Phát triển du lịch nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long

Đa dạng về di tích lịch sử và văn hoá ẩm thực, nét đẹp thiên nhiên vùng sông nước, biển đảo, có cả núi non hùng vĩ ở một số khu vực, những vườn cây ăn trái trĩu quả, ruộng lúa bạt ngàn, thuỷ sản, hải sản phong phú, ĐBSCL thật sự hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, du lịch bền vững sẽ góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế của vùng. Đặc biệt loại hình du lịch gắn kết sản xuất nông nghiệp, loại hình được phát triển nhiều nơi trên thế giới rất hiệu quả, là loại hình có triển vọng phát triển rất tốt ở ĐBSCL. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch còn nhiều tự phát, chưa được đầu tư đúng mức, chưa được tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp, người dân chưa được tập huấn để có ý thức tốt trong cách cư xử, cho việc chuẩn bị khuôn viên nhà vườn, vườn CAT, ao nuôi theo kỹ thuật canh tác tiên tiến đạt tiêu chuẩn GAP và tiêu chửn nông nghiệp hữu cơ, thiếu chuẩn bị các đặc sản địa phương, các sản phẩm đặc sắc nhà làm Vì thế, rất cần sự tham gia tổ chức của chính quyền địa phương với chiến lược ngắn hạn và dài hạn liên kết giữa các khu vực trong vùng, cùng với các doanh nghiệp lữ hành và sự tham gia của cộng đồng dân cư để tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch vùng với nhiều điểm đến du lịch thật hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 46 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Châu Phương Uyên* Trường Đại học Cần Thơ (Email: cpuyen@ctu.edu.vn) Ngày nhận: 13/7/2018 Ngày phản biện: 29/8/2018 Ngày duyệt đăng: 18/9/2018 TÓM TẮT Sự phát triển du lịch “xanh” bao gồm du lịch nông nghiệp theo hướng bền vững rất được quan tâm và hiệu quả trên thế giới. Phát triển du lịch là một trong những thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của vùng qua đa dạng vùng sinh thái, đa dạng loại hình du lịch. Vấn đề đặt ra là sự khả thi của phát triển du lịch nông nghiệp ở ĐBSCL như thế nào? Hiện nay đã có một số mô hình tự phát của du lịch miệt vườn và du lịch nông nghiệp. Nguồn lợi thủy sản và sản phẩm nông nghiệp dồi dào, ẩm thực địa phương phong phú là thế mạnh và rất khả thi cho sự phát triển du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cho mô hình du lịch này do thiếu sự đầu tư, thiếu sự tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp, thiếu sản phẩm sạch, thiếu đặc sản địa phương. Vì thế, rất cần sự hỗ trợ, tổ chức của chính quyền địa phương với chiến lược phát triển du lịch liên kết giữa các khu vực, liên kết với doanh nghiệp lữ hành và sự tham gia của cộng đồng dân cư để quảng bá; đồng thời, tổ chức nhiều điểm đến du lịch thật sự hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Từ khoá: Du lịch ĐBSCL, du lịch nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, thực phẩm địa phương Trích dẫn: Châu Phương Uyên, 2018. Phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế, Trường Đại học Tây Đô. 04: 46-56. *Thạc sĩ Châu Phương Uyên, Trường Đại học Cần Thơ Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 47 1. GIỚI THIỆU Phát triển du lịch đang là thế mạnh của nhiều vùng miền ở Việt Nam. Phát triển du lịch tạo nhiều cơ hội việc làm, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lao động và nâng cao thu nhập cho người dân; đẩy nhanh quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực; tạo động lực cho sự ra đời và phát triển làng nghề cùng nhiều loại hình dịch vụ (Nguyen Thanh Long & Thanh Lam Nguyen, 2018; Khuong & Nguyen, 2017). Với tiềm năng đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch, Việt Nam đã và đang trở thành điểm du lịch đáng quan tâm ở khu vực và thế giới với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn (Nguyễn Quốc Nghi và ctv., 2012). Khách quốc tế đến vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Báo