Phát triển du lịch tâm linh ở An Giang hiện nay

An Giang có các hình thức tôn giáo tín ngưỡng phong phú nhất ĐBSCL. Mỗi tộc người ở đây có cách thức thực hành niềm tin tôn giáo riêng biệt, khiến cho An Giang có một nền văn hóa tín ngưỡng thật sự phong phú và đa dạng. Đối với mỗi hình thức tôn giáo tín ngưỡng, có nhiều cơ sở thờ tự khác nhau, giúp cho An Giang có rất nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tâm linh. Sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng tiêu biểu của An Giang có thể nói đến là miếu Bà Chúa Xứ núi Sam cùng lễ hội Vía Bà và Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, loại hình du lịch này ở An Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Sẽ không là quá muộn, nếu từ bây giờ chúng ta tiến hành đồng bộ các giải pháp khả thi. Ngoài các giải pháp cơ bản trên đây còn nhiều giải pháp khác mà mỗi cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các cấp chính quyền phải tư duy sáng tạo, luôn đổi mới, làm nhiều hơn nói thì mới có thể khai thác được một ngành được xác định là mũi nhọn của Tỉnh. Bên cạnh đó, chúng ta cần có chiến lược phát triển du lịch sao cho có sự chung tay góp sức của cộng đồng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của các sản phẩm du lịch tâm linh, góp phần đưa ngành du lịch An Giang thay da đổi thịt là một việc không thể chờ đợi lâu hơn nữa.

pdf11 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch tâm linh ở An Giang hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 86 PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở AN GIANG HIỆN NAY Võ Văn Thắng1, Mai Thị Minh Thuy1, Trần Xuân Hải2, Nguyễn Thị Ngọc Thơ1 1Trường Đại học An Giang 2UBKT Thành phố Châu Đốc, An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 01/07/2017 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 22/07/2017 Ngày chấp nhận đăng: 08/2017 Title: The development of spiritual tourism in An Giang province Keywords: Spiritual tourism, religions, beliefs, festivals Từ khóa: Du lịch tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội ABSTRACT Based on the clarification of the concepts of spiritual tourism and its characteristics, the authors have focused on defining potentialities, activities and products of unique spiritual tourism in An Giang province through the specifically cultural geography, diversed religions and beliefs of the province in the Mekong Delta area. Also, the authors analyze the status of spiritual tourism activities by different ways, then propose some basic solutions to develop this type of tourism that is considered the current potential development of An Giang. TÓM TẮT Trên cơ sở làm rõ khái niệm du lịch tâm linh và đặc trưng của nó, nhóm tác giả tập trung làm rõ tiềm năng, hoạt động và sản phẩm du lịch tâm linh độc đáo ở An Giang với đặc thù địa văn hóa của một tỉnh đa dạng nhất về tôn giáo, tín ngưỡng ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời nhóm tác giả cũng phân tích thực trạng của hoạt động loại hình du lịch tâm linh từ nhiều góc độ khác nhau, qua đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển loại hình du lịch này như là một thế mạnh của An Giang hiện nay. ĐẶT VẤN ĐỀ An Giang được biết đến là một tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo. Có thể nói, An Giang là tỉnh có văn hóa tín ngưỡng đa dạng và phong phú nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Điều này được minh chứng cụ thể bằng các hình thức và cơ sở thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo đã và đang tồn tại trên mảnh đất này. Chính vì vậy, loại hình du lịch tâm linh có thể được xem là loại hình du lịch có thế mạnh của An Giang. Tuy vậy, thời gian qua, loại hình này chưa được phát triển mạnh, chưa được phát huy thế mạnh tiềm năng của nó. Trong bài viết này, tác giả khái quát tiềm năng du lịch tâm linh cũng như xác định sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng của tỉnh An Giang; qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh ở An Giang hiện nay. 1. DU LỊCH TÂM LINH – QUAN NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NÓ Khái niệm Du lịch tâm linh đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Theo IGI Global (USA), du lịch tâm linh là một trong những loại hình du lịch văn hoá đang phát triển vì hiện nay con người đang có nhu cầu phát triển tinh thần và khám phá ra những cái mới của các nền văn hoá khác (IGI Global, 2017). Trong năm 2007, du lịch tâm linh được UNWTO (2017) đánh giá là phân khúc phát triển nhanh nhất, mặc dù không dễ xác định phân khúc. Trên thực tế, du lịch tâm linh dựa trên nhiều động cơ An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 87 . khác nhau, từ du lịch tôn giáo truyền thống đến liệu pháp y học thay thế đến đắm chìm vào tự nhiên. (Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là UNWTO - World Tourism Organization - là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc nắm bắt mọi vấn đề liên quan đến du lịch trên toàn thế giới; là cơ quan chịu trách nhiệm cho việc thúc đẩy du lịch có trách nhiệm, bền vững và có thể tiếp cận. UNWTO biên soạn xếp hạng của Tổ chức Du lịch (Global Code of Ethics for Tourism), có thành viên gồm 156 quốc gia, 6 tổ chức và hơn 450 liên kết và có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha). Theo chúng tôi, du lịch tâm linh là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Với cách tiếp cận này, du lịch tâm linh tập trung khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi du lịch (Nguyễn Văn Tuấn, 2013). Như chúng ta biết, nhu cầu tâm linh là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người. Những biểu hiện nổi bật của đời sống tâm linh được thể hiện qua niềm tin và