Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch

Thứ ba, sơ đồ cấu trúc mạng lưới các điểm đến của cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau là tài liệu tham khảo có giá trị cho các tổ chức quản lý điểm đến tại địa phương. Việc tham khảo sơ đồ cấu trúc mạng lưới của cụm du lịch trong việc quy hoạch phát triển du lịch cho địa phương sẽ giúp tổ chức quản lý điểm đến hiểu rõ vai trò của từng điểm du lịch trong mạng lưới, từ đó có chính sách phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ phù hợp với vai trò của điểm, góp phần phát triển du lịch cụm phía tây vùng ĐBSCL đồng bộ hơn. Các nhà quản lý bao gồm các sở, ban ngành quản lý du lịch tại các địa phương trong cụm, dựa trên kết quả nghiên cứu này có thể tham mưu cho việc phê duyệt định hướng phát triển du lịch của cụm mang tính liên kết và phù hợp với đặc điểm thực tế hơn. Ngoài ra, nếu chính sách quy hoạch và phát triển điểm đến phù hợp với vai trò của từng điểm đến trong cấu trúc mạng lưới sẽ giúp tránh tạo những sản phẩm trùng lắp và thiếu tính liên kết trong phát triển. Các đơn vị kinh doanh lữ hành có thể tham khảo sơ đồ cấu trúc mạng lưới và đặc điểm của từng điểm đến trong mạng lưới du lịch của cụm để thiết kế sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của cụm phía Tây vùng ĐBSCL, xây dựng hành trình du lịch phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch của vùng ĐBSCL.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sè 149 + 150/2021 thương mại khoa học 1 3 14 25 35 43 50 63 76 MỤC LỤC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 1. Trần Việt Thảo và Vũ Thị Thanh Huyền - Tác động liên kết của phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19: tiếp cận theo phương pháp bảng cân đối liên ngành, Mã số: 149+150.1 DEco.11 The Impacts of Linkages in the Development of Vietnam’s Supporting Industries in the Context of the Covid-19: Inter-Sector Balance Sheet Approach 2. Phan Thị Thu Hiền và Bùi Thái Quang - Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ pháp luật xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. Mã số: 149+150.1IIEM.12 A Study on the Factors Affecting Goods Import-Export Law Compliance by Vietnamese Enterprises 3. Phạm Lê Hồng Nhung, Nguyễn Nhật Minh, Nguyễn Thị Tú Trinh và Đinh Công Thành - Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch. Mã số: 149+150.1TrEM.11 Tourism development in association of tourist attractions in Can Tho- Soc Trang- Bac Lieu- Ca Mau 4. Lê Thanh Huyền - Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp niêm yết ngành sản xuất, chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Mã số: 149+150.1FiBa.11 The effects of internal factors on profitability of various listed companies in Vietnamese food processing industry QUẢN TRỊ KINH DOANH 5. Lê Đình Nghi - Mối quan hệ giữa suất sinh lợi, độ biến thiên và khối lượng giao dịch tại thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Mã số: 149+150.2FiBa.21 The Relationship among Return, Volatility, and Trade Volume on Hochiminh City Stock Exchange (HOSE) 6. Đào Tuyết Lan - Hiệu quả áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM. Mã số: 149+150.2 BAcc.22 The Efficiency of Corporate Income Tax (CIT) Accounting Standards in Enterprises in Ho Chi Minh 7. Ngô Thị Khuê Thư, Trương Bá Thanh và Trần Triệu Khải - Ảnh hưởng của chất lượng tích hợp kênh đến lòng trung thành khách hàng trong ngành khách sạn ở Việt Nam. Mã số: 149+150.2BMkt.21 The Effect of Multi-channel Integration Quality on Customer Loyalty in the Hotel Industry in Vietnam 8. Nguyễn Thị Phương Anh và Vũ Huy Thông - Hành vi mua ngẫu hứng của người tiêu dùng Việt Nam theo độ tuổi, thu nhập và nghề nghiệp: Nghiên cứu sản phẩm quần áo may sẵn. Mã số: 149+150.2BMkt.22 Impulse Buying Behaviour of Vietnamese Consumers by Age, Income, and Profession: Case Study on Ready-to-Wear Clothing Products ISSN 1859-3666 Sè 149 + 150/20212 thương mại khoa học 9. Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Vũ Tuấn Dương - Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. Mã số: 149+150.2OMIS.21 Study on Student Satisfaction with the Tourism -Specific Training Program 10. Vũ Thị Kim Anh - Phương pháp tiếp cận kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro trong doanh nghiệp: nghiên cứu tại các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản Việt Nam. Mã số: 149+150.2DEco.21 Risk-Based Internal Audit in Enterprises: Case Study in Vietnamese Real Estate Businesses 11. Nguyễn Tuấn Kiệt và Hồ Hữu Phương Chi - Thái độ đối với rủi ro của nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long: Bằng chứng thực nghiệm với thang đo DOSPERT. Mã số: 149+150.2 The Attitudes toward Risks of Framers in Mekong Delta: Experimental Evidence with DOSPERT 12. Hà Minh Hiếu - Nghiên cứu yếu tố tác động đến việc lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ logistics của chủ hàng Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Mã số: 149+150.2BMkt.21 A Study on Factors Affecting the Choice of Logistics Service Suppliers of Vietnam’s Goods Owners in the Covid-19 Pandemic 13. Nguyễn Trần Hưng và Đỗ Thị Thu Hiền - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh của du khách đến Hà Nội. Mã số: 149+150.2TRMg.21 A Study on the Factors Affecting the Decision to Use Smart Travel Apps by Visitors to Hanoi 14. Nguyễn Hữu Khôi, Nguyễn Thị Nga và Bùi Hoàng Ngọc - Mối quan hệ giữa tính “sành điệu” của sản phẩm thời trang, giá trị cảm nhận và ý định mua của người tiêu dùng trẻ tuổi tại Nha Trang. Mã số: 149+150.2BMkt.21 The Relationship between the “Excellence” of the Fashion Products, the Perceived Value, and the Purchase Intention of Young Consumers in Nha Trang City Ý KIẾN TRAO ĐỔI 15. Hoàng Thanh Hạnh - Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện. Mã số: 149+150.3BAcc.32 Several Theoretical Issues on Asset and Income Declaration Auditing by State Audit 16. Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Văn Anh - Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ công trực tuyến - Góc nhìn từ những người đã sử dụng dịch vụ. Mã số: 149+150.3OMIS.32 Assessment of citizen's satisfaction with online public service quality - Perspective from those who have used the online service 17. Đinh Văn Toàn - Nghiên cứu doanh nghiệp học thuật Spin-offs từ các trường đại học trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam. Mã số: 149+150.3OMIS.31 Research on Spin-offs in Universities in the World and Problems of Tertiary Education in Vietnam 82 93 104 115 123 137 148 156 167 1. Đặt vấn đề Đề tài ứng dụng phân tích mạng lưới để phân tích bản chất và cấu trúc mạng lưới các điểm du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau, từ đó đề xuất những hàm ý phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới. Việc sử dụng phân tích mạng lưới trong nghiên cứu về du lịch được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước thực hiện hiệu quả để hiểu rõ cấu trúc phức tạp của hoạt động du lịch (Baggio, 2017; Bendle & Patterson, 2010; Nguyễn Phúc Nguyên & cộng sự, 2018; Nguyễn Thị Bích Thủy, 2017). Kết quả của những nghiên cứu trước đây cho thấy việc hiểu rõ bản chất và cấu trúc của mạng lưới điểm đến, cũng như là mạng lưới liên kết của các bên liên quan đến cung ứng du lịch là rất có ý nghĩa trong việc hoạch định các chiến lược phát triển du lịch nhằm khắc phục các điểm yếu kém và thiếu tính liên kết. Ngoài ra còn góp phần cho việc phát triển sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách (Baggio, Scott, & Cooper, 2010; Nguyễn Thị Bích Thủy & cộng sự, 2017). Thuộc không gian du lịch phía tây của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau vẫn gặp những khó khăn và hạn chế trong phát triển du lịch chung của vùng. Được nhận định rằng tốc độ tăng trưởng của hoạt động du lịch vùng ĐBSCL còn thấp so với cả nước và chưa tương xứng với tiềm năng của vùng là do thiếu sản phẩm đặc trưng và chưa có 25 ? Sè 149 + 150/2021 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỤM CẦN THƠ - SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU - CÀ MAU THEO HƯỚNG LIÊN KẾT MẠNG LƯỚI CÁC ĐIỂM DU LỊCH Phạm Lê Hồng Nhung Trường Đại học Cần Thơ Email: plhnhung@ctu.edu.vn Nguyễn Nhật Minh Trường Đại học Cần Thơ Email: minhb1607516@student.ctu.edu.vn Nguyễn Thị Tú Trinh Trường Đại học Cần Thơ Email: tutrinh@ctu.edu.vn Đinh Công Thành Trường Đại học Cần Thơ Email: dcthanh@ctu.edu.vn Ngày nhận: 07/09/2020 Ngày nhận lại: 26/10/2020 Ngày duyệt đăng: 02/11/2020 Từ khóa: Mạng lưới du lịch, điểm đến du lịch, cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau JEL Classifications: L80, L83, L84 Đ ề tài áp dụng lý thuyết mạng lưới cho việc phân tích bản chất và cấu trúc mạng lưới các điểm đến du lịch của cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau, từ đó đưa ra những hàm ý phát triển du lịch cụm theo hướng liên kết mạng lưới. Kết quả phân tích mạng lưới dựa trên dữ liệu là các chương trình du lịch được khai thác bởi công ty du lịch và lữ hành cho thấy mạng lưới điểm du lịch của cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau có sự liên kết rất yếu. Kết quả phân tích đã xác định điểm đến trung tâm chính (hub), điểm trung gian quan trọng, điểm bắt đầu, điểm kết thúc, điểm ngoại vi và điểm với vai trò lỗ hổng cấu trúc của mạng lưới. Kết quả của nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho tổ chức quản lý điểm đến tại địa phương trong việc quy hoạch và phát triển du lịch cụm theo hướng liên kết mạng lưới. ?tính liên kết (VNAT, 2019). Do đó, cần thiết phải thực hiện một nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch của cụm du lịch phía tây vùng ĐBSCL để hiểu rõ bản chất và cấu trúc mạng lưới điểm du lịch của cụm và mức độ liên kết giữa các điểm du lịch. Dựa trên kết quả phân tích về bản chất và cấu trúc mạng lưới đó sẽ giúp đề xuất các gợi ý phát triển du lịch của cụm, khắc phục tính thiếu liên kết như hiện nay. Nghiên cứu này tập trung phân tích bản chất và cấu trúc mạng lưới các điểm du lịch của cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau được khai thác bởi các công ty du lịch và lữ hành nhằm xác định các điểm du lịch có tính trung tâm, điểm lân cận hay vùng ven, điểm trung chuyển và mức độ liên kết giữa các điểm du lịch. Từ đó đưa ra những hàm ý phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng kiên kết mạng lưới các điểm du lịch. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết về mạng lưới Phân tích mạng lưới là kỹ thuật phân tích cấu trúc của những mối quan hệ giữa các tác nhân (actor). Các tác nhân trong mạng lưới có thể là cá nhân, nhóm, tổ chức hoặc địa điểm. Kết quả phân tích được thể hiện trực quan qua sơ đồ mạng lưới. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các tác nhân (được gọi là các nút - nodes) dưới dạng các đường nối (edges). Ngoài việc thể hiện các mối quan hệ giữa các tác nhân, phân tích mạng lưới giúp hiểu rõ bản chất và cấu trúc mạng. Các chỉ số đo lường kích thước mạng, mật độ, đo lường độ tập trung giúp phân tích bản chất và cấu trúc của một mạng lưới (McCulloh, Armstrong, & Johnson, 2013; Scott, Baggio, & Cooper, 2008; Shih, 2006). 