cáo tổng kết của Hiệp hội du lịch ĐBSCL cho thấy ngành du lịch của vùng, trong năm 2017, có những hoạt động du lịch khá khởi sắc. Toàn vùng đã đón khoảng 22,4 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 11,3 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay, nhất là ở Phú Quốc, Kiên Giang. Theo kế hoạch hoạt động trong năm 2018, Hiệp hội du lịch ĐBSCL khuyến khích tăng cường sản phẩm dịch vụ du lịch giữa các địa phương trong vùng; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, tạo ra sản phẩm mới có sức hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước theo hướng bền vững. Phát triển bền vững trong lĩnh vực du lịch được cụ thể hóa bằng mục tiêu “du lịch xanh” với nhiều hình thức khác nhau, trong đó có du lịch nông nghiệp, một loại hình dựa vào tài nguyên nông nghiệp để làm du lịch (Franch et al., 2008). Hiện nay, sự liên kết giữa sản xuất nông nghiệp, thủy sản và tuyến điểm du lịch đang là xu hướng phát triển mạnh ở các nước trên thế giới (Diaz et al., 2016; Gabriel et al., 2017; Hardy and Pearson, 2016 ) và ở một số vùng du lịch trọng điểm của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có thế mạnh về phát triển du lịch với đa dạng vùng sinh thái, những địa danh nổi tiếng với thắng cảnh xinh đẹp, núi non hùng vĩ, những chùa chiền cổ kính, đền, miếu nổi tiếng cho du lịch tâm linh (Phan Thị Dang & Đào Ngọc Cảnh, 2014; Nguyen Thanh Long &Thanh Lam Nguyen, 2018; Võ Hồng Tú & ctv., 2018). Tuy nhiên, du lịch ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của vùng. Cụ thể như nhận thức xã hội về du lịch còn hạn chế; nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu; chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, thiếu tính độc đáo riêng của từng vùng; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu, chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ; nhiều điểm du lịch rất hấp dẫn nhưng cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn rất nghèo nàn; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch vùng ĐBSCL chưa được chú trọng; thiếu sự liên kết, hợp tác trong quản lý và hoạt động du lịch giữa các tỉnh thành trong khu vực và cả vùng với các tỉnh thành trong cả nước Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 48 (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2015; Huỳnh Trường Huy & ctv., 2018). Nhu cầu cao về sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm mới, có sức hấp dẫn thu hút du khách đang là vấn đề đặt ra nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh của ngành du lịch trong vùng. Với thế mạnh của sông nước và sản xuất nông nghiệp, đa dạng loại hình phát triển du lịch, đặc biệt loại hình du lịch gắn kết sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái miệt vườn theo hướng bền vững là loại hình du lịch cần thiết được quan tâm. Trong đó, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là nền tảng rất cần thiết được phát triển cho sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp và du lịch. Mục tiêu của bài viết nhằm tổng hợp một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về các loại hình du lịch và hướng phát triển du lịch kết hợp sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả ở ĐBSCL. 2. MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH ĐANG PHÁT TRIỂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. Du lịch di sản văn hoá và làng nghề Di sản văn hoá phi vật thể (DSVH) là những sản phẩm tinh thần đáng quý của cộng đồng, dân tộc được gìn giữ và lưu tồn qua từng thời kỳ lịch sử. DSVH phi vật thể bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, diễn xướng dân gian, nếp sống, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, dược học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. DSVH phi vật thể ở ĐBSCL vô cùng phong phú và đa dạng, đây chính là một phần quý giá trong