KẾT LUẬN
Huyện Tịnh Biên là một đơn vị hành
chánh có tiềm năng du lịch dồi dào của tỉnh An
Giang với hệ thống đồi núi nằm trong dãy Thất
Sơn, sự hình thành và phát triển khu kinh tế cửa
khẩu và tiềm năng phát triển du lịch tâm linh, du
lịch sinh thái từ khu du lịch núi Cấm, rừng tràm
Trà Sư, kết hợp với đặc trưng địa hình đồi núi
thấp, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, cảnh quan đẹp và
các công trình, lễ hội tôn giáo.
Hiện nay xã hội đang ngày càng phát
triển, nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng
của người dân ngày càng được nâng cao. Do đó,
muốn thu hút được du khách đến tham quan,
làm du lịch huyện Tịnh Biên ngày càng phát
triển chúng ta cần có những quy hoạch, phương
án phát triển cụ thể, nâng cấp các dịch vụ phục
vụ trong du lịch, hoàn thiện các dịch vụ hiện có
tại các khu điểm du lịch nhằm làm hài lòng du
khách đến tham quan.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch Tịnh Biên, tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
103
Phát triển du lịch Tịnh Biên...
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG
Trương Trung Nam*, Vòng Thình Nam**
TÓM TẮT
Tịnh Biên là một trong bốn vùng trọng điểm du lịch của tỉnh An Giang với địa hình đồi núi, hệ
thống sinh thái rừng đa dạng và phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, đặc biệt khí hậu của Núi
Cấm mát mẻ quanh nĕm. Các công trình kiến trúc trên núi Cấm gồm chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn,
tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm có những điểm nhấn đặc thùNgoài ra núi Cấm còn gắn với nhiều
giai thoại huyền thoại kỳ bí theo dòng thời gian của lịch sử còn tương truyền đến ngày nay. Mặc dù
có lợi thế tự nhiên và nhiều điều kỳ bínhưng đến nay khả nĕng phát triển du lịch của vùng vẫn còn
rất hạn chế. Bài viết này dùng phương pháp thống kê, tham khảo ý kiến chuyên gia để phân tích chỉ
rõ những tiềm nĕng du lịch ở Tịnh Biên, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững du lịch
Tịnh Biên.
Từ khóa: Du lịch Tịnh Biên; Du lịch An Giang; Phát triển du lịch; tiềm nĕng du lịch
TOURISM DEVELOPMENT IN TINH BIEN AND AN GIANG PROVINCE
Tinh Bien is one of the four key tourist areas of An Giang province with hilly terrain, diversified
and diverse forest ecological system, unique natural landscape. Especially, the climate of Cam
Mountain is cool all year round. The architectural works on Cam mountain include Van Linh pagoda,
Phat Lon pagoda, Maitreya Buddha image, Thuy Liem lake has specific highlightsIn addition, Cam
Mountain is also associated with many mysterious myths from the time of history. Although there are
natural advantages and many mysteries, but up to now the tourism development of the region is still
very limited. This article uses statistical methods, consult experts to analyze the tourism potentials
in Tinh Bien, thereby suggesting some solutions for sustainable development of Tinh Bien tourism.
Keywords: Tinh Bien tourism; An Giang tourism, tourism development; tourism potential
*Học viên cao học trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
** Tiến sĩ, Giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
1. GIỚI THIỆU
Trong những nĕm gần đây du lịch tâm linh
và du lịch sinh thái đang ngày càng trở nên gần
gũi hơn với du khách và đã trở thành xu thế lựa
chọn của rất nhiều du khách du lịch vì những
ưu thế như sự có trách nhiệm với môi trường
tự nhiên, sự gắn với vĕn hóa bản địa và có sự
tham gia của cộng đồng. Với những ưu thế đó
các công ty lữ hành đang hướng đến khai thác
nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái,
hành hương, khám phá của du khách.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa với những lợi thế về thảm thực
vật, khí hậu, sinh vật, thổ nhưỡng, thủy vĕn đã
hình thành nên những hệ sinh thái đặc trưng
kết hợp với những giá trị vĕn hóa, lịch sử, công
trình kiến trúc nổi bật là những tiềm nĕng thuận
lợi để phát triển du lịch tâm linh và du lịch sinh
thái. Phát triển du lịch vĕn hóa tâm linh và du
lịch sinh thái ngoài mang lại các lợi ích kinh tế
- xã hội – vĕn hóa cho nơi đến, còn giúp những
người thực hiện chuyến du lịch hướng tinh thần
của mình lên cao trong việc tìm kiếm mục đích
cao cả và những giá trị có khả nĕng nâng cao
phẩm giá cho cuộc sống và bản thân họ nếu sự
phát triển du lịch diễn ra đúng hướng.