2.1.1. Kích thước mạng (Network Size) Kích thước mạng, chỉ số được dùng để xác định quy mô của một mạng lưới, là số lượng tác nhân trong mạng lưới (Burt, 2000). Một mạng lưới lớn (có nhiều tác nhân) sẽ giúp tạo ra được nhiều mối quan hệ, khả năng tiếp cận được nguồn thông tin giá trị và nhanh hơn. Tuy nhiên, một mạng lưới có số tác nhân quá nhiều có thể làm tê liệt mạng khi có sự trùng lặp hoặc khi xuất hiện lỗ hỏng cấu trúc trong mạng lưới. Ngược lại, mối quan hệ một mạng lưới nhỏ (thưa thớt) không nhiều, nhưng nó cung cấp mối quan hệ mạnh giữa các tác nhân, cung cấp thông tin giá trị hơn, không có tác nhân dư thừa (Burt & Burt, 1995; Hislop, 2005). Đề tài sử dụng chỉ số kích thước mạng để đánh giá số lượng điểm đến trong cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau. 2.1.2. Mật độ (Density) Mật độ, hay còn gọi là hệ số cố kết của mạng lưới, là thuộc tính của mạng lưới dùng để mô tả mức độ gắn kết, sự chặt chẽ của các mối quan hệ giữa các tác nhân trong mạng lưới (Scott, 2000). Mật độ của mạng lưới là tỷ lệ giữa tổng các mối liên kết thực tế trong mạng lưới và tổng các mối liên kết lý thuyết của nó (McCulloh et al., 2013). Chỉ số mật độ mạng lưới có giá trị từ 0 đến 1. Một mạng lưới có sự liên kết hoàn chỉnh, nghĩa là tất cả các tác nhân đều có sự kết nối với nhau sẽ có mật độ bằng 1 (McCulloh et al., 2013; Scott, 2000). Mật độ của mạng lưới có kích thước khác nhau sẽ khác nhau. Mạng lưới có kích thước lớn thì mật độ nhỏ và ngược lại (Burt, 2000). Các đề tài ứng dụng phân tích mạng lưới trong du lịch thường sử dụng chỉ số về mật độ để đánh giá mức độ liên kết giữa các điểm đến. 2.1.3. Tính trung tâm (Centrality) Các hệ số đo lường tính trung tâm của mạng lưới giúp xác định vị trí của từng tác nhân trong mạng lưới. Trong một mạng lưới sẽ có một/hoặc một số tác nhân (điểm nút) nào đó có tính trung tâm cao hơn, có liên kết với nhiều tác nhân còn lại (McCulloh et al., 2013; Scott, 2000). Tính trung tâm của mạng lưới được đo lường qua ba hệ số: hệ số trung tâm cấp bậc, hệ số trung tâm cận kề và hệ số trung tâm trung gian (Shih, 2006). Hệ số trung tâm cấp bậc (Degree centrality) của một tác nhân là tổng số lượng các liên kết thực tế của tác nhân đó với các tác nhân khác trong mạng lưới. Đối với một mạng lưới có hướng (directed net- work), hệ số trung tâm cấp bậc được phân loại thành mức độ đi vào (in-degree centrality) và mức độ đi ra (out-degree centrality). Mức độ đi vào của tác nhân i là tổng số lượng các liên kết xuất phát từ các tác nhân khác trong mạng lưới đến tác nhân i. Mức độ đi ra của tác nhân i là tổng số lượng các liên kết xuất phát từ tác nhân i đến các tác nhân khác trong mạng lưới (Asero, Gozzo, & Tomaselli, 2016; Shih, 2006). Hệ số trung tâm cấp bậc dựa vào mức độ đi vào và mức độ đi ra thường được sử dụng để đánh giá mức độ hấp dẫn và mức độ ảnh hưởng của một điểm đến. Một điểm đến với vai trò là điểm kết thúc của hành trình trong mạng lưới sẽ có số lượng liên kết đi vào lớn hơn số lượng liên kết đi ra. Một nút Sè 149 + 150/202126 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học trong mạng lưới có số lượng liên kết đi ra lớn hơn liên kết đi vào sẽ có vai trò là điểm bắt đầu/trung chuyển cho các tuyến di chuyển đến các điểm khác (Asero et al., 2016; Shih, 2006). Hệ số trung tâm cận kề (Closeness centrality) xác định khoảng cách hay sự gần gũi của một tác nhân đến những tác nhân khác trong mạng lưới. Dựa vào hệ số trung tâm cận kề, nhà nghiên cứu sẽ phát hiện được điểm đến trung tâm có đường đi ngắn nhất đến các điểm khác (Shih, 2006). Hệ số này được tính bằng tổng số bước (step) của đoạn đường ngắn nhất (geodesic distance) từ tác nhân i đến tất cả các tác nhân còn lại trong mạng lưới. Hệ số này có giá trị từ 0 đến 1, giá trị của hệ số trung tâm cận kề của một tác nhân càng lớn chỉ ra rằng đó là điểm trung tâm, rất gần với các điểm khác của mạng lưới (Asero et al., 2016). Shih (2006) cũng cho rằng, một điểm đến du lịch sẽ có vai trò là điểm trung tâm, gần và có khả năng kết nối được với các điểm đến khác khi có hệ số trung tâm cận kề lớn. Đối với mạng lưới có hướng, chỉ số trung tâm cận kề đi vào (in-close- ness centrality) và trung tâm cận kề đi ra (out-close- ness centrality) sẽ được sử dụng để xác định khoảng cách và khả năng tiếp cận của điểm nút (Asero et al., 2016; Shih, 2006). Hệ số trung tâm trung gian (Betweenness cen- trality) được sử dụng để phân tích khả năng kiểm soát các liên kết trong mạng lưới của một tác nhân hay tính chất cầu nối của nó. Hệ số trung tâm trung gian của tác nhân i là tổng số đoạn đường ngắn nhất giữa tất cả liên kết trong mạng lưới có liên quan đến tác nhân i (Shih, 2006). Hệ số trung tâm trung gian chuẩn hóa có giá trị từ 0 đến 1, và hệ số trung tâm trung gian của một tác nhân trong mạng lưới là cao khi có nhiều cặp tác nhân liên kết với nhau thông qua tác nhân này mà khoảng cách giữa chúng là ngắn nhất. Một tác nhân có hệ số trung tâm trung gian chuẩn hóa càng gần với 1 sẽ có vai trò trung gian trong mạng lưới càng lớn. Các tác nhân khác trong mạng lưới có liên kết với nhau phải thông qua tác nhân này. Do đó, nó sẽ thể hiện vai trò kiểm soát các tác nhân khác trong mạng lưới (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2017; Scott, 2000; Shih, 2006). Một điểm đến du lịch trong mạng lưới có hệ số trung tâm trung gian càng lớn thì vai trò là điểm trung chuyển/cầu nối càng lớn vì hầu hết du khách sẽ nghỉ tại điểm này trong quá trình tham quan các điểm đến khác trong mạng lưới (Shih, 2006). 