Kết luận
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái bền
vững tại Khu Ramsar Bàu Sấu – VQG Cát Tiên
là một tất yếu khách quan cần được thực hiện
nghiêm túc, đúng qui luật. Bởi, ngoài ý nghĩa
bảo tồn duy trì hệ sinh thái độc đáo có vị trí
quan trọng quốc tế, quốc gia nó còn đem lại
lợi ích kinh tế lớn cho các doanh nghiệp, cộng
đồng dân cư địa phương. Đặc biệt, thông qua du
khách quốc tế và các địa phương khác, hình ảnh
về khu và VQG sẽ được quảng bá rộng rãi trên
toàn quốc và quốc tế. Mặc dù trong nhiều năm
qua, các hoạt động bảo tồn, khai thác phát triển
du lịch còn nhiều khó khăn, hiệu quả đem lại
còn khiêm tốn, nhưng thông qua việc nghiên cứu
tiềm năng, hiện trạng và những đề xuất về giải
pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững, chắc
chắn khu Ramsar Bàu Sấu – VQG Cát Tiên sẽ trở
thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước. Hiệu quả kinh tế và bảo tồn đạt được, đảm
bảo đáp ứng đúng các yêu cầu của công ước về
Ramsar quốc tế, địa phương và khẳng định được
vai trò “hạt nhân” trong phát triển VQG và vùng
phụ cận.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu Ramsar Bàu Sấu - Vườn quốc gia Cát Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
TẠI KHU RAMSAR BÀU SẤU - VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Phạm Xuân Hậu*, Trương Thị Thanh Tuyền**
TÓM TẮT
Vùng đất ngập nước Bàu Sấu (thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên), được công
ước Ramsar quốc tế - UNESCO công nhận là khu Ramsar thứ hai ở Việt Nam.
Đây là khu vực có nhiều tiềm năng, được coi là hạt nhân phát triển du lịch sinh
thái của vườn quốc gia Cát Tiên. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động du lịch vẫn còn
rất khiêm tốn so với tiềm năng. Nội dung bài báo sẽ trình bày nét cơ bản về tiềm
năng, hiện trạng, những hạn chế trong việc bảo tồn, phát triển du lịch và đề xuất
một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu Ramsar và vườn
quốc gia Cát Tiên.
Từ khóa: Du lịch Bàu Sấu, Ramsar Bàu Sấu, Vườn quốc gia Cát Tiên.
ABSTRACT
Developing sustainable ecotourism
at the Ramsar Bausau – Cattien national park
The Bausau wetland (belonging to Cattien national park) is recognized as
the second Ramsar site in Vietnam by the International Ramsar Convention-UN-
ESCO. This is an area which has many potentials and is regarded as a nuclear
in developing the ecotourism of Cattien national park. However, currently tour-
ism activities at Bausau wetland are still limited comparared to its potentials.
This paper presents basic issues on these potentials, the actual situation and the
disadvantages as well as suggests some solutions in preserving and developing
tourism at the Ramsar site and Cattien national park.
Key words: Bausau tourism, Ramsar Bausau, Cattien national park.
1. Đặt vấn đề
Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên được Chính
phủ quyết định thành lập ngày 13/1/1992, với
tổng diện tích là 73.878ha, thuộc phần lãnh
thổ của ba tỉnh Ðồng Nai, Bình Phước và Lâm
Ðồng. Đây là vùng có luồng hệ thực vật phong
phú và đa dạng sinh học cao và là nơi còn lưu
giữ được di chỉ nền văn hoá Óc Eo; các phong
tục tập quán, lễ hội truyền thống khá đặc sắc của
đồng bào các dân tộc S’tiêng và Châu Mạ sinh
sống trong khu vực vườn quốc gia và phụ cận.
Ngày 10/11/2001, VQG Cát Tiên được công
nhận là khu Dự trữ Sinh quyển thứ 411 của thế
giới. Ngày 4/8/2005, Khu đất ngập nước Bàu
Sấu thuộc VQG Cát Tiên được Ban thư ký công
ước Ramsar - UNESCO công nhận đưa vào danh
sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế được bảo vệ nghiêm ngặt, là khu Ramsar
thứ hai của Việt Nam và 1499 của thế giới. Đây
được xem là một dấu mốc quan trọng trong việc
khẳng định giá trị của VQG Cát Tiên với việc
bảo tồn và phát triển du lịch, trong đó khu Ram-
sar Bàu Sấu được coi là nền tảng hạt nhân. Trong
nhiều năm qua, VQG Cát Tiên nói chung và khu
Ramsar Bàu sấu nói riêng đã và đang khai thác
tiềm năng phát triển du lịch, nhưng tại khu Ram-
sar, khu vực có nhiều ưu thế phát triển loại hình
du lịch sinh thái vẫn chưa phát triển được những
sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn tạo sức cuốn
hút du khách. Hiệu quả đem lại từ du lịch chưa
tương xứng với vai trò hạt nhân của VQG. Vì
vậy, cần phải có chiến lược đầu tư, chính sách
khai thác phát triển du lịch và bảo tồn hệ sinh
thái - đa dạng sinh học hợp lí, đảm bảo mục tiêu
phát triển bền vững. Đồng thời khẳng định vai
trò là “hạt nhân động lực” cho phát triển du lịch
của VQG Cát Tiên và vùng phụ cận đáp ứng nhu
cầu của du khách trong và ngoài nước.