An Giang là tỉnh đầu nguồn của vùng châu
thổ sông Cửu Long, nơi dòng Mekong chia làm
2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, là tỉnh duy
nhất có núi rừng giữa đồng bằng. Tịnh Biên
104
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
được thiên nhiên ưu đãi với địa hình bán sơn địa
khá phức tạp, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng
xen lẫn với rừng, cảnh quan môi trường thoáng
đãng, trong lành có nhiều danh lam thắng cảnh
nổi tiếng và những di tích vĕn hóa, lịch sử đáp
ứng đầy đủ điều kiện để phát triển du lịch.
Huyện Tịnh Biên có diện tích tự nhiên
354,679 km2, chiếm 10,03% so với tổng diện
tích toàn tỉnh. Huyện Tịnh Biên có 30.528 hộ
dân với 122.019 người, trong đó dân tộc Kinh
85.693 người, dân tộc Khmer 35.922 người và
dân tộc Hoa 404 người. Huyện Tịnh Biên có dân
số người Khmer tương đối lớn, tập trung nhiều
ở những xã An Cư, Tân Lợi, An Hảo, Vĕn Giáo,
Vĩnh Trung....
Với những tiềm nĕng và lợi thế sẵn có, du
lịch Tịnh Biên đang dần được du khách khắp
mọi nơi biết đến thông qua những điểm du lịch
nổi tiếng của huyện như: Lâm viên núi Cấm,
rừng tràm Trà Sư, khu du lịch núi Két, Miếu
Bà Chúa xứ Bàu Mướp, lễ hội đua bò Bảy Núi
diễn ra luân phiên hàng nĕm tại 2 huyện Tri Tôn
và Tịnh BiênTrên con đường ngày càng phát
triển, du lịch Tịnh Biên cũng có những thay đổi
mới, mang lại những ưu điểm, lợi thế cho du
lịch địa phương.
Thực hiện Quyết định số 2473/QĐ-TTg
ngày 30-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ về
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
nĕm 2020, tầm nhìn đến nĕm 2030”1, Kế hoạch
03/KH-UBND ngày 20/01/2014 của UBND
tỉnh về “Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa
bàn tỉnh đến nĕm 2015 và định hướng đến nĕm
2020”2. Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày
01/7/2014 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể
1 Thủ tướng Chính phủ, 2011, “Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến nĕm 2020, tầm nhìn
đến nĕm 2030”, Quyết định số 2473/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 12 nĕm 2011, Hà Nội.
2 UBND tỉnh An Giang, 2011, “Đẩy mạnh phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến nĕm 2015 và
định hướng đến nĕm 2020”, kế hoạch số 03/
KH-UBND ngày 20/01/2014.
phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ nĕm
2014 đến nĕm 2020 và tầm nhìn đến nĕm 2030”.
Tịnh Biên có những chủ trương, chính sách đầu
tư đúng mức, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp,
cụ thể, tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy tốc
độ phát triển du lịch Tịnh Biên theo hướng tích
cực, có trách nhiệm, có trọng tâm với phương
châm “thân thiện, an toàn và hiệu quả”, tạo điều
kiện tốt nhất để du lịch Tịnh Biên tiến kịp các
địa phương trong khu vực, là một trong những
trung tâm du lịch trọng điểm trong chiến lược
phát triển du lịch của tỉnh và cả nước đến nĕm
2020, tầm nhìn đến nĕm 2030.
Tuy nhiên, trên thực tế sự phát triển du
lịch ở Tịnh Biên hiện nay còn nhiều khó khĕn,
hạn chế. Nhiều tiềm nĕng du lịch chưa được đầu
tư khai thác, các sản phẩm du lịch còn nghèo
nàn đơn điệu. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm
phân tích các tiềm nĕng du lịch của Tịnh Biên
để đề ra các giải pháp phát triển du lịch ở Tịnh
Biên xứng đáng là địa bàn trọng điểm du lịch
của tỉnh An Giang.
