Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nhờ những cải cách hợp lý, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Việt Nam từ một nước nghèo đói, phải nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới, nền kinh tế nhiều năm liền đạt mức tăng trưởng cao- trung bình trên 6,5%/năm, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Mức sống ngày càng nâng cao dẫn tới nhu cầu về thực phẩm không chỉ là số lượng mà còn có sự đòi hỏi cao về mặt chất lượng. Hiện nay nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và đặc biệt 1/1/2009 Việt Nam phải tiến hành mở cửa thị trường bán lẻ hàng hoá. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước không những phát triển theo chiều rộng mà cần phát triển theo chiều sâu. Xuất phát từ lý do đó em đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội” Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu các thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hệ thống này. Hiện nay thủ đô Hà Nội đã được mở rộng, nhưng do điều kiện có hạn nên em xin giới hạn và tập trung chủ yếu vào khu vực Hà Nội cũ. Đối tượng nghiên cứu chính là các chợ tryền thống, các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng hiện đại, các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. Trong quá trình nghiên cứu em sử dụng kết hợp cả hai phương pháp : Phương pháp nghiên cứu tại bàn và quan sát điều tra thực tế. Trong đó chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tại bàn. Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương : Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. Chương 2: Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Chương 3: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM 3 1.1. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm và sự cần thiết khách quan phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. 3 1.1.1. Mặt hàng thực phẩm, phân loại, đặc điểm và vai trò 3 1.1.2. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. 6 1.1.2.1. Chợ truyền thống. 6 1.1.2.2. Trung tâm thương mại, siêu thị và chuỗi hệ thống các cửa hàng hiện đại. 7 1.1.2.3. Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. 8 1.1.2.4. Đặc điểm chung của hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm 8 1.1.3. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm ở nước ta. 9 1.2. Nội dung phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm 10 1.2.1. Về các chợ truyền thống 10 1.2.1.1. Phát triển hệ thống chợ theo chiều rộng 10 1.2.1.2. Phát triển hệ thống chợ theo chiều sâu. 11 1.2.2. Về các trung tâm thương mại, các siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại. 12 1.2.2.1. Phát triển theo chiều rộng 12 1.2.2.2. Phát triển theo chiều sâu. 13 1.2.3. Về các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. 14 1.2.3.1. Phát triển theo chiều rộng. 14 1.2.3.2. Phát triển theo chiều sâu. 15 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. 15 1.3.1. Môi trường chính trị pháp luật 16 1.3.2. Môi trường kinh tế vĩ mô. 17 1.3.3. Yếu tố văn hoá xã hội. 17 1.3.4. Vấn đề nội tại của từng hệ thống. 18 1.3.5. Thị trường và các đối thủ cạnh tranh. 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 20 2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - thương mại Hà Nội những năm qua. 20 2.2. Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. 22 2.2.1. Chợ truyền thống. 22 2.2.2. Trung tâm thương mại, siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại 26 2.2.3. Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. 30 2.3. Đánh giá chung về hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội 33 2.3.1. Những thành tựu đạt được. 33 2.3.2. Những mặt hạn chế. 34 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 36 3.1. Dự báo thị trường thực phẩm Hà Nội. 36 3.2. Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. 37 3.2.1. Phát triển các chợ truyền thống. 37 3.2.2. Phát triển các trung tâm thương mại, các siêu thị và chuỗi hệ thống các cửa hàng hiện đại. 39 3.2.3. Phát triển các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. 42 3.2.4. Một số kiến nghị vĩ mô. 44 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 49

doc52 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tới trên 25%/năm, nền kinh tế bị tác động lớn do giá xăng dầu, giá nguyên liệu tăng cao. Cuối năm 2008, Hà Tây và một số địa phương lân cận được sát nhập vào Hà Nội. Thủ đô đã được mở rộng địa giới hành chính tạo ra các điều kiện để phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong giai đoạn cuối 2008 đầu 2009 kinh tế thế giới lâm vào đại suy thoái đã tác động xấu đến kinh tế nước ta. Xuất khẩu giảm mạnh, hàng hoá sản xuất ra không bán được. Các nhà máy bị phá sản làm cho thất nghiệp gia tăng, đời sống một bộ phận lớn người dân gặp nhiều khó khăn. Cũng trong xu thế đó thì ngành kinh doanh bán lẻ cũng bị ảnh hưởng lớn, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh. Thực phẩm là một mặt hàng thiết yếu nên dù kinh tế suy thoái thì mọi người cũng vẫn phải tiêu dùng. Tuy nhiên sức tiêu thụ đã giảm mạnh, nhân dân thắt chặt chi tiêu để tiết kiệm vì lo lắng cho một tương lai không mấy sáng sủa. Trước tình hình đó chính phủ đã có nhiều biện pháp thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong đó có gói kích cầu trị giá 1tỉ dola. Nền kinh tế cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang từng bước khắc phục khó khăn, cố gắng nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng. 2.2. Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. 2.2.1. Chợ truyền thống. Chợ là một hình thức phân phối bán lẻ có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển từ rất lâu. Có các chợ kinh doanh tổng hợp, có các chợ chuyên doanh một loại hàng hoá trong đó mặt hàng thực phẩm là một trong những mặt hàng kinh doanh hết sức phổ biến. Hoà chung nhịp phát triển kinh tế đất nước thì hệ thống chợ Hà Nội cũng đã đạt được các kết quả rất đáng ghi nhận: + Hệ thống chợ đã phát triển mạng lưới rộng khắp các khu vực trên địa bàn Hà Nội cung cấp hàng hoá phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trên địa bàn Hà Nội khi chưa mở rộng có khoảng 135 chợ trong đó trên 90% các chợ có phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. Hàng hoá trong chợ hết sức dồi dào, phong phú đáp ứng đầy đủ và đa dạng nhu cầu nhân dân thủ đô. Các chợ phân bố không đồng đều, phần lớn các quận nội thành ít chợ hơn khu vực ngoại thành. Nguyên nhân là do các quận nội thành diện tích chật hẹp, quỹ đất để mở rộng hệ thống chợ không còn, phần lớn các chợ đều được xây dựng từ lâu và không xây thêm chợ mới. Bảng 2.3. Tình hình phân bố các chợ trên địa bàn Hà Nội Quận, huyện Số Chợ Hoàn Kiếm 6 Hai Bà Trưng 9 Đống Đa 12 Ba Đình 7 Tây Hồ 7 Cầu Giấy 9 Thanh Xuân 4 Hoàng Mai 8 Long Biên 7 Gia Lâm 14 Đông Anh 21 Sóc Sơn 13 Thanh Trì 5 Từ Liêm 13 Tổng 135 Nguồn: Sở thương mại Hà Nội + Hệ thống chợ góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chợ giúp lưu thông hàng hóa, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Thực