việc thực hành niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Con người ngoài việc thể hiện niềm tin và thực hành các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng thường xuyên tại nơi mình sinh sống, họ còn có nhu cầu hành hương đến các thánh địa tôn giáo, các cơ sở thờ tự để chiêm bái, cầu nguyện, gửi gắm niềm tin, thực hành nghi lễ thờ phượng,... Bên cạnh đó, họ còn có nhu cầu tìm hiểu về các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhằm làm giàu thêm sự hiểu biết văn hóa của bản thân. Chính vì vậy, loại hình du lịch tâm linh (hay còn gọi là du lịch tôn giáo, du lịch tín ngưỡng) ra đời. Khác với các loại hình du lịch khác, ngoài những mục đích du lịch thuần túy như tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch tâm linh còn vì mục đích thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người. Mục đích của các hoạt động tâm linh như hành hương, thực hành các nghi thức tôn giáo tín ngưỡng ở các cơ sở thờ tự là nhằm giúp con người loại bỏ những tạp niệm, giữ tâm thanh tịnh và tìm kiếm sự an lạc trong tinh thần. Ngoài ra, việc viếng thăm các cơ sở thờ tự còn giúp khách du lịch tâm linh tăng thêm nhận thức và đức tin đối với thần linh. Từ đó, con người tin rằng, họ sẽ nhận được sự che chở, bảo trợ của các đấng siêu nhiên và đạt được những ước nguyện về nhu cầu tâm linh cũng như nhu cầu trong đời sống thế tục. Điều này có tác động tích cực đến đời sống tinh thần của con người, giúp họ dễ dàng lấy lại sự thăng bằng và cảm nhận được sự bình an trong cuộc sống. Về mặt ý nghĩa và mục đích hướng tới, khó có loại hình du lịch nào có thể đáp ứng được nhu cầu tâm linh của con người như du lịch tâm linh. Chính vì vậy, nó đã tạo cho du lịch tâm linh một sức mạnh vượt trội. Du lịch tâm linh gắn liền với nhiều hoạt động du lịch đặc thù, gồm hai dạng: Thứ nhất, du lịch để hành hương đến các cơ sở thờ tự, các thánh địa tôn giáo và thực hành các nghi thức, nghi lễ, tham gia lễ hội của các tôn giáo, Trên thế giới, có rất nhiều hoạt động hành hương tiêu biểu như: tín đồ Hồi giáo hành hương về Thánh địa Mecca (bắt buộc đối với một tín đồ Hồi giáo); tín đồ Ấn Độ giáo hành hương về các thánh địa tôn giáo của mình để làm lễ trước sông Hằng linh thiêng,... Ngay ở Việt Nam, có thể kể ra rất nhiều chuyến hành hương tiêu biểu như: hành hương về đền Hùng – Phú Thọ, chùa Hương – Hà Nội, núi Bà Đen – Tây Ninh, viếng miếu và tham dự lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam – An Giang,... Những du khách của loại hình du lịch này còn tìm đến những địa điểm núi non huyền bí, nhiều màu sắc tâm linh nhằm tìm kiếm những nơi thanh tịnh, giúp họ thanh tu tạm thời để chiêm nghiệm và lấy lại sự thăng bằng trong đời sống. Thứ hai, du lịch tâm linh còn được biểu hiện thông qua việc du khách đến tham quan và tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo. Những biểu hiện trong việc thực hành tôn giáo của một tôn giáo khác lạ cũng được xem là những giá trị văn hóa đặc sắc có thể khơi dậy óc tò mò An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 88 của con người. Sự hiểu biết về tôn giáo giúp con người dễ dàng tìm hiểu về đời sống tinh thần cũng như vật chất của tín đồ tôn giáo đó, qua đó giúp con người càng nhích lại gần nhau. 2. TIỀM NĂNG, HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH TÂM LINH ĐẶC TRƯNG Ở AN GIANG 2.1. Khái quát về tôn giáo, tín ngưỡng ở An Giang Với đặc thù địa văn hóa, An Giang là tỉnh đa dạng nhất về tôn giáo, tín ngưỡng ở ĐBSCL, bao gồm: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thiên thần: phổ biến nhất là thờ cúng Thổ Địa - Thần Tài, Táo Quân, Thành Hoàng Bổn Cảnh, Sơn Thần, Bà Chúa Xứ, Ngũ Hành (miếu). Ngoài ra, một số nơi còn thờ cúng Tổ tiên nhân loại (Cửu huyền trăm họ), Ngọc Hoàng (Ông Thiên), Mẹ Phật Mẫu Diêu Trì (Bà), Cửu Thiên Huyền Nữ, Ông Tà, Hà Bá - Thuỷ Long, Bà Mẹ Sanh, v.v. Tín ngưỡng thờ cúng nhân thần: phổ biến nhất là thờ cúng Gia tiên, Quan Thánh Đế Quân, Ông Bổn, Bắc Đế trấn vũ, tổ nghề nghiệp, danh nhân - anh hùng dân tộc như Trần Văn Thành, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu,... Ngoài ra, một số nơi còn thờ cúng liệt sĩ cách mạng, v.v. Tôn giáo địa phương: phổ biến nhất là Phật giáo Hòa Hảo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Cao Đài. Ngoài ra, một số người dân còn tin theo các hệ phái như Bửu Sơn Kỳ Hương, Huỳnh Đạo. Tôn giáo thế giới: Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Nam Tông (Phật giáo nguyên thủy hay Phật giáo Theravada), Thiên Chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo,... [Lý Tùng Hiếu, 2012, 25 – 40]. Đối với mỗi tôn giáo – tín ngưỡng, các cơ sở thờ tự không chỉ thể hiện giá trị tâm linh mà còn là những giá trị văn hóa đặc sắc thông qua lối kiến trúc và cách bài trí không gian đậm nét truyền thống của các chủ thể văn hóa tương ứng. Ngoài những hình thức tôn giáo kể trên, An Giang còn nổi tiếng với một hình thức tâm linh nữa là hiện tượng các ông Đạo, tiêu biểu như ông Đạo Đoàn Minh Huyên với sự ra đời của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Đạo Đức Bổn Sư – Ngô Lợi, người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, hay ông Đạo Xển (Đạo Tư) hay còn gọi là Đức Huỳnh Giáo Chủ – Huỳnh Phú Sổ, người khai lập Phật giáo Hòa Hảo, và còn nhiều ông Đạo tên tuổi khác. An Giang nổi tiếng là vùng đất mang đậm nét tâm linh, không có địa phương nào ở đây mà không có cơ sở thờ tự của một tôn giáo nào đó. Trong một gia đình, việc thờ 5 hoặc 7, thậm chí hơn 20 trang thờ (Tứ Ân Hiếu Nghĩa) là việc không lạ. Trong đời sống của người dân An Giang, tín ngưỡng tôn giáo chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Mọi việc trong đời sống dường như đều có sự hiện diện