2. TIỀM NĔNG DU LỊCH TỊNH BIÊN
2.1. Tài nguyên du lịch của huyện
Tịnh Biên
Huyện có lợi thế và tiềm nĕng rất lớn để
phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch thông qua
cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và tuyến Quốc lộ
91, Quốc lộ số 1 chạy ngang qua địa bàn. Đây là
cầu nối giao thương quan trọng nối huyện Tịnh
Biên với vùng đồng bằng sông Cửu Long và các
nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tịnh Biên là huyện biên giới, dân tộc và
có nhiều đồi núi với nhiều danh lam thắng cảnh
đẹp, nằm trong quần thể khu du lịch nổi tiếng
của tỉnh An Giang suốt nhiều nĕm qua, Tịnh
Biên không chỉ được tỉnh đánh giá xác định là
địa bàn chiến lược về quốc phòng, là cửa ngõ
một cĕn cứ địa về phòng thủ, bảo vệ vững chắc
tuyến đầu biên giới mà Tịnh Biên còn có điều
kiện thuận lợi về phát triển giao thương mua
bán ở biên giới, đặc biệt là có tiềm nĕng khá
lớn về lĩnh vực hoạt động du lịch. Với vị thế
105
Phát triển du lịch Tịnh Biên...
của mình, Tịnh Biên đóng vai trò rất quan trọng
trong việc kết nối du lịch với các nước tiểu vùng
sông Mekong.
Tài nguyên nhân vĕn trên địa bàn huyện
Tịnh Biên có 01 khu di tích lịch sử cấp quốc
gia là chùa Hòa Thạnh; cụm di tích lịch sử cách
mạng và danh thắng được công nhận cấp tỉnh
bao gồm: Cĕn hầm bí mật Vĕn phòng Huyện
ủy, Chốt thép Nhơn Hưng, chùa Phước Điền,
chùa Thới Sơn, đình Thới Sơn, tượng Đài chiến
thắng Dốc Bà Đắc và Miễu Bà Chúa Xứ Bàu
Mướp. Ngoài ra, chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn,
tượng phật Di Lạc, những nơi thờ tự lâu đời,
Cửu Trùng đài, chùa Khmer là những công trình
kiến trúc độc đáo.
- Các di tích, thắng cảnh:
+ Khu du lịch Lâm Viên – Núi Cấm. Núi
Cấm còn gọi là Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao
nhất của vùng Thất Sơn hùng vĩ. Đây là điểm
đến thú vị cho du khách, có tượng Phật Di Lặc
khổng lồ ngồi trên đỉnh lớn nhất Đông Nam Á
(cao 33,6 m), chùa Vạn Linh, Thiền viện chùa
Phật Lớn. Ngoài những công trình kiến trúc độc
đáo, cùng các điểm tham quan thú vị như hồ,
suối, hang động, rừng nguyên sinh, còn có cáp
treo chiều dài 3,5km, một loại hình vận chuyển
hiện đại cho du khách tham quan núi Cấm. Đây
là hệ thống cáp treo đầu tiên của đồng bằng sông
Cửu Long.
+ Chùa Hòa Thạnh: Chùa được xây vào
khoảng thế kỷ XIX hiện còn bảo tồn nhiều pho
tượng cổ có giá trị nghệ thuật. Chùa đã được công
nhận là Di tích lịch sử - vĕn hóa cấp quốc gia.
+ Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp: Ngôi
miễu do Phật thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên,
1807 – 1856) và các tín đồ dựng lên giữa thế
kỷ XIX, để cho người dân đi khai hoang có
nơi thờ cúng, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm
linh. Ngày 16 tháng 10 nĕm 2012, UBND tỉnh
An Giang đã ban hành Quyết định số 1814/
QĐ-UBND công nhận Miễu Bà Chúa Xứ Bàu
Mướp là di tích “lịch sử và danh lam thắng
cảnh”, cấp tỉnh và lễ đón nhận được tổ chức
vào sáng ngày 28 tháng 11 nĕm 20121.
+ Rừng Tràm Trà Sư: Có diện tích gần
850 ha, nơi đây là nơi sống nhiều loài động vật
và thực vật, có những loài được ghi vào sách Đỏ
Việt Nam.
+ Khu du lịch Núi Két (hay còn gọi là Anh
Vũ Sơn) cao 225m, chu vi hơn 1.100m. Được
gọi là núi Két vì gần trên đỉnh có một tảng đá
khổng lồ nằm nhô ra, theo sự mường tượng của
nhiều người, nó có hình dạng như đầu một con
chim két.
+ Cĕn hầm bí mật Vĕn phòng Huyện ủy:
Tọa lạc tại ấp Đông Hưng, xã Nhơn Hưng từng
là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng trong thời kỳ
chống Mỹ cứu nước.
+ Chốt thép Nhơn Hưng: Đây là khu vực
đồn (còn có tên gọi đồn Cây Mít) do Pháp xây
dựng và Mỹ tiếp tục sử dụng. Khi xảy ra chiến
tranh biên giới Tây Nam, quân và nhân dân Nhơn
Hưng sử dụng nơi đây lập chốt chống lại Pôn
Pốt, được vinh danh “Chốt thép thành đồng”.
Ngày 27/3/2015 “Chốt thép Nhơn Hưng” được
UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh.
