Phát triển du lịch tại Huế Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An

Ông Vua thứ hai là vua Minh Mạn tên là Nguyễn Phúc đảm con thứ bốn của Vua Gia Long và Bà Nguyễn Thị Đang ông sinh ngày 23 tháng 4 năm tân hợi (25-5-1791). Tân Tân Lộc Gia Địch . Vua Minh Mạng lên ngôi vào tháng giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm )1820 - 1840). Trong thời gian ở ngôi nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng: cho bỏ các dinh và trấn mà thành lập các tỉnh (cả nước được chia làm 31 tỉnh). Để cao Nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp nước là một trong những việc rất được vua Minh Mạng chú trọng. Nhà vua cho tập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi hội và thi đình (thời gian chỉ có thi Hương).

doc30 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển du lịch tại Huế Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Hoạt động kinh doanh du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó đang được mở ra trước mắt các doanh nghiệp các tổ chức cá nhân. Tham ra, thu hút vào ngành du lịch phục vụ cho sự phát triển của chính bản thân họ, sự phát triển cho mỗi nước. Tuy nhiên để có sự thành công trong kinh doanh, mỗi cá nhân mỗi tập thể, phải học hỏi, trau dồi kiến thức về du lịch, cả lý thuyết lẫn thực tế. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch tôi đã theo học nghành du lịch và có một chuyến thực tế miền trung. Qua thời gian thực tế tại miền trung, được sự giúp đỡ của các thầy cô tỏng đoàn cả đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy Đinh Trung Kiên và sự hiểu biết của bản thân em xin viết bài thu hoạch “ Thực tế Miền Trung”. Đề tài gồm 3 phần. Phần I. Tổng quan về du lịch. Phần II. Lữ hành - hướng dẫn. Phần III. Văn hoá du lịch. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là thầy Đinh Trung Kiên đã giúp đỡ em trong quá trình đi thực tế. Hà Nội ngày 10 tháng 04 năm 2004 phần I Tổng quan về du lịch câu 1: Các điều kiện phát triển du lịch tại Huế Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An * Thành phố Huế. - Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình 250C, nắng 2000 giờ, nền kinh tế phát triển, an ninh và an toàn xã hội được bảo đảm. - Thành phố Huế có nhiều danh lam thắng cảnh là Cố đô kinh thành Huế, có các lăng tẩm và có dòng sông Hương thơ mộng, các hoạt động thăm quan du lịch hầu như là quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 4,5,6,7,8,9. - Huế có cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ cho khách du lịch luôn luôn và sẵn sàng đón khách du lịch trong nước và quốc tế. - Huế có nhiều các chính sách phát triển du lịch và luôn luôn đổi mới không ngừng các chính sách phát triển du lịch đó. - Sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế là thăm quan các lăng tẩm, đền thác, kinh thành v.v. * Thàn phố Đà Nẵng và Quảng Nam. Khác với thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng - Quảng Nam được phân ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình trong năm từ 28 đ 290C. - Tài nguyên du lịch của hai thành phố này là, có núi hang động, như non nước, Ngũ Hành Sơn, đắc biệt là có phố cổ hội An (Quảng Nam)và thánh địa Mỹ Sơn, đây là hai điểm du lịch, thu hút được nhiều du khách trong nước và nước ngoài, các điểm thăm quan này thuộc thu hut khách nhiều vào mùa khô còn mùa mưa thì ít đó có tính mùa vụ của hai thành phố này. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt để phục vụ cho du lịch. - Luôn luôn, sẵn sàng đón các đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế, có nhiều chính sách về du lịch, đặc biệt tháng 4-2003 có chương trình du lịch Quang Nam sản phẩm du lịch của hai thành phố này, là thăm quan, và tắm biển. * Quảng Bình và Quảng trị. Khác hẳn với các thành phố trên Quảng Bình quảngTrị có thời tiết rất khắc nghiệt, có gió Tây Nam, gió Lào, nên rất khô nóng, nên kinh tế phát triển chậm nơi đây thời chiến tranh chống Mỹ, giặc Mỹ đã đánh phá ác liệt tại nơi đây, chính lẽ đó, nơi đây có các điểm thăm quan du lịch "chiến trường xưa" nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa ba độc lập (Quảng Trị) và các điểm thăm quan địa đạo Vĩnh Mốc và Động Phong Nha ở Quảng Bình, ngoài ra ở hai thành phố này còn có tài nguyên du lịch biển. - Về cơ sở hạ tầng ở các thành phố này còn yếu kém, ít được sửa sang, nâng cấp, bởi điều kiện kinh tế còn nghèo hơn so với các thành phố khác. Tuy nhiên, con người Quảng Bình Quảng Trị rất thật thà chất phát, các điểm du lịch du khách, sẵn sàng đón tiếp phục vụ du khách, có nhiều chính sách phát triển các điểm du lịch. - Sản phẩm đặc trưng của hai thành phố này là thăm quan, chiến trường xưa, thăm quan núi và hang động và du lịch biển. + Nghệ An, Hà Tĩnh. Khí hậu của nghệ an cũng bị ảnh hưởng của gió lào, là vùng chyển tiếp khí hậu đông lạnh của miền Bắc, và khô nóng của miền Nam, nhiệt độ trung bình 23 đ 240C. Nền kinh tế phát triển, an toàn an ninh xã hội được đảm bảo. - Nơi đây đã sinh thành ra một danh nhân vĩ đại của thế giới, đó là Bác Hồ kính yêu của chúng ta, Nghệ An - Hà Tĩnh đã, tôn tạo và lưu dữ được các kỷ vật và nơi ở của Bác. Chính vìa vậy nơi đây là một điểm thăm quan lý tưởng của du khách khi về thăm quê Bác, đó là một tài nguyên lý tưởng của Nghệ An Hà Tĩnh. Ngoài điểm du lịch này Nghệ an còn có tài nguyên du lịch biển (biển cửa lò), mùa vụ tháng 4 đ 10. Nghệ An xây dựng được nhiều cơ sở sẵn sàng đón tiếp và thu hút khách trên khắp mọi miền đất nước. Nghệ An luôn có nhiều các chính sách du lịch đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm du lịch đặc trưng của Nghệ An - Hà Tĩnh là thăm quan, quê Bác và du lịch biển. Tóm lại: ở nước ta nói chung và các thành phố trên nóoi