Tạo môi trường môi trường kinh doanh
bình đẳng cho doanh nghiệp và môi trường
an ninh, an toàn cho du khách
Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho
doanh nghiệp du lịch hoạt động và phát triển
bền vững. Kiến nghị Chính phủ các quốc gia
trên tuyến sớm sửa đổi, ban hành Luật Du
lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện cho
phù hợp với hình tình mới, đặc biệt trong xu
thế cách mạng 4.0. Đẩy mạnh phối hợp giữa
các ngành, chính quyền địa phương để đơn
giản hóa thủ tục, đặc biệt là thủ tục xuất nhập
cảnh, hải quan, nâng cao nghiệp vụ đón tiếp
cho nhân viên tại cửa khẩu. Giảm thiểu, bãi
bỏ các giấy phép, thủ tục tổ chức các loại
hình du lịch mới cho khách du lịch.
Một trong những yếu tố cơ bản tạo nên
sức hút của các địa phương trên tuyến là việc
tạo ra một môi trường an ninh, an toàn, thân
thiện, mến khách. Đây là chính là đặc thù
riêng trên tuyến khi mà nhóm giá trị này
đang dần được hình thành. Miến Điện, Thái
Lan, Lào đều có đặc điểm nhân chủng học là
rất thân thiện, mến khách. 3 địa phương ở
Việt Nam là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng đã bước đầu tạo được thiện cảm du
khách về điểm đến ít có chèo kéo, bu bám,
chặt chém . Chính vì vậy, kiến nghị các địa
phương trên tuyến cùng phối hợp tạo nên kế
hoạch hành động chung, xây dựng Hành lang
Đông Tây thành thương hiệu là Hành lang
Hữu nghị, an toàn, thân thiện, mến khách
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch đường bộ trên tuyến hành lang kinh tế đông tây: Tiếp cận thực tiễn và hàm ý chính sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
101
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG BỘ TRÊN TUYẾN HÀNH LANG KINH
TẾ ĐÔNG TÂY: TIẾP CẬN THỰC TIỄN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
THE DEVELOPMENT OF OVERLAND TOUR PRODUCT ON EAST WEST ECONOMIC
CORRIDOR : REALITY APPROACH AND THE IMPLICATIONS FOR POLICY
Ngày nhận bài: 05/11/2018
Ngày chấp nhận đăng: 04/01/2019
Lê Thế Giới, Cao Trí Dũng
TÓM TẮT
Hành lang Kinh tế Đông Tây (HLKTĐT) có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội. HLKTĐT đã
góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết giữa vùng này với những khu vực
khác trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời giúp hỗ trợ sự
phát triển về kinh tế công-nông nghiệp, du lịch, giúp tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người
dân tại các khu vực biên giới và nông thôn. Trong các lĩnh vực này, du lịch có thể được coi là một
trong những hướng đi quan trọng nhất, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương
trên tuyến cũng như nhu cầu ngày càng cao của du khách. Theo đó, du lịch đường bộ sẽ là loại
hình du lịch thích hợp nhất trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây. Với nhu cầu cấp thiết về mặc
thực tiễn và trên cơ sở một số nội dung lý thuyết về phát triển du lịch đường bộ, bài viết đi sâu
nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch đường bộ trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây và một
số rào cản cho sự phát triển loại hình du lịch đường bộ trên Hành lang Kinh tế Đông Tây để từ đó
có những hàm ý chính sách phát triển loại hình du lịch đường bộ trên HLKTĐT trong thời gian đến.
Từ khóa: Du lịch đường bộ; Hành lang Kinh tế Đông Tây.
ABSTRACT
East West Economic Corridor (EWEC) has a great significance in many socio-economic aspects.
EWEC contribute to shorten the development gap and strengthen the incorporation between this
region with other regions in ASEAN as well as in Asia and over the world, along with the support to
develop the industry, agriculture, tourism, help create jobs, increase income for people in border
and rural areas. In these areas, tourism can be considered as one of the most important directions,
in line with the potential and strengths of each locality on the route as well as the increasing
demand of tourists, and overland tourism is the best type of tourism products for EWEC. With an
urgent need for practicality and on the basis of some theoretical contents on overland tourism
development, the article delves into the current situation of overland tourism development on the
EWEC and some barriers to the development of the type of overland products on the EWEC so
that there are implications for the development of overland tourism on EWEC in the coming time.
Keywords: Overland tourism; East West Economic Corridor.
1. Đặt vấn đề
Nghiên cứu về du lịch đường bộ, một số
nghiên cứu trên thế giới đã đi sâu phân tích
các ưu điểm và nhược điểm của du lịch
đường bộ. Du lịch đường bộ mang đến
những lợi thế cho khách du lịch về kiểm soát
tốc độ đi tốt hơn (mặc dù tốc độ chậm hơn so
với đường hàng không và du lịch đường sắt);
kiểm soát tốt hơn hành trình; sự thoải mái
thường lớn hơn và chi phí thấp hơn. Nhưng
ngược lại, du lịch đường bộ thường có sức
chở thấp hơn so với các hình thức vận tải
khác. Du lịch đường bộ cũng có mức độ an
toàn tương đối thấp, như được phản ánh
trong số liệu thống kê tai nạn giao thông của
Úc, và xu hướng tai nạn giao thông và tử
vong đường bộ thường tăng cao vào các kỳ
nghỉ (Woodley, 2002). Các nghiên cứu khác
về phát triển tuyến du lịch đường bộ
Lê Thế Giới, Cao Trí Dũng, Trường Đại học Kinh
tế - Đại học Đà Nẵng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
102
(Miossec, 1977; Fagence, 1991; Lew, 1991;
Greffe, 1994; Gunn, 2002) cũng cho rằng
phát triển tuyến du lịch đường bộ mang lại
một loạt các hoạt động du lịch hấp dẫn và từ
đó thúc đẩy cơ hội kinh doanh du lịch thông
qua việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ
phụ trợ.
Tuy nhiên, trái với sự phong phú trong kho
tài liệu nghiên cứu về sản phẩm du lịch đường
bộ, các nghiên cứu về phát triển du lịch trên
HLKTĐT, nhìn chung, vẫn còn khá ít ỏi và
chủ yếu đi sâu nghiên cứu về thực nghiệm. Có
thể kể đến công trình nghiên cứu của Thitirat
Panbamrungkij (2012) phần nào cũng đã đề
cập đến tiềm năng to lớn trong phát triển du
lịch nói chung trên HLKTĐT, dựa vào nguồn
tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên
và nhân văn, tuy nhiên tiềm năng này vẫn
chưa được khai thác hợp lý do thiếu đi cơ sở
hạ tầng, cơ sở dịch vụ cần thiết và đặc biệt là
các hỗ trợ khách du lịch trong việc tìm kiếm
thông tin điểm đến. Ngoài ra, nghiên cứu của
Hồ Việt và các cộng sự (2009), đã trình bày
rất cụ thể về phát triển du lịch trên tuyến
HLKTĐT bao gồm cơ sở lý luận và thực tiễn,
thực trạng kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch
và khai thác du lịch tại các địa phương trên
tuyến, trên cơ sở đó đưa ra một số phương
hướng và giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm
năng và lợi thế của vùng.
