Phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang theo hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội

Thứ năm: Phát triển nhân lực du lịch có chất lượng cao Tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch. Xây dựng và ban hành khung trình độ nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch tương đương trong khu vực và quốc tế Các giải pháp này phải phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng để mang lại hiệu quả cao nhất giữa 3 chủ thể: - Nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm) chịu trách nhiệm ban hành đường lối, chủ trương phát triển; ban hành và tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách phát triển du lịch và có trách nhiệm đứng ra thúc đẩy việc liên kết giữa các doanh nghiệp để phát triển du lịch theo tuyến HLKT. - Doanh nghiệp: Với tư các là các tổ chức hay đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch phải căn cứ vào luật pháp, chính sách của nhà nước để chủ động trong việc phối kết hợp, liên kết tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của du khách. - Người dân: Có trách nhiệm hưởng ứng, ủng hộ chủ trương phát triển du lịch, luật pháp, chính sách đối với phát triển du lịch theo tuyến HLKT trên tinh thần tự giác, thân thiện và cùng nhau thúc đẩy du lịch phát triển.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang theo hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÃ HỘI Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 142 KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG THEO HÀNH LANG KINH TẾ LẠNG SƠN - HÀ NỘI BAC GIANG TOURISM DEVELOPMENT IN ECONOMIC CORRIDOR LANG SON - HA NOI Lê Thu Hương1, Nguyễn Thị Ngọc Anh1,*, Trần Quốc Hưng1, Nguyễn Văn Trượng2 TÓM TẮT Bắc Giang là vùng đất được biết đến với nhiều thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử độc đáo. Gần đây nhất, UNESCO đã công nhận mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) là di sản kí ức thế giới và Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Điều đó càng khẳng định rõ nét hơn về tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch tại Bắc Giang. Nhưng thực tế, du lịch Bắc Giang vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, du lịch chưa phải là ngành kinh tế đóng góp nhiều cho ngân sách của tỉnh Bắc Giang vẫn là “vùng trũng” du lịch của cả nước. Với tiềm năng phong phú, lại nằm cạnh những địa phương phát triển mạnh về du lịch, nếu biết liên kết, tận dụng lợi thế, du lịch sẽ có nhiều cơ hội mới. Liên kết chính là yêu cầu khách quan, là một xu thế tất yếu để du lịch Bắc Giang thực sự là ngành kinh tế của địa phương, là “cơ hội” đổi đời cho người nghèo. Từ khóa: Tài nguyên; liên kết; du lịch; phát triển. ABSTRACT Bac Giang province known as an area with many beauty sites and unique historical relics. Recently, Vinh Nghiem pagoda’s Buddhist woodblocks (at Tri Yen commune, Yen Dung district) have been recognized by UNESCO as a world documentary heritage. Yen The Cluster Uprising has been ranked as a special national relic. These surely demonstrate the potentials and advantages of Bac Giang in tourism development. In fact, however, tourism industry in Bac Giang is facing a lot of difficulties and challenges. The tourism itself hasn’t made great contributions to the province’s budget. Bac Giang is still a low point in nationwide tourism map. Yet, with the variety of potential and proximity of strongly developing regions, Bac Giang’s tourism will get new chances if it can make use of its own strength and associates with the neighbourhood. Co- operation is an objective demand and essential trend for Bac Giang to be a locally economic sector and a turning point for the poor to better their lives. Keywords: Resources; tourism; cooperate; develop. 1Khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội *Email: ngocanhbg81@gmail.com Ngày nhận bài: 12/01/2019 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 02/5/2019 Ngày chấp nhận đăng: 24/2/2019 1. GIỚI THIỆU Bắc Giang là một tỉnh nằm dọc theo hành lang kinh tế (HLKT) Lạng Sơn - Hà Nội. Không gian du lịch của HLKT này chạy qua 4 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, dựa trên sự tồn tại của tuyến trục giao thông huyết mạch chạy qua 4 địa phương nằm dọc quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Tuyến này có vai trò quan trọng đối với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh đến thành phố Hà Nội. Đây cũng là một tuyến giao lưu giữa các tỉnh Nam Trung Quốc đối với Việt Nam, là một đoạn trên tuyến Xuyên Á. Trên tuyến có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị với khối lượng hàng hóa xuất nhập đáng kể và là một trong những đầu mối chính giao lưu với Trung Quốc. Bắc Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch: vị trí địa lí thuận lợi, cảnh quan kì thú, tươi đẹp, nhiều điểm du lịch mang đậm dấu ấn văn hóa với bản sắc riêng, các di sản văn hóa phi vật thể như: phong tục tập quán, lễ hội, âm nhạc, dân ca, nghệ thuật ẩm thực, nghề thủ công truyền thống 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học Nguồn thông tin sử dụng trong bài báo bao gồm thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Thông tin sơ cấp được tác giả bài báo thu thập, xử lí thông tin trực tiếp từ các chuyến điều tra, khảo sát về thực trạng phát triển du lịch của Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Hà Nội, về ý kiến của cộng đồng dân cư, cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đối với sự phát triển du lịch của các địa phương thuộc HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Kết quả thu thập được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0, là cơ sở để đưa ra đưa