của yếu tố tôn giáo, đều có những hoạt động thể hiện sự “giao tiếp” của con người đối với các đấng siêu nhiên. Tất cả các nghi lễ trong vòng đời của người dân An Giang đều có sự hiện diện của yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài ra, việc thăm viếng các cơ sở thờ tự còn được thực hiện quanh năm, tạo cho An Giang một màu sắc đậm nét văn hóa tâm linh. 2.2. Các hoạt động du lịch tâm linh ở An Giang Tương ứng với tiềm năng về du lịch tâm linh như đã đề cập trên đây, hoạt động của du khách thuộc loại hình du lịch này ở An Giang gồm các hình thức sau: Thứ nhất, du khách hành hương hoặc tham quan tìm hiểu về các cơ sở thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo. An Giang có hàng ngàn cơ sở thờ tự lớn nhỏ với hàng trăm ngôi chùa của Phật giáo Bắc Tông, trong đó có một số chùa nổi tiếng được công nhận là di tích cấp quốc gia như chùa Tây An, Chùa Hang (chùa Phước Điền) – Châu Đốc, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai – Tri Tôn, chùa Giồng Thành – Tân Châu, chùa Hòa Thạnh – Tịnh Biên, Nam Linh Sơn Tự – Thoại Sơn,; Thánh địa của Phật giáo Hòa Hảo (Tổ đình, An Hòa Tự) – Phú Tân; khoảng 60 ngôi chùa Phật giáo Nam Tông trên địa bàn các huyện Tri Tôn, Châu Thành, Tịnh Biên và Thoại Sơn, tiêu biểu nhất là chùa Xvayton (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) – Tri Tôn; trên 50 nhà thờ lớn nhỏ thuộc đạo Thiên Chúa và Tin Lành, tiêu biểu như Tòa Giám mục Giáo phận Long Xuyên – thành phố Long Xuyên, nhà thờ Năng Gù – Châu Phú, nhà An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 89 thờ Cù lao Giêng – Chợ Mới; hàng chục tòa thánh đạo Cao Đài phân bố rải rác khắp các địa phương trong Tỉnh; toàn Tỉnh có 16 đại thánh đường (masjid) và 8 tiểu thánh đường (surao) của Hồi giáo, nổi tiếng nhất là thánh đường Mubarak (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia) – Tân Châu. Ngoài ra, còn hàng trăm cơ sở thờ tự của các tín ngưỡng dân gian trên khắp các địa bàn trong Tỉnh, đặc biệt là tập trung ở một số ngọn núi tiêu biểu ở An Giang như núi Cấm, núi Sam, núi Két, núi Tượng, Chỉ tính riêng cụm di tích núi Sam đã có trên 200 cơ sở thờ tự lớn nhỏ. Toàn Tỉnh có hàng chục đình thờ thần Thành Hoàng, tiêu biểu có đình Bình Mỹ - Châu Phú, đình Châu Phú, Lăng Thoại Ngọc Hầu - Châu Đốc, đình Đa Phước - An Phú, đình Mỹ Phước –Long Xuyên. Nếu tính riêng cơ sở thờ tự của người Hoa, toàn tỉnh An Giang có đến hàng chục cơ sở, nổi tiếng như miếu Quan Thánh Đế Quân, chùa Ông Bắc, Thất Phủ miếu, chùa Ông Quách - Long Xuyên, miếu Bảo Sanh Đại Đế, miếu Quan Thánh Đế Quân - Tân Châu, Thiên Hậu Thánh Cung (chùa Bà Nước Hẹ) - Tịnh Biên, Ngoài việc hành hương đến các cơ sở thờ tự để thực hành nghi thức tôn giáo, một bộ phận du khách đến đây để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo, tìm hiểu đời sống văn hóa tâm linh của các tộc người trên địa bàn tỉnh An Giang thông qua những quan điểm của họ về tôn giáo tín ngưỡng, những kiêng kỵ mang tính tâm linh, cách thức xây dựng và bố trí cơ sở thờ tự, cách thức hành lễ và lưu truyền những giá trị cốt lõi của các tôn giáo tín ngưỡng, Thứ hai, ngoài việc hành hương về các cơ sở thờ tự, khách du lịch còn hành hương về những ngọn núi, non của dãy Thất Sơn. Nhiều núi ở An Giang chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh, huyền bí như núi Sam (nơi phát hiện tượng Bà Chúa Xứ núi Sam và trên 200 cơ sở thờ tự lớn nhỏ), núi Két, núi Dài, núi Tượng, đặc biệt là núi Cấm – du khách đến núi Cấm không chỉ viếng và lễ Phật tại các chùa, miếu, điện thờ mà còn “thám hiểm” các hang động nhỏ hẹp mang truyền thuyết huyền bí. Hàng ngày, có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lượt khách hành hương đến viếng nơi đây. Núi trong dãy Thất Sơn từng là nơi khởi nguồn, phát tích của những nhân vật dị biệt được biết đến với danh xưng “ông Đạo”, một vài người trong số này đã tạo lập - cho ra đời những tôn giáo nội sinh ở An Giang. Khách hành hương đến An Giang còn tìm về con đường lập đạo của các “ông Đạo”, trong đó tiêu biểu là ông Đạo Đoàn Minh Huyên (đức Phật Thầy Tây An) với quá trình tập họp dân, khai hoang lập làng, thu nhận đệ tử và khai sáng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương với các địa điểm nổi tiếng như chùa Thới Sơn, Trại Ruộng (chùa Phước Điền), đình Thới Sơn, mộ ông Đình Tây, – huyện Tịnh Biên, Tây An Cổ Tự (Chợ Mới), đình thờ Quản Cơ Trần Văn Thành (Châu Phú), Thứ ba, du khách hành hương và tìm hiểu các hoạt động và giá trị văn hóa của các lễ hội tôn giáo lớn, nhỏ trong Tỉnh. Hàng năm, có hàng trăm lễ hội tôn giáo diễn ra ở An Giang, mỗi tôn giáo thậm chí còn tổ chức lễ, hội diễn ra hầu hết các tháng trong năm. Những lễ hội tôn giáo lớn trong Tỉnh như lễ Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp (19-21/4 âm lịch), lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (23-27/4 âm lịch); lễ cúng đình thần Châu Phú (Châu Đốc) và dinh Nguyễn Hữu Cảnh (Chợ Mới) vào ngày 10- 11/5 âm lịch (ngày giỗ Nguyễn Hữu Cảnh); các lễ hội tôn giáo của Phật giáo Hòa Hảo như lễ Kỷ niệm ngày khai sáng đạo (18/5 âm lịch), lễ Đản sinh Đức Huỳnh giáo chủ (25/11 âm lịch); lễ vía Phật Thầy Tây An của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương (12/8 âm lịch); lễ vía Đức Bổn Sư Ngô Lợi của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (12-13/10 âm lịch); lễ cúng miếu Ông Tà xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn (19-20 tháng Giêng), các lễ hội của cộng đồng Công giáo thuộc giáo phận Long Xuyên và nhiều lễ hội lớn nhỏ khác. Thứ tư, du khách kết hợp hành hương với các hoạt động thuần túy du lịch khác như tham quan các danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nhà thờ (Cù lao Giêng – Chợ Mới), các khu sinh thái tự nhiên, nghỉ dưỡng, mua sắm và thưởng thức đặc sản địa phương, 2.3. Sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng của tỉnh An Giang Có thể nói rằng, tiềm năng du lịch tâm linh ở An Giang rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, dựa vào đặc thù địa văn hóa và điều kiện lịch sử, An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 90 chúng tôi nhận thấy sản phẩm đặc trưng của loại hình du lịch này ở An Giang có hai đại diện tiêu biểu là miếu Bà Chúa Xứ núi Sam cùng lễ hội Vía Bà và Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm. 2.3.1 Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam cùng lễ hội Vía Bà Bà Chúa Xứ được xem là một dạng thần Đất có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với người dân Nam Bộ. Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ dường như tồn tại khắp các địa phương nơi đây, tiêu biểu là ở An Giang. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi ghi nhận miếu Bà Chúa Xứ có mặt tại nhiều địa phương ở An Giang như Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Tân Châu, Thoại Sơn, Trong đó, tiêu biểu nhất là miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ở thành phố Châu Đốc, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 10/7/1980. Khách du lịch hành hương đến viếng, khấn vái ở miếu Bà với nhiều mục đích khác nhau như cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu may mắn, cầu tài lộc, cầu thăng tiến, cầu con cái, cầu tình duyên, Họ viếng, cúng Bà Chúa Xứ vì mục đích tâm linh đơn thuần có lẽ không mạnh mẽ bằng mục đích thế tục của bản thân. Đa số họ mong muốn sau khi viếng, cúng, khấn Bà, đều xin Bà phù hộ cho họ có cuộc sống sung túc, giàu có hơn là cầu được bình an. Hằng năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra lễ hội Vía Bà vào các ngày 23 – 27/4 âm lịch. Tuy nhiên, việc viếng Bà dường như diễn ra quanh năm, thường tập trung vào bốn tháng đầu năm, cao điểm là vào những ngày diễn ra lễ chính, tín đồ viếng Bà lên hàng ngàn lượt mỗi ngày. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia vào năm 2001. Lễ hội không chỉ mang tính chất tín ngưỡng tâm linh mà còn là hoạt động văn hóa đặc trưng của cư dân Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng. Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang dáng dấp của một lễ ở đình thờ thần Thành Hoàng với các lễ cúng như lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế. Những lễ này được diễn ra trang nghiêm theo đúng quy củ truyền thống từ mấy trăm năm hình thành và phát triển của miếu Bà. Mỗi lễ mang ý nghĩa đặc biệt, việc tham dự lễ cúng là ước nguyện và cũng là một niềm tự hào đối với các tín đồ của Bà Chúa Xứ núi Sam. Họ tin rằng, khi tham dự lễ cúng Bà sẽ được Bà phù hộ nhiều hơn, cuộc sống của họ sẽ càng mỹ mãn hơn. Rất nhiều khách hành hương tự nhận Bà là Mẹ đỡ đầu cho mình, xem việc viếng Bà mỗi năm như một bổn phận, trong cuộc sống dù làm chuyện lớn chuyện nhỏ đều “xin phép” Bà, thậm chí có người mỗi tháng đều đến viếng Bà, đi đâu xa, lâu ngày không viếng Bà thì nhớ nhung như tình cảm đối với người mẹ ruột của mình. Đây là những điều chúng tôi được chứng kiến, nghe thấy khi tiếp xúc với một số khách hành hương viếng Bà trong lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Và xa hơn nữa là tín đồ của Bà từ mọi miền đất nước đổ về. Nhiều người tâm sự, mỗi năm, nếu không đến viếng Bà Chúa Xứ núi Sam một lần sẽ cảm thấy không yên lòng và trong lòng luôn bị thúc giục rồi nhất định phải đến viếng Bà. Khách hành hương đến viếng Bà Chúa Xứ núi Sam thường xin lộc bằng cách “vay tiền” Bà để “làm vốn” làm ăn. Do vậy, hằng năm, để đền ơn, số tài vật mà khách dâng cúng cho Bà là rất nhiều. Qua số lượng thống kê về khách hành hương đến viếng miếu Bà mỗi năm phần nào chúng ta có thể khẳng định niềm tin vào sự linh thiêng của Bà là rất mạnh mẽ, chứng tỏ được uy thế của một lực lượng thần bí tối cao chứ không chỉ là một vị thần Đất. Rõ ràng, miếu Bà và lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một tài nguyên rất lớn trong việc khai thác du lịch tâm linh ở An Giang, bởi vì nó không chỉ thu hút khách du lịch thông thường mà phần lớn khách hành hương còn cho rằng, đến vía Bà là một “bổn phận và nhiệm vụ” phải làm. Như vậy, nếu khai thác tốt nguồn tài nguyên này, ngành du lịch của An Giang sẽ có được them nguồn thu rất đáng kể. 2.3.2 Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm Núi Cấm là ngọn núi cao nhất trong toàn vùng Thất Sơn có chiều cao 710 m, được xem là nóc nhà của ĐBSCL với hàng trăm điện thờ. Núi Cấm ngoài lợi thế về việc phát triển du lịch sinh thái có khí hậu khá mát mẻ, hệ động - thực vật phong phú, đa dạng, đặc biệt là các loại dược liệu quý, đồng thời còn là một địa điểm lý tưởng để nghỉ An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 91 . dưỡng. Núi Cấm còn là nơi thích hợp cho du lịch tâm linh – du khách hành hương đến hàng trăm điện thờ, nơi thanh tu của các cư sĩ, đạo sĩ, Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp, ở Thất Sơn người ta còn phân biệt “non” khác với “núi”. “Non” cũng gọi là “vồ”, tức chỗ đá nhô ra từ núi, ở trên cao và thông thường, hễ có chỗ nhô ra thì có chỗ khuyết vào, gọi là “điện”. “Điện” hiểu như hang cạn, đủ để lập một cái am để tu, thờ cúng. Những nơi vừa có “vồ” vừa có “điện” được nhiều người biết đến là ở núi Cấm, gồm: Vồ Bò Hong ở độ cao 710 m, vồ Đầu ở độ cao 584 m, vồ Bà ở độ cao 579 m, vồ Ông Bướm, vồ Thiên Tuế ở độ cao 514 m. Năm vồ vừa kể, người ta gọi là Năm Non (“Năm Non Bảy Núi”). Ngoài ra, còn có các vồ khác như vồ Cây Quế, vồ Chư Thần, vồ Mồ Côi, còn điện – nơi núi đá tự nhiên hình thành những dạng thế đặc biệt, trông nhuốm vẻ linh