+ Chùa Phước Điền: Nĕm 1850 – 1851,
Phật thầy Tây An dẫn dắt tín đồ khai hoang dưới
chân Núi Két, lập hai làng Hưng Thới và Xuân
Sơn (nay là xã Thới Sơn). Cơ sở đầu tiên tại đây
gọi là Trại ruộng, sau này tín đồ xây thành chùa
Phước Điền.
+ Chùa Thới Sơn: Tọa lạc tại khu vực Núi
Két, thuộc xã Thới Sơn. Đây là một ngôi chùa
thờ Tam bảo của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và
là một di tích lịch sử cách mạng của tỉnh. Đình
Thới Sơn : Tọa lạc gần khu vực Núi Két, thuộc
xã Thới Sơn. Đây là một ngôi đình thờ thần
Thành hoàng của làng Xuân Sơn và Hưng Thới
xưa (nay là Thới Sơn) và là một di tích lịch sử
cách mạng.
1 UBND tỉnh An Giang, 2012, “Quyết định công
nhận Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp là di tích
lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh”,
Quyết định số 1814/QĐ-UBND ngày 28 tháng
11 nĕm 2012.
106
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
+ Núi Trà Sư cao 146m và nằm dọc theo
Quốc lộ 91 (đoạn thuộc thị trấn Nhà Bàng). Có
nhiều đường lên núi, đối diện với Cửu Trùng Đài.
+ Ngoài ra còn có 29 chùa Khmer. Chùa
Khmer ngoài chức nĕng thỏa mãn nhu cầu sinh
hoạt tôn giáo, một công trình nghệ thuật kiến
trúc có giá trị, góp phần làm phong phú kho tàng
vĕn hóa của dân tộc.
- Có nhiều Lễ hội vĕn hóa như: Lễ hội vĕn
hóa truyền thống huyện Tịnh Biên anh hùng; Lễ
hội Bà Chúa Xứ Chùa Bàu Mướp; Ngày Hội Vĕn
hóa Khmer tỉnh An Giang; Lễ Hội đua bò Bảy
Núi truyền thống; Tết Chol Chhnam Thmay của
đồng bào dân tộc Khmer vào trung tuần tháng 4
dương lịch; Lễ Dolta.
- Các hồ: Còn có các hồ như hồ Ô Tức Xa
rộng 11 ha, nằm dưới chân núi Cấm thuộc ấp
Xoài Chek, xã An Cư, huyện Tịnh Biên có đỉnh
đập 6,5m với trữ lượng nước trên 600.000 m3.
- Ẩm thực: Tịnh Biên còn có các sản phẩm
là đặc sản ở nơi đây: lúa thơm Nàng Nhen, sản
phẩm dệt của đồng bào dân tộc Khmer, đường
thốt nốt. Có các làng nghề nổi tiếng (làng dệt thổ
cẩm Khmer Vĕn Giáo, làng ghề sản xuất đường
Thốt Nốt). Huyện còn có nhiều món ĕn ngon
mang đặc trưng ẩm thực vùng Nam Bộ, những
món ĕn được người dân chế biến chủ yếu từ sản
phẩm nông nghiệp với các món ĕn nổi tiếng như
: bánh xèo rau rừng Núi Cấm, bò xào lá vang,
bánh canh Vĩnh Trung. Các loại tài nguyên này
phục vụ rất tốt cho việc phát triển các sản phẩm
phục vụ du lịch.
2.2. Vị trị địa lý và mạng lưới giao thông
Phía Đông Bắc Tịnh Biên giáp thành phố
Châu Đốc, phía Đông giáp huyện Châu Phú,
phía Nam giáp huyện Tri Tôn, Đông Nam giáp
huyện Châu Thành, Tây Bắc giáp Campuchia.
Huyện Tịnh Biên có 12/13 xã, thị trấn được Ủy
ban Dân tộc miền núi công nhận là xã vùng núi
(trừ xã Tân Lập) và có 4 xã, thị trấn giáp biên
giới Campuchia là An Nông, An Phú, Nhơn
Hưng và thị trấn Tịnh Biên.
Tịnh Biên có các đường bộ đi các nơi: Quốc
lộ 91 nối xuyên qua Quốc lộ 2 của Campuchia,
tỉnh lộ 948 đi từ Nhà Bàng – Tri Tôn, tỉnh lộ
55A đi từ thị trấn Tịnh Biên – Châu Đốc, đường
N1 đi từ thị trấn Tịnh Biên – Hà Tiên.
Huyện Tịnh Biên có đường biên giới chung
với Vương quốc Campuchia dài gần 20km nên
có lợi thế và tiềm nĕng rất lớn để phát triển kinh
tế cửa khẩu, du lịch thông qua cửa khẩu quốc tế
Tịnh Biên và tuyến quốc lộ 91, quốc lộ N1 chạy
ngang quan địa bàn.