ra các giải pháp cho du lịch Bắc Giang khi liên kết với các tỉnh, thành phố dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Để làm rõ hơn, cụ thể hơn đặc điểm và nhu cầu của khách du lịch trên tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội nói chung và Bắc Giang nói riêng, nhóm tác giả bài báo đã tiến hành khảo sát 02 đối tượng khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế thông qua phiếu điều tra. - Số lượng cụ thể: Khách du lịch quốc tế 188 phiếu, khách du lịch nội địa 430 phiếu. - Quốc tịch khách du lịch quốc tế: Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh và các nước Đông Nam Á. Quy mô mẫu được xác định theo công thức: n = z2x. P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 143 Trong đó: - n: Quy mô cỡ mẫu - Độ tin cậy: 95% - p: 70% đối tượng điều tra đánh giá cao - e: Sai số cho phép: 5% - z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy là 95% thì giá trị z là 1,96) - q: 30% đối tượng điều tra đánh giá cao, không cao z z2 p q e e2 n 1,96 3,8416 70% 30% 5% 0,0025 323 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tiềm năng phát triển du lịch của Bắc Giang Vị trí địa lí Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng du lịch trung du, miền núi Bắc Bộ, về phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, Phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên. Bắc Giang có khoảng cách tương đối gần với những trung tâm kinh tế, du lịch lớn của cả nước. Từ thành phố Bắc Giang đi thủ đô Hà Nội khoảng 50km, đi Lạng Sơn 110km, tới Hải Phòng 100km, đi Thái Nguyên 70km, tới thành phố Hạ Long (Quảng Ninh): 215km. Từ Bắc Giang có các quốc lộ 1A, 4A, 18, 31A, 37, 279 nối liền với các tỉnh, thành phố của vùng trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và từ đó đi các tỉnh phía Nam. Đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa phận tỉnh đi cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng và nối với tuyến du lịch xuyên Việt. Tài nguyên tự nhiên Được cấu thành bởi các yếu tố như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật đã tạo cho Bắc Giang một số thuận lợi để phát triển du lịch. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, thời tiết phân 4 mùa rõ rệt, địa hình và khí hậu đều mang tính giao thoa chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về cảnh quan, trên lãmh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam vừa cung cấp nước cho nông nghiệp, giao thông vận tải và du lịch. Bắc Giang còn hấp dẫn du khách bởi nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: khu thắng cảnh Suối Mỡ, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn); rừng nguyên sinh Khe Rỗ, thác Ba Tia, suối Nước Vàng, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) với hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam Đó là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá Tài nguyên văn hóa Di tích lịch sử văn hóa: Bắc Giang nổi tiếng là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử. Tính đến hết năm 2011 toàn tỉnh đã có 593 trên tổng số 2237 di tích được công nhận xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật (có 11 di tích quốc gia đặc biệt, 113 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 480 di tích cấp tỉnh). Các di tích được xếp hạng tập trung nhiều ở các huyện Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam và Yên Dũng. Nổi bật là thành cổ Xương Giang (thành phố Bắc Giang); khu di tích cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, khu di tích cách mạng Hoàng Vân, di tích Y Sơn (huyện Hiệp Hòa); đình, chùa Thổ Hà (huyện Việt Yên); đình, chùa Tiên Lục và cây Dã hương nghìn năm tuổi (huyện Lạng Giang) Ngoài ra, vào cuối tháng 3 năm 2012, Bộ VHTTDL đã có quyết định công nhận thêm 3 di tích cấp Quốc gia ở Bắc Giang (Di tích lịch sử Chùa Kem - Sùng Nham Tự - huyện Yên Dũng, di tích lịch sử Cụm di tích Cầu Vồng - huyện Tân Yên và Di tích lịch sử Các địa điểm liên quan đến khởi nghĩa Yên Thế tại làng Trũng - b huyện Tân Yên). Đặc biệt, chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) - nơi lưu giữ kho Mộc Bản với 3.050 bản ván khắc đã được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2012. Lễ hội: Do có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời và có nhiều dân tộc anh em sinh sống, Bắc Giang - vùng Kinh Bắc xưa còn nổi tiếng là miền quê có nhiều lễ hội. Hàng năm có hơn một nghìn lễ hội được tổ chức ở khắp các thôn quê trong tỉnh, vào dịp đầu xuân theo phong tục tập quán hầu hết các địa phương đều tổ chức các lễ hội và trò chơi dân gian, cùng những lời ca tiếng hát của nhiều dân tộc khác nhau như: hát chèo, quan họ, then, sli, lượntheo khu vực thôn xã. Đặc biệt hơn, tại mảnh đất này còn có hơn 20 làng quan họ dọc sông Cầu còn lưu giữ được rất nhiều truyền thống và làn điệu Quan họ cổ tiêu biểu đặc sắc cho văn hóa Kinh Bắc, đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2009. Các lễ hội này có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các du khách thập phương. Bắc Giang có lễ hội cổ truyền và lễ hội mới sáng tạo ra do yêu cầu của thời đại: hội đình, hội đền - chùa, hội chợ, hội chạ, hội hát và một số lễ hội mới mang tính chất kỷ niệm lịch sử, điển hình là lễ hội Xương Giang (thành phố Bắc Giang); Lễ hội Y Sơn (huyện Hiệp Hòa); Lễ hội đình Thổ Hà, chùa Bổ Đà; Lễ hội bơi chải (huyện Sơn Động); Hội hát Soonghao (Lục Ngạn); Lễ hội suối Mỡ, Lễ hội chùa Cao (Lục Nam); Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) Lễ hội của Bắc Giang luôn gắn liền với các di tích lịch sử-văn hóa, gắn với một điển tích của di tích, của làng, của xã nơi diễn ra lễ hội. Mỗi lễ hội ở di tích Lịch sử-Văn hoá của Bắc Giang đều có đặc trưng, sắc thái