Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng hướng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ít người: Minh chứng từ vùng núi Đông Bắc, Việt Nam

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trở thành sinh kế bền vững ở vùng núi Đông Bắc Từ thực tiễn phát triển DLSTCĐ tại các địa phương trong vùng, để tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển sinh kế bền vững gắn với DLSTCĐ, theo tác giả trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, hoàn thiện công tác quy hoạch các điểm DLSTCĐ trên cơ sở khai thác phát huy các nguồn lực sinh kế của địa phương gắn liền với yêu cầu phát triển bền vững, bảo tồn tôn tạo tài nguyên du lịch, môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa cộng đồng. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt tiến hành lập các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch phù hợp với nguyên tắc, nguồn lực sinh kế bền vững và DLSTCĐ, đề cao vai trò cộng đồng trong tham gia thực hiện các dự án quy hoạch. Thứ hai, xây dựng cơ chế tham gia của các bên liên quan trong hoạt động DLSTCĐ. Gắn kết lợi ích của cộng đồng trong phát triển sinh kế liên quan đến DLSTCĐ trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc bảo vệ lợi ích cho cộng đồng như: (i) Mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương; (ii) Bảo tồn các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng; (iii) Gia tăng phúc lợi cho cộng đồng địa phương. Ngoài ra, Nhà nước cần có cơ chế và khuyến khích các doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua các chính sách giảm thuế, chính sách ưu đãi đầu tư Thứ ba, vận động chính sách để thông qua Ngân hàng chính sách, xã hội và những tổ chức đoàn thể, như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân thực hiện những chương trình cho vay linh động với nhiều cơ thế linh hoạt và theo yêu cầu khách hàng cho các nhóm đối tượng khác nhau phục vụ phát triển du lịch, nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế và cộng đồng. Thứ tư, hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho cộng đồng. Tăng cường hướng dẫn cộng đồng dân cư bản địa đầu tư, kinh doanh các dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn để nâng cao hiệu quả đầu tư. Công tác hỗ trợ và đào tạo nghề cho cộng đồng dân cư cần có sự tham gia tích cực của các bên liên quan bao gồm nhà nước, ban ngành, doanh nghiệp và hộ dân cư với nội dung đào tạo tập trung vào các kĩ năng hướng dẫn, nấu ăn, quản lí và điều hành hoạt động DLSTCĐ, ngoại ngữ Thứ năm, để DLSTCĐ trở thành một hoạt động sinh kế bền vững cho các địa phương cần tập trung định hình sản phẩm du lịch phù hợp, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách: (i) Các địa phương cần định hình rõ sản phẩm du lịch (tham quan, nghiên cứu, học tập, nghỉ dưỡng) phù hợp với các yếu tố về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa, bảo vệ môi trường tự nhiên. Hạn chế các yếu tố tác động tới biến đổi khí hậu; (ii) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch (du lịch nghỉ dưỡng, du lịch du khảo đồng quê, du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa, nghiên cứu khoa học, học tập.); (iii) Khôi phục phát huy các ngành nghề sản xuất truyền thống của nhân dân địa phương để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân và du khách; (iv) Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch (nâng cao tính hấp dẫn của các điểm tham quan, các chương trình, tour du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn nghỉ, đi lại, thuyết minh, hướng dẫn, thưởng thức văn hóa bản địa.) của du khách; (v) Tăng cường liên kết các điểm tham quan du lịch trong vùng và các địa phương bạn để xây dựng các chương trình DLSTCĐ chuyên đề tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu, khám phá các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn và (vi) Đẩy mạnh công tác quảng bá cho DLSTCĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng hướng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ít người: Minh chứng từ vùng núi Đông Bắc, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