2.1.4. Lỗ hổng cấu trúc (Structural hole) Burt và Burt (1995) đề cập thuật ngữ lỗ hổng cấu trúc để mô tả hai tác nhân trong mạng lưới muốn liên kết với nhau phải thông qua một tác nhân thứ ba. Một mạng lưới sẽ tồn tại một lỗ hổng cấu trúc khi mạng lưới đó thiếu những liên kết trực tiếp của một số tác nhân, mà những tác nhân này phải phụ thuộc vào một tác nhân trung gian để có thể kết nối với nhau. Lỗ hổng cấu trúc được đo lường thông qua hệ số tính dư thừa (redundancy) và hệ số ràng buộc (constraint). Hệ số tính dư thừa cho biết một tác nhân trong mạng lưới không có khả năng kết nối với các tác nhân còn lại trong mạng lưới. Hệ số tính dư thừa được xác định qua mức độ hiệu quả của mạng lưới (effective size và efficiency). Một mạng lưới hiệu quả khi tất cả tác nhân trong mạng lưới là không dư thừa (effective size phải khác 1 và effi- ciency phải bằng 1). Hệ số ràng buộc của một tác nhân cho biết mức độ phụ thuộc của nó vào các tác nhân khác trong mạng lưới (Burt & Burt, 1995; Shih, 2006). Áp dụng hệ số lỗ hổng cấu trúc trong phân tích mạng lưới điểm đến du lịch sẽ giúp xác định được các điểm đến trung gian, có vai trò quan trọng trong kết nối các điểm đến khác với nhau. Một điểm đến với những lợi thế của lỗ hổng cấu trúc, thường là điểm trùng lấp của các phân cụm trong mạng lưới, sẽ có khả năng kiểm soát được dòng di chuyển của du khách và kết nối các phân cụm với điểm đến trung tâm trong mạng lưới. Tuy nhiên, lỗ hổng cấu trúc cũng có khả năng làm cản trở dòng di chuyển của du khách và gây ra hiện tượng thắt nút cổ chai (bottleneck). Hiện tường này sẽ xảy ra khi lỗ hổng cấu trúc của mạng là một điểm đến khó có thể thay thế và các tuyến du lịch bắt buộc phải đi qua điểm này (Shih, 2006). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thu thập các chương trình du lịch được các công ty du lịch và lữ hành khai thác ở cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau trên trang điện tử của các công ty du lịch và lữ hành. Từ 140 chương trình du lịch thu thập được, có tổng cộng 31 điểm đến du lịch thuộc cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau được các công ty đưa vào chương trình du lịch của mình (Bảng 1). Từ dữ liệu này, các ma trận liên thuộc và ma trận kề được thiết lập để làm cơ sở dữ liệu cho phân tích. Đầu tiên, ma trận liên thuộc (incidence matrix) kích thước m×n được thiết lập, với m là số chương trình du lịch và n 27 ? Sè 149 + 150/2021 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học ?là số điểm đến du lịch. Bước tiếp theo sẽ lập ma trận kề (adjacency matrix) kích thước n×n, với n là số điểm đến du lịch. Đề tài sử dụng phần mềm CYTOSCAPE 3.7.2 và UCINET 6.0 để tiến hành vẽ sơ đồ mạng lưới và tính toán các chỉ số phân tích cấu trúc mạng lưới. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Cấu trúc tổng thể mạng lưới điểm đến của cụm du lịch Kết quả cấu trúc mạng lưới được thể hiện qua chỉ số đo lường kích thước mạng và mật độ được thể hiện ở bảng 2. Cụm du lịch với 31 điểm đến thì có 327 mối liên kết giữa các điểm đến trong cụm, và số liên kết trung bình là 10,548. Mật độ của tổng thể mạng lưới là 0,352 với khoảng cách trung bình là 1,783. Kết quả cho thấy mạng lưới điểm đến của cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau là một mạng lưới tương đối dày đặc và tính kết nối giữa các điểm du lịch trong cụm không cao. (Asero et al., 2016; McCulloh et al., 2013; Scott, 2000). Số lượng điểm đến trung bình được các công ty du lịch và lữ hành khai thác là 16,399 điểm. Con số này cho thấy các công ty lữ hành chưa bao quát cũng như khai thác hết tiềm năng của 31 điểm du lịch trong cụm. Hình 1 trình bày cấu trúc mạng lưới các điểm du lịch của cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau một cách trực quan. Kích cỡ của nút càng lớn cho biết điểm du lịch đó có số lượng liên kết với các điểm khác trong mạng lưới càng nhiều. 3.2. Đánh giá tính trung tâm của mạng lưới điểm đến du lịch 3.2.1. Độ trung tâm cấp bậc trong mạng lưới Kết quả về hệ số trung tâm cấp bậc (Degree cen- trality) ở bảng 3 cho thấy điểm đến tiêu biểu của cụm (điểm nút có số lượng liên kết đi vào và đi ra lớn) là Nhà thờ Tắc Sậy (D16), Trạm dừng chân Sè 149 + 150/202128 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Bảng 1: Điểm đến du lịch thuộc cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau ĈLӇm du lӏch Ký hiӋu ĈLӇm du lӏch Ký hiӋu 6Ï&75Ă1* B̨C LIÊU Chùa Sam Rong D01 Nhà công tӱ Bҥc Liêu D14 Trҥm dӯng chân Tân Huê Viên D02 &iQKÿӗQJÿLӋn gió Bҥc Liêu D15 &KD'ѫL D03 Nhà thӡ Tҳc Sұy D16 &KDĈҩt Sét D04 .KXOѭXQLӋm NghӋ thuұWÿӡn ca tài tӱ và cӕ nhҥFVƭ&DR9ăQ/ҫu D17 Chùa Chén KiӇu D05 Khu du lӏch Nhà Mát D18 CÀ MAU Sân chim HiӋp Thành D19 9ѭӡn quӕFJLDĈҩW0NJL D06 Quán âm PhұWÿjL D20 Cӝt mӕc tӑa ÿӝ ĈҩW0NJL D07 C̮17+ˮ Vӑng HҧLĈjL D08 BӃn Ninh KiӅu D21 Cӗn Ông Trang D09 Chӧ nәL&iL5ăQJ D22 9ѭӡn Quӕc gia U Minh Hҥ D10 Pizza hӫ tiӃu Sáu Hoài D23 Khu du lӏch biӇn Khai Long D11 ThiӅn viӋQ7U~FOkP3KѭѫQJ1DP D24 Ĉҧo Hòn Khoai D12 Du thuyӅn CҫQ7Kѫ D25 Làng rӯng kháng chiӃn Cà Mau D13 Chùa Ông D26 Nhà cә Bình Thuӹ D27 Chӧ cә CҫQ7Kѫ D28 Khu du lӏch Mӻ Khánh D29 CҫXÿLEӝ CҫQ7Kѫ D30 ĈuQK%uQK7KXӹ D31 Bảng 2: Chỉ số đo lường cấu trúc tổng thể mạng lưới &KӍVӕÿROѭӡQJ *LiWUӏ 6ӕOѭӧQJQ~W ÿLӇPÿӃQ (Number of nodes) 31 7әQJVӕOLrQNӃW (Number of ties) 327 6ӕOLrQNӃWWUXQJEuQK $YHUDJH'HJUHH 10,548 0ұWÿӝ 'HQVLW\ 0,352 .KRҧQJFiFKWUXQJEuQK (Average Distance) 1,783 6ӕOѭӧQJÿLӇPGXOӏFKWUXQJEuQKF{QJW\ 16,399 Tân Huê Viên (D02), Chùa Dơi (D03) và