* PGS.TS, Trường ĐH Văn Hiến
** Học viên cao học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
30 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
2. Khu Ramsar Bàu Sấu - những lợi thế so
sánh về phát triển du lịch
Khu Ramsar Bàu Sấu có tọa độ 11026’85’’
đến 11032’50’’ vĩ độ Bắc; 107016’45’’ đến
107024’50’’ kinh độ Đông; độ cao trung bình so
với mặt nước biển vào khoảng 130m; có diện
tích 13.759ha, bao gồm 5.360ha đất ngập nước
theo mùa và 151ha đất ngập nước thường xuyên.
Phức hệ đất ngập nước Bàu Sấu (khu Ramsar
Bàu Sấu) có những lợi thế nổi trội với phát triển
du lịch và bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học:
Về đa dạng sinh học: Cảnh quan Bàu Sấu
mang tính chất của một hồ có nước thường
xuyên. Xung quanh bàu là các mảng rừng bao
bọc, có nhiều vùng nước ngập sâu, là khu vực
có mức độ đa dạng sinh học rất cao với thành
phần các loài động thực vật hết sức phong phú.
Phù du thực vật: gồm 250 loài thuộc 7 ngành tảo,
trong đó ngành Chlorophyta có số lượng loài cao
nhất chiếm tới 54%. Thảm thực vật: gồm các loài
thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh khá phong
phú với 127 loài thuộc 55 họ. Bên cạnh các loài
đặc trưng cho cho các thủy vực nước ngập quanh
năm như các loài rong, sen, súng và một số loài
thuộc họ thảo và sậy, một số loài thực vật trôi nổi
như bèo ong, bèo cái. Ngoài ra, ở đây còn hiện
diện nhiều loài thực vật thích nghi với đời sống
bán ngập nước hoặc độ ẩm cao như các loài thuộc
Saccharum, Phragmites, nghể (Polygonum), một
số loài thân gỗ như cần sen, găng,v.v... Động
vật phù du: mang tính chất của thủy vực nước
tĩnh tự nhiên với các loài đặc trưng như Mesocy-
clops leuckarti, Ceriodaphnia rigaudi, Chydorus
sphaericus, v.v... Động vật đáy: tập trung 29 loài,
trong số đó có 2 loài giun ít tơ, 3 loài thân mềm,
3 loài giáp xác và 21 loài ấu trùng côn trùng. Bò
sát: tương đối phong phú và đa dạng và đặc trưng
cho hệ sinh thái ở đây với 45 loài thuộc 16 họ và
ba bộ (có 13 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam).
Ếch nhái: chiếm hơn 50% về số loài, họ, bộ
của toàn VQG Cát Tiên. Hiện có 23 loài thuộc 4
họ và 1 bộ (có 1 loài trong Sách Đỏ Việt Nam)/
tổng số 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ. Cá: phong phú
với 88 loài cá thuộc 33 họ và 9 bộ (chiếm 66,7%
so với toàn VQG Cát Tiên), trong đó có 4 loài
nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam. Chim:
chiếm tỷ lệ cao trong VQG với 154 loài thuộc
48 họ và 16 bộ với 12 loài có tên trong Sách Đỏ
Việt Nam/tổng số 348 loài thuộc 64 họ và 18 bộ.
Thú: gồm 34 loài thuộc 22 họ, 8 bộ; trong đó có
13 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam/tổng VQG
Cát Tiên có 91 loài thuộc 31 họ, 12 bộ. Đặc biệt
trong đó có 18 loài liên quan chặt chẽ đến hệ
sinh thái vùng như: bò tót, rái cá lông mượt, rái
cá vuốt bè, cầy hương, cầy giông, hoẵng, nai,
lợn rừng
Bảng 1: Thông tin và những lợi thế so sánh từ các khu Ramsar của Việt Nam
Tên và vị
trí các khu
Ramsar
Ngày
công
nhận
Diện tích Nguồn lợi sinh vật, đa dạng sinh học
Xuân Thủy
(Nam Định)
Tháng
12/2004
12.000ha Thực vật, với 120 loài bậc cao, hơn 3000ha rừng ngập mặn. Các hệ sinh
thái rừng ngập mặn: Động vật: có 107 loài cá, 500 loài thủy sinh, 220
loài chim (hơn 150 loài di cư, 09 loài nằm trong sách đỏ quốc tế), hơn
10 loài thú (cá heo, cá đầu ông sư, rái cá), nhiều bò sát, lưỡng cư; các
loài chim như: Cò thìa, Bồ nông, Choắt mỏ vàng.
