN nông, lâm nghiệp ở Bắc Kạn
còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định như:
DN nông, lâm nghiệp nhà nước còn chậm được
đổi mới; số lượng DN tư nhân còn ít, sản xuất
phân tán, thiếu qui hoạch; thu nhập của người lao
động trong DN còn thấp...
Những hạn chế đã kìm hãm sự phát triển các
DN nông lâm nghiệp trên bình diện cả nước nói
chung và ở Bắc Kạn nói riêng là do: (1) Đa số loại
hình DN trong lĩnh vực này thuộc loại hình DN
nhỏ và siêu nhỏ; (2) Các công ty, các nông, lâm
trường thuộc doanh nghiệp nhà nước trước đây đã
không còn phù hợp với cơ chế mới và đang được
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
67
chuyển sang cổ phần hóa theo chủ trương chung
nhưng nhìn chung còn chậm; (3) Đặc thù sản xuất
của các DN nông, lâm nghiệp cần diện tích đất
quy mô đủ lớn để hình thành cánh đồng mẫu lớn,
chăn nuôi tập chung nhưng chính sách tích tụ
ruộng đất, dồn điền đổi thửa triển khai còn lúng
túng, nhiều vấn đề chưa rõ và chưa được hướng
dẫn cụ thể, còn nhiều trở ngại, khó khăn; (4) Sự
hỗ trợ cho DN nông, lâm nghiệp còn thấp, s c
cạnh tranh của DN nông, lâm nghiệp trong nước
yếu so với DN nước ngoài, nhiều doanh nghiệp
chỉ thu gom nông sản thô, kinh doanh mang tính
thời vụ; (5) DN còn khó tiếp cận nguồn vốn cho
đầu tư, quy mô vốn nhỏ và thường gặp nhiều rủi
ro trong kinh doanh; (6) thị trường nông nghiệp
không ổn định, tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực
nông, lâm nghiệp thấp (7) lĩnh vực nông, lâm
nghiệp thường gặp nhiều rủi ro do phụ thuộc
nhiều vào thời tiết, thiên tai trong khi chính sách
bảo hiểm nông nghiệp chưa được quan tâm phát
triển đúng m c [4]. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải
pháp thúc đẩy phát triển DN nông, lâm nghiệp ở
tỉnh Bắc Kạn v a làm phong phú, đa dạng hóa các
loại hình sản xuất kinh doanh, v a phù hợp với xu
thế phát triển mới hiện nay, là một giải pháp quan
trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin: Bài viết sử dụng thông
tin th cấp thông qua số liệu thống kê, các tài
liệu liên quan đến doanh nghiệp nông, lâm
nghiệp t Cục Thuế, Cục thống kê, Ngân hàng
Nhà nước tỉnh Bắc Kạn. Các bài viết, thông tin
về doanh nghiệp nông, lâm nghiệp trên các trang
Website. Ngoài ra, để tìm hiểu những thông tin
định tính về một số khía cạnh liên quan đến các
doanh nghiệp mà các cuộc điều tra chưa phản
ánh hết hoặc khía cạnh có tính chất chuyên sâu
của doanh nghiệp... nhóm tác giả đã tiến hành
phỏng vấn sâu một số chủ DN nông, lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Xử lý, phân tích thông tin: Các phương pháp
phân tích được sử dụng trong nghiên c u bao
gồm: Phương pháp thống kê mô tả, được sử dụng
để đánh giá thực trạng phát triển của các DN trên
địa bàn tỉnh; Phương pháp so sánh để so sánh
quá trình phát triển của doanh nghiệp, đánh giá
kết quả đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nông,
lâm nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Số lượng và quy mô doanh nghiệp nông,
lâm nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là
485.941ha, trong đó diện tích đất nông, lâm
nghiệp và thủy sản là 459.590,82 ha, chiếm
94,57% diện tích tự nhiên. Sản xuất nông, lâm
nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân
10,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015. Bước đầu đã
hình thành và phát triển một số vùng sản xuất
cây trồng được coi là cây kinh tế mũi nhọn mang
lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân như:
Vùng trồng cây cam, quýt ở các huyện Bạch
Thông, Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới với tổng diện
tích trên 2.400 ha, năng suất trung bình
83,6tạ/ha, sản lượng 10.880 tấn. Vùng trồng cây
hồng không hạt ở các huyện Ba Bể, Chợ Đồn,
Ngân Sơn, tổng diện tích trên 800 ha, năng suất
trung bình 48tạ/ha, sản lượng 1.200 tấn. Vùng
trồng cây thuốc lá tại các huyện Ngân Sơn, Bạch
Thông, Chợ Mới, diện tích bình quân trên
1.100ha, năng suất trên 18 tạ/ha. T năm 2011-
2016, tỉnh Bắc Kạn đã trồng r ng được 61.635
ha (trung bình mỗi năm trồng được 10.272 ha)
[3]. Đây là tiềm năng lớn để thu hút sự phát triển
doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia phát triển sản
xuất, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp.
