Phát triển du lịch công vụ (mice) ở Thanh Hóa

Hiện nay, khi nói đến MICE người ta thường nghĩ ngay đến Hà Nội, Đà Nẵng hay Thành phố Hồ Chí Minh như các trung tâm sự kiện chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với phong cảnh đẹp lại khá gần trung tâm Hà Nội, đường xá thuận lợi, nên nhiều công ty lữ hành chọn Thanh Hóa điểm tổ chức du lịch MICE cho khách hàng của mình. Vì vậy, cần tạo một thông điệp ấn tượng rõ ràng để quảng bá hình ảnh du lịch nơi đây như “Thanh Hóa - thành phố du lịch MICE” (Thanh Hoa - the MICE city), “Thanh Hóa - nơi công việc hòa với nghỉ dưỡng”. Và cần tạo một Website về du lịch MICE trong đó đưa đầy đủ các thông tin cụ thể như thông tin chỉ dẫn đến cơ sở lưu trú, các điểm du lịch, các điểm vui chơi, giải trí, trung tâm tổ chức hội họp để khách du lịch có thể tìm hiểu cụ thể hơn. Tóm lại, Thanh Hóa là tỉnh có nhiều điều kiện để khai thác, phát triển du lịch MICE. Tuy nhiên, du lịch MICE ở Thanh Hóa vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan nhà nước, quản lý du lịch, doanh nghiệp, nhà trường Để phát triển du lịch MICE một cách chuyên nghiệp, hiệu quả cần có giải pháp đồng bộ. Với những đề xuất các giải pháp trên, tác giả hy vọng phần nào góp phần phát triển được loại hình du lịch MICE tại Thanh Hóa, sớm đưa du lịch Thanh Hóa hội nhập được với khu vực và thế giới.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch công vụ (mice) ở Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 96 PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÔNG VỤ (MICE) Ở THANH HÓA ThS. Vũ Thị Thủy∗ Tóm tắt: Theo thống kê của tổ chức Du lịch thế giới năm 2011, khoảng 40% lượng khách du lịch toàn cầu là du lịch công vụ, 30% là du lịch thăm thân và du lịch trải nghiệm. Đây là cơ hội không chỉ cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thanh Hóa nói riêng trong việc phát triển loại hình du lịch công vụ (MICE). Bài viết giới thiệu tổng quan về du lịch công vụ (MICE), phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch công vụ (MICE) tại Thanh Hóa, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất phát triển du lịch công vụ (MICE) cho tỉnh nhà. 1. Tổng quan du lịch công vụ (MICE) MICE là viết tắt của các chữ: Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh của MICE là Meeting Incentive Conference Event. Như vậy, du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội họp và triển lãm. MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định. Với ý nghĩa Meeting (hội họp), du lịch MICE có khả năng thu hút số lượng khách lớn. Các sự kiện có thể thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Ví dụ một số sự kiện lớn như SEA Games, Asia Indoor Game hay festival Huế... đều là những sự kiện thể thao và lễ hội đã thu hút nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham gia cổ vũ. Còn đối với ý nghĩa Convention - du lịch hội nghị, hội thảo cũng là một thế mạnh lớn của loại hình du lịch MICE. Hàng năm, các công ty tổ chức thường xuyên có các hội nghị, hội thảo với quy mô từ nhỏ đến lớn, và thậm chí là quy mô quốc tế. Đây chính là cơ hội của các công ty du lịch có thể tổ chức các tour du lịch hội nghị hội thảo cho các đoàn khách tham dự. Việc kết hợp công việc với nghỉ ngơi thư giãn, mang lại sự hài lòng và hiệu quả công việc vượt trội. Du lịch khen thưởng (Incentive) có tính chất như Meeting, nhưng những cuộc hội họp lại do một công ty hay một tập thể nào đó tổ chức để khen thưởng nhân viên. Vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn. Còn để khen thưởng khách hàng hay đại lý thì các công ty tổ ∗ Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 97 chức các hội nghị, hội thảo. Triển lãm (Exhibition) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp riêng lẻ, đây cũng là những khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch. Thị trường du lịch MICE đang phát triển nhanh trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức Du lịch thế giới, khoảng 40% lượng