riêng có rất nhiều điều kiện để phát triển du lịch, lý do là nước ta có nhiều tài nguyên mà thiên nhiên, và có bồ biền trải theo dọc đất nước. Chính lẽ đó chúng ta phải luôn luôn chú trọng, và tận dụng các điều kiện vốn có của mình để phát triển du lịch đưa ngnàh du lịch phát triển tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Câu 2: Các loại hình du lịch có thể tổ chức ở Huế Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị Nghệ An. * Huế: Tổ chức được loại hình du lịch thăm quan di tích lịch sử, thắng cảnh - Các Tour được khai thác: Tham quan cố đô, kinh thành, hoàng thành, Tử Cấm thành, các lăng tẩm, thế miếu của triều Nguyễn, thăm quan chùa Thiên Mụ, thắng cảnh, du thuyền sông Hương. * Thành phố Đà Nẵng - Quảng Nam - Loại hình du lịch được tổ chức ở đây là thắng cảnh, thăm quan dịch và tắm biển. Tour du lịch chủ yếu là thăm quan bảo tàng Chăm, thăm quan thánh địa Mỹ Sơn, thăm quan các bảo tàng lịch sử văn hoá, bảo tàng gốm sứ mậu dịch, thăm quan bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh, Hội quán Triều Châu, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quảng Đông, nhà thờ tộc Trần, xưởng thủ công mỹ nghệ và nhạc cổ truyền ở phố cổ Hội An, thắng cảnh non nước, ngũ hành Sơn, tắm biển Non Nước. * Quảng Bình - Quảng Trị - ở hai thành phố này loại hình chủ yếu được tổ chức ở đây là: thăm quan di tích lịch sử và tắm biển, thắng cảnh, leo núi. Các tua du lịch phổ biến được khai thác: - Thăm chiến trường xưa, như đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc.Tắm biển Cửa Tùng. - Thăm quan thắng cảnh động Phong Nha. * Nghệ an - Loại hình du lịch phố biển là thăm di tích lịch sử và tắm biển. Cá Tour du lịch: - Thăm quê Bác - Tắm biển Cửa Lò phần ii hướng dẫn - lữ hành câu 3: phương pháp hướng dẫn a.Tuyến Hà Nội - Huế trên phương tiện là ô tô. - Hướng dẫn khách du lịch trên phương tiện là ô tô, trước hết hướng dẫn viên phải chọn vị trí đứng là ở ghế đầu bên phải hoặc ở ghế ngay sau lái xe: ngồi ở vị trí này hướng dẫn viên dễ dàng nhìn, quan sát được du khách và đối tượng thăm quan. - Lộ trình từ Hà Nội đến Huế khá dài hướng dẫn viên hướng dẫn những đối tượng thăm quan đặc trưng mà đoàn khách đi qua. Đoàn khách xuất phát từ Hà Nội. Hướng dẫn viên giới thiệu qua về Hà Nội. Để du khách có thể so sánh với cố đô Hoa Lư - cố đô Huế. + Kinh đô xưa buổi đầu được hình thành từ các làng nhỏ do điều kiện tự nhiên dọc theo con sông Hồng, khi sông Hồng chuyển dòng Thăng Long đã có nhiều đầm hồ như Hồ Tây, hồ Cồ Ngựa, hồ Lục Thuỷ, hồ Bảy Mẫu. + Các triều vua đã xây dựng cho Hà Nội một kinh thành bề thế. Từ buổi sơ khai Lý Nam Đế đã xây dựng cho Hà Nội một pháo đài tại cửa sông Tô Lịch, năm 618 Châu Hoà là Thái thú Giao Châu đắp La Thành. Năm 866 Hàm thông Cao Biền đắp thêm La Thành và đổi thành Đại La. Thăng Long xưa được xây dựng các công trình kiến trúc được coi là bề thể nhất qua các triều đại như Lý, Trần, Lê Trịnh, tiêu biểu nhất là Triều Lý, những công trình như Chùa Một Cột (xưa), Tháp Báo Thiên, Chùa Báo Ân, điện kính thiên. Nhưng sau một năm pháp thuộc, các khu phố Tây làm thay đổi bộ mặt Hà Nội. Phong kiến, trong thơ bà Huyện Thanh Quan có nói "Lôi xe xưa cũ hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịnh dương". - Thấp thoáng đâu đây ánh vàng son rực rỡ của tháp báo thiên, lầu ngũ long còn in bóng xuống hàng hồ lục thuỷ, Đường Đinh Tiên Hoàng vòng cánh tay ôm gọn nửa Hồ Gươm đã không còn nữa. Chùa Báo Ân, với hàng trăm bức tượng phật thời lý và lộng lẫy cung đền thời Lê Trịnh, thay vào đó là bưu điện, kho bạc vườn hoa Pôn Be (Chí Linh), phủ thống Sử (nhà khách chính phủ) xa hơn nữa là toàn nhà đá xảm ngó trăm năm đó là ngân hàng Đông Dương (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là một công trình kiến trúc đẹp nhất nhì Hà Nội (đã được xây mua từ Châu Phi). - Nhà thờ với tượng đức Bà Đồng Trinh đặt giữa khu vườn nhỏ phía trước, được xây dựng năm 1884 chính trên nền đất của Chùa Báo Thiên ngôi chùa lớn vào bậc nhất kinh thành Thăng Long thời Lý. Gần trăm năm pháp thuộc khu phố Tây đã làm thay đổi bộ mặt Hà Nội phong kiến. Tuy vậy, sắc thái á Đông vẫn in bóng trong lòng Hà Nội bởi nhiều kiến trúc cổ còn lại, đặc biệt là chùa chiền. Hà Nội là nơi gặp gỡ của hai dòng kiến trúc Đông Tây sự đối lập đó đã quyện vào nhau đã tạo thành một thể thống nhất đa dạng lấp lánh sắc màu. Đó sự độc đáo tuyệt vời của người Hà Nội có thể nào quên Hà Nội với những tiếng chuông chùa gióng giả và những chiều tan lớp. Tiếng ve kêu suốt chưa hè, những toà biệt thự mang máu sắc hoa ti gôn thời thơ trẻ, bởi đó chính là hơi thở, là cuộc sống là cái thần của Hà Nội, của riêng Hà Nội. Đến đây đoàn khách cũng qua Hà Nội tới Hà Tây. - Tới đây Hà Nội qua về diện tích, dân số, và giới thiệu một số chùa tiêu biểu như chùa hương, chùa thầy chùa trầm, chàu Tây Phương, chùa trăm gian v.v Đến Hà Tây HDV có thể hướng dẫn tiết lộ cho du khách một thông tin "đắt" làm sống độngng tượng trưng đơn gian mà nó chứa đựng một mộc san lịch sử hào hùng của dana tộc ta.