nguồn tài nguyên du lịch của vùng (Cao Mỹ Khanh và Nguyễn Đức Toàn, 2016). Hiện nay, ĐBSCL có khoảng 1.200 lễ hội gồm: lễ hội dân gian chiếm số lượng cao nhất, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử cách mạng và các lễ hội khác (Nguyễn Xuân Hồng, 2009). Kho tàng lễ hội phong phú của các dân tộc ở ĐBSCL không chỉ có giá trị như những DSVH phi vật thể cần được bảo tồn để phục vụ đời sống tinh thần, tâm linh của cộng đồng mà còn là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có thể khai thác thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo. Mặt khác, phát triển du lịch cũng góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hoá thông qua việc giới thiệu các di sản này đến khách du lịch trong và ngoài nước (Đào Ngọc Cảnh & Ông Thị Diệu Huyền, 2017) . Đối với làng nghề truyền thống, du lịch làng nghề (DLLN) là loại hình du lịch diễn ra tại các làng nghề sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa và quy trình sản xuất. Đây là loại hình du lịch mang lợi ích về nhiều mặt cho làng nghề như cải thiện thu nhập của người dân, góp phần bảo tồn làng nghề với các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương. Do đó, DLLN được đánh giá là một loại hình du lịch văn hóa trên cơ sở tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa (Nguyễn Thị Lan Hương, 2016). ĐBSCL có tiềm năng du lịch làng nghề với hàng trăm làng nghề truyền Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 49 thống hay những làng nghề mới hình thành. Các làng nghề giúp tạo việc làm cho lao động tại chỗ, đồng thời cũng là tài nguyên để hình thành nên sản phẩm du lịch. Một số làng nghề trở thành điểm tham quan chính trong các chương trình du lịch tại địa phương như làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc, làng hoa Sa Đéc, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề sản xuất kẹo dừa, bánh cốm (Bến Tre, Tiền Giang) là những điểm đến hấp dẫn (Cao Mỹ Khanh & Nguyễn Đức Toàn, 2016). Khách du lịch không chỉ tham quan quy trình sản xuất, cảm nhận các giá trị văn hóa, mua sắm các sản phẩm đặc trưng nơi mình đến mà có thể có cơ hội trải nghiệm việc tạo ra những sản phẩm này. Mỗi làng nghề có một loại sản phẩm riêng, đặc trưng cho mỗi vùng. Một số tỉnh ở vùng ĐBSCL có thể nắm bắt các cơ hội từ phát triển du lịch địa phương, thu hút khách du lịch bằng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Mặt khác, khách du lịch có thể giúp quảng bá cho làng nghề thủ công truyền thống một cách hiệu quả. Ngoài sự đóng góp về kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Là điểm đến trong các chương trình du lịch, làng nghề truyền thống ĐBSCL đang giúp gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa - lịch sử về đất nước và con người vùng miệt vườn sông nước. Trường hợp nghiên cứu ở làng nghề dệt thổ cẩm Văn Giáo, là làng nghề nổi tiếng ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Làng nghề có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác phát triển các loại hình và du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu, thực trạng tham gia vào hoạt động du lịch của các hộ dân ở làng nghề còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do chưa nhận thức được lợi ích của du lịch gắn kết với làng nghề; chưa được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc phát triển du lịch ở làng nghề truyền thống; thiếu quảng bá – xúc tiến du lịch. Mặt khác, các công ty lữ hành chưa chú trọng khai thác các tour tuyến DLLN nhằm đa dạng chương trình du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách. Người dân mong muốn được hỗ trợ về vốn; được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn về du lịch (Trương Trí Thông & Lý Mỹ Tiên, 2018). 