phẩm sản xuất ra muốn tiêu thụ đựợc thì phải thông qua các hệ thống phân phối mà chợ là một trong những hình thức điển hình. Bên cạnh đó chợ Hà Nội đã tạo nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội. + Chợ là hình thức kinh doanh bán lẻ truyền thống không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn mang những giá trị văn hoá, lịch sử. Một số chợ ở Hà Nội chính là các di tích lịch sử, các di tích văn hóa như chợ Đồng Xuân, Chợ Mơ, chợ 19-12,… Giá trị văn hoá, lịch sử của chợ đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Không một du khách quốc tế nào đến Hà Nội mà không tới các chợ. Họ tới chợ không chỉ để mua hàng hoá mà còn để tìm hiểu các nét đẹp văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy văn hoá chợ đã góp phần giới thiệu quảng bá các nét văn hoá truyền thống của đất nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hệ thống chợ trên địa bàn Hà Nội còn tồn tại một số hạn chế: + Thực trạng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của các chợ hiện này còn rất yếu kém. Hầu hết các chợ có quy mô nhỏ hẹp, theo số liệu của sở thương mại Hà Nội năm 2007 thì có tới 74% các chợ có diện tích dưới 5000m2. Đường giao thông đi đi vào các chợ cũng như đường đi trong chợ thường xuyên bị ách tắc. Khách hàng khi đi chợ cũng gặp rất nhiều khó khăn về nơi để xe, có nơi khách phải để xe trên vỉa hè hoặc dưới lòng lề đường khiến cho tình trạng tắc nghẽn giao thông càng xảy trầm trọng hơn. Các điều kiện đảm bảo an toàn cháy nổ còn rất thiếu dẫn tới tình trạng nguy hiểm khi có tai nạn xảy ra. Vụ cháy chợ Đồng Xuân vài năm trước là một minh chứng cụ thể. Do các trang thiết bị cứu hoả không được trang bị đầy đủ, một số có dụng cụ nhưng không sử dụng được kết quả là lửa bắt nguồn từ một gian hàng và lan ra toàn thể khu chợ. Thiệt hại lúc đó ước tính hàng chục tỉ đồng, đời sống các chủ thương trong chợ gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ hoả hoạn mà nước cũng chính là một thực trạng đáng báo động. trong các chợ hiện nay thì hệ thống thoát nước cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Sau mỗi một trận mưa thì tình trạng nước ứ đọng, ngập lụt thường xuyên xảy ra. Các chất thải, thực phẩm hỏng, đồ ăn thừa… trôi nổi, phân huỷ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong trận mưa lụt lich sử năm 2008 vừa qua thì hầu hết các chợ đều bị ngập lụt, rác thải lênh láng. Môi trường chợ và môi trường sống của các hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. + Chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một thực trạng đang tồn tại trong các chợ hiện nay. Hệ thống các lò giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội với điều kiện vệ sinh kém đã không được đảm bảo đựoc yêu cầu vệ sinh đối với mặt hàng thực phẩm. Tình trạng thực phẩm tươi sống, các loại rau củ… từ các nơi đưa về mà không qua kiểm soát, không có dấu xác nhận của cơ quan kiểm dịch vẫn được bày bán công khai chính là nguồn gốc lây lan bệnh dịch và ngộ độc thực phẩm. Không chỉ mặt hàng thực phẩm chưa qua chế biến mà các thực phẩm chín chất lượng cũng rất kém thậm chí gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Khi bộ y tế đưa các đoàn kiểm tra về chất lượng thực phẩm thì đã phát hiện trong các loại thực phẩm đã qua chế biến có chứa các chất phụ gia độc hại như : Phoóc môn, hàn the… Theo nghiên cứu khoa học thì khi con người ăn phải các chất này sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư, các bệnh về gan, tim mạch… Do chưa quy hoạch đựơc chỗ đổ rác và ý thức của một bộ phận người dân còn kém nên rác và các chất thải từ thực phẩm được đổ, vứt lung tung, bừa bãi gây ô nhiễm môi trưòng. Trong điều kiện như vậy thì dù các loại thực phẩm có được chế biến đảm bảo nhưng vẫn nhiễm các vi khuẩn gây hại cho cơ thể. + Thực trạng kinh doanh của các chợ vẫn còn chưa tốt. Việc tiến hành mua bán hàng hoá của các chủ thương mang tính tự phát. Các chợ cóc, chợ tạm hình thành nên mặc dù mang lại một số tiện ích cho người dân nhưng gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Các chủ thương thường xuyên lấn chiếm lòng lề đường gây mất trật tự an toàn giao thông. Do thực trạng kinh doanh tự phát nên cũng không thể quy hoạch được nơi vệ sinh, đổ rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không chỉ có vậy khi tiến hành kinh doanh trong chợ, các chủ thương không có một mức giá hoặc một khung giá cố định gây khó khăn cho khách hàng. Khi có một sự kiện gì đó họ đã lấy cớ đẩy giá lên cao. Cụ thể là trong trận mưa lụt năm 2008, cả thành phố Hà Nội ngập trong nước, diện tích hoa màu, các hộ nuôi trồng thực phẩm từ tôm cá, gia cầm, rau quả … bị thiệt hại nặng nề, nguồn cung thực phẩm bị hạn chế. Trước thưc trạng đó các hộ kinh doanh đã tăng giá lên cao quá mức gây nên khó khăn cho đời sống nhân dân. + Công tác tổ chức, quản lý hệ thống chợ cũng chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn. Sự phân bố và mật độ chợ trên địa bàn đều do nhu cầu trao đổi mua bán mà hình thành nên. Rất nhiều các chợ đang hoạt động đều tự phát hình thành rồi mới được đưa vào quản lý. Hiện nay có 3 mô hình cơ bản quản lý các chợ đó là mô hình ban quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ và hợp tác xã. Mô hình doanh nghiệp quản lý chợ là mô hình mới mang tính năng động, linh hoạt. Tuy nhiên các doanh nghiệp này vừa có chức năng quản lý lại vừa có chức năng kinh doanh sẽ gây sự lẫn lộn, thiết tính khách quan, minh bạch. Mô hình hợp tác xã ít phổ biến mà chủ yếu là các ban quản lý chợ. Các ban quản lý này thời gian qua vẫn chưa hoạt động tốt như mong muốn và để thất thoát trong việc thu thuế của nhà nước. Không chỉ có vậy công tác giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực chợ cũng cần lưu tâm. Thực tế đã có những tranh chấp, ẩu đả nảy sinh gây rối loạn, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các chủ thương và đời sống nhân dân. 2.2.2. Trung tâm thương mại, siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại Các trung tâm thương mại, siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện ích … là hệ thống thống phân phối bán lẻ hiện đại đã xuất hiện tại Việt Nam và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hệ thống này ở Hà Nội phân phối bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong đó mặt hàng thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn. Trong quá trình hoạt động hệ thống này đã đạt được một số kết quả rất tốt. + Các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tiện ích… đã phát triển nhanh chóng, số lượng tăng nhanh, mạng lưới phân bố rộng khắp các quận nội thành. Theo số liệu của Hội siêu thị Hà Nội thì số lượng các siêu thị , cửa hàng tiện ích năm 2000 chỉ là 26 thì con số này đã tăng lên thành hơn 150 vào năm 2008. Các siêu thị này cung cấp hết sức đa dạng chủng loại hàng hoá đặc biệt đã đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm và hàng tiêu dùng của nhân dân. Bảng 2.4. Hàng hoá kinh doanh chủ yếu trong các siêu thị ở Hà Nội. Đơn vị : Mặt hàng Nhóm hàng 2004 2005 