Với nhu cầu về mặt thực tiễn, các công
trình nghiên cứu về phát triển sản phẩm du
lịch đường bộ trên HLKTĐT còn khá hạn
chế, bài viết sẽ góp phần làm rõ thực trạng
phát triển du lịch đường bộ trên tuyến
HLKTĐT để từ đó có những hàm ý chính
sách phát triển trong thời gian đến.
2. Nội dung phát triển du lịch đường bộ
Phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch
đường bộ: Về cơ bản, sản phẩm du lịch
đường bộ cũng là một sản phẩm du lịch, do
đó sẽ tuân thủ các tiêu chí về phát triển sản
phẩm, đó là:
- Sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát
triển theo hướng bền vững và có trách nhiệm,
đảm bảo (i) Bền vững về mặt tài nguyên và
môi trường, (ii) bền vững về văn hóa, (iii)
bền vững về kinh tế (Dự án Chương trình
Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm
với Môi trường và Xã hội do Liên minh Châu
Âu tài trợ, 2015).
- Sản phẩm, dịch vụ du lịch cần đảm bảo
tính đặc thù và đặc sắc để tạo nét khác biệt so
với vùng miền khác.
- Sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển
phải phù hợp với không gian của tuyến đường
du lịch đường bộ và xem xét đến sự hợp nhất
giữa các tài nguyên du lịch và bố trí không
gian trên tuyến đường du lịch đường bộ.
- Sản phẩm, dịch vụ du lịch có tính liên
kết trên toàn tuyến du lịch đường bộ: Liên
kết và phát triển sản phẩm du lịch chính là
liên kết tài nguyên du lịch để xâu chuỗi thành
con đường du lịch cho một sản phẩm du lịch
(Pyo Won-Jeung, 2008).
Phát triển thị trường khách du lịch đường bộ:
- Việc phân khúc thị trường sẽ giúp người
cung ứng có thể lựa chọn ra một số thị
trường nhất định gọi là thị trường mục tiêu
để việc cung ứng hàng hóa du lịch thỏa mãn
tối đa nhu cầu của khách hàng thuộc đoạn thị
trường đã chọn.
- Về đối tượng khách du lịch đường bộ,
thị trường khách du lịch đường bộ chủ yếu là
các khách trẻ, có sức khỏe tốt và ưa thích các
loại hình du lịch khám phá, thám hiểm
(adventure tourism), đồng thời chủ yếu cũng
là các đối tượng khách có thu nhập trung
bình hoặc thấp bởi loại hình du lịch đường bộ
tương đối rẻ, các chi tiêu cho dịch vụ lưu trú,
ăn uống và đi lại không cao như các loại hình
du lịch khác. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn của du khách sử dụng du lịch đường
bộ gồm: yếu tố bên ngoài và yếu tố bên
trong. Yếu tố bên ngoài bao gồm điều kiện
kinh tế, thu nhập của du khách, thậm chí là
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
103
yếu tố thời tiết đã được chứng minh là có tác
động trực tiếp vào mô hình du lịch và sự lựa
chọn của du khách (Dermott và cộng sự,
2001). Trong thực tế, các yếu tố bên ngoài
như thu nhập và điều kiện kinh tế là yếu tố
quan trọng tác động đến du khách để lựa
chọn các chuyến du lịch đường bộ (Taylor và
cộng sự, 2001; Dermott và cộng sự, 2001).
Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài có ảnh
hưởng tiêu cực đến sự chọn lựa của du khách
là: mức giá tương đối của các loại hình du
lịch khác, sự thiếu các tiện ích cần thiết của
các điểm đến du lịch đường bộ, sự thiếu
thông tin hoặc thông tin sai lệch của điểm
đến (Taylor và cộng sự, 2001). Các yếu tố
bên trong ảnh hưởng đến sự chọn lựa của du
khách bao gồm: mong muốn của du khách và
động cơ của du khách.
Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch: Xúc
tiến, quảng bá sản phẩm, dịch vụ là một trong
những nội dung cơ bản của marketing hỗn
hợp (Marketing - Mix). Quảng bá sản phẩm
du lịch là nỗ lực của một doanh nghiệp, một
địa phương, một vùng, một miền hay ngành
kinh tế của một quốc gia nhằm tạo ra và duy
trì hình ảnh sản phẩm của một ngành có lợi
cho việc kinh doanh trước công chúng ở thị
trường mục tiêu. Quảng bá du lịch thực chất
là những hoạt động có tính chất tuyên truyền,
khuyếch trương một cách trực tiếp và gián
tiếp các ưu thế vốn có và sẽ có để khai thác
tối đa tiềm năng của ngành du lịch, doanh
nghiệp du lịch nhằm mang lại hiệu quả kinh
doanh cao nhất theo mục tiêu chiến lược đề
ra bằng các biện pháp và các công cụ lựa
chọn cụ thể, mà công cụ chính của nó là
quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng,
bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp.
Trong hoạt động du lịch, xúc tiến du lịch
đóng vai trò quan trọng như là chất xúc tác,
đòn bẩy để phát triển du lịch, đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của từng địa
phương, từng quốc gia.
Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực: Việc huy động các nguồn lực về vốn,
nhân lực cùng với việc thực thi các cơ chế,
chính sách và sử dụng nguồn nhân lực trong
phát triển du lịch đường bộ có ý nghĩa quyết
định đối với sự thành công của tuyến du lịch
đường bộ. Việc thiết kế các tuyến du lịch
đường bộ cần được nghiên cứu kỹ lưỡng về
thị trường du lịch đường bộ mục tiêu, nhằm
tạo ra sự tăng trưởng tiếp tục về số lượng du
khách đến tham quan các khu vực và các
tuyến đường du lịch đường bộ. Những tuyến
đường du lịch này cần được thực hiện kết
hợp với chương trình phát triển vùng, khu
vực và quốc gia; đồng thời được xây dựng
phù hợp với nguồn lực sẵn có và tạo ra của
địa phương. Nguồn lực của cộng đồng địa
phương kết hợp sự quản lý của chính quyền
được sử dụng hiệu quả và bền vững sẽ đạt
được những mục tiêu của phát triển du lịch
đường bộ. Thêm vào đó, kinh phí cho việc
cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch địa phương là
một yếu tố quan trọng trong sự thành công
của khu vực. Sự hợp tác giữa các ngành khác
nhau của khu vực tư nhân và các đối tác có
vai trò quan trọng trong phát triển du lịch
đường bộ như các nhà chức trách địa
phương, các tổ chức liên chính phủ và Chính
phủ các vùng, khu vực, quốc gia sẽ tạo nên
nên tảng vững chắc cho sự phát triển bền
vững của sản phẩm du lịch đường bộ.
Liên kết phát triển du lịch đường bộ:
- Liên kết xác định tài nguyên điểm đến:
Xác định tài nguyên cốt lõi từng địa phương,
các tài nguyên tạo sự khác biệt cho điểm đến,
các tài nguyên có thể phối hợp để tạo sản
phẩm chung trên tuyến.
- Liên kết xác định nguồn khách: Tùy
thuộc vào đặc điểm tài nguyên và thế mạnh
về cơ sở hạ tầng, dịch vụ mà mỗi địa phương
nhắm đến một số nguồn khách riêng. Khi
hợp tác cùng khai thác trên tuyến đường bộ
thì cần có hoạt động liên kết để xác định
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
104
nguồn khách tiềm năng lâu dài phù hợp với
tài nguyên và hạ tầng trên toàn tuyến.