Tính đến 4/2018, Bắc Kạn có trên 1.100
doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh, trong đó
có gần 900 DN hoạt động [5] nhưng chỉ có 90 DN
đang hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp,
trong đó có 4 DN nhà nước, 86 DN ngoài quốc
doanh [2]. Hiện nay, các DN nhà nước đang tiến
hành cổ phần hóa, để trở thành Công ty trách
nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc trở thành công
ty cổ phần với 100% vốn của tư nhân. Phần lớn
các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đều mới được
thành lập khi Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu
lực. Số lượng DN thành lập mới liên tục gia tăng
t 69 DN năm 2015 tăng lên 73 DN năm 2016 và
đến hết năm 2018 là 90 DN. Tốc độ tăng trưởng
hàng năm của DN nông nghiệp tương đối cao, ở
m c 14,54%. Việc gia tăng về số lượng DN nông,
lâm nghiệp trên địa bàn thời gian qua là do tỉnh
Bắc Kạn đã chú trọng triển khai các biện pháp thu
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
68
hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, đặc
biệt vào lĩnh vực sản xuất chè, mơ, g ng đây là
lĩnh vực thu hút được nguồn nguyên liệu và lao
động tại địa phương, có tốc độ quay vòng vốn
nhanh và lợi nhuận thu được khá cao.
Về địa bàn và lĩnh vực hoạt động: Xét về
khu vực phân bổ có tới 80 DN tập trung ở thành
phố, chiếm 88,89%, chỉ có 22,21% DN đóng tại
các vùng nông thôn.
Xét về lĩnh vực hoạt động, trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn phần lớn DN nông, lâm nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực lâm nghiệp chiếm 37,8%
năm. Số lượng DN chăn nuôi chiếm 24,4%; doanh
nghiệp thủy sản là 21,1% và trồng trọt là 16,7%.
Về quy mô vốn và lao động: Nhìn chung
quy mô vốn của các doanh nghiệp vẫn ở m c
v a và nhỏ, chủ yếu là các DN có số vốn đăng ký
dưới 10 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 84,3%).
Về lao động, phần lớn số lượng lao động
trong doanh nghiệp ít, chỉ dưới 10 lao động.
Biểu đồ 01. Quy mô lao động trong doanh nghiệp nông, lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2018
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn
Trong số 90 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp
đang hoạt động có 30 doanh nghiệp có quy mô
dưới 5 lao động (siêu nhỏ), số doanh nghiệp có
t 20-100 lao động là 15; chỉ có 5 doanh nghiệp
có trên 100 lao động (chiếm 5,6%).
3.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nông, lâm nghiệp tỉnh Bắc ạn
Năm 2018 có 61 DN kinh doanh có lãi,
chiếm 67,78%, [1] trong đó DN quy mô nhỏ và
siêu nhỏ chiếm tỷ trong chủ yếu. Các DN kinh
doanh có lãi thể hiện sự chuyển biến tích cực của
nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
Bên cạnh đó, số DN hoạt động có lãi ở m c chưa
cao, điều này cho thấy hoạt động sản xuất nông
nghiệp của các DN đang gặp nhiều khó khăn và
cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của chính
quyền địa phương.