144 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0018 Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 2, pp. 144-152 This paper is available online at PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HƯỚNG TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI: MINH CHỨNG TỪ VÙNG NÚI ĐÔNG BẮC, VIỆT NAM Vũ Đình Hòa Học viện Chính sách và Phát triển Tóm tắt. Với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương, đồng thời góp phần phát huy giá trị văn hóa bản địa cũng như nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với cộng đồng của điểm đến. Do đó, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là chính sách ưu tiên của Chính phủ Việt Nam hiện nay. Bài viết này tập trung phân tích hoạt động sinh kế gắn với du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của vùng núi Đông Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp về quy hoạch, quản lí, liên kết giữa các doanh nghiệp với cộng đồng dân cư nhằm phát triển bền vững các hoạt động sinh kế gắn với du lịch sinh thái cộng đồng của vùng. Từ khóa: Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, sinh kế, sinh kế bền vững, vùng núi Đông Bắc. 1. Mở đầu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (gọi tắt du lịch sinh thái cộng đồng - DLSTCĐ) đang được quan tâm và khuyến khích phát triển ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quốc gia đang phát triển có tiềm năng DLSTCĐ phong phú như ở Việt Nam. Bởi DLSTCĐ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, quảng bá điểm đến và giúp du khách có những trải nghiệm thú vị, tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch trên cơ sở đó phát triển bền vững hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng dân cư. Vùng núi Đông Bắc Việt Nam là khu vực có địa hình đa dạng, bị chia cắt bởi nhiều khối núi và dãy núi đá vôi tạo nên những cung đường uốn lượn cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ; nhiều giá trị đa dạng sinh học cao tập trung tại 06 vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên [1]. Bên cạnh đó, đây còn là nơi tập trung sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những phong tục tập quán độc đáo và đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa tộc người sinh sống ở phương bắc Việt Nam như H’Mông, Dao, Tày, Nùng là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó tiêu biểu là DLSTCĐ. Trong những năm qua, nhiều mô hình DLSTCĐ ở đây đã được triển khai góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống xã hội, bảo vệ văn hóa và môi trường đảm bảo sinh kế bền vững cho dân cư. Trên thế giới một số công trình nghiên cứu liên quan đến DLSTCĐ hoặc mối quan hệ giữa du lịch với sinh kế có thể kể đến như Avila Foucat (2002) [2], Z. A. Ogutu, Agnes Kiss (2004) [3], Samantha Jones (2005) [4], Manu, Isaac Kuuder, Conrad-J Wuleka (2012) [5]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu liên quan về vấn đề DLSTCĐ như của Trần Thị Mai (2005) [6], Nguyễn Ngày nhận bài: 1/1/2020. Ngày sửa bài: 17/1/2020. Ngày nhận đăng: 2/2/2020. Tác giả liên hệ: Vũ Đình Hòa. Địa chỉ e-mail: vudinhhoa@apd.edu.vn Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng hướng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào... 145 Quyết Thắng và Nguyễn Văn Hóa (2012) [7], Nguyễn Quyết Thắng (2017) [8], Nguyễn Hồng Long và Nguyễn Thị Thanh Kiều (2019) [9] và một số nghiên cứu phát triển DLSTCĐ tại các điểm tài nguyên. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu đi vào giới thiệu lí luận hoặc khái quát hoạt động DLSTCĐ tại một số điểm tài nguyên, địa phương hay kinh nghiệm của một quốc gia cụ thể. Chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về phát triển DLSTCĐ gắn với sinh kế bền vững. Chính vì vậy, trong bài viết này tác giả tập trung phân tích tổng hợp các vấn đề về DLSTCĐ, tác động của DLSTCĐ tới sinh kế bền vững của cộng đồng dân cư. Trên cơ sở khung lí thuyết được xác lập, tác giả tập trung phân tích thực tiễn phát triển DLSTCĐ ở vùng núi Đông Bắc từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sinh kế gắn với DLSTCĐ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Về dữ liệu nghiên cứu: Bài viết sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ tài liệu của các nhà nghiên cứu, các địa phương và một số nguồn tài liệu tin cậy khác. Nguồn số liệu sơ cấp là số liệu điều tra du lịch tại 03 điểm tài nguyên có phát triển hoạt động DLSTCĐ bao gồm: Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang), Ba Bể (Bắc Kạn) với tổng số hộ theo ước tính qua khảo sát của tác giả khoảng 450 hộ, tác giả đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo công thức Neyman [10] với sai số cho phép là 5%. n = N N x β2 + 1 Trong đó: n : số mẫu cần lấy N : tổng số hộ : sai số Với công thức trên số mẫu tối thiểu cần điều tra là 20 hộ, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã điều tra số mẫu là 50 hộ. Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong bài viết là phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu kết hợp với phương pháp thống kê. Bên cạnh đó, tác giả đã thực hiện phương pháp điều tra hộ gia đình tại các điểm phát triển mạnh DLSTCĐ trong khoảng thời gian từ tháng 15/7/2019 đến 15/8/2009 tại 3 địa điểm Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang), Ba Bể (Bắc Kạn). Tổng số phiếu phát ra là 50 và số phiếu thu về là 45 (5 phiếu do điền thiếu thông tin nên bị loại trong quá trình xử lí). Nội dung điều tra, khảo sát tập trung tìm hiểu về thực trạng tham gia, nhu cầu đào tạo nghề và các kĩ năng tổ chức hoạt động DLSTCĐ của cộng đồng dân cư tại địa phương. 2.2. Cơ sở lí thuyết về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và sinh kế bền vững 2.2.1. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Có rất nhiều quan điểm và nhận thức về DLSTCĐ. Theo Potjana Suansri (2003) [11] thì “DLSTCĐ là phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội. Nó do cộng đồng sở hữu, quản lí và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ”. Theo Hausler và Strasdas (2003) [12] “DLSTCĐ là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lí. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”. Như vậy, về cơ bản có thể hiểu DLSTCĐ là hình thái du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng [7, 8, 13]. Vũ Đình Hòa 146 Mục tiêu của phát triển DLSTCSĐ nhằm cải thiện thu nhập cho cộng đồng địa phương, nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa, đảm bảo trao quyền cho cộng đồng trong phát triển du lịch và giúp cộng đồng kết nối với các cá nhân và cộng đồng khác [9]. Để hình thành và phát triển DLSTCĐ, kế thừa từ các nghiên cứu đi trước [13], theo tác giả cần phải hội tụ các điều kiện về: (i) Tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn; (ii) Yếu tố cộng đồng dân cư; (iii) Thị trường khách trong nước và quốc tế; (iv) Cơ chế chính sách hợp lí và (v) Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Về nguyên tắc phát triển DLSTCĐ, theo Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên [14] cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững, bao gồm: (i) Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng; (ii) Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trị truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau và (iii) Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng. 2.2.2. Sinh kế bền vững Khái niệm sinh kế bền vững về cơ bản được dựa trên nền tảng của khái niệm về sinh kế và sự phát triển bền vững, trong đó chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững. Theo Chambers và Conway (1992) [15] “Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người”. Một sinh kế là bền vững “khi có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp địa phương và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn”. Theo Ian Scoones (1998) [16] “Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên”. Theo Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) (2001) [17] “Sinh kế bền vững là sinh kế có thể đối phó hay khôi phục lại được khi gặp các cú sốc hoặc khủng hoảng, có thể đảm bảo cho các thế hệ sau này duy trì hoặc nâng cao mà không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và sự hỗ trợ từ bên ngoài”. Tựu chung lại, sinh kế bền vững là sinh kế phải dung hòa 4 yếu tố (kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế), cụ thể: (i) Có khả năng đối phó và phục hồi từ các cú sốc, khủng hoảng; (ii) Không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Duy trì được khả năng và nguồn vốn (nguồn lực) cho hiện tại và tương lai; (iii) Không làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên; (iv) Không làm tổn hại đến khả năng tạo đời sống của người khác. Khi tiếp cận sinh kế, chúng ta không chỉ miêu tả, phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội, mà cần phải phân tích khung sinh kế. Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của con người và tác động qua lại giữa chúng [18]. Phân tích tài sản sinh kế hộ theo DFID (2001) [17] bao gồm 5 nguồn lực chính: (i) Nguồn lực tự nhiên; (ii) Nguồn lực con người; (iii) Nguồn lực xã hội; (iv) Nguồn lực tài chính; (v) Nguồn lực vật chất. Về tiêu chuẩn sinh kế bền vững theo Tine Rossing (2013) [19] về cơ bản phải đảm bảo 03 nhóm: (i) Sự tương thích về kinh tế (bao gồm: Nhu cầu thị trường và tiếp cận; Đầu tư tài chính và rủi ro; Kỹ năng và công nghệ); (ii) Sự tương thích về thể chế (bao gồm: Các quy định; Chính sách tài chính; Chương trình hỗ trợ); (iii) Sự tương thích về văn hóa xã hội (bao gồm: Kiến thức bản địa; Thích hợp cho người nghèo; Thích hợp cho phụ nữ; Thích hợp cho người thiểu số; Thích hợp cho người khuyết tật; Địa phương). Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng hướng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào... 147 Hình 1. Khung sinh kế bền vững của DFID [17] 2.2.3. Tác động của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đối với các nguồn lực sinh kế bền vững DLSTCĐ tạo nguồn thu, tăng cường kết nối và chia sẻ thông tin, khuyến khích bảo vệ môi trường, phục hồi và bảo vệ đa dạng sinh thái [12]. Với tư cách là một hoạt động sinh kế, DLSTCĐ vừa khai thác, vừa tác động lên các nguồn lực sinh kế của cư dân địa phương. Một trong những tác động tích cực đáng kể của loại hình du lịch này là góp phần tạo ra sinh kế mới hoặc chuyển đổi từ sinh kế nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sang dịch vụ du lịch và các hoạt động phi nông nghiệp [9]. (i) Đối với nguồn lực con người: DLSTCĐ khuyến khích người dân địa phương tham gia tập huấn chuyển đổi nghề nghiệp, tự tạo việc làm trong bối cảnh kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình địa phương. Thông qua DLSTCĐ các lớp dạy - học nghề truyền thống được tổ chức nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khôi phục ngành nghề thủ công truyền thống đồng thời tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn du khách. Đặc biệt, DLSTCĐ giúp xây dựng sự tự tin và bình đẳng giới cho phụ nữ: giúp họ có việc làm, đóng góp thêm vào nguồn thu nhập của gia đình và khẳng định vai trò của mình trong các hoạt động sinh kế gắn với cộng đồng. (ii) Đối với nguồn lực tự nhiên: Trên cơ sở khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển DLSTCĐ, nguồn vốn tự nhiên của địa phương đã được làm nổi bật để thu hút khách du lịch dựa trên yếu tố khí hậu, cảnh quan, nguồn động thực vật và thậm chí là hoạt TÀI SẢN SINH KẾ Tiến trình - Luật - Chính sách - Văn hóa - Các thể chế Cơ cấu - Các cấp chính quyền - Đơn vị tư nhân Cơ cấu và tiến trình thực hiện - Các cú sốc - Các khuynh hướng - Tính thời vụ Phạm vi rủi ro - Tăng thu nhập - Sử dụng bền vững hơn các nguồn lợi tự nhiên - Đảm bảo an ninh lương thực - Giảm rủi ro - Tăng sự ổn định Kết quả sinh kế H N F P S ẢNH HƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CHIẾN LƯỢC SINH KẾ N H Ằ M Đ Ể Đ Ạ T Đ Ư Ợ C H: Nguồn lực con người F: Nguồn lực tài chính N: Nguồn lực tự nhiên P: Nguồn lực vật chất S: Nguồn lực xã hội KÍ HIỆU Vũ Đình Hòa 148 động canh tác nông, lâm, thủy sản. Tài nguyên du lịch tự nhiên càng nguyên bản, hoang sơ thì tính hấp dẫn du khách càng cao, càng tạo điểm nhấn cho sản phẩm DLSTCĐ của điểm đến. Bên cạnh đó, DLSTCĐ còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn cảnh quan làng bản. (iii) Đối với nguồn lực xã hội: Nhờ các hoạt động DLSTCĐ mà tính cố kết trong cộng đồng càng chặt chẽ hơn, mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng cũng trở nên mật thiết hơn khi họ cùng tham gia vào hoạt động du lịch, hỗ trợ nhau chuyển đổi sinh kế. Mối liên hệ, tương tác giữa các hộ dân với chính quyền địa phương, với doanh nghiệp du lịch và các bên liên quan khác cũng nhờ đó mà được xây dựng và duy trì. Đồng thời thông qua DLSTCĐ, người dân có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin đa chiều; biết liên kết website hay sử dụng các công cụ truyền thông để cung cấp thông tin cho các đơn vị gửi khách và khách du lịch khi tìm hiểu về điểm đến trên mạng. Một vai trò lớn của DLSTCĐ nữa là góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp người dân chuyển đổi và phát triển sinh kế, thay đổi cuộc sống trong điều kiện mới. (iii) Đối với nguồn lực tài chính: Việc khai thác, phát triển DLSTCĐ nhận được sự quan tâm từ phía chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) bởi mục tiêu giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân. Vì thế, các hộ gia đình dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng địa phương cũng như các tổ chức NGOs cho đầu tư phát triển DLSTCĐ. (iv) Đối với nguồn lực vật chất: Thông qua phát triển DLSTCĐ, cơ sở hạ tầng của địa phương được cải thiện rõ rệt: hệ thống điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc được đầu tư, nâng cấp để phục vụ khách du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân, tạo điều kiện cho người dân phát triển bền vững các hoạt động sinh kế. 2.3. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng hướng tạo sinh kế bền vững ở vùng núi Đông Bắc 2.3.1. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng gắn với sinh kế ở vùng núi Đông Bắc Vùng núi Đông Bắc bao gồm 11 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh) có phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Đông tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, phía Nam tiếp giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng. Vùng có vị trí nằm trên tuyến du lịch xuyên Á; là điểm đầu trên tuyến du lịch Bắc - Nam; trên tuyến du lịch vòng cung phía Bắc. Cùng với Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng (với tâm điểm là Thủ đô Hà Nội) tạo thành tam giác phát triển du lịch quan trọng. Đây cũng là khu vực có tiềm năng du lịch lớn với cảnh quan núi non tươi đẹp, đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc phong phú và hấp dẫn tạo thành các sản phẩm du lịch đa dạng như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và du lịch biên giới [1]. Tại vùng núi Đông Bắc, hoạt động du lịch nói chung và DLSTCĐ đang có chiều hướng phát triển mạnh và đã được xác định chiếm vị trí quan trọng đối với nhiều địa phương. Theo số liệu thống kê của các địa phương, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân của cả vùng giai đoạn 2015 - 2019 đạt 1,1%, trong đó mức tăng trưởng cao nhất thuộc về Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn các địa phương còn lại tốc độ tăng trưởng lượng khách còn thấp. Các điểm DLTSCĐ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế trong vùng phải kể đến như Sapa, Ba Bể, Đồng Văn Tuy nhiên sự phát triển các hoạt động DLSTCĐ ở các địa phương này nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng sinh thái của vùng. Vùng núi Đông Bắc có nhiều hoạt động sinh kế gắn với DLSTCĐ địa phương bao gồm các dịch vụ lưu trú (homestay), hướng dẫn du lịch, nấu ăn, dẫn đường, vác đồ, các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch (dệt vải, làm đồ thủ công, dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao, chợ văn hóa Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng hướng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào... 149 vùng cao); nghệ thuật biểu diễn (múa khèn của dân tộc H’Mông, múa chuông của dân tộc Dao, tính tẩu của dân tộc Thái). Ngoài các hoạt động sinh kế trực tiếp, các hoạt động sinh kế gián tiếp tại các vùng phát triển DLSTCĐ cũng được phát triển góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư có thể kể đến như hoạt động nông nghiệp (canh tác sản phẩm nông nghiệp, dược liệu; chăn nuôi gia súc, gia cầm), dịch vụ buôn bán nhỏ, sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống Theo kết quả khảo sát của tác giả, cho thấy 58,2% số hộ có sinh kế gắn trực tiếp với du lịch, 38,7% số hộ có sinh kế gắn gián tiếp với du lịch, 3,1% số hộ sinh kế không liên quan đến du lịch. Trong số 58,2% số hộ có sinh kế trực tiếp gắn với DLSTCĐ, có 61,2% thành viên trong hộ gia đình tham gia các hoạt động hướng dẫn du lịch, 38,8% không tham gia hướng dẫn khách tham quan nhưng tham gia điều hành, phục vụ tại các homestay, biểu diễn nghệ thuật truyền thống (Hình 2 và 3). Điều đặc biệt tỉ lệ nữ giới tham gia vào các hoạt động du lịch tại các điểm điều tra ngày càng tăng, thể hiện vai trò của nữ giới trong cộng đồng dân cư ở đây ngày càng được cải thiện. Hình 2. Cơ cấu các hoạt động sinh kế tại các điểm khảo sát Hình 3. Tỉ lệ thành viên hộ tham gia hoạt động hướng dẫn du lịch tại điểm (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019) Về thu nhập, các hộ tham gia khảo sát cho biết 10,1% trả lời có thu nhập từ du lịch là cao; 18,5% trả lời khá cao; 15,6% trả lời trung bình; 20,7% không đáng kể; còn