Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

Quảng cáo trên truyền hình là một phương tiện rất hữu hiệu nhất là đối với những sản phẩm du lịch hiện nay. Tuy nhiên, quảng cáo trên tryền hình thường có chi phí rất cao. Chính vì vậy, không nên quảng bá du lịch Cát Bà ở chuyên mục quảng cáo mà nên đưa vào những chương trình có nội dung liên quan đến du lịch như: S-Việt Nam, VTVTRIP của VTV1, Việt Nam - Đất nước - Con người của VTV2. Đây tuy không phải là các chương trình quảng cáo du lịch nhưng lại có tính chất của một chương trình giới thiệu về nét đẹp thiên nhiên, ẩm thực, lịch sử, văn hóa đặc trưng của các vùng miền trên dải đất hình chữ S - một dạng quảng cáo ẩn. Được phát trên khung giờ vàng của VTV (20h05 trên VTV1 từ thứ Ba đến Chủ nhật) chương trình S-Việt Nam đang được khán giả đón nhận rất tích cực. Chúng ta hoàn toàn có thể cộng tác với các chương trình này, xây dựng một bộ phim giới thiệu về huyện đảo Cát Hải (khoảng từ 10 đến 20 phút). Đây là các chương trình mang tính chất miễn phí, do đó, phải xây dựng nội dung thật đặc sắc, kịch bản thật hấp dẫn để đề xuất lên chương trình. Quảng bá du lịch qua internet đang là giải pháp hiện đại và hiệu quả nhất. Hiện tại, nội dung về du lịch Cát Bà du khách có thể xem tại tuy nhiên, những thông tin trên website này còn chưa thực sự phong phú, không được cập nhật liên tục, liên kết website còn ít Do đó cần đầu tư hơn nữa cho giao diện các website, đồng thời các thông tin cần phải được cập nhật liên tục để đáp ứng nhu cầu của du khách. Ngoài ra, hiện nay các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube, đang rất được ưa chuộng trong giới trẻ, đây cũng là một kênh quảng cáo nhanh và hiệu quả nên sử dụng. Việc tổ chức các sự kiện, các chương trình liên hoan chào mừng, cũng là một cách thức quảng bá rất hiệu quả. Đây không chỉ là cơ hội thu hút khách du lịch mà còn là cơ hội tốt để thu hút các nhà đầu tư đến với huyện đảo Cát Hải. Thành phố Hải Phòng và huyện đảo Cát Hải cũng cần chủ động tận dụng thời cơ để tham gia vào các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch trong và ngoài nước để có cơ hội tuyên truyền, quảng bá về những sản phẩm đặc trưng của Cát Bà. Hoặc thành phố có thể tổ chức các hội thảo về du lịch Cát Bà với chủ đề như sau: “Cát Bà - Đảo Ngọc vùng Đông Bắc” hoặc “Cát Bà - Du lịch xanh”.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
95Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐỖ TRẦN PHƯƠNG* Tóm tắt Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch không chỉ hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách về khám phá, thẩm nhận những giá trị văn hóa vật thể cũng như cảnh quan thiên nhiên, mà còn quan tâm đến tác động của du lịch đến cộng đồng và tài nguyên môi trường. Huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài viết này tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Hải từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, phát triển du lịch, huyện Cát Hải Abstract Community-based tourism is a type of tourism that not only aims to satisfy the needs of travelers in terms of discovering and recognizing tangible cultural values as well as natural landscapes, but also takes care of impact of tourism to the community and environmental resources. Moreover, comunity-based tourism is used as a tool for local communities to manage tourism resources, participate in tourism development planning, preserving cultural values and developing themselves. Cat Hai island district, Hai Phong city has a lot of potential to develop this type of tourism. This article focuses on analyzing the potential and the real situation of tourism activities in Cat Hai, thereby offering some solutions to develop community-based tourism there. Keywords: Community-based tourism, tourism development, Cat Hai island district 1. Du lịch cộng đồng 1.1. Khái niệm Hiện nay, có nhiều khái niệm về du lịch cộng đồng (DLCĐ). Các khái niệm này được sử dụng khá linh hoạt tùy thuộc mục đích, địa điểm nghiên cứu của từng tác giả. Theo nhà nghiên cứu Nicole Hauseler và Wolfgang Strasdas: “DLCĐ là một loại hình du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” [2, tr.149]. Cộng đồng bản địa có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Họ không phải là người đi làm thuê mà tự đứng ra tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch sẽ ở lại với cộng đồng. Báo cáo của APEC về đặc điểm của DLCĐ đưa ra cách hiểu: DLCĐ là mội loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên [1, tr.9]. Quan điểm về DLCĐ của APEC nhấn mạnh góc độ phát triển du lịch phải theo hướng du lịch bền vững. Phát triển du lịch không chỉ hướng tới đạt được những mục đích kinh tế mà còn phải đạt được những mục tiêu về văn hóa và môi trường.