Mạng lưới giao thông vận tải được coi là
mạch máu của nền kinh tế quốc dân. Tịnh Biên
có địa thế trọng yếu về giao thông thủy bộ, là
đầu mối giao thông kết nối qua 2 tuyến quốc
lộ 91 và quốc lộ N1, các tuyến nối từ nội địa
ra biên giới, gắn kết với các trung tâm lớn như
thành phố Châu Đốc, thị xã Hà Tiên với Vương
quốc Campuchia qua quốc lộ 2, cách thủ đô
Phnômpênh 128 km, cách thàn phố Long Xuyên
71 km, cách thành phố Châu Đốc 17 km, cách
thị xã Hà Tiên 60 km (đường bộ và đường
thủy). Đây là cửa ngõ giao thông thuận lợi cho
cả vùng đồng bằng sông Cửu Long để tiếp cận
thị trường Vương quốc Campuchia và các nước
trong khu vực. Nhìn chung, mạng lưới giao
thông trong vùng cần có sự đầu tư, quan tâm
nâng cấp, tạo sự thông thoáng cho hoạt động di
chuyển của du khách đến các tuyến, địa điểm
du lịch trong vùng.
3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HUYỆN TỊNH BIÊN
3.1. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất -
kỹ thuật phục vụ du lịch
Bên cạnh đó con đường huyết mạch về du
lịch Đường tỉnh lộ 948 cũng được triển khai bồi
thường mở rộng và chuẩn bị triển khai thi công,
từ đó tạo sự liên kết giữa các khu, điểm du lịch
gắn kết với nhau.
Hiện nay Công ty cổ phần Sao Mai vào
đầu tư khai thác 159ha/845ha với tổng kinh phí
19,1 tỷ đồng, khu vực Rừng tràm Trà sư. Khu
du lịch sinh thái Sao Mai Trà Sư đang khai thác
và đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch
107
Phát triển du lịch Tịnh Biên...
mùa nước nổi lượng khách tĕng so với cùng kỳ
nĕm trước. Khu du lịch sinh thái Thành đô An
Giang hiện đang đầu tư khai thác với quy mô
diên tích 159.9 ha, do công ty TNHH một thành
viên Thành Đô An Giang làm chủ đầu tư.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch
ở Tịnh Biên đã và đang phát triển, tính đến nĕm
2018 Tịnh Biên có khoảng 144 cơ sở lưu trú và
chỉ có 1 Resort Sang Như Ngọc được sếp vào
loại sao1.
3.2. Thực trạng khách du lịch trong
nước và ngoài nước đến Tịnh Biên
Trong những nĕm qua, hoạt động du lịch
ở Tịnh Biên có những chuyển biến tích cực, góp
phần thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong
và ngoài nước. Nhìn chung, tổng lượng khách du
lịch đến Tịnh Biên tĕng khá nhanh, tốc độ tĕng
bình quân giai đoạn 2015 – 2018 tĕng 6,04%/
nĕm, trong đó khách nội địa tĕng 5,97%/nĕm, khách
quốc tế tĕng 24,14%/nĕm (xem Bảng 1)
1 Trung tâm hạ tầng kỹ thuật huyện Tịnh Biên,
“Báo cáo Sơ kết 02 nĕm triển khai Chương
trình hành động số 59/CTr-UBND ngày
13/02/2017 về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh
An Giang”.
2 Chi Cục Thống kê huyện Tịnh Biên - Niên
giám thống kê nĕm 2015, 2016, 2017, 2018,
6/2019.
Bảng 1: Khách du lịch đến Tịnh Biên
Đơn vị: Lượt người
2015 2016 2017 2018
Khách trong nước 2.931.764 3.591.254 3.730.404 3.414.338
Khách quốc tế 10.245 14.432 19.594 18.770
Tổng số 2.942.009 3.605.686 3.749.998 3.433.108
(Nguồn: chi cục thống kê huyện Tịnh Biên, [1])
Mặc dù lượng khách du lịch đến Tịnh
Biên tĕng đáng kể, nhưng chủ yếu vẫn là khách
nội địa đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khách quốc tế
còn chiếm tỉ lệ thấp (dưới 10%) và có xu hướng
giảm do tốc độ tĕng chậm hơn so với khách nội
địa (nĕm 2015 đạt 0,35% nhưng nĕm 2018 tuy
có tĕng nhưng cũng chỉ gần 0,55%).
3.3. Thực trạng về hoạt động của dịch
vụ du lịch và du khách
Theo thống kê nĕm 2016, hiện có 32 khách
sạn với 384 phòng, 53 nhà trọ với 735 phòng.