2006 2007 2008 1. Thực phẩm 9695 10550 12886 13157 13336 TP đông lạnh 2326 2550 3221 3283 3315 Đồ hộp 2132 2360 2834 2897 2922 TP chế biến 2035 2290 2845 2901 2953 Đồ uống 1075 1100 1418 1450 1478 Bánh mứt kẹo 1260 1370 1675 1725 1746 Rau quả tươi 867 880 893 901 922 2. Phi thực phẩm 5221 5367 6347 6532 6804 Đồ gia dụng 2140 2252 2665 2715 2820 Hoá mĩ phẩm 998 1000 1182 1211 1275 Đồ dùng trong bếp 835 850 1015 1034 1048 Gốm sứ_thuỷ tinh 627 650 761 790 801 Các mặt hàng khác 621 615 724 782 860 Tổng 14916 15917 19233 19689 20140 Nguồn: Sở thương mại Hà Nội + Hàng hoá trong siêu thị không những đa dạng phong phú mà còn đảm bảo chất lượng tốt, giá cả ổn định. Tất cả các sản phẩm hàng hoá trong siêu thị đều có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Đặc biệt đối với mặt hàng thực phẩm thì các loại thịt gia súc, gia cầm, cá… đều có dấu xác nhận của cơ quan kiểm dịch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong siêu thị có cung cấp các sản phẩm hàng hoá chất lượng tốt, hàng hoá đáp ứng nhu cầu của các khách hàng có thu nhập cao. Giá cả trong siêu thị ổn định hơn ngoài chợ. Ví dụ điển hình là vào thời gian mưa lụt năm 2008 khi Hà Nội bị khan hiếm thực phẩm. Các hộ chủ thương nhỏ lẻ đã lợi dụng và đồng loạt tăng giá lên cao bất thường khiến cho đời sống nhân dân vốn đã khó khăn do ngập lụt lại càng khó khăn hơn do giá cả tăng cao. Thế nhưng trong hoàn cảnh đó các siêu thị vẫn không tăng giá hoặc tăng ở một mức độ nhất định góp phần bình ổn giá cả và giúp đỡ người dân. Đó là một nỗ lực hết sức đáng khen. + Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại đã góp phần thúc đẩy kinh tế Hà Nội phát triển. Hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại này giúp đẩy nhanh việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá sản xuất ra, kích kích sản xuất phát triển. Trong những năm gần đây mức bán lẻ hàng hóa trong các siêu thị tại Hà Nội tăng khá nhanh, trong giai đoạn 2005-2008 trung bình đạt gần 27%. Trong năm 2008 mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động lớn, tốc độ có giảm mạnh nhưng vẫn đạt mức khá cao khoảng trên 23%. Các doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận cao và có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Các siêu thị hiện đại được xây dựng lên đã làm thay đổi diện mạo thủ đô, thúc đẩy các khu vực xung quanh phát triển. Bên cạnh đó các hệ thống phân phối bán lẻ này đã tạo ra một số lượng lớn việc làm giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bảng 2.5. Tốc độ tăng mức bán lẻ hàng hoá của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2005-2008 Đơn vị : % 2005 2006 2007 2008 Bình quân 2005-2008 Tốc độ tăng 25,73 28,52 30,07 23,57 26,97 Nguồn: Hội siêu thị Hà Nội Mặc dù các siêu thị đã phát triển khá nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế. + Hầu hết các siêu thị của chúng ta quy mô vừa và nhỏ. Do tiềm lực về vốn của các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị còn rất yếu nên các doanh nghiệp không thể đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn mà chủ yếu là các siêu thị vừa và nhỏ. Số lưọng quy cách chủng loại hàng hoá còn hạn chế và giá còn tương đối cao so với các hình thức phân phối bán lẻ truyền thống. Với năng lực tài chính còn hạn chế thì các doanh nghiệp này không thể đầu tư phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng dẫn tới khả năng cạnh tranh kém hơn so với các siêu thị được đầu tư của nước ngoài. + Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu. Các siêu thị Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu về nhà kho, khu vận chuyển nội bộ, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng… Đời sống người dân thủ đô những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Thu nhập tăng cao khiến cho số lượng phương tiện giao thông tăng vọt đặc biệt là ôtô và xe máy. Do hạ tầng còn yếu kém nên các chỗ để xe của các siêu thị này chưa đáp ứng được yêu cầu, có chăng chỉ đáp ứng được chỗ để xe máy còn chỗ để ôtô thì còn thiếu. Câu hỏi đặt ra là nếu khách hàng đi ôtô tới siêu thị mua hàng thì làm thế nào? Chính điều này đã gây nên phiền toái cho khách hàng từ đó dẫn tới việc khách hàng sẽ lựa chọn những nơi có cơ sở hạ tầng tốt hơn. Các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài như Big C, Metro có ưu thế hơn hẳn về cơ sở vật chất kĩ thuật và đang gây ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. + Chất lượng đội ngũ nhân viên của chúng ta còn thấp, chưa đáp úng được yêu cầu của hình thức kinh doanh hiện đại. Hầu hết các nhân viên bán hàng trong các siêu thị nội chưa qua đào tạo hoặc đào tạo chưa đạt yêu cầu. Đội ngũ nhân viên này thiếu tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh và giao tiếp với khách hàng. Các cán bộ quản lý chưa có trình độ cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại hiện đại. + Các trung tâm thương mại và siêu thị của chúng ta phân bố không đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành nên chưa khai thác hết tiềm năng thị trường. Có khoảng 2/3 số siêu thị tập trung ở các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu giấy, Hoàn Kiếm, Ba Đình còn lại phân bố giải rác. Quận Tây Hồ trong những năm gần đây có sự phát triển kinh tế tương đối nhanh, mức sống người dân tăng cao nhưng ở đây không có một trung tâm thương mại nào và cũng chỉ có một vài siêu thị và cửa hàng tiện ích. + Các doanh nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh yếu nhưng lại thiếu sự liên kết để tạo sức mạnh. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ chú trọng tới việc phát triển hệ thống của doanh nghiệp mình mà chưa tiến hành liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác. Thời hạn 1-1-2009 đã qua và các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới sẽ đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước với tiềm lực còn hạn chế sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Cần có những hướng đi, những hành động đúng đắn để phát triển hệ thống. 2.2.3. Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. Mặc dù hệ thống chợ và hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm hiện đại Có bước phát triển mạnh nhưng do những thói quen và tiện ích đem lại mà các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong vẫn tồn tại và phát triển. Hệ thống này đã đạt được một số kết quả sau: + Các hộ kinh doanh cá thể đã tăng lên với số lượng lớn trong các năm qua. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tính đến năm 2007 Hà Nội có khoảng 111.452 hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ cá thể trong đó khoảng 77,5% là các hộ kinh doanh bán lẻ. Đến năm 2008 sau khi Hà Tây và một số địa phương được sát nhập vào Hà Nội thì số cơ sở kinh doanh đã tăng vọt lên khoảng 187.741. Các cửa hàng này đã đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá. Các cửa hàng kinh doanh mặt hàng thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn khoảng 75% đã cung cấp thực phẩm và các dịch vụ ăn uống cho nhân dân thủ đô. Bảng 2.6. Cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể tại Hà Nội 2001-2008 2001 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số cơ sở 63.162 76.836 79.438 88.422 101.357 111.452 187.741 Cơ cấu theo ngành nghề (%) Thương nghiệp 67,64 67,60 67,88 65,49 65,10 64,04 67,33 Khách sạn, nhà hàng 21,67 18,88 18,02 18,76 18,86 18,96 17,58 Dịch vụ 10,60 13,52 14,10 15,75 16,04 17 15,09 Nguồn : Niên giám thống kê Hà Nội + Các cửa hàng phân bố đều và rộng khắp đặc biệt một số tập trung thành các phố chuyên kinh doanh một loại mặt hàng; các quán bán rong len lỏi vào khắp các ngõ ngách đã làm tăng tính tiện ích cho nhân dân. Trong cơ chế thị trường, mức sống nhân dân tăng lên đồng thời thì thời gian nhàn rỗi giảm xuống vì thế khách hàng muốn tăng tính tiện ích, tiết kiệm thời gian. Khi muốn mua một sản phẩm nhỏ lẻ nào đó mà phải lấy xe, đi tới vài trăm mét trong tình trạng giao thông ở Hà Nội thì thời gian, công sức và chi phí tăng lên rất nhiều. Hệ thống hàng quán này phát triển đã giúp cho nhân dân tiết kiệm thời gian và chi phí. Nếu muốn mua một sản phẩm nào đó bạn chỉ cần ra đầu ngõ, thậm chí ngay tai cửa nhà cũng có thể mua được. Nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ đưa hàng tại nhà khiến cho khách hàng ngày càng cảm thấy được chăm sóc tốt hơn. + Hệ thống các cửa hàng, các quầy sạp, các quán rong đã góp phần phát triển kinh tế thủ đô. Hệ thống đã đẩy nhanh quá trình lưu thông, thúc đẩy sản xuất phát triển. Không chỉ có vậy các cửa hàng, sạp quán đã tạo ra trên 80ngàn việc làm góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cho lao động thủ đô và các tỉnh thành khác. + Không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, các hàng quán này còn là một nét đẹp văn hoá riêng của Hà Nội. Đối với các du khách thì đến với Hà Nội là đến với ba mươi sáu phố phường, cảnh đẹp, ngắm cảnh đẹp và thưởng thức các món ăn ngon. Hàng ngày trên các con đường, trong các ngõ ngách xuất hiện những sạp, những gánh hàng với tiếng giao “ai mua dưa di… hay bánh mì nóng đây…” thật thú vị biết bao. Bên cạnh những kết quả đạt được thị hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại : + Các hàng quán này quy mô nhỏ bé, các sản phẩm còn hạn chế về chủng loại và chất lượng. Thực tế các cửa hàng chủ yếu là tận dụng diện tích mặt đường của các hộ kinh doanh nên diện tích rất chật trội. Quy mô nhỏ nên số lượng các quy cách chủng lọai hàng hoá cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó mặc dù giá cả thực phẩm tại các hàng quán này có rẻ hơn trong siêu thị nhưng chất lượng không được đảm bảo. Khi mua hàng chúng ta không biết rõ được nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng sản phẩm. Thực trạng hiện nay các nhà hàng cung cấp thực phẩm tươi sống bày bán cả những loại thực phẩm chưa qua kiểm dịch là nguy cơ gây bùng phát các dịch bệnh như: cúm gia cầm, lợn tai xanh… Không chỉ thực phẩm tươi sống mà các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến cũng vi phạm nghiêm trọng. Các thực phẩm này chứa các chất độc hại như hàn the, đất đèn… Tình trạng gian lận trong kinh doanh thường xuyên xảy ra như : cân thiếu trọng lượng, pha trộn các chất, trộn thạch cao vào trong đậu phụ… + Việc kinh doanh của các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong thường xuyên gây mất trật tự an toàn giao thông. Các cửa hàng luôn lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để tiến hành kinh doanh. Một số cửa hàng đông khách nhưng diện tích chật hẹp nên khách hàng phải để xe tràn hết ra đường gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Các quán bán rong cũng là một trong những nguyên nhân gây ách tắc giao thông ở Hà Nội. Khi có khách mua hàng thì các quán rong này dừng đứng ngay tại lòng lề đường gây cản trở cho người đi đường và dẫn tới tình trạng ách tắc. + Không chỉ vấn đề về chất lượng hàng hoá mà văn hoá bán hàng của các chủ hàng quán cũng chưa được văn minh, lịch sự. Các chủ hàng quán rất niềm nở khi khách xem hàng, nhưng nếu khách không mua hàng thì sẽ càu nhàu thậm chí buông ra những lời lẽ thô tục. Ví dụ cụ thể là nếu vào ngày mồng 1 đầu tháng hoặc vào đầu buổi sáng bạn đi vào một quán xem hàng hoá, mặc cả nhưng không mua thì chắc chắn bạn sẽ bị “đốt vía”. 2.3. Đánh giá chung về hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội 2.3.1. Những thành tựu đạt được. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu góp phần thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển. Các hệ thống phân phối bán lẻ đã cung cấp một lượng lớn thực phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Theo số liệu thống kê thì trong một tháng lượng thực phẩm cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng hơn 10.000 tấn thịt lợn, 3000 tấn thịt gia cầm, trên 60.000 tấn rau củ quả các loại … Hệ thống chợ đã được đã quy hoạch và xây dựng hiện đại hơn trên cơ sở mô hình cũ. Cơ sở hạ tầng các chợ mới đã có sự nâng cấp đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hoá của nhân dân. Hàng hóa trong các chợ rất phong phú, đa dạng, giá cả phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Các cửa hàng nhỏ lẻ, các quán rong phát triển rộng khắp làm tăng tính tiện ích cho người tiêu dùng. Nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ mang đồ ăn, thực phẩm … tới tận nhà giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng. Các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý các chợ, các hàng quán nên hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống này hoạt động có nề nếp, giảm thiểu tình trạng lấn chiếm lòng lề đường gây mất trật tự an toàn giao thông. Thực tế hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt quan tâm, các đoàn thanh tra của bộ y tế thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. Không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống còn mang những nét đẹp văn hoá riêng. Hệ thống này góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa, quảng bá hình ảnh và phát triển du lịch. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích… cũng phát triển nhanh chóng. Hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm hiện đại này phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng thoả mãn nhu cầu của nhân dân thủ đô. Các cửa hàng tiện ích gia tăng nhanh chóng với 40 cửa hàng của tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro Mart, 10 cửa hàng của công ty thực phẩm Hà Nội, Thái Hà Mart… Hàng hoá trong các siêu thị hết sức đa dạng phong phú, chất lượng đảm bảo, đặc biệt có các mặt hàng cao cấp phục vụ các khách hàng có thu nhập cao. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội phát triển giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động. Như vậy hệ thống phát triển vừa góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển vừa giải quyết vấn đề an sinh xã hội. 2.3.2. Những mặt hạn chế. Mặc dù hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm trên địa bàn Hà Nội phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Hạ tầng cơ sở của các chợ còn rất yếu kém, thiếu nơi vệ sinh, nơi đổ rác, chỗ để xe…Hệ thống chợ tuy được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển văn minh thương mại. Tốc độ sửa chữa, xây dựng còn chậm. Các cửa hàng, quán bán rong phát triển một cách tự phát, thường xuyên lấn chiếm lòng lề đường gây mất trật tự an toàn giao thông. Công tác quản lý của các ban quản lý, các cơ quan chức năng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đặc biệt vấn đề chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống hết sức đáng lo ngại. Thực phẩm tại đây được giết mổ, chế biến không đảm bảo vệ sinh, nhiều loại chưa qua kiểm dịch tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh như: cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng… Nguy hiểm hơn là sự vô tâm của các chủ cửa hàng đã pha trộn các chất độc hại như phoóc môn, hàn the… gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Bên cạnh đó thì văn hóa ứng sử của một bộ phận chủ thương cũng chưa văn minh lịch sự gây khó chịu cho khách hàng. Mặc dù các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích phát triển nhưng cơ sở vật chất còn kém so với các siêu thị của nước ngoài. Quy mô các siêu thị của ta còn nhỏ hẹp, số lượng quy cách chủng loại hàng hoá còn hạn chế. Các doanh nghiệp trong nước có lượng vốn nhỏ nên không thể đầu tư phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng các siêu thị. Giá cả hàng hóa trong siêu thị còn cao so với các hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống. Mặt khác khi nói về chất lượng nguồn nhân lực trong các siêu thị trong nước thì chúng ta vẫn còn thua kém các doanh nghiệp của nước ngoài. Các nhà quản lý có trình độ chuyên môn chưa thực sự cao, đội ngũ nhân viên thiếu tính chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế về vốn, trình độ ,kinh nghiệm sẽ có ưu thế trong việc giành giật thị trường phân phối bán lẻ thực phẩm trong nước. Mặc dù kém hơn về nhiều mặt so với các doanh nghiệp của nước ngoài nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn không có sự liên kết để tạo sức mạnh. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tới. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3.1. Dự báo thị trường thực phẩm Hà Nội. Vào tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế nhưng cũng xuất hiện thêm nhiều thách thức mới. Nhờ những chính sách hợp lý, tận dụng tốt những điều kiện thuận lợi trong nước và quốc tê, nền kinh tế nước ta trong 2 năm 2006 và 2007 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh. Hoà chung nhịp phát triển của đất nước, thủ đô Hà Nội cũng có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng trên 11%. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm 2008, đầu 2009 tình hình kinh tế có nhiều biến động theo chiều hướng xấu. Các nước trên thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế mà khởi đầu là Mỹ. Việt Nam cũng đã chịu tác động ảnh hưởng lớn, hàng hoá không thể xuất khẩu, các nhà máy xí nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, người lao động mất việc làm. Theo dự báo của chính phủ thì tốc độ tăng trưởng cả nước trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 5% thậm chí có thể thấp hơn. Kinh tế thủ đô Hà Nội đã bị sụt giảm nghiêm trọng khiến cho thu nhập của người lao động giảm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Suy thoái kinh tế đã tác động rất lớn đến thị trường hàng hóa và đặc biệt là mặt hàng thực phẩm. Xu hướng tiêu dùng của đại bộ phận người dân là tiết kiệm. Các mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh là các loại hàng bình dân, giá rẻ, các mặt hàng cao cấp có sức tiêu thụ giảm mạnh. Suy thoái kinh tế đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm nhất là các hệ thống bán lẻ hiện đại do giá của các hệ thống này thường cao hơn so với chợ và các hàng quán nhỏ lẻ. Doanh thu bị giảm mạnh và hàng hoá tồn kho không bán được buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược giảm giá, khuyến mại, kích cầu mua sắm. Trước tình hình suy thoái kinh tế trầm trọng, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nhiều biện pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển đặc biệt là gói kích cầu 1tỷ dola. Hàng loạt các hành động được thực hiện như: giảm lãi suất, tăng lương…nhằm vực dậy nền kinh tế. Nhờ những hành động của chính phủ, nền kinh tế cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên theo dự báo của nhiều chuyên gia thì người tiêu dùng vẫn còn tâm lý e ngại và tiết kiệm. Từ đó có thể dự đoán rằng đa số người dân thủ đô sẽ tiêu dùng các sản phẩm bình dân, giá cả vừa phải. Mặt khác 1-1-2009 là thời điểm Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ. Các doanh nghiệp của ta sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới có tiềm lực về vốn và trình độ quản lý cao. Chính vì vậy thị trường phân phối bán lẻ hàng hoá nói chung và mặt hàng thực phẩm nói riêng sẽ diễn ra sự cạnh tranh hết sức khốc liệt. 3.2. Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Trong những năm vừa qua hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm đã phát triển nhanh chóng và đạt được một số kết quả đáng mừng. Song bên cạnh việc phát triển thì hệ thống này còn tồn tại một số hạn chế. Sau khi phân tích những thực trạng của hệ thống trong phần viết dưới đây em xin đề xuất giải pháp phát triển cho từng hệ thống cụ thể và đưa ra một số kiến nghị mang tính vĩ mô. 3.2.1. Phát triển các chợ truyền thống. Thứ nhất là thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của các hộ kinh doanh trong chợ. Mọi công tác cải tạo các chợ hiện tại chỉ có thể thực hiện được khi có sự đồng thuận của người dân. Khi nhân dân đã hiểu được công tác cải tạo, công tác quản lý phục vụ lợi ích cho chính bản thân họ thì nhân dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển và quản lý chợ. Mặt khác khi nâng cao đựợc nhận thức người dân sẽ làm cho họ suy nghĩ kĩ hơn trước khi hành động và có trách nhiệm đối với hành động của mình. Một chị bán hàng cá sẽ cảm thấy xấu hổ khi vứt rác bừa bãi, một cô bán thịt lợn sẽ cảm thấy áy náy vì bán thịt không rõ nguồn gốc, gây hại cho người tiêu dùng … Bên cạnh đó khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục sẽ làm cho môi trường giao tiếp, giao dịch ở chợ trở nên văn minh, lịch sự. Ngôn ngữ trong giao tiếp không còn mang nặng tính “chợ”, văn hoá ứng sử, văn hoá bán hàng được nâng cao. Thứ hai là cải tạo,nâng cấp và đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật trong chợ. Thực trạng cho thấy quy mô diện tích các chợ còn nhỏ bé, chưa đáp úng được nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân, đường đi trong chợ hết sức chật hẹp, dễ gây ách tắc cục bộ. Quy mô chợ được mở rộng sẽ giúp tăng diện tích kinh doanh của các chủ thương, giúp tăng số lượng và tăng quy cách chủng loại hàng hoá trao đổi trong chợ. Bên cạnh việc mở rộng quy mô thì cần quy hoạch không gian trong chợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi vào trong chợ khách hàng gặp nhiều khó khăn về nơi vệ sinh, chỗ để xe, tại nhiều chợ đã xảy ra tình