- Liên kết xây dựng sản phẩm chung:
Ngoài những sản phẩm du lịch riêng của từng
điểm đến thì du lịch đường bộ xuyên quốc
gia đòi hỏi phải có sự liên kết tạo sản phẩm
chung, đặc biệt là các sản phẩm trọn gói trên
toàn tuyến nhằm tăng sức hấp dẫn đối với thị
trường khách.
- Liên kết trong hoạt động quảng bá, xúc
tiến: Cần có sự hợp tác liên kết phối hợp
nguồn lực chung trong hoạt động xúc tiến
quảng bá vào các thị trường khách chính, hơn
là các nỗ lực riêng lẻ của từng địa phương.
3. Thực trạng phát triển loại hình du lịch
đường bộ trên Hành lang Kinh tế Đông
Tây
3.1. Cơ sở hạ tầng du lịch đường bộ
Hệ thống giao thông 1.450km đường bộ
được coi là xương sống của HLKTĐT góp
phần hình thành và phát triển các hành lang
kinh tế, thương mại, du lịch trên tuyến.
Hình 1. Hệ thống giao thông đường bộ trên HLKTĐT
Nguồn: Montague Lord, 2009
Kết quả từ khảo sát 49 doanh nghiệp du
lịch hoạt động trên tuyến HLKTĐT và 295
khách du lịch trên tuyến cho thấy, các du
khách và doanh nghiệp du lịch hoạt động trên
HLKTĐT đều có đánh giá khá tốt về cơ sở
vật chất - hạ tầng của điểm đến này. Trong
đó, theo các doanh nghiệp, phương tiện vận
chuyển tại địa phương được đánh giá tốt nhất
(3,89 điểm), trong khi cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ được đánh giá kém nhất
(3,25 điểm) tuy nhiên vẫn nằm trên mức
trung bình. Đối với du khách, chất lượng
cung ứng dịch vụ internet và chất lượng cung
cấp điện nước được đánh giá tốt nhất (4,1
điểm) trong khi cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ vẫn là tiêu chí được đánh giá kém
nhất (3,65 điểm). Qua đó, có thể thấy rằng,
để phát triển du lịch đường bộ trên tuyến
hành lang kinh tế Đông - Tây, cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ là tiêu chí cần ưu tiên
cải thiện hơn hết trong thời gian đến.
3.2. Sản phẩm, dịch vụ du lịch đường bộ
* Về lữ hành
Đến nay, đã có rất nhiều công ty lữ hành
khai thác và hưởng lợi từ nguồn khách đến
với HLKTĐT, chủ yếu là các công ty ở Khu
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
105
vực Isan, Bangkok, Chiang Mai (Thái Lan),
Savanakhet, Champasak (Lào), Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng (Việt Nam). Đã
hình thành nhiều nhóm công ty khai thác
nguồn khách đường bộ, nguồn khách
caravan, phía Việt Nam thậm chí còn hình
thành Câu lạc bộ các doanh nghiệp đón
khách Thái Lan đường bộ trực thuộc Hiệp
hội Lữ hành Việt Nam, qui định rõ chỉ có
những công ty tham gia vào Câu lạc bộ này
mới đủ điều kiện đón khách Thái Lan tại các
cửa khẩu đường bộ. Các công ty lữ hành đã
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
định hướng, xúc tiến nguồn khách, tạo sản
phẩm, chuẩn hóa hệ thống cung ứng dịch
vụ trên HLKTĐT.
* Về sản phẩm
Do đặc thù về hạ tầng giao thông, vì vậy
loại hình du lịch đường bộ là phổ biến nhất
trên tuyến. Đường sắt và đường thủy gần như
chưa có hoặc chưa khai thác được, chỉ có thể
sử dụng phương tiện đường sắt để kết nối các
trung tâm khách như: Yangon, Bangkok,
Chiang Mai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vào
các địa phương như: Mawlamyine,
Sukhothai, Phitsanulok, Khon Kaen, Quảng
Trị, Huế, Đà Nẵng. Đường hàng không thì
chủ yếu dựa vào các sân bay trung tâm như
Răng Gun, Chiang Mai, Bangkok, Viên
Chăn, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
Các sản phẩm du lịch đường bộ còn khá đơn
điệu, chủ yếu tập trung lưu trú ở một số trung
tâm như Mukdahan, Savanakhet, Huế, Đà
Nẵng, các địa phương khác chỉ đi ngang
qua, ngày lưu trú bình quân trên tuyến rất
ngắn; sản phẩm du lịch chủ yếu là: Văn hóa
lịch sử, sinh thái và nghỉ biển, trên 3 hình
thức là: Xe caravan (tự lái), xe của các công
ty lữ hành và xe công cộng.
Trên tuyến vẫn chưa hình thành được các
sản phẩm du lịch theo chủ đề chung toàn
tuyến. Phía Việt Nam đã có Con đường di
sản Miền Trung rất hấp dẫn, tuy nhiên chưa
mở rộng qua Lào, Thái Lan, Miến Điện.
Các sản phẩm dành cho nhóm gia đình tự
lái xe, khách lẻ đi bằng mô tô, xe buýt, xe
chất lượng cao chủ yếu hình thành tại điểm
đến gồm: Khách sạn/nhà nghỉ, nhà hàng ăn
uống, điểm tham quan, điểm vui chơi, mua
sắm Các sản phẩm này trên tuyến chủ yếu
mới ở mức cơ bản, trừ các trung tâm du lịch
đã hình thành như Sukhothai, Khon Kaen,
Huế, Đà Nẵng.
Các sản phẩm vui chơi, giải trí, mua sắm
trên tuyến còn rất sơ sài, mới dừng lại ở công
viên khủng long (Mukdahan, Savanakhet),
vườn quốc gia (Mawlamyine, Phitsanulok,
Phechabun, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng),
casino (Savanakhet, Đà Nẵng), các quán bia,
quán bar, karaoke, vũ trường, massage, các
chợ, siêu thị địa phương, chưa có các dịch
cụ vui chơi giải trí, mua sắm theo chiều sâu,
thực sự thu hút và giữ chân du khách như:
Công viên nước, chợ đêm, phố đi bộ, các
chương trình biểu diễn nghệ thuật, chương
trình đường phố, các khu mua sắm tập trung,
các dịch vụ buổi tối trên sông
* Về lưu trú và ẩm thực
Hệ thống dịch vụ lưu trú trên tuyến tính
đến thời điểm này có thể đã đáp ứng được
nhu cầu của nguồn khách thu nhập thấp (Tây
ba lô, buôn bán nhỏ, thăm thân) do hầu hết
các địa phương đều gia tăng đáng kể lượng
phòng từ 1-3 sao, homestay, hostel. Tuy
nhiên, khách sạn hạng sang trên tuyến phân
bố chưa đồng đều, phía Miến Điện chỉ có
khách sạn 4 sao, chưa có 5 sao, Savanakhet
chỉ có 1 khách sạn 5 sao (là casino Savan
Vegas, chủ yếu phục vụ khách đánh bạc đến
từ Thái Lan), chỉ có một số địa phương tập
trung nguồn khách lớn có nhiều khách sạn 4-
5 sao như Sukhothai, Khon Kaen, Huế, Đà
Nẵng.