riêng, người được thờ trong các di tích ấy cũng không giống nhau: Có thể là nhân thần, nhiên thần, cũng có thể là tín ngưỡng thờ phồn thực, thờ thành hoàng làng, thờ mẫu Nhưng cái chung nhất trong các lễ hội ở Bắc Giang là du khách được đến với các di sản văn hóa, với sự ngưỡng mộ các bậc tiền nhân, lòng sùng bái các anh hùng dân tộc; lòng biết ơn những người đã có công với dân, với nước, những danh nhân lịch sử - văn hóa. Qua những tín ngưỡng thờ cúng bằng tấm lòng tôn kính và cùng nhau cầu mong cho quốc thái, dân an, mỗi người lại tự minh cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, mong cầu điều tài, cầu an khang thịnh vượng mỗi khi đi dự hội đầu xuân, cũng như các lệ hội khác trong năm. Các tài nguyên văn hóa khác: Bắc Giang hiện nay là miền đất tụ cư của 27 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết, mỗi dân tộc đều mang bản XÃ HỘI Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 144 KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 sắc văn hóa riêng thể hiện qua tiếng nói, trang phục truyền thống, nếp sống sinh hoạt, văn hóa ẩm thực, lời ca tiếng hát và cách thức sản xuất một số nghề thủ công, văn hóa nghệ thuật dân gian. Những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc ít người còn in đậm nét ở các bản người Dao Đồng Làng (Sơn Động), bản Sán Chỉ ở Kiên Lao (Lục Ngạn), bản Cao Lan ở Nghè Mản (Lục Nam) tất cả đã làm nên một Bắc Giang có một bản sắc văn hóa đa dạng phong phú - cơ sở để phát triển du lịch văn hóa. Đặc sản: Đến với lễ hội Bắc Giang, ngoài việc được chiêm ngưỡng các di tích lịch sử-văn hóa, được hòa mình trong không khi lễ hội rộn ràng, du khách còn được thưởng thức các món riêng có của từng vùng miền nơi diễn ra lễ hội như: Bánh đa ở hội Kế, Bún ở hội Đa Mai, chè kho hội Mỹ Độ (thành phố Bắc Giang); bánh khúc tai mèo ở hội Thổ Hà, và sẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới đặc sản rượu Vân nổi tiếng đã thành thương hiệu cả trong và ngoài nước ở hội chùa Vân (Việt Yên); xôi bẩy mầu, bánh vắt vai, bánh gio ở hội hát Soonghao, Sli, lượn (Lục Ngạn) và không thể không nhắc đến vải thiều Lục Ngạn (nổi tiếng cả trong và ngoài nước), hồng không hạt, na dai (Lục Nam) Ngoài ra, Bắc Giang còn nổi tiếng với món cơm lam miền núi (Sơn Động, Lục Ngạn), bánh đúc Đông Quan (Yên Dũng), chả chó làng Dền (TP Bắc Giang), chả cá Bố Hạ, thịt lợn luộc Mai Sưu, Nghề thủ công truyền thống: Bắc Giang hiện có 33 làng nghề, với tổng số trên 6.400 hộ tham gia làm nghề (chiếm 65% tổng số hộ); thu hút khoảng hơn 20.800 nhân khẩu tham gia nghề, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 68,4%. Thu nhập từ làm nghề tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập. Điển hình: Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh. Làng gốm Thổ Hà, gốm làng Ngòi, dệt vải, thêu ren (Lục Nam), mỳ Chũ, ruợu Làng Vân, bánh đa Kế Tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc nhưng Bắc Giang chưa khai thác được hết các lợi thế của mình, du lịch phát triển còn rất khiêm tốn. Vì vậy, xây dựng các sản phẩm du lịch mới liên kết với các tỉnh, thành phố theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội để hình thành các tour, tuyến du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến với Bắc Giang là hết sức cần thiết, góp phần đẩy mạnh ngành công nghiệp không khói trên địa bàn tỉnh. Địa bàn liên kết Với tiềm năng phong phú, lại nằm cạnh những địa phương phát triển mạnh về du lịch, nếu biết liên kết, tận dụng lợi thế, du lịch Bắc Giang sẽ có nhiều cơ hội mới. Bài báo tập trung vào hướng liên kết giữa Bắc Giang với trung tâm du lịch Hà Nội, Bắc Ninh và Lạng Sơn, từ đó có thể liên kết xa hơn với các tỉnh và địa bàn du lịch khác. Hà Nội là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của cả vùng với nhiều cơ sở đào tạo có uy tín và nhiều chuyên gia giỏi. Hà Nội có thể hỗ trợ Bắc Giang đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch với nhiều phương thức khác nhau nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch của địa phương, tạo nên sự thống nhất trong mặt bằng chất lượng nhân lực. Mặt khác, Bắc Giang là địa phương hội tụ nhiều yếu tố, lợi thế về loại hình du lịch sinh thái, tâm linh, văn hóa, ẩm thực... Các doanh nghiệp, tổ chức, công ty du lịch, dịch vụ, lữ hành tiếp tục đầu tư, liên kết mở tour, tuyến kết nối Hà Nội với Bắc Giang, Lạng Sơn và ngược lại. Hoạt động này không chỉ giúp làm phong phú thêm các loại hình du lịch Hà Nội đến các tỉnh, trong đó có Bắc Giang, mà qua đây tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Giang học hỏi kinh nghiệm... Các bên giúp đỡ nhau về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch của các địa phương đến du khách. Lạng Sơn với lợi thế là cửa ngõ đón khách du lịch Trung Quốc nên việc thu hút khách Trung Quốc sẽ là nội dung hợp tác chủ yếu trong phát triển du lịch của Hà Nội - Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn. Riêng với Bắc Giang sẽ đẩy mạnh hoạt động hợp tác kêu gọi đầu tư vào hệ thống hạ tầng phục vụ ngành du lịch; tạo điều kiện cho các công ty du lịch Bắc Giang đặt văn phòng đại diện tại Hà Nội. Đặc biệt, ngành du lịch Hà Nội và hai tỉnh bạn sẽ phối hợp xây dựng các sản phẩm du lịch mới, thu hút khách trên tuyến du lịch từ Hà Nội đến Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn và ngược lại. Lợi thế này giúp Bắc Giang liên kết xây dựng tour, bao gồm tour du lịch nội địa, từ Hà Nội và vùng phụ cận lên du lịch Bắc Giang - Lạng Sơn và đưa khách từ Lạng Sơn về du lịch Bắc Giang - Hà Nội; nối tour cho khách quốc tế từ Hà Nội lên du lịch Bắc Giang, Lạng Sơn; khai thác khách du lịch Trung Quốc, khách du lịch quốc tế đường bộ nối tour Trung Quốc - Việt Nam... Bắc