trạng khách đi chợ bị mất xe gây mất an ninh trật tự và thiệt hại về tài sản của người dân. Các chợ chưa được quy hoạch cụ thể nơi đổ rác khiến tình trạng rác thải bị vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lời cho cả chủ thương lẫn khách hàng đồng góp phần làm trong sạch môi trường. Chúng ta cũng đồng thời cần đầu tư các trang thiết bị vật chất kĩ thuật cho các chợ. Các bài học đắt giá từ các vụ cháy nổ xảy ra trong các chợ trong những năm qua đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về an toàn phòng chống cháy nổ. Cần đầu tư các trang thiết bị như: còi báo động, các bình cứu hoả… để phòng chống cháy nổ. Thứ ba là nâng cao chất lượng thực phẩm trong các chợ. Nâng cao chất lượng sẽ giúp cho các chủ thương kinh doanh tốt hơn đồng thời đảm bảo được sức khoẻ người tiêu dùng. Các đoàn thanh tra, đoàn kiểm dịch của bộ y tế cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, xét nghiệm các sản phẩm bày bán tại chợ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần nghiêm khắc xử phạt các chủ cửa hàng kinh doanh mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ, các sản phẩm có pha chế các chất độc hại gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Cuối cùng là cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý các chợ trên địa bàn thành phố. Cần xem xét các chợ cóc, chợ tạm tự phát để có những kế hoạch hành động cụ thể. Có thể sẽ giải tán các chợ này hoặc quy hoạch xây dựng vào một vị trí thích hợp. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông kéo dài gây ách tắc và nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Ban quản lý các chợ cần thống kê đầy đủ, chính xác số hộ kinh doanh để tránh việc thất thu thuế của nhà nước. Bên cạnh đó cần nắm vững tình hình kinh doanh của các cửa hàng trong chợ. Khi có hiện tượng tăng giá bất thường hoặc phao tin đồn nhảm gây hoang mang dư luận nhằm đầu cơ kiếm lời thì cần báo cáo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có hướng xử lý. Đồng thời cần nâng cao công tác bảo vệ an ninh trật tự trong các chợ taọ điều kiện thuận lợi cho khách hàng và các chủ thương. 3.2.2. Phát triển các trung tâm thương mại, các siêu thị và chuỗi hệ thống các cửa hàng hiện đại. Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại này có nội dung quan trọng nhất chính là việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Thứ nhất là việc lựa chọn địa điểm xây dựng, hình thức siêu thị, cửa hàng sao cho phù hợp. Hà Nội có điều kiện giao thông vận tải tương đối phát triển, mật độ dân cư đông đúc, thu nhập cao so với trung bình cả nước. Các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường, xem xét các khách hàng mục tiêu của mình là những ai? Ở khu vực nào? Để lựa chọn vị trí và hình thức siêu thị sẽ xây dựng. Bên cạnh đó quyết định đưa ra còn phải được căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Nếu như tiềm lực tài chính còn nhỏ yếu mà chi phí mặt bằng ở các khu vực trung tâm quá cao thì có thể xem xét xây dựng ở khu vực xa trung tâm hơn để giảm chi phí. Nếu như trên một địa bàn nhỏ mà có nhiều hệ thống phân phối của các doanh nghiệp khác thì cần cân nhắc và có thể chuyển sang một khu vực khác hoặc một hình thức khác phù hợp. Thứ hai là mở rộng quy mô và mạng lưới, đầu tư cơ sở hạ tầng các siêu thị, các cửa hàng tiện ích. Thực tế hiện nay quy mô các siêu thị của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế chủ yếu là các siêu thị loại vừa và nhỏ chưa đáp ứng được các yêu cầu. Cần có sự quy hoạch và mở rộng khu vực để xe, nhà kho, khu vận chuyển hàng hoá nội bộ…. Bên cạnh đó cần phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp. Hiện nay các siêu thị lớn, các cửa hàng tiện ích chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành, hệ thống siêu thị ở ngoại thành chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và việc đô thị hoá diễn ra nhanh chóng khiến khu vực ngoại thành trở nên rất có tiềm năng phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm hiện đại. Các doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể để khai thác thị trường tiềm năng này. Thứ ba là cần đầu tư các trang thiết bị hiện đại, áp dụng các phương thức kinh doanh mới đồng thời có chiến lược về sản phẩm. Là một hình thức phân phối bán lẻ hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhằm tăng tính chuyên nghiệp và tạo thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Ví dụ như: thang máy, các máy thanh toán điện tử… Các sản phẩm cũng cần được nâng cao chất lượng nhằm đáp úng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Số lượng quy cách chủng loại hàng hoá cần dồi dào, phong phú để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Thực tế hiện nay giá cả thực phẩm trong các siêu thị thường cao hơn giá ngoài chợ do đó cần có chiến lược giá phù hợp với thị trường và thu nhập người dân. Bên cạnh chiến lược sản phẩm doanh nghiệp cần áp dụng các hình thức kinh doanh, hình thức phân phối mới như: Tiến hành thương mại điện tử hoặc cung cấp dịch vụ mang thực phẩm tới tận nhà sẽ giúp tăng tính tiện ích, tiết kiệm thời gian và công sức của khách hàng. Thứ tư là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các ngoại lực để phát triển hoạt động kinh doanh. Trong các siêu thị của Việt Nam thì đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp phần lớn là chưa qua đào tạo hoặc đào tạo thiếu bài bản. Trong quá trình bán hàng không chỉ đơn thuần cần các kiến thức về nghiệp vụ, về sản phẩm mà cần có kĩ năng giao tiếp ứng sử với khách hàng. Chúng ta cần đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp của họ. Không chỉ các nhân viên mà các nhà quản lý cũng cần học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm để tổ chức quản lý tốt hơn hệ thống của mình. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phát huy tối đa các nguồn lực hiện có, tranh thủ các ngoại lực để phát triển. Do tình trạng suy thoái kinh tế thế giới hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động phát triển kinh tế đất nước, chính phủ đã đưa ra gói kích cầu trị giá 1tỷ dola. Các doanh nghiệp cần tranh thủ nguồn vốn vay ưu đãi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này để phát triển hoạt động kinh doanh. Thứ năm là phát triển các dịch vụ logistics phục vụ cho các hoạt động bán lẻ. Thực tế tại Việt Nam hoạt động hậu cần cho hệ thống phân phối của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ chưa phát triển hoặc phát triển chưa đồng bộ. Các kho bảo quản, các phưong tiện vận chuyển… chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển các kho bãi để dự trữ hàng hoá, các phương tiện vận chuyển nhằm tạo thuận lợi cho quá trình phân phối sản phẩm. Bên cạnh việc phát triển các kho vận thì các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tạo nguồn cung cấp thực phẩm ổn định và có chất lượng tốt. Thứ sáu là cần phát triển thương hiệu nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Hoạt động phát triển thương hiệu đã được các doanh nghiệp nước ngoài chú trọng từ lâu nhưng tại Việt Nam