khách du lịch toàn cầu là du lịch công vụ, 30% là du lịch thăm thân và du lịch trải nghiệm (WTO, 2011). Cũng theo thống kê này, châu Âu chiếm 60% thị phần du lịch MICE trên thế giới, châu Á chiếm 18% và Úc chiếm 4%. Các trung tâm du lịch MICE ở châu Á là Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông và nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ chiếm thị trường lớn mà du lịch công vụ (MICE) khai thác một lượng lớn khách với khả năng chi tiêu cao. Chi tiêu trung bình các cuộc hội nghị quốc tế là 343 USD/ngày/người, chi tiêu trung bình trong một năm của các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới là 3 tỉ USD, chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế) đạt 280 tỉ USD (theo điều tra của Tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới (ICCA, 2009). 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch công vụ (MICE) tại Thanh Hoá 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch công vụ (MICE) tại Thanh Hóa Thanh Hóa thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ, là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ, với Trung Bộ và Nam Bộ. Đường sắt và đường quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua vùng đồng bằng, trung du và ven biển; đường chiến lược 15A xuyên suốt vùng trung du và miền núi của tỉnh; đường 217 nối Thanh Hóa với nước bạn Lào; cảng hàng không Thọ Xuân đi vào sử dụng cho phép phát triển hoạt động giao thông đường không; đường thủy với 4 hệ thống sông phân bố đều trong tỉnh vừa nối tiếp với các tỉnh lân cận vừa thông ra biển bằng 5 cửa lạch, cảng Nghi Sơn có khả năng khai thác và phát triển cảng nước sâu Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý giữa Thanh Hóa với Hà Nội không xa cũng là một lợi thế nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa từ thị trường khách lớn nhất nước là Hà Nội. Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, các điểm nghỉ mát nổi tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia), Quảng Vinh (huyện Quảng Xương), vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh), Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (thuộc huyện Quan Hóa và Bá Thước) với diện tích hàng nghìn hécta, là nơi lưu trữ các loài động, thực vật đa dạng Vị trí địa lý trọng yếu và lịch sử văn hóa đã đem lại cho Thanh Hóa nhiều di sản văn hóa có giá trị. Với trên 1.500 di tích, đặc biệt có những cụm di tích có giá trị tiêu biểu về ý nghĩa lịch sử cũng như về nghệ thuật, kiến trúc Việt Nam như di tích lịch sử Lam TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 98 Kinh, đền Bà Triệu, đền thờ Lê Hoàn, di tích Phủ Trịnh, Nghè Vẹt và độc đáo hơn cả là di tích lịch sử Thành Nhà Hồ với những giá trị mang tính đặc trưng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Ngoài ra, Thanh Hóa còn có hệ thống văn hóa phi vật thể rất đa dạng và đặc sắc, với 160 lễ hội truyền thống liên quan đến di tích lịch sử, danh thắng được nhà nước công nhận, 50 lễ hội liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa. Các giá trị văn hóa còn thể hiện qua những trò diễn dân gian, các làn điệu dân ca, phong tục tập quán và văn hóa ẩm thực của người xứ Thanh. Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch cùng với sự quan tâm đặc biệt của nhà nước và lãnh đạo tỉnh, Thanh Hóa đã thu hút rất nhiều dự án đầu tư. Nếu như, trong giai đoạn 2001 - 2005, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế, chỉ có 1 dự án với tổng số vốn là 55,7 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách trung ương là trên 39 tỷ đồng) thì giai đoạn từ 2006 đến nay việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch đã được quan tâm hơn. Trong giai đoạn này, có 8 dự án hạ tầng du lịch đã được hoàn thành với tổng số vốn trên 50 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương gần 20 tỷ đồng) và 7 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn trên 243 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương trên 176 tỷ đồng (đã thực hiện giải ngân gần 147 tỷ đồng)1. Bên cạnh đó, giai đoạn 2001 - 2013, Thanh Hóa đã thu hút 50 dự án đầu tư kinh doanh với tổng vốn đăng ký trên 19.000 tỷ đồng, có 30 dự án đang triển khai thực hiện với tổng vốn đã đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, trong đó có một số dự án lớn như: Dự án tổ hợp khách sạn cao cấp Vạn Chài; dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Linh Trường; dự án tổ hợp cao cấp FLC; dự án Khu du lịch sinh thái Quảng Cư, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa; dự án nuôi trai lấy ngọc kết hợp du lịch sinh thái Bến En.... Cũng theo QĐ 492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2014 có 56 dự án đăng ký đầu tư kinh doanh khu, điểm du lịch với tổng vốn đăng ký 22.448 tỷ đồng, đã thực hiện đầu tư được trên 2.000 tỷ đồng,... Tổng lượt khách năm 2014 ước đạt: 4.536.000 lượt khách, tăng 10,9 % so với năm 2013, đạt 101,9 % kế hoạch năm 2014, tổng thu du lịch là 369 tỷ đồng. Về hệ thống cơ sở vật chất du lịch: năm 2014, Thanh Hóa có 608 cơ sở lưu trú, tương ứng với số phòng là 12.816, bình quân 21 phòng/cơ sở, trong đó có 83 cơ sở lưu trú xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 4.014 phòng và 340 cơ sở xếp hạng nhà nghỉ đủ tiêu 1 Quyết định số: 492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 99 chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch với 8.977 phòng. Năm 2015, tổng số cơ sở lưu trú du lịch nâng lên 650 cơ sở, tương ứng với số phòng là 15.325. Với số lượng cơ sở lưu trú như vậy cũng phần nào đảm bảo phục vụ khách đến Thanh Hóa trong những mùa cao điểm3. Ngoài hệ thống cơ sở lưu trú, Thanh Hóa còn có hệ thống nhà hàng, quán ăn từ cao cấp đến bình dân tại các khu, điểm du lịch, phục vụ mọi lúc, cho mọi đối tượng. Nguồn thực phẩm tại Thanh Hóa rất dồi dào, các món ăn đã được quan tâm chế biến công phu từ hải sản như tôm, cua, mực, sò của biển, đến các món ăn miền núi như măng tre, lợn mán, gà Mông mà các du khách đều ưa thích. Bên cạnh đó, các điểm vui chơi giải trí đang dần được đầu tư và tập trung khai thác để đáp ứng nhu cầu cho du khách như sân tennis, xông hơi, bể bơi và các công viên, khu vui chơi giải trí nhằm kéo dài thêm ngày lưu trú, tăng thu nhập cho ngành, tạo việc làm cho dân bản địa. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch công vụ (MICE) tại Thanh Hóa Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng mở rộng, các hoạt động MICE trên địa bàn Thanh Hóa đang ngày càng tăng và được cải thiện. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở ban ngành đã phối hợp tổ chức các sự kiện, các hội nghị quan trọng tầm cỡ quốc gia như: Năm du lịch quốc gia 2015, lễ đón nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh Bên cạnh đó, nhiều công ty chọn Thanh Hóa là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết khen thưởng, các hội nghị quán triệt nhiệm vụ và triển khai công tác, hội nghị khách hàng như: VNPT, Prudential, SamSung Đã có một số công ty như Viettran Tour, Vietnamtourism đang phối hợp với các khách sạn như FLC, Mường Thanh, Thiên Ý, Lam Kinh, nhà hàng Dạ Lan để tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết khen thưởng như hội nghị tri ân khách hàng Prudential, tổng kết thường niên tập đoàn dầu khí Việt Nam, giải Golfer toàn quốc tại FLC Bên cạnh những lợi thế và việc đã làm được, Thanh Hóa còn gặp những khó khăn để phát triển loại hình du lịch MICE như: điều kiện thời tiết khắc nghiệt; mưa bão nhiều; du lịch chủ yếu vào mùa hè; mạng lưới giao thông tuy khá hoàn chỉnh, nhưng hệ thống sân bay còn quá nhỏ, mới khai thác được một số tuyến bay nhất định, số lượng tuyến bay, đường bay còn ít; thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho một lượng lớn khách tham dự hội nghị, hội thảo; thiếu các mô hình phục vụ hội nghị, hội thảo chuyên nghiệp; số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch nói chung và du lịch MICE nói 3 Báo cáo Tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2014 - UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa. TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 100 riêng còn yếu và thiếu; liên kết các điểm du lịch ở Thanh Hóa để phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng còn hạn chế, chưa có chương trình, kế hoạch xúc tiến cụ thể du lịch MICE. 2.3. Phân tích Swot về phát triển du lịch công vụ (MICE) ở Thanh Hóa S - Điểm mạnh (Strenght) O - Cơ hội (Opportunity) - Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú cả về tự nhiên và nhân văn. - Vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ, với Trung Bộ và Nam Bộ, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 150 km. - Hệ thống đường bộ tốt, giảm thời gian đi lại: đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường quốc lộ 1A được nâng cấp, hệ thống đường trong tỉnh được mở rộng và nâng cấp đến các điểm du lịch. - Thanh Hóa có cảng hàng không Thọ Xuân thuận lợi cho việc đi lại khoảng cách xa, đặc biệt phù hợp với các doanh nhân. - Những năm gần đây, Thanh Hóa liên tục nhận được những đầu tư lớn từ những tập đoàn như FLC, Vin Group, Mường Thanh mang đến diện mạo phát triển về cơ sở hạ tầng du lịch mới cho tỉnh Thanh. - Sự xuất hiện các khu kinh tế lớn, đặc biệt là khu kinh tế Nghi Sơn tạo động lực phát triển cho du lịch Thanh Hóa. - Việt Nam được đánh giá điểm đến an toàn trong khi tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp. - Việt Nam là quốc gia thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện phát triển du lịch MICE. - Việt Nam miễn thị thực cho rất nhiều quốc gia khu vực châu Á, châu Âu. - Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa sắp được triển khai, rút ngắn thời gian từ Hà Nội - Thanh Hóa còn 1,5 giờ - Du lịch là một trong những mũi nhọn kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. - Xu hướng tổ chức du lịch công vụ tại Đông Nam Á. - Khủng hoảng kinh tế, nhiều công ty lựa chọn địa điểm du lịch gần, kết hợp hội thảo tiết kiệm chi phí. - Sự phát triển và quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty, tập đoàn lớn. W - Điểm yếu (weak) T - Thách thức (Threat) TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 101 - Liên kết du lịch trong tỉnh, du lịch liên vùng còn nhiều hạn chế. - Cơ sở hạ tầng du lịch đặc biệt là các khách sạn 4 sao, 5 sao quốc tế để phục vụ cho hội nghị, hội thảo còn hạn chế và thiếu đồng bộ. - Thiếu các mô hình tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên nghiệp. - Chưa đầu tư, xúc tiến và quảng bá MICE. - Các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp chưa nhiều. - Nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ du lịch MICE còn hạn chế về chuyên môn và ngoại ngữ. - Chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các vùng du lịch khiến sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. - Quy hoạch du lịch còn lỏng lẻo, chưa phát huy được hết tiềm năng. - Cạnh tranh lớn với các địa phương khác, đặc biệt là Ninh Bình, Nghệ An - Sự phát triển của công nghệ thay đổi hình thức họp (họp trực tuyến, online). - Rủi ro khủng hoảng kinh tế, thiên tai. - Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu. 3. Một số đề xuất phát triển du lịch công vụ (MICE) tại Thanh Hóa Từ xu thế phát triển MICE và thực trạng phát triển du lịch MICE tại Thanh Hóa, tác giả xin đề xuất một số nhóm giải pháp sau: Thứ nhất: Giải pháp về sản phẩm - MICE là hình thức du lịch kết hợp nên việc phát triển du lịch MICE cũng cần liên kết với các loại hình du lịch khác để phát triển và làm phong phú thêm sản phẩm của mình như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa Cụ thể, Thanh Hóa nên liên kết du lịch MICE với du lịch biển tại Sầm Sơn và Hải Tiến, du lịch sinh thái Bến En, du lịch văn hóa Thành Nhà Hồ, Lam Kinh - Tổ chức xây dựng các sản phẩm đặc thù mới thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch MICE nói riêng, nhằm tạo ấn tượng tốt để du khách có lựa chọn