* ThS, Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 32 (Tháng 6 - 2020)96 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Tại Việt Nam, các tổ chức và các học giả cũng đưa ra nhiều khái niệm về DLCĐ khác nhau. Trong Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng của Viện Nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, DLCĐ được hiểu là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa) [5, tr.3]. Khái niệm này đề cao sự hiểu biết về văn hóa một cách sinh động của cộng đồng địa phương trong việc truyền tải giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đến với du khách. Không gì tốt hơn là chính người dân địa phương giới thiệu, trao truyền những giá trị văn hóa của chính cộng đồng họ đến với du khách. Điều này sẽ giúp du khách được trải nghiệm những giá trị văn hóa một cách sinh động nhất. Hiện nay, DLCĐ có nhiều tên gọi khác nhau như: Community - Based Tourism (Du lịch dựa vào cộng đồng); Community - Development in Tourism (Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch); Community - Based Ecotourism (Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng); Community - Participation in Tourism (Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng); Community - Based Mountain Tourism (Phát triển du lịch núi dựa vào cộng đồng) Tuy có nhiều khái niệm cũng như nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nhìn chung, DLCĐ có các đặc trưng cơ bản như sau: - DLCĐ dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. - DLCĐ thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức, trải nghiệm cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định. - Cộng đồng địa phương tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định thực thi và điều hành hoạt động du lịch. - Cộng đồng dân cư, các đối tác liên quan, du khách có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa và thiên nhiên địa phương. - Các thành viên của cộng đồng được chia sẻ lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch. DLCĐ góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức về thế giới bên ngoài cho cộng đồng địa phương. - Các sản phẩm, dịch vụ - du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa địa phương. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi không chỉ tiếp cận DLCĐ dưới góc độ là một loại hình, mô hình mà còn ở khía cạnh rộng hơn, đó là mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch tại địa phương (cụ thể là ở thị trấn Cát Bà và làng chài Việt Hải) để tìm hiểu cộng đồng dân cư nơi đây tham gia vào hoạt động du lịch như thế nào và thu được lợi ích gì từ hoạt động du lịch. 1.2. Những thành phần cơ bản tham gia du lịch cộng đồng * Cộng đồng dân cư địa phương: Cộng đồng dân cư có nhiệm vụ tổ chức mô hình DLCĐ tại địa phương. Họ là trọng tâm của phát triển DLCĐ. Không có yếu tố này thì không thể phân biệt được DLCĐ với các loại hình du lịch khác. Cộng đồng dân cư làm chủ nguồn tài nguyên du lịch và trực tiếp phục vụ du khách. Lối sống của mỗi cộng đồng chính là những trải nghiệm mà du khách sẽ có được. Mặc dù các cộng đồng đều thân thiện và cởi mở với khách du lịch nhưng không có kỹ năng và thiếu kiến thức chính là điểm yếu kém và bất lợi lâu dài của những cộng đồng này. * Công ty lữ hành: Nhiệm vụ chính là đưa khách đến với các điểm DLCĐ. Các công ty này có khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn nhiều so với cộng đồng dân cư địa phương. Họ am hiểu về khách hàng và có các kênh tiếp thị hiệu quả. Họ có thể không chỉ tham gia vào quá trình hoạt động mà còn có thể có mặt ở khâu sớm hơn như quá trình chuẩn bị và quy hoạch nhằm thiết kế và phát triển sản phẩm du lịch có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bỏ qua sự tham gia của thành phần này có thể cản trở tính khả thi về mặt kinh tế của mô hình DLCĐ. Để mối quan hệ giữa công ty lữ hành và cộng đồng địa phương kinh doanh du lịch có thể phát triển bền vững, hai bên cũng cần hoạt động trên cơ sở minh bạch, theo những điều khoản, hợp đồng kinh tế, tránh làm ăn theo lối thoả thuận miệng. * Khách du lịch: Là người có mong muốn được tìm hiểu mô hình DLCĐ tại địa phương. Theo nghiên cứu, khách du lịch tham gia tour DLCĐ thường mang các đặc điểm sau: quan tâm và tôn trọng các giá trị tự nhiên, lịch sử và văn hóa của các điểm tham quan; quan tâm đến tác 97Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA động của du lịch đối với môi trường và các giá trị văn hóa truyền thống; ưa thích tìm kiếm những giá trị chân thực trong cuộc sống của người dân địa phương như ẩm thực, trang phục, nếp sinh hoạt, các loại hình biểu diễn truyền thống; có học vấn và thu nhập tương đối cao. * Các công ty vận tải: Là đơn vị vận chuyển khách đến địa phương - thường các công ty vận tải này có quan hệ mật thiết với các công ty lữ hành hoặc người điều hành du lịch. Các công ty vận tải, ngoài phương tiện hiện đại còn phối kết hợp với người dân địa phương để có thể đưa những phương tiện vận chuyển truyền thống của địa phương vào kinh doanh du lịch tạo ra những sản phẩm đặc thù trong vận chuyển khách du lịch mang lại ấn tượng tích cực cho du khách. * Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành ở mỗi điểm nhất định. Chính quyền thuộc các cấp khác nhau đảm bảo cho mô hình DLCĐ tại địa phương