Hệ thống nhà hàng trên tuyến chỉ đáp ứng
ở mức phục vụ các nhu cầu cơ bản, trừ một
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
106
số trung tâm du lịch (Sukhothai, Khon Kean,
Huế, Đà Nẵng). Các nhà hàng này chủ yếu
phục vụ các đoàn khách du lịch, phân bố đều
trên tuyến, đặc biệt là khu vực Mukdahan,
Savanakhet, Mường Phìn, Lao Bảo, Đông
Hà. Tại các trung tâm du lịch, số lượng và
chất lượng các nhà hàng là đáp ứng được hầu
hết các nhu cầu.
* Về dịch vụ du lịch
Nhìn chung các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên
HLKTĐT đáp ứng được nhu cầu của du khách,
tuy nhiên dưới góc nhìn của các doanh nghiệp
đang hoạt động trên tuyến này thì cần phát triển
thêm các hoạt động vui chơi giải trí. Kết quả từ
khảo sát cho thấy, các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ
bưu chính viễn thông (điện thoại, internet) và dịch
vụ ATM, đổi tiền, thanh toán thẻ được các
doanh nghiệp du lịch đánh giá tốt nhất; trong khi
đó, sự đa dạng và phong phú của hoạt động vui
chơi giải trí được đánh giá kém nhất, tuy nhiên số
điểm vẫn ở trên mức trung bình.
Về giá cả các dịch vụ du lịch của các điểm
đến trên tuyến, các du khách đều đánh giá từ
mức khá tốt trở lên. Tuy nhiên, khảo sát cũng
chỉ ra rằng mức chi tiêu của du khách tại điểm
đến này phần lớn là dưới 300 USD/ngày
(65,7%). Điều này cho thấy, trong thời gian
đến cần nâng cao giá trị gia tăng của các dịch
vụ du lịch trên tuyến HLKTĐT để có thể đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao cũng như nâng
cao mức chi tiêu của du khách.
3.3. Thị trường khách du lịch đường bộ
Mặc dù các quốc gia trên tuyến có sự tăng
trưởng mạnh mẽ về nguồn khách trong
những năm qua, nhưng một số địa phương
trên tuyến lại được coi là vùng trũng trong
phát triển du lịch quốc gia, trừ Sukhothai,
Khon Ken (Thái Lan), Savanakhet (Lào) do
có nguồn khách đi ngang qua, Thừa Thiên -
Huế, Đà Nẵng (Việt Nam). Các địa phương
còn lại có lượng khách đến thấp.
Bảng 1. Số lượng khách du lịch đến các địa phương trên tuyến HLKTĐT
Quốc gia Địa phương
Lượng khách quốc tế
đến năm 2017 (Người)
So với cả
nước (%)
So với năm
2016 (%)
Myanmar
Mawlamyine 151.000 4,31 +19
Myawaddy 36.000 1,02 +22
Thái Lan
Tak 290.000 0,81 +11
Sukhothai 1.450.000 4,10 +9
Phitsanulok 594.000 1,68 +8
Phetchabun 496.000 1,40 +9
Khon Kaen 1.270.000 3,59 +12
Kalasin 370.000 1,05 +14
Mukdahan 464.000 1,31 +11
Lào Savanakhet 937.000 19,5 +8
Việt Nam
Quảng Trị 164.000 1,27 +13
Thừa Thiên Huế 850.000 6,59 +12
Đà Nẵng 2.310.000 17,90 +39
Nguồn: Tổng cục du lịch và tính toán của tác giả
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
107
Như vậy, mức đóng góp của các địa
phương trên tuyến trong tổng nguồn khách
quốc gia quá thấp, chủ yếu từ 1% đến 5%,
chỉ có một số địa phương cao hơn 5% là
Savanakhet (19,5%), Thừa Thiên Huế
(6,59%) và Đà Nẵng (17,90%). Điều này đặt
ra một nhiệm vụ hết sức bức thiết trong việc
thu hút các nguồn khách đến quốc gia mình
đến với khu vực HLKTĐT, bên cạnh việc
khai thác các nguồn khách trực tiếp.
3.4. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch
Đối với đội ngũ quản lý Nhà nước, phần
lớn nhân lực quản lý du lịch trên tuyến chưa
được đào tạo bài bản về du lịch, đặc biệt ở
các địa phương thuộc Miến Điện, Lào. Vì
vậy, nhận thức trong phát triển du lịch bền
vững, trong xác định sản phẩm địa phương,
định vị nguồn khách, triển khai các hoạt động
xúc tiến, kiểm soát các dịch vụ trên tuyến,
trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế.
Đối với hệ thống cung ứng dịch vụ, nguồn
nhân lực ở các thành phố lớn như Khon
Kean, Sukhothai, Huế, Đà Nẵng đã cơ bản
đáp ứng được yêu cầu của các loại hình
khách, các địa phương còn lại nhân lực rất
dồi dào về số lượng nhưng phần đông chưa
qua đào tạo, thiếu chuyên môn nghiệp vụ,
thái độ, ngoại ngữ, chỉ có thể phù hợp với qui
mô dịch vụ nhỏ, lẻ, phục vụ cho khách ba lô,
thu nhập thấp là chủ yếu.
Trong hệ thống dịch vụ trên tuyến, thực
trạng nhân lực của đội ngũ hướng dẫn viên và
lái xe là rất đáng quan tâm. Do đặc thù của
chương trình du lịch đường bộ liên quốc gia là
thời gian trên xe rất nhiều, vì vậy chất lượng
của đội ngũ hướng dẫn và lái xe ảnh hưởng rất
quyết định đến sự hài lòng của du khách.
Một điểm sáng về nguồn nhân lực là lực
lượng cán bộ ở các công ty lữ hành khai thác
khách trên tuyến. Các công ty này đã nhanh
chóng xây dựng đội ngũ và triển khai công
tác chào bán, kết nối, giới thiệu sản phẩm và
điều hành khách. Hầu hết các công ty lữ hành
có thương hiệu trên tuyến đều tham gia khai
thác nguồn khách đường bộ, kể cả một số
công ty nước ngoài, góp phần làm tăng tính
chuyên nghiệp của hoạt động khai thác.
3.5. Thực trạng liên kết phát triển loại hình
du lịch đường bộ
Một trong những nội dung cơ bản nhất
của phát triển loại hình du lịch đường bộ trên
tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây là liên kết
các Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà
nước về du lịch (Tổng cục du lịch), các địa
phương trên tuyến và các đơn vị cung ứng
dịch vụ, các công ty lữ hành. Đây lại là hoạt
động thời gian qua còn rất yếu, chưa đi vào
thực chất, chưa triển khai hướng dẫn chi tiết.
Cụ thể như sau:
- Về liên kết tạo và triển khai khung pháp
lý, chưa hình thành đồng bộ các khung pháp
lý, hoặc đã hình thành nhưng việc triển khai
hướng dẫn thực hiện còn rất lúng túng, chưa
đi vào thực chất liên kết, còn tạo ra rào cản
lớn cho phát triển du lịch trên tuyến.
- Về liên kết ở cấp Chính phủ, các nước
đã thống nhất thiết lập cơ chế tổ chức Hội
nghị Thứ trưởng Ngoại giao thường niên.
Trước Hội nghị này sẽ có họp Hội nghị các
quan chức cao cấp (SOM) và các cuộc họp
chuyên gia về từng lĩnh vực cụ thể. Tuy vậy,
các hoạt động này có ý nghĩa về mặt nhận
thức nhiều hơn là việc tạo ra những liên kết
cụ thể về mặt sản phẩm - thị trường.