thiêng huyền nhiệm, được sơn nhân đắc dụng làm nơi cúng bái chư vị sơn thần, [Nguyễn Hữu Hiệp, 2010, 36, 37]. Đến với núi Cấm, du khách có thể lên đỉnh núi bằng nhiều cách như đi cáp treo, xe ô tô, xe gắn máy hay cũng có thể đi bộ. Đối với mỗi cách di chuyển, du khách sẽ có những trải nghiệm khác biệt và thú vị. Trên đỉnh của núi Cấm, ngoài việc tham quan các điện thờ, hang động, du khách còn hành hương đến các danh thắng nổi tiếng vừa có quang cảnh đẹp, vừa mang đậm yếu tố tâm linh của An Giang như chùa Vạn Linh, chùa Phật Nhỏ, chùa Phật Lớn, đặc biệt là tượng Phật Di Lặc cao 33,6 m, đạt kỷ lục là tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi cao nhất Việt Nam và châu Á. Không chỉ tham quan, hành lễ, du khách còn có thể mua sắm và thưởng thức đặc sản địa phương, tiêu biểu nhất là món bánh xèo Bảy Núi với rất nhiều loại rau rừng mang giá trị dược liệu cao. Tuy không có nhiều các lễ hội tôn giáo, nhưng quang cảnh thiên nhiên rừng núi bao la, tĩnh mịch với nhiều truyền thuyết tâm linh huyền bí, núi Cấm đã và đang trở thành điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến An Giang. 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở AN GIANG HIỆN NAY 3.1. Thực trạng du lịch tâm linh ở An Giang hiện nay Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, trong năm 2016, An Giang đón khoảng 6,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 2,4% so với năm 2015. Doanh thu du lịch ước đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 31,5% so với năm 2015. Điều này cho thấy, du lịch An Giang đang có những tín hiệu phát triển đáng khích lệ. Đối với loại hình du lịch tâm linh, tính riêng năm 2012, lượng khách đến Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam đạt 3,6 triệu lượt. Con số này đang tăng lên hàng năm. Điều này cho thấy, An Giang có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển loại hình du lịch tâm linh với nhiều sản phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nguồn thu từ loại hình du lịch tâm linh ở An Giang chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Một số biểu hiện của vấn đề này có thể kể đến: - Khách của loại hình du lịch này đến An Giang chủ yếu là đến các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong thời gian ngắn, do họ chỉ chú trong việc chiêm bái và tham gia các nghi thức, lễ hội tôn giáo mà ít tham gia các hoạt động mang tính chất vui chơi giải trí hay nghỉ dưỡng. Thời gian lưu trú của khách ngắn. Nếu tính riêng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (điểm du lịch tâm linh quan trọng nhất Tỉnh) thì thời gian lưu trú trung bình của khách là 1,3 ngày chủ yếu tập trung vào mùa lễ hội; thời gian khách hành hương đến núi Cấm dài từ khoảng 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, các dịch vụ khách sử dụng tại đây lại không đáng kể. Hầu hết du khách chủ yếu thăm viếng các điểm du lịch tâm linh trong vài giờ (ước tính lượng khách đến thành phố Châu Đốc năm 2016 là 4.570.500 lượt, so với cùng kỳ tăng 6,92%, so với kế hoạch đạt 102%, tổng khách lưu trú 262.192 khách (trong đó, khách Việt Nam: 225.643 lượt; khách nước ngoài: 34.778 lượt; khách Việt Kiều: 1.771 lượt. Như vậy, tổng số khách lưu trú chỉ chiếm 5,74% trên tổng số khách du lịch đến thành phố Châu Đốc. Con số này chứng minh cho việc thất thu từ khách du lịch đến thành phố Châu Đốc nói chung và các điểm du lịch tâm linh tại đây nói riêng, vì họ chỉ tham quan trong ngày mà ít trú lưu qua đêm). An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 92 ; - Hầu hết các điểm du lịch tâm linh ở An Giang không thu vé tham quan, mặt khác, du khách sử dụng các dịch vụ du lịch của địa phương rất hạn chế, họ chỉ chi tiêu cho các dịch vụ lưu trú khi có nhu cầu qua đêm và mua sắm đặc sản địa phương, thậm chí nhiều du khách còn tự chuẩn bị thức ăn, thức uống trong quá trình tham quan. Phần lớn khách lựa chọn những dịch vụ với giá cả bình dân, chưa quan tâm đến các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch có tiêu chuẩn và chất lượng cao, dẫn đến nguồn thu từ du lịch chiếm tỉ lệ rất thấp so với số lượng khách tham quan. Đơn cử như khách hành hương đến núi Cấm, một số đoàn khách có khả năng nghỉ lại qua đêm từ 1 – 3 đêm/đợt nhưng tất cả những dịch vụ họ sử dụng đều ở mức tối thiểu, có tiêu chuẩn thấp, giá rẻ như phòng trọ (chất lượng dịch vụ thấp, ở ghép cả đoàn, chi phí thấp). Ngoài ra, khách du lịch còn trang bị cho những nhu cầu cần thiết khác, như tự mang theo nước uống và thức ăn dùng cho cả đoàn trong suốt chuyến đi. Nhiều khách mua đặc sản địa phương còn rất dè dặt bởi họ chưa an tâm về chất lượng sản phẩm, giá cả chưa hợp lý. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên có thể kể đến như: - Môi trường xã hội tại các điểm du lịch tâm linh còn “vướng” nhiều vấn đề bất cập gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh du lịch địa phương, như nạn chèo kéo khách mua các vật phẩm cúng tế, ăn xin, móc túi (ví dụ giai đoạn 2013 - 2015, thành phố Châu Đốc tiến hành xử lý lực lượng bán hàng rong, ăn xin, cò mồi đeo bám, chèo kéo khách với 524 người, trong đó làm cam kết 326 đối tượng) (Ủy ban Nhân dân thành phố Châu Đốc, 2016); mê tín dị đoan – “buôn thần bán thánh” lừa đảo khách mua và sử dụng các “dịch vụ tâm linh” như bói toán, giải hạn, bùa chú, Chỉ tính riêng hoạt động mê tín dị đoan tại thành phố Châu Đốc, trong năm 2016 đã phát hiện và xử lý 87 vụ gồm 11 tổ chức, cá nhân (Ủy ban Nhân dân thành phố Châu Đốc, 2017); một số hộ kinh doanh dịch vụ du lịch “chặt chém”, cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng cho khách, thái độ phục vụ kém chuyên nghiệp, cụ thể là, trong năm 2016, thành phố Châu Đốc phối hợp với Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang tiến hành kiểm tra 15 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 11 cơ sở vi phạm, bên cạnh đó còn tiến hành kiểm tra về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 69 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đã phát hiện 58 cơ sở vi phạm (Ủy ban Nhân dân thành phố Châu Đốc, 2017); một bộ phận lao động phục vụ dịch vụ vận chuyển du khách tại các điểm du lịch tâm linh thiếu chuyên nghiệp, thậm chí còn giành giật khách, có thái độ khiếm nhã với khách; bất ổn về an ninh trật tự, an toàn xã hội vào những mùa cao điểm hoặc các lễ hội dẫn đến tình trạng cướp giật, chen lấn, giẫm đạp và xô xát lẫn nhau (ví dụ giai đoạn 2013 - 2015, tại thành phố Châu Đốc phát hiện và lập biên bản 8.480 trường hợp vi phạm về kinh doanh mua bán, lấn chiếm lòng lề đường, trật tự đô thị; 182/2.760 cơ sở kinh doanh, dịch vụ không đảm bảo vấn đề an ninh trật tự) (Ủy ban Nhân dân thành phố Châu Đốc, 2016). - Môi trường tự nhiên tại các điểm du lịch tâm linh bị ô nhiễm đáng báo động, một số điểm chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh tối thiểu cho khách. Điều này khiến du khách cảm thấy ái ngại và lo sợ, đặc biệt là khách quốc tế. Hệ quả là du khách chỉ muốn đến để tham quan một cách nhanh chóng rồi đi mà không ở lại lâu hơn. - Tại các điểm du lịch tâm linh, hoạt động vui chơi giải trí chưa phong phú, thậm chí trong các lễ hội tôn giáo, phần “lễ” rất được chú trọng, trong khi đó, phần “hội” ít được quan tâm, do đó du khách không có nhiều lựa chọn và tham gia hoạt động vui chơi giải trí cũng là nguyên nhân khiến du khách không muốn lưu lại lâu tại các điểm du lịch. Và như vậy, thời gian qua, các địa phương có loại hình du lịch này thất thu trầm trọng. - Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại hầu hết các điểm du lịch tâm linh chưa đồng bộ và chưa đảm bảo chất lượng phục vụ du khách, đặc biệt là ở các điểm thuộc khu vực An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 93 Bảy Núi. Chẳng hạn, hàng quán phục vụ ăn uống nhếch nhác, tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả không hợp lý; cơ sở lưu trú không đảm bảo điều kiện tối thiểu để phục vụ du khách về vệ sinh và các trang thiết bị chuyên dụng. 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở AN GIANG Từ việc khái quát thực trạng trên đây, thiết nghĩ, các cấp chính quyền, tổ chức có liên quan cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm phát triển loại hình du lịch tâm linh ở An Giang tương xứng với tiềm năng. 4.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Ban hành những quy định về việc đảm bảo các vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch tâm linh, đặc biệt là vào các mùa lễ hội; phối hợp với cơ quan quản lý thị trường điều tiết và quy định giá cả đối với các hàng hóa, dịch vụ phục vụ du khách xung quanh các điểm du lịch, tránh tình trạng chặt chém du khách; thanh tra, kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh du lịch tại địa bàn có các điểm du lịch tâm linh nhằm đảm bảo các điều kiện trong việc sẵn sàng phục vụ du khách, tránh tình trạng cung cấp hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng; Kiên quyết bài trừ và có những biện pháp cưỡng chế đối với các hoạt động mê tín dị đoan hoặc lợi dụng lòng tin tín ngưỡng của du khách để trục lợi bất hợp lý. Chẳng hạn, kiểm soát chặt chẽ hoặc ngăn chặn việc bán đồ cúng và chim phóng sinh, dưới nhiều hình thức lừa gạt khách tại khu vực núi Sam nhằm vừa đảm bảo quyền lợi của khách du lịch vừa bảo vệ loài sinh vật này; Xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường và có biện pháp chế tài đủ mạnh đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong các khu, điểm du lịch. Để thực hiện điều này, chúng ta cần đưa ra những quy định cụ thể để cộng đồng nào đủ điều kiện mới được tham gia làm dịch vụ. Ngay trong miếu Bà cũng cần sắp xếp lại việc du khách thắp hương, cúng vái, tạo ra một không gian an toàn, trật tự, sạch sẽ, thoáng mát, văn minh, lịch sự; Kết hợp với cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo, bỗi dưỡng về kinh doanh du lịch, tiến tới cấp chứng chỉ hành nghề, đồng thời quy định những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức nào không có chứng chỉ này không được hành nghề, kinh doanh, qua đó tổ chức lại các hoạt động du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng một cách chuyên nghiệp hơn, hấp dẫn hơn; Đẩy mạnh công tác truyền thông và xem đây là một kênh quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh. Có thể nói, quản lý và truyền thông là mảng yếu kém của chúng ta. Cơ quan quản lý du lịch phải kết hợp chặt chẽ với ban quản lý các điểm du lịch tâm linh ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, quản lý điểm du lịch. Các trang web cần thiết kế chuyên nghiệp, đặc thù với đầy đủ nội dung, sinh động phục vụ cho du lịch. Nên chú ý rằng, trong thời đại hội nhập toàn cầu, một thông tin có thể truyền đi cả thế giới trong vòng vài giây mà thôi. Hơn nữa, khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, hầu hết họ đều tìm hiểu thông tin về điểm đến, bản sắc văn hóa, sản phẩm du lịch đặc trưng, an ninh - trật tự, trước khi họ quyết định đi đến điểm du lịch, quốc gia nào đó. 4.2 Đối với ban quản lý các điểm du lịch, lễ hội tôn giáo Có biện pháp để khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp nhằm tăng tính nhân văn và tính linh thiêng của các địa điểm du lịch tâm linh, cũng như các lễ hội tôn giáo; tổ chức các nghi thức tôn giáo cần đảm bảo tính trang nghiêm và linh thiêng nhằm đề cao giá trị văn hóa, giá trị tâm linh, nhân vật lịch sử - văn hóa với các điểm du lịch (Ví dụ như ở nước Áo, họ khai thác triệt để hình ảnh