Bàu sấu
(thuộc
VQG Cát
Tiên)
Tháng
8/2005
13.759ha Là khu ngập nước nội địa ven sông độc đáo nhất về môi trường sinh
thái tự nhiên, với những giá trị và chức năng nổi trội, là nơi bảo tồn đa
dạng sinh học của vùng Đông Nam Bộ. 127 loài thuộc 55 họ, khoảng
50 loài động, thực vật thủy sinh quí hiếm, 131 loài cá đặc hữu, 06 loại
rùa và một số loài chim, đặc biệt là loài cá Sấu Xiêm.
Ba Bể
(Bắc Kạn)
Tháng
2/2011
Diện tích
7610ha,
trong đó
hồ Ba Bể
500ha
Các danh thắng đặc sắc, kỳ thú như hang Dơi, động Puông, động Nả
Phoòng, động Thẳm Kít.., là 1 trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới
đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Hệ thống rừng đặc dụng
nổi tiếng Việt Nam, với các sinh cảnh nước ngọt rất đa dạng, một loài
linh trưởng có vùng phân bố hẹp là voọc đen má trắng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
31SỐ 09 - THÁNG 11/2015
Tràm Chim Tháng
2/2012
7.313ha Còn gần 3.000ha tràm và gần 1.000ha lúa trời, sen, súng, cỏ, năn, nơi
đặc trưng về sự bảo tồn tính toàn vẹn của các hệ sinh thái đất ngập nước
trong khu vực sông Mekong. Có hơn 250 loài chim nước, trên 100 loài
cá nước ngọt, 190 loài thực vật bậc cao, nhiều loài lưỡng cư, bò sát và
các phiêu sinh vật khác. Đặc biệt có 32 loài chim quý hiếm của thế giới
có giá trị bảo tồn như: Ngan cánh trắng, Cú lợn lưng nâu, Đại bàng đen,
Chích chòe lửa, Ô tác, Cò thìa, Cò quắm, Công đất, Gà đãi, Giang sen,
Diệc, Trích, Rồng rộc vàng. Riêng loài Sếu (Hồng Hạc) đầu đỏ, cổ trụi.
Mũi Cà
Mau
(Cà Mau)
Tháng
4/2013
41.862ha Là mô hình bảo tồn bền vững tài nguyên rừng ngập mặn. Hệ sinh thái
đất ngập nước với những thực vật đặc trưng gồm: sú, vẹt, đước, mắm,
tràm...
Động vật có khoảng 93 loài chim, 26 loài thú, 43 loài bò sát, 9 loài
lưỡng cư, 233 loài thủy sản; nhiều loài quý hiếm như bồ nông chân
xám, cò trắng, giang sen, rái cá, rùa hộp lưng đen, cầy giông đốm lớn,
rùa răng, rùa ba gờ, rùa cổ bự, ba ba Nam Bộ...
Côn Đảo
(Bà Rịa -
Vũng Tàu)
Tháng
6/2013
20.000ha Động vật rừng gồm 144 loài (28 loài thú, chim 69 loài, bò sát 39 loài,
lưỡng cư 8 loài). Hệ sinh thái biển với 1.321 loài, trong đó thực vật
ngập mặn có 23 loài, rong biển 127 loài, cỏ biển 7 loài, phù du thực
vật 157 loài, phù du động vật 115 loài, san hô 219 loài... 37 loài có tên
trong sách đỏ Việt Nam.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [2], [4]
Về chức năng và giá trị
Chức năng điều chỉnh: hệ sinh thái Ramsar
Bàu Sấu thể hiện rất rõ các chức năng điều chỉnh
của một hệ sinh thái, bao gồm nạp và tiết nước
ngầm; biến đổi và kiểm soát dòng chảy; biến đổi
các chất hữu cơ, biến đổi cacbon; đa dạng sinh
vật; sinh sản của sinh vật; di cư và trú đông của
sinh vật.
Chức năng chuyển tải: Bàu Sấu vừa là nơi
tham quan ngắm cảnh, giải trí vừa là nơi tổ chức
các hoạt động nghiên cứu khoa học, học tập về
sinh thái, sinh học, địa lí, thổ nhưỡng. Là nơi
các du khách có thể nghỉ dưỡng yên tĩnh, thưởng
ngoạn không khí trong lành và tổ chức các hoạt
động vui chơi, sinh hoạt truyền thống.
Chức năng đặc biệt quan trọng là kiểm soát
lũ lụt; là vùng sinh cảnh quan trọng bảo tồn và
cung cấp nguồn giống cá ngước ngọt cho toàn
hệ thống sông Đồng Nai; duy trì và bảo tồn đa
dạng sinh học giá trị; điều tiết nguồn nước cho
hơn 17 triệu người dân sinh sống ở hạ lưu sông
Đồng Nai và quanh Vườn; cung cấp nước cho hồ
thuỷ điện Trị An. Tạo ra sức thu hút mạnh các dự
án đầu tư trong và ngoài nước cho việc bảo tồn.