2.2. Du lịch miệt vườn Miệt vườn ở ĐBSCL là những vùng đất có vườn cây ăn trái ven sông Tiền, sông Hậu. Phạm vi miệt vườn là khu vực nằm dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu xuất phát từ biên giới Việt Nam- Campuchia chạy dọc xuống phần hạ lưu, bao gồm một phần của 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Bạc Liêu, gồm phần lớn thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang và gần toàn bộ các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh (Sơn Nam, 2005). Ở miệt vườn, người dân chuyên canh cây ăn quả, ươm giống cây trồng, trồng hoa, kiểng,... khá hấp dẫn đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, với cách thức sinh hoạt của cư dân địa phương đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa đặc thù được gọi là “văn minh miệt vườn” (Nguyễn Trọng Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 50 Nhân và ctv., 2015). Văn hóa sông nước và chợ nổi, tham quan cảnh quan, kế đến là thưởng thức đặc sản là hoạt động chính của du khách du lịch miệt vườn. Mô hình homestay là dạng hình du lịch hấp dẫn với du khách nước ngoài qua việc tìm hiểu văn hoá địa phương, tham gia các hoạt động ở nông thôn, thưởng thức những món ăn dân dã. Miệt vườn có phong cảnh đẹp, có không khí trong lành và mát mẻ, và người dân thân thiện, mến khách. Du lịch miệt vườn, du khách có một số hoạt động và trải nghiệm gồm tham quan cảnh quan, thưởng thức đặc sản địa phương, dã ngoại, thưởng thức đàn ca tài tử, tham quan làng nghề, tìm hiểu đời sống và sinh hoạt của người dân và một số hoạt động khác như tát mương bắt cá, tham quan nhà cổ, đi xuồng tham quan sông rạch, cùng nấu nướng những món ăn dân dã. Theo khảo sát 130 du khách của Nguyễn Trọng Nhân & ctv., (2015), được thể hiện trong Bảng 1, các hoạt động chính của du khách là tham quan cảnh quan và thưởng thức đặc sản địa phương. Bảng 1. Các hoạt động của du khách du lịch miệt vườn (Nguyễn Trọng Nhân & ctv., 2015) Hoạt động Tỉ lệ (%) Thưởng thức đặc sản 60,6 Thưởng thức đờn ca tài tử 30,0 Tham quan làng nghề 26,9 Tham quan cảnh quan 81,9 Dã ngoại 38,1 Tìm hiểu đời sống người dân 14,4 Các dịch vụ cung cấp chính là cho du khách thâm nhập vào đời sống thực của người dân địa phương, để họ được sống như một người dân nông thôn thực sự, làm các công việc đồng áng, chăm sóc vườn cây, thu hoạch sản phẩm, giao tiếp với cư dân trong làng xóm, tham gia các lễ hội... trong môi trường thiên nhiên trong lành. Tuy nhiên, một nhà nông dân riêng lẻ khó đón được nhiều khách nên cần được tổ chức thành làng du lịch với các tổ hợp tác có ban quản lý chung để có thể tổ chức đón những đoàn khách đông người (Đoàn Thị Mỹ Hạnh & Bùi Thị Quỳnh Ngọc, 2012). Thông tin về điểm đến du lịch qua người thân và bạn bè là hình thức quảng bá du lịch miệt vườn hữu hiệu nhất hiện nay. Có năm yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của loại hình du lịch này là: (1) nguồn nhân lực và sự đa dạng của dịch vụ như cửa hàng đồ lưu niệm, hoạt động vui chơi giải, nhà hàng ăn uống; (2) giá cả dịch vụ về tham quan, ăn uống, giải trí, lưu trú; (3) cơ sở hạ tầng kỹ thuật về mức độ rộng rãi, vệ sinh, phương tiện an toàn; (4) an ninh trật tự như sự chèo kéo, thách giá, ăn xin, trộm cắp và sự an toàn của phương tiện vận chuyển; (5) cơ sở lưu trú sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ tiện Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 51 nghi, tọa lạc ở vị trí thuận lợi, cảnh quan đẹp, nhân viên cơ sở lưu trú thân thiện và lịch sự (Nguyễn Trọng Nhân & ctv., 2015). 