lại là hầu như không có thu nhập từ du lịch. Các hộ có sinh kế gián tiếp với DLSTCĐ về cơ bản không bóc tách được thu nhập từ hoạt động du lịch. Nghiên cứu tại Sa Pa [20] cho thấy, các hộ dân tham gia hoạt động du lịch có tốc độ xóa đói, giảm nghèo nhanh gấp 3 lần so với các hộ không làm du lịch. Nguồn thu của các hộ làm dịch vụ du lịch cũng cao gấp 5 lần so với các hộ khác, đạt từ 25 - 60 triệu đồng/hộ/năm. Tại một số bản thực hiện thí điểm mô hình DLSTCĐ (điển hình như Sín Chải - Lào Cai), 70% thu nhập từ du lịch thuộc về dân bản, 15% thuộc về Ban quản lí và hỗ trợ phát triển du lịch của làng, 10% còn lại đóng góp vào quỹ cơ sở hạ tầng của điểm. Bên cạnh đó, nhờ các hoạt động sinh kế liên quan đến DLSTCĐ, các hoạt động sinh kế khác của cộng đồng địa phương như các ngành nghề thủ công (sản xuất thổ cẩm, chạm khắc bạc, đồ lưu niệm), sản xuất lương thực, thực phẩm, dược liệu được phát triển mạnh mẽ và tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 65% số hộ trả lời mức độ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ các dự án du lịch, 25% ở mức trung bình; 10% ở mức khó tiếp cận. Nguyên nhân khó tiếp cận với các nguồn vốn phục vụ phát triển DLSTCĐ thường do các gia đình không đảm bảo đủ điều kiện tín dụng từ các ngân hàng (về tài sản thế chấp). Về công tác đào tạo nghề, có khoảng 40% số hộ trả lời được tham gia đào tạo các nghề về nghiệp vụ lưu trú và phục vụ nhà hàng nhằm phục vụ loại hình “homestay” cho du khách. Theo khảo sát, trong số 61,2% số lao động tham gia hướng dẫn du lịch tại điểm, 70,1% trả lời đã tham 58.2 38.7 3.1 Sinh kế gắn trực tiếp với hoạt động du lịch Sinh kế gắn gián tiếp với hoạt động du lịch Sinh kế khác 61.2 38.8 Tỉ lệ thành viên trong hộ tham gia hướng dẫn du lịch Tỉ lệ thành viên trong hộ không tham gia hướng dẫn du lịch Vũ Đình Hòa 150 gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; 29,9% trả lời chưa tham gia bất cứ khóa đào tạo nào về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Việc đào tạo nghề du lịch cho cộng đồng chủ yếu do sự tài trợ của các dự án của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Quỹ Châu Á và các tổ chức NGOs Tuy nhiên, các hộ gia đình cũng cho biết hoạt động đào tạo ngoại ngữ chưa được triển khai đồng bộ dẫn đến trình độ ngoại ngữ của các hộ dân thực hiện du lịch chưa cao. Đồng thời, các hộ cũng nhận định kĩ năng liên quan đến nghiệp vụ quản lí và điều hành chưa được đào tạo bài bản nên gây hạn chế trong công tác quản lí điều hành du lịch, của các hộ dân cũng như cán bộ thuộc chính quyền địa phương. Tại 03 điểm điều tra, 90% số hộ gia đình đã có mạng internet giúp các hộ gia đình tiếp cận được các thông tin, quảng bá hình ảnh chân thực đến với các du khách giúp thu hút đông đảo lượng du khách đến với các điểm tham quan, đặc biệt là các khách du lịch quốc tế đến từ Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhìn chung thông qua kết quả điều tra, có thể nhận thấy hoạt động DLSTCĐ ở vùng núi Đông Bắc là hướng tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư do đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, có tác động lan tỏa đến các hoạt động sinh kế khác cũng như góp phần bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động DLSTCĐ của vùng cũng còn một số biểu hiện chưa bền vững như công tác quy hoạch còn hạn chế, trình độ nhận thức của một số cộng đồng dân tộc chưa đồng đều, mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với cộng đồng địa phương còn kém, mức độ hưởng lợi của người dân từ các hoạt động DLSTCĐ chưa nhiều, một số tài nguyên tự nhiên và văn hóa bản địa có xu hướng bị suy thoái. Các hình thức quảng bá, xúc tiến và truyền thông đến du khách còn nghèo nàn và đơn điệu. 2.3.2. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trở thành sinh kế bền vững ở vùng núi Đông Bắc Từ thực tiễn phát triển DLSTCĐ tại các địa phương trong vùng, để tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển sinh kế bền vững gắn với DLSTCĐ, theo tác giả trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, hoàn thiện công tác quy hoạch các điểm DLSTCĐ trên cơ sở khai thác phát huy các nguồn lực sinh kế của địa phương gắn liền với yêu cầu phát triển bền vững, bảo tồn tôn tạo tài nguyên du lịch, môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa cộng đồng. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt tiến hành lập các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch phù hợp với nguyên tắc, nguồn lực sinh kế bền vững và DLSTCĐ, đề cao vai trò cộng đồng trong tham gia thực hiện các dự án quy hoạch. Thứ hai, xây dựng cơ chế tham gia của các bên liên quan trong hoạt động DLSTCĐ. Gắn kết lợi ích của cộng đồng trong phát triển sinh kế liên quan đến DLSTCĐ trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc bảo vệ lợi ích cho cộng đồng như: (i) Mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương; (ii) Bảo tồn các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng; (iii) Gia tăng phúc lợi cho cộng đồng địa phương. Ngoài ra, Nhà nước cần có cơ chế và khuyến khích các doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua các chính sách giảm thuế, chính sách ưu đãi đầu tư Thứ ba, vận động chính sách để thông qua Ngân hàng chính sách, xã hội và những tổ chức đoàn thể, như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân thực hiện những chương trình cho vay linh động với nhiều cơ thế linh hoạt và theo yêu cầu khách hàng cho các nhóm đối tượng khác nhau phục vụ phát triển du lịch, nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế và cộng đồng. Thứ tư, hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho cộng đồng. Tăng cường hướng dẫn cộng đồng dân cư bản địa đầu tư, kinh doanh các dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn để nâng cao hiệu quả đầu tư. Công tác hỗ trợ và đào tạo nghề cho cộng đồng dân cư cần có sự tham gia tích cực của các bên liên quan bao gồm nhà nước, ban ngành, doanh nghiệp và hộ dân cư với nội dung đào tạo tập trung vào các kĩ năng hướng dẫn, nấu ăn, quản lí và điều hành hoạt động DLSTCĐ, ngoại ngữ Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng hướng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào... 151 Thứ năm, để DLSTCĐ trở thành một hoạt động sinh kế bền vững cho các địa phương cần tập trung định hình sản phẩm du lịch phù hợp, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách: (i) Các địa phương cần định hình rõ sản phẩm du lịch (tham quan, nghiên cứu, học tập, nghỉ dưỡng) phù hợp với các yếu tố về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa, bảo vệ môi trường tự nhiên. Hạn chế các yếu tố tác động tới biến đổi khí hậu; (ii) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch (du lịch nghỉ dưỡng, du lịch du khảo đồng quê, du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa, nghiên cứu khoa học, học tập...); (iii) Khôi phục phát huy các ngành nghề sản xuất truyền thống của nhân dân địa phương để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân và du khách; (iv) Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch (nâng cao tính hấp dẫn của các điểm tham quan, các chương trình, tour du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn nghỉ, đi lại, thuyết minh, hướng dẫn, thưởng thức văn hóa bản địa...) của du khách; (v) Tăng cường liên kết các điểm tham quan du lịch trong vùng và các địa phương bạn để xây dựng các chương trình DLSTCĐ chuyên đề tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu, khám phá các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn và (vi) Đẩy mạnh công tác quảng bá cho DLSTCĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3. Kết luận Phát triển DLSTCĐ đã và đang góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng núi Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Khảo sát cho thấy DLSTCĐ góp phần tạo nguồn thu bền vững cho cộng đồng dân cư của các tỉnh vùng núi Đông Bắc, đồng thời bảo tồn và phát triển bền vững các tài nguyên tự nhiên và văn hóa bản địa của địa phương. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế gắn với DLSTCĐ các địa phương cần làm tốt và việc thực hiện đồng bộ các mặt từ công tác quy hoạch gắn với cộng đồng, đẩy mạnh việc mang lại lợi ích của cộng đồng trong phát triển DLSTCĐ, tổ chức các mô hình quản lí phù hợp, công tác đào tạo nghề cho cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với cộng đồng và các mặt công tác khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dương Đình Hiền, Tổng quan về phát triển du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc và những vấn đề đặt ra, nhung-van-de-dat-ra/ (truy cập ngày 15/1/2020). [2] V.S.Avila Foucat, 2002. Community-based ecotourism management moving