Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Community-based tourism is a new approach. In which the participation of the community as a partner of the tourism industry, a new development required to ensure the balance of interests between the parties. Lat Village, Lac Duong district, Lam Dong province has got such previlge conditions to develop community-based tourism. However, the villagers are totally passive at participation in tourism activities and have no major role in the strategic planning of developing tourism in their locality as a whole. This article, based on current and potential sites in the Lat Village is to give some solutions to develop communitybased tourism.

pdf11 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 263 PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ LÁT, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG PGS. TS Nguyễn Thị Hải, ThS. Bùi Cẩm Phượng Bộ môn Việt Nam học, Đại học Thăng Long Tóm tắt: Du lịch dựa vào cộng đồng là một hướng tiếp cân mới. Trong đó sự tham gia của cộng đồng như một đối tác của ngành du lịch, một yêu cầu phát triển mới nhằm đảm bảo sự cân bằng về lợi ích giữa các bên tham gia. Xã Lát huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng có nhiều điều kiện để phát triển Du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, người dân ở đây hoàn toàn thụ động khi tham gia vào hoạt động du lịch và không có vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược phát triển du lịch chung trên địa bàn của họ. Bài viết này, dựa vào hiện trang và tiềm năng ở xã Lát để đưa ra một vài giải pháp nhằm phát triển du lịch. Từ khóa: Du lịch, cộng đồng, phát triển. Đặt vấn đề Đà Lạt từ lâu đã được biết đến là thành phố du lịch nổi tiếng bởi khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú. Xã Lát huyện Lạc Dương nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Lạt cũng được biết đến là nơi có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn như: Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, Thung lũng Vàng, hồ Đankia, thác Ankroet, thôn thổ cẩm BNơ C, bên cạnh đó là phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, bản sắc văn hóa của 7 dân tộc anh em. Mặc dù nằm ngay sát thành phố và với nhiều tài nguyên du lịch như vậy song đời sống kinh tế của cu dân vẫn còn thiếu thốn. Đa số người dân tham gia sản xuất nông nghiệp, phục vụ trong du lịch, một số đi làm công để sinh sống. Ở Xã Lát cũng đã có nhiều công ty du lịch đưa khách đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu. Đã có một vài hình thức thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, song tất cả các bên liên quan mới chỉ bắt đầu quan tâm đến việc xem xét chia sẻ lợi nhuận, làm tăng thu nhập cho người dân. Người dân hoàn toàn thụ động tham gia vào hoạt động du lịch và không có vai trò quan trọng nào trong hoạch định chiến lược phát triển du lịch chung trên chính địa bàn của họ. Vấn đề phát triển cộng đồng ở đây chưa nhận được sự quan tâm cần thiết. Trước thực trạng đó, chúng tôi chọn đề tài “phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát” nhằm mục đích làm hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hôi với công tác bảo tồn và phát triển du lịch bền vững trong khu vực nghiên cứu. 1. Tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Lát 1.1. Tiềm năng tự nhiên Địa hình Theo bản đồ địa hình tỷ lệ: 1/25.000 cho thấy: địa hình của xã thấp dần từ phía Đông sang Tây (độ cao tương ứng từ 2.000m xuống 1.450m), có 2 dạng địa hình chính: núi cao và đồi. Tiêu biểu cho dạng địa hình núi cao là dãy Liang Biang kỳ vĩ, đây là một lợi thế rất lướn trong phát triển du lịch trên địa bàn xã. Nằm ở độ cao được xem là một trong những đỉnh núi cao nhất Đà Lạt, núi Lang Biang là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Địa hình đồi núi thấp tiêu biểu là thung lũng Vàng, ở đây có