Làm tăng thêm điều kiện phát triển du lịch sinh
thái bền vững tại khu, VQG và vùng phụ cận.
Tạo thêm cơ hội để nâng cao năng lực cho cán
bộ quản lý và nghiên cứu khoa học thông qua
việc hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài
nước để bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học; góp
phần nâng cao các giá trị bảo tồn đa dạng sinh
học của VQG Cát Tiên; gắn chặt việc bảo vệ môi
trường với các lợi ích kinh tế, văn hóa - xã hội...
3. Phát triển du lịch tại khu Ramsar Bàu
Sấu
3.1. Phát triển các loại hình và tuyến du
lịch
Về phát triển các loại hình du lịch: Cho đến
nay vẫn chưa có phương án và dự án chính thức
thiết lập cụ thể từng loại hình du lịch cho khu.
Từ trước đây, một số hoạt động có thể coi là “du
lịch công vụ”, do các nhóm, đoàn nhà khoa học
thuộc các ngành (địa chất, thổ nhưỡng, hóa học,
sinh vật, địa lí, lịch sử, văn hóa, bảo tồn, kinh
tế) trong và ngoài nước đến và lưu lại một thời
gian thực hiện các khảo sát, nghiên cứu tổng
hợp và các nghiên cứu bộ phận thuộc các lĩnh
vực có liên quan đến phát triển và bảo tồn hệ
sinh thái ngập nước. Các hoạt động “du lịch học
tập”, đoàn là các thầy cô giáo và học sinh các
cấp (THCS, THPT, CĐ-ĐH), từ một số trường ở
địa phương các tỉnh phía Nam đến học tập, tìm
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
32 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
hiểu bổ sung kiến thức về thiên nhiên, văn hóa
đặc trưng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường, cùng các hoạt động giáo dục nâng cao
ý thức trách nhiệm và tăng thêm lòng yêu thiên
nhiên đất nước. Kết hợp tham gia các hoạt động
cắm trại vui chơi giải trí, thưởng thức những sản
phẩm du lịch ẩm thực (trái cây, đồ lưu niệm) do
người dân địa phương tạo ra hoặc ngắm cảnh,
chụp hình lưu niệm
Các hoạt động Du lịch sinh thái, thường
do các doanh nghiệp du lịch tổ chức cho tất cả
những người có nguyên vọng đi du lịch sinh
thái,và có đủ điều kiện sức khỏe và tài chính. Tổ
chức đi theo đoàn (vài chục người), nhóm (5-10
người) hoặc cá nhân tự túc. Tùy theo nhu cầu của
tập thể, cá nhân về sản phẩm du lịch, các doanh
thiết lập các tuyến du lịch sinh thái kết hợp.
Về các tuyến du lịch được thiết lập trong thời
gian qua: thường gắn với hoạt động du lịch của
VQG Cát tiên và vùng phụ cận. Tại khu Ramsar
Bàu Sấu mới chỉ tập trung vào khai thác một số
tuyến chính, cho các đối tượng, chủ yếu là dành
cho du khách có kinh nghiệm đi rừng.
+ Tuyến Trụ sở Vườn - Bàu Sấu: thời gian
8 tiếng (đi về trong ngày) hoặc 2 ngày 1 đêm
(lưu lại qua đêm), khoảng cách: 14 km. Xuất
phát từ trụ sở VQG, du khách sẽ đi ô tô hoặc xe
đạp khoảng 9 km sau đó đi bộ tiếp 5km để tham
quan, nghiên cứu các cảnh quan nguyên sinh ven
khu.
+ Tuyến Bàu Sấu - Tà Lài (đi bộ): thời gian
6 tiếng, khoảng cách: 14 km, du khách sẽ xuyên
qua khu rừng hỗn giao, vượt qua nhiều con suối
và kết thúc hành trình tại cánh đồng cỏ gần Tà
Lài.
+ Tuyến Trụ sở Vườn - Bàu Sấu (đi bộ): Thời
gian 7 tiếng, khoảng cách: 12km, hành trình bắt
đầu (hoặc kết thúc) tại Bàu Sấu, xuyên qua một
khu vực đá của rừng nhiệt đới với nhiều nham
thạch và kết thúc tại trụ sở Vườn.
Đi theo các tuyến thuộc khu Ramsar Bàu Sấu,
du khách sẽ đi qua nhiều kiểu rừng như: rừng kín
thường xanh, rừng kín thường xanh nửa rụng lá
và rừng kín thường xanh rụng lá; có cơ hội thấy
nhiều loài cây cổ thụ, các loài chim rừng qúy
hiếm như hồng hoàng, đuôi cụt bụng vằn, gà tiền
mặt đỏ, gà lôi hồng tía, được quan sát nhiều loài
chim nước, chim rừng quý hiếm.
3.2. Lượng khách và doanh thu du lịch tại
khu Ramsar Bàu Sấu
Về số lượng và lượt khách
Do tính chất, đặc điểm và yêu cầu bảo tồn,
nên việc đầu tư phát triển du lịch còn rất hạn chế.