Bảng 01: Giá trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông, lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn
ĐVT: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị sản xuất kinh doanh 414 428,8 467,3
Lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp 2,8 3,2 2,9
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn
Về thu nhập: Thu nhập của người lao động
trong DN nông, lâm nghiệp siêu nhỏ bình quân
đạt 3,3 triệu đồng/tháng, chỉ b ng 87,5% so với
bình quân chung toàn ngành. Lao động ở các DN
quy mô nhỏ, thu nhập bình quân của người lao
động là 4,8 triệu đồng/tháng và DN quy mô v a
là 5,4 triệu đồng/tháng. Nhìn chung m c thu
nhập bình quân của người lao động tại các DN
nông, lâm nghiệp ở Bắc Kạn còn thấp.
30
27
13
7 8 5
0
5
10
15
20
25
30
35
Dưới 5 lao
động
T 5-10
lao động
Trên 10 -
20 lao
động
T 20-50
lao động
T 50 đến
100 lao
động
Trên 100
lao động
Số DN
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
69
Biểu đồ 02. Thu nhập bình quân của lao động tại các doanh nghiệp
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn
3.1.3. ng dụng khoa học - công nghệ của các
doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Bắc ạn
Với mục đích nh m hỗ trợ các doanh nghiệp
v a và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn
tỉnh mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất sản
phẩm mà tỉnh có lợi thế. Trong giai đoạn 2015-
2017, Bắc Kạn đã thực hiện 21 đề án hỗ trợ công
nghệ cho 21 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, với
tổng kinh phí khoảng 11 tỷ đồng. Các đề án về
cơ bản đã kịp thời khuyến khích, hỗ trợ các DN
nông, lâm nghiệp nâng cao năng lực quản lý, hợp
lý hóa và mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và
ng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hỗ trợ tìm
kiếm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực sản
xuất, chất lượng sản phẩm, giúp DN phát triển
bền vững và t ng bước tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế [3]. Điển hình như Công ty CP sản xuất
nông sản Hòa Anh sản xuất tinh bột nghệ đã
trang bị các máy thu hoạch nghệ, xây dựng hệ
thống kiểm soát chất lượng sản phẩm; Công ty
cổ phần đầu tư Govina chuyên sản xuất chế biến
gỗ dán, ván ép đã đầu tư sử dụng công nghệ hiện
đại, tự động hóa t khâu đầu vào nguyên liệu đến
khâu hoàn thiện sản phẩm, tận dụng được toàn
bộ các phần thân, cành của cây đã góp phần giảm
chi phí cho doanh nghiệp và không gây ô nhiễm
môi trường. Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất
ra đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có đủ s c
cạnh tranh tại các thị trường khó tính như Mỹ,
Hàn Quốc.
3.2. Một số vấn đề hó hăn của oanh nghiệp
nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn
Thời gian qua, với chủ trương khuyến khích
của tỉnh đối với phát triển nông, lâm nghiệp,
nông thôn, nhiều DN thuộc các thành phần kinh
tế đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở Bắc
Kạn, bước đầu đã ghi nhận nhiều kết quả quan
trọng. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, số lượng DN
đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nông thôn
còn rất khiêm tốn. Tính chung cả tỉnh chỉ có
khoảng 10% số DN đầu tư vào nông, lâm nghiệp.
Doanh nghiệp nông, lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn
còn gặp những khó khăn trong quá trình phát
triển như sau:
3.2.1. Sự hỗ trợ của chính quyền chưa đủ mạnh
Việc ban hành chính sách thu hút DN đầu
tư vào nông, lâm nghiệp, kể cả nông nghiệp công
nghệ cao của tỉnh còn hạn chế. Quy mô vốn hỗ
trợ t các chương trình khuyến công khá thấp so
với nhu cầu đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Tổng
kinh phí hỗ trợ t chương trình khuyến công chỉ
chiếm chưa đến 8% tổng kinh phí của các dự án
nông nghiệp của doanh nghiệp tính đến hết 2018.