không gian vườn với những tên gọi như: Vườn tĩnh lặng, nẻo về của Ý, suối Đỗ Quyên, Đại viên Cảnh. Cùng với đó là bộ sưu tập Đá Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 264 bàn quý, gỗ hóa thạch, vườn phong lan Tây Nguyên, vườn Mai Anh Đào Đà Lạt, vườn Mai Anh Đào Nhật bản, hàng cây phong Canada, vườn Bonsai, và nhiều loại cây quý khác.. ., được chăm sóc rất công phu. Đặc biệt, điểm nhấn của Thung Lũng Vàng là trên lưng chừng đồi thông, có một dòng suối nhân tạo dài khoảng một cây số, những lớp đá được sắp đặt có chủ ý nhưng cứ như vô tình giống dòng suối tự nhiên. Nước từ suối này đổ xuống và chia thành hai dòng chảy có tên Tĩnh và Động. Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của xã Lát có những điểm đặc biệt so với vùng xung quanh: Mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khô ngắn, lượng nước bốc hơi thấp, không có bão, rất thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Độ cao bình quân 1.500m so với mặt biển, nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 180 C, biên độ nhiệt trung bình các tháng khoảng 40C, biên độ nhiệt giữa ban ngày và đêm 90C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (14,10C), tháng 6 có nhiệt độ trung bình cao nhất (19,50C), nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm. Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10. Tài nguyên nước - Hệ thống sông suối: Nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu là Suối Vàng là phần thượng nguồn của sông Đạ Dâng. Do là nguồn nước cung cấp sinh hoạt chủ yếu cho thành phố Đà Lạt nên được bảo vệ nghiêm ngặt và không được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. - Hệ thống Hồ, Đập: Có hồ Đan - Kia là một phần của hệ thống Suối Vàng. Hồ Suối Vàng gồm hai hồ là Đankia ở trên và Ankroet ở dưới, được tạo bởi hai đập cùng tên Ankroet chắn dòng sông Đa Dung phát nguyên từ núi Lang Biang; cạnh đó là một thác nước trắng xóa cũng mang tên Ankroet - thác này đã được toàn quyền Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của Đà Lạt vào năm 1942. Trong một tương lai không xa nơi đây sẽ trở thành một trung tâm du lịch. Động thực vật Theo kết quả điều tra về thực vật đã thống kê được 1.468 loài thuộc 161 họ, 673 chi, trong đó có 91 loài đặc hữu, 62 loài quý hiếm thuộc 29 họ thực vật khác nhau được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 15 loài được ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đặc biệt chú ý họ Phong Lan có 18 loài quý hiếm, ngành hạt trần có 14 loài, trong đó có 10 loài quý hiếm. Các loài động vật quý hiếm: Qua điều tra và thống kê cho thấy có 45 loài được ghi trong nghị định 32/2006/NĐ- CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006 “ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”. Từ những số liệu trên cho thấy khu hệ động, thực vật của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà có thể được xem như một vườn động, thực vật tự nhiên rộng lớn với những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại của Việt Nam và khu vực Đông Nam Châu Á, là một nguồn khám phá vô tận của tất cả các du khách và các nhà khoa học khi đặt chân đến đây. 1.2. Văn hóa, nếp sống của cộng đồng địa phương Nhà thờ Langbiang Giáo Xứ Langbiang nằm trong dãy núi Langbiang, còn gọi là Lâm Viên. Đây là một giáo xứ Dân Tộc lớn nhất của giáo phận Ðà Lạt, không những về số giáo dân mà còn cả về diện tích, bao trùm huyện Lạc Dương. Giáo xứ được xây dựng năm 1957 bằng gỗ và xây lại Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 265 2008, với khung cảnh gần thiên nhiên hòa hợp tâm hồn mộc mạc của các anh em Thượng. Hình ảnh nổi bật trên cung thánh là cây nêu cao khoảng 6 mét dựng bên tòa giảng dưới cây thánh giá, 2 đầu trâu với đôi sừng cong vút ôm lấy gốc cây nêu. Thôn văn hóa cổ K’Ho Còn lưu giữ các tập tục cổ của người K’Ho trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức xã hội, sinh hoạt, tín ngưỡng, cưới hỏi, ma chay, lễ hội, đặc biệt còn giữ lại nhiều loại hình nhà sàn truyền thống, các dụng cụ lao động xưa của người Lạch và các nhạc cụ dân tộc K’Ho Khu du lịch văn hóa lễ hội Lang Biang Theo dự án, khu du lịch văn hóa Lang Biang sẽ được đầu tư xây dựng trên diện tích 115ha, cạnh chân núi Lang Biang với những hạng mục chính như: Khu trung tâm lễ hội và khu tưởng niệm vua Hùng, khu công viên sinh thái cụm làng các dân tộc Tây nguyên, khu cảnh quan đặc trưng ba miền..., còn lại là các khu vực rừng thông tự nhiên, công viên hoaTrong đó, tại hai khu vực cụm làng các dân tộc Tây nguyên và khu cảnh quan đặc trưng ba miền sẽ được thiết kế và xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây nguyên và những cảnh quan độc đáo đại diện các vùng, miền ở ba khu vực Bắc, Trung, Nam. Làng Cù Lần Bao bọc làng là khoảng 200ha đồi rừng, gồm 150ha rừng thông thuần loại và 50ha rừng lá rộng, hàng cây cù lần bao bọc ven hồ, ven suối; những chú cù lần cuộn tròn bất động trên các nhánh cây. Không chỉ có rừng đồi, suối hồ và cỏ cây nguyên sơ, làng Cù Lần còn là địa điểm vui chơi giải trí thú vị. Kiến trúc nhà ở - Kiến trúc nhà sàn cổ: Được làm bằng các vật liệu gỗ, tre, nứa, mây, lồ ô,đặc trưng của kiến trúc là kết cấu khung cột với hai thành tố chính là cột và xà, để giữ vững cho ngôi nhà chủ nhân lấy liên kết dọc là chủ yếu (hai hàng cột đứng song song) sau đó mới gác lên trên đầu cột những thanh xà dọc, cuối cùng đặt lên xà dọc những thanh xà ngang. - Kiến trúc nhà sàn hiện đại: Nhà dài từ 8 đến 12m, rộng 5-6m, trụ cao 0,5m làm bằng gỗ đẽo vuông chắc chắn hoặc bằng gạch xây. Nhà lợp bằng tôn 4 mái, trước cửa ra vào là hiên, mặt sàn bằng gỗ, có thang leo lên, có lan can tay vịn, bên trong nhà chia thành buồng có vách ngăn bằng ván gỗ. Lễ hội - Lễ hội ăn trâu (lễ hội đâm trâu-Sarơpu): Lễ hội được tổ chức hàng năm diễn ra sau mùa rẫy để tế thần Ndu và các vị thần khác nhằm tạ ơn các thần đã cho buôn làng, bộ tộc qua hết một năm an lành, làm ăn được mùa. - Lễ hội cồng chiêng: Lễ hội cồng chiêng diễn ra trong mọi thời gian và được tổ chức ngoài trời dưới chân núi Lang Biang. - Lễ cúng cơm mới: Lễ hội này của người Chil, Lạch sống bằng nghề nương rẫy, diễn ra sau tết nguyên đán. Họ làm lễ để cầu mưa thuận gió hòa, ngăn thú rừng không cho chúng phá nương rẫy. Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 266 - Diễn xướng truyền khẩu và âm nhạc dân gian: Hát Yal yau (kể chuyện xưa), Hát tâm pơt (hình thức hát đối đáp), Hát Lảh lông: Hình thức hát giao duyên. Nhạc cụ truyền thống: gồm có cồng chiêng, khèn bầu sáu ống, trống. 2. Thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát 2.1. Các loại hình du lịch Ở xã Lát có các loại hình du lịch khá phong phú và đa dạng như: du lịch tham quan, du lịch sinh thái, dã ngoại, du lịch kết hợp thể thao, du lịch kết hợp nghiên cứu, du lịch trải nghiệm, du lịch lễ hội, du lịch khám phá. Với các loại hình du lịch trên, theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2015, trên địa bàn xã sẽ có khoảng 4.991,44ha đất khu du lịch .Bao gồm các khu du lịch sau: khu du lịch Đankia – Suối Vàng giai đoạn I: 2.490ha; khu du lịch bên khu Đankia – Suối Vàng: 2.000ha; KDL văn hoá phát triển ngành nghề: 2ha (Làng dệt thổ cẩm B’nơ C, Buôn văn hóa cổ K’Ho); khu du lịch lễ hội các dân tộc Lang Biang: 30ha; khu du lịch sinh thái Ankroet: 43ha; khu du lịch Bạch Cúc: 6,44ha;khu du lịch thác Bồ Giáng: 90ha; khu du lịch Làng Cù Lần: 20ha; cụm Thung Lũng Vàng: 150ha; cụm du lịch sinh thái thuỷ điện Đạ Dâng – Đạ chomo: 160ha; vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà. Các tuyến du lịch trong khu vực xã Lát và liên kết với các xã khác. 2.2. Kết quả hoạt động du lịch Khách du lịch - Lượng khách Bảng 1.1 Tình hình khách đến xã Lát giai đoạn 2011-2012 (lượt khách) Các điểm du lịch 2011 Tổng 2012 