- Về liên kết trong quản lý Nhà nước ở
các địa phương, đã có sự hợp tác ký kết giữa
Quảng Trị - Savanakhet - Mukdahan, Huế -
Phitsanulok, Đà Nẵng - Khon Kean. Tuy
nhiên, các liên kết này còn khá lỏng lẻo, cơ
bản chỉ là định hướng các công ty lữ hành
trao đổi khách, riêng Quảng Trị - Savanakhet
- Mukdahan thì đã có thỏa thuận nội dung tạo
điều kiện cho phương tiện vận chuyển khách
du lịch, đồng bộ hóa các thủ tục ở 2 cặp cửa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
108
khẩu (nhưng đến nay vẫn chưa áp dụng). Các
địa phương của Miến Điện (Mawlamyine,
Myawaddy) thì hầu như tham gia vào bất cứ
hoạt động hợp tác nào, cửa khẩu đường bộ tại
Myawaddy vẫn chưa miễn thị thực cho công
dân ASEAN (chỉ miễn ở các cửa khẩu sân
bay) gây khó khăn cho việc triển khai sản
phẩm du lịch trên tuyến.
- Về liên kết tạo sản phẩm chung và định
vị nguồn khách, nội dung này gần như chưa
được triển khai ở cấp quản lý Nhà nước. Các
địa phương trên tuyến mạnh ai nấy làm, tự
hình thành các sản phẩm địa phương (trừ
Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng và Khon Kean -
Phitchabun, Phitsanulok, Sukhothai). Chỉ có
các công ty lữ hành tự kết nối các điểm đến
trên tuyến để tạo thành sản phẩm, chưa có sự
tham gia hỗ trợ của các địa phương trong
việc xác định thế mạnh và điểm khác biệt về
tài nguyên để phối hợp thành sản phẩm
chung. Chưa hình thành các sản phẩm
chuyên đề, các sản phẩm theo chủ đề chung
trên toàn tuyến. Phía Việt Nam đã có sản
phẩm chủ đề qua 3 địa phương là chương
trình Hành trình di sản nhưng vẫn chưa được
phát triển toàn tuyến. Nguồn khách trên
tuyến vẫn chưa có sự nghiên cứu chi tiết để
xác định đâu là các nguồn khách chính, xếp
theo thứ tự ưu tiên, đâu là nguồn khách sẽ
khai thác trong ngắn hạn và dài hạn.
- Công tác liên kết tuyên truyền về quá
trình hợp tác kinh tế giữa các nước nằm dọc
HLKTĐT còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ
làm công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế
quốc tế của một số địa phương vừa thiếu về
số lượng và yếu về trình độ chuyên môn,
ngoại ngữ. Công tác thông tin đối ngoại vẫn
còn mang tính vụ việc và chưa có một định
hướng, một chiến lược rõ ràng, cụ thể; hiểu
biết về thị trường thế giới và luật pháp quốc
tế của các doanh nghiệp, của địa phương còn
hạn chế.
4. Một số rào cản cho sự phát triển loại
hình du lịch đường bộ trên Hành lang
Kinh tế Đông Tây
Về cơ sở hạ tầng du lịch đường bộ: Từ cửa
khẩu Lao Bảo về tới Cảng Đà Nẵng (Đường 9
và quốc lộ 1A) có khoảng 30 thị trấn, đường
hẹp, mật độ xe máy lưu thông cao. Nhiều
điểm, chốt giao thông quy định tốc độ trung
bình khoảng 30km/h đã làm hạn chế tốc độ
vận chuyển hành khách, mất nhiều thời gian
cho lưu thông trên tuyến đường này.
Về phương tiện vận tải du lịch, các doanh
nghiệp du lịch chủ yếu sử dụng xe của Lào để
vận chuyển khách Thái Lan về tham quan
Việt Nam và ngược lại đưa khách Việt Nam
tham quan Lào và Thái Lan. Các phương tiện
tay lái bên phải của Thái Lan và phương tiện
của Việt Nam vào Thái Lan rất ít, trừ một số
đoàn caravan và thủ tục xin phép mất nhiều
thời gian. Phía Lào đang áp dụng hạn chế xe
chạy không của Việt Nam vào Lào đón khách
(đón khách phải có giấy phép của Sở Du lịch
và Công an du lịch Savannakhet). Điều này
gây khó khăn, cản trở cho việc kinh doanh vận
chuyển khách du lịch. Đặc biệt, do sự khác
biệt về tay lái (thuận và nghịch) giữa Việt
Nam, Lào, Miến Điện với Thái Lan nên việc
sử dụng 1 xe du lịch vận chuyển khách suốt
hành trình là rất khó khăn, đẩy chi phí vận
chuyển lên cao. Việc đưa khách Caravan (xe
tự lái) của Thái Lan đi ôtô tay lái nghịch vào
Việt Nam phải chờ xin phép, thực hiện các thủ
tục tạm nhập tái xuất xe tốn nhiều thời gian và
chi phí. Từ tháng 6/2009, hiệp định về xe tay
lái nghịch trên toàn tuyến HLKTĐT được vào
lãnh thổ của nhau có hiệu lực. Nhưng, cho đến
nay, việc thực hiện hiệp định vẫn còn nhiều
vướng mắc, khiến lượng xe từ Thái Lan, Lào
vào Việt Nam vẫn còn hạn chế. Ngược lại,
không ít doanh nghiệp Việt Nam đưa khách
vào Thái Lan và ngược lại đã phải đổi xe ở
biên giới Lào - Thái, chấp nhận mất thêm chi
phí còn hơn những nhiêu khê khi phải xin các
loại giấy phép. Quy định “Một điểm dừng,
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
109
một lần kiểm tra” chỉ mới áp dụng riêng cho
hàng hóa.
Về thủ tục nhập xuất cảnh cho khách du lịch:
- Việc kiểm tra vẫn còn phải tiến hành ở
cả hai bên cửa khẩu, cho cả hai cặp cửa khẩu
những ngày đầu và cuối chương trình (Ví dụ
Mukdahan - Savanakhet, Densavan - Lao
Bảo cho chương trình khách từ Thái Lan vào
Đà Nẵng - Huế), làm cho du khách rất mất
thời gian và mệt mỏi. Ngoài ra, các chủ
trương, chính sách và thủ tục xuất nhập cảnh
vẫn còn nhiều bất cập.
- Phí và lệ phí tại các cặp Cửa khẩu cũng
chưa thống nhất, mức thu mỗi loại phí cũng
khác nhau. Giờ làm việc tại các cặp cửa khẩu
Mukdahan - Savannakhet; Lao Bảo -
Dansavanh hiện tại không thống nhất.
- Tờ khai phương tiện qua cửa khẩu cũng
không thống nhất: Tại cửa khẩu Lào - Thái
Lan chỉ cần 6 thông tin cần thiết; nhưng tại
các cửa khẩu giữa Việt Nam - Lào thì tờ khai
có đến 45 thông tin. Những bất cập này, các
địa phương trên HLKTĐT không phải không
biết, nhưng vẫn chưa có những biện pháp
khắc phục một cách đồng bộ giữa các địa
phương và các nước trên tuyến hành lang
này. Tờ khai phương tiện xuất cảnh nhập
cảnh tại cửa khẩu Lao Bảo có quá nhiều mục
phải kê khai và còn rườm rà, tốn nhiều thời
gian (02-04 giờ) trong khi phía Thái Lan sử
dụng những tờ khai đơn giản hơn. Nội dung
tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải tạm
nhập, tái xuất còn chưa thống nhất tại cả ba
nước. Ngay ở phía Việt Nam, đoạn đường từ
Thành phố Đà Nẵng đến Lao Bảo khoảng
260 km, nhưng mất tới 5-6 tiếng đồng hồ đi
xe ô tô, do thời gian “chết” tại các trạm thu
phí, quy định hạn chế tốc độ, lại phải thêm 1
tiếng nữa để làm thủ tục tại cửa khẩu Lao
Bảo - Dansavanh... là những rào cản ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch trên
tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.