2.3. Thực phẩm địa phương và du lịch nông nghiệp Những nghiên cứu trước đây cho thấy thực phẩm và thức uống đặc sản của địa phương là một trong các yếu tố quan trọng đối với khách du lịch. Sản phẩm thực phẩm và thức uống địa phương phục vụ du khách có thể giúp cải thiện về kinh tế, sự bền vững môi trường cho cộng đồng nơi điểm đến thông qua việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm của địa phương, có lợi cho du khách đồng thời tăng sự hấp dẫn đối với du khách (Clark & Chabrel, 2007). Kết quả nghiên cứu cho thấy thực phẩm địa phương giúp tạo mối liên kết giữa du khách và người dân địa phương, du khách có thể tham gia sản xuất thực phẩm. Thực phẩm địa phương đóng vai trò quan trọng giúp phát triển du lịch bền vững ở địa phương với ba điểm lợi: Gia tăng sự tiêu thụ sản phẩm của du khách; Giảm ảnh hưởng môi trường qua giảm sự thải khí do vận chuyển thực phẩm đến nơi xa hơn; giúp tăng sự cạnh tranh về điểm đến trong du lịch trên toàn thế giới (Rebecca, 2009). Do đó, phát triển thực phẩm địa phương theo dạng đặc sản, đặc thù của vùng là phương cách hữu hiệu tạo sự thành công của điểm đến trong du lịch (Hashimoto & Telfer, 2006; Woodland & Acott, 2007). Vùng ĐBSCL có những điều kiện lịch sử - xã hội, điều kiện địa lý - tự nhiên là những yếu tố tác động sâu sắc đến văn hoá ẩm thực của vùng. Ẩm thực nơi đây vừa là truyền thống vừa có sự đa dạng của văn hóa ẩm thực của tộc người Kinh, Chăm, Khmer, và người Hoa tạo nên nét đặc sắc so với ẩm thực của các vùng miền khác. Mặt khác, những yếu tố về lịch sử liên quan đến quá trình khai khẩn miền đồng bằng sông nước với các lớp cư dân đến từ Bắc Bộ và Trung Bộ, tạo nên nền ẩm thực được cải tiến cho phù hợp hơn, góp phần giúp cho ẩm thực nơi đây càng thêm phong phú (Ngô Đức Thịnh, 2010). Đặc biệt, với nguồn lợi thủy sản dồi dào giúp người dân tạo nên những sản phẩm chế biến đa dạng. Hằng năm, mùa nước nổi tràn về, du khách lại có dịp thưởng thức những món ăn đặc sắc trong mùa nước nổi, tuy đơn giản nhưng mang lại những nét thú vị của ẩm thực trong vùng. Qua đó góp phần tăng tính cạnh tranh của điểm đến du lịch. Trong nghiên cứu các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến, trường hợp tại tỉnh Bạc Liêu cho thấy yếu tố có nhiều dịch vụ ăn uống chất lượng, đa dạng xung quanh các điểm đến (thuộc nhân tố Dịch vụ du lịch) là ảnh hưởng quan trọng nhất đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tại Bạc Liêu. Các yếu tố khác góp phần quan trọng bao gồm: Cơ sở vật chất kỹ thuật, Tính hấp dẫn, Hình ảnh điểm đến, Dịch vụ du lịch và Quản lý điểm đến (Nguyễn Thanh Sang & Nguyễn Phú Son, 2018). Các đặc sản địa phương được gọi là đặc sản “nhà làm” trong du lịch góp phần giúp cư dân Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 52 bản địa cải thiện đời sống kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đồng thời giới thiệu được phong tục, tập quán và lối sống sinh hoạt của địa phương đến khách du lịch trong và ngoài nước. Thí dụ các hộ sản xuất kinh doanh đặc sản đã tạo được dấu ấn thương hiệu nhất định trong tâm trí của du khách. Trường hợp nghiên cứu tại Phong Điền, Cần Thơ, có thể kể đến bánh hỏi mặt võng Út Dzách, cơ sở sản xuất Cacao – Mười Cương, làng nghề bánh tráng, rượu đế Mỹ Khánh. Vì thế, để nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng sức hút đối với du khách, nghiên cứu cải tiến, nâng cao chất lượng đặc sản “nhà làm” được xem là giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển đặc sản gắn liền với phát triển du lịch (Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi, 2018). Sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản cung cấp nguồn nguyên liệu tạo nên thực phẩm đặc sắc là không thể thiếu trong phát triển du lịch ở ĐBSCL. Hiện nay sản xuất nông nghiệp của vùng phần lớn đang đối mặt với nhiều khó khăn, còn lệ thuộc vào hoá chất nông nghiệp, giá thành sản xuất cao, chất lượng thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường, chưa giúp tăng thêm thu nhập đáng kể cho nông hộ. Nhất là trong điều kiện bị tác động của biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp (SXNN) cần được đổi mới để thích nghi và bền vững hơn (Siwar et al., 2009; Võ Thị Gương & ctv., 2016). Kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và du lịch (AT, Agritourism) là chiến lược phát triển ngắn và