Giang cũng có thể liên kết xây dựng và khai thác các sản phẩm như: du lịch Kinh Bắc (du lịch nông thôn, du lịch làng nghề thủ công truyền thống, du lịch tín ngưỡng); vòng cung Đông Bắc (du lịch sinh thái, du lịch trekking); du lịch biên giới, lồng ghép sản phẩm du lịch Bắc Giang vào các chương trình du lịch miền Bắc và xuyên Việt (du lịch thăm quan biển, du lịch sinh thái - dân tộc, du lịch sinh thái - lịch sử, du lịch sinh thái - nông thôn)... Khách du lịch đến Bắc Giang Lượng khách du lịch đến Bắc Giang còn khá khiêm tốn, thấp nhất trong 4 địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Năm 2018 Hà Nội đón 26,04 triệu lượt khách, tăng gấp 2,11 lần so với năm 2010, gấp 7,5 lần số lượng khách đến Lạng Sơn, 40 lần số lượng khách đến Bắc Giang, gấp 31,6 lần số lượng khách đến Bắc Ninh. Sau khi làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh, thành phố (riêng Hà Nội là Sở Du lịch) và từ kết quả điều tra, phân tích số liệu thực tế, tác giả bài báo xác định khi có sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội, số du khách thực hiện du lịch theo tuyến HLKT vào năm 2010 đạt khoảng 15%, năm 2015 khoảng 21%, năm 2018 khoảng 27% so với tổng khách du lịch của 4 địa phương. Điều đó chứng tỏ sau khi có quyết định thành lập và phát triển HLKT Lạng Sơn - Hà Nội (năm 2008), số lượng khách di chuyển theo P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 145 tuyến hành lang có tăng lên, kéo theo số lượng khách du lịch dừng chân ở Bắc Giang có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên số lượng tăng chưa nhiều. Điều đó chứng tỏ HLKT đã có tác động đến việc tăng trưởng khách du lịch của Bắc Giang nói riêng và các địa phương dọc tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội nói chung, tuy chưa thật sự rõ rệt. Khách du lịch vẫn chủ yếu đến Hà Nội và di chuyển đến các điểm du lịch hấp dẫn khác trong cả nước... Bảng 1. Tổng hợp khách du lịch của tỉnh Bắc Giang và các địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội Đơn vị: 1000 lượt người Địa phương 2010 2015 2018 Tốc độ tăng BQ năm(%) Tổng số HLKT Tổng số HLKT Tổng số HLKT Toàn lãnh thổ 14.556 2.183 20.222 4.247 31.740 8.569 7,0 Lạng Sơn 1.900 323 2.350 493 3.100 837 5,4 % so tổng số 13,1 13,5 11,6 11,6 11,9 11,9 - Bắc Giang 160 22 408 86 1.500 405 20,3 % so tổng số 1,1 1,1 2,0 2,0 2,2 2,2 - Bắc Ninh 196 27 500 106 1.100 297 21,2 % so tổng số 1,4 1,3 2,5 2,5 2,8 2,8 - Hà Nội 12.300 1.811 16.964 3.562 26.040 7.030 6,7 % so tổng số 84,4 84,5 83,9 83,9 83,1 83,1 - Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu trong Niên giám thống kê, Quy hoạch phát triển du lịch của các tỉnh, thành phố dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội và số liệu điều tra. Ghi chú: Tổng số: Tổng số trên địa bàn nghiên cứu; HLKT: Tổng hợp trên tuyến HLKT. Kết quả điều tra cho thấy: Khách du lịch quốc tế mới chủ yếu đến trung tâm đô thị - du lịch Hà Nội và trung tâm đô thị - du lịch Lạng Sơn, hầu như chưa biết đến trung tâm đô thị - du lịch Bắc Ninh và Bắc Giang. Khách du lịch nội địa chủ yếu đến trung tâm đô thị - du lịch Hà Nội và Lạng Sơn, ít đến trung tâm đô thị - du lịch Bắc Ninh, Bắc Giang (lượng khách du lịch chủ yếu đi theo các tour du lịch tâm linh như: Đền Bà chúa Kho, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, đền Suối Mỡ... và cũng chủ yếu đến trong ngày), thể hiện cụ thể tại bảng 2. Bảng 2. Khách du lịch đã từng/chưa từng đến du lịch tại các địa phương trên tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội Nội dung Đã từng đến Chưa từng đến Số lượng (khách) Tỉ lệ (%) Số lượng (khách) Tỉ lệ (%) Hà Nội 532/618 86,1 86/618 13,9 Bắc Ninh 112/618 18,1 506/618 81,9 Bắc Giang 65/618 18,1 553/618 89,5 Lạng Sơn 345/618 55,8 273/618 44,2 Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khách du lịch của tác giả, 2018 - Đa phần khách du lịch ưa thích các điểm đến du lịch trên tuyến hành lang (đặc biệt là Hà Nội, các địa phương khác trên tuyến họ chủ yếu đi vào mùa lễ hội), đa số họ hài lòng với các dịch vụ trong chuyến đi du lịch, tuy nhiên họ đánh giá công tác tổ chức tại các điểm du lịch không tốt (61,1%) và họ thể hiện không thích sự lặp lại và nhàm chán trong các tour du lịch, họ mong muốn trải nghiệm những sản phẩm du lịch mới, khác lạ, các dịch vụ tốt hơn, đội ngũ nhân viên du lịch chất lượng ví dụ những sản phẩm du lịch mới như: du lịch đêm Hà Nội, cảm xúc Hà Nội, du lịch miền quan họ, du lịch vùng biên Nguồn khách nội địa đến Bắc Giang, Bắc Ninh và các tỉnh lân cận, mục đích là tham quan lễ hội và du lịch tín ngưỡng, làng nghề còn du lịch sinh thái chưa đáng kể. Số khách du lịch từ tỉnh này phát sinh nhu cầu sang địa phương khác khi chưa liên kết theo tuyến HLKT khoảng 15- 20% (tức là trong 100 khách du lịch sẽ có 15 - 20 khách phát sinh nhu cầu đi sang địa phương khác); nhu cầu này sẽ tăng lên 45 - 60% khi các địa phương có sự liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT (tức là 100 khách du lịch sẽ có 45 - 60 khách phát sinh nhu cầu đi sang địa phương khác). Hầu hết du khách (91,6%) đều đánh giá các địa phương nên liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT vì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và nên mở rộng liên kết ra các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Hiện nay, thực tế tour du lịch kết nối Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội chưa được du khách biết đến và lựa chọn nhiều, khi được hỏi du khách có mong muốn quay lại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang du lịch lần thứ 2 không thì nhiều du khách (cả trong nước và quốc tế) còn do dự. Căn cứ vào kết quả này, tác giả bài báo nhận thấy, các sản phẩm du lịch trên tuyến nói chung