Về liên kết phát triển loại hình du lịch
đường bộ:
- Phát triển liên vùng giữa các nước trong
khu vực, tiềm năng kinh tế của HLKTĐT
được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy
nhiên trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các
nước thuộc HLKTĐT giai đoạn: 1998 - 2010,
đã bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục và
thực trạng này vẫn chưa có những chuyển
biến theo hướng tích cực mặc dù đã được
nhìn thấy từ phía các ngành và địa phương có
liên quan. Cho đến năm 2010, hợp tác kinh tế
giữa các địa phương và các nước thuộc
HLKTĐT vẫn còn nhiều rào cản nhất là
những vướng mắc do cơ chế không tương
thích của từng quốc gia, khiến HLKTĐT
chưa thể thông thoáng thật sự.
- Nhìn chung, tính đồng bộ và cơ chế phối
hợp giữa các địa phương trên toàn tuyến
Hành lang kinh tế Đông Tây vẫn còn thấp và
thiếu. Các Hiệp định giao thông xuyên biên
giới vẫn còn hiệu lực nhưng chưa hoàn thiện
và đầy đủ. Thực chất hợp tác trên Hành lang
kinh tế Đông Tây là hợp tác giữa các đối tác
yếu - yếu, khả năng bổ sung cho nhau, về lý
thuyết là to lớn song việc hiện thực hóa các
khả năng này là rất khó khăn. Trong khi đó,
những mục tiêu đưa ra đối với HLKTĐT lớn,
bao gồm nhiều lĩnh vực hợp tác phát triển từ
văn hóa đến kinh tế thương mại, đặc biệt là
du lịch, nhưng hoạt động đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng sao cho tương xứng giữa các vùng
để có thể nối với nhau và đồng bộ hóa các
quy định pháp luật lại là một vấn đề.
5. Một số hàm ý chính sách phát triển loại
hình du lịch đường bộ trên Hành lang
Kinh tế Đông Tây
5.1. Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch
vụ phục vụ du lịch
Hạ tầng giao thông đường bộ sẽ là điều
kiện quan trọng nhất để phát triển loại hình
du lịch đường bộ trên Hành lang Đông Tây.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
110
Để đáp ứng các yêu cầu về tuyến đường, cần
đầu tư công tác quy hoạch du lịch toàn tuyến
và quy hoạch du lịch từng vùng tại các quốc
gia. Có thể thiết kế tuyến đường chính xuất
phát từ Myawaddy (Myanma) Measot
Tak Phitsanulok (vườn quốc gia Lang
Sang) Sukhothai (cố đô đầu tiên của Thái)
Khon Kean (vườn quốc gia) Kalasin
(Phật đàn Phu pot) Kuchinarai (bảo tàng
khủng long) Mukdahan (vườn quốc gia
Phu Pha Thoep, chợ Đông Dương, vườn
quốc gia Muck, cầu Hữu Nghị 2 vượt sông
Mekong) Savannakhet (đô thị cổ, chùa Ing
Hang, trung tâm giải trí Savan Vegas, làng
Seno) Mường Phìn Dansavanh Lao
Bảo (khu thương mại miễn thuế, Khe Sanh,
cầu Dakrong, làng dân tộc Cơ tu) Đông
Hà (tỉnh Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn,
thành cổ Quảng Trị) Cố đô Huế Khu
vực Lăng Cô, Bạch Mã, Cảnh Dương
Hầm Hải Vân Thành phố Đà Nẵng Hội
an (di sản thế giới) Mỹ Sơn (di sản thế
giới).
Bên cạnh đó, phát triển 4 tuyến đường
phụ bao gồm:
(1) Tuyến phụ 1 xuất phát từ Khon Kaen
Udon Thani Nong Khai Cầu Hữu
Nghị 1 Vientiane Muang Pakxan
Cửa khẩu cầu treo Vinh (khu di tích Hồ
Chí Minh, đại thu hào Nguyễn Du) Hà
Tĩnh (chùa Hương Tích, biển Thiên Cầm).
(2) Tuyến phụ 2 xuất phát từ Khon Kaen
Kalasin Sakhon Nakhon Nakhon
Phanom (làng Hữu Nghị Việt Thái, khu di
tích Hồ Chí Minh) Cầu Hữu Nghị 3
Bến Đợi Muang Khăm Muộn Chalo (di
sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng) Thành
phố Đồng Hới (biển Nhật Lệ).
(3) Tuyến phụ 3 xuất phát từ Khon Kaen
Roi Et Yasothon Ubon Ratchathani
Pakse (cao nguyên Boloven, đồn điền cao
su, tỉnh lớn thứ 3 của Lào, thác lớn nhất của
Đông Nam Á, di sản văn hóa thế giới Wat
Phu) Tỉnh Sekong (các nhà máy thủy điện
Việt Lào) Cửa khẩu Dakoc Hội An,
Mỹ Sơn Đà Nẵng (bãi biển Đà Nẵng, Hội
An).
(4) Tuyến phụ 4 xuất phát từ Khon Kaen
Roi Et Ubon Ratchathani Pakse
(cao nguyên Boloven, đồn điền cao su, tỉnh
lớn thứ 3 của Lào, thác lớn nhất của Đông
Nam Á Atôpư Cửa khẩu Bờ Y (chia
làm 2 nhánh). Nhánh 1: Cửa khẩu Bờ Y
khu du lịch sinh thái Măng đen Quảng
Ngãi (khu kinh tế Dung Quất, bảo tàng văn
hóa Sa Huỳnh, bãi biển Mỹ Khê/Sa Huỳnh).
Nhánh 2: Cửa khẩu Bờ Y Kon Tum
Pleiku (thủy điện Gia Ly) Quy Nhơn (khu
kinh tế Nhơn Hội) Tuy Hòa.
Song song với việc phát triển các tuyến
đường, cần đẩy mạnh phát triển các cơ sở hạ
tầng hướng đến sự tiện ích cho du khách.
Đối với các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch,
kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ
quan xúc tiến đầu tư địa phương, các nhà đầu
tư và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đến
những nội dung sau:
- Quy hoạch các điểm tham quan gắn với
tài nguyên du lịch, đầu tư theo hướng gìn giữ
các giá trị sinh thái để khai thác du lịch lâu
dài, có tính đến lợi ích của cộng đồng địa
phương, đặc biệt là các khu rừng nguyên
sinh, khu bảo tồn quốc gia, khu rừng đặc
dụng, khu sinh thái đầm phá ở
Mawlamyine (Miến Điện), Phetchabun,
Phitsanulok, Tak (Thái Lan), Savanakhet
(Lào), Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng (Việt
Nam).