danh nhân văn hóa Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791), một nhạc sĩ tài hoa của nhân loại trên hầu hết các sản phẩm, thậm chí trên viên socola, cây kem để thu hút việc mua quà lưu niệm khi du khách đến đó). An Giang từng được mệnh danh là vùng “Địa linh nhân kiệt”; biên soạn tài liệu song ngữ hoặc tam ngữ chuẩn xác, hấp dẫn giới thiệu về nguồn gốc, lịch sử, tư tưởng, của các tôn giáo, di tích, nhân An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 94 . vật lịch sử - văn hóa – tôn giáo, kết hợp với việc truyền thông rộng rãi nhằm giới thiệu, quảng bá một cách chính thống trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức nhiều hoạt động giải trí gắn liền với điểm du lịch tâm linh, đặc biệt mở rộng và phát triển phần “hội” trong các “lễ hội” tôn giáo. Có như vậy mới hy vọng giữ chân khách ở lại lâu hơn. Điều này có thể thực hiện thông qua việc khôi phục (nếu đã có trước đây) hoặc tổ chức các trò chơi dân gian dựa vào các truyền thuyết liên quan đến đối tượng được suy tôn trong lễ hội, tổ chức các hoạt động vui chơi, thể thao, biểu diễn nghệ thuật thiết thực nhằm tạo điều kiện giải trí cho khách du lịch; Phải có yêu cầu cụ thể đối với đội ngũ thuyết minh viên ngoài việc có chuyên môn, đạt tính chuyên nghiệp, sự tâm huyết, lòng tự trọng, tự tôn dân tộc còn phải sử dụng lưu loát ít nhất một ngoại ngữ để kịp thời cung cấp cho du khách những thông tin cần thiết, hấp dẫn, hướng dẫn khách trong và ngoài nước thực hiện các nghi thức tôn giáo nhằm tăng sự hấp dẫn đối với khách; nên động viên các người đứng đầu cơ sở thờ tự, điểm du lịch thuyết minh được cho khách (nói được tiếng Anh thì càng tốt). Điều này cũng là yếu tố góp phần thu hút khách đến tham quan nhiều hơn; Tăng cường lực lượng bảo vệ trong các lễ hội tôn giáo nhằm đảm bảo sự an toàn cho khách và tránh tình trạng mất an ninh - trật tự xảy ra, Một vấn đề đặt ra bức thiết mà hầu hết khách du lịch lo ngại nhiều, thậm chí là rất sợ, đó là vấn đề an toàn thực phẩm. Khách du lịch bao giờ cũng muốn thưởng thức đặc sản nơi mình đến nhưng nhiều khách phải chấp nhận bỏ qua những món đặc sản cho dù họ rất thích vì không đảm bảo vệ sinh. Chẳng hạn, rất nhiều khách thích ăn bánh xèo núi Cấm nhưng ngay cả rau rừng cũng không được rửa sạch, bảo quản hợp vệ sinh, bên cạnh hàng quán nhếch nhác, bàn ghế không sạch sẽ, Điều đó đã làm cho chúng ta mất nguồn thu lớn từ dịch vụ này; Nhanh chóng đầu tư cho việc sửa sang, quy hoạch, phát triển khuôn viên, cảnh quan môi trường các điểm du lịch như một quần thể; kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đường xá thông thoáng, an toàn; xây dựng mạng lưới nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ phục vụ chuyên nghiệp với các món ăn đặc sản, có không gian thư giãn, vui chơi giải trí chất lượng được đảm bảo một cách nghiêm túc, từ đó kết hợp với doanh nghiệp xây dựng các tuyến, tour du lịch trọn gói, linh hoạt trong khu vực, trong nước và ngoài nước. Có như vậy mới có thể kéo dài thời gian và tận dụng tối đa quỹ thời gian của khách du lịch ở lại An Giang (bởi vì hàng ngày, An Giang có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người vừa leo núi vừa hành hương tại núi Cấm, ngoài ra nhóm khách này thường lưu lại từ 2 – 4 ngày vừa để thăm viếng các điện, vồ, chùa, vừa kết hợp nghỉ dưỡng ở hệ sinh thái núi cao có khí hậu mát mẻ; khách còn đến địa điểm nổi tiếng, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống tâm linh trong thời kỳ khẩn hoang của người dân An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung, tiêu biểu như ông Đạo Đoàn Minh Huyên – người khai đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, gồm các địa điểm như chùa Thới Sơn, Trại Ruộng (chùa Phước Điền), đình Thới Sơn, mộ ông Đình Tây (Tịnh Biên), đình thờ Quản Cơ Trần Văn Thành (Châu Phú), Tuy nhiên, thị trường khách này ít được quan tâm và khai thác hiệu quả). Cần đầu tư và phát triển du lịch không chỉ các cơ sở thờ tự của người Việt mà còn chú trọng các công trình tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc Hoa, Chăm, Khmer (Du khách nói chung, du khách người Việt nói riêng đi đến các nước Đông Nam Á như đất nước chùa tháp (Campuchia), xứ sở chùa Vàng (Myanma, Thái Lan, Lào) đều viếng thăm các ngôi chùa Phật giáo Theravada. Tuy nhiên, ở An Giang có hơn 60 ngôi chùa tương đồng như thế lại chưa được khai thác hợp lý. Khi du lịch đến các nước Hồi giáo thì các thánh đường là điểm đến trọng yếu của loại hình du lịch tâm linh. Theo kinh nghiệm từ ngành du lịch Malaysia, các thánh đường Hồi giáo ngày càng thu hút du khách khắp nơi trên thế giới, bởi vì nó vừa mang yếu tố tâm linh, vừa còn là những công trình kiến trúc độc đáo, chứa đựng các giá trị văn hóa cốt lõi trong đời sống của tín đồ Hồi giáo. An Giang có 16 đại thánh đường Hồi Giáo, những thánh đường này được xây theo kiến trúc truyền An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 95 ; thống của thánh đường Hồi giáo ở các nước Ảrập nhưng chúng cũng chưa được khai thác triệt để cho du lịch). An Giang có nhiều tiềm năng du lịch tâm linh tương đồng với các nước trong khu vực, trong khi du lịch tâm linh ở các quốc gia đó đã tận dụng một cách tối đa các tiềm năng hiện có và ngành du lịch ngày càng phát triển thì du lịch An Giang lại chưa khai thác hoặc khai thác chưa đúng với tiềm năng. Ở đây, chúng tôi đề xuất khai thác các lễ hội của 4 dân tộc chính với những sản phẩm riêng biệt, điểm du lịch tâm linh từ các tộc người cộng cư đang có nhiều tiềm năng phát triển nhưng ít được quan tâm dựa trên nền tảng của các sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng hiện nay (Cần xây dựng chương trình tổng hợp cho khách du lịch văn hóa, tâm linh tham