Nhà công tử Bạc Liêu (D14). Đây là những điểm đến có kết nối cao với các điểm đến khác trong mạng lưới. Những điểm đến này thường được các công ty du lịch và lữ hành chọn đưa vào chương trình du lịch ở cụm du lịch phía Tây vùng ĐBSCL. Kết quả cũng chỉ ra điểm đến có cường độ liên kết thấp trong cụm (số liên kết đi vào và đi ra thấp) là điểm đến Cột mốc tọa độ Đất Mũi (D07). So sánh số lượng liên kết đi vào và đi ra cho thấy mạng lưới có hai điểm đến đóng vai trò là điểm bắt đầu (số lượng liên kết đi ra lớn hơn số lượng liên kết đi vào) là Vọng Hải Đài (D08) và Láng rừng kháng chiến Cà Mau (D13). Từ hai điểm đến này hành trình của du khách sẽ còn được tiếp tục đến các điểm du lịch khác còn lại trong mạng lưới. Các điểm kết thúc của hành trình là điểm có số liên kết đi ra nhỏ hơn số liên kết đi vào, bao gồm Vườn quốc gia Đất Mũi (D06) và Bến Ninh Kiều (D21). Hầu hết các chương trình du lịch đều chọn Vườn quốc gia Đất Mũi và Bến Ninh Kiều là điểm du lịch cần đến và thường là điểm cuối của chương trình. Các điểm Cột mốc tọa độ Đất Mũi (D07), Đảo Hòn Khoai (D12), Cánh đồng điện gió Bạc Liêu (D15), Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (D17), và Du thuyền Cần Thơ (D25) là những điểm trung chuyển trong mạng lưới (số liên kết đi vào bằng số liên kết đi ra). 3.2.2. Độ trung tâm cận kề Hệ số trung tâm cận kề (Closeness centrality) cho biết mức độ dễ tiếp cận của một điểm đến với các điểm đến khác trong mạng lưới. Kết quả ở bảng 3 cho thấy điểm đến Nhà thờ Tắc Sậy (D16) và Trạm dừng chân Tân Huê Viên (D02) là hai điểm đến có khả năng dễ tiếp cận nhất trong cụm và có khoảng cách di chuyển đến các điểm đến còn lại trong cụm là ngắn nhất. Đây cũng là hai điểm đến đóng vai trò là cửa ngõ của các hành trình vì có chỉ số trung tâm cận kề đi ra (out-closeness centrality) lớn nhất. Thêm vào đó, điểm đến có chỉ số trung tâm cận kề đi vào (in-closeness centrality) lớn là Bến Ninh Kiều (D21) và Chùa Dơi (D03). Điều này cho thấy vai trò then chốt và tính dễ tiếp cận của hai điểm đến, từ đây có thể kết nối dễ dàng với tất cả các điểm đến trong cụm. 3.2.3. Độ trung tâm trung gian Hệ số số trung tâm trung gian của 31 điểm đến trong cụm du lịch được trình bày ở bảng 3. Kết quả cho thấy hệ số trung tâm trung gian lớn nhất thuộc điểm đến Trạm dừng chân Tân Huê Viên (D02, hệ số trung tâm trung gian = 0,086), kế đến là điểm đến Nhà thờ Tắc Sậy (D16, hệ số trung tâm trung gian = 0,083). Điều này chỉ ra rằng hai điểm đến này có vai trò trung gian rất lớn và là cầu nối của các điểm còn lại trong mạng lưới. Kết quả cũng chỉ ra các điểm đến ngoại vi trong mạng lưới là các điểm có hệ số trung tâm trung gian chuẩn hóa thấp. Đó là điểm Cầu đi bộ Cần Thơ (D30, hệ số trung tâm trung gian = 0,001) và điểm đến Pizza hủ tiếu Sáu Hoài (D23, hệ số trung tâm trung gian = 0,002). Những điểm đến còn lại trong mạng lưới ít có khả năng tiếp cận được với những điểm đến ngoại vi. Những điểm 29 ? Sè 149 + 150/2021 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Hình 1: Sơ đồ cấu trúc mạng lưới điểm đến cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau Chú thích: ĈLӇPÿӃn thuӝc TP CҫQ7Kѫ ĈLӇPÿӃn thuӝc tӍQK6yF7UăQJ ĈLӇPÿӃn thuӝc tӍnh Bҥc Liêu ĈLӇPÿӃn thuӝc tӍnh Cà Mau ?ngoại vi thường nằm ở những vị trí mà từ đó khó có thể liên kết được với các điểm khác trong mạng lưới. 3.3. Đánh giá về lỗ hổng cấu trúc của mạng lưới điểm đến Các hệ số đo lường lỗ hổng cấu trúc trong bảng 3 xác định điểm đến Trạm dừng chân Tân Huê Viên (D02, Effective size = 16,581, Efficiency = 0,638, Constraint = 0,153), điểm Chùa Dơi (D03, Effective Sè 149 + 150/202130 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Bảng 3: Chỉ số đo lường độ trung tâm và lỗ hỏng cấu trúc của mạng lưới 31 điểm đến ĈLӇP ÿӃQ +ӋVӕWUXQJWkP FҩSEұF +ӋVӕWUXQJWkPFұQNӅ +ӋVӕtrung tâm trung gian /ӛKәQJFҩXWU~F In- degree Out- degree In- closeness Out- closeness Effective size Efficiency Constraint D01 6 9 0,545 0,556 0,011 4,367 0,437 0,363 D02 18 17 0,714 0,682 0,086 16,581 0,638 0,153 D03 19 12 0,732 0,588 0,078 15,161 0,632 0,166 D04 14 10 0,652 0,566 0,041 10,708 0,595 0,223 D05 4 10 0,508 0,577 0,004 4,643 0,422 0,347 D06 17 3 0,682 0,462 0,035 9,775 0,543 0,218 D07 3 3 0,448 0,484 0,035 3,167 0,528 0,595 D08 1 16 0,316 0,682 0,009 9,255 0,544 0,225 D09 15 7 0,638 0,526 0,040 8,659 0,509 0,232 D10 12 11 0,508 0,612 0,012 6,942 0,496 0,291 D11 14 12 0,638 0,612 0,023 9,667 0,509 0,204 D12 12 12 0,588 0,612 0,010 8,694 0,483 0,220 D13 6 19 0,476 0,652 0,022 10,347 0,575 0,236 D14 17 15 0,698 0,612 0,043 11,771 0,561 0,187 D15 11 11 0,612 0,556 0,013 6,909 0,432 0,245 D16 18 19 0,714 0,714 0,083 13,919 0,605 0,171 D17 12 12 0,625 0,588 0,019 7,646 0,450 0,230 D18 6 14 0,469 0,612 0,004 6,225 0,415 0,260 D19 9 13 0,500 0,625 0,011 8,250 0,485 0,234 D20 13 14 0,577 0,638 0,025 8,593 0,505 0,229 D21 21 7 0,769 0,492 0,050 13,994 0,666 0,183 D22 14 12 0,652 0,577 0,071 13,647 0,650 0,184 D23 2 9 0,448 0,577 0,002 5,364 0,536 0,365 D24 8 9 0,577 0,526 0,011 7,235 0,557 0,292 D25 7 7 0,566 0,492 0,006 4,714 0,471 0,373 D26 7 8 0,526 0,492 0,007 4,933 0,448 0,347 D27 11 5 0,612 0,429 0,010 7,219 0,555 0,291 D28 13 10 0,638 0,526 0,025 9,065 0,604 0,250 D29 12 10 0,625 0,536 0,037 10,614 0,624 0,219 D30 4 7 0,476 0,492 0,001 2,818 0,403 0,510 D31 5 8 0,476 0,545 0,012 5,000 0,500 0,365 7K͙QJNrP{W̫ Sum 331 331 18,005 17,640 0,836 265,882 16,378 8,408 Mean 10,677 10,677 0,581 0,569 0,027 8.577 0,528 0,271 Var. 29,492 16,359 0,011 0,005 0,001 12,631 0,006 0,010 S.D 5,431 4,045 