towards sustainability, in Ventanilla, Oaxaca, Mexico Ocean & Coastal Management, Volume 45, Issue 8, p. 511-529. [3] Agnes Kiss, 2004. Is community-based ecotourism a good use of biodiversity conservation funds? Trends in Ecology and Evolution, Volume 19, Issue 5, p. 232-237. [4] Samantha Jones, 2005. Community-based ecotourism: The Significance of Social Capital, Annals of Tourism Research, Volume 32, Issue 2, p. 303-324. [5] Manu, Isaac Kuuder, Conrad-J Wuleka, 2012. Community-based ecotourism and livelihood enhancement in Sirigu, Ghana, International Journal of Humanities and Social Science, Volume 2;18. [6] Trần Thị Mai, 2005. Du lịch cộng đồng - du lịch sinh thái, Tài liệu hướng dẫn do tổ chức Panda và WWF Greater Mekong phát hành 11/2005, Huế. [7] Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Văn Hóa, 2012. Thực tiễn phát triển du lịch sinh thái cộng đồng - Bài học kinh nghiệm cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 257 (3/2012), tr 3-10. [8] Nguyễn Quyết Thắng, 2017. Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại một số nước ASEAN - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 97 (8/2017), tr.23-34. Vũ Đình Hòa 152 [9] Phạm Hồng Long, Nguyễn Thị Thanh Kiều, 2019. Du lịch cộng đồng: Hướng tạo và chuyển đổi sinh kế cho người dân, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 53-63. [10] Viện Khoa học thống kê, 2005. Một số vấn đề phương pháp luận thống kê, Nxb Thống kê. [11] Potjana Suansri, 2003. Community Based Tourism Handbook, Mild Publishing, Responsible Ecological Social Tour-REST. [12] Häusler Nicole, Strasdas Wolfgang, 2003. Training Manual for Community-Based Tourism. InWEnt – Internationale Weiterbildung und Entwicklung gGmbH. Zschortau [13] Tăng Thị Duyên Hồng, Trần Công Khương, Mai Văn Quyển, Trần Văn Dụ, Lê Thanh Hải, 2013. Du lịch sinh thái cộng đồng - Công cụ thích ứng với biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình mô hình DLSTCĐ Giao Xuân. Trung tâm bảo tồn và phát triển cộng đồng, Hà Nội. [14] World Wildlife Fund International., 2001. Guidelines for community-based eco-tourism development. Report prepared by the Tourism Company with support from the Rufford Foundation and the MAVA Foundation. [15] Chambers, R. and Conway, G.R., 1992. Sustainalbe Rural livelihoods: Practical Concepts for the 21st Century, Discussion Paper 296, Brighton, UK: Institute of Development Studies. [16] Ian Scoones, 1998. Sustainable Rural Livelihoods. A Framework for Analysis. IDS Working Paper 72. [17] DFID, 2001. Sustainable Livehoods Framework. Department for International Development, London. [18] Bùi Văn Tuấn, 2005. Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 31 (5), p. 96-108. [19] Tine Rossing, 2013. Action Research on Climate-resilient Livelihoods for Land-poor and Land-less people. CARE International in Vietnam. [20] Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2016. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi: Nghiên cứu điển hình tại Sapa Lào Cai, Luận án tiến sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân. ABSTRACT Developing community-based eco-tourism creates sustainable livelihoods for ethnic minorities: Evidence from the Northeast mountains of Vietnam Vu Dinh Hoa Academy of Policy and Development With the goal of sustainable development, community-based ecotourism is considered as one of the effective tools to improve economic efficiency and contribute to improve the livelihoods of local communities, then, at the same time contribute to promote indigenous cultural values as well as natural tourism resources associated with the destination community. Therefore, developing community-based ecotourism is a priority policy of the Vietnamese Government today. This paper focuses on analyzing livelihood activities associated with community-based ecotourism in the Northeast mountainous region, thereby proposing solutions for master planning, management and linking businesses with the local communities in order to sustainably develop livelihood activities associated with the community-based ecotourism of the region. Keywords: Community-based ecotourism, livelihoods, sustainable livelihoods, Northeastern mountains.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_sinh_thai_dua_vao_cong_dong_huong_tao_sin.pdf
Tài liệu liên quan