Trục Quốc lộ 91 phát triển dịch vụ phục vụ du
khách : Nhà Bàng có 7 cơ sở, An Phú có 21 cơ
sở, thị trấn Tịnh Biên có 22 cơ sở kinh doanh ĕn
uống, xã Nhơn Hưng 2 cơ sở. Nĕm 2018, chợ
Biên giới Tịnh Biên thu hút một lượng khách
đến mua sắm tuy giảm 42,6% so với cùng kỳ
nĕm 2017 nhưng doanh thu chỉ giảm 9,9%
(doanh thu nĕm 2017 đạt khoảng 136 tỷ đồng,
nĕm 2018 đạt khoảng 123 tỷ đồng)2.
Tuyến du lịch quan trọng của Tịnh Biên
kết nối khoảng 5 điểm du lịch chính là Miễu Bà
Bàu Mướp – Khu du lịch Núi Két – Rừng Tràm
Trà Sư – Khu du lịch Núi Cấm – Chợ Biên giới
Tịnh Biên. Trong đó, nổi bật là Núi Cấm trong
những nĕm gần đây, lượng khách du lịch đến
Núi Cấm tĕng dần nhưng chủ yếu là khách du
lịch nội địa (khách ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long và Đông Nam Bộ) và một lượng
khách quốc tế tuy nhỏ nhưng không kém phần
quan trọng. Nhìn chung, thời gian lưu trú của
khách du lịch không đáng kể. Lượng khách du
lịch của huyện phần lớn gắn liền với các lễ hội
và chủ yếu là các tour du lịch trong ngày hay chỉ
là điểm dừng chân tham quan mua sắm
3.4. Kết quả kinh doanh du lịch tại
Tịnh Biên
Cùng với sự gia tĕng lượng khách, hoạt
động kinh doanh du lịch của huyện Tịnh Biên
cũng đạt được những kết quả đáng kể. Doanh
thu từ du lịch của Tịnh Biên tĕng mạnh nhưng
108
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
không đồng đều giữa các điểm du lịch. Trong
nĕm 2018, doanh thu du lịch Tịnh Biên đạt
khoảng 344 tỷ đồng, tĕng 4,2% so với cùng kỳ
nĕm 2017.
Từ kết quả doanh thu bảng 2 cho thấy
doanh thu từ phục vụ mua sắm tại chợ Biên
giới Tịnh Biên và miễu Bà Bàu Mướp là đạt
doanh thu cao nhất, doanh thu từ các điểm du
lịch còn lại còn chiếm tỉ trọng thấp và hiệu quả
không cao.
Bảng 2: Doanh thu du lịch các điểm du lịch của Tịnh Biên
STT Các khu, điểm tham quan du lịch Tịnh Biên
DOANH THU (ngàn đồng)
Nĕm 2016 Nĕm 2017 Nĕm 2018
6 tháng
đầu nĕm
2019
1 BQL Khu du lịch núi Cấm 14.000.000 16.648.587 13.522.984 7.904.580
2 Cáp treo núi Cấm 55.777.310 62.627.340 73.015.060 46.709.432
3 Miễu Bà Bàu Mướp 51.413.020 105.443.410 123.563.130 89.520.660
4 Rừng Tràm Trà Sư 4.217.490 8.196.672 10.102.581 9.046.309
5 Khu du lịch núi Két 718.815 826.925 954.425 545.450
6 Chợ Biên Giới Tịnh Biên 145.571.000 136.183.000 122.669.000 58.213.000
(Nguồn: chi cục thống kê huyện Tịnh Biên, [1])
3.5. Những hạn chế, khó khĕn
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng
kể, nhưng sự phát triển du lịch Tịnh Biên cũng
còn nhiều khó khĕn, hạn chế và đang đặt ra
không ít vấn đề cần giải quyết.
Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, các
dịch vụ phụ trợ phục vụ du lịch chưa đáp ứng
nhu cầu và hấp dẫn khách du lịch, mời gọi đầu
tư phát triển du lịch.Việc đầu tư cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật ở các khu, điểm du lịch
khá cao nhưng vẫn chưa mang lại như mong đợi
còn nhiều hạn chế.
Việc tổ chức các hoạt động du lịch vẫn
còn khiêm tốn, kém hiệu quả chưa tạo được
sự hỗ trợ mạnh cho phát triển du lịch. Còn “tư
duy” làm du lịch theo thời vụ, chỉ tập trung vào
dịp mùa vía Bà (mùa xuân) và mùa nước nổi
(mùa thu).