0,103 0,069 0,025 3,554 0,075 0,099 Min 1 3 0,316 0,429 0,001 2,818 0,403 0,153 Max 21 19 0,769 0,714 0,086 16,581 0,666 0,595 size = 15,161, Efficiency = 0,632, Constraint = 0,166), và điểm Bến Ninh Kiều (D21, Effective size = 13,994, Efficiency = 0,666, Constraint = 0,183) là những điểm giữ vị trí lỗ hổng cấu trúc trong mạng lưới. Đây là những điểm nằm ở vị trí không thể thay thế được trong mạng lưới. Các điểm du lịch khác phải thông qua những lỗ hổng cấu trúc này để kết nối với nhau. Những điểm đến giữ vị trí lỗ hổng cấu trúc giúp kết nối các phân cụm với điểm đến trung tâm làm cho sự kết nối trong các hành trình du lịch được nhịp nhàng hơn. Nhưng cũng vì tính chất không thể thay thế, những điểm đến là lỗ hổng cấu trúc trong mạng lưới này có thể gây ra hiện tượng thắt nút cổ chai đối với dòng dịch chuyển của du khách đến và đi giữa các điểm du lịch trong cụm. Dựa vào những kết quả phân tích, đặc điểm của 31 điểm đến trong cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau được thể hiện trong bảng 4. 31 ? Sè 149 + 150/2021 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Bảng 4: Đặc điểm của 31 điểm đến du lịch trong mạng lưới Kí hiӋu ĈLӇm du lӏch Vӏ trí trong mҥQJOѭӟi D01 Chùa Sam Rong ĈLӇm trung chuyӇn D02 Trҥm dӯng chân Tân Huê Viên ĈLӇm trung tâm chính (hub) ĈLӇm trung gian quan trӑng Lӛ hәng cҩu trúc D03 &KD'ѫL ĈLӇm trung tâm quan trӑng ĈLӇm trung gian Lӛ hәng cҩu trúc D04 &KDĈҩt Sét ĈLӇm trung tâm D05 Chùa Chén KiӇu ĈLӇm trung chuyӇn D06 9ѭӡn quӕFJLDĈҩW0NJL ĈLӇm kӃt thúc D07 Cӝt mӕc tӑa ÿӝ ĈҩW0NJL ĈLӇm trung chuyӇn D08 Vӑng HҧLĈjL ĈLӇm bҳWÿҫu D09 Cӗn Ông Trang ĈLӇm trung tâm D10 9ѭӡn Quӕc gia U Minh Hҥ ĈLӇm trung tâm ĈLӇm trung chuyӇn D11 Khu du lӏch biӇn Khai Long ĈLӇm trung chuyӇn D12 Ĉҧo Hòn Khoai ĈLӇm trung chuyӇn D13 Làng rӯng kháng chiӃn Cà Mau ĈLӇm bҳWÿҫu D14 Nhà công tӱ Bҥc Liêu ĈLӇm trung tâm D15 &iQKÿӗQJÿLӋn gió Bҥc Liêu ĈLӇm trung chuyӇn D16 Nhà thӡ Tҳc Sұy ĈLӇm trung tâm quan trӑng ĈLӇm trung gian quan trӑng D17 .KXOѭXQLӋm NghӋ thuұWÿӡn ca tài tӱ và cӕ nhҥc Vƭ&DR9ăQ/ҫu ĈLӇm trung chuyӇn D18 Khu du lӏch Nhà Mát ĈLӇm trung chuyӇn D19 Sân chim HiӋp Thành ĈLӇm trung chuyӇn D20 Quán âm PhұWÿjL ĈLӇm trung tâm D21 BӃn Ninh KiӅu ĈLӇm trung tâm quan trӑng ĈLӇm kӃt thúc Lӛ hәng cҩu trúc D22 Chӧ nәL&iL5ăQJ ĈLӇm trung tâm ĈLӇm trung gian D23 Pizza hӫ tiӃu Sáu Hoài ĈLӇm ngoҥi vi D24 ThiӅn viӋQ7U~FOkP3KѭѫQJ1DP ĈLӇm trung chuyӇn D25 Du thuyӅn CҫQ7Kѫ ĈLӇm trung chuyӇn D26 Chùa Ông ĈLӇm trung chuyӇn D27 Nhà cә Bình Thuӹ ĈLӇm kӃt thúc D28 Chӧ cә CҫQ7Kѫ ĈLӇm trung chuyӇn D29 Khu du lӏch Mӻ Khánh ĈLӇm trung chuyӇn D30 CҫXÿLEӝ CҫQ7Kѫ ĈLӇm ngoҥi vi D31 ĈuQK%uQK7KXӹ ĈLӇm trung chuyӇn ?4. Kết luận và hàm ý phát triển 4.1. Kết luận Mạng lưới các điểm du lịch thuộc cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau là một mạng lưới tương đối dày đặc nhưng tính liên kết không cao. Mỗi công ty du lịch và lữ hành chỉ tập trung khai thác một số điểm du lịch trong cụm. Các điểm đến trong cụm chưa được đầu tư để khai thác hết tiềm năng phát triển du lịch. Điểm trung tâm chính (hub) của cụm du lịch này không phải là điểm đến du lịch độc đáo của vùng mà là một trạm dừng chân thuộc tỉnh Sóc Trăng (điểm D02, Trạm dừng chân Tân Huê Viên). Đây được xem là điểm nút trọng tâm mà các công ty du lịch lựa chọn để đưa vào các chương trình du lịch cụm phía tây vùng ĐBSCL. Điểm đến có vị trí trung tâm quan trọng tiếp theo của cụm là điểm D16 (Nhà thờ Tắc Sậy) thuộc tỉnh Bạc Liêu. Điểm đến Trạm dừng chân Tân Huê Viên và Nhà thờ Tắc Sậy cũng là điểm trung gian quan trọng kết nối những điểm du lịch còn lại trong các chuyến hành trình du lịch. Có thể thấy rằng, vai trò trung tâm và trung gian quan trọng của hai điểm đến này là hợp lý. Cả hai điểm đều nằm trên quốc lộ 1A với vị trí, khoảng cách địa lý gần với nhiều điểm đến khác trong cụm, và giao thông thuận lợi để liên kết các điểm còn lại trong mạng lưới. Trong suốt đoạn đường di chuyển từ các điểm du lịch trong cụm, Trạm dừng chân Tân Huê Viên là điểm đến có đầy đủ sản phẩm dịch vụ, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi và thư giãn cho du khách để tiếp tục hành trình. Đối với điểm đến Nhà thờ Tắc Sậy, ngoài vị trí thuận lợi, điểm đến này có nhiều đặc điểm kiến trúc và tôn giáo thu hút nhiều du khách. Ngoài ra, kiến trúc của nhà thờ có không gian thoải mái và thoáng mát cho du khách nghỉ ngơi giữa hành trình du lịch. Những điểm đến khác vừa có vai trò trung tâm và vai trò trung gian của cụm du lịch là điểm D03 (Chùa Dơi) và D22 (Chợ Nổi Cái Răng). Đây là những điểm đến có nét độc đáo riêng của vùng thu hút rất nhiều du khách, và là điểm có vị trí khoảng cách thuận tiện để kết nối các điểm du lịch khác. Điểm đến có vị trí trung tâm quan trọng khác của cụm là điểm D21 (Bến Ninh Kiều), một điểm du lịch nổi tiếng ở vùng ĐBSCL mà các công ty du lịch và lữ hành thường chọn làm điểm kết thúc hành trình du lịch phía tây vùng ĐBSCL. Bến Ninh Kiều, Trạm dừng chân Tân Huê Viên và Chùa Dơi là ba điểm đến có vị trí lỗ hổng cấu trúc trong mạng lưới cần phải chú ý đầu tư, khai thác đúng mức để khơi thông dòng di chuyển và kết nối trong cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau. Nghiên cứu này đã một lần nữa khẳng định tính thiếu liên kết trong phát triển du lịch của cụm và sự chưa đồng bộ giữa quy hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với hoạt động kinh doanh lữ hành thực tế. Trong quy hoạch không gian du lịch phía Tây của vùng thì định hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng là tham quan đất Mũi, trải nghiệm đời sống sông nước, tìm hiểu văn hóa và di tích lịch sử; khu du lịch quốc gia của cụm là Năm Căn - Mũi Cà Mau; điểm du lịch quốc gia là Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và Bến Ninh Kiều. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy những điểm trung tâm chính và trung tâm quan trọng của mạng lưới các điểm du lịch được khai thác bởi các công ty du lịch không trùng khớp với định hướng phát triển được phê duyệt. Đây là cơ sở để có cái nhìn tổng quan hơn về đặc điểm của cụm, vị trí của từng điểm đến trong mạng lưới du lịch, từ đó xây dựng định hướng phát triển phù hợp với tình hình thực tế hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ứng dụng phương pháp phân tích mạng lưới để đề xuất giải pháp phát triển cụm du lịch là rất thích hợp. Các nghiên cứu trong nước chủ yếu áp dụng phân tích mạng lưới để nghiên cứu sự hợp tác của các bên có liên quan trong phát triển du lịch (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2017; Nguyễn Phúc Nguyên & cộng sự, 2018). Có một số nghiên cứu đề cập đến việc phát triển sản phẩm du lịch tại một địa phương nhưng chỉ tập trung đề xuất giải pháp liên kết các điểm du lịch cho một loại hình du lịch cụ thể (Nguyễn Thị Bích Thủy & cộng sự, 2017). Nghiên cứu này ứng dụng phân tích mạng lưới để cho ra kết quả cấu trúc mạng của các điểm đến du lịch của một cụm gồm nhiều địa phương. Kết quả sơ đồ mạng lưới của cụm giúp hiểu rõ tính chất liên kết phát triển điểm du lịch của cụm. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ rõ bản chất và cấu trúc mạng lưới điểm đến du lịch, vai trò của từng điểm đến trong mạng lưới để làm cơ sở cho kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, xây dựng hành trình du lịch và chiến lược quản lý điểm đến có hiệu quả (Asero et al., 2016). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cung cấp những gợi ý quan trọng cho các nhà quản lý du lịch trong việc phát triển liên kết với các địa phương trong cụm (Bendle & Patterson, 2010). Sè 149 + 150/202132 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học 4.2. Hàm ý phát triển Kết quả phân tích đặc điểm và cấu trúc mạng lưới các điểm du lịch thuộc cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau là căn cứ để khuyến nghị một số hàm ý phát triển cụm du lịch theo hướng liên kết mạng lưới. Thứ nhất, cần phải tập trung phát triển các điểm du lịch ở vị trí trung tâm chính và trung tâm quan trọng. Theo lẽ tự nhiên, các điểm được xác định ở vị trí trung tâm sẽ là những điểm được ưu tiên lựa chọn cho các chuyến du lịch và sẽ được chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện tốt vai trò trung tâm cần phải thực hiện đầu tư để những điểm này trở thành điểm du lịch độc đáo của vùng. Các điểm trung tâm không được phép có những sản phẩm trùng lắp. Ngoài ra, cần tổ chức cung cấp thông tin, quảng bá cho những điểm khác trong cụm tại điểm trung tâm. Khi có lượng lớn du khách đến các điểm trung tâm thì việc tận dụng nó để thông tin và quảng bá về du lịch của cụm là hợp lý. Đặc biệt, kết quả phân tích cho thấy điểm trung tâm chính (hub) của cụm du lịch lại không phải là một điểm du lịch có nét đặc trưng của vùng mà là một điểm dừng chân. Có kết quả này có thể do đề tài tiếp cận dữ liệu là chương trình du lịch được các công ty du lịch và lữ hành khai thác. Việc các công ty du lịch đưa một điểm dừng chân vào chương trình du lịch là kế hoạch đúng đắn. Những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai nên thực hiện khảo sát các tuyến du lịch do du khách chủ động lựa chọn, từ đó có sự so sánh và đánh giá chính xác hơn về điểm trung tâm chính của cụm du lịch phía tây ĐBSCL. Nhưng nếu dựa vào kết quả phân tích của đề tài thì việc lựa chọn và đầu tư một điểm đến có đặc tính riêng của vùng trở thành điểm trung tâm chính (hub) trong mạng lưới là rất cần thiết. Quan trọng hơn hết là cần phải đầu tư để liên kết điểm trung tâm chính (hub) với các điểm trung tâm quan trọng và trung gian quan trọng trong cụm. Kết quả phân tích cho thấy, các điểm trung tâm chính và trung tâm quan trọng của cụm cũng là điểm ở vị trí trung gian quan trọng và lỗ hổng cấu trúc. Do đó, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, dịch vụ lưu trú, ăn uống để tránh hiện tượng thắt nút dòng di chuyển của du khách. Điểm trung tâm quan trọng ở địa bàn Thành phố Cần Thơ, được xác định là Bến Ninh Kiều, nên được đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí tốt hơn nữa. Cần có những hoạt động du lịch thu hút du khách tham quan, khám phá ý nghĩa của điểm đến nên thơ này. Tại khu vực lân cận bến Ninh Kiều, có điểm ở vị trí ngoại vi của cụm là Cầu đi bộ Cần Thơ. Chính điều này làm cho kết cấu mạng lưới điểm du lịch thiếu tính liên kết. Việc gắn kết hoạt động của hai điểm du lịch này để làm nổi bật nét độc đáo của bến Ninh Kiều sẽ giúp điểm trung tâm quan trọng phát huy tốt vai trò. Ở tỉnh Sóc Trăng, có thể chọn Chùa Dơi trở thành điểm trung tâm quan trọng thay cho Trạm dừng chân Tân Huê Viên. Ở tỉnh Bạc Liêu, điểm trung tâm quan trọng hiện nay là Nhà thờ Tắc Sậy nên được tập trung khai thác ý nghĩa về mặt tôn giáo và lịch sử để xứng tầm là điểm du lịch cần phải tham quan. Ở tỉnh Cà Mau hiện nay chỉ có điểm du lịch ở vị trí trung tâm trong cụm mà không có điểm trung tâm quan trọng. Dựa vào đặc điểm tài nguyên du lịch, có thể lựa chọn đầu tư phát triển Vườn Quốc gia U Minh Hạ trở thành điểm trung tâm quan trọng của cụm. Thứ hai, phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch thích hợp cho từng điểm đến với vai trò cụ thể