(Hướng dẫn du lịch của TS Đinh Trung Kiên) Đó là tại địa điểm (Núi trầm). Đài tiếng nói Việt Nam đã phát đi hồi 15h30 sán 20 tháng 12 năm 1946 Đài tiếng nó Việt Năm đã mở đầu bằng câu nói: Đây là đài tiếng nói Việt Nam phát thanh gần Hà Nội, thủ đô nước VNDCCH Việt Nam dân chủ cộng hoà) rồi phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Qua Hà Tây tới Hà Nam, Phủ lý. HDV phân tích cho khách Phủ lý là lý sở của phủ nhân. - Có chùa Đọi, núi Đọi, còn giữ lại một văn bia thời lý, ghi lại toàn bộ quá trình xây dựng Chùa Một Cột. Qua Hà Nam, tới Ninh Bình HDV giới thiệu cho khách về cố đô xưa, và nhà thờ Phát Diệm. - Tới Thanh Hoá HDV giới thiệu cho khách về bãi tắm Sầm Sơn (Hòn Chống Mái, đều Đôc cước, núi Cô tiên). - Tới Nghệ An Hà Tĩnh giới thiệu cho khách về bãi tắm cửa lò, quê Bác.v.v Tới thời điểm này có thể xem khách du lịch tình trạng sức khoẻ ra sao có thể để cho khách nghỉ ngơi sau một chặng đường dài tới Huế HDV có thể giới thiệu về thành phố Huế cầu trường tiền, mầu tím Huế cho khách nhận phòng, nghỉ ngơi. b. Phương pháp hướng dẫn điểm thăm quan Huế - Mỹ Sơn. - Trước khi đến điểm thăm quan, HDV cần giới thiệu sơ qua về đối tượng được thăm quan tại địa điểm thăm quan Huế. - HDV cần giới thiệu về các triều vua của nhà Nguyễn. - Triều Nguyễn tồn tịa được 143 năm (1802 - 1945) trải qua 13 triều vua kế tiền 9 đời. Ông vua đầu tiên có niệm hiệu là Gia Long thứ hai là thành thái, tiếp đó là đến triệu tự Tự Đức, Dục Đức, Hiện Hoà, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định Bảo Đại. Trong 13 ông vua này HDV cần nhấn mạnh những chi tiết đặt VD như Vua Dục Đức làm vu chỉ được 3 ngay, khi chiết, chỉ được hai người lính cho cho xác vào quang gánh đi chôn. Và ông vua khái định, đã vơ vét tiền của của nhân dân để xây dựng năng cho mình, mà chúng ta sắp được tham quan. * Tại điểm thăm quan Mỹ Sơn cũng vậy HDV cần HDV cần nói đôi nét về Mỹ Sơn. - Mỹ Sơn cách Đà Nẵng 60 km về phía Tây Nam, ẩn sau trong thung lũng hẹp với vòng nói, bao bọc kín, là thành đô của vương quốc Chăm Pa, Mỹ Sơn chứa một tổng thể kiến trúc phong phú, và đa dạng nhất của nghệ thuật Chăm với hơn 70 đền tháo và một số lớn bi kỷ có liên đại trong nhiều thế kỷ. Nằm cách Trà Kiên - Kinh Đô cũ của Vương Quốc Chăm Pa, chừng 30 km về phía Tây. Mỹ Sơn nối liền với kinh đô bằng một dãy núi thấp. Chọn Mỹ Sơn làm thánh địa ngoài ý nghĩa tôn giáo ra, hẳn các vua Chăm xưa còn có ý định tìm một nơi có thể rút lui ẩn náu kín đáo, mỗi khi kinh đô thuộc hai thị tộc lớn, thánh đô Mỹ Sơn và thánh đô Pố Nagan. Mỹ Sơn được phát hiện từ năm 1898 bởi một người Pháp.. Sau khi giới thiệu sơ qua về đối tượng thăm quan HDV giới thiệu chi tiết đối tượng thăm quan trước đối tượng thăm quan HDV phải lựa chọn và sắp xếp vị trí cho khách du lịch sao cho hợp lý và khoa học. - Sắp xếp, đứng theo hình vòng cung, HDV cần đứng trước ở đầu hình vòng cung đó. - Khoảng cách từ đối tượng thăm quan đến du khách phải bằng hai lần chiều cao của đối tượng thăm quan. - Chỉ dẫn đối tượng thăm quan và thuyết minh cho khách về đối tượng thăm quan ấy. - Hướng dẫn viên cần lựa chọn đối tượng thăm quan, sao cho sinh động và thú vị. VD. Vào Huế: HDV chắc chắn phải dẫn khách vào đại nội.v.v Và vào Mỹ Sơn phải giới thiệu cho khách tháp Mỹ Sơn. Trên đây là phương pháp hướng dẫn tại điểm Huế Mỹ Sơn. Câu 4: Anh Chi xây dựng riêng mình một bài thuyết ngắn gọn trong 30 phút về một trong 3 di sản văn hoá thế giới (Huế, Hội An, Mỹ Sơn) - Bài thuyết minh về cố đô Huế. * Chỉ còn 10km nữa là đoàn chúng ta tới cố đô Huế, trước khi đến Huế tôi xin giới thiệu những nét đặc trưng về các chiều vua của nhà Nguyễn bởi vì có họ mới có Huế, mới có kinh thành mới có các lăng tẩm, cho chúng ta thăm quan: - Triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam đã tồn tại suốt hơn 143 năm (1802 - 1945) và được truyền được 13 đối vua 9 thế hệ. Ông vua đầu tiên là ông vua niên hiệu là Gia Long, tên của ông là Nguyễn Phúc ánh con thứ ba của Nguyễn Phúc Cận và bà Nguyễn Thị Hoàn, ông sinh ngày 15 tháng giêng năm nhâm ngọ (8-2-1762). Ông làm vua được 18 năm (1802 - 1819, mất vào ngày 19 tháng chạp năm kỷ mão (3-2-1820) thọ 58 tuổi. Ông có 31 người con (13 trai, 18 gái). Ông Vua thứ hai là vua Minh Mạn tên là Nguyễn Phúc đảm con thứ bốn của Vua Gia Long và Bà Nguyễn Thị Đang ông sinh ngày 23 tháng 4 năm tân hợi (25-5-1791). Tân Tân Lộc Gia Địch . Vua Minh Mạng lên ngôi vào tháng giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm )1820 - 1840). Trong thời gian ở ngôi nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng: cho bỏ các dinh và trấn mà thành lập các tỉnh (cả nước được chia làm 31 tỉnh). Để cao Nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp nước là một trong những việc rất được vua Minh Mạng chú trọng. Nhà vua cho tập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi hội và thi đình (thời gian chỉ có thi Hương). Lãnh thổ nước ta dưới thời Minh Mạng được mở rộng nhất trong lịch sử và Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy vào năm 1838, vua Minh Mạng cho đổi tên nước ta là Đại Nam. Vua Minh Mạng mất ngày 28 tháng Cháp năm Canh Tý (20 - 1- 1841), hưởng thọ được 50 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Minh Mạng được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng đế. Ông vu thứ 4 là. Vua Thiệu Trị (1841 - 1847). Vua Thiệu Trị tên là Nguyễn Phúc Miên Tông. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa. Sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão (16 - 6 - 1807) tại ấp xua Lộc, phía đông Kinh Thành Huế. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu (11 - 2 - 1841), làm vua được 7 năm (841 - 1847), mất ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi 94- 10 - 1847), hưởng thọ 41 tuổi. Vua Thiệu Trị có 64 người con (29 trai, 35 gái). Ông Vua Thứ 5: Vua Tự Đức (1848 - 1883). Vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông là con thứ hai của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (Hoàng hậu Từ Dũ), sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (22 - 9 -1829) Vua Tự Đức lên ngôi tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), làm vua được 36 năm (1847 - 1883), mất ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (19 -7 - 1883), hưởng thọ 55 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa thờ Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông anh Hoàng đế. Đặc biệt là. Vua Tự Đức không con, ông nhận ba người cháu gọi bằng chú làm nuôi là: Nguyễn Phúc Ưng Châm. Ông Vua thứ 6: Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ưng ái, là con thứ 2 cdủa Thuỵ Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng y và bà Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 4 tháng 1 năm Quý Sửu (11 - 2 - 1853). Năm 1869, lúc 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Ưng Chân. Vua Tự Đức mât để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: " Nhưng vi có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây." Làm vu được 3 ngày, chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở) thì Ưng Chân bị phế bỏ và bị giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 9 năm giáp Thân (24 - 10 - 1884), được 32 tuổi. Vua Dục Đức có 19 con (11 con trai và 8 con gái). Ông vua thứ 7: Vua Hiệp Hoà (1883,4 tháng). Vu Hiệp Hoà tên là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Thăng, con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Trần Trương Thị Thuận, sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi (1 - 1 - 1847). Vua Dục Đức bị phế bỏ, Hồng Dật được đưa lên ngai vàng vào ngày 30 tháng 7 năm 1883. lấy niên hiệu là Hiệp Hoà. Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hoà lên ngôi chưa được bao lâu thì bị triều đình Huế phế bỏ và buộc uống thuốc độc tự vận vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (29 -11 - 1883). Vua Hiệp Hoà có 17 người con (11 trai, 6 gái). Ông Vua thứ 8: Vua Kiến Phúc (1883 - 1884). Vua Kiến Phúc tên là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ ba của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng sinh ngày 2 tháng giên gnăm Kỷ Tỵ (12-2-1896). Năm 1870 lúc được 2 tuổi,Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà học phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo. Sau khi vua Hiệp Hoà bị phế truất, vào ngày 2 -12-1883, Ưng Đăng (15 tuổi) được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng thì mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân (31 - 7 - 1884) lúc mới 16 tuổi. Ông Vua thứ 9: Vua Hàm Nghi (1884 - 1885). Vua Hàm Nghi tên là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông là con thứ năm của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhân, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3 - 8 - 1871). Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2 - 8 - 1884) Ưng Lịch được lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi, lúc mới 14 tuổi. Binh biến năm ất Dậu (5 -7 - 1885) xảy ra, vua Hàm nghi cùng quần thần ra Tân Sở, phát hịch Cần Vương, phát động phong trào kháng Pháp trên toàn quốc. Ngày 30 tháng 10 năm 1888, tên Trương Quang Ngọc (người hầu của vua bị pháp mua chuộc nên đem người bắt vua Hàm Nghi dâng cho Pháp. Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie vào ngày13 tháng 1 năm 1889. Ông mất (4 - 1 - 1943), thọ 72 tuổi. Vua Hàm Nghi có 3 người con (1 trai, 2 gái). Ông Vua thứ 10: Vua Đồng Khánh (1886 - 1888). Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, sinh ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tý (19 - 2 - 1864). Năm 1865 lúc được hai tuổi, Ưng Thị đựoc vua Tự Đức nhận làm con nuôi. ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28 - 1 - 1889) lúc được 25 tuổi. Vua Đồng Khánh có 10 người con (6 trai, 4 gái). Ông Vua thứ 11: Vu Thành Thái (1889 - 1907). Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lần, con thứ bảy của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng Hậu , sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão (14 - 3 - 1879). Vua Thành Thái là người có tư tưởng tiến bộ (cát tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy) và có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế l ấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi). Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi. Vua Thành Thái có 45 người con (19 trai, 26 gái). Ông Vua thứ 12: Vua Duy Tân (1907 - 1976). Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19 - 9 - 1900). Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên vua lại là người chừng chạc, có khí phách.Vua Duy Tân là ngừơi có tư tưởng chống Pháp. Vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion. Do nổi dậy chống Pháp. Nhà vua mất ngày 21 tháng 11 năm ất Dậu (25 - 12 - 1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Vua Duy Tân có 5 người con (3 trai, 2 gái). Ông Vua thứ 13: Vua Khải Định (1916 - 1925). Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục, sinh ngày 1 tháng 9 năm ất Dậu (8 - 10 - 1885). Vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế và người Pháp mới lập Bửui Đảo lên ngôi vua vào ngày 18 - 5 -1916, lấy niên hiệu là Khải Định. Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm ất Sửu (6 -11 - 1925), thọ 41 tuổi. Vua Khải Định chỉ có một con trai là Hoàn Tử Vĩnh Thuỵ (vua Bảo Đại). Ông Vua thứ 14: Vua Bảo Đại (1926 - 1945). Vua Bảo Đại tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ. Ông là con độc nhất của vua Khải Định và bà Hoàng Thị cúc (bà từ Cung), sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22 - 10 -1913). Hoàng tử Vĩnh Thuỵ đưa sang Pháp học lúc mới 10 tuổi, đến khi vua Khải Định qua đời, ông về Huế lên ngôi vua lấy niên hiệu Bảo Đại, đây là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Ông lại tiếp tục sang Pháp học cho đến 8 - 9 - 1932 mới trở về Huế. Vua Bảo Đại ở ngôi cho đến 30 tháng 8 năm 1945 thì làm lễ t hoái vị tại Ngọ Môn, giao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng Lâm thời. Chế độ phong kiến chấm dứt, Bảo Đại sang Pháp và sống hết cuộc đời củavị vua lưu vong ở đól. Ông mất ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Pháp. Vua Bảo Đại có 5 người con (2 trai, 3 gái). - Đó là 13 chiều vua của nhà Nguyễn tôi đã giới thiệu với quý khách. * (Yêu cầu) xe đi chập xin mời quý khách nhìn sang trái. Tôi xin giới thiệu với quý khách, trước mất quý khách là cầu Trường Tiền. Cầu Trường Tiền được khởi công xây dựng vào năm Thành Thái thứ 9 (1897), do hãng eiffel đảm trách. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí đời Duy Tân cho biết: “Cầu có 6 gian, mỗi gian 66 thước 8 tấc 5 phân, bề ngang 6 thước 2 tấc, trọn bề dài 401 thước 1 tấc, đến năm 11 (1899) mới xong”. Cũng có sách viết cầu Trường Tiền được xây dựng đến năm 1900 mới hoàn thành. Năm 1904, một trận bão lớn đã làm một vài đổ ngay, 2 vài bay xuống sông ngang trước chợ Đông Ba, còn một vài bị cuốn xuống tận Bãi Dâu. Năm 1906, một vài bị cuốn xuống tận Bãi Dâu. Năm 1906, cầu được làm lại, ván cầu bằng gỗ lim trước đây được thay bằng bê tông. Cái tên Trường Tiền do dân chúng đặt thì lại được dùng mãi cho đến tận bây giờ. “Trường” có nghĩa là “cơ xưởng”. Thời Nguyễn, nơi đây có sở đúc tiền. Khi chưa làm cầu, ở đây đã có bến đò gọi là bến đò Trường Tiền. Chiến tranh năm 1946, cầu bị đánh sập 2 vài để ngăn quân Pháp sang sông. Sau đó, cầu được sửa chữa như cũ với ba vài sắt hoàn toàn mới. Năm 1968, một lần nữa cầu bị đánh sập và lại được sửa chữa, cũng do hãng Eiffel thực hiện nhưng còn một vìa chưa được thay thế. Mãi đến namư 1991, công việc mới được tiếp tục dưới sự đảm nhận của Công ty Cầu I Thăng Long. Ngày nay, người qua kẻ lại trên cầu Trường Tiền ít ai biết mới đầu cầu xưa có một biển đề hai câu chữ Hán: Xa mã quá kiều do hữu chi. Yến nghi hoãn hoãn vật nghi tri (Xe ngựa qua cầu đi phía phải Nên đi chầm chậm chớ đi mau) Một tấm biển khác cũng với ý trên nhưng bằng tiếng Pháp treo ở hai đầu cầu. Đó quả thật là một lời nhắc nhở hết sức thú vị của người xưa. Với một bề dày lịch sử sử và vẻ đẹp độc đáo, cầu Trường Tiền đã góp phần điểm tô cho Huế thêm phần duyên dáng, thơ mộng. Còn bây giờ đã sắp tới khách sạn mời quý khách chuẩn bị hành lý, để vào nhận phòng, mai chúng ta sẽ thăm quan. Hoàng thành, kinh thành đại nội. * Xin giới thiệu với quý khách đây là kinh thành Huế. Khởi công xây dựng năm 1805, Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520ha, có 10 cửa chính gồm: - Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành). - Cửa Tây Bắc (còn gọi cửa An Hoà, tên làng ở đây). - Cửa Chính Tây. - Cửa Tây - Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành). - Cửa Chính Nam. - Cửa Quảng Đức. - Cửa Thể Nhơn. - Cửa Đông - Nam. - Cửa Chính Đông. - Cửa Đông - Bắc. Ngoài ra Kinh Thành còn có một cửa thông với Trấn Bình Đài. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thuỷ Quan và Tây Thành Thuỷ Quan. Thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt xây gạch. Với mục đích phòng thủ là chính, mặt bằng của thành có dạng hình vuông hơi khum ở phía trước theo địa hình dải đất dọc bờ sông Hương. mỗi mặt có các cổng thành, trên có vọng lâu dùng để quan sát. Các mặt thành lại được xây với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn... Thêm vào đó, hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài được đào gần 10 km chiều dài. Dưới con mắt của các nhà địa lý phong thủy, Kinh Thành Huế nằm trên vùng “Vương đảo”, trong phạm vi được tạo ra bởi dòng chảy của sông Hương phía trước mặt và hai chi lưu gồm sông Bạch Yến, Kim Long chảy vòng mặt sau cùng hợp lại ở hạ lưu. Bên kia sông, không xa lắm là ngọn Bằng Sơn được đổi tên thành Ngự Bình, che chắn mặt trước Kinh Thành như một bức bình phong thiên nhiên, giữ chức năng tiền án. Xin mời quý khách đi vào trong trước mắt quý khách là. Hoàng thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội. Hoàng Thành được xây dựng năm 1804. Phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất. Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt. Cửa chính là Ngọ Môn, phía Đông cửa Hiển, Phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hoà Bình. Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong là khu vực cực kỳ trọng yếu, được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuana thủ nguyên tắc: "Tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ". - Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng thành, các hồ (hào), cầu và đài quan sát. - Khu vực cử hành đại lễ: gồm tử Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng Thành - nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc (ban lịch năm mới) đến điện Thái Hoà - nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng hai lần (vào ngày 1 và 15 âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh - Khu vực miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ tự từ trong ra gồm: bên trái có các miếu thờ Nguyễn Kim (Triệu Tổ Miếu). - Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (phía sau, bên phải), gồm hệ thống cung Trường Sanh (dành cho các Thái Hoàng Thái hậu) và cung Diên thọ (dành cho các Hoàng Thái hậu). - Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện Khâm Văm (phía sau, bên trái). - Ngoài ra còn có kho tàng và các xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia. Khu vực Tử Cấm Thành nằm trên cùng một trục Bắc - Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như điền Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều), điện Càn Thành (chỗ ở của vua), cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi), lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương) nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện Đường, Duyệt Thị Đường. Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu. Nhưng với tư cách là tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong suốt một thời gian dài, khu di tích Đại hội đnag dần được trả lại dáng xưa cùng các di tích khác nằm trong quần thẻ kiến trúc đã được nhân loại công nhận là Di sản thế giới. Xin mời quý khách thăm thế miếu. ở đây là nơi thờ ảnh của các vị vua quý khách chú ý. Như tôi nói ở trước thời Nguyễn có 13 triều vua nhưng quý khách chỉ đến xem chỉ có 7 ông vua được thờ tại đây Lý do có 7 ông vua là do thế miếu có 7 cửa thờ, chỉ thờ 7 vị. Một số người không được thờ là người đó có tả thưởng theo pháp. - Quý khách nhìn ra ngoài sân cỏ 9 cửa đình thể hiện ở con số 9 thể hiện số tốt cửa trùng giả, mời quý khách tự do thăm quan sau đó về khách sạn chiều chúng ta du thuyền sông hương thăm dò thiêm mụ, ngọn tháp Phước Duyên. - Thuyền của chúng ta đang đi trên dòng sông hương thơ mộng tôi xin giới thiệu đôi nét về Sông Hương. Nếu một ngày, đôi bờ sông Hương bỗng liền một dải, có lẽ ngày ấy Huế không còn là Huế nữa. Đặc biệt , đối với thành phố Huế, sông Hương đã thực sự trở thành một yếu tố sống còn. Về mặt ý nghĩa phong thuỷ, sông Hương nằm ở vị trí "minh đường" - một trong những yếu tố quan trọng để người xưa quyết định chọn vị trí cho kinh đô Huế. Yếu tố này có thể bắt gặp ở các công trình kiến trúc quan trọng khác được xây dựng dưới thời Nguyễn. Theo Việt Nam Phật giáo Sử luận của Nguyễn Lang, "Phong Thủy học" là môn xem xét địa thế để xây chùa tháp, nhà cửa, mộ phần, thành quách. Môn này dựa trên sựu tin tưởng rằng mặt đất chịu ảnh hưởng của tinh tú trên trời và sự sắp xếp các gò đống. Có lẽ chính vì lý do đó mà các vua nhà Nguyễn đã hết sức chú trọng đến các nguyên tắc phong thủ khi tìm chọn địa hình cho đế đô của triều đại mình. Bắt nguồn từ vùng rừng núi phía Tây, sông Hương là hợp lưu của hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (trước mặt lăng Minh Mạng), uốn khức êm đềm ngăn đôi thành phố trước khi xuôi về biển Đông. Sông Hương trước con có tên gọi Lô Dung, Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà rồi đến Hương Gaing. Tương truyền, ngày xưa có loại cây Thạch Xương Bồ mcọ ở hai bên bờ sông vùng thượng nguồn, tiếng Trung Quốc gọi là Ngoại Xương Bồ, là một loại cây được dùng để chữa bệnh, có mùi thơm. Có lẽ cũng từ hương thơm ấy, sống đượm mùi nên gọi là sông Hương? Nhưng dù gì đi nữa, sông Hương vẫn là một con sông đẹp nổi tiếng của miền Trung. Xa xa phía kia là núi Ngự Bình Núi Ngự Bình tục gọi Bằng Sơn, là ngọn núi có vinh hạnh được sánh cùng các địa danh khác có mặt trên Nhân đỉnh, một tỏng bộ chín đỉnh đồng đúc dưới thời vua Minh Mạng. Núi không đẹp, không cao, như một bộ phận không thể thiếu của Kinh Thành Huế. Núi nằm ở phía Tây - Bắc huyện Hương thuỷ, gần như án ngữ trước mặt Kinh Thành với hình dạng bằng ngang phía trên đỉnh. Nếu Việt Nam có Hải Phòng với tên gọi . "Thành Phố Hoa Phượng đỏ" thì với Huế, "miền sông Hương núi Ngự" đã trở thành một biệt danh gơi lòng người nỗi nhớ nhung kỳ lạ. "Kìa núi Ngự sông Hương cùng lăng lẫm! Vẫn âm thầm chờ đón các thi nhân Ta về đây lòng thương nhớ vô ngần Tình vạn nẻo vẫn quay về xứ Huế". (ÔI xứ Huế! - Bích Lan cư sĩ). Xin mời quý khách lên thuyền thăm chùa Thiên Mụ. Huế vốn là nơi qui tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Nhưng ngôi chùa xưa nhất có lẽ phải kể đến chùa Thiên Mụ - nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xử Đàng Trong. Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ xử Thuận Hoá, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị coh mưu đồ mở mang cơ nghiẹp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chăm - di tích được nhắc đến trong sách Ô chân cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa Thiên Mụ mới chính thức được xây dựng. Năm 1710, chúa cho đúc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền. Tháp Phước Duyên là một biẻu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện. Trận bão khủng khiếp năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nền. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ. Chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phất Di Lặc, tượng Tam Thế Phật hay những hoành phi. Toạ lạc bên bờ sông Hương thơ mông, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, thi vị. Chúng ta đã đến Lăng Minh Mạng, như hôm trước tôi đã giới thiệu qua về ông vua Minh Mạng, bây giờ chúng ta đang đứng trước. Làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu. Vua sai các quan Lê Đăng Danh, Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức điều khiển lính và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành. Tháng 8 năm 1840, Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức trông coi và đình công việc. Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì Minh Mạng lâm bệnh và đột ngột băng hà vào tháng 1 năm 1841. Vua Thiệu trị lên nối ngôi, chỉ một tháng sau (tháng 2 - 1841) đã sai các quan địa thần Tạ Quang Cự chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng hoạ đồ của vua cha để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất. Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đổi trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua. Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế vô cùng thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên. Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng Môn, cổng chính vào lăng, xây bằng vôi gạch, cao hơn 9m, rộng 12m. Cổng này có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang trí cá chép hoá rồng, long vân được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua voà trong lăng, sau đó được đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Bên cạnh hàng loạt các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cao còn có gần 600 oo chữ chạm khắc các bài thơ trên Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu cũng là những tuyệt tác vô giá. Đó là một "bảo tàng thơ" chọn lọc của nền thơ ca Việt Nam đầu thế kỷ XIX, là nơi phô bày tri thức, trí tuệ và tình cảm của người xưa. Xe chúng ta đến Lăng Tự Đức. Tôi xin giới Lăng Tự Đức. Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848 - 1883) đã cọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà nguyễn. Với 36 năm vị trí, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Tự Đức quả là một số phận của những bi kịch éo le. để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc "ra đi bất cợt", bởi như vua từng nói: " người khoẻ còn lo chuyện bất thưởng huống chi kẻ yếu. Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công tình. Nhưng sau khởi nghĩa Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua cho đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng. Bố cụ khu lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giang Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường. Toàn cảnh Lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Điểm cuối cùng của đoàn chúng ta là Lăng Khải Định. Vua Khải Định (1916 - 1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho sự "ra đi" của một ông vua vào buổi mạt kỳ của chế độ phong kiến. Bước lên ngai vàng vào giữa tuổi 32, Khải Định say sưa với việc xây dựng cung điện, dịnh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là ứng Lăng Lăng. Những công trình này làm hao tổn nihều nhân lực, của cỉa của binh dân, song đó cũng là những công trình có giá tị văn hoá, nghệ thuật đặc sắc. Trị vì được một thời gian, vua Khải Định đã lo ngĩ việc tạo dựng sinh phần cho mình. Sau khi tham khảo nhiều tấu tình của các thầy Địa, Khải Định chọn triền núi Châu chữ (còn gọi là Châu Ê) làm vị trí xây cất lăng mộ. tạo lạc tại vị trí này, lăng Khải Đinh lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi chóp Vung và Kim Sơn Trầu trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ". Lăng khởi công ngày 4 - 9 - 1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Tiều quan Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy sự trung tập nhiều học nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Pham Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế Điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để xây lăng. Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise, cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thuỷ tinh màu Vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có một diện tích rất khiêm tốn: 117m x 48,5m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Người đời sau thường đặt lăng Khải Định ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng tạo ra từ phong cách kiến trúc. Toàn cảnh lăng Khải Định có một cái gì đó vừa quen, vừa lạ. Tổng thể của lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên coa với 127 bậc cấp như muốn thể hiện khát vọng tự chủ của ông vua bù nhìn này. Toàn bộ trang trí bên trong cung Thiên Định không chỉ phản ánh những giá trị văn hoá, nghệ thuật mà còn đề cập đến vấn đề nhận thức, chủ đề tư tưởng của công trình và ý muốn của nhà vua. Bên cạnh các đồ án trang trí rút từ các điển tích Nho giáo và cuộc sống của chống cung đình, còn có những đồ án trang trí Lão Giáo và đặc biệt là hàng trăm chữ Vạn - một biểu trưng của Phật được đắp bằng thủy tinh xanh trên trường hậu tẩm. Phải chăng đó là thể hiện "Tam Giáo đồng hành" trong tư tưởng vua quan và Nho sĩ đương thời. Cho dù bị lên án dưới nhiều góc độ khác nhau, lăng Khải Định đích thực là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc. Nó làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế, xứng đáng với đôi câu đối đề trước Tả Trực Phòng trong lăng: Tứ diện hiến kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ. ức niên chung vượng khí, giang sơn trường hộ trừ tư. (Bốn mặt đều là kỳ quan, phong cảnh mở ra một vũ trụ biệt tập. Muôn năm hun đúc nên vượng khí, núi sông giúp đỡ mãi hoà). Trên đây là toàn bộ những công trình kiến trúc và năng tẩm của Huế tôi đã giới thiệu với quý khách. Chúc quý khách có một chuyến đi vui vẻ xin chân cảm ơn. Câu 5: Tham quan cố đô Huế-Đà Nẵng-Hội An (7 ngày 6 đêm đi và về bằng ô tô) Ngày 01: Hà Nội - Nhật Lệ 5h30: Xe của Công ty Du lịch Hà nội đón quý khách tại điểm hẹn và đưa đoàn khởi hành đi Quảng Bình. Ăn trưa tại Vinh. Quý khách tiếp tục đi Quảng Bình trên đường ghé thăm bãi tắm Đá Nhảy - bãi biển đẹp nổi tiếng Việt Nam với phong cảch tuyệt đẹp của rừng thông xanh với bãi cát dài trắng mịn hoà mình trong vũ điệu của đá. Tới Nhật Lệ quý khách nhận phòng, ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn. Ngày 02: Nhật Lệ - Huế Quý khách dậy sớm tắm biển ngắm cảnh bình minh, ăn sáng 9h00: Đoàn khởi hành đi Huế 11:00 tới Huế ăn trưa. Chiều: xe đưa đoàn thăm quan Kinh Thành Đại Nội Thái hoà, Tử Cấm Thành, Hồ tĩnh Tâm, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đinh ăn tối tự do tham quan thành phố Huế về đêm và thưởng thức món Chè Hẻm đặc sản của xứ Huế. Ngày 03: Thăm Huế Ăn sáng, quý khách ra bến thuyền Rồng du ngoạn trên dòng sông Hương thơ mộng, ngắm nhìn thành phố và những làng quê trù phú đôi bờ. Thăm chùa Thiên Mụ với ngọn tháp Phước Duyên hình bát giác cao trên 20m gồm 7 tầng, sau đó đoàn thăm Lăng Vua Tự Đức - nằm giữa một rừng thông bát ngát thơ mộng, viếng Chùa Từ Hiếu (hoặc Chùa Từ Đàm) lễ phật cầu Phúc Lộc Tài. Ăn tối. Quý khách thưởng thức ca Huế trên dòng Sông Hương - nét văn hoá đặc sắc của xứ Huế, Nghỉ đêm tại khách sạn. Chiều xe đưa quý đi Đã Nẵng. Ăn tối ngỉ ngôi tại Đà Nẵng. Ngày 5 Ăn Sáng. Xe đưa quý khách đến thăm quan non nước, ngũ hành sơn.thăm quan