- Để đảm bảo phục vụ lượng khách du
lịch đang ngày càng tăng, mỗi quốc gia cần
thống nhất tiêu chuẩn của các đơn vị vận
chuyển về phương tiện, con người, năng lực..
để lựa chọn các đơn vị có năng lực vận
chuyển khách (giá cả hợp lý, đảm bảo an
toàn và thoải mái cho khách). Có thể xem xét
việc thành lập công ty vận chuyển khách
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
111
quốc tế trên cơ sở liên kết giữa các công ty
vận chuyển khách của các quốc gia.
- Khuyến khích đầu tư vào phát triển cơ
sở kinh doanh dịch vụ du lịch như các khách
sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, các trung tâm
vui chơi giải trí, siêu thị phục vụ khách du
lịch đặc biệt đối với những địa phương có
hạ tầng dịch vụ kém phát triển như:
Mawlamyine, Myawaddy (Miến Điện),
Kalasin, Tak (Thái Lan), Savanakhet (Lào),
Quảng Trị (Việt Nam), trong đó ưu tiên kêu
gọi đầu tư vào những điểm dừng gắn với tài
nguyên du lịch trên đường như: Seno,
Mường Phìn (Savanakhet), Lao Bảo, Khe
Sanh (Quảng Trị).
5.2. Liên kết phát triển du lịch
Liên kết là nội hàm quan trọng nhất để có
thể nhanh chóng phát triển loại hình du lịch
đường bộ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông
Tây. Thực tế cho thấy loại hình du lịch
đường bộ xuyên quốc gia không thể phát
triển được với chỉ những nỗ lực cục bộ, manh
mún, nhỏ lẻ của từng địa phương. Cần có
cam kết mạnh mẽ của các bên liên quan trong
liên kết các nguồn lực, thúc đẩy loại hình sản
phẩm này phát triển. Cụ thể là:
- Liên kết cấp Chính phủ và các tổ chức
quốc tế:
+ Đầu tiên là các Chính phủ phải nhanh
chóng hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ cho
việc phát triển loại hình du lịch đường bộ nói
riêng và phát triển các hoạt động thương mại,
giao thông, dịch vụ nói chung trên Hành lang
Kinh tế Đông Tây. Trong đó, chủ yếu tập
trung vào chính sách miễn thị thực khối
ASEAN, hoặc miễn thị thực trong ACMECS
(Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Việt
Nam); chính sách đồng bộ hóa thủ tục ở các
cặp cửa khẩu đường bộ trên tuyến; hoàn
chỉnh việc triển khai và hướng dẫn thực hiện
Hiệp định vận tải xuyên biên giới trong khu
vực Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS-
CBTA), trong đó qui định rõ việc cho phép
lưu thông xe tay lái nghịch, đồng bộ hóa giấy
phép lái xe, giấy phép liên vận quốc tế;
đơn giản hóa thủ tục nhập xuất cảnh cho
người, phương tiện, hàng hóa; đẩy mạnh
chính sách mở cửa bầu trời; qui định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Thỏa thuận công nhận
nghề du lịch trong ASEAN (MRA-TP).
+ Liên kết vùng không thể thiếu một ban
điều phối hỗ trợ liên kết, cụ thể cần một tổ
chức Điều phối Du lịch của Hành lang kinh
tế Đông Tây bao gồm đại diện cấp cao từ các
Bộ, Ban, Ngành thuộc Chính phủ, các tổ
chức du lịch của mỗi quốc gia thuộc khu vực.
Đặc biệt Ban điều phối này phải có vai trò
trung gian kết nối, phối hợp tổ chức và tài trợ
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ,
trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Tổ
chức này tập trung chính vào các hỗ trợ sáng
kiến hợp tác tiểu khu vực trong lĩnh vực du
lịch dựa trên việc quảng bá Hành lang kinh tế
Đông Tây như một điểm đến duy nhất, xây
dựng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng hỗ
trợ du lịch một cách đồng bộ, xây dựng các
chương trình nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực thống nhất giữa các địa phương,
phát triển đối thoại hợp tác giữa khu vực
công và tư, và tạo điều kiện cho các dòng
khách du lịch, vốn, và lao động dịch chuyển
trong khu vực tiểu vùng.
+ Liên kết giữa các Tổng cục du lịch, các
cơ quan xúc tiến du lịch để cùng triển khai
công tác xúc tiến quản bá tạo hình ảnh chung
cho tuyến du lịch đối với khách hàng tiềm
năng bằng việc cùng tổ chức các sự kiện giới
thiệu tiềm năng du lịch cùng nghiên cứu đưa
ra sản phẩm tuyên truyền, những chương
trình quảng cáo chung Bên cạnh đó cần
xúc tiến thành lập một Ủy ban phối hợp giữa
các cơ quan xúc tiến để kết nối và điều hành
các hoạt động.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
112
+ Việc hình thành Hiệp hội Du lịch của
tuyến hành lang kinh tế Đông Tây với sự
tham gia của các Hiệp hội Du lịch các địa
phương, các quốc gia có thể thúc đẩy sự liên
kết trong khai thác tài nguyên và phát triển
dịch vụ du lịch ở các nước để tạo ra các sản
phẩm có chất lượng, thu hút ngày càng đông
khách du lịch cho tuyến du lịch.
+ Thực hiện liên kết trong công tác đào
tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch giữa
các trường đại học, cao đẳng, trường dạy
nghề của cả 4 nước, ưu tiên đào tạo ngôn
ngữ, hướng dẫn viên, văn hóa giao tiếp. Hỗ
trợ các chương trình trao đổi sinh viên, giáo
viên và hợp tác nghiên cứu khoa học.
- Liên kết giữa các cơ quan quản lý du lịch
địa phương: Tăng cường tạo lập các mối liên
kết phát triển du lịch với các nước bạn, nhằm
phát triển hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ
du lịch một cách đồng bộ; Tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp về các thủ tục hành
chính, bố trí đất đai ổn định để sản xuất, kinh
doanh, giải quyết kịp thời và thỏa đáng các
vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.
- Liên kết trong cộng đồng doanh nghiệp
trên tuyến: Các công ty lữ hành liên kết với
nhau và với cơ quan quản lý du lịch địa
phương nhằm tạo ra những sản phẩm hấp
dẫn, có sức cạnh tranh với thị trường. Liên
kết giữa các công ty lữ hành trong hoạt động
khai thác nhằm tạo sự ổn định của hệ thống
dịch vụ sử dụng, mức giá cạnh tranh với các
điểm đến khác, liên tục có sự phối hợp trong
vấn đề tạo ra sản phẩm chung cũng như việc
nghiên cứu đổi mới sản phẩm. Hướng đến
việc tạo ra các nhóm công ty liên kết nhằm tổ
chức khai thác khách một cách chuyên
nghiệp, tạo sức mạnh chung cho việc khai
thách khách du lịch. Bên cạnh đó, các công
ty lữ hành liên kết với đơn vị cung ứng dịch
vụ để tạo ra những sản phẩm có chất lượng
ổn định với mức giá cạnh tranh nhằm hỗ trợ
công tác khai thác.