Lượng khách chưa nhiều so với tiềm nĕng,
chủ yếu khách vùng lân cận, hằng nĕm dịch vụ
du lịch thu hút khoảng 4 triệu lượt khách tham
quan và mua sắm. Đặc biệt, trong những nĕm
gần đây lượng khách du lịch đến Bảy Núi cũng
tĕng dần nhưng chủ yếu là khách du lịch nội địa.
Chưa có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng,
sản phẩm du lịch là một nguồn thu quan trọng
trong hoạt động du lịch. Thực tế, các sản phẩm
du lịch của vùng vẫn chưa đa dạng, phong phú,
chưa có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm.
Công tác bảo vệ môi trường chưa được
chú trọng, ở những khu vực dân cư tập trung
đông như chợ trung tâm xã, thị tứ, khu dân cư
tập trung, thị trấn.
Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu
không chỉ tính ở huyện mà cả tỉnh An Giang, thậm
chí cả nước.
Các công trình đã nghiên cứu về phát triển
du lịch của huyện như Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch theo từng giai đoạn và một số công
trình nghiên cứu khác có liên quan đến phát
triển du lịch của vùng chưa đi sâu vào nghiên
cứu một cách hệ thống, chưa khảo sát, đánh giá
một cách đầy đủ về thực trạng du lịch của vùng.
Việc kết nối tuyến du lịch liên hoàn giữa
các vùng lân cận còn hạn chế, khách du lịch đến
với vùng chủ yếu là khách nội địa, du lịch tín
ngưỡng tâm linh, chỉ dừng lại ở việc lễ bái, vãng
cảnh, thời gian lưu trú không đáng kể.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn
nhiều bất cập, chồng chéo, nhiều vướng mắc vẫn
109
Phát triển du lịch Tịnh Biên...
chưa được giải quyết thỏa đáng, các doanh nghiệp
chưa sẵn sàng tham gia các dịch vụ du lịch.
Ngoài ra, hoạt động du lịch chưa chuyên
nghiệp, bên cạnh đó chương trình quảng bá chủ
yếu là trong nước, không có quảng cáo ở nước
ngoài. Hành lang pháp lý của ngành du lịch
chưa hoàn thiện. Nhìn chung, nhiều loại hình du
lịch ở đây chưa được đầu tư khai thác một cách
bài bản và đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu
quả. Hoạt động du lịch ở đây còn tự phát và tiềm
ẩn nhiều nguy cơ: mất an toàn, môi trường bị
suy thoái
4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HUYỆN TỊNH BIÊN
4.1. Nhóm các giải pháp thu hút khách
du lịch
Sự đặc biệt không gian sống của cư dân:
Không gian sống của cư sân địa phương quyết
định sự “ở lại” hay “đi qua” của khách du lịch,
vì những cảm nhận ban đầu về không gian sống
của cư dân sẽ gợi ý khách du lịch tiếp tục khám
phá những tiềm ẩn
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Thiết kế
đa dạng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu cho
khách du lịch. Chương trình du lịch giữ chân
khách hàng : Gợi ý cho khách hàng nhiều lựa
chọn khi đến Bảy Núi tham quan, có thể kết hợp
việc nghỉ dưỡng dài ngày, khách tham quan đến
Bảy Núi có thể tham quan nhiều địa điểm khác
nhau trong nhiều ngày với nhiều chương trình
khác nhau.
Tạo ra sản phẩm du lịch mới gắn liền với
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng: Lợi thế của vùng
vừa có núi, rừng, đồng bằng, đây là điều kiện
thuận lợi để phát triển nhiều loại hình dịch vụ.
Khắc phục tính thời vụ, thay đổi tư duy làm du
lịc : Chỉ cần làm một mùa rồi ngồi ĕn một nĕm,
chỉ cần một chỗ làm trung tâm là đủ, cần nghiên
cứu quy hoạch tổng thể để tạo các loại hình du
lịch đan xen nhau (du lịch sinh thái, du lịch tâm
linh, du lịch khám phá). Hoạt động du lịch gắn
liền với việc bảo vệ môi trường: Môi trường tự
nhiên là điều kiện tiên quyết cho việc thu hút
khách tham quan đến với mỗi địa phương.
4.2. Nhóm các giải pháp nâng cao hình
ảnh địa phương
Khảo sát lại hiện trạng quản lý và kinh
doanh dịch vụ du lịch: Phải khảo sát đánh giá
lại hiện trạng kinh doanh dịch vụ du lịch của
các đơn vị hiện tại, từ đó thấy được những ưu
điểm cũng như những bất cập trong hoạt động
khai thác.
Quảng bá hình ảnh địa phương: Tận dụng
lợi thế công nghệ thông tin quảng bá hình ảnh
đến công chúng, theo đó những hình ảnh về điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng
phải được truyền tải đến công chúng thông qua
phương tiện internet, báo chí, các phóng sự.