Trong những năm qua số lượt khách đến với khu
và VQG có xu hướng tăng lên. Đối tượng khách
chủ yếu là những người tham gia tour chính
VQG, có nhu cầu tham quan khảo sát rừng, vùng
ngập nước, có đủ sức khỏe tham gia hành trình
bộ (trong đó lượng khách quốc tế chiếm khoảng
hơn 50%).
Biểu đồ 1: Số lượt khách du lịch đến Bàu Sấu và Vườn quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: lượt khách
Nguồn: [5]
Năm 2010, Bàu Sấu có 3,615 lượt khách tham
quan (chiếm 20,5% lượt khách của VQG). Đến
năm 2014, số lượt khách đã tăng lên 4,225 lượt
(chiếm 18,19%). Mặc dù trong giai đoạn 2010 –
2014, số lượt khách đến tham quan Bàu Sấu tăng
thêm 610 lượt với mức tăng trung bình 122 lượt/
năm; tuy nhiên tỉ lệ so với tổng lượt khách của
toàn VQG Cát Tiên lại giảm 2,31%.
Nguyên nhân là do các tuyến tham quan Bàu
Sấu đều thuộc dạng tuyến tương đối khó đi và
tuyến khó đi, chủ yếu sử dụng xe đạp và đi bộ
băng rừng, suối, đòi hỏi du khách phải có sức
khỏe. Mặt khác, quãng đường đi khá dài, trung
bình phải tốn ít nhất là 7 tiếng. Vì vậy, để tham
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
33SỐ 09 - THÁNG 11/2015
quan Bàu Sấu trọn vẹn, du khách cần ít nhất 1
ngày 1 đêm tại VQG Cát Tiên. Với đặc điểm du
khách trong nước đa phần là học sinh, sinh viên,
cán bộ công nhân viên xí nghiệp, nhà máy, các
gia đình tự túc đến hoặc thông qua các trung tâm
du lịch và đi về trong ngày nên đa phần ít chọn
tuyến đi Bàu Sấu. Khách du lịch đi Bàu Sấu chủ
yếu là các nhà nghiên cứu, các đoàn thực tập, các
chương trình dự án, tổ chức phi chính phủ trong
và ngoài nước đến khảo sát, nghiên cứu và du
khách nước ngoài.
Về doanh thu
Tuy lượng khách chưa nhiều, nhưng doanh
thu du lịch tại khu Ramsar Bàu Sấu không lớn,
nhưng cũng theo chiều hướng tăng dần, góp
phần đáng kể cho VQG Cát Tiên. Giai đoạn năm
2010 - 2014, doanh thu du lịch tại Bàu Sấu tăng
250.386 nghìn đồng từ 482.029 nghìn đồng (năm
2010) lên 732.415 nghìn đồng (2014).
So với năm 2012, năm 2013 doanh thu có
sự sụt giảm đáng kể (giảm 05%), do tình hình
thiếu ổn định của nền kinh tế khu vực và thế giới.
Nhưng bắt đầu từ 2014 du khách đế khu Ramsar
tăng 127 lượt so với năm 2013, nên doanh thu
du lịch cũng tăng dần đáng kể (5,2% so với năm
2000 và 0,3% so với 2013). Nguyên nhân chính
là sự tác động, chi phối từ sự phục hồi trở lại
về kinh tế của khu vực và quốc tế, lượng khách
quốc tế đến Việt Nam dần tăng lên.
Biểu đồ thu nhập từ nguồn khách đến khu
Ramsar cho thấy, doanh thu từ khách quốc tế có
xu hướng giảm dần giai đoạn 2010-2014 (giảm
12,76%, từ 69,63% xuống 56,87%), doanh thu
từ khách nội địa đang có xu hướng tăng lên (với
mức tăng 12,76%, từ 30,37% lên 43,13%), mức
tăng với diễn biến liên tục qua các năm, trung
bình 2,55%/năm. Mức doanh thu tăng từ năm
2014 đã góp phần đáng kể nâng cao đời sống
người dân địa phương, tạo thêm nguồn vốn tích
lũy cho bảo tồn, phát triển du lịch khu Bàu Sấu
nói riêng và VQG Cát Tiên nói chung, để Bàu
Sấu thực sự là hạt nhân phát triển du lịch của
VQG và vùng phụ cận.
Biểu đồ 2: Doanh thu du lịch của Bàu Sấu và Vườn quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2010-2014
Biểu đồ 3: Tỉ lệ doanh thu du lịch nội địa và quốc tế tại khu Ramsar Bàu Sấu giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: [5]
Nguồn: [5]
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
34 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
3.3. Những hạn chế trong phát triển du
lịch tại khu Ramsar Bàu Sấu
Trong nhiều năm qua, ban quản lí và lãnh đạo
các địa phương có sở hữu VQG Cát Tiên chưa có
chiến lược và chính sách hợp lí cho khu Ramsar
Bàu Sấu, nên:
+ Chưa xác định và thiết lập được loại hình
du lịch phù hợp với tiềm năng ưu thế nên các
hoạt động du lịch còn khá đơn điệu, thiếu hấp
dẫn.