3.2.2. Tiếp cận nguồn lực đất đai còn khó khăn
Các doanh nghiệp có khó khăn về đất đai
vẫn chiếm một tỷ lệ lớn mặc dù đã có nhiều
chính sách cũng như giải pháp được chính quyền
địa phương đưa ra. Về diện tích đất đai mà các
doanh nghiệp sử dụng có diện tích tương đối
nhỏ, tỷ lệ đất đai tự có của các chủ sở hữu vẫn ở
m c lớn. Một số quy định như hạn chế sự
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là chuyển
đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác;
hoặc không cho xây dựng các công trình kiên cố
trên đất nông nghiệp; thời hạn sử dụng đất không
quá 50 năm ... Các DN đều có nhu cầu thuê mặt
b ng sản xuất kinh doanh nhưng còn nhiều trở
ngại. Tính trung bình, một DN phải chờ tới 6 -7
tháng để có được mặt b ng sản xuất kinh doanh.
3.2.3 Tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế
Về vốn, nhiều DN chưa thể tiếp cận được
với nguồn tín dụng ưu đãi theo chính sách tín
3.1
3.3 3.3
3.9
4.4
4.8
4.5
4.9
5.4
0
1
2
3
4
5
6
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp v a
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
70
dụng phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp.
Nguyên nhân là do thủ tục còn ph c tạp, một số
quy định chưa phù hợp với thực tế, ngân sách địa
phương không có khả năng bố trí nhiều để thực
hiện những chính sách này... Trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn mới có 69 DN được hưởng các ưu đãi
về lãi suất vay vốn chiếm tỷ lệ 76,67%. Ngoài ra,
các thủ tục để hưởng ưu đãi còn rườm ra, mất
nhiều thời gian.
Bảng 02: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nông nghiệp năm 2018
Chỉ tiêu Số lƣợng
(doanh nghiệp)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp 90 100,00
Số doanh nghiệp không được vay vốn ưu đãi 21 32,33
Số doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi, trong đó: 69 76,67
- Số doanh nghiệp được hưởng lãi suất vay ưu đãi 7%/ năm
trở xuống 35 50,72
- Số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi t 7% - 10%/ năm 34 49,28
Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) 235
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Kạn
3.2.4 Hạn chế về nguồn nhân lực
Nhìn chung lao động trong các DN nông,
lâm nghiệp ở Bắc Kạn hiện nay vẫn thiếu tính
chuyên nghiệp, nhiều DN sử dụng phần lớn là
lao động của gia đình. Trong các DN này, sự
kiêm nhiệm các ch c danh, vị trí lao động là phổ
biến, điều đó dẫn tới tình trạng số lượng DN thì
nhiều mà số lao động sử dụng lại chưa cao và
quy mô lao động ít. Ở những DN quy mô v a thì
lao động có tay nghề chuyên môn cao cũng còn
rất ít, đa phần sử dụng lao động tại địa phương
làm việc theo kiểu truyền thống do đó chất lượng
công việc còn thấp.
3.2.5 Hạn chế trong việc tiếp cận thị trường
Qua điều tra khảo sát và phỏng vấn một số
chủ doanh nghiệp thì thị trường tiêu thụ của các
DN nông, lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn vẫn chủ yếu
là trong nước. Đầu ra cho một số sản phẩm nông
sản chủ đạo như cam, quýt, rong giềng, g ng,
miến rong, chỉ d ng lại ở các sản phẩm truyền
thống, ít doanh nghiệp đầu tư mở rộng ra các
hình th c sản phẩm chế biến khác. Nguyên nhân
là do vị trí địa lý và giao thông không thuận lợi,
việc tiêu thụ còn nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, một số DN
sản xuất chưa chủ động được nguồn nguyên liệu
đầu vào, nên khi có biến động giá cả thường ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Vấn đề liên kết giữa các
doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nông
dân cũng còn nhiều hạn chế, chưa khai thác triệt
để nguồn nguyên liệu trong dân cư.