hoạt động hiệu quả nhất, chẳng hạn như đề ra các chính sách, hỗ trợ hạ tầng, cấp giấy phép cho khách nước ngoài Chính quyền địa phương đóng vai trò quyết định nhất trong sự phát triển DLCĐ, bởi không có những đường lối, chính sách đúng đắn và sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương thì không thể phát triển DLCĐ theo đúng những nguyên tắc tốt đẹp mà loại hình du lịch này đề ra. * Cơ sở đào tạo: Các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ đào tạo đến những đối tượng khác nhau trong mô hình DLCĐ. Các lĩnh vực đào tạo có thể là đào tạo kỹ năng vận hành du lịch, đào tạo kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý, đào tạo ngoại ngữ Cơ sở đào tạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển DLCĐ, vì xét cho cùng, bản chất của du lịch là kinh doanh dịch vụ, mà đại đa số dịch vụ du lịch đều liên quan đến sự phục vụ của những con người tác nghiệp cụ thể. Bởi vậy, chỉ khi nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực thì chúng ta mới có thể nâng cao được chất lượng dịch vụ trong DLCĐ. * Doanh nghiệp: Là các đơn vị tham gia vào phát triển các dịch vụ tại địa phương như sản xuất hàng thủ công, hướng dẫn khách du lịch. Đây cũng có thể là các doanh nghiệp không nằm ở địa phương nhưng liên kết với ban quản lý DLCĐ địa phương để cùng phát triển DLCĐ và phân chia lợi nhuận. Quy mô phát triển DLCĐ thường không lớn nên rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp khởi nghiệp với những số vốn vừa phải. * Các tổ chức hỗ trợ phát triển: Các tổ chức hỗ trợ phát triển có thể là các tổ chức phi chính phủ trong hoặc ngoài nước. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế thường xuyên hỗ trợ về mặt chuyên môn và một phần nhỏ về mặt tài chính. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững. Các cơ quan tài trợ tham gia hỗ trợ nguồn vốn xây dựng các mô hình tại địa phương 2. Tiềm năng du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải Được thành lập từ năm 1977, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng gồm đảo Cát Hải và Cát Bà với diện tích tự nhiên toàn huyện là 345km2, trong đó đảo Cát Hải có diện tích gần 40 km2 và đảo Cát Bà hơn 300 km2. Biển Cát Hải có gần 200 loài cá, gần 600 loài động vật biển, 75 loài thực vật phù du, hàng trăm loài động vật phù du, 27 loại rừng ngập mặn... Nơi đây có nhiều vụng, vịnh với dải cát vàng, những quần thể san hô muôn màu sắc là những tài nguyên du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Các xã được lựa chọn để phát triển DLCĐ trên đảo như Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào, Gia Luận, Việt Hải là những điểm du lịch cách trung tâm thị trấn từ 10 - 15km có đầy đủ các yếu tố tiềm năng của du lịch sinh thái cộng đồng với các nghề chủ yếu là trồng lúa nước, trồng rau xanh để cung cấp cho đảo, các loại cây nhiệt đới như na, hồng, cam, chuối,... và các nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong lấy mật, khai thác đánh bắt thủy hải sản. Tập hợp dân cư ở các xã này tương đối nhỏ, thường có từ 70 - 90 hộ được bố trí xen kẽ các khu vực đồi, rừng, thung lũng tạo nên cảnh quan đẹp. Môi trường thiên nhiên ở đây khá hoang sơ, trong lành, không bị ảnh hưởng bởi tác hại của các ngành sản xuất độc hại cũng như khí thải của các khu công nghiệp. Đến các xã này, du khách dễ dàng tiếp cận với các điểm tham quan thuộc Vườn quốc gia như hang Quân Y, động Trung Trang, hang Giếng Tiên Các điểm này cũng là những nơi rất gần để tổ chức cho du khách xuống thuyền thăm vịnh Lan Hạ, trải nghiệm chèo thuyền kayak hoặc tắm trên Số 32 (Tháng 6 - 2020)98 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA các bãi nhỏ của đảo. An ninh xã hội tại các xã tương đối tốt do tập hợp dân cư nhỏ lại sống trong các vùng đồi, thung lũng trong rừng nên vấn đề an ninh được thiết lập bằng sự cố kết trong cộng đồng, không có các tệ nạn như ma túy, trộm cắp, cướp giật Các đặc sản chủ yếu là sản vật được khai thác hoặc nuôi trồng tại chỗ dựa trên điều kiện tự nhiên của rừng và biển như các loại hải sản (tôm, ngao, sò, tu hài), cam Gia Luận, mật ong hoa rừng, rau xanh các loại và đặc biệt là giống gà Liên Minh, một loại gia cầm quý đã được đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển. Với những điều kiện kể trên cùng với yếu tố địa lý nằm trong khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, các điểm này có đầy đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động DLCĐ góp phần làm phong phú các loại hình sản phẩm du lịch trên đảo, giảm thiểu tính thời vụ và cân bằng lượng khách giữa khu vực trung tâm với các xã vùng xa. 3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải 3.1. Lượng khách du lịch và doanh thu Những năm vừa qua, huyện đảo Cát Hải đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để nâng dần tỷ trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế chung của huyện. Trong đó, định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng là một trong những mục tiêu chính của các hướng sản phẩm được khai thác tại đây. Số