Tổng Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Langbiang 363.500 23.500 387.000 364.300 31.700 396.000 TL Vàng 22.600 14.600 372.000 325.100 8.900 334.000 Cù Lần 72.300 11.600 83.900 73.400 11.600 85.000 Th. K’Ho 71.700 15.300 87.000 74.000 21.000 95.000 B’NerC 4.000 9.000 13.000 5.000 10.000 15.000 Bidoup 0 0 0 1.185.000 15.000 1.200.000 Nguồn: Phòng công tác thông tin Huyện Lạc Dương Qua bảng số liệu trên cho thấy, thị trường chính của xã Lát là thị trường nội địa. Tình hình khách đến ngày càng tăng do công tác quảng bá trên mạng, truyền hình, báo chí và tỉnh Lâm Đồng liên tục tổ chức các hoạt động lớn như lễ hội văn hóa trà, lễ hội hoa Đà Lạt, Festival hoa, đã gây sự chú ý và thu hút khách đến với Lâm Đồng - Lạc Dương. Mặt khác, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư và dành nguồn ngân sách lớn cho phát triển du lịch để tương xứng với tiềm năng của khu vực. Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 267 - Cơ cấu khách Hình 1.2 Cơ cấu khách quốc tế đến xã Lát Khách quốc tế đến chủ yếu là khách Pháp, Úc, Thụy Điển, Anh, Đức, Hà Lan, Nhật Bản sau đó đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Sỹ, Mỹ, Canada, Do Thái, Áo và các nước khác. Khách Pháp chiếm thị phần lớn nhất, rồi đến Úc, khách có thị phần nhỏ nhất lá Do Thái và Áo. Khách du lịch nước ngoài tới xã Lát chủ yếu là đối tượng thanh niên, sinh viên, công nhân viên chức, nhà nghiên cứu, thương nhân, hưu trí. Khách nội địa đến xã Lát rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn. Thị trường miền Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất rồi đến miền Bắc và miền Trung. Sài Gòn 38% Đồng Nai 11.5% Bình Dương 10% Cần Thơ 6.7% Nha Trang 5.1% Hà Nội 4.5% Đà Nẵng 2.7% Khác 21.5% Sài Gòn Đồng Nai Bình Dương Cần Thơ Nha Trang Hình 1.3 Cơ cấu khách nội địa đến xã Lát - Tính mùa vụ của hoạt động du lịch 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khách Nội Địa Hình 1.4 Lượng khách đến xã Lát theo các tháng trong năm Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 268 Qua biểu đồ trên, cho thấy rằng số lượng khách tập trung đông vào tháng 2, tháng 5 đến tháng 8, tháng 12. Sở dĩ như vậy vì khoảng thời gian này là thời gian tết và hè nên người lao động được nghỉ lễ, nghỉ giữa kỳ, nghỉ phép, học sinh sinh viên được nghỉ hè. Tháng 12 lượng khách tăng vọt do hoạt động festival và lễ hội hoa được tổ chức hàng năm tại Đà Lạt. Mùa vắng khách diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 và tháng 1, đây là thời điểm cuối năm nên các đơn vị đều phải làm việc để hoàn thành kế hoạch. Để khắc phục tình trạng này cần có những biện pháp kéo dài mùa vụ, các hoạt động hấp dẫn thu hút khách. phải tập trung cao cho lao động, sản xuất. Doanh thu và nộp ngân sách Bảng 1.5 Tình hình doanh thu du lịch của xã Lát (tỷ đồng) Năm Langbiang Thung Lũng Vàng Bidoup-Núi Bà Giao lưu cồng chiêng 2011 26,441 13,290 0 4,5 2012 27,880 12,984 40 5,0 Nguồn: Phòng công tác thông tin Huyện Lạc Dương Bảng: 1.6. Tình hình nộp ngân sách cho tỉnh từ doanh thu du lịch tại xã Lát (tỷ đồng) Năm Lang Biang Thung Lũng Vàng Bidoup-Núi Bà 2011 2,641 1,177 0 2012 2,788 2,543 4 Nguồn: Phòng công tác thông tin Huyện Lạc Dương Qua doanh thu và nộp ngân sách cho thấy, doanh thu từ du lịch có xu hướng tăng và các đơn vị đã đóng thuế cho nhà nước. Tuy nhiên, thôn văn hóa cổ K’Ho doanh thu lớn nhưng không nộp thuế. Điều này cho thấy sự mất cân bằng trong phân chia lợi nhuận. Thái độ và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch Tham chiếu mô hình du lịch cộng đồng của tác giả Phạm Trung Lương Có 7 mức tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch. Mô hình phát triển DLCĐ chỉ thực sự thành công nếu người dân đạt đến mức 7 là tự vận động, chủ động trong hoạt động du lịch. Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 269 Hình 1.7. Bảy mức tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển Ghi chú: Mức 5: Làng Cù Lần, Thung Lũng Vàng, Langbiang Mức 6: Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà Mức 7: Thôn văn hóa cổ K’Ho, làng thổ cẩm B’nơC - Dựa trên thực trạng tham gia của cộng đồng địa phương tại khu du lịch Làng Cù Lần, Thung Lũng Vàng, Langbiang có thể khái quát mức độ tham gia của họ trong hoạt động phát triển du lịch đã đạt đến mức 5, Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà mức 6, Thôn văn hóa cổ K’Ho, làng thổ cẩm BnerC mức 7. Mức 1 Thụ động: cộng đồng không có quyền và trách nhiệm xem xét, dự báo về tương lai của hoạt động phát triển du lịch. Mức 2 Cộng đồng chỉ có trách nhiệm trả lời các câu hỏi về nhu cầu đền bù đất, cây lâu năm, nông sản trong thời gian các dự án được triển khai phục vụ xây dựng các khu du lịch trong xã Lát. Mức 3 Các chủ dự án tổ chức buổi tọa đàm, cộng đồng được tham khảo ý kiến và quan điểm. Ý của cộng đồng được lưu ý khi các dự án du lịch tiến hành thu hồi đất. Tuy nhiên họ không được tham gia vào quá trình ra quyết định. Mức 4, mức 5 Người dân địa phương được ưu tiên tuyển dụng vào một số vị trí trong các khu du lịch như làng Cù Lần, Langbiang, Thung Lũng Vàng và được trả lương theo luật du lịch. Một số được tham gia vào cung cấp dịch vụ như: bán hàng, lái xe, chụp ảnhđược chia theo tỷ lệ lợi nhuận nhưng không hoàn toàn chủ động ra quyết định, phải làm theo ý kiến chỉ đạo của ban quản lý khu du lịch. Thái độ của cộng đồng đối với du lịch Theo phiếu điều tra của cả khách nội địa và khách quốc tế đều cho rằng cộng đồng địa phương tại xã Lát có thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành với khách. Để lý giải cho tỷ lệ thái Mức độ tham gia của CĐĐP tại xã Lát trong hoạt 1.Thụ động 2.Đưa tin 3. Tư 4. Khuyến 5. Chức 6.Tương 7. Tự vận t i t i t t t . . ti . . . . . Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 270 độ tích cực của người dân vì đa số lao động trẻ của xã trực tiếp tham gia phục vụ trong các khu du lịch. Số lao động trung niên hoặc già có thu nhập gián tiếp từ du lịch bằng việc cung cấp các nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, Tất cả đều nhận thấy, đời sống của họ gắn liền với sự phát triển của du lịch. Như đã phân tích ở trên có thể thấy du lịch đem lại nhiều thuận lợi cho cư dân xã Lát như vậy, nhưng bên cạnh đó nó cũng đem đến những tiêu cực cho khu vực như: Số lượng người và các phương tiện giao thông tại khu vực tăng có thể dẫn tới tình trạng mất an ninh trật tự khu vực và tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Tăng các tệ nạn xã hội do du nhập theo dòng du khách (bệnh truyền nhiễm, mê tín dị đoan, cờ bạc, tiêu cực xã hội, bệnh tật) ngoài ý muốn. Hoạt động du lịch sẽ kéo theo tăng các loại hình thương mại, dịch vụ. Thu hẹp ngành nông nghiệp và lâm nghiệp địa phương, làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, một bộ phận dân cư chuyển sang làm đồ thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ăn uống, giải khát... - Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời điểm cao có thể vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương. Tiêu biểu là: ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng, khả năng của hệ thống thoát nước, xử lý chất thải rắn. - Tạo mâu thuẫn trong khai thác tài nguyên giữa các ngành kinh tế trên địa bàn. - Việc phát triển du lịch sẽ làm tăng mức sống của người dân địa phương đồng thời cũng làm tăng giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu, thực phẩm. 3. Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 3.1 Bảo vệ môi trường Hoạt động du lịch ngày càng sôi động trong khu vực xã Lát sẽ kéo theo những tác hại: ảnh hưởng nguồn nước, gây tiếng ồn, phá vỡ cảnh quan, tạo rác thải, nước thải. Các doanh nghiệp du lịch chỉ chú ý các biện pháp bảo vệ môi trường ít đầu tư như nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho khách, nhân viên; thiếu và hiệu lực yếu về những chế tài đối với những hành vi vi phạm, xâm hại đến môi trường: * Các giải pháp bảo vệ môi trường về lâu dài: - Kiện toàn bộ máy quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã, tăng cường cả về nhân lực và vật lực. - Nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên nước. - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý ô nhiễm môi trường. - Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường của các khu du lịch, kinh doanh, dịch vụ như áp dụng các mô hình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tái chế, tái sử dụng chất thải, - Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng. * Hoạt động bảo vệ môi trường trước mắt cần: Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 271 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo, các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên ... tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phong trào bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng. 3.2. Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) * Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học về lâu dài: - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật. - Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ĐDSH, kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về ĐDSH. - Quy hoạch và sắp xếp hợp lý các cụm dân cư đang sinh sống trong Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà và xây dựng Quy chế về quản lý vùng đệm. * Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trước mắt phải: - Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hệ thống Bảo tàng thiên nhiên để tập hợp, lưu giữ, trưng bày các nguồn gen, hiện vật, tiêu bản các loài đặc hữu, quý, hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, nơi tham quan, thu hút du khách để phát triển kinh tế. - Đào tạo nguồn nhân lực, trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý ĐDSH ở các cấp. 3.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng *Giải pháp bảo tồn văn hóa cồng chiêng: * Nghiên cứu bảo tồn, giữ gìn, tập hợp và phục dựng lại các giá trị văn hóa của dân tộc K’Ho 3.4. Đào tạo * Về lâu dài: - Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực. Từ kế hoạch đó, ta có thể lên được những kế hoạch ngắn và dài hạn để thực hiện. - Cần chú trọng vào công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, ưu tiên đối với người dân địa phương. Có chính sách thu hút đội ngũ lao động có trình độ chuyên ngành về du lịch. - Hiện tại, trình độ dân trí của người dân tại khu du lịch còn thấp, do đó việc đào tạo các kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ du lịch cho dân cư địa phương là điều hết sức cần thiết. * Trước mắt: Tập trung đào tạo người dân các nội dung sau: Bồi dưỡng những người có kinh nghiệm sống và có uy tín, thông hiểu luật tục trong làng thành hướng dẫn viên phục vụ tại thôn văn hóa cổ và làng thổ cẩm. Những lớp trẻ có kiến thức, có sức khỏe đào tạo thành hướng dẫn viên phục vụ trong các khu du lịch sinh thái. Trau dồi các kiến thức về khu du lịch, tâm lý du khách, thức ăn và đồ uống; hình thành ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định của khu du lịch cũng như việc bảo vệ môi trường nơi đây; tập huấn các kỹ năng giao tiếp cho cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch. Các chuyên viên có thể là các giảng viên có kinh Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 272 nghiệm trong ngành và các chuyên gia từ các trường chuyên ngành du lịch. Trường hợp đặc biệt, có thể mời chuyên gia từ một số nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển, đặc biệt là du lịch dựa vào cộng đồng như Singapo, Thái Lan, Malaysia. 