3.3. Giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp
nông, lâm nghiệp ở Bắc ạn
3.3.1. Về phát triển số lượng doanh nghiệp nông,
lâm nghiệp
Để thu hút và phát triển DN, tỉnh cần tiếp
tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt
giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần
thiết, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh
trong nông nghiệp. Tỉnh cần có giải pháp hỗ trợ
tối đa cho DN, như triển khai cơ chế một cửa liên
thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thực
hiện rút ngắn thời gian cấp giấy ch ng nhận đăng
ký doanh nghiệp; cải tiến quá trình, hồ sơ, thủ
tục nộp thuế theo quy định, cấp mã số thuế cho
doanh nghiệp, công khai cơ sở dữ liệu về hoàn
thuế... đối với các doanh nghiệp đăng ký và kinh
doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Tỉnh cần có chính sách ưu tiên, khuyến
khích, thu hút đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp
hiện đại có chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tiếp cận tài chính, tín dụng, có
chính sách thuế khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư gắn với công nghệ cao trong phát triển nông,
lâm nghiệp. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở
hạ tầng nông thôn nh m tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
71
Ngoài ra, Tỉnh cần tổ ch c nhiều cuộc đối
thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các nhà đầu tư, DN
nói chung, DN nông, lâm nghiệp nói riêng. Qua
đó tìm hiểu, nắm bắt được những khó khăn, bất
cập trong quá trình phát triển sản xuất, kinh
doanh t đó giải quyết nhanh chóng những
vướng mắc phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho các DN triển khai sản xuất kinh doanh, hạn
chế việc giải thể, phá sản của doanh nghiệp.
3.3.2. Về hỗ trợ cho các doanh nghiệp nông, lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đối với các DN nông, lâm nghiệp đang tồn
tại và hoạt động thì vấn đề đất đai cho sản xuất,
kinh doanh là rất quan trọng. Do vậy, Tỉnh cần
xây dựng cơ chế, chính sách tích tụ đất đai theo
hướng hỗ trợ các doanh nghiệp thuê đất thực
hiện mở rộng các dự án phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp. Trước mắt, tỉnh Bắc Kạn cần đẩy
mạnh xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách
hỗ trợ các DN được thuê đất để thực hiện các dự
án phát triển chăn nuôi, trồng cây dược liệu, cây
đặc sản, trồng rau, củ quả trên địa bàn tỉnh theo
các đề án.
Tỉnh cần có các cơ chế hỗ trợ như giảm thuế
cho các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp; cơ chế
khuyến khích về vay vốn; cân đối cấp bù lãi suất vay
ngân hàng cho các doanh nghiệp đầu tư mới hoặc
mở rộng quy mô vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp với
công nghệ hiện đại, hay tiến hành liên kết sản xuất
theo chuỗi, phát triển thương hiệu và sản xuất hàng
hóa nông, lâm nghiệp trên quy mô lớn.
Tỉnh cần chỉ đạo tiếp tục sắp xếp, đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông, lâm
trường quốc doanh ở tỉnh.
4. Kết luận
Trong những năm qua, sự gia tăng về số
lượng DN nông, lâm nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn đã
đóng góp vào sự phát triển KT-XH của tỉnh, giải
quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên,
sự phát triển của DN nông, lâm nghiệp ở Bắc
Kạn cũng còn nhiều hạn chế như tỷ lệ doanh
nghiệp nông, lâm nghiệp còn thấp, đa số DN
thuộc loại nhỏ và siêu nhỏ, chất lượng nguồn
nhân lực thấp, quy mô về vốn của các DN còn
nhỏ, công nghệ sử dụng nhìn chung chưa cao. Sự
hỗ trợ của chính quyền địa phương với các DN
còn yếu,... Do đó, để tăng nhanh số lượng DN
nông, lâm nghiệp ở tỉnh cũng như đảm bảo sự
phát triển bền vững của các doanh nghiệp, ngoài
nỗ lực của các DN, cần sự giúp s c nhiều hơn t
chính quyền tỉnh để các DN có điều kiện phát
triển nhanh và bền vững, t đó khai thác và phát
huy hết tiềm năng lớn của ngành nông, lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn. (2015 - 2018). Báo cáo tổng hợp các năm từ năm 2015-2018.
[2]. Cục thống kê Bắc Kạn. (2007). Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn. NXB Thống kê.