lượng khách du lịch đến Cát Hải tăng tương đối đều qua các năm, trong đó số lượng khách nội địa chiếm tỷ trọng chủ yếu. Khảo sát cho thấy, lượng khách du lịch đến Cát Hải thường tập trung nhiều vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm, là mùa cao điểm của du lịch nghỉ dưỡng biển. Vào mùa này, thời tiết và khí hậu tại Cát Hải phù hợp cho những kỳ nghỉ hè của du khách. Tuy nhiên, mùa hè lại là mùa nhiều bão nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố vận chuyển đường thủy nói riêng, hoạt động du lịch nói chung. Từ trung tâm thị trấn Cát Bà phải di chuyển bằng phà, tàu hoặc đi xuyên Vườn quốc gia du khách mới tiếp cận được với các xã đảo, nên thời gian lưu trú của khách du lịch tại các xã ít nhất là hai tiếng buổi trưa, dài nhất là hai ngày. Du khách có thể tự do tham quan tìm hiểu đời sống của người dân địa phương cũng như tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các xã vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của du khách. Chính vì vậy, vào mùa cao điểm, du khách thường lựa chọn tham quan một ngày và nghỉ qua đêm tại trung tâm Cát Bà. Thực tế, du lịch Cát Bà chỉ phát triển trong vụ hè, còn những tháng khác, du lịch nơi đây chỉ hoạt động mang tính cầm chừng. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để phát triển mạnh DLCĐ có tính trải nghiệm cao để du khách ưa khám phá, trải nghiệm văn hóa có thể đến nơi đây vào những tháng khác với những mức giá hợp lý để khai thác hết tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch vịnh biển ở huyện Cát Hải. 3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Khảo sát cho thấy, hiện nay cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của huyện Cát Hải đang ở giai đoạn phát triển. Về cơ bản, đường giao thông trên đảo đã hoàn thành và hoạt động khá tốt. Do đặc thù là đảo xa nên du khách muốn tiếp cận với đảo phải sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau, tốn thời gian. Với xã vùng xa như Việt Hải, du khách lại phải tiếp tục chuyển tàu gây ra nhiều bất tiện. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, con đường xuyên đảo Hải Phòng - Đình Vũ - Cát Hải - Cát Bà dài 31km đã được khánh thành và đưa vào hoạt động. Đây là con đường huyết mạch, đóng vai trò chính trong mọi sự phát triển của Cát Bà, Cát Hải gồm kinh tế biển, quốc phòng và cả hoạt động du lịch. Tại huyện Cát Hải, ngày càng có nhiều khách sạn hiện đại, đạt tiêu chuẩn gắn sao theo cách phân hạng của Tổng cục Du lịch. Hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch phát triển không đồng bộ và có sự chênh lệch giữa khu vực trung tâm thị trấn với các xã vùng xa. Sự không đồng bộ trong cách xây dựng và các tiêu chuẩn chất lượng xuất phát từ việc đại đa số các cơ sở do người dân tự đầu tư, xây dựng mà thiếu sự quy hoạch đồng bộ, nhất quán. Các resort, các khách sạn lớn như Sea Pearl, Hùng Long, Thảo Minh, đều được đầu tư xây dựng ở khu vực trung tâm thị trấn. Các xã thuộc địa bàn Vườn quốc gia chủ yếu gồm các hộ gia đình kinh doanh homestay hoặc các nhà nghỉ nhỏ. Ngoài ra, ở xã Việt Hải còn có mô hình bungalow nằm ở phía cuối làng. Với hệ thống nhà hàng, khách sạn nêu trên, huyện Cát Hải đã đáp ứng được phần 99Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA lớn nhu cầu của du khách. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ được cho các đối tượng khách đa dạng, có nhu cầu và khả năng chi trả khác nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Tuy nhiên, với công suất sử dụng phòng chưa lên đến 60%, cho thấy Cát Hải vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng dẫn đến lãng phí nguồn lực này. Địa bàn này chú trọng tăng về số lượng hơn đẩy mạnh chất lượng, nâng hạng các cơ sở lưu trú vốn có. Các cơ sở lưu trú của khối kinh doanh tư nhân phát triển nhanh chóng đã có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Cát Hải, tuy nhiên, cũng đã tạo thêm “gánh nặng” cho du lịch Cát Hải về đội ngũ lao động vốn đã hạn chế về chất lượng. Phần lớn các chủ doanh nghiệp du lịch và các nhân viên phục vụ tại những cơ sở này chưa qua đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ. 3.3. Công tác quảng bá du lịch Trong những năm gần đây, bên cạnh việc quảng bá hình ảnh chung cho các hoạt động du lịch biển của đảo ngọc Cát Bà, UBND huyện Cát Hải đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch sinh thái cộng đồng tại một số xã. Công tác quảng bá về du lịch được mở rộng trên nhiều kênh thông tin. Cùng với việc quảng bá thông qua panô, tờ rơi, huyện Cát Hải đã cho ra mắt cuốn cẩm nang “Du lịch sinh thái cộng đồng” đầu tiên về xã Gia Luận. Phối hợp mở nhiều chương trình quảng bá hình ảnh huyện đảo Cát Hải cũng như các xã làm du lịch sinh thái cộng đồng. Chương trình quảng bá được thực hiện trên Đài Truyền hình Việt Nam, Phim tài liệu Đảo Cát Bà hương vị của biển trên kênh VTC4, phim tài liệu quảng bá ẩm thực Cát Bà trên HTV9. Các sản phẩm đặc trưng của huyện đảo như nước mắm Cát Hải, mật ong Gia Luận, Cam Gia Luận cũng được tham gia triển lãm tại Hà Nội nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11/2013. Bên cạnh đó, công tác quảng bá DLCĐ huyện Cát Hải còn tồn tại những mặt hạn chế. Hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch sinh thái cộng đồng thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài huyện Cát Hải tuy đã phát triển trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Việc cung cấp những ấn phẩm, tập gấp nhằm quảng bá hình ảnh DLCĐ cho khách du lịch chưa được phát hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên và kịp thời. Chỉ vào những đợt tham gia chiến dịch hành động nào đó, ví dụ như năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng 2013 việc in tập gấp, tờ rơi mới được chú ý. Trên thực tế, du khách biết đến hoạt động DLCĐ tại Cát Hải trên các phương tiện đại chúng còn ít, một số biết tới qua bạn bè, người thân, thậm chí có khách du lịch chỉ tình cờ biết tới DLCĐ ở Cát Hải do đi du lịch Cát Bà. Nhiều khách du lịch tại khu vực trung tâm Cát Bà, khi được hỏi tại sao không lựa chọn các xã vùng xa hay loại hình du lịch sinh thái, DLCĐ, đã trả lời là do không biết. Họ chỉ biết ở đây có Vườn quốc gia với một số điểm du lịch, nếu đi tham quan thì phải đi bộ nhiều và xa nên có tâm lý e ngại. Ngoài ra, công tác quảng bá, xúc tiến DLCĐ ở huyện Cát Hải cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Kinh phí phục vụ cho hoạt động xúc tiến, quảng bá còn rất hạn chế, tại các xã chưa có nguồn kinh phí riêng phục vụ cho việc quảng bá nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động. Trước thực trạng đó, UBND cùng các cấp chính quyền huyện Cát Hải cần đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm xúc tiến quảng bá hình ảnh DLCĐ Cát Hải đến với khách du lịch trong và ngoài nước. 3.4. Sự tham gia của người dân trong hoạt động du lịch Trong hoạt động quản lý điều hành du lịch Hoạt động du lịch tại đây vẫn nằm trong sự quản lý chung của huyện Cát Hải. Tháng 7/2006, UBND huyện Cát Hải đã thành lập Trung tâm hướng dẫn và phát triển du lịch. Tháng 5/2009, Phòng VH,TT,TT&DL tham mưu cho UBND huyện kiện toàn Ban chỉ đạo hoạt động du lịch năm 2009 và thành lập Đội kiểm tra liên ngành về hoạt động du lịch - dịch vụ huyện Cát Hải nhằm quản lý, tổ chức các hoạt động du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng, du lịch được phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Đội kiểm tra về hoạt động du lịch - dịch vụ đã tích cực hoạt động, kiểm tra, thu giữ và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đổ nước thải, rác thải ra đường, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng làm địa điểm kinh doanh, buôn bán để đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan du lịch trên địa bàn. Thực tế cho thấy sự tham gia của người dân trong hoạt động DLCĐ ở Cát Hải vẫn còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân Số 32 (Tháng 6 - 2020)100 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA thiếu đi sự tham gia của cộng đồng dân cư vào bộ máy quản lý trực tiếp là do nhận thức của người dân các vùng chưa đồng đều, cũng không phải ai cũng ý thức được đúng và đầy đủ về giá trị của hoạt động du lịch đối với địa bàn sinh sống. Không chỉ thiếu vắng sự tham gia của người dân trong công tác điều hành quản lý, ban quản lý điều hành du lịch tại các xã đảo còn tồn tại một số hạn chế do đơn vị cấp cơ sở quản lý du lịch tại các xã được thành lập chưa lâu, chuyên môn nghiệp vụ chưa cao nên công tác quản lý còn mang tính chất vùng và địa phương, chưa có tính chuyên nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh du lịch Bộ phận lưu trú tại các xã là tập hợp các gia đình trong xã có điều kiện, được ban quản lý điều hành lựa chọn, thẩm định, đánh giá để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách. Bộ phận này đã thực hiện các nhiệm vụ tương đối tốt và nhận được sự hài lòng của du khách. Cơ sở lưu trú được vệ sinh sạch sẽ, trang thiết bị trong phòng được sắp xếp phù hợp, gọn gàng. Du khách được nhân viên đón tiếp với thái độ vui vẻ, ân cần, thân thiện. Vì vậy, mặc dù trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao nhưng văn hóa ứng xử của các hộ gia đình làm du lịch đã mang đến cảm giác thoải mái cho du khách mỗi khi đến với huyện đảo Cát Hải. Đối với bộ phận kinh doanh ăn uống, ban quản lý lựa chọn những thành viên có điều kiện chế biến thức ăn, đồ uống để phục vụ khách, được trang bị các kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và các kiến thức căn bản trong phục vụ ăn uống khách du lịch. Đặc biệt, biết chế biến thành thạo các món đặc sản của địa phương. Tuy nhiên, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động ăn uống của du khách chỉ đảm bảo vấn đề vệ sinh chứ chưa được đầu tư hiện đại. Các hộ kinh doanh ăn uống chỉ đơn thuần kê bàn ghế ở trước cửa để bày món ăn phục vụ khách, chưa có sự đầu tư đồng bộ, chuyên nghiệp. Bộ phận dịch vụ hướng dẫn là tập hợp các thành viên được đào tạo hướng dẫn du lịch cơ bản, nắm được những di tích lịch sử - văn hóa cũng như kết cấu địa lý tự nhiên, các thông tin văn hóa, kinh tế trong vùng để giới thiệu với du khách khi tham quan. Tại xã Việt Hải, những người hướng dẫn được chọn từ chính các hộ dân, được tham gia một số lớp tập huấn về cách thức giới thiệu, cách đón tiếp và phục vụ du khách do bộ đội biên phòng kết hợp với UBND huyện Cát Hải tổ chức. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản, tại các xã còn có các hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung. Điển hình là dịch vụ bán hải sản để khách mang về làm quà. Tuy nhiên, các loại hải sản được bán ở đây chủng loại không phong phú, quy mô cũng không lớn và chuyên nghiệp như ở trung tâm thị trấn. Các hộ chủ yếu treo bảng nhỏ hoặc tự giới thiệu tới du khách trong quá trình phục vụ, ngoài ra, có những hộ bày tủ cấp đông loại nhỏ ở trước hiên để bán. Đối với dịch vụ kinh doanh hàng lưu niệm, ngoài những mặt hàng hải sản khô, tươi để bán cho khách du lịch mang về làm quà, ở Việt Hải đã dần hình thành một số cửa hàng lưu niệm nhỏ, bán mũ nón, một số loại đồ lưu niệm như áo, đồ trang sức. Tuy nhiên, các mặt hàng được bày bán lại chưa có nét đặc trưng riêng mà giống với nhiều điểm du lịch khác. Nhìn chung, do lượng khách đến với Cát Hải còn chưa tương xứng với tiềm năng nên cơ hội mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cơ hội kinh doanh các dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác cũng mới chỉ tập trung vào một số hộ gia đình chứ chưa đến được sâu rộng trong cộng đồng. Trong hoạt động bảo vệ tài nguyên tự nhiên và văn hóa Đối với môi trường tự nhiên của Vườn quốc gia, người dân có ý thức bảo vệ, giữ gìn sinh cảnh, không chặt phá cây rừng. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2012, tại Gia Luận có hiện tượng sử dụng chim chào mào làm món ăn phục vụ du khách. Điều này đã đi ngược lại tiêu chí hoạt động du lịch sinh thái của địa phương. Sau khi có ý kiến phản hồi và từ chối sử dụng từ du khách nước ngoài, UBND xã Gia Luận đã có lệnh cấm săn bắt các loài động vật trong rừng để phục vụ cho hoạt động du lịch. Nhìn chung, cư dân Cát Hải nhận thức rất rõ ràng những gì mà thiên nhiên ưu đãi cho địa phương và vai trò của môi trường tự nhiên đối với việc khai thác, phát triển DLCĐ. Bản thân họ luôn có ý thức giữ gìn tài nguyên tự nhiên và chủ động tham gia vào các chiến dịch, hoạt động nhằm bảo vệ môi trường của huyện. Qua quá trình thực tế ở địa phương, chúng tôi nhận thấy, mô hình DLCĐ đang được áp 101Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA dụng phát triển khá hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây. Ở xã Việt Hải, mô hình bảo tàng gia đình mới được hình thành nửa cuối năm 2016 đã giúp phục dựng, triển lãm giới thiệu về cách sống của cư dân bản địa, những đồ đạc, nông ngư cụ mà cư dân Việt Hải vẫn thường dùng trong sinh hoạt và sản xuất. Song mặt khác, sự phát triển du lịch cũng kéo theo những hệ quả mang tính tiêu cực. Hiện nay, xã Việt Hải, xã Gia Luận phần nào không còn giữ được nét đẹp hoang sơ của ngôi làng cổ Việt Nam như trước nữa. Nhiều ngôi nhà được xây mới khang trang, hiện đại nhưng không có quy hoạch cụ thể về kiểu dáng, độ cao nên đều hướng đến xu hướng hiện đại nhất có thể, do đó đã phá vỡ cảnh quan vốn có. Thực tế này dẫn đến cuối năm 2008 UBND huyện Cát Hải và Sở VH,TT,TT&DL thành phố Hải Phòng đã đưa Việt Hải ra khỏi danh sách mô hình DLCĐ, bởi tại thời điểm này xã không đảm bảo đầy đủ yêu cầu và điều kiện đáp ứng cho một địa chỉ DLCĐ. Qua khảo sát, phỏng vấn một số hộ kinh doanh các lĩnh vực khác nhau tại Cát Hải, chúng tôi nhận thấy, cư dân ở đây chưa ý thức được rõ ràng về các giá trị văn hóa cần được duy trì. Vậy nên, cần phải tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để chính những người dân, những hộ kinh doanh DLCĐ nơi đây trở thành những người tham gia bảo tồn văn hóa và tự nhiên một cách chủ động nhất, tích cực nhất. 4. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại huyện đảo Cát Hải 4.1. Cơ chế chính sách Đây là một trong những giải pháp mang tính quyết định nhất, bởi nó mang tính pháp lý để DLCĐ dựa vào đó mà hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, cũng là một trong những giải pháp rất khó để đưa ra. Để có được những giải pháp đúng đắn về cơ chế, chính sách, cần phải có sự họp bàn kỹ lưỡng của các bên liên quan trong hoạt động DLCĐ để đảm bảo giải pháp mang tính toàn diện và thiết thực. Các cơ quan quản lý, các nhà khoa học cũng như các bên liên quan trong hoạt động DLCĐ cần sớm ngồi lại với nhau, bàn thảo, tìm ra một cơ chế chính sách thoả đáng trong phát triển DLCĐ để đáp ứng được quyền lợi tối đa của các bên tham gia: Doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi như thế nào khi sử dụng nguồn lực chính cho doanh nghiệp mình là người dân địa phương; nguồn thu từ bán vé tham quan sẽ được phân chia lại như thế nào cho người dân, cho bảo tồn, cho duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật và nộp ngân sách nhà nước; nguồn thu từ thuế thông qua các hoạt động du lịch sẽ được phân chia ra sao; những