ngắm cảnh - Ăn trưa. Chiều: Xe đưa quý khách về Đà Nẵng Ăn tối tại Đà Nẵng. Tôi: Tự do dạo chơi thăm quan, cầu sông Hàn. Ngày 6: Ăn sáng. Xe đưa quý khách đến Mỹ Sơn thăm Quan. - Ăn trưa tại khách sạn. Chiều qúy khách thăm bảo tàng tự do mua sắm. Ngày 7: 6h30 xe đưa quý khách về Hà Nội Xe về tới Hà Nội Kết thúc chuyến đi Bảng : Giá thành của chương trình (7 ngày 6 đêm) Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam (30 khách) Đơn vị: 1000 STT Nội dung chi phí Chi phí biến đổi Chi phí cố định Ghi chú 1 Vận chuyển ô tô 10.000 2 Khách sạn 900 3 Ăn uống 625 4 Phương tiện thăm quan, vé 120 5 Phí hướng dẫn 720 6 Bảo hiểm 14 7 tổng (1659 x 30) 604.90 8 Tổng chi phí cả đoàn 604.90 9 Tổng chi phí của một khách 2.016.333,3đ 10 GC trước thuế 2.3127.83.2đ 11 P 2.434.723đ * Các khoản chi phí. Thời gian 7 ngày 6 đêm, lượng khách 30 người. (1). Vận chuyển xe 15 chỗ máy lạnh (2 chiếc) 5000.000 x 2 = 10000000đ (2) Lưu chú khách sạn 3 sao, đầy đủ tiện nghi. (150.000đ/người/1đêm) phòng 2 dường 150.000 x 6 x 30 = 27.000.000đ (3) Ăn uống (13 bữa chính 0,7 bữa phụ). [ (13 x 40.000) + (7 x 15.000)] x 30 = 18.750.000đ. (4) Hướng dẫn 6 lần. 120 x 6 = 720.000 (5) Bảo hiểm (2000 x 7) x 30 = 420.000đ. (6) Phí thăm quan 120.000 x 30 = 3.600.000đ. Tổng chi phí cửa cả đoàn. (1 + 2 +3 + 4 + 5 + 6) = 10000000 + 27.000.000 + 18.750.000 + 720.000 + 420.000 + 3.600000đ = 60.490.000 Chi phí của 1 du khách = 2.016.333.3 * Giá bán trước thuế G = Z (1 + 0,15) = 2.016.333,3 x 1,15 = 2318783,2đ * Giá bán sau thuế P = G + T = 1,05.G = 1,05 x 2318783,2 ằ 2.434.723,0 Câu 6. - Đặc điểm cơ cấu khách sạn. - Huế. + Là một thành phố có nhiều tài nguyên du lịch, vì thế có nhiều khách sạn của nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên ở Huế chưa có khách sạn năm sao (mới chỉ chuẩn bị, xây dựng) chất lượng phục vụ đảm bảo phục vụ cho một thành phố du lịch. - Đã Nẵng. + ở cũng như ở Huế có nhiều khách sạn sang trọng, tuy nhiên lượng khách sạn tư nhân nhiều, giá cao, chất lượng khách sạn đáp ứng được cho một thành phố Du lịch - Hội An. + ở phố cổ Hội An, lượng khách sạn ít, chỉ có một vài khách sạn tiêu biểu, Như khách sạn Hội An, Beach Losoxt khách sạn, Công Đoàn, Huy Hoàng, Bình Minh, Hải yến, Phố Hội, Phú Thịnh, lượng khách sạn này khong đáp ứng được lượng khách du lịch đến Hội An, khách du lịch thường nghỉ ở Đà Nẵng. - Cửa Lò. + Là một thành phố biển lượng khách sạn cũng khá nhiều, khách sạn có chất lượng cao như khách sạn Hòn Ngọc, có nhiều khách sạn tư nhân, đáp ứng được lượng khách vào mua du lịch. *Cho số liệu và đánh giá tổng hợp về thực trạng cơ sở lưu trú của đoàn thực tập. + Cơ sở đầu tiên mà đoàn đến lưu trú khách sạn kinh đô ở Huế. Khác sạn kinh đô Huế thuộc Bộ Công An năm trên đường Nguyễn Thái Học rất thuận tiện cho giao thông, mặt tiền rộng, kiến trúc của khách sạn khá đơn giản theo hình vong cung, chất lượng buồng phòng của khách sạn tốt, đội ngũ cán bộ công nhân viên có nghiệp vụ tốt, vì lẽ đó chất lượng phục vụ rất tốt. * Cơ sở thứ 2 mà đoàn đến đó là khách sạn Thanh thanh. + Khách sạn Thanh Thanh, nằm trên đường Phan Chu Trinh, nằm ở trung tâm thành phố, gần cầu Sông Hàn và Sông Hàn, kiến trúc của khách sạn, theo kiến trúc hiện đại, nhà cao tầng, phòng nghỉ thoáng mát đủ tiện nghi,có hệ thống thông tin liên lạc. - Có nhà hàng 200 ghế, ăn Âu á. - Có quầy rượu, điểm tâm, cà phê, giải khải. - Phòng tắm hơi, mát sa. - Phòng karaôkê, vi tính. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ trí lực chất lượng phục vụ tốt. Tuy nhiên, cước phí tính điện thoại, và thời gian còn chưa chính xác. * Khách sạn thứ 3 mà đoàn đến là. Khách sạn nhật lệ, nằm trên đường Quách Xuân Kỳ. Kiến trúc của KS. Không đẹp được tận dụng từ một cơ sở khác làm khách sạn, chất lượng buồng phòng kém, không có tắm nóng lạnh trang thiết bị trong phòng không có thông tin liên lạc trình độ còn thấp, phục vụ theo tính chát rất đơn thuần, thiếu nước, chất lượng phục vụ kém, không có dịch vụ phụ. * Cơ sở thứ 4 là khách sạn Hàn Ngự Cửa Lò. Vị trí nằm trên phố Bình Minh, kiến trúc hiện đại, nằm sát bờ biển, phòng đầy đủ tiện nghị sạch sẽ, tuy nhiên còn thiếu phương tiện liên lạc cước điện thoại đặt. - Đội ngũ nhân viên có trình độ, trẻ, chất lượng phục vụ tốt. Là một khách sạn tốt nhất trong những khách sạn mà đoàn đi qua. Phần 3 Du lịch văn hoá Câu 7: So sánh kiến trúc Chùa miền bắc và Chùa miền trung Đối với chùa miền trung ,do ảnh hưởng của cung đình Huế thường có kiến trúc chữ khẩu, hình vuông, còn miền bắc có kiến trúc kiểu khác Miền trung tôn giáo Nam Tông, trú trọng giáo lý giáo đường, tôn giáo phát triển mạnh. Do ảnh hưởng của nhà nguyễn, nên vất liệu xây dựng bằng xi măng, mái trồng diên trang trí bằng sành sứ, còn ở miền bắc theo kiểu trồng dường hạ cám được làm bằng gỗ. Miền trung các đế tử đến lễ chùa thường mang cây cảnh đến cúng tiến Số đệ tử rất nhiều, và có hơn 100 chùa, có nhiều chùa lớn. kết luận Kinh doanh du lịch đóng góp một phần quan trọng trong nên kinh tế quốc dân, chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp tư vào nghành du lịch Để đầu tư có hiệu quả mỗi cá nhân, tập thể phải có trình độ nhất định, về Du Lịch. Chính vì vậy tôi tham gia vào học ngành Du Lịch. Học phải đi đôi với hành tôi đã được khoa tổ chức đi thực tế Miền Trung sau chuyến đi viết bài thu hoạch chuyến thực tế của mình, nhằm tích luỹ thêm kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên do trình độ có hạn, thời gian có ít, nên không tránh khỏi sự sai sót. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong đoàn, đặc biệt là thầy Đinh Trung Kiên đã giúp đỡ em trong chuyến đi thực tế Miền Trung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2992.doc
Tài liệu liên quan