và Bắc Giang nói riêng chưa có sự đổi mới, đa dạng hóa để thu hút đa dạng đối tượng khách du lịch, giữ chân khách lâu hơn, chi trả cao hơn cho các dịch vụ du lịch Đặc biệt, các sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn để du khách muốn quay trở lại du lịch vào những lần tiếp theo và họ quảng bá cho bạn bè, người thân đến với trung tâm đô thị - du lịch Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Bắc Giang và các địa phương chưa có sự liên kết chặt chẽ để xây dựng các tuyến du lịch, tour du lịch mới (trên cơ sở phát triển liên kết trong chuỗi giá trị du lịch) độc đáo, không trùng lặp, phát huy tối đa lợi thế so sánh của Bắc Giang và các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Tổng thu du lịch Các cơ quan thống kê mới chỉ có con số về doanh thu trực tiếp của hoạt động du lịch như hoạt động dịch vụ lữ hành, ăn nghỉ ở khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ chưa có số liệu về doanh thu của các hoạt động liên quan khác như doanh thu của dịch vụ mua bán hàng hóa, quà lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống ngoài khách sạn... Vì thế, các con số phân tích ở dưới chỉ là số liệu về doanh thu của một số khâu (lữ hành, ăn nghỉ). Theo tính toán, điều tra của tác giả bài báo và trên cơ sở làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh, thành phố (riêng Hà Nội là Sở Du lịch): Tổng thu du lịch trên tuyến HLKT năm 2010 chiếm khoảng 16%, năm 2015 chiếm khoảng 23% và năm 2018 chiếm khoảng 29% tổng thu du lịch của lãnh thổ nghiên cứu. XÃ HỘI Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 146 KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 Bảng 3. Tổng hợp tổng thu du lịch của Bắc Giang và các địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội (Giá hiện hành) Đơn vị: Tỷ đồng Địa phương 2010 2015 2018 Tốc độ tăng bình quân năm(%) Tổng số HLKT Tổng số HLKT Tổng số HLKT Toàn lãnh thổ 9.244 1.479 56.414 12.989 80.910 21.846 26,2 Lạng Sơn 508 81,4 2.426 558 2.395 694,6 29,5 % so tổng số 5,5 5,5 4,3 4,3 4,16 4,16 - Bắc Giang 60 9,6 262 61,6 1.300 126 23,2 % so tổng số 0,6 0,6 0,45 0,45 0,57 0,57 - Bắc Ninh 268 43 1.410 334,4 1.400 378 30,4 % so tổng số 2,9 2,9 2,5 2,5 2,3 2,3 - Hà Nội 8.408 1.345 52.316 12.035 75.815 20.470 26,8 % so tổng số 90,9 90,9 92,7 92,7 93,1 93,1 - Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu trong Niên giám thống kê, Quy hoạch phát triển du lịch của các tỉnh, thành phố dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội và số liệu điều tra. Ghi chú: Tổng số: Tổng số trên địa bàn nghiên cứu; HLKT: Tổng hợp trên tuyến HLKT. Trên toàn địa bàn nghiên cứu tổng thu du lịch có sự tăng trưởng khá từ 2010 đến 2018 (tăng 6.812 tỉ đồng), tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 26,2 % (thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước). Tổng thu du lịch Bắc Giang cũng tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng tổng thu thấp nhất trong 4 địa phương (Thống kê trên tuyến HLKT, tổng thu du lịch chiếm 16 - 29% trên toàn địa bàn, tốc độ tăng tổng thu cũng cao hơn. Tuy nhiên, số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch còn thấp, bình quân chi tiêu/lượt khách còn chưa cao... ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thu du lịch. Theo kết quả điều tra 91 công ty lữ hành, 96,5% đánh giá để phát triển tốt du lịch trên tuyến HLKT nên phát triển chuỗi giá trị du lịch, lúc đó mối quan hệ giữa các công ty lữ hành, nhà hành khách sạn, các loại hình dịch vụ sẽ chặt chẽ hơn, bổ sung, hỗ trợ nhau và lúc đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, tổng thu du lịch sẽ cao hơn. Vấn đề là các công ty lữ hành đóng vai trò then chốt phải kết nối và cho ra đời các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Khi liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT, tổng thu du lịch của Bắc Giang và các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội đều chiếm tỉ trọng cao hơn và có xu lướng tăng dần trên toàn lãnh thổ nghiên cứu. Điều đó càng chứng tỏ phát triển du lịch theo tuyến HLKT sẽ mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn. Lao động du lịch Bảng 4. Tổng hợp lao động ngành du lịch của Bắc Giang so với các tỉnh, thành phố dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội Đơn vị: Nghìn người Địa phương 2010 2015 2018 Tốc độ tăng bình quân năm(%) Tổng số HLKT Tổng số HLKT Tổng số HLKT Toàn lãnh thổ 88 14,5 108,2 25,9 153,8 46,1 9,8 Lạng Sơn 11,2 1,9 16,8 4,1 19,1 6,0 9,3 % so tổng số 12,7 12,9 15,5 15,9 12,4 12,9 Bắc Giang 12,9 2,1 14,9 3,6 17,1 4,8 4,8 % so tổng số 14,7 14,6 13,8 13,9 11,1 10,5 Bắc Ninh 11,4 1,8 18,0 4,3 19,3 5,2 9,2 % so tổng số 12,9 12,5 16,6 16,4 12,5 11,2 Hà Nội 52,5 8,7 58,5 13,9 98,3 30,9 11,0 % so tổng số 59,6 60 54,1 53,8 63,9 65,4 Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu trong Niên giám thống kê, Quy hoạch phát triển du lịch của các tỉnh, thành phố dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội và số liệu điều tra. Ghi chú: Tổng số: Tổng số trên địa bàn nghiên cứu; HLKT: Tổng hợp trên tuyến HLKT. Nguồn lao động du lịch Bắc Giang đã có sự tăng trưởng đáng kể cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên so với các tỉnh, thành phố dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội nguồn lao động du lịch có trình độ của Bắc Giang còn mỏng, tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất, số lao động sử dụng tốt ngoại ngữ không nhiều. Theo tính toán, điều tra của tác giả và trên cơ sở làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh, thành phố (riêng Hà Nội là Sở Du lịch): Tổng số lao động du lịch của Bắc Giang nói riêng và 3 tỉnh, thành phố nói riêng tham gia trên tuyến HLKT năm 2010 chiếm khoảng 16,5%, năm 2015 chiếm khoảng 24% và năm 2016 chiếm khoảng 30% tổng số lao động du lịch của lãnh thổ nghiên cứu. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Cơ sở lưu trú Số lượng buồng và cơ sở lưu trú của Bắc Giang so với nhu cầu còn thiếu trầm trọng, năm 2010 có tổng 223 cơ sở lưu trú với 2380 phòng đến 2018 số lượng cơ sở lư trú đã tăng lên 312 cơ sở lưu trú với 3150 phòng. Mặc dù thời gian qua việc đầu tư (cả trong nước và ngoài nước) để nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú có chất lượng cao đã được chú ý tăng cường, song tình trạng thiếu cục bộ các khách sạn đạt chuẩn vẫn còn tiếp tục diễn ra. Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở lưu trú của tư nhân tăng đáng kể, góp phần tích cực, có hiệu quả trong việc đáp ứng tạm thời nhu cầu khách sạn. Tuy nhiên, qui mô của các khách sạn, nhà nghỉ này hạn chế, chất lượng phục vụ còn kém, đội ngũ nhân viên phục vụ chưa được đào tạo cơ bản, P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 147 các dịch vụ ăn uống, các dịch vụ bổ sung còn đơn điệu... nên bước đầu chỉ đáp ứng được nhu cầu cho loại khách du lịch bình dân. Số ngày lưu trú của khách còn thấp (trung bình khoảng 2 ngày 1 đêm). Theo kết quả điều tra 80 cơ sở lưu trú đều cho rằng khi liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT, số khách lưu trú sẽ tăng khoảng 10%, mối liên hệ giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị du lịch sẽ mật thiết hơn, 86,7% đối tượng điều tra cho rằng, hiệu quả phát triển du lịch sẽ cao hơn. Cơ sở ăn uống, nhà hàng Số nhà hàng của Bắc Giang có tăng đáng kể từ 2010 đến 2018, khả năng phục vụ của các nhà hàng tăng cao do được xây mới, tu bổ và sửa chữa, đội ngũ nhân viên phục vụ chất lượng chưa cao, khả năng phục vụ số lượng khách đông trong 1 thời điểm còn hạn chế. Theo kết quả điều tra, 90 nhà hàng được điều tra thì 95,2% cho rằng khi phát triển theo chuỗi giá trị du lịch thì sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng nói riêng và du lịch trên tuyến hành lang nói chung. Các cơ sở văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và cơ sở phục vụ du lịch khác bao gồm bể bơi, sân tenis, trung tâm thể thao, sân golf, massage, câu lạc bộ đêm, vũ trường, nhà hát, cinema... có tác dụng bổ trợ cho hoạt động du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và khuyến khích sự chi tiêu của du khách. Nhưng hiện nay, các khu vui chơi giải trí này của Bắc Giang số lượng cũng như chất lượng còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Các tuyến du lịch liên kết Tuyến du lịch mang tính quốc tế - Các tuyến du lịch quốc tế theo đường hàng không sân bay quốc tế từ Lạng Sơn qua Bắc Giang - Bắc Ninh đến sân bay quốc tế Nội Bài, kết nối với các thị trường quan trọng của Việt Nam và Hà Nội như Trung Quốc, các nước ASEAN. - Tuyến du lịch theo QL 1A Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn: Thu hút khách du lịch trong nước & quốc tế từ Hà Nội, các tỉnh phụ cận đến Bắc Giang, Bắc Ninh và khách quốc tế từ các cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Trung Quốc đến tham quan du lịch trong nước, theo đường bộ hoặc đường sắt liên vận quốc tế (Hà Nội - Trung Quốc, Hà Nội – Lào). Tuyến du lịch này cũng là một phần của tuyến xuyên Á. Tuyến du lịch quốc gia - Tuyến du lịch theo quốc lộ 1: Từ Lạng Sơn qua Bắc Giang, Bắc Ninh đến Hà Nội, tiếp tục đi về phía nam du khách sẽ được thưởng thức các danh thắng của Ninh Bình - Thanh Hóa như: Cúc Phương, Tam Cốc hoặc ngược chiều đi Lạng Sơn. - Tuyến theo quốc lộ 1B nối Lạng Sơn với Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội. - Tuyến du lịch theo quốc lộ 2: Từ Lạng Sơn qua Bắc Giang, Bắc Ninh đến Hà Nội và tiếp tục di chuyển du khách sẽ đến những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc - Phú Thọ. - Tuyến du lịch theo quốc lộ 3: Từ Lạng Sơn qua Bắc Giang, Bắc Ninh kết nối các điểm du lịch Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng. - Quốc lộ 5: Từ Lạng Sơn qua Bắc Giang, Bắc Ninh đến Hà Nội kết nối với các điểm du lịch của Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. - Tuyến du lịch theo quốc lộ 6: Phát triển du lịch về phía Tây Nam, từ Lạng Sơn qua Bắc Giang, Bắc Ninh đến Hà Nội kết nối với không gian du lịch phía Lương Sơn - Kim Bôi - Hòa Bình. - Tuyến du lịch theo quốc lộ 32: Từ Lạng Sơn qua Bắc Giang, Bắc Ninh đến Hà Nội qua các điểm du lịch của thị xã Sơn Tây và Ba Vì, kết nối với Phú Thọ (Đền Hùng). - Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và kết nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế. - Tuyến chạy từ Tây sang Đông, từ TP. Thái Nguyên và Tây Bắc đi qua TP.Bắc Giang theo tuyến QL 37 rồi tiếp tục qua Bắc Ninh đến Hà Nội. - Tuyến du lịch: Hành trình theo QL 279 Đồng Mỏ (Lạng Sơn) - An Châu (Sơn Động, Bắc Giang) - Hạ Long (Quảng Ninh): Giữ chân khách du lịch từ phía Bắc xuống, quá cảnh tại An Châu và tham quan một số điểm du lịch thuộc vùng Đông Bắc của tỉnh từ 1 - 3 ngày. 4. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và điều tra phỏng vấn chuyên sâu 16 chuyên gia và 91 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, tác giả khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Bắc Giang theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội như sau: Bảng 5. Ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp để phát triển tốt du lịch Bắc Giang theo tuyến hành lang Lạng Sơn - Hà Nội Các sản phẩm du lịch Tổng số phiếu thu về Tổng số ý kiến đồng thuận Tỷ lệ % đồng thuận Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phát triển du lịch. 16 16 100 Hợp tác, liên kết phát triển du lịch 16 16 100 Xây dựng chính sách để phát triển du lịch theo tuyến HLKT 16 16 100 Hình thành Hiệp hội du lịch 16 14 87,5 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2018 Bảng 6. Ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: Các giải pháp để phát triển du lịch liên kết của Bắc Giang dọc theo hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội Các sản phẩm du lịch Tổng số phiếu thu về Tổng số ý kiến đồng thuận Tỷ lệ % đồng thuận Các địa phương hợp tác liên kết để cho ra đời sản phẩm du lịch hấp dẫn 91 89 97,8 Hình thành Hiệp hội du lịch trên phạm vi 4 địa phương 91 80 87,9 XÃ HỘI Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 148 KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phát triển du lịch 91 91 100 Xây dựng chính sách để phát triển du lịch theo tuyến HLKT 91 86 94,5 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2018 Thứ nhất: Đầu tư cho phát triển du lịch Đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển du lịch, để phát triển du lịch Bắc Giang và các địa phương trên tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội có hiệu quả và bền vững thì cần phải vừa gia tăng vốn đầu tư cho phát triển du lịch vừa phải tiến hành đầu tư có trọng điểm và đồng bộ. Vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển du lịch được phân bổ theo từng giai đoạn, từng hạng mục, tuy nhiên so với tổng số vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của Bắc Giang nói riêng và trên tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội nói chung còn chưa đáng kể. Cần huy động tổng lực các nguồn vốn cho phát triển du lịch, cả vốn của nhà nước, vốn tư nhân, vốn FDI Xây dựng chính sách đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. - Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Có quy hoạch kêu gọi nguồn vốn FDI ít nhất 2 năm/lần, tổ chức Hội nghị kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi như Điều 15 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP về khuyến khích đầu tư trong nước; địa bàn ưu đãi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, và đặc biệt khó khăn, như Điều 16 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP và Nghị định số 35/2002/NĐ-CP và mức ưu đãi quy định tại Điều 18 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP. - Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đặc biệt là từ 3 nhà tài trợ lớn là Ngân hàng Phát triển Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Nguồn tài trợ này chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển du lịch các quốc lộ trong tỉnh; trục giao thông chính; hệ thống đường, cấp điện, cấp nước vào các khu, điểm du lịch quốc gia.. - Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các tổ chức khác: Tạo điều kiện, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, lữ hành, khu vui chơi giải trí theo quy hoạch phát triển du lịch của địa phương; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư toàn bộ hay tham gia đầu tư, hình thành các cơ sở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch dân lập, bán công phù hợp với xu hướng xã hội hoá đào tạo của ngành du lịch. Thứ hai: Hợp tác, liên kết phát triển du lịch Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch của Bắc Giang và các địa phương dọc theo tuyến HLKT phải có những chính sách cụ thể để phối hợp, liên kết để hình thành các tour du lịch kết nối các điểm du lịch, khai thác tối đa lợi thế tài nguyên du lịch của 4 địa phương, bao gồm tour du lịch nội địa, từ Hà Nội và vùng phụ cận lên du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn và đưa khách từ Lạng Sơn về du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội; nối tour cho khách quốc tế từ Hà Nội lên du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn; khai thác khách du lịch Trung Quốc, khách du lịch quốc tế đường bộ nối tour Trung Quốc - Việt Nam, khách du lịch đến từ các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc, các nước Châu Âu... Trước mắt, có thể xem xét xúc tiến mở tour từ Hà Nội đến một số điểm như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, Đình Thổ Hà, làng Vân, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, cây dã hương nghìn tuổi, khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, khu vực Tây Yên Tử... (Bắc Giang); khu du lịch Tam Thanh - Nhị Thanh, chợ đêm Đông Kinh, chùa Tiên, Mẫu Sơn... (Lạng Sơn) hình thành những "điểm nhấn" để thu hút khách du lịch trong, ngoài nước, mở đường cho hành trình du lịch từ Hà Nội tỏa đi Bắc Giang và Lạng Sơn. Như vậy, trước tiên Bắc Giang cần tích cực liên kết với hai địa phương Hà Nội và Bắc Ninh, Lạng Sơn để quảng bá, với mục đích để tên địa danh Bắc Giang có trong các tour trọng điểm, sau đó mạnh dạn liên kết quảng bá tour với các địa phương khác trong cả nước và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh Thứ ba: Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch Để liên kết phát triển du lịch giữa Bắc Giang và các địa phương trên tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội cần ưu tiên một số việc sau đây: Hoàn thiện tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn. Nhanh chóng xây dựng đường cao tốc từ Bắc Giang đi Lạng Sơn; Hoàn thiện các đoạn đường nối kết tuyến cao tốc với các diểm, khu du lịch dọc tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường kết nối đến các điểm du lịch hấp dẫn như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, làng văn hóa Đồng Cao Quy hoạch kết cấu hạ tầng: Cơ bản giữ nguyên tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe như hiện tại đồng thời đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, quy mô 4 làn xe. Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn theo tiêu chuẩn quốc tế khổ 1435mm. Thứ tư: Hình thành Hiệp hội du lịch trên phạm vi 4 địa phương Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật về kinh doanh dịch vụ, tạo bình ổn thị trường, nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên. Nhiệm vụ của Hiệp hội là hướng dẫn, tư vấn, cung cấp miễn phí thông tin về pháp lý, kinh tế, du lịch cho Hội viên, tổ chức các loại hình huấn luyện đào tạo nhằm giúp hội viên nâng cao kiến thức và năng lực kinh doanh; Tạo điều kiện mở rông kinh doanh cho các Hội viên bằng các hoạt động khảo sát xây dựng sản phẩm, phát triển thị trường trong và ngoài nước; các hoạt động xúc tiến du lịch như tổ chức tham gia sự kiện triển lãm, hội chợ, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế; Tổ chức các hoạt động như phát triển thị trường trong và ngoài nước, khảo sát xây dựng sản phẩm để hỗ trợ hội viên và phát huy tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các Hội viên nhằm phát triển kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật và tổ chức các hoạt động xã hội đóng góp vào sự phát triển chung của các địa phương và đất nước. P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 149 Để khuyến khích việc thành lập các Hiệp hội, chính quyền các địa phương cần hỗ trợ 15 - 20% kinh phí hoạt động của các Hiệp hội này. Thứ năm: Phát triển nhân lực du lịch có chất lượng cao Tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch. Xây dựng và ban hành khung trình độ nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch tương đương trong khu vực và quốc tế Các giải pháp này phải phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng để mang lại hiệu quả cao nhất giữa 3 chủ thể: - Nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm) chịu trách nhiệm ban hành đường lối, chủ trương phát triển; ban hành và tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách phát triển du lịch và có trách nhiệm đứng ra thúc đẩy việc liên kết giữa các doanh nghiệp để phát triển du lịch theo tuyến HLKT. - Doanh nghiệp: Với tư các là các tổ chức hay đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch phải căn cứ vào luật pháp, chính sách của nhà nước để chủ động trong việc phối kết hợp, liên kết tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của du khách. - Người dân: Có trách nhiệm hưởng ứng, ủng hộ chủ trương phát triển du lịch, luật pháp, chính sách đối với phát triển du lịch theo tuyến HLKT trên tinh thần tự giác, thân thiện và cùng nhau thúc đẩy du lịch phát triển. 5. KẾT LUẬN Bắc Giang là một tỉnh giàu tiềm năng du lịch, con người hiền hòa mến khách, lại nằm gần các địa bàn phát triển mạnh về du lịch, phát triển du lịch chính là một hướng đi tất yếu của nền kinh tế. Với mục tiêu phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, gắn phát triển du lịch với chương trình xóa đói, giảm nghèo, Bắc Giang cần phát huy hết những lợi thế về tài nguyên du lịch và học hỏi kinh nghiệm của những tỉnh lân cận đã phát triển mạnh về du lịch, thiết lập những tour du lịch liên vùng, những điểm đến ấn tượng để giữ chân du khách.... Chính vì vậy, liên kết để phát triển du lịch là một hướng đi mới cho du lịch Bắc Giang - một tỉnh giàu tiềm năng phát triển du lịch, vị trí địa lý thuận lợi, nhưng chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Nếu khai thác đúng hướng, với những chính sách, biện pháp hợp lí, chắc chắn du lịch Bắc Giang sẽ có nhiều khởi sắc. Bắc Giang sẽ không còn là “vùng trũng” về du lịch của cả nước. Du khách sẽ không ngày ngày đi qua Bắc Giang để đến với tỉnh khác nữa./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007. Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020. [2]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011. Đề án Hành lang kinh tế Lạng Sơn, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Mộc Bài. [3]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014. Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài. [4]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014. Báo cáo đề án “Phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. [5]. Tổ nghiên cứu Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, Trung Quốc, 2008. Phát triển và vận hành Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapo, Quảng Tây. [6]. Tổng cục Du lịch, 2011. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội. [7]. Tổng cục Thống kê, 2010-2016. Niên giám thống kê Hà Nội. NXB Thống kê, Hà Nội. [8]. Tổng cục Thống kê, 2010-2016. Niên giám thống kê Bắc Giang. NXB Thống kê, Hà Nội. [9]. Tổng cục Thống kê, 2010-2016. Niên giám thống kê Lạng Sơn. NXB Thống kê, Hà Nội. [10].Tổng cục Thống kê, 2010-2016. Niên giám thống kê Bắc Ninh. NXB Thống kê, Hà Nội. [11]. UBND Bắc Giang, 2011. Quy hoạch ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [12]. Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011. Đề án quy hoạch phát triển HL Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài tham gia hành lang Xuyên Á Nam Ninh - Singapore. [13]. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2013. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. [14]. Hồ Nguyệt Yến, Đỗ Thị Liên Vân, 2016. Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, tr 16-44. [15]. dia-diem-du-lich-o-Bac-Giang-hap-dan-va-thu-vi-nhat (truy cập ngày 25/12/2016) [16] (truy cập ngày 02/3/2018) [17]. trien-du-lich-ha-noi-bac-giang-lang-son-qua-cac-hoat-dong-le-hoi-54.html (truy cập ngày 8/4/2018) AUTHORS INFORMATION Le Thu Huong1, Nguyen Thi Ngoc Anh1, Tran Quoc Hung1, Nguyen Van Truong2 1Faculty of Tourism, Hanoi University of Industry 2Faculty of Fundamental Science, Hanoi University of Industry

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_tinh_bac_giang_theo_hanh_lang_kinh_te_lan.pdf
Tài liệu liên quan