chính sách cụ thể về bảo vệ di sản văn hóa và tài nguyên du lịch; người dân địa phương được tham gia vào quá trình quản lý du lịch ở mức độ nào; chính sách ưu đãi cho người dân phát triển mô hình kinh doanh DLCĐ, chính sách đào tạo nâng cao nguồn nhân lực tại chỗ; chính sách hỗ trợ cho hoạt động xây dựng sản phẩm du lịch mới; chính sách, cơ chế trong xúc tiến quảng bá... 4.2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: Đây là lực lượng rất quan trọng trong nguồn nhân lực du lịch. Để có thêm những kiến thức về quản lý du lịch cũng như về DLCĐ, các cán bộ quản lý nên được trang bị, đào tạo thêm những mảng kiến thức như sau: Khối kiến thức về quản lý nhà nước, kiến thức về kinh tế du lịch, kiến thức về DLCĐ. Đối với đội ngũ trực tiếp kinh doanh du lịch: Đây là nhóm lao động rất đông đảo, chủ yếu bao gồm những vị trí như lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, lái xe và hướng dẫn viên du lịch. Cần bồi dưỡng cho họ những chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể như nghiệp vụ lễ tân, giao tiếp ứng xử, thao tác phục vụ bàn, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình phục vụ khách. Đối với hướng dẫn viên địa phương: Đây chính là bộ mặt của cộng đồng, thay mặt cộng đồng giới thiệu những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương mình đến với du khách. Du khách có hiểu, có yêu những nét văn hóa nơi đây hay không chính là quyết định bởi khả năng của hướng dẫn viên. Cần có những chuyên đề đào tạo về hướng dẫn viên như: quy trình tổ chức hướng dẫn, tham quan, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của Cát Hải, phương pháp xây dựng bài thuyết minh, xử lý tình huống... Đối với cộng đồng địa phương: Cần tăng cường nhận thức cho cộng đồng, kể cả những người không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Chúng tôi dự kiến sẽ phát hành những tập tài liệu ngắn gọn đến người dân địa phương nhằm tăng cường nhận thức cho cộng đồng dân cư về những vấn đề: vai Số 32 (Tháng 6 - 2020)102 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA trò của du lịch; tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ môi trường trong du lịch; giao tiếp văn minh với khách du lịch Trong quá trình phát triển ban đầu, hướng dẫn viên của các hãng lữ hành vẫn phải là cầu nối quan trọng giữa du khách và nguồn nhân lực du lịch địa phương. Trong tương lai, tùy theo vào tính chất công việc cụ thể, nguồn nhân lực du lịch địa phương cần phải được đào tạo, bồi dưỡng nhiều hơn về kiến thức và kỹ năng, bao gồm cả ngoại ngữ, để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách trong nước và quốc tế. 4.3. Xây dựng sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch mà chúng tôi xây dựng dưới đây chủ yếu nhắm đến đối tượng khách vào mùa thấp điểm, từ tháng 9 đến tháng 5. (Bởi vào những tháng cao điểm trong mùa hè, huyện đảo Cát Hải luôn ở trong tình trạng quá tải. Các biện pháp kích cầu, quảng bá, hay xây dựng những sản phẩm du lịch mới gần như không quá quan trọng, bởi vào những tháng này, du khách đến với Cát Hải chủ yếu là du lịch biển). Chúng tôi xây dựng những chương trình du lịch hướng tới những khách lẻ, có thể tự đi đến Cát Hải để trải nghiệm, hoặc đây cũng là gợi ý để các công ty lữ hành có thể tổ chức cho những đoàn khách lớn đến tham quan, du lịch Cát Hải vào mùa thấp điểm, vừa giảm được chi phí và vừa có thêm những trải nghiệm mới mẻ về Cát Bà. Sau đây là một chương trình du lịch điển hình: KHÁM PHÁ BIỂN ĐẢO CÁT HẢI (3 ngày/2 đêm) Ngày 1: 7h20: Đón xe chuyên tour Cát Bà tại Phố Cổ Hà Nội. Khởi hành đi Cát Bà 12h00: Check in tại khách sạn. Ăn trưa tại khách sạn 15h00: Tham quan pháo đài thần công 19h00: Ăn tối tại khách sạn 21h00: Nghỉ đêm tại khách sạn Ngày 2: 6h00: Ăn sáng buffet tại khách sạn 7h00: Thăm Vịnh Lan Hạ - một kỳ quan giữa đất trời với khoảng gần 400 hòn đảo lớn nhỏ được phủ đầy cây xanh hay những thảm thực vật đa dạng 11h00: Ăn trưa trên tàu 13h00: Thăm làng Việt Hải một làng cổ còn tương đối nguyên sơ nằm lọt thỏm giữa biển khơi và được bao bọc bởi núi cao và rừng già của vườn quốc gia Cát Bà. 16h00: Quay trở về bến Cái Bèo/bến tàu khách 19h00: Ăn tối tại khách sạn. Tự do. Nghỉ đêm tại khách sạn Ngày 3: 8h00: Ăn sáng buffet tại khách sạn 8h00 - 11h00: Tự do mua sắm 11h00: Ăn trưa tại khách sạn 13h00: Check out, trở về Hà Nội. Kết thúc chương trình. 4. 