các doanh nghiệp thực hiện vẫn chưa thực sự tốt, chưa định vị được trong tâm trí khách hàng. Các doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động quảng cáo, thực hiện các biện pháp quan hệ công chúng (PR) nhắm đến các khách hàng mục tiêu và các nhóm khác có quyền lợi liên quan như các nhà cung cấp, các tổ chức chính trị xã hội… Đồng thời cần tăng cường quảng bá thương hiệu nhằm tạo ra sự nhận thức hiểu biết của khách hàng về doanh nghiệp từ đó đưa tới quyết định mua hàng. Giải pháp cuối cùng đưa ra là tiến hành liên doanh, liên kết để tạo sức mạnh. 1-1-2009 là thời hạn nước ta mở cửa thị trường bán lẻ hàng hóa. Hiện tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thành lập hệ thống siêu thị như Big C, Metro. Các siêu thị này có quy mô lớn này đã đạt được nhiều thành công và thị phần của các doanh nghiệp trong nước bị giảm. Trong thời gian tới chúng ta còn phải cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Wall Mart, Lotte.. có tiềm lực về vốn và có kinh nghiệm, trình độ quản lý cao. Các doanh nghiệp trong nứớc cần liên kết thành một hệ thống các siêu thị rộng khắp, mở rộng quy mô, tăng tiềm lực về vốn nâng cao khả năng cạnh tranh. Có thể thành lập các hiệp hội doanh nghiệp hay hiệp hội siêu thị. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể liên doanh với các tập đoàn của nước ngoài , chia sẻ một phần thị trường để cùng phát triển. 3.2.3. Phát triển các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. Các giải pháp phát triển hệ thống này tương đối giống các giải pháp phát triển hệ thống chợ do có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau do đặc điểm phân tán rộng khắp của các hàng quán này. Thứ nhất là tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các hàng quán thường có quy mô nhỏ hẹp nên số lượng hàng hoá bày bán là không nhiều, quy cánh chủng loại ít. Do tiềm lực về vốn rất yếu nên việc mở rộng quy mô cửa hàng là hết sức khó khăn. Giải pháp đưa ra là các cửa hàng có thể kí gửi tại kho của nhà cung cấp, chỉ trưng bày một số sản phẩm, khi nào khách mua gần hết hàng thì lại đến kho của nhà cung cấp để lấy. Các mặt hàng thực phẩm tại đây thường có giá rẻ tương đối nhưng có chất lượng không cao. Vì vậy cần nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ. Các cửa hàng cần phải đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chủ thương cần bán các sản phẩm có chất lượng, kiên quyết không kinh doanh các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch. Việc nâng cao chất lượng không chỉ là nhập các sản phẩm có chất lượng để bán mà còn phải có biện pháp bảo quản tốt các sản phẩm hàng hoá. Các cửa hàng tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà đầu tư các trang thiết bị, các dụng cụ để bảo quản thực phẩm. Ví dụ như các quán bán hải sản tươi sống cần có hệ thống bể nước, hệ thống sục khí; các quán thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chin cần đầu tư tốt cho hệ thống tủ lạnh … Thứ hai là vấn đề về văn hóa kịnh doanh, đạo đức kinh doanh. Ông cha ta có câu “một sự bất tín, vạn sự bất tin” Thực trạng cân thiếu trọng lượng, thực phẩm bị pha trộn, ngâm tẩm… đang rất phổ biến. Có khi 1kg thực ra chỉ có 0,9 ; nhiều khi trong đậu phụ lại có thạch cao… Các cửa hàng cần trung thực và có đạo đức trong kinh doanh. Có như vậy thì khách hàng mới tin tưởng và mua hàng tại cửa hàng của mình. Bên cạnh đó văn hóa ứng sử trong giao tiếp, trong giao dịch mua bán cần được chú trọng : “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi ” thì lần sau khách hàng mới quay lại từ đó việc kinh doanh mới thành công. Thứ ba là các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý các hàng quán này. Các cửa hàng, quán rong phát triển hết sức tự phát, phân bố rộng khắp nên hết sức khó khăn trong công tác quản lý. Một cửa hàng có thể hôm nay mở cửa nhưng ngày mai đóng cửa, một chị bán rong có thể hôm nay đi bán, ngày mai đi về quê… Các cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng, phân bố rộng khắp các nơi để quản lý hệ thống này. Thường xuyên kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra việc chấp hành an toàn giao thông của các cửa hàng hạn chế và nghiêm khắc sử phạt các đối tượng cố tình vi phạm. Cuối cùng là việc gìn giữ những nét đẹp văn hoá của thủ đô. Do các hàng quán bán rong thường xuyên lấn chiếm lòng lề đường gây cản trở giao thông nên chính phủ đã ban hành một số quy định hạn chế các quán rong trên một số tuyến phố. Thực tế thì số lượng các quán rong đã giảm tuy nhiên cũng không nên xoá bỏ hình thức kinh doanh truyền thống này. Chúng ta cần có biện pháp phát triển theo hướng giữ gìn những nét đẹp văn hoá truyền thống từ đó phát triển du lịch. Ví dụ như : ban hành các quy định về điều kiện vật chất kĩ thuật của quán rong, quy định không được dừng đỗ quá 10 phút … 3.2.4. Một số kiến nghị vĩ mô. Thứ nhất là nhà nước cần tiếp tục giữ vững sự ổn định chính trị, an ninh trật tự. Nếu như tình hình chính trị bất ổn, an ninh không đảm bảo thì các doanh nghiệp không thể yên tâm tiến hành kinh doanh. Thái Lan là một trong những ví dụ điển hình. Trong thời gian gần đây tình hình Thái Lan hết sức bất ổn. Các đảng phái chính trị tiến hành các hoạt động nhằn lật đổ đối thủ giành chính quyền. Các cuộc biểu tình thường xuyên nổ ra khiến hoạt động kinh doanh hàng hoá và dich vụ gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là ngành du lịch. Các hệ thống phân phối ở nhiều nơi phải đóng cửa vì lo ngại bị dòng người biểu tình đập phá. Các nhà đầu tư không dám đầu tư vào Thái Lan, nền kinh tế bị thiệt hại rất lớn. Thực tế đất nước ta nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà tình hình chính trị trong nước luôn ổn định, an ninh được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức cao và thu hút được lượng vốn đầu tư rất lớn. Cùng với đó hoạt động kinh tế thương mại diễn ra sôi động đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống phân phối bán lẻ phát triển mạnh trong đó mặt hàng thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thứ hai là xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh của hệ thống phân phối bán lẻ. Luật doanh nghiệp 2005 đã tao điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập và tiến hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó thì trong hệ thống luật của chúng ta vẫn có sự chồng chéo, nhiều văn bản luật không thống nhất và thiếu tính chặt chẽ đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính còn phiền hà, rắc rối gây phiền hà, mất thời gian trong việc cấp phép các dự án lớn. Điều này không những mất thời gian của doanh nghiệp mà còn làm tăng chi phí, mất đi cơ hội kinh doanh. Đặc biệt khi đã là thành viên của WTO thì các luật ban hành ra phải phù hợp với luật quốc tế và cam kết khi gia nhập WTO. Chính phủ cần rà soát lại các luật cũ ,chỉnh sửa hoặc ban hành mới các điều luật tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển mà không vi phạm cam kết trong tiến trình hội nhập. Thứ ba là cần xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích , hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối bán lẻ đặc biệt là hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Thực tế giá đất ở Hà Nội rất cao và chi phí cho việc đầu tư diện tích mặt bằng để có thể tiến hành kinh doanh là rất lớn. Thành phố cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước tiếp cận nhanh, ít chi phí với đất đai. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn lâu dài trên diện tích đất mà họ đang sử dụng để họ có thể yên tâm đầu tư phát triển kinh tế. Nhà nước cần tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, không phân biệt đối sử. Chính phủ cần có chính sách ưu đãi về thuế, về lãi suất… nhằm khuyến khích đầu tư phát triển đặc biệt trong tình trạng suy thoái kinh tế như hiện nay. Chính phủ đã quyết định chi ra 1tỷ dola để kích cầu, thúc đẩy kinh tế phát triển và đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp có khoản nợ trước đó và cụ thể là vào năm 2008, lãi suất lên tới 20%/năm thì vẫn chưa được tiếp cận nguồn vốn này. Nguyên nhân là do quy định phải trả hết nợ cũ thì doanh nghiệp mới được vay mới gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cùng với thành phố, nhà nước cần ban hành những chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng phân phối bán lẻ. Chính phủ cần hỗ trợ xây dựng hạ tầng giao thông thuận lợi như việc san lấp mặt bằng, làm đường, cầu cống để khuyến khích doanh nghiệp mở rộng mạng lưới ra khu vực ngoại thành, tạo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn thủ đô. Bên cạnh đó chính phủ cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Thực trạng đội ngũ nhân viên trong các hệ thống phân phối bán lẻ phần lớn là chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo chưa bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp. Chính phủ có thể hỗ trợ học phí đào tạo cho đội ngũ nhân viên này góp phần giảm bớt khó khăn về chi phí cho các doanh nghiệp. Thứ tư là chính phủ cần có biện pháp phát triển ngành nông nghiệp để tạo ra nguồn cung về thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng. Thực phẩm bán trong các hệ thống phân phối bao gồm các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu trong đó các sản phẩm sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ lớn. Nhà nước cần đầu tư phát triển các vùng sản xuất thực phẩm có chất lượng, trồng rau an toàn … đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Thực tế hiện nay chất lượng thực phẩm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đặt ra hết sức cấp bách. Chúng ta cần thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng, kiểm dịch ngay tại nguồn để tránh lây lan các dịch bệnh nguy hiểm. Cần có sự phối hợp giữa 4 nhà đó là : Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân. Cần đầu tư nguồn giống tốt, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, phân bón đạt tiêu chuẩn… để tăng năng suất và chất lượng thực phẩm. Nghiêm cấm các hành vi sử dụng các hoá chất độc hại, các loại thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc kích thích gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Thực hiện tốt các biện pháp này không những phát triển ngành nông nghiệp theo chiều sâu, tăng thu nhập cho nhân dân mà còn đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định, có chất lượng cho các hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. Kiến nghị cuối cùng đưa ra là cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành, cơ quan chức năng. Chính phủ nên có sự tham khảo bài học kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối bán lẻ từ các nước phát triển như Mỹ, Pháp… Hay từ các nước đang phát triển và mới nổi như Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia… Để từ đó đưa ra các hành động cụ thể. Thực tế tại các nước này thì chính phủ luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển thông qua các chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ… Trong đó luôn có sự đồng bộ giữa các hoạt động của các cơ quan. Sau khi tham khảo và xem xét tình hình cụ thể cụ thể của Việt Nam, chúng ta sẽ có những kế hoạch hành động đúng đắn. Sở kế hoạch và đầu tư đẩy nhanh quá trình thẩm định và cấp phép cho các dự án, Bộ giao thông vận tải , bộ xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng, bộ giáo dục nâng cao trình độ cho người lao động … Nền kinh tế nói chung và hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm trên địa bàn Hà Nội nói riêng chỉ có thể thực sự phát triển khi có sự cố gắng từ cả hai phía là nhà nước và doanh nghiệp. KẾT LUẬN Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nước ta đã tận dụng được nhiều cơ hội mới, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng khá trong nhiều năm. Hệ thống phân phối bán lẻ trên cả nước đã có bước phát triển nhanh chóng đặc biệt là hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…. Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang và sẽ gặp phải. Theo cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì 1-1-2009 là thời hạn chúng ta phải mở cửa thị trường bán lẻ trong nước. Các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Wall Mart, Lotte… với tiềm lực mạnh về vốn, giỏi về trình độ quản lý sẽ tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Tình hình cạnh tranh sẽ trở nên vô cùng gay gắt đòi hỏi hệ thống phân phối bán lẻ phải có hướng đi và hành động đúng đắn. Trong đề tài em đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm, phân tích các thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm trên địa bàn Hà Nội cũ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống này. Hiện nay tình trạng suy thoái kinh tế đang xảy ra đã tác động xấu tới nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp để sớm đưa nền kinh tế thoát ra khỏi suy thoái. Tuy nhiên việc phát triển nền kinh tế không thể chỉ dựa vào chỉ dựa vào ý muốn chủ quan, hành động đơn lẻ của nhà nước hay doanh nghiệp mà cần có sự kết hợp nỗ lực từ cả hai phía. Hy vọng rằng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội nói riêng, các doanh nghiệp kinh doanh nói chung sẽ tận dụng những cơ hội, giảm thiểu nguy cơ, vượt qua khó khăn thách thức để góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình kinh tế thương mại. Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân (2008) , GS.TS. Phạm Đình Đào ; GS.TS. Hoàng Đức Thân 2. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại. Nxb Lao động - xã hội (2005), PGS.TS. Hoàng Minh Đường; PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc Đề tài nghiên cứu khoa học: “Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO” Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phan Tố Uyên 4. “Siêu thị phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam” ; Nxb Lao động – xã hội (2006) , TS. Nguyễn Thị Nhiễu 5. Niên giám thống kê Hà Nội 2007 Nxb Thống kê. 6. Tạp chí Kinh tế phát triển Số 135 Tháng 5/2008 7. Báo cáo kinh tế xã hội cục thống kê Hà Nội 2008 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA9309.DOC
Tài liệu liên quan