quay trở lại. Cụ thể, Thanh Hóa cần triển khai một số chương trình mới như: tạo nhiều sự kiện lễ hội lớn vào mùa thấp điểm, lễ hội ẩm thực miền biển, thời trang biển, tuần lễ thể thao, ấn tượng festival biển... - Tạo ra nhiều nhu cầu giải trí cao không chỉ là giá trị vật chất mà còn giá trị tinh thần. Các tour du lịch đến Thanh Hóa nên lồng ghép các chương trình nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc Thanh Hóa như hò sông Mã, múa Xuân Phả, dân ca Đông Anh, các điệu múa dân tộc Thái, Mường Thanh Hóa TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 102 Thứ hai: Giải pháp về thành lập trung tâm xúc tiến phát triển du lịch MICE Việt Nam hiện chưa có một trung tâm xúc tiến chuyên nghiệp chuyên trách phát triển du lịch MICE như trên thế giới để điều phối hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực du lịch. Vì thế, việc phát triển MICE chưa hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của loại hình du lịch này. Thành lập trung tâm xúc tiến phát triển du lịch MICE hội họp, khen thưởng, hội thảo, triển lãm làm nòng cốt để điều khiển mọi hoạt động kinh doanh MICE ở tỉnh. + Trung tâm này hoạt động như một tổ chức tự chủ về tài chính có thu chi riêng trong quá trình hoạt động. + Nguồn vốn được hình thành từ ngân sách của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và các dịch vụ phục vụ khách du lịch MICE và các doanh nghiệp MICE. + Trung tâm này là tổ chức chịu sự quản lý của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập để tư vấn, lên chính sách như giải quyết các vấn đề MICE. Thứ ba: Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch Khuyến khích đầu tư các khách sạn hoặc các trung tâm sự kiện có hội trường lớn có sức chứa từ 1.000 khách trở lên với đầy đủ trang thiết bị phục vụ hội nghị, hội thảo; các khách sạn cao cấp từ 4 - 5 sao đạt chuẩn quốc tế; các khu vui chơi, giải trí, làm đẹp cao cấp phục vụ cho đối tượng khách du lịch bằng các giải pháp thu hút và đầu tư vốn trong đó cần có một số ưu đãi cho các công ty tham gia vào loại hình này như: miễn giảm thuế trong thời gian đầu của dự án, giải phóng mặt bằng thông thoáng để có thể triển khai các dự án. Hệ thống hạ tầng giao thông các quốc lộ của Thanh Hóa về cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch. Giao thông theo đường hàng không của Thanh Hóa cũng đã có những bước phát triển ban đầu với việc đưa vào khai thác dân sự cảng hàng không Thọ Xuân. Tuy nhiên, cần nhanh chóng giải phóng hạ tầng, mở rộng hơn nữa cho đường nối từ Thanh Hóa - cảng hàng không Thọ Xuân đáp ứng nhu cầu phát triển. Thứ tư: Giải pháp về đào tạo nhân lực Đào tạo tại chỗ: Hiên nay, Thanh Hóa có một số trường đào tạo về du lịch như Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Cao đẳng nghề Lam Kinh, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công thương, Trường dạy nghề Thương mại - Du lịch Thanh Hóa, nhưng chưa có trường nào đào tạo về lĩnh vực MICE. Vì vậy, trước mắt các trường dạy về du lịch cần đưa môn học Du lịch MICE vào giảng dạy để đào tạo nghề về du lịch MICE đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch MICE hiện nay. Mời các chuyên gia MICE, hay hợp tác với các Trường Đại TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 103 học Singapore, Thái Lan, Malaysia, Úc, Thụy Sĩ cung cấp các khóa học về du lịch MICE tại chỗ, giúp có thể đào tạo nhiều hơn trong khi kinh phí còn hạn hẹp. Đào tạo nước ngoài: Lựa chọn số lượng nòng cốt sang nước ngoài để học tập và nghiên cứu. Để thêm tính công bằng và thu hút được nhân tài tỉnh có thể phát động cuộc thi “MICE và định hướng tương lai”. Các thí sinh có thể là sinh viên du lịch hay người đã và đang làm trong ngành du lịch. Chủ đề cuộc thi là giải pháp phát triển du lịch MICE cho Thanh Hóa trong thời gian tới. Những người đạt giải cao sẽ được học bổng du học nước ngoài về du lịch MICE và làm việc tại tỉnh. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên cử một số nhân viên có năng lực và trình độ ngoại ngữ sang học tập các khóa học nước ngoài về du lịch MICE để có thể trau dồi kiến thức và tiếp xúc được với nhiều thực tế để sau này trở thành lực lượng nòng cốt cho trung tâm xúc tiến phát triển du lịch MICE. Thứ năm: Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch - Xây dựng thương hiệu du lịch MICE Thanh Hóa thân thiện và hấp dẫn là giải pháp quan trọng nằm trong nhóm giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch. - Chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch MICE. - Xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá dài hạn và ngắn hạn, thường xuyên cập nhật, bổ sung kế hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển sản phẩm du lịch của địa phương. - Điều tra, đánh giá (thường xuyên và định kỳ) thị trường và các thông tin phản hồi từ khách hàng và các đối tác cũng như đánh giá hiệu quả của các hoạt động/chương trình quảng bá xúc tiến để có các điều chỉnh, bổ sung phù hợp. - Kết hợp hiệu quả hợp tác công - tư trong hoạt động xúc tiến quảng bá với xu hướng sự tham gia và đóng góp ngày càng tích cực của các doanh nghiệp. - Liên kết chặt chẽ với Hà Nội, Ninh Bình và các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ trong việc lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá loại hình này . Hiện nay, khi nói đến MICE người ta thường nghĩ ngay đến Hà Nội, Đà Nẵng hay Thành phố Hồ Chí Minh như các trung tâm sự kiện chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với phong cảnh đẹp lại khá gần trung tâm Hà Nội, đường xá thuận lợi, nên nhiều công ty lữ hành chọn Thanh Hóa điểm tổ chức du lịch MICE cho khách hàng của mình. Vì vậy, cần tạo một thông điệp ấn tượng rõ ràng để quảng bá hình ảnh du lịch nơi đây như “Thanh Hóa - thành phố du lịch MICE” (Thanh Hoa - the MICE city), “Thanh Hóa - nơi công việc hòa với nghỉ dưỡng”. Và cần tạo một Website về du lịch MICE trong đó đưa đầy đủ các thông tin cụ thể như thông tin chỉ dẫn đến cơ sở lưu trú, các điểm du lịch, TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 104 các điểm vui chơi, giải trí, trung tâm tổ chức hội họp để khách du lịch có thể tìm hiểu cụ thể hơn. Tóm lại, Thanh Hóa là tỉnh có nhiều điều kiện để khai thác, phát triển du lịch MICE. Tuy nhiên, du lịch MICE ở Thanh Hóa vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan nhà nước, quản lý du lịch, doanh nghiệp, nhà trường Để phát triển du lịch MICE một cách chuyên nghiệp, hiệu quả cần có giải pháp đồng bộ. Với những đề xuất các giải pháp trên, tác giả hy vọng phần nào góp phần phát triển được loại hình du lịch MICE tại Thanh Hóa, sớm đưa du lịch Thanh Hóa hội nhập được với khu vực và thế giới. Tài liệu tham khảo [1]. Báo cáo tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở VH,TT và DL Thanh Hóa. [2]. Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. [3]. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiều (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [4]. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Marketing du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. [5]. Philip Kotler, John Bowen and Jamé C. Makens, Marketing for hospitality and tourism, 4th Edition, Pearson Education, 2006. [6]. [7]. [8]. DEVELOPING THE MEETING INCENTIVE CONFERENCE EVENT (MICE) IN THANH HOA Vu Thi Thuy, M.A Abstract: According to the World Tourism Organization in 2011, about 40% of global tourists took part in MICE, 30% of them travelled for visiting their relatives and TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 105 engjoyed backpacking tourism. This is an opportunity for tourism inVietnam in general and in Thanh Hoa in particular to develop MICE. The paper gives an overall introduction of MICE, analyzes the potentials and the current situation of the development of MICE in Thanh Hoa, and suggests some solutions to the development of MICE in the province.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_cong_vu_mice_o_thanh_hoa.pdf