dài hạn giúp tăng thu nhập cho người dân, giảm những nguy cơ liên quan đến sự suy thoái môi trường đất nước, đa dạng sinh học, tăng sự bền vững của hệ sinh thái. Sự phát triển hệ thống AT đặc biệt hiệu quả trong cải thiện thu nhập của những nông hộ nhỏ và cộng đồng nông thôn, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển những vùng nông thôn xa (Corinne, & Carla, 2014; Claudio et al., 2017). AT giúp tăng cơ hội phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh và bền vững. Qua nghiên cứu tại một xã ở ĐBSCL, khảo sát phỏng vấn 400 hộ nông dân cho thấy du lịch giúp nhiều lợi ích cho cộng đồng nông thôn như cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân tại địa phương (Quyen, 2017). Trong nghiên cứu của Christine et al., (2012) thì bên cạnh những lợi ích về kinh tế, về môi trường nêu trên, AT còn giúp đạt được mục đích quan trọng khác như là công cụ quảng bá (marketing tool) sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Do nhu cầu cao của du khách về thực phẩm sạch, đạt chất lượng cao, không sử dụng hoá chất nông nghiệp, SXNN đạt chuẩn GAP và SXNN hữu cơ là đòi hỏi cần thiết trong liên kết với du lịch (Donatella, 2010). Các nghiên cứu trước đây cho thấy ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất, áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất an toàn đạt tiêu chuẩn GAP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là vấn đề khả thi, cần được tổ Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 53 chức và quản lý (Võ Thị Gương & ctv., 2016). ĐBSCL có điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông kỹ thuật, đất đai, nguồn nước thuận lợi trong canh tác nông nghiệp, trong đó lúa là cây trồng chủ lực, vườn cây ăn trái, (CAT) rau màu, chăn nuôi, thủy sản nuôi kết hợp là thế mạnh. Tất cả các mô hình canh tác, vật nuôi đều có thể ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới vào sản xuất. Trường hợp khảo sát ở một số huyện thuộc tỉnh An Giang cho thấy tiến bộ kỹ thuật trong canh tác được áp dụng khá tốt. Mô hình vườn CAT phát triển du lịch sinh thái cũng được triển khai trên quy mô nhỏ. Một số mô hình dự án đã được phát triển tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Vấn đề xây dựng những tuyến điểm du lịch liên kết các địa điểm về di sản, làng nghề, tâm linh, SXNN hoàn toàn khả thi và hấp dẫn với đặc thù đồng bằng sông nước, núi non và nhiều phong cảnh đẹp và những truyền thuyết dân gian. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cho sự phát triển mô hình AT ở ĐBSCL. Để thu hút khách du lịch, cần quan tâm đến năm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái là "cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ", "giá cả dịch vụ", "chất lượng nguồn nhân lực và điều kiện ăn uống", "an ninh trật tự và an toàn", "cơ sở vật chất kỹ thuật" (Nguyễn Trọng Nhân & Phan Thành Khởi, 2016). Nhìn chung, ĐBSCL chưa đáp ứng được các yếu tố này. Sản phẩm vườn CAT đặc sản hiện chưa trở thành sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách đến tham quan và thưởng thức. Bên cạnh đó, các hộ có vườn CAT đặc sản thường trồng tự phát chưa có sự liên kết giữa các nhà vườn, liên kết với Công ty du lịch để tạo ra nhiều hoạt động phong phú, chưa phát huy được nguồn lực nội tại đưa việc phát triển kinh tế vườn gắn với du lịch trở thành ngành có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế của địa phương (Võ Hồng Tú & ctv., 2018). Đối với phát triển thuỷ sản phục vụ và liên kết với du lịch là lĩnh vực thật sự hấp dẫn du khách, vẫn chưa được tổ chức chặt chẽ, thống nhất cho sự liên kết với du lịch. Đối với SXNN, sự phát triển đa dạng sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP và hữu cơ là vô cùng cần thiết. Rất cần ý thức tham gia của cộng đồng nông thôn, sự quyết tâm tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương. 3. KẾT LUẬN Đa dạng về di tích lịch sử và văn hoá ẩm thực, nét đẹp thiên nhiên vùng sông nước, biển đảo, có cả núi non hùng vĩ ở một số khu vực, những vườn cây ăn trái trĩu quả, ruộng lúa bạt ngàn, thuỷ sản, hải sản phong phú, ĐBSCL thật sự hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, du lịch bền vững sẽ góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế của vùng. Đặc biệt loại hình du lịch gắn kết sản xuất nông nghiệp, loại hình được phát triển nhiều nơi trên thế giới rất hiệu quả, là loại hình có triển vọng phát triển rất tốt ở ĐBSCL. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch còn nhiều tự phát, chưa được đầu tư đúng mức, chưa được tổ Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 54 chức đồng bộ và chuyên nghiệp, người dân chưa được tập huấn để có ý thức tốt trong cách cư xử, cho việc chuẩn bị khuôn viên nhà vườn, vườn CAT, ao nuôi theo kỹ thuật canh tác tiên tiến đạt tiêu chuẩn GAP và tiêu chửn nông nghiệp hữu cơ, thiếu chuẩn bị các đặc sản địa phương, các sản phẩm đặc sắc nhà làm Vì thế, rất cần sự tham gia tổ chức của chính quyền địa phương với chiến lược ngắn hạn và dài hạn liên kết giữa các khu vực trong vùng, cùng với các doanh nghiệp lữ hành và sự tham gia của cộng đồng dân cư để tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch vùng với nhiều điểm đến du lịch thật hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Quốc Nghi. 2018. Mức giá mong đợi của du khách đối với các đặc sản “nhà làm” ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(4C): 115-125. 2. Cao Mỹ Khanh, Nguyễn Đức Toàn. 2016. Khai thác di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43c: 10-18. 3. Claudio, L., Vincenzo, G., Luigi, M., Agostino, G., Alfonso, S. 2017. Exploring the features of agritourism and its contribution to rural development in Italy. Land Use Policy. Volume 64: 383-390. 4. Christine, T and Carla B. 2012. The perceived benefits of agritourism: The provider’s perspective. Tourism Management. Vol. 33 : 215-224. 5. Corinne,V., Carla, B. 2014. Agritourism as a sustainable adaptation strategy to climate change in the Andean Altiplano. Tourism Management Perspectives. Volume 11: 18-25. 6. Clark, G., Chabrel, M. 2007. Measuring integrated rural tourism.Tourism Geographies. 9:371– 386. 7. Damir,D., Robert, B. 2011. Agritourism development in Croatia. Studies in physical culture and tourism. Vol. 18, No. 4. 8. Díaz, M.R., Rodríguez, T.F.E. 2016. Determining the Sustainability Factors and Performance of a Tourism Destination from the Stakeholders’ Perspective. Sustainability. 8: 951, doi:10.3390/su8090951. 9. Donatella, P. 2010. The importance of organic agriculture in tourism rural. Applied Studies in Agribusiness and Commerce–APSTRACT. Agroinform Publishing House, Budapest. 10. Đào Ngọc Cảnh, Ông Thị Diệu Huyền. 2017. Thực trạng và giải pháp khai thác các di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch tại quận Bình Thủy, thànhphố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51c: 19- 27. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 55 11. Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Bùi Thị Quỳnh Ngọc. 2012. Phát triển du lịch nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Đường đến cơ cấu kinh tế dịch vụ- nông - công nghiệp. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh. 28: 261‐268. 12. Franch M., Martini U., Buffa F., Parisi G. 2008. Four L tourism (landscape, leisure, learning and limit): responding to new motivations and expectations of tourists to improve the competitiveness of alpine destinations in a sustainable way. Tourism Review, vol. 63: 4–14. 13. Gabriel, B., Condruta, A.B., Nicoleta, A.N., Dana, B., Ovidiu, M.T., Anca, M. 2017. Approaching the Sustainable Development Practices in Mountain Tourism in the Romanian Carpathians. Sustainability, 9, doi:10.3390/su9112051. 