5.3. Bảo tồn tài nguyên và cải thiện môi
trường du lịch
* Đảm bảo quy hoạch gắn với bảo vệ tài
nguyên du lịch và môi trường
Một trong những điểm khác biệt thu hút
du khách trên tuyến Hành lang Đông Tây là
hệ sinh thái phong phú, tài nguyên nhân văn
đặc sắc. Vì vậy, kiến nghị các Chính phủ và
cơ quan quản lý địa phương trên tuyến phải
quy hoạch và bảo vệ chặt chẽ các loại tài
nguyên du lịch, bố trí ngân sách thích đáng
cho việc bảo vệ môi trường; bảo vệ, tôn tạo,
trùng tu di tích, đảm bảo khai thác lâu dài và
bền vững tài nguyên du lịch trên tuyến.
Lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa
phương trên Hành lang Đông Tây và các hoạt
động phát triển du lịch, dịch vụ trên tuyến.
Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ tài
nguyên, môi trường; đầu tư thích đang cho
các hoạt động giữ gìn cảnh quan môi trường,
trồng cây xanh, đảm bảo vệ sinh, xử lý rác
thải... Xây dựng nhà vệ sinh tại các trạm
dừng, khu du lịch, di sản sẽ có tác dụng lớn
trong việc đảm bảo các khu vực này ở trong
trạng thái sạch đẹp.
Các dự án phát triển kinh tế xã hội trên
Hành lang Đông Tây dự kiến sẽ được triển
khai rầm rộ trong thời gian tới. Vì vậy, các
Chính phủ và địa phương trên tuyến khi cấp
phép phải đảm bảo sự tồn tại lâu dài của tài
nguyên du lịch và môi trường tự nhiên,
không để các dự án khi triển khai ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vũng của điểm đến,
trong đó có bền vững về môi trường.
* Hoàn thiện hệ thống quy định và các
biện pháp bảo vệ môi trường
Kiến nghị các quốc gia trên Hành lang
Đông Tây phải rà soát và hoàn chỉnh hệ
thống khung pháp lý làm cơ sở cho việc bảo
vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường tự
nhiên, môi trường kinh doanh và tạo điểm
đến an toàn cho du khách.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
113
Cần tính toán mức độ ảnh hưởng qua lại
giữa môi trường và hoạt động du lịch đối với
từng khu vực cụ thể, từng môi trường khác
nhau.
Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp
quy về quản lý tài nguyên môi trường; xây
dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết
kế và xây dựng các công trình du lịch phù
hợp với cảnh quan, môi trường.
Tăng cường biện pháp quản lý trong xây
dựng, phát triển và kinh doanh du lịch; chú
trọng xử lý chất thải ở các khách sạn, các
điểm du lịch, khu du lịch và khuyến khích
các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ
thân thiện với môi trường. Xử lý nghiêm đối
với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
* Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức
trách nhiệm và xã hội hóa việc bảo vệ tài
nguyên, môi trường
Phát động phong trào bảo vệ tài nguyên,
môi trường trong cộng đồng, xây dựng điểm
đến đạt tiêu chuẩn môi trường. Huy động
người dân tham gia bảo vệ tài nguyên, môi
trường; duy trì phát triển các phong trào cộng
đồng bảo vệ môi trường. Tăng cường giáo
dục môi trường trong các trường học; tổ chức
các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác
bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Tăng cường nguồn lực và đa dạng hoá
nguồn vốn đầu tư bảo vệ tài nguyên, môi
trường, huy động các nguồn vốn ODA, vốn
từ các chương trình hợp tác quốc tế, vốn từ
nguồn thu phí môi trường và đóng góp từ các
tổ chức phi chính phủ đầu tư cho hoạt động
bảo vệ tài nguyên, môi trường.
* Tạo môi trường môi trường kinh doanh
bình đẳng cho doanh nghiệp và môi trường
an ninh, an toàn cho du khách
Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho
doanh nghiệp du lịch hoạt động và phát triển
bền vững. Kiến nghị Chính phủ các quốc gia
trên tuyến sớm sửa đổi, ban hành Luật Du
lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện cho
phù hợp với hình tình mới, đặc biệt trong xu
thế cách mạng 4.0. Đẩy mạnh phối hợp giữa
các ngành, chính quyền địa phương để đơn
giản hóa thủ tục, đặc biệt là thủ tục xuất nhập
cảnh, hải quan, nâng cao nghiệp vụ đón tiếp
cho nhân viên tại cửa khẩu. Giảm thiểu, bãi
bỏ các giấy phép, thủ tục tổ chức các loại
hình du lịch mới cho khách du lịch.
Một trong những yếu tố cơ bản tạo nên
sức hút của các địa phương trên tuyến là việc
tạo ra một môi trường an ninh, an toàn, thân
thiện, mến khách. Đây là chính là đặc thù
riêng trên tuyến khi mà nhóm giá trị này
đang dần được hình thành. Miến Điện, Thái
Lan, Lào đều có đặc điểm nhân chủng học là
rất thân thiện, mến khách. 3 địa phương ở
Việt Nam là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng đã bước đầu tạo được thiện cảm du
khách về điểm đến ít có chèo kéo, bu bám,
chặt chém. Chính vì vậy, kiến nghị các địa
phương trên tuyến cùng phối hợp tạo nên kế
hoạch hành động chung, xây dựng Hành lang
Đông Tây thành thương hiệu là Hành lang
Hữu nghị, an toàn, thân thiện, mến khách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Thương Mại điện tử, ngày 8-5-2010, EWEC: Mục tiêu và Động lực
Bộ ngoại giao Việt Nam, Thông tin kinh tế, Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở
rộng (GMS).
Dermott, B. & Associates. (2000). “The Productive Marketing Approach”, Unpublished
research prepared for Tourism Queensland.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
114
Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
do Liên minh Châu Âu tài trợ, 2015.
Fagence, M., (1991): “Rural tourism and the small country town”, Tourism Recreation
Research, 16(1), 34–43.
Greffe, X., (1994): “Is rural tourism a lever for economic and social development?”, Journal
of Sustainable Tourism, 7(2), 23–40.
Gunn, C.A. (2002): Tourism Planning: Basics, Concepts, and Cases, 4th edn, Routledge,
New York.
Hồ Việt (2009), Cơ sở khoa học và giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế
phát triển du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
Lew, A., (1991): “Scenic roads and rural development in the US”, Tourism Recreation
Research, 16 (2), 23–30.
Miossec, J. M., (1977): Unmodele de l’espace touristique, in M. Oppermann, and K.S. Chon
(Eds.), Tourism in Developing Countrie, International Thomson Business Press,
London.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) (2016), Regional Workshop on Strategic Priorities for
The 10 - year GMS Tourism Sector Strategy.
Nguyễn Thu Huyền, (2012), Nghiên cứu chương trình du lịch trên tuyến Hành lang kinh tế
Đông Tây của các công ty lữ hành tại thành phố Đà Nẵng, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Pyo Won-Jeung (2008), “A Study on the Development of Interlinkage Tourism of Cities in
Gangwon Province”, The Graduate School Kwandong University.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011-2016), Báo cáo thường niên của các của các tỉnh
thành trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.
Taylor, Nelson, and Sofres (2001), “Strategic Insights into the over 50s Motoring
HolidayMarket”, Unpublished research prepared for Tourism Queensland.
Thitirat Panbamrungkij (2012), An application of Geography Information System for
supporting tourism development along the Southeast Asian East-West Economic
Corridor, PhD Thesis, Vienna University
Woodley, B. (2002), “Human despair behind road toll”, The Australian Monday January,
7(4), pp. 1-5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_du_lich_duong_bo_tren_tuyen_hanh_lang_kinh_te_don.pdf