3.5. Hỗ trợ cộng đồng địa phương Tổ chức phát triển các mô hình du lịch cộng đồng tại xã Lát. Tạo điều kiện cho người dân trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch nâng cao nhận thức, thấy được lợi ích của nguồn tài nguyên thiên nhiên đem lại. Từ đó hình thành ý thức trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên cũng như bảo tồn truyền thống văn hóa địa phương : mô hình homestay; mô hình nhà vườn; mô hình trồng hoa; mô hình cây ăn quả; mô hình trồng rau, dâu tây an toàn; mô hình vườn dược liệu;mô hình trang trại chăn nuôi. 3.6 Quản lý lượng khách và tác động của khách du lịch Hiện nay, Có nhiều công cụ hỗ trợ cho hoạt động quản lý lượng khách, bao gồm hai nhóm chính công cụ kinh tế và phi kinh tế. Các công cụ kinh tế phổ biến trong hoạt động DLCĐ là thu phí, áp đặt mức giá; các công cụ phi kinh tế như sức chứa, đánh giá tác động du khách, quản lý bằng quy định... * Quản lý lượng khách trên cơ sở "sức chứa" * Quản lý khách bằng thủ tục hành chính, nội quy * Quản lý bằng điều tiết mức thu lệ phí 3.7. Xúc tiến quảng cáo Để thành công trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cần được quảng cáo một cách hợp lý và có trách nhiệm.Trước hết, cần nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch xã Lát trên toàn quốc, vươn ra khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào khu du lịch. Thực hiện xúc tiến, quảng bá du lịch chuyên nghiệp, nhắm vào thị trường mục tiêu, lấy điểm đến, sản phẩm du lịch, thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá; khai thác tối ưu công nghệ thông tin và truyền thông; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại; đặt các văn phòng xúc tiến tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và Nhà nước để xúc tiến, quảng bá du lịch. 4. Kết luận Khu vực xã Lát nơi có hệ động thực vật phong phú, có rừng thông đặc chủng, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, khí hậu mát mẻ quanh năm và đặc biệt là những giá trị văn hóa bản địa đặc trưng, đã tạo nên những nét riêng biệt và thế mạnh riêng. Với tiềm năng du lịch lớn nhưng xã Lát vẫn chưa phát huy hết nội lực của mình, đời sống người dân còn nghèo do trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất và hạ tầng chưa đồng bộ, đầu tư về du lịch còn manh mún, chính sách chưa thu hút và giữ chân được các nhà đầu tư. Công tác quảng bá du lịch còn mờ nhạt; sản phẩm đơn điệu. Các chương trình hỗ trợ cộng đồng địa phương mới ở giai đoạn đầu. Việc chia sẻ nguồn lợi từ khai thác tài nguyên tại địa phương vẫn còn bất cập. Hiện trạng khai thác du lịch tại đây đang gây nên tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và sự biến đổi khí hậu tiềm ẩn nguy cơ của thiếu bền vững. Ðể phát triển bền vững, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài của tỉnh và từng vùng, cần phải sớm đặt vấn đề Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 273 về DLCĐ một cách nghiêm túc. Vì phát triển DLCĐ là một hướng đi phù hợp nhằm khai thác tối đa các lợi thế về tự nhiên, về văn hóa, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế -xã hội bền vững cho khu vực, bảo tồn được các giá trị văn hóa bản địa và bảo vệ môi trường. THE DEVELOPMENT OF COMMUNITY-BASED TOURISM IN LAT VILLAGE, LAC DƯƠNG DISTRICT, LAM DONG PROVINCE. Abstract: Community-based tourism is a new approach. In which the participation of the community as a partner of the tourism industry, a new development required to ensure the balance of interests between the parties. Lat Village, Lac Duong district, Lam Dong province has got such previlge conditions to develop community-based tourism. However, the villagers are totally passive at participation in tourism activities and have no major role in the strategic planning of developing tourism in their locality as a whole. This article, based on current and potential sites in the Lat Village is to give some solutions to develop community- based tourism. Keywords: Tourism, Community, Development.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfng_thi_hai_bui_5898.pdf