14. Hashimoto, A., Telfer, D. 2006. Selling Canadian culinary tourism: Branding the global and the regional product.Tourism Geographies, 81:31– 55. 15. Hardy, A., Pearson, L.J. 2016. Determining sustainable tourism in regions.Sustainability. 8. doi:10.3390/su8070660. 16. Huỳnh Trường Huy. 2018. Giải pháp nâng cao năng lực nguồn nhân lực du lịch ĐBSCL. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ. 106p. 17. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son. 2018. Các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(4D): 229-236. 18. Quyen, L. T. T. 2017. Social impacts of tourism development on local community: A case study at Dong Hoa Hiep village, Cai Be district, Tien Giang province. Can Tho University Journal of Science. Vol 5: 10-17. 19. Rebecca Sims. 2009. Food, place and authenticity: local food and the sustainable tourism experience, Journal of Sustainable Tourism, 17: 321-336. 20. Siwar, C., Alam, M.M., Murad, M.W., and Al-Amin, A.Q. 2009. A Review of the Linkages between Climate Change, Agricultural Sustainability and Poverty in Malaysia, International Review of Business Research Papers, Vol. 5(6), pp. 309-321. 21. Sơn Nam, 2005. Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa và Văn minh miệt vườn. Nhà xuất bản Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh. 423 trang. 22. Tổng cục Du lịch Việt Nam. (2015). Đề án Phát triển sản phẩm Du lịch đặc thù vùng ĐBSCL. Hà Nội. bang-song-cuu-long. 23. Trương Trí Thông, Lý Mỹ Tiên. 2018. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 56 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(4C): 137-147. 24. Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa Châu Minh Khôi,Trần Văn Dũng, Dương Minh Viễn. 2016. Quản lý độ phì nhiêu đất và hiệu quả sử dụng phân bón ở ĐBSCL. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 264p. 25. Woodland, M., Acott, T. 2007. Sustainability and local tourism branding in England’s South Downs. Journal of Sustainable Tourism. 15:715– 734. DEVELOPING AGRI-TOURISM IN THE MEKONG DELTA Chau Phuong Uyen Can Tho University (Email: cpuyen@ctu.edu.vn) ABSTRACT The development of “green” tourism, including agri-tourism as part of the sustainable tourism initiation, has been considered the optimal development positioning in the world. As a matter of fact, tourism is one of the most prioritized strong point of the Mekong Delta, contributing greatly to the region’s socio-economic through the diversification of ecology and tourism varieties. The pressing point lies within the feasibility of agri-tourism positioning in the Mekong Delta. Realizing this possibility, there has been a self-supported emergence of farm tourism, as a form of agri-tourism. The region is enriched with resources of aquaculture, as well as agricultural products and local foods, resulting in charming sceneries and cultural values; or in other words, has been overflowing with potentials for agri-tourism development. However, this model has met with multiple challenges, due to the lack of proper investment, thus lack of consistency and professionalism, as well as unability to emphasis on the authentic and outstanding features of the local areas. Therefore, this situation has demanded a more in-depth of support and involvement of the local authorities, with a clear strategies for linkages between regions, connecting networks between tourism organizations and local communities. The purposes are to aim for better approaches in destination planning and management, to utilize the current resources for the most effective promotion and access to both domestic and international visitors. Keywords: Agri-tourism, local food, organic agriculture, tourism in the Mekong delta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_nong_nghiep_o_dong_bang_song_cuu_long.pdf
Tài liệu liên quan