Tổ chức mạng lưới giao thông thuận
tiện: Mạng lưới giao thông thuận tiện là kênh
đưa khách du lịch đến với Bảy Núi một cách dễ
dàng nhất.
4.3. Nhóm các giải pháp đầu tư xây
dựng hạ tầng và cơ sở vật chất
Kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế
nhằm khai thác và phát triển hệ thống khách sạn,
công trình dịch vụ du lịch đã được quy hoạch tại
các tuyến điểm du lịch; đầu tư mở rộng các loại
hình vui chơi giải trí hiện tại và xây dựng các
điểm mới.
Khuyến khích và có chính sách cơ chế
thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân khi đầu tư
vào du lịch của vùng; chủ động bố trí ngân sách
4.4. Nhóm các giải pháp về quản lý hoạt
động du lịch
Chính sách thu hút đầu tư kinh doanh dịch
vụ du lịch: UBND cấp tỉnh xây dựng chính sách
phát triển du lịch phù hợp với sự phát triển kinh
tế - xã hội địa phương.
Nâng cao vai trò quản lý của cơ quan nhà
nước về du lịch, kinh tế hạ tầng: Địa phương
phải có những cán bộ chuyên trách quản lý hoạt
động kinh doanh dịch vụ du lịch.
Với địa hình bán sơn địa khá phức tạp,
vừa có đồi núi vừa có đồng bằng, mang sắc thái
đặc biệt, vùng Bảy Núi hoàn toàn có được thế
110
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
mạnh trong việc phát triển du lịch bền vững, tạo
việc làm cho người dân địa phương.
4.5. Nhóm các giải pháp về đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch
Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động
kinh doanh du lịch: Yếu tố con người là quyết
định trong mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với du lịch.
Trước hết cần phải nâng cao chất lượng đào tạo
của các trường đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cư dâ: Để
có nguồn nhân lực tại chỗ, địa phương cần phối
hợp với cơ sở đào tạo nghiệp vụ, tổ chức các
buổi tập huấn cho cư dân địa phương trực tiếp
tham gia vào chuỗi hoạt động phục vụ khách
du lịch.
5. KẾT LUẬN
Huyện Tịnh Biên là một đơn vị hành
chánh có tiềm nĕng du lịch dồi dào của tỉnh An
Giang với hệ thống đồi núi nằm trong dãy Thất
Sơn, sự hình thành và phát triển khu kinh tế cửa
khẩu và tiềm nĕng phát triển du lịch tâm linh, du
lịch sinh thái từ khu du lịch núi Cấm, rừng tràm
Trà Sư, kết hợp với đặc trưng địa hình đồi núi
thấp, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, cảnh quan đẹp và
các công trình, lễ hội tôn giáo.
Hiện nay xã hội đang ngày càng phát
triển, nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng
của người dân ngày càng được nâng cao. Do đó,
muốn thu hút được du khách đến tham quan,
làm du lịch huyện Tịnh Biên ngày càng phát
triển chúng ta cần có những quy hoạch, phương
án phát triển cụ thể, nâng cấp các dịch vụ phục
vụ trong du lịch, hoàn thiện các dịch vụ hiện có
tại các khu điểm du lịch nhằm làm hài lòng du
khách đến tham quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi Cục Thống kê huyện Tịnh Biên
- Niên giám thống kê nĕm 2015, 2016, 2017,
2018, 6/2019.
2. Thủ tướng Chính phủ, 2011, “Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến nĕm 2020,
tầm nhìn đến nĕm 2030”, Quyết định số 2473/
QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 nĕm 2011, Hà Nội.
3. Trung tâm hạ tầng kỹ thuật huyện
Tịnh Biên, “Báo cáo Sơ kết 02 nĕm triển khai
Chương trình hành động số 59/CTr-UBND
ngày 13/02/2017 về phát triển hạ tầng du lịch
tỉnh An Giang”.
4. UBND tỉnh An Giang, 2011, “Đẩy mạnh
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến nĕm 2015
và định hướng đến nĕm 2020”, kế hoạch số 03/
KH-UBND ngày 20/01/2014.
5. UBND tỉnh An Giang, 2012, “Quyết
định công nhận Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp là
di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh”,
Quyết định số 1814/QĐ-UBND ngày 28 tháng
11 nĕm 2012.
6. UBND tỉnh An Giang, 2014, “Phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh
An Giang từ nĕm 2014 đến nĕm 2020 và tầm
nhìn đến nĕm 2030”, Quyết định số 1008/QĐ-
UBND ngày 01 tháng 07 nĕm 2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_du_lich_tinh_bien_tinh_an_giang.pdf