4. Xúc tiến quảng bá Thành phố Hải Phòng và huyện đảo Cát Hải cần xác định rõ thế mạnh cũng như những sản phẩm đặc trưng để từ đó đưa ra những nội dung quảng bá sao cho phù hợp và hiệu quả nhất đến với du khách. Cùng với đó là việc xác định đối tượng khách du lịch tiềm năng, điều này rất quan trọng trong việc đưa ra những chương trình du lịch cụ thể, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng khách để chào bán ra thị trường. Bên cạnh đó, cũng có thể dựa vào lợi thế liên kết vùng với Hạ Long của Quảng Ninh để lên kế hoạch xúc tiến, quảng bá như một điểm đến chung của vùng duyên hải Đông Bắc thông qua một số hoạt động sau: đặt các liên kết website giữa hai vùng, thông tin hình ảnh về du lịch Cát Hải trên Vịnh Hạ Long, và ngược lại, đặt các hình ảnh về Hạ Long tại sân bay quốc tế Cát Bi của Hải Phòng, sử dụng các diễn đàn, các liên kết phát triển kinh tế - xã hội và du lịch giữa hai vùng để thúc đẩy hoạt động xúc tiến, quảng bá. Thực tế hiện nay, việc quảng bá cho du lịch huyện đảo Cát Hải vẫn chưa được chú trọng, điển hình cho thấy trong cuốn sách Non nước Việt Nam, một trong những cuốn sách gối đầu giường của nhiều khách du lịch, thì Cát Bà vẫn không được nhắc đến như một điểm đến nổi tiếng và hấp dẫn của thành phố Hải Phòng. Đây thực sự là một thiếu sót rất lớn. Vì vậy, chúng ta cần chủ động ký kết hợp đồng quảng bá trên các báo, tạp chí. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tạp chí hay liên quan đến du lịch, có thể điểm qua một số tạp chí viết bằng tiếng Việt như: Tạp chí Du lịch Việt 103Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Nam, Báo Du lịch, Sành Điệu, và rất nhiều báo khác như Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi trẻ,... đều có những bài viết liên quan đến lĩnh vực du lịch. Các tạp chí du lịch bằng tiếng nước ngoài có: The Guide, Discovery, TVGuide, Travel Tip, Travellive Bước đầu, nên cộng tác với 2 tạp chí tiếng Việt và tiếng Anh uy tín nhất để đặt bài viết và tiến hành đăng quảng cáo dài kỳ trên Tạp chí Du lịch Việt Nam và Tạp chí Travellive (song ngữ). Quảng cáo trên truyền hình là một phương tiện rất hữu hiệu nhất là đối với những sản phẩm du lịch hiện nay. Tuy nhiên, quảng cáo trên tryền hình thường có chi phí rất cao. Chính vì vậy, không nên quảng bá du lịch Cát Bà ở chuyên mục quảng cáo mà nên đưa vào những chương trình có nội dung liên quan đến du lịch như: S-Việt Nam, VTVTRIP của VTV1, Việt Nam - Đất nước - Con người của VTV2. Đây tuy không phải là các chương trình quảng cáo du lịch nhưng lại có tính chất của một chương trình giới thiệu về nét đẹp thiên nhiên, ẩm thực, lịch sử, văn hóa đặc trưng của các vùng miền trên dải đất hình chữ S - một dạng quảng cáo ẩn. Được phát trên khung giờ vàng của VTV (20h05 trên VTV1 từ thứ Ba đến Chủ nhật) chương trình S-Việt Nam đang được khán giả đón nhận rất tích cực. Chúng ta hoàn toàn có thể cộng tác với các chương trình này, xây dựng một bộ phim giới thiệu về huyện đảo Cát Hải (khoảng từ 10 đến 20 phút). Đây là các chương trình mang tính chất miễn phí, do đó, phải xây dựng nội dung thật đặc sắc, kịch bản thật hấp dẫn để đề xuất lên chương trình. Quảng bá du lịch qua internet đang là giải pháp hiện đại và hiệu quả nhất. Hiện tại, nội dung về du lịch Cát Bà du khách có thể xem tại website: www.haiphong. org.com.vn, tuy nhiên, những thông tin trên website này còn chưa thực sự phong phú, không được cập nhật liên tục, liên kết website còn ít Do đó cần đầu tư hơn nữa cho giao diện các website, đồng thời các thông tin cần phải được cập nhật liên tục để đáp ứng nhu cầu của du khách. Ngoài ra, hiện nay các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube, đang rất được ưa chuộng trong giới trẻ, đây cũng là một kênh quảng cáo nhanh và hiệu quả nên sử dụng. Việc tổ chức các sự kiện, các chương trình liên hoan chào mừng, cũng là một cách thức quảng bá rất hiệu quả. Đây không chỉ là cơ hội thu hút khách du lịch mà còn là cơ hội tốt để thu hút các nhà đầu tư đến với huyện đảo Cát Hải. Thành phố Hải Phòng và huyện đảo Cát Hải cũng cần chủ động tận dụng thời cơ để tham gia vào các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch trong và ngoài nước để có cơ hội tuyên truyền, quảng bá về những sản phẩm đặc trưng của Cát Bà. Hoặc thành phố có thể tổ chức các hội thảo về du lịch Cát Bà với chủ đề như sau: “Cát Bà - Đảo Ngọc vùng Đông Bắc” hoặc “Cát Bà - Du lịch xanh”... Kết luận Cát Hải là một địa bàn có nhiềm tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là những điều kiện để phát triển DLCĐ vào mùa thấp điểm. Những tiềm năng này cần được đánh thức; cần được chính quyền quản lý; doanh nghiệp, các tổ chức liên quan, đặc biệt là người dân chung tay góp sức để biến những tiềm năng đó thành những sản phẩm du lịch đặc sắc. Đặc biệt hơn cả, chỉ khi nào người dân được tham gia một cách sâu rộng vào các hoạt động du lịch thì du lịch mới có sự phát triển bền vững, đáp ứng tốt cả nhu cầu của người dân và những hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường. Đ.T.P Tài liệu tham khảo 1. Dự án EU (2013), Sổ tay du lịch cộng đồng - Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường. 2. McKercher and Hillary (2002), Cultural Tour- ism: the Partnership between Tourism and Cultural Heritage Management, The Haworth Press, Inc. 3. Võ Quế, Lương Hồng Quang, Võ Chí Công (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề Nông thôn (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển Du lịch cộng đồng. Ngày nhận bài: 27 - 5 - 2019 Ngày phản biện, đánh giá: 8 - 6 - 2020 Ngày chấp nhận đăng: 25 - 6 - 2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_cong_dong_tai_huyen_cat_hai_thanh_pho_hai.pdf
Tài liệu liên quan