[3]. Nguyễn Nga. (30/08/2017). Bắc Kạn hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã thuê đất thực hiện các dự án
phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, trồng cây dược liệu. Truy cập ngày 25/12/2018, t
tc-76f820883db58914.aspx
[4]. Nguyễn Thị Dương Nga. (28/08/2017). Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam. Truy cập
ngày 22/12/2018, t
nghiep-o-viet-nam-128583.html
[5]. Lê Trang. (04/04/2018). Đẩy mạnh hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Truy cập ngày 25/12/2018,
t
5576119/
Thông tin tác giả:
1. Nguyễn Văn Công
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Địa chỉ email: nvcongkt@tueba.edu.vn
2. Nguyễn Thị Thu Huyền
- Đơn vị công tác: Chi cục Thuế tỉnh Bắc Kạn
Ngày nhận bài: 18/09/2018
Ngày nhận bản sửa: 26/09/2018
Ngày duyệt đăng: 28/09/2018
Journal of Economics and Business
Administration - TUEBA
100
TABLE OF CONTENTS
ISSN: 2525 – 2569 No. 7, 2018
Tran Chi Thien - Experience and solutions to sustainable community based tourism for the
mountainous regions of Viet Nam .............................................................................................................. 2
Tran Thi Kim Anh, Tran Thi Binh An - The retirement insurance – Experience of some countries and
recommendations ........................................................................................................................................ 7
Le Ngoc Nƣơng, Đo Hoang Yen - Factors affecting the development of industrial enterprises in Pho
Yen town, Thai Nguyên province ............................................................................................................. 12
Tong Thi Kim Hoan, Nguyen Thi Thuy Linh, Nguyen Hai Nam - The reform of adiministrative
procedures in natural resources and environment sector at the Bac Ninh public administration center ... 16
Dƣơng Hoai An, Đao Quang Dung, Đo Xuan Luan, Tran Quoc Tuan - Determinants of household
income and consumption in the north west of Vietnam: The case of ethnic minority households in Luc
Yen district, Yen Bai province .................................................................................................................. 22
Đo Anh Tai, Phạm Thi Thanh Mai - Situation of agricultural development in Bac Ninh province in
recent years ............................................................................................................................................... 28
Nguyen Thanh Luan, Tran Nhat Tan, Ha Van Thang, Đo Truong Son - Determinants of economic
development of households: Evidence from household survey in districts of Lao Cai province ............ 36
Tran Van Dung, Ngo Tat Thang - Enhancing management of public investment in agriculture and
forestry sector in Son La province ............................................................................................................ 42
Nguyen Tien Long, Luc Manh Thiep - Strengthening prevention and fight against smuggling and trade
fraud in Bac Kan province ........................................................................................................................ 49
Duong Hoai An, Cu A Gia, Đo Xuan Luan, Nong Ngoc Hung - Assessing the efficiency of Tam hoa
plum growers in Bac Ha district, Lao Cai province: Evidence from malmquist indices .......................... 58
Nguyen Van Cong,
Nguyen Thi Thu Huyen - Development of agricultural and forestry enterprises in
Bac Kan province ...................................................................................................................................... 66
Đam Van Khanh - Factors affecting the behavior of high school and undergraduate students on
consumption of electric bicycle ................................................................................................................ 72
Pham Van Hanh, Nguyen Thi Thu Ha - The effects of customers‟ attitudes and behaviors on
employees‟ emotions at service firms in Thai Nguyen city ...................................................................... 78
Nguyen Thi Minh Chau, Nguyen Thanh Truc, Le Thi Ngoc Anh - Transaction monitoring activities
on the derivatives market in Vietnam ....................................................................................................... 82
Nguyen Thanh Minh, Nguyen Van Thong, Luong Ngoc Son - Solutions and mechanism, policy
recomendation to attract investment capital in Sa Pa district of Lao Cai province .................................. 88
Đinh Thi Vung, Nguyen Thi Ngan - The influence of investment environment on attracting foreign
direct investment into Thai Nguyen province .......................................................................................... 95
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_doanh_nghiep_nong_lam_nghiep_o_tinh_bac_kan.pdf