trong mạng lưới. Những điểm trung tâm nên có các sản phẩm độc đáo mang tính đặc trưng của vùng. Cần cung cấp nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, lưu trú để thỏa mãn du khách khi đến tham quan những điểm trung tâm. Những điểm bắt đầu nên được đầu tư phát triền để trở thành trung tâm thông tin du lịch của vùng. Nên kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin để tạo sản phẩm cung cấp thông tin về sản phẩm du lịch của vùng như bản đồ du lịch điện tử hay trạm cung cấp thông tin, hướng dẫn trực tuyến. Đối với những điểm có vai trò là điểm kết thúc trong mạng lưới nên đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và mua sắm của du khách. Cần phân loại sản phẩm lưu niệm riêng biệt và đặc trưng cho từng điểm kết thúc. Hạ tầng về giao thông cần được quy hoạch và đầu tư phù hợp tại những điểm đến có vai trò trung gian. Bên cạnh đó, các dịch vụ phục vụ vận chuyển và liên quan đến vận chuyển cũng cần được đầu tư phát triển tại các điểm đến trung gian trong mạng lưới. Thứ ba, sơ đồ cấu trúc mạng lưới các điểm đến của cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau là tài liệu tham khảo có giá trị cho các tổ chức quản lý điểm đến tại địa phương. Việc tham khảo sơ đồ cấu trúc mạng lưới của cụm du lịch trong việc quy hoạch phát triển du lịch cho địa phương sẽ giúp tổ chức quản lý điểm đến hiểu rõ vai trò của 33 ? Sè 149 + 150/2021 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học từng điểm du lịch trong mạng lưới, từ đó có chính sách phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ phù hợp với vai trò của điểm, góp phần phát triển du lịch cụm phía tây vùng ĐBSCL đồng bộ hơn. Các nhà quản lý bao gồm các sở, ban ngành quản lý du lịch tại các địa phương trong cụm, dựa trên kết quả nghiên cứu này có thể tham mưu cho việc phê duyệt định hướng phát triển du lịch của cụm mang tính liên kết và phù hợp với đặc điểm thực tế hơn. Ngoài ra, nếu chính sách quy hoạch và phát triển điểm đến phù hợp với vai trò của từng điểm đến trong cấu trúc mạng lưới sẽ giúp tránh tạo những sản phẩm trùng lắp và thiếu tính liên kết trong phát triển. Các đơn vị kinh doanh lữ hành có thể tham khảo sơ đồ cấu trúc mạng lưới và đặc điểm của từng điểm đến trong mạng lưới du lịch của cụm để thiết kế sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của cụm phía Tây vùng ĐBSCL, xây dựng hành trình du lịch phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch của vùng ĐBSCL.u Tài liệu tham khảo: 1. Asero, V., Gozzo, S., & Tomaselli, V. (2016), Building tourism networks through tourist mobility, Journal of Travel Research, 55(6), 751-763. 2. Baggio, R. (2017), Network science and tourism-the state of the art, Tourism Review, 72(1), 120-131. 3. Baggio, R., Scott, N., & Cooper, C. (2010), Network science: A review focused on tourism, Annals of Tourism Research, 37(3), 802-827. 4. Bendle, L. J., & Patterson, I. (2010), The cen- trality of service organizations and their leisure net- works, The Service Industries Journal, 30(10), 1607-1619. 5. Burt, R. S. (2000), The network structure of social capital, Research in organizational behavior, 22, 345-423. 6. Burt, R. S., & Burt, R. S. (1995), Structural holes: The social structure of competition. 7. Hislop, D. (2005), The effect of network size on intra-network knowledge processes, Knowledge Management Research & Practice, 3(4), 244-252. 8. McCulloh, I., Armstrong, H., & Johnson, A. (2013), Social network analysis with applications, Hoboken, New Jersey: Willey & Sons, Inc. 9. Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Bích Thủy, Võ Lê Xuân Sang (2018), Ứng dụng phân tích mạng lưới nghiên cứu liên kết của các bên liên quan du lịch ở điểm đến Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Kinh tế, 6(01), 90-99. 10. Nguyễn Thị Bích Thủy (2017), Hợp tác giữa các bên liên quan trong mạng lưới du lịch để phát triển bền vững tại điểm đến Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5C), 45-59. 11. Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Phúc Nguyên, Trần Thị Thanh Tùng (2017), Phân tích mạng: Ứng dụng nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch khách nội địa chủ động trải nghiệm tại Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Kinh tế, 5(02), 10-20. 12. Scott, J. (2000), Social network analysis: A handbook, London: Sage Publications. 13. Scott, N., R. Baggio, and C. Cooper. (2008), Network Analysis and Tourism: From Theory to Practice, Clevedon, UK: Channel View. 14. Shih, H. Y. (2006), Network characteristics of drive tourism destinations: An application of net- work analysis in tourism, Tourism Management, 27(5), 1029-1039. Summary The study adopts network theory for investigat- ing the tourism destination network structural char- acteristics of Can Tho - Soc Trang - Bac Lieu - Ca Mau cluster. The analysis is based on the tourism program developed by travel and tourism compa- nies. The results indicate that the density of the tourism cluster is week. The results also identify the role of a destination as “hub,” “central,” “begin- ning,” “terminal,” “peripheral,” or “structural hole” within the network. The study provides the implica- tions that are useful for the destination management organizations to plan, manage, and develop destina- tions, tourism facilities, tourism products and serv- ices in order to develop the tourism cluster effec- tively. Sè 149 + 150/202134 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_cum_can_tho_soc_trang_bac_lieu_ca_mau_the.pdf
Tài liệu liên quan