+ Chưa tạo được sự phối hợp, gắn kết chặt
chẽ với tổng thể các hoạt động du lịch của toàn
VQG Cát Tiên.
+ Các tuyến du lịch còn ít và phụ thuộc
nhiều vào các tuyến của VQG (chỉ có khoảng
3/19 tuyến du lịch của toàn VQG), nên các đoàn
khách du lịch có nhu cầu được đưa đến Bàu Sấu
còn rất khiêm tốn.
+ Đến nay, du lịch Ramsar Bàu Sấu vẫn chưa
xây dựng thương hiệu riêng, đặc sắc đúng với
tiềm năng và giá trị.
Từ khi được công nhận là khu Ramsar với
những ưu thế và giá trị nổi trội, nhưng các hoạt
động quảng bá hình ảnh, thông tin du lịch còn
rất hạn chế.
Các hoạt động du lịch diễn ra từ năm 2007,
nhưng đến nay vẫn chưa được cập nhật vào các
bảng hướng dẫn tuyến du lịch VQG gửi cho
du khách (tại Trung tâm sinh thái và Giáo dục
môi trường VQG Cát Tiên), hay giới thiệu chi
tiết trên website chính thức để du khách tham
khảo. Trong VQG cũng chưa có bảng thông tin
hay phòng triển lãm dành riêng cho khu Ramsar
Bàu Sấu.
Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ cho
các tuyến tham quan Bàu Sấu còn hạn chế. Do
Bàu sấu là điểm tham quan nằm khá xa khu vực
trung tâm vườn, tuyến đi hầu hết là phải đi băng
đường rừng, vượt suối, phương tiện chủ yếu
là phương tiện thô sơ (xe máy, ghe, thuyền, đi
bộ...). Các cơ sở lưu trú chưa đáp ứng nhu cầu.
Nhân lực cho hoạt động du lịch, nhất là đội
ngũ nhân viên hướng dẫn thì:
+ Rất hạn chế về thông tin, kiến thức chuyên
môn, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến
đa dạng sinh học, các dạng cảnh quan rừng đa
dạng trên tuyến đi.
+ Chưa nắm bắt được các tiêu chuẩn cơ bản
về việc bảo vệ nghiêm ngặt các khu ngập nước
điển hình của thế giới theo công ước Ramsar
+ Rất hạn chế trong việc truyền tải đầy đủ
thông tin đến du khách, làm giảm độ tin cây, sự
hài lòng và sức cuốn hút với du khách.
- Kinh phí đầu tư phục vụ phát triển du lịch
còn gặp nhiều khăn, bởi tất cả đều dựa vào nguồn
kinh phí từ các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc
gia và quốc tế hỗ trợ (như WWF) thông qua các
dự án phát triển ở VQG Cát Tiên và Bàu Sấu.
- Công tác quản lí, bảo vệ rừng, đa dạng sinh
học còn gặp nhiều trở ngại, do:
+ Đời sống cộng đồng dân cư tại khu còn
nhiều khó khăn, thiếu thốn.
+ Phong tục tập quán, nếp sống còn lạc hậu,
nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo tồn, bảo
vệ chưa cao; tình trạng đánh bắt thủy hải sản, săn
bắn thú rừng trái phép bằng các phương pháp tận
diệt vẫn diễn ra thường xuyên.
Hoạt động của các dự án khai thác, xây dựng
cơ sở hạ tầng dịch vụ, nơi cư trú hầu như chưa
có phương án hoàn chỉnh đánh giá tác động và
xử lí môi trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến
độ an toàn trong bảo tồn và hoạt động du lịch.
Những bất lợi luôn rình rập từ các yếu tố tự
nhiên như: Vào mùa mưa mực nước sông đầu
nguồn lên không cao nên lượng nước chảy từ
sông vào bàu hạn chế. Mùa khô mực nước dòng
sông thấp, nước từ bàu chảy ra sông rất nhanh
làm cho mực nước trong bàu bị giảm kéo dài
gây biến đổi môi trường nước theo chiều hướng
xấu. Sự bồi lấp, tích tụ do sự phát triển quá mạnh
của thực vật hoang dã (cỏ trấp, lục bình, mai
dương...). lấn át gần kín mặt bàu làm ảnh hưởng
đến hệ sinh thái làm biến đổi đặc tính hóa lý của
môi trường nước, ảnh hưởng đến đời sống của
các sinh vật thủy sinh.
Sự thống nhất và liên kết về trách nhiệm
trong tổ chức quản lí của chính quyền và ngành
của các địa phương có quyền lợi tại VQG và khu
Ramsar chưa thực sự chặt chẽ, nên khi triển khai
các hoạt động khai thác bảo tồn thiếu đồng bộ,
hiệu quả thấp, làm giảm độ tin cậy của các nhà
đầu tư.
4. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh
thái bền vững tại khu Ramsar Bàu Sấu
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
35SỐ 09 - THÁNG 11/2015
4.1. Thực hiện quy hoạch và chiến lược
phát triển du lịch theo hướng bền vững
- Xây dựng, thiết lập cơ chế gắn kết khu Ram-
sar Bàu Sấu vào tổng thể phát triển chung của
VQG Cát Tiên, với chức năng là “hạt nhân động
lực” phát triển của vườn và vùng phụ cận.
- Quy hoạch khu hệ Bàu Sấu (gồm Bàu Sấu,
Bàu Chim, Bàu Cá) thành khu du lịch thông qua
việc xúc tiến mở các tuyến đường đi bộ trong
rừng và đi xuồng trên bàu; đầu tư cải tạo, nâng
cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch (lưu trú,
ẩm thực, giải trí, chăm sóc sức khỏe).
- Xây dựng những mô hình phát triển các loại
hình du lịch phù hợp như:
+ Du lịch công vụ: Thành phần tham gia là
các nhà khoa học thuộc nhiều ngành (địa chất,
thổ nhưỡng, hóa học, sinh vật, địa lí, lịch sử, văn
hóa, bảo tồn, kinh tế...) ở trong và ngoài nước
thực hiện các khảo sát, nghiên cứu tổng hợp và
các nghiên cứu bộ phận thuộc các lĩnh vực hệ
sinh thái ngập nước, kết hợp với việc nghỉ ngơi,
ngắm cảnh, vui chơi giải trí.
+ Du lịch học tập nâng cao nhận thức và hiểu
biết về khu Ramsar. Thành phần tham gia là các
thầy cô giáo và học sinh các cấp (từ tiểu học trở
lên), đến để tìm hiểu nâng cao nhận thức, kiến
thức về thiên nhiên, văn hóa đặc trưng, tham gia
các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu vực “đặc
biệt”, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm bảo
tồn, tăng thêm lòng yêu thiên nhiên đất nước.
Kết hợp tham gia các hoạt động vui chơi giải trí,
thưởng thức những sản phẩm du lịch địa phương
(ẩm thực, trái cây, đồ lưu niệm, ngắm cảnh, chụp
hình lưu niệm).
+ Mở thêm các tuyến du lịch mới như: tuyến
Bàu Sấu - Đồi Đất Đỏ có độ dài 15km đường
rừng với thảm thực vật lá rộng thường xanh và
nửa thường xanh và một số tuyến trên hồ
4.2. Tăng cường hoạt động quảng bá hình
ảnh của khu Ramsar Bàu Sấu
- Thực hiện đa dạng hình thức quảng bá, cập
nhật thông tin, tranh ảnh, tiêu bản đặc trưng về
khu Ramsar Bàu Sấu trên tờ thông tin hướng
dẫn tuyến điểm du lịch VQG Cát Tiên và web-
site chính thức của VQG Cát Tiên, trên báo chí,
mạng thông tin internet, facebook, truyền hình.
- Tăng cường tham gia các hoạt động hội chợ
du lịch và tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề
quốc gia, quốc tế giới thiệu hình ảnh, sản phẩm
du lịch của khu.
4.3. Xây dựng hoàn thiện chính sách thu
hút đầu tư
- Sử dụng hợp lí nguồn đầu tư từ các tổ chức
bảo tồn thế giới để tạo độ tin cậy và tiếp tục được
nhận đầu tư từ bên ngoài.
- Có những chính sách ưu đãi đặc biệt (đầu tư,
thuế, liên kết), kêu gọi các doanh nghiệp trong
và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp du
lịch tham gia đầu tư trực tiếp (nhân lực, vật lực)
để duy trì hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch.
4.4. Hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng -
vật chất kỹ thuật trong khu và Vườn quốc gia
- Xây dựng mạng lưới và phương tiện giao
thông (thủy, bộ) hợp lí, liên hoàn đảm bảo an
toàn an ninh khi thực hiện các hoạt động bảo
tồn và du lịch sẽ không bị chồng chéo gây ảnh
hưởng xấu đến nhau.
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ
sở dịch vụ phục vụ du lịch (lưu trú, nhà hàng, vui
chơi giải trí) phù hợp với cảnh quan của khu
vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt theo qui định
của công ước Ramsar quốc tế và VQG.
4.5. Tập trung đầu tư xây dựng kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ
nhân lực hiện đang tham gia các hoạt động bảo
tồn và hoạt động du lịch. Đồng thời tạo sự gắn
kết chặt chẽ giữ 2 lực lượng lao động này để đảm
bảo sự ổn định hoạt động khai thác và bảo tồn.
- Tổ chức các lớp đào tạo dài và ngắn hạn
(gửi đi hoặc đào tạo tại chỗ) cả cho việc bảo tồn
và du lịch, ở các cấp độ từ thấp đến cao (kĩ thuật
viên -> trên đại học), đúng chuyên môn nghiệp
vụ, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ ở một
lĩnh vực đặc thù, dưới sự kiểm soát và quản lí
của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế.