quan, hành hương, hành lễ ở Cụm di tích văn hóa - lịch sử; tham dự lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam; tham quan những ngọn núi thiêng của dãy Thất Sơn, các ngôi chùa Phật giáo Nam Tông; tham dự Tết Chol Chnam Thmay, lễ Sen Dolta – Hội đua bò Bảy Núi, lễ hội Ok om bok; thưởng thức ẩm thực của người Khmer ở Tri Tôn, Tịnh Biên, khu du lịch sinh thái rừng Tràm Trà Sư; tham quan, hành lễ, tham quan thánh đường Hồi Giáo; tìm hiểu đời sống văn hóa, làng nghề truyền thống và thưởng thức ẩm thực của người Chăm ở Tân Châu, An Phú; tham gia các hoạt động du lịch sinh thái ở búng Bình Thiên tại huyện An Phú, kết hợp mua sắm tại các trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, chợ Châu Đốc). Xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh theo hướng gắn với phát triển các khu, điểm du lịch tâm linh đạt tới độ tinh tế, đáp ứng đa dạng, phong phú nhu cầu về tâm linh của du khách, nhất là các dịp lễ hội; cần hiểu đúng khái niệm sản phẩm du lịch tâm linh không chỉ là sản phẩm vật chất, di tích mà còn có các sản phẩm tinh thần – tâm linh. Đây là điều rất quan trọng mà chúng ta chưa nghĩ đến và chưa làm. Chẳng hạn, trên núi Cấm hoặc các điểm khác, chúng ta tổ chức Tuần lễ ăn chay, Tuần lễ yoga, Tuần lễ thiền, Thăng hoa núi Cấm (các khóa ngắn hạn này, chúng ta cũng có thể thiết kế linh hoạt từ 3 - 5 ngày, thậm chí là 01 ngày, vì khách du lịch ít có điều kiện ở lâu hơn. Để làm được điều này, chúng ta cần đầu tư đào tạo nguồn nhân lực phục vụ, trong đó có cả các vị sư sãi nắm vững chuyên môn, dạy có bài bản, khoa học; đảm bảo an toàn vệ sinh đối với các món ăn,... nhằm làm cho khách tham gia các khóa này yên tâm. Với không khí mát mẻ, trong lành, không gian yên ắng, tĩnh lặng của núi non vùng Thất Sơn hoặc vài nơi khác trong Tỉnh chắc chắn từng bước chúng ta sẽ khai thác được hoạt động này một cách triệt để) Như vậy, để phát triển sản phẩm du lịch nói chung, du lịch tâm linh nói riêng, các cấp chính quyền cần có hợp tác chặt chẽ, có trách nhiệm ràng buộc minh bạch với các doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu để tư vấn, đề xuất những ý tưởng sáng tạo, khả thi nhằm triển khai thực hiện thành công, góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch ở An Giang. 5. KẾT LUẬN An Giang có các hình thức tôn giáo tín ngưỡng phong phú nhất ĐBSCL. Mỗi tộc người ở đây có cách thức thực hành niềm tin tôn giáo riêng biệt, khiến cho An Giang có một nền văn hóa tín ngưỡng thật sự phong phú và đa dạng. Đối với mỗi hình thức tôn giáo tín ngưỡng, có nhiều cơ sở thờ tự khác nhau, giúp cho An Giang có rất nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tâm linh. Sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng tiêu biểu của An Giang có thể nói đến là miếu Bà Chúa Xứ núi Sam cùng lễ hội Vía Bà và Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, loại hình du lịch này ở An Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Sẽ không là quá muộn, nếu từ bây giờ chúng ta tiến hành đồng bộ các giải pháp khả thi. Ngoài các giải pháp cơ bản trên đây còn nhiều giải pháp khác mà mỗi cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các cấp chính quyền phải tư duy sáng tạo, luôn đổi mới, làm nhiều hơn nói thì mới có thể khai thác được một ngành được xác định là mũi nhọn của Tỉnh. Bên cạnh đó, chúng ta cần có chiến lược phát triển du lịch sao cho có sự chung tay góp sức của cộng đồng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của các sản phẩm du lịch tâm linh, góp phần đưa ngành du lịch An Giang thay da đổi thịt là một việc không thể chờ đợi lâu hơn nữa. An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO International Islamic University Malaysia. (2016). Issues And Potential Of Mosque As A Spiritual Tourism Destination In Malaysia. Proceedings of ISER 22nd International Conference, Hong Kong, ISBN: 978 – 93 – 85973 - 48. Truy cập từ: pdf/206-14565539051-6.pdf. IGI Global. (2017). What is Spiritual Tourism. Truy cập từ global.com/dictionary/spiritual- tourism/39292. Lý Tùng Hiếu. (01/11/2012). Diện mạo văn hoá đa dân tộc - đa tôn giáo ở An Giang qua khảo sát điền dã. Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn (Annals of USSH). Số 56 (9/2012), trang 25 – 40. Mai Thị Minh Thuy. (2016). Tín ngưỡng thờ Ông Địa – Ông Tà của người Việt ở An Giang. Luận văn Thạc sĩ ngành Văn hóa học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Đăng Duy. (1996). Văn hóa tâm linh. Nhà xuất bản Hà Nội. Nguyễn Hữu Hiệp. (2010). An Giang đôi nét văn hóa đặc trưng vùng đất bán sơn địa. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Nguyễn Văn Tuấn. (2013). Du lịch tâm linh ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển. Truy cập từ: traodoi/726-du-lich-tam-linh-o-viet-nam-thuc- trang-va-dinh-huong-phat-trien.html. Trần Đức Thanh. (2008). Nhập môn khoa học du lịch. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Trúc Giang. (2016). Du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của An Giang. Truy cập từ ws/items/17921. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch An Giang. (2014). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch An Giang giao đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ủy ban Nhân dân Thành phố Châu Đốc. (2016). Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 26/4/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã (nay là thành phố Châu Đốc) về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Ủy ban Nhân dân Thành phố Châu Đốc. (2017). Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch. UNWTO. (2017). truy cập ngày 21/4/2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_tam_linh_o_an_giang_hien_nay.pdf
Tài liệu liên quan