4.6. Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng
trong phát triển
Xây dựng mô hình cộng đồng, nâng cao vai
trò, trách nhiệm của các bên tham gia (dân cư địa
phương, khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh
du lịch) trong việc bảo vệ môi trường, phát triển
bền vững trong quá trình khai thác phát triển sản
phẩm, thực hiện các hoạt động du lịch.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
36 SỐ 09 - THÁNG 11/2015
Thiết lập mối quan hệ tương tác đảm bảo ổn
định các quyền lợi về kinh tế, xã hội và văn hóa
cho các bên: Cải thiện chất lượng cuộc sống
dân cư địa phương; khách du lịch được hưởng
những sản phẩm du lịch chất lượng cao; doanh
nghiệp du lịch có lợi ích kinh tế đúng với đầu
tư đã bỏ ra.
4.7. Xác lập mối quan hệ bền vững giữa
phát triển du lịch và bảo tồn
Xây dựng bộ qui ước chung có cơ sở pháp lí
về vai trò và trách nhiệm giữa cơ quan quản lí
bảo tồn, cơ quan quản lí du lịch và quản lí chính
quyền địa phương để hạn chế tối đa những mâu
thuẫn trong quản lí, bảo tồn và khai thác.
Cần đạt được sự thống nhất và đưa về một
mối trong việc an toàn, an ninh và bảo vệ các
thành quả của các hoạt động đem lại (bảo vệ hệ
sinh thái, sản phẩm, dịch vụ du lịch...) giảm tối
đa việc làm suy thoái hệ sinh thái, xuống cấp
cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật, đặc biệt là lòng
tin của người dân địa phương và khách du lịch.
4.8. Tăng cường các nghiên cứu khoa học
về bảo tồn và phát triển
Khuyến khích các nhà khoa học chuyên
ngành (sinh học, môi trường, địa chất, qui
hoạch, nhân học, khí hậu) thực hiện các
công trình nghiên cứu để xác lập mối quan hệ
và khẳng định “tuổi thọ” và độ bền vững của
các thành phần trong hệ sinh thái thuộc khu
Ramsar và toàn VQG.
Triển khai các nghiên cứu sâu rộng để xác
định các giá trị kinh tế và bảo tồn hệ sinh thái tự
nhiên, duy trì nền tảng văn hóa của cộng đồng
dân cư địa phương khi tiến hành khai các hoạt
động du lịch.
5. Kết luận
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái bền
vững tại Khu Ramsar Bàu Sấu – VQG Cát Tiên
là một tất yếu khách quan cần được thực hiện
nghiêm túc, đúng qui luật. Bởi, ngoài ý nghĩa
bảo tồn duy trì hệ sinh thái độc đáo có vị trí
quan trọng quốc tế, quốc gia nó còn đem lại
lợi ích kinh tế lớn cho các doanh nghiệp, cộng
đồng dân cư địa phương. Đặc biệt, thông qua du
khách quốc tế và các địa phương khác, hình ảnh
về khu và VQG sẽ được quảng bá rộng rãi trên
toàn quốc và quốc tế. Mặc dù trong nhiều năm
qua, các hoạt động bảo tồn, khai thác phát triển
du lịch còn nhiều khó khăn, hiệu quả đem lại
còn khiêm tốn, nhưng thông qua việc nghiên cứu
tiềm năng, hiện trạng và những đề xuất về giải
pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững, chắc
chắn khu Ramsar Bàu Sấu – VQG Cát Tiên sẽ trở
thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước. Hiệu quả kinh tế và bảo tồn đạt được, đảm
bảo đáp ứng đúng các yêu cầu của công ước về
Ramsar quốc tế, địa phương và khẳng định được
vai trò “hạt nhân” trong phát triển VQG và vùng
phụ cận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Bảo vệ Môi trường (2002), Đánh giá các khía cạnh về văn hoá - xã hội của việc sử dụng
đất ngập nước Việt Nam, Hà Nội.
[2] Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005), Tổng quan hiện trạng đất ngập nước sau 15 năm thực
hiện Công ước Ramsar, Hà Nội, Việt Nam.
[3] Hoàng Văn Thắng (2005), Đa dạng sinh học, các chức năng chính và một số nhân tố tác động
lên hệ sinh thái đất ngập nước khu vực Bàu Sấu (Vườn Quốc gia Cát Tiên), Luận án Tiến sĩ,
Trường Đại học KHTN Hà Nội.
[4] Nguyễn Đình Hòa, Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[5] Trung tâm Sinh thái và Giáo dục Môi trường VQG Cát Tiên (2014), Báo cáo tổng kết về phát
triển du lịch VQG Cát Tiên năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
37SỐ 09 - THÁNG 11/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_du_lich_sinh_thai_ben_vung_tai_khu_ramsar_bau_sau.pdf